TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN:
Tuân Tu Đức Của Phổ Hiền
Tập 114
Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Australia.
Thời gian: Ngày 05 tháng 10 năm 2014.
Dịch giả: Bình Như.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-Xà-Lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già chư chúng trung tôn (3 lần).
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 343, hàng thứ 3 từ trái qua. 為諸庶類作不請之友”Vị chư thứ loại tác bất thỉnh chi hữu”(Làm người bạn không mời của các loại chúng sanh). Mời xem chú giải của Niệm lão. 庶者,凡庶。類者,品類。又庶者眾也,庶類指眾生也。 Thứ giả, phàm thứ. Loại giả, phẩm loại. Hựu thứ giả chúng dã, thứ loại chỉ chúng sanh dã. (Thứ là: gồm nhiều. Loại là: phẩm loại. Thêm nữa thứ là: nhiều, thứ loại là chỉ chúng sanh). Thứ loại được nói trên kinh, chính là đại chúng mà hiện nay chúng ta nói. 不請之友者,《會疏》云:眾生背覺“Bất thỉnh chi hữu giả, Hội Sớ vân: Chúng sanh bối giác” (Về bất thỉnh chi hữu, trong sách Hội Sớ nói: chúng sanh ngược với giác), trái ngược với Giác tánh, 沉迷漂流,生盲無目 “trầm mê phiêu lưu, sanh manh vô mục”(trầm mê trôi nổi, mù loà không có mắt). Sanh manh chính là lúc sanh ra, con mắt bị mù, gọi là sanh manh, họ nhìn không thấy, 無希出心 “vô hi xuất tâm”(Không có tâm hi vọng xuất ly), chính là không có ý niệm của hi vọng: ra khỏi sáu đường luân hồi, đó đều là nói về thứ loại. 菩薩愍之“Bồ-tát mẫn chi”(Bồ-tát thương xót họ), Bồ-tát đại từ đại bi, 無疲厭念“vô bì yểm niệm”(không có ý niệm chán ngán mỏi mệt), ở trong lục đạo, ở trong mười pháp giới phổ độ chúng sanh. chúng ta nhìn thấy ở trong một số kinh luận, những chúng sanh mà được Bồ-tát độ đều là chúng sanh hữu duyên, Phật không độ chúng sanh không có duyên, duyên nằm ở chỗ nào? Ở chúng sanh, không ở tại Bồ-tát. Thế nào gọi là không có duyên? Chúng sanh không tiếp nhận, chính là không có duyên với Bồ-tát. Cho nên duyên không nằm ở bên Bồ-tát, mà nằm ở bên chúng sanh.
Bồ-tát độ chúng sanh: vĩnh không có có mệt mỏi, không có chán nản, không mệt không chán, đó là Bồ-tát. Chúng sanh mê hoặc điên đảo, không có trí huệ phân biệt, Không nhận thức được Bồ-tát, Bồ-tát thị hiện, họ không nhìn ra, Bồ-tát thuyết pháp, họ nghe không hiểu. Trong lời khai kinh kệ nói: Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa. Mặc dù có nguyện này, nhưng họ không có trí, thường thường đã hiểu sai ý nghĩa của Bồ-tát giảng, ở thời kỳ mạt pháp người như vậy nhiều, có mấy người có thể hiểu được ý nghĩa của Bồ-tát? Tại sao vậy? Bởi vì tất cả những gì mà Bồ-tát thuyết đều lưu xuất từ Tự Tánh, chúng sanh dùng Vọng tâm, dùng 8 thức 51 tâm sở, vĩnh viễn không thể lý giải được. Dù cho thông minh tài trí của thế gian, dường như là đã hiểu được, nhưng vẫn là hiểu sai ý nghĩa của Bồ-tát rồi, đó là người nào? Chúng ta xưng là những chuyên gia học giả. Người đại trí huệ, đại phước đức của thế gian, còn không tránh khỏi, huống chi là người thông thường? Đây là nguyên nhân gì? Bởi chân không tương ưng với vọng, chân tương ưng với chân, vọng tương ưng với vọng.
Chư Phật Bồ-tát biểu diễn: Là từ Tự Tánh, Chân Tâm lưu xuất ra, chúng sanh phải dùng Chân Tâm thì tiếp thọ được, đó gọi là người có duyên, chúng sanh phải dùng Chân Tâm. Thế nào là chân tâm? Tâm chân thành, Trong sự chân thành không có hoài nghi, không có đắn đo, chân thành là Chân Tâm, không có vọng niệm, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, phải dùng tâm như vậy. Còn phải dùng tâm thanh tịnh, dùng tâm cung kính, mới có thể xem hiểu được cách làm của Phật Bồ-tát: chính là biểu diễn cho chúng ta xem, có thể xem hiểu được, có thể nghe hiểu được. Cho nên nguyện giải như lai chân thật nghĩa, không dễ dàng!
Người thời xưa dùng Chân Tâm nhiều, Thế nào là Chân tâm? Nói một cách đơn giản, Tâm của Ngũ luân chính là chân tâm, Tâm của Ngũ thường chính là chân tâm, từ tổng quát lại mà nói. Ngũ luân không phải là giả, Phụ tử hữu thân, đặc biệt là trẻ em trong lúc thời kỳ sơ sinh, sanh ra chưa đủ một tuổi, cha mẹ dùng Chân tâm với chúng, không có bất cứ điều kiện gì; Con trẻ đối với cha mẹ cũng là Chân tâm, nhất cử nhất động của cha mẹ, một lời nói, một nụ cười chúng hoàn toàn tiếp nhận được, lưu ở trong A-lại-da thức của chúng, chính là chủng tử trong Thức thứ tám. Cho nên dạy con trẻ rất là quan trọng, quan trọng nhất chính là cắm rễ giáo dục, Ngũ luân, Ngũ thường chính là thuộc về giáo dục cắm rễ. Tương ưng với Ngũ thường, để cho con trẻ nhìn thấy, nghe thấy, tiếp xúc được, chúng liền học được. Trái lại với Ngũ thường, thì tuyệt đối không thể để chúng nhìn thấy, không thể để chúng nghe thấy, không thể để chúng tiếp xúc tới. Phải xem trong bao lâu? Đa phần là ba năm, ba năm chính là một ngàn ngày. Phương pháp giáo dục này, trẻ con ba tuổi thì liền có năng lực phân biệt đúng sai, phân biệt thiện ác, phân biệt chính tà, chúng có năng lực phân biệt. Không phải chánh, không phải thiện thì chúng liền gạt bỏ ra, chúng không thích tiếp nhận; Là thiện, là chánh, hoàn toàn tương ưng với Ngũ thường, thì chúng ưa thích, chúng tiếp thu. Ngạn ngữ xưa nói là ba tuổi xem tám mươi, gốc này được cắm chặt rồi, tới tám mươi tuổi, chính là cho đến già, chúng cũng không bị dao động, không bị thay đổi, gốc rễ rất sâu. Chúng ta hiện nay, chúng ta không nói đến người thông thường ở xã hội, chúng ta nói về Đệ tử nhà Phật, bất luận tại gia hay xuất gia, tại sao không thể thành tựu? Chính vì chúng ta không có cắm gốc đó.
Lúc thời xưa, đa phần giáo dục gia đình thảy đều có, lúc thời xưa có Từ đường, chư vị đến Từ đường xem thử Gia phả, trong Gia phả có Gia quy, có Gia huấn. Gia tộc đó, từ lớn tới nhỏ, mọi người ai cũng phải bắt buộc tuân thủ theo, giáo huấn của tổ tông đó, không được làm trái, trái lại là đại bất hiếu. Bây giờ không còn nữa, không còn Từ đường nữa, cũng không còn Gia phả nữa. Không còn Từ đường, không còn Gia phả, người không còn tình cảm đối với gia đình, họ không yêu nhà đó. Nếu như biết được lịch sử lâu đời của gia đình, từ mấy ngàn năm từng đời từng đời ghi chép lại: tới chính mình bây giờ, chư vị đều có thể xem được, chư vị liền sanh ra tâm ái hộ đối với gia đình, Luân thường đạo đức là được cắm rễ từ chỗ này. Cho nên người Trung Hoa, công việc lớn nhất của một đời chính là Tế tổ, không có việc gì lớn hơn việc này, không có điều gì quan trọng hơn điều này. Chư vị nghĩ xem, ngay cả lão tổ tông xa xưa mà chúng ta niệm niệm vẫn không quên, thì trước mắt là cha mẹ, ông bà, làm gì có lý do không hiếu thuận? Cho nên trong Luận Ngữ, Khổng tử đã nói rằng: 慎終追遠 “thận chung truy viễn“, Tế tổ chính là truy viễn, nhớ lại tổ tiên quá khứ, 民德歸厚“dân đức quy hậu”, đức hạnh của lão bá tánh, nếp sống xã hội chính là hiền hậu.
Vì vậy làm cho chúng ta nhớ đến, lịch sử 5000 năm của nước ta, dân tộc lớn như thế, đất nước lớn như vậy, đứng vững ở Đông Á 5000 năm mà không diệt, nguyên do vì sao? Chính là dựa vào sự giáo dục đó. Sự giáo dục đó hễ mà bị hủy diệt, thì Văn hóa 5000 năm của chúng ta, cũng sẽ bị hủy diệt mất trên trái đất này. Đó chính là tội nhân của dân tộc, làm sao không có lỗi với tổ tông? Tổ tông niệm niệm đều nghĩ tới con cháu đời sau, nghĩ tới ngàn năm vạn đời, phần tình cảm thân ái đậm sâu như vậy. Nhưng nếu không dạy thì trẻ em không biết, cha mẹ có trách nhiệm, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Người Trung Hoa xưa đã nói作之親 “tác chi thân”, chư vị là cha mẹ của chúng, 作之君“tác chi quân”, chư vị thời thời khắc khắc làm tấm gương cho chúng xem, quân chính là người lãnh đạo, [là] thân giáo. Đệ Tử Quy có phải là để dạy cho con trẻ học không? Không phải, chúng mới ra đời làm sao mà biết đọc? Vậy làm thế nào để dạy chúng? Đệ Tử Quy là cha mẹ của chúng: đối với ông bà của chúng, làm ra tấm gương Đệ Tử Quy ở trong gia đình, để cho đứa trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy, chúng liền học được rồi. Mặc dù chúng không thể nói chuyện, chúng cũng không thể đi lại, nhưng chúng có thể mở mắt để nhìn, tai chúng có thể nghe, chúng thảy đều có thể học được. Đó gọi là cắm rễ giáo dục, đó gọi là thai giáo, người Trung Hoa hiểu được, người Trung Hoa đem lý niệm, phương pháp của loại giáo dục này, lưu truyền xuống từng đời từng đời. Chúng ta đã thờ ơ loại giáo dục này, đại khái có 200 năm, ngày nay sự động loạn của xã hội không phải là không có nguyên nhân. Người Trung Quốc ảnh hưởng cả thế giới, nói cách khác, nếu như Trung Quốc tốt, thì cả thế giới đều tốt; Nếu như Trung Quốc diệt vong rồi, thì cả thế giới đều gặp họa. Điều này là thật, không phải giả.
Ngày nay muốn cứu Trung Quốc, bắt đầu làm từ đâu? Bắt đầu từ chính mình, mọi người có tự giác như vậy. Bắt đầu như thế nào? Tìm lại giáo huấn của lão tổ tông, nghiêm túc nghiên cứu, nghiêm túc phụng hành. Nói một cách tổng quát, lão tổ tông giáo huấn đối với chúng ta, tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc chính là tứ khoa, bốn môn học, thứ nhất là Ngũ luân, thứ hai là Ngũ thường, thứ ba là Tứ duy, thứ tư là Bát đức. Trong tủ sách ở Giảng đường của chúng ta, có 1 bộ Tứ Khố Toàn Thư, Tứ Khố Toàn Thư nói điều gì? chính là bốn cương lĩnh đó, giảng luân lý, giảng đạo đức, Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức, chính là giảng điều này. Không tương ưng với điều này, thì không thể đưa vào Tứ Khố, đó là thẩm định của quốc gia, tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Bộ sách này rất là lớn, 1500 quyển, người như thế nào thì có thể đọc? Bắt đầu đọc từ đâu? Đường Thái Tông đã biên ra phần tinh hoa này, vô cùng khó được, đều ghi chép lại tất cả tinh hoa của Tứ Khố, thành một quyển sách, gọi là Quần Thư Trị Yếu. Ông chỉ làm một nửa, từ Tam hoàng Ngũ đế tới triều Tấn, [đến] 1 triều đại trước [thời] ông, 2500 năm. [Là] quốc bảo, nước Đại Đường thịnh thế chính là dựa vào những chỉ đạo này, Đế vương, đại thần, văn võ bá quan: ai ai cũng đều tuân thủ, đều làm theo, dùng giáo huấn của lão tổ tông để trị quốc bình thiên hạ. Bây giờ chúng ta đã tìm được bộ sách này, chúng ta in ấn lưu thông số lượng lớn, ở Malaysia có một số đồng học, đem sách dịch thành tiếng Anh, rất tốt! Đó là phần tinh hoa của Tứ Khố. Đáng tiếc là không hoàn chỉnh, tại vì sao? Bởi [thời] Đường Tống Nguyên Minh Thanh: Hơn 1000 năm đó không có ở trong sách. Cho nên tôi thường xuyên nhắc nhở mọi người. Tôi lớn tuổi rồi, không có năng lực này, hi vọng người trẻ nên ghi nhớ, việc gì là việc lớn của thế gian, việc tốt nhất là gì? Chính là có thể viết tiếp phần tiếp theo của Quần Thư Trị Yếu, đem những điển tích của những học giả chuyên gia, trong thời từ nhà Đường Tống Nguyên Minh Thanh đó chép ra, làm cho tinh hoa lục của Tứ Khố Toàn Thư có một bản hoàn chỉnh. Công đức này là vô lượng vô biên. Đây là việc lớn bậc nhất thế gian, chuyện tốt đệ nhất, không có gì hơn được. Phân lượng của [bộ] Toàn Thư rất lớn, không có ai đọc được, phần tinh hoa thì người người đều có thể đọc được, người người đều cần. Làm không được, thì để trong tâm, đem treo trước cửa miệng, khuyến khích người khác, có lẽ họ có thể làm được. Cho nên chúng ta phải nhắc nhở họ, đây là sứ mạng của chính chúng ta, chúng ta phải tuyên truyền công việc này.
Phật Bồ-tát từ bi, đối với chúng sanh trong lúc mê hoặc, cũng không giảng Lễ tiết gì nữa. Nếu như họ là người sáng suốt, người có đọc qua Kinh Thi và Thư Kinh, mà họ không thủ quy củ này, thì có thể trách cứ họ; Họ không có học qua, thì cần phải tha thứ cho họ. Lễ giáo xưa, đối nhân, đối sự, đối vật: luôn giảng về cầu sự cung kính, chư vị vừa mở sách Lễ Ký ra, 曲禮曰,毋不敬“Khúc lễ viết, vô bất kính”, không có không cung kính. Chư vi xem đi, lễ là gì? Kính. Người hiện nay, người hiện nay không biết cung kính, không biết tôn trọng người, không biết tôn trọng việc, không biết tôn trọng vạn vật, không còn Lễ nữa; Trong Phật pháp, không còn Giới nữa. Tác dụng của giới với lễ hoàn toàn giống nhau, nhà Nho có lễ, nhà Phật có giới, nhà Đạo có nhân quả. Đây chính là tiêu chuẩn của xã hội đoan chính, Làm người, người thiện, người tốt, tiêu chuẩn là gì? Là tiêu chuẩn này, không trái ngược với lễ, không trái ngược với giới, không trái ngược với nhân quả, người như vậy là người tốt. Người tốt nhất định có quả báo tốt, người tốt làm việc tốt [mà] không có được quả báo tốt, đó là do nguyên nhân gì? Bởi trong đời quá khứ tạo quá nhiều việc ác, đời trước tạo nhân như vậy, biến thành quả báo đời này, là nguyên nhân như thế, quả báo của nghiệp không thiện hiện ra. Đời này đã làm việc tốt, việc tốt đó tồn tại, cả đời này đã tạo nhân như vậy, hình thành quả báo đời sau, đời sau sẽ hưởng thụ được. Nhân quả báo ứng không sai mảy may, nhất định phải hiểu đạo lý này. Sau đó chúng ta mới vô cùng nghiêm túc: đoạn ác tu thiện, điều này một chút cũng không hồ đồ.
Sau khi học Phật rồi, chúng ta biết được, quả báo thù thắng nhất là gì? Là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Đây là A Di Đà Phật, cùng với chư Phật Như Lai mười phương từ bi vô tận, vì tất cả chúng sanh: Mở ra Pháp môn không gì thù thắng bằng này, giúp đỡ chúng ta, cho dù chúng ta đã tạo ngũ nghịch thập ác, Pháp môn này có thể cứu chúng ta. Lần này chúng ta mở lớp Giới Học, có một số đồng học đến nói với tôi, họ nói lúc trước không biết, bây giờ nghe được chương trình học này. Biết được khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác: không gì không tội, có nhiều người bị dọa đã sợ hãi. Làm sao đây? Chư vị tạo nhân như vậy, quả báo phía sau là tam đồ địa ngục, chư vị có tránh được không? Không thể nào, đã kết thành chủng tử trong A-lại-da thức rồi, chủng tử đó vĩnh viễn không hư hoại, đời sau kiếp sau gặp được duyên, quả báo liền hiện tiền. Nếu chư vị thật sự hiểu rõ, sáng tỏ rồi, thì thật sự sợ hãi, trong Phật môn có một cách, chỉ có cách này, không có cách thứ hai, cách này là gì? Pháp niệm Phật này có thể cứu chư vị.
Chúng ta xem ba vị Thánh của chùa Lai Phật, trong đó có mẹ của ngài Hải Hiền, chư vị xem ba người ấy lúc ra đi, đi được tự tại biết bao, tự nhiên biết bao. Họ đã đi đến đâu? Họ đi đến thế giới Cực Lạc rồi. Một đời, không có đi học, không biết chữ, chỉ biết niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật, được rồi, chỉ một câu A Di Đà Phật này, đều giải quyết hết tất cả vấn đề. Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh, người thời Càn Long triều Thanh, [là] Đại đức của Phật môn chúng ta, [ngài] trước tác vô cùng phong phú, tôi biết đến có tới hơn 40 loại, còn tác phẩm mà tôi không biết đến, trong Vạn Tục Tạng, đã thu vào hơn 20 loại, không tới 30 loại. Tôi có xem qua [sách] của ngài như: Đại Thế Chí Bồ-tát Viên Thông Chương Sớ Sao, Quán Vô Lượng Thọ Kinh Trực Chỉ, lúc trước tôi đã giảng qua hai bộ này, thì dùng chú giải của ngài. Trong Quán Kinh Trực Chỉ có nói, trọng tội chư vị đã phạm bất thông sám hối, không có cách sám hối, tất cả kinh giáo, sám nghi đều vô hiệu rồi, đối với tội mà chư vị đã tạo, tất cả đều vô hiệu, đều không linh nữa. Lúc đó, ngài nói, còn có một môn có thể cứu chư vị, môn đó là gì? Chính là niệm Phật, một câu A Di Đà Phật này có thể cứu chư vị.
Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, trong Tịnh Tu Tiệp Yếu đã nói rất hay, 六字統攝萬法“lục tự thống nhiếp vạn pháp”(Sáu chữ thống nhiếp vạn pháp), Vạn pháp, [là] tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, sáu chữ này thống nhiếp hết rồi, một câu Phật hiệu này, 一門即是普門“nhất môn tức thị phổ môn”(một môn chính là Phổ môn), Phổ môn chính là sự đại biểu cho Bồ-tát Quán Thế Âm. Phía dưới Liên lão nói, 全事即理,全妄歸真,全性起修,全修在性,廣學原為深入“toàn Sự tức Lý, toàn vọng quy chân, toàn Tánh khởi tu, toàn tu tại Tánh, quảng học nguyên vị thâm nhập”(toàn Sự chính là Lý, toàn vọng quy về chân, toàn [từ] Tánh khởi tu, toàn tu ở Tánh, học rộng vốn vì thâm nhập). Chúng ta hôm nay quảng học không phải thâm nhập, nhập rất là cạn, cổ nhân học rộng vì để nhập sâu, mục tiêu khác nhau, lý niệm không tương đồng, 專修即是總持“chuyên tu tức thị tổng trì”(chuyên tu chính là tổng trì). Tật xấu mà người hiện nay phạm, [là] quảng học đa văn, nhập rất là cạn, không sâu, học rất tản mác rất tạp, làm đầu óc học loạn hết rồi, họ không phải tổng trì. Tịnh tông quý ở chỗ: chính là thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, không xen tạp. Đại đức xưa thường dạy chúng ta, Pháp môn này không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, chư vị có thể tuân thủ nguyên tắc này. Thì giống với ba vị Thánh ở chùa Lai Phật. Quả báo bất khả tư nghì. Ngài Hải Khánh ra đi tự tại biết bao, thân mẫu của ngài Hải Hiền, người ta đi như thế nào? Lão Hòa thượng Hải Hiền tự thân một mình, không cần người trợ niệm, chính ngài hiểu rõ phút giây nào ra đi, không nói với ai, tự mình niệm Phật vãng sanh. Từ trước tới giờ niệm Phật không đánh khánh, ngày vãng sanh đó, tự mình đánh khánh mà đi. Sanh tới thế giới Tây Phương Cực Lạc, chính là thành tựu viên mãn, thành Phật rồi. Sanh tới thế giới Cực Lạc, dù là Phàm Thánh Đồng cư độ Hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng làm A-duy-việt-trí Bồ-tát, A-duy-việt-trí cao, [là] Pháp thân Bồ-tát. Một đời tới đó liền thành Pháp thân Bồ-tát, tại sao vậy? Bởi bổn nguyện uy thần công đức của A Di Đà Phật gia trì chư vị, làm cho chư vị có trí huệ, đức năng, tướng tốt, thần thông: không sai biệt lắm với A Di Đà Phật. Đạt đến thành tựu giống như A Di Đà Phật. Không có ai tin, pháp khó tin mà.
Làm cho chúng ta nghĩ đến hiện nay, gần đây, chúng ta xem được quyển sách này, được viết bởi người Nhật Bản, Trung Quốc quan của Tiến sĩ Toynbee, cách nhìn của ngài đối với Trung Quốc, tổng kết là gì? Tương lai thuộc về Trung Quốc. Đây cũng là pháp khó tin, giống với Pháp môn Tịnh Độ của chúng ta, ai tin? Tôi hai lần thăm quan nước Anh, tôi thỉnh giáo người nước Anh, chư vị tin hay không? Tôi nói ở Đại học Cambridge, ở Đại học Luân Đôn, là Đại học danh giá hàng đầu trên thế này, giao lưu cùng với những sinh viên, những giáo sư của Hán học. Tôi đề ra vấn đề này, họ không trả lời tôi, nhìn tôi cười, cười mũm mĩm. Không trả lời tôi, tôi hỏi ngược lại, không lẽ lời của ngài Toynbee là sai sao? Họ cũng không dám nói. Cuối cùng ép tôi phải nói, tôi nói một mình, tôi nói nếu chư vị đem vấn đề này hỏi lại tôi, tôi nhất định sẽ trả lời chư vị, tôi không có một chút hoài nghi, lời ngài Toynbee nói là lời thật, ngài không có nói sai, lời ngài nói là thật. Vậy tại sao chư vị không dám trả lời tôi? Chư vị nghi ngờ đối với những lời của ngài Toynbee; tại sao không dám phủ nhận? Bởi danh tiếng của ngài Toynbee quá lớn, nên không dám phê bình ngài.
Đồ của Trung Hoa tốt như vậy, vậy tại sao chính người Trung Quốc không cần, mà đi cầu học tới phương Tây? Đây là làm cho người ta nghi ngờ, tôi nói không những chư vị nghi ngờ, mà tôi cũng nghi ngờ. Vậy tại sao ngài Toynbee lại nói chắc chắn vậy, ngài không có chút nghi ngờ sao? Ngài đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa, hiểu quá rõ lịch sử của Trung Hoa, Trung Quốc tại sao lại diễn biến ra như vậy? Ngài rõ ràng nhất. Lúc đó có người hỏi ngài, tại sao ngài lại có niềm tin như vậy? Ngài nói với người ta, nếu chư vị biết được lịch sử 5000 năm của Trung Hoa, trên thế giới này không đâu có, 5000 năm lịch sử đều được ghi lại trên văn tự, sử bộ trong Tứ Khố này, gồm kinh, sử, tử, tập. Lúc đường đi của người Trung Quốc không thông, họ sẽ quay đầu tìm về lão tổ tông, họ chính là đệ nhất thế giới. Lời nói này là thật, một chút cũng không giả. Trung Quốc thật là gặp khó khăn rồi, bây giờ làm thế nào? Chủ tịch Tập lãnh đạo mọi người tìm về lão tổ tông, ông đề xướng văn hóa truyền thống, chỉ cần đề xướng văn hóa truyền thống, Trung Quốc sẽ là đệ nhất thế giới. Như vậy chư vị sẽ tin liền, chư vị sẽ không còn hoài nghi, Văn hóa truyền thống Trung Hoa không những có thể cứu Trung Quốc, mà còn có thể cứu cả thế giới.
Trên thế giới này, vẫn còn người thật sự thông minh trí huệ, họ đã đang bắt đầu khởi hành rồi. Tháng này, tính ra là tháng trước rồi, cuối tháng tám, tôi ở Hồng Kông, nghe được có người nói với tôi rằng, cấp Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học ở Anh Quốc, đều học văn tự Trung Quốc, đây là chính sách của chính phủ. Có người hỏi họ, tại sao phải học tiếng Trung Quốc? Quan viên Bộ giáo dục của họ liền nói, tương lai của thế giới, tiếng Trung giống như tiếng Anh hiện nay, phổ biến toàn thế giới, chư vị mà không học thì sẽ bị thiệt thòi. Đó là người nước Anh thông minh. Phải học chữ Hán, phải học thể Văn cổ, tại sao vậy? Bởi bảo bối của Trung Hoa, đều dùng Hán cổ mà viết ra, chư vị có năng lực đó, thì đọc trực tiếp Tứ Khố Toàn Thư, không cần dựa vào phiên dịch. Phiên dịch không tránh khỏi sai sót, chư vị đọc trực tiếp sách tốt hơn. Indonesia tháng bảy đã bắt đầu, hướng đến Tiểu học cả nước, thúc đẩy học tập Đệ Tử Quy, họ đem Đệ Tử Quy, đem bài giảng chi tiết của thầy Thái, đều phiên dịch thành tiếng Indo, cũng chính là tiếng Mã Lai. Ảnh hưởng này rất lớn, Indo chính là quốc gia hồi giáo lớn nhất trên thế giới, họ có trí huệ, nhìn được xa.
Cho nên tất cả đều là hành vi của Bồ-tát, làm người bạn không mời của chúng sanh. Bồ-tát đại từ đại bi, không mệt không chán, thường làm người bạn không thỉnh, bởi vì Sư đạo phải tôn nghiêm, cổ nhân đã nói, 只聞來學,未聞往教 “chỉ văn lai học, vị văn vãng giáo”(chỉ nghe đến học, chưa nghe đến dạy). Hiện nay có rất nhiều, người giàu sang, mời thầy giáo tới nhà dạy cho con trẻ, gọi là gia sư, trong lịch sử Trung Hoa không có. Làm sao có thể tùy tiện, gọi thầy giáo tới nhà chứ? Đây là không cung kính thầy giáo. Không kính, thì chư vị không thể học được học vấn Thánh hiền, càng không thể học được Phật pháp, Phật pháp thì phải học từ trong sự cung kính. Chư vị không có tâm cung kính, thầy dạy chư vị; Chư vị không có tâm cung kính, thầy đối với chư vị rất khách sáo, không dạy chư vị. Tại sao vậy? Dạy chư vị là uổng công dạy. Chư vị không thể tiếp nhận, chư vị không thể phụng hành, vậy nên thầy không dạy. Hiện nay chư vị xem thời đại này, những người trẻ tuổi: Phổ biến là tâm khí không ổn định, tại sao vậy? Họ bị người khác dạy hư rồi. Ai dạy họ? Truyền hình dạy họ, internet dạy họ. Là thật, bắt đầu từ lúc sơ sinh, đứa trẻ vừa sanh ra, mở mắt ra, dựng lỗ tai dậy nghe điều gì? Truyền hình. Trong truyền hình dạy họ điều gì? Dạy họ giết trộm dâm dối. Từ nhỏ đã ăn sâu bén rễ, điều phiền phức này quá lớn rồi. Gốc rể cắm không tốt như vậy. Vì thế cho dù tiếp xúc giáo huấn Thánh hiền, cũng rất dễ mất lui đi, không chịu nổi mê hoặc bởi tài sắc danh lợi, ngũ dục thất tình ở cảnh giới bên ngoài, sức mạnh của dụ hoặc quá lớn rồi!
Thánh đạo suy rồi, không còn rễ của Thánh đạo, học Thánh, học Hiền chỉ là hình dáng bên ngoài, kỳ thật không phải, lấy Hòa thượng Hải Hiền ra mà so sánh, lão Hòa thượng Hải Hiền cả đời chưa có oán hận ai, không có nói ai không phải, và một đời cũng không có phê bình qua ai, chư vị làm được không? Người ta cúng dường ngài chiếc nhẫn vàng, đeo trên tay, để cho người tặng hoan hỷ. Họ đi rồi, liền tháo chiếc nhẫn vàng ra. Chư vị xem ngài tùy duyên biết bao, ngài có tâm tham không? Không có. Mắng ngài, phỉ báng ngài, không có sân giận, đối với bất cứ ai, đối với người vu oan ngài, đối với người ức hiếp ngài, đối với người hãm hại ngài, thảy đều một mảng từ bi. Đây là yêu cầu của Phật Bồ-tát đối với học trò, chút gió chút sóng cũng không chịu được, làm sao có thể học Phật? Làm sao có thể vãng sanh?
Vãng sanh phải nghiêm trì giới luật, chư vị nghiêm trì giới luật vãng sanh được không? Mục đích của nghiêm trì giới luật là gì? Chư vị trì giới không tới mục đích đó, chư vị uổng công trì rồi. Thứ nhất chính là khôi phục lại tâm thanh tịnh, trên đề kinh của Kinh Vô Lượng Thọ có, thanh tịnh bình đẳng giác, trì giới chính là vì điều này. Trì giới có thể đắc được tâm thanh tịnh. Chư vị xem lão Hòa thượng Hải Hiền đắc được rồi, ngài dùng phương pháp trì giới gì? Một câu A Di Đà Phật. Tổng mục tiêu của giới luật là đoạn ác tu thiện, trong tâm ngài chỉ có một câu A Di Đà Phật này, ngoài A Di Đà Phật ra thì điều gì cũng không có, ác liền không còn nữa; đó là thiện trong thiện, không có gì bằng với thiện này nữa, chính là A Di Đà Phật. Người niệm Phật chính là thiện trong thiện, không có ác, tìm không thấy ác, Lục căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, không khởi tâm động niệm, không phân biệt không chấp trước, ác đó từ đâu đến? Khởi tâm động niệm là mê, Phân biệt chấp trước chính là tạo nghiệp, nghiệp có thiện ác, thiện ác đều là nhiễm nghiệp, thảy đều là không thanh tịnh. Trong thanh tịnh không có thiện ác. Trong bình đẳng không những không có thiện ác, mà nhiễm tịnh thảy đều không có, họ không còn phân biệt nữa. Cho nên họ cao hơn thanh tịnh. Thanh tịnh là A-la-hán, Bình đẳng là Bồ-tát, Phật Bồ-tát, Giác chính là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh. Cho nên thanh tịnh với bình đẳng là thiền định, định thì bình đẳng rồi, không động, [là] 本無動搖“Bổn vô động dao”(vốn không dao động): lời của Đại sư Huệ Năng.
Cho nên, Bồ-tát thật sự rất tuyệt vời, 常為不請之友,隨逐愛護“thường vi bất thỉnh chi hữu, tùy trục ái hộ”(thường làm người bạn không cần mời, đi theo ái hộ). Đi theo những ai? Chúng sanh trong lục đạo luân hồi, chúng ta đoạ lạc tới đường nào, ngài liền theo chúng ta tới đường đó, hiện cùng loại thân với chúng ta. Chúng ta ở cõi người, ngài hiện thân người, chúng ta ở cõi súc sanh, ngài hiện thân súc sanh, luôn luôn cùng một chỗ, giúp đỡ chúng ta giác ngộ, giác ngộ rồi liền ra khỏi được luân hồi. 故《涅槃》偈曰,世救要求然後得,如來不請而為歸。”Cố Niết Bàn kệ viết: Thế cứu yếu cầu nhiên hậu đắc, Như Lai bất thỉnh nhi vi quy”(Cho nên trong Kệ của Kinh Niết Bàn ghi: Việc cứu ở đời phải cầu sau mới được, [còn] đức Như Lai không thỉnh mà tự đến). [Ở] thế gian, nếu chư vị gặp phải tai nạn, thì chư vị mới biết cầu, cầu rồi sau đó chư vị có thể đạt được; [Còn] Phật Bồ-tát, Phật Bồ-tát không cần, Phật Bồ-tát không thỉnh, chư vị không yêu cầu Ngài, Ngài cũng đến rồi, như vậy còn gì hơn nữa? Chân thật đại từ đại bi. 又不請之友,見《維摩經》曰“Hựu bất thỉnh chi hữu, kiến Duy Ma Kinh viết“(Thêm nữa, [câu] bất thỉnh chi hữu, thấy trong Kinh Duy Ma ghi). Trong Kinh Duy Ma nói, 眾人不請,友而安之”chúng nhân bất thỉnh, hữu nhi an chi”(Mọi người không thỉnh, [nhưng] bạn đến làm cho họ an ổn). Đại chúng không có ai đến thỉnh chư vị, không có ai thỉnh pháp, không có ai hướng về chư vị thỉnh giáo, chư vị xem thái độ của Phật Bồ-tát thế nào? Hữu nhi an chi. Người Trung Hoa mời bằng hữu, ‘bằng’ là đồng học, ‘hữu’ là đồng chí, đồng chí thân hơn nhiều so với đồng học. Lý tưởng của họ là cùng chí hướng, mục tiêu, phương hướng là đồng nhất, gọi là hữu, có thể kiến lập đại sự nghiệp, không giống với đồng học. Bồ-tát vĩnh viễn là thiện hữu, của tất cả chúng sanh, [tức là] Thiện tri thức.
肇公曰:真友不待請, 譬慈母之趣嬰兒。 “Triệu công viết: chân hữu bất đãi thỉnh, thí từ mẫu chi thú anh nhi”(Ngài Triệu công nói: Chân hữu không đợi mời, thí như sự yêu mến của người mẹ hiền đối với con). Chư vị còn chờ họ mời sao? Chân bằng hữu có khó khăn, chư vị biết rồi, lập tức đưa tay ra giúp, giúp họ giải quyết vấn đề. Cả đời của một người ở thế gian này, khó có được một người bằng hữu thật sự hiểu tâm mình. Người sống ở thế gian, có một, hai tri kỷ, đáng để an ủi, một đời không trôi qua uổng phí. Chúng ta hi vọng có một bằng hữu như vậy, chúng ta phải phát tâm, vì tất cả chúng sanh mà làm người bạn chân thật. Duyên này cũng không dễ dàng đạt được, tôi đời này gặp được rồi. Thời kỳ chiến tranh Trung Nhật, những học sinh chúng tôi rất là đáng thương, thời điểm đó tôi mười lăm-mười sáu tuổi, bốn người của gia đình tôi ở bốn nơi, đều rất là xa xôi. Tôi mười bốn tuổi rời khỏi gia đình, em trai tôi càng đáng thương, chín tuổi rời khỏi nhà, phải tự chăm sóc chính mình. Cho nên chúng tôi học ở trường, trường học là do nhà nước lập ra, là miễn phí, không những miễn phí, còn quản ăn quản ở, học sinh lưu vong. Học sinh ở đó đều là không có nhà, có nhà cũng không thể về, Trường học chính là nhà, thầy giáo chính là cha mẹ, bạn học chính là anh chị em, tình cảm rất là sâu đậm. Bạn bè có khó khăn, mọi người đều tự động giúp đỡ, rất khó được. Giai đoạn sau chiến tranh là thái bình, nhưng không phải thịnh thế, chiến tranh Cục bộ trên địa cầu này chưa từng bao giờ ngừng, đại đa số khu vực là an định. Người trẻ không có trải qua những tháng ngày khổ nạn như vậy, nên họ không hiểu, không hiểu được thân tình thật đáng quý; nói cách khác, họ đối với cha mẹ, đối với thân thuộc, đối với bằng hữu: Không thể khởi được tâm chân thành yêu thương. Chúng ta xem trên kinh [câu] “bất thỉnh chi hữu”, thì cảm xúc rất sâu.
Tiếp theo trong Tịnh Ảnh Sớ nói, thứ nhất, 所化眾生無機感聖,名為不請。 “sở hóa chúng sanh vô cơ cảm Thánh, danh vi bất thỉnh”(Chúng sanh được giáo hoá không có cơ duyên cảm ứng bậc Thánh, gọi là bất thỉnh). Họ đối với Thánh hiền, Thánh hiền đây là Phật Bồ-tát, Thiện tri thức. Họ không biết, họ không có ý niệm hướng về các ngài cầu giáo, đó gọi là bất thỉnh. 菩薩強化為作因緣“Bồ-tát cưỡng hóa vị tác nhân duyên” (Bồ-tát miễn cưỡng giáo hoá để làm nhân duyên), chữ cưỡng đây là miễn cưỡng, miễn cưỡng đến giáo hóa họ, vì tạo nhân duyên, đây chính là cơ hội, tạo ra cơ hội, 名友安之“danh hữu an chi“(gọi là bạn an ổn [cho] họ). Vì chúng sanh mà chế tạo cơ hội, cũng phải có duyên, có điều kiện, không có điều kiện thì không thể thành công. Hiện này chúng ta có cơ hội rồi, chịu làm không? chịu làm, chư vị là Bồ-tát tái lai; Không chịu làm, chư vị là phàm phu, không thể trách chư vị. Duyên chính là chúng ta cư trú tại: thành phố nhỏ Toowooba này, cư dân mọi ngành nghề của Toowooba này, bao gồm chính phủ, tôn giáo, mọi người đều có nguyện vọng như nhau, chúng ta cố gắng kiến tạo Toowooba này thành: Một thành phố đa nguyên văn hóa hòa hợp trên thế giới. Đồng nhận thức này không dễ dàng, đến đâu để tìm? Tìm không ra. Mọi người có một ý niệm này rồi, chúng ta làm sao có thể đem ý niệm đó xúc tiến, biến thành sự thật? Vậy thì phải tác bất thỉnh chi hữu. Bắt đầu từ đâu? Người học Phật chúng ta biết, cũng còn rất nhiều người chưa biết. Vậy tôi phải hỏi chư vị, tại sao thế giới Cực Lạc lại tốt đẹp như vậy? Còn Thế giới của chúng ta đây: Tại sao lại hỗn loạn như vầy? Trong kinh có một câu nói chúng phải luôn luôn ghi nhớ, A Di Đà Phật今現在說法“kim hiện tại thuyết pháp”(Hiện nay thị hiện đang thuyết pháp), chính là câu nói này, A Di Đà Phật giáo hóa chúng sanh chưa hề ngừng nghỉ. Người Trung Hoa xưa hiểu được, cho nên trong 學記Học Ký có một câu nói, 建國君民,教學為先“kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Xây dựng một quốc gia, lãnh đạo quần chúng cả nước, điều gì là quan trọng nhất, dạy học là quan trọng nhất. Người là được dạy tốt, [bởi] tính người vốn thiện.
Sự nghiệp của Phật Bồ-tát là giáo hóa chúng sanh, không có gì khác, hơn nữa là giáo học nghĩa vụ, không thu học phí. Học sinh đến học, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, chỉ cần chư vị chịu đến, Phật Bồ-tát liền dạy chư vị. Cho nên, Phật pháp là nền giáo học của đa nguyên văn hóa, Phật Bồ-tát là người công tác nghĩa vụ, người công tác nghĩa vụ của đa nguyên văn hoá, với danh văn lợi dưỡng thảy đều không dính dáng. Giảng chân thật cho chư vị, không có một câu giả nào, chỉ cần chư vị chịu học, chư vị nhất định được lợi ích, lợi ích này không phải là địa vị, không phải là phú quý, mà là phá mê khai ngộ, lợi ích chân thật phía sau là lìa khổ được vui. Phật dạy chúng ta lìa cứu cánh khổ, cứu cánh khổ là gì? Lục đạo luân hồi, không ra khỏi sáu đường luân hồi không phải là cứu cánh; Đắc cứu cánh vui, Cứu cánh vui là thế giới Cực Lạc. Làm sao đi? Gọi là vô thượng diệu pháp, chính là một câu Phật hiệu, tín nguyện trì danh, Đại sư Ngẫu ích nói với chúng ta. Thật sự tin tưởng, không có chút tơ hào hoài nghi, chân chánh cầu vãng sanh, lục đạo luân hồi quá khổ rồi, tôi chịu đủ rồi, tôi không muốn tiếp tục như vậy nữa. Hi vọng trong một đời này, giống Hòa thượng Hải Hiền: Tự mình nắm chắc. Chính mình chân chánh tin tưởng tự mình niệm Phật, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn tôi vãng sanh, buông xuống tất cả thân tâm thế giới. Đây là điều thứ nhất, không có năng lực cảm được A Di Đà Phật, A Di Đà Phật cũng đến làm người bạn không [cần] mời, đó chính là chư vị có điều kiện này, điều kiện chưa chín muồi, thì tìm một cơ duyên giúp tín nguyện của chư vị khởi lên.
Thứ hai, 所化眾生雖有道機,無其樂欲“sở hóa chúng sanh tuy hữu đạo cơ, vô kỳ nhạo dục”(tuy chúng sanh được hoá độ có căn cơ của đạo, nhưng không có yêu thích mong muốn đó), chữ “nhạo” này là yêu thích, họ không ưa thích, họ không muốn, 不知求聖,名為不請。菩薩隨機而為強化,名友安之。“bất tri cầu Thánh, danh vi bất thỉnh. Bồ-tát tùy cơ nhi vi cưỡng hoá, danh hữu an chi” (không biết cầu Thánh, gọi là không thỉnh. Bồ-tát tuỳ theo căn cơ mà miễn cưỡng giáo hoá, gọi là [làm] bạn an ổn [cho] họ). Tình trạng của hai dạng chúng sanh này không giống nhau, dạng thứ nhất là duyên với Phật rất cạn mỏng, không sâu, cho nên họ không có khái niệm đối với Phật, đó là dạng thứ nhất. Dạng thứ hai là đời quá khứ có từng học Phật, trong A-lại-da thức có chủng tử, nhưng chủng tử đó không mạnh, không có sức mạnh. Dạng này tôi nhìn thấy rất nhiều người, mỗi một người học Phật, đều thuộc về loại thứ hai đã nói. Chư vị có thể gặp được Phật pháp không? Có thể gặp được, chư vị xem chúng ta ngay cả Tịnh Độ cũng đã gặp được rồi. Trong Tịnh tông khó được nhất là, bản hội tập của ngài Hạ Liên Cư, thật khó được! Rất nhiều người thế hệ trước chúng ta không biết, làm sao mà biết được có bản này chứ? Nếu như không phải Pháp sư Luật Hàng mang đến mấy quyển, ngài từ Sơn Đông tới Đài Loan, đem mấy quyển tặng cho thầy Lý, lúc đó thầy Lý, liền giao cho nhà in Thụy Thành tái bản lưu hành, Đài Loan mới có người biết. Nhưng mà số lượng rất ít, tôi biết Đài Trung có in qua hai lần, lần thứ nhất là chiếu theo nguyên bản mà in, chữ lớn, lần khác thì sắp chữ lại từ đầu, chữ rất nhỏ. In qua hai lần, cũng chỉ là hai – ba ngàn quyển mà thôi. Cho nên lưu hành không rộng, rất nhiều người chưa thấy qua. Sau khi thầy Lý đã vãng sanh, duyên chín mùi rồi, rất nhiều đồng học đến tìm tôi: Hi vọng lưu hành bản này, đến tìm thôi giảng bản kinh này. Lần thứ nhất chúng ta, hình như lần thứ hai giảng tại Mỹ, Canada, lần thứ ba giảng tại Đài Loan. Trước sau giảng qua mười lần.
Chú giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thì trễ hơn, tôi [nhớ] hình như là năm 1984, tôi gặp tại nước Mỹ, lúc đó chưa có gặp tận mặt, chỉ điện thoại với Niệm lão. Ngài đưa bộ trong tay ngài, chỉ có một bộ, đem tới Mỹ, đã tặng bộ đó cho tôi, tôi vừa mở ra xem thì hoan hỷ vô lượng. Tôi gọi điện hỏi ngài: Ngài có bản quyền không? Ngài hỏi tôi: Thầy nói vậy là ý gì? Tôi nói nếu ngài có bản quyền, thì tôi tôn trọng ngài, tôi không in lại; Nếu ngài không có bản quyền, thì tôi đem đến Đài Loan, in mười ngàn bản [để] lưu hành. Ngài nghe xong liền rất hoan hỷ, không có bản quyền. Yêu cầu tôi viết giúp ngài một lời tựa, giúp ngài viết lưu niệm lên trang bìa, duyên chúng tôi từ đó mà kết thành. Thời gian ngài ở không lâu, chỉ có một tháng thì trở về. Tôi cũng không ở lâu, tôi đến Bắc kinh để thăm ngài, tới nhà ngài tham bái ngài, Chúng tôi gặp mặt thì vô cùng hoan hỷ. Giảng bộ Kinh này ở hải ngoại chỉ có mình tôi, giảng bộ Kinh này trong nước chỉ có mình ngài, hai chúng tôi gặp nhau, thật vô cùng khó được. Chú giải này thầy Lý chưa xem qua, thật đáng tiếc, thầy vãng sanh rồi, nếu như thầy vẫn còn, thì tôi nhất định thỉnh thầy viết cho ngài một lời tựa.
Đây là duyên phận không gì thù thắng bằng, chúng ta có thể gặp, chúng ta mới có thể buông xuống vạn duyên, gặp được quyển kinh tốt như vậy. Hội tập tất cả kinh luận của Phật môn, đây là đệ nhất thiện bản, tại sao vậy? Bởi mỗi một chữ, mỗi một câu: đều là kinh văn của năm bản dịch gốc, không có động chỉnh sửa một chữ, trung thành với hội tập. Bản hội tập khác thì rất nhiều, Pháp sư Hoằng Lâm đưa ra rất nhiều ví dụ, nhưng có mấy chữ đã bị chỉnh sửa rồi, vậy thì Đại đức nhà Phật không đồng ý, bản hội tập này tránh được những sai sót đó. Lão Cư sĩ bỏ ra thời gian ba năm, lại trải qua thời gian bảy năm, chỉnh sửa qua mười lần, thành bản hoàn thiện này. Tôi tìm không ra được một sự khiếm khuyết trong bản này, bản kinh không có khiếm khuyết, không có sai sót. Cho nên tôi đủ để khẳng định, 9000 năm Mạt pháp về sau của đức Thế Tôn, chỉ có bộ kinh này thật sự có thể độ được 9000 năm. Lúc đó tôi mới chịu buông xuống vạn duyên, 法尚應捨 “Pháp thượng ưng xả” (Pháp còn nên xả), lời trong Kinh Kim Cang, 何況非法“hà hồ phi pháp” (huống là chẳng phải Pháp), thảy đều buông xuống, một câu Phật hiệu niệm tới cùng.
Đây là tôi đề xướng, một câu Phật hiệu, một bộ kinh, một bộ chú giải, ngoài ra không cần gì nữa. Giới luật rất quan trọng, đúng, không sai, Tam tụ Tịnh giới chính ở trong câu Phật hiệu này, rất là viên mãn, người trì giới chư vị vẫn còn sai sót, vẫn còn chỗ khiếm khuyết làm chưa tới, một câu A Di Đà Phật này thống nhiếp rồi, đơn giản vắn tắt. Công phu của lão Hòa thượng Hải Hiền bất khả tư nghì, ngài đích thật chứng được Lý Nhất tâm Bất loạn, Lý Nhất tâm Bất loạn, chính là sự chứng đắc Minh tâm Kiến tánh của Đại sư Huệ Năng trong Thiền tông, Lý Nhất tâm Minh tâm Kiến tánh. Dựa vào điều gì? Một câu Phật hiệu, công đức của Phật hiệu không thể nghĩ bàn. Cho nên, lão Hòa thượng Hải Hiền, trong tư liệu có nói, nghiêm trì giới luật, chính là một câu Phật hiệu, Trong tâm một câu Phật hiệu, ngoài Phật hiệu ra, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, đây gọi là nghiêm trì. Bồ-tát có trí huệ, có thiện xảo phương tiện tiếp dẫn chúng sanh, có căn cơ tốt thì phải giúp đỡ họ, thành tựu họ; Căn cơ không tốt thì phải dẫn dắt họ, giúp họ cắm gốc rễ. Một đời này không thể thành tựu, đời sau kiếp sau gặp được Pháp môn này, họ sẽ tiếp tục tu học. Đời này không thể thành tựu, đời sau kiếp sau nhất định có cơ hội thành tựu, chỉ có thời gian là sớm muộn khác nhau. Đây đều là từ bi tới tột cùng!
Khoa tiếp sau đây, 護佛種性“Hộ Phật Chủng tánh” (Hộ trì dòng dõi của Phật). Hộ pháp, hộ pháp trước tiên phải hộ chính mình, tự mình cũng không thể bảo hộ tốt, thì chư vị cũng không thể hộ Phật được. Bảo hộ chính mình cho tốt chính là nghiêm túc tu giới định huệ, nhất định là do giới đắc định, chư vị nhất định phải hiểu, chư vị trì giới, mục đích của trì giới là gì? Được tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh chính là định; đắc tâm bình đẳng, tâm bình đẳng là đại định, định của Bồ-tát. Tâm thanh tịnh là định của Thanh văn, Duyên giác. Nếu trì giới không thể đắc được định, thì trì giới đó là tạo nghiệp, tại sao vậy? Bởi phân biệt, chấp trước, nhìn thấy người không trì giới thì: hủy báng, phê bình, chỉ trích. Chư vị giáo huấn người nào đó, người đó có chắc là chịu tiếp nhận hay không? Nếu như không chịu tiếp nhận, họ phản trở lại, thôi kệ, tôi không học nữa. Chư vị đoạn duyên phận học Phật đời này của người đó mất rồi, đó gọi là đoạn pháp thân huệ mạng của người, tội này là địa ngục Vô Gián.
Người chân thật trì giới, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, không có ai mà không tôn kính, tại sao vậy? Bởi tất cả chúng sanh bổn lai là Phật, cho nên ngài tôn kính. Chúng sanh tại sao lại thành ra như vậy? Bởi họ đã mê mất Tự Tánh. Tương lai nhất định họ khôi phục lại Tự Tánh, chỉ là thành Phật có sớm hay trễ, có người hiện nay thành Phật, có người đời sau thành Phật, có người vô lượng kiếp sau mới thành Phật, chung quy họ sẽ thành Phật. Làm sao chư vị có thể khinh thường họ? Làm sao chư vị có thể khiển trách họ? Họ không giống người trì giới, người trì giới nhu hoà. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật trì giới, chư Phật Bồ-tát đều trì giới, Tổ sư Đại đức cũng trì giới, không có ai phạm giới. Khởi một ý niệm không thiện chính là phạm giới rồi, khởi một ý niệm thiện cũng là phạm giới rồi, tại sao vậy? Bởi trong chân tâm không có ý niệm, đó là phẩm Tâm Địa Giới trong Kinh Phạm Võng, đó chính là sự cao nhất của giới luật, thân tâm thanh tịnh. Tâm là thế nào? Tâm là thanh tịnh bình đẳng giác, giác chính là kiến tánh, kiến tánh không gì không biết, không gì không thể. Chúng ta xem kinh văn:
【受持如來甚深法藏。護佛種性常使不絕。】
“Thọ trì Như Lai thậm thâm pháp tạng, hộ Phật chủng tánh thường sử bất tuyệt” (Thọ trì tạng pháp rất sâu của Như Lai, hộ dòng dõi Phật luôn khiến không dứt).
Câu trên đây, chữ [thọ] là tiếp thọ. Chữ [trì] là giữ gìn, 如來甚深法藏“Như Lai thậm thâm pháp tạng”; 此有二解 “Thử hữu nhị giải” (Đây có hai cách giải thích), có hai kiểu giải thích, kiểu thứ nhất, 《淨影疏》曰:明修勝解如來藏性,是如來甚深法藏。闇障既除,明現己心 “Tịnh Ảnh Sớ viết: Minh tu thắng giải Như Lai Tạng tánh, thị Như Lai thậm thâm pháp tạng. Ám chướng ký trừ, minh hiện kỷ tâm” (Trong Tịnh Ảnh Sớ ghi: Biết tu thắng giải Tạng tánh của Như Lai, là Tạng pháp rất sâu của Như Lai. Đã trừ ám chướng, sáng tỏ hiện ra tâm mình). Đó chính là minh tâm, 故曰受持 “cố viết thọ trì” (nên nói là thọ trì). Chú giải này cao, lấy Minh tâm Kiến tánh để thọ trì thậm thâm pháp tạng, Minh tâm Kiến tánh ở Tịnh Độ tông: Là Lý nhất tâm Bất loạn. Công phu của người niệm Phật, đầu tiên là đắc được công phu Thành phiến, công phu Thành phiến là cảnh giới thế nào? Tất cả lúc tất cả chỗ, chúng ta nói trong 24 giờ, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, một tạp niệm cũng không có, vậy gọi là công phu Thành một phiến. Tại sao họ không nhất tâm? Nhất tâm là đoạn phiền não, họ chưa đoạn phiền não, còn tập khí phiền não, câu Phật hiệu này có sức mạnh, khống chế được phiền não tập khí rồi. Giống như đá đè cỏ, lúc đó thật sự có sức mạnh, đè chắc phiền não, [khiến] không khởi tác dụng, [nhưng] chưa đoạn, đó gọi là Thành phiến. Cảnh giới này trong Lục tức Phật của tông Thiên Thai, gọi là “Quán hạnh Tức Phật”. Lục tức Phật là Lý tức Phật, từ trên Lý mà giảng, tất cả chúng sanh vốn là Phật, [là] từ Lý trên mà giảng; Từ trên Sự mà giảng, chúng ta hiện nay điên đảo mê hoặc, mê mất Tự Tánh, biến thành phàm phu. Phàm phu có năng lực dùng một loại phương pháp: khiến phiền não của chính mình không khởi tác dụng, chưa đoạn năm loại Kiến hoặc, cũng chưa đoạn năm loại Tư hoặc, chính là chưa đoạn Kiến tư Phiền não, nhưng mà phục được rồi, vậy cũng rất khó được. Có được công phu này thì nhất định sanh Tịnh Độ, người niệm Phật niệm tới trình độ này, A Di Đà Phật cũng sẽ đến hiện thân. Có người nhìn thấy Phật, có người nhìn thấy thế giới Cực Lạc, đó là cảm [ứng], tâm thanh tịnh của chư vị sắp xuất hiện rồi. Phật từ bi, thấy Phật, thấy thế giới Cực Lạc, thì tín tâm của chư vị tăng trưởng, chư vị không còn hoài nghi nữa. Có thật, không phải giả.
Niệm tới Nhất tâm Bất loạn, Sự nhất tâm Bất loạn: Chính là đoạn Kiến tư Phiền não rồi, đoạn Kiến tư Phiền não rồi, cảnh giới này bằng với A-la-hán, A-la-hán đoạn Kiến tư Phiền não. Cho nên người ở đẳng cấp này, vãng sanh tới Phương Tiện Hữu Dư độ của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trong Phương Tiện Hữu Dư độ, là A-la-hán, Bích-chi-phật, Tam thừa Bồ-tát, Tam thừa này là: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng của Biệt giáo, các ngài sanh cõi Phương Tiện. Tiếp tục hướng lên trên, Lý nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn chính là Minh tâm Kiến tánh. Không những đoạn Kiến tư Phiền não rồi, mà cũng đã đoạn Trần sa Phiền não, cũng phá một phần Vô minh Phiền não, phá một phẩm Vô minh, chứng một phần Pháp thân, sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ.
Chư vị phải ghi nhớ, tất cả đều là một câu Phật hiệu, không cần dùng bất cứ phương pháp nào đến giúp đỡ, chính là một câu Phật hiệu niệm tới cùng. Đại sư Hải Hiền vì chúng ta mà biểu diễn pháp này, nói với chúng ta, Tổ tổ tương truyền pháp này: là sự thật, không phải giả, ngài thực nghiệm thành công rồi. Vậy cảnh giới của ngài là gì? Chúng ta để tâm xem đĩa CD của ngài, hiển bày ra cho chúng ta xem, cảnh giới của ngài là Lý nhất tâm Bất loạn, cũng chính là Đại triệt Đại ngộ Minh tâm Kiến tánh, đó là cảnh giới của ngài. Ngài qua lại rất là thân thiết với A Di Đà Phật, rất nhiều lần, không phải ba – năm lần. Chư xem trước khi ngài sắp đi, nói với mấy vị đồng tu, mấy ngày nay A Di Đà Phật lại đến tìm tôi, nói với tôi, mấy bữa nữa tôi phải đi rồi, trước khi sắp đi mấy ngày thì đã hiện rất nhiều lần, ít nhất ba lần. Học Phật 92 năm, bản tính của ngài thật khó được, bản tính của ngài ấy: Chân thật, nghe lời, thật làm; thái độ niệm Phật của ngài: Chân thành, thanh tịnh, cung kính. Hội đủ điều kiện này, không có một ai không vãng sanh, không những vãng sanh mà phẩm vị nhất định rất cao.
Chúng ta hãy nhìn lại suy nghĩ xem, Đệ tử thợ vá nồi của lão Hòa thượng Đế Nhàn, ông thợ vá nồi cũng không biết chữ, một đời không có niệm qua một bộ kinh, không có nghe qua một buổi kinh, ngài Đế Nhàn chỉ dạy ông ấy một câu Nam Mô A Di Đà Phật, cũng dặn ông niệm liên tục. Ông ấy rất ngoan, rất nghe lời, niệm suốt ba năm, chư vị xem xem, đứng mà vãng sanh, mà còn đứng ba ngày, chờ khi lão Hòa thượng Đế Nhàn đến làm hậu sự cho ông. Đứng vãng sanh không hiếm, nhưng vãng sanh sau ba ngày mà vẫn đứng, thì chưa thấy qua. Đây nhất định là không phải giả, ông thợ vá nồi biểu diễn cho chúng ta. Chúng ta phán đoán [về] cảnh giới của ông thợ vá nồi: Cảnh giới thấp nhất là công phu Thành phiến. Công phu Thành phiến liền cảm ứng Phật đến tiếp dẫn ông, Phật đến báo tin cho ông, thọ mạng của ông vẫn còn rất dài, tới khi thọ mạng hết Phật đến tiếp dẫn. Có một hàng người thông minh, nhìn thấy Phật thì liền yêu cầu Phật, thọ mạng của con như thế không cần nữa, hiện nay con mong đi theo Ngài. Phật rất từ bi, đều mang đi. Cho nên chúng ta nhìn thấy trong Cao Tăng Truyện, nhìn thấy trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, rất nhiều người niệm Phật đều ba năm ra đi. Tôi tin rằng đa số trong đó, đều là còn thọ mạng nhưng không cần nữa, đến thế giới Cực Lạc trước thời hạn.
Tôi tin rằng Hòa thượng Hải Hiền so với ông thợ vá nồi, tuyệt không thua kém, ngài có thể trong ba năm vãng sanh không? Khẳng định có thể vãng sanh. Tại sao không đi? Bởi A Di Đà Phật muốn ngài biểu pháp, ngài có nhiệm vụ. Cho nên tôi cũng không tin thọ mạng ngài dài như vậy, chúng tôi đoán thọ mạng thông thường, có lẽ là bảy, tám mươi tuổi. Ngài có thể sống tới 112 tuổi, vì sao vậy? Bởi nhiệm vụ cuối cùng: chính là biểu pháp tăng khen tăng. Có thể là A Di Đà Phật nói với ngài, khi nào con gặp được quyển sách này, thì biểu pháp viên mãn, con có thể tới thế giới Cực Lạc rồi, Phật [sẽ] đến tiếp dẫn.
Cho nên ngài biểu pháp này, ba ngày sau liền đi, đi tự tại biết bao. Một ngày trước khi đi, ngài đi vào buổi tối, ban ngày vẫn làm việc cả ngày, ở vườn rau nhổ cỏ, tưới nước, cuốc đất, làm cả ngày, buổi tối vãng sanh rồi. Ngày hôm đó tại sao ngài không nghỉ ngơi? Tại sao vẫn nghiêm túc như vậy? Làm việc cả ngày? Đó là làm tấm gương cho chúng ta xem, gọi là làm Hoà thượng một ngày thì đánh chuông một ngày, một ngày không làm một ngày không ăn, biểu pháp như vậy, nghiêm túc có trách nhiệm. Đó là gì? Đó là kính, kính sự, kính vật, đối với công việc của ngài, chúng ta thường giảng là kính nghiệp. Nghiệp của ngài chính là hoằng pháp lợi sanh, sự hoằng pháp của ngài là thân giáo, không phải ngôn giáo. Chư vị dựa vào khởi tâm động niệm của ngài, trong xử sự đãi người tiếp vật, chú tâm mà qua sát, Kinh Vô Lượng Thọ, bất luận là Lý, bất luận là Sự, ngài thảy đều làm được. Cho nên đĩa CD đó của ngài, đó gọi là Kinh Vô Lượng Thọ sống. Tôi gọi đó là: Tổng kết của Kinh Vô Lượng Thọ. Chúng ta xem đĩa CD ấy, giống như đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ vậy, cung kính như nhau, chân thành như nhau, [xem] nhiều rồi rất có lợi ích, đâu đâu cũng có lợi ích. Có đồng học xem mấy trăm lần, nói với tôi xem mãi không chán, vì sao vậy? Bởi đâu đâu cũng có chỗ ngộ, xem thấy được con đường đạo rồi. Chúng ta phải học nhất tâm xưng niệm của ngài, tuyệt đối không có hoài nghi, thật có thế giới Tây Phương Cực Lạc, thật có A Di Đà Phật, tín nguyện trì danh, vãng sanh là thật không phải giả.
Quả thật không dễ dàng sinh ra tâm đó, vì sao vậy? Bởi tập khí phiền não quá nặng. Trì giới, đầu tiên là phá Kiến hoặc, chứng Sơ quả, chư vị phá không được Kiến hoặc, không đắc được Sơ quả; đắc không được Sơ quả, chư vị vẫn là phàm phu trong lục đạo sanh tử, không thể không biết điều này. Cho nên 9000 ngàn năm Mạt pháp, bao gồm hiện tại chúng ta, ngoài một cửa niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ này, không có con đường thứ hai có thể đi, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, môn nào cũng đều phải đoạn hoặc chứng chân. Chư vị có thể buông xuống Thân kiến hay không? biết rằng thân này không phải là ta, đừng nghĩ tới thân này, đừng tham luyến thân này, đừng vì thân này mà tạo tội nghiệp, vì thân này. Thứ hai là Biên kiến, Biên kiến là gì? Đối lập, nhị biên, có ngã liền có nhân, nhân ngã là Biên kiến; Có chân liền có vọng, chân vọng là Biên kiến; Có thiện liền có ác, thiện ác là Biên kiến; Có phàm liền có Thánh, phàm Thánh là Biên kiến. Sau khi đoạn Biên kiến rồi là cảnh giới gì? Khẳng định khắp pháp giới hư không giới là một thể với ta, từ bi trong Tự Tánh liền sanh ra rồi. Không dễ dàng! Thứ ba là Thành kiến, Phật chia điều này ra thành hai loại, thành kiến trên nhân, gọi là Giới thủ kiến, thành kiến trên quả gọi là Kiến thủ kiến. Thành kiến là gì? Tự cho là đúng, không thể hợp tác với người khác, không thể tiếp thu ý kiến của người khác, thành kiến như vậy. Thành kiến của người nào đó rất sâu, chỉ có người khác phục tùng họ, chứ họ không chịu phục tùng người khác. Loại cuối cùng là Tà kiến, tất cả những cách nhìn sai lầm, đều thuộc về Tà kiến. Không dễ dàng, ai có thể đoạn được?
Đoạn sạch sẽ năm loại Kiến hoặc sai lầm này rồi, liền hồi phục hai loại thần thông trong bản năng của chư vị, Thiên nhãn thông liền xuất hiện, Thiên nhĩ thông liền xuất hiện. Thiên nhãn thông đủ để giúp chư vị, tối thiểu chư vị có thể nhìn thấy sáu tầng trời của dục giới, có thể nhìn thấy mười tám tầng địa ngục, chư vị có năng lực này. Sơ quả Tu-đà-hoàn, Bồ-tát Sơ tín vị của Đại thừa. Chúng ta tự mình suy nghĩ xem, chúng ta đời này làm được hay không? Làm không được, muốn ra khỏi lục đạo luân hồi, vậy chỉ có tìm A Di Đà Phật, ngoài cách này ra không có cách thứ hai: có thể giúp chư vị ra khỏi lục đạo luân hồi. Sự thù thắng của Tịnh Độ, ngàn kinh vạn luận, khác chỗ cùng về, Hoa Nghiêm tới cuối cùng, Thập đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc; 25 viên thông của Kinh Lăng Nghiêm, cuối cùng là niệm Phật viên thông của Bồ-tát Đại Thế Chí, Nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quán Thế Âm. Bồ-tát Quán Thế Âm là chuyên đối thế giới Ta Bà, Bồ-tát Đại Thế Chí đó là chuyên môn đối với: khắp pháp giới hư không giới, ngài khế cơ với tất cả chúng sanh, Bồ-tát Quán Thế Âm chỉ khế hợp căn cơ của chúng sanh cõi Ta Bà, không giống nhau.
Cho nên trong Tịnh Ảnh Sớ nói, 明“minh” là hiểu rõ, 修勝解如來藏性“tu thắng giải Như Lai Tạng tánh”, Như Lai Tạng tánh chính là Lý nhất tâm Bất loạn, chính là Minh tâm Kiến tánh. Chúng ta có thể đem đó làm mục tiêu không? Nếu như đạt được mục tiêu đó, là Lý nhất tâm, sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ, phẩm vị ấy cao rồi, đây là Như Lai thậm thâm Pháp tạng. 闇障既除,明現己心,故曰受持“Ám chướng ký trừ, minh hiện kỷ tâm, cố viết thọ trì” (Đã trừ ám chướng, minh hiện tâm mình, nên nói thọ trì). Ý nghĩa của thọ trì rất sâu, đây là lấy Minh tâm Kiến tánh: làm thọ trì thậm thâm Pháp tạng.
Tiếp theo thứ hai, nói rất hay, nghe danh hiệu của Phật chính là thọ trì thậm thâm pháp tạng, 甄解“Chân giải” (trong sách Chân Giải) nói, 即聞持三世一切如來法藏也,多聞歸一聞,一聞即是聞其名號。“Tức văn trì tam thế nhất thiết Như Lai Pháp tạng dã, đa văn quy nhất văn, nhất văn tức thị văn kỳ danh hiệu” (Chính là nghe trì tạng pháp của tất cả Như Lai trong ba đời, nhiều nghe quy về một nghe, một nghe chính là nghe danh hiệu ấy). 是以聞佛名號,為受持甚深法藏也,彌合淨宗。 “Thị dĩ văn Phật danh hiệu, vi thọ trì thậm thâm pháp tạng dã, di hợp Tịnh tông” (Bởi vì nghe danh hiệu Phật, là thọ trì tạng Pháp rất sâu, càng hợp với Tịnh tông). Đây nói được quá hay rồi, không phải người từng trải thì nói không được lời này, nói hết rồi, đa văn quy nhất văn, đa môn quy nhất môn, 84 ngàn pháp môn quy về một môn, Trì danh niệm Phật; Vô lượng pháp môn quy về một môn, một môn chuyên tu Tịnh Độ, cầu sanh Tây Phương này. Đó là người nào? Người bậc đệ nhất trí huệ, họ tin tưởng, họ lựa chọn môn này, người bậc đại phước báu đệ nhất, niệm niệm không rời Di Đà. Giống như lão Hòa thượng, niệm Phật ngay trong đời sống, mặc áo ăm cơm nhưng không gián đoạn Phật hiệu, làm việc không trở ngại niệm Phật, đối người tiếp vật, trong tâm thảy đều là một câu Phật hiệu, câu này nối câu kia, một đời chưa từng để rơi mất. Tất cả lúc, tất cả chỗ, không quên câu Phật hiệu này, không để câu Phật hiệu này gián đoạn, đó là lão Hòa thượng Hải Hiền, chúng ta phải hướng theo ngài mà học tập. Sự biểu pháp của ngài, A Di Đà Phật từ bi, từ bi đến cực độ, để cho ngài biểu pháp cho chúng ta xem. Hôm nay hết thời gian rồi, chúng ta học tập tới đây.
(Hết tập 114)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.