TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – 2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM THỨ BA: ĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞI
Duyên Khởi Của Đại Giáo
TẬP 128
Chủ giảng: Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Không.
Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông.
Thời gian: Ngày 06 tháng 11 năm 2014.
Dịch giả: Vũ Văn Trà.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính
chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Kính mời ngồi. Mời mọi người
cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim
nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn; Quy y Đạt-ma, ly dục trung tôn; Quy y Tăng-già, chư
chúng trung tôn”(3 lần).
Mời
xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 362, hàng thứ nhất, đây là thỉnh pháp:
【願為宣說。】 “Nguyện vị tuyên thuyết”(Nguyện
vì [chúng con] mà tuyên thuyết).
Chỉ
một câu này. Ngài A Nan trông mong đức Phật nói rõ cho mọi người, vì sao hôm
nay: Đức Phật phóng quang minh vô cùng thù thắng kỳ đặc ấy, Tôn giả A Nan quá
khứ trước giờ chưa từng thấy, hy vọng đức Thế Tôn vì chúng con mà nói rõ. 「故請佛宣說」“Cố thỉnh Phật tuyên thuyết”(Nên
thỉnh Phật tuyên thuyết).
Khoa
đề tiếp theo đây: 「讚請許說」“Tán thỉnh hứa thuyết”(Tán thán khải thỉnh đồng ý tuyên thuyết),
đầu tiên Thế Tôn khen ngợi Tôn giả A Nan. Trong đây chia thành bốn khoa nhỏ, khoa
nhỏ thứ nhất: 「成佛機熟」“Thành Phật cơ thục”(Cơ duyên
thành Phật chín muồi), câu nói này quan trọng. Trong đó chia thành ba đoạn
nhỏ, đoạn nhỏ thứ nhất là 「佛讚問義」“Phật tán vấn nghĩa”(Đức Phật
khen ngợi nghĩa của lời hỏi), khen ngợi lời hỏi đó của Tôn giả A Nan, đã hỏi
ra bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, đức Phật vì chúng ta mà giới thiệu Thế giới Tây
Phương Cực Lạc. Mời xem Kinh văn:
【於是世尊。告阿難言。善哉善哉。汝為哀愍利樂諸眾生故。能問如是微妙之義。】“Ư thị Thế Tôn, cáo A Nan ngôn:
‘Thiện tai, thiện tai! Nhữ vị ai mẫn lợi lạc chư chúng sanh cố, năng vấn như thị
vi diệu chi nghĩa” (Lúc đó đức Thế Tôn, nói với ngài A Nan rằng: ‘Hay
thay! Tốt thay! Ông vì thương xót và mong làm lợi lạc
cho chúng sanh, mà có thể hỏi ý nghĩa vi diệu như vậy).
Trong khoa lớn: “Cơ
duyên thành Phật chín muồi”, ba đoạn nhỏ tiếp theo, chúng ta sẽ học đến: 「徵釋所以」“Trưng thích sở dĩ”(Chứng minh giải thích nguyên nhân),
nói rõ. Mời xem Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, 「右段為本師答問之語」“hữu đoạn vi Bổn sư đáp vấn
chi ngữ”(đoạn vừa rồi là lời đáp của đức Bổn sư), đức Thích Ca Mâu
Ni Phật trả lời: những điều mà Tôn giả A Nan hỏi. Trước tiên là khen ngợi, 『善哉善哉』“Thiện tai! Thiện tai!” (Hay
thay! Tốt thay!) Ý nghĩa của thiện là tốt, 「善哉善哉」“Thiện tai! Thiện tai” (Hay
thay! Tốt thay), ý nghĩa chính là ông hỏi rất hay. Thời tiết nhân duyên đã
chín muồi, mới có người hỏi ra vấn đề này, điều gì chín muồi? Cơ duyên thành Phật
chín muồi. Nếu trong đại chúng dự hội: không có người cơ duyên thành Phật chín
muồi, thì Phật không nói, vì sao? Bởi nói ra không có tác dụng. Có một người cơ
duyên chín muồi, thì Phật nhất định sẽ nói, vì sao? Bởi trong hàng Đệ tử Phật
không bỏ một ai, một người, nếu Phật thuyết pháp cho họ, thì họ nghe hiểu được,
họ được độ, họ có thể thành Phật, người khác là dự thính mà thôi. Cũng chính là
nói rõ, trong Pháp hội lần đó: khẳng định có một số người, không chỉ một người,
có một vài người duyên đã chín muồi.
Tiếp theo, Niệm
lão: dẫn lời nói trong Đại Trí Độ Luận, 「善哉善哉,再言之者,喜之至也」“Thiện tai, thiện tai, tái ngôn chi giả, thiện chi chí dã”(Thiện
tai thiện tai, lại được nói lặp lại, là thiện đến vô cùng). Đức Thế Tôn tán
thán lời khải thỉnh của Tôn giả A Nan, hoan hỷ không gì sánh được, vô cùng hoan
hỷ, vì sao vậy? Bởi duyên đã chín muồi. Duyên ấy không phải duyên bình thường, khắp
Pháp giới hư không giới: chúng sanh căn tánh chín muồi vừa tiếp xúc được, thì một
đời viên mãn thành Phật. thế nào là chúng sanh căn tánh chín muồi? Trong Kinh
Mi Đà nói rất hay, 「不可以少善根福德因緣,得生彼國」“bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ
quốc”(không thể dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên, mà được sanh về nước
kia), duyên là nói điều này. Đại chúng ở trong hội, có thiện căn chín muồi,
phước đức chín muồi, nhân duyên chín muồi. Nhân duyên là Phật giảng kinh, cũng
tức là nói họ có thiện căn, có phước đức, Phật liền phải đem nhân duyên: đóng
góp cho người có thiện căn, có phước đức, sau khi họ nghe rồi, thì có thể y
giáo phụng hành. Pháp hành vô cùng đơn giản, trong Phẩm Thứ Hai Mươi Bốn đã
nói: 「發菩提心,一向專念」“Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, thì thành công
rồi. Trong Kinh Vô Lượng Thọ đã nói tám chữ, Đại sư Ngẫu Ích: trong A Mi Đà
Kinh Yếu Giải: đã nói bốn chữ, 「信、願、持名」“tín, nguyện, trì danh”, tín nguyện chính là Bồ-đề tâm, trì
danh chính là nhất hướng chuyên niệm. Quý vị xem, bốn chữ, đời này nhất định được
sanh Tịnh Độ, sanh Tịnh Độ là bằng với thành Phật, cho nên gọi là căn cơ thành
Phật chín muồi, căn cơ thành Phật đã chín muồi. Phật đương nhiên sẽ nói bộ Kinh
này, giới thiệu cho chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Cho nên hoan hỷ đến tột
cùng, [là] thiện tai thiện tai.
「淨影師」“Tịnh Ảnh Sư”(Sư Tịnh
Ảnh), đây là Pháp sư Huệ Viễn thời nhà Tuỳ, ngài nói 「阿難所問」“A Nan sở vấn”(lời hỏi của
ngài A Nan), thứ nhất là 「稱機」“Xứng cơ”(Hợp căn cơ), thứ hai là 「當法」“Đương pháp”(Pháp thích hợp),
thứ ba là 「合時」“Hợp thời”(Hợp
thời), đúng lúc ở thời điểm này ngài đến thỉnh pháp, nên đức Thích Ca Mâu
Ni Phật tán thán ngài, ông hỏi rất hay. Trong sách Chân Giải của Pháp sư Nhật Bản
nói: 「所問稱可佛心故」“Sở vấn xứng
khả Phật tâm cố”(Do điều hỏi thật hợp với tâm Phật). Lời mà ngài A
Nan hỏi hôm nay, thoả Bổn hoài của Phật, tâm của Phật hy vọng tất cả chúng
sanh: nhanh chóng thành Phật, càng sớm thì Phật càng hoan hỷ, đó là tâm của Phật,
hy vọng quý vị sớm ngày thoát khỏi biển khổ, thế giới này là biển khổ, biển khổ
vô biên. 84 ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn, môn nào cũng là Pháp môn để thành
Phật, nhưng những Pháp môn đó đều phải đoạn Phiền não, phải phá Vô minh mới có
thể thành tựu, thời gian rất lâu! Pháp môn này, chỉ cần đầy đủ thiện căn phước
đức, một đời chắc chắn thành tựu.
Trong Kinh Pháp
Hoa, nói đến Long Nữ tám tuổi thành Phật. Vào năm ngoái chúng tôi nghe được tin
tức, trước đây mấy năm, một bé gái 10 tuổi, niệm Phật 3 năm đã vãng sanh. Bé
gái ấy rất đáng yêu, cha mẹ niệm Phật, sáng sớm đều đọc Kinh A Mi Đà, lúc bảy
tuổi nghe cha đọc kinh, hỏi cha ơi cha đọc gì vậy? Ông nói đọc Kinh A Mi Đà. Tại sao gọi là Kinh A Mi Đà? Người cha giới
thiệu Thế giới Cực Lạc: cho bé ấy, nói cho cháu nghe. Cháu nghe xong vô cùng
hoan hỷ, cô bé cũng muốn vãng sanh. Người cha nói con phải thật muốn đi. Cô bé
xin cha dẫn cô bé đi, cha cô bé nói: cha không được, A Mi Đà Phật [mới] có năng
lực dẫn con đi. Làm sao tìm A Mi Đà Phật? Ngày nào cũng niệm Ngài. Cô bé liền bắt
đầu niệm Phật, 10 tuổi, đã niệm 3 năm. Trước khi vãng sanh nói với cha, A Mi Đà
Phật đến tiếp dẫn con, con sắp đến Thế giới Cực Lạc rồi. Nói với ông ngày
tháng, đến hôm đó thật đã đi, không hề sanh bệnh, tất cả bình thường, nói đi liền
đi. Trẻ nhỏ không biết gạt người. Duyên chín muồi, nam nữ già trẻ, các ngành
các nghề, hiền ngu bất tài, đã gặp được chỉ cần chịu tin, chân chánh phát nguyện
cầu sanh Tịnh Độ, câu Phật hiệu này: Nam Mô A Mi Đà Phật, hoặc là niệm A Mi Đà
Phật, câu Phật hiệu này một mực mà niệm, thì họ thành công thôi.
Chúng
ta vào năm ngoái, Pháp sư Ấn Chí đến thăm, mang tin tức cho chúng tôi, Sư phụ của
thầy ấy, là lão Hoà thượng Hải Hiền, 112 tuổi đã vãng sanh. Lão Hoà thượng
không biết chữ, chưa từng đi học, 20 tuổi xuất gia, Sư phụ chỉ dạy ngài một câu:
Nam Mô A Mi Đà Phật, một mạch mà niệm. Lão Hoà thượng Hải Hiền thật thà, nghe lời,
thật làm, đã niệm câu Phật hiệu này 92 năm, ngài đã vãng sanh, vãng sanh tự tại.
Chúng ta xem thấy từ trong Vĩnh Tư Tập, ngôi chùa nhỏ ấy: quả thật là chùa nhỏ
rất không nổi bật, chùa nhỏ không ai đến. Lão Hoà thượng Hải Khánh là Sư đệ của
lão Hoà thượng Hải Hiền, 82 tuổi vãng sanh, biết trước lúc đi, đã lưu lại kim
thân, toàn thân xá-lợi. Lão mẫu thân của lão Hoà thượng Hải Hiền, 86 tuổi vãng
sanh, nói đi là đi, khiến người thông thường đều cảm thấy bất ngờ. Bà biết trước
ngày giờ, trước khi vãng sanh, đích thân vào bếp làm sủi cảo, cùng với con gái,
sau khi ăn xong, hai chân xếp bằng ở trên ghế, nói với mọi người, tôi đi đây,
thật sự đã vãng sanh.
Lão
Hoà thượng Hải Hiền vãng sanh, sự biểu pháp của cuối đời, ngài nói A Mi Đà Phật
dặn dò ngài, bảo ngài làm tấm gương tốt cho người học Phật, bảo ngài làm ra tấm
gương sáng của niệm Phật vãng sanh, ngài đều đã làm được. Sự biểu pháp của ngài
nói với chúng ta, thật có Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ngài thường gặp mặt với
A Mi Đà Phật, đều không giả chút nào, ngài sẽ không gạt chúng ta. A Mi Đà Phật
tán thán ngài, nói với ngài: con tu hành không tệ, tu rất khá, làm tấm gương tốt
cho người niệm Phật. Biểu pháp sau cùng, là gặp được quyển sách, do Pháp sư Hoằng
Lâm biên soạn, tên là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng Thịnh, Chỉ Có Tăng Khen Tăng. Gặp
được bộ sách ấy, vô cùng hoan hỷ, lập tức khoác áo tràng đắp y, bảo người khác
chụp ảnh cho ngài. Đó là biểu pháp sau cùng, chứng minh những gì mà bộ sách đó
nói: đều là sự thật, không phải là giả. Nội dung cuốn sách đó là gì? Là chứng
minh bản Hội Tập Kinh Vô Lượng Thọ: của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư: là chân kinh,
không phải là giả; Việc thứ hai là chứng minh: Đại Kinh Giải của lão Cư sĩ
Hoàng Niệm Tổ: là thật chẳng phải giả, là bộ Chú Giải mà chúng ta học tập hiện
nay; Thứ ba là chứng minh: mười mấy năm nay chúng ta: học tập bộ Kinh này, học
tập bộ Chú Giải này, chiếu theo đó tu hành là không có sai lầm, làm chứng cho
chúng ta.
Chụp
ảnh rồi ngày thứ ba thì ngài đã vãng sanh, đi rất tự tại, đi rất tiêu diêu. Ban
đêm vãng sanh, ban ngày vẫn làm việc cả ngày, quý vị xét xem, từ sáng đến tối, ở
trong vườn rau làm đất, nhổ cỏ, tưới nước, đã làm trọn một ngày, ban đêm thì ra
đi. Đây là làm Chứng chuyển cho chúng ta, từng ly từng tý mà Kinh Vô Lượng Thọ
đã dạy: ngài làm được toàn bộ rồi. Ngài chưa từng đọc Kinh Vô Lượng Thọ, cũng
có thể nghe người khác đọc qua, mà làm được hoàn toàn rồi. Cho nên tôi khuyên mọi
người, chúng ta tu Tịnh Độ, phải y theo ngài làm tấm gương. Ngài có Tu đức viên
mãn, Tu đức tương ưng với Tánh đức, đó chính là đẳng cấp của Cực Lạc, ngài ở Thế
giới Ta Bà: không hề khác với ở Thế giới Cực Lạc. Tất cả pháp của Thế giới Ta
Bà này: ngài đều không nhiễm phải chút nào, cũng tức là ngài: không có để việc
gì vào trong tâm, trong tâm ngài chỉ có A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra, không
có Vọng tưởng, không có Tạp niệm. Chúng ta phải nên học điều này, ngài đã buông
xuống tất cả. Phiền phức của chúng ta chính là không buông xuống, buông xuống
thì giống với ngài, là tự tại như ngài vậy, tiêu diêu như thế, vui vẻ như vậy,
pháp hỷ sung mãn.
Tiếp
theo, 「以下即如來自釋其讚歎之故」“dĩ hạ tức Như Lai tự thích kỳ tán thán
chi cố”(tiếp theo là chính đức Như Lai giải thích lý do của khen ngợi ấy).
Vì sao đức Phật hoan hỷ như vậy, khen ngợi lời thỉnh pháp của ngài [A Nan]? Phật
nói: 『汝為哀愍利樂諸眾生故,能問如是微妙之義』“Nhữ vị ai mẫn lợi lạc chư chúng sanh cố,
năng vấn như thị vi diệu chi nghĩa”(Ông vì thương xót và mong lợi lạc
cho chúng sanh, mà có thể hỏi ý nghĩa vi diệu như vậy). 「哀愍」“Ai mẫn”(Thương xót) là tâm đại bi, thấy được chúng sanh khổ.
Đặc biệt là xã hội của chúng ta hiện nay, trái đất ngày nay, xã hội hỗn loạn, tai
nạn trên trái đất rất nhiều, sống ở thời đại này khổ không nói hết. Làm sao lìa
khổ? Làm sao được vui? Bộ Kinh này: chính là phương pháp lìa khổ được vui mà: đức
Thích Ca Mâu Ni Phật dạy bảo chúng ta. Phương pháp này vô cùng có hiệu quả, nếu
quý vị là thật tin, thật nguyện vãng sanh, thì quý vị chắc chắn được thành tựu.
Đại sư Thiện Đạo tán thán Pháp môn này: vạn người tu vạn người đến, một người
cũng không sót. Vào hiện nay, người niệm Phật rất nhiều, người vãng sanh rất
ít, nguyên nhân là gì? Do chúng ta không thật sự buông xuống Phiền não, không
chân thật nhất hướng chuyên niệm, thậm chí chúng ta vẫn còn nghi ngờ, chúng ta
vẫn còn lưu luyến đối với thế giới này, vậy thì sai rồi, vô cùng sai lầm! Nhất
định phải buông xuống vạn duyên, nhất hướng chuyên niệm. Thoát khỏi Lục đạo
luân hồi là lìa rốt ráo khổ, vĩnh viễn đoạn hết tất cả khổ; Vãng sanh Thế giới
Cực Lạc là được cứu cánh vui, có thể không đến sao? Cho nên “ai mẫn” là 「悲心拔苦」“bi tâm bạt khổ”(tâm bi trừ hết khổ), “lợi lạc” là 「慈心與樂」“từ tâm dữ lạc”(tâm từ ban vui), đó là tâm đại từ bi. Vãng
sanh Thế giới Cực Lạc là ban vui, thoát khỏi sáu đường luân hồi là trừ hết khổ.
「佛讚阿難汝今願拔一切眾生苦,與一切眾生樂,乃能問如是之義」“Phật tán A Nan nhữ kim nguyện bạt nhất thiết chúng sanh khổ, dữ nhất
thiết chúng sanh lạc, nãi năng vấn như thị chi nghĩa”(Đức Phật khen ngài
A Nan, nay ông nguyện mong nhổ sạch khổ của tất cả chúng sanh, ban vui cho hết
thảy chúng sanh, mới có thể hỏi ý nghĩa như vậy). Lời hỏi hôm nay của ông, ý
nghĩa đó lớn biết bao, sâu dường nào, cũng là một việc thiện lớn khó gặp trong
vô lượng kiếp, ngài A Nan đã gặp được, nắm chắc cơ hội, không để lỡ qua.
「微妙者,法體幽玄故曰微」“Vi diệu giả, Pháp thể u huyền cố viết vi”(Về vi diệu, Pháp thể
sâu xa huyền diệu nên nói là vi). Pháp thể chính là Tự Tánh, Bản thể của vạn
pháp. U huyền là chúng ta nhìn không thấy, nghe không được. Điều đó vô cùng vi
diệu, đó là thật sự tồn tại. Khi Đại sư Huệ Năng khai ngộ, Minh tâm Kiến tánh, ngài
đã thể hội được. Pháp thể là u huyền thế nào? Là vi diệu ra sao? Đại sư Huệ
Năng nói cho chúng ta: 20 chữ rất đơn giản, câu thứ nhất ngài nói: 「何期自性,本自清淨」“Hà kỳ Tự Tánh, bổn tự thanh tịnh”(Nào
ngờ Tự Tánh, vốn tự thanh tịnh). Trước nay chưa từng ô nhiễm, Tự Tánh chính
là Chân Tâm, là Bản thể của của vạn pháp, đó là thanh tịnh. Câu thứ hai, Tự
Tánh 「不生不滅」“bất sanh bất diệt”(không sanh
không diệt). Không giống với tất cả pháp trong vũ trụ, tất cả pháp đều là
pháp sanh diệt, chỉ có Tự Tánh, không phải là pháp sanh diệt, không có sanh diệt.
Câu thứ ba, Tự Tánh 「本自具足」“bổn tự cụ túc”(vốn tự đầy đủ),
đầy đủ điều gì? Đầy đủ tất cả pháp, viên mãn đầy đủ. Quý vị muốn hỏi đầy đủ là
những gì? Trong câu cuối cùng đã nói ra, 「能生萬法」“năng sanh vạn pháp”(có thể sanh
ra vạn pháp), tức là nói Tự Tánh đầy đủ vạn pháp, đầy đủ tất cả pháp của
toàn vũ trụ.
Tự
Tánh có hai phương diện ẩn, và hiện, gặp được duyên thì hiện, hiện chính là vạn
pháp, là toàn bộ vũ trụ; Không có duyên thì khởi lên ẩn tàng, liền không hiện nữa.
Không hiện chẳng phải diệt, hiện ra chẳng phải sanh, Tự Tánh không sanh không
diệt. Vì sao có hiện, có không hiện? Do duyên phận, gặp được duyên thì hiện, không
có duyên thì không hiện. Cho nên dùng hai chữ vi diệu để hình dung, vi tức là rất
khó lý giải, diệu là nói diệu dụng của Tự Tánh có thể sanh vạn pháp. Tuy sanh vạn
pháp, nhưng vạn pháp không phải là thật, mà là hư vọng, là giống như mộng ảo bọt
bóng vậy, trong Kinh Kim Cang nói rất hay, 「如夢幻泡影」“như mộng huyễn bào ảnh”(như mộng
ảo bọt bóng), không thể nghĩ bàn.
Giải
thích chữ “vi diệu” tiếp theo đây, điều hỏi của Tôn giả A Nan hôm nay, khiến
cho tất cả chúng sanh lìa rốt ráo khổ, ban cho tất cả chúng sanh cứu cánh vui, đó
chính là khuyên mọi người: tín nguyện trì danh, cầu sanh Cực Lạc. Cho nên hỏi
được ý nghĩa như vậy, “ý nghĩa như vậy” tức là những gì được nói trong bộ Kinh
này. Tiếp theo nói: 「蓋以法之本體幽深玄妙,非語言分別之所能知」“Cái dĩ pháp chi Bản thể u thâm huyền diệu,
phi ngữ ngôn phân biệt chi sở năng tri”(Đại khái vì Bản thể của pháp sâu
xa huyền diệu, chẳng phải ngôn ngữ phân biệt mà có thể biết được), nói
không ra được điều đó, chỉ chứng mới biết. Chư Phật Như Lai triệt để hiểu rõ, quý
Ngài cũng nói không ra, nhất định phải chính quý vị chứng. Làm sao chứng? Niệm
Phật vãng sanh Thế giới Cực Lạc thì chứng được, sanh đến Thế giới Cực Lạc, gặp
được A Mi Đà Phật, thì hoàn toàn thông đạt hiểu rõ Thể Dụng của vi diệu ấy. Nên gọi là vi diệu.
Công
đức của lời hỏi đó, tiếp theo dùng ví dụ để nói, 「喻問超勝」“Dụ vấn siêu thắng”(Ví dụ lời hỏi siêu việt thù thắng), thù
thắng không gì sánh được. Chúng ta xem văn kinh:
【汝今斯問。】“Nhữ kim tư vấn” (Lời hỏi của ông
hôm nay).
Lời hỏi này của ông.
【勝於供養一天下阿羅漢。辟支佛。】“Thắng ư cúng
dường Nhất thiên hạ A-la-hán, Bích-chi-phật”(Vượt hơn cúng dường một
Thiên hạ A-la-hán, Bích-chi-phật).
Còn gì tuyệt vời hơn điều này. Ý nghĩa của 『一天下』“Nhất Thiên hạ”(Một Thiên hạ) là gì? Chúng
ta đọc hết văn Kinh này đã.
【布施累劫。諸天人民。蜎飛蠕動之類。】“Bố thí luỹ
kiếp, chư thiên nhân dân, quyên phi nhuyễn động chi loại”(Bố thí nhiều
kiếp: chư thiên nhân dân, các loài bò bay máy cựa).
Câu cuối này tổng kết.
【功德百千萬倍】“Công đức
bá thiên vạn bội”(Công đức trăm ngàn vạn lần).
Lời
hỏi đó, hỏi ra bộ Kinh này, bộ Kinh này, công đức lời hỏi của ngài A Nan như điều
được nói trong Kinh, là thật, không phải giả. Hiện nay chúng ta khuyên mọi người:
học tập bộ Kinh này, học tập Pháp môn này, chúng sanh nghe hiểu rồi thật làm, thì
công đức của người nghe, người nói ấy, cũng là trăm ngàn vạn lần, giống với điều
đó.
Chúng
ta xem Chú Giải của Niệm lão, 『汝今斯問』“nhữ kim tư vấn”(lời hỏi của ông
hôm nay), câu này trở xuống mãi đến cuối đoạn này, đều nêu rõ công đức lời
hỏi đó của ngài A Nan. 「一天下乃四天下之一,四天下者,即住於須彌山四方之四大洲:南瞻部洲(即地球),東勝神洲,西牛貨洲,北鬱單洲。故知一天下即一大洲」。“Nhất Thiên hạ nãi tứ Thiên hạ chi
nhất, tứ Thiên hạ giả, tức trụ ư Tu Di sơn tứ phương chi tứ đại châu: Nam Thiệm
Bộ Châu (tức địa cầu), Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hoá Châu, Bắc Uất Đơn
Châu. Cố tri nhất Thiên hạ tức nhất đại châu” (Một Thiên hạ là một trong bốn Thiên hạ. Bốn Thiên hạ, tức
là bốn châu lớn trụ ở bốn phương của núi Tu Di: Nam Thiệm Bộ Châu (tức là trái
đất), Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hoá Châu, Bắc Uất Đơn Châu. Nên biết một
Thiên hạ tức là một châu lớn). Ở chỗ này, chúng ta có thể trực tiếp giải
thích: chính là địa cầu này, một Thiên hạ chính là trái đất này. Trên trái đất này có không ít: A-la-hán,
Bích-chi-phật, vì trái đất là Phàm Thánh Đồng Cư độ, phần nhiều quý ngài sống ở
núi cao, nơi không có dấu chân người đến, có một số sống ở hải đảo. Quý ngài đến
đi tự do, không có trở ngại, đầy đủ sáu loại thần thông, quý ngài không cần
phương tiện giao thông, quý ngài có Thần túc thông. Những vị A-la-hán, Bích-chi-phật
ấy, sống ở thế gian này, nếu không có những Thánh Hiền đó trụ ở thế gian, mà tội
nghiệp của người trái đất tạo nặng như vậy, thì trái đất này sớm đã bị huỷ diệt
mất. Người tạo tác tội nghiệp, được thơm lây từ A-la-hán, Bích-chi-phật, nên địa
cầu này vẫn còn tồn tại. Cúng dường một vị A-la-hán, cũng xưng nói không hết
phước báu đạt được, quý vị cúng dường hết A-la-hán, Bích-chi-phật: sống ở trên
cả địa cầu, còn gì tuyệt hơn công đức ấy! Đó là nêu ra Thánh nhân.
Tiếp
theo lại nói người phàm, 『布施累劫』“Bố thí luỹ kiếp”(Bố thí nhiều kiếp),
Bố thí không phải thời gian ngắn, mà thời gian rất dài. Đối tượng Bố thí là gì? Là 『諸天人民』“chư thiên nhân dân”, trời, 28 tầng trời, cộng thêm cõi người, đó
chính là hai đường trời người, số lượng quá lớn, cõi người không nhiều, hơn bảy
tỷ người sống trên trái đất, ngoài ra sáu tầng trời Dục giới, 18 tầng trời Sắc
giới, còn có bốn tầng trời Vô sắc giới, 28 tầng trời cộng lại: số lượng thiên chúng
đó thật là lớn! Lại thêm đường Súc sanh, 『蜎飛蠕動』“quyên phi nhuyễn động”(bò bay máy cựa) là đường Súc sanh, công
đức thật bất khả tư nghì. Ở chỗ này đức Phật nói với chúng ta, 『百千萬倍』“bá thiên vạn bội”(trăm ngàn vạn
lần), công đức ấy so với điều đã nói: còn phải tăng thêm trăm ngàn vạn lần.
Chúng
ta nói tu phước ở nhân gian, tu đại phước đức, đến nơi nào tu? Đến trong Phật
môn để tu. Cách tu thế nào? Thật làm chiếu theo lời dạy của bộ Kinh điển này. Cách
làm ra sao? Quý vị vào sớm tối, cung cung kính kính: đem bộ Kinh này đọc một lần
từ đầu đến cuối, không đọc sai một chữ, không đọc sót câu nào, công đức của quý
vị chính là trăm ngàn vạn lần. Là thật ư? Thật vậy, không có công đức nhiều như
thế, không có công đức lớn như vậy, thì quý vị dựa vào điều gì để vãng sanh? Đạo
lý chính ở chỗ này. Dưỡng thành thói quen, mỗi ngày đọc hai lần. Còn có người
chuyên niệm Kinh này, đó là họ có phước báu, có phước báu là thế nào? Họ có thời
gian, một ngày đọc được 10 lần. Nếu thông thường đọc bộ Kinh này, đọc một biến
đại khái một tiếng đồng hồ, đọc rất thuần thục thì khoảng 40 phút. Mới đầu đọc
một biến có thể hai giờ, đọc trên nửa năm, thì một giờ là đủ rồi, nếu bền lòng,
có nghị lực, không gián đoạn, thì làm đến được, không phải chẳng làm được. Đây
là tu tích công đức chân thật, công đức này có thể giúp quý vị: thoát khỏi Lục
đạo luân hồi, giúp quý vị vãng sanh Thế giới Cực Lạc, có thể không làm ư?
Tuổi
tác đã cao, 7-8 mươi tuổi, thân thể suy yếu, đọc kinh khó khăn, cũng có phương
pháp, là nghe. Hiệp hội chúng ta đây: dâng tặng đĩa CD đọc tụng, có [máy] mang
theo thân để nghe đọc tụng, vậy thì tiện lợi rồi. Tốc độ đọc kinh, tôi thấy được
chúng ta có ba loại, có 40 phút, có một tiếng đồng hồ, có nửa tiếng đồng hồ, quý
vị ưa thích tốc độ nào, thì quý vị chọn loại đó. Nghe nhiều như vậy là tích luỹ
công đức, ít khởi Vọng tưởng, ít có Tạp niệm, niệm ra tâm thanh tịnh của chính
mình, niệm ra tâm bình đẳng, thì quý vị sẽ khai ngộ. Giống với lão Hoà thượng Hải
Hiền, ngài ấy Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, có công phu đó, tương lai
vãng sanh sinh Thật Báo Trang Nghiêm độ, chúng ta chẳng thể không biết điều
này. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất của đoạn này, tôi đã nói rõ ràng, nói sáng tỏ
cho chư vị, cần phải ghi nhớ, phải thật làm.
Chúng
ta xem tiếp trang 364, câu đầu tiên:
【何以故】“Hà dĩ cố”(Vì
sao vậy).
Vì
sao có thể có công đức lớn như vậy? Đây là tiếp tục điều nói phía trước, có người
nghe nghi ngờ, ở chỗ này đức Thế Tôn giải thích cho chúng ta.
【當來諸天人民。】 “Đương
lai chư thiên nhân dân”(Tương lai chư thiên nhân dân).
『當來』‘Đương lai’
nghĩa là tương lai, chính là chỉ chúng ta hiện nay, đức Thích Ca Mâu Ni Phật giảng
bộ Kinh này: giảng vào 3000 năm trước. 『諸天人民』“Chư thiên nhân
dân”, chúng ta ở cõi người.
【一切含靈。】“Nhất
thiết hàm linh”(Tất cả hàm linh).
Cõi
Súc Sanh.
【皆因汝問而得度脫故。】“Giai nhân nhữ vấn nhi đắc độ thoát cố”(Đều
nhờ lời hỏi của ông mà được độ thoát).
Chú
Giải của Niệm lão, chúng ta đọc một lần. 「蓋以當來諸天人民,一切含靈,皆因汝問而得度脫故」“Cái dĩ đương lai chư thiên nhân dân, nhất
thiết hàm linh, giai nhân nhữ vấn nhi đắc độ thoát cố”(Bởi vì tương lai
chư thiên nhân dân, tất cả hàm linh, đều nhờ lời hỏi của ông mà được độ thoát).
Đó là Kinh văn. 「含靈指含有靈性者,即眾生也。」“Hàm linh chỉ
hàm hữu Linh tánh giả, tức chúng sanh dã”(Hàm linh chỉ bao gồm có Linh
tánh, tức là chúng sanh). Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo, Địa ngục đạo: đều là chúng sanh hàm linh, bao gồm
toàn bộ. 「《漢譯》曰:阿難,今諸天帝王人民」“Hán Dịch viết: A Nan, kim chư thiên Đế
vương nhân dân”(Trong bản Hán Dịch viết: A Nan! Nay chư thiên Đế vương
nhân dân), chư Thiên, 28 tầng trời, Đế vương nhân dân là cõi người, tất cả
hàm linh là bao hàm toàn bộ Lục đạo rồi. Đều nhờ lời hỏi của ông mà được độ
thoát, do lời hỏi của ngài A Nan, mà đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói ra bộ Kinh
này, bộ Kinh này có thể độ tất cả chúng sanh Lục đạo. Khi quý vị thấy sự đáng
thương của tất cả chúng sanh, lúc chịu khổ chịu nạn, thì quý vị đọc bộ Kinh này
cho họ nghe, họ được thọ dụng. Không thể đọc bộ Kinh này, thì niệm A Mi Đà Phật,
niệm danh hiệu cho họ nghe, hiệu quả, vô cùng có tác dụng.
Chúng
ta xem một đoạn câu chuyện của lão Hoà thượng Hải Hiền, ngài từng ở đường nhỏ
trên vách núi đá, gặp phải một cặp sói. Lúc này đã gặp phải, chạy trốn cũng
không thể thoát. Lão Hoà thượng tin sâu nhân quả, nếu là đã gặp oan gia chủ nợ,
đáng bị chúng ăn thì cho chúng ăn tính sổ thôi, chạy cũng không thoát được, nên
niệm A Mi Đà Phật. Không nghĩ đến chú sói đó ngậm ống quần của ngài, dắt ngài đến
trong một hang động, là hang sói, thấy được sói mẹ sinh con, gặp khó khăn, dường
như đã sắp chết, nằm ở nơi đó. Trong tâm lão Hoà thượng đã hiểu rõ, chú sói là
đến cầu cứu, ngài liền ngồi bên cạnh sói mẹ, nhắm mặt lại: niệm Nam Mô A Mi Đà
Phật. Đã niệm mười mấy phút, sói mẹ tỉnh trở lại, sinh được năm chú sói con. Con
sói già ấy đối với ngài: vừa cúi đầu, vừa vẫy đuôi, cảm tạ ngài. Ngài khai thị
với chúng sói ấy, nói quý vị phải thường làm việc tốt, ít làm việc xấu, đời
tương lai đến Phật đạo, không nên đến đường Súc sanh, làm Phật tốt biết bao, ngài
liền rời khỏi. Ngày hôm sau trở lại, ở chỗ đó lại gặp sói, không biết sói đó: ở
đâu mà đã tìm được miếng mật ong rừng, đặt ở trước mặt ngài, lắc đầu vẫy đuôi, để
báo ân, tặng quà. Cho nên ngài nói với các đồng tu đạo hữu của ngài rằng: quý vị
xem súc sanh cũng biết báo ơn, người vong ơn phụ nghĩa thì nhiều, còn súc sanh
hiểu được báo ơn.
Đó
chính là nói, một câu Phật hiệu độ được chúng sanh, có thể độ súc sanh, súc sanh
có Linh tánh, chúng biết lão Hoà thượng có tu hành, lão Hoà thượng có đạo đức, ngài
có thể cứu sói mẹ. Chúng ta phải học điều đó, chúng ta gặp được trùng nhỏ, loài
kiến, phải nên niệm Phật cúng dường chúng, khuyên chúng không nên làm súc sanh
nữa, niệm Phật đến Thế giới Cực Lạc tốt biết bao. Chúng ta dùng Chân tâm để
khuyến khích, chúng có cảm giác, chúng có thể cảm nhận được. Gặp được tất cả
chúng sanh đều là người có duyên, không thể luống qua.
Lời hỏi đó của ngài A Nan: 「蓋因此問而引出,凡聖齊收」“Cái nhân thử vấn nhi dẫn xuất, phàm
Thánh tề thâu”(Bởi do lời hỏi ấy mà dẫn ra, [Pháp môn] thâu nhiếp cả phàm lẫn Thánh), Phải chú ý đến mấy câu nói này. Pháp môn
Tịnh Độ tông thâu nhiếp cả phàm lẫn Thánh, phàm là phàm phu Lục đạo, Thánh là đến Đẳng
giác Bồ-tát, từ Sơ quả Tu-đà-hoàn đến Đẳng giác Bồ-tát, bình đẳng được độ, còn
gì tuyệt hơn điều này? 「利鈍悉被」“Lợi độn tất
bị”(Bao trùm cả lợi căn độn căn), căn tánh nhạy bén, người thông
minh; độn căn là người tương đối ngu đần, tuy họ không hiểu, không biết, nhưng
họ chịu niệm, như hạng người ông thợ vá nồi. Ông biết nhân gian khổ, tâm lìa khổ
đó của ông vô cùng khẩn thiết, cho nên câu Phật hiệu đã khởi tác dụng rất lớn, niệm
được 3 năm, thật sự đã khởi cảm ứng với A Mi Đà Phật. Công phu của người niệm
Phật: đến trình độ nhất định, thì Phật đến thị hiện, ông đã thấy được A Mi Đà
Phật. A Mi Đà Phật chắc chắn nói với ông, con vẫn còn thọ mạng dài bao nhiêu, đợi
khi thọ mạng của con hết, Ta đến tiếp dẫn con. Có hạng người không có lưu luyến
với thế gian này, gặp được A Mi Đà Phật họ liền không buông tay, cầu A Mi Đà Phật
dẫn con đi ngay bây giờ, con không cần thọ mạng nữa. Đức Mi Đà từ bi, không có
chẳng đáp ứng. Đặc biệt là Tập khí nặng, tạo nghiệp sâu, Phật biết một niệm tâm
ấy rất khó được, nếu không độ họ, thì tương lai về sau họ lại tạo nghiệp thì rất
khó độ. Nên chỉ cần họ mong muốn, thì Phật nhất định sẽ dẫn họ đi, ví dụ như vậy
quá nhiều quá nhiều rồi.
Lão
Hoà thượng Hải Hiền, tôi tin ngài lần đầu tiên thấy Phật: nhất định là vào hơn
20 tuổi, chưa đến 30 tuổi, ngài đã thấy được A Mi Đà Phật. Tôi tin ngài cũng thỉnh
cầu A Mi Đà Phật dẫn ngài đi, nhưng A Mi Đà Phật không dẫn ngài đi, nguyên nhân
là gì? Chính ngài đã nói ra. Ngài nói A Mi Đà Phật khích lệ: con tu không tệ,
tu rất khá, có thể làm tấm gương tốt cho người khác, bảo ngài trụ thêm bao
nhiêu năm nữa. Cho nên thọ mạng của ngài sống lâu như vậy: không phải do chính
ngài vốn có, tuổi thọ vốn có của chính ngài, thông thường chúng ta nghĩ: cũng
không quá 7-80 tuổi. Quý vị xem Sư đệ của ngài, 82 tuổi vãng sanh; mẫu thân của
ngài 86 tuổi vãng sanh, cũng chỉ là như thế. Vì sao sống đến 112 tuổi? Do đợi
quyển sách ấy. Hiện nay chúng ta gặp phải khó khăn quá lớn, ngài đến làm chứng
cho chúng ta. Cho nên ngài cầm ở trên tay cuốn sách ấy, đó là tác chứng chuyển
sau cùng của ngài, biểu pháp này. Khi biểu pháp này, cho nên ngài thấy được quyển
sách ấy: đã hoan hỷ vô cùng, là vì sao? Bởi A Mi Đà Phật [sẽ] dẫn ngài đi, không
kéo dài thời gian nữa. Khi chưa gặp bản sách ấy thì không được, A Mi Đà Phật đã
bảo ngài: con phải đợi, đợi hai năm nữa. Cho nên là do ngài có nhiệm vụ mà đến.
Ngài
ở thế gian này có khổ không? Không khổ. Vì sao không khổ? Bởi ngài không chịu
khổ. Chúng ta ở đây khổ là nhận, tiếp nhận, khi mọi người mắng quý vị, đã tức
giận mấy ngày, cũng không tiêu hết giận, tại sao vậy? Vì quý vị tiếp nhận. Mọi
người mắng lão Hoà thượng Hải Hiền, ngài không để vào trong tâm, mắng xong, người
đi rồi, thì nét mặt ngài tươi cười, không để vào trong tâm. Không có khổ vui, niềm
vui đó của ngài là thật vui, là pháp hỷ sung mãn. Ngài đối với toàn bộ tất cả
duyên của thế gian này: hết thảy đã buông xuống, không còn thân tình, cha mẹ đã
mất, anh chị em cũng không còn nữa, ngài là thành viên trong gia đình: ra đi cuối
cùng. Không còn thân tình, không có vướng víu, tiêu diêu biết bao, tự tại dường
nào, chúng ta chẳng thể không biết điều đó.
Pháp
môn này 「橫超三界」“hoành siêu Tam giới”(vượt ngang
Tam giới), là từ cõi người trực tiếp liền đến Thế giới Cực Lạc, không cần
trên trời và nhân gian, A-la-hán vẫn phải qua lại bảy lần, đó là vượt theo thẳng
đứng, còn Pháp môn này là vượt ngang. Thời gian vượt thẳng đứng Tam giới lâu, phải
đi qua 28 tầng trời, lại thông qua Pháp giới Tứ thánh, mới có thể vãng sanh đến
Thật Báo độ, làm A-duy-việt-trí Bồ-tát. Pháp môn Tịnh Độ từ nhân gian: trực tiếp
đến Thế giới Cực Lạc, A Mi Đà Phật đến tiếp dẫn quý vị, đến Thế giới Cực Lạc liền
làm A-duy-việt-trí Bồ-tát. 「逕」“Kính” là đường gần, đường lớn nhanh chóng,
đến Thế giới Cực Lạc liền chứng được bốn độ, Tịch Quang Tịnh độ, Đồng Cư Tịnh độ,
Phương Tiện Tịnh độ, Thật Báo Tịnh độ, chứng được một thì chứng tất cả. Cho
nên, 「諸佛同讚,經論共指」“chư Phật đồng tán, kinh luận cộng chỉ”(chư
Phật cùng khen ngợi, kinh luận đều hướng về), hai câu nói này rất quan trọng.
Không chỉ là đức Thích Ca Mâu Ni Phật khen ngợi, mà tất cả chư Phật trong mười
phương ba đời, không có một vị nào chẳng khen ngợi Tịnh Độ, kinh luận Đại thừa
Tiểu thừa: tất cả đều giới thiệu Pháp môn này, Pháp môn này quá thù thắng.
「一乘了義」“Nhất thừa
liễu nghĩa”(Nhất thừa liễu nghĩa). Nhất thừa là Pháp môn thành Phật,
gọi là Nhất thừa. Pháp môn thành Bồ-tát gọi là Đại thừa, Pháp môn thành Tiểu thừa
gọi là Thanh văn Duyên giác. Pháp mà cả đời đức Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết, Nhất
thừa chỉ có ba bộ: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Phạm Võng, là kinh Nhất thừa. Bộ Kinh
này là kinh Nhất thừa liễu nghĩa, cứu cánh trong kinh Nhất thừa, còn ở trên những
kinh đó. Chúng ta từ Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, nhìn ra rõ ràng, trong Kinh Pháp
Hoa, Long Nữ tám tuổi thành Phật, là niệm Phật thành Phật; Trong Kinh Hoa
Nghiêm, 53 Tham vấn của Đồng tử Thiện Tài, hiển thị ra Nhất thừa liễu nghĩa. 53
vị Thiện tri thức, vị Thiện tri thức đầu tiên là Tỳ-kheo Đức Vân, ngài tu Pháp
môn gì? Ban Chu Tam-muội. Ban Chu Tam-muội là Pháp môn gì? Tỳ-kheo Đức Vân thuyết
pháp cho Đồng tử Thiện Tài, thuyết 21 loại Pháp môn, Pháp môn Niệm Phật, 21 loại,
21 là biểu pháp, là Đại viên mãn của Mật tông; Cũng tức là nói, kinh Nhất thừa
mà tất cả chư Phật đã nói, Pháp môn này là thuộc về Nhất thừa liễu nghĩa, Nhất
thừa liễu nghĩa chân thật. Đến cửa cuối cùng Tham vấn thứ 53, Thập đại Nguyện
vương của Bồ-tát Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc, điều đó nói rõ điều gì? Đồng tử Thiện
Tài tu Pháp môn gì? Tu Pháp môn Niệm Phật, tu chính là Nhất thừa liễu nghĩa, từ
đầu đến cuối không thay đổi. Trong khi tham phỏng Thiện tri thức: là thành tựu viên
mãn Hậu đắc trí, không phải học một pháp, thì thật đi học, vậy là sai lầm, ngài
chỉ một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Pháp môn gì cũng nghe, cũng đến học, nhưng
vẫn là niệm Phật, không thay đổi niệm Phật. Chẳng những không cải đổi niệm Phật,
mà ngài đã viên mãn Pháp môn Niệm Phật, khiến cho Pháp môn Niệm Phật đều thống
nhiếp tất cả Pháp môn, là ý nghĩa này.
Ngài
Thiện Tài tham phỏng, học Pháp môn này, học Pháp môn kia, học được nhiều như vậy,
đó không phải học hỗn loạn, đâu có đạo lý đó? Học tất cả Pháp môn, tất cả Pháp
môn: Kinh Hoa Nghiêm nói là vạn pháp quy nhất, một tức vạn pháp, chính là một tức
là nhiều, nhiều tức là một. Tất cả pháp đều quy về một pháp, quy về một câu A
Mi Đà Phật, chỉ quay về pháp này, Pháp này thống nhiếp tất cả pháp, phải hiểu đạo
lý ấy. Không hiểu đạo lý đó, thì quý vị cần tuân thủ nhất môn thâm nhập, trường
thời huân tu. Cùng lúc học hai môn, học ba môn, thì tâm đã phân tán, không
thể thành công, học tri thức thì được, học học vấn của Thánh Hiền thì không thể
được. Học vấn Thánh Hiền là Tự Tánh, trở về Tự Tánh chỉ có một môn, môn nào
cũng quay về Tự Tánh, nghĩa là không được đồng thời tu hai môn. 84 ngàn Pháp
môn như vậy, chỉ cho phép học một môn, đã thông một môn thì đều thông tất cả.
Có
rất nhiều Pháp sư cả đời giảng rất nhiều kinh luận, đức Thích Ca Mâu Ni Phật: 49
năm đã giảng rất rất nhiều Kinh Luật Luận, lưu lại Tam Tạng Mười Hai Phần Giáo,
đó là gì? Là việc sau khi Minh tâm Kiến tánh. Chưa có Minh tâm Kiến tánh chỉ
cho phép một môn, một môn này là dạy quý vị Minh tâm Kiến tánh; Sau khi kiến
Tánh thì tự nhiên thông tất cả Pháp môn, quý vị có thể học Pháp môn, học rộng
nghe nhiều là ở sau khi kiến Tánh. Quý vị xem sắp xếp của Tứ Hoằng Thệ Nguyện, nguyện
thứ nhất: 「眾生無邊誓願度」“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, là
phát tâm Bồ-đề. Không có tâm này thì chẳng thể học Phật, không có tâm đó, thì
quý vị xem kinh xem không hiểu, nghe kinh nghe không hiểu, có tâm ấy thì có thể
nghe hiểu, thì có thể xem hiểu. Nhất môn thâm nhập là tu định, một môn không phải
hai môn, dùng Pháp môn Niệm Phật này là được, ngài Hải Hiền dùng một câu Phật
hiệu, Cư sĩ Lưu Tố Vân: dùng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một ngày đọc mười biến,
đã đọc 10 năm. 10 năm chỉ ở trong một bộ kinh, cô có chỗ ngộ, ngộ có Tiểu ngộ,
có Đại ngộ, có Triệt ngộ, Triệt ngộ thì rất khó, nhưng rất dễ làm được Tiểu ngộ,
Đại ngộ.
Tiêu
chuẩn của cổ nhân, không Triệt ngộ, thì tuân thủ chắc một môn, giữ nghiêm một
môn. Hơn nữa chúng ta thấy được: trong Lịch đại Tổ sư Đại đức nước ta, bất luận
tại gia hay xuất gia, khi Đại ngộ: quý ngài chỉ xem lướt qua Pháp môn khác, quý
ngài lướt qua Pháp môn thì không trở ngại quý ngài, cũng chính là không ảnh hưởng
Tam-muội của quý ngài, quý ngài có công phu, quý ngài không bị quấy nhiễu, nên
quý ngài có thành tựu. Nhưng loại thành tựu này, nếu không phải là vãng sanh Thế
giới Cực Lạc, thì thành tựu có hạn. Vì sao? Bởi phần lớn ở Bồ-tát của Tam thừa,
thập Trụ, thập Hạnh, thập Hồi hướng của Biệt giáo Thiên Thai, quá nửa ở trong đẳng
cấp này; Đến Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, quý ngài mới đăng Địa. Cho
nên, xa xa cũng không bằng một bộ kinh, không bằng một câu Phật hiệu, chúng ta
phải nên biết điều này. Ngày nay chúng ta không dễ dàng đạt được, được thân người,
nghe Phật pháp, nghe được Đại thừa, trong Đại thừa nghe được Nhất thừa liễu
nghĩa, có dễ gì đâu! Nếu gặp được Pháp môn này mà không chịu học, vậy thì như lời
của Đại sư Hoằng Nhất, 「非愚即狂」“phi ngu tức cuồng”, người ấy không
phải ngu si thì là điên cuồng, Pháp môn thù thắng như vậy: làm sao có thể lỡ mất
ngay trước mặt?
「萬善同歸,不可思議,淨土法門。」“Vạn thiện đồng
quy, bất khả tư nghì, Tịnh Độ Pháp môn”(Vạn thiện cùng quy về, Pháp môn
Tịnh Độ: không thể nghĩ bàn). Nhất định phải nhớ kỹ điều đó, mấy câu nói này, 「諸佛同讚,經論共指,一乘了義,萬善同歸,不可思議,淨土法門」“Chư Phật đồng tán, kinh luận cộng chỉ, Nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện
đồng quy, bất khả tư nghì, Tịnh Độ Pháp môn”(chư Phật cùng khen ngợi,
kinh luận đều hướng về, Nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện cùng quy về, Pháp môn Tịnh
Độ: không thể nghĩ bàn). Vì sao tôi muốn học Pháp môn này? Chính bởi vì điều
này, tôi tin mấy câu nói đó, câu nào cũng chân thật, những lời ấy là do chư Phật
Như Lai nói. 「當來一切眾生,皆以此法而得度脫,故佛讚其功德。」“Đương lai nhất thiết chúng sanh,
giai dĩ thử pháp nhi đắc độ thoát, cố Phật tán kỳ công đức” (Tương lai tất
cả chúng sanh, đều nhờ Pháp này mà được độ thoát, nên đức Phật khen công đức ấy).
Công đức bất khả tư nghì, lời hỏi của ngài A Nan, công đức không thể nghĩ bàn; Chúng ta thỉnh, công đức cũng không
thể nghĩ bàn. Người thế gian ưa thích mừng thọ, đã 50 tuổi, 60 tuổi, muốn chúc
mừng tốt đẹp. Cách chúc mừng thế nào? Mời thỉnh khách quý, hoặc là làm rất nhiều
công đức. Vậy quý vị muốn hỏi, công đức chúc thọ thù thắng nhất là gì? Là mời Pháp sư hoặc là Cư sĩ: giảng Kinh Vô
Lượng Thọ, công đức này lớn, rất nhiều người không biết.
Nếu
thời gian ngắn, tôi chỉ làm một ngày, một ngày tôi thỉnh Pháp sư, thỉnh Cư sĩ
giảng một phẩm, hoặc là 48 nguyện của Phẩm thứ sáu, giảng 48 nguyện; Hoặc là giảng
Phẩm 24, 25, đó là giảng phương pháp vãng sanh, Ba Bậc Vãng Sanh, Nhân Chính Của
Vãng Sanh. Thời gian ngắn thì giảng điều đó, công đức ấy vô lượng vô biên. Nếu
có được thời gian, gia đình rất giàu có thì giảng bảy ngày, giống như làm Pháp
hội. Pháp hội bảy ngày, bảy ngày có thể giảng 21 buổi, mỗi ngày: sáng, trưa, tối,
giảng 21 buổi thì viên mãn, cũng có thể giảng xong bộ Kinh này từ đầu đến cuối,
công đức ấy vô cùng thù thắng. Lại có thể đem diễn giảng làm thành đĩa CD, đưa
tặng cho bạn bè người thân, công đức đó không thể nghĩ bàn. Còn có một loại, in
kinh, mừng thọ, in Kinh Vô Lượng Thọ, chỉ in bản Kinh này, quý vị in được một vạn
quyển, có thể in 1000 cuốn, chúc thọ, thật sự là vô lượng thọ. Nếu mời khách mà
sát sanh, vậy thì không tốt, vô lượng thọ phải giảm phần, không phải tăng phần.
Đó là ý nghĩa của công đức bởi sự nhận biết được tu học trong nhà Phật, phương
pháp tu học công đức chân thật.
Đoạn
tiếp theo đây, 「稱佛本懷」“Xứng Phật bổn hoài”(Hợp với bổn hoài
của Phật). Bổn hoài của Phật, là nguyện vọng trong tâm, chính là muốn độ
chúng sanh thành Phật đạo. Làm sao độ chúng sanh thành Phật đạo? Tiến cử họ đến
Thế giới Cực Lạc, thì thành Phật rồi. Khoa này có ba đoạn nhỏ, thứ nhất là 「大悲出世」“Đại bi xuất thế”(Đại bi xuất thế).
Đức Phật đến nhân gian để làm gì? Phải nhớ kỹ câu này. Đức Phật bảo ngài A Nan,
gọi ngài A Nan, thì lời dạy tiếp theo là vô cùng quan trọng, nhắc nhở chúng ta,
mong chúng ta chú ý.
【阿難。如來以無盡大悲。矜哀三界。所以出興於世。】 “A Nan! Như Lai dĩ vô tận đại bi,
căng ai Tam giới. Sở dĩ xuất hưng ư thế” (Này A Nan! Như Lai bởi vô tận đại bi, thương xót ba cõi, nên xuất hiện ở đời).
Nguyên nhân Phật
xuất thế là gì? Chính bởi nguyên nhân đó. Tâm đại bi vô tận là đức thứ nhất của
Tự Tánh, đức đầu tiên của Tự Tánh là bi, đức thứ hai là từ, bi là dứt trừ khổ, từ là ban vui. Tâm từ bi
chính là tâm thương yêu của Thần Thánh: mà trong Tôn giáo thông thường nói, Chúa
yêu thương người đời, Thượng Đế yêu thương người đời, Thánh A La thương yêu người
đời. Sự yêu thương đó, đức Phật giảng rất kỹ, trong yêu thương có từ có bi. Không
nhẫn tâm trông thấy chúng sanh chịu khổ chịu nạn, là tâm bi; Hy vọng chúng sanh
có thể lìa khổ được vui; thì được vui là tâm từ. Nhà Phật nói từ bi, không nói
ái, [nói] ái sợ người nghe có hiểu lầm, bởi trong ái thường thường có tình chấp
ở trong, vậy thì không tốt. Tâm từ bi là y theo trí huệ, không y theo tình thức,
là sâu hơn, rộng hơn ý nghĩa của ái.
Chúng
ta xem Chú Giải của Niệm lão, 『無盡大悲』“vô tận đại bi”(tâm đại bi không
cùng tận). Đầu tiên trích dẫn 「《普賢行願品》曰:諸佛如來以大悲心而為體故」“Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm viết: chư Phật Như Lai dĩ đại bi tâm nhi vi
Thể cố”(Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện viết: do chư Phật Như Lai dùng tâm đại
bi mà làm Thể). Phật giáo, Giáo thể của Phật giáo là gì? Ở đây đã thấy được,
là từ bi. Cho nên, mười mấy năm gần đây chúng tôi tiếp xúc: với Tôn giáo trên
toàn thế giới, chúng tôi học tập kinh điển của họ, đã phát hiện tất cả Tôn giáo
đều giảng về ái. Chúng tôi thấy được 「仁慈博愛」“nhân, từ, bác ái”: câu đó là nòng cốt
của tất cả Tôn giáo, là thể của tất cả Tôn giáo, Tôn giáo có thể đoàn kết, Tôn
giáo có thể học tập lẫn nhau, Tôn giáo cần phải quay về giáo dục. Mười mấy năm
nay, chúng ta làm nên có sự ảnh hưởng, tiếp tục nỗ lực sẽ có thành tựu, vì sao
vậy? Bởi lý niệm trung tâm: hoàn toàn tương đồng, không có mâu thuẫn. Giới luật
cơ bản cũng hoàn toàn tương đồng, nhà Phật nói Ngũ giới Thập thiện, mười điều
đó: đều có trong Kinh điển của Tôn giáo khác. Cho nên, lý niệm đều có thể phù hợp
với hành vi, Tôn giáo là một nhà. Tôn giáo đoàn kết là một nhà, thì mâu thuẫn,
bất hoà, hiểu lầm: giữa các Tôn giáo, đều có thể hoá giải, vĩnh viễn sẽ không
phát sinh xung đột Tôn giáo nữa, đó là sự việc tốt. Không thể hoá giải mâu thuẫn
của chính Tôn giáo, thì dẫn đến phiền phức rất lớn cho xã hội, thâm chí dẫn đến
tai nạn. Sự hoá giải ấy, thật sự mang lại hạnh phúc cho chúng sanh, giúp chúng
sanh lìa khổ được vui.
「又」“Hựu”(Thêm
nữa), vẫn là lời trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, 「以大悲水饒益眾生,則能成就諸佛菩薩智慧華果」“dĩ đại bi thuỷ nhiêu ích chúng sanh, tắc
năng thành tựu chư Phật Bồ-tát trí huệ hoa quả”(dùng nước đại bi nhiêu
ích chúng sanh, thì có thể thành tựu hoa quả trí huệ của chư Phật Bồ-tát). Không
kể là đồng học tại gia hay xuất gia, phải nên ghi nhớ câu nói này, vì sao vậy? Bởi
chúng ta hy vọng đạt được hoa quả trí huệ của chư Phật Bồ-tát, nhưng chúng ta cầu
không được. Tại sao không cầu được? Chúng ta ngày nào cũng quỳ lạy, niệm Phật,
tụng kinh, cầu nguyện là vô dụng, chỗ này giảng rất rõ ràng, phải dùng nước đại
bi nhiêu ích chúng sanh. Nước là ẩn dụ, chính là dùng tâm đại bi đối đãi chúng
sanh, quý vị mới có thể thành tựu hoa quả trí huệ: của chư Phật Như Lai. Hoa quả
là nói địa vị, Viên giáo Sơ trụ trở lên: thập Trụ, thập Hạnh, thập Hồi hướng, thập
Địa, Đẳng giác, 41 vị thứ, là hoa quả trí huệ của Bồ-tát. Biệt giáo phải bắt đầu
tính từ Sơ địa, Sơ địa mới Minh tâm Kiến tánh, đã khai mở trí huệ, từ Sơ địa đến
Thập địa, tới Đẳng giác, 11 đẳng cấp. Đẳng giác của Biệt giáo tương đương với: Bồ-tát
Sơ hạnh vị của Viên giáo; Sơ địa của Biệt giáo bằng với Sơ trụ của Viên giáo. Do
đó Đẳng giác của Biệt giáo: là Bồ-tát của Sơ hạnh vị. Đó là hoa quả, hoàn toàn
là dùng từ bi làm căn bản, không có tâm từ bi làm sao được?
Ngày
nay chúng ta không có tâm từ bi? Thật sự không có. Học Phật xuất gia nhiều năm,
vẫn không buông xuống tự tư tự lợi; Không trì giới, ngay cả Tam Quy cũng không
có. Tam Quy là người học Phật chúng ta, đó cũng là: bất luận với tại gia hay xuất
gia, là nguyên tắc chỉ đạo tối cao của việc tu học, phải niệm niệm không quên. Thời
trẻ, tôi thọ Tam Quy ở dưới toà của Đại sư Chương Gia, Đại sư nói với tôi, Tam
Quy đó: là như tấm vé tàu hoả, ngài dùng ví dụ để nói với tôi. Con từ Đài Bắc đến
Cao Hùng, ở trên tàu hoả con cầm tấm vé này, lúc nào cũng để ở trên thân, vì
sao? Bởi bất cứ lúc nào cũng có người đến
kiểm tra, khi đến trạm vẫn phải thu hồi. Ở trong Phật giáo, Tam Quy là khởi tác
dụng đó, sau khi quý vị thọ Tam Quy, cả đời niệm niệm đều không thể rời khỏi. Quý
vị tu điều gì? Tu Tự Tánh Giác chính là Quy y Phật, tu Tự Tánh Chánh chính là
Quy y Pháp, tu Tự Tánh Tịnh chính là Quy y Tăng; Giác Chánh Tịnh. Ta khởi tâm động
niệm có phải là Giác Chánh Tịnh không? Lời nói việc làm của ta có phải là Giác
Chánh Tịnh không? Là Giác Chánh Tịnh, thì quý vị thật đang học Phật; Nếu là mê tà
nhiễm, thì quý vị là giả học Phật, không phải thật học Phật, Giác thì không mê,
quý vị là mê thì không Giác.
Mê
chứ không Giác thì phải làm sao? Phải đọc kinh, nghe kinh, là Giác thì không
mê. Tôi một ngày không đọc kinh, khởi tâm động niệm nương tựa điều gì? Vẫn là y
theo Phiền não Tập khí của chính mình, vậy thì sai rồi, không còn Giác nữa. Quy
y Pháp, Pháp là kinh điển, kinh điển dạy điều gì? Kinh điển là Chánh tri Chánh
kiến. Chúng ta nương tựa Chánh tri Chánh kiến chính là y Pháp, tức là Quy y
Pháp. Tăng là sáu căn thanh tịnh, không nhiễm mẩy trần. Quy y Tự Tánh Tam Bảo, hiện
nay đều là Quy y người. Thế nào là Quy y Phật? [Quy y] tượng Phật bởi bằng đất
gỗ; Quy y Pháp là kinh điển; Quy y Tăng, tôi y theo Pháp sư nào đó. Xong rồi
xong rồi, hoàn toàn xong rồi! Đó là Trụ Trì Tam Bảo, tác dụng của Trụ Trì Tam Bảo
là nhắc nhở quý vị; Nói cách khác, thấy tượng Phật thì nghĩ đến Tự Tánh Giác, thấy
được kinh sách liền nghĩ đến Tự Tánh Chánh, thấy người xuất gia liền nghĩ tới Tự
Tánh Thanh Tịnh. Ba hình tướng ấy, từng giây từng phút đang nhắc nhở quý vị, quả
nhiên niệm niệm không rời Giác Chánh Tịnh, quý vị thật đã quay đầu. Quý vị thế
nào? Từ mê hồi đầu chính là Giác, từ tà tri tà kiến quay đầu lại chính là
Chánh, từ tất cả ô nhiễm mà quay đầu lại chính là Tịnh, quý vị nói điều này
quan trọng biết bao.
Hiện
nay trước khi chúng ta vào học tập, chúng ta niệm một lần Tam Quy Y, chính là
Quy y Giác, Quy y Chánh, Quy y Tịnh, là ý nghĩa đó. Đây là năm ngoái khi tôi giảng
kinh ở Sri Lanka, Pháp sư bên đó đưa ra cung cấp. Trước đây chúng ta, trong Đại
thừa giáo đều dùng Kệ Khai Kinh, dùng Tam Quy Y càng tốt hơn Kệ Khai Kinh, tôi
đã tiếp nhận. Chứng tỏ Tam Quy quan trọng, rời khỏi Tam Quy, thì không còn Phật
pháp nữa. Từ Tam Quy lại kiến lập Giới luật, nguyên tắc chỉ đạo tối cao: mà đồng
học Tịnh tông chúng ta phụng hành: là Tịnh Nghiệp Tam Phước. Tịnh Nghiệp Tam Phước
vừa bắt đầu là giáo dục cắm gốc, ba gốc của Nho Phật Đạo. Gốc thứ nhất là: 「孝養父母,奉事師長」“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, làm sao thực hiện? Thực tiễn
ở Đệ Tử Quy, quý vị không học Đệ Tử Quy, thì không có điều này. Câu thứ ba 「慈心不殺」“Từ tâm bất sát”, câu sau cùng là 「修十善業」“Tu Thập thiện
nghiệp”. Từ tâm bất sát: thực hiện ở Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Tu Thập thiện
nghiệp: thực tiễn ở Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Không nghiêm túc học ba bộ này
thì quý vị không có gốc, làm sao quý vị thành tựu được? Trồng cây không gốc, đó
là gì? Là bình hoa, hoa trong bình hoa, hai, ba ngày thì tàn rồi. Ăn sâu bén rễ,
đó mới là đạo của vô lượng thọ, không có gốc, vô lượng thọ từ đâu đến?
Cho
nên, từ trong ba gốc đó: bồi dưỡng tâm từ bi, bồi dưỡng Nhân Từ Bác ái từ trên
ba gốc ấy, chúng ta mới sẽ có thành tựu. Phật pháp bắt đầu từ chỗ nào? Bắt đầu
từ ba gốc đó, không có ba gốc ấy thì không thể có Phật pháp, nỗ lực hơn cũng là
uổng công. Cho nên văn hoá truyền thống: nhất định cần phải dạy hiếu, phải dạy
kính, hiếu thân tôn sư, văn hoá nước ta có thể từ căn bản mà hưng khởi lên. Nếu
bất hiếu phụ mẫu, bất kính sư trưởng, thì không thể hưng khởi lên, khẳng định
không phát triển. Cho nên chúng ta phải coi trọng giáo dục cắm gốc, sau đó mới
có được hoa quả. Đại từ đại bi giống như nước vậy, nước phải tưới [vào] gốc, nước
tưới ở trên hoa quả thì không có tác dụng.
「無盡」“Vô tận”,
chính là trong Phẩm Hạnh Nguyện nói, 「無有窮盡」“vô hữu cùng tận”(không có cùng tận).
Như Lai bởi tâm đại bi không có cùng tận: hướng đến Tam giới. Tam giới chính là
Lục đạo luân hồi, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, người trong đó khổ nhất. Cho
nên Như Lai bởi tâm đại bi không có cùng tận: thương xót. 『矜哀』“Căng ai” chính là thương xót, thương cảm. 『三界』“Tam giới”
là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, tức là Lục đạo luân hồi, chúng sanh trong Lục
đạo. 「佛為悲憫三界之一切眾生,所以出興於世。此正表明如來出現世間之本懷」“Phật vị bi mẫn Tam giới chi nhất thiết chúng sanh, sở dĩ xuất hưng ư thế.
Thử chánh biểu minh Như Lai xuất hiện thế gian chi bổn hoài”(Phật vì
thương xót tất cả chúng sanh trong Tam giới, nên xuất hiện ở thế gian. Điều này
biểu lộ rõ bổn hoài xuất hiện [ở] thế gian của Như Lai), bổn hoài chính là
tâm nguyện, nguyện vọng trong nội tâm quý Ngài, nguyện vọng là gì? Là giúp những
chúng sanh ấy lìa khổ được vui. Lìa khổ thì phải lìa rốt ráo khổ, thoát khỏi
luân hồi gọi là lìa rốt ráo khổ, vĩnh viễn không chịu khổ nữa, gọi là ly cứu
cánh khổ; Sanh đến Thế giới Cực Lạc thì được cứu cánh vui.
84
ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn, đều là do từ bổn hoài đó mà lưu xuất ra. Nhưng
trong những Pháp môn đó, có một Pháp môn đặc biệt, chính là tín nguyện trì
danh, cầu sanh Tịnh Độ. Pháp môn này là Pháp môn đặc biệt. Với Pháp môn này, nam
nữ già trẻ, hiền ngu bất tài, trên từ Đẳng giác Bồ-tát, dưới đến chúng sanh Địa
ngục, chỉ cần quý vị tín, nguyện, trì danh, thì không có ai chẳng thành tựu, quá
thù thắng, quá vi diệu. Sự đơn giản như vậy, nhưng Lý vô cùng sâu xa, vi diệu
được nói phía trước, vi diệu đến vô cùng, thâm diệu bí áo. Người thế nào mới có
thể làm rõ ràng, làm sáng tỏ? Đức Thế Tôn nói ở trên kinh, 「唯佛與佛,方能究竟」“Duy Phật
dữ Phật, phương năng cứu cánh”(Chỉ Phật với Phật, mới rốt ráo được).
Làm rõ ràng, làm sáng tỏ Lý của Tịnh tông, phải là người thế nào? Người thành
Phật, thành Phật mới biết, Đẳng giác Bồ-tát vẫn không được. Đẳng giác Bồ-tát đối
với việc đó: cũng như cách tấm lụa mà ngắm cảnh, ở đây hình như chúng tôi có quạt
lụa, quạt lụa này. Đây là quạt lụa thời xưa nước ta, như chúng ta ngăn cách mà
xem tivi, xem ngược thấy được, có thể nhìn thấy, nhưng không quá rõ ràng. Thời
xưa là mịn nhất, quạt lụa này: để ở trên kinh sách của chúng ta, cũng thấy được
chữ. Đẳng giác Bồ-tát hiểu rõ đối với đạo lý của Tịnh tông: là giống như tình
hình này, chư Phật Như Lai hoàn toàn đã hiểu rõ, hoàn toàn đã minh bạch.
Cho
nên, muốn giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ: đạo lý chân tướng sự thật này, chỉ có Phật
nói với Phật thì được; Phật giảng cho Bồ-tát, giảng không rõ ràng; Phật giảng
cho A-la-hán thì càng không sáng tỏ. Vậy đối với tất cả chúng sanh thì chẳng cần
nói nữa, chỉ giảng rõ ràng khổ vui cho quý vị, Thế giới này có những điều khổ
nào, Thế giới Cực Lạc có những niềm vui nào, đó là hiển lộ ra vô cùng dễ hiểu
sáng tỏ, chỉ giảng điều này. Sau khi quý vị nghe thì hoan hỷ, vì sao vậy? Bởi
tôi thật chịu khổ ở thế gian này. Những đồng học trẻ tuổi, chưa có cảm nhận được
nỗi khổ của sanh lão bệnh tử, 60 tuổi trở lên thì có già khổ, bệnh khổ, dần dần
sẽ nghĩ đến tử khổ.
Cần
phải nhìn thấu thế giới này, thế giới này là giả, không phải thật, chỉ có kinh
Phật: giảng được rõ ràng, giảng sáng tỏ về thế giới này. Nhà Cơ học Lượng tử hiện
đại, có một bộ phận đã nói đến vấn đề trên kinh Phật. Ví như chủ đề vật chất
này, vật chất đến cuối cùng là gì? Tnh thần đến cuối cùng là gì? Truy cứu nguồn
gốc, điều khó hiểu của vật chất đã được phơi bày. Tinh thần, chính là ý niệm, còn
ý niệm là gì? Hiện nay vẫn không biết. Vật chất thì đã biết, vật chất là giả, làm
đến cuối cùng mới biết nói vật chất là không. Đến từ nơi nào? Từ ý niệm mà sanh
ra, hiện tượng vật chất từ ý niệm sanh ra, giống với điều giảng trong kinh Phật,
色由心生,相由心生“sắc do
tâm sanh, tướng do tâm sanh”, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Quý vị xem, đức Thích Ca Mâu Ni Phật: 3000
năm trước đã nói ra; 20 năm gần đây: nhà Cơ học Lượng tử mới phát hiện, hoàn
toàn giống với lời Phật nói 3000 năm trước, họ chẳng thể không bội phục.
Đức
Phật dùng phương pháp nào mà biết, biết rất tường tận như vậy? Phật dùng Nội
công. Khoa học là dùng thiết bị bên ngoài, dùng Số học để suy tính, lại dùng
máy móc để quan sát. Phật pháp dùng Nội công, dùng Thiền định, Thiền định rất
sâu. Về đẳng cấp Thiền định, Kinh Hoa Nghiêm chia tầng bậc của Bồ-tát: thành 51
vị thứ, làm thế nào để chia 51 đẳng cấp này? Từ trên công phu Thiền định mà
chia, càng đi lên thì công phu Thiền định càng sâu. Huyền bí của Vũ trụ này, như
hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên, huyền bí của vũ
trụ này, không ai biết, nhưng đức Phật biết. Phật nói có thể hiểu rõ chân tướng
sự thật, là Bát địa trở
lên, đẳng cấp cao nhất của Bồ-tát, năm cấp bậc trên cao nhất, là Bát địa, Cửu địa,
Thập địa, Đẳng giác, Diệu Giác, năm vị thứ này đều hiểu rõ. Thất địa trở xuống
thì giống như cách vải lụa mà ngắm trăng, quý ngài đã thấy được, nhưng không rõ
ràng hoàn toàn. Đó là Địa thượng Bồ-tát, đã đăng Địa, từ Sơ địa đến Thất địa
không quá rõ ràng, Bát địa trở lên đã sáng tỏ.
Chúng
ta phải biết, Phật pháp chẳng phải là giả, Phật pháp không phải bảo quý vị nghe
Phật nói thì cho rằng hiệu quả, không tính, nghe lời đồn trên đường, vậy thì
không thừa nhận. Thế nào mới thừa nhận? Quý vị chiếu theo lời Phật dạy: quý vị
thực hành, quý vị tu, chính là Trì giới, tu định. Đến khi quý vị tới Sơ địa, quý
vị liền thấy phảng phất được, đến Bát địa thì thấy được rất rõ ràng. Phật pháp
nói là chứng, chứng đắc mới là của chính quý vị, giải ngộ không được, phải chứng
ngộ, giải ngộ cũng không tính là của chính quý vị, chứng ngộ thì tính là của
chính quý vị. Cho nên Phật pháp là giảng Khoa học, đem chứng cứ đến, chính quý
vị chưa chứng được, do tôi nghe nói, nghe nói không chắc chắn, nhất định phải
chứng đắc. Người thông thường đã nghe cả đời, cũng có thể giảng, giảng đến nỗi
hoa trời rơi tới tấp, cũng có thể sáng tác, trước tác nhiều, nhưng thế nào?
Chưa phá mê hoặc, Kiến tư Phiền não đều còn. Đó là gì? Danh từ hiện nay gọi là
nhà Phật học, Học giả nghiên cứu Phật học, họ không đạt được chút lợi ích chân
thật nào của Phật pháp.
Nhất
định phải chứng, tối thiểu, thấp nhất: quý vị phải chứng được Tu-đà-hoàn, Sơ quả
của Tiểu thừa, Bồ-tát Sơ tín vị của Đại thừa, quý vị đã được thọ dụng. Sáu loại
thần thông vốn dĩ đầy đủ trong Tự Tánh, Sơ quả, Sơ tín vị chỉ khôi phục hai loại,
Thiên nhĩ và Thiên nhãn, quý vị có năng lực này, quý vị có thể thấy điều mà người
khác không thấy được, quý vị có thể nghe điều mà người khác không nghe được. Nếu
nâng lên một tầng nữa thì chứng được Nhị quả, lại khôi phục hai loại, Tha tâm
thông, Túc mạng thông. Tha tâm thông, quý vị biết trong tâm người khác nghĩ gì;
Túc mạng thông là [biết] đời trước, đời trước nữa của chính mình, A-la-hán có thể biết 500 đời, quá khứ 500 đời
quý ngài đều biết, đây chính là được hưởng thụ chân thật. A-la-hán đắc Lậu tận
thông. Thánh nhân Tam quả: đắc Thần túc thông, Thần túc thông chính là bay đi
biến hoá. 72 biến hoá của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký: đó là Thần túc thông, A-na-hàm
thì đã có. Từng địa vị từng đẳng cấp không giống nhau, trí huệ, đức năng, thần
thông quảng đại, không thể nghĩ bàn. Nhà khoa học không cách nào đạt đến được, họ
có thể dùng thiết bị Khoa học, quan sát đến Neutrino, quan sát được sự phá tan
Neutrino, tan biến hết hiện tượng vật chất, quan sát được loại hiện tượng này: là
sanh ra từ sóng dao động của ý niệm. Họ có được tri thức này, nhưng họ không đạt
được thọ dụng. Không giống Phật pháp, Phật pháp thật đạt được thọ dụng. Chúng
ta phải biết bổn hoài xuất thế của Phật.
Cuối
cùng, trích dẫn câu nói trong Kinh Pháp Hoa, 「諸佛世尊唯以一大事因緣故,出現於世」“Chư Phật Thế Tôn duy dĩ nhất đại sự
nhân duyên cố, xuất hiện ư thế”(Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một việc đại sự
nhân duyên, [mà] xuất hiện ở đời). Đại sự nhân duyên ấy là gì? 「釋尊所為之大事因緣,即宣說彌陀願力,普度眾生也」“Thích Tôn sở vi chi đại sự nhân duyên, tức tuyên thuyết Mi Đà nguyện lực,
phổ độ chúng sanh dã”(Đại sự nhân duyên mà đức Thích Ca Thế Tôn đã làm,
là tuyên thuyết nguyện lực của đức Mi Đà, phổ độ chúng sanh). Câu này là do
lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói, nói vô cùng hay, nói tuyệt diệu tột cùng, quả đúng
là vì điều đó. Chúng ta hiện nay có thể quyết đoán mà nói, tất cả Pháp môn đều
độ không nổi chúng sanh, có thể độ chúng sanh thành Phật đạo thì chỉ một pháp
này. Nếu quý vị không tin pháp này, thì quý vị không còn đường đi. Cho nên, câu
nói của ngài Hoàng Niệm Tổ là lời thật, không phải lời giả, chẳng phải phóng đại,
mà là Chân tướng sự thật. Thời gian hôm nay đã hết, chúng ta chỉ học tập đến chỗ
này.
( Hết tập 128)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.