TỊNH
ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN
Tập 104
Hòa thượng
Tịnh Không chủ
giảng.
Giảng tại: Tịnh Tông
Học Viện Australia.
Thời
gian: Ngày 5 tháng 9 năm 2014.
Dịch giả:
Bình Như
Giảo chánh:
Thích Thiện Trang.
Kính chào: chư vị Pháp
sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi
người cùng
tôi quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi
chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung
tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 334, xem từ hàng thứ 7, câu
cuối cùng:
《華嚴經》又云:一切自在難思議,華嚴三昧勢力故.“Hoa
Nghiêm Kinh hựu vân: Nhất thiết tự tại nan tư nghị, Hoa Nghiêm tam-muội thế lực
cố”(Kinh Hoa Nghiêm có nói: Tất cả tự tại khó nghĩ bàn,
là do thế lực của Hoa Nghiêm tam-muội). Trong Kinh Hoa Nghiêm nói đến hai
câu này, tất cả tự tại là cảnh giới của 41 vị Pháp thân Đại sĩ trên hội Hoa
Nghiêm, đã minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Có 41 vị thứ: Thập trụ, Thập
hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, những vị này cư trú ở Thật Báo Trang
Nghiêm Độ. Đều đã chứng đắc: Tam Đức Bí Tạng, Pháp thân, Bát-nhã, Giải-thoát. Cho
nên tất cả tự tại, quý ngài không có gì là không tự tại. “Nan tư nghị” là không
thể nghĩ bàn, chúng ta không thể tưởng tượng được. Dạng tự tại này từ đâu đến?
Là thế lực của Hoa Nghiêm Tam-muội, quý ngài đắc được rồi. Tam-muội là Phạn ngữ,
cũng gọi là Tam-ma-địa, phiên dịch sang Trung Hoa là Chánh-định, Chánh-thọ. Ở
chỗ này, dùng Chánh-thọ để giải thích thì sẽ dễ hiểu hơn, thọ là thọ dụng, hưởng
thụ. Thế nào gọi là chánh-thọ? Chánh-thọ là sự hưởng thụ bình thường. Lục đạo
phàm phu hưởng thụ không bình thường, hưởng thụ thất tình ngũ dục. Tại sao nói
là không bình thường? Vì đều là sự hưởng thụ hư ảo, không phải là thật, đích thật
là vọng, Đại thừa dùng gì để định nghĩa nó? Trong giáo lý Đại thừa nói phàm là
không sanh không diệt, đây là bình thường, còn có sanh có diệt là không bình
thường. Tâm, thọ, quan trọng là tâm. Quý vị xem xem, tâm chúng ta chính là ý niệm,
niệm trước diệt, niệm sau sanh, gọi là tâm sanh diệt. Tâm sanh diệt là không
bình thường, tâm sanh diệt tạo thành hiện tượng gọi là lục đạo, mười Pháp giới,
trong mười Pháp giới bao gồm lục đạo, là do tâm sanh diệt biến hiện ra. Kinh
Hoa Nghiêm nói với chúng ta, Chân Tâm có thể sanh có thể hiện. Đại sư Huệ Năng nói
với chúng ta: ‘Nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh vạn pháp’. Vũ Trụ tất cả pháp
là Tự Tánh, Tự Tánh chính là Chân Tâm, cảnh giới được sanh và hiện bởi Chân Tâm,
đó chính là Nhất-chân Pháp giới, mà Kinh Hoa Nghiêm nói là thế giới Hoa Tạng.
Thế Giới Cực Lạc là Nhất-chân
Pháp giới, những người vãng sanh qua bên đó, thân không có sanh diệt, hoàn cảnh
toàn bộ vũ trụ chính là vạn pháp mà Kinh Phật đã nói. Vạn pháp cũng không có
sanh diệt, cho nên gọi là Nhất-chân Pháp giới. Ở thời điểm này thì Nhất-chân Pháp
giới xuất hiện. Hiện nay Nhất-chân Pháp giới này biến chất, hoàn cảnh chúng ta
sống này là sự biến hình của Nhất-chân Pháp giới, bị bẻ cong rồi. Tại sao lại bị
cong? Vì chúng ta có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. Vọng tưởng là hạt
giống tập nghiệp của A-lại-da, phân biệt là ý thức thứ 6, chấp trước là thức thứ
7 Mạt-na-thức, đổi cách nói lại, chúng ta đang sinh sống trong 8 thức 51 tâm-sở.
8 thức 51 tâm-sở có năng lực bẻ cong Nhất-chân Pháp giới, biến nó thành mười Pháp
giới, biến nó thành Lục đạo Luân hồi, Lục đạo với mười Pháp giới là do vậy mà đến.
Nếu như chúng ta không dùng 8 thức 51 tâm-sở, thì mười Pháp giới không còn nữa,
đây gọi là chuyển thức thành trí, chuyển 8 thức thành 4 trí, 4 trí ở đây là Bồ-đề.
Làm sao để chuyển. Đích thật là con đường lớn đơn giản nhất, đơn giản tới cực độ,
buông xuống là chuyển về rồi. Buông xuống điều gì? Buông khởi tâm động niệm,
thì quý vị là Pháp thân Đại sĩ, Thật Báo Độ hiện tiền, 10 Pháp giới không còn nữa,
không những Lục đạo không còn, mà 10 Pháp giới cũng không còn, vì không khởi
tâm động niệm. Nếu như có khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm thật tại mà
nói, chúng ta đối với nó là hết phương cách, tại sao vậy? Vì không có cảm giác,
mê quá lâu rồi, mê quá sâu rồi.
Điều này phải là người như thế
nào mới có thể phát hiện? Phật, Bồ-tát trong 10 Pháp giới, Quyền-giáo Bồ-tát,
Tam-thừa Bồ-tát của Thiên-thai gia, chính là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng,
quý ngài có khởi tâm động niệm, nhưng không có phân biệt chấp trước. Quý ngài
chưa ra khỏi 10 Pháp giới, ở trong Pháp giới Phật và Pháp giới Bồ-tát của 10 Pháp
giới, có phân biệt, có chấp trước, phân biệt là trần-sa phiền não, chấp trước
là kiến-tư phiền não, đã đoạn hai loại phiền não này rồi, vô-minh phiền não là
khởi tâm động niệm, quý ngài vẫn còn, cho nên quý ngài vẫn chưa chuyển lại được.
Tới Pháp giới Phật của 10 Pháp giới, thì đoạn hết phiền não trần-sa, kiến-tư và
tập khí rồi, ở 10 Pháp giới thành Phật, Đại sư Thiên Thai gọi vị Phật này là
Tương Tự Tức Phật, trong Lục Tức Phật, Phật này là Tương Tự Tức Phật. Vị đó đang
ở vị thế đoạn vô-minh, cũng chính là đang ở vị trí luyện tập, luyện điều gì? Luyện
không khởi tâm không động niệm, vị đó đã thấy được vô thủy vô-minh rồi, thấy được
rồi thì mới có biện pháp đoạn nó. Đoạn vô thuỷ vô-minh rồi, thì 10 Pháp giới
không còn nữa, 10 Pháp giới là do thức biến hiện ra, đây là nói rõ chuyển 8 thức
thành 4 trí của tông Pháp-tướng, chuyển A-lại-da thành Đại Viên Cảnh Trí, chuyển
Mạt-na thành Bình Đẳng Tánh Trí, chuyển thức thứ 6 thành Diệu Quan Sát Trí,
chuyển 5 thức trước thành Thành-sở-tác-trí, cho nên tất cả tự tại khó nghĩ bàn.
Dùng phương pháp gì để chuyển? Dùng Hoa Nghiêm tam-muội.
Ngày
nay, chúng ta tu Tịnh Độ, chúng ta dùng phương pháp gì? Cũng dùng Hoa Nghiêm Tam-muội. Nhưng không dùng phương pháp của tông Hoa Nghiêm,
dùng phương pháp gì? Một câu Phật hiệu. Hoa Nghiêm có nói không? Có, Hoa Nghiêm đến cuối
cùng Thập Đại Nguyện Vương dẫn về Cực Lạc, chính là một câu Phật hiệu này. Cho
nên Hoa Nghiêm tới cuối cùng, viên mãn quy tâm Tịnh Độ, đặc biệt là trong 53 tham
vấn, biểu pháp rất rõ ràng. Trong 53 tham vấn, vị thiện tri thức đầu tiên là Tỳ-kheo
Đức Vân, ngài tu pháp môn gì? Bát Chu Tam Muội, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh
Độ, vãng sanh tới thế giới Cực Lạc. Chúng ta xem tham vấn cuối cùng, một đầu một
cuối, vị thiện tri thức cuối cùng, vị thứ 53, là Phổ Hiền Bồ-tát Thập Đại Nguyện
Vương dẫn về Cực Lạc. Chúng ta xem một đầu một cuối, từ đầu đến cuối đều là: tín
nguyện trì danh, 53 tham vấn là biểu pháp này, phải nhìn cho ra như vậy. Công đức
danh hiệu thật không thể nghĩ bàn, một câu A Di Đà Phật này chính là tất cả
pháp, Hoa Nghiêm nói là: 一即一切,一切即一“nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”(một là tất cả, tất cả là một),
triển khai ra đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn, vô lượng Pháp môn, đồng quy về là một
pháp. Một pháp này chính là tín nguyện trì danh. Một pháp này về sau có còn
không? Vẫn còn, dùng phương pháp này tới cuối cùng, đến mức được
Tịnh Tông gọi là: niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, có niệm với vô niệm biến
thành bằng nhau, bình đẳng rồi, đó chính là A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, Kinh
Hoa Nghiêm gọi là Diệu Giác Như Lai.
Tới
lúc này thì Thật Báo Độ không nhìn thấy nữa, Thật Báo Độ không có sanh diệt, nó
có ẩn hiện không đồng. Sự ẩn hiện này là do gì mà tạo thành? Vô-minh phiền não
đoạn rồi, thật đoạn rồi, không khởi tâm không động niệm, thật đoạn rồi, nhưng
mà tập khí chưa đoạn, tập khí không dễ đoạn được, tập khí của kiến-tư, tập khí của
trần-sa dễ đoạn, tại vì sao? Bởi nó có tướng. Còn tập khí của vô-thủy vô-minh
không có tướng, quý vị muốn đoạn khởi tâm động niệm, thì quý vị sẽ bị đọa lạc, quý
ngài không khởi tâm không động niệm, quý vị khởi tâm động niệm chính là Tam thừa
Bồ-tát trong 10 Pháp giới, quý vị thoái chuyển rồi. Cho nên làm sao để đoạn nó?
Mặc kệ nó, đừng đi quan tâm nó, tùy nó, thời gian lâu rồi tự nhiên đoạn mất, dùng
phương pháp này. Thời gian dài bao lâu?
Trên Kinh có nói với chúng ta, ba A-tăng-kỳ kiếp. Cho nên, ba đại A-tăng-kỳ
kiếp là không phải nói với người bình thường, là đối với Sơ-trụ trở lên, nói với
Bồ-tát Viên-giáo Sơ-trụ trở lên, quý ngài đã phá vô-minh rồi, nhưng chưa phá được
tập khí vô-minh. Sau 3 đại A-tăng-kỳ kiếp, thì tập khí tự nhiên không còn nữa, quý
ngài sẽ chứng đắc Diệu-giác Như Lai. Diệu-giác, không thấy Thật Báo Độ nữa. Do đó
có thể biết, Thật Báo Độ từ đâu mà đến? Do tập khí vô-thủy vô-minh cảm ra, quý ngài
đã đoạn sạch: kiến-tư, trần-sa phiền não, cũng đoạn vô-minh rồi, nhưng tập khi
vẫn còn, không thể đoạn tập khí. Trong Kinh Đại thừa, Phật thường dùng bình rượu
làm ví dụ, lấy cái bình chứa rượu, đem rượu đổ đi sạch, lau bình cho thật sạch,
sạch tới một giọt rượu cũng không còn, ngửi lại vẫn có mùi, mùi đó ví như tập
khí. Mùi này không cách nào khử được, đem bình rượu mở ra, để ở đó, để nửa năm,
để một năm, ngửi lại không còn nữa, ý nghĩa là như vậy. Nó cần phải để bao lâu,
3 A-tăng-kỳ kiếp. Cho nên Bồ-tát ở Thật Báo Độ có vô lượng thọ, 3 đại A-tăng-kỳ
kiếp gọi là vô lượng thọ, vô lượng của hữu lượng. Tuy nhiên lúc tới Đẳng-giác,
phẩm cuối cùng tập khí Sanh-tướng vô-minh đoạn rồi, quý ngài liền viên mãn, lúc
đó không thấy Thật Báo Độ nữa, Thường Tịch Quang Độ hiện tiền, chứng đắc quả vị
Diệu-giác, hòa vào Thường Tịch Quang.
Bên
trong Thường Tịch Quang không có thứ gì cả, bốn câu nói đầu tiên của Đại sư Huệ
Năng lúc khai ngộ, là miêu tả về Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang là Pháp
thân, Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn, ý nghĩa là gì? Khắp ở mọi nơi,
khắp ở mọi lúc, đó chính là Pháp thân. Pháp thân không có tướng, Pháp thân ở
đâu? Không đâu không có, không lúc nào không có, chính là bản thể của tất cả pháp,
tất cả pháp do từ đó mà sanh mà hiện, chỉ cần quý vị chuyển 8 thức thành 4 trí,
thì quý vị sẽ ở Thật Báo Độ. Điều này có chỗ khó nhất định, không phải chúng ta
muốn chuyển là chuyển liền được, muốn buông xuống thì liền buông xuống được,
không thể, phải thật tu, thật làm mới hiểu được, phải làm sao? Nếu như họ có may
mắn, họ rất may mắn, họ có phước báu này, thì họ gặp được Tịnh Độ, tin sâu
không nghi đối với Tịnh Độ, tín nguyện trì danh, thì ngay trong một đời này có
thể chuyển thức thành trí. Là chuyển 8 thức thành 4 trí mà không dựa vào chính
mình, dựa vào A Di Đà Phật, nhờ uy thần gia trì của bổn nguyện A Di Đà Phật, gia
trì bởi công đức tu hành vô lượng kiếp của A Di Đà Phật, mà được hiệu quả. Lúc
nào thì chuyển? Là lúc thời khắc vãng sanh. Vãng sanh, quý vị ngồi trên hoa sen,
hoa sen là do Tự Tánh biến hiện ra, là gia trì bởi 48 nguyện của A Di Đà Phật,
chúng ta ở đây phát tâm phát nguyện niệm Phật cầu vãng sanh, trong ao Thất Bảo
liền sanh một đóa hoa sen, hoa sen ấy chưa nở. Công phu niệm Phật chúng ta tới nơi
rồi, duyên vãng sanh đã thành thục, thì bông hoa này liền nở, A Di Đà Phật cầm bông
hoa này tới tiếp dẫn quý vị, người vãng sanh ngồi trên hoa sen đó, hoa sen khép
lại, Phật đem hoa sen đó tới ao Thất Bảo, để vào trong ao đó, hoa nở một lần nữa
liền chuyển thức thành trí, cho nên chuyển thức thành trí đều trong nụ hoa này.
Chúng ta phải cảm ân A Di Đà Phật, vì A Di Đà Phật giúp chúng ta việc lớn này, cho
dù công đức của chúng ta không đủ, nghiệp đã tạo trong quá khứ rất nặng cũng
không sao, chỉ cần sanh tới thế giới Cực Lạc, cho dù là vãng sanh Hạ hạ phẩm, vãng
sanh Hạ hạ phẩm của Phàm Thánh Đồng Cư, cũng làm A-duy-việt-trí Bồ-tát. A-duy-việt-trí
chính là Pháp thân Bồ-tát, bởi vì thế giới Cực Lạc là thế giới bình đẳng, tuy có
bốn độ ba bậc chín phẩm, nhưng đều là bình đẳng. Không giống như bốn độ ba bậc
chín phẩm của thế giới khác là không bình đẳng, 10 Pháp giới không bình đẳng, còn
thế giới Cực Lạc bình đẳng. Có những cấp bậc này, nhưng mà trí huệ, thần thông,
đạo lực của Bồ-tát bên ấy, đều gần như bình đẳng với Phật, bằng với vị Phật nào?
Bằng với A Di Đà Phật. Đây là bổn nguyện của A Di Đà Phật, Ngài nhìn thấy địa vị
của người tu hành ở 10 phương cõi nước không bình đẳng, Bồ-tát chứng đắc quả vị
cao rất ít quan tâm đến quả vị thấp, địa vị thấp thì có mặc cảm tự ti, địa vị
cao thì có cảm giác ngạo mạn, cho dù là vị đó không có, bởi vị đó không khởi
tâm không động niệm, nhưng khiến cho Tam hiền Bồ-tát sẽ khởi những ý niệm vậy.
Cho nên Phật từ bi, đức Di Đà từ bi, tu hành ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, hoàn
toàn bình đẳng, không có những ngoại duyên khiến quý vị sanh khởi vọng tưởng tạp
niệm như thế. Đây là sự thù thắng không gì sánh được của thế giới Cực Lạc, 10
phương sát độ không có, chỉ có nơi ấy, cho nên 10 phương chư Phật tôn xưng A Di
Đà Phật là Quang Trung Cực Tôn, vua trong chư Phật. Thật ra hoàn toàn bình đẳng,
sao lại có cực tôn, sao lại có vua? Chư Phật dùng những phương pháp này, cũng
chẳng qua là biểu pháp, khuyến khích phàm phu chúng ta, làm cho phàm phu chúng
ta xem thấy sanh tâm ngưỡng mộ, khởi nguyện vãng sanh, ý nghĩa là như vậy.
Đại
sư Huệ Năng nói với chúng ta, Tự Tánh vốn là thanh tịnh, tuyệt đối không có ô
nhiễm, vĩnh viễn thanh tịnh. Tự Tánh hôm nay của chúng ta có ô nhiễm không?
Không. Ngày ngày chúng ta nói ô nhiễm, là thứ gì ô nhiễm? A-lại-da ô nhiễm, là Vọng
Tâm. Vọng Tâm có ô nhiễm, Chân Tâm không có ô nhiễm. Vọng Tâm là giả thôi, chỉ
cần quý vị có thể xả bỏ nó, mấu chốt ở chỗ này. Quý vị có thể buông xuống,
chúng ta thường nói là: buông xuống vọng tưởng, buông xuống tạp niệm, buông xuống
chấp trước, chính là buông xuống hết!
Ngàn Kinh vạn luận cũng dạy chúng ta như vậy. Thời tôi mới học Phật với Đại
sư Chương Gia, ngày đầu tiên gặp mặt, ngài dạy tôi nhìn thấu, buông xuống. Nhìn
thấu, là liễu giải chân tướng, là thật tướng các pháp mà trong Kinh nói. Thật
tướng là gì? Thật tướng là không, Tự Tánh là không. Tự Tánh không phải là hiện
tượng vật chất, không có vật chất, cũng không có ý niệm, cũng không gì gọi là
hiện tượng tự nhiên, điều gì cũng không có, cho nên gọi là không. Không này
không phải là không, tại sao vậy? Bởi nó có thể hiện ra tướng, tuy không có ba
loại hiện tượng, nhưng có thể hiện ra ba loại hiện tượng, ẩn hiện tự tại. Nó
không có khởi tâm động niệm, vậy tại sao hiện ra? Bởi cảm ứng, Pháp thân Bồ-tát
có cảm, nó liền có ứng. Pháp thân Bồ-tát chứng đắc cứu cánh viên mãn, thì tướng
này liền ẩn, liền không hiện nữa. Pháp thân đây chính là 41 vị Pháp thân Đại sĩ,
Viên giáo từ Sơ trụ tới Đẳng giác, 41 cấp bậc này, thì cảm được Thật Báo Trang
Nghiêm Độ. Thật chính là chân thật, chân thật chính là không có sanh diệt, trong
Thật Báo Độ có chúng sanh hữu tình và người, những vị Bồ-tát ấy đều không sanh
không diệt, là vô lượng thọ. Ba A-tăng-kỳ kiếp, đó là có hạn lượng, khi hết ba A-tăng-kỳ
kiếp rồi, quý ngài liền tăng tiến, hòa vào Thường Tịch Quang, liền biến thành vô
lượng thọ thật sự, là vô lượng của vô lượng. Cho nên hữu lượng cùng với vô lượng
là gắn liền với nhau, là nối tiếp, chính giữa không có sự tách rời. Chúng ta làm
rõ ràng, làm sáng tỏ những chân tướng sự thật này, thì đối với Kinh giáo sẽ không
hoài nghi một tơ hào nào.
Chúng
ta thường ngày nói đến thọ dụng, hưởng thụ, nhìn thấy Tam-muội thì liền nghĩ tới
sự hưởng thụ bình thường. Thế nào là bình thường? Mắt thấy sắc, mắt ở trong sắc
trần mà không phân biệt, không chấp trước, như vậy gọi là chánh-thọ. Hoàn toàn
bình đẳng cùng với Pháp thân Đại sĩ, Pháp thân Đại sĩ thấy sắc không khởi tâm,
không động niệm; tai nghe âm thanh không khởi tâm, không động niệm, đây là chân
tu. Thật sự không khởi tâm, không động niệm, thì thành Phật rồi, chính là Pháp
thân Đại sĩ mà trong Kinh Hoa Nghiêm nói đến. Quý ngài trụ ở đâu? Trụ ở thế giới
Hoa Tạng, người niệm Phật trụ ở thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc và thế giới Hoa
Tạng là một chứ không phải hai. Có sự khác biệt không? Không có khác biệt. Tại
sao vậy? Bởi đều là không khởi tâm, không động niệm, thì làm sao còn khác biệt
chứ? Bồ-tát cũng như vậy, cũng được sự gia trì bởi Báo thân của A Di Đà Phật.
Cho nên A Di Đà Phật ở thế giới Cực Lạc, hiện Báo thân trong Thật Báo Độ; ở Đồng
Cư Độ, ở Phương Tiện Độ nhìn thấy A Di Đà Phật cũng là Báo thân, đây là điều rất
thù thắng.
Chúng
ta ở thế giới Ta Bà, ở Pháp giới người trong 10 Pháp giới, là nhân đạo trong lục
đạo, đức Thích Ca Mâu Ni Phật đến thị hiện ở thế giới chúng ta là Ứng-thân, thị
hiện tám tướng thành đạo, tại thế 80 năm, giảng Kinh dạy học 49 năm. Một đời của
Ngài hoàn toàn là biểu pháp, có thật là ở bên chúng ta đây, như 19 tuổi rời nhà
để tu hành, 30 tuổi thành đạo, có phải như vậy không? Đây chính là sân khấu biểu
diễn. Trên thực tế, đức Di Đà, đức Thích Ca đã sớm thành Phật từ kiếp lâu xa rồi.
Ở trên đại Kinh, Phật tự nói, ngài đến nơi đây thị hiện thành Phật lần này là lần
thứ 8000, cũng chính là đến địa cầu này thị hiện thành Phật 8000 lần rồi, là đến
độ chúng sanh. Ở giai đoạn này, trên địa cầu có không ít người căn tánh chín muồi
rồi, căn tánh chín muồi thì Ngài cần dùng Ứng-thân; nếu số người ít, một người,
hai người căn tánh chín muồi, thì Ngài dùng Hóa-thân, giúp chúng ta giải quyết vấn
đề. Giống như lão Hòa thượng Hư Vân, năm 47 tuổi, phát tâm hướng về Ngũ Đài sơn,
để bái Văn Thù Bồ-tát. Ngài bái từ Phổ Đà tới Ngũ Đài sơn, tam bộ nhất bái, ba
năm mới tới nơi. Trong ba năm đó bị bệnh hai lần, đều được một người hành khất
chăm sóc. Lúc bệnh đều là ở nơi hoang vắng, chung quanh không có ai, gặp một
người hành khất đi xin ăn, người hành khất chăm sóc ngài, tìm một số cây cỏ thuốc
mà trị bệnh cho khỏi. Vị hành khất đó chính là Hóa-thân của Văn Thù Bồ-tát, ở
cùng với ngài khoảng hơn nửa tháng, thân thể khỏe rồi, ngài liền bái núi tiếp, người
hành khất thì không thấy nữa, đã đi rồi. Qua khoảng hơn một tháng lại phát bệnh,
lại gặp vị hành khất đó, hai lần, họ đều ở cùng nhau, ở cùng khoảng hơn một
tháng, là Hóa-thân. Lão Hòa thượng Hư Vân không biết, nghĩ là một vị hành khất
thật thụ, đi tới núi Ngũ Đài hỏi thăm, hỏi tên vị hành khất đó, hành khất đó từng
nói cho ngài biết, ông ta họ Văn, Văn trong chữ văn chương, tên gọi là Cát, Cát
trong chữ Cát Tường, tôi sống ở Ngũ Đài sơn, người ở Ngũ Đài sơn ai cũng biết tôi.
Khi ngài tới Ngũ Đài sơn, liền hỏi thăm vị hành khất đó, không ai biết cả. Lúc vào
trong chùa, đem chuyện này kể cho mọi người biết, có người nói với ngài, đó là
Văn Thù Bồ-tát hóa thân, ngài mới hoát nhiên đại ngộ. Bồ-tát hiện thân có khởi
tâm động niệm hay không? Không có. Khi lão Hòa thượng Hư Vân phát tâm, ngài phát
tâm bái sơn, là hi vọng lấy công đức bái sơn mà hồi hướng cho mẹ, mẹ ngài đã
qua đời rồi, ý niệm này, liền cảm với Văn Thù Bồ-tát. Một khi ngài động niệm là
cảm, thì liền có ứng. Cảm có tâm, ứng vô tâm, không có khởi tâm động niệm. Nếu ngài
khởi tâm động niệm, ngài liền biến thành phàm phu, ngài thoái chuyển rồi. Huống
hồ những vị đại Bồ-tát này, thật sự sớm đã ở quả địa thành Phật rồi, vì giúp đỡ
Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh, nên thị hiện là Bồ-tát, hoằng pháp lợi
sanh, giúp đại sự nhân duyên hóa độ chúng sanh của Thích Ca Mâu Ni Phật được Viên
mãn.
Cho
nên chúng ta nhìn thấy Hoa Nghiêm Tam-muội, liền nghĩ tới chánh-thọ của chúng ta,
chúng ta chỉ cần chạm được một chút thì có chỗ lợi ích. Chúng ta chạm điều gì?
Không nên chấp trước. Không phân biệt thì chúng ta làm không được, chúng ta bắt
tay làm từ chỗ không chấp trước, không chấp trước thân tướng này. Mấu chốt tu
hành Phật Pháp đó là phá thân kiến, đoạn 5 loại kiến-hoặc rồi, thì chứng quả Tu-đà-hoàn
của Tiểu thừa. Mặc dù quả vị này rất thấp, là tiểu tiểu Thánh, nhưng họ là Thánh
nhân. Tại vì sao? Bởi họ sẽ không thoái chuyển, họ ở thế gian này, ở nhân đạo có
thời hạn, qua lại trên trời và nhân gian 7 lần, thì họ chứng quả A-la-hán, lập
tức vượt khỏi lục đạo luân hồi. Cho nên Tu-đà-hoàn, thọ mạng hết rồi thì họ
sanh thiên, tuổi thọ ở cõi trời hết rồi thì sanh nhân gian, họ không đọa tam ác
đạo nữa, họ cũng không đọa vào A-tu-la, qua lại hai đường trời người 7 lần, thì
chứng được A-la-hán, vĩnh viễn siêu việt lục đạo luân hồi, nhưng vẫn chưa vượt
qua 10 Pháp giới. Họ sanh ở Pháp giới Thanh-văn trong 10 Pháp giới.
Là tầng thấp nhất trong Tứ–thánh Pháp giới, ở đó họ phải đoạn tập khí, chính là đoạn tập khí kiến–tư
phiền não. Đoạn tận tập khí rồi liền thăng tiến lên Bích-chi-phật, đó chính là Duyên-giác.
Duyên-giác chính là quả vị đoạn trần-sa phiền não. Trần-sa phiền não đoạn tận rồi
liền thăng tiến nữa, thì vị ấy là Bồ-tát, Bồ-tát của 10 Pháp giới. Bồ-tát, ở vị
trí đó đoạn tận tập khí trần-sa phiền não, đoạn tận tập khí rồi thì thành Phật ở
10 Pháp giới. Phật của 10 Pháp giới, chúng ta biết, kiến-tư, trần-sa phiền não
bao gồm cả tập khí đã đoạn sạch sẽ, điều quý ngài cần tu đó chính là phá vô-minh,
cần đoạn vô-minh phiền não. Đoạn Vô-minh phiền não rồi, thì 10 Pháp giới không
còn nữa.
10 Pháp
giới là giả, là mộng huyễn bào ảnh, quý vị trong đó tỉnh lại rồi, thì những cảnh
giới trong mộng không còn nữa. Tỉnh dậy rồi thì là cảnh giới gì? Là Thật Báo Độ,
Thật Báo Độ hiện tiền, 10 Pháp giới không thấy nữa. 10 Pháp giới có sanh có diệt,
cũng là do ý niệm biến ra, niệm trước diệt niệm sau sanh, niệm niệm không dứt, ý
niệm rất phức tạp, rất nhiều, nhiều như cát bụi vậy, không cách nào đếm được.
Cho nên Đại sư Thiên Thai gọi họ là Tương Tự Tức Phật, là Phật của 10 Pháp giới,
rất giống với Phật, tại sao lại không phải là Phật? Vì họ dùng Vọng Tâm, chính
là vẫn còn dùng A-lại-da, chưa chuyển thức thành trí. Nếu ở thời điểm này chuyển
thức thành trí, thì 10 Pháp giới liền không thấy nữa, Nhất chân Pháp giới hiện
tiền, tiến nhập vào Nhất chân Pháp giới, Thiên Thai Đại sư gọi là Phần Chứng Tức
Phật. Trong Lục Tức, chính là Phần chứng, chưa đạt đến cứu cánh viên mãn, họ là
Phật thật, không phải Phật giả. Thật sự là vô lượng thọ, vĩnh viễn thoát khỏi
sanh diệt, chư Bồ-tát ở nơi đó tu hành không sanh không diệt, hoàn cảnh cư trú
không sanh không diệt, người không có sanh lão bệnh tử, cây cỏ hoa không có
sanh trụ dị diệt, núi sông đất đai không có thành trụ hoại không. Tất cả hiện
tượng ở thế gian chúng ta đây, đều không tồn tại ở thế giới Cực Lạc. Tuy thế giới
Cực Lạc có Phàm Thánh Đồng Cư, nhưng người ở nơi Phàm Thánh Đồng Cư đều là thân
Pháp tánh, tất cả vạn pháp của cõi Phàm Thánh Đồng Cư đều từ Tự Tánh biến hiện
ra, là Pháp tánh, không phải Pháp-tướng. Cho nên thế giới Cực Lạc dễ tu, tới thế
giới Cực Lạc là đã có sự bảo chứng. Trì giới niệm Phật thì không có một ai là
không vãnh sanh, trì giới chính là buông xuống, buông xuống thân tâm thế giới, không
có tham nhiễm đối với những giả tướng của thân tâm thế giới này, như vậy mới dễ
dàng siêu vượt. Nếu như ngũ dục lục trần, tài sắc danh lợi, thất tình ngũ dục
còn chưa buông xuống, có thể trì tịnh giới, vẫn chưa buông xuống, liền biến
thành phước báu nhân thiên. Nếu có thể buông xuống toàn bộ những tập khí phiền
não này, thì hoàn toàn biến thành công đức vô lượng thù thắng, công đức này
giúp quý vị nâng cao phẩm vị vãng sanh, hoàn toàn ở trong khoảng một niệm của
chính mình. Cho nên nhất định phải nhìn thấu, là giả thôi, không có gì là thật.
Biết rằng toàn bộ đều là giả, thì đối với nó không một chút lưu luyến, sẽ không
phân biệt, nếu như có thể làm đến không khởi tâm, không động niệm là thành công.
Đây chính là Hoa Nghiêm Tam-muội, đây chính là niệm Phật Tam-muội, nói là Tam-muội
gì cũng được, Tam-muội chính là sự hưởng thụ bình thường.
Chúng
ta tiếp tục xem phía dưới 又《合贊》曰:法界唯心,名佛華嚴。以因行華,嚴果德相,令顯著故。入此三昧,現見十方佛及佛土“Hựu Hợp Tán
viết: Pháp giới duy tâm,
danh Phật Hoa Nghiêm. Dĩ nhân hạnh Hoa, Nghiêm quả đức tướng, linh hiển trước cố.
Nhập thử tam-muội, hiện kiến thập phương Phật cập
Phật độ”(Sách Hợp Tán còn ghi: Pháp giới duy tâm, gọi
là Phật Hoa Nghiêm. Lấy hoa nhân hạnh, để trang nghiêm quả đức tướng, nên khiến
hiển bày được. Nhập vào Tam-muội ấy, liền thấy chư Phật và cõi nước mười phương).
Chúng ta biết rằng, Sơ tổ Tịnh Tông Đại sư Huệ Viễn,
trong đời ngài thấy Phật 4 lần, thấy thế giới Cực Lạc. Ngài làm sao mà thấy? Vì
nhập Tam-muội này, nếu ngài không nhập Tam-muội này, thì ngài không thấy được. Tam-muội
này chính là niệm Phật Tam-muội, niệm Phật Tam-muội chính là Hoa Nghiêm Tam-muội,
không có khác nhau. Tu Hoa Nghiêm ngũ chỉ và lục quán, trong Hoàn Nguyên Quán đã
nói, chính là Hoa Nghiêm Tam-muội. Một câu A Di Đà Phật của lão
Hòa thượng Hải Hiền, gọi là Niệm Phật Tam-muội, không có khác biệt. Tam-muội
này chính là một. Vô lượng Tam-muội chính là một Tam-muội này, là hưởng thụ bình
thường. Hưởng thụ bình thường, là sáu căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, mắt tai
mũi lưỡi thân, sắc thanh hương vị xúc, đều không khởi tâm động niệm, là đại định,
là Tự Tánh vốn định. Đại sư Huệ Năng đã nói: ‘Nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động’,
chính là Tự Tánh vốn định. Hiện nay chúng ta quay về Tự Tánh vốn định, bất luận
là dùng phương pháp gì cũng như nhau hết, vì tương ưng với vốn định của Tự Tánh.
Thấy 10 phương Phật rất là dễ dàng, thấy A Di Đà Phật cũng không khó. Ngài Viễn
Công một đời thấy 4 lần, chúng ta tin rằng lão Hòa thượng Hải Hiền tuyệt đối
không chỉ thấy 10 lần, tôi cảm giác rằng ngài gặp A Di Đà Phật, thấy được thế
giới Cực Lạc phải trên 10 lần, thời gian của ngài rất dài, 92 năm. Lần đầu tiên
thấy được A Di Đà Phật, tôi tin rằng lúc đó ngài hai mươi mấy tuổi, đạt được
công phu thành phiến thì Phật liền gia trì cho ngài. Công phu thành phiến nghĩa
là gì? Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, trừ A Di Đà Phật ra, hoàn toàn buông xuống
tất cả pháp thế xuất thế gian, gọi là công phu thành phiến. Vào lúc này A Di Đà
Phật vì quý vị hiện thân, quý vị có năng lực này, đây là cảm, tự nhiên Phật có ứng.
Lúc Phật ứng sẽ nói cho quý vị biết: thọ mạng của quý vị còn bao lâu, tới khi nào
quý vị mạng chung, Phật đến tiếp dẫn quý vị vãng sanh. Giống như là quý vị đã
đăng ký ở thế giới Cực Lạc rồi, đã ghi tên đăng ký rồi, tín tâm của quý vị kiên
cố, sẽ không còn bị dao động nữa. Lúc này có hai lựa chọn: lựa chọn thứ nhất, quý
vị không cần thọ mạng nữa, vãng sanh ngay bây giờ, Phật liền đáp ứng cho quý vị,
vì Phật rất từ bi; Lựa chọn thứ hai, quý vị kéo dài thọ mạng, thọ mạng này quý
vị vẫn cần, tiếp tục nỗ lực. Tại vì sao? Bởi lúc này tu mau hơn so với tu ở thế
giới Cực Lạc, ở thế gian này khó tu, nghịch duyên quá nhiều, cảnh giới thuận
nghịch cũng không làm quý vị động tâm, quý vị có sự chắc chắn như vậy, thì có
thể ở đây tu, ba đến năm năm liền có thể tiến lên đến Sự-nhất-tâm-bất-loạn, Sự-nhất-tâm-bất-loạn
sanh Phương-tiện-hữu-dư-độ. Sự-nhất-tâm-bất-loạn chính là đạt đến tâm thanh tịnh
rồi. Lại từ Sự-nhất-tâm tiến lên Lý-nhất-tâm, Lý-nhất-tâm chính là Đại triệt Đại
ngộ, Minh tâm Kiến tánh, cần bao nhiêu thời gian? 3 tới 5 năm liền thành tựu, rất
nhanh. Cho nên chúng ta ước lượng rằng lão Hòa thượng Hải Hiền, niệm Phật niệm
tới Lý-nhất-tâm-bất-loạn, thì cần thời gian bao lâu? Theo cách nhìn của tôi là trước
sau 40 tuổi, thì ngài đạt tới cảnh giới đó. Thọ mạng do A Di Đà Phật kéo dài, Phật
giao cho ngài sứ mệnh là bảo ngài biểu pháp, biểu pháp gì? Làm một đệ tử Phật
môn mẫu mực là như thế nào, đây là điều thứ nhất; điều thứ hai, làm một đệ tử của
Tịnh Tông A Di Đà Phật là như thế nào, trong một đời này nhất định được sanh Tịnh
Độ, viên mãn đại nguyện của chính mình, biểu pháp là như vậy. Nói với chúng ta thật
có Thế giới Cực Lạc, ngài nhiều lần diện kiến với A Di Đà Phật, làm sao lại không
gặp chứ? Ngài không hề gạt người, ngài là một người rất chân thật, cả đời chưa
có nói qua câu giả dối, cả đời chưa từng nóng giận qua. Triệt để buông xuống thân
tâm thế giới, sống ở thế gian này vì người niệm Phật, vì người học Phật mà làm tấm
gương tốt nhất, điều này chúng ta không thể không biết. Từ phẩm hạnh và đạo nghĩa
của ngài, chúng ta có thể thấy rõ ràng, thấy thấu suốt, thì tín tâm của chúng
ta đối với Tây Phương Cực Lạc sẽ không còn dao động nữa, sẽ không còn một chút
hoài nghi nào, một mục tiêu vĩnh viễn tiến tới, tâm nguyện chúng ta kiên định,
sẽ không thay đổi nữa.
Những
năm cuối đời Đại sư Liên Trì triệt để buông xuống, thật sự làm tới: ‘Tam tạng
mười hai bộ Kinh nhường cho người khác ngộ, 8 vạn 4 ngàn hạnh để cho người khác
hành’, quý vị thích học bộ Kinh giáo nào, thích tu pháp môn nào, thì quý vị hãy
ai học của người đó, đều tốt, còn ngài quyết một lòng niệm A Di Đà Phật. Các
tác phẩm của Đại sư Liên Trì và Ngẫu Ích đều rất phong phú, nhưng cuối đời đều
buông xuống, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đạt được thành tựu cứu cánh
viên mãn. Đây là Tổ sư Đại đức, cổ Thánh tiên Hiền làm tấm gương cho chúng ta
xem, chúng ta cần phải xem hiểu, phải hiểu được, thật sự xem rõ ràng, xem cho sáng
tỏ, thì quyết một lòng tuyệt không dao động. Chúng ta phải phát nguyện giáo hóa
chúng sanh, tôi không đọc qua Kinh giáo, thì không cách gì phổ độ tất cả chúng
sanh căn tánh khác nhau. Cách nói đó cũng có đầy đạo lý, hợp tình hợp lý. Nhưng
mà quý vị quên rồi, người thời xưa hoằng pháp độ sanh, không phải phàm phu, Tông
môn chưa có kiến tánh, giáo hạ chưa có đại khai khai viên giải, không được giảng
Kinh, đại khai viên giải chính là minh tâm kiến tánh. Cho nên tất cả đều là phải
cầu sau khi đại triệt đại ngộ, mới được giảng Kinh, mới được dạy học, những tác
phẩm của quý vị mới được truyền cho đời sau, tại sao vậy ? Vì thật sự là Phật tri
Phật kiến. Bây giờ không còn nữa rồi, trước chúng tôi một đời cũng không có,
trên thêm một đời nữa chắc có thể còn, rất ít rất ít rồi. Tôi ở Đài Trung thân
cận thầy Lý, tôi tới đó để học giáo, để nghe Kinh, không phải học giảng Kinh,
không dám. Thầy khuyên tôi, khuyên tôi học giảng Kinh, khuyên rất nhiều lần,
tôi không dám thử. Ngài mở ra một lớp học Kinh, để dạy giảng Kinh, trong lớp có
hơn 20 học sinh, dẫn tôi đi xem, ngài nói tôi đi xem xem thế nào. Lần đầu tiên
xem mới phát hiện, những học sinh đó trình độ không cao hơn tôi là mấy, đại đa số
còn không bằng tôi, mà họ còn dám lên đài giảng Kinh, làm cho ý niệm của tôi
dao động rồi. Thầy nói với tôi, chúng ta đích thực là không có năng lực giảng Kinh,
giảng điều gì? Giảng Chú Giải, giảng Chú Giải, Chú Giải có chỗ sai, thì người Chú
Giải chịu trách nhiệm, chúng ta không có trách nhiệm. Cho nên tôi mới tiếp nhận,
tôi mới đồng ý xuất hiện.
Thật
sự khai ngộ rồi, thì giảng là giảng từ Tự Tánh, Tự Tánh hiển lộ ra, không có gì
khác so với Phật hiển lộ ra. Chư Phật Như Lai từ Tự Tánh hiển lộ ra ngàn Kinh vạn
Luận, Bồ-tát cũng như vậy, bao gồm cả A-la-hán cũng là từ Tự Tánh hiển lộ ra,
không giống với phàm phu. Chúng ta là phàm phu, chỉ có thể giảng chú giải của
người xưa, xem hiểu được thì giảng, xem không hiểu thì đọc qua được rồi, không
có sai. Cố chấp không biết mà cho là biết, thì phải chịu trách nhiệm nhân quả. “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri”(Biết như vậy thì cho là vậy, không biết thì cho không biết), đây là điều hợp lý, chính xác. Gặp được Tịnh Tông là rất thuận lợi, vì Tịnh
Tông tuyệt đối chính xác, quyết định không có khác biệt, là tương đồng với những
gì A Di Đà Phật nói, với những gì Thích Ca Mâu Ni Phật nói, khuyên người niệm A
Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, có chỗ nào là sai đâu? Nhất định không sai. Đặc biệt
tất cả thừa truyền, lý niệm học tập của Đại thừa là: nhất môn thâm nhập, trường
kỳ huân tu; phương pháp học tập là: Đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia. Tự hiểu,
mục tiêu ở đây là tự hiểu, tự hiểu chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến
tánh, sau kiến tánh mới đi học rộng đọc nhiều, tại sao vậy? Dùng Kinh điển,
dùng chú sớ của cổ Thánh tiên Hiền để ấn chứng, tôi khai ngộ rồi, ngộ này của tôi
là chân ngộ, không phải ngộ giả. Nếu như tương ưng với điều nói trong Kinh, tương
ưng với điều nói trong chú sớ của cổ Đại đức, thì là chánh tri chánh kiến,
không có sai, dùng đó để so sánh sự ngộ của chính mình với điều nói trong Kinh
điển. Nếu không giống nhau, những gì tôi ngộ so với Kinh điển đã nói, với chú giải
của cổ Đại đức giảng mà không giống nhau, vậy thì phải nên buông xuống sự ngộ của
chính mình, tiếp tục cố công thực hành. Đó là thế nào? Một ngàn lần này không đủ,
tôi đọc tiếp một ngàn lần, hai ngàn lần, ba ngàn lần, bốn ngàn lần, tới một vạn
lần, khẳng định chỗ ngộ sẽ xuất hiện. Lúc niệm Kinh, không có tạp niệm, không có
vọng tưởng, tiếp tục niệm như vậy, không nên nghĩ ý nghĩa trong Kinh là gì, câu
này nghĩa là gì? Không nên suy nghĩ, không có ý nghĩa, tuy không có ý nghĩa mà có
thể ra vô lượng nghĩa. Tới lúc quý vị dùng, quý vị mới có thể hằng thuận chúng
sanh, tùy hỷ công đức, người với các loại căn tánh khác nhau, quý vị chỉ cần
nói một lời, thì mọi người đều được lợi ích, cũng lý giải được.
Thế
gian này không có, trong khoa học không có, trong cổ Thánh tiên Hiền có, không những
ở Trung Hoa có, mà nước ngoài cũng có. Ngài Muhammad không phải là người Trung Hoa,
là người Ả Rập, ngài khai ngộ rồi, ngài có thể giảng bộ Kinh Koran. Ngài không
biết chữ, ngài truyền miệng, người khác ghi lại, đây là đại Kinh căn bản của Hồi
Giáo. Cho nên khai ngộ không nhất định là Kinh Phật, tôi đọc Kinh Thánh của Thiên
Chúa giáo có khai ngộ được không? Được. Cho nên đọc sách ngàn lần vạn lần, không
có gì khác, chính là đem vọng tưởng tạp niệm trong tâm quý vị trừ đi, phục hồi lại
thanh tịnh bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng là Chân Tâm, đây chính là Tam-muội,
tác dụng của Chân Tâm là giác, là trí huệ. Cho nên người khác không hỏi quý vị,
thì không có, điều gì cũng không có, Bát-nhã vô tri; khi có người hỏi quý vị,
tùy hỏi tùy đáp, không cần thông qua suy nghĩ, không cần đợi tôi suy nghĩ đã,
không cần, đáp án tự nhiên xuất hiện, không có gì không biết. Bát-nhã vô tri, nhưng
không gì mà không biết, đạo lý này nhất định phải hiểu. Nếu như chúng ta đọc Kinh,
mỗi câu mỗi đoạn đều cầu hiểu ý nghĩa của nó, thì cánh cửa khai ngộ liền bế tắc,
những gì quý vị học được chỉ là tri thức, thậm chí Kinh cũng hiểu sai, đây là
chuyện rất có thể. Cho nên Phật pháp là tâm pháp, phải dùng Chân Tâm để cảm ứng.
Vô số phương pháp, tóm lại mà nói, đều cùng một mục tiêu, là hàng phục Vọng Tâm,
công phu sâu thêm chút nữa, là đoạn hết Vọng Tâm, thì Chân Tâm hiện tiền.
Trì giới
là vô cùng quan trọng, trì giới giúp chúng ta hồi phục Chân Tâm. Bắt đầu làm từ
đâu? Từ ngũ giới thập thiện, trong Kinh Vô
Lượng Thọ, Phật đã nói với chúng ta ba loại tịnh nghiệp, Ngài đem khẩu nghiệp để
lên hàng thứ nhất: ‘Khéo hộ khẩu nghiệp, không chê bai lỗi người’. Thông thường
trong Kinh Đại thừa, khi nói đến vấn đề này đều là thân khẩu ý, là thứ tự như vậy,
nhưng ở trong Kinh chúng ta đây không phải vậy, mà là khẩu thân ý, vì sao vậy? Bởi
miệng là dễ tạo nghiệp nhất, nên từ đây mà hạ thủ. Khẩu nghiệp thanh tịnh, thì thân
nghiệp thanh tịnh, không sát, không trộm, không dâm, là thân nghiệp thanh tịnh.
Nhấn mạnh điều gì? Ý niệm cũng không sanh, thật là thanh tịnh. Vì ý nghiệp là
gốc: không tham, không sân, không si. Tham sân si là tam độc phiền não. Trong tham
thì tình chấp là khó đoạn nhất, trong tình chấp thì khó đoạn nhất là thân tình.
Đây là gốc của phiền não, là mấu chốt nhất của tham, phải hạ thủ từ đó. Sân hận,
gốc của sân hận là ngạo mạn, có lúc chính chúng ta ngạo mạn mà không cảm giác
được, phải quan sát rất tỉ mỉ, đem tập khí ngạo mạn đoạn sạch. Gốc của ngu si là hoài nghi, không được hoài nghi đối với Tự
Tánh, không được hoài nghi đối với giáo huấn Thánh hiền, cũng không được hoài nghi
đối với giáo huấn của tổ tông để lại. Tích lũy sự hoài nghi chính là ngu si,
tích lũy sự ngạo mạn chính là sân hận, tích lũy của thân tình chính là tham dục.
Quý vị không thể không nhận thức đến nó, phải thật sự nhận thức nó, lìa xa nó, vì
nó chướng ngại đạo nghiệp của chúng ta. Thật sự buông xuống, thì trên đạo Bồ-đề
được thuận buồm xuôi gió, không có chướng ngại, mới có thể được đại tự tại.
Chân
chính trì giới niệm Phật, phải kiên trì bền vững, vĩnh viễn không thay đổi, thì
chúng ta sẽ thường xuyên thấy Phật giống ngài Hải Hiền vậy. Sự việc này không
được nói, nếu như thấy rồi, mà thường xuyên khoe khoang trước mặt người khác, quý
vị xem tôi cũng đã thấy Phật rồi, các quý vị còn chưa thấy. Thường xuyên cho quý
vị nhìn thấy Phật thì không phải là Phật, mà là ma, ma biến ra thân Phật để mê
hoặc quý vị, quý vị bị mắc lừa rồi. Tại sao vậy? Quý vị nghĩ xem, tất cả tham sân
si mạn nghi đều hiện ra, từ chỗ này để phân biệt. Nếu Phật vì quý vị mà thị hiện,
thì tuyệt đối không đem đến phiền não. Tâm chúng ta chưa đoạn tham sân si mạn nghi,
thì Phật không hiện ra, tại sao vậy? Vì hiện ra thì tạo thành chướng ngại. Thật
đoạn tham sân si mạn nghi rồi, thì dù thấy, không có tâm hoan hỷ, không có tâm ngạo
mạn, không đáng đi nói với người khác. Quý vị xem, sư phụ của lão Hòa thượng Hải
Hiền dạy ngài, rõ ràng rồi thì không được nói tùy tiện, không được nói. Cho nên
có người hỏi cảnh giới niệm Phật của Hòa thượng, lão Hòa thượng chỉ cười mà
không đáp. Đây chính là câu trả lời cho quý vị, từ biểu hiện của ngài thì quý vị
phải nhìn thấy, quý vị có thể hiểu được. Không có tơ hào khoe khoang, đây chính
là đạo ở trong bình thường, tâm bình thường chính là đạo. Quan sát tỉ mỉ, đạo ở
mặc áo ăn cơm, ở trong cuộc sống, ở trong công việc. Công việc của ngài đó là canh
tác, quý vị xem từng ly từng chút một, quan sát tỉ mỉ, là tuyệt diệu đến không
thể tả, một câu Phật hiệu chưa từng đoạn dứt. Đây là sự thật, không phải giả. Độ
chúng sanh, thấy rất rõ ràng thời tiết nhân duyên chúng sanh chín mùi rồi, lúc
chưa chín mùi đừng có động vào, đừng tự tìm phiền phức, khi duyên chín mùi rồi,
thì rất dễ dạy. Chính mình tu, chính mình tu thành rồi, đạt được sự gia trì bởi
uy thần của tất cả chư Phật, chúng sanh duyên chín rồi liền mới có thể phổ độ
chúng sanh. Vì vậy độ chính mình mới là chân chính độ chúng sanh, chính mình
không nghiêm túc làm, thì là giả, không phải thật.
Mấy
câu của sách Hợp Tán này, chúng ta phải làm sao học
tập? 法界唯心“Pháp giới duy tâm”, Pháp
giới chính là toàn vũ trụ, toàn vũ trụ chính là do tâm hiện, do Chân Tâm hiện, do Vọng Tâm mà biến, Chân Tâm là Tự Tánh, vọng tâm là A-lại-da, đây đều gọi là Phật Hoa Nghiêm. Cho nên Kinh Hoa
Nghiêm cũng chính là một trong sáu Kinh của tông Pháp-tướng, tông ấy có 6 Kinh 11
luận. 以因行華,嚴果德相“Dĩ nhân
hạnh hoa, nghiêm quả đức tướng”(Lấy
hoa nhân hạnh, để trang nghiêm quả đức tướng),
câu này chúng ta thấy lão Hòa thượng Hải Hiền 92 năm hành nghiệp thị hiện không
sót, 令顯著故。入此三昧 “Linh hiển trước cố, nhập thử tam muội”(nên khiến hiển bày được.
Nhập vào Tam-muội ấy), điều
mà Hòa thượng Hải Hiền nhập chính là niệm Phật Tam-muội, cùng với Hoa Nghiêm Tam-muội
là một không phải hai, dùng phương pháp niệm Phật gọi là niệm Phật Tam-muội,
dùng phương pháp Hoa Nghiêm chỉ quán gọi là Hoa Nghiêm Tam-muội, là một không
phải hai, nhập vào Tam-muội này, hiện tiền thấy được 10 phương Phật, thấy được cõi
nước Phật. Tại sao ngài thấy được A Di Đà Phật? Tại
sao ngài thấy được thế giới Cực Lạc? Chúng ta đã
làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi. Ngài thấy được rồi nhưng
một câu cũng không nói, chúng ta phải học điều ấy. Sau khi thấy rồi mà đi đâu
cũng nói, thì Phật không đến nữa, tại sao vậy? Bởi dính tướng, quý vị thoái
chuyển rồi. Chấp tướng là phàm phu lục đạo, Tiểu thừa thì không chấp thân tướng,
Tu-đà-hoàn không chấp thân tướng, ngài đều buông xuống hết: thân kiến, biên kiến,
kiến thủ, giới cấm thủ. Kiến thủ, giới cấm thủ chính là người nước ta gọi là
thành kiến, là cách nghĩ của chính mình, cách nhìn của chính mình, rất là chấp
vào kiến giải của chính mình, không thể dung hòa kiến giải của người khác, chính
là thành kiến của chính mình rất sâu, phải theo cách làm này
của tôi, đó gọi là thành kiến. Tu-đà-hoàn đã không
còn rồi, huống hồ La-hán, Bồ-tát.
又《嘉祥疏》曰:此三昧皆飾法身,故云華嚴“Hựu Gia Tường Sớ viết:
Thử Tam-muội giai sức Pháp thân, cố vân Hoa Nghiêm”(Lại theo Gia Tường Sớ nói: Tam-muội ấy đều trang
điểm cho Pháp thân, nên gọi là Hoa Nghiêm). Sức chính là trang sức, Tam-muội
này trang điểm cho Pháp thân, Pháp thân không có hình tướng, ý nghĩa này rất sâu
rất rộng, phải lắng tâm để lãnh hội. Có tâm đi nghĩ về
nó, không được, càng nghĩ càng loạn, khoảng cách càng xa, không nghĩ, chân thật
niệm Phật, thì niệm Phật Tam-muội hiện tiền, thế
giới Hoa Tạng cũng hiện ra. 因此三昧,莊嚴法身故。以上諸說皆明華嚴三昧之義。其中《合贊》所謂法界唯心名佛華嚴,此表一真法界唯是自心,于此了達即華嚴三昧“Nhân thử tam-muội, trang nghiêm Pháp
thân cố. Dĩ thượng chư thuyết
giai minh Hoa Nghiêm Tam-muội chi nghĩa. Kỳ
trung Hợp Tán sở vị Pháp giới duy tâm danh Phật Hoa Nghiêm, thử biểu Nhất-chân Pháp
giới duy thị tự tâm, ư thử liễu đạt tức Hoa Nghiêm tam-muội”(nhân tam-muội ấy, nên Pháp thân được trang nghiêm. Các thuyết ở trên đều
nói rõ ý nghĩa của Hoa Nghiêm tam-muội. Trong đó sách Hợp Tán gọi là Pháp giới
duy tâm tên là Phật Hoa Nghiêm, điều này biểu thị Nhất-chân Pháp giới là do tâm
mình, liễu đạt được điều ấy thì chính là Hoa Nghiêm Tam-muội). Câu này rất
quan trọng, Trong sách Hợp Tán đã nói đến, Pháp giới duy tâm. Tại sao vậy? Câu
cuối cùng của Đại sư Huệ Năng là: ‘Nào ngờ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp’, đây
chính là Pháp giới duy tâm. Nhất định phải biết, toàn vũ trụ là do Tự Tánh biến
hiện ra, bất cứ một pháp nào trong toàn vũ trụ, cho
dù một hạt bụi nhỏ, cũng là Tự Tánh. Lấy vàng làm đồ dùng, thì tất cả đồ dùng đều
là vàng, quý vị từ trên thể mà xem thì đều bình đẳng, không có khác biệt, tướng
có khác biệt, nhưng tánh không khác biệt. Kiến Tánh thì không chấp tướng, đây
là Bồ-tát. Tánh tướng là một, tánh tướng không hai, đều không chấp hai bên tánh
tướng, đây chính là Pháp thân Bồ-tát, được đại tự tại trong tất cả pháp, đây mới
chính là thật sự viên mãn, đây chính là thọ dụng chân thật. Cho nên nhất định
phải biết, Nhất chân Pháp giới chỉ do chính tâm mình. Tâm mình ở đâu? Tùy lấy một
pháp trong khắp Pháp giới hư không giới, thì người sáng tỏ sẽ gật đầu, tiện tay
lấy một pháp, chân thành tới tột cùng, dùng Chân Tâm, chứng thật tướng.
如《嘉祥疏》“Như Gia Tường Sớ”, là câu nói của Đại sư Gia
Tường: 此三昧皆飾法身“Thử Tam-muội giai sức Pháp
thân”(Tam-muội ấy đều trang điểm cho Pháp
thân), phải thể hội được ý nghĩa của nó, tại sao vậy? Bởi Pháp thân không
có tướng, Pháp thân là vô lượng vô biên công đức, tất cả đều từ Tam-muội mà đến,
cho nên chánh thọ quan trọng. Ví dụ chúng ta ăn cơm, rau quả chua ngọt đắng cay
mặn, lúc chúng ta ăn thì phải:
lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp. Chua ngọt đắng cay mặn đều không biết, cũng
không có, vậy có tính là khai ngộ không? Không tính. Tại vì sao? Quý vị là người
ngu, làm sao mà chua ngọt đắng cay mặn đều không biết. Còn nếu biết thì sao? Biết, thì quý vị là phàm phu. Vậy quý vị làm sao? Rõ rõ
ràng ràng, rất là sáng suốt, trí huệ; nhưng như như bất động, không bị chua ngọt
đắng cay mặn lay chuyển. Chuyển là thế nào? Tôi thích món này, không thích món
kia. Có thể đem chua ngọt đắng cay mặn xem thành pháp bình đẳng, tất cả đều là
giả, không có gì là thật, do tâm hiện thức biến, đó là thật hiểu rõ rồi. Thức ăn
vào đến trong miệng có sinh ra biến hóa không? Có, không phải sự biến hóa của
chúng ta, chúng ta tùy vào vật chất chua ngọt đắng cay mặn mà khởi ý niệm; ngài
không phải vậy, ngài ở trong đó sanh tâm bình đẳng, khởi tướng vui vẻ, pháp hỷ
sung mãn. Chúng ta nếm được mùi vị là chua ngọt đắng cay
mặn, quý ngài nếm được là diệu pháp, không giống nhau. Đạo lý này chúng ta phải
hiểu, cũng không khó hiểu. Ăn uống gì ở đâu cũng tốt, không có điều gì không tốt,
không nên kén chọn. Sinh nhật của lão Hòa thượng, mọi người làm một bàn đồ chay
cho ngài, ngài cũng không ăn một miếng, đó có phải là chấp trước không? không
phải vậy, đây là thương xót chúng sanh, nên làm thị hiện này. Hi vọng mọi người
đem sở thích này buông xuống, phục hồi như thường, tâm bình thường là đạo, dạy
chúng ta như vậy, người làm không làm sai.
Biểu
hiện của lão Hòa thượng, cả đời đều là hoan hoan hỷ hỷ, chỉ có lần đó là không
vui, tại vì sao? Bởi người ta đi vào con đường xa xỉ là đường hiểm, làm tăng
trưởng tâm tham, tâm tham không có biên giới, điều này phiền phức rất lớn. Cho
nên trì giới phải tinh nghiêm, cuộc sống càng đơn giản càng tốt, là dưỡng tâm. Có tâm tốt, cơ thể liền tốt, tinh thần liền tốt; dưỡng tâm,
không nên xem trọng vật chất, điều này ngay cả nhà khoa học hiện nay cũng hiểu.
10, 20 năm gần đây, nhà Cơ học lượng tử đề xuất dùng tâm điều khiển vật, ý niệm
của chúng ta có thể kiểm soát hoàn cảnh vật chất. Điều này có trong Phật pháp, chính
là trong Kinh điển thường nói: ‘Cảnh tùy tâm chuyển’, ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng
sanh’, đều nói đến đạo lý này. Chỉ cần tâm thiện, chỉ cần tâm chánh, chân
thành, liền có thể chuyển động tất cả hiện tượng vật chất, gần với chúng ta nhất,
chính cơ thể của chính mình, sau đó mới tới hoàn cảnh sinh sống chung quanh chúng
ta. Đạo lý này, nhà khoa học tới 10, 20 năm gần đây mới phát hiện, còn ở trên Kinh
từ 3000 năm trước, Phật đã nói rất rõ ràng, rất sáng tỏ rồi, người bây giờ xem
không hiểu, cổ nhân xem liền hiểu, tại vì sao? Bởi người xưa tâm thanh tịnh, người
hiện nay thì tâm dục vọng siêu vượt cổ nhân ngàn lần vạn lần. Đây là sự thật. Tâm người xưa không có dục vọng, thích ứng
trong mọi hoàn cảnh, thế nào cũng hoan hỷ, đạt được không có tướng hoan hỷ, mất
đi cũng không buồn, tâm vĩnh viễn duy trì ở trạng thái yên bình. Mặc dù nhà Nho
không có nghiêm khắc như nhà Phật, họ có lễ, hi vọng càng gần an tịnh càng tốt,
không nên cách quá xa, cho nên nhà Nho chưa ra khỏi lục đạo luân hồi, họ tu phước
báo, là phước báo nhân thiên. Nhà Phật tu mong xuất ly luân hồi, xuất ly luân hồi
nhất định phải đoạn, không chỉ hàng phục, mà phải đoạn. Chúng ta muốn vãng sanh
thế giới Cực Lạc, vĩnh viễn thoát ly lục đạo luân hồi, vĩnh viễn siêu vượt 10 Pháp
giới, thì giới định huệ rất là quan trọng.
Cổ Đại đức nói với chúng ta, Tam
Học nhất nguyên, thì Phật pháp hưng thịnh. Tam Học là nói Thích Ca Mâu Ni Phật một
đời giáo hóa chúng sanh, Ngài dạy điều gì? Dạy giới luật,
dạy thiền định, dạy Kinh điển, ba môn học đó. Giới luật thành một tông phái,
thân của Phật là thân thanh tịnh, thân bình đẳng; Thiền là tâm của Phật, tâm
thanh tịnh, tâm bình đẳng; giáo là ngôn ngữ, thuần tịnh thuần thiện. Trong giáo
bao gồm rất nhiều tông phái, ngoài Thiền Tông và Luật Tông ra, tất cả tông phái
đều thuộc về giáo hạ, có: Hiền Thủ Tông, Thiên Thai Tông, Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Tịnh Độ Tông cũng nằm trong đó, Mật Tông, bao gồm
Tiểu thừa, Trung Hoa thời xưa, thời nhà Đường có Câu Xá
Tông, thuộc về Tiểu thừa, Giáo hạ rất là nhiều. Cho nên Tông môn Giáo hạ, một
chính là ba, ba chính một, không thể phân ra. Trong Giới có Thiền, có Giáo; trong
Giáo có Giới, có Thiền; một mà ba, ba mà một, tất cả đều do Thế Tôn truyền. Sau
khi Thế Tôn diệt độ, Tổ sư Đại đức có chuyên hoằng như vậy, cho nên Tam-học như
đỉnh ba chân. Bây giờ là tướng suy, nhưng vẫn chưa tới quá suy, tại sao vậy? Mọi
người vẫn còn tôn trọng, học Thiền không hề nói Thiền tôi là cao nhất, các quý
vị đều không bằng tôi. Nếu như có suy nghĩ này thì suy rồi, xu hướng khen mình
che người, đó là không tốt. Cho nên có thể phân khoa, giống như trường học dạy học vậy, giáo học của cổ Thánh tiên Hiền ở Trung Hoa, toàn bộ điển tịch được
thu vào Tứ Khố Toàn Thư, Tứ Khố Toàn Thư giống như Đại Tạng Kinh của Phật giáo chúng
ta, tất cả đều quy về một, là một không phải hai. Phân chia, càng về sau càng
sinh ra thành kiến, khen mình chê người, khen mình chê người chính
là tướng suy bại. Càng nghiêm trọng hơn, hiện tại chúng ta
nhìn thấy, hiện nay gọi là đấu tranh nội bộ, Phật pháp gọi là khởi hống, một đạo
tràng mà tranh luận lẫn nhau, đôi bên không phục, đây gọi là gì? Đây là Phật
pháp sắp diệt rồi. Cho nên Trung Hoa
có một câu ngạn ngữ là: ‘Gia hòa vạn sự hưng’, nhất định không thể không hòa.
Hiện nay thế giới xã hội động
loạn, con người ở thế gian không có cảm giác an toàn, quý vị nói xem quá là
đáng thương, rất là đau lòng. Chúng ta học Phật rồi, cảm nhận nhẹ hơn một chút so
với mọi người. Làm sao có thể hồi phục tới an định hòa bình, giống thái bình thịnh
thế thời xưa? Bao năm nay chúng ta chỉ thấy có một người, người nước Anh, Tiến
sĩ Arnold J. Toynbee. Qua đời năm 85 tuổi, năm 1975 ông 85 tuổi. Những năm cuối
đời ông đến Nhật Bản ba lần, ông cũng từng đến Trung Quốc. Ông một đời nghiên cứu
lịch sử văn hóa, ông là một sử học gia, chú trọng về văn hóa, là người rất từ
bi, có trí huệ. Bởi vì ông đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt
là sau thế chiến thứ hai xuất hiện vũ khí hạt nhân, ông rất quan tâm đối với vấn
đề này. Chiến tranh vũ khí hạt nhân không có thắng bại, mà là nhân loại tự thảm
sát lẫn nhau, tự hủy diệt nhau. Làm sao để cứu vãn? Ông nghĩ ra một phương pháp,
gợi ý từ những gì đạt được của lịch sử Trung Hoa. Ông biết rằng những năm cuối
cùng của triều đại nhà Chu, triều đại nhà Chu 800 năm, nhưng có 500 năm là loạn
thế, Xuân Thu Chiến Quốc, dân sống lầm than, nhân dân thống khổ. Khổng tử sinh
tại thời Xuân Thu, Mạnh tử sinh ở thời Chiến Quốc. Chủ quản quốc gia quá nhiều,
rất dễ phát sinh chiến tranh, vì lợi ích mà sinh xung đột. Cho nên ông liền
nghĩ tới, Tần Thủy Hoàng là người kết thúc cuộc chiến tranh Xuân Thu của Trung Hoa,
thống nhất Trung Hoa, ở phương diện hành chính đích thực là thống nhất, tuy
nhiên thọ mạng của Vua không dài, chỉ có 15 năm. Nhà Hán lên thay thế, thời nhà
Hán xuất hiện thịnh thế. Chỉ có thống nhất mới có thể giải quyết vấn đề này.
Cho nên ông liền nghĩ tới, hôm nay nếu cả địa cầu thống nhất, thì có thể tránh
khỏi chiến tranh hạt nhân. Dùng phương pháp gì để thống nhất? Người nào để thống
nhất? Ông là người Anh, ông nói dùng văn hóa để thống nhất, dùng
giáo học thánh Hiền để thống nhất, đó là của người nào? Người Trung Hoa.
Từ
80 tuổi tới năm 85 tuổi, 5 năm này, niềm tin của ông rất là kiên cố. Có người hỏi
ông, ở thời đại nay, Trung Quốc hiện giờ còn rất loạn. Ông nói
không hề gì, suy cho cùng Trung Quốc có 5000 năm lịch sử văn hóa, nó sẽ trở lại.
Ông nói câu này. Tại sao vậy? Khi tất cả cách đi không thông rồi, thì sẽ quay nhìn
trở lại với những thứ mà lão tổ tông vốn có. Những tác phẩm của ông ấy, phỏng vấn,
đối thoại, văn chương tạp chí đều có đăng báo, thảo luận nền văn minh cổ đại của
toàn thế giới, ông thấy ưu tú nhất trên thế giới là của Trung Hoa, ông gọi là văn
hóa Đông Á. Đông Á là lấy Trung Hoa làm chủ, còn có ba vệ
tinh văn hóa là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, họ cũng có 2000 năm qua lại với
Trung Hoa, đã có học tập văn hóa Trung Hoa, không những thế mà còn rất thành tựu.
Ông nói Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, bốn nước này phải biến thành trung
tâm, đồng tâm đồng lực, liền có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới. Trung Hoa thống
nhất, tâm lượng người Trung Hoa rất rộng lượng, thời nhà Chu có thể thấy đều
này rất phổ biến, người Trung Hoa đối với đất nước rất là ít nói, hễ mở miệng
là nói thiên hạ. Cho nên thời đó Trung Hoa, 800 chư hầu thống nhất thành một nước
lớn, gọi là thống nhất thiên hạ, liên tục duy trì tới ngày hôm nay, là đại thống
nhất. Do dù thay triều đổi đại, văn hóa không có đứt đoạn, phương pháp và lý luận
dạy học chưa có đứt đoạn, điều này rất hiếm thấy.
Những ngôn luận của ông ấy,
chúng ta thấy rồi, giúp chúng ta khởi lên niềm tin đối với văn hóa Trung Hoa.
Nói rất có đầu có cuối, khen ngợi chữ Hán và văn ngôn văn của Trung Hoa. Ông chủ
trương, chữ Hán và văn ngôn văn nhất định nên biến thành ngữ văn chung của toàn
thế giới trong tương lai. Nếu muốn những thứ tốt đẹp bảo lưu tới đời sau, ngàn
năm vạn đời, nhất định phải dùng công cụ này, công cụ này là độc nhất vô nhị trên
thế giới, chỉ có phương pháp của Trung Hoa mới có thể được bảo lưu. Ông đưa ra
ví dụ, ví dụ như Khổng lão Phu tử, là con người của 2500 năm trước, hiện nay nếu
gặp chủ tịch Mao Trạch Đông, thì ngôn ngữ bất đồng, nhưng viết chữ thì có thể
giao tiếp, đều hiểu được, loại văn tự này rất tốt! Diện tích của Trung Hoa lớn
như vậy, dân số cũng rất đông, mỗi một địa phương đều có ngôn ngữ của riêng
mình, nhưng chữ viết thì thống nhất, ngôn ngữ không giống nhau, viết chữ ra thì
ý nghĩa là giống nhau. Cho nên hi vọng tương lại Hán ngữ, văn ngôn
văn, biến thành ngữ văn thông dụng của toàn thế giới, là ngữ văn của thế giới.
Là ông ấy nói, ngày nay chúng ta nhìn thấy dấu hiệu này rồi. Ông ấy là người nước
Anh, gần đây tôi nghe nói, nước Anh đã bắt đầu
từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, tất cả đều học tiếng Trung. Có người
hỏi, những người quản lý giáo dục của nước Anh, họ tại sao lại làm như vậy? Câu
trả lời của họ là: tương lai tiếng Trung là ngôn ngữ của thế giới, giống như tiếng
Anh hiện nay vậy, nếu quý vị không muốn học, thì không theo kịp thời đại. Indonesia vừa bắt đầu tháng trước, tháng bảy, toàn bộ học sinh tiểu học và
trung học, học Đệ Tử Quy của Trung Hoa, chính thức đưa vào giáo trình, chúng
tôi thấy vậy hoan hỷ. Đại học Hồi Giáo muốn mở học viện Hán Học, vị hiệu trưởng,
cũng là hiệu trưởng Đại học Hồi Giáo Indonesia hai
lần đến Hong Kong thăm tôi, nói với tôi vấn đề này, còn muốn xây một thư viện Tứ
Khố Toàn Thư, thật không thể nghĩ bàn. Hôm nay tôi tiếp đón thị trưởng của
chúng ta, còn có một vị bộ trưởng, và một vị nghị viện quốc hội,
lúc trưa có lại thăm hỏi tôi, tôi tiếp đón họ cùng ăn bữa cơm trưa. Tôi hi vọng
các tôn giáo ở Toowoomba đoàn kết, tương lai sẽ có cống hiến rất lớn đối với hòa
bình tế giới. Ba vị này cũng hoan hỷ, đây là một việc tốt.
Điển
tịch của Trung Hoa đích thực là trí huệ, Tứ Khố Toàn Thư, Đại Tạng Kinh phải
nghiêm túc nỗ lực chuyên học một môn, một môn thông rồi, khai ngộ rồi, mới quảng
học đa văn. Tại sao vậy? Để không tốn sức lực, tất cả đều thông, một quyển sách
mở ra mấy trang liền hiểu rõ ràng. Ngày trước Bồ-tát Long Thọ khai ngộ, minh
tâm kiến tánh rồi, Ngài dùng thời gian ba tháng, đem tất cả pháp mà Thế Tôn đã thuyết
trong 49 năm đọc hết toàn bộ, chúng tôi tin được. Quý vị xem Lục Tổ Đàn Kinh, nói
đến Đại sư Huệ Năng, Thiền sư Pháp Đạt cả đời chuyên nghiên cứu Kinh Pháp Hoa,
gặp ngài xin thỉnh giáo, Lục Tổ nói ngài không biết chữ, chưa xem qua Kinh này,
thầy hãy niệm cho tôi nghe. Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, rất là dài, thấy ấy niệm
tới phẩm thứ hai: Phẩm Phương Tiện, thì Lục Tổ nói: Được rồi, không cần niệm nữa,
tôi hiểu hết rồi. Người ta học Pháp Hoa, đã học 10 năm còn chưa thông, ngài chỉ
nghe mấy câu liền hiểu rõ, ngài giảng đại ý của Kinh Pháp Hoa, ngài Pháp Đạt liền
khai ngộ rồi. Dùng phương pháp này để học, thì một bộ Đại Tạng Kinh dùng ba
tháng là đủ. Quý vị chưa khai ngộ học rất khó, học 30 năm cũng không được, sau
khi khai ngộ dùng ba tháng thì thông hết rồi. Cho nên truyền thống dạy học của
Trung Hoa, và dạy học của Phật pháp Đại thừa, là lấy khai ngộ làm mục tiêu chủ
yếu, không khai ngộ thì không được! Ngộ từ đâu mà đến? Từ định mà đến. Cho nên nhân
giới đắc định, nhân định khai huệ, đây là tổng cương lĩnh dạy học của Phật pháp.
Chúng ta đi con đường này. Chúng ta học một bộ Kinh, học một bộ luận, mục đích
là gì? Mục đích là đạt định. Một môn thâm nhập, khiến tâm định lại, trừ điều này
ra thì buông xuống tất cả, sau khi khai ngộ rồi thì liền học rộng nghe nhiều, ý
nghĩa hoàn toàn tương đồng với điều mà tứ hoằng thệ nguyện đã nói đến. Hi vọng
đồng học của chúng ta, nhất là đồng học trẻ tuổi phải suy xét nhiều, thật sự tiếp
thu được phương pháp này, thì không có gì mà không thành tựu, tất cả chúng sanh
vốn là Phật, trí huệ, đức tướng đều bình đẳng. Hôm nay thời gian tới rồi, chúng
ta học tới đây thôi.
( Hết tập 104)
Nguyện đem công đức
này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.