Responsive Menu
Add more content here...

Tập 183 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN

Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn

Tập 183

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 25 tháng 2 năm 2015.

Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn

Dịch giả: Diệu Hiệp.

 

Kính chào quý vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (3 lần).

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 470, trang 470, hàng thứ ba, xem từ câu 願生我國 “nguyện sanh ngã quốc” (nguyện sanh cõi nước con):

願生我國即回向之鵠的 “nguyện sanh ngã quốc tức hồi hướng chi cốc đích” (nguyện sanh về cõi nước con là mục đích hồi hướng), cũng chính là mục tiêu hồi hướng, 願我一切眾生,往生極樂國土也 “nguyện ngã nhất thiết chúng sanh, vãng sanh Cực Lạc quốc độ dã” (nguyện con cùng tất cả chúng sanh.. đều vãng sanh về cõi nước Cực Lạc). Tâm lượng này lớn, chúng ta phải luôn có tâm lượng này, không chỉ chính mình vãng sanh thế giới Cực Lạc, mà mong rằng tất cả chúng sanh.. trong khắp pháp-giới hư-không-giới.. đều vãng sanh thế giới Cực Lạc, một đời viên mãn thành Phật, phải có tấm lòng và sự rộng lượng như vậy. 如《觀無量壽佛經》曰:具足十念,稱南無阿彌陀佛 “Như Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh viết: Cụ túc thập niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật” (Như Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói: Đầy đủ mười niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật). 《箋註》曰 “Tiên Chú viết” (Sách Tiên Chú nói rằng), Tiên Chú chính là chú giải của Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, là do Cư Sĩ Đinh Phúc Bảo soạn, ông nói: 十遍稱名也 “Thập biến xưng danh dã” (mười lần xưng danh). Chính là một niệm Nam Mô A Di Đà Phật này, niệm một câu Phật hiệu này mười lần, như vậy gọi là mười niệm. 望西 “Vọng Tây” (Đại sư Vọng Tây), vị này là Tổ sư của Tịnh-tông Nhật Bản, các ngài có sự nghiên cứu thâm sâu đối với Kinh Vô Lượng Thọ, sự thành tựu của các ngài không kém hơn Tổ sư Trung Hoa, rất đáng để tham khảo. Ngài nói: 經十念頃,專稱佛名,為十念也。此言念者,謂稱南無阿彌陀佛。經此六字頃,名一念 “Kinh thập niệm khoảnh, chuyên xưng Phật danh, vi thập niệm dã. Thử ngôn niệm giả, vị xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Kinh thử lục tự khoảnh, danh nhất niệm” (Trải qua khoảng mười niệm, chuyên xưng danh hiệu Phật, là mười niệm. Ở đây nói về “niệm”, nghĩa là xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Qua khoảng sáu chữ này gọi là một niệm). Chính là sáu chữ này, một lần là một niệm, mười niệm tức là mười lần. Kinh luận trên đây có ý nghĩa tương đồng. 乃至十念者,指稱佛名號,下至僅得十念者 “Nãi chí thập niệm giả, chỉ xưng Phật danh hiệu, hạ chí cận đắc thập niệm giả” (Cho đến mười niệm, chỉ cho việc xưng danh hiệu Phật, tối thiểu là cận đắc mười niệm). Cận đắc là gì? Người vào lúc lâm chung, cả đời chưa từng niệm Phật, trước khi mạng chung chỉ niệm mười câu, như vậy gọi là cận đắc mười niệm, đây là tối thiểu. Thậm chí là chỉ có một niệm, không niệm được mười niệm, chỉ một niệm, một niệm như thế nào? Cũng có thể vãng sanh. Pháp môn này không thể nghĩ bàn, thật sự là pháp khó tin.

Vậy chúng ta phải truy tìm gốc rễ. Vì sao khi lâm chung, một niệm, mười niệm có thể vãng sanh? Chẳng thể không biết là đạo lý gì. Không biết thì quý vị có nghi ngờ, tín tâm của quý vị có vấn đề, không thể vãng sanh. Một niệm này đầy đủ chân tín chân nguyện, một câu Phật hiệu có thể vãng sanh, nguyên nhân là quý vị vốn là Phật, đạo lý ở chỗ này. Tín nguyện trì danh là bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật gia trì, Ngài giúp quý vị, nếu quý vị vốn không phải là Phật, thì Ngài không thể giúp được. Ai biết vốn là Phật? Trong Kinh Hoa Nghiêm, Thích Ca Mâu Ni Phật nói rõ cho chúng ta biết: 一切眾生本來是佛 “Nhất thiết chúng sanh bổn lai thị Phật” (Tất cả chúng sanh vốn là Phật), quý vị là Phật, tôi cũng là Phật, họ cũng là Phật, vốn đều là Phật. Cùng với cổ thánh tiên hiền của Trung Hoa đã nói: 人人皆可以為堯舜 “Nhân nhân giai khả dĩ vi Nghiêu Thuấn” (mọi người đều có thể làm Nghiêu Thuấn), Nghiêu Thuấn là thánh nhân, ý nghĩa này chính là mọi người vốn đều là thánh nhân. Quý vị xem, ngay cả trong Tam tự Kinh cũng nói: 人之初,性本善 “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, bổn thiện đó tức là vốn dĩ là thiện, không phải là học được, mà là tính bẩm sinh. Vốn dĩ chính là thiện, vốn dĩ chính là Phật, vốn dĩ chính là thánh hiền, phải thừa nhận điều này.

Giáo dục của Trung Hoa là trí huệ chân thật, người nước ngoài cũng thừa nhận, người Trung Hoa biết cách giáo dục nhất, giáo dục rất thành công. Cho nên mấy ngàn năm nay, quốc gia lớn này không bị đào thải, vẫn luôn tồn tại, tương lai cũng mãi mãi tồn tại. Nguyên nhân gì vậy? Giáo dục, người Trung Hoa biết cách giáo dục, có lý niệm giáo dục, có trí huệ giáo dục, có phương pháp giáo dục, hiệu quả, kinh nghiệm vô cùng phong phú. Điều này không tìm được ở quốc gia nào khác trên thế giới, trải qua nhiều đời đều nghiêm túc chỉ dạy. Chịu trách nhiệm dạy học chủ yếu là gia đình, Trung Hoa thời xưa là đại gia đình, đại gia đình đều có thục, thục chính là trường học, tư thục. Vốn dĩ là một đại viện, hai căn phòng ở hai bên cửa gọi là thục, cũng tức là nơi dạy học của họ, tứ hợp viện, xem tấm hình tứ hợp viện thời xưa thì quý vị nhìn thấy rồi.

Chẳng có nhà nào không chú trọng giáo dục, nhà có gia miếu, gia miếu là Từ đường, gia phả được cất giữ trong gia miếu, gia phả là lịch sử của gia đình, nhà nào cũng có. Quý vị tra cứu gia phả, truy tìm nguồn gốc đời trước, hơn 100 đời trước có cùng một tổ tiên. Tôi có lý do, chưa qua quá trình nghiên cứu, tôi có lý do tin tưởng, có lẽ Hán tộc của Trung Hoa là người một nhà, con cháu Viêm Hoàng. Viêm đế là Phục Hy thị, Hoàng là Hoàng Đế, Hoàng Đế mới sáng tạo chữ viết, cách chúng ta hiện nay 4500 năm. Sớm hơn là Viêm đế, Phục Hy, Phục Hy là một ngàn năm trước nữa, chính là từ Phục Hy đến chúng ta hiện nay, 5500 năm. Kỳ lạ! Trên trái đất chỉ có một nhà này, không thấy có nhà thứ hai. Đây là nói về văn hóa truyền thống Trung Hoa, thật sự có lịch sử lâu đời, không dễ dàng, rất nhiều chuyên gia nước ngoài biết được đều vô cùng hâm mộ.

Những điều này lưu truyền lại thật tốt, đặc biệt là chữ viết của họ, chữ Hán, văn ngôn văn, đây là phương tiện truyền đạt văn hóa tốt nhất trên thế giới. Quý vị xem Tứ Khố Toàn Thư, Hội Yếu của chúng ta, toàn là dùng chữ Hán, văn ngôn văn để viết. Vậy có lợi ích gì? Chữ Hán, văn ngôn văn không có sự hạn chế của thời gian, cũng không có sự hạn chế trong không gian. Không có sự hạn chế trong không gian chính là bất kỳ người nào, chỉ cần học được chữ Hán, văn ngôn văn, vậy thì quý vị có phần trong bộ bảo điển trí huệ này, quý vị lấy được chìa khóa rồi. Đây là tổ tiên để lại cho quý vị, là bảo tạng chân thật, kho tàng vô giá. Bất luận là người nước nào, bất luận là người trong thời đại nào, vì sao vậy? Vì nó không bị hạn chế bởi thời gian, hoàn toàn có thể hiểu được nghĩa chân thật mà cổ thánh tiên hiền đã để lại cho chúng ta, chúng ta có thể đọc hiểu. Phương tiện truyền đạt của chữ viết này, cũng chỉ có một quốc gia trên toàn thế giới. Chữ viết của cả thế giới đều dùng phiên âm, ngôn ngữ, ngôn ngữ sẽ thay đổi, luôn thay đổi, sau 100, 200 năm thì nghe không hiểu rồi, chỉ có văn ngôn là mãi mãi không biến đổi.

Văn ngôn của Trung Hoa, có thể nói vào trước chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian này cũng không dài, 70, 80 năm trước, chữ Hán của Trung Hoa là ngôn ngữ chung của châu Á. Hàn Quốc sử dụng toàn bộ, không sửa đổi chút nào; người Nhật sửa đổi rồi, dựa theo chữ Hán mà sửa. Người Nhật đọc chữ Hán, đọc văn ngôn văn, sách cổ của Trung Hoa truyền đến Nhật Bản rất nhiều. Quần Thư Trị Yếu thất truyền rồi, ở Nhật Bản, một ngàn năm sau, lại đem trở về Trung Hoa, ở Trung Hoa thất truyền một ngàn năm, họ biết. Việt Nam cũng như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai mới có chữ viết Việt Nam, vào thời xưa hoàn toàn dùng chữ viết Trung Hoa. Cho nên Tiến sĩ Joseph Toynbee nói: Thế kỷ 21 là văn minh Đông Á, chủ thể của văn minh Đông Á là Trung Hoa, nó có ba vệ tinh văn minh, đó chính là chỉ Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, là cùng một khu vực văn hóa. Nếu bốn quốc gia này hợp thành một thể thì có thể lãnh đạo toàn thế giới, đây là Tiến sĩ Joseph Toynbee nói. Ông ấy nói có đúng không? Đúng, thật sự là như vậy. Ba nước này, ba quốc gia xung quanh này, có hai ngàn năm lịch sử qua lại với Trung Hoa, cũng tức là trong thời kỳ Chiến Quốc, họ đã qua lại với Trung Hoa, trong lịch sử Trung Hoa có ghi lại. Thật sự có thể gọi là nước anh em, cần phải hợp tác để giúp thế giới này hóa giải tất cả tai nạn xung đột, mang đến hạnh phúc an định, mỹ mãn cho nhân dân trên toàn thế giới. Sự nghiệp này vĩ đại biết bao! Phải nhờ vào ba quốc gia bên cạnh này, phải giác ngộ, phải tỉnh lại. Vào cuối đời của Joseph Toynbee, hằng ngày ông đều mong đợi, cuối đời thật sự thấy được tấm lòng từ bi của ông, trong nhà Phật nói là Bồ-tát chân chánh.

Mười niệm vãng sanh, chúng ta hiểu rõ rồi, chúng ta không nghi ngờ nữa. Gần đây, khoảng 1, 2 tháng trước, cha của tổng giám đốc Tạ ở Triều Châu niệm Phật vãng sanh, chứng minh cho chúng ta nguyện thứ 18 là thật. Những năm nay Tổng giám đốc Tạ đã làm việc tốt, khiến cho mọi người tôn kính, bội phục, công đức chân thật. Cha anh ấy bình thường không niệm Phật, cũng không tin lắm, còn anh là tín đồ Phật giáo kiền thành, anh lo lắng cha mình già rồi, không niệm Phật, không cầu vãng sanh, làm sao đây? Trong lòng anh luôn lo nghĩ. Khi cha anh ấy đang hấp hối, cũng tức là hai tiếng trước khi vãng sanh, anh khuyên cha mình, nói với cha: “Thật sự có thế giới Cực Lạc”. Cha anh ấy gật đầu, không phản đối. Lại nói với cha: “Thế giới Cực Lạc thật sự có A Di Đà Phật”, cha anh ấy cũng mỉm cười. Sau đó anh khuyên cha: “Cha niệm vài câu Phật hiệu với con được không?” Anh ấy dẫn dắt cha niệm, cha anh ấy liền niệm theo, hai tiếng sau cùng. Tất nhiên là không chỉ mười niệm, niệm Phật rất chậm, có lẽ cũng đã niệm mấy chục câu. Tôi niệm Phật rất chậm, niệm từng chữ từng chữ một, tôi niệm bốn chữ, A Di Đà Phật, tốc độ niệm của tôi rất chậm. Năm xưa, Quán trưởng Hàn Anh hộ pháp của chúng tôi vãng sanh, tôi chỉ bà cách niệm này, ngày hôm sau thì bà ra đi rồi. Niệm từng chữ từng chữ một, đặc biệt là vào lúc bệnh nặng, khi thể lực suy yếu, cách niệm này rất đắc lực. Thật sự vãng sanh, hai tiếng sau cùng, thật sự vãng sanh rồi, chứng minh mười niệm chắc chắn vãng sanh là thật, không phải là giả, để chúng ta có cơ hội nhìn thấy.

Đoạn bên dưới sẽ giải thích tính khả thi cho chúng ta. 或有疑問 “Hoặc hữu nghi vấn” (hoặc có nghi vấn), có người nghi ngờ, đến hỏi, 文中但云十念,何以逕謂為稱佛名號,而非他種念佛耶?“văn trung đãn vân thập niệm, hà dĩ kính vị vi xưng Phật danh hiệu, nhi phi tha chủng niệm Phật da?” (trong kinh văn chỉ nói mười niệm, sao lại nói thẳng là xưng danh hiệu Phật, mà không phải là những cách niệm Phật khác?) Trong kinh văn chỉ nói mười niệm, không có nói mười niệm đều là niệm A Di Đà Phật. Đưa ra một câu hỏi như vậy, mười niệm của họ niệm vị Phật khác, niệm vị Bồ-tát khác thì sao? Tiếp theo giải đáp cho chúng ta, 答曰:十念中之念,即指口念佛名之念,實有明證 “đáp viết: Thập niệm trung chi niệm, tức chỉ khẩu niệm Phật danh chi niệm, thật hữu minh chứng” (đáp rằng: Chữ “niệm” trong mười niệm, là chỉ cho niệm trong miệng niệm danh hiệu Phật, thật sự có minh chứng). Thật vậy, có chứng cứ rõ ràng. 本經《宋譯》曰 “Bổn kinh Tống Dịch viết” (Bản Tống Dịch của kinh này nói rằng), Kinh Vô Lượng Thọ có năm bản dịch gốc, đều là dịch trực tiếp từ tiếng Phạn ra, Tống Dịch là bản phiên dịch sau cùng, bản dịch sớm nhất là vào đời nhà Hán. Khoảng 800 năm từ nhà Hán đến nhà Tống, tổng cộng có 12 lần phiên dịch, cho nên kinh này có 12 bản. Rất đáng tiếc, trong đó có bảy bản bị thất truyền rồi, hiện nay lưu truyền lại chỉ có năm bản, bản Tống Dịch đã được lưu lại. Trong bản Tống Dịch nói: 所有眾生,求生我剎 “Sở hữu chúng sanh, cầu sanh ngã sát” (Tất cả chúng sanh, cầu sanh về cõi nước con), chữ “con” này là A Di Đà Phật tự xưng, 念吾名號 “niệm ngô danh hiệu” (niệm danh hiệu con), đây chính là niệm danh hiệu A Di Đà Phật, 發志誠心 “phát chí thành tâm” (phát tâm chí thành), chữ “chí” này chắc là có vấn đề, cũng có thể giảng thông suốt là được rồi, 堅固不退。彼命終時,我令無數苾芻 “Kiên cố bất thoái. Bỉ mạng chung thời, ngã linh vô số bật-sô” (kiên cố không thoái chuyển. Người ấy lúc mạng chung, con khiến cho vô số Bật-sô), Bật-sô chính là Tỳ-kheo, 現前圍繞,來迎彼人。經須臾間,得生我剎 “hiện tiền vi nhiễu, lai nghênh bỉ nhân. Kinh tu du gian, đắc sanh ngã sát” (hiện ra trước mặt và vây quanh để đón người ấy. Trong một khoảnh khắc, được sanh về cõi nước con). Đây là nguyên văn trong bản Tống Dịch. 其中念吾名號 “Kỳ trung niệm ngô danh hiệu” (Câu “niệm danh hiệu của con” trong đó), câu “niệm danh hiệu của con” này 只能解作念佛洪名也 “chỉ năng giải tác niệm Phật hồng danh dã” (chỉ có thể giải thích là niệm hồng danh Phật thôi), cũng có nghĩa là niệm Nam Mô A Di Đà Phật, nếu chỉ nói danh hiệu thì chính là A Di Đà Phật, ở đây chỉ nói danh hiệu, chỉ có thể giải thích như vậy.

又《般舟經》曰:爾時阿彌陀佛語是菩薩言,欲來生我國者,常念我名,莫有休息,如是得來生我國土 “Hựu Bát Chu Kinh viết: Nhĩ thời A Di Đà Phật ngữ thị Bồ-tát ngôn, dục lai sanh ngã quốc giả, thường niệm ngã danh, mạc hữu hưu tức, như thị đắc lai sanh ngã quốc độ” (Kinh Bát Chu lại nói: Lúc bấy giờ, A Di Đà Phật nói với Bồ-tát ấy rằng: Muốn sanh về cõi nước ta, thường niệm danh hiệu của ta không ngừng nghỉ, như vậy sẽ được sanh về cõi nước ta). Đây là Kinh Bát Chu, có một đoạn thoại như vậy, cũng có thể chứng minh mười niệm này, thật sự là niệm danh hiệu A Di Đà Phật. 又《觀經》 “Hựu Quán Kinh” (Lại nữa, trong Quán Kinh), Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, 下品下生者,或有眾生,作不善業,五逆十惡 “hạ phẩm hạ sanh giả, hoặc hữu chúng sanh, tác bất thiện nghiệp, ngũ nghịch thập ác” (Hạ phẩm hạ sanh: Nếu có chúng sanh, tạo nghiệp bất thiện, ngũ nghịch thập ác), tội này rất nặng. Ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng, năm tội này gọi là ngũ nghịch. Tội ngũ nghịch này nhất định sẽ đọa địa ngục Vô-gián, đây là tội cực nặng. Thập ác, thân: sát, đạo, dâm; khẩu: vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu; ý: tham, sân, si. Vì vậy, 具諸不善。臨命終時,遇善知識,為說妙法 “cụ chư bất thiện. Lâm mạng chung thời, ngộ thiện tri thức, vị thuyết diệu pháp” (làm đủ các việc bất thiện. Khi lâm chung, gặp được thiện tri thức, giảng cho pháp vi diệu), pháp vi diệu này chính là khuyên họ tín, nguyện, trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, đây là pháp vi diệu, 教令念佛 “giáo linh niệm Phật” (dạy cho niệm Phật), Quán Kinh là dùng 觀想念佛 “quán tưởng niệm Phật”. Không thể quán tưởng thì dùng miệng niệm, xưng danh, xưng danh niệm Phật là phép quán sau cùng trong 16 phép quán, sau cùng, cũng là tuyệt vời nhất, thù thắng nhất. Tiếp theo nói, 若不能念 “nhược bất năng niệm” (nếu chẳng thể niệm), chữ niệm này là quán tưởng niệm Phật, nếu chẳng thể niệm, 應稱佛號 “ưng xưng Phật hiệu” (nên xưng danh hiệu Phật), xưng danh hiệu Phật chính là miệng niệm. 如是至心,令聲不絕,具足十念,稱南無阿彌陀佛。稱佛名故,於念念中,除八十億劫生死之罪。命終之後,即得往生 “Như thị chí tâm, linh thanh bất tuyệt, cụ túc thập niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Xưng Phật danh cố, ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội. Mạng chung chi hậu, tức đắc vãng sanh” (Chí tâm như vậy, chẳng để dứt tiếng, đầy đủ mười niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Bởi vì xưng danh hiệu Phật, nên trong niệm niệm, trừ được tội trong 80 ức kiếp sanh tử. Sau khi mạng chung, liền được vãng sanh). 由上經義可證,所云十念者,直是持名念佛也 “Do thượng kinh nghĩa khả chứng, sở vân thập niệm giả, trực thị trì danh niệm Phật dã” (Do nghĩa kinh trên có thể chứng minh, mười niệm đã nói đích thật là trì danh niệm Phật), Niệm lão trích dẫn kinh điển chứng minh cho chúng ta, điều này là thật, không phải giả, Pháp môn này thật sự quá hiếm có!

Đặc biệt trong kinh văn có một câu 於念念中 “ư niệm niệm trung” (trong niệm niệm), niệm niệm này có thể nói là mười niệm, từ niệm thứ nhất, niệm thứ hai đến niệm thứ mười, trong niệm niệm. Ý nghĩa sâu hơn, đó chính là Di Lặc Bồ-tát nói với chúng ta, một khảy ngón tay có 32 ức trăm ngàn niệm, trong niệm niệm đó thì vi tế hơn. Có thể nói thông suốt được không? Được. Bởi vì mười niệm vãng sanh, đến thế giới Cực Lạc, phẩm vị cao hay thấp cũng khác nhau, hoàn toàn là do thiện căn, phước đức, nhân duyên, đặc biệt là thiện căn, thiện căn là trong đời quá khứ đã tu được. Những người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, trong Kinh A Di Đà đã nói: 不可以少善根福德因緣,得生彼國 “bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (không thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sanh về cõi nước kia), vậy tức là mỗi người vãng sanh đều đầy đủ thiện căn phước đức nhân duyên. Trong kinh Đại-thừa, Phật cũng đã nói: Hễ là người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, đều là do trong đời quá khứ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai, đây chính là thiện căn. Lần này được thân người và gặp Phật pháp, gặp được Pháp môn này, bản thân đầy đủ tín nguyện thì được sự gia trì của vô lượng chư Phật Như Lai, giúp quý vị đầy đủ thiện căn phước đức nhân duyên, được vãng sanh Tịnh-độ. Vì vậy, chúng ta gặp được cơ hội này rồi, nhất định phải nắm bắt. Lợi ích của việc niệm Phật, không trở ngại pháp thế gian, lợi ích lớn nhất, là cùng lúc tu hành pháp thế gian và xuất thế gian, không có chướng ngại.

Đoạn tiếp theo, 古注經家,於此願文,亦有異解 “cổ chú kinh gia, ư thử nguyện văn, diệc hữu dị giải” (các vị cổ đức chú giải kinh, đối với lời nguyện này, cũng có kiến giải khác nhau), đối với kinh văn của nguyện thứ 18, cũng có cách giải thích khác nhau. 有曰此是攝上品願,有說下品非也。又有曰:此是上三品,此中十念,是依十法起十念,非是稱名十念 “Hữu viết thử thị nhiếp thượng phẩm nguyện, hữu thuyết hạ phẩm phi dã. Hựu hữu viết: Thử thị thượng tam phẩm, thử trung thập niệm, thị y thập pháp khởi thập niệm, phi thị xưng danh thập niệm” (Có vị nói rằng: Đây là nguyện nhiếp thượng phẩm, có thuyết nói hạ phẩm là sai. Lại có vị nói rằng: Đây là ba phẩm bậc thượng, mười niệm ở đây là dựa vào mười pháp mà khởi mười niệm, chẳng phải là mười niệm xưng danh). Cổ đức có nhiều cách giải thích, chúng ta y theo cách nào? Có phải là chúng ta lại nảy sinh nghi ngờ đối với những kiến giải khác nhau này không? Nghi ngờ là chướng ngại nghiêm trọng, thường là vì nghi ngờ, mà lần này không thể vãng sanh. Cho nên Niệm lão từ bi, đưa ra những vấn đề này và giải đáp cho chúng ta trong chú giải. Những cách nói khác nhau này đã nói là 依十法起十念,指彌勒所問的十念 “y thập pháp khởi thập niệm, chỉ Di Lặc sở vấn đích thập niệm” (nương vào mười pháp mà khởi mười niệm, là chỉ mười niệm mà Di Lặc Bồ-tát đã hỏi). Trong Kinh Di Lặc Phát Vấn nói rằng: 具足如是念,即得往生安養國土 “Cụ túc như thị niệm, tức đắc vãng sanh An Dưỡng quốc độ” (đầy đủ niệm như vậy, liền được vãng sanh cõi nước An Dưỡng), cõi nước An Dưỡng chính là thế giới Cực Lạc, 凡有十念,何等為十? “phàm hữu thập niệm, hà đẳng vi thập?” (hễ có mười niệm, thế nào là mười?) Bên dưới liệt kê ra cho chúng ta.

Thứ nhất: 於一切眾生,常生慈心 “Ư nhất thiết chúng sanh, thường sanh từ tâm” (Đối với tất cả chúng sanh, luôn sanh tâm từ). Tâm từ chính là tâm yêu thương, yêu thương che chở tất cả chúng sanh, phạm vi bao gồm của tất cả chúng sanh vô cùng rộng lớn. Sanh là sanh mạng, là sanh khởi, sự sanh khởi của một hiện tượng. Tất cả, bao gồm hiện nay chúng ta nói là động vật, thực vật, khoáng vật; động vật, thực vật, khoáng vật đều là các duyên hòa hợp mà sanh ra, cho nên gọi là chúng sanh. Đối với tất cả chúng sanh, cũng tức là đối với tất cả người, đối với tất cả vật, đối với tất cả động vật, đối với tất cả thực vật, đối với núi sông đất đai, đây gọi là tất cả chúng sanh, luôn sanh tâm từ bi. 於一切眾生,不毀其行 “Ư nhất thiết chúng sanh, bất hủy kỳ hạnh” (Đối với tất cả chúng sanh, không hủy hoại hạnh của họ). Hủy hoại là tổn hại nó, yêu thương che chở nó thì sẽ không nhẫn tâm hủy hoại. 若毀其行,終不往生 “Nhược hủy kỳ hạnh, chung bất vãng sanh” (Nếu hủy hoại hạnh của họ, trọn chẳng thể vãng sanh). Ở thế gian hiện nay, hủy hoại hạnh của họ có thể dùng lời nói hiện nay là phá hoại sinh thái của đại tự nhiên. Quý vị xem, phá hoại cây nông nghiệp rồi, dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thậm chí là thay đổi gen, đây là đối với thực vật, phá hoại cây cối hoa cỏ, ngũ cốc hoa màu, người tạo nghiệp này không thể vãng sanh.

Điều gì cũng để tự nhiên thì tốt, tự nhiên là đẹp nhất, tự nhiên là khỏe mạnh nhất, chúng ta phải yêu đại tự nhiên. Người hiện nay do sự phát triển của máy móc, phương tiện khoa học kỹ thuật, có thể dời núi, người xưa làm không được, người hiện nay có thể làm được. Người xưa phá hoại đại tự nhiên rất có hạn, hiện nay thì năng lực này quá lớn rồi, thậm chí là vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt trái đất. Người phát minh ra vũ khí hạt nhân, người sử dụng vũ khí hạt nhân, người chấp hành vũ khí hạt nhân, giống như Einstein dựa thân, để báo cáo với mọi người, ông ấy rất đáng thương, hiện nay ông đang ở địa ngục Hạt-nhân, bởi vì ông ấy phát minh bom hạt nhân, hằng ngày phải chịu khổ bởi bom hạt nhân, bom hạt nhân nổ ở nhiệt độ cao, ngay cả vi khuẩn trong không khí đều bị giết chết, đều không thể sinh tồn, cho nên ông ấy khuyên người đời, nhất định đừng dùng vũ khí hạt nhân giao chiến. Cuộc chiến tranh này không có thắng bại, mà cùng đi đến chỗ chết, là hành vi ngu xuẩn nhất của loài người, tự sát tập thể. Lời mà Einstein dựa thân nói, ông nói với người khác: Địa Tạng Vương Bồ-tát từ bi, đưa ông ra để tiết lộ tin tức này, mong rằng có thể giảm bớt đau khổ của ông. Khoảng thời gian ông có thể rời khỏi địa ngục, tuy là không nhiều, mười mấy phút, mười mấy phút này không chịu khổ, vô cùng vô cùng hiếm có, ở địa ngục chịu khổ không gián đoạn. Ông đến tiết lộ tin tức này, tốt, đây là việc tốt. Địa Tạng Bồ-tát đưa ông ra, sau khi nói xong, ông lại trở về rồi. Nghiệp này vẫn chưa tiêu trừ, ông không thể ra khỏi địa ngục. Nếu quý vị hỏi: Khi nào ông ấy có thể ra khỏi địa ngục? Khi nào vũ khí trên trái đất này được tiêu hủy toàn bộ, đều không còn nữa thì ông có thể ra khỏi địa ngục. Chỉ cần vẫn còn một trái bom nguyên tử ở trên trái đất, thì ông không thể ra khỏi địa ngục. Quý vị nói xem đáng sợ biết mấy! Đây là niệm thứ nhất, tâm từ nhớ nghĩ chúng sanh.

二者,於一切眾生,深起悲心,除殘害意 “Nhị giả, ư nhất thiết chúng sanh, thâm khởi bi tâm, trừ tàn hại ý” (Thứ hai: Đối với tất cả chúng sanh, khởi tâm bi sâu xa, trừ bỏ ý tàn hại). Từ và bi đều là tâm yêu thương, trong Phật giáo chia thành hai chữ, từ thiên về ban vui, tức là giúp họ được vui vẻ hạnh phúc, đây là tâm từ; tâm bi thiên về cứu khổ, cuộc sống hiện nay của họ rất cực khổ, Phật Bồ-tát có khả năng giúp họ rời khỏi khổ nạn của mình. Vì vậy, giúp họ rời khỏi khổ nạn gọi là bi, giúp họ có được niềm vui gọi là từ, đều là tâm yêu thương, khởi tâm bi sâu xa. Tuyệt đối không có ý niệm tổn hại chúng sanh, tất nhiên sẽ không có hành vi tổn hại, loài vật nhỏ hơn nữa thì cũng phải thương xót chúng.

三者,發護法心,不惜身命。於一切法,不生誹謗 “Tam giả, phát hộ pháp tâm, bất tích thân mạng. Ư nhất thiết pháp, bất sanh phỉ báng” (Thứ ba: Phát tâm hộ pháp, chẳng tiếc thân mạng. Đối với tất cả pháp, không sanh phỉ báng). Mong rằng đồng học chúng ta phải đặc biệt ghi nhớ điều này, bởi vì miệng dễ phạm lỗi nhất. Trong nhiều kinh luận, Thế Tôn giảng đến ba nghiệp, thứ tự đều là thân, khẩu, ý, thân ba nghiệp, khẩu bốn nghiệp, ý ba nghiệp. Thân: sát, đạo, dâm; khẩu: vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu, bốn loại; ý: tham sân si, gọi là thập ác. Thập ác đảo ngược lại, thân: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, đây là ba nghiệp thiện của thân; khẩu: không vọng ngữ, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không lưỡng thiệt, đây là bốn nghiệp thiện của khẩu; ý: không sân, không si, không tham. Đây gọi là Thập thiện nghiệp, là giới điều cơ bản, không thể vi phạm. Đối nhân tiếp vật xử việc nhất định phải nhớ khiêm tốn, tuyệt đối không thể phạm tự tán hủy tha. Tự khen ngợi mình, hủy báng người khác là giới trọng trong Kinh Bồ Tát Giới, trong Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới có, trong Giới Bổn Du Già không chỉ có, mà còn xếp vào điều thứ nhất. Tuyệt đối không thể khen mình chê người, bản thân chúng ta phải làm.

Nhưng có một số đồng học cung kính Pháp sư, tán dương quá mức rồi, nói vị Pháp sư này là vị Bồ-tát nào đó tái lai, vị Phật nào đó tái lai, điều này không được, như vậy là quá mức rồi. Quá mức chính là tạo tội nghiệp, đó không phải là tán thán, đó là tạo tội. Bản thân tạo tội, vị Pháp sư ấy bị quý vị làm liên lụy, cũng phải chịu tội, đây là hại mình hại người. Tôi tin rằng không ai muốn làm điều này, nhưng những việc này là biết rõ vẫn cố phạm, hoặc là quý vị thật sự không biết, tôi tán thán thầy là sai sao? Tôi ví thầy như A Di Đà Phật. Chúng tôi giảng kinh cũng thường nói như vậy, phải xem tất cả chúng sanh đều là A Di Đà Phật, đây không phải là chỉ một người. Như lão Hòa thượng Hải Hiền, có một hôm ngài thắp nhang vào buổi tối, đã thắp hết mấy chục cây nhang, đều thắp vào trong lư hương, thắp đầy rồi. Ngày hôm sau, có người hỏi ngài: Thưa sư phụ, sao ngài thắp nhiều nhang như vậy? Ngài nói với họ: “Tối hôm qua, trước khi đi ngủ, ta nhìn thấy trên giường dưới giường, trong cửa ngoài cửa đều là A Di Đà Phật, cho nên thắp nhiều nhang như vậy”. Đó là xưng tán chúng sanh, không vấn đề gì, không thể nói tôi là A Di Đà Phật, như vậy không được, đây là đại vọng ngữ; tôi là vị Bồ-tát nào đó tái lai, như vậy cũng không được, tuyệt đối đừng làm việc này.

Lão tử vào thời xưa của Trung Hoa, ngài nói ngài có ba bảo vật, ba bảo vật đó là gì? Khiêm tốn, tiết kiệm, không dám ở trước người khác. Đó là thánh nhân, không phải là người bình thường. Khổng tử là thánh nhân, Lão tử là thánh nhân, đại thánh đại hiền, không tự tâng bốc chính mình. Quý vị xem, khiêm tốn, tiết kiệm, bất kỳ việc gì cũng lùi về phía sau, không dám ở trước người khác, ba bảo vật này chính là tâm thái đối nhân xử thế của ngài, chúng ta phải học, chúng ta là phàm phu. Quý vị nhất định phải biết, Pháp sư Tịnh Không không phải là Phật Bồ-tát, Pháp sư Tịnh Không không phải là thánh nhân, hiền nhân, Pháp sư Tịnh Không là một người rất bình thường; lại nói cho mọi người biết, là người không có phước, cũng không có trí huệ. Nếu tôi có trí huệ, có phước báo, thì đời này sao tôi có thể trở thành như thế này? Cả đời không có đạo tràng, không có tín đồ. Người khác nói tôi có rất nhiều tín đồ, sai rồi, đó không phải là tín đồ. Bởi vì chúng tôi dùng Internet, dùng truyền hình vệ tinh để giảng kinh, đây là được sự giúp đỡ của cư sĩ tại gia, là do họ làm, tôi chưa từng đến xem hiện trường, lại càng không biết về Internet. Đó là thính chúng trước tivi, thính chúng, họ biết tôi, tôi không quen biết họ, tôi không có qua lại với thính chúng, tôi không biết họ tên của họ là gì. Cả đời tôi trước nay không nhớ tên của người khác, không nhớ địa chỉ của người khác, cũng không nhớ số điện thoại của người khác, cho nên tôi không có điện thoại. Tôi mong muốn sống cuộc sống thanh tịnh chút, một người có một căn phòng nhỏ có thể che mưa che nắng là đủ rồi.

Năm nay tôi 89 tuổi, 89 nghĩa là gì? Bất cứ lúc nào cũng có thể ra đi. Không phải là năm sau còn sống không, mà ngày mai còn sống không cũng không chắc chắn, đây là chân tướng sự thật. Vì vậy, giảng kinh là sở thích cả đời của tôi, hiện nay tôi chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ, chuyên tu Pháp môn niệm Phật. Hy vọng duy nhất chính là mong rằng Phật đến tiếp dẫn tôi sớm một chút, thì tôi sẽ đi, tôi không có vướng bận gì, tôi nhìn thấy Phật thì tôi sẽ đi theo Ngài, không có kỳ vọng nào khác. Người khác tâng bốc: Lão nhân gia ngài nhất định có thể sống đến 120 tuổi, đó là gạt người, đó là lời giả dối, đừng cho là thật.

Cả đời tôi không oán hận người khác, đây là thật, người hủy báng tôi, người chướng ngại tôi, người hãm hại tôi, tôi đều cảm ơn. Vì sao vậy? Họ giúp tôi tiêu nghiệp chướng, họ giúp tôi tăng phước huệ. Mỗi ngày tôi giảng kinh lạy Phật đều hồi hướng cho họ, tôi thờ bài vị của họ, mong rằng đời này không oán hận người nào, không có lỗi với người nào. Mọi phương diện tôi đều lùi về sau cùng, tôi không đứng phía trước. Tuổi tác lớn rồi, hoạt động gì tôi cũng không thể tham gia nữa. Hiện nay có một phương pháp, người khác đến tìm tôi, tôi sẽ ghi hình 10 phút, ghi hình 15 phút cho họ, chúc phúc họ, chúc mừng họ, ghi hình vào đĩa, chiếu lên hội trường hoạt động của họ, đây là xã giao của tôi. Thời gian còn lại thì thành thật niệm Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh-độ, là sự thật.

Vì vậy, nhìn thấy chữ hủy báng này trong kinh, khiến tôi sanh ra rất nhiều cảm tưởng, hy vọng mỗi đồng học trong một đời, tuyệt đối không hủy báng người khác, nhất định không nên ca ngợi bản thân, bản thân có tu tốt hơn thì so với người xưa cũng kém xa. Đời của tôi và thế hệ trước tôi, người thầy thế hệ trước, Đại sư Chương Gia, lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam và cả Tiên sinh Phương Đông Mỹ, tôi đều không sánh bằng các ngài, thua kém rất xa! Sự may mắn nhất trong đời này là gặp được Phật pháp, do thầy Phương giới thiệu, tôi theo thầy học Triết học, mục sau cùng thầy giảng cho tôi là Triết học kinh Phật, tôi vào cửa từ đây. Sau đó tiếp nhận ba năm chỉ dạy của Đại sư Chương Gia, Đại sư vãng sanh rồi. Cách thêm một năm, tôi biết được lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi đến Đài Trung theo thầy mười năm, học biết giảng kinh. Giảng kinh là thầy chỉ thị tôi, lúc đó tôi không dám tiếp nhận, bởi vì tôi biết, tiêu chuẩn giảng kinh vào thời xưa là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, tôi chưa làm được, làm gì có tư cách giảng kinh! Thầy vô cùng từ bi, nói với tôi: Tuổi trẻ các trò không tiếp nối thì không còn người giảng kinh nữa, Phật giáo sẽ diệt mất. Phải làm sao đây? Thầy nói với tôi: Giảng chú giải, giảng sai rồi thì người chú giải chịu trách nhiệm. Giảng chú giải của ai đây? Giảng chú giải của người xưa. Vì sao vậy? Nếu như chú giải của người xưa không hay, nhất định sẽ bị đào thải theo thời gian, chẳng thể lưu truyền đến ngày hôm nay. Những chú giải được lưu truyền lại, quý vị phải biết rằng đã có bao nhiêu người đọc qua, còn có người khắc lại để lưu truyền, có thể thấy được chú giải có giá trị. Đây chính là tiêu chuẩn, chúng ta không có huệ nhãn.

Tốt nhất là trong Đại Tạng Kinh có, bởi vì vào thời xưa, bất luận là tại gia hay xuất gia, nếu tác phẩm của quý vị có thể đưa vào Tạng, thì đó là việc lớn. Vào lúc đó, các Đại đức xuất gia và tại gia.. xem qua tác phẩm của quý vị, tán thán quý vị, sau cùng còn phải thông qua sự phê chuẩn của Hoàng thượng, mới có thể đưa vào Tạng. Cho nên đưa vào Tạng là tiêu chuẩn chính xác. Thầy dạy tôi: Chúng ta học tập kinh giáo nhất định phải có trong Đại Tạng Kinh, học Kinh Hoa Nghiêm, Sớ Sao của Đại sư Thanh Lương, Hợp Luận của Lý Trưởng Giả, trước tác của Quốc sư Hiền Thủ, những sách này không có vấn đề, trong Đại Tạng Kinh đều có. Kinh Lăng Nghiêm, tôi theo thầy Lý, chủ tu là Kinh Lăng Nghiêm, dùng hơn 20 loại tư liệu tham khảo, đều có trong Đại Tạng Kinh. Thầy truyền cho chúng tôi phương pháp này, chúng tôi mới dám giảng. Sách chú giải xưa có chỗ đọc không hiểu, làm sao đây? Thầy nói: Đọc qua là được rồi, không cần giảng nghĩa, đọc qua thôi, không đọc sai là được rồi. Hoặc là xem sách của người hiện nay, chỉ xem đoạn này, đoạn này tôi không hiểu, không hiểu bản chú giải xưa, thì xem chú giải khác, chỉ xem câu này, xem thử có thông suốt hay không, có chỗ ngộ nào không. Có chỗ ngộ, có thể giảng, không có chỗ ngộ, đọc theo đó là được rồi. Thầy từ bi, sợ Phật pháp bị diệt, không thể truyền tiếp, nên bất đắc dĩ dùng phương pháp này.

Sau khi bản thân hiểu rõ, quan trọng nhất là y giáo tu hành, hy vọng có được chỗ ngộ nhỏ, có chút ít tam-muội. Buông xuống tất cả những pháp thế gian và xuất thế gian làm chướng ngại tu hành, buông xuống tất cả, việc tu học của chúng ta đơn giản, một câu Phật hiệu, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ. Có thể vãng sanh hay không, hoàn toàn do buông xuống, thật sự có thể buông được thì thật sự vãng sanh. Khi nào buông xuống, thì khi đó có thể vãng sanh. Tuổi tác lớn rồi, mỗi phút mỗi giây đều phải buông xả, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra thì hết thảy đều buông xả, vậy là đúng rồi.

Tâm hộ pháp, chẳng tiếc thân mạng, Hiền công đã làm tấm gương rất tốt cho chúng ta. Công phu niệm Phật của chúng ta không sánh bằng ngài, thiện căn của ngài sâu dày hơn chúng ta, ngài đầy đủ sự thật thà, nghe lời, thật làm, ba điều kiện này chúng ta không có đủ, thái độ học tập của ngài lại tốt, chân thành, thanh tịnh, cung kính. Quý vị xem, có những điều kiện này, tâm địa của ngài thanh tịnh, không có vọng-tưởng, không có tạp-niệm, chỉ một câu A Di Đà Phật. Công phu này tích lũy được ba năm thì có thể vãng sanh rồi. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Vãng Sanh Truyện, chúng ta nhìn thấy quá nhiều trường hợp. Trong các đồng học hiện nay, chúng ta cũng thấy được vài vị. Ở Hong Kong, mọi người đều biết Cư sĩ Hoàng Trung Xương ở Thâm Quyến, nghe tôi giảng kinh nói ba năm thì có thể vãng sanh, anh ấy liền bế quan ba năm, thử xem sao. Nếu là thật thì anh ấy vãng sanh, nếu ba năm không thể vãng sanh thì anh ấy ra khỏi quan phòng, ra ngoài niệm Phật. Thật không ngờ, hai năm mười tháng, còn hai tháng nữa là viên mãn, anh ấy thật sự vãng sanh rồi, biết trước ngày giờ. Chứng minh là thật, không phải là giả, vô cùng hiếm có, làm tấm gương cho chúng ta, làm tăng trưởng tín tâm của chúng ta.

Lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài tốt hơn Hoàng Trung Xương rất nhiều, ngài đầy đủ điều kiện, niệm ba năm có thể vãng sanh không? Nhất định được vãng sanh. Ngài chưa vãng sanh, vì sao chưa vãng sanh? A Di Đà Phật không cho ngài vãng sanh. Phật nói với ngài, ngài tu rất tốt, có thể làm tấm gương cho mọi người, làm tấm gương cho người học Phật, làm tấm gương cho người niệm Phật, nên không đưa ngài đi. Nhưng công phu của ngài thành tựu rồi, chúng ta gọi là công phu thành phiến, ngài đạt được rồi. Từ nền tảng công phu thành phiến này, nâng cấp lên, cũng chẳng qua là ba năm đến năm năm, được sự-nhất-tâm-bất-loạn. Cảnh giới của sự-nhất-tâm-bất-loạn chính là A-la-hán, đoạn kiến-tư phiền-não, khai mở trí huệ, đầy đủ sáu loại thần thông rồi. Nếu vãng sanh Tịnh-độ thì ngài sanh vào Phương-tiện-hữu-dư độ, nhưng Phật cũng chưa đưa ngài đi. Sau cùng tiếp tục nâng cấp, nâng cấp đến lý-nhất-tâm-bất-loạn, lý-nhất-tâm-bất-loạn chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh của Thiền-tông, cùng một cảnh giới với Đại sư Huệ Năng. Khi nào vậy? Tôi ước đoán khoảng 25 tuổi thì ngài được công phu thành phiến, khoảng 30 tuổi được sự-nhất-tâm-bất-loạn, khoảng 40 tuổi được lý-nhất-tâm-bất-loạn. Được lý-nhất-tâm-bất-loạn, khi nào nghĩ đến thế giới Cực Lạc thì thế giới Cực Lạc liền hiện tiền, nghĩ A Di Đà Phật thì A Di Đà Phật hiện tiền. Cho nên tôi nói, ngài đã gặp A Di Đà Phật, ngài nhìn thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc, cả đời ngài nhìn thấy bao nhiêu lần? Tôi ước đoán là mười lần trở lên, nhất định không ít hơn mười lần, ngài biết rất quen thuộc với thế giới Cực Lạc, nghĩ Phật thì Phật hiện tiền. Sống mãi cho đến 112 tuổi, biểu pháp viên mãn, Phật đưa ngài đi rồi.

Biểu pháp sau cùng chính là cầm được một quyển sách: Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Tăng Tán Thán Tăng. Quý vị xem, những điều mong mỏi trong lòng, Phật pháp hưng thịnh, làm sao hưng thịnh? Đồng tu xuất gia và tại gia tán thán lẫn nhau, không hủy báng nhau, Phật pháp liền được hưng thịnh. Loại bỏ thành kiến của từng tông phái, mười tông phái ở Trung Hoa đều do Thích Ca Mâu Ni Phật truyền lại, không thể hủy báng, hủy báng là gì? Là hủy báng Phật, hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Nếu quý vị hủy báng Tam Bảo, quả báo của đời sau không phải là thế giới Cực Lạc, mà là địa ngục Vô-gián, phải biết điều này. Cho nên A Di Đà Phật từ bi, để lão Hòa thượng Hải Hiền lưu lại ở thế gian, làm tấm gương cho chúng ta, biểu pháp chính là làm tấm gương tốt. Hằng ngày nên xem đĩa phim lão Hòa thượng Hải Hiền, mỗi ngày tôi xem ít nhất hai lần, thông thường đều là xem ba lần, vô cùng quan trọng! Số lần nghe càng nhiều càng tốt, một ngày nghe ba lần, một năm nghe được một ngàn lần. Có người rất dụng công, một ngày nghe 5, 6 lần, vậy thì một năm nghe được hai ngàn lần. Người nghe nói với tôi, thật sự được thọ dụng, giúp tín tâm kiên định, giúp đại nguyện kiên cố, nguyện vọng cầu vãng sanh, đây là lợi ích chân thật, trí huệ chân thật. Cho nên, tuyệt đối không thể hủy báng, học cách không phê bình người khác, chỉ khen ngợi người khác, cổ thánh tiên hiền Trung Hoa dạy chúng ta ẩn ác dương thiện, nhìn thấy người khác không tốt cũng không nói, không để trong tâm; nhìn thấy điểm tốt của họ thì tán thán, tán dương, như vậy là đúng rồi.

四者,於忍辱中生決定心 “Tứ giả, ư nhẫn nhục trung sanh quyết định tâm” (Thứ tư: Trong sự nhẫn nhục, sanh tâm quyết định). Nhẫn nhục, là phương pháp tiêu nghiệp chướng, xa rời tai nạn tốt nhất. Người xưa nói tích lũy công đức, dùng phương pháp gì tích lũy? Dùng nhẫn nhục, nhẫn nhục thì có thể tích lũy, không thể nhẫn thì không còn công đức nữa. Trong tâm có chút không vui, vừa nổi giận, gọi là lửa thiêu rừng công đức, công đức mà quý vị không dễ gì tích lũy trong nhiều năm, vừa nổi giận thì thiêu trụi hết rồi. Cho nên phải nhẫn, nhẫn thì công đức tồn tại; không nhẫn thì công đức không còn nữa. Quý vị xem, nhẫn nhục quan trọng biết mấy! Năm xưa tôi ở Đài Trung, trong buổi tọa đàm Đại chuyên Phật học, thầy Lý giảng cho học trò về lục độ, đặc biệt chú trọng bố thí và nhẫn nhục. Bố thí là tu phước, nhẫn nhục là bảo toàn, để phước báo của quý vị không đến nỗi bị cuốn trôi. Cho nên trong Kinh Kim Cang đã nói: 一切法得成於忍 “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn” (Tất cả pháp thành tựu đều do nhẫn), bất luận là Phật pháp, hay là thế gian pháp, thật sự thành tựu thì phải biết cách nhẫn nhục. Tuyệt đối không thể có ý niệm cạnh tranh, cạnh tranh là của người phương Tây, không phải của Trung Hoa, cạnh tranh nâng cấp lên chính là đấu tranh, đấu tranh lại nâng cấp lên chính là chiến tranh, đây chẳng phải là việc tốt, phải dùng nhẫn nhục ba-la-mật để hóa giải. Cho nên trong sự nhẫn nhục, sanh tâm quyết định.

Thứ năm: 深心清淨,不染利養 “Thâm tâm thanh tịnh, bất nhiễm lợi dưỡng” (Thâm tâm thanh tịnh, không nhiễm lợi dưỡng). Thâm tâm là tâm Bồ-đề, thâm tâm là gì? Tâm thanh tịnh chính là thâm tâm, thanh tịnh không ô nhiễm. Thứ gì làm ô nhiễm? Danh văn lợi dưỡng. Không thể dính vào tài sắc danh thực thùy, chỉ cần quý vị vừa dính vào thì bị ô nhiễm, bị ô nhiễm thì tâm của quý vị không còn thanh tịnh, tâm không thanh tịnh này chính là tâm luân hồi, không phải tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề là tâm thanh tịnh, ở ngay trên đề kinh của chúng ta, nửa phần sau trên đề kinh này của chúng ta, “Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”, năm chữ này chính là tâm Bồ-đề. Tâm thanh tịnh là phần nhỏ của tâm Bồ-đề, là sự chứng đắc của A-la-hán, Bích-chi-Phật; tâm bình đẳng là phần lớn của tâm Bồ-đề, là sự chứng đắc của Bồ-tát; giác là tâm Bồ-đề viên mãn, là sự chứng đắc của chư Phật Như Lai. Quan trọng, nhất định phải thật làm, phải buông xuống danh văn lợi dưỡng, đừng dính vào những thứ này.

Thứ sáu: 發一切種智心 “Phát nhất-thiết-chủng-trí tâm” (Phát tâm nhất-thiết-chủng-trí), nhất-thiết-chủng-trí là tâm Bồ-đề viên mãn, chính là trên đề kinh của chúng ta nói là thanh tịnh bình đẳng giác, hoàn toàn đầy đủ rồi, thanh tịnh bình đẳng giác chính là tâm nhất-thiết-chủng-trí, 日日常念,無有廢忘 “nhật nhật thường niệm, vô hữu phế vong” (mỗi ngày thường niệm, chẳng hề bỏ quên). Trong Di Đà Kinh Yếu Giải, Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta: Chân tín thiết nguyện chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề. Thật sự tin có thế giới Cực Lạc, có A Di Đà Phật, chân thật phát nguyện, mong muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật, nguyện tâm này chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề. Đại sư Ấn Quang hết sức tán thán câu nói này, người xưa chưa từng nói, Đại sư Ngẫu Ích là người đầu tiên nói ra. Có phải là thật không? Là thật, không giả chút nào. Vì sao vậy? Vì đối chiếu với Kinh Vô Lượng Thọ, trong Kinh Vô Lượng Thọ đã nói: 發菩提心,一向專念阿彌陀佛 “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật” (Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật), như vậy mới được vãng sanh Tịnh-độ. Đây là trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói với chúng ta điều kiện đầy đủ để vãng sanh chính là điều này, chúng ta phải biết. Điều kiện này, tín nguyện trì danh, tín nguyện chính là tâm Bồ-đề, trì danh chính là nhất hướng chuyên niệm, đầy đủ tất cả. Đại sư Ngẫu Ích chỉ nói thành bốn chữ, đơn giản biết mấy, “tín nguyện trì danh”, nhất định được vãng sanh. Tám chữ này trong kinh của chúng ta: “Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”, nói rất rõ ràng sáng tỏ. Yêu cầu chúng ta, 日日常念,無有廢忘 “nhật nhật thường niệm, vô hữu phế vong”. Phế là thay đổi Pháp môn, không tu Pháp môn này nữa, vậy thì bỏ mất rồi, sao họ có được thành tựu chứ? Phải thâm nhập một môn. Biểu pháp của ngài Hải Hiền rất hay, 92 năm chẳng hề bỏ quên, thật sự là thâm nhập một môn, thật sự là mỗi ngày thường niệm. Câu Phật hiệu này không chuyển hướng, tức là “vô hữu phế vong”; tiếp nối chặt chẽ không gián đoạn, chính là lời các ngài nói là chưa từng đánh mất, tức là không gián đoạn, đó chính là nhật nhật thường niệm. Ngài làm được tám chữ này rồi, chẳng hề bỏ quên là không chuyển hướng, là tấm gương tốt của chúng ta.

Tiếp theo là niệm thứ bảy: 於一切眾生,起尊重心,除我慢意,謙下言說 “Ư nhất thiết chúng sanh, khởi tôn trọng tâm, trừ ngã mạn ý, khiêm hạ ngôn thuyết” (Đối với tất cả chúng sanh, khởi tâm tôn trọng, trừ ý nghĩ ngã mạn, lời nói khiêm tốn). Nguyện này nói rõ ràng hơn, bất luận là tu Pháp môn nào, chỉ cần là đệ tử Phật, nhất định phải tuân thủ lời dạy của Phật, ở trước mặt tất cả đại chúng, phải tôn trọng mọi người, bản thân phải khiêm tốn, không có ý nghĩ ngã mạn. Lời nói khiêm tốn, phải khiêm nhường, phải tôn trọng người khác, tuyệt đối không thể khen mình chê người.

八者,於世談話,不生味著心 “Bát giả, ư thế đàm thoại, bất sanh vị trước tâm” (Thứ tám: Đối với lời đàm luận ở thế gian, không sanh tâm vị trước). Đây là giao tiếp với mọi người trong cuộc sống thường ngày, trong khi trò chuyện, nói xong rồi, thì tiếp tục câu Phật hiệu, đừng sanh tạp-niệm, đừng sanh ô nhiễm chấp-trước. Nhất định phải biết, như trong Kinh Kim Cang đã nói: 一切法不可得 “Nhất thiết pháp bất khả đắc” (Tất cả pháp chẳng đạt được), 凡所有相,皆是虛妄 “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (những gì có tướng đều là hư vọng), cho nên đều không để trong tâm. Không phải kêu quý vị đừng nói chuyện với mọi người, lão Hòa thượng Hải Hiền nhìn thấy người nào cũng hoan hỷ, chúng ta phải học điều này, bất luận là nói chuyện gì, đều không để trong tâm. Người khác thỉnh giáo ngài, thỉnh ngài khai thị, ngài rất đơn giản, rất vắn tắt, khuyên bảo quý vị: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật”, vãng sanh thế giới Cực Lạc thì thành Phật rồi, đây là thật, “còn lại đều là giả”. Đây là khẩu đầu thiền của lão Hòa thượng, cuộc đời lão Hòa thượng nói câu này nhiều nhất, gặp được người khác thì ngài khuyên họ, lúc nào cũng nhắc nhở họ, từ bi đến tột cùng, chẳng thể không biết. Không sanh tâm vị trước này, tốt nhất là chúng ta dùng Phật pháp để giải thích, chính là không khởi tâm, không động niệm, không phân-biệt, không chấp-trước, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, không để trong tâm thì đúng rồi, để trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật này.

Thứ chín: 近於覺意,深起種種善根因緣,遠離憒鬧散亂之心 “Cận ư giác ý, thâm khởi chủng chủng thiện căn nhân duyên, viễn ly hội náo tán loạn chi tâm” (Tiếp cận với ý giác, sanh khởi các thiện căn nhân duyên sâu xa, xa lìa tâm ồn náo tán loạn), tiếp cận với ý giác, vẫn chưa đại triệt đại ngộ, rất gần rồi. Khai ngộ: có tiểu ngộ, tiểu ngộ thường hay có; có đại ngộ, tích tiểu ngộ thì sẽ có đại ngộ, đại ngộ cũng phải tu hành tám năm mười năm, có chỗ đại ngộ; cuối cùng là triệt ngộ, triệt ngộ chính là giác, thanh tịnh bình đẳng giác. Nhưng phải biết rõ, giác từ đâu có? Giác từ thanh tịnh, bình đẳng mà có. Nếu như tâm của chúng ta có ô nhiễm, bất bình, họ sanh phiền-não, không sanh trí huệ. Thật sự thanh tịnh, không còn ô nhiễm nữa, đoạn kiến-tư phiền-não rồi, năm loại kiến-hoặc: thân-kiến, biên-kiến, giới-thủ-kiến, kiến-thủ-kiến, tà-kiến đoạn rồi. Tư-hoặc: Tham, sân, si, mạn, nghi đoạn rồi. Thật sự đoạn rồi, thật sự không còn nữa, [thành] A-la-hán, chứng quả A-la-hán. Thật sự đoạn rồi, sáu loại thần thông của họ hiện tiền, tham sân si mạn nghi không còn, thật sự không còn nữa. Bản thân họ biết, trí huệ hiện tiền, thần thông hiện tiền, họ có thể không hiển hiện, nhưng họ thật sự có. Giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, không hiển hiện, giả vờ làm một người bình thường, thỉnh thoảng lại hiển hiện một lần, cũng không phải là cố ý, mà hiển hiện trong lúc cần thiết.

Trong đĩa phim chúng tôi nghe thấy, đó là Hòa thượng Hải Khánh, Nngài Hải Khánh vóc dáng nhỏ, người ốm ốm, thấp bé, người khác đều xem thường ngài. Có một lần cây cầu của họ, cây cầu bằng đá, có một tảng đá lớn, khoảng hơn ngàn cân, nặng như vậy, rơi vào trong đường nước chảy, cách cây cầu khoảng hơn năm mét, rất nhiều người đều không có cách nào để di chuyển nó một chút. Ngài đi đến, lại có thể di chuyển tảng đá lớn này, lôi vào gần bờ, đã lôi năm mét. Sức lực đó từ đâu mà có vậy? Người khác hỏi ngài: Sao ngài có sức mạnh lớn như vậy? Ngài nói: Tôi không có, hoàn toàn là A Di Đà Phật giúp. Lão Hòa thượng Hải Hiền cũng đã hiển hiện vài lần, thời tiết rất nóng, ngài kêu người dọn dẹp đường mương. Người khác không hiểu lão Hòa thượng có ý gì, nhưng lão Hòa thượng kêu làm thì làm thôi, dọn dẹp sạch sẽ đường mương rồi. Không ngờ đến ngày hôm sau, đã trút một cơn mưa to, cũng may đường mương thông rồi, phòng không bị ngập nước, nếu không thì phòng nhất định bị ngập nước. Cho nên người ta nói sao lão Hòa thượng có thể biết được ngày mai sẽ có cơn mưa lớn chứ? Cũng không có dự báo thời tiết, sao ngài biết được? Đây là ngẫu nhiên, có sự cần thiết này, không nói. Vì vậy tâm phải thanh tịnh, tâm phải bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng đều là định, dùng phương pháp niệm Phật tu được, đều gọi là niệm Phật tam-muội. Định sanh trí huệ, trí huệ có thể giải quyết tất cả vấn đề.

Thứ tám: Đối với lời đàm luận ở thế gian, không sanh tâm vị trước. Thứ chín: Tiếp cận với ý giác, sanh khởi các thiện căn nhân duyên sâu xa, xa lìa tâm ồn náo tán loạn. Đây chính là lý do vì sao người tu hành ở trong lan-nhã, lan-nhã của Phật pháp chính là nơi thanh tịnh, rời khỏi đường phố, rời khỏi đô thị, để tâm được định lại, không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, chọn nơi này để tu hành. Niệm thứ mười: 正念觀佛,除去諸根 “Chánh niệm quán Phật, trừ khử chư căn” (Chánh niệm quán Phật, trừ khử các căn). Chánh niệm chính là nhất tâm. Nhất tâm niệm Phật cũng gọi là quán Phật, vì sao vậy? 16 phương pháp niệm Phật đều gọi là quán, phương pháp sau cùng này cũng là quán, trong tâm chỉ có Phật. Trừ khử các căn, tác dụng của việc trừ khử các căn. Mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, có phải là trong lúc đang quán Phật, mắt không thấy sắc, tai không nghe âm thanh không? Không phải vậy. Pháp sư Giao Quang đời nhà Minh chú giải Kinh Lăng Nghiêm, chú giải của ngài gọi là Chánh Mạch, chủ trương “xả thức dùng căn”. Ở đây trừ khử các căn, trừ khử các căn bị các trần quấy nhiễu, là ý này, đây chính là chánh niệm. Thấy sắc, nhìn thấy rõ ràng sáng tỏ, tường tận thấu suốt, nghe âm thanh, nghe rõ ràng rành mạch, tường tận thấu suốt, không có khởi tâm động niệm, đây gọi là trừ khử các căn, thì công phu đắc lực rồi. Vậy còn công phu đạt đến thuần thục? Không chỉ không có phân-biệt chấp-trước, ngay cả khởi tâm động niệm cũng không có, đó là Pháp-thân Bồ-tát, đó không phải là người bình thường. Tam-hiền Bồ-tát không phân-biệt không chấp-trước, Pháp-thân Bồ-tát không khởi tâm không động niệm, đây đều là trừ khử các căn. Phàm phu trong lục đạo, mắt thấy sắc bị sắc quấy nhiễu, điều thích nhìn thì nhìn nhiều một chút, không thích nhìn thì trốn tránh nó, đây chính là bị các căn quấy nhiễu rồi. Nghe âm thanh cũng như vậy, thích nghe thì rất chuyên tâm ở đó nghe, nghe thứ mà họ thích; không thích nghe, thì họ cảm thấy rất phiền rất bực, dấy khởi phiền-não, thích cũng là phiền-não. Cho nên trừ khử phiền-não quấy nhiễu các căn, ý này là đúng rồi. Đến chỗ này là mười niệm mà Di Lặc Bồ-tát đã nói.

Tiếp theo, 《宗要》曰:如是十念,既非凡夫(所能) “Tông Yếu viết: Như thị thập niệm, ký phi phàm phu (sở năng)” (sách Tông Yếu nói: Mười niệm này, không phải là phàm phu (có thể tu được)), ở đây thêm vào vài chữ thì dễ hiểu rồi. Cảnh giới của Di Lặc Bồ-tát cao, đây là người thế nào? Ít nhất là Thập-tín-vị Bồ-tát mới có thể tu, Sơ-tín bằng Sơ-quả Tu-đà-hoàn của Tiểu-thừa, các ngài có khả năng tu, phàm phu không có khả năng này. Vì vậy, 當知初地以上菩薩乃能具足十念 “đương tri Sơ-địa dĩ thượng Bồ-tát nãi năng cụ túc thập niệm” (phải biết Bồ-tát từ Sơ-địa trở lên mới có thể đầy đủ mười niệm), đây chính là mười niệm này, Sơ-địa là nói đến Biệt-giáo, Biệt-giáo Sơ-địa, Viên-giáo Sơ-trụ. Ở Báo độ, 41 vị Pháp-thân Đại sĩ thường nói đến, mười niệm này là các Ngài tu, không phải là phàm phu có thể tu được. 以上諸說咸以此願專為上品,甚至地上菩薩乃能具足,則中下凡夫何由得生? “Dĩ thượng chư thuyết hàm dĩ thử nguyện chuyên vị thượng phẩm, thậm chí Địa-thượng Bồ-tát nãi năng cụ túc, tắc trung hạ phàm phu hà do đắc sanh?” (Các thuyết trên nói tất cả đều lấy nguyện này chỉ vì thượng phẩm, thậm chí là Địa-thượng Bồ-tát mới có thể đầy đủ, vậy thì phàm phu bậc trung hạ làm sao có thể vãng sanh?) Đây chính là những gì phần trước nói chỉ vì thượng phẩm, thượng bối vãng sanh trong tam bối vãng sanh, thượng bối vãng sanh là sanh Thật-báo-trang-nghiêm độ, đó chính là Biệt-giáo Sơ-địa trở lên, Viên-giáo Sơ-trụ trở lên, chỉ vì thượng phẩm. Thậm chí là Địa-thượng Bồ-tát, Sơ-địa trở lên mới có thể đầy đủ. Vậy thì phàm phu bậc trung hạ, trung là Thanh-văn Duyên-giác, hạ là phàm phu trong lục đạo, làm sao có thể vãng sanh? Thật sự là không thể vãng sanh.

可見以上諸家之議 “Khả kiến dĩ thượng chư gia chi nghị” (Có thể thấy nghị luận của những vị trên), chính là nghị luận của họ, cách nói của họ, 未契淨宗他力果教之真諦 “vị khế Tịnh-tông tha lực quả giáo chi chân đế” (không phù hợp với chân lý quả giáo tha lực trong Tịnh tông). Câu này của Niệm lão nói rất hay, không phù hợp với Tịnh-độ, Tịnh-độ hoàn toàn nương nhờ A Di Đà Phật, 84 ngàn Pháp môn còn lại là tu nhân chứng quả, Tịnh tông không phải tu nhân chứng quả, hoàn toàn là nhờ oai thần gia trì của A Di Đà Phật mà được quả báo. Vì vậy, bất luận là cấp bậc nào, hạ hạ phẩm vãng sanh ở Phàm-thánh-đồng-cư độ, vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, được 48 nguyện của A Di Đà Phật gia trì, sự gia trì này là bình đẳng, hạ hạ phẩm vãng sanh ở Đồng-cư độ cũng được gia trì. Vừa được gia trì, thì thần thông, đạo lực của họ không khác với Sơ-địa Bồ-tát. Cho nên đó gọi là quả giáo, không phải từ nhân mà được quả, đó là quả, là A Di Đà Phật gia trì được quả báo này, không phải chính mình tu được. Đây là sự thù thắng của Tịnh tông, Tịnh tông hoàn toàn nương nhờ A Di Đà Phật, không thể có chút nghi ngờ nào đối với A Di Đà Phật, có nghi ngờ thì sai rồi. Chúng ta phải tin lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài làm tấm gương cho chúng ta, ngài nói với chúng ta thật sự có thế giới Cực Lạc, thật sự có A Di Đà Phật, 48 nguyện là thật, không phải giả, làm chứng cho chúng ta. Lại chứng minh cho chúng ta, quyển này của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư là chân kinh, không thể nghi ngờ, nghi ngờ thì quý vị thiệt thòi lớn, chân kinh; tập chú giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là chánh tri chánh kiến, có thể tin cậy được, không vấn đề gì. Tu hành theo Pháp môn này, nhất định được vãng sanh Tịnh-độ, thật sự không thể nghĩ bàn.

Chúng ta xem tiếp: 至於義寂 法師以《觀經》下品下生之十念,注本經第十八願之十念,深有見地 “Chí ư Nghĩa Tịch Pháp sư dĩ Quán Kinh hạ phẩm hạ sanh chi thập niệm, chú bổn kinh đệ thập bát nguyện chi thập niệm, thâm hữu kiến địa” (Còn Pháp sư Nghĩa Tịch dùng mười niệm trong hạ phẩm hạ sanh của Kinh Quán Vô Lượng Thọ, chú giải mười niệm của nguyện thứ 18 trong kinh này, rất có kiến giải), phù hợp với giáo nghĩa quả giáo của Tịnh tông. Đại sư Vọng Tây nói, 宗家不爾 “Tông Gia bất nhĩ” (Tông Gia không như vậy), Tông Gia, là họ gọi Đại sư Thiện Đạo, không dám gọi tên của ngài, gọi là Tông Gia, họ đều là học trò của Đại sư Thiện Đạo, ngài Thiện Đạo là tổ sư thứ hai của Tịnh-độ tông chúng ta. 今之十念,但是口稱,上盡一形,下至一念 “Kim chi thập niệm, đãn thị khẩu xưng, thượng tận nhất hình, hạ chí nhất niệm” (Mười niệm này chỉ là miệng xưng niệm, thượng căn là niệm nhất hình, hạ căn chỉ một niệm), nhất hình này chính là một đời, chúng ta vẫn còn thân thể này, một đời, cả đời niệm Phật, giống như ngài Hải Hiền, Hải Khánh đều là cả đời niệm Phật, đây là thượng căn. Còn hạ căn, không có nhân duyên tốt như vậy, mãi cho đến khi lâm chung, mới gặp được bạn lành, mới khuyên họ niệm Phật, họ vừa nghe liền tin, liền thật làm, một niệm cũng có thể vãng sanh, hạ căn chỉ một niệm. 通於三輩 “Thông ư tam bối” (Thông cả ba bậc), ba bậc thượng trung hạ, 攝於九品,莫不皆往 “nhiếp ư cửu phẩm, mạc bất giai vãng” (nhiếp trọn chín phẩm, không ai không vãng sanh), tất cả đều vãng sanh. Ý nghĩa này quan trọng, vô cùng quan trọng, không có người nào bị bỏ sót, như vậy mới phù hợp chân lý quả giáo của tha lực trong Tịnh tông.

Chúng ta tuyệt đối không thể nghi ngờ, nếu nghi ngờ thì cơ hội vô cùng thù thắng này bị bỏ lỡ rồi. Trước đây thầy Lý khuyên tôi, từ xưa đến nay, biết bao nhiêu người thông minh đều tin, đều không nghi ngờ, đều vãng sanh rồi, chúng ta nhìn thấy những tấm gương này, thì hãy nên tin một lần. Tin một lần thì quả thật thành công rồi, tôi rất may mắn, thành tựu rồi, tin người xưa không gạt chúng ta, cho dù bị gạt một lần cũng cam tâm. Thầy thật từ bi, khuyên tôi như vậy, tôi rất cảm ơn, có tiếp nhận hay không? Không tiếp nhận. Tôi đã từng nói với quý vị, tôi tiếp nhận là do giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng Kinh Pháp Hoa, giảng Kinh Lăng Nghiêm, từ trong những đại kinh đại luận này lãnh ngộ, thể hội được rồi. Đặc biệt là Kinh Hoa Nghiêm, Giảng 53 lần tham vấn của Thiện Tài đồng tử, đột nhiên nghĩ lại, ngài Thiện Tài là học trò tâm đắc, đệ tử nhập thất của Văn Thù Bồ-tát, ngài tu pháp môn gì? Trước đây giảng kinh cũng không chú ý đến, vì vậy liền quay lại tìm xem, thoáng chốc thì phát hiện rồi, lần tham vấn thứ nhất, Tỳ-kheo Kiết Tường Vân tu Bát-chu-tam-muội, Bát-chu-tam-muội là chuyên tu Pháp môn niệm Phật, như vậy mới hiểu được. Lại xem lần sau cùng, lần tham vấn thứ 53, mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ-tát dẫn về Cực Lạc, vậy là được rồi. Quý vị xem, từ đầu đến cuối, đầu nguồn cuối ngọn, ngài Thiện Tài tu gì? Tu Pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Kinh Hoa Nghiêm thành tựu như vậy, chúng ta chẳng thể không biết. Trong đó ngài Thiện Tài vẫn còn 51 lần tham vấn, Mỗi vị thiện tri thức học một Pháp môn khác nhau, ngài đều đến tham vấn, đều đến thỉnh giáo. Những vị thiện tri thức này đều nói rất rõ ràng, rất tường tận về Pháp môn tu học của mình, ngài rất biết ơn, làm thế nào? Không tu. Đây là gì vậy? Hậu-đắc-trí thành tựu viên vãn, chẳng phải là ngài không hiểu được, ngài hiểu được, quý vị hỏi ngài, các ngài đều biết; bản thân “thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, “đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia”, tự hiểu chính là khai ngộ. Tôi đọc được những điều này liền tin rồi, đối với bản hội tập này, đối với chú giải của Niệm lão, tôi học tập rất nghiêm túc. Hoàng Niệm lão là thầy của tôi, tuy rằng chúng tôi không có danh phận này, nhưng tôi theo ngài học tập, ngài làm thầy tôi cũng rất xứng đáng, những gì ngài nói tôi có thể nghe hiểu.

Chúng ta xem tiếp phần trong dấu ngoặc: 僅念一聲者 “Cẩn niệm nhất thanh giả” (Chỉ niệm một tiếng), một tiếng này là khi nào? 臨終一念 “Lâm chung nhất niệm” (Một niệm khi lâm chung), đây là một ý, hoặc là 獲得一念淨心 “hoạch đắc nhất niệm tịnh tâm” (được một niệm tâm thanh tịnh), một niệm sau cùng này tâm địa thanh tịnh, tin thật sự có thế giới Cực Lạc, thật sự có A Di Đà Phật, thật sự muốn vãng sanh, có ý niệm này thì họ có thể vãng sanh. 發一念心念於彼佛,亦皆得往生 “Phát nhất niệm tâm niệm ư bỉ Phật, diệc giai đắc vãng sanh” (Phát một niệm tâm niệm vị Phật ấy, cũng đều được vãng sanh), tất cả đều được vãng sanh, điều này không phải là giả. Vì vậy, hiện nay chúng ta gặp được rồi, hy vọng mọi người đừng bỏ lỡ, tuyệt đối đừng nghi ngờ. Tôi không dễ gì có được, tôi rất hối hận, nếu như năm xưa thầy vừa khuyên tôi, tôi liền tiếp nhận, liền tin tưởng, hôm nay tôi rất có khả năng niệm đến nhất-tâm-bất-loạn. Ban đầu không tiếp nhận, vẫn bị những đại kinh đại luận này nhiễu loạn, vẫn còn rất may mắn, cuối cùng đã quay đầu, cuối cùng đã tin Pháp môn này. Đời này mới chắc chắn thoát khỏi lục đạo luân hồi, vãng sanh thế giới Cực Lạc, liễu sanh tử xuất tam giới. Học những Pháp môn khác không chắc chắn, may mắn biết bao!

Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

 

( Hết tập 183)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

 

 

Trả lời 0