Responsive Menu
Add more content here...

Mục Lục Luận Câu Xá Theo Bài

Quý vị có thể tải bản văn bản tại đây ạ! A Mi Đà Phật

Mục lục Luận Câu Xá bản word

Mục lục Luận Câu Xá bản pdf

MỤC LỤC LUẬN CÂU XÁ
(theo bài)

Bài

Nội dung

 

Phẩm Phân Biệt Giới

01

Kiến thức nền tảng:

 

      Giảng giải ý nghĩa chữ A Tỳ Đạt Ma

 

      Giáo pháp của Phật có 4 tạng

 

      Thời gian thành Phật của 3 chủng tánh: (chủng tánh tinh tấn, trí huệ và đức tin)

 

      Nhân duyên ra đời của Tạng A Tỳ Đàm

 

      Phân chia Thời gian học và hành của mỗi độ tuổi

 

      7 chi thiền

 

      Thế nào là 5 Triền cái?

 

      Những người có khả năng đắc quả

 

      Nghi có 3 loại:
1. Nghi đối với Tam Bảo
2. Nghi đối với giáo pháp
3. Nghi về kiến giải

 

      Thập độ ba-la-mật của Bồ-tát Nam truyền

 

      Tầm quan trọng của nền tảng Vi Diệu Pháp:

 

Kinh văn:

 

      Bài kệ 1
(Lý do ngài Thiên Thân nói Luận Đối Pháp Tạng)

02

Kiến thức nền tảng:

 

      Giới thiệu sơ lược Tâm sở Tư

 

      Năm Nguyên Do Khiến Người Nghe Pháp Không được Lợi Ích

 

      Năm Nguyên Do Khiến Người Nghe Pháp Được Nhiều Lợi Ích

 

      Những hạng người đầu thai với tâm Tam nhân, Nhị nhân hay Vô nhân

 

      Lợi ích khi chúng ta học bộ này sẽ được những gì

 

      Câu chuyện ông tiên Asiata (A-Tư-Đà)

 

      Câu chuyện đức Phật Thích Ca cúng dường mái tóc, dùng thân mình trải đường cho đức Phật Nhiên Đăng

 

      Câu chuyện bà Gotami cúng dường bộ y
(
sơ phát tâm công đức viên mãn thành tựu)

 

      Câu chuyện của vua Tỳ Lưu Ly và dòng họ Thích

 

      Đức Phật nói về 3 hạng người

 

      Cách học pháp

 

Kinh văn

 

      Bài kệ 1 + Luận

03

Kiến thức nền tảng:

 

      Câu chuyện của tướng cướp Vô Não  (Angulimala) trong Kinh Tăng Nhất A Hàm

 

      Đức Phật chia chúng sanh có 6 hạng người:
(Dục tánh, Nộ tánh, Độn tánh, Đãng tánh, Mộ tánh, Ngộ tánh)

 

      Thế nào là Bố thí Ba-la-mật?
(Thả chim hay thả diều)

 

      Làm sao từ phàm phu để trở thành Thánh nhân?

 

      Công án Thiền (Đệ tử đưa cán dao cho Sư phụ)

 

      Câu chuyện ông Biện Trang dạy bắn cung

 

      Duyên hệ: Hiện hữu duyên, Vô hữu duyên, Vô gián duyên

 

      Tâm sở là gì?

      Tâm sở Phú, Cuống, Siểm;

      Tâm sở Tầm, Tứ

 

      Phá Thân kiến: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
(Tưởng có 3 tưởng: 
Dục Tưởng, Thiền tưởng và Quán tưởng)

 

      Có 4 hạng người trong Kinh Tăng Nhất A Hàm:

– Hạng người đi từ tối vào tối

– Hạng người đi từ tối ra sáng

– Hạng người đi từ sáng vào tối

– Hạng người đi từ sáng ra sáng

 

      Sáu căn, sáu thức, sáu trần
(Sáu căn tiếp xúc Sáu trần mà bất như ý, thì chiêu cảm đời sau bất như ý)

 

      Vì sao bộ này quan trọng?

 

      Câu chuyện của vị Giáo sư người Đức và ông già 50 năm lau Chánh điện Mật tông (tu Nhẫn nhục Ba-la-mật)

 

Kinh văn

 

      Bài Kệ 2 – phần 1 + Luận:
– Thế nào là Đối pháp

– Thế nào là Trạch pháp

04

Kiến thức nền tảng:

 

      Khai thị: Tầm quan trọng của việc học giáo lý

 

      Câu chuyện vị Tỳ-kheo Cù Lê Ba (hay Cù Ba Lê) đạt Tâm giải thoát thì tự sát để không thoái chuyển

 

      Nhắc nhở: Người hiểu giáo lý thì mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, lúc nào cũng tu

 

      Trong kinh nói, để gặp nhau nữa chúng ta phải có bốn điều tương đồng: 1. Đức tin; 2. Bố thí; 3. Giới hạnh; 4. Trí huệ

 

      Duyên hệ:

– Nhắc lại Thiền duyên

– Tác dụng của Năm chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định

– Đạo duyên

 

      Tâm sở:
– Phân biệt giữa Tâm sở Tác ý và Tâm sở Tư

– Tầm quan trọng của Tâm sở Tư

 

      Thế nào là pháp Yết-ma Úp bát? Có 2 trường hợp:

1. Người Cư sĩ cúng dường mà ngã mạn

2. Cư sĩ trụ tín

 

      Nhân duyên đức Phật cho ăn ngày 2 bữa
(Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da)

 

      Cung kính Tam bảo, cung kính Tỳ-kheo

 

      Bốn nghiệp quyết định mình tái sanh về đâu:
1. Thường nghiệp; 2. Trọng nghiệp; 3. Khinh tiểu nghiệp;  4. Cận tử nghiệp

 

      Cách thức hộ niệm người lâm chung

 

      Ba hạng người có thể biết được mình sanh về đâu

 

      3 đặc điểm của chủng tánh Bồ-tát

 

      Khai thị: Vì sao mình phiền não?

 

      Khai thị về Hành khổ trong ba khổ

 

      A Tỳ Đàm nói 2 hạng người hạnh phúc

 

      Chia sẻ: Cách nhìn về ngài Minh Tuệ

 

      Khai thị: Bí quyết tu hành là hãy sống thật với chính mình, dùng tâm đơn giản (gọi là anh nhi hạnh) thì dễ chứng đạo.

 

Kinh văn

 

      Bài Kệ 2 – phần 2 + Luận:

– Vì sao Luận này gọi là Đối Pháp Tạng

 

      Bài kệ 4,5,6: giải thích sơ lược:

Thế nào là pháp Hữu lậu và Vô lậu?

05

Kiến thức nền tảng:

 

      Nội dung khác nhau giữa Duy Thức và A Tỳ Đàm

 

      Câu chuyện của bà lão bị mất 7 người con, nhưng nhờ giáo pháp của Phật mà chuyển khổ đau thành an vui. Sau đó cả gia đình quy y và chứng quả.

 

      Duyên hệ:

– Nghiệp duyên

– Quả duyên

– Vật thực duyên

 

      Tâm sở Tư tạo ra nghiệp -> phải khéo vận dụng

 

      Khi làm việc tốt, tâm có cầu, thì hãy cầu quả Vô thượng Bồ-đề.

 

      Câu chuyện 2 người nghèo cùng cúng dường cát cho đức Phật Tỳ Bà Thi -> 1 người cúng rải trên đường đi, 1 người rải chỗ ngồi -> quả báo khác nhau

 

      Kinh nghiệm Tuệ quán: Khi tu không được, thì hãy xét lại những điều sau…

1. Mình có làm hay xúc phạm ai mà mình chưa xin lổi

2. Mình có hứa với ai điều gì mà quên không làm

3. Mình có kế hoạch dự trù công việc nào mà mình quên mất

4. Sức khỏe của mình có vấn đề hay không

5. Chỗ ở hay quần áo v.v… có vấn đề hay không

6. Giới luật [của] mình có vấn đề hay không

7. Pháp tu, đề mục tu của mình có ổn chưa, có phù hợp với mình chưa

8. Mình đã hết nghi ngờ chưa

 

      Hai thái cực khi tu hành:

– Giữ tâm như nền gạch: Tu Chỉ

– Giữ tâm như nền đất: Tu Quán

** Âm thanh là gai nhọn của Sơ thiền

 

      Để chứng quả vị thì phải có công phu Thiền chỉ:

– Thiền định: Sơ thiền trở lên

– Vị đáo định

– Sát-na định

 

      Khai thị: Muốn tu đúng cách thì phải học giáo pháp

 

      Khai thị: Nên chọn ai làm Thầy?

(Hãy lấy Giới làm thầy, lấy pháp của Phật làm thầy)

 

      Vấn – Đáp: Mình có ý niệm cầu đắc đạo, cầu giải thoát, thì có phải là tham không?

 

      Bốn hạng người thức khuya

 

      Người tu hành không nên thề thốt, thề đọa lạc

(Trong giới Tỳ-kheo có giới: là dù bị oan ức hay thế nào cũng không được thề độc)

 

      Kinh Thất Ngưu (Kinh A Hàm)

 

Kinh văn

 

      Bài Kệ 4,5,6 + Luận

– Pháp Vô vi: Hư không Vô vi; Trạch diệt Vô vi; Phi trạch diệt Vô vi

– Pháp Hữu vi

06

Kiến thức nền tảng:

 

      Bốn hạng người tu hành

(Kinh Bẫy Mồi)

 

      Bản chất [của] chúng sanh là sống theo thói quen, tập khí. Mình không sửa đổi những tập khí, thói quen đó, thì mãi mãi vẫn là một chúng sanh trong vòng sanh tử.

 

      Duyên hệ:

– Thường cận Y duyên

– Ly khứ duyên

– Bất ly duyên

 

      Người tu hành không nói đùa.

(Câu chuyện của: đức Phật Thích Ca, Ma vương Ba Tuần, và vị A-la-hán)

 

      Tâm bình sinh và tâm tục sinh

 

      Các tầng trời: Trời Vô Tưởng, trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma – trời Tha Hóa Tự Tại

 

      Kinh Bẫy Mồi (Kinh Nikaya): Nếu đắc được Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thì không bị Ma vương [phá] nữa. Trừ khi mình thoái tâm, thoái công phu.

 

      5 phương pháp tu Thiền chỉ Thiền quán:

– Một là tu Thiền chỉ.

– Hai [là] tu vừa Thiền chỉ, vừa Thiền quán. Thiền chỉ trước, Thiền quán sau.

– Thứ ba [là tu] Thiền quán trước, Thiền chỉ sau.

– Thứ tư [là] vừa Thiền quán vừa Thiền chỉ song vận.

– Thứ năm là tu Thiền quán không thôi.

 

      Giá trị của việc tu tập

 

Kinh văn:

 

      Bài Kệ 4,5,6 + Luận

– Trạch diệt và Phi trạch diệt Vô vi

– Pháp Hữu vi (còn gọi là Ngũ uẩn, Thế lộ, Ngôn y, Hữu Ly, Hữu sự)

– Ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức

– Tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa

07

Kiến thức nền tảng:

 

      Tầm quan trọng của việc học – Nhận thức khác nhau sẽ dẫn đến hành trì khác nhau

 

      Khai thị: Phải tu học thế nào?

– Phải  có một kiến thức nền tảng đủ rồi, thì chúng ta mới nhất môn thâm nhập được

– Phải tu làm sao trong mọi thời, mọi lúc, đều an lạc hiện tiền, rồi mình tu Pháp môn nào mới đắc lực.

–  Sáu căn tiếp xúc với Sáu trần bằng cảnh không như ý thì chiêu cảm quả đời sau bất như ý

 

      Có ba kiểu tử (chết):

1.     Kiểu chết của người Liễu đạo

2.     Kiểu chết của người Hiểu đạo

3.     Kiểu chết của người Vô đạo

 

      Dấu Hiệu Nhận Biết Người Trụ Trong Tà Tụ Hay Chánh Tụ

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Duyên hệ:

– Trưởng duyên

– Tương ưng duyên

– Bất tương ưng duyên

      Học Duyên hệ để làm gì?

 

      Câu chuyện tiền thân: Công chúa Mâu Ni

      Kinh Tăng Nhất A Hàm: “Trong ba đời chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, Ta là vị Tinh tấn Đệ nhất”

      Nơi mà đức Phật Thích Ca chưa từng đến (5 tầng trời Bất Hoàn)

 

      4 kiểu dạy Đệ tử của đức Phật
(Kinh A Hàm, hoặc Kinh Nikaya)

 

      Khai thị: Hãy bớt chấp trước, bớt tâm khống chế người ta theo mình, [thì] mình sẽ sống một cách nhẹ nhàng.

 

      Tại sao đức Phật không cho các ngài A-la-hán dùng Thần thông?

 

      Vì sao nên tu cả Chỉ lẫn Quán?

 

      Công án Thiền: Có một đàn sư tử do một con cừu dẫn đầu đấu với một đàn cừu do một con sư tử dẫn đầu. Hai đàn đó đấu với nhau, bên nào chiến thắng?”

 

      Khi tu, có chuyển liền không? Quả báo có đến liền không?

 

      Cúng dường bậc nào để hưởng quả đời này, đời sau?

 

      Kinh Ví Dụ Về Núi

(Một vị chứng đắc được Kiến cụ túc, là quả vị Tu-đà-hoàn, thì việc của người đó đã làm xong, nhiều như núi Tu-di. Còn việc người ta chưa làm xong, ít giống như bảy hạt sỏi thôi)

 

Kinh văn:

 

      Bài kệ 7 + Luận:

– Pháp Hữu vi (Ngũ uẩn, Thế lộ, Ngôn y, Hữu Ly, Hữu sự)

– Ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức

      Bài kệ 8 + Luận:

– Hữu lậu (Thủ uẩn; Hữu tránh; Khổ, Tập, Thế gian; Kiến xứ; Tam hữu)

08

Kiến thức nền tảng:

 

      Duyên hệ:
– Dị thục quả duyên
– Hỗ tương duyên

 

      Tâm sở:

– Tâm sở Tầm: Dục tầm; Sân tầm; Hại tầm

– Tâm sở Tưởng: Dục tưởng; Sân tưởng; Hại tưởng

 

      Bốn căn duyên sự [khiến] trước khổ sau vui.

      “Lại vì nhân duyên gì trước vui sau khổ? Lại vì nhân duyên gì trước khổ sau vui? Lại vì nhân duyên gì trước khổ sau khổ? Lại vì nhân duyên gì trước vui sau vui?”

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu chuyện, về ngài Cưu Ma La Thập

      Câu chuyện ngài Tôn giả A Na Luật

 

      Theo A Tỳ Đàm, chúng ta sống theo 3 kiểu:

– Sống theo Thức

– Sống theo Tưởng

– Sống theo Trí

 

      Mấy cách đi tìm Minh sư

 

      Định nghĩa chữ ‘Không’ theo Kinh A Hàm

 

      Đức Phật định nghĩa về Khổ:
“Khổ là mình không thể dừng giữ lại vị trí đó mãi mãi”

 

      Giải thích chữ ‘Lưỡng Túc Tôn’ theo Kinh A Hàm

 

      Thường pháp của Như Lai

 

      5 phương pháp tu hành Thiền chỉ và Thiền quán:

– Tu Thiền chỉ không thôi

– Tu Chỉ trước Quán sau

– Tu Quán trước Chỉ sau

– Tu Chỉ quán song vận

– Tu Thiền quán không thôi

 

      Khai thị: Thiền Chỉ và Thiền Quán

 

      Điều kiện để đắc quả

 

      Vấn – Đáp: “Nếu chứng được Sơ thiền, thì có được Phật thọ ký không?”

 

Kinh văn:

 

      Bài kệ 8 + Luận (tiếp theo)

Hữu lậu (Hữu tránh; Khổ, Tập, Thế gian; Kiến xứ; Tam hữu)

      Bài kệ 9 – phần 1:

– Sắc (Ngũ căn, Ngũ cảnh, Vô biểu)

      Bài kệ 9 – phần 2 + Luận:

– Tịnh sắc căn và Phù trần căn

– Ngũ thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tị thức, Thiệt thức, Thân thức)

– Ngũ trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc)

      Bài kệ 10 + Luận:

– Sắc (2 loại hoặc 20 loại)

09

Kiến thức nền tảng:

 

      Các Nhân Để Ra Đời Gặp Đức Phật Di Lặc

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Giới luật: Một người có thể thọ bao nhiêu giới?

 

      Định nghĩa về Kiếp (theo Phật)

 

      Điều Mà A-La-Hán Không Làm
Câu chuyện về ngài Tượng Xá Lợi Phất

– Những điều mà A-la-hán không làm (11 pháp)

– Thiền chỉ và Thiền quán

– Năm thông và Sáu thông

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu chuyện của vị Tam quả A-na-hàm làm đồ gốm

(liên quan đến chỗ phạm giới hay không phạm giới, trì giới hay không trì giới)

 

      4 loại tâm:

1. Tâm Dục giới: 54 tâm Dục giới

2. Tâm Sắc giới:

– Tâm thiện Sắc giới (chia theo A Tỳ Đàm: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Ngũ thiền)

– Tâm quả và Tâm tố Sắc giới

– 5 chi thiền: (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định)

3. Tâm Vô sắc giới

4. Tâm Thánh nhân

 

      Bí quyết để trị tâm sân: là mình hãy thương, hãy dùng tâm từ bi để nghĩ đến chúng sanh

 

      Cho nên tu hành, cuối cùng là tu ở đâu? Là tu ở đổi tâm, đổi tâm đi thì con đường giải thoát giác ngộ, quý vị đi rất nhanh

 

      Câu chuyện về đoàn quân A-tu-la đi vào ngó sen

 

Kinh văn:

 

      Bài kệ 10 + Luận:

Sắc: 2 loại: Hiển sắc và Hình sắc

10

Kiến thức nền tảng:

 

      Chia sẻ câu chuyện Phật pháp nhiệm màu

 

      Câu chuyện về Trưởng giả Cấp Cô Độc khi sắp qua đời

 

      Biết thời nghi (Khi nào nên tu Thiền chỉ và Thiền quán)

      (Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Tuổi thọ của các tầng trời

 

      Định nghĩa về kiếp trong Kinh A Hàm hay A Tỳ Đàm

      (có nói đến do-tuần và a-tăng-kỳ)

 

      Tuổi thọ loài người

 

      Tâm thiền Vô sắc giới:

– Tâm thiện Vô sắc

– Tâm quả Vô sắc

– Tâm tố Vô sắc

– Tâm thắng trí là Tâm hóa thông hay Tâm hiện thông

 

      Câu chuyện Bà-la-môn tên là Kuvera

      (Tâm thế nào thì sanh vào trời Tứ Thiên Vương)

 

      Câu chuyện quá khứ của vua trời Đao Lợi

 

      Cảnh giới trời Vô Tưởng

 

      Giảng về 4 tầng trời Vô sắc: Không Vô Biên Xứ; Thức Vô Biên Xứ; Vô Sở Hữu Xứ; Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

 

      Tác dụng của nhập vào các đề mục để có Thần thông

 

      Ngũ thượng phần Kiết sử:

1. Sắc ái kiết

2. Vô sắc Ái kiết

3. Mạn [kiết]

4. Phóng dật kiết

5. Vô minh kiết

 

      Nói về dục (sự mong muốn), thì có bốn hạng người

 

      Câu chuyện ông Trưởng giả Thích Ma Ha Nam
(cách xài tiền)

 

      Cách tư duy để xả ly

 

Kinh văn:

 

      Bài kệ 10 + Luận:

– Thanh (âm thanh): có 8 loại

– Vị: có 6 loại

– Hương: có 4 loại

– Xúc: có 11 loại

 

      Nói về cõi Vô sắc

 

      Thân thức duyên với Ngũ xúc mà khởi (thức nào khởi trước)?

11

Kiến thức nền tảng:

 

      Câu chuyện trong Tiểu Bộ Kinh: người nữ Cữ sĩ không được gia đình chồng cho xuất gia. Trong lúc đang nấu ăn thì đắc Tam quả A-na-hàm.

 

      Hai hạng người thông thường đắc đạo: 1. Nhìn vào thuận cảnh; 2. Nhìn vào nghịch cảnh

 

      Trích Kinh Khúc Gỗ Trôi

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Theo A Tỳ Đàm, 3 nghiệp chi phối con người, dẫn đến sự yêu thích, ghét, v.v… của mỗi người không giống nhau:
1. Tiền nghiệp; 2. Khuynh hướng tâm lý; 3. Môi trường sống

 

      Khai thị: Ở đời nương tựa vào đâu?

 

      Vấn – Đáp: “Sao con tu nhiều vậy mà không đắc quả?”

 

      5 Triền Cái
(Kinh Tăng Chi)

 

      Các quả vị:
– Tùy tín hành: (
Kinh số 10, phẩm Khổ Lạc thứ 27, trong Kinh Tăng Nhất A Hàm)

– Tùy pháp hành

– Sơ lược các quả vị

– Người chứng Sơ quả Tu-đà-hoàn, nếu trước đó chưa thọ Tam quy Ngũ giới, thì họ cũng đắc được Ngũ giới.

– Tam quả A-na-hàm làm được trọn vẹn 10 giới Sa-di

 

      Bộ Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

 

      Chia sẻ cách nhập thất

 

      Trí: Văn, Tư, Tu

 

      Chia sẻ: Đã tin nhân quả luân hồi, đã tin Phật pháp, thì hãy cố gắng hành pháp.

 

      Vấn – Đáp: “Thưa thầy, tại sao mấy vị thần ở trên cây, mà sau đợt mưa bão này cây cối ngã đổ hết?”

 

      Nhắc nhở: “Y pháp bất y nhân”

 

      Chia sẻ: Thường pháp của chư Phật

 

      Chia sẻ: Phỉ báng, chửi rủa người tu hành thì quả báo lớn

 

      Chia sẻ: Cách tu phước

 

Kinh văn:

 

      Bài Kệ 11 + Luận:

– Vô biểu sắc do đâu?

– Giải thích:  Loạn tâm, Vô tâm; Tịnh và không tịnh

12

Kiến thức nền tảng:

 

      Ý nghĩa của từ ‘Phật tử’

 

      Khai thị Vô thường: Nhận thức cuộc đời rất quan trọng

 

      Câu chuyện vị hoàng hậu tái sanh thành con  bọ hung cánh cam.
(
Chuyện 207, chuyện tiền thân của đức Phật, trong Kinh Tiểu Bộ)

 

      Nếu chúng ta tu tập đúng và đủ, thì đức Phật đảm bảo cho chúng ta năm điều kiện để thành tựu:

1. Chứng đạo ngay trong đời này, khi còn khỏe mạnh, nếu tu đúng và đủ

2. Nếu không chứng đạo ngay còn lúc khỏe mạnh đây, thì đến lúc lâm chung, cận tử nghiệp sẽ chứng đạo

3. Nếu lúc cận tử nghiệp mà bệnh đau, rồi chết, mà cũng không được [đắc đạo], thì được sanh về cõi Trời. Và khi sanh về cõi Trời, thì được chư Thiên (các Thiên tử), sẽ nhắc nhở cho quý vị tu tiếp

4. Nếu lên [cõi Trời] rồi mà tu cũng chưa chứng đạo nữa, thì khi gặp đức Phật ra đời (ví dụ như chúng ta gặp đức Phật Di Lặc) thì cũng sẽ là bậc tốc chứng

5. Nếu điều thứ tư cũng không được, thì đức Phật nói: khi đủ Ba-la-mật hay Ba-la-mật chín mùi, dù không có đức Phật ra đời, thì người ấy cũng tự động chuyển nguyện thành một vị Độc giác

 

      Nhắc nhở: “Y pháp bất bất y nhân”.

      Người tu hành phải y cứ vào đâu?

1. Bậc một thì phải là đức Phật
2. Bậc hai là chư Tổ,
3. Bậc ba mới là những người thời nay như Thiện Trang chia sẻ, quý vị phải coi có đúng tinh thần của kinh hay không? 

 

      Để chọn thầy, thì có 4 hạng người:

1. Người rất bê bết, tức là tu không được và giảng sai

2. Người  bê bết nhưng giảng đúng, tức là họ tu không tốt lắm, nhưng họ giảng đúng

3. Người thứ ba là tu được, nhưng giảng không đúng theo kinh sách, không đúng theo tinh thần của Phật pháp

4. Hạng thứ tư là tu được và giảng đúng

 

      Duyên hệ:
1. Nhân duyên
2. Cảnh duyên
3. Y chỉ duyên
4. Trùng dụng duyên

 

      6 cách đoạn Phiền não:

1. Hãy phòng hộ các căn.

2. Thọ dụng

3. Nhẫn (kham nhẫn)

4. Ly khứ duyên (né tránh)

5. Diệt trừ

6. Tu tập

 

      Vấn – Đáp: “Thưa thầy, nghe nói ly hôn đọa Địa ngục phải không thầy?”

 

      Khai thị: Thiền quán, Thiền chỉ

 

      Chia sẻ tâm đắc: ngộ trong đời sống

 

      Làm Chủ Các Căn

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

Kinh văn:

 

      Bài kệ 11  + Luận:

– 5 loại cảnh

– Vô biểu sắc

 

      Bài kệ 12 + Luận:

– Bốn đại chủng: Đất, Nước, Gió, Lửa:

+ Bốn Đại chủng này có thể hình thành nghiệp nào?

+ Tính chất của Tứ đại

13

Kiến thức nền tảng:

 

      Thế Nào Là Yêu Thương Chính Mình?

(Trích Từ Kinh 1032. Tự Niệm – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Âm hưởng tử vong

(Trích Từ Kinh Số 10 – Phẩm Thiện Ác Thứ 47 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Nhắc nhở: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Đức Phật dạy: Sanh tử là khổ đau, hãy nhận diện ra nó, hãy tu hành để thoát ra khỏi.

 

      Tâm Đặt Đúng Hướng Thì Có Thể Chứng Đạt Niết-Bàn

(Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Một Pháp – Phẩm Đặt Hướng Và Trong Sáng)

 

      Khai thị: Thiền chỉ, Thiền quán:
– Thiền quán là gì? Cách tu Thiền quán
– Thiền chỉ là gì? Cách tu Thiền chỉ

 

      Nhắc nhở: Tu hành phải quay về quán sát bên trong mình.
Câu chuyện 30 năm chiếc áo cũ

 

      Duyên hệ: Quyền duyên

Ba yếu tố tác động, dẫn đến Ý quyền của mình khác nhau: 1. Tiền nghiệp; 2. Khuynh hướng tâm lý; 3. Môi trường sống

– Tín quyền: Niềm tin xây dựng qua trí Văn, Tư, Tu

– Định quyền: Chia sẻ cách tu hành, nhập định
– Cách tu tâm Tam nhân

 

      8 pháp (tám hình tướng) mà nữ nhân trói buộc người nam (và ngược lại)

(Kinh Tăng Chi)

 

      Nhắc nhở:  Để tu chứng quả thì quý vị phải chân thật

 

      Chia sẻ về cách ăn uống sao cho đúng cách, phù hợp để tu hành.

14

Kiến thức nền tảng:

 

      11 (12) Cửa giải thoát

(Kinh Bát Thành – Trung Bộ Kinh)

(Kinh Bát Thành – Kinh Trung A Hàm; Kinh Ngũ Hạ Phần Kiết – Kinh Trung A Hàm)

 

      Các Tầng Đoạn Phiền Não

((10.76) Tam Pháp: Tayodhamma – Kinh Tăng Chi – Phần Mười Pháp)

 

      Chia sẻ về bí quyết tu hành:
– Ở
đời, người có nhiều mong cầu, nhiều ham muốn, thì người đó khổ nhiều.

– Chúng sanh mê trong luân hồi, là do không thấy bản chất của sự thật là khổ đau trong luân hồi, không biết đó là giả tạm.

– Vì sao công phu không đắc lực?

– Sống ở đời phải biết quản lý thời gian. Người nào biết quản lý thời gian của mình tốt, thì người đó tự nhiên hạnh phúc.

“Hãy cố gắng làm như con tê giác có một sừng” (Kinh Nikaya, bộ Kinh Sừng Tê Giác)

“Giống như một cái cây mà có quá nhiều chim bay tới đậu, thì bị nạn gãy cành”

(Kinh Di Giáo)

 

      Chia sẻ về cách học pháp

 

Kinh văn:

 

      Bài kệ 13 + Luận:

– Bốn đại chủng: Đất, Nước, Gió, Lửa theo Thế gian mà lập tên

– Hiển sắc, Hình sắc

– Vì sao Vô biểu sắc lại nói là Sắc?

      Bài kệ 14 + Luận:

“Người hướng cầu các dục,

Thường sanh khởi hi vọng

Nếu không toại các dục

Não hoại như làn tên”.

– Sắc được gọi là gì? Từ đâu sanh ra?

15

Kiến thức nền tảng:

 

      Mình cố gắng học làm sao để có một tinh thần, gọi là tâm thái rất hoan hỷ, vui vẻ, học một cách ưa thích.

 

      Bốn Thần thông sẽ tồn tại suốt kiếp này trên Trái đất:

1. Hiện tượng con thỏ trên mặt trăng (kèm câu chuyện)

2. Ngôi nhà của vị Cư sĩ chứng Tam quả A Na Hàm không bị ướt (kèm câu chuyện)

(Kinh tạng Nikaya phần Tiểu Bộ Kinh, Câu chuyện tiền thân của đức Phật thứ 316)

 

      Con đường đoạn tận Ngũ Hạ phần Kiết sử

(64. Ðại kinh Màlunkyà (Mahà Màlunkyà sutta)–Trung Bộ Kinh)

 

      Tâm sở:

Định nghĩa Tâm sở, Giải thích Tâm sở Tợ tha

52 Tâm sở = 13 Tâm sở Tợ tha, 14 Tâm sở Bất thiện và 25 Tâm sở Tịnh hảo (chia theo A Tỳ Đàm)

– 67 Tâm thiền + 40 Tâm siêu thế + 12 Tâm bất thiện + 24 Tâm thiện Dục giới + 18 Tâm vô nhân

Khi phát triển duy trì đồng thời sự có mặt 8 Tâm sở, gồm Tâm sở Niệm, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Nhất hành, Cần, Trí tuệ (có khi ghi Tuệ thôi) thì tạo thành một trong các loại Tâm siêu thế (đầy đủ Bát chánh đạo) thì đắc đạo chứng Thánh quả.

(Niệm->Chánh niệm; Tầm-> Chánh tư duy; Nhất hành ->Chánh định; Cần->Chánh tinh tấn; Tuệ -> Chánh kiến)

– Giải thích sơ lược Bát chánh đạo

7 Tâm sở Biến hành: Xúc; Thọ; Tưởng; Tư; Tác ý; Mạng quyền; Nhất hành

 

      Chia sẻ tâm đắc về câu chuyện của cô Diệu Hiền và ngài Ma Ha Ca Diếp; câu chuyện tiền thân của đức Phật và cô Da Du Đà La => Đừng có ái luyến.

 

      Khai thị:  Để mình tu tốt, thì quý vị nên quay về nhìn vào vấn đề của mình

 

      Vấn – Đáp: “Đức Phật có tùy duyên không?”

 

      Thiện Trang hay kể những câu chuyện thời đức Phật, thật ra đó là quý vị đang niệm Phật.

 

      Chia sẻ cách phát nguyện (nếu lỡ còn trong sanh tử).

16

Kiến thức nền tảng:

 

      Học để làm gì?

      Phật pháp là tu ở tâm

      Tầm quan trọng của việc học: Tâm sở, tâm và bộ môn này

 

      Câu chuyện về vị hỏi đức Phật: “Hai người bà con của con: một người thì tu giữ Phạm hạnh, một người thì chỉ tu bình thường thôi. Mà tại sao đức Thế Tôn lại nói cả hai người đều chứng quả Tư-đà-hàm và sanh về trời Đâu Suất hết vậy?”

(Kinh Trung Bộ hay Kinh Tạp A Hàm)

 

      5 Bậc A-La-Hán (theo A Tỳ Đàm)

1. A-la-hán Tuệ giải thoát

2. A-la-hán Câu phần Giải thoát

3. A-la-hán Tam minh

4. A-la-hán Lục thông

5. A-la-hán Vô ngại giải

 

      Các quả vị trong Tứ Quả:

1.Tăng thượng Giới học

2.Tăng thượng Tâm học

3. Tăng thượng Tuệ học.

(Kinh 787. HỌC (4)); Kinh 788. HỌC (5); Kinh 790. NIẾT-BÀN); KINH 791. NIẾT-BÀN (2) (Trích từ Kinh Tạp A Hàm)

 

      Bồ-tát tái lai theo Đại thừa thì phải cao hơn A-la-hán, phải là Sơ trụ Viên giáo Hoa Nghiêm. Cách để kiểm chứng khi một vị tự xưng là A-la-hán, Phật, Bồ-tát tái lai.

 

      Tâm sở:

– Giải thích lại thế nào là Tâm sở?

– 6 Tâm sở tợ tha Biệt cảnh:

1. Tầm; 2. Tứ; 3. Thắng giải; 4. Cần; 5. Hỷ; 6. Dục

–  Cùng một việc ăn trộm, nhưng Tâm sở nào hiện hình lên đi cùng thì tạo ra [quả] khác nhau.

 

       Quán về 8 nỗi thê thảm (8 nỗi khổ), để mình siêng năng:

1. Quán nỗi khổ của Sanh

2. Quán nỗi khổ của Già

3. Quán nỗi khổ của Bệnh

4. Quán nỗi khổ của Chết

5. Quán nỗi khổ của Địa ngục

6. Quán nỗi khổ của Bàng sanh

7.  Quán nỗi khổ của Ngạ quỷ

8. Quán nỗi khổ của A-tu-la

 

      Để tinh tấn thì mình có thể quán 8 [sự] đoan cần:

1.2 Nói về việc làm (việc đã làm có thành tựu và việc sắp làm)

3.4 Nghĩ về đường đi (đường đã đi và đường sắp đi)

5.6 Nghĩ về bệnh hoạn (nghĩ về việc đã bị bệnh và nhóm bệnh)

7.8 Nói về vật thực (nghĩ về việc đủ ăn hay thiếu ăn trong quá khứ, hiện tại và tương lai)

 

      Khai thị: “Làm sao để sống không bất an?”

-> Quý vị cứ sống thật với mình thì không có tâm bất an.

17

Kiến thức nền tảng:

 

      Bảng tóm lược 9 Tầng Phiền Não Cần Đoạn:

((10.76) Kinh Tam Pháp: Tayodhamma – Kinh Tăng Chi – Phần Mười Pháp)

 

      Thành Tựu Bất Hoại Tịnh Đối Với: Phật, Pháp, Tăng, Thánh Giới Thì Cầu Gì Liền Được Thành Tựu

(Kinh 801. Li-Xa – Thuộc Phẩm Tương Ưng Bất Hoại Tịnh Thứ 22 – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Kinh 804. Tứ Bất Hoại Tịnh – Kinh Tạp A Hàm

 

      Tứ Đế: Khổ Tập Diệt Đạo – Có Cần Tu Theo Thứ Tự Không?

(Kinh 435 – Kinh Điện Đường– Kinh Tạp A Hàm)

 

      Khai thị vô thường:

Hết thảy hành vô thường.

Có sanh thì có tử.

Không sanh thì không chết.

Diệt đó là vui nhất”.

(Kinh Số 2 – Phẩm Tám Nạn 42 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu chuyện vị vua muốn nghe tiếng đàn->nhưng phải phụ thuộc người khác-> vua truyền lệnh đạp gãy cây đàn và đem bỏ đi:

-> Quán Vô thường; ở đời phụ thuộc rất nhiều duyên

(Kinh 312 – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Làm chủ 6 căn: Ví dụ về 6 con vật: chó, chim, rắn độc, dã can, cá sấu và khỉ ->  sáu căn của chúng ta nếu được thả tự do thì nó cũng chạy thôi.  Tu là giống như người kia, bắt sáu con vật đó cột lại, khiến nó không thể chạy theo ý của nó được.

 

      Câu chuyện trong Kinh Tạp A Hàm: về 4 con rắn độc trong cái tráp (là Tứ đại); 5 kẻ thù rượt đuổi (5 Thủ uẩn);  6 tên giặc (6 căn); 6 Nội xứ; dòng sông chảy xiết (là 4 Bộc lưu); con sông (dụ cho Dục ái, Sắc ái và Vô sắc ái); chiếc bè (Bát chánh đạo); bờ này bờ kia…

(Kinh 315 – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Bí quyết tu hành là giữ công phu, là quý vị phải giữ được tâm mình.
– Đừng để thọ của mình chạy theo sắc, thọ của người khác (Muốn giữ [được] tâm thì Thiện Trang nghĩ điều đầu tiên phải 80 đến 90% là cảm nhận, cảm thọ của mình, theo cảnh mà mình tiếp xúc là quan trọng).
– Đừng mong đợi (cầu) ở bên ngoài
– Chuẩn bị tâm lý cho những hoàn cảnh xấu nhất, lường trước cảnh xấu nhất và tốt nhất.

 

Kinh văn

 

      Bài kệ 14 + Luận:

– Vấn nạn: xếp Vô biểu sắc (có khi gọi là Vô biểu nghiệp) cũng gọi tên là Sắc.

      Bài kệ 15 (Phần 1) + Luận:

– Sắc uẩn: 5 Căn và 5 Cảnh gọi là 10 Xứ giới

– Thọ uẩn và 3 Uẩn Xứ giới còn lại

      Bài kệ 15 (Phần 2) + Bài kệ 16:

– Ngoài Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thì có thêm Vô biểu sắc và Vô vi nữa. Những loại như vậy được gọi là Pháp giới hay Pháp xứ.

18

Kiến thức nền tảng:

 

      5 Việc Cần Làm Ở Đời Của đức Như Lai

(Trích Kinh Số 5 – Phẩm Cao Tràng – Tăng Nhất A Hàm)

 

      Quán Đối Với Tứ Thực

(Trích Từ Tương Ưng Nhân Duyên – Kinh Tương Ưng –Tạng Nikaya)

 

      Sơ lược về 40 Đề Mục Tu Thiền Chỉ (Samatha)

(Theo Luận Thanh Tịnh Đạo Của Ngài Buddhaghosa (Phật Âm))

– Đề mục Đất, Nước, màu xanh

 

      Đề Mục Tùy Niệm Phật

(Theo Luận Thanh Tịnh Đạo)

 

      Đề mục Niệm Phật

(Theo Kinh Số 1 – Phẩm Quảng Diễn Thứ 3 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Các bước chuẩn bị tu Thiền chỉ:

– 3 bước để tu đề mục Thiền chỉ

– Có bảy yếu tố duy trì Tợ tướng:

– 10 yếu tố thuần thục định

 

      Câu chuyện đức Phật điều phục vị Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (hay Ưu Tỳ La Ca Diếp).

(Kinh A Hàm)

19

Kiến thức nền tảng:

 

      Khai thị: “Chúng ta học để làm gì?”

      Ví dụ trong Kinh Tương Ưng, Nikaya: ‘Dòng sông Hằng đổ về hướng Đông, bây giờ có người muốn nó chảy về hướng Tây  có được không? Cũng vậy, một vị Tỳ-kheo với sự tu tập, hiểu rõ về Vô thường, vô Ngã, hiểu rõ các pháp. Giả sử có gia đình của vị Tỳ-kheo đó, cùng với vua quan đem tới rất nhiều tiền của cúng dường, và nói hãy trở lại hoàn tục để nhận tiền đó, không cần tu tập nữa. Việc đó đối với vị Tỳ-kheo cũng không có tác dụng’.

 

      Hai Hạng Người Không Tội Mà Mạng Chung Được Sinh Lên Trời Trong Khoảnh Khắc Co Duỗi Cánh Tay

(Kinh Số 7 – Phẩm Thiên Tử Mã Huyết Hỏi Tám Chính Thứ 43 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu chuyện của Tôn giả Thất Lai (Tôn giả Tăng Già La Ma) trong Kinh Nikaya

 

      Đoạn Phiền Não Nào Chứng Quả Vị Thánh Nào

(Trích Từ Kinh Thứ 4 – KINH THỦY DỤ (1) – Thuộc Trung A Hàm).

 

      Ngũ Hạ Phần Kiết sử và Ngũ Thượng Phần Kiết sử

(Kinh Chúng Tập – Kinh Trường A Hàm).

 

      Ngũ Hạ Phần Kiết sử và Ngũ Thượng Phần Kiết sử (Kiết sử: Saṃyojana)

(Trích từ Kinh Tăng Chi – Tạng Nikaya)

 

      Tu Thiền Quán – Phiền Não Cần Đoạn Để Chứng Thánh

 

      Thân Kiến Là Gì?

(Trích từ Phẩm Những Gì Ðược Ăn – Tương Ưng Uẩn (d) – Kinh Tương Ưng – Tạng Nikaya)

 

      Khai thị: Nếu mình chưa thấy được giáo pháp của Phật, thì làm sao mình có thể đi đúng đường được? Mà muốn thấy thì phải học.

 

      Tâm sở:

– Nhắc lại 13 Tâm sở Tợ tha

4 Tâm sở Bất thiện Biến hành: 1. Si; 2. Vô tàm; 3. Vô úy; 4. Trạo cử

 

      Câu chuyện ông Trưởng lão Mangadhi định gả con gái cho đức Phật

 

Kinh văn

 

      Bài Kệ 15 – Phần 2 + Bài Kệ 16 + Luận

– Thọ uẩn: gồm 3 loại. Chia ra thành 6 thọ thân

– Tưởng uẩn: lấy hình tượng làm bản chất. Chia ra thành 6 loại tưởng thân.

Sắc, Thọ, Tưởng, Thức, tất cả các hành khác được gọi là Hành uẩn

– Pháp xứ Pháp giới

20

Kiến thức nền tảng:

 

      Câu chuyện về chư Phật, Bồ-tát không bao giờ bỏ rơi chúng sanh: Đức Phật nhập Niết-Bàn, nhưng Ngài không nhập hoàn toàn mà ẩn mình, để đợi một vị từ trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ sau khi tuổi thọ hết sanh xuống nhân gian làm người thì Ngài độ.

(Trích trong Phẩm thứ Hai của Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập)

 

      Quyển thứ 5 Kinh Lăng Nghiêm: “Thập phương Bạc Già Phạm, nhất lộ Niết-Bàn môn”

      “Không có giáo pháp nào khác ngoài con đường duy nhất là Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, để đi vào Niết-Bàn”

 

      Tu Phật pháp, quan trọng là tu chứng. Trí Văn, Tư, Tu

 

      Tu Thế Nào Thì Không Sợ Chết Thảm Bị Đọa Lạc?

((Kinh Mahànàma (1) – Phẩm Saranàni – Chương XI – Tương Ưng Dự Lưu (b) – Kinh Tương Ưng)

 

      Các Quả Vị Thánh Quả:

– 18 hạng Hữu học, 9 hạng Vô học

– 5 hạng A-na-hàm

(127. Kinh Phước Điền – Thuộc Trung A Hàm)

 

      Để tu đắc đạo, muốn lên đến Sơ thiền, thì mình phải chán 6 hình tướng của Thế gian

 

      Năm y

(Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập)

 

      Làm Sao Đạt Quả Dự Lưu, Không Còn Thoái Đọa

( [55] Chương XI – Tương Ưng Dự Lưu (a) – Thiên Ðại Phẩm – Kinh Tương Ưng Tập V – Tạng Nikaya)
(nguyên kinh (xem ĐTKL)

 

      5 Lợi Ích Của Tu Thiền Chỉ (Samatha)

(Theo Luận Thanh Tịnh Đạo Của Ngài Buddhaghosa (Phật Âm)

 

      Sự Chuẩn Bị Để Tu Thiền Theo Luận Thanh Tịnh Đạo Của Ngài Buddhaghosa (Phật Âm)

10 điều vướng bận để tu Thiền chỉ và Thiền quán

– 6 tính người và đề mục phù hợp

– Sáu khuynh hướng của Bồ-tát

21

Kiến thức nền tảng:

 

      Nhắc lại về 27 Địa Vị Hiền Thánh

(Trích từ Kinh Phước Điền thuộc Trung A Hàm

 

      Thế Nào Là Địa Vị Tùy Tín Hành, Tùy Pháp Hành?

– Thế nào là năm Thủ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức?

(KINH 52. PHÂN BIỆT (1) – Tạp A Hàm)

 

      Giới thiệu sơ lược về các bộ KINH A HÀM: Trường A Hàm; Trung A Hàm; Tạp A Hàm; Tăng Nhất A Hàm

 

      Câu chuyện vị nữ Cư sĩ sau khi được ba vị Tỳ-kheo dạy cho chứng đến Tam quả, sau bà quán sát nguyên nhân và giúp lại cho ba vị Tỳ-kheo đó chứng quả.

– Vật thực cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tu hành. Chia sẻ cách ăn uống hợp lý
– Trong kinh có dẫn ra nhiều câu chuyện, là phàm phu cũng có thể dạy cho người ta chứng quả được, thậm chí chứng đến Tam quả, Tứ quả được

 

      Pháp Tu Niệm Hơi Thở Theo Kinh Tăng Nhất A Hàm

(Kinh Số 8 – Phẩm Quảng Diễn Thứ 3 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Kết Quả Của Pháp Tu Quán Niệm Hơi Thở

(V. Phẩm Bộc Lưu – Kinh Tương Ưng – Tạng Nikaya)

 

      Những Lợi Ích Hiện Tại Của Tu Tập:

– Tỷ-kheo nhờ đầy đủ Giới luật, nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ trì giới luật.  Và nhờ vậy cho nên được hưởng lạc thọ, nội tâm không vẩn đục

– Thế nào là Tỳ-kheo hộ trì các căn? Hộ trì các căn nên được hưởng lạc thọ, nội tâm không vẩn đục.

– Thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm tỉnh giác?

– Chứng được các tầng Thiền: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền

– Chứng được các loại Thần thông: Thần túc thông, Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Túc mạng thông

– Chứng quả vị Thánh nhân

(Trích từ Kinh Sa-Môn Quả – Kinh số 2 trong Trường Bộ Kinh của Tạng Nikaya)

 

      Học kỹ nền tảng Kinh Nikaya, Kinh A Hàm, đặc biệt phần A Tỳ Đàm về Tâm sở, thì không cần bảo quý vị không tham, không sân, không si, quý vị cũng tự nhiên không tham, không sân, không si, bớt đi rất nhiều.

 

      Pháp phải phù hợp với mình thì mới tu được. Mình chưa phải là Thánh nhân, Bồ-tát thì mình tu theo pháp của mình.

 

      Có đồng tu hỏi: “Mình tu mình chứng quả A-la-hán rồi thì sao?”

– Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: Hóa Thành Dụ theo tinh thần của Đại thừa

– Kinh Lăng Nghiêm nói là có hai hạng A-la-hán: Một là Độn căn A-la-hán, và hai là hàng Lợi căn.

 

      Phải tỉnh giác, phải giữ bình tĩnh trước mọi tình huống. Cố gắng luyện phải trơ trơ ra.

 

      Quý vị phải có nhận thức là Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã. Thiện Trang nói là [quý vị phải có] Tam Bảo thường trực hiện tiền.

 

      Tâm sở :

Tâm sở Tham và Tà kiến

22

Kiến thức nền tảng:

 

      Khai Thị Về Vô Thường

(Trích Từ Kinh Số 160 – Kinh A-Lan-Na Thuộc Trung A Hàm)

 

      Vấn – Đáp: “Thưa thầy, chúng con muốn nghe bộ Kinh Nikaya và Kinh A Hàm theo sự giới thiệu của Thầy. Vậy thì nên nghe bộ nào trước? Bởi vì Kinh Nikaya và Kinh A Hàm nhiều quá”.

 

      Vấn – Đáp: Kinh điển thì quá nhiều, chúng ta muốn học, muốn biết thì phải làm sao?”

 

      Con đường giải thoát:  Vào được như Tứ gia hạnh thôi, là [sanh tử] của mình có hạn kỳ.

 

      Con Đường Giải Thoát: Bát chánh đạo

(Trích từ Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      11 Hàng Chúng Sanh Không Đắc Đạo

(Kinh Số 6 – Chương 9: Phóng Ngưu – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu chuyện về Tôn giả Ca Lưu Đà Di

 

      Thế Nào [là] Chánh Kiến Và Bao Nhiêu Nhân, Duyên Để Sanh Chánh Kiến?

5 chi để thâu nhiếp Chánh kiến

(Trích từ Kinh Số 211: Kinh Đại Câu Hy La – Kinh Trung A Hàm)

 

       Câu chuyện Lão Nam Nữ

 

      Tại sao đức Phật độ ngài tướng cướp Vô Não mà không độ 2 ông bà già trong câu chuyện Lão Nam Nữ?

 

Tâm sở:

      Tâm sở Tà kiến:

– Thế nào là Tà kiến?

– Thế nào là Ngã kiến?

– Thế nào là  Ác kiến [theo] Đại thừa Bách pháp Minh Môn Luận?

      Tâm sở Ngã mạn

      Tâm sở Sân:

– Đối trị: dùng Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

 

      Vấn – Đáp: “Thưa thầy, bên phương Tây nam nữ cũng tà dâm nhiều lắm, mà sao mặt mày của họ sáng vậy? Còn bên Việt Nam người ta tà dâm thì mặt mày lại tối thui?”

 

      Tư duy là nội tâm mình tư duy. Cho nên học rồi phải có thời gian thỉnh thoảng tư duy một chút.

      Thường xuyên tư duy Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã

23

Kiến thức nền tảng:

 

      Sử Dụng Tài Sản Như Thế Nào?

(Kinh 1197. Cầu Tài[43] – Phẩm Tương Ưng Chư Thiên – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Tứ Thánh Đế: Khổ – Tập – Diệt – Đạo Là Gì?

(Trích Từ Kinh Số 1 – Phẩm Tứ Đế Thứ 25 – Chương Bốn Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Chia sẻ về cách ăn uống

 

      Xây dựng Chánh kiến:

– Có bệnh phải chữa. Không đổ cho số mạng

– Nguyên lý ở trong A Tỳ Đàm nói phước của chúng sanh giống như vô tận, đặc biệt những người tu tập. Còn khổ hạnh kiểu tiếc phước, kiệm phước v.v… là của Đạo gia.

 

      Thế nào là một người có Chánh kiến?

 

      Giải thích chữ ‘Lưỡng Túc Tôn’ theo kinh

      Đính chính về ‘xa luân’ của Chuyển Luân Thánh Vương

 

      Chia sẻ: Thế nào là gieo trồng được thiện căn?

 

      40 Đề mục tu Thiền chỉ:

– Biến xứ Lửa

– Biến xứ Gió

– Tùy niệm Pháp theo Luận Thanh Tịnh Đạo.

– Pháp Niệm Pháp Theo Kinh Tăng Nhất A Hàm

 

      Đề mục quán cho người nặng về gia đình

      Đề mục quán cho người nặng về ái dục/ tình yêu

 

      Hay mơ về điều gì thì hãy quán đề mục đó trước khi ngủ

24

Kiến thức nền tảng:

 

      Làm Sao Để Mang Lại Lợi Ích Cho Quyến Thuộc

(Kinh Số 4 – Phẩm Tam Bảo Thứ 21 – Chương Ba Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Thế Nào Là Tam Tự Quy Y?

(Kinh Số 1 –Phẩm Tam Bảo Thứ 27 – Chương Ba Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Chia sẻ cách phá Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi

 

      Giữ Giới Và Tam Quy Y

(Trích từ Kinh Số 1 –Phẩm Tam Bảo Thứ 27– Chương Ba Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Làm Sao Để Được Quỷ Thần Bảo Vệ

(Trích từ Phẩm Đao Lợi Thiên – Kinh Thế Ký – Kinh Trường A Hàm)

 

      4 Kiết Sử Che Lấp Tâm Người

(Kinh Số 2 – Phẩm Thanh Văn Thứ 28 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Thế nào là Tùy tín hành, tùy pháp hành, Thân chứng, Kiến đáo theo kinh?

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Tuổi Thọ Của Các Cảnh Giới

(Trích từ Phẩm Đao Lợi Thiên – Kinh Thế Ký – Trường A Hàm)

 

      Nếu phạm giới, hay có Phiền não, hay việc gì áy náy thì hãy dùng đề mục quán. Hãy dùng Kinh Nhất Dạ Hiền Giả.

 

Kinh văn:

      Bài Kệ 15 – Phần 2 + Bài Kệ 16 + Luận:

– Hành uẩn là gì?

25

Kiến thức nền tảng:

 

      Lợi ích của việc học bộ này

 

      Hai Hạng Người Khó Được

(Kinh Số 10 – Phẩm Khuyến Thỉnh – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Khai Thị Về Vô Thường:

– Đức Phật cũng có những bệnh,  cho nên đừng có thần thánh hóa quá… Học Đại thừa rồi ảo tưởng là tôi tu Bồ-tát, “Bồ-tát niên niên thập bát”.

– Cõi A-tu-la có đường ác, và cũng có đường lành, đường thiện.

– Trong kinh, đức Phật có nhiều sức mạnh,  có một sức mạnh mà mạnh hơn sức mạnh của Như Lai, đó là sức mạnh của Vô thường.

– Bốn pháp được người thế gian ái kính.

– Bốn pháp được người thế gian không ái kính.

– Nếu không biết bốn pháp này, phải chịu lưu chuyển trong sinh tử, xoay tròn trong năm đường. Thế nào là bốn? Giới Thánh hiền, Tam-muội Thánh hiền, trí tuệ Thánh hiền, giải thoát Thánh hiền.

– Hãy tìm cầu Niết-Bàn vĩnh tịch này, không sinh, không già, không bệnh, không chết; ân ái biệt ly, thường niệm tưởng biến dịch Vô thường.

(Kinh Số 6 – Phẩm Bốn Ý Đoạn Thứ 26 – Thiên Bốn Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Sự Thù Thắng Của Người Cõi Diêm Phù Đề Chúng Ta

(Trích từ Phẩm Đao Lợi Thiên – Kinh Thế Ký – Kinh Trường A Hàm)

 

      Không Nghèo Nếu Thành Tựu Niềm Tin Bất Hoại

– Nhắc lại các quả vị

(Kinh 802. Bất Bần – Tương Ưng Bất Hoại Tịnh – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Định nghĩa Tăng là gì?

 

      Một Trong Nhiều Cách Để Vào Sơ Quả Tu-Đà-Hoàn (2

(Kinh 812. Xá Lợi Phất (2) – Tương Ưng Bất Hoại Tịnh – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Vấn – Đáp: “Tại sao các Đệ tử khác không được xếp vô trong mười (thập) Đại Đệ tử của Phật?”

 

      Quả Vị Tu-Đà-Hoàn Có Thể Chưa Có Thần Thông

– Câu chuyện vị Quân Đầu Ba Hán chứng A-la-hán khi nhận thẻ, vị Nhận thẻ Đệ nhất.

(Kinh Số 3 – Phẩm Tu Đà Thứ 30 – Thiên 5 Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Một Trong Nhiều Cách Để Vào Sơ Quả Tu-Đà-Hoàn (3

(Kinh Số 1 – Phẩm Thiện Tụ Thứ 32 – Thiên Năm Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Cúng Dường Bậc Nào Được Quả Báo Hiện Tiền?

(Kinh Số 4 – Phẩm Bảy Ngày Thứ 40 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Chia sẻ về việc có nhiều người nói phải tu Thiền, v.v… mới có quả báo thành Phật.

– Câu chuyện của công chúa Mâu Ni (tiền thân của đức Phật Thích Ca) và Phật Nhiên Đăng.

 

      Ngũ uẩn theo Kinh Tăng Nhất A Hàm

– Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn

(Trích từ Kinh Số 5 – Phẩm thứ 36 – thiên Sáu Pháp – Kinh Tăng nhất A Hàm)

 

      Chia sẻ cách phá Thân kiến

 

      Tâm sở:

– Tâm sở Tật, Lận, Hối

 

      Kinh Nhất Dạ Hiền

(Trích từ Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên – Kinh 165 – Trung A Hàm)

26

Kiến thức nền tảng:

 

      Khai Thị Của Đức Phật Về Sự Khó Có Được Nghe Pháp

(Kinh Số 7 – Phẩm Chín Chúng Sanh Thứ 44 – Chương Chín Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Tùy Thời Nghe Pháp Có 5 Công Đức:

(1). Điều chưa từng nghe nay được nghe

(2). Điều đã được nghe, tụng, đọc lại

(3) Kiến giải không tà lệch

(4) Không có hồ nghi

(5) Hiểu nghĩa sâu xa

(Kinh Số 1 – Phẩm Thính Pháp Thứ 36 – Chương Năm Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Chăm Sóc Người Bệnh Cũng Như Chăm Sóc Đức Phật Không Khác Vậy

–  Đừng học nhân quả theo kiểu Tà kiến. Nhân cộng duyên ra quả.

(Kinh Số 7 – Phẩm Chín Chúng Sanh Thứ 44 – Chương Chín Pháp – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Một Trong Nhiều Cách Để Vào Sơ Quả Tu-Đà-Hoàn (4)

– “Tỳ-kheo giới thành tựu nên tư duy về năm Thủ uẩn là Vô thường, là Khổ, là Não, là nhiều đáng sợ, cũng nên tư duy về Khổ, Không, Vô ngã”.

– Nhị quả Tư-đà-hàm, Tam quả A-na-hàm cũng tư duy Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã.

– Chia sẻ sơ lược lại cách phá Thân kiến.

(Kinh Số 1 – Phẩm Đẳng Kiến Thứ 34 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Phá Giới Bị Quỷ Ám

(Kinh 1239. Quỷ Ám – Kinh Tạp A Hàm)

 

      7 Pháp Làm Cho Chánh Pháp Tăng Trưởng Không Bị Tổn Giảm (1)

– Có: Tín; Tàm; Quý; Đa văn; Siêng năng; Ghi nhớ điều đã học; Tu tập trí tuệ.

(Trích từ Kinh Du Hành – Thuộc Trường A Hàm)

 

      Yếu Tố Làm 5 Triền Cái Tăng Thêm

– Thức ăn của Tham dục: tướng xúc

– Thức ăn của Sân: tướng chướng ngại

– Thức ăn của Thụy miên: 5 pháp: Yếu đuối, chẳng vui, ngáp ợ, ăn nhiều, lười biếng

–  Thức ăn của Trạo hối: 4 pháp: giác tưởng về thân thuộc; giác tưởng về mọi người; giác tưởng về chư Thiên; giác tưởng về những khoái lạc vốn đã tự kinh qua.

–  Thức ăn của Nghi: 3 đời: quá khứ, hiện tại, vị lai

– Năm [Triền] cái này, không phải đối với Thiền chỉ, mà đối với Thiền quán nữa.

(Trích Từ Kinh 683. Thực – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Chia sẻ về cách quán khi ăn, cách quán khi vô nhà vệ sinh khi tu Tứ niệm xứ

 

      Tâm sở:
– Tâm sở Hôn trầm, Thụy miên và Nghi

 

      A-la-hán không chỉ thấy Kiến đế, mà thân chứng hoàn toàn Kiến đế đó. Nhưng vẫn thua Phật rất xa.

27

Kiến thức nền tảng:

 

      Chúng Sanh Nào Phụng Hành Mười Pháp, Sẽ Sinh Lên Trời. Lại Hành Mười Pháp Sẽ Sinh Vào Đường Dữ. Lại Hành Mười Pháp, Nhập Niết-Bàn Giới.

– Mình tu điều gì thì cũng phải biết trình tự, thứ tự của nó. Ví dụ về đàn bò qua sông.

Việc học tập là cực kỳ quan trọng. Nếu không học thông tỏ giáo lý, [mà] mình trèo cao quá [thì] sẽ té đau.

(Trích từ Kinh Số 1–Phẩm Thiện Ác Thứ 47–Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Chia sẻ cách quán Xuân, Hạ, Thu, Đông là Khổ, là Vô thường

 

      Cách Vào Thánh Quả Tu-Đà-Hoàn Chắc Chắn Không Còn Đọa Vào Đường Ác (Thứ 5)

1. Dập tắt được năm sợ hãi và oán thù

2. Được ba pháp quyết định, không còn nghi hoặc

3. Tri kiến như thật về Chánh đạo Hiền Thánh

(Kinh 813. Khủng Bố (1) – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Phát Nguyện Khi Thọ Bát Quan Trai

– Cách phát nguyện

– Nhân duyên của giới Không ăn phi thời

(Kinh Số 2 – Phẩm Thiên Tử Mã Huyết Hỏi Tám Chính – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Pháp Tu Có Thể Chứng Quả A-La-Hán, A-Na-Hàm Trong Thời Gian Ngắn

– Luận 1, nghĩa 1, diễn 1: suy nghĩ về chúng sanh do có thức ăn mà tồn tại, không có thức ăn thì chết.

– Luận 2, nghĩa 2, diễn 2: mình nghĩ về người mình có 2 phần: Danh và Sắc. Thế nào là Danh và Sắc?

– Luận 3, nghĩa 3, diễn 3: nói về 3 thọ

– Luận 4, nghĩa 4, diễn 4: Tứ Thánh đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo

– Luận 5, nghĩa 5, diễn 5: Ngũ căn: Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ

– Luận 6, nghĩa 6, diễn 6: 6 trọng pháp

– Luận 7, nghĩa 7, diễn 7: 7 Y chỉ xứ của Thần thức

– Luận 8, nghĩa 8, diễn 8: Đắc, thất, vinh, nhục, khen, chê, khổ, lạc

– Luận 9, nghĩa 9, diễn 9: 9 cư xứ của chúng sanh

– Luận 10, nghĩa 10, diễn 10: pháp Thập niệm

– Quý vị có pháp tu ngắn luôn, không phải 10 năm, điều đó là dở quá, tu 1 năm thôi. Không 1 năm thì 10 tháng, không 1 tháng thì 10 tháng, thôi rút gọn trong vòng bao nhiêu tháng đó cho đến 1 tháng. 1 tháng không được nữa, thì cho 7 ngày thôi. Cho quý vị 7 ngày tu tập thành tựu, mà [được] quả vị lớn luôn, Tam quả A-na-hàm và Tứ quả A-la-hán.
(Trích Từ Kinh Số 8 – Phẩm 46 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      4 hạng người:

1. Giữ giới, nhưng không học giáo pháp giải thoát

2. Không giữ giới, nhưng học giáo pháp giải thoát

3. Không giữ giới, cũng không học giáo pháp giải thoát

4.  Giữ giới và học giáo pháp giải thoát

 

      Vua Trời Đế Thích Còn Cung Kính Tăng – Huống Chi Người Thường

(Kinh 1018. Kính Tăng – Kinh Tạp A Hàm)

 

      40 đề mục Tu Thiền Chỉ:

– Biến xứ Ánh sáng

28

Kiến thức nền tảng:

 

      Bốn Chi Của Sơ Quả Tu-Đà-Hoàn

(Kinh Chúng Tập – Kinh Trường A Hàm)

 

      Bảng tổng kết các quả vị tạm thời: 33 quả vị

– Tứ gia hạnh

– Hướng Tu-đà-hoàn và Đắc Tu-đà-hoàn

–  Hướng Tư-đà-hàm và Đắc Tư-đà-hàm

– Hướng A-na-hàm và Đắc A-na-hàm

– Hướng A-la-hán và Đắc A-la-hán

– 4 phần trong mỗi quả vị: Thoái phần, Trụ phần, Tinh tấn phần, và Quyết định phần

 

      Các Quả Vị:

– Tăng thượng Giới học,

– Tăng thượng Tâm học,

– Tăng thượng Huệ học.

– Trung Bát-niết-bàn

– Sanh Bát-niết-bàn

– Vô hành Bát-niết-bàn

– Hữu hành Bát-niết-bàn

– Thượng lưu Sắc Cứu Cánh

(Kinh 791. Niết-Bàn (2) – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Tác dụng của việc giữ giới nghiêm. Mình trì được nghiêm bao nhiêu thì cơ thể mình khỏe mạnh được bấy nhiêu.

 

      Tầm quan trọng của việc thọ Bát quan trai

 

      Nói Về Các Quả Vị (Tiếp Theo)
– Câu chuyện của ông Thích Bách Thủ

– A-la-hán Câu giải thoát; A-la-hán Tuệ giải thoát; Thân chứng; Kiến đáo; Tín giải thoát; Tùy pháp hành; Tùy tín hành.

(Kinh 1317. Bách Thủ – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Bát Giải Thoát

(Kinh Đại Nhân Thứ 97 – Thuộc Kinh Trung A Hàm)

 

      40 đề mục tu Thiền chỉ:

Đề mục Biến xứ Hư không Giới hạn

– Đề mục Tùy niệm Tăng theo Luận Thanh Tịnh Đạo

 

      Ở trong Kinh 888, Kinh Tạp A Hàm, có bài kinh là đức Phật dạy cho một đoàn thương nhân, là hãy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng thì tất cả các sự sợ hãi sẽ được tiêu trừ.

 

      Câu chuyện Quả báo của việc xúc phạm bậc Thánh nhân:

– Câu chuyện con quỷ (Dạ-xoa) trời Tứ Thiên Vương bị đọa Địa ngục A Tỳ vì đánh vào đầu ngài Xá Lợi Phất

– Chuyện của Tôn giả Bạt Ca Lê, bởi phỉ báng ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên, nên cuối cùng tội còn nặng hơn Đề Bà Đạt Đa.

– Chia sẻ góc nhìn về việc của Sư Minh Tuệ

29

Kiến thức nền tảng:

 

      Khai thị của đức Phật về Vô thường:

– Thế gian có 5 việc không thể đạt được

– Hãy tìm cầu phương tiện tu hành năm căn

(Kinh Số 6 -34. Phẩm Đẳng Kiến – Thuộc Tăng Nhất A Hàm)

 

      Dấu Hiệu Thoái Chuyển Trong Tu Hành

– Tham, Sân, Si tăng thịnh; các vấn đề có mặt hay không có mặt, không có tuệ nhãn soi thấu.

– Chia sẻ về Sư Minh Tuệ

((4.158) Thối Ðọa: Parihāni – Kinh Tăng Chi Bộ)

 

      Pháp Niệm Tăng Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm

(Kinh Số 3 – Phẩm Quảng Diễn Thứ Ba – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca

– Ngài là một vị tu hành, gặp vị Bích-chi-phật nhưng ngài không biết mà khởi tâm ngã mạn.

– Câu chuyện của 4 con vật: rắn, chó, gấu, con bồ câu

(Kinh Tiểu Bộ)

 

      Câu chuyện của Tỳ-kheo-ni Vi Diệu

(Trong Tích Truyện Pháp Cú)

– Học Phật pháp phải cẩn thận, đừng bao giờ thề thốt

 

      Ai Có Thể Biết Người Khác Có Phải Là Bậc Chân Nhân Hay Không ?

(Trích từ Kinh Tăng Chi Bộ – Phẩm 4 Pháp)

 

      Tầm Quan Trọng Của Chánh Kiến (1)

– Người Tà kiến thì đức Phật nói là họ thường sanh về hai trú xứ là: Địa ngục và Súc sanh

(Trích Từ Kinh Thiên Sứ – Thuộc Trung A Hàm)

 

      Tầm Quan Trọng Của Chánh Kiến (2)

– ‘Con đường mà xưa nay các bậc Thánh đi, lối mòn của các bậc Thánh đi, dấu chân của bậcThánh đi, có chỗ đi, chỗ đến, thì chính là con đường Thánh đạo tám chi’.

(Trích Từ Kinh Thành Ấp – Kinh Số 325 – Thuộc Tạp A Hàm)

 

      Tầm Quan Trọng Của Chánh Kiến (3)

– Tư cụ của Thánh đạo

– Chánh kiến, Chánh tinh tấn, Chánh niệm

– Trong các chi, Chánh kiến đứng ngay vị trí hàng đầu

– Thế nào là Tà kiến?

(Trích Từ Kinh Thánh Đạo – Kinh Số 189 – Thuộc Trung A Hàm)

 

      Chánh Kiến Là Gì? (1)

– Biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo. Đó gọi là Chánh kiến”

– 5 chi thâu nhiếp Chánh kiến

(Trích Từ Kinh Đại Câu Hy La – Kinh Số 211 – Thuộc Trung A Hàm)

 

      Thiền chỉ, Thiền quán:

– Không có trợ của Thiền chỉ, thì Thiền quán [cũng] khó thành tựu hơn

 

      Chánh Kiến Là Gì? (2)

– Chánh kiến Thế gian và Xuất thế gian

– Thế nào là Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định?

(Kinh Tà Chánh – Kinh 752 – Thuộc Tạp A Hàm)

 

      Hai Loại Chánh Kiến Thế Gian Và Xuất Thế Gian

(Kinh Sanh Văn – Kinh Số 757 – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Phật pháp là phải xây dựng nền tảng trước, và phải nhận thức cho chính xác về tất cả vấn đề căn bản. Vấn đề căn bản có rồi, thì quý vị đi rất nhẹ nhàng, từ đó chúng ta sẽ tu dễ dàng.

30

Kiến thức nền tảng:

 

      Nhân để đắc các Thánh quả:

-Lý do đắc quả Dự lưu và Nhất lai là Giới, quả Bất hoàn là Định, quả A-la-hán là Tuệ.

(Luận Thanh Tịnh Đạo)

 

      Học Thiền quán trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi đời sống. Chia sẻ Thiền quán từ trong đời sống.

 

      Nhân Duyên Khiến Sau Khi Đức Phật Nhập Diệt Thì Diệu Pháp Không Còn Tồn Tại Lâu Dài

(Kinh Tăng Chi Bộ – Tạng Nikaya)

 

      Câu Chuyện Nhân Quả Của Việc Phỉ Báng Thánh Nhân

– Câu chuyện nhân quả của Tỳ-kheo Cù Ca Lê

– Tuổi thọ ở các Địa ngục

(Kinh 1192. Cù Ca Lê [27] – Kinh Tạp A Hàm).

 

      Những hạng người trước việc bảo vệ Chánh pháp

 

      Những Người Chịu Tội Nặng Nhất Trong Địa Ngục Thời Đức Phật Thích Ca

(Kinh Số 5 – Phẩm 50 – Lễ Tam Bảo – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Hành Pháp Tu Đầu Đà Thì Mau Chứng Quả

(Kinh Số 2 – Phẩm Phóng Ngưu Thứ 9 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Tâm sở:

Tâm sở Tín và Tâm sở Niệm

 

      Chia sẻ về câu trả lời của Sư Minh Tuệ: “Chiếc lá rơi từ Vô minh”.

31

Kiến thức nền tảng:

 

      Tiêu Chuẩn Của Người Bạn Tốt:

(Kinh (7.37) Bạn Hữu 2: Mitta 2 – Kinh Tăng Chi Bộ).

 

      Lợi Ích Của Chứng Quả Tu-đà-hoàn

(Kinh (6.97) Các Lợi Ích: Ānisaṃsa – Kinh Tăng Chi Bộ)

 

      Nếu Không Đoạn 5 Pháp Thì Không Thể Chứng Được Từ Nhị Thiền Đến Tứ Thiền, Không Chứng Được Sơ Quả Cho Đến Tứ Quả A-la-hán:

(1)Xan tham trú xứ; (2) xan tham gia đình; (3) xan tham lợi dưỡng; (4)xan tham tán thán; (5)xan tham pháp.

(Kinh (5.257-263) Thiền và Thánh Quả – Kinh Tăng Chi Bộ)

 

      ‘Niệm Phật’ có nghĩa là gì?

 

      Tâm sở:
– Tâm sở Niệm:

+ 17 yếu tố để phát sanh được Tâm sở Niệm

+ 4 Nhân trợ để tu Niệm giác chi

+ Tỉnh giác là gì?

–  Tâm sở Tàm

– Tâm sở Úy:

+ Bốn trường hợp của Úy theo Kinh tạng

 

      Định nghĩa Giới là gì?

 

      Cách tư duy pháp trong khi ăn

 

      Chia sẻ: “Có thật sự thân nữ khó tu hành?”

 

Kinh văn:

      Bài Kệ 15 – Phần 2 + Bài Kệ 16 + Luận:

– Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn được nói ở đây, và Vô biểu sắc, ba loại Vô vi, bảy pháp như thế ở trong môn Xứ thì lập tên gọi là Pháp xứ, ở trong môn Giới thì lập tên gọi là Pháp giới.

– Nguyên nhân của Khổ (hay Tập đế) là gì?

– Không phải điều nào cũng đổ do nghiệp. Mình phải hiểu nhân, duyên, quả báo, và phải học cho kỹ.

– Giới là gì? Là chia theo nhóm.  Ví dụ trong Kinh A Hàm, trong Kinh Nikaya có bài kinh đức Phật nói là chúng sanh theo nhóm, theo giới.

32

Kiến thức nền tảng:

 

      8 Hạng Người Lưu Chuyển Sinh Tử Mà Không Trụ Sinh Tử

(Kinh Số 10 – Phẩm 43 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Tác Dụng Của Tu Thiền Chỉ Và Thiền Quán:

Tu Thiền chỉ-> đoạn Tham-> Tâm giải thoát

– Tu Thiền quán-> đoạn Vô minh-> Tuệ giải thoát

((2.31) (EA 20.7*) Trích Từ Kinh Tăng Chi – Phẩm Hai Pháp)

 

      Nhân Duyên Khởi Lên Chánh Kiến:

– Tầm quan trọng của Chỉ và Quán

(Kinh Số 10 – Phẩm Hữu Vô – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu Chuyện Đức Phật Độ Một Vị Bà-La-Môn Có Thần Thông Đặc Biệt (Bà-la-môn Lộc Đầu)

(Chuyện này có ngầm nhiều đạo lý về y dược, nghiệp tái sinh đời sau, công đức giữ giới)

(Kinh Số 4 – Phẩm Thanh Văn thứ 28 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Làm Sao Để Vào Thế Đệ Nhất Vị (Nhập Chánh Tánh Ly Sanh)

((6.98) Kinh Vô Thường: Anicca – Kinh Tăng Chi – Phẩm 6 Pháp)

 

      Đảnh Pháp Và Đảnh Pháp Thoái

– Sự khác nhau giữa Vô ngã và Phi ngã

– Định nghĩa thế nào là đa văn

(Trích Từ Kinh 86- Kinh Thuyết Xứ – Kinh Trung A Hàm)

 

      Vấn – Đáp: “Tại sao bây giờ có nhiều người cuồng tín, theo những người phỉ báng Sư Minh Tuệ hay là chống đối Sư Minh Tuệ, chống đối những người tu hành chân chánh v.v…?”

 

      Xây dựng Chánh kiến:
– Dù là Tổ sư của Thiền tông thì vẫn không bằng Phật được. Phân tích câu chuyện của Tổ Ưu Ba Cúc Đa với Ma vương Ba Tuần

– người nào tự xưng là Phật, Bồ-tát tái lai mà giảng giáo pháp Tứ đế trật lất thì người đó không phải là Phật, Bồ-tát tái lai.

 

      Chia sẻ góc nhìn về Câu Hỏi Về Cúng Dường Của Phật Tử Với Sư Minh Tuệ

33

Kiến thức nền tảng:

 

      Nguyên Nhân Sợ Hãi Khiếp Đảm (Theo Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm – Kinh Số 4 trong Kinh Trung Bộ)

– Bí quyết là ráng tu Thiền chỉ, đắc được Sơ thiền thì sẽ không sợ hãi.

– Nguyên nhân tại sao mình sợ?

– Chia sẻ câu chuyện Phật pháp nhiệm màu ở phút cuối cùng xoay chuyển

– Câu chuyện của ông Trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường đến hết tài sản, sau được chư Thiên gia trì có lại được.

– Câu chuyện của vị đó nghèo quá, nhưng tâm rất tha thiết muốn cúng dường cho Phật, được chư Thiên gia trì giúp cúng dường cho Phật và Tăng đoàn.

– Mọi nỗi sợ đều quy về sợ chết. Mình sợ chết nhất. Tại vì sao quý vị sợ chết? Vì quý vị chưa rõ cái chết của mình.

– Chia sẻ về Pháp luật, ứng xử trong thế gian, để bớt lo sợ.

 

      Khai Thị Của Đức Phật Về Nỗi Khổ Trong Luân Hồi:

– Các nỗi khổ trong sanh tử

– Khai thị về bỏ Thân kiến, thậm chí còn cao hơn nữa. Đạt được giải thoát và giải thoát tri kiến.

– Bí quyết để ra khỏi sanh tử là cứ chán đi, đừng ham gì nữa hết, chán riết rồi tự nhiên sẽ thành tựu.

(Kinh 1318. Huyết – Phẩm 45. Tương Ưng Vô Thủy – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Vấn – Đáp: “Thưa thầy, học về A-la-hán để làm gì? Đời này con đâu thể nào chứng A-la-hán đâu”.

 

      Câu chuyện ngài Châu Lợi Bàn Đà Già biến hóa ra 1000 vị Tỳ-kheo.

 

      Khi Nghe Điều Gì Cần Suy Xét, Chớ Vội Vàng Tin Nhận (Kinh Kālāma):

– 10 điều chớ vội tin
– Kinh Phật luôn nhất quán, không bao giờ có mâu thuẫn
– Tiêu chuẩn xem xét:
coi những điều giảng trong đó có phù hợp với bốn điều: Khế với Kinh, khế với Luật, với Giới, với A Tỳ Đàm không? Và đặt ra, coi Tam pháp ấn: Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã. Rồi Thật tướng, Vô tướng v.v…

– Chủng tánh của người giác ngộ là gì? Là khi nghe những điều nào ngược với tư tưởng của mình, định kiến của mình, thì mình cũng phải suy xét, phải coi điều đó đúng hay điều cũ đúng, điều nào hợp lý hơn.

– Tiêu chuẩn của Thiện và Bất thiện

– Các pháp nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau thì hãy từ bỏ chúng.

– Mình phải suy xét mấy điều: (1)các pháp đó là thiện, (2)các pháp đó không đáng chê, (3)các pháp đó không bị người trí chỉ trích, và (4)các pháp đó được thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc, thì mình thực hành, tu theo.

((3.65) Kesamutti (MA 16) – Kinh Tăng Chi)

 

      Tiêu Chuẩn Đúng Chánh Pháp:

– Khi chưa đủ dốc lòng tin tưởng, thì hãy y chiếu và thảo bàn

– Thế nào là y chiếu và thảo bàn? Y chiếu theo pháp mà luận, đó là bốn đại luận được quảng diễn: Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, Giới.

– Khi mình học điều gì thì phải hỏi: điều đó là từ đâu? Kinh nào?

– Giảng giải về câu: “Một câu Phật hiệu là đầy đủ, không cần Giới luật” và câu nói trong Kinh Hoa Nghiêm “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”.

– ‘Như Lai cung kính pháp, nên ai cung kính pháp thì tức là cung kính Ta’.

(Kinh Số 5 – Phẩm Thanh Văn – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Câu chuyện Lão Nam Nữ: Tại sao đức Phật không độ họ?

 

      40 đề mục tu Thiền chỉ:
– Đề mục Tùy niệm Giới theo Luận Thanh Tịnh Đạo:

– Nhắc lại các đề mục tu Thiền chỉ

– Nhắc lại tác dụng của Thiền chỉ
– 
Thiền chỉ giống như là Vaccin, để ngăn ngừa bệnh.  Còn Thiền quán thì giống như bệnh rồi mới uống thuốc.

– Tầm quan trọng của việc giữ giới, nhất là giới Bát quan trai.

 

      Câu chuyện về ông Bà-la-môn nói trong 3 nghiệp thì thân là quan trọng. Đức Phật lấy ví dụ giảng giải ý nghiệp mới là quan trọng.

 

      Pháp Niệm Giới Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm

(KINH SỐ 4 – Niệm Giới – Phẩm Quảng Diễn Thứ Ba – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Vấn – Đáp: “Có nhiều đề mục như vậy, thì tu như thế nào?’ Đề mục ở trên, đắc cao, thì lại khó tu; còn đề mục ở dưới, đắc thấp, thì lại dễ tu

34

Kiến thức nền tảng:

 

      Tu tập Thiền chỉ và Thiền quán có tác dụng gì?

      Tu tập tùy lúc, tùy thời để cân bằng Thiền chỉ và Thiền quán

      Không giữ giới thì không thể vào Thiền

      Học pháp là tu Thiền quán và Thiền chỉ, nhưng thiên về Quán, không thể đưa đến đắc Sơ thiền.

 

      CHUYỆN CON CHIM CÚT (Tiền thân Vattaka của đức Phật Thích Ca)

 Tại sao có nhiều người cầu nguyện gì cũng linh ứng?

–  Niệm công đức Tam Bảo để vượt qua nạn

– Thần thông tồn tại trong suốt kiếp này: chuyện lửa không cháy suốt một kiếp tại chỗ đó.

(Trích từ Kinh Tiểu Bộ – Tạng Kinh Nikaya)

 

      4 Nguyên Nhân Của Giấc Mơ

      6 Hàng Chúng Sanh Có Thể Nằm Mơ

(Trích Từ Giáo Trình Siêu Lý Trung Học Của Đại Học Abhidhamma – Vương Quốc Thái Lan)

 

      Tâm Vô nhân là gì? Tâm Tam nhân là gì? Tâm tam nhân có mặt ở đâu?

 

      Vấn – Đáp: “Giả sử bộ Luận Câu Xá của thầy giảng không tương ưng với kinh điển thì sao?”

 

      Tầm Quan Trọng Của Pháp Tu Tứ Niệm Xứ

(Trích Từ Kinh Số 10 – Kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhānasutta) – Kinh Trung Bộ Thuộc Tạng Nikaya)

 

      Dù là Đại thừa hay Tiểu thừa thì cũng phải tu Tứ niệm xứ.

 

      Pháp Tu Tứ Niệm Xứ Từ Kinh Trung A Hàm – Bắc Truyền

(Nội Dung Tương Tự Kinh Niệm Xứ Trong Kinh Trung Bộ Của Nam Truyền)

I. QUÁN THÂN:

1. Chánh niệm chánh tri

2. Sổ tức

3. Bốn thiền

4. Quang minh tưởng

5. Quán nội thân

6. Bốn giới

7. Quán ngoại thân

II. QUÁN THỌ-TÂM-PHÁP:

1. Quán thọ

2. Quán tâm

3. Quán pháp:

a. Sáu xứ

b. Năm cái

c. Bảy giác chi

III. CỨU CÁNH

(98. KINH NIỆM XỨ – Kinh Trung A Hàm)

 

      Giải thích chữ ‘hiện tại lạc trú’

35

Kiến thức nền tảng:

 

      Khai thị về tu tập của đức Phật

(Kinh Tiểu Bộ – thuộc Tạng Nikaya)

 

      Vợ Chồng Là Tiên Hay Là Đê Tiện

((4.53) Sống Chung 1: Paṭhamasaṃvāsa – Kinh Tăng Chi – Thuộc Tạng Nikaya)

 

      Làm Sao Để Vợ Chồng Gặp Nhau Ở Đời Này, Đời Sau?

((4.55) Kinh Xứng Ðôi 1: Paṭhamasamajīvī – Kinh Tăng Chi Bộ – Thuộc Tạng Nikaya)

 

      Câu Chuyện Một Vị Tỳ-Kheo-Ni

Vị Tỳ-kheo-ni tên Siha, đi xuất gia 7 năm nhưng không chứng đắc. Đến khi cô định tự tử, lúc đó triển khai Thiền quán thì chứng quả A-la-hán.

((5.3) Sīhā – Trích Từ Kinh Tiểu Bộ – Thuộc Tạng Nikaya)

 

      Tác Dụng Và Tầm Quan Trọng Của Thiền Chỉ Và Thiền Quán (2) – Hai Pháp Nên Tu Hành

– Đắc Thiền chỉ thì thành tựu Giới luật -> Định cộng Giới.

– Đắc Thiền quán thì được Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. (Ở trên phải có Thiền chỉ thì mới được Tâm giải thoát. Nếu trên này không có Thiền chỉ, thì nhiều khi tu có được một điều là được Tuệ giải thoát thôi).

– Đắc Chỉ -> hàng phục được ma oán.

– Đắc Quán ->  Tam lậu minh, mới thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

(Kinh Số 7 – Phẩm Thiện Tri Thức Số 20 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Chia sẻ Pháp hành: Tùy thời mà tu Thiền chỉ và Thiền quán, đừng quá chấp trước. Tu theo kinh Phật thì nhẹ nhàng.

 

      Quả Tu-Đà-Hoàn Có Mấy Hạng?

(Trích từ Kinh Giáo Hóa Bệnh – Kinh Số 28 – Kinh Trung A Hàm)

 

      Tâm sở: 19 Tâm sở Tịnh hảo biến hành:

– Vô tham;

– Vô sân (Từ);

– Trung hòa (Xả trong Xả giác chi)

– Sự khác nhau giữa Xả thọ và Xả giác chi.

36

Kiến thức nền tảng:

 

      Chuyện Các Nam Tử Của Nhà Triệu Phú: Seṭṭhiputtapeta

–  Nghiệp tà dâm, nếu làm quá thì sau này đọa vào Địa ngục Chảo sắt.

– Vua Ba Tư Nặc tham đắm sắc đẹp vợ của người khác, nhưng được đức Phật độ, nên hài lòng với vợ của mình.

(Trích từ Kinh Tiểu Bộ thuộc Tạng Nikaya)

 

      Nhắc lại pháp tu: Thiền chỉ và Thiền quán

 

      Tầm Quan Trọng Của Thất Giác Chi

(Kinh 222 – Kinh Lệ – Trung A Hàm)

 

      Tầm Quan Trọng Của Thất Giác Chi (2)

(Kinh 674. Cái – Kinh Tạp A Hàm

 

      Tầm Quan Trọng Của Thất Giác Chi (3)

(Trích từ 5. Kinh Tiểu Duyên – Trường A Hàm)

 

      Nói Rõ Hơn Về Thất Giác Chi (1)

1. Niệm giác chi

2. Trạch pháp Giác chi

3. Tinh tấn Giác chi

4. Khinh an Giác chi

5. Hỉ giác chi

6. Định giác chi

7. Xả giác chi

(Trích từ Kinh 681. Chuyển Thú – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Thất Giác Chi Là Phương Thuốc Trị Bảy Kiết Sử

(Kinh Số 3 – Phẩm 40 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Bảng tóm tắt Thất giác chi để đối trị 7 Kiết sử:

1. Tham dục -> Niệm giác chi

2. Sân hận -> Trạch pháp Giác chi

3. Tà kiến -> Tinh tấn Giác chi

4. Tham đắm Thế gian -> Hỉ giác chi

5. Kiêu mạn -> Khinh an Giác chi

6. Nghi -> Định giác chi

7. Vô minh -> Xả giác chi

(Theo Kinh Số 3 – Phẩm 40 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Lúc Nào thì Nên Tu Giác Chi Nào?

– Tâm yếu kém, do dự -> nên Trạch pháp Giác chi, Tinh tấn Giác chi, Hỷ giác chi.

– Tâm trạo cử, do dự -> nên tu Khinh an Giác chi, Định giác chi, Xả giác chi

Niệm giác chi thì hỗ trợ cho tất cả trường hợp tâm.

(Kinh 682. Hỏa – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Tầm Quan Trọng Của Thiền Chỉ Và Thiền Quán (3)

(19. Phẩm Tham: Rāgapeyyālavagga– Kinh Tăng Chi)

 

      Tùy Thời Biết Nên Tu Thiền Chỉ Hay Thiền Quán

(Trích Từ Kinh Số 1 – Phẩm 39 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Xây dựng Chánh kiến: Bên Tịnh Độ có trường hợp nói là: “Im lặng ba năm đi thì thành tựu”. Không phải! Trong kinh đức Phật không bao giờ đề xướng im lặng.

 

      40 Đề Mục Tu Thiền Chỉ

Đề mục Tùy niệm thí (Theo Luận Thanh Tịnh Đạo)

37

Kiến thức nền tảng:

 

      Quả Báo Của Người Cúng Dường Nước Thơm Cho Phật Chữa Bệnh Trúng Gió

– Câu chuyện về Trưởng giả Tỳ Xá La thờ Đại thần Ngũ Đạo, ông có tuổi thọ rất ngắn, sau 5 ngày nữa sẽ chết và đọa vào Địa ngục Đề Khốc. Nhưng vì công đức cúng dường nước thơm cho Phật mà được sanh lên cõi Trời.

(KINH SỐ 7 – Phẩm Tà Tụ Thứ 35 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      5 Lỗi Nếu Tin Người Mà Không Y Theo Pháp, Theo Phật

(KINH 805. QUÁ HOẠN – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Hãy học kinh điển để mình phân biệt đâu là phàm, đâu là Thánh.

 

      Chia sẻ về Sư Minh Tuệ: ngài có thể chứng đắc, nhưng ngài chưa phải là Phật.

 

      Nhắc lại tác dụng của tu Thiền chỉ: ngủ ít, cơ thể nhẹ nhàng, đỡ bệnh.

 

      Nhắc lại về 40 Đề Mục Tu Thiền Chỉ

 

      Đề Mục Thiền Chỉ Biến Xứ Trong Kinh A Hàm

– Tu những đề mục Thiền chỉ Biến xứ, rồi phải tu thêm Thiền quán để tách Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức ra thì mới phá được Thân kiến. Tuy nhiên có những cách khác dễ hơn: đó là quán Khổ – Không, Vô thường, Vô ngã; thành tựu bốn bất hoại tịnh; tu Ngũ căn Ngũ lực, và 37 Phẩm trợ đạo,  thì tự nhiên sẽ phá Thân kiến.

      (Trích từ Kinh 111. Mao Đoan – Kinh Tạp A Hàm

 

      Đề Mục Thiền Chỉ Biến Xứ Trong Kinh Nikaya

(Trích từ Kinh Tăng Chi – Phẩm 10 Pháp)

 

      Các Trạng Thái Tịch Diệt Của Các Tầng Thiền

(Kinh 473. Chỉ Tức – Kinh Tạp A Hàm)

 

Bảng Tóm Tắt – Kinh 473. Chỉ Tức – Kinh Tạp A Hàm

      Nhập Tầng Thiền           Tịch diệt, Tĩnh chỉ

      Sơ thiền                              –> Ngôn ngữ

      Nhị thiền                            –> Tầm, tứ

      Tam thiền                           –> Tâm hỷ

      Tứ thiền                             –> Hơi thở ra vào

      Không Vô Biên Xứ              –> Sắc tưởng

      Thức Vô Biên Xứ                 –> tưởng không vô biên

      Vô Sở Hữu Nhập Xứ            –> tưởng thức vô biên xứ

      Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ  –> tưởng vô sở hữu xứ

      Thọ Tưởng Diệt                   –> tưởng và thọ

 

      Đề mục Tùy niệm thiên

(Theo Luận Thanh Tịnh Đạo)

 

      Niệm Thiên Trong Kinh A Hàm

(Trích Từ Kinh 549. Ly – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Chia sẻ cách tu Thiền chỉ và Thiền quán

 

      Học theo Phật thì mình thấy vui lắm, điều nào cũng có phước báo, công đức vô lượng, mà tu dễ dàng.

 

      Trả lời câu hỏi: “Thưa thầy, con lỡ phá thai nhiều lắm rồi, phá mấy đứa con lận”.

 

      Giảng giải câu nói: “Mỗi ngày bước một bước chân tới Phật thôi, là gần Phật, thì công đức phước báo vô lượng rồi”.

 

      Tâm sở: 19 Tâm sở Tịnh hảo biến hành

 8-9.Tịnh tâm và Tịnh thân

38

Kiến thức nền tảng:

 

      Câu Chuyện Một Người Hạ Độc Đức Phật

– Câu chuyện về Trưởng giả Thi Lợi Quật bày nhiều cách để hại Phật và Tăng đoàn nhưng không thành, được đức Phật độ, ông sám hối và đắc Pháp nhãn tịnh. Mọi người ở đó cũng đắc  Pháp nhãn tịnh. –> Phật pháp rất tuyệt vời, đừng có bi lụy.

– Đức Phật luôn thuyết pháp có trình tự.

(Kinh Số 7 – Phẩm 45 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Hạng Người Nào Nên Thân Cận Và Hạng Người Nào Không nên Thân Cận (1)

– Hạng người thấp kém về Giới, Định, Tuệ –> không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường.

– Hạng người đồng đẳng với mình về Giới, Định, Tuệ –> nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường.

– Hạng người thù thắng về Giới, Định, Tuệ –> sau khi cung kính, tôn trọng, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường

(Kinh (3.26) Cần Phải Thân Cận: Sevitabba – Kinh Tăng Chi Thuộc Tạng Nikaya)

 

      Sự Khác Biệt Giữa Người Có Bố Thí Và Người Không Có Bố Thí

(Kinh (5.31) Sumanā (SA 94*, EA 17.8*, MA 148*) – 4. Phẩm Sumanā: Sumanāvagga -Kinh Tăng Chi – thuộc tạng Nikaya)

 

      Giảng giải về câu chuyện 2 anh em: 1 người tu phước, 1 người tu huệ. Người tu huệ đời sau làm A-la-hán, người tu phước đời sau làm con voi quảy anh lạc, trích trong Tiểu Bộ Kinh.

 

      Pháp Nào Cần Chuyên Tinh Tư Duy? Tác Dụng Của Thiền Chỉ Và Thiền Quán

(Kinh 463. Đồng Pháp – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Vấn – Đáp: “Thôi con chỉ [muốn] đắc Tu-đà-hoàn, con không tu Thiền chỉ, mà tu Thiền quán không [thôi] thì có được không?”

 

      Chia sẻ tầm quan trọng của việc giữ giới Bát quan trai

 

      Khai thị: Tu hành không phải là muốn hay không muốn, mà phải tu đúng thì mới thành tựu. Ví dụ về con gà ấp trứng và việc vắt sữa bò.

 

      40 Đề Mục Tu Thiền Chỉ theo Luận Thanh Tịnh Đạo

– Chia sẻ cách tu các đề mục Thiền chỉ và trạng thái khi tu.

 

      Nói Chi Tiết Đề Mục Niệm Hơi Thở

 

      Pháp Tu Niệm Hơi Thở Theo Kinh Tăng Nhất A Hàm (Thiền Chỉ Quán đã học ở bài 21)

(Kinh Số 8 – Phẩm Quảng Diễn Thứ 3 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

39

Kiến thức nền tảng:

 

      Câu Chuyện Đức Phật Độ Ngài Nan Đà

– Hai pháp không biết chán đủ: là dâm dục và uống rượu

– Bài kệ nhắc nhở Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã

– Đức Phật khéo léo và phương tiện độ sanh

– Hãy tu hành 2 pháp: Chỉ và Quán. Sau đó tu: Sinh tử không đáng vui và Niết-Bàn là an lạc (thật ra là Khổ, Tập, Diệt, Đạo); và tu 2 pháp nữa là Trí và biện (Trí tuệ và Biện tài).

– Vị A-la-hán không bao giờ nói dối. Khi ngài Nan Đà đã chứng A-la-hán thì ngài đến trước Phật để xả lời hứa trước kia của Phật với ngài.

(Kinh Số 7 – Phẩm Tàm Quý Thứ 18 – Kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

      Tổng Kết Về Các Địa Vị Hiền Thánh Đã Học (Tạm Thời)

– Nhắc lại về các địa vị Hiền Thánh

 

      Cách Để Vào Địa Vị Tùy Tín Hành, Tùy Pháp Hành (Thứ 2). Cách Để Vào Quả Tu-Đà-Hoàn (thứ 6)

– Quán Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý là vô thường, là biến hoại, đổi khác.

(Kinh (25.1) Con Mắt: Cakkhu – Chương 25: Tương Ưng Nhập (Okkanta Saṃyutta) – Kinh Tương Ưng)

 

      Cách Để Vào Quả Tu-Đà-Hoàn (thứ 7)

– Làm lắng dịu năm sợ hãi hận thù; thành tựu bốn chi phần Dự lưu; khéo thấy, khéo thể nhập Thánh lý với trí tuệ.

– Thế nào là làm lắng dịu năm sợ hãi hận thù? –> Giữ Ngũ giới

Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần? –> niềm tin bất động đối với Phật, Pháp, Tăng, và thành tựu Thánh giới.

– Thế nào là Thánh lý được khéo thấy, khéo thể nhập với trí tuệ? –> quán ‘các pháp do duyên sanh, và cũng do duyên mà diệt’ và vòng 12 nhân duyên.

(Kinh (10.92) Sợ Hãi: Bhaya (AN 9.27*) – Kinh Tăng Chi Bộ)

 

      Chia sẻ lại cách học: Học không phải thuộc làu, mà là hiểu để hành.

 

      40 Đề Mục Tu Thiền Chỉ:

– Nhắc lại về các đề mục Thiền chỉ theo Luận Thanh Tịnh Đạo.

– Trì tướng và Tợ tướng là gì?

– Chia sẻ thực tế cách tu và các trạng thái có thể xuất hiện khi tu.

– Biến xứ xanh (Nīlakasiṇa) – theo Luận Thanh Tịnh Đạo

– Biến xứ vàng (Pītakasiṇa)- theo Luận Thanh Tịnh Đạo

 

      Vấn – Đáp: “Con đang nhìn [đề mục nào đó] một hồi, rồi tự nhiên con muốn nhắm mắt lại và chuyển qua đề mục hơi thở, tức là bắt đầu đếm hơi thở 1…1; 2…2 v.v… Hoặc là lúc đó chuyển tới trạng thái là không phải đếm nữa, mà là theo dõi hơi thở thì có được không?

 

      Tâm sở: 19 Tâm sở Tịnh hảo Biến hành

10-11. Khinh tâm và Khinh thân;

– 12-13. Nhu tâm và Nhu thân

40

Kiến thức nền tảng:

 

      Người Giết Hại Sinh Mạng Nhiều Loài Hữu Tình Để Cúng Đồ Ăn Cho Người Chết, Có Hạnh Phúc, Lợi Ích Nào Không?

–  Đừng sát sanh cúng cho người chết, không có lợi ích gì, mà thậm chí bị quả báo.

–  Khi nghiệp tới rồi thì không tránh được

– Giữ được năm giới thì sanh lên cõi Trời

(18. Chuyện Ðồ Ăn Cúng Người Chết (Tiền Thân Matakabhatta) – Kinh Tiểu Bộ Thuộc Tạng Nikaya)

 

       Câu chuyện về hai vị: Một vị tu theo hạnh con chó, một vị tu theo hạnh con bò, đến hỏi đức Phật là họ tu như vậy thì được gì?

–> Thời nay, mặc dù nhiều đồng tu chúng ta đã gặp Phật pháp rồi, nhưng nhiều khi không phải Phật pháp chính thống, mình tu một đời rất vất vả, nhưng cuối cùng không được kết quả gì.

(Kinh Hạnh Con Chó –  Kinh 57 trong Kinh Trung Bộ)

 

      Tiêu Chuẩn Pháp Sư

– Ai thuyết pháp mà giúp cho mình lìa tham, nhàm chán, các [căn] Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, tịch diệt tức là mình thanh tịnh, thì người đó tạm được gọi là Tỳ-kheo Pháp sư. Còn ai tu được như vậy nữa thì người đó là một Tỳ-kheo hành trì đúng pháp.

Trích từ KINH PHÁP SƯ -NHẬT TỤNG KĀLĀMA 3 – Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) sưu lục (SN 35.155 Vị Thuyết Pháp – 15. Phẩm Cũ Và Mới – Tương Ưng Sáu Xứ (e) – Kinh Tương Ưng).

 

      Tác Dụng Của Thiền Chỉ (Các Biến Xứ) Theo Kinh Tạp A Hàm

(Kinh 548. Ca-Lê – Kinh Tạp A Hàm)

 

      Sức Mạnh Của Thiền Định

– Thiện xảo nhập;  thiện xảo trú;  thiện xảo xuất;  thiện xảo trong sự an lạc;  thiện xảo trong cảnh giới;  thiện xảo trong sự dẫn khởi.

(Kinh (6.24) Núi Tuyết Sơn: Himavanta – Phẩm Sáu Pháp – Kinh Tăng Chi)

 

      Tầm Quan Trọng Của Mười Biến Xứ (Tu Thiền Chỉ

(Trích từ Kinh 222. KINH LỆ – Kinh Trung A Hàm)

 

      Ai Gần Phật?

((92) Saṅghāṭikaṇṇa – Kinh Tiểu Bộ – thuộc Tạng Nikaya)

 

      Lợi Ích Của Việc Không Ăn Ban Đêm

– (1) ít bệnh, (2) ít não, (3) khinh an, (4) có sức lực và (5) an trú.

(Trích từ 70. Kinh Kīṭāgiri (Kīṭāgirisutta) – Kinh Trung Bộ)

 

      Các Địa Vị Thánh Quả (tiếp theo)

– Câu phần Giải thoát, bậc Tuệ giải thoát, bậc Thân chứng, bậc Kiến đáo, bậc Tín giải thoát, bậc Tùy pháp hành, bậc Tùy tín hành.

(Trích từ 70. Kinh Kīṭāgiri (Kīṭāgirisutta) – Kinh Trung Bộ)

 

      Có nhiều người sai lầm tưởng là lên trời không tu được. Đức Phật chưa bao giờ nói điều đó.

 

      Quý vị có được lòng tin, có lòng thương đối với Như Lai, thì mình sẽ có được những pháp từ: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn.

 

      Trí Tuệ Được Hoàn Thành Nhờ Học Từ Từ, Hành Từ Từ, Thực Tập Từ Từ

– Các bước để tu tập: (1) là có lòng tin đi đến gần -> (2) tỏ ra kính lễ -> (3) lóng tai -> (4) nghe pháp ->  (6) suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì -> (7) các pháp được chấp thuận -> (8) ước muốn sanh khởi. -> (9) nỗ lực -> (10) cân nhắc -> (11) tinh cần =>  tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.

(Trích từ 70. Kinh Kīṭāgiri (Kīṭāgirisutta) – Kinh Trung Bộ)

 

      Đạo Phật gọi là đến để mà thấy. Hãy thực hành, hãy kiểm nghiệm. Hành trì một phần thì được một phần lợi ích, hành trì được một phần thì được một phần giải thoát.

 

      Một Đệ Tử Có Lòng Tin Giáo Pháp Bậc Ðạo Sư Và Sống Thể Nhập Giáo Pháp Ấy Sẽ Chứng Được Một Trong Hai Quả A-La-Hán Hoặc A-Na-Hàm Ngay trong hiện tại

(Trích từ 70. Kinh Kīṭāgiri (Kīṭāgirisutta) – Kinh Trung Bộ)

 

      Tâm sở: 19 Tâm sở Tịnh hảo Biến hành

– 14-15.Thích tâm và Thích thân

41

      Kiến thức nền tảng:

 

      Làm Các Lễ Cúng Cho Người Chết Thì Các Bà Con Huyết Thống Đã Chết Có Được Hưởng Bố Thí Ấy Hay Không?

– 4 trường hợp không nhận thức ăn cúng lễ: Địa ngục, Súc sanh, sanh lên cõi Người và cõi Trời.

– Ngạ quỷ thì có thể nhận thức ăn cúng lễ.

– Bà con huyết thống khác đã chết mà sanh vào đường Ngạ quỷ, thì sẽ thọ nhận được.

– Những người làm Thập ác mà bố thí cúng dường cho những người xuất gia của đạo Phật và các Tôn giáo khác, thì họ sẽ hưởng phước đó trong loài súc sanh => người bố thí không phải không có kết quả.

(Kinh (10.177) Jāṇussoṇi (SA 1041) – Kinh Tăng Chi)

 

      Tiêu Chuẩn Để Nhận Ra Đâu Là Phải Hay Không Phải Pháp, Luật, Lời Dạy Của Ðức Phật

Những pháp đưa đến:

(1) ly tham, không đưa đến tham dục;

(2) ly hệ phược, không đưa đến hệ phược

(3) không tích tập; không đưa đến tích tập

(4) ít dục, không đưa đến dục lớn

(5) biết đủ, không đưa đến không biết đủ

(6) đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội

(7) đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác

(8) đưa đến dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng

=> Ðó là Pháp, đó là Luật, đó là lời dạy của bậc Ðạo sư.

(Kinh (8.53) Tóm Tắt: Saṃkhitta – Kinh Tăng Chi)

 

      Câu Chuyện Nhân Quả Của Một Người Bị Bệnh Hủi Vào Thời Đức Phật

(Kinh (5.3) Suppabuddhakuṭṭhi – Phẩm Phật Tự Thuyết – Kinh Tiểu Bộ)

 

      Những Ai Có Sợ Hãi, Vướng Tai Hoạn, Ưu Não, Tất Cả Chúng Có Thể Tìm Thấy Nơi Ngu Si Chứ Không Phải Nơi Trí Tuệ – Thế Nào Là Trí Tuệ?

–  Tỳ-kheo biết giới, biết xứ, biết nhân duyên, biết thị xứ phi xứ. Tỳ-kheo như vậy là trí tuệ, không phải ngu si.

– 62 giới

– Nếu trong đời có hai vị Chuyển luân vương cùng cai trị, trường hợp này hoàn toàn không có.

– Nếu trong đời có hai đọaức Như Lai, trường hợp này hoàn toàn không có.

(Kinh Đa Giới, Kinh Trung A Hàm)

 

      Vài Dấu Hiệu Để Nhận Biết Người Đã chứng Quả Tu-đà-hoàn

Người chứng quả Tu-đà-hoàn sẽ:

1. Không phạm tội Ngũ nghịch

2. Không cố tình phạm giới, xả giới, bỏ đạo.

3. Không xả ly nội đạo này, tôn thờ ngoại đạo

4. Không tán thán đối với những Sa-môn và Bà-la-môn khác

5. Không còn tin bói toán, hỏi cát hung.

6. Không theo các Sa-môn, Bà-la-môn khác mà bói toán, hỏi cát hung.

7. Dù có khổ cỡ nào, dù có bị bức bách đến chết cũng không bao giờ bỏ đạo mình, để cầu cứu ngoại đạo.

8. Không tái sanh lần thứ tám.

(Kinh Đa Giới – Kinh Trung A Hàm)

 

      Nhắc lại định nghĩa về Phá hòa hợp Tăng

 

      Lợi Ích Của Đoạn Trừ Năm Triền Cái

(181. Kinh Đa Giới – Kinh Trung A Hàm)

 

      Tội Mắng Nhiếc, Đánh Đập, Sân Nhuế, Trách Móc Đối Với Một Tỳ-Kheo Đã Thành Tựu Chánh Niệm, Một Đệ Tử Phật Chứng Đắc Tiểu Quả Nặng Như Thế Nào?

(Trích Từ Kinh 130 – Kinh Giáo Đàm-Di – Kinh Trung A Hàm)

 

      Tâm sở: 19 Tâm sở Tịnh hảo Biến hành
16 – 17: Tâm sở Thuần tâm và Thuần thân

18 – 19: Tâm sở Chánh tâm và Chánh thân

42

Kiến thức nền tảng:

 

      Tại sao chúng ta phải học?

 

      Cho Rằng Tất Cả Cảm Thọ Đều Do Nhân Đã Làm Trong Quá Khứ Đó Là Thuộc Về Tà

(Kinh 36.21. Sìvaka – Phần Ba—Phẩm Một Trăm Lẻ Tám Pháp Môn – Chương 36: Tương Ưng Thọ (S.iv,230) – Kinh Tương Ưng)

 

      Tầm Quan Trọng Của Thiền Chỉ (Tiếp Theo): “Muốn Đoạn Trừ Vô Minh Nên Tu Mười Biến Xứ

(Trích từ Kinh 222 – Kinh Lệ – Trung A Hàm)

 

      Khai thị: Đạo Phật là đến để mà thấy. Niềm tin mà dựa vào bên ngoài thì không chắc ăn, dễ bị sụp đổ.

 

      Câu chuyện về vị Tăng sĩ Sona thuyết pháp được đức Phật và chư Thiên khen ngợi. Mẹ của Tôn giả Sona nghe ngài thuyết pháp say sưa hoan hỷ mà độ được nhóm cướp.

(Tích Truyện Pháp Cú)

 

      Các Cách Tu Tập Chỉ Và Quán – Các Chi Phần A-La-Hán

(Kinh (4.170) Gắn Liền Cột Chặt: Yuganaddha (SA 560) – Kinh Tăng Chi)

 

       Ai nói gì thì mình cũng chớ vội tin, mình phải coi [điều đó] có trong kinh hay không?  Con đường ra khỏi sanh tử là pháp thân huệ mạng của mình, cực kỳ quan trọng, không nên dễ dàng giao phó cho một ai đó.

 

      Có rất nhiều điều Phật giáo không giống như thế gian, và đừng đem thế gian vào trong Phật giáo.

 

      Giảng giải câu nói: “Câu Phật hiệu cũng là Thiền chỉ”.

 

      Khi tu Thiền chỉ, để ý giùm âm thanh của kim đồng hồ sẽ là chướng ngại để nhập Thiền.

 

      ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ 5 QUYỀN

(Trích Từ Nhật Tụng Kālāma 3 – Sư Toại Khanh Sưu Lục)

 

      Điều Đức Phật Khuyên

(Trích từ Kinh Tiểu Bộ)

 

      Tầm Quan Trọng Của 37 Phẩm Trợ Đạo

(Kinh (7.71) Tu Tập: Bhāvanā – Kinh Tăng Chi)

 

      Vấn – Đáp: “Tại sao con không có nghiệp như ngài  Angulimala, đâu có giết người nhiều như vậy đâu, sao con tu tập hoài mà đầu óc con đờ đẫn, thế này thế kia, tu không thấy hiệu quả?”

 

      Tổng Kết Về Các Địa Vị Hiền Thánh Đã Học (Tạm Thời)

      Thượng Lưu Sắc Cứu Cánh Thuộc Tam Quả A-Na-Hàm

(Trích Từ Quyển 174 – Chương VII: Định Uẩn (Tiếp Theo) – Phẩm Thứ Tư: Luận Về Bất Hoàn– A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận)

 

      Tuyên bố thầy mình là Phật, Bồ-tát tái lai cũng là tội đại vọng ngữ. Câu chuyện thời đức Phật.

 

      Tâm sở: Tâm sở Tịnh hảo Biệt cảnh:

 – 3 Tâm sở Tịnh hảo Giới phần: 20.Chánh ngữ; 21.Chánh nghiệp; 22.Chánh mạng.

43

Kiến thức nền tảng:

 

      Có Phải Tất Cả Vị A-La-Hán Khi Niết-Bàn Đều Có Hiện Tượng Phi Thường?

Việc có xá lợi hay có mầu nhiệm hay không, thì có 3 nguyên nhân:

1. Chính vị A-la-hán trước khi nhập Niết-Bàn thì có lời nguyện như thế, xảy ra nhiệm mầu để cho mọi người tin tưởng.

2. Do chư Thiên có Thần thông, họ cũng chú nguyện như vậy.

3. Người bình thường [chú nguyện].

(Trích Từ Mi Tiên Vấn Đáp)

 

      Câu Chuyện Quả Báo Của Không Tùy Hỷ Mà Ác Ý Đối Với Sự Cúng Dường Của Người Khác

– Câu chuyện về người mẹ của Uttara.

– Mình làm việc ác, mình muốn hồi hướng cho người khác để cho người ta gánh nạn cho mình, thì không có chuyện đó, mà mình vẫn gánh chịu việc ác đó.

(22. Chuyện Mẹ Của Uttara: Uttaramātupeti – Ngạ Quỷ Sự – Kinh Tiểu Bộ)

 

      Thế nào là chết đúng thời hay không đúng thời?

(Trong Mi Tiên Vấn Đáp)

 

      Chư Thiên Hoan Hỷ Nói Chuyện Bạn Bè Với Ai Thành Tựu 4 Dự Lưu Phần

((55.36) Ði Ðến Bạn Bè: Sabhāgata (SA 1124) – Kinh Tương Ưng)

 

      Con Đường Thông Suốt Và Có Những Căn Bản Thẳng Tấn Để Đoạn Diệt Các Phiền Não

– Có giới, nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.

(Kinh (4.71) Không Có Hý Luận: Padhāna – Phẩm Không Hý Luận Thứ 8: Apaṇṇakavagga – Kinh Tương Ưng)

 

      Tu Thế Nào Với Bốn Loại Thức Ăn

(Kinh (12.64) Có Tham: Atthirāga (SA 374–378) – Kinh Tương Ưng)

 

      Y Chỉ Các Tầng Thiền, Thì Diệt Tận Được Các Phiền Não – Lộ Trình Tu Chứng

(Kinh (9.36) Thiền: Jhāna – Phẩm 9 Pháp – Kinh Tăng Chi)

 

      Địa Vị Thánh Quả Nào Lội Cắt Ngang Dòng Sông Ma Vương ?

(34. Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cūḷagopālakasutta) – Kinh Trung Bộ)

 

      Tâm sở: 6 Tâm sở Tịnh hảo Biệt cảnh:

– Nói chung về 4 Tâm sở: Từ, Bi, Hỷ, Xả

– 2 Tâm sở Tịnh hảo Vô lượng phần: 23.Bi; 24.Tỳ hỷ; 25. Xả

 

      3 ví dụ của ngài Na Tiên để làm rõ mối liên hệ giữa Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức của thân này và thân sau. (Phá Thân kiến).