Giảng Ký Câu Xá Luận Và Tinh Hoa Kinh Luận
Bài 35
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 26.03.2025
Phát trực tiếp trên Kênh YouTube Thích Thiện Trang
https://www.youtube.com/watch?v=g_ELl1p_a4Y
mạng xã hội Facebook, Fanpage Thích Thiện Trang:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Mi Đà Phật!
Kính chào toàn thể quý vị đồng tu! Hôm nay [là] thứ Tư, chúng ta học bài 35 của Luận Câu Xá. Hôm nay chúng ta cũng tiếp tục học, có ba phần trong [bộ giảng] này: Một phần là kinh tạng, thứ hai là phần Luận Câu Xá, thứ ba là phần A Tỳ Đàm bên Nam truyền. Phần kinh tạng gồm có Kinh A Hàm và Kinh Nikaya, tất nhiên cũng có những kinh khác nữa, nhưng chủ yếu là Kinh A Hàm và Kinh Nikaya.
Chúng ta học thì chúng ta phải biết được, phân biệt được rất rõ quá trình tu tập. Ví dụ đức Phật nói, chúng ta tu hành thì tu hai pháp: Một là Thiền chỉ, hai là Thiền quán. Quý vị mà coi Kinh Nikaya thì sẽ xuyên suốt hơn, đức Phật nói vị Tôn giả nào hoặc vị Tỳ-kheo-ni nào, hoặc người tại gia tu Thiền quán, đề mục gì, cho nên đắc quả A-la-hán, Tam quả A-na-hàm v.v… Nói chung Thiền quán sẽ đưa đến đắc quả, chúng ta thấy rõ ràng trong kinh như vậy. Còn Thiền chỉ thì đắc năm Thắng trí (năm loại Thần thông) v.v… Chúng ta học thì chúng ta phải phân biệt [được] rõ như vậy, chứ còn không thì cứ mơ mơ màng màng, cũng không biết đường nào mà tu.
Hôm nay xin giới thiệu với quý vị bài kệ khai thị của đức Phật:
Khai Thị Về Tu Tập Của Đức Phật
593. Giới hạnh và học nhiều,
Như thật nghiên cứu pháp,
Thiền quán những sự thật,
Ðây hợp Sa-môn đạo.
594. Tu quán trên vô thường,
Tưởng vô ngã, bất tịnh,
Không ưa thích tục sự,
Ðây hợp Sa-môn đạo.
595. Tu tập các Giác chi,
Thần túc, căn và lực,
Với Thánh đạo tám ngành,
Ðây hợp Sa-môn đạo.
(Kinh Tiểu Bộ – thuộc Tạng Nikaya).
Chúng ta thấy tuy là bài kệ này không dài, có ba bài kệ, 12 câu thôi, [nhưng] nói lên sự tu tập.
#Giới hạnh và học nhiều:Thứ nhất là giới hạnh và đa văn (học nhiều). Đầu tiên phải có giới hạnh, tức là phải giữ giới, rồi chúng ta phải học. Vì nếu không học nhiều thì làm sao biết mà tu. Nhiều đồng tu hiện nay sở dĩ không biết tu hành là vì thiếu sự đa văn này, thiếu sự học.
#Như thật nghiên cứu pháp: [tức là] phải nghiền ngẫm, phải nghiên cứu pháp, thì mới tu được. Giống như chúng ta nghe pháp, quý vị nghe xong rồi quý vị để đó, thì cũng không được hiệu quả nhiều. Quý vị phải nghe đi nghe lại, ghi chép ra những điều quan trọng, tóm tắt lại những điều quan trọng, rồi mình thực hành theo.
#Thiền quán những sự thật: là tu Thiền quán về Bốn thánh đế, những sự thật là Tứ thánh đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
#Đây hợp Sa-môn đạo: đây hợp với con đường của Sa-môn, là con đường ra khỏi sanh tử.
#Tu quán trên vô thường; Tưởng vô ngã, bất tịnh: đức Phật dạy là tu quán trên Vô thường, Vô ngã và Bất tịnh, quán tưởng đó.
#Không ưa thích tục sự: là không ưa thích những việc thế gian.
#Đây hợp Sa-môn đạo: là hợp với con đường của Sa-môn.
#Tu tập các Giác chi; Thần túc, căn và lực; Với Thánh đạo tám ngành; Đây hợp Sa-môn đạo: tu tập Thất giác chi (nếu hôm nay kịp thì học Thất giác chi, còn nếu không thì hôm sau chúng ta sẽ học); #Thần túc là Tứ như Ý túc; Ngũ căn và Ngũ lực (Năm căn và Năm lực); Bát thánh đạo. 37 Phẩm trợ đạo cực kỳ quan trọng. Đây là hợp với Sa-môn đạo.
Đây là lời đức Phật nói. Cho nên tu, tổng cương lĩnh thật ra là chúng ta tu đều trong 37 Phẩm trợ đạo. Bất cứ Pháp môn nào mà rời khỏi 37 Phẩm trợ đạo, thì đó không phải là Phật pháp. Nên nhớ như vậy! Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như Ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ-đề phần, Bát chánh Đạo phần. Trong này thì chúng ta đã học được một ít, đó là học về Tứ niệm xứ ở bài trước. Tứ chánh cần thì dễ, không có gì, từ từ, chúng ta nhắc lại. Tứ như Ý túc có nhắc qua rồi, Ngũ căn (Ngũ quyền: Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ) đã học rồi, Ngũ lực thì cũng tương tự Ngũ căn, Thất Bồ-đề phần thì chưa học, Bát thánh Đạo phần thì học rồi. Chúng ta đã học được một ít như vậy, mình học từ từ thì sẽ đủ. Mới đầu vào mà giới thiệu cho quý vị Phật pháp là như vậy, thì chúng ta dễ dàng học hơn rất nhiều.
Có đồng tu nói: “Thầy ơi! Thầy ra cả bản có file ghi nữa, con in ra, vừa nghe vừa ghi, thì học rất nhanh ạ”. Thiện Trang có [đưa] ra rồi, quý vị lên trang web Dieuphap.net có file để quý vị tải. [Quý vị] vào Menu, mục Luận Câu Xá, có file word và file pdf, hiện nay có tới bài 26 rồi, tuần này Thiện Trang sẽ đưa lên bài 27 nữa. Bây giờ chúng ta giảng bài 35, vậy chúng ta chỉ chậm có mấy bài thôi. Quý vị sẽ có cả file để quý vị tự in ra mà học. Quý vị cứ mạnh dạn lấy những cây bút tô màu, tô vào những chỗ quan trọng để hành. Hoặc quý vị có thể dùng những cái [gì đó để] đánh dấu, mình in ra giống như một bản nháp, mình dùng cho thoải mái. Đó là cách để chúng ta học.
Còn có đồng tu thắc mắc là ngày nào giảng buổi nào? Thiện Trang giảng lâu rồi, thứ Tư hầu như cố định giảng Luận Câu Xá, thứ Bảy giảng về Khoa Chú Tuyển Giảng. Thứ sáu cách tuần thì chúng ta có Học Phật Vấn Đáp. Thứ Hai có một số đồng tu báo cáo lớp học, thì Thiện Trang có trả lời câu hỏi trong khoảng một tiếng cuối cùng của lớp học thứ Hai. Thời gian hầu như cố định như vậy rồi, cứ 20h tối giờ Việt Nam, quý vị không cần phải thắc mắc.
Bây giờ là ban đêm ở Việt Nam, nên dễ buồn ngủ. Để khỏi buồn ngủ, Thiện Trang xin giới thiệu một câu chuyện hay một vấn đề nào đó, thay đổi không khí cho đỡ căng thẳng, mới vô mà Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã, Thất giác chi, Bát chánh đạo [thì] khó quá, [mình học] nhẹ nhàng thôi.
Thiện Trang xin giới thiệu một vấn đề:
Vợ Chồng Là Tiên Hay Là Đê Tiện
Đây là nói trong kinh. Chỗ này quý vị có gia đình thì quý vị coi, bộ kinh này cũng hay lắm.
Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Madhurā và Verañjā. Và nhiều nam gia chủ và nữ gia chủ cũng đang đi trên con đường giữa Madhurā và Verañjā. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đến ngồi dưới một gốc cây, trên chỗ đã được sửa soạn. Các nam gia chủ và nữ gia chủ thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ đang ngồi một bên:
Vào thời xưa, quý vị thấy hình ảnh này khá quen thuộc đúng không? Đức Phật đi ở ngoài đường, gặp nam Cư sĩ, nữ Cư sĩ (nam gia chủ và nữ gia chủ, tức là vợ chồng), họ đến gặp đức Phật. Đức Phật ngồi nghỉ bên đường, ngồi dưới gốc cây để họ tới thỉnh pháp, họ nghe pháp. Quý vị thấy thời nay hình ảnh [này] cũng được tái hiện lại, rất quen thuộc. Hồi xưa chúng ta thấy xa lạ, nhưng bây giờ thấy quen thuộc. Rất giống! Đức Thế Tôn ngồi bên gốc cây và những người vợ chồng tới hỏi. Bây giờ đức Phật hỏi họ, chúng ta coi đức Phật thuyết pháp như thế nào?
– Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?
Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung, tức là vợ chồng sống chung với nhau có bốn loại. Thế nào là bốn? Đức Phật đưa ra. Lâu lâu giảng bài thấp thôi, chia sẻ về vợ chồng. Cho nên ngay trong Kinh A Hàm, Kinh Nikaya có những vấn đề giảng rất đầy đủ, cần gì phải học Đệ Tử Quy của nhà Nho làm chi cho mệt. Học ở trong này còn đầy đủ hơn, rất chính xác, vì đức Thế Tôn giảng lúc nào cũng chính xác hết. Bây giờ coi bốn hạng người sống chung là thế nào?
Đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Ðê tiện nam sống chung với Thiên nữ. Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với Thiên nữ.
Tức là có nam nữ, chia đôi. Nam thì có Thiên nam và đê tiện nam; [Nữ thì có] Thiên nữ và đê tiện nữ. Bây giờ hai vợ chồng sống với nhau là ai? Vậy thì có bốn trường hợp xảy ra: Một là Thiên nam sống với đê tiện nữ; hoặc Thiên nam sống với Thiên nữ; hoặc đê tiện nam sống với Thiên nữ; hoặc đê tiện nam sống đê tiện nữ. Đó là bốn hạng.
[Đối với] Vợ chồng, đức Phật nói như vậy, quý vị nghe hơi sốc. Nhưng thật sự đức Phật luôn luôn nói sự thật. Điều này khác với Đệ Tử Quy, lúc nào cũng nói kiểu gì đó. Đức Phật luôn nói sự thật. Quý vị là vợ chồng thì coi mình xếp vào hạng nào trong bốn hạng đó. Quý vị thứ đoán thử xem mình là hạng nào? Thiên nam sống với Thiên nữ, hay Thiên nam sống với đê tiện nữ, hay đê tiện nam sống với đê tiện nữ, hay đê tiện nam sống với Thiên nữ. Coi thử mình rơi vào trường hợp nào. Đức Phật giảng tiếp, cũng hay đó:
Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ? Đây là trường hợp tệ nhất, hai đê tiện sống chung với nhau đó.
Ở đây, này các Gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối. Như vậy, này các Gia chủ là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ.
Ý đức Phật nói: mặc dù vợ chồng sống chung với nhau, nhưng ở đây nếu người chồng sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, làm những việc ác, sống trong gia đình mà tâm tham chi phối, hay mắng nhiếc chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn (mắng nhiếc chửi rủa những người tu hành). Người vợ cũng y chang như vậy. Đó là đê tiện nam sống với đê tiện nữ. Đức Phật nói vậy.
[Quý vị] kiểm tra xem có giống mình không? Mình chắc không đến nỗi nào, chắc không phải là đê tiện nữ rồi. Vì dù sao mình cũng không đến nỗi sát sanh cỡ đó, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không làm những việc xấu ác, tâm không có tham, không có mắng chửi rủa những Sa-môn, Bà-la-môn, v.v…
Thời nay có những người như vậy. Thực sự có! [Họ] chửi những người tu hành v.v… Ở nhà chẳng có tu gì hết, mà lên chửi ghê gớm lắm. Chửi những người tu hành, làm đủ các trò v.v… Cả [hai] vợ chồng như vậy thì xứng lứa vừa đôi, đó là đê tiện nam sống với đê tiện nữ. Đây là lời đức Phật nói, chứ không phải Thiện Trang nói. Như vậy chắc mình không rơi vào đây, nhưng ở thế gian có trường hợp đó.
Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ? Người nam thì tệ, nhưng người nữ thì tốt.
Ở đây, này gia chủ, người chồng sát sanh… (nói chung giống như trên: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu, v.v… ) nhiếc mắng chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn (người chồng giống như trên). Còn người vợ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ.
Chắc trường hợp này nhiều đúng không quý vị? Đó là vợ tu, còn chồng không tu. Chồng thì ghê gớm lắm (ở đây không phải là phá giới, vì đâu có giới đâu mà phá giới), nào là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, làm những việc ác giới (là làm những việc ác), có tánh ác, sống trong gia đình có tâm tham, mắng nhiếc chửi rủa những người tu hành. Còn người nữ thì ngược lại, không có sát sanh, không có trộm cắp, không có tà dâm, không có nói dối, không có uống rượu, có giới (giữ Ngũ giới, Bát quan Trai giới), tính thiện lành, không có tham, không chửi rủa những người tu hành. Như vậy quý vị là Thiên nữ, và quý vị sống với đê tiện nam.
Trường hợp này ngày nay phổ biến, người nữ tu hành đông. Nhưng chưa chắc đâu quý vị, Thiện Trang thấy có người nữ tu hành cũng chửi ghê lắm, chửi những người tu hành luôn. Cho nên [những người đó] cũng không xếp vào đây được.
Đó là trường hợp thứ hai, trường hợp này chắc thời nay nhiều.
Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với một đê tiện nữ? Bây giờ là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Điều này chúng ta cũng tự đoán ra. Ở đây đức Phật nói tắt thôi.
Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh… không có nhiếc mắng chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Nhưng người vợ là người sát sanh, lấy của không cho… nhiếc mắng chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ.
Trường hợp này thì ngược lại. Có nghĩa là người chồng thì tu hành, nhưng người vợ không tu, thậm chí còn [làm những việc] như thế. Đúng là Thiên nam sống với đê tiện nữ. Cho nên ông chồng nào mà tu, còn bà vợ không tu, thì rơi vào trường hợp này.
Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với Thiên nữ?
Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh… không nhiếc mắng chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn, và người vợ cũng là người từ bỏ sát sanh… không nhiếc mắng chửi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn.
Này các Gia chủ, có bốn loại chung sống này.
Đức Phật đã nói đủ bốn trường hợp. Trường hợp này thì tốt, cả vợ chồng đều tu thì tốt. Như vậy mới gọi là Thiên nam sống chung với Thiên nữ. Mình không có được như vậy. Quý vị thấy ai mà rơi vào trường hợp [thứ] tư là may mắn.
Đức Phật đúc kết một bài kệ:
Cả hai là ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Cặp vợ và chồng ấy,
Ðê tiện sống đê tiện.
Chồng là người ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Vợ là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Như vậy vợ Thiên nữ
Sống với chồng đê tiện.
Đây là an ủi cho các cô, các cô sống với chồng [không tốt] thì các cô cũng là Thiên nữ. Sống với [người] đó cũng không sao, sau mình lên cõi Trời thôi, hoặc giải thoát v.v… chứ còn biết sao được. Mỗi người tự lựa chọn một con đường mà.
Chồng là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Vợ là đê tiện nữ,
Chung sống chồng, Thiên nam.
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng.
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành.
Ở đây sống theo pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều cầu mong.
((4.53) Sống Chung 1: Paṭhamasaṃvāsa – Kinh Tăng Chi – Thuộc Tạng Nikaya).
Như vậy ráng làm Thiên nam sống với Thiên nữ. Còn không được thì cũng ráng một phía, còn không, hai người [đê tiện] như vậy thì không biết thế nào.
Cho nên quý vị thấy những bài đức Phật giảng luôn phục vụ đối tượng chúng sanh. Thấy các cặp vợ chồng tới đảnh lễ, đức Phật nói như vậy, người ta nghe cũng chạnh lòng. Người ta về, ai mà là đê tiện nữ hoặc đê tiện nam, thì người ta lo sửa thành Thiên nam hoặc Thiên nữ. Quý vị thấy rất hay! Lâu lâu Thiện Trang cũng hạ cấp chút, những đề tài này thật ra cần thiết chứ không phải là không cần thiết. Chúng ta học thì mới biết. Cho nên là các cô hay các ông chồng, nếu lỡ mình rơi vào trường hợp không được như ý thì cũng không sao. Hồi xưa cũng có như vậy, đức Phật thuyết như vậy rồi.
Bây giờ Thiện Trang xin giải đáp một câu hỏi, đó là:
Làm Sao Để Vợ Chồng Gặp Nhau Ở Đời Này, Đời Sau?(hay là sống với nhau ở đời này đời sau)
Thiện Trang nghĩ là cũng không nhiều đâu, ít người, cũng có tình yêu, tình chấp gì đó, mong là đời sau còn gặp nhau, thậm chí đời này sống chung với nhau. Có nhiều người nói: “Thầy ơi, con không muốn xa chồng đâu, con muốn sống suốt đời với chồng thì sao?” Thì bài kinh này đây, đức Phật sẽ trả lời cho câu hỏi đó. Chúng ta theo dõi.
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga tại núi Suṃsumāragira, rừng Bhesakaḷā, ở vườn Nai. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ gia chủ cha Nakula, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ cha Nakula và nữ gia chủ mẹ Nakula đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ cha Nakula bạch Thế Tôn:
Đoạn này là giới thiệu thôi, có một người tên là Nakula. Đức Phật đến [chỗ] cha và mẹ của người đó, tức là nam gia chủ và nữ gia chủ (cha mẹ của người đó). Bây giờ người cha bạch đức Phật như thế này:
– Từ khi nữ gia chủ mẹ Nakula được đem về đây cho con khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến vợ con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
Ở đây, hai vợ chồng này chắc hạnh phúc lắm, không có gây chuyện gì hết. Cho nên là ông này tình chấp dữ lắm, ổng muốn là đời này tiếp tục gặp mặt nhau, được sống chung với nhau, và còn muốn đời sau gặp nhau nữa.
Quý vị nào muốn dạy con, đứa nào đang yêu, mê tình yêu lắm, thì hãy nói rằng: “Trong kinh Phật, đức Phật có dạy, để tụi mày yêu nhau, được đời này đời sau gặp nhau hoài. Đức Phật có dạy bí quyết. Bí quyết nằm trong bộ kinh này”. Quý vị phải dạy như thế thì tụi nó mới thích kinh Phật được. Chứ suốt ngày dạy Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã, thì nó chưa tiếp nhận được, đúng không? Nhưng dạy điều này thì chắc tiếp nhận được, nó đang yêu nên thích. Chúng ta coi thử đức Phật sẽ dạy phương pháp nào, để trả lời cho ông này. Ở đây tiếp tục [với] mẹ (Nakula), nữ gia chủ đó.
Nữ gia chủ mẹ Nakula bạch Thế Tôn:
Tức là bà vợ cũng nói luôn. Không phải ông chồng nói không [thôi], mà bà vợ cũng nói nữa.
– Bạch Thế Tôn, từ khi con được đem về đây cho gia chủ cha Nakula, khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến gia chủ cha Nakula, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau, trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
Tức là cả hai người này thật sự sống hạnh phúc, đến nỗi ý nghĩ cũng không gây khó khăn, khó chịu cho nhau, huống hồ chi thân thể. Chắc là không có đánh đập gì đâu, chắc chắn là vậy. Cho nên hai người này còn muốn sống với nhau đời này và đời sau. Vậy thì làm sao? Quý vị thấy không? Đức Thế Tôn giải quyết tất cả vấn đề. Bây giờ, người ta muốn như vậy thì đức Phật dạy. Người ta không muốn giải thoát sanh tử, bây giờ người ta muốn yêu nhau, sống với nhau tiếp nữa, đời này hạnh phúc và đời sau gặp nhau nữa thì làm sao? Bây giờ đức Phật dạy làm sao đây, chúng ta coi thử coi.
– Vậy này các Gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa, và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí, đồng trí tuệ, thời trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau, và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.
[Điều này] quan trọng! Hai vợ chồng muốn thấy mặt nhau ở đời này và đời sau, nói chung là muốn thấy mặt nhau đời này, là đừng ly hôn nhau, đừng chia lìa, hoặc là ông chết trước, hoặc bà chết trước, thì quý vị phải làm gì? Ở đây đức Phật nói phải [có] bốn điều đồng. Đồng tín tức là cùng niềm tin, mình phải tin Tam Bảo. Ví dụ người tin Tam Bảo, [còn] người không tin Tam Bảo là rồi đó. Thời nay đa số, vợ tu thì tin Tam Bảo, còn chồng không tin, là rồi xong. Thế thì trước sau gì, có thể đời này tan sớm, còn không thì đời sau chắc chắn tan. Đời sau tan là khả năng chắc chắn quá lớn rồi, còn đời này đôi khi tan luôn. Cho nên vợ chồng không có cùng niềm tin thì không được.
Thứ hai là đồng giới. Đồng giới là cùng giới. Ví dụ người giữ Ngũ giới, thì người kia cũng giữ Ngũ giới; người thọ Bát quan Trai giới, [thì người kia] cũng thọ Bát quan Trai giới. Nếu không thì khó gặp nhau lắm.
Cho nên trong kinh có câu chuyện: [Có] hai vợ chồng, bà đó tu trước, bả đi trước, bả lên trời Đao Lợi thì phải. Câu chuyện này Thiện Trang không nhớ lắm, kể tạm đại ý nha. Bả lên trời Đao Lợi xong rồi xuống báo mộng cho ông chồng: “Ráng tu đi ông. Tôi ở trên trời Đao Lợi chờ ông đó. Tôi có lâu đài trên này, ông lên đây để mà gặp nhau tiếp”. Ổng nghe nói vậy, ổng mừng quá nên ráng tu. Tu một hồi xong bả xuống, báo: “Ông ơi, ông ráng tu đi. Bữa nay ông có tòa lâu đài ở trời Tứ Thiên Vương rồi đó, nhưng trời Đao Lợi của tôi trên cao hơn, nên chưa được. Ráng tu thêm chút nữa đi, ráng tu nhiều hơn, thọ giới nhiều hơn”, kiểu vậy đó. Giống như bây giờ mình khuyên tu Bát quan trai nhiều vô.
Thời gian sau bả xuống nói: “Ôi! Mừng quá ông. Bữa nay ông đã có tòa lâu đài ở trời Đao Lợi rồi, mai mốt chúng mình gặp nhau nữa rồi”. Đó là đồng giới đó quý vị. Sau một thời gian nữa, bả xuống nói: “Ông ơi ông, ông tu vừa vừa thôi, ông tu quá rồi. Bây giờ tòa lâu đài của ông không xuất hiện ở trời Đao Lợi nữa, nó đâu mất rồi. Chắc lên trời cao hơn rồi, tôi không lên được. Cho nên ông tu bớt bớt, chứ không thì đời sau chúng ta lại không gặp nhau nữa”.
Đấy quý vị thấy, đó là đồng giới. Quý vị thọ Bát quan Trai giới, quý vị tu nhiều hơn [thì lên cảnh giới cao hơn], cho nên phải tu ngang ngang nhau thì mới gặp nhau nữa.
Rồi chưa hết! Đó mới có hai yếu tố thôi. Yếu tố thứ ba là đồng thí. Đồng thí tức là bố thí ngang ngang nhau. Giống như hai người đi cúng dường, một người cúng dường cho A-la-hán, còn người kia cúng dường cho Tu-đà-hoàn, thì quả báo khác nhau. Cho nên rủ rê nhau, phải đi cúng dường giống nhau, chứ không thì cũng khó. Quý vị thấy nghiệp khó như vậy đó.
Thứ tư là đồng trí tuệ. Điều này khó nữa, điều này là học pháp, tu hành phải ngang nhau. Bốn điều này quá khó, từ đó suy ra đời sau gặp nhau là khó nha. Đừng tưởng dễ, rồi chúng ta gặp nhau nữa. Khó! Đồng tu với nhau, đồng tín là cùng niềm tin, đồng giới là cùng giữ giới giống nhau, rồi đồng thí là bố thí giống nhau, cúng dường giống nhau, rồi đồng trí tuệ. Đồng được thì gặp nhau tiếp, không thì khó, đời sau khó gặp nhau.
Cho nên trong gia đình, đoạn này cũng nói ra, là hai vợ chồng muốn hạnh phúc muôn đời hơi khó. Muốn không khó thì phải tu giống nhau. Bây giờ vợ với chồng không cùng niềm tin, vợ giữ giới, chồng không giữ giới hoặc ngược lại. Rồi bố thí, ông chồng keo kiệt, vợ [không] xan tham, giống như Thiên nữ với đê tiện nam vậy đó. Rồi trí tuệ cũng không giống nhau, thì đời hiện tại làm sao giống nhau được. Cho nên tuy đức Phật không nói ra, nhưng chúng ta hiểu: Nếu tan vỡ trong hạnh phúc gia đình là điều đương nhiên, khi hai người không cùng bốn điều đồng đó. Cho nên đó là đức Phật ngầm nói như vậy rồi, quý vị hiểu chưa?
Cho nên đừng nói tại sao học Phật mà gia đình tan vỡ. Không đồng bốn điều này thì tan vỡ thôi. Đời này không gặp nhau, đời sau không gặp nhau, đức Phật có nói rồi. Những người học mà nói ‘học Phật mà ly hôn là đọa Địa ngục’. Ở đây, đức Phật rõ ràng, là không cùng [bốn điều này] thì khó gặp nhau, có gì đâu. Muốn gặp được nhau là phải cùng bốn điều này. Khó đúng không?
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành,
Ở đây sống theo Pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều sở cầu.
((4.55) Kinh Xứng Ðôi 1: Paṭhamasamajīvī – Kinh Tăng Chi Bộ – Thuộc Tạng Nikaya).
Nghĩa là cả hai phải có niềm tin, phải bố thí, sống chế ngự, rồi chánh mạng chứ không phải tà mạng. Rồi hai vợ chồng nói lời thân ái nhau, đời sống sẽ được nhiều hạnh phúc. Đây là bí quyết để hạnh phúc, gom lại bấy nhiêu đó thôi. Quý vị nhớ là cùng niềm tin đối với Chánh pháp, cùng chịu khó bố thí, cúng dường, sống chế ngự, chánh mạng. Rồi hai vợ chồng sống với nhau nói lời thân ái, thì được nhiều hạnh phúc. Và người đó yên tâm, không có ai chia rẽ được đâu. Rồi cả hai giới hạnh lành, tức là giữ giới; sống theo Pháp (Pháp là Phật pháp); rồi giữ cấm giới đồng đẳng thì sống hoan hỉ Thiên giới, tức là sau này được lên cõi Trời, điều mong cầu sẽ được. Đó là bí quyết để hạnh phúc gia đình. Không làm được vậy thì không hạnh phúc được.
Quý vị thấy không ạ? Đức Phật dạy những điều đơn giản thôi, đâu có gì ghê gớm đâu mà quý vị thấy ghê quá. Cho nên học mấy điều này rõ hơn, còn Đệ Tử Quy, học làm sao đủ được mấy điều này, [như] sát sanh v.v… Đệ Tử Quy đâu có dạy không sát sanh v.v… Cho nên quý vị thấy Phật pháp hay hơn Đạo gia nhiều. Đạo Nho, Đạo gia không bằng được đâu. Đức Phật có [nói] hết rồi, chịu khó học trong kinh đi.
Rồi bữa nay giới thiệu cho quý vị về đạo giải thoát, chứ nãy giờ nói pháp nhân gian (nhân thiên). Bây giờ chúng ta tới đạo giải thoát, dẫn cho quý vị một câu chuyện để tỉnh ngủ, đó là câu chuyện của một vị Tỳ-kheo-ni thời đức Phật.
Câu Chuyện Một Vị Tỳ-Kheo-Ni
Trong thời đức Phật hiện tại (đức Phật Thích Ca), nàng được sanh ở Vesālī, con gái của một người chị của võ tướng Sīha. Do vậy, nàng được đặt tên là Sīhā, như tên của người cậu của nàng (tức là vị Tỳ-kheo-ni này, trước đó tên là Sīha). Khi đến tuổi trưởng thành, nàng nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho người cậu, Sīhā trở thành một tín nữ và được phép cha mẹ cho xuất gia.
Giới thiệu sơ là cô này có một người cậu nổi tiếng là võ tướng. Cô này cũng nghe đức Phật thuyết pháp, cổ có niềm tin (gọi là tín nữ), và được cha mẹ cho phép đi xuất gia, nên cổ đi xuất gia luôn. Quý vị thấy tuyệt vời chỗ đó.
Khi nàng tu tập thiền quán, nàng không thể chận đứng tâm tư nàng chạy theo những ngoại vật khả ý. Bảy năm bị dày vò, nàng kết luận: “Làm sao ta thoát khỏi nếp sống uế nhiễm này. Ta hãy chết, tốt hơn”. Rồi nàng cột sợi dây trên cây, đút cổ vào thòng lọng để thắt cổ chết.
Tại sao Thiện Trang dẫn cho quý vị nghe câu chuyện này? Tại vì nhiều người tu [mà] than quá: “Thầy ơi, con nhiều Phiền não quá, tu không được”. Thiện Trang nói không phải quý vị không đâu, ai cũng vậy thôi. Nhiều người cũng bị đó, điển hình thời đức Phật có một vị Tỳ-kheo-ni, tên là Siha, đi xuất gia, tu suốt bảy năm rồi mà cuối cùng vẫn không chặn đứng được tâm tư. Tu Thiền quán để đắc đạo A-la-hán mà tu không được. Và suốt bảy năm, cô nàng bị những vật bên ngoài không khả ý giày vò, cho nên cô Tỳ-kheo-ni này kết luận rằng: “Làm sao ta thoát được nếp sống uế nhiễm này. Ta hãy chết, tốt hơn”.
Quý vị thấy đó là một điều rất đáng tiếc, và đã đi đến việc là thắt cổ. Tức là cô treo sợi dây lên cây, để thắt cổ chết, tự sát. Cho nên quý vị đừng buồn. Ngay thời đức Phật còn có người làm như vậy. Vậy bây giờ kết cục như thế nào? Cho nên quý vị lỡ phiền não quá thì bình tĩnh, nghe hết câu chuyện này coi có người đồng cảm với mình. Bảy năm tu nhưng không được gì, mà thời đức Phật đó.
Trong giây phút cuối cùng với sự cố gắng tinh thần chất chứa từ trước cho đến nay, nàng cố gắng triển khai thiền quán. Tức là sắp chết rồi, nhưng chất chứa tinh thần lắm, nên cố gắng triển khai Thiền quán.
Ðối với nàng, đời sống hiện tại thật sự là đời sống cuối cùng, trong giờ phút cuối cùng, trí tuệ nàng được viên mãn, và với nội tâm thiền quán nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ.
Có nghĩa là mặc dù tự sát, nhưng lúc đó nhớ tới Thiền quán. Tại vì học bảy năm rồi, ít nhất cũng bảy năm đi xuất gia, nhớ được Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã. Cho nên lúc thắt dây lên cổ tự sát, do học lâu rồi nên nhớ đời là Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã, lúc đó thiền quán được. Thiền quán thì chứng luôn quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Quý vị thấy hay chưa?
Cho nên chưa gì hết mà đã bỏ cuộc rồi. Đồng tu hiện nay chưa tu gì mà đã bỏ cuộc. Trong khi đó người ta tu đến phút cuối cùng rồi, sắp chết rồi, vẫn chứng được A-la-hán kìa. Cho nên Thiện Trang dẫn câu chuyện này cho quý vị nghe, chứ quý vị bi quan quá. Mình đã tu gì đâu, người ta tu bảy năm không thành tựu kìa. Thời đó xuất gia là tu dữ lắm đó, chứ không phải như thời nay tu chơi chơi đâu.
Cho nên ai biết được, nên ‘tu nhất kiếp ngộ nhất thời’ là vậy đó. Biết đâu lúc nào đó, bị một sự gì bức bách quá, một sự khó khăn quá, hay một chuyện gì đó xảy ra, thì mình có thể đắc đạo. [Nhưng] phải học nền tảng trước đã, chứ không, tới lúc gặp chuyện rồi hốt hoảng sợ chết thì xong rồi. Như cô này lúc đó không sợ chết mà triển khai Thiền quán. Quý vị nhớ nha! Lúc đó triển khai Thiền quán, là nhớ Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã, đời sống khổ đau. Nhớ như vậy thì sau đó đắc đạo A-la-hán. Thấy chưa! Chứ không phải tự sát là chết đâu. Chưa chết!
Mở thòng lọng ra nàng trở về lại Tinh xá. Ðược thành một vị A-la-hán, nàng sung sướng phấn khởi nói lên bài kệ:
Tức là [cổ] không chết, thắt cổ nhưng chứng A-la-hán rồi, không chết. Mở dây thắt cổ, tự đi về Tinh xá. Bây giờ sướng quá [vì] trở thành A-la-hán rồi. Cho nên quý vị thấy câu chuyện hay đó.
77. Không như lý tác ý,
Bị dục tham ám ảnh,
Ta trước bị dao động,
Không chế ngự được tâm.
Tức là ngài cũng biết nguyên nhân, vì chứng A-la-hán nên biết nguyên nhân, là do không như lý tác ý, tức là không theo đúng như kinh Phật dạy mà suy nghĩ Chánh niệm, Chánh tư duy không được, cho nên bị tham dục ám ảnh. Ta trước bị dao động; Không chế ngự được tâm.
78. Bị phiền não chi phối,
Lạc tưởng ngự trị ta,
Tâm ta không thăng bằng,
Bị tham tâm chi phối.
Tức là cổ nói bị phiền não, tâm cứ nghĩ đến chuyện vui. Chuyện vui ngự ở trong tâm, toàn nghĩ đến chuyện vui, tâm không thăng bằng, cho nên là bị tham chấp. Vui cho nên bị tham chi phối.
79. Bảy năm sống ốm yếu,
Vàng da, dung sắc xấu,
Ðêm ngày không an lạc,
Ta sống chịu khổ đau.
Bảy năm tu đến ốm yếu luôn, vàng da, dung sắc xấu, tu không được. Ðêm ngày không an lạc; Ta sống chịu khổ đau.
80. Do vậy ta lấy dây,
Ði vào giữa khu rừng,
Tốt hơn ta treo cổ,
Còn hơn sống hạ liệt.
Tu mà thất vọng quá, cho nên đi vô rừng, thắt cổ còn tốt hơn sống.
81. Làm chắc dây thòng lọng,
Ta cột ở cành cây,
Quàng thòng lọng quanh cổ,
Tâm ta liền giải thoát.
((5.3) Sīhā – Trích Từ Kinh Tiểu Bộ – Thuộc Tạng Nikaya).
Quý vị thấy, cuối cùng cổ được giải thoát. Quý vị thấy hay không? Cho nên Thiện Trang nói thích học những bộ kinh hơn. Quý vị thấy nếu học chư Tổ Trung Hoa, toàn là người lên rừng khổ hạnh, hoặc là từ nhỏ xuất phát từ gia đình rất tốt đẹp. Rồi đi tu, không yêu một cô nào, không yêu một anh nào. Chư Tổ Trung Hoa ít có nữ lắm, toàn là nam. Rồi lên tu với toàn thầy nổi tiếng ghê gớm, một hồi sau bao nhiêu năm đắc đạo thành Tổ sư. Cuộc đời quá tốt đẹp.
Cho nên chúng ta thấy xa vời quá, ta làm không được. Còn nếu đúng theo kinh Phật, ghi lại những chuyện người thật, việc thật đúng thời đức Phật, là đủ các loại Phiền não, như trăm dòng suối, trăm dòng sông, nước đục, nước trong, nước gì cũng vậy, đổ ra biển. Đức Phật nói hòa vô nước biển, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Cũng vậy, vô trong Phật pháp chắc chắn chỉ có vị giải thoát thôi. Nước biển có một vị mặn, thì Phật pháp chỉ có một vị là vị giải thoát.
Cho nên dù tu dở như vậy, cuối cùng cũng đắc đạo A-la-hán. Quý vị hãy tin đi! Học những bộ kinh Phật thì mình mới tin được. Mình thấy ham lắm, ai cũng đắc đạo được. Ai vô nghe đức Phật thuyết bài kinh xong, là đắc đạo Sơ quả Tu-đà-hoàn, hoặc là đắc Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, v.v… Thế mới đã! Còn mình hèn yếu quá, [nghĩ]: chỉ có những người Pháp sư, những người tu phải thế này thế kia mới thành đạo được, còn mình không có phần. Cho nên Thiện Trang nói tại sao nên học kinh của Phật. Còn tới chư Tổ là bắt đầu toàn đưa những chuyện tốt đẹp không [thôi]. Mình thấy thiếu những câu chuyện khó khăn như thế này. Người thắt cổ tự tử, nhưng cuối cùng cũng chứng đạo A-la-hán. Quý vị thấy hay không?
Hôm nay, giới thiệu câu chuyện Tỳ-kheo-ni, để các cô có niềm tin hơn, chứ hồi trước giờ toàn giới thiệu người nam không [thôi]. Có nhiều người nói: “Con thưa thầy, con phá thai nhiều quá, con sợ quá!” Thiện Trang nói: quý vị phá thai nhiều, đó là chuyện hồi xưa [mình] không biết. Quý vị giết nhiều người như ông tướng cướp Vô Não Angulimala chưa? Trong kinh nói là ổng giết tới 999 người, rồi sau đó xuất gia đắc đạo A-la-hán. Mình có nghiệp nhiều hơn ổng không? Rồi có những cô phạm tà dâm, hồi trước làm nghề gì đó v.v… Có bằng cô kỹ nữ Ambapali (kỹ nữ vườn xoài) không? Một đêm cổ lấy người ta 1000 lượng vàng đó. Nhưng sau khi nghe đức Phật, gặp đức Phật một lần thôi, Phật thuyết cho một bài kinh thì cổ đắc sơ quả Tu-đà-hoàn, bỏ nghề luôn. Còn cô Tỳ-kheo-ni Vi Diệu, chồng bị rắn cắn chết, con thì đứa bị trôi sông, đứa bị hổ ăn thịt, nhà (gia đình) bị cháy chết hết, nên [cổ] bị điên luôn. Rồi khi gặp được đức Phật, sau cũng đắc được quả A-la-hán.
Quý vị thấy không? Như vậy nghiệp của mình đâu đến nỗi đó. Mình cũng đỡ hơn, mình cũng tốt mà, căn lành đầy đủ. Tốt như vậy thì mình tu phải ngon chớ. Tại sao mình tu dở? Tại vì không học giáo pháp của Như Lai, mà học cái gì đâu không v.v… Những trọng tâm đức Phật nhấn vào là Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã, là Tứ niệm xứ, là Tứ chánh cần, Tứ như Ý túc, Ngũ căn Ngũ lực, Thất Bồ-đề phần, Bát thánh Đạo phần. Học những nền tảng căn bản là Thiền chỉ và Thiền quán, thì không học. Học mơ mơ màng màng, học chi sâu xa cho mệt.
Giống như hồi xưa lâu rồi, Thiện Trang chợt nhớ là mình học Lục tức Phật của tông Thiên Thai để làm gì. Trong khi đó Lục tức Phật đâu có trong kinh Phật đâu. Đó là một vị Tổ Trung Hoa sáng chế ra. Vậy thì mình học làm chi, học điều đó đâu có giải quyết vấn đề gì. Tại sao mình không dành thời gian để học kinh Phật. Học kinh Phật, giáo pháp Như Lai rất là tuyệt vời. Dù có bệnh nào thì mình cũng tìm được người tương ưng.
Quý vị thấy có những người phiền não ghê gớm, trong thời đức Phật như Tôn giả Ca Lưu Đà Di, hay là những người như cô Liên Hoa Sắc có hoàn cảnh éo le, hay là cô Tỳ-kheo-ni Vi Diệu v.v… đủ các người. Mà khi vào gặp đức Phật, gặp giáo pháp của Phật thôi là đắc đạo giải thoát. Thế thì tại sao mình làm không được?
Hoặc là người nghèo như Tôn giả Ưu Ba Ly, một thợ cạo tóc thôi, hèn mọn trong nước Ấn Độ thời đó, vào [Phật pháp] cũng trở thành một vị Tôn giả Ưu Ba Ly đắc đạo A-la-hán. Quá tuyệt vời! Từ hàng vua chúa đến hàng thường dân, ai cũng có thành tựu hết. Giàu có như Trưởng giả Cấp Cô Độc cũng thành tựu, nghèo khổ không có gì, bần cùng, hay là tệ như ông gánh phân cũng thành tựu. Quý vị thấy không? Ai cũng thành tựu hết. Tại sao mình không học giáo pháp đó, mà mình học điều gì cao siêu, nói toàn trên trời dưới đất. Mà nói đâu có giải thoát được, học riết rồi không giải thoát.
Cho nên có thời gian thì hãy đọc Kinh A Hàm, Kinh Nikaya đi. Đọc rồi sẽ thấy: “Ôi! Rất gần gũi. Đức Phật dạy bao nhiêu điều gần gũi”. Rồi từ từ, học xong vững rồi, bắt đầu mình biết trọng tâm, thì mình học kinh điển Đại thừa mới vững được. Còn các ngài sáng tác nói văn hóa rất hay, nói văn phong rất hay, nhưng thực sự bánh vẽ thì mình không ăn được. Cuối cùng rồi ai khai ngộ Minh tâm Kiến tánh đâu? Kể coi. Bao nhiêu người Việt Nam đến giờ, ai khai ngộ Minh tâm Kiến tánh đâu? Học bao nhiêu năm rồi, [có] ai ‘đọc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến’ không? Không có! Càng ngày càng phiền não nhiều hơn thì có, đúng không? Cho nên học giáo pháp đức Thế Tôn quan trọng.
Câu chuyện này hay chưa? Ai thấy mình phiền não nhiều thì nhớ cô Tỳ-kheo-ni này, bảy năm không chế phục được Phiền não, đến nỗi cô định tự tử. Nhưng đến lúc cuối cùng thì sự học đó sử dụng được. Cho nên lỡ có chuyện gì, lỡ sắp chết, thì cũng nhớ Thiền quán giùm, biết đâu đắc đạo. Ít nhất cũng đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn. Trong kinh có rất nhiều câu chuyện những người sắp chết đắc được Sơ quả Tu-đà-hoàn. Nên nhớ vậy!
Cho nên hãy học! Học rồi mình mới thấy. Từ từ Thiện Trang sẽ trích nhiều câu chuyện hay hơn nữa. Những câu chuyện như thế này thì mới được. Chứ các cô suốt ngày cứ nói Tỳ-kheo, quý thầy [thành tựu] không à. Hôm nay giới thiệu luôn cô Tỳ-kheo-ni. Bữa nào giới thiệu những câu chuyện nữa, để công bằng, chứ không thì các cô bi quan. Mình không bi quan. Nhớ! Hãy học giáo pháp đức Thế Tôn, có nhiều câu chuyện hay lắm. Người giỏi cũng được, người dở cũng được, gặp Phật là thành công. Mà ở đây, quý vị thấy là đâu có nói là gặp Phật đâu, chỉ có nghe Phật giảng kinh, xong rồi vô tự tu, thời gian cũng đắc đạo đó thôi. Chứ đâu phải lúc đó sắp chết rồi đức Phật hiện ra thuyết cho bài pháp đâu. Cô này tự chứng đó chứ. Miễn mình học cho lâu thì sẽ chứng. Cho nên là hãy cố gắng học, tư duy.
Rồi bây giờ chúng ta tiếp tục vào mục nữa, đó là:
Tác Dụng Và Tầm Quan Trọng Của Thiền Chỉ Và Thiền Quán (2) – Hai Pháp Nên Tu Hành
Lần trước Thiện Trang đã giới thiệu số (1), hôm nay là số (2), Hai pháp nên tu hành. Hôm bữa trước Thiện Trang giới thiệu từ Kinh Nikaya. Quý vị nhớ tác dụng của Thiền chỉ và Thiền quán không? Nếu không biết điều này thì coi như con đường tu hành không biết gì hết, đặc biệt những đồng tu Tịnh Độ là mơ mơ màng màng điều này lắm.
Tác dụng của Thiền chỉ và Thiền quán ở trong Kinh Tăng Chi lần trước nói: Tu tập Thiền chỉ, tâm được tu tập nên đoạn trừ được tham, và cuối cùng được Tâm giải thoát. Nói chung là được Tâm giải thoát. Tu tập Thiền quán thì cuối cùng được Tuệ giải thoát. Cho nên phải có tu tập cả hai: Thiền chỉ và Thiền quán.
Bây giờ chẳng ai biết tu Thiền chỉ, Thiền quán thế nào hết. Chúng ta đã có bài 18, 19 gì đó, Thiện Trang giảng 40 đề mục tu Thiền chỉ. Đó là tu Thiền chỉ để đoạn trừ những Phiền não, và giúp cho tâm được giải thoát. Nhưng quý vị muốn giải thoát hoàn toàn thì quý vị phải được Tuệ giải thoát. Vì trong Luận Đại Tỳ Bà Sa, nếu một vị A-la-hán Tâm giải thoát vẫn có thể thoái chuyển, nhưng Tuệ giải thoát thì hết thoái chuyển. Cho nên là phải tu cả Chỉ và Quán.
Thế nào là tu Chỉ? Thế nào là tu Quán? Chỉ thì có 40 đề mục tu Thiền chỉ, đã giới thiệu rồi. Tu quán là gì? Trong đó có thể quán pháp, hoặc là quán Vô thường, Vô ngã, Khổ, Không, hoặc là quán Tứ niệm xứ, hoặc là tu Thất giác chi, Bát chánh đạo, v.v… Những đề mục quán thì nhiều lắm, nhưng Thiền chỉ thì chỉ có 40 đề mục đó thôi, quý vị nhớ như vậy. Những đồng tu như Tịnh Độ thì không biết tu Thiền chỉ luôn, bây giờ học rồi mà không dám tu, sợ, [nói] phải đưa câu Phật hiệu vô, một câu Phật hiệu nhiều công đức v.v… Quý vị tu như vậy, quý vị coi thử câu Phật hiệu có nằm trong 40 đề mục tu Thiền chỉ không? Không có nha! Quý vị coi đi, không có.
Trong đề mục tu Thiền chỉ có niệm Phật, nhưng niệm Phật theo cách nào? Niệm Phật là niệm công đức của Như Lai (niệm 10 danh hiệu), nhớ danh hiệu Như Lai như thế nào, quý vị coi lại bài đó. Rồi niệm Phật theo Kinh Tăng Nhất A Hàm, trong bài [trước] Thiện Trang [đã] giới thiệu, đó là tu Thiền chỉ hay Thiền quán? Đó là tu Thiền quán. Và có giống với trì danh niệm Phật không? Không giống! Nên nhớ như vậy. Cho nên phương pháp trì danh niệm Phật đó không có trong Kinh A Hàm. Trong Kinh A Hàm, Kinh Nikaya dạy, chúng ta phải niệm theo đúng [cách]. Cho nên không biết mà tu, cứ nghe người, cứ y nhân, rồi tu một hồi, cuối cùng không đắc gì thì ráng chịu. Chúng ta hãy tu theo Phật, Phật dạy sao thì [mình] tu thế đó.
Một câu Phật hiệu ở trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói trừ 80 ức kiếp tội chướng trong đường sanh tử, nghe như vậy chúng ta tưởng ngon lắm. Nhưng thật ra trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ chúng ta đã học rồi, [Thiện Trang] đã giới thiệu, có những pháp tu [giúp] diệt vô lượng ức kiếp tội chướng trong đường sanh tử, diệt nhiều hơn nữa. Pháp tu trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, ở trên nói phẩm vị cao hơn, dễ tu hơn, trong đó có niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên. Tu Lục niệm, học giáo pháp hiểu, người đó còn được Thượng phẩm, diệt được nhiều tội hơn nữa, mà không chịu tu, xuống pháp thấp [ở] dưới, diệt ít tội hơn mà tu.
Cho nên không học kinh, nhiều khi mình cứ y nhân quá, mình cứ tưởng là ngon, nhưng thực tế không phải. Cho nên hãy học giáo pháp, hãy đọc kinh. Chứ nghe mà không có kiểm chứng, nghe mà không có so sánh, thì đôi khi mình tu sai mà không biết luôn, tại vì mình đâu có so sánh đâu. Điều gì mình cũng [phải] tìm hiểu đối chiếu.
Hôm nay giới thiệu thêm cho quý vị tác dụng của Thiền chỉ và Thiền quán, đây là mục thứ hai, và hai pháp nên tu hành. Lần này giới thiệu trong Kinh A Hàm:
Tác Dụng Và Tầm Quan Trọng Của Thiền Chỉ Và Thiền Quán (2) – Hai Pháp Nên Tu Hành
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc (vườn ông Cấp Cô Độc), rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn dạy các Tỳ-kheo:
“Tỳ-kheo a-lan-nhã nên tu hành hai pháp. Hai pháp gì? Đó là Chỉ và Quán.
Quý vị nhớ nha, đức Phật luôn luôn dạy nên tu hai pháp, đó là Chỉ và quán. Còn bây giờ không biết Chỉ là gì. Rất nhiều người bây giờ không dám tu Thiền chỉ, Thiện Trang giới thiệu các cách rồi, tu 10 đề mục Biến xứ chẳng hạn, để đắc được Sơ thiền đến Tứ thiền, mà không chịu học, và không dám tu luôn. Trong khi đó đức Phật nói: “Nên tu hành hai pháp. Hai pháp đó là gì? Đó là Chỉ và Quán”. Mà bây giờ không biết Thiền chỉ là thế nào, Thiền quán là thế nào. Những người học Tịnh Độ thì không biết Chỉ [và] Quán đâu, chỉ nghe nói thôi, chứ không hiểu Chỉ và Quán thế nào.
Nếu Tỳ-kheo a-lan-nhã đắc tịch tĩnh, tịch diệt, tĩnh chỉ, thì thành tựu giới luật, không mất oai nghi, không phạm cấm hạnh, tạo các công đức.
Đoạn này chính là nói: Nếu đắc được Thiền chỉ rồi, thì mình sẽ thành tựu Giới luật, không mất oai nghi, khôngphạm cấm hạnh, tạo các công đức. Đây là cách nói khác của Định cộng giới. Câu “Định cộng giới” là chư Tổ dịch từ đoạn này ra, quý vị có để ý không? Khi thành tựu được Thiền chỉ rồi (tức là mình phải đắc Sơ thiền trở lên) thì thành tựu Giới luật, không mất oai nghi, khôngphạm cấm hạnh và tạo được các công đức.
Quý vị thấy không? Trong Thiền định có công đức luôn, đây là Thiền chỉ thôi đó, vậy mà không chịu tu. Nhiều người cứ nói một câu Phật hiệu có Định cộng giới và Đạo cộng giới. Thật ra một câu Phật hiệu không thể nào là Định cộng giới được, tại sao? Thứ nhất, theo trong Luận Thanh Tịnh Đạo nói niệm Phật kiểu (niệm 10 danh hiệu Phật) [thì] không đắc được Sơ thiền. Còn trì danh niệm Phật liệu có đắc Sơ thiền hay không? Đấy là vấn đề, tại vì không có nói trong đó. Chúng ta căn cứ vào Kinh Vô Thích bên A Hàm, Kinh Vô Thích nói: “Âm thanh là chướng ngại cho việc nhập Sơ thiền”. Cho nên khi nào quý vị niệm Phật còn âm thanh, thì không cách nào nhập được vào Sơ thiền. Mà không nhập được vào Sơ thiền, thì không cách nào đắc được Định cộng giới. Tức là không thành được tịch tĩnh, tịch diệt, tĩnh chỉ, không thể nào thành tựu Giới luật, không mất oai nghi, khôngphạm cấm hạnh được đâu.
Cho nên ai đắc Sơ thiền trở lên, thì người ta có một định, gọi là Định cộng giới. Nhân định đó mà giữ giới được, là dịch từ trong câu này ra. Quý vị thấy Kinh A Hàm nói. Đây là ý nghĩa khác, chư Tổ rút lại cho gọn, gọi là Định cộng giới.
Cho nên phải tu định nha, nhiều người giữ giới không được, cứ tu đắc định thì sẽ giữ giới được. Nhưng thật ra giữ giới rồi mới đắc định, đắc định rồi sẽ giữ giới tốt hơn, nên tự nhiên thành tựu được Giới luật, không mất oai nghi, khôngphạm cấm hạnh, tạo các công đức (là có công đức luôn). Cho nên ngồi ở nhà tu là có công đức luôn, không cần đi làm gì đâu. Đó là tu theo Thiền chỉ đó, ngôn ngữ là tịch tĩnh, tịch diệt, tĩnh chỉ.
Nếu Tỳ-kheo a-lan-nhã lại được quán rồi, liền quán và biết như thật rằng, đây là Khổ; quán biết như thật rằng đây là Khổ tập, Khổ diệt, Khổ đạo Xuất yếu. Người đó quán như vậy rồi, tâm được giải thoát khỏi Dục lậu, tâm được giải thoát khỏi Hữu lậu, Vô minh lậu, bèn được trí giải thoát, biết như thật rằng, sanh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn tái sinh nữa.
Đoạn này nói rõ hơn, ‘được quán rồi’ tức là đắc được Thiền quán rồi đó, liền quán và biết đây là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ đạo Xuất yếu là con đường ra khỏi nỗi khổ, mà quan trọng nhất là thế nào. Có nghĩa là khi nào quý vị đắc điều này, là quý vị phải đắc Thiền quán. Đắc Thiền quán thì quý vị mới biết như thật thôi, còn không thì chưa biết như thật được. ‘Được quán rồi’ tức là đắc được Thiền quán rồi.
Người đó quán như vậy rồi, tâm được giải thoát khỏi [dục lậu], tâm được giải thoát khỏi Hữu lậu, Vô minh lậu, tức là được Tâm giải thoát, và được trí giải thoát là Tuệ giải thoát. Tức là ở đây có được Tuệ giải thoát luôn. Và như vậy [việc làm] đã xong. Tại vì sao? Vì trên này có Thiền chỉ, thì mới có Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát. Nếu trên này không có Thiền chỉ, thì nhiều khi tu có được một điều là được Tuệ giải thoát thôi. Trí giải thoát tức là Tuệ giải thoát đó quý vị.
Chư Như Lai Chí chơn, Chánh đẳng Chánh giác thời quá khứ, nhờ hai pháp này mà được thành tựu.
Quý vị nhớ nha! Chư Phật quá khứ nhờ hai pháp này mà được thành tựu. Vậy mà ngày nay chúng ta không chịu tu. Quý vị thấy chưa? Chỉ và Quán là hai pháp quan trọng nhất để tu, mà thời nay không thèm tu, đặc biệt là đồng tu Tịnh Độ không biết Thiền chỉ là gì luôn. Cho nên rất là đáng thương! Mình học lâu ngày rồi mà mình không biết, trong khi đó trong kinh đức Phật dạy: “Chư Phật quá khứ nhờ hai pháp này mà được thành tựu”. [Cho nên] không tu Thiền chỉ, không tu Thiền quán thì làm sao được. Hai pháp đó là gì? Đó là Chỉ và Quán.
Cho nên Thiện Trang để ‘Tầm Quan Trọng [Của Thiền Chỉ Và Thiền Quán]’ cho rõ ràng, thì người ta mới để ý, chứ không thì không để ý đâu. Quá quan trọng luôn!
Vì sao vậy? Như khi Bồ-tát ngồi dưới bóng thọ vương, trước tiên tư duy pháp Chỉ và Quán nầy (tức là đức Phật khi ngồi dưới cây bồ đề, trước tiên cũng tư duy pháp Chỉ và Quán này, tức là tu Thiền chỉ và Thiền quán. Đức Phật còn phải tu, huống chi là chúng ta. Còn chúng ta giỏi quá thì khỏi tu). Nếu Bồ-tát ma-ha-tát (đại Bồ-tát) đã đắc Chỉ rồi, bèn có thể hàng phục được các ma oán. Muốn hàng phục được ma oán thì phải làm sao? Đắc Thiền chỉ rồi thì sẽ hàng phục được ma oán.
Có một bộ kinh khác (Thiện Trang quên tên kinh nào rồi), [trong] Kinh A Hàm luôn, đức Phật nói là khi nào đắc Thiền chỉ (tức là từ Sơ thiền trở lên) thì quý vị hàng phục được Ma vương. Ma vương Ba Tuần hết làm gì được quý vị, nếu quý vị đắc được Sơ thiền trở lên. Cho nên đây cũng là cách nói đó: ‘Đắc Chỉ (Thiền chỉ) rồi, bèn có thể hàng phục được các ma oán’. Nếu đắc được đến Tứ thiền thì quá ngon. Cho nên không tu Chỉ thì làm sao được.
Nếu Bồ-tát đạt được Quán rồi, ngay sau đó liền đạt được ba đạt trí,[1] (tức là Tam minh) thành Vô thượng Chí chân, Đẳng chánh giác.
Đây là đức Phật nói là trước khi thành Phật, Bồ-tát nào ngồi dưới cội cây bồ đề thì sẽ tu như vậy. Đầu tiên là tu Thiền chỉ trước, thì hàng phục được ma oán. Sau khi hàng phục được ma oán thì mới tu Thiền quán, mới đạt được Tam lậu minh, mới thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là thành Phật.
Có phải như vậy không? Đức Phật Thích Ca cũng vậy. Quý vị coi lại lịch sử của đức Phật Thích Ca đi, đầu tiên Ngài ngồi dưới cây bồ đề, Ma vương kéo quân tới phá, nào là làm năm cỗ xe ngựa đi ngang qua, rung chuyển hết, làm cho ma nữ ma con tới ào ào. Nhưng đức Phật lúc đó đắc Thiền chỉ nên không bị làm sao hết, Ngài hàng phục được ma. Thiền chỉ là có Thần thông rồi. Rồi sau đó Ngài tiếp tục tu tiếp, quý vị nhớ không? [Quý vị] coi lịch sử đi. Ban đêm Ngài nhìn thấy sao trời (nhìn thấy sao sáng), lúc đó Ngài ngộ được, Ngài đắc được Tam lậu minh (ba minh), từ đó thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhớ chưa? Rõ ràng quá mà! Đức Phật nói như vậy mà mình không tin, bây giờ mình tu khác Phật mà cứ đòi thành tựu.
Cho nên nhiều khi mình cứ y nhân quá, những gì người nào giảng, mình phải coi thử người đó giảng căn cứ vào đâu? Căn cứ vào kinh nào? Đem ra đối chiếu, nếu người ta nói đúng trong kinh thì ok, chấp nhận hết. Nhưng người ta nói một hồi mình coi không thấy trong kinh, thì mình phải đặt dấu chấm hỏi: ‘[Điều này] từ đâu ra?’ Không giống trong kinh, không có tinh thần trong kinh, thì biết chưa nên tin điều đó. Chớ vội tin! Chớ vội tin! Chúng ta học bài Kinh Kalama rồi nha.
Cho nên, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo a-lan-nhã nên tìm phương tiện hành hai pháp này.
Tóm lại chúng ta, những Đệ tử nên tìm cách nào đó để tu hành hai pháp này, đó là Chỉ và Quán. Cho nên phải tu nha.
Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy”.
Các Tỳ-kheo sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
(Kinh Số 7 – Phẩm Thiện Tri Thức Số 20 – Kinh Tăng Nhất A Hàm).
Quý vị thấy Thiện Trang luôn luôn dẫn kinh và ghi rõ nguồn, ghi luôn phẩm để quý vị tìm trong đó cho nhanh, để đảm bảo là Thiện Trang nói trong kinh, không phải tự Thiện Trang nói. Còn người ta tự nói là chuyện của người ta, còn mình nói có sách, mách có chứng. Đây là vấn đề.
Cho nên Thiện Trang khuyên quý vị tu Thiền chỉ và Thiền quán. Trong Kinh A Hàm, đức Phật nói là tùy thời, biết lúc nào nên tu Thiền chỉ thì tu Thiền chỉ, lúc nào nên tu Thiền quán thì tu Thiền quán. Điều đó nằm trong bài Thất giác chi. Phải học Thất giác chi để biết lúc nào tu điều nào, chứ bây giờ mình chưa biết. Có lúc thì tu điều này, lúc thì tu điều kia. Và quý vị đừng có chấp trước quá, ví dụ như tu theo đúng Kinh A Hàm, Kinh Nikaya, tu theo Phật thì nhẹ nhàng lắm.
Như Thiện Trang, hồi xưa Thiện Trang chấp trước lắm, sáng dậy là phải ra lạy Phật, rồi tụng kinh, niệm Phật, v.v… Sau này thấy không cần thiết, tại vì học theo kinh, đức Phật đâu có dạy như vậy đâu, đâu có dạy là ra tụng kinh đâu, mà quan trọng là tư duy pháp. Cho nên sáng dậy, nếu thấy khỏe người, trời ấm áp, thì ra ngoài Chánh điện tu. Còn nếu thấy trời lạnh quá, thì không nhất thiết ra Chánh điện, ngồi trên giường tu. Hoặc tu Thiền chỉ hoặc tu Thiền quán. Khỏe khoắn, không buồn ngủ, thì ngồi trên giường tu, lấy đề mục ra. Đề mục tu Thiền chỉ dễ nhất là [gì] quý vị biết không? Ở trên giường thì làm gì có tu được đề mục Biến xứ: Đất, nước, gió, lửa, xanh, vàng, đỏ, trắng; thì chỉ có tu quán hơi thở, hoặc là mình tu niệm Phật, niệm Pháp. Mình học thuộc mấy đề mục niệm Phật, niệm Pháp thì tu được. Còn không thì tu Thiền quán, tư duy đời vô thường, suy nghĩ về cuộc đời vô thường: Bữa nay sáng dậy, [thấy] thêm một ngày mất rồi đó, v.v… đời mình như thế này, già khổ, tư duy đủ điều. Rồi thấy cuộc đời sanh diệt, chúng sanh khổ, bước ra buổi sáng là thấy khổ v.v… Đó cũng là tư duy pháp. Hoặc là mở pháp nghe, nghe Kinh A Hàm, Kinh Nikaya, hay kinh nào đó v.v… Ngồi đó nghe, nghe [trong] tĩnh lặng. Đó là sáng ra.
Mà không nhất thiết phải là buổi sáng. Buổi tối muốn tu, mà nhiều khi mệt quá, tu không nổi, vô tu gục gà gục gật thì vô tu làm chi, đi ngủ đi, ngủ dậy sớm. Ví dụ Thiện Trang thấy bữa tối hôm trước, Thiện Trang dậy lúc 0h 18 phút, dậy không biết là mấy giờ, coi đồng hồ thì thấy 0h 18 phút. Bắt đầu ngồi dậy, bên đầu giường luôn mở Kinh A Hàm, Kinh Nikaya, bữa đó đang mở Kinh Nikaya, bắt đầu nghe: ‘Ôi! Sao đoạn này hay quá, càng nghe càng hay’. Cho nên ngồi xếp bằng, nghe đã một hồi, thấy hay thiệt. Tức là bình thường mình không nghe hay được như vậy, nhưng do trạng thái của đêm khuya tĩnh lặng, hay lúc đó thanh tịnh thế nào đó, nghe từng lời, từng lời hay cực kỳ, hiểu rất nhiều thứ, mà sau này muốn hiểu lại như vậy cũng không được. Bây giờ mà muốn hiểu lại đoạn đó, giống y chang như vậy cũng không được, lúc đó rất hay.
Cho nên đừng chấp trước, giờ nào cũng tu được, miễn mình có thể tu. Và ở đâu cũng tu được, tu như vậy nhẹ nhàng. Đừng có ép, nhiều đồng tu quá áp lực, áp lực đề ra thời khóa. Mà lên thời khóa thì gục gà gục gật, buồn ngủ, thì thôi đi ngủ còn hơn. Ngủ tỉnh táo rồi tu thì sẽ tốt hơn.
Cho nên không có ép, Phật pháp biết lúc nào tu Thiền chỉ thì tu Thiền chỉ, lúc nào tu Thiền quán thì tu Thiền quán. Quý vị muốn niệm Phật cũng được, niệm mười danh hiệu Như Lai, niệm công đức Phật, hoặc niệm công đức Phật A Mi Đà, niệm gì cũng được v.v… miễn quý vị tu đúng theo lời Phật dạy, là có hiệu quả. Còn quý vị tu sai thì không có hiệu quả, còn khổ nữa. Cho nên phải biết tu. Mà muốn biết tu thì phải học kinh, học kinh nhiều thì biết. Đức Phật dạy rất căn bản, rất dễ dàng.
Bộ kinh này nói tầm quan trọng của Thiền chỉ và Thiền quán, và nên tu hành hai pháp: là Chỉ và Quán. Đức Phật nói bộ kinh này cực kỳ quan trọng, quý vị hãy truyền cho nhiều người biết, để thấy điều quan trọng đó. Như vậy, chúng ta có hai bài nói về tầm quan trọng, hay tác dụng của Thiền chỉ và Thiền quán rồi, một bài từ Kinh A Hàm, một bài từ Kinh Nikaya. Cho nên cực kỳ hay!
Bữa nay giới thiệu thêm cho quý vị một điều nữa, là quả Tu-đà-hoàn có mấy hạng.Bình thường, nếu là những người học Tịnh Độ, thì biết Tu-đà-hoàn có một Tu-đà-hoàn thôi. Nhưng không phải! Tu-đà-hoàn không phải có mỗi một hạng Tu-đà-hoàn đó đâu, mà có nhiều hạng hơn. Điển hình, đợt trước Thiện Trang đã nói sơ qua, bây giờ sẽ trích theo kinh, để quý vị thấy có chứng minh. Đây là theo kinh, chứ không phải theo Thiện Trang. Đoạn kinh này dài quá, Thiện Trang chỉ trích từ khúc cuối thôi.
……………
Bấy giờ đức Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô lượng đại chúng vây quanh trước sau. Từ đàng xa đức Thế Tôn thấy Tôn giả Xá Lợi Phất đi lại, liền bảo các Tỳ-kheo rằng (đây là đức Phật nói nha):
Tỳ-kheo Xá Lợi Phất là bậc thông tuệ, tốc tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ, quảng tuệ, thâm tuệ, xuất yếu tuệ, minh đạt tuệ, biện tài tuệ, Tỳ-kheo Xá Lợi Phất đã thành tựu thật tuệ. Nói chung là [đức Phật] khen ngài Xá Lợi Phất là Trí huệ Đệ nhất, nên bao nhiêu chữ nói về trí tuệ là [Ngài] dùng hết.
Vì sao vậy? Vì về bốn hạng Tu-đà-hoàn mà Ta đã nói sơ lược, thì Tỳ-kheo Xá Lợi Phất triển khai thành mười hạng để nói cho Trưởng giả Cấp Cô Độc.
Quý vị thấy không? Tu-đà-hoàn có bao nhiêu hạng? Đức Phật nói là Ngài triển khai sơ lược có bốn hạng thôi, còn ngài Xá Lợi Phất thì triển khai mười hạng. Vậy ai học Tịnh Độ, nói mình giỏi đúng không? Thiện Trang thấy những đồng tu Tịnh Độ hay cống cao ngã mạn lắm. Vậy thì hỏi lại Tu-đà-hoàn có mấy hạng, là họ ngơ ngác liền. Trong khi đó đức Phật nói có bốn hạng mà họ không kể ra được, không thể nào kể ra được bốn hạng Tu-đà-hoàn. Mà thậm chí, điều kiện để vào Sơ quả Tu-đà-hoàn học cũng sai nữa, nên rất đáng thương. Thiện Trang nói nhiều khi tội lắm, học thì không biết, không đối chiếu với kinh điển, mà cứ tin một cách vô tội vạ, thì khổ thôi. Rồi đến ngày nào đó, có người nói ngược lại, thì bắt đầu nổi sùng, nổi điên lên, chửi người ta, phỉ báng thế này thế kia, thật là đáng thương.
Cho nên quý vị thấy bốn hạng Tu-đà-hoàn, đức Phật nói: ‘Đây là Ta đã nói sơ lược’, đức Phật nói sơ lược thôi, còn Tỳ-kheo Xá Lợi Phất triển khai thành mười hạng. Quý vị thấy mười hạng Tu-đà-hoàn, chứ không phải một hạng đâu, mà suốt ngày mình nghe có một hạng thôi. Thật ra Thiện Trang đã giới thiệu cho quý vị bốn hạng Tu-đà-hoàn rồi, quý vị có nhớ không? Để chút nữa nói nha.
Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo nghe Phật nói xong hoan hỷ phụng hành.
(Trích từ Kinh Giáo Hóa Bệnh – Kinh Số 28 – Kinh Trung A Hàm).
Quý vị mở Kinh Trung A Hàm ra, Kinh số 28, tựa đề là Kinh Giáo Hóa Bệnh. Bộ Kinh này giống như hộ niệm cho ông Trưởng giả Cấp Cô Độc. Tức là ông Trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh quá, cho nên ngài Xá Lợi Phất tới, giảng cho bài pháp. Ông Trưởng giả đã đắc Sơ quả rồi, và [sau khi] giảng xong thì ổng hết bệnh. Cho nên bộ kinh này gọi là Kinh Giáo Hóa Bệnh.
Đoạn cuối này là đức Phật Thích Ca tán thán ngài Xá Lợi Phất, Ngài đem bốn hạng Tu-đà-hoàn đó chia ra cho rõ hơn là mười hạng, để nói cho Trưởng giả Cấp Cô Độc. Rất tiếc là đoạn đó thì không thấy nói trong bộ kinh này, [không] nói mười hạng là mười hạng nào, chỉ nói vậy thôi.
Còn bây giờ chúng ta thấy bốn hạng Tu-đà-hoàn, quý vị có kể được không? Thiện Trang đã chia sẻ, trích từ trong kinh rồi. Kinh nào? Không biết luôn. Có một bộ kinh là Kinh 127 – Kinh Phước Điền, thuộc Kinh Trung A Hàm, hoặc nhiều bộ kinh nói có bốn hạng Tu-đà-hoàn. Đó là gì? Không biết! Học xong rồi không tư duy được. Đó là Tùy tín hành, Tùy pháp hành, Thân chứng, Kiến đáo. Không! Thân chứng, Kiến đáo có khi xếp lên trên luôn, cũng có thể nói Tu-đà-hoàn. Nhưng ít nhất phải kể ra được Sơ quả Tu-đà-hoàn gồm: Tùy tín hành, Tùy pháp hành (vẫn là Sơ quả Tu-đà-hoàn), Thân chứng, Gia gia, Kiến đáo, Nhất chủng. Mình kể ra là dư rồi đó. Tại vì Nhất chủng, có khi kéo lên là Nhị quả Tư-đà-hàm. Vì họ còn một đời nữa trong cõi Dục, thì lên Nhất lai, chứ sao [là] Tu-đà-hoàn.
Trong một bộ kinh, ngài Xá Lợi Phất nói với ngài gì đó, là quả Nhất chủng không biết nên xếp vào đâu, khó mà phân định được là Sơ quả Tu-đà-hoàn hay Nhị quả Tư-đà-hàm. Còn Gia gia là hai đời, hoặc ba đời ở trong cõi Dục. Tức là ở cõi Người, cõi Trời hoặc là hai đời, hoặc là ba đời nữa, thì gọi là Gia gia. Và đời đó họ sanh vào gia đình tôn quý ở cõi Người và cõi Trời, không nhất định là cõi Người hay cõi Trời. Chứ không phải như ngài Tịnh Không nói, là cứ chết ở cõi Người rồi sanh lên cõi Trời, chết ở cõi Trời rồi sanh xuống cõi Người, bảy đời rồi mới đắc A-la-hán… Đó là Sơ quả Tu-đà-hoàn tiêu chuẩn. Không phải như vậy, mà là không có nhất định.
Bảy đời trong cõi Dục, là tối đa của một người Sơ quả Tu-đà-hoàn. Còn đây là Gia gia, là có thể hai hoặc ba đời thôi. Về điều này thì quý vị yên tâm, từ từ rồi cũng có bài học. Chính là bộ Luận Câu Xá này, tới Phẩm Hiền Thánh thì chúng ta sẽ học, chính là những địa vị này, chia chẻ ra và phân tích rõ hơn. Thiện Trang thấy trong bộ Luận Câu Xá này có.
Thấy chưa? Nội Sơ quả Tu-đà-hoàn thôi mà mình đã mơ màng. Bây giờ nói mười quả, Thiện Trang không biết mười quả này, Thiện Trang chưa tìm ra mười hạng Tu-đà-hoàn. Đâu mà nhiều vậy, kể ra những [địa vị] nào nữa thì không biết, nhưng trong kinh này không có. Chỉ có tán thán vậy thôi, Thiện Trang không biết mười hạng Tu-đà-hoàn gồm những gì. Thiện Trang có thể bắt đầu kể từ Tùy tín hành, Tùy pháp hành, Kiến đáo, Thân chứng, Gia gia, Nhất chủng. Sơ sơ là sáu rồi, không biết kể đâu ra mà thành mười nữa. Đôi khi kéo Nhất chủng lên nữa, cho nên không biết. Có thể có Dĩ kiến Đạo tích, tức là đã thấy dấu vết của đạo, cũng là Sơ quả Tu-đà-hoàn, thì mình kể chung vào nữa là bảy. Rồi Đắc pháp Nhãn tịnh nữa là tám, chẳng hạn, đôi khi là vậy. Rồi không biết kiếm đâu ra cho đủ mười nữa, Thiện Trang không biết, Thiện Trang chưa tìm ra.
Cho nên quý vị thông cảm, thời nay không có Phật, nên mình không biết, mình cũng chưa phải người chứng A-la-hán. Nếu chứng A-la-hán thì thấy các pháp Tứ đế, giống như nhìn trái am-la trong lòng bàn tay, như vậy thì mới có thể nói được. Còn Thiện Trang chưa chứng A-la-hán, cho nên Thiện Trang không thể nói mười hạng này được. Quý vị hiểu không? Chưa chứng A-la-hán thì không thể nói, không thể biết được. Cho nên chúng ta học đây thì mình thấy kiến thức mênh mông, không học thì mình không biết.
Đó là giới thiệu cho quý vị về quả Tu-đà-hoàn. Đây là những điều Thiện Trang nói hoàn toàn theo kinh điển, không phải Thiện Trang tự sáng tác. Còn người ta tự sáng tác, người ta nói sai, thì ráng chịu. Còn mình nói theo kinh, quý vị có thể tra cứu các kinh này.
Hôm nay có lẽ học Tâm sở, bữa sau sẽ học Thất giác chi. Hôm bữa chúng ta đã học các loại Tâm sở, có 52 món Tâm sở trong A Tỳ Đàm, Thiện Trang xin giới thiệu lại để quý vị nhớ, gồm: 13 Tâm sở Tợ tha; Tợ tha tức là nó luôn luôn nương tựa, hoặc là đi với nhóm 14 Tâm sở Bất thiện thì thành bất thiện, hoặc đi với 25 Tâm sở Tịnh hảo thì nương vào [Tâm sở Tịnh hảo]. [13 Tâm sở Tợ tha] gồm: 7 Tâm sở Biến hành, tức là lúc nào cũng có bảy thằng này: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý; và 6 Tâm sở Biệt cảnh, thì lúc có lúc không, gồm: Tầm, Tứ, Thắng giải, Cần, Hỷ, Dục.
Còn 14 Tâm sở Bất thiện gồm: 4 Tâm sở Bất thiện Biến hành, tức là trong bất thiện luôn luôn có 4 thằng này: Si, Vô tàm, Vô úy, Trạo cử; và 10 Tâm sở Bất thiện Biệt cảnh, gồm: Tham, Tà kiến, Ngã mạn, là thuộc nhóm Tham phần; Sân, Tật, Lận, Hối, là nhóm Sân phần; Hôn trầm, Thụy miên, Nghi, là nhóm Trì trệ và Do dự. 10 [Tâm sở Bất thiện Biệt cảnh] này thì lúc có lúc không. Sau này chúng ta học 121 tâm nữa, còn đây là 52 Tâm sở. Nói 121 tâm, nhưng thực tế thì không nhiều, phân tích một chút là hết, [vì] giống giống nhau.
Chúng ta đang học 25 Tâm sở Tịnh hảo, tức là Tâm sở tốt đẹp, gồm 19 Tâm sở Tịnh hảo Biến hành: Tín, Niệm, Tàm, Uý, Vô tham, Vô sân, Trung hòa. Hình như chúng ta mới học tới Tín, Niệm, Tàm, Uý rồi. Hôm nay chúng ta sẽ học Vô tham, Vô sân, và Trung hòa. Còn sau này, chúng ta học sáu Tâm sở Tịnh hảo Biệt cảnh, gồm: 3 Tâm sở Tịnh hảo về Giới, gọi là Tâm sở Tịnh hảo Giới phần, 2 Tâm sở Tịnh hảo về Vô lượng phần, và 1 Tâm sở Tịnh hảo Trí quyền. Tu có trí, đầu thai tâm Tam nhân là phải kéo được Tâm sở Trí này lên, hoặc làm những việc gì có trí thì mới tốt. Hôm nay chúng ta học tới Vô tham, Vô sân, và Trung hòa.
1. Tâm sở Vô tham:
Vô tham là gì? Chúng ta học [Tâm sở] Tham rồi, bây giờ ngược lại không tham, là thành vô tham thôi. Nếu quý vị không nhớ thì chúng ta có thể nói lại. Vô tham là không ham muốn, không nhiễm đắm, không có chấp tướng với cảnh. Tức là ham muốn này có sự nhiễm, thì gọi là tham. Còn đây không có nhiễm, không có chấp.
Tức là bây giờ quý vị muốn có điện thoại để xài, nhưng quý vị muốn nhất định phải là cái điện thoại đó, tôi phải có được cái điện thoại iPhone 16 Pro Max, màu phải là màu tím, v.v… tôi nhất định phải được dung lượng bao nhiêu Gb, kiểu như vậy. Đó là tham, là nhiễm rồi, mình chấp.
Còn người không có iPhone 16, thì xài iPhone 15 cũng được, không có màu đó thì màu đó cũng được v.v… đó là không có nhiễm, không có chấp. Miễn tôi có điện thoại để xài, đáp ứng cho tôi những nhu cầu như lên Facebook coi thầy Thiện Trang giảng, rồi bình luận, đọc bài viết, tải file về coi v.v… Coi bộ Luận Câu Xá [trên] YouTube v.v… là được rồi. Chẳng hạn như vậy, với nhu cầu cơ bản tối thiểu tôi đạt được là được, còn điện thoại nào cũng tốt. Đó là không nhiễm đắm, không ham muốn, đó là vô tham. Quý vị hiểu không?
Chứ không phải là không mong muốn gì hết, thôi khỏi có luôn. Tôi tu hành tốt cho nên tôi không sử dụng điện thoại đâu v.v… thế này thế kia. Đó có phải là Vô tham hay không? Điều đó cũng là chấp cứng, chấp vào cảnh, chấp vào danh tu tốt, không xài điện thoại, không cần điện thoại sang v.v… Đó cũng là chấp vào danh.
Tức là mình không chấp vào vật chất này, nhưng chấp hình tướng khác, chấp một sự trong sạch khác. Cho nên đừng có tưởng. Tham, có nhiều thứ tham lắm: tham vật chất, tham danh, tham quyền, tham lợi, tham… đủ các kiểu tham. Cho nên phải cẩn thận, miễn tâm không dính mắc, không có nhiễm chấp, không có chấp cứng vào cảnh, không ham muốn, thì là không tham.
Vô tham là pháp không dính mắc vào vật dục và không ích kỷ là trạng thái chính của vô tham. [Điều này] trái ngược với tham. Nhớ điều quan trọng là không dính mắc, và chúng ta sẽ không ích kỷ, đó là trạng thái chính của Vô tham. Cho nên có ích kỷ hay không? Nhiều người ích kỷ lắm, họ nói họ không tham gì hết, nhưng thật ra họ có ích kỷ thì là họ tham.
Ví như giọt nước chảy khỏi lá sen mà không dính lá sen. Quý vị thấy không ạ? Có một ví dụ là ví như giọt nước chảy trên lá sen, mà không dính vào lá sen, đó gọi là không tham.
Vô tham thoát khỏi những vật dục mà không dính hay bám vào chúng. Ví dụ như một vị A-la-hán là người hoàn toàn không tham.
Điều này rõ ràng, có nghĩa là gì? Quý vị nói [không] tham, là không phải không có, nước chảy qua lá sen, vẫn có nước đó quý vị, nhưng nước không dính lá sen, lá sen không dính nước. Quan trọng là nước vẫn có, nhưng nó chạy qua. Hoặc là không có nước qua cũng được, hoặc có nước qua cũng được, miễn ta không dính, chứ không phải là ta không có mới là không tham. Không phải! Không có mà quý vị mong cái khác, không tham cái này thì tham cái kia. Người [mong] giữ danh trong sạch thì cũng là tham danh thôi. Tôi muốn danh Cư sĩ thanh tịnh v.v… đó là tham thôi. Cho nên phải là tu không dính mắc. Ví dụ như quý vị giữ giới, mà không dính mắc vào tướng giữ giới. Tức là giữ giới không phải là vì nổi tiếng là tôi giữ giới tốt, thế này thế kia v.v… mà là tôi giữ giới vì giải thoát sinh tử. Quan trọng là chỗ đó. Đó là không tham, chứ không phải là dính [mắc] gì đó.
Trong Phật pháp cũng vậy, học Phật pháp để làm gì? Học Phật pháp để tu, học Phật pháp để biết, học Phật pháp để hành, học Phật pháp để giải thoát sinh tử. Chứ không phải học Phật pháp để biết cho nhiều, để nổi tiếng rồi lên giảng, viết lên, rồi chia sẻ tùm lum v.v… Học Phật pháp đó không phải là học Phật pháp giải thoát, vì dính mắc vào danh, thì lúc đó là trở thành tham. Vô tham thì không có dính mắc vào cảnh.
Khi chúng sanh không dính mắc vào tài sản của mình, vị ấy có thể xả thí tiền, xả thí vật chất cho việc từ thiện. Vô tham thể hiện qua hình thức rộng lượng hay hào phóng.
Thấy chưa? Không học A Tỳ Đàm thì [làm sao biết] điều này. Điều này thì rõ ràng. Đây là Thiện Trang trích trong sách A Tỳ Đàm ra chia sẻ đó. Cho nên nhiều người không có rộng lượng, không có hào phóng, thì biết là họ còn tham, rõ ràng lắm. Nên từ đó mình tu, mình biết là rớt hết sạch rồi, nhiều người chưa làm được điều này.
Vô tham là trạng thái buông bỏ hay từ chối các khía cạnh khả ái của cảnh trên nền tảng của thiện pháp (trạng thái là buông bỏ hay từ chối các khía cạnh khả ái là đáng yêu thích của cảnh trên nền tảng thiện pháp). Nên phân biệt rằng không tham trong cảnh khác với không có cảnh để tham.
Tức là phải phân biệt rõ. Có người nói là tôi không có gì, tôi không tham, tại vì tôi đâu có điện thoại đâu. Nghèo xơ nghèo xác, làm gì có điện thoại đâu mà tham. Phải có cảnh để thử thách cho mình, mà mình vẫn không dính vào đó, thì mới gọi là không tham. Chứ không có cảnh thì tham cái gì.
Ví dụ quý vị đưa cho ông bà già một cái máy chụp hình, dù có mấy chục triệu, mấy trăm triệu, mà ông bà đâu có nhu cầu, đâu có biết xài đâu mà có nhu cầu. Hoặc đưa cái Macbook cho xịn vô, hay là đưa một cái điện thoại xịn, mà họ không có nhu cầu, kêu: Không! Tôi không có tham đâu. Thật ra không phải! Tại họ không biết xài, không có cảnh nên đâu có biết. Cho nên đây không phải là không tham, quý vị hiểu không? Nhưng nếu nói cái này mắc lắm đó, không xài thì để bán, là họ tham liền. Có khi vậy thì họ kêu đưa cho tôi đi, tôi bán liền, đúng không? Đó là tham. Chẳng qua là tại vì không có cảnh để tham. Cho nên không tham, phải phân biệt khác với không có cảnh để tham.
Một bên là do hàm dưỡng và một bên là do hoàn cảnh bất tiện. Tức là ở đây khác nhau, một bên là do mình luyện tập hoài, cho nên ở trong hoàn cảnh tốt mà mình không tham. Còn một bên là do hoàn cảnh bất tiện quá, không có gì hết trơn, cho nên khỏi tham. Nhà tôi nghèo xơ nghèo xác, nên nói tôi ăn uống bình thường v.v… Hoặc là hoàn cảnh tôi bận rộn quá, cho nên nói tôi ăn uống rất là nhẹ nhàng, ăn đơn sơ lắm, v.v… tôi không có tham ăn. Thật ra bận gần chết, có thời gian đâu mà ăn. Hoặc là nghèo quá thì đâu có gì đâu mà ăn, thì đâu thể nào đánh giá được. Cho nên phải đánh giá là gì? Người giàu mà không tham, thì mới đúng. Chứ còn mình khổ quá mà, mình đâu có biết được, nghèo cũng có cái tham của nghèo chứ. Nên ở đây là phải tùy nha.
Vô tham là một trong ba thiện căn nguồn cội của các sự lành, thiện pháp nhân quả lành.
Đây là trích từ cuốn sách Vô Tỷ Pháp Tập Yếu.Chúng ta thấy Vô tham là một trong ba thiện căn. Thiện căn gồm có vô tham, vô sân và vô si. Chứ không phải như người ta giảng, thiện căn là có thể hiểu được kinh điển, là thiện căn. Không! Đó là một phần nhỏ trong Vô si thôi. Trong Kinh A Hàm, Kinh Nikaya thì nói là thiện căn là không tham, không sân và không si. Cho nên nếu quý vị có không tham, thì đó là quý vị có thiện căn, thiện căn đó là căn lành, sẽ là nguồn để sanh ra được các pháp lành và nhân quả lành.
Quý vị thấy không ạ? Học Duy Thức, học Vi Diệu Pháp rõ ràng lắm, điều nào ra điều đó. Chứ nói một hồi, nói mơ mơ màng màng, không rõ. Mà không học thì làm sao rõ, không rõ thì làm sao mình tu.
Vô tham đối lập với tham và có thể khắc chế tham. Điều này rõ ràng đúng không? Một cái là không tham, thì đối lập và khắc chế tham.
Vô tham là một trong ba thiện căn, là một đức hạnh tốt liên quan đến lòng vị tha. Cho nên ai không tham thì tự nhiên họ có lòng vị tha nhiều hơn. Quý vị để ý đi, thấy đúng không? Thiện Trang thấy đúng đó. Những người keo kiệt là những người thường thiếu lòng từ bi. Tại vì mình từ bi thì sẽ buông ra được, còn đây là mình tham thì làm sao buông ra được, rõ ràng mà.
Vô tham trong khi có sẽ ra sao? Khi nào có Vô tham là trạng thái không ham muốn, không nhiễm đắm, không tham ác, không mong mỏi, không tham vọng, cách không tham, hành vi không tham, tức là căn thiện Vô tham như thế gọi là Vô tham vẫn có trong khi ấy.
Có nghĩa là trong những lúc mình thấy không ham muốn gì hết, không có nhiễm đắm gì hết, không tham những việc ác, không mong mỏi, không tham vọng, những hành vi, những cách làm, việc làm, đều là không tham.
Bốn ý nghĩa của Tâm sở Vô tham:
1. Trạng thái không ham muốn cảnh hay là không dính mắc theo cảnh, như một giọt nước trên lá sen. Đầu tiên, mình nói đơn giản nhất là đừng dính mắc. Giống như nước trên lá sen, nó không dính, giọt nước còn nguyên.
2. Phận sự là không chấp cứng. Có nghĩa là không có chấp cứng. Nhiều người chấp phải được như vậy, tôi phải như vậy, phải như vậy. Ví dụ hôm nay Thiện Trang chia sẻ pháp đây, mà bị cúp điện hay bị hư gì đó, thì Thiện Trang nói không được, hôm nay tôi nhất định phải giảng. Đó là tôi bị chấp cứng, thế là tôi cũng tham giảng. Không được! Phải tùy duyên chứ. Hôm nay hoàn cảnh không tốt, không được thì thôi. Mình đã cố gắng hết sức rồi, còn không được thì thôi. Tất cả mọi thứ tùy duyên. Quý vị thấy có bữa cũng ráng giảng, không livestream được đông người coi, thì cứ giảng ghi hình, rồi đăng lên cho quý vị coi. Lỡ bữa sau mình nghỉ tiếp, thì quý vị có để coi. Chia sẻ cho quý vị thôi, chứ không phải ham gì.
3. Thành tựu là không dính mắc cảnh đáng ưa thích. Sự thành tựu là không dính mắc đối với cảnh ưa thích. Ưa thích lắm nhưng mà thôi. Mình biết mình ưa thích đó, vì sao? Mình là phàm phu mà, sao mà không ưa thích được? Quý vị muốn hết tham thì là phải Tam quả A-na-hàm. Còn mình đây [vẫn] là phàm phu, thì phải có [tham] thôi. Nhưng cố gắng đừng dính mắc với cảnh đáng yêu thích. Ví dụ quý vị thích ăn món ăn gì đó, ví dụ như cơm chiên Dương Châu. Thiện Trang nói thế thôi, nghe quảng cáo, chứ không biết cơm chiên Dương Châu tùy vùng miền nấu thế nào. Nghe nói món đó rất ngon, cho nên vô quán nhất định phải ăn món đó. Nhưng đi vào quán không có món ăn đó, thì đi qua quán khác để ăn cho bằng được, gần trễ giờ rồi, nhưng thôi kệ cứ ráng đi. Rồi qua quán khác cũng không có, lại tiếp tục đi quán khác nữa. Như vậy đó là tham rồi, đó là dính mắc cảnh đáng ưa thích. Đó là quá chấp, không được! Mình tùy duyên, thôi bữa khác ăn, chẳng hạn như vậy.
4. Nhân gần nhất là tác ý khéo (là khéo tác ý). Ở đây là [Tâm sở] Không tham, thì là khéo tác ý. Còn [Tâm sở] Tham, thì nhân cận nhất là không Như lý Tác ý. Tức là thấy các pháp không phải là Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã, mà mình ôm vô đó, thì là tham.
Như vậy Thiện Trang đã chia sẻ xong Tâm sở thứ nhất là Tâm sở Vô tham. Đến đây là được 5 Tâm sở rồi, có 19 Tâm sở, mấy Tâm sở sau thì lạ, [còn] mấy Tâm sở đầu thì quen. Tới Tâm sở Trung hòa là bắt đầu lạ. Chúng ta tiếp tục với Tâm sở Vô sân.
Tâm sở Vô sân:
Vô sân là gì? Vô sân là không giận, không buồn, không khóc lóc. Nhớ là không giận, không buồn, không khóc lóc. Vậy ai giận, thì rõ ràng là sân rồi. Hồi xưa mình tưởng buồn không phải là sân, bây giờ thì biết buồn là sân rồi, trách móc nghĩ đến quá khứ, buồn cũng là sân. Khóc lóc có sân không? Sân! Hồi xưa mình không biết khóc lóc thuộc Tâm sở gì, giờ mình biết khóc lóc là sân.
Vô sân là pháp đối lập với sân, và có thể khắc chế sân còn gọi là Từ (Từ trong Từ, Bi, Hỉ, Xả. Quý vị thấy không sân thì đối ngược lại). Vô sân là trạng thái tha thứ và buông bỏ đối với cảnh nghịch ý. Có nghĩa là trạng thái tha thứ, buông bỏ đối với cảnh nghịch ý. Thông thường, chúng ta sân là do cảnh nghịch ý, muốn được mà cuối cùng không được, cho nên tức, là sân. Rồi không được cho nên buồn khóc, vậy buồn cũng là sân, mà khóc cũng là sân, không được mới buồn, mới khóc chứ. Buồn khóc là sân rồi. Rõ ràng nha! Đó là không tốt. Đây là chúng ta đang học Tâm sở Bất thiện.
Thay vì Tâm sở Vô tham là sự buông bỏ hay tháo cởi trước cảnh toại ý. Tức là Vô tham khác với Vô sân. Vô sân là tha thứ và buông bỏ đối với cảnh nghịch ý. Còn Vô tham là buông bỏ, tháo cởi đối với cảnh toại ý. Một cái là toại ý, cảnh thuận thì tham; còn bây giờ cảnh thuận mà mình cũng không tham luôn, đó là Vô tham. Còn cảnh nghịch, nếu mình khó chịu, mình chấp cứng vô đó, thì đó là sân. Ngược lại, mình buông được đối với cảnh nghịch, thì mình không sân. Cho nên ai mà sân là do mình không buông được đối với nghịch cảnh đó. Quý vị không buông được nghịch cảnh là quý vị có sân. Cho nên Không sân là một trong ba thiện căn: Vô tham, vô sân, vô si. Vậy thì có sân thì chứng tỏ thiện căn của mình yếu đúng không? Quý vị thấy rõ ràng.
Khi được tu tập một cách có ý thức, thì Tâm sở này chính là lòng từ. Cho nên quý vị thấy, khi tu tập đúng thì Vô sân chính là tâm từ. Cho nên ai có tâm từ nhiều thì ít sân. Quý vị để ý đi, ai có tâm từ nhiều thì ít sân, còn ai sân nhiều thì ít từ (ít từ bi) đó.
Cho nên từ đó mình biết liền, chúng sanh như thế nào. Quý vị thấy có nhiều người tu được tâm này, họ không sân, họ từ bi lắm, thương người lắm, ít sân lắm. Thiện Trang thấy có người như vậy. Thiện Trang thì tu tâm này không được tốt lắm, cho nên nhiều khi cũng thấy hơi khó chịu. Đó là mình kém về môn này, hơi khó chịu với những nghịch ý.
Tâm sở Vô sân cũng là một trong ba thiện căn. Một trong ba thiện căn là: Vô tham, vô sân và vô si. Cho nên Vô sân là một trong ba thiện căn.
Vô sân không chỉ thiếu vắng sự ganh ghét hay ác cảm, mà còn là một đức hạnh tốt. Tất nhiên là sân hận thì sẽ có sự ganh ghét, ác cảm. Nhưng đây là Vô sân, thì không có ganh ghét ác cảm, mà còn là một đức hạnh tốt. Cho nên những người có tính ganh ghét là những người sân. Quý vị thấy không? Quý vị học vào Tâm sở này là rõ hết. Ai có tính ganh đua, ganh tị, ganh ghét, ác cảm với người này người kia, thì là quý vị có sân. Ví dụ khi nhắc đến người nào đó mà mình cảm thấy ghét rồi, mình không thích rồi, thì đó là mình sân. Bây giờ nhớ nha! Ác cảm với ai cũng là sân.
Phải có những chìa khóa như vậy thì mới quán Tứ niệm xứ được. Quý vị nhớ bài trước, chúng ta học bài Tứ niệm xứ mất một thời gian rất dài đúng không? Quý vị thấy tâm ta đang sân thì biết là tâm đang sân, tâm đang tham thì biết là tham. Đức Phật không nói là dẹp hay không dẹp, mà đức Phật nói là chỉ cần biết thôi. Biết là biết thế nào? Trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, quý vị đang ngủ thì biết đang ngủ, ngủ say thì biết ngủ say, tâm thế nào thì biết hết.
Vậy thì có khi nào mình biết mình sân, khi mình đang sân hay không? Hay là không biết luôn? Ví dụ như ở đây, ganh ghét hay ác cảm với ai cũng là sân, mà quý vị có biết không? Không biết! Tại vì sao? Bởi quý vị đâu có học Tâm sở đâu mà biết. Cho nên Thiện Trang nói không học mấy món Tâm sở mà đòi tu Tứ niệm xứ, thì làm sao quán tâm trên tâm, quán tâm như tâm được. Không được! Quán tâm như tâm: là quán tâm như tâm của bậc A-la-hán đó (quán tâm trên tâm cũng được). Mình không quán được. Quán thân, thọ, tâm, pháp không nổi đâu. Khó lắm! Không học Tâm sở thì không quán được.
Cho nên nhớ nha! Mình phải quan sát được dấu hiệu của tham, sân, si. Mình học, mình thấy, thì mình phải có tiêu chuẩn. Giống như buồn cũng là sân, nhiều người đâu biết buồn là sân; khóc cũng là sân luôn; tủi hận cũng là sân; rồi ganh ghét, ác cảm [đều là] sân hết. Ác cảm là nhắc tới người nào đó mà mình thấy hơi ghét. Giống như nhiều người nói, nhắc tới thầy Thiện Trang là ghét rồi. Đó là sân, thì làm sao được! Quý vị phải thương, phải từ bi.
Cho nên Thiện Trang chia sẻ bí quyết với quý vị, là Thiện Trang cố gắng đổi ngược lại. Tức là mình đang ghét người đó quá, người đó đang làm việc gì đó [khiến] mình khó chịu quá, thì mình phải thương họ, đổi lại tâm từ bi. Quý vị coi bài Kinh Người Áo Trắng, đức Phật nói lúc nào cũng thương người ta hết, nghĩ làm cách nào đó để thương người ta thôi, người ta đang lạc đường, quý vị hãy thương người ta. Vì người ta đang lạc đường, người ta không hiểu mình. Mình đang chia sẻ Chánh pháp, mà người ta không hiểu, người ta chửi, cho nên mình thương người ta. Người ta đang không hiểu được Chánh pháp đó. Cho nên là phải biết thương.
Có đồng tu nói: ‘Thưa thầy, ngủ say thì làm sao biết ngủ say?’ Lúc đang ngủ say thì không biết, nhưng vừa thức giấc thì biết chứ, đúng không? Đang ngủ, lúc đó trạng thái dừng thì không biết rồi, còn nếu quý vị biết được luôn thì quý vị thành tựu một bậc A-la-hán rồi, chứ còn gì nữa. Khi ngủ xong, mình thức dậy, thì mình biết nãy giờ ngủ say, không biết gì. Còn ngủ mà chưa say, thì mình biết là mình chưa ngủ say. Đó là mình cũng biết chớ.
Sân có trạng thái thô lỗ, cứng sượng và ác độc; trong khi trạng thái của Vô sân là tính nhu mì và sự bao dung. Ngược lại nha! Sân là thô lỗ, cứng sượng, hành động cứng nhắc và ác độc. Đúng thiệt! Thiện Trang thấy sân là bắt đầu ác rồi đó, những người sân là bắt đầu họ ác, họ sẵn sàng làm những việc ác. Rồi trạng thái của Vô sân thì ngược lại, là sự nhu mì, không cứng rắn, và sự bao dung.
Sân ví như kẻ thù, trong khi Vô sân ví như một người bạn tốt dễ chịu. Quý vị nhớ để mình học. Mình học Sân rồi, mà học Vô sân nữa thì rõ hơn đúng không? Vậy thì mình mới quán Tứ niệm xứ được. Nhớ! Vô sân giống như một người bạn tốt dễ chịu, còn Sân thì giống như kẻ thù.
Vô sân cũng được xem như thiện chí với bản chất thiện và lợi ích của nó (tức là Vô sân là tốt rồi). Khi nào Vô sân hướng sự chú ý đến chúng sanh, cầu mong cho họ được hạnh phúc, khi ấy Vô sân được gọi là từ (tức là từ trong lòng từ hay là lòng trắc ẩn). Khi nào quý vị không có sân, mà quý vị hướng sự chú ý đến tất cả chúng sanh, rồi cầu mong cho họ được hạnh phúc, thì lúc đó quý vị chuyển thành từ.
Cho nên quý vị thấy Sư Minh Tuệ lúc nào cũng hay nói, ai học theo Sư Minh Tuệ thì cũng có câu là: ‘Con cầu mong cho họ được hạnh phúc, tốt đẹp’, lúc nào cũng vậy. Đó là từ, không có sân. Còn mình cũng bắt chước, mình cũng nói là cầu mong cho họ tốt đẹp. Nhưng một hồi lại cầu cho nó chết đi cho rồi, cầu cho nó thế này thế kia, toàn cầu điều xấu không à. Kiểu đó không phải là không sân, mà là rất sân. Cầu mong cho họ đọa lạc, mong cho họ chết sớm, toàn cầu như vậy. Đó là sân, chưa có từ bi được, cho nên chưa tu được.
Thôi mình an ủi cho mình đi, dù sao mình cũng chưa tới Tam quả A-na-hàm, cho nên còn sân là bình thường, chỉ giảm bớt sân thôi. Tu Tứ niệm xứ, là tâm sân thì biết có sân, tâm tham thì biết có tham, tâm hoài nghi thì biết đang hoài nghi, tâm phóng dật thì biết là đang phóng dật, tâm thụy miên hôn trầm thì biết là tâm thụy miên hôn trầm. Mình không học mấy Tâm sở thì làm sao mình biết mấy tâm đó, quý vị hiểu không? Rồi bữa sau mình học 121 tâm thì mình sẽ thấy rõ hơn nữa, tâm đang hôn trầm thì hôn trầm kiểu nào, tâm đang sân thì sân kiểu nào, tâm đang tham thì tham kiểu nào, ta biết rõ hơn nữa, thì mới quán Tứ Niệm Xứ được chứ. Còn bây giờ ít nhất cũng quán được sơ sơ rồi đó, cũng khá rồi đó, nhưng càng học về sau là rõ hơn nữa. Phải thuộc, phải hiểu những điều này.
Cho nên quý vị đồng tu học tới đây, giờ nhớ Tâm sở kỹ vô cho Thiện Trang, mấy Tâm sở xấu mình đã học qua rồi đó: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà kiến. Mình học cho kỹ những Tâm sở xấu, thì mình tu, mình bỏ hết Tâm sở đó, làm sao cho những Tâm sở đó không xuất hiện nữa là ngon rồi, thì thành công. Tu Tứ niệm xứ là cứ quan sát, mình biết chắc chắn, giống như biết trong nhà có trộm thì chắc chắn sẽ đuổi trộm ra ngoài. Cho nên trước sau gì thì quý vị cũng hết thôi.
Cho nên tại sao Kinh Tứ Niệm Xứ nói là chỉ cần biết thôi. Quý vị thấy Kinh Tứ Niệm Xứ, [đức Phật] dạy tu Tứ niệm xứ, đâu cần dạy quý vị đừng sân, đừng tham, đừng si đâu. Mà đức Phật chỉ dạy là biết thôi, tâm đang tham thì biết tâm đang tham, tâm sân thì biết tâm sân, tâm si thì biết đang si, tâm hoài nghi thì biết đang hoài nghi, tâm phóng dật thì biết đang phóng dật. Rõ ràng như vậy mà không học Tâm sở.
Cho nên ai tu Tứ niệm xứ, tu Vipassana, là tu mọi lúc mọi nơi, lúc nào cũng phải quan sát được tâm, quan thát được thân, quan sát được cảm giác (cảm thọ) và quan sát được các pháp. Mà mình không có [học] Tâm sở thì làm sao quan sát tâm đây, cho nên là khó. [Quý vị] học đi rồi mới thấy tu điều này hiệu quả vô cùng.
Vô sân cũng là một trong ba thiện căn: điều này thì chúng ta đã nói rồi. Thiện căn là: Vô tham, vô sân, vô si đó.
Vô sân trong khi có thì sẽ ra sao? Khi nào không có sự giận dỗi, không hờn, không tức mình, không tính hại, không nghĩ đến sự ác độc, tức là căn thiện Vô sân. Có nghĩa là quý vị làm sao đó, phải biết khi nào quý vị không có giận dỗi. Có giận dỗi không? Các cô nàng hay giận dỗi. Người nữ thì hay giận dỗi nhiều, còn người đàn ông thì ít giận. Người đàn ông không có tính này.
Có nhiều người nói: ‘Thưa thầy! Sao con cũng có phước báo thế này thế kia, mà sao con làm thân nữ?’ Bởi quý vị có những tính của người nữ, ví dụ như quý vị thích giận dỗi, thích hờn, rồi hay sợ hãi, yếu đuối, hay ganh ghét ganh tỵ, có những tính đó v.v… Quý vị có phước báo đi nữa, thì quý vị cũng phải chui xuống làm nữ thôi. Do tâm mà, tâm tương ưng thì cảnh tương ưng. Quý vị cứ coi trong kinh Phật đi, đức Phật kể ra tội của người nữ nhiều lắm. Thiện Trang thì không dám kể, tại vì giảng ở đây, có các cô nhiều quá. Chứ không, các cô nghe xong, các cô dội. Đức Phật nói, mà quý cô lại phỉ báng, nói đức Phật nói xấu các cô nữa, cho nên thôi, từ từ.
Ở đây nói khi nào quý vị không có sự giận dỗi, không hờn dỗi (hờn dỗi là thuộc về Sân), không tức mình, không tính hại (tức là không tính toán hại ai hết), không nghĩ đến sự ác độc. Quý vị nhớ nha! Không nghĩ đến sự ác độc. Mình tính toán toàn là gì đâu không. Thiện Trang thấy nhiều người tu hành rồi, tu hành lâu năm mà học không tới nơi tới chốn, cho nên thấy người nào tu không giống mình, là bắt đầu tìm cách phỉ báng, nói thế này nói thế kia, rất nhiều.
Quý vị thấy [người] tu trong Tịnh Độ, hồi bữa nghe ai kể đó, người mẹ thì tu theo con đường khác, đi hộ niệm gì đó, còn con thì nghe pháp Tịnh Độ, tu [theo] đây, cho nên người mẹ phỉ báng, nói đủ các kiểu, nào là con tu theo tà rồi, thế này thế kia. Đó là ác độc. Vậy tu làm sao vãng sanh được? Cho nên tội, thương cho người ta, người ta vô minh quá. Mình muốn gây nhân Tây Phương Tịnh Độ mà lại đem tạo ác nghiệp, người ta không tu giống mình là bắt đầu phỉ báng, tìm cách gán ghép cho bao nhiêu tội. Thế thì làm sao, đâu có từ bi đâu. ‘Chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ’, Tây Phương Cực Lạc đâu phải chỗ dành cho những người như vậy. Cho nên chúng ta biết ngay: tâm không tương ưng thì cảnh không tương ưng.
Trong kinh đức Phật nói là “chúng sanh tụ theo giới”. Theo giới là người ác đi với người ác, người thiện đi với người thiện. Ở Tây Phương Cực Lạc là người cực thiện, thì phải đi với người cực thiện chứ, người tâm thanh tịnh mới được chứ. Cho nên ‘tâm tịnh tắc Phật độ tịnh’ mà, tâm tịnh thì cõi nước sẽ tịnh thôi. Bây giờ tâm mình không thanh tịnh, mà mình đòi về Tây Phương Cực Lạc thì làm sao có chuyện đó.
Cho nên từ đó mình biết là chúng sanh bây giờ tu kiểu mê mờ, lười học kinh, lười đọc sách, mà nghe người này giảng, người kia giảng, rồi suốt ngày cũng nói hay lắm, toàn nói ‘y pháp bất y nhân’. Y pháp bất y nhân, mà ông thầy của mình đã không ‘y pháp bất y nhân’ rồi, còn mình thì y với ông thầy của mình thôi. Vậy thì mình biết là mình thế nào. Còn nếu muốn ‘y pháp bất y nhân’ thì phải coi kinh điển chứ, những lời ổng nói ra có phải trong kinh hay không. Chứ ổng nói theo ý ổng, rồi mình cũng y theo ổng, mình kêu là mình y pháp bất y nhân. Đó mình y nhân bất y pháp thì có.
Thời nay rất là đáng thương, chúng sanh thời nay thiếu căn lành, kinh sách thì đầy trên mạng, search một cái là ra hết, đánh vô Kinh A Hàm là ra ngay, có file mp3, có file Word luôn, có cả trang web đăng luôn, đầy đủ hết các kinh, kinh này kinh kia, kinh Đại thừa, kinh Tiểu thừa, tất cả các kinh. Mình không có thời gian đọc mà mình [nói] tu hành, cho nên thật là đáng thương.
Thiện Trang nói thời này đáng thương lắm, chúng sanh thời này mê lắm, cho nên càng tu càng sai. Rồi tu mà chửi bới, gặp những người giảng kinh đàng hoàng thì lại chửi, nói là ham học nhiều rồi cống cao ngã mạn, tùm lum tùm la. Chính mình không biết mình, mà mình đi nói người ta. Như vậy thì càng ngày tạo nghiệp càng nặng, cho nên rất là đáng thương.
Bốn ý nghĩa của Tâm sở Vô sân:
1. Trạng thái là không hung ác hay là không phẫn nộ. Quý vị nhớ trạng thái đầu tiên là không hung ác, không phẫn nộ. Quý vị có hung ác hay không? Có phẫn nộ hay không? [Quý vị] thường xuyên phải kiểm tra, nhớ đây là những từ để mình kiểm tra nha. Nhớ là không có ý ganh ghét, hung ác, phẫn nộ.
2. Phận sự là không gây thù oán, không nóng nảy. Phận sự của Tâm sở Vô sân là không gây thù oán với ai, không nóng nảy. [Quý vị] làm gì mà nóng quá là đang sân đó. Nhớ nha! Nhiều người nói không sân thì không phải, mà sân kiểu khác. Sân có nhiều dấu hiệu để sân: Người thì tự trách mình sao thế này thế kia cũng là sân, người thì hối hận cũng là sân, người thì nóng nảy chửi bới cũng là sân, người gây thù chuốc oán cũng là sân, người đấu tranh ghen ghét cũng là sân. Cho nên sân hết đó, vậy mà mình không biết. [Vì] đâu có học, nên mới không biết thôi.
3. Thành tựu là tâm trong trẻo như trăng rằm: tức là nếu mình không sân, thì thành tựu được tâm mình trong trẻo như trăng rằm.
4. Nhân gần nhất là khéo tác ý: đó là mình khéo tác ý, nếu mình tác ý không khéo thì không được. Muốn khéo tác ý thì chỉ có học kinh điển nhiều thì mới biết được thôi, chứ làm sao mà biết được.
Đó là Thiện Trang đã giới thiệu cho quý vị Tâm sở Vô sân. Như vậy là chúng ta đã học [Tâm sở]: Vô tham, Vô sân, Vô si. Chúng ta thấy học rất quan trọng, ở đây thì không có si. Nhưng chúng ta học [các Tâm sở]: Tín, Niệm, Tàm, Úy, Vô tham, Vô sân.
Bây giờ chúng ta học thêm Tâm sở nữa là Tâm sở Trung hòa. Có chỗ dịch là Trung tính, thì thôi chúng ta dịch là Trung hoà hay hơn Trung tính. Tùy mỗi người, tại vì từ Pali mà dịch sang tiếng Việt thì không có qua một cái gì hết, chỉ dịch nghĩa thôi. Còn ví dụ như chữ Hán thì ông cha ta thời xưa đã chế âm Hán Việt rồi, cho nên vô chữ đó là có âm Hán Việt rồi. Nên người 10 người dịch âm Hán Việt thì hầu như cũng giống nhau, bởi vì chữ Hán ít âm Hán Việt lắm. Cùng lắm như chữ ‘nhạo’ với chữ ‘lạc’hay chữ ‘nhạc’ là một chữ Hán. Nhưng lúc thì đọc nhạo, lúc thì đọc nhạc, lúc thì đọc lạc. Chữ nhạc thì không có ai dịch rồi. Ví dụ như trong Tứ vô ngại biện, có ‘nhạo thuyết vô ngại’, thì có người dịch là nhạo thuyết, có người dịch là lạc thuyết. Nhạo hay lạc thì cũng một chữ đó, cùng lắm chỉ sai vậy thôi. Chứ còn chữ Pali mà dịch sang tiếng Việt thì không có gì hết, cho nên người ta dịch mỗi người mỗi kiểu. Vì vậy quý vị thấy chữ Tâm sở, có người dịch là Tâm sở, có người dịch là Sở hữu tâm, có người dịch là gì đó v.v… Tâm sở Trung hòa cũng vậy, có người dịch là Trung tính, rồi tùm lum hết. Chúng ta phải hiểu, biết ý nghĩa là được rồi.
Bữa nay học Tâm sở Trung hòa. Thêm Tâm sở này nữa là chúng ta học được 7 Tâm sở rồi, mà mình phải học 19 [Tâm sở]. Mấy Tâm sở này lạ hơn, [còn] mấy Tâm sở kia quen. Quen nhưng mình học hoài mà mình vẫn thấy mới. Hồi trước mình cứ tưởng mình biết tham là gì, sân là gì, si là gì. Thiện Trang nói, ví dụ các đồng tu Tịnh Độ ở đây, muốn độ những người tu Tịnh Độ cứng đầu khác, thì quý vị hỏi họ Sân là gì, thì họ trả lời lung tung cho coi. Họ không biết Sân là gì. Chính vì không học những bộ này, [nên] đâu biết đâu.
Tâm sở Trung hòa:
Trung hoà có trạng thái chính là hay quan sát cảnh vô tư, không thiên vị, giữ tất cả các pháp quân bình, điều hoà những pháp đồng sanh cho bằng với nhau, không thái quá bất cập, hay chênh lệch so le, tức là dung hòa các pháp đi chung.
Tâm sở này mới, nên Thiện Trang phải nói chậm chậm, đọc qua thì quý vị có nghe kịp không? Thứ nhất đây là Tâm sở khi quan sát cảnh thì vô tư, không thiên vị, mình giữ được các pháp quân bình. Có nghĩa là tôi thấy cái micro này màu đen, màu đen thì là màu đen thôi, thấy cũng như không thấy vậy đó. Có người thì thấy màu đen xấu quá, còn người kia thì thích màu đen, màu đen đẹp. Thầy Thiện Trang có micro màu đen đẹp.
Như vậy Thiện Trang đã lấy ba ví dụ, để quý vị thấy ba Tâm sở khác nhau khi cùng nhìn cảnh là cái micro. Một người nói cái micro đen xấu quá, hay thầy đặt chướng mắt quá. Đó là Tâm sở Sân khởi. Người thứ hai nói cái micro [màu] đen thầy đặt đẹp quá, đó là Tâm sở Tham khởi. Còn người thứ ba là trạng thái quân bình được, trơ trơ, thì thấy micro cũng là micro thôi, đó là [Tâm sở] Trung hòa. Quý vị hiểu chưa? Mình học rõ ràng vậy đó. Không thiên vị, tôi không vì tình chấp nên tôi không thương cái micro này. Bởi vì tôi không xài micro, nên tôi ghét micro này, là không có. Mà tôi rất rõ ràng, bình thường, trơ trơ ra, micro là micro thôi.
Còn người nhiều khi ghét, ví dụ như Thiện Trang để chữ Từ điển Pali của tác giả Toại Khanh. Bắt đầu có người [kêu]: nghe ông Toại Khanh ghét lắm, chẳng hạn. Có người vậy đó, đó là quý vị thiên vị rồi. Còn quý vị nghe Sư Toại Khanh là Sư Toại Khanh thôi. Còn có người [thì thấy] Sư Toại Khanh hay lắm, thế này thế kia. Đó là quý vị rớt vào trạng thái không trung hòa.
Trung hòa là giữ các pháp quân bình, điều hòa các pháp đồng sanh cho bằng nhau, không thái quá, không có chênh lệch so le, tức là dung hòa các pháp đi chung với nhau. Đó là trạng thái. Mình thấy nhiều cảnh vô cùng một lúc, thì mình [phải có] tâm [Trung] hòa này. [Tâm sở] này có nhiều thứ lắm, giảng ra thì sâu lắm, để chúng ta đọc tiếp rồi giảng tiếp.
Trung hòa được ví như người đánh xe ngựa, điều khiển hai con ngựa thuần thục chạy đồng lúc. Ví dụ quý vị biết hồi xưa đi xe ngựa, có hai con ngựa kéo, thì người điều khiển xe ngựa phải điều khiển hai con ngựa chạy ngang ngang nhau. Chứ con ngựa này chạy nhanh, con ngựa kia chạy chậm thì không được. Đó là trung hòa, cân bằng thì được như vậy. Trạng thái này cũng rất quan trọng, cho nên nó mới là Tâm sở Tịnh hảo.
Sở dĩ chúng ta không điều hòa được là do không có tâm này, không quân bình được. Nhiều khi thích quá, nhiều khi ghét quá, nóng quá, khó chịu quá, buồn quá v.v… Đó là không có Tâm sở Trung hòa để cân lại cho mình. Vì người ta rơi vào hai trạng thái: ghét hoặc thương. Ghét cũng đọa lạc, mà thương cũng đọa lạc. Đó là tham. Cho nên tu là gì? Phải trung hòa, trung hòa thì mới tốt. Còn không thì quý vị dính vô tham quá, tham quá. Cho nên tu cuối cùng là để đưa về trạng thái cân bằng này.
Quý vị thấy không ạ? Không học Tâm sở thì đâu [biết] kỹ như vậy. Học Tâm sở rồi mình biết, bữa nay dễ [tu] rồi đó. Giống như hai con ngựa kéo xe, mà con ngựa này chạy nhanh, con ngựa kia chạy chậm thì không được, sẽ té ngã, gặp tai nạn ngay. Còn hai con ngựa cứ chạy đều đều, thuần thục, mà chạy ngang nhau. Chúng phối hợp càng nhuần nhuyễn bao nhiêu, thì xe đó chạy càng nhanh và càng tốt. Tâm sở này cũng vậy, vai trò này quan trọng.
Nó cũng đóng vai trò như người chủ tọa của buổi họp, trao cơ hội công bằng đến những cộng sự. Tức là trong buổi họp đó, người chủ tọa phải trao cơ hội công bằng đến những người cộng sự với mình, những người cùng làm việc với mình. Tâm sở này cũng quan trọng như vậy đó.
Tâm sở trung hòa giúp quân bình tâm và những Tâm sở cùng sanh, cùng hành động nhịp nhàng, ngăn chặn bất cứ sự vượt trội quá mức hay lui sụt kém cỏi nào. Có nghĩa là [Tâm sở] này giúp quân bình tâm. Chúng ta chưa học về tâm, nhưng những Tâm sở cùng sanh, ví dụ như chúng ta có nhiều Tâm sở chạy lên, thì quý vị biết Tham với Vô tham là hai Tâm sở, và hai Tâm sở này cân bằng nhau thì không tham. Nhiều Tâm sở nữa lên thì cũng cân bằng luôn. Nó cân bằng, cùng hành động nhịp nhàng, không cho Tâm sở nào nổi quá mức hay lui sụt kém cỏi. Điều này rất quan trọng.
Với ý nghĩa bình thản, nó thường được gọi là Xả, là trạng thái trung bình giữa bi và tùy hỷ.
Quý vị nghe kỹ không? Mai mốt [chúng ta học] Xả giác chi là nhờ Tâm sở này. Trong Bảy giác chi (Thất giác chi) thì có Xả. Tâm sở Trung hòa này thường được gọi là Xả, là trạng thái trung bình giữa bi và tùy hỷ, tức là nó trung bình giữa bi và tùy hỷ. Bi là gì? ‘Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc; Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ’. Bi là thương cảm, và tùy hỷ là vui theo. Ở đây [Tâm sở] này là ở giữa giữa thôi, không có bi lụy và vui theo, cho nên là trạng thái trung bình.
Xả là nuôi dưỡng chân giá trị một trong Bảy giác chi, khác với xả thọ. Ở đây khác với xả thọ. Tức là trạng thái Xả trong Xả giác chi, là một giá trị quan trọng trong Bảy giác chi. Sau này mình học Bảy giác chi, thì tùy thời, mình biết lúc nào thì phải tu những giác chi nào trong Bảy giác chi, để quân bình được tâm. Lúc tâm mình đang nóng thì mình phải tu giác chi nào, lúc tâm mình đang sân thì mình phải tu giác chi nào để kìm lại, lúc mình đang buồn ngủ thì mình tu Tâm sở nào…
Bây giờ chắc nhiều người không đọc kinh nên không biết, chứ thật ra đức Phật dạy hết rồi. Hôm nào đó Thiện Trang sẽ có buổi [chia sẻ] chuyên về Thất giác chi. Nếu tuần sau có thời gian, có thể chúng ta sẽ học về Thất giác chi. Còn nếu không thì cứ từ từ, cứ học hết 37 Phẩm trợ đạo cho đàng hoàng.
Và nhớ Xả giác chi này khác với xả thọ. Xả thọ là trơ trơ, không vui không buồn. Còn xả này là trung bình giữa bi và tùy hỷ. Bi là thương cảm, tùy hỷ là vui. Tức là một bên là hơi buồn, một bên là vui. Điều này cũng không phải là buồn vui, mà mang tính chất là vui theo niềm vui của người khác, thấy tốt đẹp, thấy người ta buồn thì mình cũng không buồn theo. Còn xả thọ kia thì khác. Thấy nóng quá nên tôi thấy đang khổ, lạnh quá cũng khổ và mát mẻ thì thấy dễ chịu, rồi trơ trơ ra gọi là xả. Xả [thọ] là trạng thái đối với thân thể, với cảm nhận. Còn Xả này là vấn đề về tinh thần, tâm tùy hỷ hay là tâm bi.
Mình không học thì mình không biết, mình không phân biệt được xả này với xả thọ. Phải học A Tỳ Đàm, phải học Duy Thức thì mới biết được. Không học, [nên] ngay tâm mình mà mình cũng không biết nữa. Như vậy là khác nhau, Thiện Trang nói rồi đó.
Bốn ý nghĩa của Tâm sở Trung hòa:
1. Trạng thái là dìu dắt, quân bình những pháp đồng sanh. Quan trọng là [Tâm sở này] dìu dắt và quân bình các pháp đồng sanh, với các Tâm sở đồng sanh.
2. Phận sự là ngăn pháp hợp nhau, không cho thái quá, bất cập. Tức là những pháp hợp nhau lại, dồn lại, khiến cho tạo ra những trạng thái thái quá thì bất cập. Tâm sở này sẽ [giúp] dừng. Ví dụ như có nhiều đồng tu không biết tu, nghe pháp nhiều quá, nghe từ sáng đến tối, nghe hoài, từ ngày này qua ngày kia, nghe miết, mà thiếu thời gian để tu Thiền chỉ. Tức là nghe pháp là thuộc về tu Thiền quán. Mình cứ tu Thiền quán không [thôi], mình quên tu Thiền chỉ, thì không cân bằng. [Cho] nên [tu] riết rồi [bị] trạo cử. Bắt đầu nói pháp mà mơ mơ màng màng, nói thôi rồi, nói hoài, nói miết. [Do] tâm mình không có định tĩnh. Đó là các pháp hợp nhau thái quá bất cập thì sinh ra trạo cử.
Cho nên để ngăn điều đó thì quý vị phải tu Xả giác chi và tu Tĩnh chỉ Giác chi, tức là tu Thiền chỉ. Quý vị tu tĩnh nhiều vô, thì tự nhiên xả tâm ra. Ngay căn bản đó mà nhiều người cũng không biết tu nữa. Thiện Trang thấy nhiều người học Phật pháp nhiều quá, rồi cuối cùng bị trạng thái đó. Học mà không có thời gian thiền.
Rồi thiền cũng không biết thiền nữa, vô ngồi xếp bằng, thả tâm bay đi đâu đó, gọi là thiền. Đâu phải như vậy, có đề mục tu Thiền chỉ, Thiền quán rõ ràng. Mình phải có đề mục, học theo Phật, mình thực hành theo 40 đề mục tu Thiền chỉ, những đề mục tu Thiền quán, chúng ta đều chia sẻ [rồi]. Quý vị lấy những đề mục đó ra xài. Chứ nhiều người không biết, vô ngồi đó rồi kêu thiền, ngồi xếp bằng là thiền, thả lỏng tâm, đừng nghĩ gì, v.v… gọi là thiền. Cuối cùng đi đâu không biết luôn, nên tu [như vậy] là không đúng.
Rồi nghe pháp quá nhiều mà thiếu thực hành, cuối cùng sinh ra trạng thái thái quá, trạo cử tăng lên, liên tục trào kiến thức lên, thì khi đó quý vị bị trạo cử. Người trạo cử dấu hiệu rõ nhất là khi nói không có trọng tâm, nói lung tung lang tang. Cho nên Thiện Trang thấy có những đồng tu vào lớp đặt câu hỏi, đặt mãi mà không biết hỏi điều gì, thì đó là mình bị trạo cử. Những người bị trạo cử thì mình phải tu Tĩnh chỉ nhiều hơn, tu Thiền chỉ để cân bằng lại. Thiền quán của mình dư rồi, mà không đắc thì giờ mình phải kéo lại.
Cho nên phải có thời gian để tu [đề mục] này, kia. Cách tu rất dễ, hồi xưa thì khó khăn [khi] đốt lửa v.v… bây giờ lên mạng kiếm hình, kiếm video, hoặc tranh rồi quán lửa, quán nước v.v… Có người nói mua cái đèn tròn tròn, to to, màu trắng để tu đề mục quán ánh sáng. Đó là tu Thiền chỉ, quán xanh, vàng, đỏ, trắng, hoặc hư không, hoặc nhìn ánh sáng cũng được, miễn sao là có định thôi. Và phải đặt khoảng cách cho vừa nha, vừa thì mình ngồi mới cảm nhận được. [Để hình] tròn tròn cho dễ quán. Đó là những cách để tu [Thiền chỉ], đều được hết. Quý vị coi kỹ, Thiện Trang đã chia sẻ những đề mục chính rồi, từ từ mình sẽ chia sẻ những đề mục tiếp theo.
3. Thành tựu là trung hòa đối với cảnh: điều này thì rõ ràng, là trung hòa đối với cảnh.
4. Nhân gần nhất là có chư pháp tương ưng: tức là các pháp tương ưng với nhau, chứ nhiều khi nó kéo quá. Ví dụ như chúng ta đang nóng quá, mà bảo được tâm Xả, Tâm sở Trung hòa này thì khó lắm. Hoặc tâm mình đang lúc buồn ngủ quá, mà bảo trung hòa thì khó. Hoặc tâm mình đang rạo rực, trạo cử quá, nhớ một chuyện gì đó vui quá thì khó. Nên các pháp phải tương ưng, tức là các pháp vừa vừa thôi. Tức là mình lựa trong hoàn cảnh nào đó vừa phải thôi, đừng ác nghiệt quá, đừng thuận quá, vừa vừa.
Cho nên người tu hành thì ăn cũng vừa phải, ngủ cũng vừa phải, làm gì cũng vừa phải, trung đạo thì dễ thành tựu. Còn quá mức là bắt đầu không trung hòa, đối với cảnh thì Tâm sở Trung hòa này khó mà kéo lên được, tức là nó khó mà phát sinh, cho nên sẽ không thành tựu. Chữ nhân thân cận (nhân gần nhất) là phải để ý vô đó.
Hành xả nếu dịch sát thì chữ Pali trên có nghĩa là trạng thái nằm giữa hai trạng thái, hai thái cực, cảm xúc vui buồn. Tức là hành xả này là ở giữa hai trạng thái, cảm xúc: vui và buồn.
Tâm sở này được ví như một người đánh xe kìm giữa hai con ngựa, không cho chúng đi quá sâu vào hai lề đường. Cho nên đây là kìm lại giữa hai con ngựa, người ta ngồi làm sao để hai con ngựa này không đi quá sâu vào lề đường.
Khi Tâm sở này được tu tập thì nó chính là trạng thái trung hòa giữa lòng bi mẫn và lòng tùy hỉ. Tu tập được Tâm sở này thì trung hòa giữa bi mẫn (tức là lòng bi) và lòng tùy hỉ.
Xả là sự thanh thản, không thương ghét của một người đã tu tập ba phạm trú (ba đề mục Phạm trú): Từ, Bi, Hỷ. Tức là có bốn đề mục tu Thiền chỉ là Từ, Bi, Hỷ, Xả, thì mình phải tu ba [đề mục]: Từ, Bi, Hỷ, rồi mới tới tu đến [đề mục] Xả. Chứ không phải vô, chưa gì hết mà tu [đề mục Xả thì không được]. [Đề mục] Xả này đắc đến Tứ thiền, còn ba [đề mục] kia [đắc] đến Tam thiền thôi.
Trở ngại trực tiếp của xả là tham ái và sân. Cho nên tại sao mình không xả được? Vì mình có tham và có sân. Cho nên phải ít tham và ít sân. Vậy thì tu làm sao? Không thể hết tham, hết sân được, thì mình phải bớt lại, giảm nhẹ đi, thì đỡ. Đó là trở ngại trực tiếp, còn trở ngại gián tiếp nữa.
Trở ngại gián tiếp là sự lãnh đạm vô trí. Nhiều người nói: ‘Tôi thờ ơ với tất cả mọi thứ, tôi chả không quan tâm gì hết. Giống như chuyện bảo vệ Chánh pháp, là chuyện của thầy Thiện Trang, chuyện của người nào, không phải của tôi, tôi chả quan tâm’. Đó là trở ngại gián tiếp của Tâm sở Trung hòa này, hay là [tâm] Xả này.
Cho nên quý vị đừng nghĩ Xả là lơ lơ, không có gì. Không phải! Lãnh đạm vô trí thì cũng không được, mà mình phải quan tâm vừa phải. Khó! Cho nên nhiều người lên bình luận là biết sai rồi, không học, bày đặt vô nói: ‘Người học Phật thì không nên nói lỗi người thế gian’ v.v… tùm lum tào lao. Cho nên [đó là] không biết, không hiểu. Không học Phật pháp mà cứ tưởng mình ngon, thì nguy hiểm lắm, phải học cho rõ ràng.
Cho nên có hai trở ngại: Một là trở ngại trực tiếp của Xả là tham ái và sân. Trở ngại thứ hai là trở ngại gián tiếp, là sự lãnh đạm vô trí, tức là không có trí tuệ. Mình không biết phân biệt đúng sai, và mình thờ ơ luôn, đó là không thể nào thành tựu Xả được.
Xả là công bằng, không thiên vị, vô tư, thích đáng, hay trung bình đối với tất cả chúng sanh một cách vô tư, công bằng, không thiên vị dù thương hay ghét.
Quý vị làm được chưa? Mấy người bày đặt nói hay, giống như như vô chửi, nói: ‘Tu còn quan tâm mấy chuyện thế gian, Sư Minh Tuệ thế này thế kia’ v.v… Thế mấy người đó có quan tâm không? Không quan tâm thì tại sao bay vô bình luận? Đúng chưa? Chứng tỏ là mình còn quan tâm hơn người ta nữa. Cho nên là nói vậy thôi.
Cho nên đây là phải đối với chúng sanh một cách vô tư, công bằng, không thiên vị, dù thương hay ghét. Tức là mình vẫn sáng suốt, rõ biết. Còn mình không phân biệt được, đó là vô trí. Vô trí thì không tốt, dù thế nào chăng nữa, thì vô trí cũng không tốt, tạo ra tâm đầu thai Nhị nhân, Vô nhân là thôi đó, là đời sau không thể chứng Thiền, chứng đạo được.
Xả là trạng thái quân bình của tâm (chúng ta chưa học tâm, nhưng Xả là trạng thái quân bình của tâm). Kẻ thù trực tiếp là tham luyến; kẻ thù gián tiếp là không thông minh, không hiểu biết, sự lãnh đạm, thờ ơ. Cho nên muốn tu được Xả thì quý vị phải như thế nào? Kẻ thù trực tiếp của ta là tham luyến; còn [kẻ thù] gián tiếp là không thông minh, không hiểu biết, sự lãnh đạm, thờ ơ. Thấy chưa? Không rớt vào điều này thì rớt vào điều kia. Khó lắm! Cho nên Xả là một trạng thái không đơn giản.
Trạng thái chính của pháp này là thái độ công bằng, vô tư. Có nghĩa là quý vị thấy tất cả các việc, ví dụ như việc Sư Minh Tuệ, thì quý vị phải biết, phải thấy rõ đúng sai, ai đúng ai sai như thế nào, và công bằng vô tư. Không lệch qua một cách thái quá, không bảo vệ một cách quá đáng, thế này thế kia, mà cũng không phải chạy theo phe này phe kia quá đáng, đều là không đúng. Mà mình phải công bằng vô tư, mình nhìn nhận đúng. Cho nên đó là một sự thành tựu.
Đó là giới thiệu sơ qua với quý vị về Tâm sở, hình như cũng hết giờ rồi. Như vậy hôm nay đã giới thiệu cho quý vị thêm được ba món Tâm sở, đó là Vô tham, Vô sân và Trung hòa. Như vậy là [còn] 12 Tâm sở nữa là hết [mục Tâm sở Tịnh hảo Biến hành]. Còn 6 [Tâm sở Tịnh hảo Biệt cảnh] nữa thôi là cũng hết. Chúng ta chỉ còn 18 Tâm sở nữa thôi, là cũng học xong bảng Tâm sở này rồi. Sau khi học xong Tâm sở, chúng ta học tới 121 tâm. Xong phần tâm và Tâm sở, từ đó mình tu các pháp căn bản được, thì chúng ta học đủ 37 Phẩm trợ đạo nữa, rồi chúng ta học kỹ về các Phiền não, Tùy miên. Lúc đó chúng ta có nền tảng rồi thì chạy vô học Luận Câu Xá nhẹ nhàng. Vì chúng ta có nền tảng, thì Luận Câu Xá chẳng qua là học lại thôi, diễn đạt [bằng] ngôn ngữ hơi cao, hơi sâu rộng và hơi khó chịu một chút, thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn.
Cho nên hiện tại Thiện Trang [giảng] Luận Câu Xá chậm lại, mà ưu tiên phần này, lý do là như vậy. Để bổ sung cho những nền tảng trước, để học Luận Câu Xá nhẹ nhàng hơn, chứ không thì khó quá, thực sự ngôn ngữ khó. Luận Câu Xá chỉ là tóm lại những nội dung đó theo một cách nói khác v.v… Thì chúng ta cũng đối chiếu, để coi thử có những điều gì giống với kinh bao nhiêu phần trăm, có những điều gì không giống, thì chúng ta cứ từ từ học.
Những hành giả Nam truyền đừng vội vô phê phán là tại sao lại học theo Bắc truyền. Học Bắc truyền hay Nam truyền, mà mình học vừa Đại tạng kinh, vừa Kinh A Hàm, vừa Kinh Nikaya, vừa Vi Diệu Pháp cho học trước luôn, rồi Luận Câu Xá chạy sau, mà quý vị còn sợ lạc đường nữa. Làm sao lạc đường, mình có đối chiếu rõ ràng mà. Mình đâu có thần tượng một người nào quá đáng, mình chỉ có thần tượng duy nhất đức Phật, vì sao? Vì một người Sơ quả Tu-đà-hoàn chỉ nhận Phật làm thầy, không nhận ai làm thầy nữa, nên nhớ điều đó. Quý vị còn nhận người này làm thầy, nhận người kia làm thầy, thì chứng tỏ quý vị chưa phải là Sơ quả Tu-đà-hoàn. Người có Chánh kiến rồi, đâu cần nữa, biết rồi. Còn mình thờ thầy, thờ Tổ hơn Phật, chứng tỏ mình là phàm phu sát đất. Chứ chúng ta học trong kinh rõ ràng lắm, cho nên cố gắng học nhé quý vị.
Thiện Trang chia sẻ hôm nay tới đây, hẹn quý vị vào hôm khác. Mời quý vị chúng ta cùng hồi hướng.
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.
“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo”.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Mi Đà Phật!
#luancauxa #thaythichthientrang