Responsive Menu
Add more content here...

Tập 10 – Bát Quan Trai Giới Giảng Yếu

BÁT QUAN TRAI GIỚI GIẢNG YẾU

Tập 10

 

Chủ giảng: Pháp sư thượng Định hạ Hoằng

Thời gian: Ngày 17 tháng 9 năm 2017

Giảng tại: Chùa Thiện Quả Lâm Tịnh Độ – Đài Loan

 

Trì giới là gốc,

Tịnh Độ là nơi trở về.

Quán tâm là điều quan trọng,

Bạn lành là nơi nương tựa.

 

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị liên hữu, kính chào mọi người. Mời bỏ tay xuống.

Chúng ta tiếp tục học tập điều giới “không vọng ngữ” này, hôm qua đã giảng xong nguyên văn trong Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu, cũng đã nói đến giới đại vọng ngữ phải đủ chín duyên thành phạm tội nặng. Bây giờ ôn tập lại một chút, chín duyên nào thành phạm?

– Thứ nhất: Đối cảnh thị nhân, đối tượng là người, nói đại vọng ngữ;

– Thứ hai: Tác nhân tưởng, quý vị cũng nghĩ họ là người, mà không phải là trời, rồng, quỷ thần, súc sanh, hoặc khúc gỗ, khúc gỗ là vô tình;

– Thứ ba: Thị cảnh hư, bản thân chưa thật sự chứng quả, khai ngộ, được thần thông v.v…, cảnh giới này là hư vọng, không phải là thật;

– Thứ tư: Tự tri cảnh hư, bản thân cũng biết mình chưa chứng đắc;

– Thứ năm: Hữu cuống tha tâm, muốn lừa dối người khác, giới đại vọng ngữ chính là bởi vì có tâm này thì sẽ kết tội, đây là nguyên nhân kết nghiệp, không có tâm thì không thành ác nghiệp này;

– Thứ sáu: Thuyết quá nhân pháp, nói những điều mà mình khai ngộ, chứng quả, vượt qua cảnh giới của người thường;

– Thứ bảy: Tự ngôn kỷ chứng, là nói một số pháp tướng. Nếu tôi đang giảng niệm Phật tam muội là như thế nào, không nói bản thân tôi chứng đắc, đương nhiên là không phạm, thuyết pháp còn có công đức;

– Thứ tám: Ngôn liễu liễu, nói rất rõ ràng;

– Thứ chín: Tiền nhân giải, đối phương nghe rất rõ ràng, hiểu rõ, thì phạm tội thượng phẩm không thể sám hối. Với Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni cũng là tội ba-la-di.

Tiếp theo chúng tôi nói về cảnh tưởng”, chủ yếu là nói về hai duyên đầu tiên. Cảnh tức là cảnh giới mình đối diện, là người hay phi nhân, có sự khác biệt; tưởng tức là suy nghĩ của chúng ta, suy nghĩ khác nhau, đương nhiên là kết tội cũng có khác biệt. Vẫn vậy, chúng ta có thể chiếu theo ba giới sát đạo dâm, dùng năm câu để nghiên cứu tội tướng của cảnh tưởng này. Năm câu nào?

– Thứ nhất: Là người, nghĩ là người, nói đại vọng ngữ với họ, đương nhiên sẽ phạm giới trọng căn bản.

– Thứ hai: Là người, tác nhân nghi, nhân nghi chính là tâm của mình do dự không quyết định, có một nửa nghi ngờ, họ có phải là người không? Nếu như vậy, thì tội nói đại vọng ngữ được giảm xuống một phẩm, bị tội trung phẩm. Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thuộc về thâu-lan-giá, tụ thứ ba trong bảy tụ, trong thâu-lan-giá cũng phân ra ba phẩm thượng trung hạ, thượng phẩm.

– Câu thứ ba, chữ tụ trong bảy tụ vừa nói đó là chữ tụ trong tụ tập, bây giờ tôi đang nói câu thứ ba, là câu nói thứ ba. Câu thứ ba này: Là người, tưởng là phi nhân. Phi nhân này bao gồm trời, rồng, quỷ thần, cũng bao gồm súc sanh và bao gồm khúc gỗ, tức là hết thảy chúng sanh phi tình, vô tình. Nói đại vọng ngữ như vậy cũng phạm tội trung phẩm, bởi vì trên thực tế thì cảnh giới đối diện cũng là cảnh giới người. Đây là câu thứ ba rồi, hai câu cuối là nói đại vọng ngữ với phi nhân.

Phi nhân, tưởng là người, đối phương là trời, rồng, quỷ thần, hoặc súc sanh, hoặc khúc gỗ, mà tôi vẫn cho rằng đó là người, tác nhân tưởng, nói đại vọng ngữ, vẫn là tội trung phẩm.

Phi nhân, nghi là phi nhân, nghi này tức là một nửa nghĩ họ có thể là người, một nửa nghĩ họ là phi nhân, tâm không chắc chắn, vẫn chiếu theo tâm của họ có một nửa suy nghĩ có thể là người để kết tội, đó cũng là tội trung phẩm.

Cho nên chúng ta ôn tập lại năm câu nói này một chút.

– Là người, nghĩ là người, thượng phẩm, tội thượng phẩm;

– Là người, nghi là người, đây là người sao? Nói đại vọng ngữ, tội trung phẩm;

– Là người, tưởng là phi nhân, nói đại vọng ngữ, tội trung phẩm;

– Là phi nhân, đối với phi nhân, tưởng là người, nói rồi, tội trung phẩm;

– Đối với phi nhân, nghi là phi nhân, nói rồi, tội trung phẩm.

Câu thứ nhất trong năm câu này là tội thượng phẩm, còn lại là tội trung phẩm. Bốn tội nặng của sát đạo dâm vọng này, những câu cảnh tưởng này kết tội không như nhau, ở đây cũng kiểm tra bài mọi người một chút. Năm câu của giới sát và năm câu của giới đại vọng ngữ, có như nhau không, có gì khác nhau không?

– Là người, nghĩ là người, giết rồi, thượng phẩm;

– Là người, nghi là người, giết rồi, tội trung phẩm;

– Là người, tưởng là phi nhân, giết rồi, tội trung phẩm;

– Là phi nhân, tưởng là người, giết rồi, tội trung phẩm;

– Là phi nhân, nghĩ là phi nhân, giết rồi, tội trung phẩm.

Là như nhau, câu đầu tiên là tội thượng phẩm, bốn câu còn lại đều là tội trung phẩm.

Giới trộm cướp có giống vậy không? Không giống. Khác nhau câu nào? Câu thứ ba khác, câu thứ ba là: là người, tưởng là phi nhân. Đối với giới trộm cướp này, hữu chủ vật tác vô chủ vật tưởng, hữu chủ vật, là vật có chủ, tôi tưởng là vật vô chủ, đó là vật không có chủ, lấy thì không kết tội, vô tội, không phạm, còn lại thì đều như nhau.

– Vật có chủ, nghĩ là vật có chủ, trộm, tội thượng phẩm, nếu giá trị vật đủ năm tiền, chúng ta chỉ xét đến vật đủ năm tiền;

– Vật có chủ, nghi là vật có chủ, trộm rồi, tội trung phẩm;

– Vật có chủ, tưởng là vật vô chủ, trộm rồi, không phạm;

– Vật vô chủ, tưởng là vật có chủ, trộm rồi, phạm tội trung phẩm;

– Vật vô chủ, nghi là vật vô chủ, trộm rồi, tội trung phẩm.

Cho nên câu thứ ba khác.

Năm câu của giới dâm, có giống với năm câu của giới sát sanh, trộm cướp, hay vọng ngữ không? Cũng không giống. Chúng ta ôn tập một chút, giới dâm này là xét về dâm đạo, là đường dâm chính thức, vào như đầu sợi lông thì phạm tội nặng, bất luận là người, hay phi nhân, hay súc sanh, đều như vậy, chỉ cần là đường dâm chính thức, hai chỗ ở nam, ba chỗ ở nữ thì phạm tội nặng. Dùng cảnh tưởng này:

– Cảnh này là dâm đạo, nghĩ là dâm đạo, phạm tội nặng;

– Là dâm đạo, nghi là dâm đạo, phạm tội nặng;

– Là dâm đạo, tưởng là phi đạo, phạm tội nặng;

Chỉ cần đó là đường dâm chính thức, bất luận suy nghĩ của quý vị là gì, vào như đầu sợi lông thì phạm tội nặng. Nghĩ đúng cũng vậy, nghi cũng vậy, tưởng là phi đạo cũng vậy, hết thảy đều phạm tội nặng, ba câu đầu đã khác nhau rồi. Là phi đạo mà nghĩ là dâm đạo, nghi là dâm đạo, đương nhiên đều là tội trung phẩm. Đây cũng là ôn tập lại với mọi người một chút, đừng quên, câu cảnh tưởng phán tội thượng phẩm trung phẩm có sự khác biệt.

Đương nhiên nếu nói đại vọng ngữ với phi nhân, mà quý vị lại nghĩ là phi nhân thì sao? Nói đại vọng ngữ với trời rồng quỷ thần, quý vị nghĩ đó là trời rồng quỷ thần, đó cũng là tội trung phẩm. Nếu nói đại vọng ngữ với súc sanh, quý vị cũng nghĩ là súc sanh, phạm phẩm nào? Tội hạ phẩm. Nếu loài súc sanh này có thể biến thành hình người, như loài hồ ly, đã nói rồi, đó cũng xem như là trời rồng quỷ thần, phạm tội trung phẩm. Nếu chính mình thật sự đạt được pháp hơn người, trên thực tế là quý vị đạt được niệm Phật tam muội rồi, quý vị nói với người khác, có phạm hay không? Dĩ nhiên không tính là phạm đại vọng ngữ, quý vị không vọng ngữ, quý vị nói đúng sự thật, nhưng cũng không hợp oai nghi, phạm tội hạ phẩm. Vì vậy, cho dù chúng ta khai ngộ rồi, chứng quả rồi, cũng không thể nói. Nếu là giữa Tỳ-kheo với Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni với Tỳ-kheo-ni, đôi bên đều có thể đồng ý kiến, tức là họ có thể rất hiểu quý vị, rất kính phục quý vị, quý vị nói với họ mới không phạm. Nếu Tỳ-kheo nói với người chưa thọ giới Cụ túc, đó cũng là phạm tội ba-dật-đề. Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo không đồng ý kiến, hoặc Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni không đồng ý kiến, cũng phạm tội hạ phẩm.

Vậy là đã nói xong câu cảnh tưởng. Trong tâm tưởng này, cũng phải đặc biệt đề cập đến, tâm này cũng chia thành đại mạn tâm, tiểu mạn tâm và khắc tâm. Hôm trước chúng tôi nói về sát đạo dâm, sát đạo dâm này, tâm dâm thì bất luận là đại mạn tâm, tiểu mạn tâm, hay khắc tâm, chỉ cần vào dâm đạo thì phạm tội nặng. Trong tâm trộm cướp và tâm giết hại thì phân chia khá nhiều, đại mạn tâm tức là bất luận là người, phi nhân, hay súc sanh, hết thảy đều giết. Mạn tức là thông mạn, giết hết, như vậy thì căn cứ vào đối tượng mình giết là ai, thì kết tội với đối tượng đó, giết người thì phạm tội thượng phẩm, giết phi nhân thì phạm tội trung phẩm, giết súc sanh thì phạm tội hạ phẩm. Nếu là tiểu mạn tâm, tức là chỉ đối với người, không giết phi nhân và súc sanh, tâm này là tiểu mạn tâm. Nhưng trong cảnh người thì bất luận là Trương Tam, Lý Tứ hay Vương Ngũ, thấy người thì giết, đây gọi là tiểu mạn tâm. Dùng tiểu mạn tâm này chỉ cần đối tượng giết là người, thì đều phạm tội nặng. Khắc tâm, đó là tôi hạn định chỉ giết Trương Tam, không giết Lý Tứ, Vương Ngũ, không giết người khác, họ chỉ hạn định người này.

Ở đây cũng chia thành hai trường hợp “thác” và “ngộ”. Trường hợp thác là cảnh hỗn loạn, muốn giết Vương Ngũ, kết quả là Trương Tam đến chết thay, vậy là nhầm rồi. Kết quả là kết tội phương tiện với Vương Ngũ, cũng tức là đối với Vương Ngũ mà nói, thì không phạm tội căn bản, bởi vì giết không thành, phạm tội trung phẩm. Còn đối với Trương Tam thì sao? Bởi vì không có tâm muốn giết Trương Tam, nên không phạm, giết nhầm Trương Tam, không phạm, cho nên gộp lại chỉ là tội trung phẩm. Nếu ngộ sát, ngộ sát là trong tâm nhận nhầm người rồi, không phải do cảnh hỗn loạn, mà là tâm nhầm lẫn, muốn giết Vương Ngũ, nhưng tưởng Trương Tam là Vương Ngũ, trong tâm nghĩ sai rồi, một đao chém xuống, chém Trương Tam, đây là ngộ sát. Nếu ngộ sát thì cũng giống như thác sát, tức là đối với Vương Ngũ không kết thành tội căn bản, đối với Trương Tam thì không phạm, không có tâm giết, không phạm. Đây là nói với mọi người về ba tâm khác nhau, đại mạn tâm, tiểu mạn tâm, khắc tâm.

Xét về đại vọng ngữ, nếu dùng đại mạn tâm để nói đại vọng ngữ, tức là bất luận là người, phi nhân hay súc sanh, tôi đều gạt, nói đại vọng ngữ. Vậy đương nhiên đối với cảnh giới khác thì kết tội khác nhau.

– Đối tượng đến là người, họ nghe được rồi, thì tôi phạm tội thượng phẩm;

– Đối tượng đến là phi nhân, quỷ thần, họ nghe được rồi, thì tôi phạm tội trung phẩm;

– Đối tượng đến là súc sanh, chúng nghe được rồi, thì tôi phạm tội hạ phẩm, đại mạn tâm.

Vậy thì không xét đến vấn đề “thác” và “ngộ” nữa, cho dù là cảnh hỗn loạn cũng không hề gì, bởi vì quý vị dùng đại mạn tâm, không có sai hay không sai, mà ai nghe được thì kết tội với người đó. Vậy còn tiểu mạn tâm? Tiểu mạn tâm tức là chỉ muốn gạt người, không muốn gạt phi nhân và súc sanh, nhưng trong mọi người thì bất luận là Trương Tam, Lý Tứ hay Vương Ngũ, thì hết thảy đều gạt. Khi dối gạt hết tất cả, ví dụ như tôi nói ra, chỉ cần có một người nghe thấy, vậy thì phạm tội thượng phẩm; nếu là phi nhân và súc sanh đến, đương nhiên là tôi không phạm, không phạm tội căn bản rồi, tức là không phạm tội với họ, nhưng tôi muốn phạm đại vọng ngữ với người nên kết tội phương tiện, không gạt được người, đã gạt quỷ thần hoặc súc sanh đó rồi, trường hợp này thì sẽ không kết tội với quỷ thần và súc sanh, mà kết tội với người. Đối với người cũng không kết tội căn bản, bởi vì không gạt được người, cho nên chỉ kết một tội phương tiện, là như vậy, tiểu mạn tâm. Khắc tâm cũng như vậy, nhưng khắc tâm có một vấn đề, tức là nếu tôi chỉ muốn gạt Trương Tam, nhưng Vương Ngũ đến nghe. Tôi biết đối tượng của tôi là người, là người, nghĩ là người, nói ra họ nghe rồi, bất luận là Trương Tam hay Vương Ngũ, cũng bất luận quý vị muốn nói với ai, thì duyên này đã thành tựu rồi. Là người, nghĩ là người rồi, cho dù quý vị nghĩ sai rồi, tưởng anh ấy là Vương Ngũ, nhưng trên thực tế anh ấy là Trương Tam, đây là nghĩ sai rồi, có thác, có ngộ, thác chính là sai trên cảnh, ngộ tức là nhầm lẫn trong tâm, như vậy cũng vẫn phạm tội nặng, tội thượng phẩm không thể sám hối. Hay nói cách khác, khắc tâm và tiểu mạn tâm là tương đồng, kết tội là như nhau, đây là trường hợp của đại vọng ngữ.

Điều này mọi người có theo kịp không? Đừng sợ, nếu như lần này nghe chưa hiểu, không sao, sau này chúng tôi sẽ ra đĩa, mọi người có thể nghe lại lần nữa. Điều này tương đối vi tế, đều nằm trong Nam Sơn Tam Đại Bộ, phán xét rất vi tế. Thông qua sự vi tế này, thật ra có thể giúp chúng ta quán sát ba nghiệp của chúng ta, tạo tác của thân khẩu ý có phù hợp với giới luật hay không. Động một tí thì biết được, việc này có phạm giới hay không; nếu phạm, là tội thượng phẩm, trung phẩm hay hạ phẩm. Vừa động, ý niệm của chúng ta lập tức bắt kịp, quán chiếu như vậy chính là đang tu hành. Quý vị có thể quán như vậy, thời gian lâu dần sẽ được định. An trụ trong ý niệm thuần thiện, thuần thiện tức là giới nhỏ cũng không phạm, nhân giới được định. Khi quán chiếu cũng là trí huệ, không mất chánh niệm chính là trí huệ. Dĩ nhiên là trí huệ này không được cứu cánh, nếu [muốn] cứu cánh thì nên thêm vào sự quán sát trí huệ: tạo tác của ba nghiệp chỉ là tâm tướng của ta, đều là tướng trạng của tâm ta, tất cả tạo tác của thân khẩu ý, đều là tướng phần của tâm ta, không rời khỏi một tâm của ta. Đây chính là quán chiếu của trí huệ bát-nhã, đây chính là nhân định sanh huệ, đây chính là niệm xứ quán.

Học giới, Đại sư Ngẫu Ích nói: “Không hiểu rõ niệm xứ huệ, uổng công tụng mộc xoa thiên”. Nếu quý vị không tu trí huệ tứ niệm xứ quán, Đại-thừa cũng có tứ niệm xứ, pháp môn chỉ quán của Đại-thừa chính là niệm xứ huệ, trong Kinh Vô Lượng Thọ chính là bốn chữ “quán pháp như hóa”, đây chính là niệm xứ huệ. Quý vị không tu niệm xứ huệ này, vậy thì “uổng công tụng mộc xoa thiên”. “Mộc xoa” chính là giới, giới bổn, thuộc lòng cũng chỉ uổng công, không thể liễu sanh tử. Cho nên trên nền tảng của giới, dần dần vững chắc rồi, sau đó thêm vào huệ quán, trí huệ quán sát “nhất thiết duy tâm tạo”. Những quả báo mà nghiệp thiện nghiệp ác, hành vi thiện, hành vi ác chiêu cảm, hết thảy đều là tâm ta đang vận hành, ngoài tâm không có pháp, không pháp nào có thể đạt được. Vậy thì dần dần có thể phân biệt, thì ra tâm này của ta chính là một tướng sanh diệt, một niệm khởi một niệm diệt, một niệm khởi một niệm diệt, tạo thành sự vận hành, cảnh giới của ba nghiệp này, còn có tâm ý thức của của ta, đều là pháp sanh diệt, đây gọi là “duy tâm thức quán”.

Thông qua duy tâm thức quán, lâu dần thì quý vị sẽ biết, những pháp này đều là pháp sanh diệt, vậy thì khẳng định còn có pháp không sanh không diệt, phản quán “chân như”. Chân như không sanh không diệt, Pháp thân của chư Phật bình đẳng, vốn dĩ tịch tĩnh, đây chính là chân như thật quán, đây chính là tam muội thường tịch. “Quán pháp như hóa” là duy tâm thức quán; tam muội thường tịch” là chân như thật quán. Đạt được chân như thật quán, thì tri kiến của quý vị bình đẳng với Phật, minh tâm kiến tánh. Người như vậy niệm A Di Đà Phật thì được vãng sanh, đó là thượng phẩm thượng sanh, đây là người tu tịnh nghiệp tam phước thượng thượng phẩm trong Quán Kinh nói. Tức là có thể lãnh ngộ được đệ nhất nghĩa đế, đã khai ngộ, lý giải rồi, tuy chưa đoạn phiền não, phiền não vẫn chưa đoạn, nhưng là đại tâm phàm phu, thật sự phát tâm đại bồ-đề, vậy thì vãng sanh Tây Phương là thượng thượng phẩm.

Cho nên giới là căn bản. Chúng ta thông qua việc học giới để rèn luyện sự quán sát chánh niệm của chúng ta, nên đây là điều rất cần thiết. Trước tiên quý vị quán sát nghiệp của quý vị là thiện hay ác, bắt đầu từ đây, sau đó dần dần mới có thể làm được duy tâm thức quán, chân như thật quán. Vẫn chưa nắm chắc nền tảng, nhảy lên cao thì chắc chắn sẽ té xuống. Thoáng chốc thì học những đại kinh đại luận thù thắng đó, nền tảng bên dưới vẫn chưa vững, đến lúc đó trở thành thế nào? Duy tâm thức quán này, dù gì cũng duy tâm, tất cả đều là giả, vậy thì sát đạo dâm. Hiểu sai rồi thì phiền phức, “bài bác không có nhân quả”, tương lai sẽ thành quả báo ở địa ngục A Tỳ.

Cảnh tưởng của đại vọng ngữ đã nói xong rồi, tiếp theo nói về khai duyên, những trường hợp nào không phạm?

– Thứ nhất: “Nhược tăng thượng mạn nhân”. Nếu người này tăng thượng mạn, họ nhận biết sai lầm, cho rằng chính mình khai ngộ chứng quả rồi, nói với người khác, vậy đương nhiên là không phạm rồi. Nhưng họ cũng kết một tội hạ phẩm, cũng làm chướng đạo, công phu của họ sẽ không nâng cao, thậm chí còn tạo nghiệp ác.

– “Nhược thị nghiệp báo nhân duyên, bất ngôn thị tu đắc”. Bây giờ tôi căn cứ vào khai duyên của Tỳ Kheo Giới Tướng Biểu Ký, trong chúng ta cũng có Tỳ-kheo mới thọ giới, tiện thể học về nội dung trong Tỳ Kheo Giới Tướng Biểu Ký. Nhân duyên nghiệp báo này, tức là bẩm sinh là có sẵn rồi, không phải tu mà có được. Có một số người gọi là có công năng đặc biệt, họ có thể nhìn thấy thứ gì đó, có thiên nhãn, có thiên nhĩ, chỉ cần không nói những điều này là do chính mình tu được, vậy thì không phạm. Có được từ nghiệp báo, quả báo, những điều đó không có gì hay ho, Phật pháp không chú trọng thần thông. Nếu quý vị nói chim có thể bay, con người chúng ta nhìn thấy, chúng có thần túc thông, nhưng chúng ta có ngưỡng mộ chúng lắm không? Không, vì chúng không có trí huệ, chúng có thần thông như thế thì có ích gì? Nếu con người có thể bay trên trời, thì có gì khác biệt so với con chim đó? Vốn dĩ không cần thiết. Cho nên vẫn phải lấy trí huệ làm mục tiêu tu học của chúng ta.

– Tiếp theo, “nếu được pháp thượng nhân, nói với Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo-ni đồng ý kiến với mình”, như vậy thì không phạm, đây là nói đến Tỳ-kheo.

– “Nhược thuyết căn, lực, giác, ý, giải thoát tam muội, chánh thọ pháp, bất tự ngôn ngã đắc”, có nghĩa là thuyết chánh pháp, nói về ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát thánh đạo v.v…, nói tam muội, không nói tôi đạt được, tôi chỉ giải thích những pháp tướng này, vậy thì đương nhiên không phạm.

– Còn có “nhược hí tiếu thuyết”, nói đùa. Người khác hỏi: “Anh chứng mấy quả rồi?” Quý vị liền lấy ra hai trái táo, nói: “Nhị quả”. Nói đùa, đương nhiên là không phạm. Nhưng trường hợp này, cũng phạm tội hạ phẩm “thiếu oai nghi”. Nếu trong lúc quý vị nói đùa, người khác thật sự cho rằng quý vị đã chứng được Nhị quả thật rồi, vậy thì quý vị phải giải thích với người khác: Tôi nói đùa với anh thôi, không phải là thật. Phải nói rõ, nếu quý vị không nói rõ, biết rõ là họ đã hiểu như vậy rồi, mà quý vị còn không nói rõ, vậy thì quý vị trở thành đại vọng ngữ, phạm tội thượng phẩm. Cho nên đừng tùy tiện nói đùa. Nói đùa cũng thuộc về ỷ ngữ, vô nghĩa ngữ.

– “Nhược tật tật thuyết”, tức là quý vị nói rất nhanh, người khác nghe không rõ. “Tôi…” nghe thấy gì không? Không nghe được. Nghe mà không biết, vậy thì không phạm, nhưng cũng phạm tội hạ phẩm, bởi vì quý vị muốn nói, nói rất nhanh, nói không rõ ràng. Nói không rõ ràng, nếu muốn nói, đầy đủ những duyên khác, thì phạm tội trung phẩm; nói rõ ràng, là tội thượng phẩm; nhưng không muốn nói, nói rất nhanh, tật tật thuyết, vậy thì phạm tội hạ phẩm.

– “Nhược độc xứ thuyết”, tự nói chuyện một mình, tội hạ phẩm. Nhưng hôm qua chúng tôi đã nói về tự nói chuyện một mình, nếu quý vị ở trong cảnh rất nhiều người, trên thực tế không phải là một mình, mà quý vị tưởng một mình, vậy thì vẫn phạm tội trung phẩm. Tưởng [là] nói chuyện một mình, nhưng quý vị ở trong chúng, là tội trung phẩm. Hoặc bản thân thật sự ở một mình, nhưng tâm quý vị nghĩ bản thân đang nói trong chúng, hoặc bản thân nghĩ là nói với người khác, cho rằng thật sự có người, nói với họ, vậy là tội trung phẩm rồi.

– “Nhược mộng trung thuyết”, đương nhiên cũng không phạm, nằm mộng, nói mớ, vậy thì không phạm. Nhưng điều này nói rõ quý vị có những chủng tử nghiệp tập này, cần phải tha thiết sám hối.

– “Nhược dục thuyết thử thác thuyết bỉ”, là nói nhầm rồi, như vậy cũng không phạm. Nếu vô ý nói nhầm mới không phạm; cố ý nói nhầm, muốn cho người khác một chút ý nghĩa hàm súc, trường hợp này cũng có một vấn đề, cũng dùng “nói không rõ ràng” để phán xét. Ví dụ như, tôi chỉ nói, tức là vốn dĩ tôi muốn nói ai đó chứng Nhị quả rồi, nhưng nói nhầm, nói thành tôi chứng Nhị quả rồi, nhưng trong tâm tôi không nghĩ là nói tôi chứng Nhị quả, mà đang miêu tả Nhị quả để nói đến ai đó, lão Hòa thượng Quảng Khâm chứng Nhị quả rồi. Nói như vậy, đây là nói nhầm, không phạm, không cố ý, có lúc nói nhầm là điều khó tránh. Nhưng nếu cố ý nói nhầm, ví dụ quý vị nói như vậy: “Tôi tu hành cũng gần như lão Hòa thượng Quảng Khâm, Ngài đã chứng Nhị quả rồi”. Quý vị xem nói vậy thì có vấn đề phạm đại vọng ngữ rồi, bởi vì sao? Quý vị cố ý. Chỉ là nói không rõ ràng, có thể đối phương sẽ không hiểu. Hoặc người khác hỏi quý vị: “Vừa rồi anh nói vậy là có ý gì? Anh và lão Hòa thượng Quảng Khâm đều cùng cảnh giới, vậy anh cũng chứng Nhị quả rồi phải không?” Quý vị chỉ im lặng không nói, lại không nói rõ là không phải, cũng không nói là phải, đây là tội trung phẩm.

Những tội tướng này, thật ra trong đây vô cùng rắc rối, nghiệp nhân quả báo vô cùng phức tạp, tóm lại là nhân như vậy thì quả như vậy. Nói về phán tội, đây là thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm, như vậy là chia lớn; chia nhỏ thì vô lượng, nghiệp nhân quả báo đó cũng là vô lượng. Giới đại vọng ngữ này, chúng tôi đều đã giải thích cụ duyên thành phạm, cảnh tưởng, khai duyên rồi, tiếp theo chúng tôi nói đến tiểu vọng ngữ.

Tiểu vọng ngữ cũng là đủ sáu duyên thành phạm, không phải chín duyên, mà là sáu duyên. Đó chính là:

– Thứ nhất: Đối tượng là người;

– Thứ hai: Nghĩ là người;

– Thứ ba: Vi tưởng thuyết, tức là quý vị nói trái lòng mình;

– Thứ tư: Tri vi tưởng thuyết, bản thân cũng biết mình đang nói vọng ngữ;

– Thứ năm: Ngôn liễu liễu, nói rất rõ ràng;

– Thứ sáu: Tiền nhân giải, đối phương nghe rất rõ ràng, vậy thì phạm tiểu vọng ngữ.

Tiểu vọng ngữ thuộc về tội trung phẩm, ở đây thiếu, phía trước nói là chín duyên, ở đây thiếu ba duyên. Ba duyên này chủ yếu là vấn đề nói pháp hơn người, bỏ bớt ba duyên “cảnh hư vọng, tự biết cảnh hư vọng, nói pháp hơn người” chính là tiểu vọng ngữ. Đương nhiên cảnh tưởng cũng gần như nhau.

– Ví như đối với người, nghĩ là người, nói tiểu vọng ngữ. Tiểu vọng ngữ không phải là nói pháp hơn người, mà là lời nói dối gạt thông thường, nói trái lòng mình, đây chính là tội trung phẩm.

Là người, nghi là người, nói tiểu vọng ngữ, tội hạ phẩm, giảm xuống một phẩm, tác nhân nghi, hoài nghi họ là người sao? Hay là phi nhân?

Là người, tưởng là phi nhân, nói rồi, tiểu vọng ngữ, tội hạ phẩm;

Đối với phi nhân, tưởng là người, hoặc nghi là phi nhân, nói tiểu vọng ngữ, đều là tội hạ phẩm.

– Nếu nói tiểu vọng ngữ với phi nhân, nghĩ là phi nhân, cũng là tội hạ phẩm.

– Nếu đối với súc sanh, nghĩ là súc sanh, nói tiểu vọng ngữ thì sao? Đương nhiên là tội giảm xuống, nhưng hạ phẩm giảm xuống thì không còn nữa, nên vẫn là tội hạ phẩm. Bởi vì trường hợp này cũng có thể xảy ra, có thể nói tiểu vọng ngữ với súc sanh. Không sai, quý vị gạt một con chó, nó cũng nghe không hiểu, cho nên sự tổn hại đó không lớn, vì vậy tội được giảm xuống. Đương nhiên là thiếu những duyên khác, ví dụ như thiếu duyên “nói rõ ràng”, nói không rõ ràng, hoặc là đối phương không hiểu, như vậy thì tội đều giảm xuống, trở thành tội hạ phẩm.

Phần trước chúng ta nói rồi, giới trung phẩm tiểu vọng ngữ này, còn có ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, đều thuộc về giới trung phẩm, chúng ta đều tác pháp đối thú sám hối thì có thể xuất tội. Nhưng giới trung phẩm của đại vọng ngữ, vẫn phải đối trước ba vị, bởi vì đó là tội phương tiện của tội nặng, phải đối trước ba vị sám hối. Sát đạo dâm vọng, tội phương tiện của tội nặng là tội trung phẩm, nhưng cũng phải đối trước ba vị sám hối.

Khi thuyết giới, nửa tháng tụng giới một lần, tụng giới sư cũng luôn vỗ thủ xích ba lần: “Nay hỏi các cư sĩ, trong đây có thanh tịnh không? Nay hỏi các cư sĩ, trong đây có thanh tịnh không? Nay hỏi các cư sĩ, trong đây có thanh tịnh không?” Có hay không? Khi tụng Ngũ giới, thuyết giới sư đều phải hỏi. Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chúng ta cũng hỏi như vậy, tụng giới Tỳ-kheo thì hỏi tổng cộng chín lần, Tỳ-kheo-ni là hỏi tám lần, gọi là “tam phúc kiểm vấn” của tám lần. Hỏi rằng: Quý vị có thanh tịnh hay không? Có phạm giới hay không? Có phạm giới mà không sám hối, thì mau chóng ra đây phát lồ sám hối. Tất nhiên là nếu lúc này thật sự nhớ ra bản thân có tội, có thể phát lồ tại chỗ. Bản thân nghĩ và nói tại chỗ, nhỏ tiếng một chút, bản thân tác pháp phát lồ tại chỗ, chính là “Tôi tên gì phạm tội gì, vì gần đến lúc thuyết giới, sợ náo loạn chúng, nên chờ thuyết giới xong sẽ sám hối như pháp”. Nói ba lần như vậy, thì có thể cho qua, không xem là im lặng chứng tỏ quý vị thanh tịnh.

Nếu lúc này im lặng chứng tỏ bản thân thanh tịnh, vậy thuộc về mặc vọng ngữ, quý vị im lặng thì chứng tỏ là thanh tịnh rồi. Không thanh tịnh thì phải đứng dậy phát lồ sám hối, hoặc tối thiểu quý vị phải phát lồ trong tâm, nếu không làm vậy thì trở thành mặc vọng ngữ, tội mặc vọng ngữ là tội hạ phẩm, bởi vì ý não hại đại chúng tương đối nhẹ một chút. Mọi người đều im lặng, quý vị cũng im lặng, tức là trà trộn vào trong đó, trà trộn cho đủ số. Mọi người đều thanh tịnh, thật ra tôi không thanh tịnh, tôi trà trộn vào cho đủ số, tham gia thuyết giới, như vậy cũng có tội. Có tội gì? Tội mang tội thuyết giới, tội hạ phẩm, cũng phải sám hối. Cho nên quý vị xem, pháp sự thuyết giới là để chúng ta nhất định phải sám hối hết thảy tội, thanh tịnh rồi, quý vị là đệ tử Phật thanh tịnh. Thọ Ngũ giới rồi, là ưu-bà-tắc thanh tịnh; thọ giới Tỳ-kheo rồi, là Tỳ-kheo thanh tịnh, đến tham gia tụng giới, việc này là khiến cho chánh pháp trụ thế lâu dài, công đức đó rất lớn. Cho nên mặc vọng ngữ này thuộc về tội hạ phẩm. Bởi vì đã hỏi ba lần, ba lần quý vị đều im lặng, tức là ba tội hạ phẩm của mặc vọng ngữ.

Vì vậy, khi sám hối, miệng phải nói ra tội danh, tội chủng, tội tướng. Tội danh, tội danh là thuộc về tội hạ phẩm, hoặc thuộc về tội trung phẩm, tội thượng phẩm. Tội chủng là điều nào? Vọng ngữ, là đại vọng ngữ, tiểu vọng ngữ, hay mặc vọng ngữ. Ví như người khác hỏi quý vị: “Chứng quả chưa?” Quý vị im lặng, im lặng là không trả lời đã chứng, cũng không trả lời chưa chứng, đó thuộc về nói không rõ ràng, phạm tội trung phẩm. Người khác hỏi quý vị: “Hôm nay ăn cơm chưa?” Rõ ràng là quý vị ăn rồi, cũng không nói, không nói, vậy còn được. Nếu ấn tượng quý vị để lại cho người khác là gạt người, ví như người khác hỏi quý vị: “Nếu hôm nay anh ăn cơm rồi thì không cần trả lời”, nói như vậy. Vậy quý vị im lặng, thật ra chưa ăn cơm, mà im lặng lại chứng tỏ quý vị ăn cơm, trường hợp này cũng thuộc về mặc vọng ngữ, tiểu vọng ngữ, trường hợp này là tội hạ phẩm rồi.

Ở đây chúng tôi nói về khai duyên một chút.

– “Nếu không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không hay biết nói không hay biết”, những điều này đương nhiên là không phạm, “nếu thấy nói thấy, nếu nghe nói nghe”, vậy đương nhiên đều là nói lời chân thật, đều không phạm.

– Còn có một trường hợp: “Nhược ý hữu kiến tưởng tiện thuyết”, tức là tâm chúng ta nghĩ đến vấn đề gì thì nói ra, nói sai vấn đề đó rồi, ví như nói sai điều này rồi, vậy thì không gọi là vọng ngữ, bởi vì không nói trái lòng mình. Do quý vị nghĩ sai mà thôi, như vậy không phạm vọng ngữ, chỉ là nói sai. Đương nhiên nói sai rồi, biết được điều gì là chính xác, vậy thì phải đính chính lại, vẫn phải nói rõ lại với người khác, nếu không sẽ trở thành vọng ngữ. Ví dụ người khác hỏi quý vị ăn cơm chưa? Lúc đó trong tâm quý vị nghĩ, thật ra quý vị đã ăn rồi, quý vị nghĩ mình chưa ăn, liền nói vẫn chưa ăn. Người ta nói: “Đến đây, đến ăn nào”. Đột nhiên quý vị nhớ ra mình nói sai rồi, sau đó phải nói rõ với người ta mới được. Nói: “Xin lỗi, lúc nãy tôi đã nói nhầm, tôi ăn cơm rồi”. Như vậy thì không vọng ngữ. Nhưng vào giây phút mà quý vị không nói rõ điều đó, vậy thì trở thành vọng ngữ rồi, vậy là trái lòng mình rồi. Thật sự có rất nhiều người đều rất thích phạm điều giới này, vọng ngữ là nói lung tung thiếu suy nghĩ, nói trái lòng mình. Đây là tập khí tạo ác của chúng sanh, cho nên phải dùng giới để đối trị.

Tiếp theo nói đến “ỷ ngữ”. Ỷ ngữ là thuộc về lời nói vô nghĩa. Trong “Nam Sơn Luật Tại Gia Bị Lãm – Trì Phạm Thiên” chuyên nhắc đến, trong “Hành Sự Sao” có nói đến ỷ ngữ này. Ỷ ngữ này cũng bao gồm điều gì? Nói không đúng lúc. Tuy là nói lời chân thật, không nói vọng ngữ, nhưng quý vị nói không đúng thời điểm, không đúng lúc, vậy thì trở thành lời nói vô nghĩa, tức là ỷ ngữ rồi. Cho dù quý vị nói Phật pháp, nhưng cũng trở thành ỷ ngữ. Ví dụ như người khác vốn dĩ không muốn nghe quý vị nói pháp, quý vị còn ở bên cạnh nói: “A Di Đà Phật, Phật pháp tốt biết mấy, phải vãng sanh, nghiệp chướng của chúng ta đều rất nặng”. Người khác không muốn nghe quý vị nói, thì quý vị nói pháp không đúng lúc, nói pháp không đúng lúc thì trở thành ỷ ngữ, phạm giới. Tất nhiên nếu nói đúng lúc, tức là khi có thể nói pháp, hoặc có thể nói những lời đó, không nhất định là Phật pháp. Ví dụ như lúc người khác đang bận rộn, thì quý vị đừng nói quá nhiều lời với người khác, đây là người không rảnh, chớ làm phiền”. Quý vị đừng đến quấy rối vào lúc này, những lời nói đó người ta đều nghe không vào tai, cho dù lời nói của quý vị có thể là lời vàng ngọc, nhưng người khác cũng nghe không lọt tai, vậy thì trở thành ỷ ngữ.

Vì vậy, những điều này thật sự đều tương đồng với tác phong của người quân tử ở thế gian. “Quân tử bất trọng tắc bất oai”, họ phải thận trọng, quan sát thời cơ thích hợp, bây giờ nên nói gì, không nên nói gì, vô cùng thỏa đáng, vô cùng thích hợp, quá mức hay không đủ đều không được. Quý vị có lòng tốt nói với người khác rất nhiều rất nhiều điều, nhưng bây giờ không phải lúc, vậy thì cũng không nên nói. Nếu quý vị nắm bắt được bí quyết này, quý vị và chồng của quý vị, nhất định có quan hệ rất tốt. Vì sao vậy? Phần nhiều mâu thuẫn là bởi vì vấn đề lời nói. Lúc không nên nói thì nói rồi, lúc nên nói thì không nói, làm cho quan hệ lúc đó không hòa hợp. Trước đây, tôi từng nghe có một câu chuyện cười. Có một người mời người khác đến ăn cơm, mời ba người đến. Rốt cuộc người thứ nhất đến rồi, người thứ hai, thứ ba vẫn chưa đến. Nhưng anh ấy không khéo nói chuyện, sau khi thấy người đầu tiên đến và nói: “Còn hai người nữa, sao người nên đến vẫn chưa đến?” Người đó nghe thấy nên trong lòng không vui, hình như tôi không nên đến, sau đó bỏ đi rồi. Khi người đó bỏ đi, đúng lúc người thứ hai đến rồi. Anh ấy lại nói: “Người không nên đi đã đi rồi”. Kết quả là người đến sau cho rằng tôi nên đi, sao người không nên đi đã đi rồi, vậy thì tôi không đi không được. Quý vị xem, người này không biết cách nói chuyện, cho nên khiến cho mọi người cụt hứng bỏ về, đây đều thuộc về ỷ ngữ, trong tâm họ không có quán chiếu trí huệ, cho nên họ cũng sẽ tổn thương người khác. Dĩ nhiên là điều này tương đối vi tế. Thật sự tu, thì lời nói thật sự rất quan trọng.

Tiếp theo chúng tôi nói về “ác khẩu”. Ác khẩu, trong giới Tỳ-kheo, vọng ngữ là điều thứ nhất trong giới ba-dật-đề; ác khẩu là điều thứ hai, giới chửi mắng; lưỡng thiệt là điều thứ ba. Quý vị xem khẩu nghiệp đều để trước tiên. Kinh Vô Lượng Thọ cũng nói: Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá”. Khéo giữ khẩu nghiệp xếp trước tiên, sau đó mới thiện hộ thân nghiệp, bất thất luật nghi; thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm”. Khẩu nghiệp là dễ phạm nhất, mở miệng có thể làm tổn thương người khác. Vừa rồi chúng tôi đã nói ở phần trước, thật ra ác khẩu bao gồm rất nhiều, không chỉ là nói ác pháp sẽ chê bai tổn thương người khác, mà nói thiện pháp cũng sẽ chê bai tổn thương người khác. Quý vị có nhớ không, tôi đã đưa ra một ví dụ gì? Nếu quý vị nói với một Tỳ-kheo: “Thầy cũng đã là Tỳ-kheo ở a-lan-nhã rồi, sao vẫn còn chấp tướng?” Như vậy là chửi, đây là tổn thương người khác. Cho nên nói thiện pháp cũng sẽ thành ác khẩu.

Đương nhiên điều giới này cũng là đủ sáu duyên thành phạm.

– Thứ nhất: Đối phương là người;

– Thứ hai: Tự xuất hủy tử ngữ, là nói những lời ác khẩu;

– Thứ ba: Tri thị hủy tử, bản thân biết mình đang chê bai đối phương;

– Thứ tư: Tác chiết nhục bỉ ý, có ý niệm muốn đả kích để làm nhục đối phương, vậy thì trở thành nghiệp của tâm nói ác khẩu đó;

– Thứ năm: Nói rõ ràng;

– Thứ sáu: Đối phương hiểu, phạm tội trung phẩm.

Tội căn bản của điều giới này là trung phẩm, nếu nói không rõ ràng thì phạm tội hạ phẩm.

Điều giới này cũng có khai duyên, khai duyên cũng không ít.

– Điều thứ nhất, “nhược tương lợi cố thuyết”. Nếu muốn lợi ích đối phương, nói lời chê bai này. Ví như cha dạy con, sư trưởng dạy đệ tử, có lúc nói rất thô bạo, rất khó nghe, nhưng vì lợi ích của đối phương, đánh tức là yêu, mắng tức là thương, không đánh không mắng thì không thể thành tài, vì lợi ích của đối phương, có tâm khiến đối phương tốt hơn, vậy thì không phạm, đây không phải là ác khẩu. Tâm nói ác khẩu là muốn làm nhục, muốn đối phương khuất phục, chịu nhục, đó là tâm sân hận, mới gọi là ác khẩu; hoặc có tâm chuyên nói lời chê bai, châm biếm. Nếu đối với đối phương cho đến đạo hữu, khích lệ, đốc thúc nhau, vậy thì đều không phạm, phải xem tâm của quý vị. Cho nên tuy giới Thanh-văn là hành, hành vi, nhưng thật ra vẫn lấy tâm để luận tội nghiệp, kết tội, hay không kết tội, kết tội nặng hay nhẹ, đều xét từ tâm, không thể rời khỏi tâm này. Giới Bồ-tát thì càng xét đến tâm.

– Khai duyên thứ hai: “Nhược vị pháp cố thuyết”, vì Phật pháp. Ví dụ như đối phương đã nói tà pháp, vậy chúng ta có thể dùng chánh pháp để biện luận với họ, thậm chí là vì Phật pháp, có thể nói một số lời khiến họ khuất phục. Giống như nói đức Phật cũng chê bai Đề Bà Đạt Đa, Đề Bà Đạt Đa là diệt pháp, đức Phật cũng nói như vậy, nhưng không phạm ác khẩu, sao đức Phật có thể phạm giới được? Đức Phật không phạm giới, vì pháp mà nói.

– Còn có “nhược vị luật cố thuyết”, vì giới luật. Người nào đó phạm giới rồi, trực tiếp phê bình họ, điều này cũng được, vì hộ trì giới luật. Điều này thì đương nhiên đối phương phải tiếp nhận, nếu không tiếp nhận thì trở thành tranh đấu rồi, vậy thì không hay.

– “Nhược vị giáo thọ cố thuyết”, tức là sư phụ dạy đệ tử, nói những lời chê bai đó.

– “Nhược vị thân hữu cố thuyết”, vì lợi ích cho họ, nên nói với họ như vậy, đều được, không phạm giới. Thân thiết với họ, cho nên quý vị nói họ không khởi phản cảm, ngược lại còn hoan hỷ tiếp nhận. Như Ngụy Trưng dám khuyên can Đường Thái Tông, Đường Thái Tông rất vui vẻ, xem Ngụy Trưng như bạn thân, tuy là thần, nhưng cũng là bạn, bạn tốt, cho nên Ngụy Trưng có thể nói như vậy.

– “Nhược hí tiếu thuyết đẳng”, chữ “đẳng” này tức là khai duyên của đại vọng ngữ, tiểu vọng ngữ ở trước. Nói đùa, nói nhanh, nói một mình, nói mớ, v.v… còn có muốn nói lời này nhưng nói lời khác, cũng không phạm. Mặc dù không phạm, nhưng cũng sẽ phạm oai nghi. Nói đùa, nói nhanh, nói một mình (nói một mình là một mình ở đó lớn tiếng chửi mắng), những việc này đều phạm tội hạ phẩm.

“Lưỡng thiệt”, nói về cụ duyên thành phạm, cũng là đủ sáu duyên thành phạm.

– Thứ nhất: Thị nhân, giống như duyên đầu tiên của ác khẩu, thứ nhất: Là người, đều như nhau, vọng ngữ cũng vậy, đều là nói với cảnh giới người. Nếu không phải đối với người, mà đối với phi nhân, đối với súc sanh, thì tội sẽ giảm xuống một phẩm. Ví dụ như quý vị thấy con chó, đứng đó mắng nó, tội đó là tội hạ phẩm, mắng người là tội trung phẩm. Lưỡng thiệt cũng vậy, quý vị khiêu khích ly gián hai con chó, đó là tội hạ phẩm; khiêu khích ly gián hai người thì tội trung phẩm. Thứ nhất: Là người;

– Thứ hai: Thuyết bỉ ác sự, nói với người này người kia không tốt, nói với người kia về đúng sai của người này, nói chuyện thị phi của người khác, nói những việc thô ác này;

– Thứ ba: Truyền ư bỉ thử, truyền cho nhau, truyền lời thị phi;

– Thứ tư: Phân ly ý, tâm của họ nghĩ làm sao ly gián hai người này, chứ không phải giúp họ hòa thuận, có ý nghĩ này thì tạo nhân lưỡng thiệt, đây chính là tâm lưỡng thiệt. Nếu không có tâm này, sẽ không phạm lưỡng thiệt, cho nên có ý chia rẽ.

– Thứ năm: Nói rõ ràng;

– Thứ sáu: Đối phương hiểu, vậy thì phạm tội căn bản, trung phẩm.

Cảnh tưởng thì không triển khai nữa; là người, nghĩ là người, nghi là người, tưởng là phi nhân; hoặc là phi nhân, tưởng là người, nghi là phi nhân, năm câu này. Câu thứ nhất, phạm tội căn bản, tội trung phẩm, bốn câu sau là tội hạ phẩm, nói chung là nghe những câu này nhiều thì tương đối dễ rồi, mỗi điều giới đều như vậy. Câu cảnh tưởng chính là năm câu, đều là đối với cảnh giới người, trong tâm nghĩ là người, hoặc nghi là người, còn có tưởng là phi nhân, v.v…

Ở đây đặc biệt nói đến khai duyên, trong lưỡng thiệt cũng có khai duyên.

– Thứ nhất: “Nhược phá ác tri thức”. Ví như Xá Lợi Phất nhận sự điều động của Tăng đoàn, đến nói chánh pháp cho những đệ tử của Đề Bà Đạt Đa, dạy họ rời khỏi Đề Bà Đạt Đa, trở về Tăng đoàn của đức Phật, phá ác tri thức, đương nhiên là không phạm rồi.

– Thứ hai: “Phá ác bạn đảng”, cũng như vậy. Phá ác tri thức là phá Đề Bà Đạt Đa, phá ác bạn đảng là phá những đệ tử của Đề Bà Đạt Đa, họ là bạn đảng của Đề Bà Đạt Đa, nói với nhóm của họ, khiến họ hiểu rõ chân tướng, trở về Tăng đoàn. Tuy việc này giống như ly gián, nhưng vì chánh pháp, thì điều này không phạm.

– “Nhược phá phương tiện phá Tăng giả”, có phương tiện phá Tăng. Tức là trong Tăng đoàn có người muốn phá Tăng, gây ra tranh đấu trong Tăng đoàn, khiến Tăng chúng bất hòa, rất nhiều người vẫn còn tin họ. Thật ra Tăng là chúng hòa hợp, cũng có thể suy rộng đến bất kỳ đoàn thể nào. Trong bất kỳ đoàn thể nào, thật sự cũng có người gây thị phi, khiêu khích gây ly gián. Hạng người này là phần tử xấu, phá hoại hòa hợp của đoàn thể, vậy chúng ta vì muốn hộ trì sự hòa hợp của đoàn thể, chỉ ra vấn đề của họ, để cho mọi người đều biết đừng theo họ, đây không phải là lưỡng thiệt. Đương nhiên là vì chánh pháp, nếu bản thân cũng tà, vậy thì đó là chuyện khác.

– “Nhược phá phương tiện trợ phá Tăng giả”, tức là người nào đó phá Tăng, hoặc người khác giúp họ phá Tăng, nói rõ với mọi người, đừng theo những người này, đều không phạm lưỡng thiệt.

– “Nhược phá nhị tam nhân tác yết ma”, tức là trong Tăng đoàn, tác yết ma cần phải có bốn người trở lên mới có thể tác yết ma, hai người ba người là phi pháp, không hợp pháp, yết ma không thành, cho nên quý vị trực tiếp phá yết ma. Phá yết ma thì phá thế nào? Rất đơn giản, chính là nói “như vậy không được”, thế là phá rồi. Im lặng đồng ý, yết ma này mới thành tựu, tức là im lặng an nhẫn. “Tăng nhẫn mặc nhiên cố”, đây tức là có thể đồng ý việc này, chúng ta đều đồng ý, yết ma mới thành tựu. Nếu yết ma phi pháp, việc này không như pháp, vậy thì có thể phá.

Đối với người tại gia, khai duyên của chúng ta chỉ nói đến đây, đương nhiên hai điều phía sau là liên quan đến Tỳ-kheo, chúng tôi không nói nữa. Điều giới này thật sự bao gồm năm điều rồi, đại vọng ngữ, còn có tiểu vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, đã nói tổng cộng nội dung của năm điều. Bây giờ chúng tôi mới nói xong toàn bộ bốn giới sát đạo dâm vọng.

Tiếp theo chúng tôi nói điều giới thứ năm: “Không uống rượu”. Không uống rượu, trước tiên nói về chế ý. Vì sao Phật chế điều giới này? Căn cứ vào Giới Bổn Sớ nói: “Phàm tửu vi độc thủy, ẩm tắc thành hoạn. Linh nhân chí tính xương cuồng, quảng khởi chư quá. Phương phế chánh tu, chiêu trí cơ quá. Sanh hoạn chi bổn, ninh dung bất cấm?” Rượu chính là nước độc, cồn chính là độc, nó thật sự có thể gây mê thần kinh của chúng ta, khiến chúng ta mê hoặc điên đảo. Sau khi uống vào, say rồi, vậy thì sẽ làm rất nhiều việc xấu. Cho nên Phật ngăn cấm, điều giới này là giá giới, chỉ có giá tội mà không có tánh tội. Bản tánh của nó không có tội, nhưng uống nhiều rượu, uống say rồi, sẽ phạm bốn tánh tội sát đạo dâm vọng. Cho nên khiến cho tính tình của con người cuồng loạn phóng túng, phạm phải rất nhiều lỗi lầm, vả lại sẽ trở ngại, thậm chí bỏ dở chánh tu của chính mình, gây ra cơ hiềm và tội lỗi. Đặc biệt là chúng xuất gia chúng ta, uống rượu thì nhất định bị cơ hiềm, đệ tử Phật cũng không thể uống. Đây là gốc của việc sanh ra tội lỗi và tai họa, làm sao có thể không ngăn cấm? Đây là ý nghĩa Phật chế điều giới này. Chúng ta xem bản văn:

Bất luận thị hà đẳng tửu, đãn linh ẩm chi năng túy nhân giả, nhất tích bất khả nhập khẩu, ẩm tức phạm giới, cấp tu sám hối. Nhược bất cải giả, hiện thế vi nhân sở sỉ, tử đọa ác đạo. Nhược bệnh phi tửu bất năng dẫn dược, bạch sư hữu đẳng phương phục”.

(Bất luận là loại rượu nào, chỉ cần uống vào khiến cho người bị say, thì một giọt cũng không được đưa vào miệng, uống thì phạm giới, phải sám hối ngay. Nếu không sửa đổi thì đời này bị người khác sỉ nhục, chết đọa vào đường ác. Nếu bệnh, không dùng rượu thì không thể dẫn thuốc vào, phải bạch với sư trưởng, thiện hữu, v.v… mới được uống).

Ở đây, trước tiên nói đến “bất luận là loại rượu nào”, rượu gì, là rượu làm từ gạo, hay rượu làm từ lúa mạch, như bia, rượu nho, hay những rượu làm từ các loại hoa, rượu làm từ trái cây, thậm chí là không có bệnh cũng không thể tùy tiện uống rượu thuốc, rượu ngâm nhân sâm, bất kỳ loại rượu nào, cũng không thể uống. Chỉ cần “uống vào khiến cho người bị say”, cũng có nghĩa trong đây có hàm lượng cồn, vậy thì rượu này không thể uống. “Một giọt cũng không được đưa vào miệng”, đưa vào miệng, nếu nuốt xuống thì phạm, nuốt một ngụm thì phạm một tội, nuốt hai ngụm thì phạm hai tội, không phải là uống hết cả bình mới phạm một tội. Cho nên “uống thì phạm giới, phải sám hối ngay”, điều này thuộc về tội hạ phẩm, là giá tội. Cần phải sám hối ngay, phải đối trước Pháp sư tác pháp đối thú sám hối. “Nếu không sửa đổi”, nếu vẫn còn nghiện rượu, không chịu sửa đổi, “thì đời này bị người khác sỉ nhục”, mọi người đều xem thường hạng người này. Tự chuốc lấy nỗi nhục, con người không tự trọng, thì nhất định bị người khác khinh thường. Cho nên thân báo chính là như vậy, hoa báo chính là như thế. Sau khi chết thì đọa vào đường ác rồi, đến đâu để thọ sanh? Đến những địa ngục phân, rượu, làm con trùng ở đó, quý vị thích uống rượu sao? Vậy thì ngâm quý vị đến khi quý vị uống đủ mới thôi.

Nếu bệnh, không dùng rượu thì không thể dẫn thuốc vào”, đây là nói khai duyên, không phải là ngăn cấm uống rượu hoàn toàn, nếu có bệnh thì có thể uống, nhưng nhất định phải là không dùng rượu thì không thể dẫn thuốc vào. Thông thường thì rượu là chất dẫn thuốc, ví như hoắc hương chính khí thủy, rất nhiều thuốc đều có rượu. Bởi vì rượu đó, nó rất dễ hòa vào trong máu, sẽ lưu thông tương đối nhanh, có thể dẫn thuốc đến toàn thân chỉ trong chốc lát. Nếu quý vị bị bệnh nặng, thật ra dùng rượu sẽ rất mau khỏi bệnh, trường hợp này thì không uống không được rồi. Gặp duyên nguy hại đến tính mạng, nhất định phải uống, nhưng phải bạch sư trưởng, thiện hữu mới được uống. Điều này là người xuất gia chúng tôi, bởi vì đây là giới Sa-di, phải thưa với Hòa thượng A-xà-lê của mình, những vị sư trưởng mà mình y chỉ học luật, học pháp. Hoặc không có sư trưởng ở đó, chí ít cũng phải đối với đạo hữu đồng pháp, Tỳ-kheo đối với Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đối với Tỳ-kheo-ni, Sa-di đối với Sa-di, v.v…, thưa với những người đồng giới thể đồng pháp, đây chính là thiện hữu, mới có thể uống. Điều này thì người tại gia không cần thiết, có thể uống liền. Nhưng phải là không có rượu thì không thể chữa trị, chứ không phải tôi cảm thấy có chút không khỏe, có lẽ là tôi muốn uống rượu đến mức quá điên cuồng rồi, hay là uống một chút để trị bệnh tâm lý của tôi, như vậy thì không được, như vậy thì trở thành phạm giới rồi.

Trước đây Hòa thượng Quả Thanh của chúng ta, có một câu chuyện rất cảm động, khi đó Ngài muốn bế quan ở a-lan-nhã. Lần bế quan thứ nhất, mới xây xong gian nhà, rốt cuộc là vào lúc đó Ngài bị rắn cắn rồi, là rắn độc. Đưa đến bệnh viện, bác sĩ cho Ngài dùng thuốc giải, phải cho Ngài uống rượu, như vậy thì sẽ mau chóng thấm vào máu giải độc, nếu không thì nguy hiểm đến tính mạng. Kết quả là Hòa thượng Quả Thanh không uống rượu, Ngài trì giới, mọi người liền khuyên: “Thầy không uống rượu thì mạng cũng không còn”. Nghĩ đến điều này, không có rượu thì không thể chữa trị, phải bạch sư trưởng, thiện hữu mới được dùng. “Thôi được, tôi phải thưa với y chỉ sư”. Lúc đó, y chỉ sư của Hòa thượng Quả Thanh là Luật sư Đạo Hải, Luật sư Đạo Hải không ở đó, phải gọi điện thoại. Mọi người đều gấp đến mức mồ hôi nhễ nhại, gọi điện thoại cho Luật sư Đạo Hải, cuối cùng đã gọi được rồi. Hòa thượng Quả Thanh nói chuyện thì chậm rãi, rồi từ từ thưa chuyện. Sau khi thưa xong, Luật sư Đạo Hải nghe rồi nói: “Thầy mau chóng uống đi”. Sau đó mới được uống. Quý vị xem Ngài trì giới, thật sự là tính nguyên tắc rất mạnh mẽ, trong thời khắc quan trọng của tính mạng cũng không thể làm bừa, cũng không chịu phạm giới, chúng ta nên học tập tinh thần này. Khai duyên, trong khai có giá, giá chính là quý vị phải bạch sư trưởng thiện hữu mới được uống, quý vị không thưa cũng không được uống, người xuất gia là như vậy, đây là trong khai có giá, chúng ta phải làm đến trình độ nào mới không phạm giới. Đương nhiên là người tại gia không cần thưa, có thể uống liền.

Chúng tôi đã nói về bản văn của điều giới này, nói “thích văn” xong rồi, tiếp theo chúng tôi nói “cụ duyên thành phạm”. Chúng ta vẫn tham chiếu “Tỳ Kheo Giới Tướng Biểu Ký”, đương nhiên “Tỳ Kheo Ni Giới Tướng Biểu Ký” cũng như vậy. Điều giới này đủ ba duyên thành phạm:

– Thứ nhất: Là rượu;

– Thứ hai: Không bị bệnh nặng;

– Thứ ba: Uống rượu, phạm.

Phạm tội căn bản của điều giới này là tội hạ phẩm. Trong Ngũ Giới Tướng Kinh Tiên Yếu, sách Tiên Yếu này là do Đại sư Ngẫu Ích viết, chú giải Ngũ Giới Tướng Kinh, trong đó thêm vào một duyên, tức là thêm vào duyên thứ hai: Nghĩ là rượu. Là rượu, nghĩ là rượu mới phạm. Vấn đề này thì có chút khác biệt, chúng tôi có thể nói về cảnh tưởng trước. Cảnh tưởng, nếu chiếu theo cách phán trong Nam Sơn Tam Đại Bộ của Luật sư Đạo Tuyên: Là rượu, nghĩ là rượu; là rượu, nghi là rượu; là rượu, tưởng không phải rượu, uống vào thì đồng phạm, cùng phạm tội căn bản, tội hạ phẩm.

Điều này hình như có chút khác biệt với cách phán của Đại sư Ngẫu Ích, vậy làm sao thông suốt được? Đây là rượu, tưởng không phải rượu, tôi tưởng bình nước này là nước lọc, uống hết cả bình thì ra là rượu, lẽ nào tôi cũng phạm giới sao? Tôi uống nhầm, không phải muốn uống rượu, đương nhiên việc này không phạm. Dựa trên “Hành Sự Sao Tư Trì Ký” nói: “Tức là trước có phương tiện muốn uống, đến sau khi uống bèn sanh phi tưởu tưởng, nghi (tưởng không phải rượu hoặc nghi không phải rượu). Tâm sau không phạm, nhưng vì tiền phương tiện đã hình thành, cho nên phải kết là phạm giới. Trước phải là vô ý, mê vong mới khai duyên”. Ở đây đã nói rất rõ ràng, nó có thể thông với nhau. Vì sao trong cảnh tưởng của Luật sư Đạo Tuyên, là rượu, tưởng không phải rượu, cũng đã uống rồi, hoặc nghi là rượu, đây là rượu sao? Uống vào, vẫn phán tội căn bản? Nguyên nhân là trước hết có “phương tiện muốn uống” này, thì ra người này muốn uống rượu. Không phải là họ không muốn uống rượu, không phải từ đầu đến cuối đều không nghĩ đến uống rượu, uống nhầm thì không phạm, vì khi mới bắt đầu thì họ có ý niệm muốn uống rượu. Sau đó tưởng đây là một ly nước lọc, khi uống họ cũng tưởng không phải rượu. Nếu ly này thật sự là rượu, nhưng khi tôi uống lại tưởng không phải rượu, tưởng đó là nước lọc, hoặc nghi không phải là rượu, là rượu sao? Nghi là rượu, như vậy mà uống vào, thì sẽ phạm giới.

Đây là gì? Tâm sau thì không phạm, tâm sau là họ tưởng không phải rượu, nên không phạm, đây là tâm sau. Nhưng tâm trước của họ là muốn uống, họ muốn uống rượu, tâm trước muốn uống rượu, cầm lên thì nghĩ đây chắc không phải rượu đâu! Nhưng trên thực tế đó là rượu, uống vào, vậy thì thành tựu ba duyên này. Ba duyên nào? Là rượu; thứ hai: không bị bệnh nặng; thứ ba: uống, vậy thì phạm rồi, đầy đủ ba duyên. Là dựa vào một niệm tâm ban đầu của họ, kết tội một tâm niệm muốn uống rượu đó, bởi vì họ đã uống rồi, tâm niệm trước đó là muốn uống rượu, uống rồi, kết tội căn bản. Cho dù khi họ uống tưởng đây không phải rượu, tâm niệm này không kết tội, tưởng không phải rượu thì không kết tội, nhưng niệm trước muốn uống rượu, tâm đó thì kết tội, vả lại họ thật sự uống rồi, kết quả sau cùng là đã uống, đó là xét đến kết quả của họ, vẫn là uống rượu rồi. Cho nên hai cách phán này không có mâu thuẫn, đây là trong Hành Sự Sao Tư Trì Ký nói. Cho nên, “trước phải là vô ý, mê vong mới khai duyên”, nhất định là trước đó họ không có ý nghĩ muốn uống rượu, họ chỉ mê vong. “Mê” tức là họ tưởng đây không phải rượu, như vậy là mê, bổn mê, trước giờ đều là mê, tưởng đó không phải rượu, như vậy là mê; “vong” tức là trước đó biết nó là rượu, sau đó quên mất nó là rượu, nhưng họ không hề có ý niệm muốn uống rượu, như vậy mà uống vào thì khai duyên không phạm.

Vì vậy, nghiệp của tâm này, ở đây tôi phán xét rất kỹ, những điều này đều giúp chúng ta quan sát khởi tâm động niệm của chính mình. Cho nên khi trì giới đến mức rất tinh nghiêm, thật sự là quý vị nhìn thấy ý niệm của mình rất rõ ràng, đây là rèn luyện bản thân, nếu không thì quý vị rèn luyện thế nào? Khởi tâm động niệm phải thông qua sự rèn luyện, quý vị mới có thể nhạy bén. Bắt đầu từ đoạn ác tu thiện, một ý niệm khởi lên, thì tôi biết ý niệm này có phù hợp giới luật hay không, không phù hợp thì phải kết thúc nó ngay. Nếu lỡ như phạm rồi, điều này phải sám hối thế nào? Ý niệm khởi lên, lập tức buông xả, trách tâm sám; ý niệm khởi lên, đưa tay ra rồi, phải đối thú sám, có động tác, có tạo tác rồi. Phạm đến tội nào? Đây là thuộc về trung phương tiện, phương tiện gần, tôi đưa tay qua đó là trung phương tiện; sờ vào ly này, phương tiện gần. Cầm nó lên, vậy thì đối với giới trộm, lấy khỏi vị trí ban đầu thì phạm tội căn bản; vậy còn uống rượu, uống vào nuốt xuống thì phạm tội căn bản.

Đây là cảnh tưởng, chúng tôi cũng đã giảng xong. Phần khai duyên, nếu đây là rượu, tức là có màu rượu, hương rượu, vị rượu, đương nhiên là không thể uống rồi, đó chính là rượu. Nếu không phải rượu, tuy có tửu sắc, tưởu hương, tưởu vị, màu sắc của rượu, hương của rượu, vị của rượu, vị đó có hàm lượng cồn, nhưng không phải rượu. Không phải rượu thì có hai trường hợp, hai trường hợp này là gì? Ví dụ như rượu chua, rượu chua là rượu làm từ giấm, tuy trong đó có hàm lượng cồn, nhưng cũng không phải rượu. Loại không phải rượu này cũng không được uống, uống thì cũng vậy, uống những loại không phải rượu này là tội hạ phẩm, bởi vì sự cơ hiềm của nó ít hơn một chút. Còn có một loại là rượu ngọt, và những thứ như men rượu, bã rượu, nếu ăn những thứ này, có một số người cũng có thể rất thích ăn bã rượu, có biết bã rượu không? Trong bã rượu cũng có hàm lượng cồn, đầy đủ vị rượu, như vậy thì phạm tội hạ phẩm. Tức là giảm xuống một phẩm, trong hạ phẩm thì không phân chia nữa, nhưng vẫn có tội hạ phẩm. Còn có một trường hợp là dùng rượu hòa với thức ăn, dùng rượu, trường hợp này, ví như dùng rượu ngâm, trong đó có rất nhiều thức ăn, quý vị ăn nó, vậy cũng xem như là uống rượu vậy, phạm giới. Nhưng khi nấu thức ăn có rượu làm gia vị, chỉ là cho một chút gia vị, vả lại vừa nấu thì nó sẽ bốc hơi mất, vậy thì không phạm. Đương nhiên dùng bên ngoài cũng không phạm, dùng rượu bôi vào cơ thể, bôi vết thương để chữa trị, đều không phạm.

Vừa rồi nói đến vấn đề của cảnh tưởng, còn có một điều: Không phải rượu, tưởng là rượu hoặc nghi không phải rượu, vừa rồi chưa nói điều này, ở đây bổ sung một chút. Không phải rượu, tưởng là rượu, uống rồi, có phạm không? Vẫn phạm tội hạ phẩm. Hoặc không phải rượu, nghi không phải rượu, cũng phạm tội hạ phẩm. Đương nhiên bởi vì bản thân uống rượu là tội hạ phẩm, cho nên trong đây không cách nào tiếp tục phân chia hạ phẩm trong hạ phẩm nữa, không chia thành hạ hạ phẩm. Khái quát lại đều là tội hạ phẩm, nhưng trên thực tế tội nghiệp của nó có nặng có nhẹ, hạ phẩm trong hạ phẩm, uống rượu là thượng phẩm trong hạ phẩm, điều này cũng khác biệt.

Điều giới uống rượu này cũng nói xong rồi, ngày mai chúng ta sẽ học buổi cuối, sẽ giảng hết cho mọi người bốn điều giới còn lại. Cảm ơn mọi người.

 

HẾT

Cẩn dịch: Diệu Hiệp

Trả lời 0