Responsive Menu
Add more content here...

“Chư hạnh vô thường, Thị sanh diệt Pháp , Sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc”

“Chư hạnh vô thường,

***Thị sanh diệt Pháp ***

Sanh diệt diệt dĩ

Tịch diệt vi lạc” (Kinh Niết Bàn)

Tâm cầu Pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật khi còn ở địa vị tu nhân khiến cho phàm phu con lòng hổ thẹn vô biên. Bởi ngày nay con được Thầy ngày ngày chỉ giáo, dạy dỗ tu hành mà con chưa làm được gì để đền đáp ân sâu.

Con xin kính chuyển đến chư vị hữu duyên trích đoạn trong ghi chép tóm lược lại bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – Phẩm Bảy – Tất Thành Chánh Giác – Buổi 2

*Giảng giải: *Thầy Thích Thiện Trang

Giảng ngày: 23.01.2021 – VLT 57

Thiện Trang đã từng chia sẻ về tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi đó ngài là một người rất thích nghe Pháp mà không được nghe. Một ngày nọ, ngài đi ngang một con đường, có một con quỷ đứng trên cây đọc lên hai câu trong một bài kệ. Vì hai câu đó thôi mà ngài sẵn sàng xả bỏ mạng của mình để cầu hai câu tiếp theo. Bài kệ đó như sau:

“Chư hạnh vô thường, thị sanh diệt Pháp”

Quỷ Dạ-soa là một loài quỷ ăn thịt người ở trên cây đọc như vậy. Chư hạnh vô thường là tất cả các hành đều biến đổi, thị sanh diệt Pháp là Pháp sanh diệt. Chúng ta học Phật pháp mà chỉ học tới đó thôi thì sẽ bi quan chán đời. Tức là mình chỉ học Khổ và nguyên nhân của Khổ thôi, mà mình không biết được diệt Khổ và con đường diệt Khổ như thế nào. Trong Tứ-diệu-đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo chỉ biết Khổ và Tập thôi mà không biết Diệt và Đạo. Diệt là niềm an vui và Đạo là con đường để đi đến niềm an vui đó. Như vậy đâu có thể giải quyết được vấn đề. Cho nên ngài tha thiết cầu quỷ Dạ-soa đọc tiếp hai câu kệ nữa. Quỷ Dạ-soa nói: Bây giời tôi đói quá, không thể nói được nữa. Ông hay cho tôi ăn thịt ông đi rồi tôi sẽ nói tiếp. Ngài nói, vì Phật pháp ngài sẵn sang xả thân để học. Nhưng nếu ông ăn thịt tôi rồi thì tôi đâu có nghe được hai câu tiếp theo. Vậy bây giờ tôi sẽ nhảy xuống một cái hố, chắc chắn tôi sẽ không trốn thoát được. Ông đọc hai câu kệ còn lại đi rồi ăn thịt tôi. Khi đó quỷ Dạ-soa đọc hai câu kệ tiếp:

“Sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc”. Sanh diệt diệt dĩ là sanh diệt đã diệt đi rồi, chính là tịch diệt vi lạc, sự vắng lặng chính là niềm vui. Tịch diệt vi lạc là Niết Bàn. Niết Bàn mới là niềm vui rốt ráo.

Muốn được Niết Bàn thì phải sanh diệt diệt dĩ, tức là đối với các Pháp ta phải nhìn là nó biến hóa vô cùng. Như trong kinh Vô Lượng Thọ nói: “Uất đơn thành thất bảo, hoành lãm thành vạn vật. Quang tinh minh câu xuất…”. Có nghĩa là thế giới này không thật, chỉ là giả mà thôi. Nếu chúng ta chứng được địa vị Bát-địa Bồ-tát thì chúng ta thấy được thật tướng các Pháp không sanh không diệt. Chảng qua chỉ là biến chuyển vô cùng. Những ánh sáng đan xen nhau chiếu ra hiện ra giống như màn hình trên ti-vi mà thôi. Đó là trong kinh Vô Lượng Thọ nói. Chúng ta hiểu được, nhưng làm không được. Vì làm không được cho nên Phật có phương tiện dạy cho chúng ta: con không chứng được thật tướng các Pháp, thôi niệm Phật sanh về Tây Phương Cực Lạc. Về đó tuy nghiệp vẫn còn, nhưng con có thời gian tuổi thọ là vô lượng, là điều kiện tốt nhất để tu tập. Ngoài ra con có bạn đồng học, đồng tu là chư thượng thiện nhân, tức là toàn bậc Bồ-tát Bổ-xứ ở Tây Phương Cực Lạc, đều là bạn học của mình. Cho nên gọi là “bất thoái Bồ-tát vi bạn lữ”. Còn có Thầy tốt là đức Phật A Di Đà. Cho nên nếu chúng ta về Tây Phương Cực Lạc rất là tuyệt vời. Bao nhiêu sự khó khăn trong tu hành, lên đến Tam-thiền rồi lại rớt xuống, Tứ-thiền còn không được, chưa nói đến ra khỏi sanh tử luân hồi, khó như vậy đó. Bây giờ chúng ta đi vào pháp môn dễ. Gọi là dễ là dễ tu dễ chứng so với các pháp môn khác, chứ không dễ đến mức là chúng ta nằm ngủ thẳng cẳng mà có thể thành tựu được. Quý vị có hiểu điều đó không? Cho nên chúng ta đây gọi là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Chúng ta đang cùng nhau một chí hướng, cùng một mục tiêu. Nói như ngày nay là về Tây Phương Cực Lạc chúng ta tiếp tục chia sẻ kinh Vô Lượng Thọ.

 

Trả lời 0