Responsive Menu
Add more content here...

Tập 109 – Học Phật Vấn Đáp

VẤN ĐÁP HỌC PHẬT

Tập 7

(Tập 109 Tịnh Tông)

Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Không

Thời gian: 23/01/2009

Địa điểm: Hiệp hội giáo dục Phật-đà Hồng Kông

 

Quý vị pháp sư, quý vị đồng tu, mời ngồi! Hôm nay có 38 câu hỏi, trước tiên xem câu hỏi của đồng tu trên mạng.

Hỏi: câu hỏi đầu tiên, tỷ lệ ly hôn trong xã hội hiện nay cao, không ít người chọn cuộc sống độc thân, nhưng sách xưa có nói: “Phụ nữ không kết hôn là làm trái quy luật tự nhiên, ắt bị ông trời trách phạt”. Xin hỏi cách nói này có đúng không? Hành vi như vậy có làm trái lời dạy của đức Phật không?

Đáp: trong lời dạy của đức Phật không có cách nói này, đây là vấn đề xã hội. Xã hội thời xưa không giống xã hội hiện nay, chế độ đại gia đình trong xã hội thời xưa là “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, người phụ nữ có nơi có chốn, đời này của họ có sự bảo đảm. Chế độ đại gia đình hiện nay không còn tồn tại nữa, cho nên rất nhiều cách nói của xã hội trước đây đã không còn thích hợp với hiện tại. Vấn đề của xã hội hiện nay thực sự nghiêm trọng hơn trước đây, làm thế nào giải quyết những vấn đề này, hiện nay chính phủ của rất nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu, không dễ gì có thể có được phương pháp thực sự thỏa đáng. Chúng ta hãy bình tĩnh quan sát, gia đình trước đây thực sự hạnh phúc hơn gia đình hiện nay, mặc dù có rất nhiều hạn chế, hình như cá nhân không được tự do như hiện nay, đây là thực tế. Trước đây, bởi vì gia đình lớn, sự nghiệp lớn, nhân khẩu đông, nếu như không quản nghiêm ngặt, gia đình này không có thứ tự sẽ loạn, cho nên gia quy vô cùng quan trọng. Mấy năm nay chúng tôi đề xướng Đệ Tử Quy, là gia quy chung mà hết thảy gia tộc của Trung Quốc thời xưa đều phải tuân thủ, không nhiều, chỉ có 113 điều, đây là căn bản, là nền tảng, là môn phải tu. Ai cũng làm như vậy, gia hòa, xã hội hài hòa tốt đẹp, đích thực là dễ dàng thi hành đất nước tôn trọng lễ nghĩa, xã hội hài hòa. Hiện nay, mức độ khó khăn lớn hơn trước quá nhiều, chúng ta nên biết điều này. Bởi vì tỷ lệ ly hôn cao, cho nên chọn lựa cuộc sống độc thân hình như càng ngày càng nhiều, đây là hiện tượng xã hội, hiện tượng này cũng không thể xem là bình thường. Làm sao giải quyết vấn đề? Tôi nghĩ có nhà xã hội học, nhân khẩu học chuyên nghiên cứu, là đề tài mà những học giả này đang nghiên cứu.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, học trò là bác sĩ châm cứu, nhiều năm nay dùng phương pháp châm cứu truyền thống chữa khỏi cho rất nhiều người bệnh. Nhưng mấy năm gần đây không ít đồng tu nhắc nhở học trò, châm cứu sẽ làm tổn thương chúng sanh trên cơ thể người bệnh, [như vậy sẽ] kết ác duyên. Lúc đang trị bệnh, con biết được trên người bệnh nhân có chúng sanh, trong lòng âm thầm nhắc nhở chúng sanh tránh đi, để tránh làm tổn hại họ, nhưng đa số người bệnh không biết trên cơ thể họ có chúng sanh hay không, không biết nên xử lý như thế nào. Là một người bác sĩ châm cứu, con nên làm thế nào mới đúng pháp?

Đáp: chuyện này không được nhắc tới trong kinh Phật, nhưng mà có một số chuyện tương tự như vậy, chúng ta suy ngẫm một chút thì có thể tìm ra được câu trả lời. Ví dụ trong “Giới Kinh” dạy người xuất gia, trước đây người xuất gia đều sống trong rừng núi, tự mình chặt vài cây để dựng túp lều nhỏ, điều này Phật cho phép. Phật nói với người xuất gia, các ông chặt cây này, cây cao bằng người, nếu cây cao hơn người thì sẽ có linh hồn dựa vào cây này, cũng tức là họ coi cây này thành nơi cư trú của mình, giống như nhà của họ vậy. Vậy ông định chặt cây của họ, họ sẽ ghi hận, trong lòng họ bất bình. Nhưng mà chúng ta nhất định phải dùng cây này, Phật nói ba ngày trước đó tụng kinh, cầu nguyện cho họ, mời họ dọn nhà rời khỏi cây này, chúng tôi muốn chặt cây này để dựng túp lều nhỏ. Từ những lời dạy của Phật, chúng ta có thể mở rộng ra, trước khi bác sĩ châm cứu trị bệnh, có thể tụng kinh hoặc trì chú hồi hướng cho chúng sanh ở trên thân người bệnh. Có rất tốt, không có cũng tốt, thành tâm hồi hướng, mời những chúng sanh này rời đi, ít nhất tạm thời rời đi, trong thời gian bạn điều trị không có xung đột với họ, tôi nghĩ như vậy sẽ rất tốt.

 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, trong giới văn nghệ có một số diễn viên đóng phim, xuyên tạc Phật pháp hoặc tăng nhân xuất gia, ví dụ như Đường Tăng lấy vợ, gây hiểu lầm cho chúng sanh không biết Phật pháp, chướng ngại Phật duyên của chúng sanh, xin hỏi đây là nhân quả gì?

Đáp: văn nghệ, vào thời cổ đại là giáo dục xã hội, Khổng tử đặt tiêu chuẩn cho văn nghệ, mà tiêu chuẩn này hơn 2.000 năm trước, Khổng tử cách chúng ta hiện nay 2.500 năm, đa phần giới nghệ sĩ qua các triều đại đều tuân thủ. Người biểu diễn nghệ thuật là thầy hướng dẫn của xã hội, phong khí của xã hội có liên quan rất lớn đến họ. Cho nên Phu tử đặt ra cương lĩnh, nguyên tắc chung, đó là “tư vô tà”, biểu diễn của bạn khiến quần chúng nhìn thấy, nghe thấy đều sẽ không sanh khởi tà tư, tà niệm, vậy là tốt, điều này có mặt tích cực đối với giáo hóa xã hội. Cho nên Trung Quốc thời xưa, bạn xem biểu diễn, rất nhiều vở kịch, ca múa, đa phần đều nói tới trung – hiếu – tiết – nghĩa, nói thiện nhân thiện quả, ác nhân ác báo, cho nên giúp đỡ xã hội an định, họ có công đức rất lớn. Xã hội hiện nay, chúng ta đều thấy ở trong nước và ngoài nước thuần túy chỉ mang tính chất giải trí, không nghĩ tới quan niệm đạo đức của xã hội. Cho nên, đa phần đều lệch khỏi mục tiêu của thánh hiền xưa, nội dung biểu diễn, bạo lực, sắc tình, sát đạo dâm vọng. Họ cũng đang dạy xã hội, dạy loạn xã hội này, họ phải chịu trách nhiệm nhân quả không? Đương nhiên phải chịu trách nhiệm nhân quả. Những trách nhiệm nhân quả này có thể xem kinh Phật, có thể xem Đạo giáo, ví dụ Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là tiêu chuẩn rất hay, mọi người đọc kỹ thử bạn sẽ biết được quả báo.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói anh ấy làm công việc khảo cổ nên khó tránh khỏi việc đào mộ của người xưa, xin hỏi tự ý tiến vào lăng mộ liệu có phải là vô cùng bất kính với người đã mất? Làm những công việc như vậy thì nhân quả thế nào?

Đáp: lăng mộ cổ xưa thực sự có một số hiện tượng, không phải người bình thường như chúng ta có thể tượng tưởng được, đào những lăng mộ này, bạn khiến cho vong linh bất an. Nếu như bạn không có phước báo lớn, chúng ta thường nói hướng tới những vong linh này, họ báo thù bạn, bạn sẽ bị bệnh, sẽ mất mạng, gia đình của bạn sẽ bất an, những chuyện này thật sự có, không phải không có. Nếu như trước mắt không có chuyện, đó là gì? Đời trước bạn tích lũy đại đức, phước đức giúp giảm trừ một phần. Đợi sau khi bạn hưởng hết phước đức, những oan gia trái chủ này sẽ tìm tới cửa, oan oan tương báo! Ngành nghề trong xã hội này rất nhiều, hà tất phải làm những ngành nghề này? Cho nên tỉ mỉ suy ngẫm, chúng ta không muốn người khác tổn thương chúng ta thì chúng ta không thể tổn thương người khác; chúng ta không muốn người khác tới làm phiền môi trường sống của chúng ta thì chúng ta cũng không thể phá hoại môi trường sống của họ. Người cùng tâm này, tâm cùng lý này, đây là một đạo lý.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, trước mắt đệ tử đang học đại học, cha mẹ mong mỏi con cái thành tựu danh lợi. Nhưng bản thân đệ tử không thích danh lợi, xin hỏi làm trái nguyện vọng của cha mẹ có bất hiếu hay không? Nên làm thế nào mới có thể viên mãn?

Đáp: nguyện vọng của cha mẹ không thể làm trái, đó là trước đây không phải hiện nay, tại sao vậy? Kì vọng của cha mẹ thời xưa dành cho con cái, không phải hi vọng chúng phát tài, không phải hi vọng chúng làm quan lớn. Mà hi vọng chúng làm thánh nhân, làm hiền nhân, ít nhất là làm người tốt trong xã hội, điều này thì phải tuân thủ, không thể làm trái. Nếu như cha mẹ mong bạn có thể kiếm nhiều tiền, làm chức lớn, chỉ hỏi mục đích, không hỏi thủ đoạn, như vậy sẽ khiến con cháu rơi vào chỗ bất nghĩa, người làm con cháu nên tỉ mỉ suy ngẫm. Chúng ta thật sự làm, thật sự làm theo lời cha mẹ, nhất định khiến cha mẹ rơi vào chỗ bất nghĩa. Cho nên phải khuyên nhủ, giúp cha mẹ giác ngộ. Tư tưởng, lời nói hành vi của chúng ta phải tùy thuận đạo đức, không làm trái nhân quả là được, không chỉ đời này tốt, gia đình tốt, con cháu đời sau tốt, đời đời kiếp kiếp đều tốt.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói có người bẩm sinh thông minh, học tập thuận lợi; có người bẩm sinh ngu dốt, học tập gặp nhiều trắc trở. Xin hỏi có phải do nghiệp lực gây ra không? Làm thế nào để thay đổi nghiệp lực này?

Đáp: bạn hỏi rất hay, đây đích thực là hiện tượng tồn tại trong xã hội từ xưa đến nay. Hiện tượng này đúng là do nghiệp lực cá nhân khác nhau, đời trước bạn tạo thiện nghiệp, ác nghiệp, quả báo chiêu cảm đời này chắc chắn là tương ưng với đời trước. Nhưng vận mệnh là do bản thân tạo, không phải do người khác sắp đặt, tự mình tạo đương nhiên tự mình sửa. Muốn sửa đổi vận mệnh, bạn xem Liễu Phàm Tứ Huấn, tiên sinh Viên Liễu Phàm đoạt ác tu thiện, sửa lỗi làm mới, hiệu quả vô cùng tốt, đáng để mọi người tham khảo.

Hỏi: câu hỏi thứ bảy, con cái bị chứng hưng cảm và có khuynh hướng tự sát, xin hỏi nên giúp chúng như thế nào?

Đáp: đây thuộc về giáo dục thanh thiếu niên trong xã hội hiện đại, trước tiên bạn phải tìm ra nguyên nhân của chúng, tại sao chúng bị hưng cảm? Tại sao muốn tự sát? Tìm ra nguyên nhân rồi loại bỏ nguyên nhân, vấn đề sẽ được giải quyết, đây là phương pháp quan trọng. Nếu bạn học Phật hoặc tín ngưỡng tôn giáo, bạn cầu nguyện cho chúng, cầu xin oai thần của Phật Bồ-tát gia trì, có giúp đỡ đối với chúng. Nhưng mà chuyện nhất định phải làm đó là tìm ra nguyên nhân của chúng, phải loại bỏ nguyên nhân, cách làm như vậy thì oai thần của Phật Bồ-tát mới có thể gia trì được.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói xã hội hiện nay có rất nhiều người bị hội chứng sợ xã hội nên không cách nào sinh hoạt bình thường được, xin hỏi đây có thuộc bệnh nghiệp chướng không? Người bị bệnh nên làm thế nào?

Đáp: bệnh này đích thực giống như lời bạn nói, là bệnh nghiệp chướng. Đồng tu học Phật nhất định phải đột phá, nguyên tắc hành Bồ-tát đạo, tu Bồ-tát hạnh quan trọng nhất là có thể chung sống hòa hợp với hết thảy chúng sanh, chỉ có trong hoàn cảnh hiện thực mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng của bản thân, mới có thể nâng cao cảnh giới của bản thân. Giống như Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm đã biểu diễn 53 lần tham vấn cho chúng ta thấy, 53 lần tham vấn thiện tri thức này chính là đại chúng bình thường trong xã hội, nam nữ già trẻ các ngành các nghề, có thuận cảnh là thiện duyện, có nghịch cảnh là ác duyên, thiện tài hiểu được trải sự rèn tâm. Làm sao buông xuống vọng tưởng phân biệt chấp trước của bạn? Phải xem trong cuộc sống bạn còn tính toán so đo không? Trong đối nhân, xử thế, tiếp vật bạn còn chấp trước, còn phân biệt hay không? Từ những chỗ này mới thật sự biết được bản thân buông xuống được bao nhiêu, nhìn thấu được bao nhiêu. Nếu như bạn không tu từ trong cảnh giới thì khó! Bạn cho rằng buông xuống, nhưng thật sự chưa buông xuống; người thật sự buông xuống, vậy thì giống với Phật Bồ-tát. Bạn xem trong Hoàn Nguyên Quán chúng ta nói tới tứ đức, tứ đức chính là dùng trong cuộc sống, áp dụng trong công việc, áp dụng trong đối nhân xử thế tiếp vật, nguyên tắc đầu tiên trong bốn nguyên tắc lớn này là tùy duyên. Trong tùy duyên học điều gì? Học diệu dụng, diệu dụng là thế nào? Chính là trí tuệ, tâm thái từ bi của Phật Bồ-tát. Trong tùy duyên nâng cao bản thân, giáo hóa chúng sanh, nâng cao bản thân là tự lợi, giúp đỡ chúng sanh là độ tha, tự hành hóa tha, không thể vứt bỏ người khác, Bồ-tát nói rất hay, “Trong cửa nhà Phật không bỏ một ai”. Chúng ta bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ người chúng ta không thích nhất, ở trong này có thể hóa giải oán hận của bản thân; từ người mà chúng ta thích nhất, hóa giải tham luyến của bản thân, tham sân si mạn phải đoạn từ chỗ này mới được, rời khỏi hoàn cảnh thì không thể đoạn được. Cho nên nhất định phải học tập trong hoàn cảnh, đó gọi là học vấn thật sự, bản lĩnh thật sự. Trước đây tôi mới học Phật, tiên sinh Phương Đông Mỹ giới thiệu kinh Hoa Nghiêm cho tôi, giảng 53 lần tham vấn cho tôi, thầy nói Thiện Tài đây là công phu thật sự, không phải là giả, vượt qua từng cửa, từng cửa một mới gọi là học vấn thật sự.

Hỏi: câu hỏi thứ chín, người hỏi nói có một vị pháp sư đổ xăng lên người tự thiêu, nói là muốn tới thế giới Cực Lạc, sau đó được mọi người cứu đưa tới bệnh viện, qua đời trong bệnh viện, tạo thành ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đối với Phật giáo ở địa phương. Xin hỏi quả báo tự thiêu là gì?

Đáp: tự thiêu là tự sát, tất cả các tôn giáo đều phản đối tự sát, không chỉ có Phật giáo phản đối. Tự sát không thể giải quyết vấn đề, trong cửa Phật, trong Đạo giáo không có cách nói này, tự sát còn phải tìm thế thân, rất phiền phức, không tìm được thế thân thì họ không thể đi đầu thai. Nếu như đệ tử cửa Phật có cách làm như vậy, thực sự là phá hoại hình tượng Phật pháp, chúng ta không thể không biết.

Hỏi: nhưng người hỏi trên vẫn còn một vấn đề, tại sao vị pháp sư này sau khi tự thiêu lại xuất hiện xá lợi?

Đáp: Xá lợi này là thật, là giả đều có vấn đề, tôi nhìn thấy không ít xá lợi giả, thực sự là thiêu xong xuất hiện, bạn nhìn thấy hình dáng rất đẹp, làm sao biết đó là giả? Chúng ta cầm lên dùng sức bóp một chút, nó sẽ vỡ ra, đó không phải là thật. Xá lợi thật dùng búa sắt cũng không đập nát được, đó là thật. Trước đây, vào thời người Anh cai quản Hồng Kông, lúc về già pháp sư Đàm Hư của chúng ta viên tịch ở Hồng Kông thiêu ra được vài viên xá lợi. Người Anh mang đi dùng búa sắt đập, búa sắt thật sự bị lõm vào mà xá lợi của ngài ấy vẫn nguyên vẹn, điều này khiến người nước ngoài cảm thấy khâm phục, là thật không phải giả, cho nên phải biết điều này. Hạt xá lợi, hoa xá lợi chưa chắc là thật, hoa xá lợi rất đẹp, bạn để ở trong bình thủy tinh, dùng hoa hồng Tây Tạng để nuôi dưỡng, tôi thấy qua hai tuần, hoa xá lợi này đều tan rã, giống như bụi vậy, đó không phải là thật. Cho nên phải cẩn thận, phải chú ý điều này.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, xã hội hiện nay thường gặp rất nhiều bệnh kỳ quái, có một số tình huống ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư duy bình thường của con người, khiến thân tâm không cách nào thanh tịnh, đau khổ vô cùng. Xin hỏi đây là nhân quả gì? Nên hóa giải như thế nào?

Đáp: trong này có nghiệp chướng, còn có hoàn cảnh, còn có ăn uống, đều có liên quan. Tại sao hiện nay lại nhiều? Tôi tin rằng tương lai càng ngày càng nhiều. Chúng ta tỉ mỉ suy nghĩ nguyên nhân, khoa học kỹ thuật hiện nay phát triển, chúng ta dùng đủ loại thức ăn hóa học để nuôi gia súc, những loại thịt bò dê heo, thậm chí là gà vịt đều không bình thường, thịt của chúng đều có vi khuẩn gây bệnh. Cây trồng thì phun quá nhiều thuốc, thổ nhưỡng có độc, cho dù là trồng cây gì, trồng ngũ cốc hoa màu, mang đi phân tích chi tiết sẽ thấy đều có độc tố. Tương lai nước bị ô nhiễm, thậm chí là không khí bị ô nhiễm, đây là tai họa do khoa học mang lại, con người tùy ý phá hoại thiên nhiên, thiên nhiên sẽ báo thù con người. Cho nên bệnh kỳ quái nhiều, thực sự khiến thân tâm bạn không cách nào thanh tịnh, đau khổ vô cùng. Nghĩ tới chuyện này, chúng ta nhớ tới trước đây, lúc lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam vãng sanh, lời dặn dò sau cùng dành cho học trò, thầy nói với chúng tôi, “xã hội này loạn rồi, Phật Bồ-tát, thần tiên giáng xuống cũng không cứu được, con đường sống duy nhất của đệ tử cửa Phật chúng ta đó là thành thật niệm Phật cầu sanh Tịnh độ”. Lời dặn dò cuối cùng là câu này. Chúng ta xem hiện tượng xã hội ngày nay, sinh thái của toàn bộ trái đất bị phá hoại, cho nên khó khăn của chúng ta sẽ nhiều. Cải thiện không phải là chuyện dễ dàng, cần mọi người thật sự giác ngộ, làm thế nào loại bỏ độc tố trong nước biển, loại bỏ độc tố trong thổ nhưỡng, đây không phải là chuyện dễ dàng. Khí hậu hiện nay bất bình thường, ảnh hưởng sản lượng nông nghiệp, cũng ảnh hưởng chất lượng nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ gây ra nạn đói trên thế giới này. Hiện nay nói nguy cơ tài chính, e rằng tương lai sẽ có nguy cơ lương thực, nguy cơ năng lượng, thậm chí là nguy cơ nước uống. Mọi người phải cảnh giác điều này, thật sự phải quay đầu.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, đệ tử học tập làm việc và phát triển ở nước ngoài trong thời gian dài, sau đó tiếp xúc Phật pháp, tập giảng kinh Vô Lượng Thọ ở đạo tràng địa phương. Bởi vì nguyên nhân khách quan mà gia đình không ở cùng nhau trong thời gian dài, con cái cũng hơn bảy tuổi rồi, nhưng thời gian đệ tử ở cùng mẹ chúng không tới nửa năm. Người nhà hy vọng đệ tử về nước đoàn tụ, nhưng đệ tử không nỡ từ bỏ nỗ lực ở hải ngoại và sự tu học ở đạo tràng địa phương, mà nhân duyên giúp người nhà ra nước ngoài đoàn tụ trong thời gian ngắn vẫn chưa đủ. Người hỏi này có ba vấn đề muốn hỏi, đệ tử vốn muốn thành tựu bản thân trước rồi chăm sóc gia đình như vậy có được không?

Đáp: hoàn cảnh khách quan của bản thân bạn, cuộc sống của gia đình bạn có vấn đề không? Nếu như gia đình bạn khá giả, không có vấn đề về cuộc sống vật chất, nhưng vẫn cần người nhà đồng ý cách làm của bạn mới được.

Hỏi: câu hỏi thứ hai, nếu như phải chăm sóc con cái, đồng thời thành tựu sự tu học của bản thân, nên xử lý mối quan hệ giữa hai chuyện này như thế nào?

Đáp: bạn không thể về nước, bạn ở nước ngoài học tập, làm việc, bạn có thể đưa người thân, đưa vợ con bạn ra nước ngoài, như vậy tốt, có thể giải quyết vấn đề của bạn. Hoặc là bạn về nước, tôi tin rằng bạn muốn học giảng kinh Vô Lượng Thọ, duyên phận ở trong nước, tôi tin rằng sẽ không kém hơn ở nước ngoài, duyên phận ở trong nước có thể càng thù thắng hơn, người mà bạn tiếp dẫn nhất định càng nhiều hơn. Chuyện này đáng để bạn cân nhắc.

Hỏi: người hỏi nói nếu như về nước, trong lúc chăm sóc gia đình, làm thế nào mới có thể giữ được tu học không thoái chuyển, đời này thành tựu?

Đáp: tôi nghĩ về nước chuyện này chắc là không có vấn đề, hiện nay người học Phật trong nước rất nhiều, người tu Tịnh độ rất nhiều, rất nhiều nơi đều có Cư Sĩ Lâm, đều có niệm Phật đường.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói sau khi thần thức rời khỏi cơ thể, liệu vẫn còn có những cảm giác như đau khổ, vui vẻ, đói, lạnh v.v… không?

Đáp: sau khi thần thức hoàn toàn rời khỏi thân thể, không còn những cảm giác này; nhưng mà lúc vừa rời khỏi thân thể thì có, cho nên lúc này là thời điểm mấu chốt. Tổ sư đại đức trước đây dạy chúng ta, lúc giúp đỡ liên hữu trợ niệm vãng sanh, đặc biệt phải chú ý, không thể đụng vào thân thể của họ, không những không được đụng vào thân thể, mà giường nệm của họ cũng không thể đụng vào. Bởi vì lúc này họ có đau khổ, lúc họ đau khổ họ sẽ sanh tâm sân hận, sanh tâm sân hận vô cùng bất lợi đối với họ. Lúc người niệm Phật sanh tâm sân hận, duyên vãng sanh của họ sẽ đứt đoạn. Người bình thường sanh tâm sân hận, vậy thì xem nghiệp lực của họ, nghiệp chướng nặng họ sẽ đọa địa ngục; cho dù nghiệp chướng không nặng họ cũng sẽ sanh vào cõi súc sanh. Sanh vào cõi súc sanh làm con vật gì? Rắn độc mãnh thú, sanh vào loại này, bởi vì mang tâm sân hận đi đầu thai. Cho nên lúc lâm chung trong vòng 8 tiếng đồng hồ nhất định không thể chạm vào họ, tốt nhất là 12 tiếng đồng hồ, 14 tiếng đồng hồ thì tương đối an toàn, sau đó bạn mặc quần áo cho họ, nhập liệm cho họ. Đại đức xưa dạy chúng ta điều này là có đạo lý, chúng ta phải tin tưởng!

Hỏi: câu hỏi thứ mười ba, người hỏi có ba vấn đề nhỏ có liên quan đến sự học tập của người xuất gia trẻ tuổi, có thể câu hỏi này do người xuất gia trẻ tuổi đưa ra, thứ nhất đệ tử hiểu được sâu sắc tầm quan trọng của Đệ Tử Quy và văn hóa nhà Nho, nhưng mà ngôi chùa nơi con đang sống không có máy tính, bên cạnh cũng không có ai có thể chỉ dạy, xin hỏi nên học tập thực hành như thế nào?

Đáp: trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Nho Thích Đạo vào thời xưa đã dung họp thành một thể. Chúng ta nhìn thấy một tấm bia cũ ở chùa Thiếu Lâm, trên đó có khắc câu “Hỗn Nguyên Tam Giáo Cửu Lưu Đồ Tán”, tấm bia này tôi nghe nói là thời Đường Túc Tông, Túc Tông là con trai của Đường Minh Hoàng, cách chúng ta hiện nay đại khái khoảng hơn 1.300 năm. Vào thời đó bạn thấy đã nói tam giáo cửu lưu, dùng lời hiện nay mà nói, tôn giáo, học phái đều cùng một cội nguồn, là một nhà. Cách nhìn này là đúng đắn, không hề nhìn sai, nhà Nho coi trọng đạo trời người, cũng tức là coi trọng nền tảng làm người; Phật pháp mặc dù cao, nếu như người đều làm chưa tốt, bạn làm sao có thể thành Phật? Thành Phật vẫn phải bắt đầu từ làm người. Cho nên trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, đức Phật dạy chúng ta thứ tự học tập, bắt đầu học từ đâu? Từ “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm không giết, tu thập thiện nghiệp”, bắt đầu học từ điều này. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng là sở trường của nhà Nho, kinh nghiệm của họ phong phú, phạm vi dạy cũng vô cùng rộng. Cho nên, từ giữa thời nhà Đường trở về sau Trung Quốc không còn học Tiểu thừa nữa, trực tiếp dùng Nho, dùng Đạo làm nền tảng của Đại thừa, cho nên Trung Quốc là Phật pháp Đại thừa. Nếu như không có nền tảng Nho và Đạo, Đại thừa này liền thất bại, không phải là Phật pháp thật sự, có hình thức chứ không có thực chất, như vậy là sai rồi. Cho nên chúng ta nhất định phải biết, bạn thật sự muốn học Phật, muốn có thành tựu trong Phật pháp, nhất định phải cắm gốc của Nho, cắm gốc của Đạo. Nho và Đạo cũng bác đại tinh thâm, nếu chúng ta nghiêm túc học tập, thời gian trong đời này không đủ dùng. Cho nên, chúng ta chọn những điều quan trọng nhất, căn bản của nhà Nho là Đệ Tử Quy, căn bản của nhà Đạo là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, học tốt hai quyển này rồi học Thập Thiện Nghiệp Đạo thì không còn khó nữa, đây là ba gốc rễ của Nho Thích Đạo. Thật sự phát tâm, hiện nay máy tính cũng không đắt, người trẻ tuổi xuất gia thật sự phát tâm, tôi tin rằng sẽ có cư sĩ thiện tâm cúng dường bạn một chiếc máy vi tính, tôi nghĩ rất có khả năng, chuyện này người khác đều hoan hỷ muốn làm. Bạn có thiết bị rồi có thể xem học tập vệ tinh của chúng tôi, có thể xem những kinh giáo trên mạng của chúng ta. Thật sự có gốc lại chịu khó học, cho dù ở nơi nào, chỉ cần phương hướng, mục tiêu của bạn đúng đắn, kiên trì bền bỉ trường kỳ huân tu, chắc chắn có thành tựu.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói nếu nền tảng cổ văn không tốt, nhưng lại rất muốn học những môn như kinh Kiết Hung, năm kinh một luận, Cổ Văn Quán Chỉ v.v… thì nên học tập như thế nào?

Đáp: vấn đề này phải học theo phương pháp cũ của truyền thống Trung Quốc, đó là đọc tụng. Lúc chúng tôi còn trẻ, thầy giáo dạy chúng tôi đọc thuộc năm mươi chương cổ văn, cổ văn lấy Cổ Văn Quán Chỉ làm tiêu chuẩn, chọn ở trong đó, trong Cổ Văn Quán Chỉ có hơn 300 chương, chọn ra 50 chương. Đọc thuộc lòng, trước tiên đọc thuộc lòng rồi mới xem chú giải, bạn liền có khả năng đọc cổ văn, kinh điển liền không có vấn đề gì. Nếu như có thể đọc thuộc 100 chương, đọc thuộc làu 100 chương, bạn sẽ có khả năng viết văn ngôn văn. Học thuộc 100 chương, người thật sự dụng công thì có thể hoàn thành trong một năm, một năm có khoảng 52 tuần, mỗi tuần học thuộc hai chương. Đây là chìa khóa của văn hiến Nho Thích Đạo, bạn xem Tứ Khố Toàn Thư, Đạo Tạng của nhà Nho, Đại Tạng Kinh của nhà Phật, bạn có thể hiểu văn ngôn văn, lấy được chìa khóa này, bạn có thể đọc, tham khảo, học tập những tài liệu này. Chìa khóa nhất định phải dựa vào đọc tụng, đó mới gọi là cắm gốc rễ.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói trước đây cha mẹ cật lực phản đối nên đã giấu cha mẹ xuất gia, xin hỏi nên hiếu dưỡng cha mẹ như thế nào?

Đáp: bạn có thành tựu trong Phật pháp là hiếu dưỡng cha mẹ; nếu như chúng ta học không có thành tựu, vậy đó là đại bất hiếu đối với cha mẹ. Bạn thật sự có thành tựu trong đạo nghiệp, học thuật, có sự cống hiến giúp chánh pháp trụ thế lâu dài; nâng cao linh tánh của bản thân, liễu sanh tử, xuất tam giới. Nhà Phật thường nói “một người thành Phật, tổ tiên chín đời sanh thiên”, đây là báo ơn cha mẹ, tại sao vậy? Bạn thành Phật rồi, cha mẹ, người thân của bạn được người trời tôn kính, cũng được người trời cúng dường chăm sóc, tại sao vậy? Cha mẹ của Bồ-tát, tổ tiên của Bồ-tát. Điều này cũng giống người cùng tâm này, tâm cùng lý này vậy, cho nên bạn không thể không nghiêm túc, không thể không học tập thật tốt.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, nếu tín nguyện đầy đủ, niệm Địa Tạng Bồ-tát liệu có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc không?

Đáp: có thể, bất kì kinh điển Đại thừa nào, nếu như tín nguyện của bạn đầy đủ đều có thể vãng sanh. Chuyện này trong kinh Vô Lượng Thọ, Thế Tôn đã nói rất rõ ràng với chúng ta. Bạn xem trong bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, trong phẩm Ba Bậc Vãng Sanh đã giảng rất rõ ràng, vãng sanh bậc thượng, vãng sanh bậc trung, vãng sanh bậc hạ phải đầy đủ những điều kiện này. Đoạn cuối cùng không phải là tu Tịnh độ, là những người đọc tụng Đại thừa, lâm chung đem công đức tu hành của họ hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, đều được vãng sanh. Cho nên cánh cửa của Tịnh độ tông vô cùng rộng lớn, tuyệt đối không chỉ hạn chế cho người tu năm kinh Tịnh độ mới có thể vãng sanh, tu bất kỳ kinh luận gì đều có thể vãng sanh. Cho nên điều kiện căn bản của nó, thật tình mà nói chúng ta phải hiểu được, có câu “tâm tịnh tức cõi Phật tịnh”, điều này vô cùng quan trọng, nhất định phải tâm thanh tịnh hiện tiền, cũng giống như đề kinh Vô Lượng Thọ nói, “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, bạn thật sự nắm bắt được năm chữ này, tu thành năm chữ này chắc chắn được vãng sanh. Tu thanh tịnh, bình đẳng, giác không phải là dùng năm kinh Tịnh độ, dùng kinh điển khác cũng có thể đạt được, chỉ cần đạt được thanh tịnh, bình đẳng, giác, bạn phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc, A-di-đà Phật tới tiếp dẫn bạn. Trong 48 nguyện có, đây là bổn nguyện của A-di-đà Phật, sao ngài ấy lại không tới tiếp dẫn cho được!

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, gia đình đệ tử nhiều năm ly tán, vẫn luôn hi vọng có thể gương vỡ lại lành, niệm bao nhiêu biến chú Đại Bi, nguyện vọng vẫn chưa thể thực hiện. Xin hỏi đây là tâm chân thành của bản thân chưa đủ, hay là nhân quả đã chín muồi không cách nào thay đổi được?

Đáp: chắc là do công phu chưa đủ, mặc dù trong đó có nhân quả, nếu như bạn thật sự thành tâm thành ý, lúc công phu đạt ắt có cảm ứng. Bạn xem Liễu Phàm Tứ Huấn, đặc biệt là Du Tịnh Ý Công Ngộ Táo Thần Ký, bạn xem nhiều sẽ hiểu, bạn sẽ biết nên làm như thế nào. Trong Đại thừa giáo Thế Tôn nói với chúng ta nguyên tắc cao nhất đó là “hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”, “ở trong cửa Phật có cầu ắt ứng”, chắc chắn không thể hoài nghi. Cầu không được là do nghiệp chướng của chúng ta nặng, công phu của bản thân chưa đủ; công phu thật sự đủ có thể tiêu trừ nghiệp chướng, cảm ứng liền hiện tiền.

Hỏi: người này còn có một câu hỏi nhỏ nữa, có phải cầu Bồ-tát thì tâm phải từ bi, thanh tịnh giống như Bồ-tát thì mới có thể có cảm ứng không?

Đáp: đúng vậy, bạn biết được tiêu chuẩn này là được.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, cha nuôi của đệ tử bị bệnh nặng, sợ rằng không còn nhiều thời gian, đệ tử từng phát nguyện giảm thọ 10 năm, đồng thời bắt đầu học theo tiên sinh Liễu Phàm làm 3.000 việc tốt để cầu xin kéo dài tuổi thọ cho cha, nhưng bản thân cha đệ tử lại không tin Phật, xin hỏi làm như vậy liệu có hiệu quả không?

Đáp: có hiệu quả, ông ấy không tin Phật cũng có hiệu quả, chỉ cần bản thân bạn thành tâm làm.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói lúc lâm chung niệm Phật liệu có cần quán tưởng không?

Đáp: có thể không cần quán tưởng, nhất tâm chuyên niệm tự nhiên sẽ có cảm ứng. Nếu như bình thường không quán tưởng, vào lúc này lại thêm quán tưởng ngược lại không tốt, nhất định phải hoàn toàn tương ưng với những gì bình thường học tập, tâm của bạn định, lúc lâm chung thêm những thứ này sẽ khiến bạn bị nhiễu loạn.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, đệ tử do phạm tà dâm mà bị bệnh nặng, nếu như sống không còn cách nào lợi ích người khác, mà lại còn làm tổn hại người khác, chọn lựa tự sát liệu có phải là hành vi thỏa đáng? Quả báo như thế nào? Người hỏi có hai vấn đề, nên làm như thế nào mới có thể sám hối tiêu trừ nghiệp chướng?

Đáp: biết được nguồn gốc căn bệnh của chính mình, biết được hành vi sai lầm của bản thân, chỉ cần quay đầu là bờ. Tự sát không thể giải quyết vấn đề, tự sát có thể giải quyết vấn đề thì thật quá dễ dàng, vậy thì Phật đều sẽ khuyên mọi người tự sát, tự sát không thể giải quyết vấn đề; sám hối mới có thể giải quyết vấn đề, đoạn ác tu thiện mới có thể giải quyết vấn đề. Bạn nên mỗi ngày nghe kinh, đọc kinh, đừng nghe tạp, chuyên nghe một bộ, như tình huống của bạn tốt nhất là nghe kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đọc kinh Địa Tạng, nghe kinh Địa Tạng, niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, chuyên tu pháp môn này. Bạn có thể đặt ra thời hạn, hoặc là ba năm, hoặc là năm năm tiêu trừ nghiệp chướng của bạn, khôi phục sức khỏe bình thường của bạn.

Hỏi: đệ tử liệu có thể tới chùa xuất gia không?

Đáp: sau khi nghiệp chướng tiêu trừ mới xuất gia, nghiệp chướng chưa tiêu trừ thì cũng giống như lời bạn nói, không những không cách nào lợi ích người khác mà còn tổn hại người khác. Cho nên bản thân nhất định phải tiêu trừ nghiệp chướng, thân thể khôi phục khỏe mạnh mới có thể xuất gia, có thể phát tâm xuất gia tu hành.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo nói, công nhân vệ sinh, những người công nhân làm công việc vệ sinh bảo vệ môi trường, mỗi ngày họ phải quét dọn khu vực rộng hơn 10.000 mét vuông, lúc làm việc sẽ gặp phải kiến, gián v.v… xin hỏi nên làm như thế nào mới thỏa đáng?

Đáp: mỗi ngày lúc bạn quét dọn khu vực này, trước tiên bạn thành tâm thành ý nói với những động vật nhỏ ở khu vực này, từ thời gian nào đến thời gian nào bạn sẽ quét dọn khu vực này, mời chúng rời đi để tránh bị tổn hại. Có hiệu quả, những động vật nhỏ này sẽ hợp tác với bạn, sau đó bạn sẽ thấy cảm ứng không thể nghĩ bàn. Nếu như bạn không nói với chúng, bạn tổn hại chúng vậy cũng có tội lỗi; người không biết Phật pháp họ không biết, như vậy có thể tha thứ được, coi như họ có lỗi, tội giảm một bậc. Người biết Phật pháp biết lúc sát sanh, giết một con kiến thực sự mà nói không hề khác giết một con người, đó cũng là một sanh mạng, tâm sân hận của chúng nặng, chúng sẽ báo thù bạn. Bạn không thể nhìn thấy kiến nhỏ, những động vật nhỏ này chúng ta đều phải tôn trọng chúng, nói chuyện với chúng. Những chuyện này chúng tôi làm rất nhiều, thật sự hiểu được chúng có linh tánh, hơn nữa chúng cũng rất vui vẻ hợp tác với chúng ta.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói Phật Bồ-tát không dùng thần thông giáo hóa chúng sanh, tại sao trong kinh điển thường nói đỉnh đầu Thế Tôn phóng ánh sáng?

Đáp: lúc Thế Tôn còn tại thế thì có thể, Thế Tôn không còn nữa thì không thể, tại sao? Trong một đời Thế Tôn có phóng ánh sáng hiện tướng lành, nhưng sau đó là giảng kinh thuyết pháp, bạn phải hiểu điều này. Nếu như chỉ phóng ánh sáng hiện tướng lành, nhưng không giảng kinh thuyết pháp thì không đáng tin! Yêu ma quỷ quái cũng biết phóng ánh sáng, đến quỷ thần đều có ngũ thông, cho nên Phật không dùng thần thông để làm Phật sự, không dùng thần thông tiếp dẫn đại chúng. Tại sao vậy? Yêu ma quỷ quái cũng có thể làm được, dùng thần thông để làm Phật sự sẽ khiến cho rất nhiều chúng sanh trên thế gian không cách nào phân biệt được Phật và ma. Giảng kinh thuyết pháp, ma không có cách nào, ma không thể làm được nghiêm trì giới luật, giảng kinh thuyết pháp. Cho nên Phật chọn lựa phương thức mà ma không làm được, giúp chánh pháp trụ thế lâu dài; Phật có thể làm được, ma cũng có thể làm được, Phật không làm, đạo lý ở chỗ này.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói lúc lão pháp sư giảng kinh thường nói: “tánh tướng nhất như, lý sự bất nhị”, xin hỏi tánh và lý, tướng và sự liệu có phải đều là một?

Đáp: là tương đồng, tánh là lý, tướng là sự, cho nên thường nói sự tướng, lý tánh hoặc là tánh lý đều có thể, trong kinh điển nhà Phật, trong văn tự của tổ sư đại đức thường nói. Nhưng mà có lúc mặc dù là một chuyện nhưng cũng có khác biệt, nói tánh tướng ý nghĩa tương đối sâu, nói lý sự ý nghĩa tương đối cạn. Ví dụ nói trong mười pháp giới, đặc biệt là trong lục đạo, nói lý sự bạn dễ hiểu; trong cảnh giới pháp thân Bồ-tát không nói lý sự, ngay cả tánh tướng cũng không nói, tánh tướng, lý sự đều không có. Từ đó biết được, tánh tướng giảng nhiều hơn, trong Tứ Thánh pháp giới giảng lý sự đối với A-la-hán, Bồ-tát, phàm phu. Thế nào là lý? Lý là tánh, sự chính là hiện tướng.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói đệ tử năm nay 19 tuổi, sau khi tiếp nhận giáo dục thánh hiền muốn phát tâm xây dựng một thư viện tại gia, cho mượn sách, lưu thông pháp bảo của thánh hiền và Phật giáo, mẹ và bà ngoại đều rất ủng hộ, xin hỏi lão pháp sư có thể làm như vậy không?

Đáp: có thể làm như vậy, là chuyện tốt, nhưng bạn còn trẻ, nếu bạn đã hiểu được đạo của thánh hiền, bạn lại chịu phát tâm, vậy thì bạn nên nỗ lực học tập mong thành thánh hiền. Làm một thư viện nhỏ phát hành kinh sách là chuyện sau này, hiện tại bạn phải nghiêm túc nỗ lực học tập. Độ tuổi của bạn vừa đẹp, là thời gian tốt để xây dựng nền tảng, trước 25, 26 tuổi là thời gian tốt nhất, tuổi tác lớn hơn, trí nhớ dần bị giảm sút, học vấn thánh hiền cần đọc tụng, học thuộc trong thời gian dài thì gốc của bạn mới cắm vững được.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói con gái của đệ tử bảy tuổi, tính tình thuần thiện, hơn nữa trong gia đình luôn coi trọng giáo dục đối với con gái. Đệ tử muốn luôn cùng con học tập giáo dục thánh hiền tại nhà, không cho con đi học. Dùng thời gian 10 năm toàn tâm toàn lực chuyên học một bộ kinh, sinh hoạt đủ sống là được, không biết có thỏa đáng không? Xin lão pháp sư khai thị.

Đáp: con trẻ không đi học thì pháp luật của đất nước có can thiệp không? Chuyện này tôi cũng không rõ, bạn phải hỏi thử xem có đúng pháp luật không? Đất nước quy định trẻ nhỏ nhất định phải đi học 9 năm, hoặc là giáo dục nghĩa vụ 9 năm, đó là 9 năm từ tiểu học tới hết cấp 2. Nếu như không có vấn đề thì được, thời gian 10 năm chuyên học một bộ kinh, nếu như ở trong nhà, Nho và Phật đều xem trọng như nhau, kinh điển nhà Nho đương nhiên giáo dục cắm gốc rễ quan trọng, trước tiên dùng thời gian một năm nghiêm túc học tập Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo, thời gian một năm là được, con trẻ có thể cắm rễ. Người nhà cùng con học tập, hiệu quả sẽ rất tốt. Sau khi cắm gốc rễ, Nho thì có thể đọc Tứ Thư, Tứ Thư có thể nói là khái luận của nhà Nho. Phật pháp cũng có thể chọn một bộ kinh, bản hội tập kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ Hạ Liên Cư rất hay, chuyên học một môn này, chuyên nghe một môn này, tương lai chuyên giảng một môn này. Mười năm sau con gái bạn trưởng thành, giảng Tứ Thư, giảng kinh Vô Lượng Thọ, nhất định là chuyên gia, tự hành hóa tha, độ người vô lượng, là chuyện tốt.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, nếu như biết được người thân vãng sanh vào ba đường thiện, liệu có thể không cần lập bài vị làm siêu độ nữa không?

Đáp: về lý mà nói thì có thể, nhưng về sự mà nói, nếu như mỗi năm vào ngày lễ hoặc ngày giỗ tụng kinh cho họ, làm Phật sự hệ niệm thì càng tốt. Họ đã sanh vào cõi người, đã sanh lên cõi trời, tại sao vẫn phải làm như vậy? Làm cho xã hội đại chúng thấy. Người Trung Quốc tại sao là đề xướng tế tổ, cúng tế tổ tiên? Tổ tiên của mấy trăm năm trước, mấy ngàn năm trước, tại sao lại phải cúng tế họ? Trong Luận Ngữ nói rất hay, mục tiêu của việc này là gì? Đó là “thận trọng lo tang lễ cho cha mẹ, thành kính lo cúng tế tổ tiên, tất phong tục dân tình sẽ quay về thiện lương”, bạn giúp đỡ xã hội xây dựng phong khí tốt đẹp, giúp đỡ lòng người phát triển theo hướng thuần hậu. Đối với người đã mất cho dù họ sanh tới cõi nào, niệm niệm không quên, tâm địa của bạn khoan hậu biết bao! Tâm địa hậu đạo này, đối nhân xử thế có vô lượng công đức. Cho nên phải hiểu tầng ý nghĩa sâu xa này, ý nghĩa của cúng tế này rất lớn.

Hỏi: câu hỏi thứ hai mươi lăm, người hỏi nói một vị lão cư sĩ nào đó tự nói đắc niệm Phật tam-muội, nhưng mà hiện nay bà ấy đang bệnh rất đau khổ. Xin hỏi thế nào mới là niệm Phật tam-muội thật sự?

Đáp: trước tiên bạn phải hiểu ý nghĩa của đắc tam-muội, tam-muội là tiếng Ấn Độ, tiếng Phạn dịch âm sang tiếng Hán, ý nghĩa của nó là chánh định, chánh thọ, từ giới định tuệ mà nói đó là chánh định, từ trong cuộc sống thường ngày chúng ta thọ dụng mà nói đó là chánh thọ. Tại sao lại gọi là chánh thọ? Năm loại thọ khổ, lạc, ưu, hỉ, xả đều không phải là chánh thọ, bạn phải biết được, mức độ thấp nhất của chánh thọ, thân không có khổ lạc, tâm không có ưu hỉ mới gọi là chánh thọ. Công phu niệm Phật tới một mức độ nhất định, tâm của bạn đắc tự tại, tâm đắc tự tại thì trong tâm không có ưu hỉ, tâm tự tại, thân liền tự tại, thân không có khổ lạc, đây là cảnh giới đắc tam-muội. Dùng phương pháp niệm Phật thì gọi là niệm Phật tam-muội, dùng phương pháp tu quán trong kinh Hoa Nghiêm, tu Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán mà quốc sư Hiền Thủ dạy chúng ta, vậy thì tu thành tựu gọi là Hoa Nghiêm tam-muội, đây là bạn dùng phương pháp Hoa Nghiêm, dùng kinh Kinh Cang Bát-nhã thì đắc Bát-nhã tam-muội. Cho nên danh xưng tam-muội rất nhiều, đó là gì? Bạn dùng phương pháp không giống nhau, nhưng mà cảnh giới hoàn toàn tương đồng. Đều không có khổ, lạc, ưu, hỷ, xả, đó là “thanh tịnh, bình đẳng, giác” hiện tiền mà trong kinh Vô Lượng Thọ nói tới, đây là niệm Phật tam-muội. Nếu như còn có khổ, lạc, ưu, hỷ, thanh tịnh bình đẳng giác chưa hiện tiền, đó là giả không phải là thật.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói gần đây học Phật, cảm giác mọi người xung quanh đều là Phật Bồ-tát tới độ bản thân, con vẫn cần bố thí cho những người nhìn có vẻ nghèo khổ không? Còn cần giúp đỡ những người gặp phải khó khăn không?

Đáp: vẫn cần, tại sao vậy? Bạn đang học tập Phật Bồ-tát cứu khổ cứu nạn, Quán Thế Âm Bồ-tát 32 ứng thân, nên ứng thân gì để độ thì ngài dùng thân đó. Nếu như bạn cảm giác được đó đều là Phật Bồ-tát, bạn không cần học Phật, bạn cũng không cần học bố thí, cũng không học giúp đỡ người khác, bạn nhìn những người xung quanh đều là Phật Bồ-tát của mình, bạn nhìn sai rồi, bạn chưa nhìn thấy. Lúc bạn nhìn thấy, bạn nhất định học theo họ; làm gì có người nào nhìn thấy Phật Bồ-tát mà lại không học theo Phật Bồ-tát chứ? Không có đạo lý này. Thật sự nhìn thấy được, đối với đủ loại tu hành của Phật pháp, bạn sẽ tăng trưởng tín tâm, bạn sẽ hoan hỷ làm, gọi là “pháp hỷ sung mãn”.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, nếu như người nhà không tin Phật, thường làm vô số ác nghiệp, người học Phật nên làm thế nào để giúp đỡ người nhà sửa đổi hướng thiện? 

Đáp: trước tiên bạn cắm vững ba gốc rễ, bạn làm ra Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp, người nhà của bạn sẽ bị cảm động, họ sẽ quay đầu. Ngày ngày bạn giảng Phật giáo cho họ, nói Phật giáo tốt như thế nào, bản thân bạn lại không thể hiện ra, họ không tin. Những chuyện này, ba năm gần đây tại một trấn nhỏ ở Thang Trì, chúng tôi đã xây dựng một trung tâm giáo dục văn hóa, thầy cô giáo người nào cũng thực hành Đệ Tử Quy, làm tấm gương ở trấn nhỏ này, thời gian không dài, cư dân trong trấn nhỏ này đều bị cảm động. Cho nên, giúp đỡ người nhà phải hiện thân thuyết pháp, đừng chỉ nói, phải làm ra, bạn hiểu được phải làm mới gọi là trí tuệ chân thật. Có kiên nhẫn đi làm, có phương tiện thiện xảo đi làm, đây là từ bi, từ bi, trí tuệ thì có thể giúp đỡ người nhà của bạn học Phật.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, người hỏi nói đệ tử là hộ pháp của đạo tràng Tịnh tông, đối với người xuất gia chuyên tu chuyên hoằng dương Tịnh tông, luôn dùng tâm coi người này một đời ắt thành Phật, vô cùng cung kính, tận lực hộ trì; nhưng đối với người xuất gia tu pháp môn khác, mặc dù cung kính cúng dường nhưng không hộ trì nhiều. Xin hỏi tâm thái, nguyên tắc hộ trì Tam bảo như vậy có đúng pháp không?

Đáp: không đúng pháp. Phật pháp Đại thừa dạy bạn sanh tâm bình đẳng, không thể có phân biệt, có bên nặng bên nhẹ thì bạn liền có phân biệt, có chấp trước, phiền não của bạn hiện hành, bạn nghĩ có đúng không? Trong kinh Kim Cang đức Phật giảng rất rõ ràng cho chúng ta, “pháp môn bình đẳng, không phân cao thấp”. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều có thể giúp đỡ chúng sanh đạt được nhất tâm bất loạn, đạt được đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, cho nên pháp môn là bình đẳng. Không bình đẳng là chúng sanh, căn tánh của chúng sanh không bình đẳng, nghiệp lực của chúng sanh không bình đẳng, tu học nhiều đời của chúng sanh không bình đẳng. Cho nên, đức Phật có nhiều pháp môn như vậy, pháp môn bình đẳng, để chúng sanh tự chọn lựa pháp môn phù hợp với căn tánh của bản thân, phù hợp với sở thích của bản thân, phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại của bản thân, thuận tiện học, dễ dàng thành tựu. Tại sao phải mở nhiều pháp môn như vậy? Pháp nhĩ như thị, vốn là như vậy. Điều này chúng ta hiểu rõ trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, “xuất sanh vô tận”, pháp môn này cũng là xuất sanh vô tận, pháp nào cũng như vậy. Có thể khế nhập hay không phải xem bạn có thể nhất tâm hay không, nhất tâm liền khế nhập. Cho nên chúng ta tu hành, hành là hành vi, hành vi sai lầm, tu là tu sửa, hành vi sai lầm của chúng ta chính là vọng tưởng của chúng ta, vọng tưởng quá nhiều, phân biệt quá nhiều, chấp trước quá nhiều, những suy nghĩ này vừa sanh khởi phải tiêu trừ chúng ngay lập tức. Người niệm Phật làm sao tiêu trừ? Một câu A-di-đà Phật liền tiêu trừ, hóa giải, pháp môn này phương tiện hiệu quả thù thắng. Thế nào là biết niệm Phật? Ý niệm vừa khởi thì “A-di-đà Phật”, ý niệm không còn nữa mới gọi là niệm Phật, niệm mất tâm phân biệt, niệm mất tâm chấp trước. Lúc đang phiền não thì sao? Niệm mất hỷ nộ ái lạc, duy trì thanh tịnh bình đẳng giác là đúng rồi, thanh tịnh bình đẳng giác chính là Phật. Cho nên hết thảy chúng sanh vốn là Phật, chân tâm của hết thảy chúng sanh là thanh tịnh bình đẳng giác, không thanh tịnh, không bình đẳng, điên đảo mê hoặc là sai, đây không phải là chân tâm, là vọng tâm, vọng tâm mới có những chuyện này, chân tâm không có, chúng ta phải thường nhớ điều này trong tâm. Chỗ tốt của đạo tràng chúng ta không gì khác ngoài ngày ngày cùng nhau học tập, mọi lúc luôn nhắc nhở bản thân. Chúng sanh thực sự vô cùng dễ quên! Cho nên, nguyên nhân công phu của chúng ta không thể thành tựu là ở chỗ này, đại đức xưa mới đề xuất trường kỳ huân tu, điều này có đạo lý của nó. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo hỏi rất hay, lúc tụng kinh một mặt hiểu nghĩa lý của kinh, lúc niệm Phật quán tưởng Phật Bồ-tát phóng ánh sáng gia trì, xin hỏi có đúng pháp không?

Đáp: không đúng pháp, đây gọi là vọng tưởng, lúc tụng kinh bạn đang cầu hiểu nghĩa lý của kinh, bạn không thể hiểu, tại sao vậy? Kinh của Phật không có ý nghĩa, bạn tìm hiểu là bạn suy nghĩ lung tung. Lúc bạn niệm Phật lại quán tưởng Phật Bồ-tát phóng ánh sáng gia trì, thuần túy là vọng tưởng. Bạn không có suy nghĩ này đột nhiên nhìn thấy Phật phóng ánh sáng gia trì, đó là thật; bạn có suy nghĩ này, có suy nghĩ này Phật cũng phóng ánh sáng gia trì, đó không phải là ánh sáng Phật, mà là ma đang đùa giỡn bạn, đang trêu đùa bạn.

Hỏi: chúng ta xem người hỏi có ba câu hỏi, nếu như lúc chí thành tụng kinh niệm Phật, có lúc nghe thấy Phật Bồ-tát nói chuyện chỉ dạy chúng ta, xin hỏi đây có phải là hiện tượng tu hành đắc lực không?

Đáp: chuyện này có trong kinh Lăng Nghiêm, bạn hoàn toàn không cần để ý, biết được điều gì? Phàm những gì có tướng đều là hư vọng, đây gọi là cảnh giới tốt; nếu như bạn để ý sanh tâm hoan hỷ, đó là cảnh giới ma. Cho nên là Phật, là ma chỉ trong một niệm của bạn, lúc bạn không để ý tới, thật sự là cảnh giới tốt. Một khi để ý tới thì sao? Bạn xem thử, tâm của bạn vốn thanh tịnh, một khi để ý tới, vọng tưởng phân biệt chấp trước của bạn ngay lập tức hiện tiền, vậy thì sai rồi. Thấy mà không thấy, nghe mà không nghe mới đúng. Bạn xem Tịnh độ tông của chúng ta, tổ sư đầu tiên đại sư Huệ Viễn, năm đó đại sư Huệ Viễn còn tại thế, từ truyện ký của ngài chúng ta biết được, ngài mời bạn bè chí đồng đạo hợp, mời 123 người tới Lô Sơn cùng cộng tu, xây niệm Phật đường, niệm Phật đường Đông Lâm. Mỗi người lên núi đều phát nguyện không xuống núi, cả đời tu hành ở đó, lấy con suối nhỏ làm ranh giới, không vượt qua con suối nhỏ. Cả đời ngài ba lần nhìn thấy thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc hiện tiền, ngài chưa từng kể cho người khác nghe, không ai biết. Đến lúc ngài vãng sanh, ngài mới nói cho đồng tham đạo hữu, thế giới Cực Lạc hiện tiền, A-di-đà Phật tới tiếp dẫn. Hơn nữa còn gặp những đồng tu trước đây đã vãng sanh của liên xã cùng A-di-đà Phật tới tiếp dẫn ngài, ngài nói “trước đây ta từng thấy qua thế giới Cực Lạc ba lần”, học Phật như vậy là đúng rồi.

Nhìn thấy một chút cảnh giới liền mau chóng kể cho người khác nghe, để người khác khen ngợi công phu của bạn giỏi, bạn có thể gặp được Phật, bạn có cảm ứng đều bị phá hoại. Dẫn khởi chút tâm hư vinh của bạn, bạn sanh phiền não, không phải sanh trí tuệ, cho nên nhất định phải hiểu điều này. Trong cửa Phật có một quy tắc bất thành văn, nếu như có cảnh giới chỉ có thể nói với thầy của mình, có thể để thầy ấn chứng, không thể nói ra bên ngoài, có quy tắc này. Người thật sự có công phu định lực ngay cả thầy mình cũng không nói, tại sao vậy? Một chút cũng không kỳ lạ, phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Đặc biệt là chúng ta hiện nay trong một đời này có thể nhìn thấy Thế Tôn và Di-lặc Bồ-tát đối thoại, đương thể tức không, bất kể là thiện, là ác, là thật, là giả, là tà, là chánh đều không tồn tại. Bạn xem ý nghĩ cho dù là thiện niệm cũng được, Phật niệm cũng được, ma niệm cũng được, đều là 1/1.280.000.000 giây, (một phần của một tỷ hai trăm tám mươi triệu giây) nếu bạn có thể nghĩ tới điểm này thì tâm bạn định, mới thật sự hiểu được câu trong kinh Bát-nhã: “Hết thảy pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, Phật nói hết chân tướng cho bạn, chỉ cần bạn có thể buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì lập tức có thể chuyển phàm thành thánh. Tại sao công phu của chúng ta không thể nâng lên? Đó là do không biết chân tướng sự thật, nhìn thấu chân tướng sự thật này, thật sự nhìn thấu sẽ buông xuống. Phật Bồ-tát trong mười pháp giới làm sao thành Phật? Đó là các ngài thật sự rõ ràng, thấu suốt, hiểu được chân tướng sự thật này nên mới hoàn toàn buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không có điều gì là thật. Sau đó trên thế gian này gọi là trò chơi thần thông, trải qua thế nào? Trải qua cuộc sống của Phật Bồ-tát, không có điều gì không tốt, điều gì cũng tốt, bình đẳng. 

Cho nên trong kinh nói với chúng ta, “lúc nào cũng là thời tốt, ngày nào cũng là ngày tốt”, tại sao vậy? Thời gian và không gian đều không thể được, không có, làm sao không tốt! Có liền không tốt, không có. “Người nào cũng là người tốt, chuyện nào cũng là chuyện tốt”, tại sao vậy? Con người cũng không tồn tại, việc cũng không tồn tại, đều không có, đều sanh ra từ một niệm đó, một niệm sanh một niệm, ngay lập tức diệt mất, một niệm không tồn tại. Kinh Kim Cang sớm đã tiết lộ tin tức này, “tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai không thể được”. Tin tức mà Di-lặc Bồ-tát tiết lộ, những câu này trong kinh Kim Cang đã tiết lộ rồi, bạn cho rằng thật có sao? Không thể được thì mới đạt đại tự tại, thật có liền không tự tại, tại sao vậy? Thật có, bạn nhất định sanh ra muốn chiếm hữu, muốn đạt được, muốn khống chế, vậy thì không tự tại, khổ liền tới. Cho nên bạn thật sự hiểu được, tâm của bạn là thanh tịnh, tâm của bạn là bình đẳng, tâm của bạn là niệm niệm giác mà không mê, tịnh mà không nhiễm, bạn nói xem bạn tự tại biết bao! Đây mới là câu mà tiên sinh Phương Đông Mỹ nói: “Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”. Hưởng thụ cao nhất không phải là tài phú, không phải là địa vị, không phải là quyền thế, là buông xuống vạn duyên. Theo tục ngữ mà nói, tâm tương ưng với tự tánh, thân tương ưng với pháp thân, hợp làm một với cả vũ trụ này, đây là sự thù thắng của Phật pháp, đích thực là tôn giáo khác không nói tới cảnh giới này. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, lúc tĩnh tọa niệm Phật, nếu cảm thấy thân thể thành không, không nghe được tiếng Phật hiệu, liệu có thuộc vô minh không?

Đáp: đúng vậy, có chút giống biên duyên của vô tưởng định. Cho nên thiền định, thiền định không phải là không có tưởng, nếu như không có tư tưởng thì không phải là thiền định của Phật giáo, đó là tứ thiền bát định của thế gian. Tứ thiền bát định cũng có cảnh giới, thật sự vô tưởng chính là vô tưởng định trong tứ thiền bát định, đây là sai lầm, là vô minh. Danh từ thiền định này, thiền là thiền-na của tiếng Phạn, định là tiếng Trung Quốc, thiền và định rất gần nhau, cho nên ghép lại để nói. Thiền dịch là tịnh lự, tịnh là định, lự trong đó có niệm, có cảnh giới, không phải là vô tưởng. Giống như chúng ta niệm Phật, đắc niệm Phật tam-muội, có lự hay không? Có, có A-di-đà Phật, chuyên tưởng A-di-đà Phật, chuyên niệm A-di-đà Phật. Những điều khác đều không niệm đó là định; chuyên tưởng A-di-đà Phật, chuyên niệm A-di-đà Phật, đó là lự, cho nên niệm Phật là thiền. Thiền là tổng cương lĩnh, mấu chốt tu học Đại thừa, không phải là không có. Hiện nay, chúng ta nghĩ tới cảnh giới cao nhất này không thể đạt được, bạn không rơi vào vô minh thì rơi vào vọng tưởng, chắc chắn nhị biên. Phật giáo dạy chúng ta không thể rơi vào vô minh, rơi vào vô minh không có chỗ tốt. Tưởng tức là chuyên nhất tưởng một điều, tại sao tưởng một điều? Tưởng một điều để loại trừ vọng niệm khác, tức là dùng một niệm để dừng hết thảy niệm. Niệm Phật dùng phương pháp này, tham thoại đầu trong Thiền tông vẫn dùng phương pháp này, phương pháp của họ rất nhiều cũng rất phức tạp. Nhưng bạn chỉ có thể dùng một, bạn không thể dùng hai, bạn dùng một mới có hiệu quả, bạn dùng hai thì sẽ phá hoại công phu. Ví dụ chúng ta xem câu Di-lặc Bồ-tát nói, “một khảy ngón tay có 32 ức trăm ngàn niệm”, bạn thường để câu này ở trong tâm, bạn sẽ khai ngộ, những ý niệm khác đều không còn, không buông xuống được thì tự nhiên cũng buông xuống, đây là nói chân tướng sự thật. 

Hỏi: người hỏi nói lúc nhắm mắt niệm Phật, cảm thấy cơ thể không thoải mái, như tim đập nhanh, đầu phát nóng, vừa mở mắt thì tất cả cảnh giới đều không còn, xin hỏi như vậy có thuộc về trúng ma không?

Đáp: mặc dù không phải là trúng ma, nhưng mà bạn dụng công không đúng pháp. Dụng công đúng pháp, điều đầu tiên bạn đạt được là khinh an, bạn rất thoải mái, thân tâm an ổn là đúng pháp. Những hiện tượng này đều là không bình thường. Cho nên thật sự tu hành không có người chỉ dẫn thì bạn phải học giáo, để kinh giáo chỉ dạy bạn. Tốt nhất vẫn là tìm người bạn tốt thật sự, có tu hành, người có tu có học, có chút công phu, họ học thời gian dài, kinh nghiệm tương đối phong phú, thỉnh giáo họ là đúng rồi. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, lúc niệm Phật nếu nghĩ tới oan gia trái chủ, người thân đã mất và vô số chúng sanh ở xung quanh con cùng tụng niệm, mặc dù cảm thấy nổi da gà, nhưng ngược lại càng dụng tâm và công phu dài hơn, không biết niệm Phật như vậy có ổn không?

Đáp: đây cũng là một cách niệm Phật, dùng phương pháp quán tưởng mời tất cả oan gia trái chủ quá khứ của bản thân cùng tới cộng tu, đích thực có cảm giác giống của bạn, có cảm giác nổi da gà. Nhưng mà như vậy có sức mạnh gia trì cho bạn, bạn sẽ càng nghiêm túc, càng dụng tâm, càng nỗ lực học tập, thời gian dài dần dần tâm lý sợ hãi của bạn sẽ không còn nữa, bạn sẽ trở nên rất bình thường. Biết được bản thân mình dụng công, đưa oan gia trái chủ tới cùng học tập, để oan gia trái chủ làm hộ pháp của đạo tràng, tương lai cùng sanh thế giới Cực Lạc là chuyện tốt. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, làm nghĩa công trong chùa, nếu như không cẩn thận làm vỡ bát đĩa ở nhà ăn, hoặc dụng cụ cúng Phật thì có phải chịu trách nhiệm nhân quả không? Nên xử lý như thế nào?

Đáp: bản thân không cẩn thận, vô ý thì không có tội, đó là lỗi, gọi là lỗi lầm; nếu như cố ý, có tâm sân hận thì đó là có tội, phải thật sự tu sám hối. Nếu như có khả năng, làm vỡ bát đĩa, chúng ta mua bát đĩa mới bổ sung vào, để đại chúng trong chùa không bị thiếu bát đĩa, đây là thiện tâm, thiện ý, chuyện tốt. Nếu như không có khả năng thì cũng không sao, phải nói rõ cho người quản lý thường trụ, nói hôm nay không cẩn thận làm vỡ mấy cái bát, phải nói cho họ biết. Tại sao vậy? Để họ mua bổ sung, không thể để tới lúc cần dùng lại không tìm được bát đĩa, phải nghĩ tới điều này. 

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, làm nghĩa công trong đạo tràng, mỗi tháng lãnh lương có đúng pháp không?

Đáp: có đạo tràng có chế độ này, vậy thì đó là đúng pháp, coi như đạo tràng thuê người tới làm việc.

Hỏi: câu hỏi tiếp theo, đệ tử và mấy vị cư sĩ cùng nhau học tập “Di-đà Yếu Giải”, chịu trách nhiệm phúc giảng đã nửa năm, mọi người cảm nhận sâu sắc thọ dụng, xin hỏi cư sĩ nữ giảng kinh có đúng pháp không? Cần có những điều kiện gì?

Đáp: bất luận là tại gia hay xuất gia, cũng bất luận là nam hay nữ, giảng kinh cho đại chúng nhất định phải có sư thừa, bạn học theo vị thầy nào, điều này rất quan trọng. Nếu như không có sư thừa thì không được phép, tại sao vậy? Không có thầy, tự mình giảng, người giảng nhiều, giảng Phật pháp sai lệch, giảng tà, khiến chúng sanh hiểu lầm, vậy thì phải chịu trách nhiệm nhân quả. Có sư thừa, chính thức thường ở bên ngoài giảng kinh còn phải thọ Bồ-tát giới, để tránh người trong đạo phê bình, thọ Bồ-tát giới, Bồ-tát có nghĩa vụ giảng kinh thuyết pháp, họ nên giảng. Cho nên thường giảng kinh ở bên ngoài, nhất định phải thọ Bồ-tát giới, phải có sư thừa, chú ý hai điểm này. Nếu như bạn không có sư thừa, không có thầy dạy, học người xưa cũng được, trước mắt chúng ta không tìm được thầy, giảng chú giải của người xưa, không thêm ý kiến của bản thân vào là đúng, tại sao vậy? Bản thân chưa khai ngộ. Lúc nào bạn khai ngộ, bạn có kiến địa thì có thể; chưa tới cảnh giới đó, vĩnh viễn tuân theo chú giải. Hơn nữa thật sự tu học theo chú giải, mỗi lần giảng đều có ý nghĩa mới, đều có thể ngộ mới. Có thể ngộ mới nhưng công hạnh của bản thân chưa đủ, không cần nói ra, vẫn tuân theo chú sớ của người xưa, thành tựu của bạn sẽ kiên cố, sẽ càng sâu, càng lớn. Nhưng mà trong đó phải đặc biệt chú ý, đó là phải cắm ba gốc rễ, bản thân không có ba gốc rễ này, giảng kinh có rất nhiều vấn đề. Từ xưa đến nay giảng kinh không hay, người khác chế giễu bạn chuyện này còn nhỏ; giảng hay, người khác tán thán bạn, cúng dường bạn, danh văn lợi dưỡng của bạn toàn bộ đều hiện ra, bạn sẽ đọa lạc, sanh khởi tâm ngạo mạn thì phiền phức lớn rồi, không thể không biết điều này. Nếu như có người thầy tốt, thiện tri thức dạy bạn, bạn phải thật sự có thể tôn sư trọng đạo, tiếp nhận sự chỉ dạy, dạy bảo của thầy, con đường của bạn đi mới vững vàng, không tới nỗi đi sai đường. Nếu như không phục thầy mình, tự mình nghĩ theo ý mình, thường sẽ đi tới con đường thất bại, rất ít người thành công; kiên trì theo sự chỉ dạy của thầy, cơ hội thành công của người này tương đối nhiều. Điều này chúng ta phải bình tĩnh quan sát tỉ mỉ, ví dụ từ xưa đến nay rất nhiều, có thể làm tấm gương tu học tốt cho chúng ta. 

Hỏi: đã hết thời gian rồi, còn có một câu hỏi tôi cảm thấy rất quan trọng, chúng ta nán lại thêm hai phút nữa. Có cư sĩ dùng danh nghĩa của lão pháp sư đi khắp nơi khoe khoang, nói rằng lão pháp sư viết chữ gì cho ông ấy, nói bản thân ông ấy đã chứng quả, nhưng ông ấy làm rất nhiều chuyện không đúng pháp, có phải là ông ấy hiểu sai không? Ông ấy nói những gì mình giảng đều đúng, là pháp sư nhận định, hiện nay không cần học Đệ Tử Quy nữa, học sinh không cần học đại học, học văn hóa vô dụng, khiến cho rất nhiều chúng sanh hiểu lầm, rất nhiều phụ huynh sau khi nghe xong không cho con cái đi học nữa, xin sư phụ khai thị.

Đáp: những chuyện này “vào thời mạt pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”, câu này Thế Tôn nói trong kinh Lăng Nghiêm, đều thuộc vào loại này. Cả đời của tôi không có học trò, không có truyền nhân, có người tới chụp ảnh với tôi, tôi có thể không chụp với họ sao? Có người nhờ tôi viết cho họ vài chữ, tôi có thể từ chối sao? Họ cầm ảnh, cầm chữ này đi khắp nơi rêu rao gây chuyện, đó là bản thân họ tự tạo nghiệp, tôi tin rằng đây là thiểu số, không phải đa số. Chúng ta học Phật phải nhận thức rõ ràng, lời nói hành vi của họ không đúng pháp thì đều là giả, chắc chắn không thể nghe họ. Hiện nay, bản thân chúng tôi đều đang nghiêm túc học tập Đệ Tử Quy, học tập Cảm Ứng Thiên, làm sao có thể nói là không cần học tập? Không cần học tập Đệ Tử Quy, quy y sẽ không có gốc, hết thảy Phật pháp đều không thể thành tựu, đến đời sau có được thân người đều không thể thành tựu, phải biết điều này. Học sinh không cần học đại học, học văn hóa vô dụng, tôi chưa từng nói như vậy, lời này là ai nói vậy? Cho nên, những phụ huynh nghe lời của họ rồi tin tưởng, đó là ngu si không có trí tuệ; người thật sự có trí tuệ, đầu óc thanh tỉnh, vừa nghe lời những người này nói liền biết đó là giả không phải là thật. Nếu không thì, nếu thật sự mọi người có nghi vấn, gọi điện thoại cho tôi, hoặc là đưa ra câu hỏi, mỗi thứ sáu hàng tuần vào thời gian này chúng tôi đều công khai trả lời, đều có chỗ tốt. Nghe rồi có nghi vấn, ngay lập tức viết thư hỏi. Những cư sĩ này có thể tôi không quen biết, người chụp ảnh chung với tôi quá nhiều, không biết tên họ của họ là gì, nhờ tôi viết chữ, viết xong tôi cũng quên mất, tôi không lưu lại bản gốc. Cho nên, hy vọng quý đồng tu phải thật sự có trí tuệ, thật sự có thể nghĩ tới truy xét ngọn nguồn, như vậy là được. 

Hôm nay chúng ta học tới đây, cảm ơn mọi người! 

Trả lời 0