TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – 2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 45: ĐỘC LƯU THỬ KINH
Riêng Lưu Lại Kinh Này
Tập 489
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông
Thời gian: Ngày 12 tháng 10 năm 2017.
Ban Phiên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn
Dịch giả: Chân Hạnh Ánh
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào: chư
vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa, mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi đồng
quy y Tam Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí
mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy
y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời
xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 1072 hàng thứ tư từ dưới lên, khoa đề, 歎信受實難“Thán tín thọ thật nan” (Khen ngợi tin nhận thật khó). Chữ 歎 “thán” này có ý nghĩa than thở, cũng
có ý nghĩa tán thán. Tin nhận, những điều nói phía trước, thực sự là rất khó. Đức
Phật nói những lời này, ở trong thời đại ngày nay, chúng ta xem thấy Kinh văn,
hoặc nghe đến câu nói này, có cảm xúc rất sâu, Tựa hồ như Thích Ca Mâu Ni Phật
đang ở trước mặt chúng ta, vì chúng ta mà tuyên thuyết. Một ngàn năm thứ hai thời
Mạt Pháp, cách những năm Đức Phật tại thế (ấy là Chánh Pháp) đã 3000 năm, ngày
nay đã 3000 năm, khó khăn mà Phật Pháp gặp phải, không phải điều khó thông thường,
mà là vấn đề rất nghiêm trọng, là khó tin!
Chúng
ta xem Kinh văn: 【如來興世。難值難見。諸佛經道。難得難聞。遇善知識。聞法能行。此亦為難。若聞斯經。信樂受持。難中之難。無過此難。】
“Như Lai hưng thế, nan trị, nan kiến. Chư Phật Kinh đạo, nan đắc,
nan văn. Ngộ Thiện tri thức, văn Pháp năng hành, thử diệc vi nan. Nhược văn tư
Kinh, tín nhạo, thọ trì, nan trung chi nan, vô quá thử nan.” (Như Lai xuất hiện ở đời: khó gặp khó thấy; Kinh đạo chư Phật: khó
được, khó nghe. Gặp Thiện tri thức, nghe Pháp hành được, điều ấy cũng khó. Nếu
nghe Kinh này, tin ưa thọ trì là điều khó ở trong khó, không gì khó hơn).
Những
câu này, một mực đều nói đến chữ 難“nan” (khó). Ngày nay chúng
ta gặp được rồi, thì vô cùng may mắn. Phải làm sao? Có phải thực sự tin nhận phụng
hành không? Nếu như là thật, vậy thì chúc mừng quý vị, quý vị thật sự là được Đức
Phật, như Đức Thích Ca, Đức Di Đà khen ngợi rằng: 難中之難“Nan trung chi nan” (khó ở trong
khó), quý vị thật khó có, thành tựu viên mãn
ngay trong một đời này. Nếu chúng ta không thể hàng phục tập khí, vẫn còn tham
luyến thế gian này, thì quý vị gặp được rồi, đời này cũng chẳng thể vãng sanh,
cũng không thể thành tựu. Đó chính là điều đã được giảng ở đây難中之難 “Nan trung chi nan” (Điều khó ở trong khó).
Chúng
ta xem phần khai thị phía sau của Niệm lão. 右嘆聞經信受為難中之難 “Hữu thán văn Kinh tín thọ vi nan trung chi nan” (Đoạn vừa rồi khen ngợi nghe Kinh mà tin nhận là điều khó ở trong
khó), nghe rồi thì sao? họ không tin tưởng, họ không thể tiếp nhận, tín,
nguyện, trì danh: họ thiếu khuyết bốn chữ này, thiếu khuyết một thứ cũng khó
thành tựu, mà bốn chữ đều thiếu khuyết, bốn chữ đều không có, thì đã bỏ lỡ
duyên phận trong đời này rồi, quý vị chẳng nắm chắc, để luống qua. Thích Ca Mâu
Ni Phật nhìn thấy rồi, A Mi Đà Phật nhìn thấy rồi, ở nơi đây nói ra là điều khó
trong khó. Chúng ta tiếp tục xem đoạn văn phía sau. 令人知經之難聞,生敬重希有之心“Linh nhân tri Kinh chi nan văn, sanh kính trọng hy hữu chi tâm” (Để người biết Kinh này khó được nghe mà sanh lòng kính trọng,
hy hữu). Chúng ta nghe được rồi, liệu có sanh khởi tâm hy hữu: đối với Kinh
điển này, đối với Pháp môn này, tôn trọng, hiếm có. 『興世』,出興於世也“Hưng thế, xuất hưng ư thế dã” (Hưng thế là xuất hiện ở đời ). Trong
Sách Tư Trì Ký nói: 佛身充滿,隨物現形。示生唱滅(示現生滅),拯接群品 “Phật thân sung mãn, tùy vật hiện
hình. Thị sanh sướng diệt (thị hiện sanh diệt), chẩn tiếp quần phẩm”(Phật thân tràn đầy, tùy vật hiện hình, thị hiện sanh khởi diệt [độ]
(thị hiện sanh diệt) để cứu vớt tiếp độ quần phẩm). Quần phẩm chính là phẩm loại người khác nhau, có thiện căn sâu dày,
có thiện căn nông cạn, có thông minh trí huệ, phẩm loại rất nhiều, đều là đối
tượng hóa độ của Phật Bồ-tát. 據娑婆所見“Cứ Ta Bà sở kiến” (Dựa vào
điều thấy được ở cõi Ta Bà), đây là nói Thích Ca Mâu Ni Phật, ở trên địa cầu
của chúng ta, 3000 năm trước sanh ra ở Ấn Độ, 誕育王宮“Đản dục Vương cung” (đản sanh
lớn lên trong cung Vua), Ngài sanh trong nhà Đế Vương, địa vị là Thái Tử, 厭世修行,降魔成佛 “yếm thế tu hành, hàng ma thành
Phật” (chán đời mà tu hành, hàng ma, thành Phật),
hàng ma ở đây, chính là buông xuống
tất cả phiền não tập khí. Ma lớn nhất trong các loại ma là Phiền não, gọi là
Phiền não ma, giày vò quý vị, khiến quý vị không cách nào thành tựu. Cho nên
[Ngài mới] xuất hiện ở đời.
Tiếp sau là lời
của Niệm lão, 蓋謂佛身遍法界,無有來去;三際一如,本無生滅 “Cái vị Phật thân biến Pháp giới, vô hữu lai khứ; Tam tế nhất như,
bổn vô sanh diệt” (Ý nói: Thân Phật khắp Pháp giới,
chẳng có đến đi, ba đời như nhau, vốn chẳng sanh diệt.) Ba đời là
quá khứ, hiện tại, tương lai. Rất khó hiểu ý nghĩa của những câu nói này. Phật
thân xác thực biến Pháp giới, không lúc nào chẳng có, không nơi đâu chẳng có, cảm
ứng đạo giao với hết thảy chúng sanh. Cho nên quý vị niệm Phật, Phật liền hiện
tiền, niệm Bồ-tát, Bồ-tát liền hiện tiền. Vì sao chúng ta niệm lâu như vậy, mà
Phật Bồ-tát chẳng hiện tiền? Bởi chúng ta niệm chẳng được thành khẩn, niệm chẳng
có tâm cung kính, không tương ưng. Vì sao không có tâm cung kính? Bởi trong niệm
Phật vẫn còn xen lẫn ý niệm, cho nên chẳng có cảm ứng. Nếu nhất tâm xưng niệm
mà niệm Phật, không xen tạp một vọng niệm nào, thì liền có cảm ứng. Vì sao
chúng ta có nhiều tạp niệm như vậy? Đây là phiền não tập khí. Phiền não tập khí
quá nặng rồi, ngay cả chúng ta niệm một tiếng Phật hiệu, thời gian ngắn như vậy
A Mi Đà Phật, quý vị xem thời gian ngắn như vậy, mà trong mỗi một chữ, đều xen
tạp vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thật khó! Vì sao lại khó? Vì khó đoạn
phiền não tập khí.
Những câu sau đây, chúng
ta phải ghi nhớ, Đây là chân tướng sự thật, không phải là giả. Phật thân, Pháp
thân khắp Pháp giới, Ứng hóa thân cũng khắp Pháp giới. Mỗi người chúng ta đều
chẳng khác biệt với Phật, Mỗi một người đều có Pháp thân, Pháp thân của quý vị
cũng biến Pháp giới, Phật thân cũng biến Pháp giới, Phật đã giác, chúng ta còn
mê. Nếu chúng ta giác rồi, thì chúng ta cũng lập tức liền biết, Pháp thân của
mình khắp Pháp giới, không hề khác biệt với chư Phật Như Lai. Gặp được chúng
sanh có duyên, thế nào gọi là có duyên? Tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, giác thì
không mê, như trên Kinh đề của chúng ta đã nói, đó chính là có duyên. Gặp được
người như vậy, người thanh tịnh, bình đẳng, giác, bất luận trong thời điểm nào,
bất luận ở nơi nào, họ muốn thấy Phật, Phật liền hiện thân, không có chướng ngại.
Chứng minh Phật thân biến Pháp giới, không có đến đi. Ngày nay chúng ta không
thấy Phật, không thấy Bồ-tát, là nghiệp chướng của chúng ta sâu nặng.
Chúng ta tiếp tục giảng:
những câu sau cùng, 三際一如,本無生滅。祇為應機度化,故現出生王宮,出家修道,降魔成佛,此即所謂興世 “Tam tế nhất như, bổn vô sanh diệt. Chỉ vị ứng cơ độ hóa, cố hiện
xuất sanh Vương cung, xuất gia tu đạo, hàng ma thành Phật, thử tức sở vị hưng
thế” (Ba đời như nhau, vốn chẳng sanh diệt. Chỉ vì ứng cơ hóa độ nên
thị hiện sanh trong vương cung, xuất gia tu đạo, hàng ma thành Phật; Đó gọi là hưng
thế). Xuất hiện ở đời. Vì sao [Ngài] phải làm như vậy? Vì làm tấm gương cho
chúng ta xem. Người căn tánh lanh lợi, trong đời quá khứ tu tích lũy công đức rất
sâu, Những người ấy vừa nhìn thấy hiện tướng này, họ liền khai ngộ rồi. Có hay
không? Có, Những người ấy đều là Bồ-tát, La-hán hóa thân, Các ngài biết được.
Các ngài đến để làm gì? giúp Phật giáo hóa chúng sanh, Phật là chủ giảng, các
ngài là trợ giảng. Người căn tánh nhạy bén, không cần thời gian rất dài liền
khai ngộ, đắc định, khai ngộ! Giống như năm xưa đức Thế Tôn tại thế, 1255 người
Đệ tử, đó đều là chúng sanh căn tánh chín muồi, không cần nghe Phật thuyết
Pháp, mà nhìn thấy nhất cử nhất động của Phật các ngài liền hiểu rõ, là người
căn cơ nhạy bén bậc thượng. Không có sanh diệt, mà thị hiện sanh diệt, đó chỉ
vì ứng cơ độ hóa, Ngài hiện sanh ra ở Vương cung, xuất gia tu đạo, hàng ma
thành Phật, thì đó gọi là hưng thế.
『難值難見』“Nan trị, nan kiến” (khó gặp, khó
thấy) , không thường thấy. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất thế, diệt độ rồi,
Ngài tiếp theo là Bồ-tát Di Lặc, sẽ đến thế giới này thị hiện thành Phật, thời
gian dài. Thế giới này thành trụ hoại không, thành trụ hoại không rất nhiều lần,
mới có một Tôn Phật xuất hiện, cho nên Phật xuất hiện ở thế gian, thật sự là hiếm
có khó gặp, khó gặp được, 值“trị” là gặp được, khó thấy được, ngày nay chúng ta được coi là
không tệ rồi. 《淨影疏》云:明值佛難。生當佛時,名之為值“Tịnh Ảnh Sớ vân: minh trị Phật nan. Sanh đương Phật thời, danh chi
vi trị” (Tịnh Ảnh Sớ nói: Làm rõ gặp Phật
là khó. Sanh vào thời Phật, thì gọi là trị ), trị
chính là đã gặp được, quý vị sanh đến thế gian này, đúng lúc Phật đang giáo hóa
thế gian, ở cùng một thời đại với Thích Ca Mâu Ni Phật, có duyên gặp được, hy hữu
khó gặp, thấy được Phật rồi, được nghe Phật giảng Kinh thuyết Pháp. 諸佛經道,難得聞等“Chư Phật Kinh đạo nan đắc văn
đẳng” (Kinh đạo của chư Phật khó được, khó
nghe v.v…), điều này nói rõ Pháp khó được nghe, Phật khó được gặp. 於中先明經教難聞。手得經卷名為得,耳聽曰聞。亦可領誦名之為得,耳餐稱聞 “Ư trung tiên minh Kinh giáo
nan văn. Thủ đắc Kinh quyển danh vi đắc, nhĩ thính viết văn. Diệc khả lãnh tụng
danh chi vi đắc, nhĩ xan xưng văn” (Trong ấy, trước
tỏ rõ: Khó được nghe Kinh giáo. Tay cầm được quyển Kinh gọi là đắc. Tai nghe gọi
là văn. Cũng có thể nhận lấy tụng đọc là đắc, tai nghe nhận là văn), việc ấy đều khó. Cho nên nói 『諸佛經道,難得難聞。遇善知識,聞法能行,此亦為難』“Chư Phật kinh đạo nan đắc nan văn. Ngộ Thiện tri thức, văn pháp
năng hành, thử diệc vi nan” (Kinh đạo của chư Phật
khó được, khó nghe. Gặp Thiện tri thức, nghe Pháp hành được, ấy cũng là khó).
善知識“Thiện tri thức” có chú giải, 謂於我有益,導我於善道者“Vị ư ngã hữu ích, đạo ngã ư thiện đạo giả ” (nghĩa là có ích cho ta, dẫn dắt ta theo đường lành), dẫn dắt ta trên đường thiện. 知謂知心“Tri vị tri tâm” (Tri là biết
tâm), tâm chân thành thiện lương. 識謂識形“Thức vị thức hình” (Thức là biết
hình dáng), là nhận thức được tướng mạo của họ. 如《法華文句四》曰:聞名為知,見形為識 “Như Pháp Hoa Văn Cú Tứ viết: văn danh vi tri, kiến hình vi thức” ( Như quyển bốn sách Pháp Hoa Văn Cú nói: “Nghe danh là Tri, thấy
hình là Thức), gọi là hai chữ tri thức, 是人益我菩提之道,名善知識“thị nhân ích ngã Bồ Đề chi đạo, danh Thiện tri thức” ( Người ấy có ích với đạo Bồ-Đê của ta nên gọi là Thiện tri thức). Ích là lợi ích, giúp đỡ chúng ta nhận thức đại đạo Bồ Đề, giúp
cho ta học tập Bồ Đề đạo, giúp đỡ ta, thành tựu ta, thuận buồm xuôi gió trên đường
Bồ Đề, đó đều gọi là Thiện tri thức. 故知此知識二字,為知心識形之義“Cố tri thử tri thức nhị tự, vi tri tâm thức hình chi nghĩa” (Nên biết nghĩa của hai chữ tri thức là biết tâm, biết hình
dáng). Do đó, Thiện tri thức cũng xưng là bạn
lành. 相識相知導我於善之人,稱為善友,即善知識也“Tương thức tương tri đạo ngã ư thiện chi nhân, xưng vi thiện hữu,
tức Thiện tri thức dã” (Người quen biết nhau giúp
đỡ qua lại dẫn mình hướng về tốt, thì xưng thiện hữu, tức là Thiện tri thức).
又《圓覺經大疏十五》“Hựu Viên Giác Kinh Đại Sớ Thập Ngũ” (Và quyển mười lăm Viên Giác Kinh Ðại Sớ), có vài câu giải
thích về Thiện tri thức, 善能知真識妄“Thiện năng tri chân thức vọng” (Khéo có thể hiểu chân, biết vọng), ý nghĩa này sâu, biết được thế nào là thật, thế nào là giả, biết
chân thức vọng, 知病識藥“Tri bệnh thức
dược” (biết bệnh rành thuốc), biết được bệnh của quý vị ở chỗ nào, cũng
biết dùng phương pháp gì để đối trị, người như vậy 名善知識“Danh Thiện tri thức” ( gọi là Thiện
tri thức). Niệm lão nói: 「是謂能了別真妄,通達真際,知眾生根,應病予藥,名為善知識也“Thị vị năng liễu biệt chân vọng, thông đạt chân tế, tri chúng sanh
căn, ứng bệnh dữ dược, danh vi Thiện tri thức dã ” (Là nói có thể phân biệt rõ chân, vọng; Thông đạt Chân Tế; Biết
căn tánh chúng sanh, ứng bệnh cho thuốc, thì gọi là Thiện tri thức). Mấy câu
nói này thật không dễ dàng! thông đạt Chân Tế là thông đạt Phật Pháp; Phân biệt
rõ chân vọng, đâu là Pháp
chân, đâu là giả, hiện nay rất khó tìm bạn lành như vậy. Thời đại ngày nay, Thiện
tri thức càng ngày càng hiếm có, ngày càng ít đi, tại vì sao? Rất nhiều người học
Phật, đều học Phật trên hình thức bên ngoài, cũng đọc Kinh, nhưng không hiểu rõ
ý nghĩa trong Kinh, vừa không gặp được Thiện tri thức, đây đều gọi là nghiệp
chướng.
Muốn học Phật, đầu tiên phải tiêu nghiệp chướng. Tiêu nghiệp chướng
cũng cần nhờ Thiện tri thức, tại vì sao? Tự chúng ta chẳng biết chính mình có
những nghiệp chướng nào, hay nói cách khác, không biết hạ thủ tu hành ở đâu.
Chúng ta học tập cùng nhau giảng nhiều như vậy. tật xấu, tập khí rất nhiều, đây
không phải do tạo thành trong một đời, mà quá khứ đời đời kiếp kiếp vô lượng kiếp
đến nay, huân nhiễm thành tập khí. Sáu căn, người chân thật tu hành đều biết,
cách tu như thế nào? Sáu căn trong cảnh giới sáu trần, vô cùng rõ ràng, vô cùng
thấu tỏ, là việc tốt, Đó là thế nào? Trí huệ Bát Nhã. Nếu sáu căn tiếp xúc với
cảnh giới sáu trần, tùy lúc rất nhanh liền khởi tham sân si mạn, liền khởi vọng
tưởng, phân biệt, chấp trước, thì phiền phức này liền lớn rồi, Đây là nhân của
chúng sanh sáu đường luân hồi, nguyên nhân thực sự. Chúng ta nghĩ xem chính
mình có phải người như vậy không, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương,
lưỡi nếm vị, hễ tiếp xúc có phải liền khởi tham sân si mạn? Liền muốn thỏa mãn
dục vọng của chính mình? Đây gọi là nghiệp chướng. Chướng ngại điều gì? Chướng
ngại tâm thanh tịnh, Chân tâm của chúng ta, chướng ngại tâm bình đẳng của chúng
ta, chướng ngại tâm giác ngộ của chúng ta. Thanh tịnh bình đẳng giác là Chân
tâm, Chân tâm đã mê, bên trong Chân tâm có chướng ngại nghiêm trọng, biến thành
vọng tâm rồi, vọng tâm tạo sanh tử luân hồi, tạo nghiệp, Chân tâm mới có thể
vãng sanh thế giới Cực Lạc. Thế là niệm Phật không thể vãng sanh, chúng ta hiểu
rõ nguyên nhân rồi. Sau khi hiểu rõ, Điều quan trọng là tỉ mỉ quan sát, cảnh
giác cao độ. Những vọng tưởng tạp niệm vừa xuất hiện, lập tức liền hàng phục xuống,
không được để tiếp tục, Đó là tu hành, đó gọi là công phu. Cổ nhân có giảng, 不怕念起,只怕覺遲 “bất
phạ niệm khởi, chỉ phạ giác trì” (không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm).Ý
niệm khởi lên là bình thường, tại vì sao? Quý vị là phàm phu, quý vị có nghiệp
chướng, Đây là bình thường, khởi lên theo đó khởi lên, phải giác ngộ. Quý vị
giác ngộ quá chậm rồi, quý vị giác ngộ, thì đã tạo nghiệp. Giác, phương pháp tốt
nhất chính là Phật hiệu, A Mi Đà Phật, vọng niệm vừa động, một câu A Mi Đà Phật
đề khởi lên dồn ép [vọng] xuống, chuyển biến vọng niệm, Đây là Pháp môn vô cùng
thì thắng: trong 84 ngàn Pháp môn. Niệm Kinh cũng tốt, như trên Kinh Kim Cang
giảng, 凡所有相,皆是虛妄“Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Phàm những gì có tướng, thảy đều
hư vọng),có thể trong lúc nghiệp chướng hiện
tiền, tức khắc đề khởi hai câu Kinh văn này, lập tức liền đè xuống được. Sẽ có
ích! Dùng để đối trị phiền não, đối trị khởi tâm động niệm. Những người dẫn dắt
chúng ta, cảnh tỉnh chúng ta, đều là Thiện tri thức của chúng ta.
An Lạc Tập ở phần sau, là
y theo những điều nói trong Kinh Pháp Cú, 佛言,善知識者“Phật ngôn, Thiện tri thức giả” (Phật
nói Thiện tri thức là), thế nào là Thiện tri thức? 能說深法。謂空、無相、無願。諸法平等,無業無報,無因無果,究竟如如,住於實際“Năng thuyết thâm Pháp: Vị không, vô tướng, vô nguyện; Chư Pháp
bình đẳng, vô nghiệp vô báo, vô nhân vô quả, cứu cánh như như, trụ ư Thật Tế” (Có thể thuyết pháp sâu, là: không, vô tướng, vô nguyện; Các pháp
bình đẳng, không nghiệp, không báo, không nhân, không quả, rốt ráo như như, trụ
trong Thật Tế). Những lời này thật có chiều
sâu, mỗi câu đều có chiều sâu, đã nói thế nào? Chúng ta nghe không hiểu. Thế
nào gọi là không? Thế nào gọi là vô tướng? Thế nào gọi là vô nguyện? Trong Kinh
Kim Cang giảng: 凡所有相,皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Phàm những gì có tướng, đều là hư vọng),không bỏ hết được thứ xung quanh thân quý vị,
thảy đều là giả, không phải thật. Giả thì phải làm sao? Buông xuống, thật thì cần
đề khởi. Rõ ràng nhất chính là ý niệm theo đó mà khởi, tập trung ý niệm vào
trong Phật hiệu, một câu A Mi Đà Phật niệm đến cùng, đem những vọng tưởng, phân
biệt, chấp trước thảy đều bỏ sạch, hễ quét là sạch, vậy thì đúng rồi. Đây là
phương pháp hay để đối phó phiền não tập khí, dùng Kinh văn, câu Kinh, dùng Phật
hiệu. hoặc là dùng, rất nhiều phương pháp, chính là 84 ngàn Pháp môn. Nhất định
phải giác ngộ, nhất định phải hàng phục phiền não xuống, Chánh niệm sanh khởi
lên. Đọc Kinh là Chánh niệm, niệm Phật là Chánh niệm, niệm Bồ-tát cũng là Chánh
niệm, dưỡng thành thói quen Chánh niệm.
Chúng ta xem tiếp đoạn văn
phía sau, 然於畢竟空中,熾然建立一切法,是為善知識“nhiên ư tất cánh không trung, sí nhiên kiến lập nhất thiết Pháp,
thị vi Thiện tri thức” (nhưng trong rốt ráo không,
lại mạnh mẽ lập ra tất cả Pháp, thì được gọi là Thiện tri thức). Thiện tri thức này là đức Phật, Thiện tri thức này là Bồ-tát. phần
sau tiếp tục nói với chúng ta, 善知識者,是汝父母“Thiện tri thức giả, thị nhữ phụ mẫu” (Thiện tri thức là cha mẹ của ông), trên đường Bồ Đề, chúng
ta phải dựa vào họ, 養育汝等菩提身故;善知識者,是汝眼目,能見一切善惡道故;善知識者,是汝大船,運度汝等出生死海故;善知識者,是汝絙繩,能挽汝等出生死故也。該經復云:一切眾生欲得阿耨多羅三藐三菩提者,當親近善知識,請問法要“dưỡng dục nhữ đẳng Bồ Đề thân cố; Thiện tri thức giả, thị nhữ nhãn
mục, năng kiến nhất thiết thiện ác đạo cố; Thiện tri thức giả, thị nhữ đại thuyền,
vận độ nhữ đẳng xuất sanh tử hải cố; Thiện tri thức giả, thị nhữ căng thằng,
năng vãn nhữ đẳng xuất sanh tử cố dã. Cai Kinh phục vân: nhất thiết chúng sanh
dục đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ đề giả, đương thân cận Thiện tri thức, thỉnh
vấn Pháp yếu” (vì nuôi dưỡng thân Bồ-Đê của
ông; Thiện tri thức là tròng mắt của ông, vì có thể thấy hết thảy đường thiện
ác. Thiện tri thức là thuyền lớn của ông, vì chuyên chở ông vượt khỏi biển sanh
tử; Thiện tri thức là dây thừng của các ông, vì có thể kéo các ông ra khỏi sanh
tử. Kinh ấy lại nói: Hết thảy chúng sanh muốn đắc A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề,
thì phải thân cận Thiện tri thức, thưa hỏi pháp yếu). A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề, dịch thành nghĩa nước ta là Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác, Bồ Đề là Giác, Tam dịch là Chánh, ý nghĩa của Trung Hoa
là Chánh, A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề, A-Nậu-Đa-La là Vô Thượng, Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác là Phật đã chứng đắc, Bồ-tát tiếp cận gần Ngài, vẫn chưa
thực sự đạt được, là Bồ-tát Đẳng Giác, chứng đắc A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề,
thì đã viên mãn thành Phật.
Tiếp sau 又《法華經妙莊嚴王品》“Hựu Pháp Hoa Kinh Diệu Trang Nghiêm Vương Phẩm” (lại thêm Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương trong Kinh Pháp Hoa), ở trong cũng có đoạn nói rằng, 善知識者,是大因緣。所謂化導令得見佛,發阿耨多羅三藐三菩提心。 “Thiện tri thức giả, thị đại
nhân duyên. Sở vị hóa đạo linh đắc kiến Phật, phát A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề
tâm” (Thiện tri thức là nhân duyên lớn. Được gọi là giáo hóa, dẫn dắt
khiến được thấy Phật, phát tâm A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề). Câu này có
rất nhiều trong Kinh Đại Thừa, nơi đâu cũng có thể xem thấy, Phật đang thời thời
khắc khắc cảnh tỉnh chúng ta, Thông thường chúng ta tỉnh lược, gọi là phát tâm
Bồ Đề. Ý nghĩa vốn có của câu nói này: chính là A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề,
dịch thành nghĩa Trung Hoa, chính là phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác,
dịch thành nghĩa Trung Hoa. Đó gọi là tâm Bồ Đề, Bồ Đề là Giác. Trong Kinh Pháp
Hoa nói điều này, cũng là giảng đến phát tâm A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề.
Chúng ta xem một đoạn sau
cùng, 欲證菩提,當求善友。求友之道應如《圓覺經》所云:末世眾生,將發大心,求善知識,欲修行者,當求一切正知見人。心不住相,不著聲聞緣覺境界。雖現塵勞,心恆清淨。示有諸過,讚歎梵行。不令眾生入不律儀。求如是人,即得成就阿耨多羅三藐三菩提“Dục chứng Bồ Đề, đương cầu thiện hữu. Cầu hữu chi đạo ưng như Viên
Giác Kinh sở vân: Mạt thế chúng sanh, tương phát đại tâm, cầu Thiện tri thức, dục
tu hành giả, đương cầu nhất thiết chánh tri kiến nhân. Tâm bất trụ tướng, bất
trước Thanh Văn, Duyên Giác cảnh giới. Tuy hiện trần lao, tâm hằng thanh tịnh. Thị
hữu chư quá, tán thán phạm hạnh. Bất linh chúng sanh nhập bất luật nghi. Cầu
như thị nhân, tức đắc thành tựu A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề” (Muốn chứng Bồ-Ðề, nên cầu bạn lành. Phương pháp cầu bạn nên
như trong Kinh Viên Giác đã nói: Chúng sanh đời Mạt, vừa phát tâm lớn, cầu Thiện
tri thức, mong muốn tu hành, thì nên cầu hết thảy người có chánh tri kiến. Tâm
chẳng trụ tướng, chẳng đắm trong cảnh giới Thanh Văn, Duyên Giác. Tuy hiện trần
lao, mà tâm hằng thanh tịnh; Thị hiện các lỗi, khen ngợi phạm hạnh. Chẳng khiến
chúng sanh, vào không luật nghi. Cầu người như thế, liền đắc A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu
Tam-Bồ-Đề). 彼經示曰,欲求善知識,首須求具正知見之人“Bỉ Kinh thị viết, dục cầu Thiện tri thức, thủ tu cầu cụ chánh tri
kiến chi nhân” (Kinh ấy dạy rằng, muốn cầu
Thiện tri thức, thì trước phải cầu người đủ Chánh Tri kiến). Đoạn này cảnh tỉnh chúng ta, có tác
dụng rất tốt, đặc biệt là ở xã hội hiện đại, đến nơi đâu để tìm chân Thiện tri
thức? Nếu không phải là Thiện tri thức, thì họ dẫn sai phương hướng rồi, không
phải đi trên đường Chánh Bồ Đề, đại đa số đều là đi hướng vào ba đường ác, rất
phiền phức. trong ba đường ác đáng sợ nhất là Địa ngục, dẫn dụ chúng ta vào đường
Địa ngục, quá nhiều quá nhiều rồi, đến đâu cũng xem thấy được; Dẫn dắt chúng ta
đến Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề, thì quá ít, chẳng xem thấy. Đây là xã hội trước mắt của
chúng ta, cho nên chúng ta khó thành tựu. Đầu tiên chúng ta phải bồi dưỡng một
thứ, có năng lực quan sát thiện ác, đúng sai, tà chánh, cần có năng lực này,
trước độ chính mình rồi lại giúp người khác. Nếu chính mình không làm trước,
quý vị giảng cho người khác nghe, người ta sẽ không tin, người ta xem dáng vẻ của
quý vị trước, rồi mới nghe lời quý vị nói.
Thế nào là người Chánh tri
kiến? Tâm chẳng trụ tướng. Thế nào gọi là trụ tướng? Trụ tướng chính là dính tướng.
thứ quý vị thấy được, quý vị ghi nhớ trong lòng, quý vị không quên được, vì sao
vậy? Không biết phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Người sáng tỏ, người có
thiện căn, họ biết được, tất cả hiện tượng đều là giả, họ nhìn thấy rồi, nhìn
được rất rõ ràng, thấy rồi thì làm sao? Không đặt trong tâm, gọi là không trụ
tướng, trong tâm vô cùng trong sạch. Trụ tướng là đặt vào trong tâm, đặt vào
tâm thì họ có lấy có bỏ. Lấy bỏ đều sai rồi, vì sao vậy? Tướng là giả, không phải
thật, quý vị lấy để làm gì? Quý vị lấy không được. Xả thứ gì? Căn bản không cần
xả, căn bản là không có, không tồn tại, quý vị bỏ chúng làm gì? Nên không có lấy
bỏ. Không sanh yêu ghét, khi thấy sắc ngửi hương sẽ không: sanh ra quý vị ưa
thích chúng, quý vị chán ghét chúng, không có hiện tượng này, Đó đều là vọng tướng,
đều là sai lầm, vì sao vậy? Vì tâm quý vị bị ô nhiễm, tâm quý vị không thanh tịnh.
Trong tâm thanh tịnh không có những thứ này, trong tâm bình đẳng không có cao
thấp, đúng sai, cao thấp thảy đều không có, thấy sắc ngửi hương tâm là định,
tâm là thanh tịnh. tâm thanh tịnh hiện tiền, tốt, chính là Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề.
何謂正知見?《圓覺大疏》曰:善達覺性,不因修生。抉擇無疑,名正知見。“Hà vị chánh tri kiến? Viên Giác Đại Sớ viết: Thiện đạt giác tánh,
bất nhân tu sanh. Quyết trạch vô nghi, danh Chánh tri kiến” (Thế nào là Chánh tri kiến? Viên Giác Ðại Sớ ghi: Khéo thông đạt Giác
tánh, chẳng do tu mà sanh, lựa chọn chẳng nghi thì gọi là Chánh tri kiến). Thiện đạt, đạt là thông đạt, thông đạt điều gì? Giác tánh. Không phải
do tu hành sanh ra, Giác tánh là chính mình vốn có, phải biết điều này. Vốn có
mà hiện tại bị vô minh chướng ngại rồi, phiền não vô minh từ vô thỉ chướng ngại
rồi, khiến không khởi tác dụng, mà Vọng tâm A-lại-da thức khởi tác dụng. Giác
tánh chính là Chân như Tự tánh, chính là Chân tâm. Nhớ kĩ Chân tâm vốn giác,
không liên quan đến tu hành, không phải quý vị tu thì mới có, không tu thì
không có. Nhưng không thể nghe lầm những lời này, nghe lầm thì phiền phức lớn rồi.
Điều ấy dạy quý vị có trí huệ này, có Giác tánh này, hiểu được là vốn có, chỉ
là hiện nay không giác rồi, hiện nay sanh phiền não, không sanh Giác tánh. Chỉ
cần chúng ta đoạn phiền não, không phải đoạn Giác tánh. Chỉ cần đoạn phiền não,
Giác tánh tự nhiên hiện tiền, Giác tánh hiện tiền chính là được gọi là khai ngộ,
có Đại ngộ, có Tiểu ngộ, có Đại triệt Đại ngộ, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến
tánh. Đại ngộ, Tiểu ngộ thảy đều có liên quan với Giác tánh, chính là quý vị đã
bỏ đi một chút chướng ngại, Giác tánh hiện ra rồi, lại tiến thêm một chút, Giác
tánh hiện lớn rồi, chính là đạo lý này. Không cần quan tâm đến hư vọng, thứ giả,
cũng không cần đi hiểu rõ, thì đúng rồi, thì chính xác rồi. Chúng là giả, quý vị
không cần phải chấp tướng, cũng không cần phải xa lìa, xa lìa cũng là tướng, đều
là đang mê, đều chẳng phải Giác. Giác, giác rồi không có việc gì, có việc vẫn
là bất giác, không việc là giác ngộ, phải nghe rõ ràng những lời này, phải làm
sáng tỏ, không thể nuốt cả quả táo được.
Giác tánh, phía sau viết rất
hay, trong Viên Giác Ðại Sớ có vài câu nói hay, 善達覺性,不因修生“Thiện đạt giác tánh, bất nhân tu sanh” (Khéo đạt Giác tánh, chẳng do tu mà sanh), rất quan trọng, chẳng do tu mà sanh; 抉擇無疑“quyết trạch vô nghi” (lựa chọn chẳng
nghi), quý vị lựa chọn chẳng hề nghi ngờ, đây gọi là Chánh tri kiến. 覺性者,性覺妙明也 “Giác tánh giả, Giác tánh diệu
minh dã” (Giác tánh là tánh giác vi diệu sáng tỏ).
Trên Kinh Lăng Nghiêm, Phật thường nói, Giác tánh là thế nào? 性覺妙明“Giác tánh diệu minh” (Giác tánh vi diệu sáng tỏ). Tánh là Tự tánh, Tự tánh vốn
là Giác, vốn là sáng tỏ, sáng tỏ lại thêm vi diệu, nói với chúng ta đó là Tự
tánh giác. Đó rõ ràng không phải do tu mà có, Chính mình vốn có, chỉ cần bỏ đi
chướng ngại, Tự tánh liền phóng quang, liền chiếu khắp Đại thiên thế giới. Cho
nên善能通達本有性覺“Thiện năng thông đạt bổn
hữu Giác tánh”(Khéo thông đạt được Giác
tánh vốn có), Tánh là giác, giác liền không mê, thức là mê liền không giác.
Giáo hạ có nói là chuyển thức thành trí, đem thức mê mà không giác của
chúng ta, sáu thức, mắt tai mũi lưỡi thân, lại cộng thêm ý, đó là sáu thức phía
trước; thứ bảy, Mạt-na, Mạt-na là ô nhiễm; thứ tám, A-lại-da, A-lại-da giống
như kho tư liệu vậy, tất cả những gì của quý vị trong vô lượng kiếp: thứ trong
Vọng tâm thảy đều sắp xếp trong đó, giống như nhà kho vậy, sắp xếp ở trong ấy,
chúng biến thành sáu đường luân hồi, biến thành biển khổ sanh tử, rất khó ra khỏi
luân hồi, chuyển thức thành trí mới có thể ra khỏi luân hồi.
Luân hồi là do Vọng tâm biến
hiện, Giác tánh là Chánh tri, cho nên Phật dạy chúng ta, dùng Chân tâm, đừng
dùng Vọng tâm. Thế nào là Chân tâm? Thành ý Chánh tâm mà nhà Nho giảng, chính
là Chân tâm mà Phật Pháp giảng. Tu hành phải hạ công phu ở đây, đãi người tiếp
vật xử sự khắp nơi, dùng chân thành, không dùng hư vọng, vậy thì đúng rồi. Chân
thành giúp quý vị Chánh tâm, giúp quý vị hồi quy về Chân tâm. Hy vọng chúng ta
ngay trong đời này, xử việc đối người tiếp vật dùng gì? Thành ý Chánh tâm thì
đúng rồi. Nhà Nho dùng điều này để tu thân, tu thân rồi sau tề gia, tề gia rồi
sau trị quốc, trị quốc rồi sau bình thiên hạ, thì thiên hạ thái bình. Truyền thống
văn hóa Trung Hoa quá hay rồi, không thể không học, không học không phải người
Trung Hoa, người Trung Hoa nhất định phải học, làm gì có đạo lý không tiếp nhận
giáo dục của Thánh Hiền! khéo có thể, chẳng cần người dạy, không thầy tự thông.
Cách thông thế nào? Buông xuống hết thảy phiền não, buông xuống tất cả ác nghiệp
liền thông. Trên phương diện này, Nho và Phật giảng hoàn toàn tương đồng, Nho
gia giảng cách vật trí tri, cách vật là thế nào? Buông xuống dục vọng, trí tri,
trí huệ xuất hiện, đều bắt đầu hạ thủ từ đây. Cho nên hạ thủ là tương đồng,
thành tựu quả báo giống nhau, người Trung Hoa xưng là Thánh nhân, người Ấn Độ
xưng là đức Phật, Thánh nhân chính là Đức Phật, Đức Phật chính là Thánh Nhân,
là một chẳng phải hai. Chúng ta ở nơi đây phải làm rõ ràng, làm sáng tỏ, chúng
ta đi đường Bồ Đề, nhìn thấu, buông xuống, ý thì đã thành, tâm thì đã chánh,
làm đến ý thành tâm chánh thì thân đã tu rồi, thân tâm khỏe mạnh, thì đời này
quý vị mới được vui sướng hạnh phúc. Chúng ta cần thân tâm khỏe mạnh, thì học tập
từ Đại Học, Trung Dung, học tập từ trong Kinh điển Đại Thừa, tốt, thực sự có thể
đạt được, thỏa mãn được nguyện vọng của quý vị. Tôi xem Khổng tử giống như đức
Phật vậy, thấy đức Phật giống như Khổng tử, Nơi các Ngài hạ thủ tương đồng, nên
quả báo cũng tương đồng.
無疑者,於第一義而不動也。心不住相“Vô nghi giả, ư Đệ Nhất Nghĩa nhi bất động dã. Tâm bất trụ tướng” (Chẳng nghi là bất động nơi Ðệ Nhất Nghĩa, tâm chẳng trụ tướng).
Đệ Nhất Nghĩa đó là danh từ thuật ngữ trong Phật học, không dễ hiểu, trong
tư liệu này chúng ta có, chư vị có thể tra thử xem, Đệ Nhất Nghĩa, trong Phật Học
Từ Điển cũng có. Đệ Nhất Nghĩa là không có khởi tâm không có động niệm, Lúc ấy
như như bất động. Điều mà Bồ-tát tu, chủ yếu chính là phải đến Đệ Nhất Nghĩa.
Tâm chẳng trụ tướng. 大疏》曰:言心不住相者,離凡夫煩惱境界,若有少法當情,皆名住相。乃至菩提涅槃,尚不取著,何況世間夢幻境界“Đại Sớ viết: ngôn tâm bất trụ tướng giả, ly phàm phu phiền não cảnh
giới, nhược hữu thiểu Pháp đương tình, giai danh trụ tướng. Nãi chí Bồ Đề Niết
Bàn, thượng bất thủ trước, hà huống thế gian mộng huyễn cảnh giới” (Sách Ðại Sớ ghi rằng: nói tâm chẳng trụ tướng là lìa cảnh giới phiền
não của phàm phu. Nếu còn chút bận tâm với Pháp đều gọi là trụ tướng. Cho đến Bồ-Đê,
Niết Bàn còn chẳng chấp trước, huống hồ cảnh giới huyễn mộng của thế gian). Hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi. Lần tiếp
sau, chúng ta bắt đầu xem từ chỗ 心不住相“Tâm bất trụ tướng” (Tâm chẳng trụ
tướng), trang 1074 hàng thứ ba từ dưới lên, chúng
ta học tiếp từ đây.
( Hết tập 489)
Nguyện đem
công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành
Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.