Responsive Menu
Add more content here...

Tập 1 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2012

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2012

(Giảng lần thứ 2)

Tập 1

Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Ngày giảng 21/10/2012

Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

Dịch giả: Sư cô Thích Tâm Thường

Giảo chánh: Thích Thiện Trang

Ban biên dịch Hoa Tạng Huyền Môn.

 

Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Hôm nay ngày 21 tháng 10. Chúng tôi tiếp tục giảng 大經科註 “Đại Kinh Khoa chú”. Đây là lần học tập thứ hai.

Lần trước tôi đã từng báo cáo với quý vị, lão Cư sĩ Mai Quang Hy đã nói với chúng ta trong bài Tựa của 大經 “Đại Kinh”, ngài nói: 欲宏佛法於今日,必須提倡淨土;欲宏淨宗,必須先宏大經。果能人人持誦,則因果自明 “Dục hoằng Phật pháp ư kim nhật, tất tu đề xướng Tịnh-độ; dục hoằng Tịnh tông, tất tu tiên hoằng Đại Kinh. Quả năng nhân nhân trì tụng, tắc nhân quả tự minh” (Muốn hoằng dương Phật pháp trong ngày nay, tất phải đề xướng pháp môn Tịnh-độ, muốn hoằng dương Tịnh tông, trước hết phải hoằng dương Kinh Vô Lượng Thọ. Nếu như mọi người đều trì tụng kinh này, thì sẽ tự nhiên hiểu rõ nhân quả). Chữ “nhân quả” là tự nhiên hiểu rõ nhân quả, 身心自潔,劫運自轉,太平自至 “thân tâm tự khiết, kiếp vận tự chuyển, thái bình tự đến” (thân tâm tự nhiên trong sạch, kiếp vận tự nhiên chuyển, thái bình tự nhiên đến). Tôi tin sâu không nghi đối với mấy câu nói này. Tôi học Phật 61 năm, giảng kinh dạy học 54 năm. Trong kinh nghiệm học tập dài như vậy, chúng tôi chắc chắn: chỉ có bộ kinh này mới cứu được chúng ta, có thể độ mình, có thể độ người. Đúng như lời của Mai lão đã nói, nếu mỗi người chúng ta đều có thể trì tụng, đều nghe được bộ kinh này, chúng ta cùng nhau chia sẻ, nhiều lần không gián đoạn. Việc học các pháp thế gian và xuất thế gian: một lần là chưa đủ. Hiện nay chúng ta thấy, rất nhiều người trẻ tuổi: chỉ học một lần, không muốn học lại lần thứ hai. Hỏi họ: thì họ nói rằng tôi đã học điều này rồi, tôi biết rồi. Theo tiêu chuẩn của Đại sư Chương Gia, quý vị học rồi, nếu không làm được thì bằng với việc quý vị chưa học.

Nên người xưa nói: 讀書千遍,其義自見 Độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến” (Đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa của sách). Đó là kinh nghiệm tích lũy bao nhiêu năm của các bậc cổ Thánh tiên Hiền, phương pháp học tập tuyệt vời. Đọc nhiều lần, thì tâm định rồi, về điểm này, thì lợi ích vô cùng thù thắng. Tâm định rồi, có nghĩa là vọng niệm bớt đi, tạp niệm bớt đi, thậm chí đọc cho đến không còn vọng niệm nữa, không còn tạp niệm nữa. Khởi tâm động niệm là gì? Khởi tâm động niệm là lời văn trong kinh, là nghĩa lý trong kinh, là cảnh giới trong kinh. Kinh điển và chính mình đã hòa thành một thể, họ có thể không khai ngộ hay sao? Không nhất định thời gian nào, bỗng chốc liền khoát nhiên đại ngộ. Ngộ như vậy chính là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Chúng ta biết được cảnh giới này, sau khi triệt ngộ, thì tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian không cần phải học nữa, hoàn toàn thông suốt rồi.

Chỉ có người phương Đông biết bí quyết này, bậc cổ Thánh tiên Hiền nước ta biết và người Ấn Độ biết. Làm sao biết được vậy? Dùng công phu này thì đạt được, do đời đời đã tích lũy. Dùng phương pháp này đều có thể thành tựu tất cả. Như vậy là thực nghiệm thành công rồi, đây không phải ngẫu nhiên, mà chắc chắn là sự thật. Nên đem bí quyết này làm quy tắc tu học, nguyên tắc chỉ đạo vĩnh viễn không đổi. Đáng tiếc người hiện nay không tin, họ cũng không chịu thực nghiệm.

Bắt đầu từ việc dạy các em nhỏ, mấy năm gần đây, Giáo sư Ngô Hồng Thanh đã dùng phương pháp này để làm thực nghiệm, dạy cho học sinh Tiểu học lớp một, lớp hai cho đến lớp sáu: có hiệu quả. Ban đầu, hầu hết phụ huynh và giáo viên bình thường không tin, nhưng khi thực nghiệm thành công rồi, giúp cho một số học sinh tham gia kỳ thi, mỗi người đều đứng đầu trong danh sách, vậy thì tin rồi. Rất đáng tiếc, chỉ đọc trong sáu năm, sau đó không thể tiếp tục nữa. Đọc 6 năm, lại tiếp tục 6 năm nữa, rồi tiếp 6 năm nữa, thì những người này sẽ trở thành những bậc đại sư Quốc Học nước ta. Họ có khả năng phục hưng văn hóa truyền thống nước ta, trở thành những người trụ cột trong việc phục hưng văn hóa, thật làm. Họ làm thực nghiệm ở một khu vực nhỏ, nơi đó rất lạc hậu, ở đó mọi người đã tin rồi, thấy được rồi, còn những nơi khác thì không thấy được, nên phải tuyên truyền điều này. Do đó, nếu không làm thực nghiệm thì sẽ không có thành công.

Mọi người đều học bộ kinh này, bộ kinh này không khó học, lời văn lưu loát, không có chỗ nào sâu xa khó hiểu. Mỗi người đều đọc được, ai ai cũng nghe được, đều có thể giảng. Đúng như lời Mai lão đã nói, tự nhiên sáng tỏ nhân quả, thì thân tâm tự nhiên thanh tịnh, đây chính là tự độ; Kiếp vận tự chuyển, thiên hạ thái bình tự đến, đây là hóa giải tai nạn. Mấy câu nói này nhằm vào điều: mà nhiều người hiện nay đang cấp bách khẩn cầu, họ không tìm ra phương pháp. Ngày nay chúng ta biết được, phương pháp ở ngay cạnh chúng ta, chính là quyển sách này.

Ngài nói với chúng ta 前清盛時 “tiền Thanh thịnh thời” (lúc đầu triều Thanh thịnh vượng), trong lịch sử có ghi chép điều này, bắt đầu từ thời Thuận Trị, tiếp theo là Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh: đều rất nghiêm túc, 萬善殿 Vạn Thiện điện” (điện Vạn Thiện) dùng bộ kinh này làm thời khóa công phu. Hoàng Đế dẫn dắt mọi người cùng đọc, 故得宮廷整肅,政治清明 cố đắc cung đình chỉnh túc, chính trị thanh minh” (cho nên triều đình an trị nghiêm túc, chính trị liêm khiết ngay thẳng), việc này có hiệu quả. Hoàng Đế có trí huệ, Hoàng Đế có đức hạnh, điều lệnh mà vua ban ra, không đơn thuần là do vua nói, mà lời vua nói đó là lời của bậc Thánh nhân, đó là lời của Tổ tông nói, đó là lời của Đức Phật nói, nên mọi người không nói gì được. Nếu quý vị nói, do tự tôi nói ra, thì không ai tin cả. Đặc biệt những dân tộc thiểu số tiến vào Trung Hoa, họ muốn thống trị quốc gia lớn như vậy, họ nói rằng không phải do tôi nói, mà do Tổ tông nói. Người nước ta vốn kính trọng Tổ tông. Do Thánh nhân nói, do Bồ-tát nói, thì không có người nào mà không phục. Làm thế nào để thống trị Trung Hoa tốt như vậy? Chúng ta nên suy nghĩ nhiều hơn. Nên lúc đó mọi người đều biết nhân quả, đều có thể khuyên răn nhau, 朝野相安 “triều dã tương an” (nơi triều đình, chốn dân gian đều sống an ổn với nhau). 150 năm hưng thịnh, trong lịch sử Trung Hoa đã vượt qua thời Trinh Quán, thời Khai Nguyên, vượt qua cả nền chính trị Văn Cảnh của triều Hán. Đó chính là do các vị Hoàng Đế nghiêm túc học tập, thật làm! Thường xuyên thỉnh một số cao nhân của ba nhà Nho – Phật – Đạo: vào trong cung dạy học. Một số tư liệu quan trọng mà các vị ấy dùng để giảng nghĩa: thì được lưu giữ lại trong 四庫全書 “Tứ Khố Toàn Thư”, mọi người có thể xem được, lúc đó các học giả này ở trong cung, giảng điều gì, giảng thế nào, chúng ta xem xong không thể không bội phục. Cho nên 建國君民,教學為先 “kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên” (xây dựng đất nước, giáo dục là quan trọng hàng đầu). Từ cá nhân mà nói, muốn an cư lạc nghiệp phải lấy giáo dục làm đầu; Tu thân, tề gia, giáo dục cũng làm đầu. Trị quốc bình thiên hạ, vẫn là giáo dục làm đầu.

Chúng ta xem kinh Phật, vì sao kinh Phật lại có sức mạnh nhiếp thụ lớn như thế, khiến cho chúng ta sau khi đọc xong muốn ngừng mà không được? Ngày nay bộ kinh điển mà chúng ta đọc là về thế giới Cực Lạc, giới thiệu thế giới Cực Lạc. Chúng ta thấy được ở trong đó, cõi nước chư Phật cũng lấy việc dạy học làm đầu, không có một Đức Phật nào mà không dạy học, không có một vị Bồ tát nào mà không dạy học. Bắt đầu từ việc tiếp nhận học tập, đến cuối cùng chính mình cũng dạy học giống như  Đức Phật. Sứ mệnh của những người trong nhà Phật: chính là hoằng truyền việc dạy học của Đức Phật: truyền xuống từ đời này sang đời khác. Có truyền được lâu xa hay không thì phải xem phước báo của chúng sanh. Phước báo nghĩa là xem họ có chịu học hay không? Chịu học thì có phước, không chịu học thì không có phước. Chịu học thì sau phước vô cùng, không chịu học thì phía sau họ là tai họa. Chúng tôi thấy được rất rõ điều này.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc thù thắng hơn hẳn tất cả cõi nước của các Đức Phật khác, lí do là gì? Đức Phật A Mi Đà dạy học không gián đoạn, không những không gián đoạn mà Đức Phật còn dùng phương tiện thiện xảo có thể khiến cho sáu trần thuyết pháp. Bất cứ ở nơi nào của thế giới Cực Lạc, quý vị đều nghe Phật đang giảng kinh, gió cây lá thổi cũng nghe Phật đang giảng kinh thuyết pháp, tiếng nước chảy cũng là Đức Phật đang giảng kinh, tiếng nhạc trời cũng là đang giảng kinh, tiếng hót chim Khổng Tước cũng là tiếng giảng kinh. Việc này không thể nghĩ bàn! Cho nên ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, quý vị muốn không nghe kinh cũng không thể được. Nhưng tất cả lời giảng, lời tuyên thuyết này: đều có thể phù hợp với suy nghĩ của mỗi người, quý vị muốn nghe bộ kinh nào thì được nghe giảng kỹ bộ kinh đó. Hai người ở cùng nhau nhưng sở thích của họ khác nhau, bạn muốn nghe Kinh Vô Lượng Thọ, còn tôi muốn nghe Kinh Hoa Nghiêm, cả hai chúng ta đều nghe được kinh mà mình muốn nghe, không có sự quấy nhiễu. Đây gọi là diệu pháp. Cho nên vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc để làm gì? Là đi học, là cầu học, tốt nghiệp ở nơi đó là thành Phật rồi; nếu không thành Phật thì không tốt nghiệp được, tốt nghiệp là thành Phật.

Sau khi thành Phật rồi thì ở đâu? Cách nghĩ của tôi không xa rời thế giới Cực Lạc, vì sao vậy? Vì không nỡ xa rời thầy, muốn báo ân của thầy. May mà thế giới Cực Lạc là pháp-tánh-độ, pháp-tánh-độ là vô cùng lớn, không có hạn lượng lớn nhỏ, dù có bao nhiêu người cũng không hiện rõ sự đông đúc, thế giới ấy quá tốt rồi. Muốn báo ân Phật thì phải giúp Phật giảng dạy, bởi vì mỗi ngày người mới vãng sanh đến, không biết có bao nhiêu, những người này nghe kinh vẫn cần phụ giúp, toàn tâm toàn lực đi phụ giúp những người ấy. Tôi tin cách nghĩ này, nguyện vọng này của tôi, nhất định có rất nhiều người, cùng cách nghĩ, cùng nguyện vọng giống như tôi. Chúng tôi cũng tìm thấy chứng cứ ở trong kinh điển, trong Kinh A Mi Đà nói: 諸上善人俱會一處 “Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ” (Các bậc thượng thiện nhân cùng ở một chỗ). Thượng thiện là chỉ ai? Là chỉ Đẳng giác Bồ-tát, chỉ Diệu Giác Như Lai lái thuyền từ trở lại, các ngài thành Phật rồi, các ngài không quay về Thường-tịch-quang. Các ngài có thể tùy lúc trở về Thường-tịch-quang nhưng các ngài không đi, các ngài muốn ở trong cõi Thật-báo làm Đẳng Giác Bồ-tát, làm Hậu Bổ Phật, cứu giúp tất cả chúng sanh từ Thập địa trở xuống, từ bi đến tột độ. Chúng ta có thể tưởng tượng được đến, tâm chúng ta hướng về đó.

Bộ kinh này đối với xã hội ngày nay của chúng ta, đối với địa cầu hiện nay, xã hội hỗn loạn, tai nạn của địa cầu, cũng có thể khởi được tác dụng hóa giải. Kinh này có nói: “Phật sở hành xứ, thiên hạ hòa thuận”. Chữ “Phật” là chỉ sự giáo dục của đức Phật, sự giáo hóa của đức Phật, cũng tức là việc giảng kinh dạy học mà ngày nay nói. Năm xưa đức Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời, 30 tuổi thì khai ngộ, sau khi khai ngộ liền bắt đầu dạy học, tại vườn Lộc Dã dạy năm vị Tỳ-kheo, đây là sự khởi đầu của Phật pháp. Ngài dạy liên tục đến 79 tuổi, thì viên tịch ở trong rừng, chứ không phải trong phòng. Một ngày một đêm cuối cùng, đức Phật giảng Kinh Đại Bát Niết Bàn. Đó là di chúc, là bài dạy sau cùng cho các đệ tử, đó là di chúc cuối cùng của một đời dạy học: dạy mọi người cần phải trì giới, dạy mọi người cần phải học chịu khổ. Một đời của đức Thế Tôn vì chúng ta mà thị hiện khổ hạnh, bởi vì sao?  Khổ hạnh là chân chính, không phóng dật. Phóng dật chính là một chút qua loa, tùy tiện, không cần nghiêm khắc như vậy. Thoạt nhìn có vẻ là việc nhỏ, không phải việc gì lớn, nhưng sau việc buông lơi đó là bắt đầu tai hoạ vô cùng, tất cả tệ hại đều từ đây mà sinh ra. Nên cuối cùng trước khi đức Thế Tôn nhập diệt đã dạy các đệ tử rằng: 以戒為師,以苦為師 “dĩ giới vi sư, dĩ vi sư” (lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy), thì chúng ta có thể biết, thành công cả đời dạy học của Đức Phật chính là hai câu này. Giới luật là gì? Ngài làm được hết những điều mà Ngài đã nói, Ngài có thể tinh tấn, có thể không phóng dật, bởi dựa vào đời sống sinh hoạt thanh tịnh khổ hạnh, Ngài hoàn toàn dưỡng thành thói quen, luyện thành thói quen

Chúng ta có lí do để tin, ngay cả các nhà khoa học hiện nay đều chứng minh rồi, 境隨心轉 “cảnh tùy tâm chuyển (cảnh tùy theo tâm mà thay đổi). Hiện tại chúng ta biết, Ấn Độ là nước nhiệt đới, ba y một bát là đủ rồi; thực tế không phải vậy, khi thời tiết ở Ấn Độ xuống cực lạnh thì Ngài vẫn là ba y một bát, tại sao vậy? Cảnh tùy tâm chuyển, chúng tôi tin Ngài có năng lực như vậy. Đây cũng là điều mà cổ nhân nước ta đã nói: 福人居福地,福地福人居 “phước nhân cư phước địa, phước địa phước nhân cư” (người có phước sống nơi đất phước, đất phước người có phước ở). Phật là người có phước báo lớn nhất, Ngài sống ở đâu thì nơi đó chính là đất phước. Nơi đó không có bất cứ tai nạn gì. Nơi mà Ngài sống bất luận thời tiết thế nào nhất định đều rất là bình thường. Hiện tại những người chúng ta biết mùa đông ở cao nguyên Tây Tạng rất lạnh, tuyết tụ cả năm không tan, chúng tôi nghe được có thông tin: là vị Lạt Ma nhỏ tuổi chỉ mặc một chiếc áo mỏng, ngồi ở trong tuyết. Khi ngài đứng dậy, nơi ngài ngồi trở nên ấm áp, xung quanh nơi ngài ngồi thì tuyết đều tan chảy hết. Quý vị nói xem năng lượng trên thân ngài lớn bao nhiêu, năng lượng đó đến từ đâu? Là do ý niệm phát ra, đây chính là以心控物 “dĩ tâm khống vật” (dùng tâm khống chế vật) mà khoa học hiện đại đã tìm ra, ngài ăn một chút mà không đói, một bộ quần áo mỏng mà không rét. Ý niệm hoàn toàn khống chế được hoàn cảnh, khống chế được thân tâm khỏe mạnh, không còn tạp niệm, không còn vọng tưởng nữa, chúng ta có thể tin được điều đó. Đức Phật làm tấm gương cho mọi người, mọi người nhìn thấy Phật Bồ-tát như thế này, ai mà không muốn học theo các Ngài chứ?

Sự giáo hóa của Đức Phật giáo dục rộng khắp thế gian, chúng ta tuân theo nguyên tắc chỉ đạo cao nhất: là “tịnh nghiệp tam phước” thì hoàn toàn sáng tỏ rồi, giáo dục rộng khắp ở thế gian là việc phước bậc nhất, “ hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Dạy điều gì? Dạy hiếu, dạy kính, một người có hiếu có kính; Tin sâu nhân quả. Việc tin sâu nhân quả phải tin sâu như thế nào thì mới thực sự tin?  Là giảng nhân quả, giảng nhiều lần rồi thì quý vị sẽ tin. Có thể giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên hơn 100 lần, 200 lần, thì tự nhiên quý vị tin thôi, khởi tâm động niệm không thể có ý niệm ác, không thể có hành vi ác, quý vị biết vậy là có báo ứng. Nếu số lần giảng không đủ nhiều, thì trên lý biết, nhưng trên sự vẫn không làm được, cũng tức là tập khí của chính mình rất sâu, quý vị không có năng lực kháng cự cảnh duyên bên ngoài, danh cao lợi lớn, sự cám dỗ của sắc đẹp thường khiến bị đọa lạc rồi. Nhất là trong xã hội ngày nay, con người không giảng luân lý, không giảng đạo đức, không tin nhân quả nữa. Ở trong cảnh duyên mà không động tâm, đó là Thánh nhân, đó chắc chắn không phải là người phàm, đó là Phật Bồ-tát tái lai. Các Ngài có thể giữ thân tâm thanh tịnh, người phàm chắc chắn là không thể. Cho dù là thần thánh, Phật Bồ-tát tái lai, các Ngài giáo hóa người khác, nhất định cũng là thay chúng sanh chịu khổ. Các Ngài phải cải trang như thế này để cho người khác thấy, giúp họ sinh khởi tín tâm. Nếu bản thân các Ngài có chút tùy tiện, thì người khác sẽ không tin. Vì muốn xây dựng niềm tin của đại chúng nên các Ngài không thể không tu khổ hạnh, hơn nữa làm được rất thật, diễn rất là giống, các Ngài rất nghiêm túc, làm rất tỉ mỉ, tuyệt diệu, khiến quý vị không nhìn ra chỗ sơ hở. Sự biểu diễn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là như thế. Chúng ta phải hiểu rõ điều này. Hiệu quả của sự thị hiện đó là thiên hạ hòa thuận. Sự hòa thuận này đến từ đâu? Đến từ trong phước thứ nhất, đầu tiên dạy người hiếu dưỡng cha mẹ, tri ân báo ân, phải dẫn phát tánh đức bên trong Tự tánh ra, mà ai ai cũng có.

Lúc đầu chúng tôi cho rằng việc như thế này là vô cùng khó khăn, bỏ đi nhiều năm như thế, mọi người đều học thói xấu rồi, có thể có hiệu quả không? Chính chúng tôi không dám tin. Thực nghiệm ba năm ở Thang Trì, khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, bỏ lâu như thế, tại sao ba, bốn tháng, thì con người quay đầu? Hầu hết khiến cho mỗi giáo viên của chúng ta cũng không dám tin. Lúc đó, tôi nói thực nghiệm này của chúng ta, hai câu nói của cổ nhân chúng ta hiểu rồi, câu thứ nhất là tính người vốn thiện, thứ hai là con người nhờ giáo dục mà nên, dạy là tốt thôi, là bởi không ai dạy. Việc dạy này cần thân giáo, còn lời nói là không có tác dụng, nên tôi rất cảm kích 30 vị thầy cô ấy, họ làm được rồi, đã biểu diễn ra, khiến người ta thấy được tâm phục khẩu phục. Chính mình không làm được, mà dạy người khác, thì người ta không tin, hoài nghi quý vị, bạn lừa dối tôi. Họ ở bên cạnh phỏng đoán, vì sao bạn muốn làm như vậy? Mục đích của bạn là gì? Động cơ của bạn là gì? Họ nghĩ những điều này, họ không tin việc quý vị làm là thật. Nếu không thông qua thực nghiệm này, thì chính chúng tôi phát biểu ở bên ngoài cũng không dám khẳng định. Thông qua thực nghiệm này, thì chúng ta biết rồi, đó là chân thật, chứ không phải giả. Nhưng điểm thực nghiệm như vậy cần phải nhiều, giống như ở Trung Hoa, một tỉnh có hai, ba điểm thực nghiệm, quốc gia này có thể có đến một trăm, hai trăm điểm thực nghiệm, thì khôi phục lại rất nhanh. Xã hội nước ta an định rồi, tai nạn hóa giải rồi, đồng thời mang lại an định hòa bình cho toàn thế giới, đó chính là vương thiên hạ, đó chính là thiên hạ cùng một chủ, ai cũng muốn học tập theo quý vị.

Vì thế, hòa thuận từ đây mà đến, thuận là đến từ hiếu, hiếu thuận; Hòa là đến từ kính, đầu tiên chúng ta phải kính trọng người khác, yêu thương người khác, thì dần dần người khác cũng học theo sự kính trọng. Người qua lại với người, đầu tiên phải học phép cúi mình 90 độ, học được việc nở nụ cười khi gặp mọi người, học không nói dối, thái độ chân thành nói lời thành thực, thì rất nhanh thay đổi được xã hội này. Quý vị xem một khi tâm người thay đổi thì hoàn cảnh bên ngoài thay đổi thôi, 日月清明 “nhật nguyệt thanh minh” (mặt trời mặt trăng trong sáng) thời tiết thay đổi, 風雨以時 phong vũ dĩ thời” (gió mưa đúng thời), hoàn cảnh tự nhiên thay đổi. 災厲不起 “Tai lệ bất khởi” (Tai lệ không khởi), chữ “tai” tức ngày nay chúng ta nói là tai họa tự nhiên, chữ “lệ” là các loại bệnh truyền nhiễm, tất cả đều không có nữa. Mang đến là 國豐民安 “quốc phong dân an” (quốc thái dân an), chỉ cần nhân dân an lạc, nhân dân vui vẻ, nhân dân siêng năng, thì có thể bội thu, nhân dân có thể tự động quan tâm lẫn nhau, hỗ trợ hợp tác.

Giáo dục của Phật Đà, ngày nay chúng ta xem kinh Tiểu thừa của Nam Truyền, bởi do Đức Phật nói: 不先學小乘,後學大乘,非佛弟子 “Bất tiên học Tiểu-thừa, hậu học Đại-thừa, phi Phật đệ tử” (Trước không học Tiểu thừa, sau học Đại-thừa, chẳng phải đệ tử Phật), quý vị không đọc kinh thì quý vị sẽ không tin, sau khi đọc kinh thì tin rồi. Kinh Pháp Cú là gì? Là những phiến ngữ đặc sắc nhất trong một đời giảng kinh dạy học của đức Thế Tôn, người nước ta gọi là cách ngôn, đem sao chép, sắp xếp, biên tập thành công, đó là bản hội tập. Tổng cộng hơn 400 bài, dùng thể loại kệ tụng, tất cả đều là dạy người:  存好心,行好事,說好話,做好人“tồn hảo tâm, hành hảo sự, thuyết hảo thoại, tố hảo nhân” (giữ tâm tốt, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt), bốn câu này chính là nói hết toàn bộ Kinh Pháp Cú rồi, nội dung Kinh Pháp Cú chính là như vậy. Khi đức Phật còn ở đời, mười hai năm giảng Kinh A Hàm, là giảng những điều này. Đức Phật làm tấm gương, dẫn theo Tăng đoàn làm tấm gương. Đệ tử thường tùy của Phật gồm 1255 người thảy đều học, các ngài thực sự làm được bốn đức trong sách Hoàn Nguyên Quán rồi. 隨緣妙用 “Tùy duyên diệu dụng”, đây là căn bản của bốn đức. 恆順眾生,隨喜功德 “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, đó là tùy duyên, còn diệu dụng là gì? 心地清淨,一塵不染 “Tâm địa thanh tịnh, nhất trần bất nhiễm” (Tâm địa trong sạch, không nhiễm một trần), thật diệu dụng! Ở Tiểu-thừa là trì giới, ở Đại-thừa là buông xuống hoàn toàn tập khí phiền não. Tiểu-thừa là giữ gìn giới cấm của Phật, Đại-thừa không phải vậy, Đại-thừa là buông xuống toàn bộ khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, đây là tu từ căn bản.

Ngày nay thế giới này cần điều gì? Cần phổ cập giáo dục. Quá cao sâu thì không ai hiểu, người ta không biết bắt tay làm từ đâu, dù giảng sâu sắc đến đâu, dù giảng tuyệt vời đến đâu, thật ra mà nói đó là huyền học, vì làm không được. Sự dạy học của Phật là khế cơ, quý vị mong được bộ kinh này là khế kinh, 上契諸佛所證之理,下契眾生可度之機“thượng khế chư Phật sở chứng chi lý, hạ khế chúng sanh khả độ chi cơ” (trên hợp với lý của chư Phật đã chứng, dưới hợp với căn cơ chúng sanh có thể độ). Nếu không khế cơ với điều đó thì giảng để làm gì? Không có tác dụng. Hiện nay trình độ của học sinh là thế nào? Là trình độ Tiểu học, thậm chí còn thấp hơn với trình độ Tiểu học. Không phải là khế cơ khế lý, quý vị làm sao dạy họ chứ? Nhất định phải lấy chính mình làm gương, nếu không lấy chính mình làm gương, thì người hiện tại bị xã hội này, bị phương tiện truyền thông, mạng Internet dạy hỏng rồi. Bệnh nghiêm trọng nhất chính là hoài nghi, không tin bất kỳ ai. Làm sao quý vị có thể bảo họ sinh khởi niềm tin đối với quý vị được chứ? Nên việc dạy học này không thể không xem xét căn cơ, tâm nghi của chúng sanh ở nơi này rất lớn, không thể dạy; nơi kia tương đối hẻo lánh, tương đối nghèo khổ lạc hậu, nhưng tâm người còn tốt, nơi đó có thể dạy, tìm nơi đó làm khu thực nghiệm, dạy họ cho tốt.

Chúng tôi đã sống ở thành phố nhỏ Toowooba Úc Châu này, thành phố nhỏ này có được may mắn, là người sống ở đây không phải người nghèo. Có tính chất gì? Là một nơi dưỡng lão khi về hưu. Người Úc Châu khi về hưu đều thích đến nơi đó dưỡng lão. Thành phố đó là thành phố vườn hoa, tháng chín mỗi năm có lễ hội xe hoa, thế giới đều biết đến, toàn thế giới đều thích đến để xem thành phố hoa ấy. Trình độ tri thức của người dân tương đối cao, vì vậy việc này có ưu điểm. Người về hưu rồi, thì ít vọng niệm, ở đây chú trọng nhất là thân tâm khỏe mạnh, mọi người không phải rất xa xỉ. Chúng tôi hiểu rõ ở nơi đó, đã sống ở đấy 10 năm rồi, mối quan hệ với dân chúng rất tốt, và cũng đều qua lại với các tôn giáo khác. Đã cảm động cư dân, cảm động các tôn giáo. Họ biết những hoạt động này của chúng tôi trên quốc tế, họ đều biết tin tức này, nên mọi người phát tâm. Chúng tôi đã xây dựng thành công: đa nguyên văn hóa ở thành phố đó, chính là nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc, và nhiều văn hóa. Mọi người cùng nhau sinh sống ở nơi đó, giống như anh em chị em: Tôn trọng lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, chiếu cố lẫn nhau, và hỗ trợ hợp tác. Chúng ta có chung nhận thức như vậy, đây là 見和同解 “kiến hòa đồng giải”  trong Lục Hòa Kính. Mọi người đều bằng lòng, thì chúng ta làm, chúng ta đề xướng. Việc này quá khó được!

Nếu tôi trở về, sống ở Toowooba, tôi cũng rất thích thành phố này, duyên của tôi và họ rất sâu. Nhưng thấy tai nạn hiện nay, tai nạn bên đó thì ít, vì sao vậy? Đất rộng người ít, nơi đó người không có tâm tham gì cả. Rất biết đủ, không tham tài, việc này rất khó được. Họ coi trọng chất lượng cuộc sống, như ở thành phố Brisbane có một triệu người sống, mà bao nhiêu công viên? Hơn 1000 công viên. Một ngày quý vị đi dạo một công viên, ba năm cũng đi không hết, thì quý vị biết họ chú trọng cuộc sống ngoài trời thôi. Nơi đó có thể giúp mọi người đồng lòng: làm một việc tốt như vậy, chúng ta không nghĩ tới, việc tốt trở thành sự thật, họ thật làm rồi. Mặt trời mặt trăng trong sáng, gió mưa đúng thời, tai dịch không khởi, quốc thái dân an. Nơi đó không có chiến tranh, không có trộm cướp. Trước đây có vài tên trộm, nhưng chúng ta cảm hóa họ. Họ đến đạo tràng, rất là lén lút, chúng ta biết cũng không trách mắng họ, họ đã tham một chút lợi. Từ từ thời gian lâu rồi, ai cũng có lương tâm, khi lương tâm hiện ra rồi, thì họ không làm việc này nữa, để chính họ tự quay đầu. Chúng ta dùng tâm yêu thương, tâm yêu thương chân thành đối đãi họ, chân thật đối xử với họ. Phải có thể chịu thiệt, phải chịu bị lừa mới được, so đo tính toán điều này thì không được. Nên cổ nhân nói rất hay, 量大福大 “lượng đại phước đại(tâm lượng lớn thì phước lớn). Chịu thiệt mới là thật sự chiếm ưu thế, giáo hóa người tốt rồi, giúp họ cải tà quy chánh. Vật ngoài thân tất cả đều là giả, sao phải tính toán chứ? Tôi dùng, bạn dùng đều giống nhau, đều rất hoan hỷ.

Quốc phong dân an, chúng ta đề xướng nông nghiệp hữu cơ, chúng ta làm nông trường mẫu. Chúng ta gieo trồng lương thực không dùng phân bón, không dùng thuốc trừ sâu, mọi người ăn được rất yên tâm. Trong ruộng đất nông nghiệp của chúng ta toàn bộ đều đặt máy niệm Phật, những cây nông nghiệp này đều nhờ nghe Phật hiệu mà phát triển, lớn lên đặc biệt tốt. Người xem thấy đều hoan hỷ, hỏi chúng ta trồng thế nào? Chúng tôi là do nghe A Mi Đà Phật mà trồng ra được vậy. Nói với họ, A Mi Đà Phật thật sự có hiệu quả. Không tin, thì tôi có máy niệm Phật ở đây, tặng quý vị mấy cái, quý vị cũng đem đến nông trường treo lên. Họ làm thực nghiệm, thực nghiệm đó thành công, thật sự thành công rồi. Người đến tham quan càng ngày càng nhiều, xem nông trường của chúng ta, xem vườn rau của chúng ta. Chúng ta sản xuất, sản xuất rất phong phú, ngoài chính mình ăn dùng ra, thì đem tới thị trường để bán, là tiêu thụ tốt nhất, đồ tốt, nhưng giá tiền lại rẻ. Tiền bán được so với tiền trả công vẫn còn dư nhiều, đó là lợi nhuận rồi. Nên chúng tôi hi vọng: từ từ sẽ xây dựng một nơi tự cung tự cấp hiệu quả, không phải dựa vào sự trợ giúp bên ngoài, lúc đó tâm cũng ở trong đạo rồi. Không dựa vào hiến tặng, giúp đỡ của tín đồ, không dựa vào điều này. Chúng ta tự cung tự cấp, kinh tế của chúng ta có thể độc lập.

Chúng ta làm được như vậy, làm cho mười mấy tôn giáo ở Toowooba Úc Châu xem. Tôi đều khuyên mọi người: Chúng ta phải đi làm nông. Chúng ta không biết trồng trọt, chúng ta mời nông dân, mời họ đến trồng trọt, chúng ta trả tiền công cho họ, một ngày bao nhiêu tiền, thì phát tiền công cho họ. Sau khi thu hoạch xong, thì bán đi, trả tiền công vẫn còn rất nhiều tiền lời. Tiền nhất định không thể gửi ở ngân hàng, gửi ngân hàng sẽ mất giá, không đáng tin; Mua đất trồng trọt là đáng tin nhất. Lão Tổ tông ở nước ta dạy chúng ta biết cách làm giàu. Chùa chiền, am đường nước ta thời Cổ đại đều có đất đai, những tín đồ thời đó, là đại Trưởng giả giàu có, họ hiến cho chùa miếu, là hiến tặng đất đai, họ không đưa tiền mặt. Đất đai để chính quý vị tự trồng được, cho nông dân trồng cũng được, thu nhập của quý vị là bình thường, thì tâm của quý vị định, thân an rồi, sau đó đạo hưng thịnh, quý vị mới có thể tu đạo.

Hai câu tiếp theo cần phải tu: 崇德興仁 “Sùng đức hưng nhân” (Tôn sùng đạo đức, nhân nghĩa hưng vượng). Nhất định phải tuân thủ chữ “nhân”, chữ “đức” này, khởi tâm động niệm không thể lìa xa. Đức là gì? Trong truyền thống văn hóa nước ta, là Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức, bốn khoa như vậy. Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác nhất định không được vi phạm, vi phạm gọi là thiếu đức, thiếu đức chính là tạo ác, về sau có quả báo ác. Chúng ta phải làm được bốn khoa này, làm gương mẫu, làm tấm gương cho đại chúng xã hội xem. Đầu tiên đại chúng xã hội sẽ nói: Các bạn, những người này đều là người tốt, họ khẳng định điều này rồi. Đức của Phật Pháp, chính là Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, Lục Hòa, Lục Độ, không thể không làm những điều này. Pháp thế và xuất thế gian là rất gần với sự phổ cập giáo dục, chúng ta học tất cả, thực hiện trong cuộc sống, thực hiện trong công việc, thực hiện trong xử việc đối người tiếp vật. Chúng ta không sợ bị thiệt, không sợ bị lừa, chúng ta làm được vô cùng vui vẻ, vô cùng hoan hỷ. Đặc biệt là láng giềng của chúng ta, bình thường thì chào hỏi, thăm hỏi thân thiết. Họ có yêu cầu, thì chúng ta chủ động nên đi giúp họ, từ từ họ sẽ truyền bá ra. Chúng tôi đã sống ở đó 10 năm rồi, họ rất hiểu rõ đối với chúng tôi, rất tín nhiệm đối với chúng tôi, cho rằng chúng tôi là bạn bè đáng tin của họ.

Cho nên, “Nhân” là yêu thương người, nhất định phải giữ tâm yêu thương người khác, phải giữ tâm giúp đỡ người khác. 務修禮讓 “Vụ tu lễ nhượng (Siêng tu lễ nghĩa nhịn nhường), đối với người phải có lễ. Người nước ngoài nói cạnh tranh, chúng ta không tranh, chúng ta nhường, mang mỹ đức này của nước ta cho các nước phương Tây. Nói với họ: Tranh là tranh không được, trong mạng quý vị không có thì tranh làm gì? Trong mạng có, thì cần gì phải tranh? Cho nên “Nhường” là mỹ đức, chỉ có nhường thì thế giới này mới có hòa bình, mọi người có ý niệm tranh nhau thì thế giới sẽ không có hòa bình. Thật sự phải làm được, thì khu vực đó không còn trộm cướp nữa, nếu trộm cướp đến thì thuận họ, chúng ta có thể bao dung. Họ đến trộm, có thể trộm được những gì? Bị gọi là tên trộm, chỉ vì một chút lợi nhỏ, chúng ta có thể xả, không cần đi truy cứu. Họ thường xuyên đến cũng hoan nghênh, đến nhiều lần rồi, sẽ xấu hổ thôi. Tuyệt đối không trách mắng họ, vẫn là độ lượng với họ, nhất định phải cảm hóa họ, không thể đối lập.

Ở nơi đó 無有怨枉,強不凌弱,各得其所 “vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở” (không có án sai, mạnh không hiếp yếu, đều được sở nguyện), đoạn văn này trên kinh là tư tưởng chính trị Đại Đồng của giáo lý Đại-thừa, và trong 禮運大同篇 “Lễ Vận Đại Đồng Thiên”: của Lễ Ký nước ta không có khác nhau. Hiểu rõ rồi, thì chúng ta dựa vào mô hình này: để xây dựng xã hội, để kiến thiết thành phố nhỏ đó. Một thành phố làm thành công rồi, sẽ sinh ra ảnh hưởng rất lớn. Chúng ta mở cửa, hoan nghênh người khác đến tham quan, đến học tập. Cho nên nơi đó, tôi khích lệ mọi người mở rộng du lịch, xây dựng khách sạn nhỏ, sản xuất các loại đồ ăn vặt nhiều khẩu vị, giá rẻ chất lượng. Tất cả sản phẩm nông nghiệp đều là do chính chúng ta tự trồng, ở nơi này nên ăn được yên tâm, sống được an toàn, mọi người đều hi vọng đến nơi này. May mà đất đai ở nơi đó rất rộng, có không gian phát triển, không gian phát triển rất lớn, hoan nghênh di dân. Chịu di dân đến nơi đó đều là người tốt, vậy thì chúng ta ở nơi đó xây dựng thế giới Cực Lạc, rất nhiều việc tốt, nếu muốn dạy học, thì cũng có thể xây dựng ở nơi đó. Từ điểm này từ từ mở rộng, mang lại hòa bình lâu dài cho thế giới. Nhất định chúng ta phải làm ra tấm gương tốt nhất. Quan niệm 捨己為人 “xả kỷ vị nhân” (quên mình vì người), xả kỷ vị nhân chính là điều cuối cùng của Tứ đức trong sách Hoàn Nguyên Quán, chính là 代眾生苦 “đại chúng sanh khổ(thay chúng sanh chịu khổ), không thể xả mình vì người thì làm sao thay chúng sanh chịu khổ chứ?

Nhất định phải thường giảng kinh này, phải đọc nhiều, làm ra để mọi người đều tin, đều nghiêm túc học tập, không phải quá nhiều, quá nhiều thì người ta sợ. Cuốn sách nho nhỏ này: có chú giải rất nhiều, không có chú giải thì không nhiều lắm. Người khác xem thấy: Tôi có thể học phân lượng này, không quá nhiều. Tỉ mỉ để học tập, để giảng giải, mà giảng không hết, giảng đi giảng lại, cũng giảng không hết.

Quá khứ tôi đã giảng kinh này, phần đầu có một sự bày tỏ nhân duyên, tôi đã nói qua một lần ở đây, giảng thuật nhân duyên của tôi, quá khứ đã giảng bộ này hai lần, đã giảng Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa một lần, và giảng Khoa Chú lần thứ nhất. Sáu nhân duyên học tập của tôi: Thứ nhất, 蓮社授經 Liên Xã thọ Kinh” (nhận Kinh ở Liên Xã). Đó chính là giảng bản Kinh Vô Lượng Thọ hội tập: của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư. Thầy Lý giao Kinh này cho tôi ở Liên Xã Đài Trung, là bản Mi Chú của Thầy, tôi xem xong vô cùng hoan hỷ. Lúc ấy thì tôi muốn giảng bộ Kinh này, nhưng duyên chưa chín muồi. Đợi đến khi tôi rời khỏi Đài Trung, ở Đài Bắc hoằng pháp, khi ở Đài Bắc được sự hộ trì của cả nhà bà Hàn Quán Trưởng. Đúng lúc gặp thì bà Hàn Quán Trưởng 50 tuổi, bà ấy hơn tôi năm tuổi, tôi hình như là 46 tuổi, bà ấy 50 tuổi. Tôi liền đề xướng: Chúng ta giảng cuốn này, giảng Kinh Vô Lượng Thọ chúc thọ cho bà ấy. Bà ấy rất hoan hỷ, đã in 3000 bản Kinh này. Khi đồng ý việc này, thì tôi đến Đài Trung báo cáo sự việc này với thầy. Thầy nói: Không được. Tôi hỏi: Vì sao ạ? Thầy ấy nói: Kinh này có tranh luận. Tuổi con còn trẻ, nếu quá nhiều người phê bình, con không có khả năng chống lại, thì con sẽ rước lấy rắc rối. Tôi không biết có những việc như thế. Chúng tôi liền đổi giảng Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm không có vấn đề gì. 3000 bản Kinh cũng là kết duyên với đại chúng rồi, còn bản Kinh này thì tôi lại tiếp tục giữ gìn.

Đợi đến khi thầy Lý vãng sanh rồi, tôi ở nước Mỹ, lấy cuốn sách này ở trong hòm ra. Đúng lúc, tôi nói chúng ta in Kinh này ra: để hồi hướng cho thầy, làm thành một kỷ niệm. Bởi vì rất nhiều người không thấy được bản kinh này, rất nhiều người đều không biết. Chúng tôi in lần đầu là 10.000 bản, ở Los Angeles nước Mỹ, ấn bản tại Đài Loan. Cho nên lần đầu lưu thông ở nước ngoài, sau khi mọi người xem được, không ai là không hoan hỷ, liền tìm tôi, hi vọng tôi giảng một lần. Chúng tôi giảng Kinh này lần thứ nhất và lần thứ hai: ở Mỹ và Vancouver, hai nơi đó. Ở California, và Vancouver của Canada. Lần thứ nhất, lần thứ hai giảng ở bên đó, người nghe hoan hỷ. Kinh Vô Lượng Thọ: thì tôi đã nghe thầy Lý giảng qua một lần ở Thư Viện Từ Quang, là bản của ngài Khang Tăng Khải; Khi thầy giảng bản hội tập, tôi vẫn chưa tới Đài Trung, vẫn ở lại chỗ lúc trước, nên tôi không được nghe chính thầy giảng, khi đó không có ghi âm. Chú Giải của thầy chính là viết ở trên sách, viết ở trên bản Kinh, không có ghi chép khác. Hình như khi đó thầy Lý khoảng 60 tuổi. Khi tôi quen biết với thầy, thầy đã 70 tuổi, là việc của 10 năm trước, nên không nhiều người biết. Lúc đó thầy Lý giảng kinh, người nghe khoảng 30 đến 50 người, cũng không nhiều lắm, tôi biết có Cư sĩ Châu Bang Đạo.

Đối với Tịnh Tông, thật sự là pháp khó tin. Thầy khuyên tôi tu Tịnh-độ, đã khuyên rất nhiều lần. Tôi không dám phản đối, nhưng tôi không tiếp nhận. Thầy biết, tôi hứng thú rất sâu đối với Đại Kinh Đại Luận. Tuổi thầy đã cao, Châu Gia Lân, Từ Tỉnh Dân, còn có Hứa Viêm Đôn, mấy người tìm tôi, tìm tôi làm gì? Chúng tôi đến khải thỉnh, thỉnh thầy Lý giảng một bộ Kinh lớn, Kinh lớn đó không giảng xong hết thì không nỡ rời đi. Kinh văn dài là Kinh gì? Hoa Nghiêm, 80 quyển, giảng 80 quyển xong rồi, lại giảng 40 quyển. Chủ ý này rất hay, nếu thật sự giảng xong Kinh này, thì ít nhất thầy phải sống hơn 10 năm nữa, không có 10 năm thì sẽ giảng không xong. Thầy đã đồng ý, tám người chúng tôi khải thỉnh và tôi là một trong số họ. Khi đó trên tay tôi có hai bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao, sách đóng buộc chỉ 40 cuốn, xếp chồng cao như vầy trên bàn, 40 cuốn sách đóng buộc chỉ. Tôi có hai bộ, chính tôi giữ một bộ, và tặng thầy một bộ, để thầy làm tham khảo. Bộ đó của tôi hiện đang ở: Quỹ ngân sách Giáo Dục Phật Đà Đài Bắc, đã in ra rồi, tôi dùng bản in. Bởi vì đó là sách đóng buộc chỉ, nên phía trên không thể viết chữ, không thể làm ký hiệu, hiện nay in xong cuốn sách này là thuận tiện. Vì vậy bản gốc thì giao cho họ lưu giữ.

Tôi là từ trên Kinh Hoa Nghiêm, khi đó ở Đài Bắc một tuần giảng ba lần, một lần một tiếng rưỡi. Một tuần ba lần, hai lần Bát Thập Hoa Nghiêm, và một lần Tứ Thập Hoa Nghiêm. Cho nên Bát ThậpTứ Thập được giảng cùng lúc, người nghe cũng rất hăng hái. Đại khái giảng đến một nửa, cũng đã giảng không ít năm, tôi nhớ khi đó giảng, hình như đã giảng 17 năm. Giảng đến một nửa, thì chợt một ngày  nghĩ tới: ngài Văn Thù, Phổ Hiền tu pháp môn gì mà thành tựu? Ngài Thiện Tài Đồng Tử là học pháp môn gì? Đây đều là những Đại Thiện-tri-thức mà chúng tôi ngưỡng mộ nhất trong lòng. Lúc này mới nghiêm túc tỉ mỉ để đọc Hoa Nghiêm, xem đến quyển 39 của Tứ Thập Hoa Nghiêm, ngài Văn Thù và Phổ Hiền, tất cả đều là cầu sanh thế giới Cực Lạc, thân cận A Mi Đà Phật, điều này cho chúng tôi rung động rất lớn. Về sau xem kinh này, phần lời Tựa rất dài của lão Cư sĩ Mai Quang Hy, Phật Pháp của thầy Lý chúng tôi chính là học với ngài Mai Quang Hy, ngài Mai Quang Hy là sư ông của chúng tôi. Trong bài Tựa này đã nói rất rõ ràng, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa: là dẫn dắt tới Kinh Vô Lượng Thọ, Đại Kinh Đại Luận này cuối cùng là chỉ dẫn tới Vô Lượng Thọ, đều là niệm Phật vãng sanh Tịnh-độ. Lúc này tôi mới tiếp nhận, cảm ơn thầy nhiều năm khuyên bảo, hiện nay thật sự tiếp nhận rồi. Sau khi tiếp nhận, thì cảnh giới thật sự tăng lên.

Lăng Nghiêm là môn công khóa chủ tu của tôi ở Đài Trung, tôi đã giảng bảy lần. Thật sự hiểu rõ 二十五圓通章 Nhị Thập Ngũ Viên Thông Chương(Hai mươi lăm chương Viên Thông) trên Kinh Lăng Nghiêm. Xem ra ngài Đại Thế Chí, Quán Thế Âm: trong Kinh Lăng Nghiêm cũng là quay về Tịnh-độ, hai vị Bồ-tát này đại biểu pháp môn đặc biệt, Quán Thế Âm Bồ-tát là Nhĩ Căn Viên Thông, Đại Thế Chí Bồ-tát là niệm Phật Viên Thông. Đại sư Ấn Quang đề xuất đem:大勢至圓通章 Đại Thế Chí Viên Thông Chương” (Chương niệm Phật Viên Thông của Bồ-tát Đại Thế Chí) trên Kinh Lăng Nghiêm, thêm ở sau bốn Kinh, gọi là Tịnh Độ Ngũ Kinh. Năm Kinh thật sự viên mãn rồi, không cần phải thêm bất cứ loại nào nữa, năm Kinh này viên mãn. Cho nên, cách nhìn của tôi: Đại Thế Chí Viên Thông Chương là Tâm Kinh của Tịnh Tông. Số chữ còn ít hơn Tâm Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh 260 chữ, Đại Thế Chí Viên Thông Chương 244 chữ, là Tâm Kinh của Tịnh Tông. Bên trong dạy chúng ta: nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai, quyết định thấy Phật; Dạy phương pháp cho chúng ta, 都攝六根,淨念相繼 đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm liên tiếp), quá tuyệt vời! Bồ-tát là nhờ niệm Phật mà thành tựu.

Tôi xem được trong Tịnh Tu Tiệp Yếu của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, ngài nói về Sơ tổ Ta Bà, Sơ tổ Tịnh Tông của thế giới Ta Bà là Phổ Hiền Bồ-tát. Quý vị xem trên hội Hoa Nghiêm, 10 đại nguyện vương sau cùng dẫn về Cực Lạc, là của Sơ tổ thế giới Ta-bà. Đại Thế Chí Bồ-tát là Sơ tổ Pháp Giới, đứng đầu biến pháp giới hư không giới chính là ngài chuyên tu pháp môn niệm Phật, vãng sanh thế giới Cực Lạc. Đại Sư Huệ Viễn là Sơ tổ của Trung Hoa. Làm rõ ràng, làm sáng tỏ việc này rồi, thì mới phát tâm chuyên tu chuyên hoằng, buông xuống Kinh Hoa Nghiêm được, lần đầu buông xuống, thì chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ, hình như đã giảng 10 lần. Bây giờ là giảng nhân duyên gần nhất, nhân duyên gần nhất là xem thấy tai nạn tới tấp. Tiết Thanh Minh năm trước, chúng tôi buông xuống Kinh Hoa Nghiêm, chuyên giảng Tập Chú Giải của ngài Hoàng Niệm Tổ, một lòng cầu sanh Tịnh-độ, hi vọng đem công đức này để hóa giải tai nạn. Cũng là cân nhắc rất lâu, lựa chọn ở nơi Hồng Kông đây.

專修專弘 “Chuyên tu chuyên hoằng”, nhất định phải hiểu được 念佛三要 “niệm Phật tam yếu (ba trọng yếu của niệm Phật): thứ nhất  不懷疑 “bất hoài nghi(không hoài nghi), thứ hai 不夾雜 bất giáp tạp(không xen tạp), thứ ba 不間斷 bất gián đoạn(không gián đoạn). Ba câu này nói thì dễ, mà làm được thật khó, nhưng không thể không làm! Không hoài nghi, nhất định phải có lý giải sâu sắc đối với bộ Kinh này. Kinh này, Chú Giải này giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín. Bộ Kinh này quả thật: như lời Cư sĩ Mai Quang Hy đã nói trong lời Tựa, nhất quyết có thể cứu chúng sanh của 9000 năm thời Mạt-pháp Thế Tôn, chỉ có pháp môn này, vãng sanh liền được độ. Hiện tại chúng tôi tin rằng, từ nay về sau, tu học bất kỳ pháp môn nào cũng phải đoạn phiền não, phải tiêu nghiệp chướng. Đoạn phiền não, tiêu nghiệp chướng không phải là một người bình thường có thể làm được, việc đó quá ít quá ít rồi. Chúng ta phải sáng tỏ đạo lý này, phải tìm con đường thật vững chắc an toàn, chắc chắn có thể đi được thông, có thể thành tựu được, không thể lãng phí thời gian, chỉ một bộ này thì đủ rồi.

Thứ tư 流通疏註,廣結勝緣 “lưu thông sớ chú, quảng kết thắng duyên” (lưu thông chú giải sớ, để rộng kết thắng duyên). Duyên phận đời này của tôi: thật sự là do Phật an bài trong âm thầm, bản thân chúng tôi là tình cờ, nhưng mà được gia trì trong âm thầm. Pháp duyên ở trong nước, ở Đài Loan đều có vấn đề, còn duyên ở hải ngoại, đây là việc không ngờ, duyên của hải ngoại là cơ duyên tình cờ thúc đẩy. Sinh viên Đại học Đài Loan học Phật, trong lịch sử Phật giáo Đài Loan: đã lưu lại những trang văn chương hay của họ. Việc này là do lão Cư sĩ Châu Tuyên Đức khởi xướng, ngài dạy học ở Đại học Đài Loan, ngài là Giáo sư, là bạn tốt với thầy Lý, tôi và ngài cũng rất quen. Đại học Đài Loan là trường học đầu tiên cho phép thành lập, chính là Xã Đoàn hoạt động ngoại khóa của sinh viên, gọi là Thần Hy Học Xã, bên trong hoàn toàn học Phật. Giáo sư nói việc này với thầy Lý, lão Cư sĩ Châu Tuyên Đức đến Đài Trung để thăm hỏi, truyền bá tin tức này ở đây. Thầy Lý hết sức hoan hỷ, được qua giáo dục cao cấp, Giáo sư Đại học, và sinh viên học Phật rồi, Phật giáo không phải là mê tín, vì người bình thường nói Phật giáo là mê tín. Đây là chuyện tốt.

Khi hai ngài nói chuyện, tôi ngồi ở bên cạnh, đợi đến khi hai bên nói xong, thầy Châu muốn trở về Đài Bắc, thầy Lý tiễn ngài ra cửa, tiễn ngài đi rồi. Trên đường trở về,  thì tôi thưa với thầy. Tôi nói: Thưa thầy, việc này chưa hẳn là việc tốt. Thầy nghe xong rất không vui: Sao không phải việc tốt chứ? Tôi nói: Đó là tầng lớp tri thức cao cấp, ngộ nhỡ người của họ dạy, dạy họ sai phương hướng thì phải thế nào? Ai có thể giúp họ xoay chuyển trở lại? Thầy liền rất nghiêm túc để suy nghĩ lời nói này của tôi. Nói tôi có đạo lý, hỏi tôi: Vậy làm thế nào? Tôi liền thuận tiện nói với thầy. Tôi nói: Thư viện Từ Quang chúng ta đây, chúng ta có thể mở Giảng Tọa Đại Chuyên, lợi dụng ngày chủ nhật, ngày chủ nhật không đi học, được nghỉ. Lợi dụng ngày chủ nhật. Khu vực xung quanh Đài Trung, xe buýt công cộng có thể đến được, rất thuận lợi. Sinh viên một tuần lễ đến đây học Phật một ngày. Chúng ta huấn luyện nhóm sinh viên Đại học này, có thể biện luận cùng họ. Thầy đã tiếp nhận đề nghị này của tôi, thời gian chuẩn bị khoảng chừng gần nửa năm, thường hay tìm tôi để nghiên cứu việc này: Cách làm lớp này ra sao, mở chương trình học nào, dùng tài liệu giảng dạy nào, mời người nào đến dạy, đều là tôi đưa ra chủ ý với thầy. Giảng Tọa này thành lập rồi, gọi là 慈光大專講座 “Từ Quang Đại Chuyên Giảng Tọa. Nghỉ Đông và nghỉ Hè được tổ chức dày đặc, ngoài sinh viên Đài Trung ra, thì sinh viên nơi khác có thể đăng ký tham gia. Thời gian nghỉ Hè dài, có thể làm hai tuần, ba tuần, hoặc bốn tuần; Thời gian nghỉ Đông ngắn hơn, thì làm hai tuần. Đối ngoại việc này, trước sau tôi đã tham gia Giảng Tọa này 11 lần.

Có mấy lần dạy thay, Giảng Tọa này không sắp xếp giờ lên lớp của tôi. Khi đó tôi xuất gia rồi, tôi lên lớp thay giờ của thầy Lý. Thầy tự mình phụ trách ba môn học: thứ nhất là thầy giảng: Phật Học Khái Yếu, cũng chính là nhận thức Phật giáo; Thứ hai thầy giảng Kinh A Mi Đà; Thứ ba chính là giải đáp câu hỏi, vấn đáp. Buổi chiều mỗi ngày hai tiếng, sinh viên đưa ra câu hỏi, phải trả lời tại chỗ. Việc trả lời này, ngày đầu tiên chính tự thầy chủ trì, ngày thứ hai thầy đã bảo tôi thay mặt. Vì thế tôi thay mặt thầy giải đáp khó khăn của sinh viên. Trên thực tế sáu môn học đó: Thầy và tôi đã thương lượng rồi. Chúng tôi quyết định: mời những vị thầy nào dạy sáu môn học đó. Trong các thầy giáo, thì thầy Từ Tỉnh Dân dạy Pháp Tướng Duy Thức, thầy Châu Gia Lân dạy Tâm Kinh, hai người đó là bạn học tốt, ngoài ra còn có một Giáo sư dạy Kinh Bát Đại Nhân Giác, tôi đều làm cố vấn cho họ, đều giúp đỡ họ. Trả lời câu hỏi là không có cách nào để chuẩn bị, cho nên trước tiên nghỉ ngơi đầy đủ, dưỡng tinh thần: để giải đáp câu hỏi tại chỗ. Đương nhiên, chúng tôi không thể toàn tri toàn năng giống như Phật, chúng tôi dựa vào thái độ của Khổng Phu tử, trong sách Luận Ngữ đã nói: Biết thì cho là biết, không biết thì cho là không biết. Cũng may nếu tôi không thể giải đáp, thì vẫn còn thầy Lý, phía sau có hậu thuẫn, nên không sợ. Học kỳ dài nhất, nghỉ Hè: hình như là bốn tuần, có hơn 100 sinh viên, có sáu nghiên cứu sinh. Mỗi ngày tôi nói chuyện với họ hai tiếng, tôi nghĩ cứ họ có vấn đề thì đến hỏi tôi. Kết thúc bốn tuần rồi, mà cũng không hỏi tôi một câu nào. Tôi nói với sinh viên, Cổ nhân nói “Hậu sinh khả úy”, kết thúc bốn tuần này, xem ra cũng không đáng sợ, các quý vị không có đến hỏi tôi, tôi là rất hi vọng quý vị đến hỏi tôi.

Tham gia 11 khóa, thì tôi rời khỏi Đài Trung rồi. 10 năm theo thầy, rời khỏi Đài Trung đến Đài Bắc để giảng Kinh. Ở Đài Bắc gặp được Pháp sư Đạo An, ngài ở Hội Phật giáo Trung Hoa, lợi dụng đạo tràng của Hội Phật Giáo để tổ chức Giảng Tọa Đại Chuyên, cũng là một tuần một lần. Ngài không nghỉ Hè và nghỉ Đông, chính là bình thường, mời tôi đi làm Tổng chủ giảng. Tôi quen biết mấy ngàn người đồng học ở hai Giảng Tọa Đại Chuyên này. Trước sau xấp xỉ 10 năm, quen biết mấy ngàn người, đây chính là ngọn nguồn đến hải ngoại để hoằng pháp sau này. Họ ra hải ngoại để du học, tốt nghiệp ở hải ngoại, rồi làm việc, cũng không bao giờ quên tôi. Nên tôi vừa đến nước Mỹ, đồng học đã biết, liên hệ ngay, thì lập tức có hơn 300 đồng học, mười mấy thành phố muốn tôi luân phiên đi giảng. Duyên hải ngoại là đến như vậy. Nếu không như vậy, thì ai mời quý vị chứ? Duyên đó cũng chính là tình cờ, nói một câu như vậy thôi. Lời thầy cho rằng rất nghiêm trọng, là thật chứ không phải giả, mà làm ra những việc như vậy.

Cho nên, 遵師教誨,海外傳燈,化解劫難,唯獨此經 “tuân sư giáo hối, hải ngoại truyền đăng, hóa giải kiếp nạn, duy độc thử kinh” (vâng lời dạy của thầy, truyền đăng khắp chốn, để hóa giải tai nạn, thì chỉ có kinh này). Như Lai nói kinh, nhằm mục đích để cho mọi người tin nhận vâng làm. Nói Tịnh-độ không có gì khác, chính là dạy quý vị tin phương Tây thật sự có thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc thật sự có A Mi Đà Phật, phải thật tin, không được nghi ngờ, phải phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ. Cho nên độ chính mình, độ chúng sanh, xã hội hài hòa, hóa giải tai nạn, thật sự Kinh này có hiệu quả hơn bất kỳ điều gì. Chúng ta chuyên tâm, chuyên tu, chuyên hoằng là xứng đáng.

Cuối cùng là 感得經解 cảm đắc Kinh giải (cảm được Chú Giải của kinh). Kinh là do lão Cư sĩ Hạ Liên Cư dùng thời gian 10 năm để hoàn thành. Về Chú Giải, lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ giảng rất rõ ràng, rất tường tận ở trong lời Bạt: công tác chuẩn bị làm là hai năm, trên thực tế đã dùng thời gian sáu năm mới hoàn thành Tập Chú. Lúc đó sức khỏe của ngài thật không tốt. Hình như vào năm 1985 chúng tôi có duyên gặp ngài ở nước Mỹ, ngài tặng cho tôi bản đó, là bản in dầu. Có lẽ là bản có chữ rõ ràng nhất trong các bản in dầu. Ngài chỉ mang một bộ như thế đến nước Mỹ, và đã đem tặng bản đó cho tôi. Sau khi tôi xem xong rất hoan hỷ, lập tức gọi điện cho ngài, hỏi ngài: Có bản quyền hay không? Ngài hỏi tôi có ý gì? Tôi nói: Nếu không có bản quyền, thì tôi sẽ in lại; Có bản quyền thì tôi tôn trọng ngài, tôi không thể in. Ngài nói: Không có bản quyền, hi vọng tôi in lại, còn muốn tôi viết phần lời Tựa, viết lưu niệm lên trang bìa.

Ngài sống ở nước Mỹ một tháng thì quay trở về rồi. Như vậy chúng tôi không gặp mặt ở nước Mỹ, thông qua điện thoại, sách đã được gửi cho tôi. Nên tôi trở lại Đài Loan, liền đến Đại Lục để thăm ngài. Có một tấm ảnh rất nhiều người, ngay tại cửa nhà ngài. Đó là lần đầu tiên gặp mặt, đến hỏi thăm ngài. Ngài mời tôi ở lại ăn cơm, tôi đi tham quan nơi ở của ngài, phòng nơi ngài chú giải Kinh thì nhỏ, có một cái giường, một cái bàn, một giá sách nhỏ đã chất đầy các sách ấy. Lúc đó tôi muốn tặng ngài một bộ Đại Tạng Kinh, ngài nói ngài không có chỗ để. Khi tôi xem xét, thì thật sự không có chỗ để. Tôi rất bội phục, tôi nói: Những cuốn sách này của ngài từ đâu tới đây? Do cảm ứng, có thể sưu tập đến 193 loại, đều là tài liệu tham khảo quan trọng nhất của Kinh Vô Lượng Thọ. Do Phật Bồ-tát đưa tới, cảm ứng không thể nghĩ bàn.

Kinh là bản hội tập, Chú là bản tập giải, là tập chú, ngày nay chúng ta đạt được rồi, chúng ta phải có sứ mạng nhận trách nhiệm lưu thông bộ Pháp bảo này. Tín giải hành chứng, vãng sanh chính là chứng, cầu sanh Tịnh-độ chính là chứng. Như Đại sư Liên Công nói: 濁世無如念佛好,此生端為大經來 “Trược thế vô như niệm Phật hảo, thử sinh đoan vị Đại Kinh lai” (Đời ngũ trược không pháp nào tốt bằng niệm Phật, đời này chính vì Đại Kinh mà đến). Sứ mạng của chúng ta, Liên Công chính là đến để hội tập bản kinh này, là làm việc này. Hoàng Niệm lão chính là đến để tập chú, trách nhiệm chúng ta là lưu thông, đề xướng, phát dương quang đại Kinh này, Chú giải này, độ chính mình, độ chúng sanh. Đó là nhân duyên mà lúc tuổi già, chúng tôi buông xuống tất cả Đại Kinh Đại Luận, chuyên tu chuyên hoằng, chuyên môn lưu thông. Việc này báo cáo đến đây thôi, thời gian hôm nay đã hết rồi.

(Hết tập 1)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật quả

Rộng độ khắp chúng sanh

Nam Mô A Mi Đà Phật.

Quý vị đồng tu có thể tải file mp3 và file word phiên dịch có cả chữ Hán và phần dịch âm Hán Việt tại trang web: www.dieuphap.net Nam Mô A Mi Đà Phật.

 

 

 

Trả lời 0