Responsive Menu
Add more content here...

Tập 103 – Học Phật Vấn Đáp

VẤN ĐÁP HỌC PHẬT

 Tập 1

(tập 103 Tịnh Tông)

Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Không

Thời gian: 10/10/2008

Địa điểm: Hiệp hội giáo dục Phật-đà Hồng Kông

 

Quý vị pháp sư, quý vị đồng tu, mời ngồi! Hôm nay có 53 câu hỏi, chúng ta trả lời từng câu theo thứ tự. 

Hỏi: Đầu tiên là câu hỏi của đồng tu Trung Quốc, câu đầu tiên, có một vị cư sĩ ở Hà Nam hỏi, có người lấy danh nghĩa của pháp sư Tịnh Không quyên góp, xây chùa, làm pháp hội, xin hỏi có chuyện như vậy không?

Đáp: Bạn hỏi rất hay, không có chuyện này. Tôi nói với quý vị, đời này của tôi noi theo Đại sư Ấn Quang, tổ sư đời thứ 13 của Tịnh tông chúng ta, cả đời ngài không xây chùa chiền, không nhận đồ đệ xuất gia, không truyền giới, tôi cảm thấy cách làm của ngài mang lại lợi ích rất lớn đối với hàng hậu học chúng ta. Tiếp nhận cúng dường của mười phương, tổ sư đều dùng vào việc in kinh, in sách khuyến thiện cúng dường đại chúng, điều này tôi đã học được. Cho nên tôi đã giảng rất nhiều lần, nếu như có người dùng danh nghĩa của tôi quyên góp, xây chùa chiền, làm pháp hội, toàn bộ đều là giả, chắc chắn không có chuyện này. Nếu như gặp được, hãy trực tiếp gọi điện thoại tới hiệp hội để hỏi thăm, nhất định không thể mắc lừa. Cảm ơn câu hỏi của bạn. 

Hỏi: Câu hỏi tiếp theo, có một vị cư sĩ dùng tâm nghi hoặc nghe kinh nghe pháp trong một thời gian dài, lại thường ngắt câu lấy nghĩa, trước mắt tuổi tác đã lớn, bắt đầu lo lắng cho hướng đi của mình, xin hỏi nên vãn hồi như thế nào?  

Đáp: Trong phật pháp thường nói, quay đầu là bờ, chỉ cần quay đầu thì được cứu, nhưng mà hoài nghi thì không cứu được. Phải thật sự tin tưởng, tin tưởng phương Tây có thế giới Cực Lạc, tin tưởng thế giới Cực Lạc có A-di-đà Phật, tin tưởng niệm Phật thì A-di-đà Phật chắc chắn tới tiếp dẫn bạn vãng sanh. Tín tâm đứng vị trí hàng đầu, nếu như không có tín tâm, bạn niệm Phật cũng không thể vãng sanh. Làm sao xây để dựng tín tâm? Đích thực là kinh điển giúp đỡ chúng ta xây dựng tín tâm. Đáng tiếc là vị cư sĩ này nghe kinh nhiều năm như vậy, ông ấy hoài nghi, cho nên không thể xây dựng tín tâm, đây là nghiệp chướng của bản thân ông, hãy nói cho ông biết nhất định phải có tín tâm. Bởi vì chuyện vãng sanh, không chỉ là những người trước đây vãng sanh bạn đọc được trong “Tịnh Độ Thánh Hiền Lục”, “Vãng Sanh Truyện”, hiện tại nếu như bạn để ý một chút, người niệm phật vãng sanh xung quanh chúng ta rất nhiều, đó đều là bằng chứng thép của chúng ta. 

Hỏi: câu hỏi thứ ba, Cõi Thường Tịch Quang Tịnh tức là chân chánh của chính mình, sao lại có cõi Thật Báo Trang Nghiêm? Vốn không dao động, là ai đang dao động?

Đáp: là chính bạn đang dao động, người khác không dao động, chính bạn đang khởi tâm động niệm, chính bạn đang phân biệt chấp trước, không liên quan chút nào đến hết thảy mọi người. Chuyện này bạn nghĩ kĩ thử xem, càng nghĩ càng phân biệt, càng nghĩ càng chấp trước, bạn vĩnh viễn không cởi được nút thắt này. Làm thế nào để cởi bỏ? Trong kinh đức Phật nói với chúng ta:  Bản thân đừng nghĩ, đừng hoài nghi, đều buông xuống vọng tưởng phân biệt chấp trước thì sẽ chứng đắc. Cho nên, bạn ngày ngày đang nghĩ, đang hỏi, đều là chướng ngại, chư Phật tới giảng kinh thuyết pháp cho bạn, bạn cũng không có cách nào nhập môn được. 

Hỏi: câu hỏi thứ tư, trong “Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán” nói, “một hạt bụi bao trùm khắp pháp giới”, có thể giải thích là con niệm phật, tức là chúng sanh toàn bộ hư không pháp giới đang niệm phật không? Nếu như không phải, chúng ta làm sao giúp đỡ họ?

Đáp: Thế Tôn rất từ bi, dạy chúng ta đừng khởi tâm, đừng động niệm, đừng phân biệt, đừng chấp trước, bạn lại cứ có nhiều vọng tưởng phân biệt chấp trước như vậy, bạn đang làm trái lời Thế Tôn. Nếu như bạn nghe lời Thế Tôn, thử buông xuống khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước xem, xem bạn có thể nhìn thấy “một hạt bụi bao trùm khắp pháp giới” hay không? Tôi tin rằng bạn nhất định sẽ nhìn thấy, tại sao vậy? Bạn thành Phật rồi. Đây là phải hạ công phu, chứ không phải là nghiên cứu. 

 

 

Hỏi: câu hỏi thứ năm, “hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”, nếu người nhà không tin Phật, lúc chúng con niệm Phật tụng kinh, quán tưởng họ cũng đang cùng niệm liệu có giúp đỡ được cho họ không?

Đáp: sẽ có, có giúp đỡ. Nếu như bạn kiên trì bền bỉ, dần dần sẽ giúp người trong nhà bạn đều tin Phật. 

Hỏi: xin hỏi làm thế nào đạt được tâm chân thành, trước mắt đệ tử vẫn chưa đạt được cấp bậc do cảm mà đi làm hết thảy mọi việc, nên làm việc như thế nào để giải quyết vấn đề hành trì, xin pháp sư khai thị. 

Đáp: trong cuộc sống thường ngày, trước tiên phải thừa nhận bản thân chúng ta làm phàm phu hèn kém nghiệp chướng sâu dày, không phải thánh nhân. Đừng nói đại thánh, ngay cả tiểu thánh chúng ta cũng không làm được. Tiểu thánh ở cấp độ thấp nhất, Tiểu thừa Tu-đà-hoàn, sơ quả này, Bồ-tát quả vị Sơ tín trong kinh Hoa Nghiêm, đây là quả vị tiểu thánh nhỏ nhất, chúng ta không cách nào so sánh được. Lúc tôi giảng kinh cũng thường nói với quý vị, nhiều năm như vậy, tôi thường khuyên bảo mọi người phải buông xuống tự tư tự lợi, buông xuống danh văn lợi dưỡng, buông xuống ngũ dục lục trần, buông xuống tham sân si mạn, đây là cảnh giới gì? Tôi nói rất rõ ràng, đây chỉ mới tới cửa thôi, còn chưa bước vào, Tiểu thừa sơ quả mới tiến vào. Hiện nay chúng ta tới cửa sơ quả, chỉ tới cảnh giới này, có thể thấy được vấn đề này không dễ dàng. Nhưng mà tới được cửa, nếu như gặp được pháp môn niệm Phật, thật sự có thể tín, có thể nguyện, có thể hạnh thì chắc chắn vãng sanh. Vãng sanh về đâu? Vãng sanh tới cõi Phàm Thánh Đồng Cư, bạn có nắm chắc vãng sanh; nếu như vào cửa rồi thì không còn là cõi Phàm Thánh Đồng Cư nữa, mà vãng sanh tới đâu? Vãng sanh tới cõi Phương Tiện Hữu Dư, điều này phải biết. Cho nên mặc dù chúng ta không thể vào cửa, có thể tới cửa đã là rất tốt rồi, đối với người niệm Phật có sự giúp đỡ mang tính quyết định. 

Hỏi: câu hỏi thứ bảy, có một vị pháp sư trẻ cầm tấm ảnh chụp chung với hòa thượng, tự xưng là đồ tôn của ngài, khoe khoang khắp nơi rằng mọi lúc đều có thể báo cáo với ngài, truyền đạt khai thị của ngài, xin hỏi có chuyện như vậy không? 

Đáp: tôi không biết, đây là bịa đặt gây chuyện. Người thật sự thành thật sẽ một câu Phật hiệu niệm đến cùng, phàm là bịa đặt gây chuyện đều có vấn đề. Ngạn ngữ Trung Quốc chúng ta có câu: “Người tới nói thị phi tức là kẻ thị phi”, bản thân tôi đến đồ đệ tôi còn không có, làm sao mà có đồ tôn cho được! Phải có đồ đệ rồi mới có đồ tôn, đồ đệ thu nhận đệ tử mới gọi là có đồ tôn, tôi không có một đồ đệ nào, làm sao có đồ tôn được! Đây là bịa đặt gây chuyện. Chuyện này ở trong nước rất nhiều, chuyện này trước đây Cục trưởng Diệp cục Tôn giáo đã nói với tôi, có một lần ông ấy tới Hồng Kông, sáng sớm mời tôi cùng ông ấy ăn sáng, ông ấy nói, trong nước có rất nhiều người lấy danh nghĩa của tôi rêu rao lừa gạt, làm một số chuyện phi pháp, ông ấy nói chuyện này thầy không biết. Tôi thật sự không biết, ông nói những chuyện này Chính phủ sẽ xử lý. Cho nên tương lai quý vị gặp được những chuyện như vậy, thì liền biết được chắc chắn là giả, không phải thật. Chúng tôi không nhờ người khác đi hóa duyên, hoặc là đi hoằng pháp, không có chuyện này, ở trong nước hay nước ngoài đều không có, chúng tôi giảng kinh hoằng pháp là dùng mạng internet, truyền hình, không dùng bất kỳ phương thức nào khác. Mạng internet, chúng tôi có trang Hiệp hội giáo dục Phật đà Hồng Kông; truyền hình chúng tôi có kênh vệ tinh Hoa Tạng, thông thường ngoài hoằng pháp, giảng kinh ở những nơi này, tôi không giảng kinh, cũng không thuyết pháp ở những nơi khác. Có một số nơi mời tôi tổ chức chuyên đề diễn thuyết, chuyện này có, những hình thức khác thì không có, tuyệt đối không hóa duyên với người khác. Hi vọng quý vị đồng tu biết chuyện này. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, đệ tử năm nay 64 tuổi, bởi vì vô số nguyên nhân mà không sanh khởi được tâm hiếu thảo, chính mình cũng rất phiền não, tại sao không thể phát tâm lớn của Địa Tạng Bồ-tát, có phải do không biết túc mạng nên mới như vậy? 

Đáp: có, có chuyện như vậy, nếu như bạn biết túc mệnh, thực sự dễ dàng sanh khởi tâm hiếu thảo. Nếu như thực sự không thể sanh khởi, trung tâm văn hóa ở Thang Trì, Lư Giang, An Huy, có thời gian thì tới đó tìm hiểu, nếu như họ tổ chức tọa đàm giống như hạnh phúc nhân sinh, thời gian không dài, đại khái khoảng 4 đến 5 ngày, bạn có thể tới đó tham gia một lần, biết đâu tâm hiếu thảo của bạn sẽ được khởi phát. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, làm sao mới có thể khiến người nhà ăn chay và dùng đồ chay cúng tổ tiên? Nếu như dùng đồ chay cúng tổ tiên, tổ tiên liệu có đồng ý không? 

Đáp: chuyện này bạn đa tâm, đa nghi rồi. Tổ tiên thông minh hơn bạn, tại sao vậy? Biết được năm đó còn sống cả đời ăn thịt, kết oán thù với rất nhiều chúng sanh, tạo thành một đống oan gia trái chủ, đều không chịu tha cho họ, nên họ mới biết mình sai rồi. Hiện tại bạn ăn chay rất hiếm có, bạn dùng đồ chay cúng tổ tiên là hiếu kính tổ tiên, dùng đồ mặn cúng tổ tiên là tăng thêm tội nghiệp cho tổ tiên, đem món nợ sát sanh ăn thịt này tính lên đầu tổ tiên, bạn nói xem bạn làm vậy có được coi là hiếu thuận hay không? Cho nên rất nhiều bài văn của Đại sư Ấn Quang đều khuyên mọi người dùng đồ chay cúng tổ tiên. 

Hỏi: câu hỏi thứ mười, đệ tử vừa tốt nghiệp cấp 3, bởi vì thành tích không thể đậu đại học, hiện tại đệ tử muốn xuất gia, sư phụ hi vọng đưa đệ tử tới Úc nhờ pháp sư bồi dưỡng, học tập giảng kinh. Nhưng đệ tử muốn ở lại chùa làm chúng thanh tịnh, nhận sự rèn luyện của giới luật, trừ bỏ tập khí của chính mình rồi mới tới Úc, xin pháp sư từ bi. 

Đáp: tên của bạn tôi không biết, tôi không biết bạn là ai, tôi đã từng gặp bạn chưa, tôi cũng không biết. Xuất gia, bất kể là tại gia hay xuất gia, phải cắm vững ba gốc rễ Nho Thích Đạo trước thì mới có tiền đồ, học tập ở bất kì nơi nào đều được. Ba gốc rễ này là Đệ Tử Quy của Nho gia, Cảm Ứng Thiên của Đạo giáo, Thập Thiện Nghiệp của Phật giáo. Không có ba gốc rễ này, thọ giới cũng sẽ không đắc giới, đó chỉ là hình thức mà thôi, có ba gốc rễ này mới là thật. Cho nên ba gốc rễ này là giới luật của giới luật, căn bản của căn bản, nhất định phải nghiêm túc học tập, ở nơi này tôi khuyên bạn vài câu như vậy. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, con trai đệ tử bảy tuổi do đột biến gen mà bị bệnh teo cơ, y học hiện nay không cách nào chữa trị được, xin hỏi đây có phải là bệnh nghiệp chướng không? Nên đọc bộ kinh nào thì phù hợp với con trai? Sau khi tụng kinh hồi hướng cho oan gia trái chủ của con trai hay là hồi hướng cho bản thân con trai?

Đáp: con trai của bạn còn rất nhỏ, chỉ mới bảy tuổi, bệnh này có thể là nghiệp chướng, cũng có thể là oan gia trái chủ tới đòi nợ. Nếu như oan gia trái chủ tới đòi nợ, nhất định phải hóa giải, họ rời đi thì bệnh tự nhiên khỏi; nếu là bệnh nghiệp chướng thì cần phải sám hối. Con trẻ, tuổi còn nhỏ chưa hiểu, người nhà bạn phải thay con sám hối. Hai nhân tố này đều có khả năng, bạn tỉ mỉ quan sát rồi giúp đỡ con.

 Hỏi: câu hỏi tiếp theo, trong nước có một ngôi chùa luôn tổ chức Phật sự hộ quốc tiêu tai Tam Thời Hệ Niệm, gần đây có mấy vị đồng tu nhìn thấy dưới gốc cây đa trong chùa, có vô số đóa sen lớn đang dần dần di chuyển, nhưng mà không hướng lên trời. Xin hỏi pháp sư, có phải là do Phật sự làm chưa được viên mãn, như bài vị và sớ văn chưa thiêu đốt, mới khiến hoa sen không thể lên cao được?

Đáp: Phật sự hộ quốc tiêu tai Tam Thời Hệ Niệm, tôi không biết họ làm bao lâu, có 7 ngày, có 49 ngày, có 100 ngày. Hoa sen lên cao phải là vào ngày họ viên mãn, nếu như vào ngày viên mãn nhìn thấy hoa sen không thể lên cao, vậy cũng tốt rồi, thứ nhất, hoa sen được bạn nhìn thấy. Đương nhiên lên cao là điềm lành rất tốt, bạn nghi ngờ pháp hội này làm chưa được viên mãn đúng không? Có thể là nguyên nhân này, thật sự làm viên mãn thì nhất định có điềm lành rất tốt.

 Hỏi: tiếp theo là câu hỏi của đồng tu Hồng Kông, câu đầu tiên, đệ tử làm nghĩa công ở Hiệp hội hơn ba năm rồi, chắc là nghĩa công ở chỗ chúng ta, bởi vì công việc và việc nhà nên lơ là nghe kinh niệm phật, năm nay bị bệnh tật giày vò, tâm thường sợ hãi và lo âu, sau nửa năm nghe kinh, biết được hết thảy pháp không pháp nào không “do tâm mà hiện, do thức mà biến”. Xin hỏi pháp sư, đệ tử muốn điều phục sự sợ hãi bệnh khổ, có phải là nên ở nhà dụng công đàng hoàng, đợi khi có thể buông xuống thân tâm một chút, lại quay về đạo tràng làm nghĩa công, hay là dưới tình huống sức khỏe còn chịu đựng được, tiếp tục làm việc cho đạo tràng?

Đáp: chuyện này ở nhà hay ở đạo tràng đều được, vấn đề là bạn nhất định phải xây dựng tín tâm, phải phát nguyện lớn. Nguyện lực vượt khỏi nghiệp lực thì nghiệp chướng của bạn sẽ được hóa giải; bạn không thể hóa giải, cho thấy nghiệp lực của bạn càng lớn hơn nguyện lực, vậy thì không có cách nào rồi. Nói tới tu hành nhất định phải ghi nhớ, nhiều năm nay chúng ta mỗi ngày đều nhắc nhở, mỗi ngày đều dặn dò, nhất định phải cắm chắc ba gốc rễ. Sau khi cắm chắc ba gốc rễ, đến oan gia trái chủ của bạn cũng bội phục, tôn trọng bạn. Mặc dù tới gây phiền phức cho bạn, họ cũng không tổn hại bạn nghiêm trọng. Họ tới tìm bạn là hi vọng bạn thật sự dụng công tu hành chứng quả, bạn có năng lực siêu độ họ. Nếu như công phu tu hành của bạn không đắc lực, bạn không hề giúp họ được chút nào, vậy thì oán khí của họ sẽ trực tiếp phiền nhiễu bạn. Người đồng tâm này, con người không phải chết là hết, chết là hết thì dễ rồi. Mấy chục năm trước tôi bắt đầu giảng kinh thường nói, chúng ta khi chưa có thành tựu thì nhất định không thể chết, tại sao vậy? Chết thì xong rồi, nhất định trong đời này phải liễu thoát sanh tử, xuất tam giới, đây mới là chân lý. 

Dùng phương pháp gì? Người nghiệp chướng sâu dày như chúng ta, đặc biệt lại sanh ra trong thời đại này, nhất định phải dựa vào niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, chúng ta nắm chắc vãng sanh, liền liễu thoát sanh tử, xuất tam giới. Nắm chắc ở chỗ nào? Chúng ta còn lưu luyến thế gian này thì không thể rời khỏi, cho nên nhất định phải học tập không hề lưu luyến thế gian này. Tôi tới thế gian này du lịch, làm khách, nơi này là quán trọ, là nơi du lịch, không phải nhà của tôi, mọi thứ đều phải buông xuống, không được chấp trước, không được phân biệt, niệm Phật như vậy thì chúng ta có sự nắm chắc. Phải trì giới, phải học “Đệ Tử Quy”, học “Cảm Ứng Thiên”, học Thập Thiện Nghiệp, tại sao vậy? Đây là bổn phận làm người. Bất kể ở thế giới nào, hay ở cõi nào, chính mình đều phải khiêm tốn, tôn trọng người khác, yêu kính người khác, thật sự có thể làm được hi sinh mình vì người khác, có chút đức hạnh như vậy mới có thể vãng sanh. Bạn muốn hỏi tại sao? Thế Tôn nói với chúng ta, thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là người thượng thiện, nghĩ thử xem chúng ta có phải là thượng thiện hay không? Mở Thập Thiện Nghiệp Đạo ra đối chiếu một chút, tự mình chấm điểm cho mình, xem có thể đạt được 90 điểm không. Đại khái đạt 90 điểm được coi là thượng thiện, như vậy mới có thể vãng sanh. Cho nên phải nghiêm túc nỗ lực dụng công. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, mỗi ngày ngoài niệm Phật và tụng 108 biến chú Vãng Sanh, bởi vì sức khỏe cha mẹ không tốt, phát nguyện tụng thêm 108 biến kinh Địa Tạng và 100.000 thánh hiệu Địa Tạng Bồ-tát hồi hướng cho cha mẹ, như vậy có được coi là tạp tu không?

Đáp: không phải là tạp tu, rất tốt, đây là chút lòng hiếu thảo của bạn. Bởi vì kinh Địa Tạng là nền tảng trong Đại Thừa Giáo. Trăm thiện hiếu đứng đầu, kinh Địa Tạng là Hiếu Kinh của nhà Phật. Cho nên từ xưa tới nay, bất kể là tông phái nào, rất nhiều vị Tổ sư đại đức lúc bước vào cửa Phật đều lấy kinh Địa Tạng làm nền tảng, nghiêm túc tu hành, đây là có đạo lý của nó. Theo lý luận mà nói, tu Địa Tạng là nhập môn; từ Địa Tạng nâng lên cao hơn là Quán Âm, phát dương quang đại tâm hiếu của bạn gọi là đại từ đại bi; lên cao hơn nữa là Văn Thù, khai mở trí tuệ; cuối cùng là Phổ Hiền, Phổ Hiền là rộng độ hết thảy chúng sanh, chính mình sau khi thành tựu phải lợi ích hết thảy chúng sanh. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, trì Chú Đại Bi có thể đạt được nhất tâm bất loạn không?

Đáp: Về mặt lý luận mà nói thì tất cả đều thông, cho nên trong kinh Kim Cang đức Phật nói với chúng ta, “pháp môn bình đẳng, không phân cao thấp”, niệm Chú Đại Bi tới mức nhất tâm bất loạn, nhờ vào công đức này cũng có thể hồi hướng vãng sanh thế giới Tây Phương. Bạn tìm được căn cứ trong kinh Vô Lượng Thọ, bạn xem đoạn cuối cùng trong phẩm Ba Bậc Vãng Sanh, không phải nói phát nguyện tu học theo pháp môn Tịnh tông, không phải vậy, đó là tu học Đại thừa, tới lúc lâm chung, dùng công đức tu hành của chính mình hồi hướng vãng sanh thế giới Tây Phương, A-di-đà Phật vẫn đến tiếp dẫn họ. Nhưng mà niệm chú Đại Bi phải có tâm đại bi, không có tâm đại bi, niệm chú Đại Bi sẽ không linh nghiệm. Cho nên phải có tâm đại từ bi giống như Quán Thế Âm Bồ-tát tầm thanh cứu khổ, nghe thấy, nhìn thấy chúng sanh khổ nạn, ngay lập tức đưa tay ra cứu giúp, tận tâm tận lực giúp đỡ họ. Hôm nay, thế giới này có thể nói là người khổ nạn quá nhiều, nguyên nhân khổ nạn là gì? Nguyên nhân là mê hoặc điên đảo, tạo tác vô lượng tội nghiệp, chính mình lại không hề hay biết, quả báo hiện tiền, hối hận đã muộn. Vậy thì bạn sẽ nghĩ tới, hôm nay dùng phương pháp gì cứu họ? Phật pháp thù thắng không gì sánh bằng, Phật pháp cứu như thế nào? Phật pháp nói cứu chính mình trước, tự nhiên có thể cứu chúng sanh, chính mình tu hành theo Phật pháp, làm tấm gương tốt nhất cho người khác, sau khi người khác nhìn thấy tự nhiên bị cảm động, tự nhiên học theo bạn. Cho nên độ người trước tiên phải độ mình, cứu người trước tiên phải cứu mình, như vậy mới đúng. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, lúc niệm Phật, tụng kinh, thân thể thường đổ mồ hôi là do nguyên nhân gì? Có phải là do không cung kính?

Đáp: cung kính hay không không hề liên quan tới thân thể đổ mồ hôi, có thể là thân thể bạn hư nhược, thể chất của bạn có vấn đề, có thể tìm bác sĩ kiểm tra, xem thử thân thể có vấn đề gì không. Tụng kinh, niệm Phật thân thể nên bình thường, đổ mồ hôi thường là do tập thể dục, lạy phật, tình huống như vậy mới đổ mồ hôi, đổ nhiều mồ hôi, lúc tụng kinh, niệm Phật thường ít thấy đổ mồ hôi.

 

Hỏi: câu hỏi thứ năm, nếu phát nguyện tinh tấn niệm Phật biết trước thời gian, tự mình vãng sanh Tịnh độ trước có bị coi là bất hiếu hay không?

Đáp: nếu như bạn thật sự tinh tấn niệm Phật, biết trước thời gian vãng sanh, đây không phải là bất hiếu, mà là đại hiếu. Tại sao vậy? Bạn là con trai do cha mẹ nuôi dưỡng, bạn đến thế giới Cực Lạc làm Phật, ông ấy là cha của Phật, bà ấy là mẹ của Phật, họ sẽ nhận được sự cung kính cúng dường của hết thảy trời người, đó là đại hiếu. Chỉ e là niệm Phật không thể vãng sanh, đó mới là đại bất hiếu.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, đệ tử vừa học Phật được hơn một năm, tiếp xúc “Lục Tổ Đàn Kinh” mới biết hóa ra tự tánh thanh tịnh vốn tự sẵn có không phàm không thánh, không sanh không diệt. Phiền não tập khí của đệ tử nặng nề, không biết nên bắt đầu học hay làm từ đâu, xin pháp sư khai thị, bắt đầu học từ quyển kinh nào?

Đáp: “Lục Tổ Đàn Kinh” không phải bộ kinh mà người bình thường như chúng ta học được. 57 năm trước tôi bắt đầu học Phật, cũng ngẫu nhiên có duyên phận nhìn thấy bộ kinh này, ở nhà một người bạn, trên kệ sách của anh ấy có một cuốn sách đóng chỉ, nhìn thử, là cuốn “Lục Tổ Đàn Kinh”. Sau khi mở ra xem rất hoan hỉ, mỗi ngày tôi đều tới xem, hình như là mất khoảng bốn hay năm ngày thì xem xong bộ kinh này. Bộ kinh đó có chú giải, chú giải của cư sĩ Đinh Phước Bảo. Sau này thân cận đại sư Chương Gia, thầy Lý, hai ngài đều nói cuốn sách này không thể xem. Tại sao vậy? Đó là bậc căn tánh thượng thượng căn, căn tánh trung hạ chắc chắn không làm được. Tiên sinh Phương Đông Mỹ cũng nói với tôi như vậy, bảo tôi nhập môn từ giáo hạ. Giáo hạ mà thầy giới thiệu cho tôi là Pháp Tướng Duy Thức, đối với giới tri thức thông thường mà nói khá phù hợp, bắt đầu từ chỗ này nhập môn là chuyện tốt, giống như leo cầu thang, từng bước leo lên. Nhưng thật sự nói tu hành, giáo dục nền tảng rất quan trọng. Bạn hỏi phải bắt đầu từ đâu, vậy thì tôi chân thật nói cho bạn biết, bắt đầu làm từ “Đệ Tử Quy”, từ “Cảm Ứng Thiên”, từ “Thập Thiện Nghiệp”; sau khi bạn có nền tảng này, gốc rễ này được cắm xuống, bạn lại bắt đầu từ kinh Địa Tạng, tu pháp môn Địa Tạng.  Sau khi tu hành một thời gian, bạn lại tu Tịnh độ thì sẽ hoàn toàn khác. Trong pháp môn Tịnh độ, học kinh Vô Lượng Thọ hoặc học kinh Di-đà, kinh Di-đà phải học sớ sao của đại sư Liên Trì, yếu giải của Đại sư Ngẫu Ích, vậy thì bạn có gốc ở Tịnh Độ, như vậy sẽ thuận buồm xuôi gió.

Hỏi: con còn có một câu hỏi, Tổng thống Đài Loan là Mã Anh Cửu tham gia đại lễ cúng tế Khổng tử, có phải là phong kiến không? 

Đáp: câu hỏi này rất kỳ lạ, cúng tế Khổng tử là phong kiến, vậy bạn cúng tế tổ tiên có phải là phong kiến không? Hai năm nay tôi thấy trong nước có rất nhiều người đi thăm mộ, thanh minh, đông chí đều đi thăm mộ cúng tế tổ tiên, như vậy có phải là đang quay trở về phong kiến? Chúng ta có thể liên tưởng rằng. Nếu nói như vậy, tôi cảm thấy phong kiến rất tốt, tại sao vậy? Phong kiến là hiếu thuận cha mẹ, không phong kiến thì không hiếu thuận cha mẹ nữa. Khổng tử là thầy, cúng tế Khổng tử là đề xướng tôn sư trọng đạo, thực sự là nhiều đời đế vương trước đây đề xướng, những năm Dân Quốc vẫn còn đề xướng. Người hiện nay không cần cha mẹ, đương nhiên họ cũng không cần thầy cô nữa, căn nguyên xã hội hiện nay động loạn là ở chỗ này. Mã Cửu Anh cúng tế Khổng tử đáng được tán thán, tại sao vậy? Chỉ cần xã hội này có thể quay trở về hiếu đạo, quay trở về sư đạo, có thể hiếu thân tôn sư, xã hội của chúng ta an định, thế giới sẽ hòa bình, chuyện này thực sự cần lãnh đạo đất nước dẫn đầu, tầm ảnh hưởng mới lớn. Tôi nhớ mấy năm trước, tôi gặp Chủ tịch Lưu của kênh truyền hình Phượng Hoàng ở Trường Lạc, tôi nói với ông ấy, tôi nói thế giới hiện nay có hai hạng người có thể cứu vãn thế giới, cũng có thể hủy diệt thế giới. Ông ấy nói là hai hạng người nào? Tôi nói hạng thứ nhất là lãnh đạo đất nước, hạng thứ hai là những người làm ngành của ông ấy. Truyền hình vệ tinh ảnh hưởng thật quá lớn, nếu như chiếu những điều tích cực, vậy thì ông sẽ cứu thế giới; nếu như chiếu những điều tiêu cực, chiếu những thứ bạo lực sắc tình, sát đạo dâm vọng, vậy thì ông sẽ hủy diệt thế giới. 

Cho nên phong kiến, thế nào là phong kiến? Thế nào là mê tín? Điều này phải nói rõ ràng, nói tường tận, không thể xem hiếu thuận cha mẹ là phong kiến. Thời phong kiến dạy luân lý, đạo đức, nhân quả, hiện nay chúng ta nói không cần luân lý, không cần đạo đức nữa, thật sự là như vậy. Cho nên bạn xem hiện nay đến sữa bột cũng có độc, đến con trẻ cũng phải chịu tổn thương nghiêm trọng, đây là điều gì? Đây là không có luân lý đạo đức, mọi người có muốn xã hội này tốt không? Nếu như để tôi chọn lựa, tôi vẫn muốn chọn phong kiến, người thời phong kiến sống ngày tháng thái bình, ai cũng có lương tâm, không muốn làm chuyện thương thiên hại lý. Cho nên chuyện này, chúng ta phải dùng đầu óc tỉnh táo để xử sự, không được tùy tiện phê bình họ. Bạn phê bình họ không đúng, hay nói cách khác, bất hiếu là đúng, không phụng dưỡng cha mẹ là đúng, thậm chí hôm nay nói, sát hại cha mẹ cũng là đúng. Hiện tại chuyện này không còn là tin tức nữa, con cái sát hại cha mẹ, anh em tàn sát lẫn nhau. Trong trường học, chúng ta thấy rất nhiều tin tức của nước ngoài, học sinh giết giáo viên, giết bạn học, thật quá nhiều. Đây là điều gì? Đây là văn minh hiện đại của thế kỷ 21, không phải là phong kiến. Nếu như nói học sinh hiếu thuận giáo viên, kính yêu giáo viên, vậy thì học sinh đó là phong kiến; đứa con trở về nhà hiếu thuận cha mẹ, đứa con này phong kiến, chúng ta có thể dùng cách nói như vậy hay không? Đích thực là giá trị quan của xã hội hiện nay đáng để chúng ta suy ngẫm. Được, vấn đề này chúng ta nói tới đây thôi. 

Hỏi: tiếp theo là câu hỏi của đồng tu trên mạng, có một số bạn trẻ mỗi ngày có điều kiện đọc sách, nghe kinh, đồng thời tài ăn nói rất tốt, bởi vì không cách nào chịu được áp lực lớn trong công việc ngoài xã hội, chỉ ở trong đạo tràng làm một chút chuyện, ăn đồ cúng dường sống qua ngày, xin hỏi như vậy có như pháp không? 

Đáp: như vậy không như pháp. Trong Phật pháp nói, mỗi người tự có nhân quả, mỗi người tự mình gánh vác.

Hỏi: người hỏi câu hỏi vừa rồi vẫn còn hai câu hỏi, có phải nên khuyên những người trẻ tuổi này ra ngoài học tập giảng kinh, nên dẫn dắt họ như thế nào?

Đáp: giảng kinh không phải là chuyện dễ dàng, nên khuyên họ trì giới niệm Phật, như vậy mới đúng. Xã hội ngày nay, Phật giáo cũng suy bại tới cùng cực, nguyên nhân là gì? Người học Phật vứt bỏ giới luật, trên thực tế Phật không còn nữa, không còn giới thì không còn Phật, không có lễ thì không có Nho. Lễ và giới trong 3.000 năm trước đây sanh ra hiệu quả vô cùng to lớn, quy phạm tâm hạnh của con người mang lại sự an ổn lâu dài cho xã hội. Tôi từng tiếp xúc rất nhiều học giả chuyên gia nước ngoài, có người nghiên cứu lịch sử nước ta, vô cùng bội phục người nước ta, thời xưa sau khi mỗi triều đại củng cố chính quyền, không tới 5 năm thì ban bố lễ nhạc, xã hội đi vào quỹ đạo, có thể mang lại sự an định cho xã hội trong khoảng 100 đến 150 năm. Người nước ngoài cảm thấy không thể nghĩ bàn, dùng phương pháp gì có thể khiến cho dân tộc lớn như vậy, lãnh thổ lớn như vậy sanh ra hiệu quả tốt đến như thế? Thực tình mà nói, đây là thánh hiền xưa dạy bảo chúng ta, “kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”, kiến quốc quân dân là củng cố chính quyền. Đặc biệt Trung Quốc người ngoại quốc khâm phục nhất là đại thống nhất, bạn xem từ Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc cho đến tận ngày nay, Trung Quốc chưa từng bị phân chia, vẫn còn thống nhất. Điều này khiến tiến sĩ người anh Toynbee khâm phục nhất, trên thế giới không tìm thấy đất nước thứ hai. La Mã ở châu Âu cũng từng thống nhất 1000 năm, nhưng mà sau khi diệt vong, châu Âu không thể thống nhất nữa, đây là chuyện rất đáng tiếc. 

Cho nên tiến sĩ Toynbee từng nói, muốn thế giới này thật sự khôi phục an định hòa bình, cả thế giới phải trở thành một đất nước, thế giới này thống nhất thành một đất nước, vậy thì mọi người sẽ không chiến tranh nữa, trở thành một nước mà, hiện tại mỗi một đất nước là một khu vực, cũng giống như tính chất của một tỉnh vậy. Ông ấy còn nói, ai có tư cách thống nhất toàn thế giới? Người Trung Quốc có, người Trung Quốc có trí tuệ thống nhất, kinh nghiệm thống nhất, hiệu quả thống nhất 2.000 năm. Lời này do người nước ngoài nói. Người Trung Quốc dùng điều gì thống nhất? Dùng văn hóa, dùng dạy học, nội dung là dùng luân lý, đạo đức, nhân quả. Nhân quả không mê tín, nhân thiện quả thiện, nhân ác quả ác, nếu bạn không tin, bạn tỉ mỉ quan sát, ở ngay trước mắt bạn. Đây là sự thực, không phải mê tín. Bạn ngày ngày làm chuyện tốt thì tâm an lý đắc, thân tâm vui vẻ; ngày ngày nghĩ chuyện xấu thì thân tâm bất an, hồn vía trên mây, đây là nhân quả. Cho nên, giảng kinh thuyết pháp phải có nền tảng, dạy học cũng phải có nền tảng, phải tu đức hạnh trước. Trước đây Khổng Phu tử dạy người, đức hạnh đứng hàng đầu, thứ hai mới là lời nói, thứ ba là chánh sự, thứ tư là văn học. Cho nên đức hạnh đứng hàng đầu. 

Hỏi: câu hỏi phụ tiếp theo, đối với những người trẻ tuổi không thể chịu được áp lực, tâm lý yếu đuối nên dạy bảo như thế nào để họ không trầm luân quá sâu trong thời Mạt pháp loạn thế này? 

Đáp: đây là vấn đề lớn, hiện nay số lượng những người trẻ tuổi như vậy rất nhiều, trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng. Có thể dạy tốt không? Có thể dạy, xem bạn dùng phương pháp thế nào. Chúng tôi xây dựng Trung tâm văn hóa ở Thang Trì để làm thực nghiệm, thực nghiệm này đã thành công, hơn nữa còn mang lại hiệu quả rất tốt. Đây là thật, xã hội hiện tại của chúng ta có vấn đề, không tìm ra được phương pháp, phải làm thế nào? Tìm tổ tiên, bạn phải nhớ phương pháp của tổ tiên đã dùng 5.000 năm, có hiệu quả 5.000 năm, có kinh nghiệm 5.000 năm, không thể xem thường. Nếu bạn muốn lật đổ mọi thứ của tổ tiên, bạn có thể làm ra phương pháp mới để thay thế, có tốt hơn của tổ tiên không? Vậy thì chúng ta cũng không thể không bội phục. Nếu như không tìm thấy, vẫn dùng phương pháp của tổ tiên, vẫn có tác dụng. Rất nhiều người hỏi tôi, tôi nói tôi không có trí tuệ, tôi không nghĩ ra được phương pháp, tôi chỉ theo nề nếp cũ, tuân theo lời dạy bảo của tổ tiên, y giáo phụng hành. Học trò của Khổng tử, học trò của Thích-ca Mâu-ni Phật đều có thái độ như vậy. Bởi vì chính thầy Khổng tử nói, cả đời của thầy, những điều học được, tu được, dạy học, truyền lại đều của thánh hiền xưa. Chính thầy nói cả đời thầy “thuật nhi bất tác”, thầy không sáng tác, không phát minh, không có điều gì mới. “Thuật” nghĩa là những điều kế thừa từ người xưa, thuật lại những điều người xưa lưu lại. Còn có một câu nói rất hay, “tín nhi hiếu cổ”, thầy ấy có tín tâm với những gì của thánh hiền xưa, thầy rất hoan hỉ.

Sau khi chúng ta học Đại Thừa, sẽ hiểu càng rõ những đạo lý này, tại sao vậy? Đại thừa, đặc biệt là kinh Hoa Nghiêm, những điều kinh giảng đều viên mãn, sự viên mãn của kinh Hoa Nghiêm không lời nào nói được, bạn không thể thêm một chút, bạn thêm một chút thì nó sẽ nhô lên, vậy thì không viên mãn nữa; cũng không thể thiếu một chút, thiếu một chút thì sẽ bị lõm xuống, cũng không viên mãn nữa. Viên mãn tới mức rốt ráo tột cùng. Viên là gì? Viên là bản tánh. Phật nói tự tánh của chúng ta, tự tánh của mỗi người đều có trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, tài nghệ viên mãn, tướng hảo viên mãn, mọi thứ đều viên mãn, không chút khiếm khuyết nào, vậy tại sao hiện tại chúng ta không thể sánh với Phật? Bởi vì chúng ta bị vọng tưởng phân biệt chấp trước chướng ngại, cho nên tánh đức viên mãn của chúng ta không thể hiện tiền, chỉ cần loại trừ chướng ngại, buông xuống thì trí tuệ đức năng sẽ hiện tiền đây là Phật dạy chúng ta. Cho nên chúng ta nghe lời thầy Khổng tử, “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”, thể hội của chúng ta sẽ rất sâu, lời thầy nói không sai chút nào. Thật sự để cho tánh đức của chính mình hiển lộ, đó mới là tốt nhất

Hỏi: câu hỏi tiếp theorất nhiều cư sĩ không dám làm tam thời hệ niệm, sợ trong nhà bất an, xin pháp sư khai thị. 

Đáp: sợ trong nhà bất an thì đừng làm ở nhà là được. Trong nhà thường niệm Phật, thường tụng kinh là được, không nhất định phải làm tam thời hệ niệm. Tới lúc bạn tu hành có công phu nhất định, bạn lại phát tâm từ bi muốn cứu độ chúng sanh trong cõi u minh, vậy thì bạn có thể làm như vậy. Hiện nay công phu chưa sâu, độ chính mình trước, có thể không làm Phật sự hệ niệm.

Hỏi: có một ông lão 78 tuổi, học theo video Pháp hội trăm thất tam thời hệ niệm thực tế của chùa, ở nhà làm tam thời hệ niệm, cảm thấy càng làm càng mệt, xin hỏi đây thuộc về nghiệp lực hay là vấn đề thể chất không?

Đáp: điều này phải hỏi ông ấy làm như thế nào, nếu như làm như lý như pháp thì sẽ có cảm ứng rất tốt, không phải càng làm càng mệt, mà càng làm càng hoan hỷ. Có lẽ thời gian ông ấy làm chưa dài, oan gia trái chủ rất nhiều, tăng thêm áp lực cho ông ấy. Nếu như ông ấy dùng tâm chân thành, có thể khắc phục cửa ải khó khăn này, cảm giác này cũng sẽ được hóa giải, có thể thử xem. 

Hỏi: vấn đề thứ tư, xin hỏi lúc làm tam thời hệ niệm có thể uống nước không?

Đáp: tốt nhất không uống, tốt nhất không ăn. Lúc nào có thể ăn, có thể uống? Sau khi hoàn thành một thời, có thời gian nghỉ ngơi, lúc này có thể. Bởi vì thời thứ nhất làm viên mãn, thời thứ hai chưa bắt đầu, lúc này có thể. Nếu như làm liên tục thì không thể. Nhất định phải làm Phật sự viên mãn, viên mãn sau cùng mới tiễn thần. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, vốn có một thôn thành lập Hiệp hội đạo đức, rêu rao Phật không còn tồn tại, không được niệm Phật, cũng không được thắp nhang, thực hành “Đệ Tử Quy”, Thích-ca Mâu-ni Phật đã thoái vị, năm 2002 đức Phật Di-lặc đã tiếp nhận nắm quyền, yêu cầu mọi người mua tượng Phật của họ để cúng tại nhà, không cúng A-di-đà Phật nữa. Lại nói niệm Phật phải niệm “Thiên Nguyên Đại Bảo A-di-đà Phật”, nhấn mạnh đây là tuân theo cách làm mà pháp sư Tịnh Không dạy, chúng con hỏi có đĩa giảng hay sách của pháp sư không, họ nói có, nhưng không thể tùy tiện cho mượn xem, có một số đồng tu vì vậy mà ngừng niệm Phật, cùng họ đi tuyên truyền, xin lão pháp sư từ bi khai nhị. 

Đáp: đây là bịa đặt gây chuyện, sự bịa đặt này lớn rồi, sẽ hại rất nhiều người. Nếu như có tình huống như vậy, mọi người không cần hỏi tôi, mọi người đem chuyện này báo cho Cục Tôn giáo nơi bạn sinh sống, hoặc là Hiệp hội Phật giáo nơi bạn sinh sống, để họ xử lý. Đây chắc chắn là sai lầm, đây là lừa gạt chúng sanh, là hành vi lừa gạt tài sản.

Hỏi: câu hỏi thứ sáu, xin hỏi khi gặp tai nạn, có phải là nhất định không thể trốn tránh không? Đệ tử nghĩ tới nếu bị nhà đổ sập đè lên, hoặc bị chìm dưới nước, thân thể vô cùng đau khổ, lại không ai trợ niệm, nếu như nhất thời không cách nào khống chế phiền não, thì không cách nào vãng sanh được, chi bằng tránh khỏi tai nạn, sống tiếp nỗ lực niệm Phật, liệu có nắm chắc vãng sanh không?

Đáp: Điều này là thuộc về vấn đề công phu, có thể vãng sanh hay không là vấn đề tín tâm của bạn, không do những vấn đề này. Mà thật sự niệm Phật cầu vãng sanh, niệm niệm không quên thì họ mới sanh ra cảm ứng đạo giao với Phật. Nếu như còn lưu luyến, còn ham sống sợ chết, vậy thì không thể vãng sanh. Cho nên gặp phải những tai nạn như động đất, bị nhà sập đè lên người, hay là lũ lụt, bị chìm trong nước, có khả năng tránh được thì nên tránh, còn không có khả năng, nghĩ rằng không thể sống được nữa thì lúc này niệm mười tiếng Phật hiệu chắc chắn vãng sanh. Bạn phải tin những lời nói trong kinh điển, chắc chắn không thể hoài nghi. Có thể tránh thì tránh, không thể tránh thì vãng sanh, đều là chuyện tốt. Cho nên, chết do động đất, lũ lụt, không phải đều là người xấu, đến nơi khác nhau, người niệm Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc, người tạo tội nghiệp thì đọa vào ba đường ác. Cùng một tai nạn, nếu qua đời, mỗi người có nơi đến của mình, không giống nhau. Chúng ta phải tường tận, phải hiểu rõ lý và sự này. 

Hỏi: vấn đề tiếp theo, nơi con sinh sống không có đạo tràng Tịnh tông, chỉ có một ngôi chùa, cư sĩ tu học Tịnh độ lúc tới chùa, nhất định phải nghe theo sự sắp xếp trong chùa, tham gia pháp hội, lạy sám hối, hộ pháp đúng không?

Đáp: bạn vào đạo tràng của người khác thì phải nhập gia tùy tục, không được phá hoại đạo tràng của người khác, đây là quy tắc. Đại đức xưa có câu châm ngôn nói với chúng ta, “thà động nước ngàn sông, chứ không động tâm người tu đạo”. Đạo tràng này họ tu pháp môn này đã thành thói quen, chúng ta niệm Phật, họ không niệm Phật, chúng ta không thể tới phiền nhiễu họ, đây là quy tắc của cửa Phật. Chúng ta niệm Phật có thể ra ngoài niệm, có thể niệm thầm, không ra tiếng, không tổn hại họ, như vậy là được.

 

 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, đạo tràng của chúng con có một vị thiện tri thức, cũng là cô giáo của chúng con, học trò bên cạnh cô ấy rất nhiều, cô ấy đặt pháp hiệu cho mỗi học trò, đồng thời nói ai có pháp hiệu đều có thể thành tựu. Cô ấy nói mình là Bồ-tát, tùy thời có thể tự tại vãng sanh, đồng thời nói trước khi bản thân vãng sanh, sẽ mang theo 122 học trò vãng sanh Tây Phương, xin pháp sư khai thị.

Đáp: lời này rất khó khiến cho người khác tin được, May mà sau đó cô ấy nói tương lai vãng sanh, xem thử có thể mang theo 122 người rời đi không. Nếu như không thể thì đó là giả, không phải là thật. Nếu như 122 người cô ấy mang theo đều tự sát, đó là tà giáo, không phải chánh giáo. Cách nói này có vấn đề, đặc biệt là ở chỗ này có sơ hở lớn, tự xưng mình là Phật Bồ-tát. Trong cửa Phật có một quy tắc, nếu như tự mình nói mình là vị Phật nào, vị Bồ-tát nào tái lai, sau khi nói xong liền vãng sanh, liền rời đi, đó là thật; sau khi nói xong mà không rời đi, đó là giả, là lừa gạt người khác, chuyện này bạn phải hiểu. Giống như Di-lặc Bồ-tát, mọi người thấy tướng ngài mập mạp, Hòa thượng Bố Đại, ngài ấy là người thời Tống. Thật sự lúc ngài ấy nói với người khác ngài ấy là Di-lặc Bồ-tát tái lai, Di-lặc Bồ-tát hóa thân, nói xong liền vãng sanh, ngài ấy không bị bệnh, ngồi mà vãng sanh, đó là thật, không phải giả. Bạn lại xem Hàn Sơn, Thập Đắc của chùa Quốc Thanh, đó là hóa thân của Văn Thù, Phổ Hiền Bồ-tát, Phong Can là hóa thân của A-di-đà Phật. Thân phận bị lộ, không nhìn thấy Phong Can nữa, tìm không thấy; Hàn Sơn, Thập Đắc đi tới chân núi, núi nứt ra, sau khi hai người bước vào trong, núi lại khép lại, không còn gặp lại nữa, đó là thật. Vị này tự xưng mình là Phật, tự xưng mình là Bồ-tát, sau khi nói ra thì phải vãng sanh, làm tấm gương cho chúng ta thấy, đó là thật; sau khi nói ra mà không vãng sanh, chắc chắn là giả.

Hỏi: câu hỏi thứ chín, đệ tử phát tâm quy y Tam bảo, xin hỏi làm thế nào mới có thể tìm thấy thầy truyền giới tốt?

Đáp: thầy truyền giới tốt truyền thụ giới pháp cho bạn, bạn không thể thọ trì, vẫn là vô dụng, không liên quan tới bạn, quan trọng nhất là bạn thọ giới xong phải tự mình y giáo phụng hành. Nền tảng của giới, mọi người phải biết, là “Đệ Tử Quy”. Thích-ca Mâu-ni Phật nói với chúng ta, học Phật không học Tiểu thừa trước, sau đó học Đại thừa thì không phải đệ tử Phật. Bạn không tuần tự học theo từng bước, Phật không thừa nhận bạn. Cho nên thời nhà Tùy người học Phật đều đặt nền tảng Tiểu thừa, giới Tiểu thừa. Nhưng từ giữa thời Đường về sau, tại gia, xuất gia, học Phật đều không học Tiểu thừa nữa; từ sau thời Tống, hai tông Tiểu thừa không còn nữa, hai tông Câu Xá và Thành Thực không còn nữa. Không còn nữa, có phải là làm trái lời dạy bảo của Thích-ca Mâu-ni Phật không? Không có, họ tìm được thay thế, thay thế bằng Nho và Đạo. Cho nên thời nhà Đường, thật sự Nho Thích Đạo trên thực tế đã dung hòa thành một thể, trên hình thức còn có chút khác biệt, trên thực tế thì không còn cách nào phân biệt nữa. Nho cũng học Phật, cũng học Đạo; Đạo cũng học Nho, cũng học Phật; Phật cũng học Nho, cũng học Đạo. Cho nên dùng Nho và Đạo thay thế Tiểu thừa, điều này chúng ta không thể không biết. Nếu như chúng ta không dùng Nho và Đạo, vậy thì phải dùng Tiểu thừa, phải học Tiểu thừa giới, học giới luật của Tiểu thừa. Cho nên hôm nay chúng ta muốn đặt nền tảng, chúng ta dùng “Đệ Tử Quy” của Nho, dùng “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” của Đạo, dùng “Thập Thiện Nghiệp Đạo” của Phật, bắt đầu làm từ chỗ này là đúng rồi. Sau đó bạn một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu một bộ kinh hoặc một bộ luận, bạn có thể đạt Tam muội, có thể khai ngộ. Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, không cắm rễ không được. Không cắm rễ là chết, giống như bạn trồng cây, không rễ, không có rễ là hoa cắm trong bình, đã chết, không còn sống. Cho nên nhất định phải có ba gốc rễ, vậy mới đúng. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, sau thôn con ở có một ngọn núi, vốn là nơi người dân trong thôn an táng người qua đời, hiện tại ngọn núi này bị gạt đi một nửa, để đấu thầu xây nhà ở tư nhân, xin hỏi xây nhà ở đây, có ảnh hưởng tới người đã mất được chôn cất nơi đây không?

Đáp: có ảnh hưởng.

Hỏi: sau khi xây nhà xong, có ảnh hưởng tới người sống trong đó không?

Đáp: có ảnh hưởng.

Hỏi: nếu như có thì phải cứu vãn như thế nào?

Đáp: chuyện như vậy hiện nay rất nhiều nơi đều có, sau khi xây nhà xong, con người sống ở đó, sống không yên ổn, thường bị bệnh, thậm chí có người thể chất yếu một chút, ban đêm thường nhìn thấy quỷ. Không chỉ Trung Quốc như vậy, ở nước ngoài cũng như vậy, lúc tôi sống ở Mỹ, có vài căn nhà của đồng tu ở là nhà ma, nhà xây trên mồ mả, phía dưới mai táng người chết. Nhà xây xong không còn cách nào, bạn không thể đào nền nhà lên, không còn cách nào. Vậy thì ngày ngày bạn siêu độ cho họ, khuyên họ niệm Phật vãng sanh, linh hồn của họ rời khỏi nơi đó thì không sao, phải khuyên họ, phải dạy họ. Nếu như đó là một khu dân cư, đất mà khu này xây trước đây là nghĩa địa, vậy thì chuyện này phiền phức rồi. Cũng có người tới hỏi tôi phải làm sao? Tốt nhất là xây chùa ở bên cạnh khu dân cư, siêu độ họ nhiều năm, may ra họ sẽ tiếp nhận, không tới phiền nhiễu, nhất định phải giúp họ siêu sinh mới được. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, tầng dưới nhà đệ tử có một vị Tỳ-kheo ni, xuất gia nhiều năm, sống cùng con cái ở nhà, ngày thường giúp đỡ cư sĩ giải đáp vấn đề tu hành. Hiện tại có pháp sư nói với cô ấy, cách làm như vậy phạm luật nghiêm trọng, nhất định phải quay về chùa, đọc tụng thời khóa sáng tối, thọ giới lại lần nữa, hoặc là thọ giới phương tiện, giới Sa-di. Vị Tỳ-kheo ni này cảm thấy vô cùng khổ não, cầu xin pháp sư khai thị. 

Đáp: vấn đề này, Phật pháp nói, người đầu tiên nói với tôi là đại sư Chương Gia, 57 năm trước, thầy nói với tôi, Phật pháp trọng thực chất không trọng hình thức, cũng tức là chân tu. Nếu như thật sự ở chùa tu hành có trở ngại, về nhà thật sự tu hành, làm ra tấm gương tốt, tương lai thật sự vãng sanh. Giống như vợ của tiên sinh Hà Đông ở Hồng Kông chúng ta, đạo tràng của bà ấy gọi là Đông Liên Giác Uyển gì đó, tôi nhất thời không nhớ ra, đạo tràng này ở Hồng Kông. Vợ của tiên sinh Hà Đông niệm Phật vãng sanh, cả nhà bà ấy đều theo đạo Ki-tô, một mình bà ấy niệm Phật, con cái rất hiếu thuận, không phản đối, trong nhà cũng có Phật đường. Bà ấy niệm Phật, ngồi mà vãng sanh, biết trước thời gian, biểu diễn cho người nhà thấy. Người trong nhà nhìn thấy như vậy đều học Phật, độ cả nhà, hình như thời đó giới báo chí cũng có viết tin. Bà ấy đem căn nhà của mình quyên tặng làm đạo tràng Phật giáo, Đông Liên Giác Uyển, hiện nay vẫn còn. Cho nên thật sự làm mới được. Nếu như thật sự thực hành ba gốc rễ, vậy thì bạn thật sự là thiện nam tử, thiện nữ nhân nhắc tới trong kinh Phật, bạn thật sự làm được rồi. Có ba gốc rễ này, bạn lại thọ Tam quy, thọ Ngũ giới, vậy rất như pháp.

Hiện tại rất nhiều đạo tràng ở chùa không tu pháp môn niệm Phật, họ không tán thành bạn niệm Phật, họ không hoan hỷ, họ mời bạn rời khỏi. Đời này của tôi học kinh giáo học không tốt, năm đó thầy Lý từng nói với tôi, thầy nói con học giảng kinh, giảng không tốt thì còn được, nếu như giảng hay thì đời này của con sẽ đi vào đường cùng, không chùa nào chào đón con. Cho nên quý vị đồng tu cũng biết, tôi từng ở tại nhà cư sĩ 17 năm, ở nhà Hàn Quán Trưởng của chúng ta, không có chỗ nào để đi. Trong chùa muốn điều gì? Muốn làm Phật sự siêu độ, nếu như tôi cũng đi làm pháp hội siêu độ, vậy thì ngôi chùa nào cũng chào đón tôi; bạn đi giảng kinh, người khác ghét bạn, không cần bạn, cho nên giảng kinh không dễ dàng. Nếu như mọi người phát tâm học giảng kinh, bạn phải nghĩ tới tương lai đi vào đường cùng, chịu hết mọi khổ cực. Đi đến nơi nào giảng kinh, ở lại một tháng rất hoan hỉ, mọi người đều xem bạn như bảo bối, ở ba tháng thì liền chán ghét, nửa năm thì nhất định đuổi bạn đi. Cho nên năm nay tôi 82 tuổi, không nơi nào để về, lưu lạc khắp nơi, vô cùng không dễ dàng. Đạo tràng này là đạo tràng cư sĩ, không phải chùa. Cho nên bạn hiểu được, xã hội hiện nay như thế nào, chúng ta thật sự làm, vậy thì tự mình làm, tự mình tu hành thật tốt, như lý như pháp. Chuyện gì cũng phải buông xuống, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần đều phải buông xuống, vậy thì ngày tháng mới có thể trôi qua được. Nếu như còn muốn danh, còn muốn lợi, còn muốn hưởng thụ ngũ dục lục trần, vậy thì ngày tháng khó mà trôi qua được. Cho nên hoàn cảnh thực tế này, bạn không thể không biết. Sau khi biết được ở nhà tu hành cũng giống vậy, cũng rất tốt, con cái trong nhà cúng dường bạn, trở thành hộ pháp của bạn, nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh.

Hỏi: câu hỏi thứ mười hai, gần đây mẹ con đi kiểm tra sức khỏe, não có tình trạng bị tắc nghẽn, mẹ con học Phật ăn chay, nghe pháp sư giảng kinh hơn 10 năm, nói bác sĩ có thể chữa bệnh, không thể chữa mạng, cho nên không muốn uống thuốc khám bệnh. Đệ tử lo lắng, nếu như mẹ bị trúng gió, lâm chung đầu óc không tỉnh táo, thì không thể vãng sanh Tây Phương, mong pháp sư từ bi khai thị. 

Đáp: chỉ cần mẹ con có tín tâm với Tịnh độ, có tín tâm với A-di-đà Phật, thì con không cần lo lắng, bà ấy chắc chắn sẽ không trúng gió, Phật Bồ-tát sẽ bảo hộ bà ấy, cho nên có tín tâm mới được. Bạn phải niệm Phật, ngày ngày niệm Phật hồi hướng cho mẹ bạn, vậy mới đúng. Đích thực bác sĩ chỉ có thể chữa bệnh, không thể chữa mệnh, thọ mệnh tới thì không còn cách nào. Thật sự niệm câu Phật hiệu cho tốt, hết thảy đều có thể buông xuống, không còn ưu lo, không còn vướng mắc, tâm địa thanh tịnh thì có thể biết trước thời gian. Nếu như là bệnh nghiệp chướng thì bệnh của bà ấy sẽ khỏi. Trước đây mọi người từng xem Tiểu viện Sơn Tây, nơi đó có hơn 40 ví dụ, đều bị bệnh ung thư, cuối cùng niệm Phật, niệm ba bốn tháng đều khỏi, đi kiểm tra không còn bệnh nữa, đây là ví dụ chứng minh rất tốt. Những người đó từ bỏ sanh mạng, tại sao vậy? Bác sĩ nói với họ, nhiều lắm cũng chỉ sống được hai ba tháng nữa, cho nên họ nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, kết quả là niệm Phật ba bốn tháng, đi kiểm tra lại thì không còn bệnh nữa. Bệnh này thuộc về nghiệp chướng, nghiệp chướng của họ được hóa giải. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, nếu như gặp người thân bạn bè bị bệnh, chúng con tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho họ, liệu có gánh vác nghiệp chướng của họ không? 

Đáp: sẽ không gánh vác nghiệp chướng, tại sao? Bạn đối với họ không có yêu cầu. Nếu như có điều kiện, có thể phải chia sẻ nghiệp chướng với họ; không có điều kiện, sẽ không chia sẻ nghiệp chướng với họ. Nếu như bạn mưu cầu danh, mưu cầu lợi, vậy thì có thể sẽ gánh vác một phần cho họ; nếu như không có danh lợi, hoàn toàn là dùng tâm từ bi giúp đỡ họ, dù thế nào thì oan gia trái chủ của họ cũng không thể chạm vào bạn được, phải hiểu được đạo lý này. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, có rất nhiều người mê đắm trò chơi trực tuyến hoặc phim khiêu dâm, xin hỏi như vậy sẽ có nhân quả báo ứng thế nào?

Đáp: chuyện này đương nhiên có, bạn tỉ mỉ quan sát, quan sát người nhà của họ, con cái của họ thì bạn sẽ nhìn ra được. 

Hỏi: người sản xuất máy trò chơi hoặc phim khiêu dâm sẽ có nhân quả báo ứng thế nào?

Đáp: nhân quả báo ứng này càng nghiêm trọng, đây là hại người, hại pháp thân huệ mạng của người. Hại pháp thân huệ mạng của người, trong Phật pháp nói tội này còn nghiêm trọng hơn giết hại thân mạng của họ, mà sau khi chết đi đa phần đọa vào địa ngục, không đọa vào cõi ngạ quỷ. Thích chơi trò chơi hoặc phim khiêu dâm sẽ đọa vào cõi ngạ quỷ; sản xuất máy trò chơi, sản xuất những phim đó, hoặc là kinh doanh ngành nghề này, như mở tiệm internet, họ nhất định đọa vào địa ngục A-tỳ. Tương lai sau khi thọ đủ tội ở địa ngục, cho dù tới cõi nào, cõi ngạ quỷ cũng được, cõi súc sanh cũng được, hoặc là cõi người cũng được, đời đời ngu si, tại sao vậy? Hại pháp thân huệ mạng của người khác thì sẽ chiêu cảm quả báo ngu si. 

 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, lúc tụng kinh vọng tưởng tạp niệm rất nhiều, làm thế nào giảm bớt vọng niệm, để công phu tụng kinh đắc lực có hiệu quả?

Đáp: đây là phương pháp niệm, nếu như lạy Phật trước khi tụng kinh, lạy 48 lạy, lạy 100 lạy, cầu Phật lực gia trì, tôi tin rằng sẽ có hiệu quả. Sau khi lạy xong 100 lạy, tâm định rồi hãy tụng kinh, lúc này sẽ thấy khác. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, đệ tử phát tâm in áo thun, trên áo dự định in tượng Phật hoặc pháp ngữ, đệ tử có vài vấn đề muốn hỏi, nếu như in tượng Phật trên quần áo, có thể vẽ tượng Phật theo phong cách hoạt hình, phù hợp với sở thích của đại chúng? Hay là nhất định phải in giống với tượng Phật.  

Đáp: tôi khuyên bạn tốt nhất không nên in tượng Phật, tượng Phật, tượng Bồ-tát, tượng La-hán đều không được in, tại sao vậy? Quần áo lúc giặt thường giẫm đạp, như vậy không cung kính, không nên làm vậy. Trên quần áo in những câu khuyến thiện rất tốt. Những câu này, tôi cảm thấy bạn có thể chọn từ trong “Đệ Tử Quy”, từ ngữ lục của các vị đại đức xưa, từ trong “Cảm Ứng Thiên”, đều này vô cùng quan trọng. Những câu này phải dễ hiểu, đừng chọn kinh văn, kinh văn quá sâu, mọi người xem không hiểu, càng dễ hiểu, càng đơn giản càng dễ sanh ra hiệu quả. 

Hỏi: bạn ấy hỏi tiếp, nếu như quần áo mọi người mặc cũ rồi không cần nữa, tùy tiện vứt bỏ, con có phải chịu trách nhiệm nhân quả không?

Đáp: chịu trách nhiệm nhân quả, người vứt bỏ cũng có lỗi lầm, họ không tôn trọng Phật pháp. Cho nên nói đừng in tượng Phật, tôi cảm thấy in hình người cũng không tốt, vẫn là in những câu nhắc nhở chính mình tốt hơn. 

Hỏi: đệ tử mặc dù muốn tặng miễn phí cho mọi người, nhưng công việc của bản thân không ổn định, lại sợ sau này không có tiền để tiếp tục in nữa, nếu như bán áo thun, chỉ giữ lại chi phí sinh hoạt cơ bản cho chính mình, lợi nhuận còn lại đều dùng để tiếp tục in áo hoặc ấn tống kinh sách, xin hỏi làm như vậy có sai không?

Đáp: làm như vậy không sai, nhưng mà tôi khuyên bạn đừng in tượng Phật, đừng in kinh văn lên áo, điều này rất quan trọng. Những năm qua, chúng tôi cũng không in hình A-di-đà Phật lên áo, chỉ in chữ, in danh hiệu Phật. Mục đích là để mắt nhìn lướt qua, vĩnh viễn thành hạt giống đạo. Nhìn thấy danh hiệu A-di-đà Phật, họ sẽ lưu lại ấn tượng, tặng hạt giống tiếp dẫn cho họ, giúp đỡ họ trồng hạt giống vãng sanh thế giới Cực Lạc. Chúng tôi làm không ít, những cái khác chúng tôi không còn dùng nữa. Phải hiểu những đạo lý này, phải hiểu rõ. Trong kinh điển giảng rất nhiều, “thân người khó được, Phật pháp khó nghe”, đặc biệt là danh hiệu Di-đà, trong một đời có thể nhìn thấy một lần, nghe thấy một lần, đó là phước báo rất lớn. Đời này mặc dù chưa thành tựu, đời sau gặp duyên này, hạt giống của họ sẽ khởi hiện hành, họ sẽ thành tựu. Cho nên hi vọng bạn tỉ mỉ nghĩ lại, suy ngẫm nhiều một chút. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, xin hỏi tùy hỷ người khác ấn tống kinh sách, có phải cũng có phước đức giống như người ấn tống kinh sách không, hay chỉ là đang hành bố thí tài? Phước báo tự mình ấn tống kinh sách lớn, hay là phước đức tùy hỷ người khác ấn tống kinh sách lớn?

Đáp: phước đức lớn hay nhỏ không ở chỗ này, mà ở chỗ tâm bạn phát có thật hay không, nguyện của bạn có rộng hay không. Nếu như tâm bạn thật, nguyện bạn rộng, vượt khỏi người ấn tống kinh sách, người khác in một vạn quyển, mặc dù bạn tùy hỷ chỉ in một quyển, hai quyển, phước đức của bạn vượt khỏi người khác, đây là bàn về tâm lực và nguyện lực, không ở hình thức. Cho nên bạn mới hiểu được, người nghèo cùng có thể tu đại phước, người đại phú đại quý thường không tu được đại phước báo, bởi vì tiền của họ quá nhiều, họ không thèm để ý một chút tiền, tâm cung kính của họ không đủ, không bằng bạn được. Mọi người xem trong Liễu Phàm Tứ Huấn có một câu chuyện nhỏ, có một cô gái nghèo tới chùa cúng dường hai xu tiền, phước đức này còn lớn hơn phước đức sau đó cô gái ấy được làm vương phi quay lại cúng dường 1.000 lượng vàng, phải hiểu đạo lý này. Cho nên tâm chân thành của bạn, nguyện lực của bạn lớn, bố thí nhỏ được phước báo lớn. 

Hỏi: nếu như không có phước báo, lúc vãng sanh có phải sẽ gặp rất nhiều chướng ngại?

Đáp: đúng vậy, trong kinh nói rất rõ ràng, “chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi ấy”, cho nên nhất định phải tu phước báo. Phước báo không phải người có tiền mới có thể tu, người không tiền cũng có thể tu. Trước đây lúc tôi còn trẻ vô cùng khó khăn, thầy dạy tôi tu phước báo, dạy tôi tu bố thí tài, tôi nói không có tiền, đến duy trì cuộc sống còn khó khăn. Cho nên thầy hỏi, một hào có không? Một hào thì có, một đồng thì có thể, nhiều hơn thì không được. Thầy nói vậy thì con bố thí một hào, một đồng đi, vậy mới được, tâm phải lớn, tâm phải thành. Cho nên không quan trọng bố thí nhiều hay ít, không ở chỗ này. 

Hỏi: câu hỏi thứ 19, nơi chúng con sinh sống có mấy chục bà lão rất tin phục pháp sư, buổi sáng hàng ngày họ tới chùa tụng kinh, có rất nhiều người mắc bệnh mà bệnh viện không chữa được đều khỏe lại, nhưng họ không có tín tâm vãng sanh Tây Phương, chỉ hi vọng đời này bình an là được. Bởi vì lo sợ gặp tai nạn, họ học rất nhiều thần chú hộ thân. Nếu gặp người nói những pháp môn khác, họ đều cho rằng đó là tà giáo, ngoại đạo. Xin pháp sư khai thị về vấn đề này.

Đáp: chuyện này vẫn là do nghe kinh không nhiều, hi vọng họ nghe kinh nhiều hơn, nghe nhiều những câu chuyện vãng sanh, như “Vãng Sanh Truyện”, “Tịnh Độ Thánh Hiền Lục”, đặc biệt là những câu chuyện thời cận đại, nói ra mọi người đều biết, họ sẽ dễ dàng sanh khởi tín tâm. Không thể quá yêu tiếc thân thể, quá yêu tiếc thân thể thì niệm Phật không thể vãng sanh. Nhưng mà thiện căn niệm Phật đời này của họ rất sâu dày, đời này không thể vãng sanh, đời sau gặp pháp môn Tịnh tông họ sẽ nâng cao lên. Nhưng mà chúng ta luôn hi vọng đời này họ thành tựu, đừng đợi đến đời sau.

Niệm Phật thật tốt là thần chú hộ thân tốt nhất, lời này là có căn cứ. Những năm đầu thời Thanh, một vị pháp sư trong thời vua Càn Long, Từ Vân Quán Đảnh, vị pháp sư này có danh tiếng rất lớn trong Phật giáo, thông đạt tông giáo, hiển mật viên dung. Trước tác cả đời ngài vô cùng phong phú, tôi thấy được hơn 40 loại, còn có một số tác phẩm tôi chưa từng thấy, đại khái có hơn một nửa được sưu tập trong “Vạn Tự Tục Tạng” của Nhật Bản, ngài ấy chú thích rất hay, cho nên đáng để tham khảo. Lúc tôi mới học giảng kinh, đa phần là sử dụng chú thích của ngài ấy, đặc biệt là khi đó tôi học giảng kinh Lăng Nghiêm, “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Quán Đảnh Sớ”, chỉ có bộ chú giải của ngài ấy chú giải cho chú Lăng Nghiêm, chú giải thông thường đều không chú giải thần chú, chỉ có ngài ấy chú giải từng câu một của chú Lăng Nghiêm, thật hiếm có. Cho nên ngài ấy viên dung, quán thông hai tông giáo Hiển – Mật. Ngài có một bộ chú giải là “Quán Vô Lượng Thọ Kinh Trực Giải”, gọi tắt là “Quán Kinh Trực Giải”, do ngài viết, chú giải. Trong đó có một đoạn, ngài nói người học Phật chúng ta gặp tai nạn, hoặc là nghiệp chướng, vô cùng nghiêm trọng, kinh chú gì cũng đều không có tác dụng, nghi thức sám hối nào cũng không cứu được bạn, giống như Thủy Lục Sám Pháp, Lương Hoàng Bảo Sám, Đại Bi Sám đều không có tác dụng, nghiệp chướng của bạn quá nặng, không cứu được bạn, sau cùng chỉ có một cách chắc chắn cứu được bạn, đó là câu Phật hiệu Nam-mô A-di-đà Phật. Ngài nói rất hay! Để chúng ta thấy được, sau khi học kinh Hoa Nghiêm, chúng ta phải chứng thực lời ngài nói. 

Trong suy nghĩ của nhiều đời tổ sư đại đức, kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đầu tiên trong cửa Phật, trước đây lúc tiên sinh Phương Đông Mỹ giới thiệu bộ kinh này cho tôi, thầy nói Hoa Nghiêm là học thuật khái luận của kinh Phật, trong hết thảy kinh điển khác đều có một phần của kinh Hoa Nghiêm, đây là toàn bộ, tổng thể, toàn bộ Phật pháp đều trong bộ kinh này. Phần cuối kinh Hoa Nghiêm dùng phương pháp gì để giải thoát? Mọi người cũng biết, Thập đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ-tát dẫn về Cực Lạc, cho nên phải biết kinh Hoa Nghiêm sau cùng cũng quy về Tịnh độ, quy về thế giới Cực Lạc. Cho nên, đại đức xưa nói quy về kinh Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ là Tịnh độ; Hoa Nghiêm, Pháp Hoa đều chỉ quy về kinh Vô Lượng Thọ. Trong kinh Vô Lượng Thọ, kinh văn quan trọng nhất là 48 đại nguyện, do A-di-đà Phật tự mình nói ra, Thích-ca Mâu-ni Phật chuyển lời tới chúng ta, không phải do Thích-ca Mâu-ni Phật nói, A-di-đà Phật nói, Thích-ca Mâu-ni Phật chuyển lời tới chúng ta. Trong nguyện thứ 18 nói, lúc lâm chung, đầu óc phải tỉnh táo, phải tin sâu nguyện thiết, một niệm, mười niệm đều có thể vãng sanh. Chuyện này bất kì pháp môn nào đều không làm được, câu A-di-đà Phật làm được, một niệm, mười niệm có thể vãng sanh, nguyện thứ 18 trong 48 nguyện nói như vậy. 

Cho nên ở Nhật Bản rất thịnh hành Bổn nguyện niệm Phật, họ chuyên môn niệm nguyện thứ 18, không niệm những điều khác, có thể vãng sanh không? Không thể vãng sanh, tại sao vậy? Đầu cơ trục lợi, tâm cầu may không được, tâm chân thành mới được, không được cầu may. Đại đức xưa thật sự dùng pháp môn này có thành tựu, các ngài dùng tâm chân thành, chứ không phải tâm cầu may, cả đời chưa gặp được pháp môn này, cuối cùng gặp được, gặp được tiếp nhận ngay lập tức, ngay lập tức phát nguyện cầu vãng sanh, đó là tương ưng. Nguyện thứ 19, nguyện thứ 18, 19 đều quan trọng như nhau, nguyện thứ 19 là phát tâm Bồ-đề, nguyện thứ 18 là mười niệm ắt vãng sanh, cho nên hai nguyện này phải xem cùng nhau, không thể tách ra, tách ra là sai rồi, bởi vì chúng ta thấy trong phẩm Ba Bậc Vãng Sanh của kinh Vô Lượng Thọ, bất kể là thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm, phật đều nói tám chữ “phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm”, không thể không biết điều này. Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm, bạn nhất định vãng sanh. 

Hỏi: câu hỏi thứ 20, ngồi thiền niệm Phật hiện ra vô số cảnh giới, như cảm giác bản thân càng bay càng cao, xin hỏi là do nguyên nhân gì?

Đáp: đừng quan tâm tới cảnh giới hiện tiền, trong kinh Kim Cang nói, “phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, đó là cảnh giới tốt, nếu như bạn chấp trước, đó là cảnh giới ma. Điều này Thế Tôn đã nói với chúng ta trong kinh Lăng Nghiêm. Bất kể cảnh giới nào hiện tiền đều không được để ý tới nó, tại sao vậy? Nếu bạn để ý, cảnh giới này sẽ phá định của bạn, phá tâm thanh tịnh của bạn, bạn liền sai rồi. Cho nên trong cảnh giới nhất định có rất nhiều thứ xuất hiện, đó là gì? Đều đang mê hoặc bạn, đang khảo nghiệm bạn, xem bạn có vượt qua được không. Trong Tiểu thuyết truyền kỳ thời xưa có câu chuyện của Đỗ Tử Xuân, trong câu chuyện đó nói, trong cảnh giới định khảo nghiệm công phu của ông ấy. Nhưng mà sau cùng vô số cảnh ma hiện tiền, ông ấy đều không động tâm, ông không để ý tới, sau cùng thì nhìn thấy một cảnh giới đã làm ông động tâm, toàn bộ công phu bị hỏng hết, ông nhìn thấy điều gì? Nhìn thấy cha mẹ đang chịu khổ ở địa ngục, ông liền gọi cha ơi, mẹ ơi, xong rồi, toàn bộ công phu đều bị hỏng. Vậy đó là điều gì? Tới khảo nghiệm bạn, không phải cha mẹ thật sự của bạn, biến hiện ra để mê hoặc bạn, xem bạn có động tâm hay không, nếu động tâm thì xong rồi. Cho nên trong lúc chúng ta tu hành, nghỉ ngơi, hoặc lúc tĩnh tọa, xuất hiện một số cảnh giới thì phải hiểu đạo lý này. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, lúc niệm Phật, quán tưởng mỗi câu A-di-đà Phật truyền năng lượng và ánh sáng cho con thì có như pháp không?

Đáp: có người dùng phương pháp này, nhưng mà tốt nhất bạn không nên dùng những phương pháp này. Nếu như dùng phương pháp này lâu ngày, bạn sẽ cảm thấy năng lượng và ánh sáng tiến vào thân thể của mình, bản thân bạn sẽ sanh ra hoan hỉ, sanh ra ngạo mạn, xem này công phu của tôi tốt hơn người khác, vừa sanh ra suy nghĩ này thì liền trúng tà, không phải là làm chuyện không cần thiết hay sao? Cho nên, học quý ở chỗ thành thật, học quý ở chỗ bình thường, không cần có gì đặc biệt, như vậy là tốt nhất. Nói tóm lại, phải buông xuống hết thảy huyễn tướng, hiện tướng đều không phải là thật, cho nên kinh Kim Cang, trước đây bất kể học tông phái nào, học pháp môn nào, không ai không đọc kinh Kim Cang. Kinh Kim Cang có nghĩa là gì? Kinh Kim Cang dạy bạn buông xuống vạn duyên, “phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, “hết thảy pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng”, bạn hà tất phải chấp trước vào những điều này? Bạn không chấp trước, tự nhiên hiện tiền; chấp trước mà hiện tiền thì chưa chắc là chuyện tốt. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, rất nhiều người học Phật bình thường nghe kinh, niệm Phật, nhưng khi gặp phải bệnh tật hay khó khăn, lại đi cầu thần, gieo quẻ, xem phong thủy, tìm đồng cốt, cầu cảm ứng, xin hỏi nên khuyên họ như thế nào?

Đáp: khuyên họ thành thật niệm Phật, niệm tới mức tâm thanh tịnh hiện tiền, hết thảy cảm ứng đều sẽ hiện tiền, bạn không cần đi tìm, bạn đi tìm sẽ bị người khác lừa gạt. Những người này thật sự có công phu không? Có vấn đề, đoán mệnh giỏi như vậy, sao không xem cho chính mình? Tại sao ngày ngày mở sạp đoán mệnh kiếm tiền? Xem phong thủy giỏi như vậy, tại sao không xem cho chính mình? Suy nghĩ một chút bạn liền biết. Cầu cảm ứng, có phải là thật không? Cảm ứng cầu được không? Không phải cầu mà được. Xã hội hiện nay đồng cốt rất nhiều, chúng tôi cũng tiếp xúc rất nhiều, phải có trí tuệ. Họ nói như lý như pháp, có thể tham khảo; nếu không như lý như pháp là họ đang lừa bạn. Từng có đồng cốt nào lừa tôi không? Tôi cũng từng gặp qua, làm loạn đòi hỏi, tôi không hề khách sáo, các người quay về chỗ của mình đi, mau chóng rời đi. Họ thật sự rời đi, sau này không còn tìm tôi nữa. Đồng cốt cũng là một loại chúng sanh, đủ thứ kỳ quái, cũng phải khuyên họ niệm Phật, khuyên họ vãng sanh Tây Phương Tịnh độ, họ sẽ cảm kích bạn. Cho nên Phật không dùng thần thông để làm Phật sự, tại sao vậy? Dùng thần thông làm Phật sự rất nguy hiểm, yêu ma quỷ quái đều có thần thông, tới lúc đó, bạn không thể phận biệt Phật và thần được. Cho nên, Phật dùng giáo dục giúp đỡ hết thảy chúng sanh, giảng kinh thuyết pháp, dạy học, quỷ thần đối với chuyện này là người ngoài nghề, họ làm không được, cho nên Phật dùng giáo dục. 

Chúng ta nghiêm túc học tập theo kinh điển, bạn hiểu được luân lý mà Phật giảng, không chút nghi ngờ, Phật dạy chúng ta buông xuống vọng tưởng, buông xuống phân biệt, buông xuống chấp trước. Ngàn kinh vạn luận, lúc chưa buông xuống được, giảng những đạo lý này cho bạn, dần dần nghe hiểu đạo lý, bạn sẽ biết buông xuống. Buông xuống mới có thể khế nhập cảnh giới, cảnh giới gì? Quay về tự tánh, không còn điều nào khác. Mục tiêu sau cùng của giáo dục nhà Phật là bảo chúng ta quay về tự tánh, kiến tánh thành Phật. Nguyên tắc chỉ dẫn cao nhất của quay về [tự tánh] đó là buông xuống vọng tưởng phân biệt chấp trước, còn một chút cũng không thể được, nếu còn liền chướng ngại. Đặc biệt trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy trong “Hoàn Nguyên Quán”, vũ trụ từ đâu mà có, chúng ta từ đâu mà có, giảng rõ ràng như vậy, tường tận như vậy, hiện tại dạy bạn điều gì? Dạy bạn quay về, bạn ở trong lục đạo, lục đạo rất khổ, lưu lạc ở nơi này, lưu lạc trong thời gian dài như vậy, hiểu rõ rồi thì nên quay đầu, không hoài nghi chút nào. Một khi quay đầu, một khi quay về, thì còn cao hơn thần linh rất nhiều, thần linh chưa thoát khỏi lục đạo, thần linh còn không bằng A-la-hán. Cho nên bản thân chúng ta thành tựu, chúng ta cũng giúp họ thành tựu. Họ cũng là chúng sanh trong lục đạo. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, câu hỏi thứ 23, trong đầu con đều nghĩ tới Phật pháp, trong đầu giống như bất động vậy. Ví dụ người khác chào hỏi con, cũng không nghe thấy; nói chuyện với người khác, ba câu không rời Phật pháp; người khác tới nhà chơi, thời tiết rất nóng, cũng quên bật quạt cho khách. Bởi vì bản thân không cảm thấy nóng. Những chuyện như vậy rất nhiều, xin hỏi có bình thường không?

Đáp: phương pháp tu hành như vậy cũng không thể xem là bình thường, cũng không thể nói là không bình thường, bạn phải đột phá. Nếu như bạn tu đúng như pháp, bạn có một chút công phu định lực, tại sao? Bạn không cảm thấy lạnh lẽo. Nhưng Phật pháp vô cùng linh hoạt, bạn xem Phật sống Kim Sơn trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới lần thứ hai, pháp sư Diệu Thiện chùa Kim Sơn thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, ngài ấy không biết nóng lạnh, chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, mùa đông cũng bộ quần áo đó, mùa hè cũng bộ quần áo đó. Mà cả đời ngài không tắm rửa, cả đời không thay quần áo, chỉ có một bộ như vậy, đó mới thật có công phu định lực. Ngài ấy vô cùng linh hoạt, không chút cứng nhắc nào, cả ngày từ sáng đến tối vui vẻ, giúp đỡ hết thảy chúng sanh giải quyết các bệnh khó trị. Lời nói rất xảo diệu, câu nào cũng có thiền cơ, cho nên người thân cận ngài nhiều, người độ hóa cũng nhiều. Tóm lại một câu, chúng ta học Phật nhất định phải bắt đầu từ giáo dục cắm rễ, nếu không cắm chắc rễ, thì rất khó được thọ dụng, nếu như có sai lệch, phiền phức sẽ rất nhiều. Chúng ta không thể không biết điều này. Hết thảy phải dùng phương pháp bình thường mà học tập, đối với chính mình mới có lợi ích chân thật. 

Hôm nay đã hết thời gian nhưng vẫn chưa trả lời hết câu hỏi, còn 7 câu hỏi, chúng ta lưu lại thứ sáu tuần sau tiếp tục trả lời. 

Trả lời 0