Responsive Menu
Add more content here...

Phương Pháp Niệm Phật Nhiếp Tâm – Thập Niệm Ký Số – Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

Phương Pháp Niệm Phật Nhiếp Tâm – Thập Niệm Ký Số – Trích trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

YouTube Bài đọc * Video mp3 doc file doc nội dung  

印光大師法語 – 攝心念佛法

Ấn Quang Đại Sư Pháp Ngữ – Nhiếp Tâm Niệm Phật Pháp

Pháp Ngữ Của Đại Sư Ấn Quang – Phương Pháp Để Niệm Phật Được Nhiếp Tâm

 

Phương Pháp Niệm Phật Nhiếp Tâm – Thập Niệm Ký Số

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

(*Phần chữ màu đen có đóng khung là khoa phán do người phiên dịch thêm vào, phần chỉ gồm dịch nghĩa tiếng Việt ở sau cùng)

 

I. 復高邵麟居士書四 – 印光法師文鈔卷一

I.Phục Cao Thiệu Lân Cư sĩ thư tứ – Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao quyển nhất.

I.Trích từ Lá thư thứ tư trả lời cho Cư sĩ Cao Thiệu Lân trong quyển thứ nhất của Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao.

 

         1.Muốn nhiếp tâm trước phải chí thành khẩn thiết

         至於念佛,心難歸一。當攝心切念,自能歸一。攝心之法,莫先于至誠懇切。心不至誠,欲攝莫由。

         Chí ư niệm Phật, tâm nan quy nhất. Đương nhiếp tâm thiết niệm, tự năng quy nhất. Nhiếp tâm chi pháp, mạc tiên ư chí thành khẩn thiết. Tâm bất chí thành, dục nhiếp mạc do. 

         Còn về niệm Phật, tâm khó quy nhất. Nên nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì tự có thể quy nhất. Cách để nhiếp tâm, không gì ở trước [cần phải] chí thành khẩn thiết. Tâm không chí thành, mà muốn nhiếp tâm thì không cách nào.

2.Chí thành tâm rồi, thì phải lắng nghe tiếng Phật hiệu khởi từ tâm, tiếng từ miệng, âm thanh từ tai, niệm rõ ràng, nghe rõ ràng

既至誠已,猶未鈍一,當攝耳諦聽。無論出聲默念,皆須念從心起,聲從口出,音從耳入。(默念雖不動口,然意地之中,亦仍有口念之相),心口念得清清楚楚,耳根聽得清清楚楚,如是攝心,妄念自息矣。

         Ký chí thành dĩ, do vị thuần nhất, đương nhiếp nhĩ đế thính. Vô luận xuất thanh mặc niệm, giai tu niệm tùng tâm khởi, thanh tùng khẩu xuất, âm tùng nhĩ nhập. (Mặc niệm tuy bất động khẩu, nhiên ý địa chi trung, diệc nhưng hữu khẩu niệm chi tướng), tâm khẩu niệm đắc thanh thanh sở sở, nhĩ căn thính đắc thanh thanh sở sở, như thị nhiếp tâm, vọng niệm tự tức hĩ.

         Đã chí thành rồi, mà vẫn chưa thuần nhất, thì nên nhiếp tai lắng nghe. Bất kể là niệm ra tiếng hay là niệm thầm, đều phải niệm từ tâm khởi, tiếng từ miệng ra, âm thanh vào từ tai. (Tuy niệm thầm thì miệng không động, nhưng ở trong tâm, cũng vẫn có tướng của miệng niệm), tâm miệng niệm được rất là rõ ràng, tai nghe được rất là rõ ràng, nhiếp tâm như vậy, thì tự nhiên dứt vọng niệm thôi.

3.Chí thành khẩn thiết, lắng tai nghe kỹ rồi mà niệm Phật vẫn khởi vọng thì dùng Thập Niệm Ký Số

         如或猶湧妄波,即用十念記數則全心力量,施於一聲佛號,雖欲起妄,力不暇及

         Như hoặc do dũng vọng ba, tức dụng Thập Niệm Ký Số, tắc toàn tâm lực lượng, thi ư nhất thanh Phật hiệu, tuy dục khởi vọng, lực bất hạ cập.

         Nếu như vẫn tuôn trào sóng vọng, thì dùng Mười Niệm Nhớ Số, chính là trọn hết sức mạnh của tâm, đặt vào một tiếng Phật hiệu, [thì] tuy sắp khởi vọng, nhưng sức không thể đủ. 

此攝心念佛之究竟妙法,在昔宏淨土者,尚未談及。以人根尚利,不須如此,便能歸一故耳。光以心難制伏,方識此法之妙。

         Thử nhiếp tâm niệm Phật chi cứu cánh diệu pháp, tại tích hoằng Tịnh Độ giả, thượng vị đàm cập. Dĩ nhân căn thượng lợi, bất tu như thử, tiện năng quy nhất cố nhĩ. Quang dĩ tâm nan chế phục, phương thức thử pháp chi diệu.

         Diệu pháp rốt ráo nhiếp tâm niệm Phật này, người hoằng dương Tịnh Độ thời xưa, còn chưa bàn đến. Bởi vì căn tánh của người [thời ấy] còn lanh lợi, nên không cần phải như vậy, liền có thể quy nhất lại thôi. Quang tôi bởi khó chế phục tâm, nên mới biết sự vi diệu của pháp này.

         蓋屢試屢驗,非率爾臆說。願與天下後世鈍根者共之,令萬修萬人去耳。

         Cái lũ thí lũ nghiệm, phi suất nhĩ ức thuyết. Nguyện dữ thiên hạ hậu thế độn căn giả cộng chi, linh vạn tu vạn nhân khứ nhĩ.

         Bởi vì thường xuyên thử nghiệm, chứ chẳng phải hấp tấp như vậy suy đoán mà nói. Nguyện cùng với người độn căn đời sau trong thiên hạ cùng thực hành pháp này, khiến cho vạn người tu vạn người vãng sanh.

         4.Cách niệm 10 câu liên tục rõ ràng, rồi quay lại từ đầu 10 câu

所謂十念記數者,當念佛時,從一句至十句,須念得分明,仍須記得分明。至十句已,又須從一句至十句念,不可二十三十。

         Sở vị Thập Niệm Ký Số giả, đương niệm Phật thời, tùng nhất cú chí thập cú, tu niệm đắc phân minh, nhưng tu ký đắc phân minh. Chí thập cú dĩ, hựu tu tùng nhất cú chí thập cú niệm, bất khả nhị thập tam thập.

         Gọi là Thập Niệm Ký Số (Mười Niệm Nhớ Số) tức là, đang lúc niệm Phật, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, phải niệm được rõ ràng, vẫn phải nhớ được rõ ràng. Hết mười câu rồi, lại phải niệm [đếm] từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, không thể [đếm đến] 20 hay 30. 

5.Vừa niệm vừa nhớ số câu, không được lần chuỗi

隨念隨記,不可掐珠,唯憑心記。

Tuỳ niệm tuỳ ký, bất khả kháp châu, duy bằng tâm ký. 

Theo niệm bèn nhớ, không thể lần chuỗi, chỉ nhớ bằng tâm.

6.Nếu nhớ không được 10 câu thì chia thành hai hoặc ba hơi

若十句直記為難,或分為兩氣,則從一至五,從六至十。若又費力,當從一至三,從四至六,從七至十,作三氣念。

Nhược thập cú trực ký vi nan, hoặc phân vi lưỡng khí, tắc tùng nhất chí ngũ, tùng lục chí thập. Nhược hựu phí lực, đương tùng nhất chí tam, tùng tứ chí lục, tùng thất chí thập, tác tam khí niệm.

Nếu nhớ 10 câu là khó, thì có thể chia làm hai hơi, tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm, [rồi] từ câu thứ sáu đến câu thứ 10. Nếu lại hao sức, thì nên từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, từ câu thứ bảy đến câu thứ 10, niệm làm ba hơi.

7.Niệm được 3 sự rõ ràng (niệm, nhớ, nghe) thì vọng niệm không khởi, lâu ngày tự được Nhất tâm Bất loạn

念得清楚,記得清楚,聽得清楚,妄念無處著腳,一心不亂,久當自得耳。

Niệm đắc thanh sở, ký đắc thanh sở, thính đắc thanh sở, vọng niệm vô xứ trước cước, Nhất tâm Bất loạn, cửu đương tự đắc nhĩ.

Niệm được rõ ràng, nhớ được rõ ràng, nghe được rõ ràng, thì vọng niệm không có chỗ nào chen chân vào được, Nhất tâm Bất loạn, lâu rồi chắc chắn sẽ tự được thôi.

8.So sánh pháp Thập Niệm Ký Số và pháp Thập Niệm Sáng Tối

須知此之十念,與晨朝十念,攝妄則同,用功大異。

Tu tri thử chi Thập Niệm, dữ Thần Triêu Thập Niệm, nhiếp vọng tắc đồng, dụng công đại dị. 

Nên biết pháp Thập Niệm này, và pháp Thập Niệm Sáng Tối, [về tác dụng] nhiếp vọng thì giống nhau, nhưng dụng công thì rất khác. 

8a.Pháp Thập Niệm Sáng Tối chỉ dùng sáng tối nếu niệm nhiều thì tổn khí thành bệnh

晨朝十念,僅一口氣為一念。不論佛數多少。此以一句佛為一念。彼唯晨朝十念則可,若二十三十,則傷氣成病。

Thần Triêu Thập Niệm, cận nhất khẩu khí vi nhất niệm. Bất luận Phật số đa thiểu. Thử dĩ nhất cú Phật vi nhất niệm. Bỉ duy Thần Triêu Thập Cú tắc khả, nhược nhị thập tam thập, tắc thương khí thành bệnh. 

Pháp Mười Niệm Sáng Tối ấy, chỉ [dùng] một hơi làm một niệm, không kể là Phật hiệu số bao nhiêu. [Còn] pháp này dùng một câu Phật hiệu làm một niệm. Pháp Thập Niệm ấy [dùng khi] sáng tối mười niệm thì có thể, nếu [niệm] 20 hay 30 câu, thì tổn khí thành bệnh. 

8b.Dùng pháp Thập Niệm Ký Số thì dù mỗi ngày niệm đến số hàng vạn câu Phật hiệu cũng vẫn như vậy

 

此則念一句佛,心知一句。念十句佛,心知十句。從一至十,從一至十,縱日念數萬,皆如是記。

Thử tắc niệm nhất cú Phật, tâm tri nhất cú. Niệm thập cú Phật, tâm tri thập cú. Tùng nhất chí thập, tùng nhất chí thập, túng nhật niệm số vạn, giai như thị ký.

Pháp Thập Niệm Ký Số này thì niệm một câu Phật hiệu, tâm biết một câu; niệm 10 câu Phật hiệu, tâm biết 10 câu; từ một đến mười, [rồi lại] từ một đến mười, dù cho một ngày niệm [đến] số hàng vạn [câu Phật hiệu], cũng đều nhớ như vậy.

8c.Pháp Thập Niệm Ký Số không những trừ vọng tưởng mà còn dưỡng thần – dụng công cả ngày đều phù hợp 

不但去妄,最能養神。隨快隨慢,了無滯礙。從朝至暮,無不相宜。

Bất đãn khứ vọng, tối năng dưỡng thần. Tuỳ khoái tuỳ mạn, liễu vô trệ ngại. Tùng triếu chí mộ, vô bất tương nghi.

Không chỉ trừ vọng, mà còn có thể dưỡng thần tốt nhất. Tuỳ theo nhanh chậm [đều được], đều không vướng mắc trở ngại. Từ sáng tới tối, thảy đều phù hợp.

9.So sánh pháp Thập Niệm Ký Số với pháp Lần Chuỗi 

較彼掐珠記數者,利益天殊。彼則身勞而神動,此則身逸而心安。

Giảo bỉ kháp châu ký số giả, lợi ích thiên thù. Bỉ tắc thân lao nhi thần động, thử tắc thân dật nhi tâm an.

So sánh với phương pháp Lần Chuỗi Nhớ Số, thì lợi ích vô cùng sai khác. Cách đó thì thân lao nhọc mà tinh thần động, còn cách này thì thân nhàn mà tâm an.

10.Khi làm việc thì dùng tâm khẩn thiết niệm Phật – chứ không dùng nhớ số

但作事時,或難記數,則懇切直念。作事既了,仍複攝心記數。則憧憧往來者,朋從於專注一境之佛號中矣。

Đãn tác sự thời, hoặc nan ký số, tắc khẩn thiết trực niệm. Tác sự ký liễu, nhưng phục nhiếp tâm ký số. Tắc sung sung vãng lai giả, bằng tùng ư chuyên chú nhất cảnh chi Phật hiệu trung hĩ!

Nhưng lúc làm việc, hoặc khó nhớ số, thì khẩn thiết niệm thẳng. [Khi] làm việc xong rồi, vẫn lại nhiếp tâm nhớ số. Thì tâm vọng niệm qua lại không ngừng, đều thuận về trong một nơi Phật hiệu chuyên chú rồi!

11.Hàng độn căn chúng ta bỏ pháp này mà muốn nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục thì rất là khó

大勢至謂都攝六根,淨念相繼,得三摩地,斯為第一。利根則不須論。若吾輩之鈍根,舍此十念記數之法,欲都攝六根,淨念相繼,大難大難。

Đại Thế Chí vị đô nhiếp Lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc Tam-ma-địa, tư vi đệ nhất. Lợi căn tắc bất tu luận. Nhược ngô bối chi độn căn, xả thử Thập Niệm Ký Số chi pháp, dục đô nhiếp Lục căn, tịnh niệm tương kế, đại nan đại nan!

Bồ-tát Đại Thế Chí nói: Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc Tam-ma-địa, đó là bậc nhất. Hàng lợi căn thì không cần bàn. Nếu hàng độn căn chúng ta, xả bỏ pháp Thập Niệm Ký Số này, mà muốn nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, thì quá khó quá khó!

12.Pháp này không thể nghĩ bàn, vừa cạn vừa sâu vừa nhỏ vừa lớn, chỉ nên ngưỡng tin lời Phật, chớ sanh nghi khiến mất đi thiện căn nhiều kiếp

又須知此攝心念佛之法,乃即淺即深,即小即大之不思議法。但當仰信佛言,切勿以己見不及,遂生疑惑,致多劫善根,由茲中喪,不能究竟親獲實益,為可哀也。

Hựu tu tri thử nhiếp tâm niệm Phật chi pháp, nãi tức thiển tức thâm, tức tiểu tức đại chi bất tư nghì pháp. Đãn đương ngưỡng tín Phật ngôn, thiết vật dĩ kỷ kiến bất cập, toại sanh nghi hoặc, trí đa kiếp thiện căn, do tư trung táng, bất năng cứu cánh thân hoặc thật ích, vi khả ai dã!

Thêm nữa phải nên biết rằng: pháp nhiếp tâm niệm Phật này, là không thể nghĩ bàn vừa cạn vừa sâu, vừa nhỏ vừa lớn. Chỉ nên ngưỡng tin lời Phật, quyết chớ vì sự thấy chưa tới của mình, bèn sanh nghi hoặc, dẫn đến thiện căn nhiều kiếp, mất từ nơi đây, không thể rốt ráo đích thân đạt được lợi ích chân thật, ôi thật đáng thương!  

13.Pháp Niệm Phật Lần Chuỗi chỉ phù hợp lúc đi và đứng – nếu lúc tĩnh toạ mà lần chuỗi thì lâu sẽ bị bệnh

掐珠念佛,唯宜行住二時。若靜坐養神,由手動故,神不能安,久則受病。

Kháp Châu Niệm Phật, duy nghi hành trụ nhị thời. Nhược tĩnh toạ dưỡng thần, do thủ động cố, thần bất năng an, cửu tắc thọ bệnh. 

Pháp Niệm Phật Lần Chuỗi, chỉ phù hợp lúc đi và đứng. Nếu [lúc] tĩnh toạ dưỡng thần, thì do bởi tay động, nên thần không thể an, lâu sẽ bị bệnh.

14.Pháp Niệm Phật Ký Số này phù hợp trong lúc đi đứng nằm ngồi, nhưng phải hết sức nhớ rằng khi nằm thì không được niệm ra tiếng vì một là không cung kính, hai là thành bệnh do tổn khí.

此十念記數,行住坐臥皆無不宜。臥時只宜默念,不可出聲。若出聲,一則不恭,二則傷氣,切記切記。

Thử Thập Niệm Ký Số, hành trụ toạ ngoạ giai vô bất nghi. Ngoạ thời chỉ nghi mặc niệm, bất khả xuất thanh. Nhược xuất thanh, nhất tắc bất cung, nhị tắc thương khí, thiết ký thiết ký.

Pháp Niệm Phật Ký Số này, lúc đi đứng nằm ngồi thảy đều phù hợp. Nhưng khi lúc nằm chỉ nên niệm thầm, không được ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng, thì một là không cung kính, hai là tổn khí. Nhất định phải nhớ, nhất định phải nhớ!

 

Nam Mô A Mi Đà Phật

 

Bản Dịch Nghĩa

 

Phương Pháp Niệm Phật Nhiếp Tâm – Thập Niệm Ký Số

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

(*Phần chữ màu đen có đóng khung là khoa phán do người phiên dịch thêm vào)

Trích từ Lá thư thứ tư trả lời cho Cư sĩ Cao Thiệu Lân trong quyển thứ nhất của Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao.

 

         1.Muốn nhiếp tâm trước phải chí thành khẩn thiết

         Còn về niệm Phật, tâm khó quy nhất. Nên nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì tự có thể quy nhất. Cách để nhiếp tâm, không gì ở trước [cần phải] chí thành khẩn thiết. Tâm không chí thành, mà muốn nhiếp tâm thì không cách nào.

2.Chí thành tâm rồi, thì phải lắng nghe tiếng Phật hiệu khởi từ tâm, tiếng từ miệng, âm thanh từ tai, niệm rõ ràng, nghe rõ ràng

         Đã chí thành rồi, mà vẫn chưa thuần nhất, thì nên nhiếp tai lắng nghe. Bất kể là niệm ra tiếng hay là niệm thầm, đều phải niệm từ tâm khởi, tiếng từ miệng ra, âm thanh vào từ tai. (Tuy niệm thầm thì miệng không động, nhưng ở trong tâm, cũng vẫn có tướng của miệng niệm), tâm miệng niệm được rất là rõ ràng, tai nghe được rất là rõ ràng, nhiếp tâm như vậy, thì tự nhiên dứt vọng niệm thôi.

3.Chí thành khẩn thiết, lắng tai nghe kỹ rồi mà niệm Phật vẫn khởi vọng thì dùng Thập Niệm Ký Số

         Nếu như vẫn tuôn trào sóng vọng, thì dùng Mười Niệm Nhớ Số, chính là trọn hết sức mạnh của tâm, đặt vào một tiếng Phật hiệu, [thì] tuy sắp khởi vọng, nhưng sức không thể đủ. 

         Diệu pháp rốt ráo nhiếp tâm niệm Phật này, người hoằng dương Tịnh Độ thời xưa, còn chưa bàn đến. Bởi vì căn tánh của người [thời ấy] còn lanh lợi, nên không cần phải như vậy, liền có thể quy nhất lại thôi. Quang tôi bởi khó chế phục tâm, nên mới biết sự vi diệu của pháp này.

         Bởi vì thường xuyên thử nghiệm, chứ chẳng phải hấp tấp như vậy suy đoán mà nói. Nguyện cùng với người độn căn đời sau trong thiên hạ cùng thực hành pháp này, khiến cho vạn người tu vạn người vãng sanh.

         4.Cách niệm 10 câu liên tục rõ ràng, rồi quay lại từ đầu 10 câu

         Gọi là Thập Niệm Ký Số (Mười Niệm Nhớ Số) tức là, đang lúc niệm Phật, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, phải niệm được rõ ràng, vẫn phải nhớ được rõ ràng. Hết mười câu rồi, lại phải niệm [đếm] từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, không thể [đếm đến] 20 hay 30. 

5.Vừa niệm vừa nhớ số câu, không được lần chuỗi

Theo niệm bèn nhớ, không thể lần chuỗi, chỉ nhớ bằng tâm.

6.Nếu nhớ không được 10 câu thì chia thành hai hoặc ba hơi

Nếu nhớ 10 câu là khó, thì có thể chia làm hai hơi, tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm, [rồi] từ câu thứ sáu đến câu thứ 10. Nếu lại hao sức, thì nên từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, từ câu thứ bảy đến câu thứ 10, niệm làm ba hơi.

7.Niệm được 3 sự rõ ràng (niệm, nhớ, nghe) thì vọng niệm không khởi, lâu ngày tự được Nhất tâm Bất loạn

Niệm được rõ ràng, nhớ được rõ ràng, nghe được rõ ràng, thì vọng niệm không có chỗ nào chen chân vào được, Nhất tâm Bất loạn, lâu rồi chắc chắn sẽ tự được thôi.

8.So sánh pháp Thập Niệm Ký Số và pháp Thập Niệm Sáng Tối

Nên biết pháp Thập Niệm này, và pháp Thập Niệm Sáng Tối, [về tác dụng] nhiếp vọng thì giống nhau, nhưng dụng công thì rất khác. 

8a.Pháp Thập Niệm Sáng Tối chỉ dùng sáng tối nếu niệm nhiều thì tổn khí thành bệnh

Pháp Mười Niệm Sáng Tối ấy, chỉ [dùng] một hơi làm một niệm, không kể là Phật hiệu số bao nhiêu. [Còn] pháp này dùng một câu Phật hiệu làm một niệm. Pháp Thập Niệm ấy [dùng khi] sáng tối mười niệm thì có thể, nếu [niệm] 20 hay 30 câu, thì tổn khí thành bệnh. 

8b.Dùng pháp Thập Niệm Ký Số thì dù mỗi ngày niệm đến số hàng vạn câu Phật hiệu cũng vẫn như vậy

Pháp Thập Niệm Ký Số này thì niệm một câu Phật hiệu, tâm biết một câu; niệm 10 câu Phật hiệu, tâm biết 10 câu; từ một đến mười, [rồi lại] từ một đến mười, dù cho một ngày niệm [đến] số hàng vạn [câu Phật hiệu], cũng đều nhớ như vậy.

8c.Pháp Thập Niệm Ký Số không những trừ vọng tưởng mà còn dưỡng thần – dụng công cả ngày đều phù hợp 

Không chỉ trừ vọng, mà còn có thể dưỡng thần tốt nhất. Tuỳ theo nhanh chậm [đều được], đều không vướng mắc trở ngại. Từ sáng tới tối, thảy đều phù hợp.

9.So sánh pháp Thập Niệm Ký Số với pháp Lần Chuỗi 

So sánh với phương pháp Lần Chuỗi Nhớ Số, thì lợi ích vô cùng sai khác. Cách đó thì thân lao nhọc mà tinh thần động, còn cách này thì thân nhàn mà tâm an.

10.Khi làm việc thì dùng tâm khẩn thiết niệm Phật – chứ không dùng nhớ số

Nhưng lúc làm việc, hoặc khó nhớ số, thì khẩn thiết niệm thẳng. [Khi] làm việc xong rồi, vẫn lại nhiếp tâm nhớ số. Thì tâm vọng niệm qua lại không ngừng, đều thuận về trong một nơi Phật hiệu chuyên chú rồi!

11.Hàng độn căn chúng ta bỏ pháp này mà muốn nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục thì rất là khó

Bồ-tát Đại Thế Chí nói: Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc Tam-ma-địa, đó là bậc nhất. Hàng lợi căn thì không cần bàn. Nếu hàng độn căn chúng ta, xả bỏ pháp Thập Niệm Ký Số này, mà muốn nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, thì quá khó quá khó!

12.Pháp này không thể nghĩ bàn, vừa cạn vừa sâu vừa nhỏ vừa lớn, chỉ nên ngưỡng tin lời Phật, chớ sanh nghi khiến mất đi thiện căn nhiều kiếp

Thêm nữa phải nên biết rằng: pháp nhiếp tâm niệm Phật này, là không thể nghĩ bàn vừa cạn vừa sâu, vừa nhỏ vừa lớn. Chỉ nên ngưỡng tin lời Phật, quyết chớ vì sự thấy chưa tới của mình, bèn sanh nghi hoặc, dẫn đến thiện căn nhiều kiếp, mất từ nơi đây, không thể rốt ráo đích thân đạt được lợi ích chân thật, ôi thật đáng thương!  

13.Pháp Niệm Phật Lần Chuỗi chỉ phù hợp lúc đi và đứng – nếu lúc tĩnh toạ mà lần chuỗi thì lâu sẽ bị bệnh

Pháp Niệm Phật Lần Chuỗi, chỉ phù hợp lúc đi và đứng. Nếu [lúc] tĩnh toạ dưỡng thần, thì do bởi tay động, nên thần không thể an, lâu sẽ bị bệnh.

14.Pháp Niệm Phật Ký Số này phù hợp trong lúc đi đứng nằm ngồi, nhưng phải hết sức nhớ rằng khi nằm thì không được niệm ra tiếng vì một là không cung kính, hai là thành bệnh do tổn khí.

Pháp Niệm Phật Ký Số này, lúc đi đứng nằm ngồi thảy đều phù hợp. Nhưng khi lúc nằm chỉ nên niệm thầm, không được ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng, thì một là không cung kính, hai là tổn khí. Nhất định phải nhớ, nhất định phải nhớ!

Nam Mô A Mi Đà Phật.

 

Trả lời 0