Responsive Menu
Add more content here...

Bốn Duyên Thành Tựu Một Pháp

Theo Duy Thức học chúng ta có bốn yếu tố thành tựu một pháp: Thân nhân duyên, Sở duyên duyên, Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên.

 

Thân nhân duyên: chúng ta nói với tu hành là tất cả vốn là Phật, chúng ta vốn có bản tính Phật, cho nên Thân nhân duyên chúng ta đã có, giống như ai cũng có hạt giống thành Phật.

 

Sở duyên duyên: là nơi mà duyên (tiếp xúc), là phải có duyên với Phật pháp, không có duyên với Phật pháp thì không có tu, như vậy cũng chịu thôi.

 

Đẳng vô gián duyên: là duyên đó phải liên tục, có bình đẳng tiếp tục thì duyên đó mới thành tựu. Chứ tu một đời, đời sau làm người quyền quý, làm Tổng Thống đem ném bom nước khác. Hoặc tu một đời, đời sau ra một cô gái xinh đẹp đi làm gái lầu xanh hoặc làm gì đó, đời sau đọa lạc mất. Hoặc tu một đời, đời sau được lên làm thân tướng nam tử đại trượng phu, đẹp, giàu có vô cùng, như đời nay rồi bắt đầu làm việc chèn ép người, dụ dỗ v.v… phạm đủ các tội, đời sau lại vô Tam ác đạo, có nạn là Tam thế oán. Cho nên nhân duyên đó không có đẳng vô gián duyên được.

 

Cuối cùng là, Tăng thượng duyên: là duyên đó hỗ trợ cho chúng ta. Cho nên Pháp môn này Tăng thượng duyên rất tốt, về Tây Phương Cực Lạc là Tăng thượng duyên, các Pháp môn khác tu thường gián đoạn vì không có Tăng thượng duyên, vì không có Đẳng vô gián duyên. Nếu chúng ta về Tây Phương Cực Lạc, Đẳng vô gián duyên cũng có được, Sở duyên duyên là về Tây Phương Cực Lạc luôn luôn tu hành, không bỏ phí một chút thời gian nào, ở đó luôn luôn có thuyết pháp, dù quý vị ngủ đi chăng nữa cũng có con chim bay hót, phát ra âm thanh vi diệu, nói như bây giờ là chim robot. Rồi trong các hàng cây hoặc các cây hiện ra tivi 3D chiếu những cảnh thuyết pháp Khổ, Không, Vô-thường, Vô-ngã, các Ba-la-mật, lúc nào cũng vậy. Đi xuống hồ tắm cũng vậy, nước sóng gợn vang ra tiếng âm thanh vi diệu, toàn pháp mầu, cho nên lúc nào cũng nhắc nhở tu hành. Còn chúng ta ở đây chúng ta đâu có được nhắc nhở tu hành, có mấy ai, lâu lâu được nghe nhắc nhở tu hành chút, còn ra thế gian người ta bàn tán làm ăn, xây nhà, đó là nhắc nhở luân hồi. Ở Tây Phương Cực Lạc luôn luôn nhắc nhở tu hành, còn ở đây là nhắc nhở chúng ta tạo nghiệp luân hồi, nghiệp chưa đủ hay sao mà lại tạo tiếp, để rồi vào tiếp [luân hồi], nên rất là đáng thương. Pháp môn này nói chỉ có Phật với Phật mới biết.

 

(Trích VLT148 – Tạm Chia Sẻ Kinh Vô Lượng Thọ – Phẩm 47: Phước Huệ Thỉ Văn – Buổi 2- Thích Thiện Trang)

Trả lời 0