Responsive Menu
Add more content here...

Tập 328 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH:

Ba Bậc Vãng Sanh

Tập 328

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà HongKong.

Thời gian: Ngày 8 tháng 5 năm 2016.

Dịch giả: Minh Tâm và Chân Hạnh Ánh

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Ban Biên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 779, hàng thứ ba từ trái sang: 又《彌陀要解》亦云 “Hựu Di Đà Yếu Giải diệc vân” (Lại trong Di Đà Yếu Giải cũng nói), đây là khai thị của Đại sư Ngẫu Ích, 若無平時七日工夫,安有臨終十念一念。縱下下品逆惡之人,並是夙因成熟。故感臨終遇善友,聞便信願。此事萬中無一,豈可僥倖。 “Nhược vô bình thời thất nhật công phu, an hữu lâm chung thập niệm nhất niệm. Túng Hạ hạ phẩm nghịch ác chi nhân, tịnh thị túc nhân thành thục. Cố cảm lâm chung ngộ Thiện hữu, văn tiện tín nguyện. Thử sự vạn trung vô nhất, khởi khả kiểu hãnh.” (Nếu không có công phu bảy ngày lúc bình thời, thì sao có mười niệm một niệm lúc lâm chung. Dù cho người nghịch ác Hạ hạ phẩm, đều là nhân xưa chín muồi. Nên cảm lúc lâm chung gặp bạn lành, vừa nghe liền tín nguyện. Việc ấy trong vạn chẳng có một, há có thể cầu may). Đại sư Ngẫu Ích nói hay. Sự việc này, chúng tôi thật sự gặp được trong đời này rồi. Gặp được một người, tôi nhớ là năm 1984, sự việc vào năm 1984, tôi ở nước Mỹ, tôi sống ở Dallas, sự việc này xảy ra tại Washington, Thủ đô nước Mỹ. Có một người Trung Hoa, là Hoa kiều, tên Chu Quảng Đại, cả đời không có tín ngưỡng Tôn giáo, không chỉ một mình ông ấy, mà cả nhà cũng không có tín ngưỡng Tôn giáo. Con người vô cùng thật thà trung hậu, mở một cửa hàng bánh mì ở nước Mỹ, làm ăn cũng khá, có thể sống qua ngày tháng, [nuôi] người cả nhà. Năm đó ông Chu Quảng Đại mắc bệnh ung thư, khám ở bệnh viện, cũng đã nhập viện, ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện khuyên ông ấy trở về nhà chăm sóc tốt, nói thọ mạng của ông ấy đại khái chỉ còn một tháng. Lúc bấy giờ, người cả nhà cảm thấy rất chán nản, rất bi ai, bệnh viện không nhận giúp đỡ nữa, thế mới nghĩ đến cầu thần tìm Phật, thử xem có kỳ tích gì: có thể xuất hiện, nên đã tìm đến chúng tôi. Hội Phật giáo Washington của chúng tôi: thành lập trước đó một năm, chính là thành lập vào năm 1983. Tôi đến Mỹ năm 1982, năm 1983 thành lập hội Phật giáo, năm thứ hai thành lập hội Phật giáo, năm 1984, sự việc của năm 1984.

          Đồng tu chúng tôi rất nhiệt tình, đi thăm ông ấy, sau khi thăm xong điện thoại nói với tôi, kỳ thực rất khó cứu, thuốc men hết cách rồi, hỏi tôi làm thế nào? Tôi nói, quý vị khuyên ông ấy: niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Trước hết xem ông có thể tiếp nhận hay không, ông ấy không có tín ngưỡng Tôn giáo. Khuyên ông, thì ông đã tiếp nhận, đó là thiện căn. Mà còn dẫn dắt ông niệm Phật, lúc vừa niệm Phật, ông cảm thấy rất tốt, không còn đau đớn nữa, đã giảm nhẹ rồi. Ông ấy liền nói với người nhà ông, đừng tìm Bác sĩ tìm thuốc men cho tôi nữa, mọi người đều niệm Phật, giúp tôi vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Hiếm có, thật quá hiếm có! Cả đời chưa từng tiếp xúc Phật giáo, ba ngày lúc sắp lâm chung, ba ngày thì ông ấy vãng sanh rồi, giới thiệu Thế giới Cực Lạc cho ông ấy trước ba ngày, giới thiệu Tây Phương Tịnh Độ cho ông, ông ấy lại có thể tiếp nhận. Do đó Học Hội chúng tôi: đã cử bốn vị đồng học, bốn vị đồng học mọi người luân phiên, giống như là hai tốp. Hai tốp, một tốp bốn người, mỗi một tốp hai tiếng, ba tiếng, ngày đêm không dừng, niệm xong ba ngày ba đêm, ông ấy an tường vãng sanh rồi. Về sau người cả nhà họ đã ăn chay niệm Phật, trở thành hộ pháp cho Hội Phật giáo Washington.

          Đây là nguyên nhân gì? Chính là lời Phật thường nói trong Kinh điển Đại thừa, trong đời quá khứ, vô lượng kiếp đến nay, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai, vào lúc này được thân người, gặp được Phật Pháp, gặp phải kiếp nạn, Thiện hữu vừa khuyên nhủ, ông liền tiếp nhận được. Đương nhiên những Thiện hữu ấy, đều là nhân sĩ tâm thiện tình nguyện đến giúp đỡ, không đón nhận tiếp đãi, không làm phiền người nhà của họ. Đến để làm gì? Là đến để trợ niệm, giúp ông vãng sanh Thế giới Cực Lạc, là tiễn vãng sanh. Người cả nhà ấy cảm động, hoan hỷ tiếp nhận, chúng tôi cũng hoan hỷ trợ niệm. Sau ba ngày, ông đã vãng sanh, không có đau đớn, an tường tự tại. Lúc bấy giờ đồng học điện thoại nói với tôi, tôi ở Dallas. Do đó không dễ dàng gặp được cơ hội này, họ không dễ gặp được chúng tôi, chúng tôi cũng không dễ dàng gặp được ông. Thời gian ngắn ngủi thế, mà ông đã có thể tiếp nhận, không có nghi ngờ, tin tưởng thật có Thế giới Cực Lạc, thật có A Di Đà Phật. Vừa chuyển ý niệm ấy, đau đớn bèn giảm nhẹ. Đó là bệnh vô cùng đau đớn, đã giảm nhẹ rồi, đối với tín tâm của ông ấy được tăng trưởng cao độ.

          Thật sự, lời của Đại sư Ngẫu Ích nói không sai, sự việc này trong vạn người không có một, hiếm có khó gặp, cho nên không thể cầu may. Không thể cầu may là gì? Ngày nay chúng ta đã phải hạ công phu chuẩn bị. Ví dụ về Chu Quảng Đại: là chính mắt chúng tôi nhìn thấy, chính tai nghe được, ba ngày sau cùng lúc lâm chung mới nghe được Phật Pháp, mới nghe nói có Thế giới Cực Lạc, có A Di Đà Phật, không có nghi ngờ, người cả nhà đều không nghi ngờ, đều có thể tiếp nhận. Âm thanh Phật hiệu cất lên, đau đớn liền giảm nhẹ, đây cũng là nguyên nhân lòng tin của ông ấy kiên cố, Phật hiệu thật có tác dụng, thuốc giảm đau không có hiệu quả, Phật hiệu này có hiệu quả.

          Vì thế chúng tôi đã gặp những ví dụ này rồi, phải biết cảnh giác, không thể nghi ngờ. Thế gian này ngày nay, so với năm 1982, sự việc của 30 năm trước, 1992, 2002, 2012, năm nay 2016 rồi, đó là sự việc của hơn 30 năm trước. Năm 1982 lần đầu tôi đến nước Mỹ, năm thứ hai Hội Phật giáo Mỹ quốc thành lập, mời tôi làm Hội trưởng nhiệm kỳ đầu tiên, tôi kết duyên với lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: chính là vào thời điểm đó, sự việc mới chớp mắt đã hơn 30 năm rồi. Cho nên chúng ta cầu vãng sanh, phải có tâm cảnh giác cao độ, cơ hội này cực kỳ khó có, trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được. Nếu ngày nay chúng ta sơ suất đi không thành, thì khi nào mới gặp lại? Sau trăm ngàn vạn kiếp. Trăm ngàn vạn kiếp ở trong luân hồi chịu biết bao đau khổ? Ở trong luân hồi, tất cả chúng sanh ở trong đây: đều là oan oan tương báo, không có kết thúc, khổ nói không hết.

          Chúng ta vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc để làm gì? Nguyện này quan trọng, phải đồng tâm đồng nguyện với A Di Đà Phật, thì được sự gia trì của Phật vô cùng rõ ràng. A Di Đà Phật xây dựng Thế giới Cực Lạc, chính là vì để tiếp dẫn chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh lìa khổ được vui, giúp đỡ chúng sanh một đời viên thành Phật đạo, là vì điều này, không phải vì điều khác. Chúng ta có thể vãng sanh, có thể thành tựu, phát tâm đến Thế giới Cực Lạc, giúp A Di Đà Phật phổ độ chúng sanh. A Di Đà Phật dẫn đầu một đoàn thể như thế, ở khắp Pháp giới hư không giới cứu độ tất cả chúng sanh khổ nạn, một đời viên thành Phật đạo. Chúng ta đã gặp được rồi, thành tựu rồi, sau khi thành tựu, thì gia nhập vào đoàn thể ấy của A Di Đà Phật, đi làm công việc: cứu độ tất cả chúng sanh khổ nạn, đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh: với A Di Đà Phật, thì sao có đạo lý Phật không gia trì, sao có đạo lý không cảm ứng? Chúng ta phát tâm là cảm, A Di Đà Phật liền có ứng.

          Cho nên bốn chữ này quan trọng, 聞便信願 “văn tiện tín nguyện” (Nghe liền tín nguyện), vừa nghe thì ông ấy tin tưởng, ông liền không nghi ngờ, ông liền nguyện vãng sanh, cầu nguyện vãng sanh, đó gọi là chúng sanh căn tánh chín muồi. Căn tánh chín muồi chính là cần phổ độ. Chúng ta ngày nay so với ông ấy, thì không bằng. Chúng ta tin hay không? Tin. Có nghi ngờ hay không? Có. Chu Quảng Đại tin tưởng, không có nghi ngờ, lúc đó căn dặn người nhà ông ấy: đừng đi tìm thuốc nữa; đi cầu phương thuốc, không cần thiết nữa, tất cả cùng với đồng tu chúng tôi: niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, lập tức hạ quyết tâm ngay. Người cả nhà cùng niệm theo, thời gian ba ngày, quả nhiên vãng sanh, tướng lành hiếm có. Đây là việc chúng tôi đích thân trải qua. Ở Mỹ, chúng tôi tiễn vãng sanh: cũng đã tiễn mấy lần, đều vô cùng hi hữu, chứng minh sự việc này: nhất định không phải giả, là thật.

          Chúng ta xem lời Niệm lão nói tiếp theo, 由上可見,一心之境甚為幽深。是故本經,宗於專念 “Do thượng khả kiến, nhất tâm chi cảnh thậm vi u thâm. Thị cố bổn Kinh, tông ư chuyên niệm” (Do trên có thể thấy, cảnh của nhất tâm rất là thâm sâu. Cho nên Kinh này, chú trọng ở chuyên niệm). Chu Đại Quảng là nhất tâm, giống như chúng ta đã nói phía trước vậy, giống lời trong An Lạc Tập: của Thiền sư Đạo Xước đã nói vậy, ở tâm, ở duyên, ở quyết định. Chư vị xem ông ấy đầy đủ cả ba điều quyết định. Nhất tâm chuyên niệm, nhất tâm chính là Chân Tâm, tam tâm nhị ý là Giả Tâm, là Vọng Tâm. Chúng ta phải chú ý đến điều này, lúc niệm Phật, không thể có Vọng tưởng, không thể có Tạp niệm, lúc này phải buông xuống vạn duyên. Cho nên học Phật ở nhà, tại gia học Phật, lúc niệm Phật, tốt nhất tắt tất cả điện thoại di động, tại sao vậy? Bởi khoảng thời gian chư vị niệm Phật ấy lại không phải rất lâu, nửa tiếng, một tiếng, phần lớn đều là như vậy, nhất định không được để người khác quấy rầy, phải nhất tâm chuyên niệm, lúc niệm, không có Vọng tưởng, không có Tạp niệm, tâm ấy mới có thể tương ưng. Vì thế Kinh Vô Lượng Thọ này: tông ư chuyên niệm, tông là điều chủ yếu, điều quan trọng, phương pháp tu hành chính là chuyên niệm, chuyên niệm là nhất tâm, chuyên niệm là Chân Tâm. Đã có xen tạp, đã có vọng niệm, thì tâm thay đổi rồi, liền không phải nhất tâm, tạp tâm, trộn lẫn rất nhiều thứ bên trong, thế thì không có cách gì cảm ứng. Nhất định phải chuyên niệm.

    蕅益大師曰:現前一句所念之佛,亦本超情離見,何勞說妙說玄 “Ngẫu Ích Đại sư viết: Hiện tiền nhất cú sở niệm chi Phật, diệc bổn siêu tình ly kiến, hà lao thuyết diệu thuyết huyền” (Đại sư Ngẫu Ích nói rằng: hiện tiền một câu Phật hiệu được niệm, cũng vốn đã siêu tình ly kiến, thì sao phải vất vả nói huyền nói diệu). Trước mắt câu Phật hiệu mà chư vị niệm, câu Phật hiệu này siêu tình ly kiến, siêu tình ly kiến là Nhất Tâm Bất Loạn, nhất tâm chuyên chú. Trong nhất tâm đó không có khởi tâm động niệm, không có bất kỳ Vọng tưởng nào, tình và kiến: chính là khởi tâm động niệm, Phân biệt Chấp trước, tôi nói như vậy mọi người dễ hiểu. Trong câu Phật hiệu này, không có Vọng tưởng, không có Tạp niệm, không có Phân biệt, không có Chấp trước, đây gọi là siêu tình ly kiến. Vì thế không cần phải nói huyền nói diệu, Phật hiệu là huyền diệu, huyền diệu đến tột cùng. Do đó, 只貴信得及,守得穩,直下念去。或晝夜十萬,或五萬、三萬,以決定不缺為準。 “Chỉ quý tín đắc cập, thủ đắc ổn, trực hạ niệm khứ. Hoặc trú dạ thập vạn, hoặc ngũ vạn, tam vạn, dĩ quyết định bất khuyết vi chuẩn.” (Chỉ chú trọng tín đạt đến, giữ cho yên định, cứ niệm thẳng tiếp. Hoặc ngày đêm 100 ngàn, hoặc 50 ngàn, hoặc 30 ngàn, lấy nhất định không thiếu làm chuẩn). Phương pháp mà Đại sư Ngẫu Ích đã dạy chúng ta.

           Năm xưa, Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ: của Tịnh Tông chúng ta, là tổ đời thứ sáu của Tịnh Tông, ngài tham Thiền đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, về sau xả bỏ tham Thiền, chuyên tu Tịnh Độ, là một đời Tổ sư của Tịnh Độ tông. Ngài niệm Phật, một ngày 200 ngàn tiếng Phật hiệu, ban ngày 100 ngàn tiếng, buổi ban đêm 100 ngàn tiếng, đây chỉ riêng nói niệm Phật. Phương pháp tu trì đó của ngài, không những người hiện tại chúng ta làm không được, mà người thời bấy giờ, cũng không tìm được mấy người có thể làm được. Trong truyện ký có ghi chép, là A Di Đà Phật tái lai, Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ: là do A Di Đà Phật tái lai; Đại sư Thiện Đạo: cũng là do A Di Đà Phật tái lai, làm ra tấm gương cho chúng ta. Cho nên hai câu nói trong đây quan trọng, 信得及,守得穩 “tín đắc cập, thủ đắc ổn” (tín đạt đến, giữ cho yên định), thì không có một người nào không thành công. Hàng sơ học chúng ta phiền não tập khí nặng, ở trước Phật phát nguyện, không thể ngày đêm 100 ngàn tiếng, không làm được, bắt đầu làm từ bao nhiêu? 10 ngàn tiếng, thời khóa sáng 10 ngàn tiếng, thời khóa tối 10 ngàn tiếng. Chư vị có thể tin tưởng được, giữ được vững, đảm bảo chư vị nhất định được sanh Tịnh Độ trong đời này. Những thứ khác đều buông xuống hết, nhất tâm xưng niệm, thật cầu vãng sanh. Có cần nghe Kinh điển hay không? Có nghi ngờ thì phải nghe, Kinh là giúp chúng ta phá mê sanh tín. Chúng ta không còn nghi ngờ, chúng ta thật sự tin tưởng, hết nghi ngờ, thì có thể không cần thiết nghe giảng Kinh nữa, 10 ngàn tiếng, 20 ngàn tiếng quan trọng! Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cuối đời, sáu tháng trước khi vãng sanh, chính là nửa năm, mỗi ngày 140 ngàn tiếng Phật hiệu, ngài làm tấm gương cho chúng ta xem.

          Kinh giáo là giới thiệu tình trạng thực tế: của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, để chư vị sau khi nghe xong, chư vị sanh được lòng tin đối với Thế giới Tây Phương, nhất định không còn nghi ngờ, tác dụng của nghe Kinh giáo là ở chỗ này. Tín nguyện đầy đủ rồi, quan trọng là Phật hiệu. Đại sư Ngẫu Ích nói được hay, có thể vãng sanh hay không: quyết định ở có tín nguyện hay không. Tin thật nguyện thiết, thì đã nắm được điều kiện vãng sanh rồi. Công phu niệm Phật sâu cạn, không phải nhiều ít, mà cạn sâu, sâu là Lý Nhất Tâm Bất Loạn, cạn là công phu thành phiến. Việc này liên quan đến điều gì? Việc này liên quan: vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc phẩm vị cao thấp. Công phu sâu đến Thế giới Cực Lạc phẩm vị cao, Thế giới Cực Lạc có bốn độ ba bậc chín phẩm, chúng ta có cần phải ra sức: để vãng sanh phẩm vị cao hay không? Không cần thiết điều này. Tại sao vậy? Bởi tâm háo thắng đó là Vọng Tâm. Phải chuyên tâm, đừng tạp niệm, đừng đi tranh danh đoạt lợi với người ta, vẫn chưa buông xuống cạnh tranh, việc này không tốt, tâm đó không tương ưng với Phật. Nếu chư vị nói: tôi phải làm ra tấm gương cho người khác xem, đến làm biểu pháp, được, một ngày niệm 100 ngàn tiếng Phật hiệu. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: nửa năm trước khi vãng sanh, là biểu pháp, một ngày 140 ngàn tiếng Phật hiệu. Do đó, 直下念去,或晝夜十萬 “trực hạ niệm khứ, hoặc trú dạ thập vạn” (cứ niệm thẳng tiếp. Hoặc ngày đêm 100 ngàn), Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, thật có người như vậy, không phải giả. Hoặc 50 ngàn, hoặc là 30 ngàn, 以決定不缺為準 “dĩ quyết định bất khuyết vi chuẩn” (lấy nhất định không thiếu làm chuẩn), câu nói này quan trọng! Nếu chư vị thật làm được, vậy là thật tu hành, thật làm.

          Người ngày nay, tại gia rất ít có thời gian cho chính mình, bận bịu việc nhà, bận rộn cho cuộc sống. Xuất gia cũng không dễ dàng, người xuất gia mà thời gian chính mình cũng không làm chủ được. Phật giáo ngày nay: dần dần đều hướng đến thương mại hóa rồi, danh sơn bảo sát đều biến thành điểm tham quan du lịch, người tham quan du lịch nườm nượp không ngớt, làm gì có thời gian niệm Phật? Cho nên lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, là Bồ-tát tái lai, đại từ đại bi, đã soạn ra một tài liệu thời khóa đơn giản cho chúng ta, là Tịnh Tu Tiệp Yếu. Đó là gì? Là tài liệu biên soạn chuyên dành cho: người xuất gia, người tại gia ngày nay. Sớm tối chư vị niệm 10 ngàn tiếng Phật hiệu, mà cũng không có cách nào niệm được, thế thì tu Tịnh Tu Tiệp Yếu, tổng cộng có 32 lạy. Nội dung của 32 lạy này vô cùng phong phú, tất cả Kinh điển, mà một đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni: đã nói trong 49 năm đều ở bên trong, vô lượng Pháp môn cũng ở bên trong, đều bao gồm hết Đại thừa Tiểu thừa, Hiển giáo Mật giáo. 32 lạy này khó có, xem ra rất đơn giản, nhưng nội dung vô cùng phong phú. Chư vị đọc văn này mỗi ngày, như thật mà lạy, thời gian ngắn, đại khái nửa giờ thì đủ rồi, thời gian ngắn. Trong thời gian ngắn như vậy, dùng Chân Tâm, không dùng Vọng Tâm, chính là nhất tâm chuyên chú, nghiêm túc mà làm, thì chắc chắn được sanh.

          Vì thế, 畢此一生,誓無變改,若不得往生者,三世諸佛便為誑語 “tất thử nhất sanh, thệ vô biến cải, nhược bất đắc vãng sanh giả, Tam thế chư Phật tiện vi cuống ngữ” (hết cả đời này, thề không thay đổi, nếu không được vãng sanh, thì chư Phật ba đời liền thành nói dối). Người niệm Phật cầu Nhất Tâm Bất Loạn: là có thể cầu đắc được, cầu không được đều là thế nào? Không buông xuống được. Thật sự buông xuống, triệt để buông xuống, thì Nhất Tâm Bất Loạn là không khó. Có Lý Nhất Tâm, có Sự Nhất Tâm, có công phu thành phiến. Công phu thành phiến là vừa mới đạt đến nhất tâm, niệm Phật, trong tâm không còn Chấp trước, không còn Phân biệt, đè được Kiến tư phiền não rồi, không phải đoạn, mà đè được. Câu Phật hiệu này: có thể khống chế được Kiến tư phiền não, để nó không phát tác, không khởi tác dụng, đó chính là thành phiến. Mọi lúc mọi nơi, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra chẳng có điều gì, đó gọi là thành phiến, 24 giờ, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, sanh Phương Tiện Hữu Dư Độ của Thế giới Cực Lạc, vãng sanh bậc Hạ. Không dễ dàng! Nếu như niệm đến: không những không sanh Kiến tư phiền não nữa, mà niệm mất, đoạn cả Kiến tư phiền não rồi, thế thì sanh Trung bối vãng sanh của Phương Tiện Hữu Dư Độ, vãng sanh bậc Thượng là Tam Hiền Bồ-tát, [thuộc] Phương Tiện Hữu Dư Độ. Thật Báo Trang Nghiêm Độ là Lý Nhất Tâm Bất Loạn, Lý Nhất Tâm Bất Loạn: là phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp thân, vị thứ đó cao rồi, là Lý Nhất Tâm.

          Chúng ta phải quay đầu lại, xem xem trên Kinh này nói như thế nào, Thế giới Cực Lạc xác thực có bốn độ, có Phàm Thánh Đồng Cư Độ, có Phương Tiện Hữu Dư Độ, có Thật Báo Trang Nghiêm Độ, có Thường Tịch Quang Tịnh Độ, trong mỗi một độ đều có ba bậc chín phẩm, thật sự không phải giả, đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho chúng ta. Mà trong đây có một tình huống đặc biệt, chư vị không thể lơ là được, tình huống đặc biệt là gì? Trong cõi nước mười phương chư Phật không có, đặc thù đó là gì? Phẩm vị nhiều như vậy, mà đãi ngộ tương đồng. Điều này là không thể nghĩ bàn. Đãi ngộ thế nào? Chỉ cần vãng sanh đều là đãi ngộ của Thật Báo Độ. Bậc nào sống trong Thật Báo Độ? Lý Nhất Tâm Bất Loạn, do công phu đạt đến cao nhất, Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Đây là sự việc thế nào? Đây là do bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, chư vị chỉ cần đến Thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật liền gia trì chư vị, đây chính là A-duy-việt-trí Bồ-tát: mà trên Kinh đã nói. Vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì chư vị đạt được địa vị A-bệ-bạt-trí, không phải do chư vị tu được, mà Phật lực gia trì, bình đẳng đãi ngộ. Khó có, A Di Đà Phật từ bi đến tột cùng, đãi ngộ Thượng Thượng phẩm ở Thật Báo Độ: tương đồng với Hạ Hạ phẩm ở Phàm Thánh Đồng Cư Độ, tất cả hưởng thụ đãi ngộ cao nhất, không phải thấp nhất. Mười phương thế giới không có.

          Đãi ngộ này viên mãn như vậy, có ưu điểm nào? Ưu điểm quá lớn rồi! Chúng ta biết, A Di Đà Phật thời thời khắc khắc, gần như không có một giây phút dừng nghỉ, Ngài làm gì? Phân thân hóa thân vô lượng vô biên, vào trong vô lượng vô biên cõi nước chư Phật, để tiếp dẫn chúng sanh niệm Phật. Mỗi một người cầu vãng sanh, không chỉ trên địa cầu của chúng ta, mà trong tất cả cõi nước mười phương ba đời chư Phật, người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, không biết có bao nhiêu! Đừng nói một ngày, một giây có bao nhiêu người đi vãng sanh, mỗi giây có bao nhiêu người đi vãng sanh, mỗi một người vãng sanh, đều cần A Di Đà Phật đến tiếp dẫn họ, Di Đà phân thân hóa thân đi tiếp dẫn, họ mới có thể vãng sanh, nếu không Thế giới Cực Lạc ở nơi nào, họ tìm không ra. Kiểu tiếp dẫn vãng sanh này là bổn nguyện của Phật, 48 nguyện mà Phật đã phát, nguyện nào cũng làm tròn, không có nguyện nào là nguyện suông. Phật từng giây, cần đi mười phương thế giới tiếp dẫn chúng sanh, chúng ta vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thần thông của chúng ta giống như A Di Đà Phật vậy. Tại sao vậy? Sự hưởng thụ là đãi ngộ cao nhất, chúng ta đều có sự thọ dụng của Phật; Nói cách khác, vừa sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì chư vị có năng lực giống như Phật vậy, phân thân hóa thân vô lượng vô biên, chắc chắn thế. Hóa nhiều thân như thế làm gì? Đi lễ Phật, mười phương ba đời: có vô lượng vô biên chư Phật Như Lai, đều đi vào trong các cõi nước Phật khác nhau để lễ Phật, cúng Phật. Đây là gì? Tu phước. Không những đi cúng Phật, đi lễ Phật, mà còn nghe pháp, thỉnh giáo Phật, tu huệ, phước huệ song tu. Chư vị tu đến khi nào viên mãn thành Phật? Chúng ta nghĩ xem, người lợi căn, đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì thành Phật rồi. Bao nhiêu vị dạy họ? Mười phương ba đời vô lượng vô biên vô số chư Phật Như Lai dạy họ, một tôn Phật dạy họ bốn câu kệ thì tuyệt vời rồi, họ liền chứng đắc viên mãn rốt ráo rồi.

          Chư vị, những lời tôi giảng: đều là lời trên Kinh Phật nói, còn có nơi nào: có môi trường học tập còn tốt hơn đó? Không tìm được đâu! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không có nói, chư Phật Như Lai cũng không nói. Chúng ta ở đây nghe: đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về Thế giới Cực Lạc, một khi chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc, chắc chắn nghe được gì? Mười phương ba đời mỗi một tôn Phật: đều đang giảng về Thế giới Cực Lạc, giới thiệu cho chúng ta cõi nước A Di Đà Phật tốt. Chúng ta nói chúng ta từ cõi nước của A Di Đà Phật: đến chỗ này, chư Phật Như Lai sao không vui mừng chứ, sao không hoan hỷ chứ? Học trò của A Di Đà Phật: đến thăm viếng, đến tham học, được chiêu đãi đặc biệt.

          Bộ Kinh này là đại Kinh rốt ráo, đại Kinh viên mãn, Pháp môn này, Pháp môn viên mãn rốt ráo, sanh đến Thế giới Cực Lạc thì thành tựu rồi. Lời trong Quán Kinh còn giảng: là người Thượng Thượng phẩm vãng sanh, hoa nở thấy Phật thì thành tựu, Trung phẩm, Hạ phẩm: thì không dễ dàng như vậy, bởi hoa sen chưa nở. Tại sao hoa sen chưa nở? Bởi tâm lượng quá nhỏ rồi, cho nên chướng ngại hoa sen chưa nở. Tâm lượng phải lớn, phải học Phật phổ độ chúng sanh, phải giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn. Không chỉ một khu vực này, không chỉ một quốc gia này, không chỉ một địa cầu này, tâm lượng đều quá nhỏ rồi, phải giúp đỡ sáu đường chúng sanh: trong tất cả cõi nước chư Phật khắp Pháp giới hư không giới. Nên tâm, phát tâm không thể không lớn, đây gọi là tâm đại Bồ-đề. Có thể làm được không? Có thể. Tại sao có thể? Bởi do bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật gia trì, Phật lực gia trì. Pháp môn này: trực tiếp đạt được sự gia trì của A Di Đà Phật, những Pháp môn khác không có. Chúng ta phải biết điều này, phải ghi nhớ thật kỹ, nhất định thành tựu, nam nữ già trẻ không một ai không thành tựu.

          Đọc Kinh thì đọc Kinh Vô Lượng Thọ, tuổi càng nhỏ càng tốt, sức nhớ của trẻ nhỏ tốt, tất cả đều có thể học thuộc. Đến lúc có thể học thuộc, một ngày niệm năm biến, mười biến mới được. Chư vị không thể học thuộc, nhìn quyển Kinh đọc, niệm nhanh một biến: cũng phải bốn, năm mươi phút. Thế nhưng nếu chư vị có thể học thuộc, thuộc được làu làu, thì một biến nửa giờ, một ngày niệm 10 bộ Kinh Vô Lượng Thọ, niệm 20 bộ Kinh Vô Lượng Thọ không khó, niệm 20 bộ chỉ cần mười tiếng đồng hồ, một biến nửa tiếng đồng hồ, tốt! Sau khi niệm thuộc rồi, thì đã thấu suốt đối với Thế giới Cực Lạc rồi, tín tâm đầy đủ, nguyện tâm mới thật sự kiên cố, sẽ không dao động, vậy thì nhất định được sanh.

          Tiếp theo còn dẫn chứng ra Đại sư Ngẫu Ích nói giống vậy, 又云:要到一心不亂境界,亦無他術。最初下手,須用數珠,記得分明,刻定課程,決定無缺。久久純熟,不念自念 “Hựu vân: Yếu đáo Nhất Tâm Bất Loạn cảnh giới, diệc vô tha thuật. Tối sơ hạ thủ, tu dụng sổ châu, ký đắc phân minh, khắc định khóa trình, quyết định vô khuyết. Cửu cửu thuần thục, bất niệm tự niệm” (lại nói, muốn đến cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn, cũng không có cách khác. Lúc đầu hạ thủ, nên dùng nhớ số tràng hạt, nhớ được rõ ràng, quy định lịch trình, nhất định không thiếu. Lâu dần thuần thục, thì bất niệm tự niệm). Đại sư Ngẫu ích chỉ dạy chúng ta, nếu chúng ta muốn niệm đến Nhất Tâm Bất Loạn, thì dùng phương pháp gì? Cũng không phải phương pháp khác, dạy cho chúng ta dùng chuỗi niệm, cũng chính là nói nhớ số, lúc bắt đầu niệm Phật phải nhớ số, nhớ được vô cùng rõ ràng, nhớ được phân minh. Phải hạn định thời khóa, chính là một ngày, lúc mới niệm đừng quy định quá nhiều, quá nhiều làm không xong sẽ giải đãi, thì không có cách nào tiếp tục được, do đó thà rằng công khóa định ít, chắc chắn phải làm xong công khóa. Thông thường là một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, hoặc là một bộ Kinh A Di Đà, nhiều người dùng Kinh A Di Đà, cũng vô cùng tốt, 10 ngàn tiếng Phật hiệu, một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, ba ngàn tiếng Phật hiệu, năm ngàn tiếng Phật hiệu đều được. Mỗi ngày làm, sáng tối không sót lần nào, lâu ngày thì tập thành thói quen, đến giờ thì đề khởi lên câu Phật hiệu: một cách tự nhiên rồi.

          Vì thế giúp đỡ người khác, giúp trẻ em là tốt nhất, dưới 15 tuổi, năng lực nhớ đặc biệt mạnh, một buổi thời khóa, niệm mười biến khóa bổn đại khái đã có thể học thuộc. Người căn tánh lanh lợi, niệm ba biến, năm biến thì có thể tụng thuộc, đứa trẻ dạng này phải đặc biệt dạy chúng, có thể thành tài. Mười biến có thể thuộc, thời xưa tính đạt tiêu chuẩn, ba biến, đó là học sinh giỏi rất khó có được, thầy có thể thường xuyên quan tâm đến chúng. Đem những sách nên đọc, giống như những tài liệu dạy học: dùng ở trường tư thục ngày xưa của Trung Hoa, ngày nay chúng ta biên tập lại một chỗ, gọi là Thánh Học Căn Chi Căn, những tài liệu này đều phải học thuộc hoàn toàn: ở trước 15 tuổi, thì nền tảng đức hạnh của chúng vững chắc, người xưa nói ba tuổi xem 80, cả đời chúng sẽ không thay đổi.

          15 tuổi đến 20 tuổi, trí huệ khai mở rồi, thì chú trọng vào gì? Nghiên cứu thảo luận. Cách dạy của thầy thế nào? Để cho học trò chia sẻ với các bạn đồng học. Thí dụ nói Luận Ngũ, người học trò học Luận Ngữ này, để cho chúng giảng Luận Ngữ, giảng cho mọi người nghe. Sau khi chúng giảng xong, thầy giảng giải bình phẩm, chúng có chỗ nào chưa nhận ra, thầy bổ sung cho chúng; Chỗ chúng giảng được xuất sắc, thì thầy khen thưởng, cho nên là học như vậy mà ra. Đây là gì? Đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa của sách. Không phải thầy giảng cho chúng nghe, là chúng giảng cho thầy, giảng cho mọi người nghe; thầy ấn chứng cho chúng, giảng đúng, không giảng sai, thì gật đầu. Sau đó dạy chúng điều gì? Lại đọc thêm một ngàn lần nữa. Lúc đọc xong một ngàn lần đọc xong, lần thứ hai giảng lại, giảng lặp lại, lời giảng chắc chắn giảng sâu, giảng rộng hơn lần thứ nhất. Đến ba ngàn lần, thông qua phương thức giảng lại kiểu này, thì chúng tốt nghiệp rồi. Vì thế cách dạy học của người Trung Hoa: không giống nước ngoài, nước ngoài hoàn toàn nghe thầy giảng, Trung Hoa không phải, thầy ở Trung Hoa muốn gợi mở trí huệ của học trò, muốn dạy chúng khai ngộ. 讀書千遍,其義自見 “Độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến” (Đọc sách ngàn biến, tự thấy nghĩa của sách), chính là khai ngộ, tự kiến chính là khai ngộ, tự mình ngộ rồi. Sau khi ngộ rồi, tự chư vị nói ra, điều chư vị giảng giống với lời Phu tử vậy, thầy ấn chứng cho chư vị, chứng minh cho chư vị, hoặc là thầy: cùng nghiên cứu thảo luận với chư vị, sâu hơn một tầng. Không khai ngộ không giảng, khai ngộ mới giảng được, không khai ngộ thì chỉ bảo chư vị học thuộc, chỉ bảo chư vị giảng lại, tập thành một thói quen giảng lại.

          Giảng lại, Kinh điển của Phật đều là do giảng lại. Năm xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, không có ghi chép, sau khi Phật diệt độ Tôn giả A Nan giảng lại, ở bên cạnh có ghi chép, 500 A-la-hán làm chứng minh, 500 A-la-hán đều gật đầu, mới có thể viết xuống; Có một vị không đồng ý, thì không thể viết lời đó xuống, để lấy niềm tin với đời sau. Phương pháp lý niệm này truyền đến Trung Hoa, nhà Nho đã tiếp nhận, nhà Đạo cũng tiếp nhận. Do đó đây là phương pháp lý niệm cầu trí huệ, không giống với Tây Dương. Tây Dương là cầu tri thức, tri thức cần thầy giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ, do tiếp nhận lời thầy, học sinh tiếp tục nghiên cứu thêm, sẽ vượt qua thầy. Vẫn là tri thức, đó không phải là trí huệ, đó là cầu bên ngoài, cầu được từ bên ngoài. Trí huệ là từ bên trong phát xuất ra, không ở bên ngoài. Từ Tự Tánh, Đại sư Lục tổ Huệ Năng lúc minh Tâm kiến Tánh nói với chúng ta, 何期自性,本自具足 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn tự cụ túc” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn tự đầy đủ), câu nói này quan trọng. Vốn tự đầy đủ, đầy đủ điều gì? Đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng công đức, vô lượng tài nghệ, vô lượng đức năng và vô lượng phước báo, đều đầy đủ, không thứ nào không đầy đủ. Do đó kiến Tánh thì thành Phật rồi, thành Phật thì được đại viên mãn, được đại tự tại, đại thần thông, đại trí huệ.

          Hai câu tiếp theo, 久久純熟,不念自念 “Cửu cửu thuần thục, bất niệm tự niệm” (lâu dần thuần thục, thì bất niệm tự niệm), hai câu này là công phu đã hiện tiền, khi đến thuần thục bất niệm tự niệm rồi. Đây chính là 無住生心 “vô trụ sanh tâm” (không trụ mà sanh tâm): đã nói trên Kinh Kim Cang, khi vô trụ sanh tâm, vô trụ là thuần thục, bất niệm tự niệm là sanh tâm, khi sanh tâm chính là vô trụ, khi vô trụ chính là sanh tâm, đây gọi là Lý Nhất Tâm Bất Loạn, đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, đạt đến cảnh giới này. Lúc bấy giờ, 記數亦得,不記數亦得 “ký số diệc đắc, bất ký số diệc đắc” (nhớ số cũng được, không nhớ số cũng được), đều được. 若初心便要說好看話,要不著相,要學圓融自在,總是信不深,行不力。 “Nhược sơ tâm tiện yếu thuyết hảo khán thoại, yếu bất trước tướng, yếu học viên dung tự tại, tổng thị tín bất thâm, hành bất lực.” (Nếu sơ tâm liền nói cho hay, khán thoại đầu, muốn không chấp tướng, muốn học viên dung tự tại, thì đều là tin không sâu, hành không có lực). Câu ở phía sau này là cảnh cáo, chư vị là mới phát tâm, mới học Phật liền muốn học cao cấp nhất, học người Lý Nhất Tâm, học Bồ-tát hạnh, đó là giả, chư vị làm không được, đây chính là gạt mình dối người, muốn học viên dung tự tại. Sai lầm ở chỗ nào? Đều là 信不深,行不力 “tín bất thâm, hành bất lực” (tin không sâu, hành không có lực). Sáu chữ này quan trọng, tại sao vậy? Bởi người học Phật bị đào thải ra, sai lầm chính là sáu chữ này. Chỉ cần có sáu chữ này, thì chư vị bị đào thải mất rồi, chư vị niệm Phật có thể vãng sanh hay không? Không thể vãng sanh. Người tin sâu nhất định nghe lời. Kinh là do Phật nói, Luận, là do Tổ sư Đại đức xưa nay đã nói, chư vị nhất định rất nghiêm túc, không dám trái lời. Chỉ cần sáng tạo khác người, tự nghĩ ra một phương pháp, tách rời khỏi cổ Thánh tiên Hiền, chắc chắn là sai lầm. Đều là tín không sâu, hành bất lực, công phu không đắc lực, hành bất lực là công phu không đắc lực.

    又道綽大師云:若始學者,未能破相。但能依相專至,無不往生,不須疑也。“Hựu Đạo Xước Đại sư vân: Nhược thủy học giả, vị năng phá tướng. Đãn năng y tướng chuyên chí, vô bất vãng sanh, bất tu nghi dã.” (Và Đại sư Đạo Xước nói rằng: nếu người mới học, chưa thể phá tướng. Nhưng có thể y tướng chuyên chí, thì không ai không vãng sanh, không cần nghi ngờ). Lời khai thị này của Đại sư Đạo Xước rất hay, giúp ích rất lớn đối với chúng ta. Chúng ta có nắm chắc vãng sanh hay không? Mấy câu này nói đúng rồi, chúng ta học Tịnh Độ, học Pháp môn niệm Phật, không có phá tướng. Phá tướng, phá là buông xuống; Chúng ta chấp tướng, chấp tướng chính là khởi tâm động niệm, Phân biệt Chấp trước. Phá tướng, Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa, đã phá năm loại Kiến hoặc rồi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ kiến, Giới thủ kiến, Tà kiến, các ngài buông xuống rồi; Chúng ta chưa có, chúng ta vẫn cho rằng là thật. Vì sao các ngài có thể phá tướng? Các ngài thật sự lãnh hội được tướng là giả, 凡所有相,皆是虛妄 “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (những gì có tướng, đều là hư vọng). Trong Kinh Kim Cang, Tâm Kinh, Kinh Bát Nhã lưu thông rộng rãi nhất, người đọc tụng nhiều nhất, những Kinh này có thể giúp chúng ta: đề khởi công phu quán chiếu, Kinh văn quan trọng bên trong có thể nhớ kỹ, thời thời khắc khắc giúp chúng ta buông xuống, 凡所有相,皆是虛妄 “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (những gì có tướng, đều là hư vọng), hư vọng, thì phải buông xuống, đừng Chấp trước vào đó, đừng có cho là thật thì đúng rồi. Thân thể là giả, chấp lấy thân này là ta, đây là Chấp trước căn bản nhất. Bởi vì chấp lấy thân là ta, nên không ra khỏi sáu đường luân hồi, cả Sơ quả Tiểu thừa cũng không chứng được.

          Sơ quả, đã đoạn năm loại Kiến hoặc, biết thân không phải ta, Biên kiến cũng không còn nữa. Biên là đối lập, ngày nay nói đối lập, không đối lập với người, không đối lập với sự, không đối lập với vạn vật, không có đối lập, không có đối lập thì hài hòa. Biên là hai bên, không còn nữa, trở thành gì? Nhất thể, biết rằng trọn cả vụ trũ: và chính mình là một thể, do đó không có đối lập. Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa, Sơ quả, thì không còn Thành kiến nữa, Kiến thủ, Giới thủ, chính là chúng ta nói Thành kiến, luôn cho mình là đúng, không Chấp trước tự cho mình là đúng nữa, nói điều gì cũng được, chỉ cần không nói sai, ngôn ngữ bất đồng không sao, cùng một sự việc. Sau cùng là Tà kiến, tri kiến sai lầm, tri kiến sai lầm quá nhiều quá nhiều rồi, tri kiến của chúng sanh toàn là sai lầm. Tri kiến chính xác, là tri kiến Thánh Hiền.

          Sau khi học Phật, chúng ta dùng trí huệ của Phật: để quan sát thế gian này. Tất cả Tôn giáo của thế gian, tất cả học phái của Trung Hoa, Nho gia, Đạo gia, có phải là Phật hay không? Là Phật. Điều mà Nho gia nói, lời mà Đạo gia nói, lời mà Trang tử nói, 天地與我同根,萬物與我一體 “thiên địa dữ ngã đồng căn, vạn vật dữ ngã nhất thể” (đất trời cùng gốc với ta, vạn vật nhất thể với ta), đây là lời người nào nói? Lời Phật nói. Lão, Trang có phải thành Phật hay không? Đương nhiên là Phật, ở Trung Hoa gọi các ngài là Thánh Hiền, nếu ngài sanh ra tại Ấn Độ, người Ấn Độ sẽ gọi ngài là đức Phật. Nếu đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ra tại Trung Hoa, người Trung Hoa sẽ gọi Phật là Thánh nhân. Xưng hô không giống nhau, nhưng đồng một đẳng cấp, địa vị các Ngài là bình đẳng, đều là minh Tâm kiến Tánh, không phải minh Tâm kiến Tánh nói không được những lời này. Nho gia, chư vị xem sách Đại Học thì rõ ràng nhất, 大學之道,在明明德 “đại học chi đạo, tại minh minh đức” (Đạo của Đại học, ở nơi làm sáng Đức sáng), minh minh đức, ai nói ra được? Phật nói ra được, Phật tri Phật kiến, Bồ-tát cũng nói không ra? Bát mục nói ở phía sau, Tam cương Bát mục, tất cả của Nho gia đều ở trong đây, là sự học của Thánh Hiền, cách vật trí tri, thành ý chánh tâm, là nội Thánh; Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, là ngoại vương, sự nghiệp của Thánh Hiền, không phải Phật Bồ-tát thì nói không ra. Do đó Thánh nhân của Nho gia chính là Phật, Hiền nhân của Nho gia chính là Bồ-tát, là một không phải hai.

          Xem thêm các Tôn giáo khác, Tôn giáo nổi tiếng trên thế giới này, người sáng lập mỗi Tôn giáo, đẳng cấp thấp nhất cũng là Pháp thân Bồ-tát, sáng lập Tôn giáo. Cho nên các ngài là một không phải hai. Chúng ta tôn kính đối với Phật, tôn kính đối với Nho, đối với Đạo, tại sao vậy? Bởi các ngài chính là Phật. Chúng tôi đối với tất cả bậc sáng lập Tôn giáo, tất cả sứ giả tu hành chân chánh: trong các Tôn giáo, trong suy nghĩ của chúng tôi: đều xem các ngài là Phật, là Bồ-tát, thật sự không phải giả, do đó眾神一體,宗教一家,平等對待,和睦相處 “chúng Thần nhất thể, Tôn giáo nhất gia, bình đẳng đối đãi, hòa mục tương xử” (chúng Thần một thể, Tôn giáo một nhà, bình đẳng đối đãi, chung sống hài hòa). Đoàn kết Tôn giáo, Tôn giáo quay về giáo dục, thì có lợi ích lớn đối với giáo huấn của Thánh Hiền, thật sự sẽ mang đến cho thế giới ổn định và hòa bình lâu dài, mãi mãi hòa bình.

          Chúng ta đọc tiếp mấy câu nói phía sau, 但能依相專至,無不往生,不須疑也 “đãn năng y tướng chuyên chí, vô bất vãng sanh, bất tu nghi dã” (Nhưng có thể nương theo tướng chuyên chí, thì không có chuyện không vãng sanh, không cần nghi ngờ). Y tướng ở đây, Tịnh Độ là có tướng, chỉ phương lập tướng, chỉ thị cho chúng ta Thế giới Tây Phương Cực Lạc, A Di Đà Phật. Chỉ cần có thể y chiếu lời trong Kinh điển nói: mà chuyên tu, chuyên chí đây chính là chuyên tu, thì không có chuyện không vãng sanh, không nên nghi ngờ. 是故本經但以發菩提心,一向專念為宗也 “Thị cố bổn Kinh đãn dĩ phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm vi tông dã” (Thế nên Kinh này chỉ lấy phát tâm Bồ-đề, một lòng chuyên niệm làm tông chỉ), tông là điều chủ yếu, quan trọng, Kinh này là lấy việc phát tâm Bồ-đề, một hướng chuyên niệm làm tông chỉ.

          至於末世,持名者雖廣,而往生者不多,《安樂集》亦有問答如下:若人但稱念彌陀名號,能除十方眾生無明黑闇得往生者。然有眾生稱名憶念,而無明猶在,不滿所願者何意? “Chí ư Mạt thế, trì danh giả tuy quảng, nhi vãng sanh giả bất đa, An Lạc Tập diệc hữu vấn đáp như hạ: Nhược nhân đãn xưng niệm Di Đà danh hiệu, năng trừ thập phương chúng sanh Vô minh hắc ám đắc vãng sanh giả. Nhiên hữu chúng sanh xưng danh ức niệm, nhi Vô minh do tại, bất mãn sở nguyện giả hà ý?” (Cho đến đời Mạt pháp, người trì danh tuy phổ biến, mà không nhiều người vãng sanh, An Lạc Tập cũng vấn đáp như sau: nếu người chỉ xưng niệm danh hiệu đức Di Đà, thì có thể trừ Vô minh tối tăm của mười phương chúng sanh mà được vãng sanh. Nhưng có chúng sanh xưng danh nhớ niệm, mà vẫn còn Vô minh, không vừa lòng đã nguyện là ý thế nào?). Phần vấn đáp này hay, việc ấy là ở trong xã hội ngày nay, hiện tượng niệm Phật vãng sanh, thậm chí giống với năm xưa thầy Lý: ở Liên Xã Đài Trung thường nói. Liên Xã là do thầy tạo dựng, độ người rất nhiều. Tôi đến Liên Xã thăm thầy, lần đầu gặp mặt, là mười năm thành lập Liên Xã, liên hữu đại khái có 200 ngàn người: tiếp nhận giáo hóa của thầy Lý. Thầy Lý nói với chúng tôi, Liên hữu niệm Phật của chúng ta, không bàn nơi khác, những Liên hữu này trong Liên Xã Phật Giáo Đài Trung, người niệm Phật nhiều, người vãng sanh không nhiều. Thầy nói, đại khái ngay trong 10 ngàn người niệm Phật, thật sự vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc: chẳng qua cũng chỉ ba người, năm người. Nói cách khác, tỷ lệ vãng sanh: là ba phần mười ngàn, năm phần mười ngàn, phần lớn người đều là kết duyên với Tịnh Tông, không thể vãng sanh ngay trong đời này. Do duyên cớ gì? Tương đồng với ý hỏi ở chỗ này, có chúng sanh xưng danh nhớ niệm, mà vẫn còn Vô minh, không mãn nguyện được. Mãn sở nguyện thì vãng sanh, không mãn sở nguyện là không thể vãng sanh. Câu này nói như thế nào?

    答曰:由不如實修行,與名義不相應故也 “Đáp viết: Do bất như thật tu hành, dữ danh nghĩa bất tương ưng cố dã” (Trả lời rằng: do không thật sự tu hành, nên không tương ưng với danh nghĩa vậy). Trả lời rất hay, không phải thật làm, nên không tương ưng với danh nghĩa: đã nói trong Pháp môn Tịnh Độ. Lời tiếp theo có nói, 所以者何 “sở dĩ giả hà” (Là cớ vì sao), tại sao vậy? 謂不知如來是實相身,是為物身。復有三種不相應 “Vị bất tri Như Lai thị Thật Tướng thân, thị vị vật thân. Phục hữu tam chủng bất tương ưng” (Nói rằng không biết Như Lai là thân Thật Tướng, là vì vật thân. Lại có ba loại không tương ưng). Trong An Lạc Tập nói được hay, không tương ưng với danh và nghĩa. Chư vị xem, danh là Tịnh Độ, như thế nào có thể sanh Tịnh Độ? Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh. Dùng phương pháp gì để chúng ta đạt tâm tịnh? Dùng phương pháp trì danh niệm Phật. Phương pháp này có ba cảnh giới, chính là trên đề Kinh của chúng ta. Cảnh giới ban sơ nhất chính là tâm thanh tịnh, được tâm thanh tịnh thì nhất định được sanh, sanh đến đâu? Phàm Thánh Đồng Cư Độ, là Tịnh Độ, Phàm Thánh Đồng Cư của Thế giới Cực Lạc là Tịnh Độ, không phải Uế độ, bởi vì tâm thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh. Thứ hai là niệm đến bình đẳng, tâm bình đẳng, sanh Phương Tiện Hữu Dư Độ. Cảnh giới cao nhất là giác, giác là đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Người niệm Phật ấy, họ không tương ưng, nói cách khác, họ niệm Phật vẫn còn Vọng tưởng, vẫn còn tạp niệm, xen tạp ở bên trong, khởi tâm động niệm không phải A Di Đà Phật, là rất nhiều rất nhiều Vọng tưởng Phân biệt Chấp trước, việc này phiền phức, người này không thể vãng sanh. Vì thế họ không biết Như Lai là Thật Tướng thân, là thân vật chất.

          Thế giới Tây Phương Cực Lạc là Thế giới Thật Tướng, do từ đâu hiện ra? Do từ trong Tự Tánh hiện ra, tâm hiện. Thế giới này của chúng ta là tâm hiện, lại thêm vào thức biến, thức là A-lại-da, A-lại-da là Vọng Tâm, A-lại-da là Vọng tưởng Phân biệt Chấp trước, cho nên Thế giới này của chúng ta là giả. Thế giới Cực Lạc so với Thế giới của chúng ta, nơi đó là thật, nơi đó không có sanh diệt. Có sanh có diệt là giả, không sanh không diệt là thật; Có đến có đi là giả, không đến không đi là thật. Vì thế nơi đó là thân Thật Tướng, cõi là Thật Tướng độ, cũng gọi là Pháp Tánh độ, cũng gọi Pháp Tánh thân. Vậy chúng ta ngày nay là Pháp Tướng, chúng ta là Pháp Tướng; Thế giới Cực Lạc không có Pháp Tướng, mà có Pháp Tánh, nơi đó không có A-lại-da. Mỗi người vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, được oai thần của A Di Đà Phật gia trì, cũng giúp họ chuyển thức thành trí, chuyển Pháp Tướng thành Thật Tướng, điều đó là không thể nghĩ bàn.

          Tiếp theo đáp, do vì không tu hành như thật, nên không tương ưng với danh nghĩa. 所以者何?謂不知如來是實相身,是為物身。復有三種不相應 “Sở dĩ giả hà? Vị bất tri Như Lai thị Thật Tướng thân, thị vị vật thân. Phục hữu tam chủng bất tương ưng” (Là cớ vì sao? Vì cho rằng không biết Như Lai là thân Thật Tướng, là vì vật thân. Lại có ba loại không tương ưng). Ba loại không tương ưng này, nguyên nhân thứ nhất, 一者信心不淳,若存若亡故。 “nhất giả tín tâm bất thuần, nhược tồn nhược vong cố.” (một là tín tâm không thuần, nên lúc còn lúc mất). Có lúc tin, có lúc nghi ngờ, lúc tin tưởng có được mấy phần tín tâm, lúc nghi ngờ thì đánh mất tín tâm rồi, đây là nguyên nhân thứ nhất. Nguyên nhân này phải làm thế nào? Đọc Kinh, tại sao chúng ta không tin tưởng, tại sao có nghi ngờ? Bởi lý giải không rõ ràng về hai Thế giới, cho nên có nghi ngờ. Phải làm rõ ràng về Thế giới Ta Bà, là giả, không phải thật sự.

          Các nhà Cơ học Lượng tử ngày nay dạy cho chúng ta, nói với chúng ta một chân tướng sự thật, vạn vật mà chư vị nhìn thấy trước mắt chúng ta, mà chư vị nghe thấy, sáu trần mà sáu căn tiếp xúc được, chân tướng là thế nào? Phật hỏi Bồ-tát Di Lặc, 心有所念,幾念幾相識耶 “Tâm hữu sở niệm, kỷ niệm kỷ tướng thức da” (ý niệm có bởi tâm, có mấy niệm mấy tướng thức?). Câu nói này quan trọng, chúng ta thường xuyên đặt ở trong tâm, giúp chúng ta thoát ly sáu đường luân hồi, thoát ly mười Pháp giới, đó là đã nói sáng tỏ: chân tướng sự thật của địa cầu ta cư trú hiện nay rồi. 一彈指三十二億百千念 “Nhất đàn chỉ tam thập nhị ức bá thiên niệm” (một gảy ngón tay có 32 ức trăm ngàn niệm), trên Kinh Đại thừa Phật nói với chúng ta, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tâm tưởng của chúng ta, một gảy ngón tay có bao nhiêu ý niệm? Tâm tưởng, 32 ức trăm ngàn niệm, đơn vị là trăm ngàn, trăm ngàn là mười vạn, 32 ức nhân với trăm ngàn, thành 320 ngàn tỷ, một gảy ngón tay. Một giây có thể búng mấy lần? Tôi đại khái búng bốn lần đến năm lần, có người nói với tôi có thể búng đến bảy lần, tôi tin tưởng, tuổi trẻ thể lực rất khỏe, có năng lực búng đến bảy lần, bảy nhân với 320 ngàn tỷ, 320 ngàn tỷ nhân lên là 2 triệu 240 ngàn tỷ. Một búng tay sanh diệt 320 ngàn tỷ lần, ý niệm này sanh diệt. Ý niệm sanh, có tướng; Ý niệm diệt, tướng liền không còn nữa, tướng do tâm sanh, các nhà Cơ học Lượng tử đã chứng minh cho chúng ta rồi, tướng thật sự là do tâm sanh. Thế nhưng phải ghi nhớ thời gian nó tồn tại, một giây bao nhiêu lần, một giây? Lại nhân cho bảy, 320 ngàn tỷ lại nhân cho bảy, thành 2 triệu 240 ngàn tỷ, một giây đồng hồ. Vậy thì thật không? Tướng nào là thật sự? Chúng ta thì nói thân thể hiện tại của chúng ta, đây là tướng, tướng đó tồn tại trên thế gian này, một giây nó đã thay đổi bao nhiêu lần rồi? 2 triệu 240 ngàn tỷ lần. Vậy tướng nào là ta? Nếu chư vị nói mỗi tướng đều là ta, thế thì một giây, đã có 2 triệu 240 ngàn tỷ ta rồi, ở đâu có đạo lý này? Ở đâu nhiều ta như thế?

          Đó là dạy chúng ta nhìn thấu, biết chân tướng của tướng này, 凡所有相皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Những gì có tướng, đều là hư vọng). Trong Kinh Bát Nhã nói càng thấu triệt hơn, 一切法,無所有,畢竟空,不可得 “Nhất thiết pháp, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, đã xác định cho chư vị, tất cả hết thảy hiện tượng: trong khắp Pháp giới hư không giới đều là loại này. Trừ phi chư vị kiến Tánh, kiến Tánh thấy được Chân tướng. Chân tướng ra làm sao? Không sanh không diệt, không đến không đi, không tăng không giảm, “tám không” nói trong Trung Quán Luận, đó là thật sự. Có thể được hay không? Bất khả đắc. Tại sao không thể được? Chân tướng xác thực tồn tại, nó không sanh không diệt, nó không có tướng, nó là ánh sáng, Tịnh Độ gọi đó là Thường Tịch Quang, trên Kinh Hoa Nghiêm, gọi đó là Đại Quang Minh Tạng, nó là ánh sáng. Nó ở đâu? Không đâu chẳng có, không lúc nào chẳng có. Chư vị nhất định không thoát khỏi Thường Tịch Quang, không có đạo lý này! Giống như màn hình ti vi của chúng ta, Thường Tịch Quang là màn hình, bất luận bao nhiêu hình ảnh, chư vị không tách khỏi màn hình, tách khỏi màn hình, thì không còn nữa, không thể tách khỏi màn hình. Màn hình nhìn thấy được hay không? Không nhìn thấy, mắt của chúng ta, mắt chỉ duyên theo hình ảnh hiện tướng bên trong, không có cách nào duyên theo màn hình. Màn hình và hình ảnh xuất hiện cùng lúc, không trở ngại nhau, màn hình không trở ngại: hiện tượng nhấp nháy sanh diệt của hình ảnh, hiện tượng nhấp nháy của hình ảnh, cũng không trở ngại: sự bất sanh bất diệt của màn hình, màn hình không có sự sanh diệt của hình ảnh. Chỗ này lãnh hội được sơ sơ: một chút chân tướng sự thật, chư vị phải nhìn như vậy, đây chính là Phật tri Phật kiến. Phàm phu thì làm sao? Toàn chấp tướng rồi. Nhị thừa chấp không, Nhị thừa, tướng là giả, họ không cần tướng, cho rằng là không, họ cũng không đạt được. Bồ-tát, không chấp cả hai bên, đó chính là vô trụ sanh tâm, sanh tâm vô trụ. Vô trụ là nói màn hình ti vi của chúng ta, trong đó không có thứ gì, không có hình ảnh; Sanh tâm chính là hình ảnh, màn huỳnh quang cùng một lúc với hình ảnh, chư vị xem sanh tâm lại là vô trụ, vô trụ lại là sanh tâm, vậy thì dễ làm rồi, vậy thành Bồ-tát rồi. Vô trụ không thể sanh tâm, sanh tâm không thể vô trụ, vậy thì sai rồi, đây là phàm phu. Do đó, khoa học giúp người học Phật chúng ta ngày nay rất nhiều, điều này rất khó rất khó lãnh hội, đưa lên màn hình rất dễ dàng lãnh hội được, biết được đều là giả, đều không phải thật, màn hình tuy là thật, nhưng không có hiện tướng, không trở ngại triển khai hiện tướng. Ngày nay chúng ta nhìn thấy là có màn hình này, trong vũ trụ thật sự nhìn không thấy, đó là ánh sáng, chính là Thường Tịch Quang. Không nơi nào không có, không lúc nào không có ánh sáng này, trọn cả vũ trụ đều trong Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang, trọn cả vũ trụ hợp lại mà nhìn, thì giống như chúng ta xem ti vi vậy, ti vi của chúng ta thu nhỏ cả vũ trụ, thu thành món đồ giải trí nhỏ này, phóng to thì là trọn cả vũ trụ. Đều bất khả đắc, giả thì không thể được, thật cũng không thể được, chư vị liền tự tại rồi. Thật làm sáng tỏ rồi, thật và giả đều không được không dính, mép cạnh cũng không dính. Cho nên tín tâm phải thuần.

          Thứ hai, 信心不一,謂無決定故。 “tín tâm bất nhất, vị vô quyết định cố.” (lòng tin không chuyên nhất, nên gọi là không chắc chắn). Tín tâm của họ dao động. Phía trước là nói tín tâm không trong sạch, tín tâm không thuần, họ có ô nhiễm. Đó là giảng điều gì? Tín tâm của họ bất nhất, vọng niệm quá nhiều. Tín tâm như có như không, nói họ không có, họ cũng có; Nói họ có, không hữu hiệu. Thứ ba, 信心不相續,謂餘念間故。 “tín tâm bất tương tục, vị dư niệm gian cố.” (lòng tin không liên tục, gọi là giữa có niệm khác). Họ niệm Phật, trong đây có tạp niệm, xen tạp bên trong, họ không thuần, không phải là chỉ có Phật hiệu không có tạp niệm. Trong đoạn này còn có một câu, 迭相收攝。若能相續,則是一心。但能一心即是淳心。具此三心,若不生者,無有是處。 “Điệt tương thu nhiếp. Nhược năng tương tục, tắc thị Nhất Tâm. Đãn năng nhất tâm tức thị thuần tâm. Cụ thử tam tâm, nhược bất sanh giả, vô hữu thị xứ.” (Thâu nhiếp lẫn nhau. Nếu được liên tục, thì là Nhất Tâm. Hễ được Nhất Tâm tức là tâm thuần. Đầy đủ ba tâm ấy, nếu không vãng sanh, thì không có đạo lý đó). Đây là đầy đủ, tín tâm phải thuần, tín tâm phải chuyên nhất, phải liên tục, chính là nhất tâm chuyên chú ở trên Phật hiệu, chỉ có Phật hiệu, không có tạp niệm.

          Đối với các bạn nhỏ, chúng ta giúp chúng, dạy chúng đọc Kinh. Đọc Kinh phải chuyên tâm, đừng có tạp niệm, đừng có Vọng tưởng. Do đó Kinh có ý nghĩa gì? Nói cho chúng biết không có ý nghĩa, các con hãy niệm như vậy, không niệm sai chữ, không có niệm sót câu là được, số lần càng nhiều càng tốt. Đó là học điều gì? Học thuần tâm, học tín tâm, học tương tục tâm, ý nghĩa ở chỗ này. Chúng có thuần tâm, chúng có tín tâm, chúng có tương tục tâm, thì chúng sẽ có thành tựu, chúng sẽ khai ngộ. Đây là lý niệm dạy học trò tư thục: thời xưa của Trung Hoa, lý niệm dạy học, phương pháp dạy học, thật sự giúp học trò khai ngộ. Phương pháp khai ngộ này, một ngàn lần là Tiểu ngộ, họ có thể giảng ra được đạo lý, không giảng sai, giảng được cạn; 2000 lần, thì họ giảng được sâu, giảng được thấu; Đến 3000 lần họ có thể giảng được viên mãn, có thể suy luận ra, bao hàm được tất cả, thế thì là Đại ngộ; 5000 lần, 6000 lần, không biết khi nào đó đại triệt đại ngộ. Vì thế ngày xưa đọc sách: là tu định, là cầu khai ngộ, chúng ta phải biết điều này, đây là cách dạy học của người Trung Hoa, không giống với nước ngoài. Người nước ngoài cầu tri thức, cần thầy giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ; Người Trung Hoa giảng khai ngộ, thầy không cần giảng, nếu thầy giảng, sẽ đóng bít cửa ngộ của học trò rồi, nhất định phải để tự học trò ngộ, giảng cho thầy nghe. Thầy nghe thử xem, có giảng sai hay không, nếu có chỗ giảng sai, không cần sửa chữa, không cần giảng nữa, đọc lại, đọc lại đến một ngàn lần, sau đó đến giảng lại. Đây là phương pháp dạy học, lý niệm dạy học: của 5000 năm Trung Hoa thời xưa, ngày nay chúng ta phải tìm trở lại, quan trọng.

          Cho nên kết luận ở đây, nhất tâm chính là thuần tâm, chính là tín tâm, chính là tâm liên tục, đủ ba tâm này, nếu không vãng sanh, thì không có chuyện ấy. 此論直指當世淨業行人之病根 “Thử luận trực chỉ đương thế tịnh nghiệp hành nhân chi bệnh căn” (Luận này chỉ thẳng gốc bệnh của hành nhân Tịnh nghiệp đời nay), chúng ta ngày nay tu Tịnh Độ không thể vãng sanh, gốc chính ở chỗ này. 念佛而不能得往生之果者,以不知如來是實相身。認身如物,取相執著。妄生計較,缺少智慧,失中道義 “Niệm Phật nhi bất năng đắc vãng sanh chi quả giả, dĩ bất tri Như Lai thị Thật Tướng thân. Nhận thân như vật, thủ tướng Chấp trước. Vọng sanh kế giảo, khuyết thiếu trí huệ, thất trung đạo nghĩa” (Người niệm Phật mà không thể được quả vãng sanh, do không biết Như Lai là thân Thật Tướng. Cho rằng thân giống như vật, giữ tướng Chấp trước. Vọng sanh so đo, thiếu khuyết Trí huệ, mất nghĩa Trung đạo). Mấy câu này cũng nói được vô cùng hay. Chúng ta nhận biết không đủ về Kinh giáo, làm sao đây? Đọc nhiều nghe nhiều. Nghe nhiều giúp chư vị xây dựng lòng tin, cũng có thể giúp chư vị được Tiểu ngộ, nghe và đọc nếu kết hợp lại thì tốt. Mỗi ngày lấy việc đọc Kinh làm chính, đọc một lần, đọc hai lần, đọc ba lần, đọc mười lần, đọc 20 lần, tự mình định thời khóa, tự mình có thời gian đầy đủ, đọc càng nhiều càng tốt. Tu điều gì? Tu thanh tịnh tâm, tu bình đẳng giác. Tâm thanh tịnh là ngộ, Tiểu ngộ, tâm bình đẳng là Đại ngộ, giác là Đại triệt đại ngộ. Thế giới Cực Lạc là thể Pháp Tánh, người Thế giới Cực Lạc là thân Pháp Tánh, hoàn toàn không giống với nơi này của chúng ta, nơi này của chúng ta là vật chất, Thế giới Cực Lạc không có vật chất. Vật chất có sanh có diệt, Pháp Tánh không có sanh diệt, vì thế người Thế giới Cực Lạc không sanh không diệt, tất cả vạn vật ở Thế giới Cực Lạc không có thay đổi, bốn mùa thường xuân. Cho nên không thể cho rằng thân là vật chất, Chấp trước lấy tướng, vọng sanh tính toán so đo, thiếu sót trí huệ, mất nghĩa Trung đạo. Điều này chính là khuyết điểm mà chúng ta phạm phải trước mắt: khi học Phật ở thế gian này.

    另則三種不相應 “Lánh tắc tam chủng bất tương ưng” (Ngoài ra lại có ba loại không tương ưng), ở đây ngoài ra còn có ba loại không tương ưng. 此三種不相應,一言以蔽之,只是信心不足 “Thử tam chủng bất tương ưng, nhất ngôn dĩ tế chi, chỉ thị tín tâm bất túc” (Ba loại không tương ưng ấy, một lời nói bao trùm: chỉ là không đủ lòng tin), ba loại nào? Tiếp theo nói ra, tín tâm không đủ. 往生資糧即信願行 “Vãng sanh tư lương tức tín nguyện hạnh” (Tư lương vãng sanh chính là tín nguyện hạnh), chính ba loại này, không đủ tín, không đủ hạnh, không đủ nguyện, ba loại này 缺一不可 “khuyết nhất bất khả” (không thể thiếu một), không tương ưng với ba loại này, chính là không đủ tín nguyện hạnh. 據《要解》所云,信願有缺 “Cứ Yếu Giải sở vân, tín nguyện hữu khuyết” (Theo Yếu Giải đã nói: tín nguyện có thiếu khuyết), khuyết thiếu này này chính là có nghi hoặc, tín tâm liền không đủ. Nguyện, có lúc không muốn đến Thế giới Cực Lạc, còn lưu luyến, còn bận lòng đối với thế gian này, kỳ thực đang nghĩ, lợi ích của thế giới Cực Lạc và lợi ích của thế giới này, tôi đều có thể đạt được tất cả, đây là điều không thể, muốn đến Thế giới Cực Lạc, nhất thiết phải buông xuống nơi đây, không buông nơi đây xuống được, thì không đến được Thế giới Cực Lạc, nhất định phải hiểu. Tiếp theo nói, theo điều đã nói trong Yếu Giải, đây là lời Đại sư Ngẫu Ích nói, tín nguyện có thiếu khuyết, 則持名縱如銀牆鐵壁,風雨不入,亦不能往生也。 “tắc trì danh túng như ngân tường thiết bích, phong vũ bất nhập, diệc bất năng vãng sanh dã.” (thì dù trì danh như tường bạc vách sắt, gió mưa không nhập, cũng không thể vãng sanh). Phải ghi nhớ câu nói này, không được nửa tin nửa ngờ. Làm thế nào bồi dưỡng tín tâm? Vậy thì phải nghiên cứu Kinh giáo. Nghiên cứu Kinh gì? Chính là một bộ Kinh này thì đủ rồi, bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, hoặc là Di Đà Kinh Yếu Giải, Di Đà Kinh Sớ Sao, Di Đà Kinh Viên Trung Sao, đều là Chú giải của Tổ sư Đại đức, giảng rất hay, những Chú giải này giúp chúng ta xây dựng tín tâm.    

          Tại sao tín tâm không đủ? Bởi nhận biết không đủ, không làm rõ ràng. Nhận biết đủ về thế gian này rồi, hiểu rõ ràng rồi, không mong muốn sống ở thế giới này. Tôi cũng không muốn sống ở Thiên đường, trời Dục giới, trời Sắc giới, trời Đại Phạm, trời Ma Hê Thủ La, tôi đều không muốn sống, tại sao vậy? Bởi không rốt ráo, đều tránh không khỏi khổ sanh lão bệnh tử. Trên trời chẳng qua thọ mạng dài hơn chút mà thôi, dài, nhưng có thời hạn, hết rồi làm thế nào? Hết rồi lên không được, thì đọa lạc xuống dưới. Từ trên trời đọa lạc xuống, đại đa số đều đọa xuống đến địa ngục, ấy gọi là trèo cao té nặng. Không thể không làm rõ ràng, không thể không làm sáng tỏ. Còn có một quyển Kinh: giảng rất rõ ràng về địa ngục, là Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh; Ngọc Lịch Bảo Sao của Đạo giáo, chuyên giảng về địa ngục; Phật giáo chúng ta cũng biên tập ra một quyển sách, là Chư Kinh Phật Thuyết Địa Ngục Tập Yếu, chép ra từ trong 25 loại Kinh luận, biên soạn thành một quyển, do Phật nói, đều sưu tập lại một bản, để chúng ta nhận biết địa ngục. Đáng sợ, không thể đi, quá đáng sợ rồi! Ngọc Lịch Bảo Sao, giảng nhiều về quả, nói ít về nhân; Chúng ta biên soạn quyển này, nói được rất nhiều nhân, tạo nhân như thế nào được quả báo gì, nội dung tương đối phong phú, hy vọng mọi người xem nhiều một chút.

          Vì thế bổ túc tín nguyện, mảy may nghi ngờ cũng không còn, công phu trì danh sâu cạn không quan trọng, có tín có nguyện thì nhất định đắc sanh. Sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, đều làm A-duy-việt-trí Bồ-tát, vậy thì chư vị an tâm rồi, phẩm vị thấp chút cũng không sao, thọ dụng không khác gì: với Pháp thân Bồ-tát đẳng cấp cao nhất. Vậy còn có vấn đề gì, còn có lo ngại gì? Không có nữa. Thế giới Cực Lạc là sự đãi ngộ của Pháp thân Bồ-tát. Người ta hỏi tôi: Pháp sư, ngài hy vọng phẩm vị nào thì ngài mãn nguyện? Câu trả lời của tôi, tôi chỉ cần Phàm Thánh Đồng Cư Độ Hạ Hạ phẩm vãng sanh, thì tôi rất mãn nguyện rồi. Tại sao vậy? Tôi đi đến Thế giới Cực Lạc, bắt đầu học từ lớp nho nhỏ năm thứ nhất, thầy là A Di Đà Phật, tôi bắt đầu học từ nền tảng giáo dục cơ bản: của Thế giới Cực Lạc. Vì vô lượng thọ, có được thọ mạng, nền tảng là A Di Đà Phật, thành tựu là A Di Đà Phật, vậy thì đầy đủ rồi, thì mãn nguyện rồi. Vì thế tốt, nhất định được sanh Tịnh Độ, phải buông xuống! Dạo gần đây chúng ta học bộ Kinh này, cũng là xem Kinh này như: tư lương của vãng sanh, trợ duyên vãng sanh cho chúng ta, giúp chúng ta vãng sanh, chúng ta không mong cầu thứ gì khác, chỉ cần một khi vãng sanh thì được đại viên mãn, được đại tự tại. Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta đã học tập đến chỗ này thôi.

(Hết tập 328)

 Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0