TỊNH
ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 2: Đức Tuân Phổ Hiền
Tập 101
Hòa thượng
Tịnh Không chủ
giảng.
Giảng tại: Tịnh Tông
Học Viện Australia.
Thời
gian: Ngày 31 tháng 8 năm 2014.
Dịch giả:
Diệu Liên.
Giảo chánh:
Thích Thiện Trang.
Kính thưa: chư vị Pháp
sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi
người cùng
tôi quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi
chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung
tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 330,
đếm ngược đến hàng thứ 3, bắt đầu từ câu đầu tiên:
《法華譬喻品》曰:如來有無量智慧、力、無所畏諸法之藏,能與一切眾生大乘之法,但不盡能受。“Pháp Hoa Thí Dụ Phẩm
viết: Như Lai hữu vô lượng Trí huệ, lực, vô sở úy chư pháp chi tạng, năng dữ nhất
thiết chúng sinh đại thừa chi pháp, đãn bất tận năng thụ” (Phẩm Thí Dụ Kinh Pháp Hoa nói rằng: Như Lai có vô lượng
tạng pháp trí huệ, lực, vô-sở-úy, có thể ban pháp Đại-thừa cho tất cả chúng
sanh, chỉ vì chúng sanh không thọ được hết), buổi trước học tới chỗ này, cần bổ sung thêm
một câu nữa, đó là Như Lai thông thường chỉ cho Tự–tánh của tất cả chúng sanh, nói
cách khác, trên kinh giảng Như Lai có vô lượng trí huệ, trên Kinh
Hoa Nghiêm, Thế Tôn có nói rất rõ ràng với chúng ta, “tất cả
chúng sanh đều có đức tướng trí huệ Như Lai”. Cho nên ở trong Phật pháp, tất cả
pháp đều là bình đẳng, Như Lai bình đẳng với chúng ta, chúng ta bình
đẳng với Như Lai, chúng ta đều có tất cả trí huệ của Như Lai. Tại vì sao? Bởi chúng ta và Như Lai cùng đồng một Tự-tánh, nói cách
khác, căn bản đó là một thể, một thể này biểu thị ở trong Thường-tịch-quang, mục
tiêu cuối cùng của học Phật là để quay về Thường-tịch-quang. Tịnh-tông tứ độ gồm:
Thường-tịch-quang độ, Thật-báo-trang-nghiêm độ, Phương-tiện-hữu-dư độ, Phàm-thánh-đồng-cư
độ, Thường-tịch-quang đó là Tự-tánh, quay về Thường-tịch-quang, là
quay về Tự-tánh, Tự-tánh có vô lượng trí huệ, vô lượng công đức, và
vô lượng tướng hảo, bất luận là một pháp nào đều là vô lượng không có giới
hạn.
Phật pháp là bình đẳng pháp,
các Ngài quay về Thường-tịch-quang rồi. Chúng ta còn tạo lục đạo luân hồi, đây
là nguyên nhân gì? Bởi các Ngài giác ngộ, minh bạch rồi, còn chúng ta mê hoặc rồi,
hồ đồ rồi, biến thành như thế này đây. Chúng ta có phân biệt, có chấp trước,
Như Lai và Pháp-thân Bồ-tát không có phân biệt, không có chấp trước. Học Phật không
có gì khác, là quay về Tự-tánh, thật sự quay về rồi, giống như trên Kinh Lăng
Nghiêm đã giảng là: “viên mãn Bồ-đề, quy vô sở đắc”, những gì bạn đạt
được vốn đã có sẵn, vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, Tự-tánh
vốn có sẵn, hoàn toàn khôi phục, khởi tác dụng rồi, khởi tác dụng chính là có
thể phân thân vô lượng vô biên, cứu độ biến pháp giới hư không giới tất cả khổ
nạn chúng sinh, các chúng sinh nào chưa quay đầu lại, thì giúp đỡ họ quay đầu, đây
là sự nghiệp của Phật-đà, Phật Bồ-tát đến thế gian này để làm gì? Là vì một sự
việc này, Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta biểu diễn, Làm gương mẫu, lịch đại Tổ
sư Đại đức cũng làm gương cho chúng ta. Hiện tiền ở thế gian, chân chính tu
hành, chân chính giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Đó cũng là
đang làm gương mẫu cho chúng ta, làm gương mẫu tốt nhất, viên mãn nhất, như lão
Hòa thượng Hải Hiền ở Lai Phật tự, chúng ta nhất định phải học hỏi ở nơi ngài,
quyết định vãng sanh Tịnh-độ, vãng sanh Tịnh-độ chính là viên mãn Bồ-đề. Khi đến
thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật bảo chứng cho chúng ta một đời quay về Thường-tịch-quang,
điều này không hề giả một chút nào.
Cho nên, Phật có năng lực
giúp đỡ chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, nhưng mà căn tánh chúng
sanh không bình đẳng, tạm chia làm ba căn: thượng, trung, hạ. Trong thượng căn lại
có: thượng, trung, hạ. Trong trung căn có: thượng, trung, hạ. Trong hạ căn có: thượng,
trung, hạ. Đây là chín bậc, chín cấp bậc, bên trong mỗi chín cấp bậc lại có
thêm chín cấp bậc nữa, thành 81 cấp bậc, trong 81 cấp bậc, mỗi cấp bậc lại có
thêm 81 cấp bậc. Cho nên, chúng sanh rất khác nhau, chúng ta cần phải biết căn
tánh bản thân chúng ta là như thế nào. Sau khi biết được, cần chăm chỉ nỗ lực
hướng lên trên, giác ngộ được nhanh, thật quay đầu về, vươn lên cũng nhanh. Ở
Trung Hoa, Huệ Năng Đại sư 24 tuổi đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, điều
này thật hiếm thấy. Thích Ca Mâu Ni Phật ở Ấn Độ có biểu diễn cho chúng ta, 30
tuổi đại triệt đại ngộ. Tất cả biểu pháp đều là vì chúng sinh, không phải vì bản
thân, hoàn toàn vì khế hợp căn tánh của chúng sanh, rất tự nhiên cảm ứng, chúng
sanh có cảm, Phật sẽ có ứng, chúng ta phải biết nhìn nhận mới có thể nhìn thấu
cửa đạo, không biết nhìn nhận thì nhìn thấy náo nhiệt, biết nhìn nhận sẽ nhìn
thấy cửa đạo, nhìn được Ngài đang dùng phương pháp gì, làm sao khế nhập cảnh giới,
chúng ta phải học như thế nào, đây chính là cửa đạo.
Hôm nay, chúng ta xem tiếp
phần dưới, 舍利弗,以是因緣,當知諸佛方便力故,於一佛乘分別說三 “Xá Lợi Phất, dĩ thị nhân duyên, đương tri chư Phật phương tiện lực cố,
ư nhất Phật thừa phân biệt thuyết tam” (Xá Lợi Phất, do nhân duyên như thế,
nên biết rằng chư Phật vì phương tiện lực, nên với một Phật-thừa, mà phân biệt
nói là ba). Ba, đó là từ trong pháp Nhất-thừa thuyết thành nhiều thừa, ba đại
biểu thị nhiều, chứ không phải là con số, Phật giáo truyền đến Trung Hoa, Đại-thừa
Tiểu-thừa gồm 10 tông phái, không phải nói 3, mà nói là 10. Trong mỗi một tông đó
còn chia ra rất nhiều phái. trong phái còn có tiểu phái, càng chia ra càng nhiều
càng khó đi lên, đạo lý này nhất định phải hiểu. Như vậy làm sao học? Họ phân
chia tôi không phân chia. Như vậy là đúng rồi, họ là dựa vào điều gì? Là dựa
vào các vị Tổ sư Đại đức. Phật không có phân chia. Chúng ta nên học Phật, là ổn
định nhất, tin cậy nhất, thời Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, giảng kinh dạy học
49 năm, không có chia môn phái; Môn phái là sau khi Phật diệt độ, các đệ tử của
Phật đã chia ra, chia ra một số, có số có thành tựu, có số không có thành tựu,
vào thời xưa thành tựu nhiều, không có thành tựu ít; sau một ngàn năm, người tiến
lên ít lại, người đi xuống nhiều hơn. Tại ngày nay, có khả năng rất nhiều tông
phái đều không có cách nào tiến lên. Duy nhất một môn Tịnh-độ, chỉ cần bạn chân
tín, không có nghi ngờ, hết lòng hết ý một môn thâm nhập, chỉ cần đầy đủ bốn chữ,
mà Đại sư Ngẫu Ích đã nói “tin, nguyện, trì danh” bạn liền có thể
thăng tiến. Thật tin, thiết nguyện, không có một chút nghi ngờ, tôi là đi con
đường này thôi.
Những năm về trước tôi giảng
kinh ở Hồng Kông, Cư sĩ Hoàng Trung Xương, tôi đã nói qua rất nhiều lần, có một
số đồng học rất quen thuộc đối với tên vị này, anh chỉ khoảng hơn 30, 32 hay 33
tuổi, nghe tôi giảng Tịnh-độ, giảng đến những sự việc này, anh lại nói với tôi:
anh muốn bế quan 3 năm, thật sự làm thí nghiệm xem, ba năm có vãng sanh được
không? Nhờ Tiểu Lị hộ quan cho anh, còn thiếu hai tháng nữa là ba năm, cũng
chính là 2 năm 10 tháng, anh đã biết trước thời gian vãng sanh. Tôi tin rằng đó
là một người thông minh, khẳng định anh không chỉ có thọ mạng như vậy, cũng là anh
yêu cầu với A Di Đà Phật, thọ mạng của con không cần nữa, bây giờ con đi theo
Ngài, là người thông minh, đến thế giới Cực Lạc tốt hơn biết chừng nào! Thật sự
đi rồi. Ở đây khiến chúng ta thấy được, tín nguyện trì danh, khi anh mới bế
quan, trong tâm cũng rất tạp loạn, vọng niệm, vọng tưởng rất nhiều, hoàn toàn
dùng một câu Phật hiệu để khắc phục. Đến năm thứ ba, tâm địa dần dần thanh tịnh,
vọng tưởng ít lại, tạp niệm ít lại, chỉ cần đến công phu thành phiến, A Di Đà Phật
nhất định hiện tiền. Đại Thế Chí Bồ-tát không có gạt chúng ta, Ngài nói: “Ức
Phật niệm Phật”, ức Phật là nhớ Phật, trong tâm thật sự có Phật, trong miệng
niệm Phật, thì “hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật”, bạn gặp được
A Di Đà Phật, hiện tiền là hiện tại, sống ở thế gian này, bạn gặp được A Di Đà
Phật, tương lai sẽ vãng sanh Thế giới Cực Lạc, bạn có duyên phận ngày ngày ở gần
cùng A Di Đà Phật, cơ hội này thật là khó gặp được. Ngày hôm nay chúng ta gặp
được rồi, gặp được rồi nhưng chưa thấy Phật, phương pháp này hiểu được rồi, làm
minh bạch, làm rõ ràng đạo lý này rồi, phải thật tin tưởng, người thế gian biết
gạt người, Phật Bồ-tát không biết gạt người, không được có một chút nghi ngờ.
Cho nên, nhất định phải hiểu
được, chư Phật vì phương tiện lực, mà đối với một Phật-thừa, Kinh Pháp Hoa có
nói là: 唯有一乘法,無二亦無三,除佛方便說“Duy hữu Nhất-thừa pháp, vô nhị, diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”(Chỉ
có pháp Nhất-thừa, không hai, cũng không ba, trừ Phật phương tiện thuyết), cho nên một Phật-thừa nhưng phân biệt nói là ba, đó là phương tiện. 又《法華文句》曰“Hựu Pháp Hoa Văn Cú viết”(lại theo Pháp Hoa Văn Cú nói), kinh
là của Thích Ca Mâu Ni Phật giảng, Văn Cú
là chú giải, do Đại sư Trí Giả chú giải, Đại sư giải thích cho chúng ta rằng:
方便者,門也“Phương tiện giả, môn dã” (Phương tiện là: cửa vậy). Là cửa đạo, đạo
là đường, đạo của thành Phật, cửa của thành Phật, từ cửa này đi vào, bạn sẽ được
thành Phật, đó gọi là phương tiện, 為真實作門“vị chân thật tác môn”(Vì chân thật mà lập cửa này), chân thật
đó là Tự-tánh. Về danh tự của chân thật, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói: bảy, tám
mươi tên, cùng một sự việc mà nói rất nhiều danh từ, tại vì sao? Vì không nên
chấp trước tướng danh tự, chỉ cần hiểu được ý nghĩa, còn nói như thế nào cũng đều
được, không nên nói tên này đúng, còn tên kia không đúng, tất cả đều đúng, bạn
thích dùng tên này thì dùng tên này vậy, Phật pháp rất tự tại, một chút cưỡng
ép cũng không. Nên chấp trước là sai rồi, chấp trước là sai hoàn toàn, không có
một tên nào là đúng; không chấp trước thì tất cả đều đúng, không có một cái nào
là sai, không có cái này tốt, cái kia xấu, của tôi tốt, của người xấu, không có
như vậy.
Thánh nhân dạy học đều rất
sinh động hoạt bát như vậy, chúng ta đã nhìn thấy ở trong Luận Ngữ, Khổng tử dạy
học trò, học trò hỏi điều nhân, Thế nào là nhân? Khổng tử phúc đáp cho mỗi người
đều không giống nhau; học trò lại hỏi Hiếu, lúc Phu tử phúc đáp cũng không giống
nhau, mười mấy người hỏi, thì có mười mấy cách nói khác nhau. Đó là gì? Ứng cơ
thí giáo, trả lời cho người này, thì nhất định hợp theo căn tánh của người này,
ngài có thể làm được điều đó ở trong cuộc sống, cho nên thuyết pháp có sâu có cạn,
có biến có viên, vô cùng là khế cơ, họ có thể làm được bao nhiêu thì thuyết cho
họ bấy nhiêu, họ ưa thích; họ làm không được thì đừng thuyết, thuyết xong họ
sanh phiền não, họ làm không được, chúng ta đã rõ ràng rồi, người căn khí sâu
thì thuyết sâu, người căn khí cạn thì thuyết cạn, không có định pháp mà nói, gọi
là ứng cơ thuyết pháp, giống như Đại phu xem bệnh, hai người đều bị bệnh cảm, có
nặng nhẹ khác nhau, Đại phu cho toa, hình như cho toa đều không giống nhau, liều
lượng khác nhau, không có tương đồng nhau. Chúng ta phải rõ ràng đạo lý này,
ngày nay chúng ta nắm bắt được bộ kinh này, bộ kinh này là viên mãn rồi, diệu cực
rồi. Trình độ tôi cạn thì tôi giải được cạn, tôi hiểu đạo lý đơn giản thôi; nếu
trình độ tôi sâu, nhìn thấy chữ chữ câu câu đều sâu, bạn nhìn một trăm năm, bạn
nhìn một ngàn năm, sẽ không có nhàm chán. Tại vì sao? Bởi càng xem càng thâm nhập,
càng xem ý nghĩa càng rộng, đến cuối cùng thì viên mãn, được Phật tri Phật kiến,
Phật tri Phật kiến của bản thân và tri kiến của chư Phật tương ưng rồi, thật diệu!
Cho nên, thật sự nhất định
phải có cửa phương tiện, thì mới có thể hiện, 功由方便“Công do phương tiện”(Công do phương tiện).
Vì sao Phật thuyết A Hàm, thuyết: Tứ-đế, Thập-nhị-nhân-duyên? Vì đều đem tất cả
họ vào Phật môn, đem vào bước đầu tiên của chân thật, chưa thấy chân thật, nâng
lên nữa, thì tiếp cận được. Cho nên, chúng ta xem lúc còn ở đời, Thế Tôn dạy học,
đa phần, dạy A Hàm 12 năm, là tiểu học, khuyên họ rời xa luân hồi, tiếp cận Vô
Thượng Bồ-đề; sau 12 năm dạy Phương-đẳng, Phương-đẳng cách chân thật chỉ gần một
bước, dạy Phương-đẳng 8 năm, sau 8 năm thì dạy Bát-nhã, vào cửa Bát-nhã xong,
là 22 năm; Sau đó giảng Pháp Hoa, Niết Bàn, đó chính là quay về Nhất-thừa. Bạn
xem, từ tam thừa là: Tiểu-thừa, Trung-thừa, Đại-thừa, cuối cùng là Nhất-thừa. Pháp
Nhất-thừa là pháp viên mãn của Phật, Phật hi vọng bạn thành Phật, không hy vọng
bạn làm Bồ-tát, làm La-hán, La-hán ví như tốt nghiệp tiểu học, Duyên-giác ví
như tốt nghiệp trung học, Bát-nhã ví như tốt nghiệp đại học, cũng không phải là
nguyện vọng của Phật. Phật nhất định phải dạy bạn Nhất-thừa, là viện nghiên cứu
để lấy được học vị Tiến sĩ, thì việc dạy học của Phật viên mãn rồi. Chúng ta rõ
ràng sự lý này, thì tự nhiên sẽ xuất hiện ra tâm cảm ơn đối với Phật, chúng ta
cần báo ơn Phật, không phụ lòng mong đợi của Phật đối với chúng ta.
Con đường lớn này chúng ta
đi không thông, tại vì sao? Bởi thời gian quá dài, phải thật đoạn phiền não, chúng
ta không có năng lực đoạn phiền não, cũng không có được tuổi thọ dài như thế, nên
mở Pháp môn đặc biệt này. Pháp môn đặc biệt này, do A Di Đà Phật đã mở ra, Thập
phương tất cả chư Phật hưởng ứng, không có một vị Phật nào mà không tán thán A
Di Đà Phật. Không có một vị Phật nào không hoằng dương pháp môn Tịnh-độ, bộ
kinh nào mà tất cả chư Phật thị hiện thành Phật nhất định phải giảng đến? Đó là
Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh A Di Đà. Ba bộ kinh này nhất
định phải được giảng đến, mà còn giảng đến rất nhiều lần, không phải chỉ giảng
một lần, tại sao? Vì bộ kinh này là phổ độ cho tất cả chúng sinh hữu tình, bất
luận căn khí của bạn là thế nào, tất cả đều được độ, bình đẳng đắc độ, viên mãn
đắc độ, còn có gì hơn được nữa? Trong câu Phật hiệu này bao gồm tất cả các
pháp, là đại tổng trì pháp môn trong Phật pháp, là tổng tất cả pháp, trì tất cả
nghĩa, chúng ta may mắn gặp được, gặp được rồi thì quyết định không nên bỏ lỡ,
nhất định phải sớm thành tựu ở trong đời này.
Những câu dưới đây là của Niệm
Lão nói, 依此釋 “y thử thích” (dựa vào giải thích đó), tức là căn cứ vào Kinh Pháp Hoa và Pháp Hoa
Văn Cú đã giải thích, 則小乘為入大乘之門,故謂之方便教“tắc Tiểu-thừa vi nhập Đại-thừa chi môn, cố vị chi phương tiện
giáo”(thì
Tiểu-thừa là cửa vào của Đại-thừa, nên gọi điều ấy là phương tiện dạy học).
A Hàm, Phương Đẳng đều là phương tiện dạy học, có được nền móng này mới vào được
Bát Nhã, mới nhập được Pháp Hoa. 又三乘為通於一乘,故亦名方便教“Hựu tam thừa vi
thông ư Nhất-thừa, cố diệc danh phương tiện giáo”(hơn nữa, vì tam thừa thông với Nhất-thừa,
nên cũng gọi là phương tiện dạy học), ngay cả Bát-nhã, 22 năm dạy Bát-nhã
cũng là phương tiện dạy học, vì Pháp Hoa mới là Nhất-thừa, 以上經論,正顯善立方便,顯示三乘之旨“dĩ thượng kinh luận, chánh hiển thiện lập phương tiện, hiển thị tam thừa
chi chỉ”(Những
đoạn kinh luận trên, thật đã tỏ rõ được yếu chỉ: khéo lập phương tiện, hiển thị
tam thừa), tại sao Phật phải giảng kinh, bởi do cạn và sâu mà chia thành rất
nhiều giai đoạn, giống như trường học bây giờ vậy, có: tiểu học, trung học, đại
học, viện nghiên cứu. Phật cũng giống như vậy, tại vì dùng phương tiện này mới
có thể nâng họ lên Nhất-thừa, Tịnh-độ là pháp Nhất-thừa, thù thắng nhất của pháp
Nhất-thừa, đến được chỗ này rồi thì, 第七相轉法輪竟“Đệ thất tướng chuyển pháp luân cánh”(là hoàn thành tướng thứ bảy: chuyển pháp
luân), đây là tướng thứ 7: chuyển pháp luân, trong tám tướng thành đạo, đây
là đại sự quan trọng nhất mà Thế Tôn xuất hiện ở thế gian này, cho nên nói rất
nhiều, nói rất tỉ mỉ.
Dưới đây là tướng thứ tám, 入涅槃“Nhập Niết-bàn”(Nhập Niết-bàn). Nhập Niết-bàn, giai đoạn khi nhiệm vụ giáo hóa
chúng sanh của Thích Ca Mâu Ni Phật đã viên mãn, Ngài cần rời xa thế gian, đây
gọi là nhập Niết bàn, mời xem kinh văn:
【於此中下。而現滅度。】“Ư thử trung hạ, nhi hiện diệt độ” (Đối với
hàng trung hạ căn, mà thị hiện diệt độ).
Ý nghĩa câu nói này rất
sâu sắc, chúng ta xem Chú Giải. Trong Chú Giải nói, 中下據《魏譯》磧砂藏本與高麗藏本“trung hạ cứ
Ngụy dịch, Tích Sa tạng bổn dư Cao Ly tạng bổn”(Chữ “trung hạ” căn cứ theo bản Ngụy
dịch trong Tích Sa Tạng và Cao Ly Tạng), hai chữ “trung hạ” này,
nói rõ là hai chữ này là từ đâu mà ra. Ở trong Tích Sa Tạng, trong bản Ngụy dịch
có trung hạ, trong bản Cao Ly Tạng cũng có 於此中下“ư
thử trung hạ”(đối
với hàng trung hạ căn), có câu này. Hoàng Niệm lão đã dùng phương pháp này
để giải thích kinh cho chúng ta, nói rõ ra câu câu chữ chữ của bộ kinh này đều
là chân kinh, đều là dịch trực tiếp từ Phạn văn qua vậy, không có dịch sai, lão
Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập vô cùng có tâm, vô cùng cẩn thận, thời gian mười năm
đã hoàn thành bộ thiện kinh này, đây là ngài đến thế gian này, đã làm ra sự cống
hiến lớn lao nhất đối với Tịnh-độ tông, tại sao? Vì mạt pháp của Thế Tôn 10
ngàn năm, một ngàn năm đầu đã trôi qua rồi, chánh pháp một ngàn năm, tượng pháp
một ngàn năm, mạt pháp một vạn năm. Người Trung Hoa chúng ta ghi chép là dùng một
giáp để ghi số lần, người Trung Hoa đối với việc này, đối với lịch sử vô cùng
nghiêm túc, vô cùng cẩn thận, không cho phép sai sót. Trên lịch sử của Trung Hoa
có ghi chép, Thích Ca Mâu Ni Phật sinh ra năm 24 thời Chu Chiêu vương, năm giáp
dần, Thích Ca Mâu Ni Phật tuổi dần, đến khi tuổi già, Ngài diệt độ nhập Bát-niết-bàn
vào năm 52 thời Chu Mục vương. Chiếu theo đây để tính, thì Thích Ca Mâu Ni Phật
diệt độ đến ngày hôm nay là 3041 năm, người nước ngoài nói là 2557 năm, so với ghi chép của Trung Hoa chênh lệch 5, 6 trăm
năm. Chúng ta tin tưởng lão tổ tông, lão tổ tông của chúng ta làm việc vô cùng
tỉ mỉ, vô cùng cẩn thận, chúng ta đối với các ngài cần phải có tín tâm. Chiếu
theo ghi chép của Trung Hoa, một ngàn năm chánh pháp trôi qua rồi, một ngàn năm
tượng pháp cũng trôi qua rồi, mạt pháp một vạn năm, thì một ngàn năm đầu đã
trôi qua rồi, năm nay là năm thứ 41 trong ngàn năm mạt pháp thứ hai. Về sau, trong
tám vạn bốn ngàn pháp môn, trong vô lượng pháp môn, thì pháp môn nào thật sự có
thể giúp đỡ chúng ta thành tựu? Chỉ có Tịnh-độ thôi.
Phiên dịch Tịnh-độ ở
Trung Hoa, tất cả các bản dịch chênh lệch rất lớn, không có một bản kinh nào là
hoàn mỹ. Cho nên cổ Đại đức, đều là Cư sĩ làm ra hội tập. Ngài Vương Long Thư
vào triều Tống, đã làm ra bản Hội tập đầu tiên, bản tập thứ hai, là do ngài Ngụy
Nguyên làm ra vào thời Hàm Phong triều Thanh. Vô cùng đáng tiếc, trong đó ít
nhiều cũng có một vài chữ đã bị họ đã thay đổi rồi, không phải kinh văn ban đầu,
thay đổi cũng không tệ, rất hay, nhưng mà đó không phải là do Phật thuyết. Cho
nên, từ xưa đến nay các Đại đức không tán thành cách làm này. Tại vì sao? Nếu
như tùy tiện thay đổi chữ của kinh, tôi xem không hiểu, tôi sử dụng theo lời của
tôi để viết một vài câu, bạn xem không hiểu, cũng lại viết một vài câu, đến cuối
cùng bản kinh này không thể xem được nữa, đã hoàn toàn thay đổi rồi. Cho nên cổ
nhân rất dè dặt, rõ ràng ở đó có sai chữ, cũng không được sửa đổi, chỉ ghi chú ở
kế bên, hình như có chữ nào đó sai, nhất định không được sửa đổi. Vì vậy, sách
xưa bảo tồn ngàn năm vạn đời, giữ gìn giống được như lúc ban đầu.
Văn tự của Trung Hoa rất
hay, còn hay hơn Phạn văn. Phạn văn là văn tự phiên âm, là biểu âm, văn tự
Trung Hoa là biểu ý, không phải biểu âm. Văn tự biểu ý không bị ảnh hưởng bởi sự
biến hóa của ngôn ngữ. Cũng có thể nói bạn hiểu được thể văn Ngôn văn, nhận biết
được chữ Hán Trung Hoa, thì dù cuốn sách này đã phiên dịch 2500 năm trước, tất
cả lý giải mà bạn xem được hoàn toàn giống nhau so với cổ nhân. Cho nên
Bertrand Russell và Arnold J. Toynbee người nước Anh, họ vô cùng tán thán đối với
chữ Hán Trung Hoa, với văn Ngôn văn, cho rằng chữ Hán Trung Hoa, văn Ngôn văn cần
phải biến thành ngữ văn của thế giới. Phàm là đồ tốt, thì có thể truyền đến
ngàn năm vạn đời sau, nhất định phải dùng loại văn tự này để viết, nó sẽ không
biến chất, người Trung Quốc chúng ta thật có lỗi với tổ tông, không biết trân
quý văn tự Trung Hoa, trên thế giới ngàn vạn năm trở lại đây có rất nhiều sự
phát minh, đẩy mạnh chữ hán Trung Hoa, văn Ngôn văn, là sự phát minh thật tuyệt
vời! Công cụ này có thể đem: trí huệ, lý niệm, phương pháp, kinh nghiệm của cổ Thánh
tiên Hiền, truyền cho đời sau bằng dùng phương tiện này, truyền cho ngàn năm vạn
thế, không hề thay đổi ý nghĩa, thật là ko dễ dàng. Cho nên, Hoàng Niệm lão có
trí huệ, chữ chữ câu câu đều dẫn ra xuất xứ từ cuốn sách nào. Bạn đi đối chiếu,
không có một chữ nào không có lai lịch cả. Ở đây nói cho chúng ta được rõ xuất
xứ hai chữ “trung hạ” này, là từ Tích Sa Tạng và Cao Ly Tạng.
此是八相成道中之第八般涅槃相“Thử thị bát
tướng thành đạo trung chi đệ bát, Bát-niết-bàn tướng”(Đây là tướng thứ tám trong 8 tướng
thành đạo, là tướng Bát-niết-bàn). Bát-niết-bàn đó
là nhập Bát-niết-bàn. “Niết-bàn”, là Phạn ngữ, 舊譯“cựu dịch”(cách dịch cũ), cũ nói ở đây là đối với mới, cựu dịch là phiên dịch
trước thời Huyền Trang đại sư, Huyền Trang đại sư, Ngài phiên dịch gọi là tân dịch,
về sau ngài Huyền Trang đều gọi là tân dịch, cựu dịch là dịch trước thời ngài
Huyền Trang, dịch thành ‘diệt độ’, Đại sư Huyền Trang đem từ ấy phiên dịch thành
‘viên tịch’. 滅度者,滅生死之因果“diệt
độ giả, diệt sinh tử chi nhân quả”(diệt độ là: diệt nhân quả của sinh tử), diệt
là ý nghĩa như vậy, còn độ thì sao? Là 渡生死之瀑流“Độ
sinh tử chi bộc lưu”(vượt qua dòng thác chảy sinh tử), là thí dụ. Nhân của sinh tử là gì?
Là nghiệp, nghiệp có thiện nghiệp, có ác nghiệp, có vô ký nghiệp, bạn tạo nhân
này, thì tự nhiên cảm được quả báo của lục đạo luân hồi, nhân thiện cảm tam thiện
đạo, nhân ác cảm tam ác đạo. Còn nghiệp của vô ký, có sự phản hồi như vầy, có
nghiệp này, nhưng sức mạnh của nó rất là yếu ớt, nó phải theo cùng với thọ báo
của thiện ác, nếu không kèm theo với thiện ác, thì nó không có báo. Nhân bị diệt
mất rồi, tôi không tạo nghiệp nữa. Mỗi ngày khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo
tác không phải thiện thì là ác, làm sao mà không tạo nghiệp? Được chứ! Tất cả tạo
tác hành động, đã làm rồi thì bỏ qua, đừng để trong tâm, thì không có nghiệp; để
trong tâm thì có nghiệp, một mặt làm một mặt rõ ràng, đây là người đại tu hành,
phương pháp này của họ hay, bạn xem, một mặt tạo một mặt thì rõ ràng. Làm thế nào
đây? Trong tâm không có, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có nghiệp thiện
ác, không còn nhân nữa, thì quả không còn nữa, quả là gì? Lục đạo luân hồi, khi
tuổi thọ cuộc đời của họ hết rồi, thì họ đi đến thế giới Cực Lạc, mãi mãi thoát
ly lục đạo luân hồi, mãi mãi thoát ly thập pháp giới. Đây gọi là diệt độ, đem lục
đạo luân hồi thí dụ như thác chảy, thác nước, nước chảy vô cùng nhanh, cũng như
sóng sau đuổi sóng trước, mãi mãi không dứt, hình dung lục đạo luân hồi rất đáng
sợ. Mãi mãi không sinh tử trở lại nữa, vì vãng sanh thế giới Cực Lạc, thì sẽ
không còn sinh tử nữa, vậy bạn thật sự là vô lượng Thọ.
《涅槃經》曰:滅諸煩惱,名為涅槃。離諸有者,乃為涅槃“Niết
Bàn Kinh viết: Diệt chư phiền não, danh vi Niết-bàn. Ly chư hữu giả, nãi vi Niết-bàn”(Kinh Niết Bàn dạy: Diệt các phiền
não gọi là Niết-bàn. Lìa các hữu mới là Niết-bàn). Nói ra ý nghĩa của Niết-bàn rất là rõ ràng cho chúng ta rồi. Diệt các
phiền não, phiền não ở đây, trên kinh Đại-thừa gọi là kiến-tư phiền não. Kiến, là
nhìn sai rồi, cho nó là thật, ví như nói: Đầu tiên chúng ta đem thân thể này
cho là thật, Phật nói bạn nhìn sai rồi. Thế nào là nhìn sai? Có ai không đem
thân thể coi là chính mình chứ? Cách nhìn của toàn bộ chúng sanh trong lục đạo
đều như vậy cả. Đúng, đó là cách nhìn của chúng sanh, không phải cách nhìn của
Phật Bồ-tát. Phật Bồ-tát thì nhìn như thế nào? Thân này là giả, căn bản là
không tồn tại. Bây giờ có người làm chứng minh rồi. Ai chứng minh? Nhà cơ học
lượng tử. Tôi nhìn thấy là bản báo cáo của Tiến sĩ Planck, người nước Đức, thầy
của Einstein, cả đời ông chuyên môn nghiên cứu vật chất, rốt cuộc vật chất là gì?
Dùng thời gian đến mười mấy năm, đã vạch trần ra bí mật của vũ trụ này. Họ đã sử
dụng phương pháp tương tự như trên kinh Phật nói, đó là đem vật chất phân tách,
phân chia thành nhỏ nhất, nhỏ đến không thể chia được nữa. Chỉ cần là hiện tượng
vật chất này, thì cho dù có nhỏ đến đâu, bạn cũng đem nó phá ra, một chia thành
hai, hai chia thành bốn, bốn chia thành tám, xem cuối cùng của nó là gì. Cuối
cùng thì thế nào? Không còn nữa, rỗng rồi, trong Phật pháp cũng như thế, nói
là: bụi lông bò, bụi lông dê, bụi lông thỏ, bụi nước, bụi sắt, vi trần, sắc tụ
cực vi, cực vi chi vi, đó là cách nói của Phật, ý nghĩa giống với cách phân
tách của họ.
80 năm trước, nhà khoa học
đã phát hiện nguyên tử, lúc đó cho rằng nguyên tử là vật chất nhỏ nhất, không
thể chia được nữa. Theo sự tiến bộ của khoa học, máy móc cũng tiến bộ, cho nên
đem nguyên tử phá vỡ ra, phá vỡ nguyên tử ra rồi, thì nguyên tử là gì vậy? Nguyên
tử là do: hạt nguyên tử, điện tử, trung tử mà cấu thành nên, nó không phải là
đơn thuần. Tiếp tục đem những hạt nguyên tử, điện tử, trung tử phân tách ra nữa,
lại phá vỡ phân tách mỗi loại, nhìn thấy được gì? Xuất hiện những vật nhỏ, gọi
là hạt, hạt này có năm, sáu mươi loại, lại đem những hạt này phá vỡ, gọi là
neutrino, lại đem neutrino phá vỡ nó ra, thì không còn nữa. Như vậy neutrino là
nhỏ nhất. Trên kinh Phật nói là: cực-vi-sắc, cực-vi-chi-vi, Phật nói không thể
phân tách được nữa, có phân chia cũng không còn nữa, còn gọi là Lân-hư-trần, nó
là láng giềng với hư không, phân chia như thế thành hư không. Nhà khoa học thật
tài giỏi, đem neutrino phá vỡ, sau khi phá vỡ không còn nữa, hiện tượng vật chất
không còn nữa, nhìn thấy được gì? Thấy hiện tượng sóng dao động của ý niệm. Bỗng
nhiên khai ngộ, thì ra vật chất là ảo tướng xuất sanh ra do sự dao động của ý
niệm ở tần số cao. Vậy là hợp với kinh Phật rồi, kinh Phật nói: tướng do tâm
sanh, tướng đó là vật chất, vật chất từ đầu mà đến? Đến từ ý niệm, được khoa học
chứng minh rồi. Tướng do tâm sanh, sắc do tâm sanh. Sắc, tướng đều là đại diện
cho vật chất. Phật lại nói: cảnh tùy tâm chuyển, cảnh là hoàn cảnh vật chất, chuyển
biến bởi theo ý niệm.
Phát hiện này thật là tài
giỏi, đã giải quyết rất nhiều vấn đề cho chúng ta. Phát hiện này đại khái mới
khoảng 20 năm, hiện tại trên thế giới các nhà khoa học vẫn chưa công nhận hoàn
toàn, cho nên hiện tại vị trí của nó gọi là khoa học tiên phong, giống như đang
đánh giặc vậy, đây là đội quân tiên phong, không phải lực lượng chính, thăm dò ra
rồi, phải sưu tập bằng chứng, về sau dùng bằng chứng chứng minh là sự thật, thì
quan niệm của con người sẽ khác đi. Điều gì là chủ tể của vũ trụ? Là ý niệm. Bị
bệnh rồi, bệnh là từ trong tế bào mang theo vi khuẩn, tế bào là vật chất, bệnh
khuẩn cũng là vật chất, từ đâu mà đến? Từ ý niệm đến, ý niệm gì? Ý niệm không
thiện, ý niệm không thiện tích lũy lại biến thành mầm độc, mầm độc xâm phạm tế
bào, thì người này bị bệnh rồi, sự việc là như vậy. Vậy chúng ta đem ý niệm uốn
nắn lại, đều là tịnh niệm, đều là thiện niệm, thì mầm bệnh trong tế bào tự
nhiên khôi phục bình thường, không cần y dược, không cần tiêm thuốc, ý niệm
chuyển đổi lại, thì thân tâm mạnh khỏe. Có ý niệm sinh diệt sẽ có thọ mạng dài
ngắn, đoạn dứt ý niệm sinh diệt rồi, thì người được vô lượng thọ. Nhà khoa học
nói được thông rồi, cho nên tôi ước đoán khoảng hai, ba mươi năm sau, Phật giáo
trên trái đất này sẽ không phải là tôn giáo, vậy là gì? Là khoa học bậc cao,
triết học bậc cao. Tất cả các mệnh đề nghiên cứu của khoa học và triết học đều có
câu trả lời trong kinh Đại-thừa, vả lại trong kinh nói càng chi tiết hơn, thấu
đáo hơn các nhà khoa học, sự thật của sự việc này là chúng ta phải hiểu.
Sau khi nhà khoa học phát
hiện, đã tuyên bố cùng toàn thế giới, căn bản ở thế gian này không có vật chất gì
tồn tại, vật chất là gì? Vật chất là ảo ảnh được sinh ra bởi dao động sóng ý niệm,
thời gian nó tồn tại rất ngắn ngủi. Về sự việc này, Thích Ca Mâu Ni Phật cùng với
Di Lặc Bồ-tát đã có một đoạn hỏi đáp, đối với nhà cơ học lượng tử hiện tại rất có
tính gợi mở. Đức Phật hỏi Di Lặc Bồ-tát, nói: tâm có khởi niệm, trong tâm chúng
ta khởi ý niệm, trong ý niệm này, chúng ta không biết, là một ý niệm như vậy, Đức
Phật nói trong ý niệm này: có mấy niệm? Có mấy tướng, có mấy thức? Nguyên văn
là: “Tâm hữu sở niệm, kỷ niệm kỷ tướng thức da”. Trong câu hỏi này, hỏi
đến ba vấn đề, có mấy ý niệm? Tôi hiểu được là một ý niệm như vậy, trên thực tế
không phải là một ý niệm, mà rất nhiều ý niệm tụ họp lại với nhau, có mấy niệm?
Mấy tướng? Tướng là hiện tượng vật chất, thức là hiện tượng tâm lý, thọ tưởng
hành thức, Phật pháp nói ngũ uẩn, tướng là sắc, thức là thọ tưởng hành thức, có
mấy niệm? Di Lặc Bồ-tát trả lời rằng: một búng tay, không phải vỗ tay mà là giơ
tay, cử động giữa các ngón tay, một búng tay, có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm.
Trăm ngàn là mười vạn, ba mươi hai ức nhân với mười vạn, thành 320 nghìn tỷ, một
búng tay có 320 nghìn tỷ ý niệm, bạn nói ý niệm thật là nhỏ bé! Chúng ta dùng một
giây, bây giờ tính toán thời gian dùng giây làm đơn vị, một giây có thể búng tay
mấy lần, tuổi trẻ, thể lực tốt, những vận động viên họ sẽ búng nhanh, có thể lực,
một giây có thể búng bảy lần, ba lần bảy hai mươi mốt, thành hơn hai ngàn một
trăm nghìn tỷ, trong một giây, một giây đã hơn 2100 nghìn tỷ lần sinh diệt, niệm
trước diệt niệm sau sinh, một sinh diệt trong đây, làm sau mà chúng ta biết được?
Chân tướng sự thật bày ngay trước mặt chúng ta, chúng ta cũng không có một mảy
may cảm giác, mắt nhìn không thấy, tai nghe không thấy, không chạm đến được,
ngay cả nghĩ cũng nghĩ không ra.
Thân là giả tạo, không phải
là sự thật, thân là hiện tượng vật chất, có tư tưởng, có thọ tưởng hành thức,
có hiện tượng tâm lý, hiện tượng sinh lý, hiện tượng sinh lý là sắc thân, vật
chất; tinh thần, có hiện tượng tâm lý, toàn bộ là giả, căn bản là không tồn tại.
Bản thân chúng ta không biết, vẫn còn tranh danh trục lợi, vẫn còn làm tham sân
si mạn nghi, bạn nói có oan uổng lắm không?Vì ai mà làm ra ? Thật sự đem
chân tướng sự thật làm minh bạch, làm rõ ràng rồi, bạn mới thật sự buông xuống.
Khi đã buông xuống, thiên hạ vốn vô sự, lục căn ở trong cảnh giới lục trần sẽ
không khởi tâm động niệm nữa. Vậy là bỏ con dao xuống, lập tức thành Phật ngay,
thời gian bao nhiêu mới được thành Phật? Một niệm, một niệm này chuyển trở lại.
Tại vì sao không chuyển trở lại được? Vì không biết là giả, nếu biết là giả rồi,
thì họ chịu buông xả, chuyển trở lại rồi, chuyển trở lại thì thành Phật rồi.
Cho nên tu hành Phật pháp không có gì khác, đó là buông xuống, buông xuống kiến
phiền não, lúc nãy tôi nói là: thân kiến; biên kiến, biên kiến là đối lập, hai
bên đối lập, không có đối lập nữa; giới thủ; kiến thủ, người Trung Hoa nói
thành kiến, bản thân tôi cho rằng là như vậy như vậy, căn bản là sai rồi; cuối
cùng là tà kiến, tất cả những kiến giải sai lầm, dùng một tổng danh từ để nói, là
tà kiến, đoạn tất cả năm loại kiến hoặc này rồi, thì chúc mừng bạn, bạn chứng
quả Tu-đà-hoàn, là sơ quả Tiểu-thừa, đã được một chút trí huệ rồi, không đến nỗi
đem mọi thứ nhìn sai, sẽ biết được sự việc gì cũng là giả, vạn pháp giai không.
Tiểu-thừa biết là không,
không là thể, tất cả pháp không có tự thể, tự thể là Pháp-tánh. Pháp-tánh không
phải là vật chất, và cũng không phải là tinh thần, và cũng không phải là hiện
tượng tự nhiên. Nhưng mà ba loại hiện tượng này, Pháp-tính gặp được duyên sẽ hiện
ra hiện tượng này, hiện ra hiện tượng vật chất, hiện ra hiện tượng tinh thần,
hiện ra hiện tượng tự nhiên. Cho nên cái gì cũng không có, không thể nói nó
không có; vì nó có thể hiện ra tướng, không thể nói nó có, vì tướng là giả tướng,
huyễn tướng, không phải là thật. Làm sao Đức Phật biết được sự việc này? Đức Phật
biết được từ trong Thiền-định. Thiền-định, dựa vào Kinh Hoa Nghiêm thì sâu cạn
có 52 đẳng cấp, 51 đẳng cấp dưới là Bồ-tát, cao nhất đó là Phật-đà. 52 đẳng cấp
ấy, càng đi lên định công càng sâu, họ biết càng hoàn chỉnh chân tướng, cứu
cánh viên mãn, Phật nói từ Bát-địa trở lên, sẽ thấy được chân tướng. Trong định
không có các tầng không gian, cũng là nói: không có thời gian, không có không
gian, đó là chân tướng. Trong định là một vùng quang minh, chiếu khắp pháp giới,
không chỗ nào mà không có, không lúc nào mà không tồn tại, Tịnh-độ tông gọi là Thường-tịch-quang,
thường là bất sinh bất diệt nên gọi là thường, tịch là thanh tịnh, chưa từng bị
ô nhiễm qua, không có dao động, và cũng chính là thanh tịnh bình đẳng giác, đây
gọi là tánh đức, của tất cả chúng sanh là bình đẳng, không nhiều hay ít hơn.
Vừa chứng đắc Tu-đà-hoàn,
có định công, tiểu định, chứng được tiểu quả, đi lên cao nữa, là: nhị quả, tam
quả, tứ quả chứng A-la-hán, xuất ly lục đạo luân hồi, cần thời gian rất dài, tại
sao? Vì đoạn phiền não, chứng Bồ-đề. Thù thắng của Tịnh-độ tông, là không cần
đoạn phiền não, gọi là đem nghiệp vãng sanh, đem theo nghiệp nhân nghiệp quả,
đem theo nghiệp nhân vãng sanh. Sau khi sanh đến thế giới Cực Lạc, đạt được bổn
nguyện uy thần của A Di Đà Phật gia trì, sự gia trì này, giống như bạn chứng đắc
A-duy-việt-trí Bồ-tát. A-duy-việt-trí là gì ? Gọi là không thoái chuyển, ba loại
không thoái chuyển: vị bất thoái, hạnh bất thoái, niệm bất thoái. Hạng người
nào chứng đắc được? Người minh tâm kiến tánh chứng đắc được. Chúng ta chưa minh
tâm kiến tánh, nhưng ta gặp được A Di Đà Phật, A Di Đà Phật sẽ gia trì cho
chúng ta, chúng ta sẽ ngang hàng với chứng đắc minh tâm kiến tánh. Điều này
càng thuận tiện hơn quá nhiều rồi. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, phải tu bao nhiêu
kiếp mới có thể tu thành, chúng ta ở trong đời này, trong khoảng: một, hai năm
thì có thể đạt được.
Tôi khuyên các đồng học,
học ngài Hải Hiền, quyết một lòng học theo lão Hòa thượng Hải Hiền, chân tín
thiết nguyện, niệm một câu A Di Đà Phật này đến cùng, niệm một năm. Đem đĩa CD của
ngài xem một ngày ba lần, một năm xem một ngàn lần, một ngày niệm một vạn tiếng
Phật hiệu, một năm niệm 360 vạn tiếng. Vãng sanh được hay không? Được, bạn nhất
định chứng đắc công phu thành phiến, không khó. Đi đường khác khó, đây gọi là dị
hành đạo, đường khác là nan hành đạo, không dễ dàng. Tôi ở trong nan hành đạo lãng
phí hết thời gian mấy chục năm, đến 85 tuổi triệt để quay đầu, không làm nữa, tất
cả kinh luận đều không đọc nữa, người khác ngộ là sự việc của người khác, với
tôi không liên quan, tôi chỉ là một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một bộ Chú Giải của
Hoàng Niệm Tổ lão Cư sĩ, một câu Phật hiệu. Vãng sanh quan trọng, lão Hòa thượng
nói rất hay: “Siêng năng niệm Phật, thành Phật là việc lớn, những việc
khác đều là giả cả”, không phải sự thật, tôi làm rõ ràng rồi, làm minh bạch
rồi, 85 tuổi thì triệt để quay đầu.
Học theo lão Hòa thượng thì
một chút cũng không sai, bạn quyết định sẽ thành tựu. Phải tin tưởng một câu Phật
hiệu này, ở trong Hiển-giáo nói: là tổng danh hiệu của tất cả chư Phật Như Lai,
niệm danh hiệu này, là niệm toàn bộ tất cả chư Phật Như Lai, một vị cũng không sót.
Ở trong Mật-giáo nói thần chú, trong thần chú câu Phật hiệu này là đại tổng trì
pháp môn, đều niệm toàn bộ rồi, cũng không sót một câu. Giáo-hạ nói: một câu A
Di Đà Phật, danh hiệu này, bao gồm tất cả kinh giáo của tất cả thập phương tam
thế chư Phật đã giảng, đều ở trong danh hiệu này, công đức danh hiệu không thể
nghĩ bàn. Bạn không chịu niệm, là vì bạn không biết sự quý của nó, bạn không nhận
thức nó, bạn thật sự làm rõ ràng, làm minh bạch, nhận thức rồi, bạn có thể
không niệm sao? Không ăn cơm, không đi ngủ cũng phải niệm. Niệm Phật hiệu này đạt
được lợi ích vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn, vô phương tưởng tượng, tại
sao lại không làm?
Thầy tôi không phụ lòng
tôi, lúc tôi 30 tuổi, thầy đã khuyên tôi tu Tịnh-độ, niệm Phật. Lúc đó tôi theo
đuổi cao xa, cho rằng Tịnh-độ là dạy những người già lớn tuổi, đối với đại kinh
đại luận vô cùng khao khát, học Hoa Nghiêm, học Pháp Hoa, học Lăng Nghiêm, học
Bát Nhã, học Đại Trí Độ Luận, làm những việc này. Làm những việc này hết mấy chục
năm, là tri thức, tri thức Phật học, đoạn được phiền não hay không? Không thể,
có thể gọi là tâm định xuống không? Không thể, cho nên, đã thật sự nhận sai, thật
sự biết được những pháp môn đó là để cho người đại căn tu, tôi không phải là
người đại căn khí, tôi tu pháp môn niệm Phật này, tín nguyện trì danh, thì tôi
có chắc chắn, làm thứ khác tôi không chắc chắn. Vãng sanh phải học theo Hải Hiền
lão Hòa thượng, tự tại vãng sanh, không cần người khác trợ niệm, trợ niệm đó là
không có tự tin, đó là không đáng tin. Đừng nên làm thêm lục đạo luân hồi nữa,
lục đạo, lần này đến với nhân đạo này, nhìn thấy làm người thật khổ sở, lại rất
không dễ dàng sanh được làm người, tu được tốt ngũ giới thập thiện mới có thể
được thân người. Niệm cho tốt câu Phật hiệu này, thì sanh thế giới Cực Lạc, tại
sao lại không đi ?
Trong Kinh Niết Bàn nói về
chữ ‘diệt’ này, là diệt nhân của phiền não, diệt quả của phiền não, chính là quả
của lục đạo luân hồi, vượt qua lục đạo luân hồi, đây gọi là Niết-bàn, là Niết-bàn
Tiểu-thừa. 又《賢首心經略疏》 “Hựu Hiền Thủ Tâm Kinh Lược Sớ” (Lại theo Hiền
Thủ Tâm Kinh Lược Sớ), đây đều là tác phẩm mà thời còn trẻ đã học qua. Quốc
sư Hiền Thủ có chú giải cho Tâm Kinh, vì chúng ta giải thích Niết-bàn, 涅槃,此云圓寂“Niết-bàn,
thử vân viên tịch”(Niết-bàn, gọi là viên tịch), viên là viên mãn, tịch là tịch diệt.
Dưới đây có giải thích, 謂德無不備稱圓,障無不盡曰寂“Vị
đức vô bất bị xưng viên, chướng vô bất tận viết tịch”(Không đức gì chẳng đủ nên bảo là
viên, không chướng nào chẳng tận nên nói là tịch), cho nên các chướng ngại
đều không có nữa, chướng là nói phiền não, đoạn tận kiến-tư phiền não, thì chứng
A-la-hán, đoạn tận trần-sa phiền não, thì chứng Bồ-tát, đoạn tận vô-minh phiền
não, đó là khởi tâm động niệm không còn nữa, thì chứng Pháp-thân Bồ-tát. 41 vị
Pháp-thân Đại sĩ, lục căn các ngài ở trong cảnh giới lục trần không khởi tâm động
niệm; còn Bồ-tát; thì lục căn ở trong cảnh
giới lục trần không phân biệt; A-la-hán, Bích-chi-Phật, thì lục căn ở trong cảnh
giới lục trần không chấp trước. Hay nói cách khác, lục căn ở trong cảnh giới lục
trần mà đều có khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, đây gọi là lục đạo
phàm phu, họ ngày ngày tạo lục đạo luân hồi, thì làm sao họ có thể vượt qua lục
đạo luân hồi được? Cho nên hiểu được lục đạo luân hồi từ đâu mà đến, thập pháp
giới từ đâu mà ra, nghiệp của kiến-tư phiền não tạo ra lục đạo; nghiệp của vô-minh
phiền não, chính là khởi tâm động niệm, tạo ra thập pháp giới, nên phá vô minh liền
ra khỏi thập pháp giới, phá vô minh sẽ được kiến tánh. Vì thế minh tâm kiến
tánh vượt qua thập pháp giới, chúng ta đi được con đường này. Các bạn còn trẻ, còn
có thể đi từ từ, tôi không được, tôi cần phải đi nhanh thôi, đạo lý này phải
làm rõ ràng, phải làm minh bạch.
Dưới đây là trích dẫn sách
Chân Giải, là của Đại đức Tổ sư Tịnh-tông Nhật Bản, ngài nói: 義充法界,德備恆沙為圓“Nghĩa
sung pháp giới, đức bị hằng sa vi viên”(Nghĩa đầy khắp pháp giới, đức đầy đủ như cát
sông Hằng là viên), là đại viên mãn; 體窮真性,妙絕相累為寂“thể cùng chân
tánh, diệu tuyệt tương lụy vi tịch”(Thể cùng tột chân-tánh, dứt tuyệt hết vướng
mắc vào tướng là tịch), lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp, trên kinh Đại-thừa
thường có. Thể cứu, thể hội, cùng tận chân-tánh, đây là minh tâm kiến tánh,
buông xuống tất cả huyễn tướng của biến pháp giới hư không giới, không còn vì
những tướng ấy mà sanh phiền não, đây gọi là tịch. Giải thích rất hay! 上之經論“Thượng chi
kinh luận”(Các
kinh luận trên đây), tức tất cả kinh, luận đã nêu ra phần trên, chú giải
chính là luận, 表法身大士專志佛果“biểu Pháp-thân Đại
sĩ chuyên chí Phật quả”(hiển thị Pháp-thân Đại sĩ chuyên chí cầu Phật
quả), Bồ-tát minh tâm kiến tánh gọi là Pháp-thân thân Đại sĩ, họ chuyên tâm
cầu Vô Thượng đạo, mục tiêu của họ là Diệu-giác. 不住灰滅“bất trụ khôi diệt”(Không trụ vào khôi diệt),
khôi diệt là Tiểu-thừa, khôi thân diệt trí, là Tiểu-thừa chứng quả A-la-hán, ra
khỏi lục đạo luân hồi. Không trụ ở đó, khôi diệt đó là Niết-bàn Tiểu-thừa,
không ở Niết-bàn của Tiểu-thừa, họ thẳng lên cao hơn, 善巧方便,而示現入滅之相“thiện
xảo phương tiện, nhi thị hiện nhập diệt chi tướng”(phương tiện khéo léo, mà thị hiện
tướng diệt độ), bát tướng thành đạo này, tám tướng thành đạo là do Bồ-tát Đại-thừa
đã làm ra, là biểu pháp, thị hiện, không phải Tiểu-thừa.
如《法華.壽量品》曰:若佛久住於世,薄德之人,不種善根,貧窮下賤,貪著五欲,入於憶想妄見網中“Như
Pháp Hoa. Thọ Lượng phẩm viết: Nhược Phật cửu trụ ư thế, bạc đức chi nhân, bất
chủng thiện căn, bần cùng hạ tiện, tham trước ngũ dục, nhập ư ức tưởng vọng kiến
võng trung”(Như
Phẩm Thọ Lượng của Kinh Pháp Hoa nói: nếu Phật ở lâu nơi đời, thì người đức mỏng,
chẳng trồng gốc lành, nghèo cùng hèn-hạ, ham ưa năm món dục, sa vào trong lưới
nhớ tưởng vọng-kiến). Đây là nếu như Phật vì chúng ta thị hiện Phật là vô
lượng thọ, không sinh không diệt, thường trụ ở thế gian, thì đối với con người
có lợi ích gì không? Đối với người thượng thượng căn thì có lợi ích, đối với
người thượng trung hạ căn thì đều không có lợi ích. Tại vì sao? Đức mỏng, không
trồng thiện căn. Tôi là ngàn vạn vất vả đến Đài Trung bái thầy giáo, học tập với
thầy Lý, tôi không phải người Đài Trung, làm khách ở Đài Trung, nên thời gian mỗi
một ngày đều coi như bảo bối. Người Đài Trung thì không học, tại vì sao không học?
Thầy thường ở Đài Trung, không cần gấp, năm nay không học vẫn còn năm sau, năm
sau không học vẫn còn năm sau nữa, từ từ lại, họ không gấp gáp, không giống
chúng tôi, thời gian chúng tôi ở Đài Trung được bao lâu còn chưa rõ, cho nên thời
giờ mỗi ngày đều vô cùng quý báu, tâm lý không giống nhau. Tôi ở Đài Trung một
năm năm tháng, học được 13 bộ kinh, 13 bộ kinh tôi đều giảng được, mà còn giảng
rất hay, giảng rất tốt, tiến bộ rất nhanh, một tháng học một bộ, người Đài
Trung không được như vậy, họ không lo lắng, họ không biết được thời tiết nhân
duyên là đáng quý, còn tôi thì rất sợ sẽ rời khỏi Đài Trung, vì không có gốc ở
đó, nên đều coi mỗi ngày là quý báu, được 15 tháng thì duyên xuất gia của tôi
đã chín muồi, nhưng mà tôi xuất gia vẫn không quên Đài Trung, tôi nói với thầy
thế phát của tôi là: mỗi tháng con muốn tới Đài Trung ở một tuần, thầy đồng ý,
mà còn cho tôi tiền lộ phí. Xuất gia ở trong chùa được một năm, tôi lại quay trở
về Đài Trung, trú ở Đài Trung rất lâu, trước sau tổng cộng ở khoảng mười năm, học
nhiều kinh luận Đại-thừa.
Đây cũng là Phật thường
trụ ở thế gian này, thì độ hết người thượng thượng căn rồi, người trung hạ căn
đều không thể độ được, cho nên nhất định phải thị hiện Bát-niết-bàn. Thị hiện
Bát-niết-bàn, thầy đã đi rồi, mọi người sẽ lo lắng, có một số người nghiêm túc
nỗ lực, hăng hái vươn lên, liền thành tựu; những người không có dụng tâm, người
không có dụng công, họ sẽ thoái chuyển. Chúng tôi tận mắt nhìn thấy hiện tượng
này, chính mình thể hội được. Đại sư Chương Gia dạy tôi được ba năm, thì ngài
đi rồi, nếu ngài mà không đi, thì tôi tuyệt đối không nghĩ đến giới luật rất
quan trọng. Vào lúc đó ngài đã đi rồi, tôi rất biết ơn, tôi nói ngài vì tôi mà
đi, để tôi chân thật phản tỉnh, phải coi trọng giới luật. Tại vì tôi nhập môn là
theo thầy Phương học triết học, triết học kinh Phật là xem kinh Phật như một trong
các môn học để học, không phải tu hành, và thật sự nhận thức được bản lai diện
mục của Phật giáo. Nếu thiếu một người trong ba người thầy ấy, thì tôi không thể
thành công. Về sau còn được cưu mang của Hàn Quán Trưởng, không có Hàn Quán Trưởng
giúp đỡ 30 năm, giúp đỡ tôi có được một nơi ở ổn định, chỗ nhỏ cũng không thành
vấn đề, vì có được một hoàn cảnh ổn định thì bạn mới được phát triển vươn lên.
Hoàn cảnh mà không ổn định, thì trong tâm không có chỗ dựa, học điều gì cũng bị
chướng ngại. Cho nên cổ nhân nói rất hay, hoàn cảnh ảnh hưởng người, tâm an tất
đạo hưng thịnh, thân tâm không an định thì không cách gì học được, nên hoàn cảnh
quan trọng hơn tất cả. Làm rõ ràng phương hướng rồi, làm rõ ràng mục tiêu rồi,
bản thân cố gắng nỗ lực, hoàn cảnh ổn định đó là hậu viện của bạn. Bốn người ấy
đối với tôi, thiếu một người đều không thể thành tựu, nên tôi mãi mãi cảm ơn tạ
đức.
Vài năm trở lại đây, có rất
nhiều người phê bình đối với bản hội tập, và khuyên tôi nên bỏ bản hội tập đi,
học quyển của ngài Khang Tăng Khải. Tôi có học qua quyển của ngài Khang Tăng Khải,
ở Đài Trung thầy Lý có giảng qua một lần, cũng có giảng qua một lần quyển của ngài
Hạ Liên Cư. Vào lúc đó tôi chưa quen biết thầy, vì rất sớm. Sau khi tôi đến Đài
Trung, thầy giảng lần thứ hai, giảng lần thứ hai là dùng quyển của ngài Khang
Tăng Khải, nhưng mà quyển này, chính thầy Lý có mi chú, thầy đem bản này tặng
cho tôi, tôi mới nhìn đã thích, tôi xem hiểu được cách chú giải của thầy, tôi cầm
được chú giải này, thì tôi liền giảng được, so với cách giảng thầy, tôi tin chắc
có thể đạt được 90 phần trăm. Có năng lực như vậy, tôi giảng qua mười lần, ở nước
ngoài, và ở Đài Loan. Bản này ở trong tay tôi, sau khi thầy Lý vãng sanh, người
khác không nhìn thấy được, tôi đã in một vạn quyển, bây giờ thì đã in được hơn một
triệu quyển, mà vẫn chưa dừng. Tôi giao nguyên bản cho Cư sĩ Hồ Tiểu Lâm, để Cư
sĩ Hồ Tiểu Lâm cố gắng học tập, hoằng dương bản pháp này. Ở 85 tuổi, tôi đã
quay đầu lại, chuyên môn học tập Tập Chú của ngài Hoàng Niệm Tổ, giảng đến bản Tập
Chú này, học bản Tập Chú này, thâm nhập hơn nữa. Một lần giảng bản Tập Chú này,
tiêu chuẩn thời gian là 1200 giờ, một ngày giảng bốn giờ, thì giảng tròn 300
ngày. Nhưng lần giảng này, tôi giảng đặc biệt tỉ mỉ hơn, có thể thời gian tăng
thêm gấp bội, phải đến 2000 giờ. Càng tỉ mỉ càng được thọ dụng, làm sao thật
làm, làm sao chân tu? Để lại kinh nghiệm của chúng tôi cho người sau tham khảo.
Bản thân chúng ta thật sự nắm chắc, ngay trong đời này nhất định vãng sanh thế
giới Cực Lạc, không đi con đường oan uổng nữa.
Sách Chân Giải nói rất
hay, cho nên Niệm Lão có chú giải ở đây, vài câu nói, 法身大士專志佛果,不住灰滅“Pháp-thân Đại sĩ
chuyên chí Phật quả, bất trụ khôi diệt”(Pháp-thân Đại sĩ chuyên chí cầu Phật quả,
không trụ ở khôi diệt), là không trụ Tiểu-thừa, 但為饒益中下二乘“đãn vị nhiêu ích Trung Hạ nhị
thừa”(nhưng vì để
làm lợi ích cho hai thừa Trung và Hạ), Trung-thừa cùng với Tiểu-thừa, 善巧方便,而示現入滅之相“thiện
xảo phương tiện, nhi thị hiện nhập diệt chi tướng”(nên khéo dùng phương tiện, mà thị
hiện tướng nhập diệt). Thích Ca Mâu Ni Phật cuối cùng biểu diễn tướng này
cho chúng ta, năm đó ngài 80 tuổi, người Trung Hoa tính là tuổi ta, người nước
ngoài họ tính tuổi tròn, thì Thích Ca Mâu Ni Phật là 79 tuổi viên tịch, 如《法華壽量品》曰“Như Pháp Hoa Thọ Lượng phẩm viết”(Như phẩm Thọ Lượng của Kinh Pháp
Hoa nói), dưới đây là trích dẫn một đoạn kinh văn của Kinh Pháp Hoa, 若佛久住於世,薄德之人,不種善根,貧窮下賤,貪著五欲,入於憶想妄見網中“Nhược
Phật cửu trụ ư thế, bạc đức chi nhân bất chủng thiện căn, bần cùng hạ tiện,
tham trước ngũ dục, nhập ư ức tưởng vọng kiến võng trung”(nếu Phật ở lâu nơi đời, thì người
đức mỏng, chẳng trồng gốc lành, nghèo cùng hèn-hạ, ham ưa năm món dục, sa vào
trong lưới nhớ tưởng vọng-kiến). Đây chính là vọng tưởng, ức là tưởng, vọng
tưởng, ức niệm, vọng tưởng, tà kiến. Đó là tư tưởng sai trái rồi, rất nhiều rất
nhiều rồi! Buổi tối đi ngủ cũng không thật thà, còn nằm mộng, nằm mộng là vọng
tưởng, không có vọng tưởng thì không có cảnh mộng, vọng tưởng nhiều, vọng tưởng
hỗn loạn sẽ thường bị ác mộng. Từ nằm mộng có thể thấy được cảnh giới của bản thân,
khi nào cảnh giới trong mộng không có tà ác, đều là chánh niệm, như vậy tốt, là
có tiến bộ, từ từ một ngày ít mộng hơn so với một ngày, vậy là đã có chút ít định
công rồi; Niệm đến công phu thành phiến, cảnh giới trong mộng rất ít, sẽ mộng thấy
A Di Đà Phật, A Di Đà Phật sẽ đưa tin tức cho bạn, có được công phu thành phiến
sẽ có thể được như thế, nếu được sự nhất tâm, lý nhất tâm, vậy thì không có gì
để nói nữa.
若見如來常在不滅,便起憍恣而懷厭怠,不能生難遭之想、恭敬之心“Nhược
kiến Như Lai thường trụ bất diệt, tiện khởi kiêu tứ, nhi
hoài yếm đãi, bất năng sanh nan tao chi tưởng, cung
kính chi tâm“(Nếu thấy đức Như-Lai thường còn chẳng mất, bèn sinh lòng buông lung
nhàm trễ, chẳng có thể sinh ra ý tưởng khó gặp gỡ, cùng lòng cung kính).
Đây cũng là tại vì sao Phật, Bồ-tát phải thị hiện Bát-niết-bàn, để cho bạn thường
xuyên có tâm cảnh giác, bạn sẽ nhớ đến: thân người khó được, Phật
pháp khó nghe, lần này gặp được thật không dễ dàng, nếu cơ hội
này đánh mất rồi, thì phải qua vô lượng kiếp rồi vô lượng kiếp, mới gặp được nữa,
cho nên phải vô cùng quý trọng. Nếu Như Lai thường trụ tại thế, thì sẽ khởi
không tâm này, thường xuyên gặp Phật sẽ sanh khởi kiêu ngạo, cống cao ngã mạn,
sẽ sinh tâm như thế, đối với tu hành sẽ chán ngán, buông thả, đây đều là thoái
chuyển về sau, không sinh khởi được ý nghĩ khó gặp được pháp, không thể sinh khởi
tâm cung kính. Chỉ có thật sự khó được, khó cầu, thì tâm cung kính đó mới là
chân thật.
Dưới đây, 是故如來雖不實滅“Thị
cố Như Lai tuy bất thật diệt”(Cho nên đức Như-Lai dầu chẳng thật diệt).
Đây là lời nói thật, Như Lai có diệt độ không? Không có, Như Lai chứng đắc bất
sanh bất diệt, Ngài làm sao mà diệt độ chứ? Diệt độ là do Ngài thị hiện, là
Ngài đang biểu diễn, không phải sự thật, sự thật là không sanh không diệt. Dưới
đây nói 非滅現滅,故云示現。作此示現,為度中下之機故“phi diệt hiện diệt,
cố vân thị hiện. Tác thử thị hiện, vị độ trung hạ chi cơ cố”(Chẳng phải diệt độ lại hiện diệt
độ, nên bảo là thị hiện. Thị hiện như vậy, là để độ căn cơ trung hạ), đó là
để độ người, nếu như không phải vì độ người, trụ lại thêm vài năm, hay trụ ít lại
vài năm, Ngài đều có thể làm được tất cả. 若是上根,則見如來無所從來,亦無所去,本離生滅,何有涅槃“Nhược
thị thượng căn, tất kiến Như Lai vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ, bổn ly sinh diệt,
hà hữu Niết-bàn”(Nếu
là thượng căn, thì thấy Như Lai chẳng từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Vốn đã thoát
khỏi sanh diệt, thì nào có Niết-bàn?). Người thượng thượng căn, họ nhìn thấy
Phật Bồ-tát, Phật Bồ-tát không có tướng nhất định, giống như Quan Thế Âm Bồ Tát
có 32 ứng thân, cần dùng thân thế nào để độ thì Ngài sẽ hiện thân như thế ấy,
không phải bản thân có khởi tâm động niệm, chính mình không có khởi tâm động niệm.
Vậy hiện được nhiều loại thân là vì sao? Bởi nhiều loại căn cơ khác nhau, căn
tánh như thế nào, thì tự nhiên sẽ hiện ra tướng nấy, khiến họ sanh tâm hoan hỉ.
Nếu như nói Phật Bồ-tát mà còn tôi muốn dùng tướng này, vậy Ngài là phàm phu, tại
vì sao? Vì Ngài khởi tâm động niệm rồi.
Chư vị nhất định phải hiểu
được, Phật Bồ tát cảm ứng đạo giao với chúng ta, chúng ta khởi tâm động niệm,
Ngài không có, Ngài Không khởi tâm không động niệm, Không phân biệt không chấp
trước. Ngài từ đâu đến vậy? Dưới đây đó là, “Đương xứ xuất
sinh, tùy xứ diệt tận”(Chỗ cần thì hiện ra, tùy chỗ
diệt đi), là lời trên Kinh Lăng Nghiêm. Tại vì sao? Pháp thân của Ngài biến
pháp giới, không rời chúng ta, Pháp thân không có hình tướng, Không có hiện tượng
vật chất, không có hiện tượng tinh thần, và cũng không có hiện tượng tự nhiên,
giống như ánh sáng của bóng đèn, ví ánh sáng này với Pháp thân của chư Phật Bồ
tát, ánh sáng hòa hợp với nhau, tuy là hòa hợp với nhau, nhưng nó lại không loạn
xạ. Giống như bóng đèn của chúng ta, mười mấy cái bóng đèn đều mở lên, ánh sáng
hòa hợp, tắt đi một bóng, nó không làm trở ngại bóng khác, không trở ngại bóng
đèn khác; thành Phật nhập thường tịch quang, đó là như thế đấy, cho nên ở đó,
Pháp thân ở đâu? Không chỗ nào mà không có. Tôi ở đây có cảm với Ngài, Ngài sẽ
có ứng, Ngài sẽ hiện thân. Tại vì sao bây giờ chúng ta không có ứng, Vì tâm của
chúng ta quá loạn, quá phức tạp, tâm thanh tịnh sẽ có cảm ứng, tâm bình đẳng cảm
ứng sẽ nhiều hơn.
Chúng ta hiểu được đạo lý
này, biết được những chân tướng này, chúng ta dám khẳng định: trong đời lão Hòa
thượng Hải Hiền gặp được A Di Đà Phật, thấy được thế giới Cực Lạc, nhất định có
trên mười lần, thời gian của ngài dài, 92 năm, chúng ta có thể tin tưởng được
điều này. Huệ Viễn đại sư, chúng ta ở đây có thờ tượng của Tổ sư, trong truyện
kí ghi chép về Viễn Công đại sư, cả đời ngài, hiện tiền thấy được thế giới Cực
Lạc, gặp được A Di Đà Phật bốn lần, thọ mạng ngài Hải Hiền dài, nhiều hơn Viễn
Công đại sư rất nhiều, cho nên không ít hơn mười lần. Ngài diện kiến với Phật,
đến thế giới Cực Lạc, ngài không nói với ai, vì sư phụ ngài dạy ngài, ngài nghe
lời. Sư phụ dạy ngài, minh bạch rồi, thế nào là minh bạch rồi, thấy được Phật
là minh bạch, thấy được thế giới Cực Lạc là minh bạch rồi, minh bạch xong về
sau thì phải thế nào? Không được nói bừa, không được nói. Có người khác hỏi
ngài, thì thiên cơ không thể tiết lộ. Ngài ở thế gian chúng ta biểu pháp, du
ngoạn nhân gian, chúng ta nhìn thấy ngài hình như rất vất vả, nhưng ngài không vất vả một chút nào. Ngài tu hành ở
đâu? Tu hành trong lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, tu điều gì? Tu:
không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, chân tin
chân nguyện, niệm câu Phật hiệu A Di Đà Phật, ngài tu như vậy. Thời kỳ mạt pháp
chỉ có chiêu này, chân ngay ở trong chân, viên ngay ở trong viên, quyết định chẳng
sai lầm đâu.
Cho nên nói người thượng
căn biết: Như Lai, Pháp-thân Bồ-tát, 無所從來,亦無所去“Vô
sở tùng lai, diệc vô sở khứ”(không từ đâu đến, cũng không đi về đâu).
Không có đi lại, chỉ có ẩn hiện, chúng ta có cảm thì Ngài hiện, cảm của chúng
ta không còn nữa, thì Ngài cũng không có, không hiện nữa, ẩn rồi, có ẩn hiện,
không có sanh diệt. Cho nên tuy nhiên nói là ‘không’, nhưng ‘không’ chẳng phải
là ‘không’, ‘không’ không phải nói là không, ‘không’ là trạng thái của ẩn, ‘có’
là trạng thái của hiện, hiện không thể nói có, thập pháp giới y chánh trang nghiêm,
là giả, đều là như lúc nãy vừa nói, là ảo tướng sanh ra với tần số một phần 2100
ngàn tỷ giây, căn bản là không thể được. Cho nên trong kinh điển có nói: cái có
đó, có là thế nào? Là mộng huyễn bào ảnh. Ảnh, bây giờ chúng ta đem ảnh đó không
nói là hình bóng, mà hình ảnh của ti vi, điện ảnh, đó là giả, mọi người đều biết.
Nó xuất hiện dưới tần số nào? Những bộ phim lúc trước là do hình của cuộn phim
chuyển động tạo thành. Đây là cuộn phim, để bên trong máy chiếu, một giây chiếu
24 tấm, vậy là lừa gạt được chúng ta rồi, chúng ta cho rằng nó là có thật. Nếu
như 24 tấm này mà chúng ta chỉ xem một tấm, một tấm là một phần 24 giây, thì như
thế nào? Chúng ta đem 23 tấm bôi đen, để lại một tấm, đem nó để trong máy chiếu
rồi mở lên, chúng ta có nhìn thấy không? Có. Nhìn thấy gì? Ánh sáng chớp lên,
trong ánh sáng có cái gì thì không nhìn thấy được. Thật ra hình tượng toàn vẹn
trong ánh sáng, mà một phần 24 giây thì chúng ta không thấy được thôi, chỉ cảm
giác được có đường sáng.
Ti vi bây giờ, ti vi là
bao nhiêu lần điện ảnh, ti vi của ngày xưa là 50 tấm hình chuyển động, đó là
trong một giây chiếu 24 tấm hình. Ti vi trong một giây là chiếu 50 tấm hình, hiện
tại tiến bộ rồi, dùng kỹ thuật số, kỹ thuật số so với ti vi trước đây thì gấp bội
lần; 100 tấm, 1 giây chiếu 100 tấm. Một phần trăm của một giây, thì chúng ta chỉ
nhìn thấy ánh sáng, cũng không nhìn thấy cái gì, dù nó đã ở trước mặt. Di Lặc Bồ-tát
nói với chúng ta, một phần 2100 ngàn tỷ giây, đến ánh sáng cũng không nhìn thấy,
không nhìn thấy gì hết, dù nó đang ở trước mặt bạn. Tất cả các hiện tượng ở trước
mặt chúng ta, bao gồm thân thể của chúng ta, đều là ảo tướng được sinh ra dưới
tần số một phần 2100 ngàn tỷ giây, chứ không phải là thật, thật là cái gì cũng
không có. Cho nên, tướng là giả có, không gọi là chân không, chân không bất
không, giả có không phải có, Phật giảng rất rõ ràng, giảng rất minh bạch.
Cuối cùng Niệm Lão trích
dẫn một công án, Trí Giả đại sư đọc Kinh Pháp Hoa, đọc đến 藥王品“Dược
Vương Phẩm”(Phẩm Dược Vương), 親見靈山一會,儼然未散“thân
kiến Linh Sơn nhất hội, nhiễm nhiên vị tán”(đích thân thấy một hội Linh Sơn,
vẫn còn chưa tan). Đây là ngài đọc kinh, dừng hết vọng tưởng rồi, không còn
tạp niệm nữa, chân thật là tâm thanh tịnh bình đẳng giác. Lúc đọc kinh, đọc đến
phẩm này, thì nhập định, trong định ở núi Linh Thứu, ngài đi đến núi Linh Thứu,
Thích Ca Mâu Ni Phật còn ở núi Linh Thứu giảng Kinh Pháp Hoa, ngài tham gia được
một hội. Sau khi xuất định nói với mọi người, hội Linh Sơn của Thích Ca Mâu Ni
Phật vẫn chưa tan, bây giờ vẫn còn giảng. Có tan hay không? Không có, nhất thời
liền hiện, bạn có duyên này, cảm ứng hiện tiền, bạn gặp được rồi. Đây không phải
huyễn hóa, không phải vọng tưởng, đó là sự thật, cảm ứng đạo giao không thể
nghĩ bàn. Chúng ta nhất định phải hiểu được những chân tướng sự thật này, không
được chấp trước sự thật, cần phải buông xuống cái giả, để bản thân hồi phục lại
thanh tịnh bình đẳng giác, thanh tịnh bình đẳng giác là chân-tâm, thanh tịnh
bình đẳng giác là tánh-đức, đó là đức năng của căn bản tự-tánh, vốn là thanh tịnh,
vốn là bình đẳng, vốn là giác mà không mê, giác mà không mê chính là bạn biết hết
tất cả, điều gì bạn cũng rõ ràng, việc thế xuất thế gian, quá khứ hiện tại vị
lai, không có điều gì mà bạn không biết. Biết rồi nhưng không nói, nếu nói cho
bạn, bạn có thể chấp nhận được mấy phần thì nói mấy phần, không thể nói hơn. Tại
vì sao? Nói hơn nữa thì bạn sẽ không hiểu, bạn sẽ không thể chấp nhận, bạn sẽ sinh
ra nghi ngờ, thì không có lợi đối với bạn. Hiện thân, thuyết pháp không có nhất
định, không có định pháp có thể thuyết, và cũng không có hình tướng nhất định để
hiện, diệu là ở đây. Đoạn nhỏ này chúng ta học đến đây, hôm nay hết thời gian rồi.
( Hết tập 101)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.