TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM THỨ 7: TẤT THÀNH CHÁNH GIÁC
Nhất Định Thành Chánh Giác
Tập 212
Chủ giảng: Hòa thượng Thích Tịnh Không.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.
Thời gian: Ngày 13 tháng 7 năm 2015.
Dịch giả: Diệu Hiệp.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà lưỡng túc trung tôn; Quy y Đạt Ma ly dục trung tôn; Quy y Tăng Già chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú trang 538, hàng thứ sáu, bắt đầu xem từ câu thứ hai:
法藏者,又名佛法藏,乃法性之理體,亦即當人本具之如來藏性也 “Pháp Tạng giả, hựu danh Phật pháp tạng, nãi Pháp Tánh chi Lý thể, diệc tức đương nhân bổn cụ chi Như Lai Tạng Tánh” (Pháp tạng, cũng gọi là Phật Pháp tạng, là Lý Thể của Pháp Tánh, cũng tức là Như Lai Tạng Tánh mà mỗi người vốn có). Kinh văn là 為眾開法藏 “vị chúng khai Pháp tạng” (vì chúng mở Pháp tạng), Pháp tạng có nghĩa là gì? Pháp tạng cũng gọi là Phật Pháp tạng, là Lý Thể của Pháp Tánh, tức là đương nhân, là mỗi một người, mỗi một chúng sanh vốn có Như Lai Tạng Tánh. Chú trọng chữ “Tánh” này, Như Lai Tạng Tánh, đây là Lý Thể, cho nên gọi đó là Pháp tạng. Tiếp theo nói với chúng ta, 法性含藏無量之性德 “Pháp Tánh hàm tàng vô lượng chi Tánh đức” (Pháp Tánh hàm chứa vô lượng Tánh đức), đức là đức dụng, công đức vô lượng vô biên, cho nên gọi đó là Pháp tạng. Nói dễ hiểu hơn, tiếp theo nói, 又法藏者,如來所說之教法 “hựu Pháp tạng giả, Như Lai sở thuyết chi giáo pháp” (thêm nữa, Pháp tạng là giáo pháp mà Như Lai đã thuyết), cách nói này rất cụ thể, chính là năm xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện ở Ấn Độ, một đời dạy học 49 năm, tất cả giáo pháp mà Ngài đã thuyết trong 49 năm, đó gọi là Pháp tạng. 教法含藏多義,故名法藏。多法集積 “Giáo pháp hàm tàng đa nghĩa, cố danh Pháp tạng. Đa pháp tập tích” (Giáo pháp hàm chứa nhiều nghĩa, nên gọi là Pháp tạng. Nhiều pháp tích tập), cho nên cũng gọi đó là Pháp uẩn, uẩn có nghĩa là chứa đựng. 其數有八萬四千 “Kỳ số hữu bát vạn tứ thiên” (Số ấy có tám vạn bốn ngàn), tám vạn bốn ngàn là con số viên mãn, dùng để hình dung Pháp tạng.
八萬四千法藏,十二部經 “Bát vạn tứ thiên Pháp tạng, thập nhị bộ kinh” (Tám vạn bốn ngàn Pháp tạng, mười hai thể loại kinh), 12 thể loại ở đây là 12 thể văn mà đức Phật dùng để giảng kinh, 為人演說 “vị nhân diễn thuyết” (diễn thuyết cho mọi người). Tiếp theo Niệm lão trích dẫn, trong Phẩm Bảo Tháp của Kinh Pháp Hoa nói, trì tám vạn bốn ngàn Pháp tạng, 12 thể loại kinh, diễn thuyết cho mọi người. Thêm nữa, trong Luận Câu Xá nói: 所化有情有貪瞋等八萬行別 “Sở hóa Hữu tình hữu tham sân đẳng bát vạn hạnh biệt” (Hữu tình được giáo hóa có tám vạn hạnh khác biệt như: tham, sân, v.v…), đây chính là chúng sanh mà đức Phật giáo hóa, chỉ cho cư dân ở trên trái đất này của chúng ta, có tám vạn hạnh khác biệt như: tham sân si mạn. “Hạnh” chính là hành nghiệp, biệt là khác biệt, nghiệp nhân thiện ác đã làm vô lượng vô biên, nói tám vạn hạnh khác biệt. 為對治彼八萬行故,世尊宣說八萬法蘊 “Vị đối trị bỉ bát vạn hạnh cố, Thế Tôn tuyên thuyết bát vạn Pháp uẩn” (Để đối trị tám vạn hạnh ấy, nên đức thế Tôn tuyên thuyết tám vạn Pháp uẩn), đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết tám vạn bốn ngàn Pháp môn cho mọi người, ý nghĩa là như vậy. 是以願為無量眾生,開顯法性之真實,復流出八萬四千妙法,對治眾生煩惱 “Thị dĩ nguyện vị vô lượng chúng sanh, khai hiển Pháp Tánh chi chân thật, phục lưu xuất bát vạn tứ thiên diệu pháp, đối trị chúng sanh phiền não” (Cho nên nguyện vì vô lượng chúng sanh, mở bày sự chân thật của Pháp Tánh, lại lưu xuất tám vạn bốn ngàn diệu pháp để đối trị với phiền não của chúng sanh), dụng ý mà đức Phật thuyết pháp chính là giúp chúng sanh đoạn phiền não tăng trí huệ, chính là vì điều này.
但於八萬四千法門,唯一淨土妙法,能惠真實之利,普令一切含靈皆得度脫。故知所開法藏之首要,正是本經 “Đãn ư bát vạn tứ thiên Pháp môn, duy nhất Tịnh Độ diệu pháp, năng huệ chân thật chi lợi, phổ linh nhất thiết Hàm linh giai đắc độ thoát. Cố tri sở khai Pháp tạng chi thủ yếu, chính thị bổn Kinh” (Nhưng trong tám vạn bốn ngàn Pháp môn, chỉ có một diệu pháp Tịnh Độ có thể ban cho lợi ích chân thật, giúp tất cả Hàm linh đều được độ thoát. Nên biết đứng đầu trong các Pháp tạng đã khai mở, chính là Kinh này), đây là nói đến sự thích hợp. 為眾開法藏 “Vị chúng khai Pháp tạng” (Vì chúng sanh khai mở Pháp tạng), trong Pháp tạng bao gồm vô lượng vô biên, không có cùng tận, thật sự có thể giúp chúng sanh được lợi ích, thành tựu ngay trong một đời, không gì bằng Kinh Vô Lượng Thọ. Bộ Kinh này đã giảng ba điều chân thật, Chân thật Chi tế, đây là nói trên phương diện Thể Tánh; Nói cách khác, bộ Kinh này là từ Chân thật Chi tế lưu lộ ra. Chân thật Chi tế là Tự Tánh, Tự Tánh có thể sanh ra vạn pháp, là hiện tượng; Có thể tuyên thuyết vạn pháp, là nói ra tướng chân thật của hiện tượng. Cho nên, trong Kinh này nói trí huệ chân thật, Chân thật Chi lợi, lợi này là lợi ích. Lợi ích chân thật là gì? Rộng giúp tất cả Hàm linh đều được độ thoát, đây chính là lợi ích chân thật. Phổ là phổ biến, tất cả Hàm linh, linh nghĩa là biết, tất cả Hàm linh là chỉ cho tất cả động vật mà chúng ta nói hiện nay. Động vật đều có linh tánh, hơn nữa rất rõ rệt, chúng sinh sống cũng rất cực khổ, đọa vào cõi súc sanh, hình dạng khác với con người, nhưng linh tánh không khác biệt. Vì vậy, có không ít động vật cũng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, trong nhà Phật có quyển sách nhỏ, tên là Động Vật Còn Như Vậy, chuyên ghi chép lại động vật niệm Phật vãng sanh, đều không phải là giả. Chúng tôi đọc được, hình như là trong Tịnh Tu Tiệp Yếu có nói, Hoàng Niệm lão nói, trong Phật đường tĩnh tọa của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư thường có một chú chuột, về sau chú chuột ấy vãng sanh rồi. Gà trống vãng sanh, chó vãng sanh, động vật có rất nhiều rất nhiều, sao chúng có thể vãng sanh vậy? Chính là một câu Phật hiệu, chúng không niệm ra, nhưng tiếng của chúng chính là Phật hiệu.
Từ đây chúng ta liền hiểu rõ, vì chúng sanh khai mở Pháp tạng, đệ nhất của Pháp tạng chính là bộ Kinh này. Bộ Kinh này là kinh đệ nhất trong tất cả các kinh, Cổ đức gọi đây là Trung Bổn Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm là Đại Kinh, trong đó nói rõ với chúng ta tướng chân thật của vạn vật vạn việc trong khắp Pháp giới Hư không giới. Bồ-tát Long Thọ thấy được ở Long cung, Hoa Nghiêm có ba bổn, có Đại Bổn, có Trung Bổn, có Tiểu Bổn, ngài đem kinh về đây, đem về nhân gian chúng ta chính là Tiểu Bổn, Tiểu Bổn là Mục Lục Đề Yếu. Phân lượng của bộ Kinh ấy rất lớn, từ Ấn Độ truyền đến Trung Hoa, mỗi một lần truyền đến đều không phải là toàn bộ, thiếu sót không trọn bộ. Lần thứ nhất truyền đến Trung Hoa, phiên dịch vào thời kỳ Đông Tấn, 60 quyển, chúng ta gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm. Lần thứ hai truyền đến, ngài Thật Xoa Nan Đà phiên dịch vào thời Võ Tắc Thiên làm hoàng đế. Lần thứ ba là vào niên hiệu Trinh Nguyên, chỉ có một phẩm, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện, chính là phẩm cuối cùng, nhưng phẩm này là hoàn chỉnh, hai lần trước không hoàn chỉnh, phẩm này là hoàn chỉnh. Cho nên đã có ba lần phiên dịch, lược đi những phần trùng lặp, tổng cộng là 99 quyển. Kinh Hoa Nghiêm được thấy hiện nay chính là bản phiên dịch chữ Hán, bản gốc chữ Phạn đã thất truyền rồi, vô cùng đáng quý. Trong đó thật sự nói với chúng ta tám vạn bốn ngàn Pháp môn, Tịnh Độ cũng được bao gồm ở trong đó, sau cùng dẫn về Cực Lạc, Thập đại nguyện vương của Bồ-tát Phổ Hiền, ba loại chân thật đều đã viên mãn.
Cho nên câu cuối cùng này rất quan trọng, chúng ta đọc lại một lần, 願為無量眾生,開顯法性之真實,復流出八萬四千妙法,對治眾生煩惱。但於八萬四千法門,唯一淨土妙法,能惠真實之利,普令一切含靈皆得度脫。故知所開法藏之首要,正是本經 “nguyện vị vô lượng chúng sanh, khai hiển Pháp Tánh chi chân thật, phục lưu xuất bát vạn tứ thiên diệu pháp, đối trị chúng sanh phiền não. Đãn ư bát vạn tứ thiên Pháp môn, duy nhất Tịnh Độ diệu pháp, năng huệ chân thật chi lợi, phổ linh nhất thiết Hàm linh giai đắc độ thoát. Cố tri sở khai Pháp tạng chi thủ yếu, chính thị bổn Kinh” (nguyện vì vô lượng chúng sanh mở bày sự chân thật về Pháp Tánh, lại lưu xuất tám vạn bốn ngàn diệu pháp để đối trị với phiền não của chúng sanh. Nhưng trong tám vạn bốn ngàn Pháp môn, chỉ có một diệu pháp Tịnh Độ có thể ban cho lợi ích chân thật, rộng giúp tất cả Hàm linh đều được độ thoát. Nên biết đứng đầu trong các Pháp tạng đã khai mở, chính là Kinh này). Những câu này vô cùng quan trọng, giúp chúng ta từ chỗ này sanh ra tín tâm chân thật, không còn chút nghi ngờ nào nữa.
廣施 “Quảng thí” (Rộng thí) là bố thí rộng khắp cho tất cả chúng sanh. 普利一切眾生,故云廣施。所施之物,乃功德之寶 “Phổ lợi nhất thiết chúng sanh, cố vân quảng thí. Sở thí chi vật, nãi công đức chi bảo” (Lợi ích rộng khắp tất cả chúng sanh, nên gọi là quảng thí. Vật đã bố thí là bảo vật công đức). “Công đức” là thuật ngữ phổ thông nhất trong Phật pháp, câu thường nói rất hay, đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, gọi là công đức. Công đức là gì? Quyển thượng của Nhân Vương Kinh Sớ có nói: 施物名功 “Thí vật danh công” (Bố thí vật gọi là công), chúng ta bố thí, bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, đều gọi đó là công, 歸己 “quy kỷ” (quy về chính mình), công ấy quy về chính mình, đây là đức. Hai câu nói này, chúng ta phải thực tiễn ngay trong đời sống thường ngày, như năm xưa Đại sư Chương Gia dạy cho tôi, phải nuôi dưỡng thành một tâm thí xả. Tâm luôn nghĩ đến bố thí, bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, thường có tâm bố thí, đó là công đức. Gặp được duyên thì tận tâm tận lực mà làm, chính mình đang tích lũy công đức.
Tiếp theo, 又《勝鬘寶窟上》曰:惡盡曰功,善滿稱德 “hựu Thắng Man Bảo Quật Thượng viết: Ác tận viết công, thiện mãn xưng đức” (thêm nữa, trong quyển thượng của Thắng Man Bảo Quật nói: Ác hết gọi là công, thiện đầy gọi là đức), hai câu nói này rất hay, ác, hành vi ác không còn nữa, ngôn từ ác không còn nữa, ý niệm ác không còn nữa, đây là công chân thật. Ác không còn nữa, thiện liền được tích lũy. Ác là phá hoại thiện, phá hoại niệm thiện, lời nói thiện, hành vi thiện của quý vị. Nếu ác hết rồi, nói đơn giản về ác ở đây, [là] Thập ác, nói đơn giản về thiện ở đây là Thập Thiện, không còn ý niệm hại chúng sanh nữa. Sát đạo dâm, đây là ba loại nghiệp ác của thân, nghiệp ác này không còn nữa, đó là công. Ngược lại, đoạn ác rồi, không tham, không sân, không si, thiện ấy viên mãn, đó chính là đức. Phải nhận biết rõ ràng hai chữ này, chúng ta mới biết làm thế nào đoạn ác tu thiện, làm thế nào tích công lũy đức. 又德者,得也 “Hựu đức giả, đắc dã” (Thêm nữa, đức nghĩa là được), tương đồng với ý nghĩa của được trong được mất. 修功所得 “Tu công sở đắc” (Có được từ tu công), công đức mà quý vị tu tích, ác giảm đi mỗi ngày, thiện nhiều lên mỗi ngày, là việc tốt! Nói từ gốc chính là ý niệm, niệm ác càng ngày càng ít, niệm thiện càng ngày càng nhiều. Thiện trong thiện, lấy xưng danh làm bậc nhất, buông xuống tất cả hết thảy niệm ác rồi, một lòng chỉ để tâm đến Phật hiệu, để Phật hiệu niệm niệm tương tục, niệm trước là Phật hiệu, niệm sau tiếp nối cũng là Phật hiệu, như vậy tốt, đây là công đức bậc nhất trong các công đức.
綜上二說 “Tống thượng nhị thuyết” (Tổng hợp hai cách nói trên), hai cách nói ở trước, 則利生與去惡名功 “tắc lợi sanh dữ khử ác danh công” (thì làm lợi ích chúng sanh và trừ bỏ điều ác gọi là công). Lợi sanh là lợi ích chúng sanh, đây là nói hóa tha, giáo hóa chúng sanh, giúp chúng sanh đoạn ác tu thiện, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, như vậy là lợi sanh. Có thể lợi ích chúng sanh thì đương nhiên là trừ bỏ điều ác rồi, trừ bỏ điều ác là thành tựu cho chính mình. Vừa rồi đã nói, ý niệm ác, lời nói ác, hành vi ác, đều rời xa rồi, đều buông xuống rồi, đó là công. Quả của công này chính là đức. Quả của công đức niệm Phật là gì? Là A Mi Đà Phật đến tiếp dẫn chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc, đây là quả, quả đức. Sanh đến Thế giới Cực Lạc thân cận A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật là Thiện tri thức bậc nhất ở khắp Pháp giới Hư không giới, vị thầy tốt, chúng ta ở dưới tòa của A Mi Đà Phật, một đời chứng được quả Phật viên mãn, đó chính là công đức viên mãn.
Tiếp theo, ngài giải thích cho chúng ta chữ “bảo”. 寶者,本段末後 “Bảo giả, bổn đoạn mạt hậu” (Bảo: phần cuối của đoạn này), đoạn này chỉ có hai câu kinh văn, 廣施功德寶 “quảng thí công đức bảo” (bố thí rộng khắp công đức bảo), chữ “bảo” này, Niệm lão nhắc nhở chúng ta, 應深著眼 “ưng thâm trước nhãn” (phải rất chú ý), chữ này rất quan trọng, 誠為畫龍點睛之筆。蓋開法藏所開顯者,即此寶也。廣施與眾生者,亦即此寶也 “thành vi họa long điểm tinh chi bút. Cái khai Pháp tạng sở khai hiển giả, tức thử bảo giả. Quảng thí dữ chúng sanh giả, diệc tức thử bảo dã” (thật sự là nét bút điểm mắt khi vẽ rồng. Bởi vì điều hiển bày khi khai mở Pháp tạng chính là bảo vật này. Vật mà bố thí rộng khắp cho chúng sanh, cũng chính là bảo vật này). Bảo vật này có nghĩa là gì? Rõ ràng nhất mà chúng ta có thể lãnh hội được, là Pháp bảo. Cho nên đức Phật thường nói trong kinh, trong tất cả sự bố thí thì Bố thí pháp là tối thượng, vì sao vậy? Vì pháp có thể giúp chúng sanh khai ngộ, tài thì không thể, vô úy cũng không thể, pháp có thể giúp chúng sanh giác ngộ. Tiếp theo, Niệm lão nêu ví dụ, đưa ra ba ý nghĩa. 寶字具三義:一者美稱。如尊佛而名為寶王如來 “Bảo tự cụ tam nghĩa: nhất giả mỹ xưng. Như tôn Phật nhi danh vi Bảo Vương Như Lai” (Chữ “bảo” có ba nghĩa: một là lời ca ngợi, Như tôn kính đức Phật nên gọi là Bảo Vương Như Lai), đây là xưng tán, ca ngợi, 讚美念佛三昧曰寶王三昧 “tán mỹ Niệm Phật Tam-muội viết Bảo vương Tam-muội” (ca ngợi Niệm Phật Tam-muội là Bảo vương Tam-muội), đây là ý nghĩa của ca ngợi, 尊佛菩薩之印契為寶印 “tôn Phật Bồ-tát chi ấn khế vi bảo ấn” (tôn xưng ấn khế của Phật Bồ-tát là bảo ấn), ấn khế chính là ấn chứng, như Đại sư Huệ Năng cầu Ngũ tổ ấn chứng cho ngài, chứng minh ngài thật sự Minh tâm Kiến tánh rồi, đó gọi là bảo ấn. Đây là ý nghĩa thứ nhất.
二者,寶乃梵語摩尼之譯名。《仁王經良賁疏》曰:梵云摩尼,此翻為寶。會意翻云,如意寶珠,隨意所求皆滿足故 “Nhị giả, bảo nãi Phạn ngữ ma-ni chi dịch danh. Nhân Vương Kinh Lương Bôn Sớ viết: Phạn vân ma-ni, thử phiên vi bảo. Hội ý phiên vân, Như Ý bảo châu, tùy ý sở cầu giai mãn túc cố” (Thứ hai: chữ “bảo” là tên dịch ma-ni của tiếng Phạn. Trong Nhân Vương Kinh Lương Bôn Sớ nói: Tiếng Phạn gọi là ma-ni, ở đây dịch là bảo. Hội ý phiên dịch là như ý bảo châu, là vì tùy theo ý muốn mong cầu đều được mãn nguyện), vậy thì gọi đó là bảo. 又《涅槃經九》曰:摩尼珠投之濁水,水即為清 “Hựu Niết Bàn Kinh Cửu viết: Ma-ni châu đầu chi trược thủy, thủy tức vi thanh” (Thêm nữa, trong quyển thứ chín của Kinh Niết Bàn nói: Thả ngọc ma-ni vào nước đục, nước liền thành trong), đây là nói tác dụng của ma-ni bảo châu, thả vào trong nước đục, nước vẩn đục, thì nước ấy liền trong, có tác dụng như vậy. Hơn nữa, Mi Đà Sớ Sao cũng có lời nói này, Sớ Sao là do Đại sư Liên Trì viết, 明珠投於濁水,濁水不得不清。佛號投於亂心,亂心不得不佛 “minh châu đầu ư trược thủy, trược thủy bất đắc bất thanh. Phật hiệu đầu ư loạn tâm, loạn tâm bất đắc bất Phật” (thả minh châu vào nước đục, nước đục chẳng thể không trong. Để Phật hiệu vào tâm loạn, tâm loạn chẳng thể không giác). Bốn câu kệ này, đồng học niệm Phật mà công phu không đắc lực, hãy ghi nhớ bốn câu này, có thể giúp quý vị. Vì sao không đắc lực? Vì quá nhiều vọng niệm, ta một mặt niệm Phật, mà vọng niệm vẫn cứ dấy khởi, đó là nói cho chúng ta biết, công phu của chúng ta vẫn chưa chống được vọng niệm. Đừng sợ, vọng niệm thì thế nào? Đừng quan tâm đến nó, mặc kệ nó, tập trung tinh thần vào Phật hiệu, niệm như vậy, niệm lâu rồi, từ từ vọng niệm tự nhiên ít đi, công phu đắc lực thôi.
Có một số đồng học, khi không niệm Phật, họ nói hình như tôi không có vọng niệm, khi vừa niệm Phật thì niệm ra toàn là vọng niệm. Đây là một nhận thức sai lầm, khi không niệm Phật, vọng niệm nhiều nhưng quý vị không phát hiện được, quý vị không chú ý đến, cho nên quý vị không biết mình có vọng niệm. Khi vừa niệm Phật, hoặc vừa ngồi thiền, chỉ cần vừa ngồi yên, thì nó lại xuất hiện. Tuyệt đối không phải là tĩnh tọa sanh vọng niệm, niệm Phật khởi vọng niệm, không phải vậy. Vọng niệm vốn tồn tại, quý vị không dụng công thì quý vị không thể phát giác, dụng công thì phát hiện thôi, đạo lý là như vậy. Cho nên đây là hiện tượng bình thường, rất nhiều người đều có, người hiện nay có, người xưa cũng có. Phương pháp chính là đừng quan tâm đến nó, cứ mặc nó, quý vị càng chú ý thì càng nhiều, đừng quan tâm đến nó, thành thật niệm Phật, dùng sức chú ý chú trọng vào Phật hiệu, thời gian lâu dần thì vọng niệm ít đi, trí huệ tăng trưởng. Đây cũng chính là dùng bảo châu ví cho Phật hiệu.
三者 “Tam giả” (Thứ ba), trong quyển thứ 47 của Luận Đại Trí Độ có một câu nói như vầy: 於諸寶中,法寶是實寶。今世後世乃至涅槃能為利益 “Ư chư bảo trung, Pháp bảo thị thật bảo. Kim thế hậu thế nãi chí Niết-Bàn năng vi lợi ích” (Trong tất cả bảo vật, Pháp bảo là bảo vật chân thật, có thể làm lợi ích đời này, đời sau cho đến khi Niết-Bàn). 今經中寶字,悉俱如上諸義 “Kim Kinh trung bảo tự, tất câu như thượng chư nghĩa” (Chữ “bảo” trong Kinh này, đầy đủ tất cả những nghĩa trên), có cả ba ý nghĩa được nói ở trên. 所說之法是真實法寶,此法至妙無上,故喻之為寶 “Sở thuyết chi pháp thị chân thật Pháp bảo, thử pháp chí diệu vô thượng, cố dụ chi vi bảo” (Pháp đã thuyết là Pháp bảo chân thật, pháp này chí diệu vô thượng, nên ví là bảo vật), ý nghĩa này nói được rất rõ ràng, rất sáng tỏ, Pháp bảo chân chánh là kinh giáo, Pháp bảo chân thật là kinh giáo. Những điều đức Phật nói, những điều Thánh nhân nói; Đạo lý, phương pháp, hiệu quả mà các Ngài nói có thể nói là vĩnh hằng bất biến. Nêu ví dụ rất đơn giản, Ngũ giới, Thập thiện, Lục độ, Lục hòa, đây đều là những ví dụ rất đơn giản, những điều đó có thay đổi không? Vĩnh viễn không thay đổi, đó là chân lý, đó là trí huệ chân thật. Ngũ luân Ngũ thường, Tứ duy Bát đức mà cổ Thánh tiên Hiền nước ta đã nói, ngàn vạn năm trước đó là chính xác, ngàn vạn năm sau này vẫn là chính xác, quý vị có thể y giáo phụng hành thì quý vị có thể tu hành chứng quả.
Nói đến Pháp bảo cứu cánh, chính là một câu danh hiệu này, lão Hòa thượng Hải Hiền làm chứng cho chúng ta, ngài đã niệm suốt 92 năm, đó gọi là không chuyển hướng, chuyển hướng chính là thay đổi con đường, không chuyển hướng chính là niệm một mạch đến cùng, một câu A Mi Đà Phật. Ngài có thành tựu như thế nào? Thành tựu không thể nghĩ bàn, ngài niệm đến Công phu Thành phiến, ngài niệm đến Sự nhất tâm Bất loạn, ngài niệm đến Lý nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm chính là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh. Cho nên ngài nói điều gì tôi cũng biết, chỉ là không nói ra, Sư phụ dạy ngài, không được nói lung tung, không thể nói. Chứng minh cho chúng ta, câu Phật hiệu này là bảo vật trong tất cả bảo vật, bảo vật vô thượng. Tiến sĩ Joseph Toynbee đã tán thán Đại thừa, ông nói: “Giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh của Trung Hoa và Phật pháp Đại thừa”. Hai điều này đều ở nước ta, chúng ta phải biết, ở trong cổ tịch nước ta, ở trong Tứ Khố Toàn Thư, ở trong Đại Tạng Kinh, bảo vật ở trong đó. Đạo giáo có Đạo tạng, hiện nay nhà Nho có người đang đề xướng biên soạn Nho tạng, sau này biên tập thành công rồi, Trung Hoa có Tam tạng, có Phật tạng, có Đạo tạng, có Nho tạng. Ngàn vạn năm trước, Tổ tiên đã để lại trí huệ chân thật, lý niệm chân thật, phương pháp chân thật, hiệu quả chân thật, kinh nghiệm chân thật, là bảo vật quý giá nhất mà cổ Thánh tiên Hiền Trung Hoa dành cho tất cả chúng sanh trên trái đất này. Chìa khóa của bảo vật này chính là văn ngôn văn chữ Hán của nước ta, quý vị biết được văn ngôn văn chữ Hán thì quý vị lấy được chìa khóa này rồi, quý vị có thể mở ra kho báu của quý vị.
Vậy thì phải ghi nhớ lời dạy của Tổ tiên nước ta, làm thế nào mở kho báu này ra? Phải thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, không thể học cùng lúc rất nhiều môn, mà học từng môn một. Ví như ở chỗ chúng ta có ba vị thầy, mở ba lớp học, thầy cũng có trường học của mình, một năm thầy có thể đến chỗ chúng ta dạy hai, ba tháng; hai, ba tháng ấy chúng ta chỉ học một môn của thầy. Khi vị thầy thứ hai dạy, vị thầy ấy về rồi, vị thầy thứ hai đến, chúng ta học với thầy, học một môn của thầy. Chúng ta trong một lúc là học một môn, không phải là học ba môn. Nhưng trong một năm, học được cả ba môn, mỗi vị thầy đến giảng ba tháng, như vậy là thật đúng. Chứ không phải là mỗi ngày học ba lớp, phương pháp ấy không được, phương pháp ấy sẽ làm chúng ta bị nhiễu loạn. Tinh thần, tinh lực của chúng ta phải tập trung, tập trung ở một môn.
Cách dạy học thời xưa là phương pháp này, người xưa dạy học là theo một vị thầy. Có người ở chỗ một vị thầy học vài năm, sau đó mới bái vị thầy thứ hai, học một môn khác. Học ba môn là ba vị thầy, nhưng nhất định là ba khoảng thời gian, không phải cùng lúc, phải đặc biệt lưu ý điều này. 24 giờ trong một ngày của chúng ta, trong đầu nghĩ một vấn đề, dễ dàng được Tam-muội, dễ dàng khai ngộ. Nếu trong một tiếng đồng hồ nghĩ ba điều, loạn rồi, tạp rồi, không những không thể khai trí huệ, mà còn sanh phiền não. Có thể thầy giảng không như nhau, quý vị sẽ có sự so sánh. So sánh thì sai rồi, mỗi con đường có tình hình giao thông của mỗi con đường, tình hình giao thông không giống nhau hoàn toàn. Hiểu rõ đạo lý này thì dễ làm rồi, chính mình có sự chủ động, hấp thu tất cả ưu điểm của thầy, tự mình dung hợp thông suốt, tự đúc kết thành một, trường hợp này rất nhiều, chúng ta có thể thấy được trong lịch sử Trung Hoa. Hiểu rõ đạo lý này, học tập sẽ vui vẻ.
Khi chúng tôi còn trẻ không biết, cho nên thầy Lý, khi tôi bái làm thầy, trước đó tôi có hai vị thầy, lại bái thầy, theo thầy, thầy sợ tôi lấy điều mà hai vị thầy trước dạy tôi để so sánh với thầy, vậy thì phiền phức rồi. Cho nên thầy cho tôi điều kiện, điều kiện thứ nhất, thầy nói: những điều anh học trước đây, bất luận là học với vị nào, tôi không thừa nhận tất cả, hủy bỏ tất cả, nếu anh học với tôi, bắt đầu từ hôm nay thì học lại tất cả từ đầu, phải buông hết những điều trước đó, không được phép nhắc lại. Như vậy là đúng. Nếu như lấy hai vị thầy trước để so sánh thì chẳng việc nào thành. Theo một vị thì theo cho chắc, như vậy mới có lợi ích. Tôi ở Đài Trung, trước khi xuất gia, theo thầy Lý 15 tháng, một năm ba tháng, tôi đã học 13 bộ kinh, tôi có thể giảng cả 13 bộ kinh đó, giảng cũng không tệ. Tôi xuất gia rồi, duyên xuất gia chín muồi rồi, tôi đã xuất gia, sau khi xuất gia thì dạy ở Viện Phật học, dạy một năm, một năm hai học kỳ, tôi mới dùng hai bộ kinh, tôi đã học 13 bộ kinh, dạy một năm chỉ mới dùng hai bộ. Bản thân cảm thấy thế nào? Không đủ, bởi vì những kinh tôi học đều là bộ kinh nhỏ. Trong đó có ba bộ lớn nhất: Kinh Kim Cang, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Kinh Địa Tạng, phân lượng của ba bộ này tương đối nhiều hơn chút. Những kinh khác không dài, bộ kinh nhỏ, hơn một nửa là chọn từ A Hàm, Đại Tập.
Phương pháp dạy của thầy có đạo lý, thật sự được thọ dụng. Khoảng thời gian ở Đài Trung, tôi hoàn toàn nghe theo sự chỉ đạo của thầy Lý, sách mà thầy không cho tôi đọc thì tôi tuyệt đối không đọc, tất cả những vị Pháp sư, Đại đức đến Đài Trung, giảng kinh ở Đài Trung, thầy không cho đến nghe. Vì sao? Vì quý vị có thể chuyên nhất, chuyên nhất có thể được định, định có thể khai huệ, đạo lý là như vậy. Nếu quý vị nghe nhiều, học rộng nghe nhiều, tri kiến tăng trưởng, tâm không thể được định, không thể khai ngộ, đạo lý ở chỗ này. Chúng tôi làm rõ ràng, làm sáng tỏ đạo lý này thì tâm phục rồi, biết ơn thầy. Nếu chúng ta không gặp được thầy thì phải làm sao? Thầy có trước tác, hiện nay còn có DVD, dùng DVD, dùng trước tác cũng như nhau, cũng phải giữ quy tắc này: thâm nhập một môn. Trước khi chính mình khai ngộ thì không xem điều khác, phải kiên trì điều này, chúng ta sẽ có được thành tựu. Quý vị xem một đĩa DVD, có thể xem 100 lần, có thể xem 200 lần hay không, vậy thì tùy vào quý vị. Vì sao phải xem nhiều? Xem nhiều thì thành thục rồi, xem nhiều thì tâm là một. Khoảng thời gian này, tôi đang nghe Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, tôi đã nghe mấy chục lần, đã năm – sáu chục lần rồi, tôi vẫn đang nghe mỗi ngày, số lần không nhiều thì không được, phải nghe nhiều lần. Khi nghe thì không nên có tạp niệm, không nên có Vọng tưởng, giống như lên lớp học vậy. Số lần càng nhiều càng tốt, tâm là một, tâm vô nhị dụng, như vậy mới có thành tựu.
Hễ là công phu không đắc lực đều là do học quá nhiều, quá tạp, Pháp môn này tốt, Pháp môn kia cũng không tệ, đều muốn học, nảy sinh vấn đề rồi. Nếu lão Hòa thượng Hải Hiền niệm Phật hiệu, còn muốn niệm kinh, còn muốn niệm chú, thì ngài không thể thành tựu, ngài không chuyên, ngài không nhất, thâm nhập một môn, ngài thâm nhập nhiều môn, [là] trái với lời dạy của cổ Thánh tiên Hiền. Lời dạy của cổ Thánh tiên Hiền rất tuyệt vời, là kinh nghiệm cả đời của các ngài, không chỉ là kinh nghiệm cả đời của chính mình, mà còn tập hợp kinh nghiệm của cổ Thánh tiên Hiền, làm sao sai được? Chúng ta ngày nay thì thế nào? Nghi ngờ đối với cổ Thánh tiên Hiền. Cũng thấy có một số người, họ học rất nhiều môn, họ đều có thành tựu, đều rất tốt, còn có thể từ một suy luận ra nhiều. Số đó cực kỳ ít, tư chất khác biệt, chúng ta nói là thần đồng. Chúng ta là người thông thường, người thông thường thì phải theo phương pháp thông thường, thật vững chắc, không thể đi con đường đó, đó là thiên tài số ít, chúng ta không phải là số ít người đó, vậy thì học không được. Lão Hòa thượng Hải Hiền biểu pháp rất hay, rất thành thật, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, tự nhiên thông đạt. Không có miễn cưỡng, không cần tôi nhất định phải học đến trình độ nào, không có, hoàn toàn tự nhiên, vậy thì đúng rồi.
Vì sao tôi nói những lời này? Bởi vì hiện nay, người thật sự có tu có học ít đi rồi, các vị cũng lần lượt vãng sanh rồi, sau này muốn học nhưng không còn ai dạy nữa, hiện nay đang thiếu giáo viên. Nếu không có khoa học kỹ thuật hiện đại, mạng Internet, vệ tinh này, phương tiện truyền thông như vậy, thì việc dạy học của chúng tôi gặp khó khăn, có thể dạy được bao nhiêu người? Trước đây thầy Lý nói với tôi, nhiều nhất là 10 người. Vì sao trong trường học không thể đào tạo ra nhân tài? Lớp đó có 4 – 50 người, thầy không để tâm xuể, thầy không có tinh thần đến thế, nhiều nhất chỉ có thể để tâm 10 người, để tâm từng người một. Cho nên thời xưa, dạy học thì học trò không nhiều, trong nhà có nhiều con cháu thì làm sao? Mời hai vị thầy, hai vị thầy, hai phòng học. Phòng học gọi là thục, thục trong tư thục, thục chính là trường học, đông thục, tây thục, trong đại gia đình không chỉ có một vị thầy. Đương nhiên là có một vị thầy chuyên dạy giáo dục gốc rễ cho trẻ em, những đứa trẻ lớn hơn, từ 12 – 13 tuổi trở lên, chúng có thể chuyên công một bộ kinh, hoặc chuyên công sử, học thuyết kinh sử, thì sẽ mời hai vị thầy, đây đều là những điều chúng tôi từng nhìn thấy.
Câu nói này trong Luận Trí Độ: 於諸寶中,法寶是實寶。今世後世乃至涅槃能為利益 “Ư chư bảo trung, Pháp bảo thị thật bảo. Kim thế hậu thế nãi chí Niết-Bàn năng vi lợi ích” (Trong tất cả bảo vật, Pháp bảo là bảo vật chân thật, có thể làm lợi ích đời này, đời sau, cho đến khi Niết-Bàn). Phải xem trọng Pháp bảo, ở Trung Hoa, Pháp bảo chính là Tứ Khố Toàn Thư, Tứ Khố Hội Yếu do Càn Long biên soạn. Chìa khóa của hai bộ đó là Quần Thư Trị Yếu do Đường Thái Tông biên soạn, bộ sách này quan trọng. Sách đó chú trọng về hành môn, giúp chúng ta làm sao để tu thân, cũng tức là [dạy] chúng ta làm sao để được khỏe mạnh trường thọ, đó là một môn học vấn. Quần Thư Trị Yếu có thể giúp quý vị, giúp gia đình quý vị được hạnh phúc, giúp sự nghiệp quý vị được thành công, giúp xã hội an định, giúp quốc gia giàu mạnh, giúp thiên hạ thái bình. Quý vị xem, đây là bảo vật chân thật, không phải là giả, hấp thu tinh hoa trong bộ kinh sử này, dùng đó để trị quốc bình thiên hạ. Một bộ khác là Quốc Học Trị Yếu, nguồn gốc của ý tưởng Quốc Học Trị Yếu là xuất phát từ Quần Thư Trị Yếu, nhìn thấy phương pháp ấy của Đường Thái Tông rất hay, thế là họ cũng soạn ra một bộ. Soạn một bộ gì? Của Đường Thái Tông là tu thân, tề gia, trị quốc, thật sự thọ dụng, bộ Quốc Học Trị Yếu này là về học vấn. Tài liệu vẫn là trong Tứ Khố, trong Quần Thư Trị Yếu không có tập bộ, tập bộ là văn chương, văn nghệ, ông không cần; Trong Quốc Học Trị Yếu thì có, Quốc Học Trị Yếu là tuyển chọn trong bốn loại: kinh, sử, tử, tập mà ra, đó là nhập môn của Tứ Khố.
Tôi muốn vào Tứ Khố, trước hết là lấy được chìa khóa, chìa khóa là Văn Tự học, Thuyết Văn Giải Tự, văn ngôn văn. Sau khi lấy được, chúng ta muốn làm Văn học, Triết học, Sử học, có thể bắt đầu từ Quốc Học Trị Yếu, trước tiên là nhận thức Tứ Khố Toàn Thư, sau đó thì chính mình thích điều gì, thích loại nào thì quý vị chuyên học tập, sẽ có thành tựu về mặt học vấn. Trị Yếu là có thành tựu về mặt công danh sự nghiệp, tính chất không như nhau. Thứ hai, Trị Yếu rất cần thiết. Mỗi người chúng ta đều muốn sống một đời sống hạnh phúc, muốn sống một đời sống hạnh phúc thì nhất định phải cầu học, nhất định phải thân cận cổ Thánh tiên Hiền. Không tìm được thầy, nhưng tìm được quyển sách này rồi, vậy thì ta hạ thủ công phu trên quyển sách này, hạ thủ 5 năm, 10 năm, chính mình sẽ có được hạnh phúc ngay trong đời này. Thật sự tóm lại, tổng cương lĩnh quan trọng nhất, quý vị xem có rất nhiều, rất nhiều nơi tổ chức diễn đàn, tổ chức đến sau cùng thì nảy sinh vấn đề rồi, ban đầu thì tổ chức là việc tốt, dùng tâm tốt, sau cùng thì tổ chức nhiều rồi, đều tạo danh văn lợi dưỡng, mang đến rất nhiều phiền não, bên ngoài bị người khác phê bình. Đây là nguyên nhân gì? Đã nảy sinh một vấn đề, dùng tâm khác nhau. Ban đầu, khi quý vị tổ chức là dùng Chân tâm, đến sau cùng thì thêm danh lợi vào, thêm danh văn lợi dưỡng vào, thêm ngũ dục lục trần vào, tâm của quý vị không phải là Chân tâm, mà là Vọng tâm. Vọng tâm làm việc này thì sao có thể làm tốt được? Phải dùng Chân tâm đến cùng, thông suốt đến cùng, không thể dùng Vọng tâm, một điều chân thật thì tất cả chân thật.
Khi còn trẻ, chúng tôi nghe được Phật pháp, biết được pháp này là bảo vật trong bảo vật, Phật pháp Đại thừa thật sự không thể nghĩ bàn. Pháp bảo nào cũng thỏa mãn nhu cầu đời sống của chúng ta, không thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề sanh tử, vậy thì hết cách. Tôn giáo có thể giúp chúng ta sanh lên cõi trời, có thể giúp chúng ta tránh khỏi đường ác, nhưng không thể dạy chúng ta thoát khỏi Lục đạo luân hồi, các ngài không nghĩ đến điều này, các ngài cho rằng cõi trời là cao nhất, không giống như Phật pháp. Phật pháp là thật sự thấu hiểu triệt để chân tướng của pháp thế gian và xuất thế gian, Ngài biết Lục đạo là giả, không chỉ Lục đạo là giả, mà Thập pháp giới cũng là giả, Ngài dạy chúng ta ra khỏi Thập pháp giới, thành Phật làm Tổ, như vậy mới cứu cánh. Gọi là lìa cứu cánh khổ, được cứu cánh vui, đây là Đại thừa. Trong Đại thừa, đặc biệt là Kinh Vô Lượng Thọ, Pháp môn Tịnh tông, chúng ta gặp được rồi, như vậy mới có thể buông xuống tất cả, buông cả Phật pháp rồi, buông cả Đại thừa rồi. Trong Đại thừa, tôi chỉ chọn một bộ Kinh này, tôi chỉ niệm một câu Phật hiệu này, tôi đi con đường của lão Hòa thượng Hải Hiền, đây là một con đường lớn sáng rỡ, thành tựu viên mãn ngay trong một đời. Trong đó có bao gồm pháp thế gian không? Đương nhiên là bao gồm, pháp viên mãn nhất trong pháp thế gian và xuất thế gian nằm trong bộ Kinh này. Chúng ta cùng nhau học tập, không có hạn chế về thời gian, thể hội tỉ mỉ, pháp hỉ sung mãn.
Chúng ta đọc lại một lần những câu này của Niệm lão, trong tất cả bảo vật, Pháp bảo là thật bảo, là bảo vật chân thật. Đời này đời sau, đời này được lợi ích, đời sau cũng được lợi ích, cho đến Niết-Bàn, đây là quả vị tối cao, có thể làm lợi ích cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta chứng Đại Niết-Bàn. 今經中寶字,悉俱如上諸義。所說之法是真實法寶,此法至妙無上,故喻之為寶 “Kinh Kinh trung bảo tự, tất câu như thượng chư nghĩa. Sở thuyết chi pháp thị chân thật pháp bảo, thử pháp chí diệu vô thượng, cố dụ chi vi bảo” (Chữ “bảo” trong Kinh này đầy đủ tất cả những nghĩa trên. Pháp đã thuyết là Pháp bảo chân thật, pháp này chí diệu vô thượng, nên ví đó là bảo vật), dùng bảo vật để làm ví dụ, 此法能滿眾願,故喻為如意之寶。若切指此寶,則是持名之法 “thử pháp năng mãn chúng sanh nguyện, cố dụ vi Như Ý chi bảo. Nhược thiết chỉ thử bảo, tắc thị trì danh chi pháp” (pháp này có thể thỏa mãn các ý nguyện, cho nên dụ là như ý bảo châu. Nếu chỉ chính xác bảo vật này thì chính là pháp trì danh), tín nguyện trì danh. Tiếp theo nói, 蓋念佛之心印,堅固不壞,有如金剛,故稱寶也 “cái niệm Phật chi tâm ấn, kiên cố bất hoại, dựu như kim cang, cố xưng bảo dã” (bởi vì tâm ấn niệm Phật kiên cố không hư hoại, lại giống như kim cang, nên gọi là bảo vật). Lão Hòa thượng Hải Hiền làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, tâm ấn niệm Phật, kiên cố không hư hoại, lại giống như kim cang, lão Hòa thượng Hải Hiền suốt 92 năm, niệm một câu Phật hiệu đến cùng, mỗi phút mỗi giây cũng chưa từng đánh mất, [là] bảo vật!
如《觀佛三昧經觀佛密行品》 “Như Quán Phật Tam Muội Kinh – Quán Phật Mật Hạnh Phẩm” (Như Quán Phật Tam Muội Kinh Quán Phật Mật Hạnh Phẩm” (Như Phẩm Quán Phật Mật Hạnh trong Kinh Quán Phật Tam Muội), trong đó có một ví dụ, ví dụ như có một người nghèo, 依豪貴衣食 “y hào quý y thực”, nương nhờ nhà quý tộc quyền thế để sinh sống. 時有王子出遊,執大寶瓶。瓶內藏王寶印。貧者詐來親附,拿寶瓶逃走。王子覺之,使六大兵乘 “Thời hữu vương tử xuất du, chấp đại bảo bình. Bình nội tàng vương bảo ấn. Bần giả trá lai thân phụ, nã bảo bình đào tẩu. Vương tử giác chi, sử lục đại binh thừa” (Bấy giờ, có Vương tử dạo chơi, cầm bình báu lớn. Trong bình chứa bảo ấn của vua. Người nghèo kia ngụy trang đến gần gũi, lấy bình báu chạy trốn. Vương tử phát giác, sai sáu binh thừa lớn), binh thừa, đây là kỵ binh được nói thời xưa, 六黑象追之。持瓶人走入空野澤中 “lục hắc tượng truy chi. Trì bình nhân tẩu nhập không dã trạch trung” (sáu con voi đen đuổi theo. Người cầm bình báu chạy vào trong đầm lầy của cánh đồng hoang vắng), chạy vào trong đầm lầy của đồng hoang. 毒蛇自四面來,欲嚙持瓶者。惶懼而東西馳走。見空澤中有一大樹蓊鬱。頭戴寶瓶,攀樹而上。時六兵疾馳至樹下,貧人見而吞王寶印,以手覆面。六黑象以鼻絞樹倒之。貧人墮地。身體散壞,唯金印在。寶瓶放光。毒蛇見光四散 “Độc xà tự tứ diện lai, dục giảo trì bình giả. Hoàng cụ nhi đông tây trì tẩu. Kiến không trạch trung hữu nhất đại thọ ống uất. Đầu đới bảo bình, phan thọ nhi thướng. Thời lục binh tật trì chí thọ hạ, bần nhân kiến nhi thôn vương bảo ấn, dĩ thủ phú diện. Lục hắc tượng dĩ tị giảo thọ đảo chi. Bần nhân đọa địa. Thân thể tán hoại, duy kim ấn tại. Bảo bình phóng quang. Độc xà kiến quang tứ tán” (Rắn độc từ xung quanh đến, muốn cắn người cầm bình, kẻ ấy sợ hãi chạy khắp nơi, nhìn thấy giữa đầm lầy có một cây lớn sum suê, đầu đội bình báu, trèo lên trên cây. Bấy giờ, sáu binh chạy nhanh đến dưới cây, người nghèo thấy vậy liền nuốt bảo ấn của vua, dùng tay che mặt. Sáu con voi đen dùng vòi cuộn cây ngã xuống. Người nghèo rơi xuống đất, thân thể nát nhừ, chỉ kim ấn còn nguyên. Bình báu phát ra ánh sáng, rắn độc thấy ánh sáng liền tản đi). Đây là nêu ra một câu chuyện, một ví dụ.
Tiếp theo, đức Phật nói, 佛告阿難,住於念佛者,心印不壞。亦復如是 “Phật cáo A Nan, trụ ư niệm Phật giả, tâm ấn bất hoại. Diệc phục như thị” (đức Phật bảo ngài A Nan: Người trụ trong niệm Phật, tâm ấn không hoại, cũng giống như thế). Tỉ dụ bảo ấn không hoại, thân thể hoại rồi, bảo ấn không hoại. Bảo ấn đó chính là câu Phật hiệu này, [đối với] câu Phật hiệu này phải thật tin, phải nguyện thiết, phải thêm vào hai điều này. Không có thật tin, không có nguyện thiết, cho dù niệm đến thành thục rồi, họ cũng không thể vãng sanh. Chúng ta phải nhớ lời dạy của Đại sư Ngẫu Ích. Đại sư nói với chúng ta, có thể vãng sanh hay không đều do có tín nguyện hay không. Có tín, có nguyện thì chắc chắn vãng sanh; Không có nguyện, không có tín thì không thể vãng sanh, cho nên tín nguyện quá quan trọng. Phẩm vị cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn, cũng không phải là công phu niệm Phật bao nhiêu, mà là công phu niệm Phật sâu hay cạn. Công phu sâu hay cạn có liên hệ với tín nguyện, đặc biệt là nguyện. Nguyện là gì? Cầu sanh Tịnh Độ. Đối với thế gian này phải phai nhạt, không thể lưu luyến, phải nhìn thấu. Nếu còn lưu luyến thế gian này thì cho dù vãng sanh, phẩm vị cũng rất thấp, không cao. Cho nên nói công phu sâu hay cạn, không nói niệm Phật nhiều hay ít. Đương nhiên niệm Phật nhiều hay ít, đó là do phương pháp dụng công của chính mình.
Chúng ta nhìn thấy Hoàng Niệm lão, vài tháng trước khi vãng sanh, mỗi ngày 140 ngàn tiếng Phật hiệu, truy đảnh niệm Phật, A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật, niệm tiếp nối, ngày đêm không gián đoạn, thời gian ngủ không nhiều, 140 ngàn tiếng Phật hiệu. Đây là Bồ-tát thị hiện cho chúng ta, dạy bảo chúng ta. Chúng ta niệm vài câu thì quên mất rồi, niệm vài tiếng thì gián đoạn rồi, chạy mất rồi, Vọng niệm dấy khởi, không còn Phật hiệu nữa, đây đều là do phiền não Tập khí quá nặng. Làm thế nào đối trị phiền não Tập khí, không gì bằng nhất tâm xưng niệm. Người xưa cũng có nói đến, vì sao niệm Phật không thể khẩn thiết? Là do tâm sanh tử không tha thiết. Nếu thật sự vì dứt sanh tử thì tâm ấy rất tha thiết. Vì vậy, Đại sư Ấn Quang đã viết một chữ “tử” lớn để ngay giữa Phật đường, có đạo lý, nhìn thấy gì? Tôi sắp chết rồi. Làm sao đây? Niệm Phật, tâm sanh tử tha thiết, Phật hiệu tự nhiên sẽ nối tiếp nhau. Cho nên phải buông xuống triệt để thế duyên.
Khi tại thế, vì sao đức Thế Tôn không kiến lập Đạo tràng? Vậy thì chúng ta quay đầu nhìn lại, những người tu hành kiến lập Đạo tràng lớn nguy nga trang hoàng ấy, có bao nhiêu người có thể buông xuống lúc lâm chung. Nếu không buông được thì sao? Không buông được thì luân hồi trong Lục đạo. Lưu luyến Đạo tràng thì sao? Lưu luyến Đạo tràng, trong Đạo tràng ấy không có nam nữ lập gia đình, làm sao đây? Trong Đạo tràng có chuột, gián, kiến, bèn đầu thai làm những loài súc sanh ấy, chúng lưu luyến nơi ấy, chúng không rời khỏi, thật đáng thương! Vì vậy, phải buông xuống triệt để, nhất định phải ghi nhớ câu nói trong Kinh Kim Cang: 凡所有相,皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Những gì có tướng đều là hư vọng), 一切有為法,如夢幻泡影 “nhất thiết Hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh” (tất cả pháp Hữu vi, như mộng ảo bọt bóng), đây là chân tướng sự thật. Ở đây dạy chúng ta điều gì? Dạy chúng ta buông xuống triệt để. Người sống ở thế gian, từ 80 tuổi trở lên thì nên quán như vậy, sống một ngày tính một ngày, đừng nghĩ đến vẫn còn năm sau, vẫn còn tháng sau, vẫn còn năm sau là sai rồi! Một hơi thở không hít vào, đời này liền chấm dứt. Mỗi giờ mỗi khắc quán sát như vậy, chính là Sanh tử tưởng, tâm sanh tử tha thiết, công đức niệm Phật sẽ vô cùng rõ rệt. Tôi sống thêm một ngày thì làm tấm gương cho chúng sanh thêm một ngày. Lão Hòa thượng Hải Hiền mỗi phút mỗi giây đều muốn vãng sanh, ngài thật sự muốn. A Mi Đà Phật đến an ủi ngài, A Mi Đà Phật đến dặn dò ngài, nói ngài tu rất tốt, biểu pháp rất tốt, sống ở thế gian này thêm vài năm, làm tấm gương tốt cho người niệm Phật xem, cho người học Phật xem, học Phật niệm Phật thì phải học giống như ngài vậy.
Muốn giảng kinh dạy học, đi con đường Đại thừa này, vậy thì phải học theo tấm gương của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hãy nhớ, cả đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni không kiến lập Đạo tràng. Hoàn cảnh thời đó, tuy có người tập họp lại với nhau, trong tưởng tượng của chúng tôi, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những Đệ tử tại gia xuất gia của Ngài chắc hẳn có 3000 người. Một đoàn thể lớn có 3000 người như vậy, các ngài giảng kinh dạy học, có lúc quốc vương đại thần đều đến nghe giảng, vô cùng hiểu rõ đoàn thể ấy, đoàn thể ấy đều là người tốt, không có người xấu, sẽ không nhiễu loạn sự an toàn của xã hội. Người hộ trì nhiều, quan trọng nhất trong sự hộ trì, chính là mỗi ngày đi khất thực, có người cúng dường thức ăn. Đoàn thể ấy, hơn 3000 người đều khất thực, đều là ăn một bữa giữa ngày, nghỉ một đêm dưới cây. Một nửa số đó, 1255 vị là Đệ tử thường tùy, người xuất gia. Tôi tin rằng người tại gia cũng sẽ không ít hơn con số ấy.
Xã hội hiện nay của chúng ta khác với thời xưa, nhất định phải thích ứng, không thích ứng thì không thể sinh tồn. Trong xã hội hiện nay, nhất định phải giảm đời sống vật chất xuống mức thấp nhất, thật sự có thể ăn no, có thể mặc ấm, có một nơi nhỏ để che mưa che gió thì đủ rồi. Đại sư Ấn Quang nói với chúng ta: Đạo tràng không cần quá lớn, chúng thường trụ đừng vượt hơn 20 người, tốt! Đạo tràng nhỏ dễ duy trì, có vài người hộ pháp là đủ rồi, tâm được định. Tâm định mới có thể tu đạo, nếu tâm có lo nghĩ, tâm bất an thì đạo nghiệp không thể thành tựu. Phải biết tùy duyên, nhìn thấu buông xuống, tự tại tùy duyên, đây là điều mà Đại sư Chương Gia dạy tôi năm xưa. Về sau tôi chuyên tu Tịnh Độ, thêm niệm Phật vào. Tự tại rất quan trọng, tự tại thì thân tâm an lạc, buông xuống thì tự tại, không buông xuống, có phiền não thì không được rồi, tu Lục Ba-la-mật, tu Lục hòa kính. Tịnh Tông Học Hội của chúng ta thành lập, nêu ra năm khoa hành môn, đủ rồi, Tịnh nghiệp Tam phước, Lục hòa kính, Tam học, Lục độ, Thập nguyện Phổ Hiền, đơn giản dễ hiểu, đây chính là trì giới. Chân tín thiết nguyện niệm Phật, chắc chắn được sanh Tịnh Độ.
Đoạn tỉ dụ này, Niệm lão nói với chúng ta trong ngoặc đơn, 以上經文,在《宗鏡錄》九十五卷中有註釋 “dĩ thượng kinh văn, tại Tông Cảnh Lục cửu thập ngũ quyển trung hữu chú thích” (đoạn kinh văn trên, trong quyển 95 của Tông Cảnh Lục có chú thích), ngài không ghi vào đây. Bản thân chúng ta muốn hiểu rõ tỉ dụ này, Tông Cảnh Lục, ở chỗ chúng tôi có, trong quyển 95, quý vị tự tra cứu. 但今應申言者 “Đãn kim ứng thân ngôn giả” (Nhưng ở đây cần phải nói rõ), nói rõ nghĩa bóng, 則其末後所云 “tắc kỳ mạt hậu sở vân” (chính là điều được nói ở sau cùng đó), chú trọng ở câu nói này, 佛告阿難,住於念佛者,心印不壞,亦復如是 “Phật cáo A Nan, trụ ư niệm Phật giả, tâm ấn bất hoại, diệc phục như thị” (đức Phật bảo ngài A Nan: Người trụ trong niệm Phật, tâm ấn không hoại, cũng giống như thế). Bốn câu này rất quan trọng, nói rõ tâm ấn niệm Phật là bảo vật chân thật, không phải là giả. 故知念佛法門是真實不壞之法寶 “Cố tri Niệm Phật Pháp môn thị chân thật bất hoại chi Pháp bảo” (Cho nên biết rằng Pháp môn Niệm Phật là Pháp bảo chân thật không hoại), chúng ta phải nghiêm túc học tập. 此念佛妙法,心作心是,全性起修,全修在性 “Thử Niệm Phật diệu pháp, tâm tác tâm thị, toàn Tánh khởi Tu, toàn Tu tại Tánh” (Diệu pháp Niệm Phật này, tâm làm [Phật] tâm là [Phật], toàn Tánh khởi Tu, toàn Tu tại Tánh), những câu này thường được nói trong Thiền tông. 自心起念,還念自心,以佛果覺,作我因心,故令因心,頓同果覺。住於念佛,心印不壞,功德之寶,正是此心。故此心印,稱為寶印 “Tự tâm khởi niệm, hoàn niệm tự tâm, dĩ Phật quả giác, tác ngã nhân tâm, cố linh nhân tâm, đốn đồng quả giác. Trụ ư niệm Phật, tâm ấn bất hoại, công đức chi bảo, chánh thị thử tâm. Cố thử tâm ấn, xưng vi bảo ấn” (Tâm mình khởi niệm, niệm lại tâm mình, dùng quả giác Phật, làm nhân tâm ta, nên khiến nhân tâm, mau giống quả giác. Trụ vào niệm Phật, tâm ấn không hoại, bảo vật công đức, chính là tâm này. Nên tâm ấn này, gọi là bảo ấn). Những ngôn ngữ này rất đơn giản, vô cùng quan trọng, chúng ta phải tham cứu, không thể đọc qua một cách qua loa cẩu thả, vì sao vậy? Vì đó có thể giúp chúng ta đoạn phiền não hóa giải Tập khí, giúp công phu của chúng ta đắc lực, giúp chúng ta thật sự thể hội được niệm Phật có hiệu quả, nắm chắc vãng sanh, câu nói này quan trọng.
Bao nhiêu người niệm Phật có nắm chắc? Khi còn trẻ, chúng tôi thân cận Pháp sư Sám Vân, là một vị Đại đức rất hiếm có ở Đài Loan, tôi thỉnh giáo ngài, tôi hỏi lão Pháp sư niệm Phật, có nắm chắc vãng sanh không? Ngài nói lời chân thật với tôi, không có nắm chắc. Vì sao không có nắm chắc? Vì ngài có ngôi nhà tranh, tuy rất đơn sơ, nhưng trong đó có năm người ở, ngài phải quản người, còn phải quản việc, còn phải giao tiếp qua lại với các Phật tử, nếu không thì không có sự cúng dường, những điều này là phiền não của ngài. Cho nên chúng tôi mới nghĩ đến, Đạo tràng càng lớn thì phiền não càng nhiều. Học Phật, tâm thanh tịnh là bước ngoặt đầu tiên. Tâm không thanh tịnh thì tu gì? Tu phước, điều này thì được, tu phước đức, không phải công đức. Phước đức có thể giúp quý vị sanh lên cõi trời, giúp quý vị đời sau được quả báo tốt, không thể liễu sanh tử, không thể ra khỏi luân hồi, vẫn là nghiệp lực làm chủ, cho nên phiền phức lớn. Chúng ta làm thế nào để chuyển biến nghiệp lực thành nguyện lực thì chúng ta thành công rồi. Chúng ta ngoài tự lợi ra chính là lợi tha, lợi tha vẫn là tự lợi, phải hiểu rõ đạo lý này. Sao lại nói lợi tha cũng là tự lợi? Đem công đức của việc tốt lợi tha này hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, vậy thì chuyển lợi tha thành tự lợi. Nói tóm lại, mục tiêu, phương hướng của chúng ta là nhất trí, tuyệt đối không thay đổi, chính là A Mi Đà Phật ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, điều này quan trọng. Vì vậy, phải biết, gọi Pháp môn Niệm Phật là Pháp bảo chân thật bất hoại.
Tiếp theo lại nói rõ, diệu pháp Niệm Phật, cực kỳ vi diệu, chúng sanh trong chín Pháp giới tu Pháp môn này đều được lợi ích. Trên cùng của chín Pháp giới là Bồ-tát, Bồ-tát nâng lên cao nhất là Đẳng giác Bồ-tát, có niệm Phật không? Niệm Phật, Bồ-tát Văn Thù niệm Phật, Bồ-tát Phổ Hiền niệm Phật, chúng ta đọc được trong Kinh Hoa Nghiêm, trên từ Đẳng giác Bồ-tát, dưới đến chúng sanh trong địa ngục, chỉ cần phù hợp với tín nguyện trì danh, thì không có người nào không sanh đến Thế giới Cực Lạc. Tuy Thế giới Cực Lạc có phẩm vị khác nhau, nhưng Thế giới đó là Thế giới bình đẳng, đều làm A-duy-Việt-trí Bồ-tát, là Pháp giới bình đẳng, vậy thì tuyệt diệu! Nếu như vẫn có, thật sự có bốn độ, ba bậc, chín phẩm, vậy thì không được gọi là “diệu”. Có bốn độ, ba bậc, chín phẩm, nhưng đều là A-duy-Việt-trí Bồ-tát, A-duy-Việt-trí là Pháp thân Bồ-tát, là Bồ-tát chứng đắc viên mãn Tam bất thoái, Vị bất thoái, Hạnh bất thoái, Niệm bất thoái, thảy đều đạt được ba sự không thoái chuyển. Tâm tác tâm thị, câu này là nói về đạo lý, trong Quán Kinh nói, 是心是佛,是心作佛 “thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật” (tâm này là Phật, tâm này làm Phật), lý luận của Pháp môn Tịnh Độ chính là câu này. Vì sao niệm Phật có thể thành Phật? Bởi vì vốn dĩ “tâm này là Phật”, vốn dĩ là Phật, hiện nay tôi niệm Phật, “tâm này làm Phật”, đương nhiên được “tâm này là Phật”, chẳng phải không có lý luận làm căn cứ. Vì vậy, tín nguyện trì danh là toàn Tánh khởi Tu, toàn Tu tại Tánh, Tánh và Tu là một không phải hai. Tánh là Tự Tánh vốn có, chúng ta mê mất Tự Tánh nên mới phải tu, điều tu chính là Tánh. A Mi Đà Phật chính là Tánh đức, Tánh đức rốt ráo viên mãn, cho nên toàn Tu tại Tánh, chữ “Tu” này chính là tín nguyện trì danh, toàn Tu tại Tánh, toàn Tánh khởi Tu, là một chẳng phải hai.
Tâm mình khởi niệm, niệm lại tâm mình. Phật hiệu của niệm Phật này, là sanh khởi từ tâm mình, A Mi Đà Phật được niệm chính là Tự Tánh, chính là Chân Như Tự Tánh của chính mình, chính là Chân Tâm của chính mình, Chân Tâm chính là Phật hiệu, Phật hiệu chính là Chân Tâm. Lấy quả giác Phật, làm nhân tâm ta, câu Phật hiệu này là quả giác của A Mi Đà Phật, đại giác rốt ráo viên mãn. Hiện nay tôi chỉ niệm câu Phật hiệu này, vãng sanh Thế giới Cực Lạc để thành Phật, xem Phật hiệu này là tâm nhân địa của tôi, tâm và giác là một, nhân và quả chẳng hai. Nên khiến nhân tâm, mau giống quả giác, mau chóng, chính ngay lúc này, không có trước sau, hiện tại chính là quả giác. Tín nguyện niệm Phật, câu Phật hiệu này chính là quả giác. Quả giác ở trước mắt, không có trước sau, nhân tâm và quả giác nhất như, không hai. Trụ trong niệm Phật, tâm ấn không hoại. Ý niệm trụ trong niệm Phật, trong tâm chỉ trụ A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra, không có tạp niệm, không có Vọng tưởng, đây chính là trụ trong niệm Phật, tâm ấn này vĩnh viễn không hoại, mọi lúc, mọi nơi đều không hoại. Bảo vật công đức chính là tâm này. Nên tâm ấn này gọi là bảo ấn. Câu này của Niệm lão tổng kết rất hay, bảo vật công đức chính là tâm này, chính là tâm niệm Phật, tín nguyện trì danh, nhất tâm chuyên niệm, như vậy chính là bảo ấn.
彌陀大願,普度眾生成佛,為踐此大願,故大開法藏,廣施無盡功德所嚴無上之寶。即此信願持名之真實法寶也 “Mi Đà đại nguyện, phổ độ chúng sanh thành Phật, vị tiễn thử đại nguyện, cố đại khai Pháp tạng, quảng thí vô tận công đức sở nghiêm vô thượng chi bảo. Tức thử tín nguyện trì danh chi chân thật Pháp bảo dã” (Đại nguyện của đức Mi Đà phổ độ chúng sanh thành Phật, để thực tiễn đại nguyện này nên đại khai Pháp tạng, bố thí rộng khắp bảo vật vô thượng được trang nghiêm bởi vô tận công đức. Chính là Pháp bảo chân thật của tín nguyện trì danh này). Xuất hiện bốn chữ này rồi, tín nguyện trì danh, tín nguyện trì danh quan trọng. Chúng ta phải thể hội tỉ mỉ những câu nói này, câu nào cũng là chân ngôn, lời chân thật. Đặc biệt là nói ra bảo vật của công đức là gì? Chính là tâm này. Tâm này là tâm gì? Tâm chân thành, cung kính, cầu sanh Thế giới Cực Lạc. Phải dùng Chân tâm, không thể dùng Vọng tâm, Vọng tâm là sai rồi, dùng Vọng tâm thì không phải là công đức, mà là phước đức, vậy thì kém quá xa rồi. Phước đức, nhiều nhất thì sanh lên cõi trời, sanh lên trời Dục giới, không có hy vọng đến trời Sắc giới, chẳng thể không biết điều này. Trời Dục giới thọ mạng dài, trên trời Đao Lợi là trời Dạ Ma, trên trời Dạ Ma là Đâu Suất, trên nữa là trời Tự Tại, trên cùng là trời Tha Hóa Tự Tại. Sáu tầng trời của Dục giới không cần Thiền định, niệm Phật không cầu vãng sanh, có thể đạt đến trên đó. Nhưng thọ mạng hết rồi, lại tiếp tục đọa xuống, không thể thăng cấp lên thì chắc chắn là đọa xuống. Cần phải hiểu thật rõ ràng, thật thấu suốt những nhân quả báo ứng này, chúng ta không làm việc này, chúng ta cầu sanh Tịnh Độ, cầu sanh Tịnh Độ mới thật sự là bảo ấn.
Tiếp theo, đại nguyện của đức Mi Đà, phổ độ chúng sanh thành Phật, đại nguyện ở đây, A Mi Đà Phật hy vọng chúng ta sớm ngày thành Phật, để thực tiễn đại nguyện này, cho nên đại khai Pháp tạng, rộng thí bảo vật vô thượng được trang nghiêm bởi vô tận công đức. Bảo vật vô thượng này chính là Thế giới Tây Phương Cực Lạc, dùng phương pháp này. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là dạy học, đức Phật ở nơi đó làm gì? Nay thị hiện đang thuyết pháp, không phải quá khứ, không phải vị lai, mà là hiện tại, việc dạy học của Ngài không gián đoạn. Học trò ở nơi đó nghe kinh, nghe đến khi thành Phật, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, các ngài mới rời khỏi giảng đường, chưa đạt đến Triệt ngộ thì các ngài không rời khỏi giảng đường. Người ở nơi đó không cần ăn uống, thuận tiện, [được] vô lượng thọ, không cần ăn uống, cho nên các ngài vừa ngồi xếp bằng, ngồi đến 1000 năm, ngồi đến một vạn năm là việc rất bình thường, không hiếm lạ. Đại triệt Đại ngộ, các ngài thành Phật rồi, thành Phật thì các ngài mới rời khỏi chỗ ngồi, các ngài rời khỏi giảng đường; vẫn chưa đại triệt đại ngộ thì không chịu rời khỏi giảng đường. Quý vị xem, rời khỏi giảng đường thì đều thành Phật rồi, đều triệt ngộ rồi. Cho nên tín, nguyện, trì danh này là Pháp bảo chân thật.
住於念佛者,心印不壞 “Trụ ư niệm Phật giả, tâm ấn bất hoại” (Người trụ trong niệm Phật, tâm ấn không hoại), ý niệm của chúng ta trụ vào niệm Phật, niệm niệm đều là A Mi Đà Phật, tâm ấn không hoại. 實為一大藏教之眼目 “Thật vi nhất đại tạng giáo chi nhãn mục” (Thật sự là nhãn mục của nhất đại tạng giáo), đó chính là nhất đại tạng giáo, những điều mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết trong 49 năm, nhãn mục của tất cả kinh giáo, tức là điều quan trọng nhất. Một người có mắt thì họ mới có thể nhìn thấy rõ ràng, nếu không có mắt thì là một màng đen tối, con mắt này là đại phóng quang minh. 持名念佛時,即是心印放光時,故云:一聲佛號一聲心 “Trì danh niệm Phật thời, tức thị tâm ấn phóng quang thời, cố vân: Nhất thanh Phật hiệu nhất thanh tâm” (Khi trì danh niệm Phật chính là lúc tâm ấn phóng quang, cho nên nói: Một tiếng Phật hiệu một tiếng tâm), câu nói này rất hay! 故《大集經》曰:若人但念阿彌陀,是即無上深妙禪 “Cố Đại Tập Kinh viết: Nhược nhân đãn niệm A Mi Đà, thị tức vô thượng thâm diệu Thiền” (Cho nên trong Kinh Đại Tập nói: Nếu người chỉ niệm A Mi Đà, chính là Thiền thâm diệu vô thượng). Niệm Phật, có cần học thêm Thiền hay không? Không cần. Vì sao vậy? Vì Thiền ở ngay trong câu Phật hiệu. Phật hiệu này không chỉ là Thiền, mà còn là Thiền thâm diệu vô thượng, vượt hơn Thiền tông. Vì sao vậy? Vì Thiền tông [là] Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, kiến Tánh thành Phật, thì Phật đó là Phần chứng Phật, không phải là Phật viên mãn. Vì sao vậy? Vì phá Vô minh rồi, khai trí huệ rồi, nhưng chưa đoạn Tập khí của Vô minh. Đoạn Tập khí không phải là việc dễ dàng, vì sao vậy? Vì không có phương pháp đoạn, quý vị có phương pháp là khởi tâm động niệm, liền rơi xuống dưới. Lúc ấy không khởi tâm không động niệm, dùng gì? Cứ mặc nó, thời gian lâu rồi tự nhiên không còn nữa. Thời gian bao lâu? Ba a-tăng-kỳ kiếp. Ba a-tăng-kỳ kiếp, đoạn sạch Tập khí Vô minh rồi, mới chứng được quả vị cứu cánh. Tịnh tông thì không cần, Tịnh tông thì thoáng chốc có thể thành tựu, cho nên đó là Thiền thâm diệu vô thượng.
於上之語 “Ư thượng chi ngữ” (Đối với lời nói trên), chúng ta đối với những lời nói ở trên, những điều được nói trong Tông Cảnh Lục, được nói trong Kinh Đại Tập, thật sự có thể tin được, quý vị xem, 若能信受,即是蒙佛深恩,為我開智慧之眼,得光明之身也。上心印之語,亦即是如來心心相印之印,諸祖以心傳心之心,聞此寶印,粉身難報 “nhược năng tín thọ, tức thị mông Phật thâm ân, vị ngã khai trí huệ chi nhãn, đắc quang minh chi thân dã. Thượng tâm ấn chi ngữ, diệc tức thị Như Lai tâm tâm tương ấn chi ấn, chư Tổ dĩ tâm truyền tâm chi tâm, văn thử bảo ấn, phấn thân nan báo” (nếu tin nhận được tức là nhờ ơn sâu của đức Phật, vì ta mà khai mở mắt trí huệ, được thân quang minh. Những lời về “tâm ấn” ở trên cũng chính là ấn trong tâm tâm tương ấn của Như Lai, tâm trong lấy tâm truyền tâm của chư Tổ, nghe được bảo ấn này, dù tan thân cũng khó báo đáp), ân đức này quá lớn! Đoạn này, kinh văn mà ngài trích dẫn, ngữ lục của Tổ sư mà ngài trích dẫn vô cùng quý giá, có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề lớn, có thể giúp công phu của chúng ta đắc lực, nhưng phải thật tin. Không thật tin cũng không sao, đọc nhiều, đọc đến 100 lần, đọc đến 200 lần, đọc đến 300 lần thì khác rồi, tự nhiên có thể khế nhập. Được rồi, thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
(Hết tập 212)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.
#HoathuongTinhKhong #tinhdodaikinhkhoachu2014