Responsive Menu
Add more content here...

Hành Hữu Bất Đắc, Phản Cầu Chư Kỷ

“Gia bần tri hiếu tử
Quốc loạn thức trung thần
Hoạn nạn kiến chân tình
Nhẫn nhục thấu hiền nhân”
Tạm dịch:
Nhà nghèo mới biết con ngoan
Nước nguy thời biết ai tròn lòng trung
Gặp nạn mới thấy bạn thân
Nhẫn nhục thời rõ hiền nhân người nào
Gia bần là nhà nghèo. Nhà nghèo mới biết con mình người nào có hiếu. Nhà giàu thì không biết vì có khi vì tài sản nên nó đối xử với mình tốt, để nó kiếm tài sản. Nhưng mà nhà nghèo mà nó không bỏ mình thì đó thật là đứa con hiếu. Cho nên gọi là gia bần tri hiếu tử. Quốc loạn thì thức trung thần. Khi đất nước gặp loạn mới biết quân thần nào là người trung thành với đất nước. Không lo bỏ chạy mà lo giúp nước, cứu nước. Đây là trong Cách Ngôn Bảo Lục. Cũng như vậy chúng ta tu hành muốn thấy được đức hạnh của ai thì coi trong hoàn cảnh. Trong nghịch cảnh dễ phát hiện ra. Khi người ta chửi mắng hay hoàn cảnh nghịch chút xíu, có giữ được tâm phát như ban đầu hay không, có trách móc người ta hay không. Trong khi Hòa thượng luôn dạy chúng ta là “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”. Việc làm mà không thành thì hãy nhìn lại chính mình. Chúng ta không nhìn lại mình chứng tỏ công phu tu hành của mình kém nên chúng ta thường đổ lỗi cho người khác, không nhìn lại chính mình. Cho nên trên con đường tu hành, khi nghịch cảnh xảy ra mới biết ai là người có công phu tu hành. Trong hoàn cảnh mà người ta không sanh phiền não, người ta bỏ xuống được nhanh, hoàn cảnh bị phỉ báng này kia, đó là người giỏi, người tu khá. Còn những người nói rất hay, nhưng gặp hoàn cảnh không thực hiện được những điều mình nói. Đó chứng tỏ là công phu chưa tới, rất đáng thương.
“Hoạn nạn kiến chân tình. Nhẫn nhục thấu hiền nhân”
Khi gặp hoạn nạn mới gặp được những người nào thật tình, chân tình với mình. Còn nhẫn nhục mới thấy rõ được hiền nhân. Ai nhẫn nhục được đó là người hiền. Còn mới nói chút xíu chịu không nổi thì không được.
Tu hành không thể nào mà đường bằng phẳng đâu. Nếu mà đường đời đều bằng phẳng, anh hùng hào kiệt có hơn ai. Tu hành mà quý vị mong đường tu của mình bằng phẳng, thì làm sao có thể kiểm nghiệm công phu của mình được, làm sao mình biết được mình có công phu hay không. Lâu lâu cũng phải bị đồng tu, bị người này khảo một chút, người kia khảo một chút. Khảo qua khảo lại để thử công phu của mình. Cho nên chúng ta phải tri ân phải biết ơn những người ấy. Còn mình thì tức quá, mình không như vậy mà sao nó nói mình như vậy. Không có gì mà gán cho mình bao nhiêu tội, rồi phỉ báng này kia. Cho nên đó là nhẫn nhục thấu hiền nhân. Cho nên đó là giả, công phu mình chưa đắc lực.
Cách nhận ra có được công phu hay không là chịu được áp lực sâu hay không, chịu được hoàn cảnh khảo đảo hay không. Còn tu hành mà thuận duyên thì dễ rồi. Như Hòa thượng nói tu hành thuận duyên thì dễ đọa lạc. Vì ở trong thuận duyên mình không có khảo nghiệm, mình không biết cho nên dễ bị đọa lạc. Nghịch duyên thì dễ sân hận, cũng rớt cũng đọa lạc thôi à. Cho nên tu hành phải có thuận duyên và nghịch duyên. Lâu lâu phải có nghịch duyên, lâu lâu phải có thuận duyên, đảo qua đảo lại. Ai chuyển trạng thái càng nhanh mà tâm vẫn như cũ, như như bất động trước mọi cảnh giới. Thì đó gọi là tịnh huệ, là ly dục thâm chánh niệm. Học đoạn kinh văn này chúng ta phải cố gắng thực hành được. Tu không phải là nói, mà phải thực hành được.
(Lời nói của cổ nhân được Thầy Thích Thiện Trang giảng trong bài giảng kinh Vô Lượng Thọ 57 – 23/01/2021)
 
 
 
 
Trả lời 0