Responsive Menu
Add more content here...

Chân Thiện Tri Thức

Cho nên phải nghe lời Đại sư Ấn Quang: “Ai muốn độ chúng sanh, muốn làm chân Thiện tri thức, chân Thiện hữu thì ráng tu niệm Phật. Đạo tràng nhỏ thôi, ít người thôi. Nếu đông thì tách ra nhóm nhỏ”. Không có đông người thì không có ai chú ý. Tiền bạc không nhiều thì không có ai thấy, thìkhông có ai cướp giật. Hòa thượng nói: Chùa xây to, tiền nhiều thì người ta tới xuất gia đông, để chờ lấy chùa đó. Hoặc đợi đến khi thọ giới, giấy tờ đầy đủ rồi quậy tưng bừng chùa lên. Nhờ người này người kia phá cuối cùng chiếm luôn chùa là của mình, rất phức tạp. Cho nên thời này hãy nghe lời Đại sư Ấn Quang, Đạo tràng nhỏ không ai chú ý, chuyên tâm niệm Phật. Đó là chân Thiện tri thức, thọ trì như vậy.

Còn ai có duyên ra hoằng Pháp nhưng vào thời nay chông gai, không dễ. Hoằng Pháp thời nay còn phải núp bóng, nếu không núp bóng thì ra là người ta còn chửi te tua, tơi tả. Người ta không hiểu rồi nói: “Tại sao phải đề xướng niệm Phật? Tại sao không tu hai thời công phu giống như các chùa bình thường?” Thiện Trang mới nói lại: “vậy hai thời công phu có từ thời nào? Có từ thế kỷ thứ mười bảy, từ ngài Quốc sư Ngọc Lâm, sau khi làm Quốc sư. Có câu chuyện tình truyền kiếp mấy trăm năm giữa Quốc sư Ngọc Lâm và một thiên kim tiểu thư. Ngài là người đề xướng ra tu hai thời công phu sáng và tối. Còn trước kia thì không có. Trong Kinh Nhật Tụng có 20 bộ Kinh, là những bộ Kinh thường tụng. Lăng Nghiêm Thập Chú đó là mới [đề xướng vào] thế kỷ 17.

Còn chúng ta tu niệm Phật gần đây là chuyên nhất theo Đại sư Huệ Viễn, từ thế kỷ thứ 5, thứ 6 rồi. Cho nên mình tu theo Chư tổ thì không chịu, người ta tu theo người sau này, mà bắt mình đi vòng ngược lại. Rồi bên Thiền là quán thoại đầu, các Tổ sư bên Thiền đâu có tu như vậy, Như Lai Thiền cũng không tu như vậy. Cho nên họ không có hiểu biết rộng, rồi họ ép mình bắt phải tu theo họ. Đó là sự đáng thương. Nhiều khi thời nay đó là ma vương, thấy quý vị chuyên tu, thấy quý vị tu tốt, có khả năng giải thoát thì gây chướng ngại. Phải cản lại không cho chuyên tu, không chuyên niệm Phật nữa. Phải xen tạp vô để không vãng sanh nữa. Cho nên những người già coi chừng rớt đài, không được vãng sanh vì xen tạp nhiều quá. Còn những người trẻ trì Chú Đại Bi rồi niệm Phật thì cũng không sao. Nhưng những người già sắp vãng sanh rồi, đặc biệt những cụ già không biết chữ, cho nên ở nhà ráng tu niệm Phật. Đây là chúng ta thực hiện theo Kinh này. Trong Kinh nói: “Ưng thường niệm Phật nhi sanh hỷ” là thường niệm Phật thì sẽ sanh tâm hoan hỷ, không niệm khác.

Tạm dịch:

Diệu Pháp như thế may được nghe

Nên thường niệm Phật mà sanh hỷ

Thọ trì rộng độ dòng sanh tử

Phật nói người ấy thật bạn lành.

Bạn lành chính là Thiện tri thức. Chúng ta cố gắng làm Thiện tri thức. Thiện Trang xin trích trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ, do Đại sư Thanh Lương làm, có một bài kệ nói về sự phát tâm tu hành:

《大方廣佛華嚴經疏》卷15:

假使頂戴經塵劫,

身為床座遍三千,

若不傳法利眾生,

畢竟無能報恩者。

Giả sử đảnh đới kinh trần kiếp

Thân vi sàng tòa biến Tam thiên

Nhược bất truyền pháp lợi chúng sanh

Tất cánh vô năng báo ân giả.

Dịch nghĩa:

Giả sử đầu đội trăm ngàn kiếp

Thân làm giường tòa khắp Tam thiên

Nếu không truyền pháp độ chúng sanh

Rốt chẳng báo được ân chư Phật.

Giả sử đảnh đới kinh trần kiếp“: Giả sử đầu đội trăm ngàn kiếp. “Kinh trần kiếp” là trải qua nhiều kiếp như vi trần. “Thân vi sàng tòa biến Tam Thiên“: Thân làm “sàng” là giường, là tòa ngồi khắp cả cõi Tam Thiên. Ý nói quý vị giữ Bộ Kinh đội trên đầu, qua số kiếp nhiều như vi trần. Thân làm tòa ngồi để cho những người giảng Kinh, thuyết pháp khắp Tam Thiên. Hoặc quý vị cúng dường chỗ ngồi, chỗ nằm… cho nhiều người khắp cả Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Nhưng:”nhược bất truyền pháp lại chúng sanh“: Nếu mà không có truyền Pháp lợi chúng sanh thì: “Tất cánh vô năng báo ân giả” là không có cách nào báo được ân của chư Phật. Cho nên đoạn này như chân Thiện hữu. Đấy là cách để Hoằng Pháp lợi sanh thời nay.

(Trích trong bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – Đệ Tứ Thập Thất – Phước Huệ Thủy Văn – Buổi 2 (Bài 148/119)

Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang

Giảng ngày: 27.04.2022)