Responsive Menu
Add more content here...

Tập 136 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ TƯ: PHÁP TẠNG NHÂN ĐỊA

Tập 136

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Ngày 19 tháng 11 năm 2014

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

Dịch giả: Sư cô Thích Tâm Thường

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 375, hàng thứ tư, xem từ giữa hàng:

故知真實之際,即當人之自性也 “Cố tri Chân thật chi tế, tức đương nhân chi Tự Tánh dã” (Nên biết Chân thật chi tế, chính là Tự Tánh của chúng ta), hôm trước chúng ta giảng đến chỗ này. Bây giờ chúng ta xem tiếp, 何謂真實之利 “hà vị chân thật chi lợi” (thế nào là lợi ích chân thật). Đã biết Chân thật chi tế, trên Kinh nói về Chân thật chi tế chính là Tự Tánh, chính là Chân Tâm, cũng tức là Bản tánh mà cổ Thánh tiên Hiền nước ta nói tới. Bản tánh vốn thiện, Bản tánh chính là Tự Tánh, Tự Tánh là tất cả viên mãn, xưng là thiện, thiện ở đây không phải là thiện trong thiện ác, mà coi như sự viên mãn để nói. Thế nào là lợi ích chân thật? Trong bộ Kinh này nói ba thứ chân thật, thế nào là lợi ích chân thật? 《疏鈔》又曰 “Sớ Sao hựu viết” (Sớ Sao nói thêm), đều là dùng Mi Đà Kinh Sớ Sao của Đại sư Liên Trì để giải thích, 澄濁而清,返背而向 “trừng trược nhi thanh, phản bội nhi hướng” (gạn trược liền trong, quay lưng liền hướng), trược là ác trược, chính là ô nhiễm, ô nhiễm là tỷ dụ cho phiền não tập khí của chúng ta, có thể gạn lọc những ô nhiễm này thì khôi phục tâm thanh tịnh. Chân Tâm vốn là thanh tịnh, từ trước đến nay cũng chưa có bị ô nhiễm. Ô nhiễm này là gì? Ô nhiễm là Vọng tâm, gốc rễ của ô nhiễm là A-lại-da. A-lại-da là pháp sanh diệt, Tự Tánh không sanh không diệt. Trên kinh nói những lời này, là dùng lời của Pháp Tướng tông để nói, trên thực tế chính là chuyển thức thành trí, là ý nghĩa như vậy. Đổi bội liền hướng, bội là đã trái nghịch với Tự Tánh, hiện nay quay đầu lại, chúng ta phải hướng về Tự Tánh, hướng Tự Tánh là dùng Chân Tâm, bội Tự Tánh là dùng Vọng tâm. Người nào dùng Chân Tâm? Pháp thân Bồ-tát dùng Chân Tâm. Còn bậc thấp hơn đều là dùng Vọng tâm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Tam hiền Thập thánh mà nhà Thiên Thai nói, thì Tam hiền đều là dùng Vọng tâm, tức Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng. Sơ địa trở lên dùng Chân Tâm, đó được gọi là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, dùng Chân Tâm không dùng Vọng tâm. Trong Pháp môn niệm Phật nói về công phu: Công phu Thành phiến dùng Vọng tâm, Sự nhất tâm Bất loạn vẫn là dùng Vọng tâm, nhưng dùng được đúng, không có dùng lệch, không có dùng tà; nếu là Lý nhất tâm Bất loạn, đó là dùng Chân Tâm, là cùng một cảnh giới với Minh tâm Kiến tánh được nói bên Thiền tông. Lão Hòa thượng Hải Hiền với một câu Phật hiệu, ngài niệm đến địa vị ấy, không thể nghĩ bàn. Ngài thành tựu được cũng chính là thị hiện cho chúng ta thấy, mỗi người chúng ta đều có thể thành tựu, vấn đề là quý vị có chịu làm không. Phương pháp của ngài chính là một câu A Mi Đà Phật, trong tâm chỉ có câu A Mi Đà Phật này, ngoài A Mi Đà Phật thì không có gì cả, buông xuống vọng tưởng, buông xuống tạp niệm. Trong cuộc sống hàng ngày, Lục căn tiếp xúc cảnh giới Lục trần: mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, miệng nếm vị, cho đến ý biết pháp, không bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng, không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, không bị cảnh giới bên ngoài ô nhiễm, mà tâm thanh tịnh hiện tiền. Khi tâm thanh tịnh hiện ra, thì công phu của ngài bằng với A-la-hán, Bích-chi-phật; tâm bình đẳng, tâm giác hiện ra, thì công phu ấy bằng với Pháp thân Bồ-tát, chính là Pháp thân Bồ-tát, 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ của Viên giáo được nói trên Kinh Hoa Nghiêm, quý ngài trụ ở đâu? Trụ Thật Báo Trang Nghiêm độ, nói cách khác, Thế giới Hoa Tạng, Thế giới Cực Lạc chính là Thế giới Hoa Tạng.

Một câu Phật hiệu, đã niệm bao nhiêu năm? Công phu thật sự đắc lực, phải bắt đầu tính từ đây, công phu chưa đắc lực thì không tính. Thế nào là công phu đắc lực? Khi niệm Phật thật sự không có tạp niệm. Niệm Phật nắm chắc ba điểm quan trọng: thứ nhất, là thật sự tin, không có chút hoài nghi, nếu có nghi ngờ, thì công phu bị phá hỏng rồi, không hoài nghi; không xen tạp, xen tạp chính là lục căn sẽ bị cảnh giới lục trần bên ngoài ảnh hưởng, không bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng, thấy rõ ràng, nghe rõ ràng, đó là trí huệ Bát-nhã vốn sẵn đủ trong Tự Tánh. Tuy rõ ràng, nhưng tâm đó như như bất động, không bị bên ngoài quấy nhiễu, vẫn là một câu Phật hiệu niệm đến cùng, đây là điều thứ hai trong ba điều kiện, không hoài nghi, không xen tạp. Thứ ba là không gián đoạn, câu này nối tiếp câu kia, từng câu đều là: không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, cách niệm phải như vậy. Niệm bao lâu? Không nhất định, người Thượng căn như trên Kinh Mi Đà nói, hoặc một ngày hoặc đến bảy ngày là có thể chứng được; thông thường người Trung căn, thậm chí nói người Trung hạ căn, thì 10 năm, 20 năm chắc chắn đạt được, 10 năm, 20 năm không tính là dài. Chúng ta xem lão Hòa thượng Hải Hiền, 20 tuổi ngài xuất gia, Sư phụ chỉ dạy ngài một câu Nam Mô A Mi Đà Phật, dặn ngài cứ niệm liên tục, ngài thật thà, nghe lời, thật làm, niệm câu Phật hiệu này 20 năm. Cũng chính là nói, 40 tuổi ngài đạt đến cảnh giới nào? Chúng tôi tin ngài đạt đến cảnh giới của Lý nhất tâm Bất loạn, cũng tức là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, lợi ích chân thật. Lý nhất tâm Bất loạn là thành Phật rồi, Thiền tông gọi là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, kiến tánh thành Phật, là chân Phật, không phải giả Phật. Đại sư Thiên Thai nói về Lục tức Phật, trong sáu kiểu Phật này, ngài là kiểu thứ năm, Phần chứng Tức Phật, cao hơn ngài đó là viên mãn cứu cánh thành Phật, Phần chứng Tức Phật chính là được nói trên Kinh Hoa Nghiêm, 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ trong Thật Báo độ. Hoa Nghiêm là Viên giáo, từ Sơ trụ đến Đẳng giác đều trụ Thật Báo độ, đây là Phần chứng Tức Phật, ngoài một việc không thể trở về Thường Tịch Quang, ngoài điều này, thì trí huệ, thần thông, đạo lực của các ngài không khác với Cứu cánh Phật.

Dùng phương pháp niệm Phật này thì dễ thành tựu, một đời là xong rồi, không cần đợi đời sau. Dùng các Pháp môn khác, chúng ta thường nói 84.000 Pháp môn, vô lượng Pháp môn, bất kỳ Pháp môn nào nếu đạt đến cảnh giới này: đều cần thời gian rất dài rất lâu, không thể dùng năm tháng để tính, miêu tả thông thường gọi là vô lượng kiếp, có phóng đại hay không? Không có, vô lượng kiếp là lời nói trung thực. Thí như dùng các Pháp môn khác để chứng được Sơ quả, địa vị Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa, chưa ra khỏi lục đạo luân hồi, Tu-đà-hoàn muốn ra khỏi lục đạo luân hồi, thì quý ngài phải tu đến A-la-hán mới có thể vượt khỏi, A-la-hán vượt khỏi lục đạo luân hồi rồi. Phải thời gian bao lâu? Sau khi chứng được Sơ quả, tới lui bảy lần cõi trời cõi người, thọ mạng ở nhân gian hết rồi thì sanh cõi trời, thọ mạng ở trên trời hết rồi lại xuống nhân gian, chắc chắn không đọa ba đường ác, cũng sẽ không đến A-tu-la, La-sát, sẽ không như vậy, đó là Thánh nhân. Thọ mạng ở nhân gian ngắn, thọ mạng ở trên trời dài, thời gian bảy lần qua lại này bao lâu? Thật sự tính bằng kiếp. Pháp môn này xác thật là pháp khó tin, làm sao thời gian ngắn như vậy thì đã thành tựu rồi. Đó là nguyên nhân gì? Nguyên nhân thật sự, nhân thì quý vị vốn dĩ là Phật, đây là thật nhân, trên Kinh Hoa Nghiêm nói, 一切眾生本來是佛 “nhất thiết chúng sanh bổn lai thị Phật”, nhân chính là điều này. Còn duyên thì sao? Oai thần 48 nguyện của A Mi Đà Phật gia trì, quý vị niệm, thì A Mi Đà Phật gia trì quý vị; quý vị không niệm, thì A Mi Đà Phật gia trì quý vị cũng không gia trì được, bởi vì quý vị không tiếp nhận. Niệm thế nào? Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Chúng ta nói 20 năm thành tựu, đó là bình thường, thật sự là thật, không phải giả. Pháp môn nào có thể sánh được với Pháp môn này? Tìm không thấy, nên là lợi ích chân thật.

Hai câu tiếp theo nói rất hay, 越 “việt” là siêu việt, vượt qua, 三祇 “tam kỳ” là ba đại a-tăng-kỳ kiếp. Ba đại a-tăng-kỳ kiếp, như chúng tôi vừa mới nói: chứng được quả Tu-đà-hoàn, tu đến thành Phật, trên kinh thông thường nói là ba a-tăng-kỳ kiếp. A-tăng-kỳ kiếp là vô lượng kiếp, dùng phương pháp niệm Phật này để vượt qua, một niệm liền vượt qua rồi, rất nhanh! 齊諸聖於片言 “Tề chư Thánh ư phiến ngôn” (bằng chư Thánh với một lời), phiến ngôn là một câu, A Mi Đà Phật, Nam Mô A Mi Đà Phật là câu này, tề là bình đẳng, ngang bằng với ngôi thứ của quý ngài. Chư Thánh là: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, đi lên nữa, 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ, họ có thể vượt qua chư Thánh, bình đẳng với Pháp thân Đại sĩ, chính là A-duy-Việt-trí Bồ-tát thường được nói trên kinh. Vừa niệm một câu, 至哉妙用 “chí tai diệu dụng” (diệu dụng vô cùng thay), tác dụng này đạt đến rốt ráo viên mãn, mới gọi là chí tai, 亦不可得而思議者,其唯《佛說阿彌陀經》歟 “diệc bất khả đắc nhi tư nghì giả, kỳ duy Phật Thuyết A Mi Đà Kinh dư” (cũng là điều không thể nghĩ bàn, điều này chỉ có ở Kinh Phật Thuyết A Mi Đà mà thôi). Đây là lời khen ngợi của Đại sư Liên Trì trong Mi Đà Kinh Sớ Sao.《阿彌陀經》乃本經之小本,故知至哉妙用,其唯本經歟! “A Mi Đà Kinh nãi bổn Kinh chi Tiểu bổn, cố tri chí tai diệu dụng, kỳ duy bổn Kinh dư!” (Kinh A Mi Đà là Tiểu bản của Kinh này, nên biết diệu dụng vô cùng thay, chỉ có Kinh này mà thôi!) Trong kinh điển của Tịnh Độ, Kinh Vô Lượng Thọ được xưng là Đại bản, Kinh A Mi Đà được xưng là Tiểu bản, bộ Kinh này nói rất chi tiết, còn Kinh Mi Đà nói đơn giản, là nói cùng một sự việc. Cổ nhân có nói, Kinh này chính là Trung bản của Kinh Hoa Nghiêm, cách nói này là thật, không phải giả, Hoa Nghiêm nói tường tận, là nói tường tận của Kinh này. Kinh Mi Đà là lược thuyết của Kinh này, nói sơ lược với dung lượng ít, có thể dùng để làm bản tụng trong thời khóa, bản tụng thời khóa sáng tối, vài phút đã đọc xong rồi. Nên Hoa Nghiêm được gọi là Đại bản, Kinh Vô Lượng Thọ được gọi là Trung bản, Kinh Mi Đà được gọi là Tiểu bản, nội dung hoàn toàn giống nhau, chỉ có khác ở nói tường tận hay sơ lược, đã hiển thị ra mối quan hệ giữa Tịnh Độ và Hoa Nghiêm rồi, vô cùng mật thiết.

本經之宗為發菩提心,一向專念 “Bổn Kinh chi tông vi phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” (Tông của Kinh này: là phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm), tông là tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc của tu hành, gọi đó là tông, hai câu: phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm. Trong phẩm 24 bản Kinh của chúng ta, bất luận là bậc Thượng, bậc Trung, bậc Hạ, phía sau còn có một đoạn, Đại sư Từ Chu chia thành nhất tâm tam bối, chính là bất kể tu Pháp môn nào, quý vị đem công đức tu học hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, khi mạng sắp hết tín nguyện trì danh, một câu, mười câu đều được vãng sanh, hiển thị ra Pháp môn Tịnh Độ: thật sự không thể nghĩ bàn. Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, 發菩提心圓攝信願 “phát Bồ-đề tâm viên nhiếp tín nguyện” (phát Bồ-đề tâm nhiếp trọn tín nguyện), nên tin thật nguyện thiết, niệm niệm chỉ mong vãng sanh Thế giới Cực Lạc, tâm này chính là tâm Vô thượng Bồ-đề. 一向專念,即是持名 “Nhất hướng chuyên niệm, tức thị trì danh” (Nhất hướng chuyên niệm, chính là trì danh), nắm chắc câu danh hiệu này, tuyệt không thể buông lơi. Xã hội ngày nay người học khoa học thường nói tranh thủ thời gian, chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ phải dùng tinh thần này. Tôi có một giây, có thể niệm một câu A Mi Đà Phật, thì không luống qua một giây này, nếu quên mất Phật hiệu, thì đã bỏ phí một giây này rồi, đó là thật đáng tiếc! Nhất hướng chuyên niệm ở đây chính là trì danh, một phương hướng: Thế giới Tây Phương Cực Lạc, một mục tiêu: thân cận A Mi Đà Phật, vậy thì đúng rồi. 大小兩本,同一綱宗 “Đại Tiểu lưỡng bổn, đồng nhất cương tông” (Hai bản Đại Tiểu, cùng một cương lĩnh, tông chỉ), cương là cương lĩnh, tông chỉ của tu hành. 如是妙法,三輩齊收 “Như thị diệu pháp, tam bối tề thâu” (Diệu pháp như thế, thâu trọn cả ba bậc), vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, chia lớn ra có ba bậc: Thượng phẩm, Trung phẩm, Hạ phẩm, ba bậc Thượng Trung Hạ, đều là dùng phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm, ba bậc là công phu có sâu cạn khác nhau.

Tiếp theo nói, 遂令凡夫,頓同補處。大哉妙用,不可思議,即是本經之發心念佛 “toại linh phàm phu, đốn đồng Bổ xứ. Đại tai diệu dụng, bất khả tư nghì, tức thị bổn Kinh chi phát tâm niệm Phật” (bèn khiến phàm phu, phút chốc tương đồng bậc Bổ Xứ. Diệu dụng lớn lao thay, không thể nghĩ bàn, chính là phát tâm niệm Phật của Kinh này). Chúng ta không cách nào tưởng tượng được tác dụng này, nên rất khó tin, nhưng rất dễ thành tựu. Khó tin mà có thể tin, điều này đáng được khen ngợi. Vì sao thành tựu nhanh như vậy? Hãy nhớ câu mà tôi nói ở phía trước, bởi vì quý vị vốn là Phật. Người học Phật phải công nhận câu nói này, không nên khiêm nhường, tôi không dám đảm đương, vậy thì hỏng rồi, không biết đến kiếp nào thì quý vị mới có thể thành tựu, phải mong quý vị trực tiếp gánh vác, sau khi nghe được, đúng, tôi là như vậy, thì đời này quý vị có thể làm Phật. Ở thế gian này, bất luận làm gì cũng cần phải khiêm tốn khách khí, nhưng với câu này thì không thể khách khí, đây không phải là lời của người bình thường nói, mà lời của Phật, tức do đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, thật sự là Phật, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì chắc chắn làm Phật. Nên làm Phật là đúng rồi, là đương nhiên, ai ai cũng có thể làm Phật, chỉ cần quý vị tin được, chữ “tin” này là then chốt, không tin thì khó rồi, nhất định phải tin, có thể giúp chúng ta. Hiện nay chúng ta là phàm phu, phàm phu chưa ra khỏi Lục đạo luân hồi, tuy là phàm phu, nhưng nếu gặp được Pháp môn này, mà có thể tin, mong muốn vãng sanh, niệm niệm không gián đoạn câu Phật hiệu này, thì họ thành công. Phút chốc tương đồng bậc Bổ xứ, còn gì hơn được nữa! Đốn là nhanh chóng vượt qua, rất nhanh, lập tức quý vị tương đồng với Bổ xứ Bồ-tát, Bổ xứ là Đẳng giác Bồ-tát, giống như Bồ-tát Di Lặc, ngài là Bồ-tát Bổ xứ của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, ngài đang là Hậu bổ [Phật]. Sau khi Pháp vận của đức Thích Ca Mâu Ni Phật kết thúc, vị Phật tiếp theo đó ra đời, chính là Bồ-tát Di Lặc, nên Bồ-tát Di Lặc là Hậu bổ Phật. Pháp môn này, chỉ có mỗi Pháp môn này, có thể giúp phàm phu ngay trong một đời: đến địa vị tương đồng với Bồ-tát Bổ xứ, đây là thật, không phải giả. Phàm phu tu thành địa vị Đẳng giác, thật sự phải vô lượng kiếp, chứ không chỉ ba đại a-tăng-kỳ kiếp. Nên tiếp theo khen ngợi diệu dụng lớn lao thay, không thể nghĩ bàn, chính là phát tâm niệm Phật của Kinh này, phát tâm chính là phát Bồ-đề tâm, niệm Phật chính là nhất hướng chuyên niệm, 此即真實之利也 “thử tức chân thật chi lợi dã” (đây chính là lợi ích chân thật), lợi ích này là chân thật, điều này không phải là giả, có thể giúp quý vị ngay trong một đời, chứng được Phật quả rốt ráo viên mãn. 如是真實妙用,於一念頃,頓越三祇(三大阿僧祇劫) “Như thị chân thật diệu dụng, ư nhất niệm khoảnh, đốn việt Tam kỳ (tam đại a-tăng-kỳ kiếp)” (Diệu dụng chân thật như thế, trong khoảng một niệm, nhanh chóng vượt qua Tam kỳ (ba đại a-tăng-kỳ kiếp)), trong khoảng một niệm đã vượt qua, đốn là nhanh chóng vượt qua, lập tức vượt qua. 一聲稱名 “Nhất thanh xưng danh” (Xưng danh một tiếng), xưng một tiếng A Mi Đà Phật này, 位齊諸聖 “vị tề chư Thánh” (địa vị ngang bằng chư Thánh), tề là bình đẳng, ngang bằng, ngang bằng với ai? Ngang bằng với Pháp thân Đại sĩ. 我等幸聞 “Ngã đẳng hạnh văn” (Chúng ta may mắn được nghe), chúng ta là phàm phu, vô cùng may mắn khi nghe được Pháp môn này. 此真無量劫來希有難逢之一日 “Thử chân vô lượng kiếp lai hi hữu nan phùng chi nhất nhật” (Đây thật là một ngày hiếm có khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay), câu này là lời được nói bởi Cư sĩ Bành Tế Thanh vào khoảng niên hiệu Càn Long thời nhà Thanh, đối với người nghe được Pháp môn này, ngài khen ngợi nói rằng, vô lượng kiếp đến nay hiếm có khó gặp, chúng ta gặp được rồi. Đến đây là giảng xong Phần Tựa rồi.

Tiếp theo chúng ta xem quyển thứ hai, phần Chánh Tông. 法藏因地第四 “Pháp Tạng Nhân Địa đệ tứ” (Phẩm thứ tư Nhân Địa Của Ngài Pháp Tạng), phẩm thứ tư. Quyển này, Niệm lão đem Chú Giải chia làm bốn quyển, đây là quyển thứ hai, quyển thứ hai từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ mười. 本卷 “Bổn quyển” (Quyển này), trong quyển này, 詳陳彌陀因地 “tường trần Mi Đà nhân địa” (trình bày chi tiết nhân địa của đức Mi Đà), nói rõ chi tiết cho chúng ta, hay là giới thiệu cho chúng ta nhân địa của A Mi Đà Phật, cũng chính là lịch sử, A Mi Đà Phật từ đâu tới, làm thế nào Ngài tu thành Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nếu chúng ta không biết lý do của Ngài, thì chúng ta không sanh khởi được niềm tin đối với Ngài, hiểu rõ triệt để đối với nhân duyên của Ngài, thì dứt hết nghi ngờ của chúng ta, thật sự tin thôi. Nên là nói về Pháp môn trong nhân địa, 見佛聞法 “kiến Phật văn pháp” (gặp Phật nghe pháp) như thế nào, phát đại tâm Bồ-đề như thế nào, sau khi phát tâm, còn dùng thời gian năm kiếp tinh tấn siêng năng, 結得大願 “kết đắc đại nguyện” (tổng kết thành đại nguyện), năm kiếp đó chính là khởi nguyên của 48 nguyện.

一乘願海,六字洪名 “Nhất thừa nguyện hải, lục tự hồng danh” (Biển nguyện Nhất thừa, sáu chữ hồng danh), Nhất thừa là nói về giáo, được gọi là Nhất thừa tức là giáo của thành Phật. Trong Phật pháp có Nhất thừa, có Nhị thừa, có Tam thừa, Nhị thừa là Phật, Bồ-tát, Tam thừa là Phật, Bồ-tát thêm cả A-la-hán. Trên Kinh Pháp Hoa nói, 唯有一乘法,無二亦無三,除佛方便說 “duy hữu Nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (chỉ có pháp Nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói). Do đây có thể biết, tâm Phật bình đẳng, không có cao thấp, nếu Ngài không nói cho chúng ta đại pháp rốt ráo viên mãn, thì Ngài có lỗi với chúng ta. Nhưng căn tánh của chúng ta không cao, Tập khí Phiền não quá nặng, nghe pháp lớn thì không hiểu. Đức Phật tiếp dẫn chúng sanh, giáo hóa chúng sanh, tùy thuận căn tánh của chúng sanh, nếu người lợi căn, thông minh tuyệt đỉnh, Phật thuyết pháp Nhất thừa cho họ, thì họ rất nhanh thành tựu; nếu người tập khí phiền não nặng, tội nghiệp sâu, thì Phật dạy pháp Tiểu thừa cho họ, từ từ giúp họ nâng cao, giúp họ tiêu nghiệp chướng, giúp họ tăng thêm trí huệ, dần dần đi lên Nhất thừa. Nếu gặp được Pháp môn này, thì họ thật sự vô cùng may mắn, họ thật thành tựu rất nhanh, có người như thế trong lịch sử, nhưng rất ít. Những người nào là bậc đương cơ của đại pháp đó? Cổ đức nói với chúng ta, một là người Thượng căn, Thượng thượng căn: nghe một ngộ cả ngàn, họ vừa nghe liền sáng tỏ, liền khai ngộ. Giống với ai? Trung Hoa có một người đại biểu, Lục Tổ Đại sư Huệ Năng của Thiền tông thời đại nhà Đường, đó là người đại biểu, người Thượng thượng căn. Ngài không biết chữ, chưa từng đi học, nghe người khác đọc Kinh Kim Cang, ngài vừa nghe liền hiểu. Ngài bán củi, là tiều phu, hiện nay không còn ngành nghề ấy nữa, thời kháng chiến vẫn có. Thời kỳ chiến tranh rất nhiều thành phố: không có đèn điện, không có ga, nên phải đốt củi, có người bán củi; trong nhà phải có nước, nước có người gánh, gánh nước, có người bán nước. Đó là trong thời gian kháng chiến, độ tuổi này của tôi cũng đích thân trải qua, hiện nay không còn ngành nghề đó nữa, có đèn điện, có nước máy, nên hoàn toàn dựa vào sức lao động để sinh sống.

Khi đó ngài Huệ Năng còn trẻ, 24 tuổi, gia đình rất nghèo khổ, cha đã qua đời, không có anh em, là con một, cùng mẹ già của ngài nương tựa nhau sống qua ngày, ngài là người con hiếu thảo. Có một ngày bán củi, tình cờ, sau khi bán hết lấy tiền để mua ít gạo, về nhà phụng dưỡng mẹ già, bỗng nhiên nghe thấy có người đọc kinh. Thời xưa, cửa sổ lúc đó không phải là kính, kính cách âm, mà là giấy, giấy thì không nhìn thấy bên trong, nhưng nghe được âm thanh. Bên trong có người đọc kinh, ngài đã nghe mấy câu, vô cùng hoan hỷ, chờ vị ấy đọc xong, ngài gõ cửa đi vào, hỏi vị ấy đọc gì vậy, vị ấy nói đọc Kinh Kim Cang, ngài nói ra ý nghĩa của đoạn vừa mới nghe đó cho vị ấy nghe. Người ấy nghe xong hết sức ngạc nhiên, Kinh Kim Cang là kinh điển có mức độ tương đối sâu, làm thế nào ngài nghe hiểu được? Hỏi ngài đọc sách, chưa từng đọc sách, không biết chữ. Vị Cư sĩ này cũng rất tuyệt vời, phát hiện được đây là người Thượng thượng căn mà trên kinh Phật nói, nên toàn tâm toàn lực giúp đỡ ngài, hoàn toàn không quen biết, khuyên ngài đến Hoàng Mai, chính là đạo tràng của Ngũ tổ, theo Ngũ tổ học tập, nhất định ngài sẽ có đại thành tựu. Cuộc sống trong gia đình ngài có vấn đề, vị ấy đã lấy 10 lạng bạc đưa cho ngài, làm tiền trợ cấp, tìm một số bạn bè Phật tử chăm sóc mẹ ngài, để ngài yên tâm đi cầu học, ngài đã đồng ý. Ngài sống ở Hoàng Mai tám tháng, thì Ngũ tổ đã truyền y bát cho ngài, lập ngài làm Tổ đời thứ sáu của Thiền tông. Người Thượng thượng căn, không liên quan tới việc đi học hay không, mà có liên quan tới điều gì? Thật thà, nghe lời, thật làm, có liên quan tới điều này. Vì vậy nếu gặp được là thật thà, nghe lời, thật làm, thì đó là người Thượng thượng căn.

Chúng ta thật khó được, thật sự không dễ, ở thời đại chúng ta đây, cũng gặp được người Thượng thượng căn, lão Hòa thượng Hải Hiền, đã vãng sanh năm ngoái, tháng Giêng năm ngoái. Khi vãng sanh, lão Pháp sư ấy 112 tuổi, ngài cũng là không biết chữ, chưa từng đi học, cả đời chưa bao giờ đọc một bộ kinh, cũng chưa từng nghe một bộ kinh, nên Sư phụ của ngài, là cao nhân, biết nhìn người. 20 tuổi phát tâm xuất gia, vị Sư phụ ấy vừa nhìn, biết người này là người thật thà, nghe lời, thật làm, thế nên truyền cho ngài diệu pháp Vô thượng, chính là một câu Nam Mô A Mi Đà Phật, dặn ngài cứ vậy niệm đi. Quý vị xem ngài thật thà biết bao, đã niệm 92 năm, gọi là không chuyển hướng, không chuyển hướng chính là không có xen tạp bất kỳ thứ gì, một câu Phật hiệu niệm 92 năm. Chúng ta lắng tâm để xem đĩa phim về ngài, quý vị phải nhìn ra cửa đạo, nhìn thấy ngài niệm đến Công phu Thành phiến, Sự nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn, là sự khích lệ to lớn đối với chúng ta, giúp chúng ta thật sự đoạn nghi sanh tín đối với Tịnh tông, không còn nghi ngờ gì nữa. Chứng minh cho chúng ta: thật có Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thật có A Mi Đà Phật, tại sao vậy? Bởi ngài đã thấy, ngài tuyệt đối không lừa gạt chúng ta, vả lại không chỉ đã thấy một lần. Tôi ước đoán thận trọng nhất: ngài nhìn thấy Thế giới Cực Lạc A Mi Đà Phật, trong đời ngài nhất định vượt qua mười lần. Cũng tức là trong 92 năm niệm Phật, lúc niệm đến Lý nhất tâm, trong tâm muốn thấy Thế giới Cực Lạc, thì Thế giới Cực Lạc hiện tiền; muốn thấy A Mi Đà Phật, thì A Mi Đà Phật hiện ra, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn. Người bình thường phải niệm đến Công phu Thành phiến, quý vị nghĩ Phật, thì sẽ nhìn thấy Phật, Phật không thường đến, mà thỉnh thoảng gặp quý vị, sẽ tiết lộ tin tức cho quý vị, nói với quý vị: thọ mạng của con còn bao nhiêu năm, đợi khi thọ mạng của con hết, thì Ta đến tiếp dẫn con; sẽ nói những lời này với quý vị. Tâm của quý vị liền định rồi, niệm Phật thật có hiệu quả, không phải là giả, Phật đến thông báo cho quý vị. Lần thứ hai gặp Phật, là thọ mạng của quý vị sắp hết rồi, Phật đến báo cho quý vị, hẹn thời gian với quý vị, thời gian dài ngắn không nhất định, bởi mỗi người mỗi khác, thông thường đều là khoảng một tuần đến ba tháng.

Những năm đầu, tôi ở Singapore, lão Lâm trưởng Cư sĩ Trần Quang Biệt của Cư Sĩ Lâm Singapore, ông biết ngày vãng sanh, ba tháng trước khi vãng sanh, hình như là mùng 7 tháng 8. Ông viết mùng 7 tháng 8, mùng 7 tháng 8, đã viết mười mấy lần, cũng không có ai dám hỏi ông, chính là vãng sanh vào ngày mùng 7 tháng 8, đó là trước ba tháng, vì vậy biết trước ba tháng, ông rất rõ ràng. Trên thực tế học Phật mới hai năm, trước đó học Phật cũng không phải là thật sự, hai năm cuối cùng là thế nào? Bị bệnh, không thể làm việc, nằm trên giường nghe tôi giảng kinh. Tôi giảng kinh ở Cư Sĩ Lâm, đĩa giảng kinh, lúc đó không phải là đĩa, mà băng ghi hình, đưa đến nhà ông ấy, mỗi ngày ông xem, xem được hai năm, phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Một ngày trước khi vãng sanh tìm tôi làm lễ Quy Y cho ông ấy, ngày hôm sau thì ông vãng sanh rồi. Nên trước ba tháng, đức Phật đến nói thời gian với ông, đó là gặp lần thứ hai, gặp lần thứ ba thì đức Phật đến tiếp dẫn, khi ông vãng sanh thì đức Phật đến dẫn ông đi. Nên thông thường người niệm Phật vãng sanh, khẳng định có ba lần thấy Phật, điều này trên hội Lăng Nghiêm Bồ-tát Đại Thế Chí nói với chúng ta, 憶佛念佛 “ức Phật niệm Phật”, ức là nhớ Phật, trong tâm nghĩ Phật, niệm là trong miệng ra tiếng, ức quan trọng hơn niệm. Niệm Phật, miệng niệm mà trong tâm không có Phật, là giả, không phải thật; trong tâm thật có Phật, trong miệng không niệm cũng không sao, đó là thật niệm Phật. 現前當來,必定見佛 “Hiện tiền đương lai tất định kiến Phật”, hiện tiền là sống ở thế gian này sẽ thấy Phật, bởi vì khi quý vị đạt đến Công phu Thành phiến, thì duyên tiếp đón với Phật tới rồi, đó chính là cảm, Phật hiện thân là ứng, cảm ứng đạo giao, quý vị có thể thấy được Phật. Đến Sự nhất tâm Bất loạn, đến Lý nhất tâm Bất loạn, thì quý vị có cơ hội luôn thấy Phật. Đến Lý nhất tâm, là thật sự, quý vị vừa nghĩ Phật, thì Phật hiện tiền; quý vị nghĩ Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc hiện ra, chân thật không dối, không phải là giả.

Đó là lão Hòa thượng Hải Hiền biểu pháp cho chúng ta, nói với chúng ta thật có Thế giới Cực Lạc, thật có A Mi Đà Phật. Bộ Kinh này do lão Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập, là chân kinh, từng chữ từng câu đều do Phật nói, lão Cư sĩ không có tùy ý thêm một chữ vào, hết sức trung thành với nguyên tắc của hội tập. Hội tập khác với phiên dịch, phiên dịch thì chính mình có thể cân nhắc dùng văn chữ nào, hội tập thì không thể được, hội tập, từng chữ từng câu đều phải căn cứ trong kinh điển gốc, không được sửa đổi một chữ. Từ xưa đến nay phiên dịch kinh Phật, hội tập kinh Phật, từ xưa đến nay đều có, có bị sửa đổi, không ít. Còn bộ Kinh này không thay đổi một chữ, vì để lấy niềm tin đối với đời sau, mong rằng bộ Kinh này: giúp mọi người thấy được rồi thì không sanh nghi ngờ, công đức vô lượng. Thứ hai là chứng minh cho chúng ta, Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: cũng là chân thật, không phải là giả, có phải là ý của chính Niệm lão không? Không phải. Niệm lão có trí huệ, ngài dùng kinh để giải thích kinh. Quý vị xem mỗi một đoạn văn chữ, trong dấu ngoặc đều nói ra, đây là trích ra từ trong bộ Kinh nào, bộ luận nào, là khai thị của một vị Tổ sư nào đó. Ngài đã dùng tổng cộng 193 loại kinh luận, và chú sớ của Tổ sư Đại đức từ xưa đến nay, phần kinh luận thì có 83 loại, khai thị và chú sớ: của Tổ sư Đại đức, tổng cộng 110 loại. Không gì hơn đều là giúp người đời sau nhìn thấy bộ Chú Giải này thì tăng trưởng niềm tin, không hoài nghi, mới có thể được lợi ích chân thật, đây là từ bi đến vô cùng. Điều chứng minh thứ ba của lão Hòa thượng Hải Hiền, vì những người chúng ta trong gần 20 năm nay, chúng ta nương vào bản Kinh này (Bản Hội Tập), chúng ta dựa vào Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ để học tập, nhất định không có sai lầm. Ngài cầm lấy quyển sách Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ có Tăng Tán Thán Tăng, chụp hình tác chứng cho chúng ta, chúng tôi treo tấm hình đó ở bên kia. Nên ngài sống đến tuổi tác lớn như thế, nhiệm vụ mà A Mi Đà Phật giao cho ngài là sự việc này, chứng minh cho mọi người ba sự việc chân thật này: Bản Hội Tập là chân thật, Chú Giải là chân thật, chúng ta nương vào bản Kinh này tu hành là chân thật. Bởi vì một tai nạn chưa từng có mà chúng ta gặp phải, rất nhiều người hủy báng Bản Hội Tập, nói chúng ta tu hành sai rồi. Lão nhân gia chứng minh cho chúng ta, sau khi chứng minh thì ngài đã vãng sanh, hai ngày sau thì vãng sanh rồi, vãng sanh tự tại, không có bệnh khổ. Đĩa phim về ngài, những chương trong Vĩnh Tư Tập, chúng ta phải coi như Kinh Vô Lượng Thọ để học tập, ngài là tấm gương tốt của Đệ tử nhà Phật trong thời đại này, cũng là tấm gương tốt của Pháp môn Tịnh tông, học tập theo ngài thì nhất định sẽ không có sai lầm.

Đây là sự phát tâm của A Mi Đà Phật, lúc mới phát đại tâm, năm kiếp tinh cần, tổng kết thành đại nguyện, đại nguyện này là 48 nguyện, 48 nguyện do đến từ đây. Biển nguyện Nhất thừa, sáu chữ hồng danh, công đức của danh hiệu không thể nghĩ bàn, 三根普被 “tam căn phổ bị” (bao trùm khắp cả ba căn), ba căn: Thượng Trung Hạ, 萬類齊收,積功累德,住真實慧,一向專志莊嚴妙土。於無量劫,積植德行,所發誓願圓滿成就 “vạn loại tề thâu, tích công lũy đức, trụ chân thật huệ, nhất hướng chuyên chí trang nghiêm diệu độ. Ư vô lượng kiếp, tích thực đức hạnh, sở phát thệ nguyện viên mãn thành tựu” (thâu nhiếp vạn loại, tích công lũy đức, trụ ở trí huệ chân thật, nhất hướng chuyên chí trang nghiêm diệu độ. Trong vô lượng kiếp, tích lũy vun trồng đức hạnh, thành tựu viên mãn thệ nguyện đã phát). Viên mãn của viên mãn chính là một câu Phật hiệu này, công đức của Phật hiệu vô lượng vô biên không có giới hạn. Nếu chúng ta mong tiêu nghiệp chướng, mong muốn tích công lũy đức, thì tu thế nào? Trên Kinh này nói với chúng ta, lão thật niệm một câu A Mi Đà Phật này: chính là tích công lũy đức, chính là tiêu trừ tất cả nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp đến nay, hoàn toàn ở câu Phật hiệu này. Nhưng không có ai tin, vì sao vậy? Bởi tội nghiệp tôi tạo từ vô lượng kiếp tới nay quá nặng rồi, làm gì một câu Phật hiệu có thể tiêu hết được? Cứ cho rằng phải dùng kinh sám, phải niệm chú, rất nhiều Pháp môn mới giúp quý vị tiêu nghiệp chướng. Thật không biết những phương pháp đó tiêu nghiệp chướng đều ít, không tiêu sạch sẽ, chỉ có một câu Phật hiệu có thể tiêu trừ sạch sành sanh nghiệp chướng tập khí, không cần dùng loại phương pháp thứ hai nữa. Lão Hòa thượng Hải Hiền làm ra tấm gương cho chúng ta, cả đời ngài chính là một câu A Mi Đà Phật, ngoài một câu Phật hiệu, thì ngài không biết gì cả, niệm đến Công phu Thành phiến, Sự nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn, Minh tâm Kiến tánh, thật sự không dễ! Làm ra để cho chúng ta xem, chúng ta vẫn không thể tin hay sao?

Mỗi ngày chúng ta nói trang nghiêm cõi nước Phật, lấy gì để trang nghiêm? Hàng ngày chúng ta nói hóa giải xung đột, mang lại sự an định hòa bình cho thế gian này, dùng cách gì? Tất cả đều là câu Phật hiệu này. Phật hiệu này được không? Được. Nhà khoa học hiện nay làm chứng minh cho chúng ta, chứng minh “tướng do tâm sanh”, “cảnh tùy tâm chuyển” mà Phật đã nói trên kinh. Về tâm, tâm tốt nhất trong các tâm, chính là tâm niệm Phật, không gì tốt hơn điều này, không có bất kỳ ý niệm nào có thể so sánh với ý niệm niệm A Mi Đà Phật này. Ngày ngày chúng ta niệm câu A Mi Đà Phật này, có thể hóa giải tai nạn, có thể hiện tiền an định hài hòa, chẳng những như vậy, mà có thể trang nghiêm Thế giới Cực Lạc của A Mi Đà Phật. Chúng ta thêm gạch thêm ngói cho Thế giới Cực Lạc, dùng nơi này của chúng ta để làm ví dụ, gạch đó chính là gạch Phật hiệu, hoàn toàn là do một câu Phật hiệu mà thành tựu. Nên niệm câu Phật hiệu này, là có duyên với Thế giới Cực Lạc, có duyên với A Mi Đà Phật, đây là tích lũy vun trồng đức hạnh, ngay ngày hôm nay. 如是內容,淨土三經,唯此獨備 “Như thị nội dung, Tịnh Độ tam kinh, duy thử độc bị” (Trong ba Kinh Tịnh Độ, chỉ có mỗi Kinh này đầy đủ nội dung như vậy). Tịnh Độ có ba bộ kinh, chuyên môn giới thiệu Thế giới Cực Lạc, ngoài Kinh Vô Lượng Thọ, còn có Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, nói tắt là Quán Kinh. Quán Kinh là nói lý luận và phương pháp, Thế giới Cực Lạc căn cứ đạo lý gì, phải dùng phương pháp nào, thì chúng ta mới có thể vãng sanh. Trì danh niệm Phật là phép quán cuối cùng trong 16 phép quán, phương pháp nói ra 16 loại, cuối cùng, cuối cùng chính là phép quán quan trọng nhất, tinh hoa nhất, là câu danh hiệu Nam Mô A Mi Đà Phật này. Tiểu bản Kinh Mi Đà nói rất đơn giản, tiện cho làm thời khóa sớm tối. Nên trong ba kinh, bộ Kinh này nói chi tiết nhất, có thể nói là Tịnh Độ Khái Luận, 故稱本經為淨土第一經 “cố xưng bổn Kinh vi Tịnh Độ đệ nhất Kinh” (cho nên xưng Kinh này là Kinh số một của Tịnh Độ). Đây là phần đầu của quyển thứ hai, giới thiệu một cách đơn giản.

Phía trước là phần Tựa, trong ba phần, từ đây trở xuống là phần Chánh Tông, phần Chánh Tông từ phẩm thứ tư đến phẩm bốn mươi hai. Cũng chia thành hai khoa, khoa thứ nhất, 正說因地 “Chánh Thuyết Nhân Địa” (Chánh Thuyết Nhân Địa). Chúng ta xem giới thiệu trong phần đầu của Chánh Tông, 經之正宗分,如人之身軀,心肺各臟皆備於是 “Kinh chi Chánh Tông phần, như nhân chi thân khu, tâm phế các tạng giai bị ư thị” (Phần Chánh Tông của Kinh, như thân thể của người, các tạng: tim phổi đều đầy đủ như vậy). Đây là ba phần do Phật thuyết, Tổ sư Đại đức dùng thân người làm tỷ dụ cho chúng ta, phần Tựa giống như đầu người, vừa nhìn thì biết đó là người thế nào; phần Chánh Tông là thân thể của họ, Lục phủ Ngũ tạng; phần Lưu Thông giống như chân tay, dùng điều này để làm ví dụ dễ hiểu, ba phần là một thể.

本經以第四品至四十二品為正宗分 “Bổn Kinh dĩ đệ tứ phẩm chí tứ thập nhị phẩm vi Chánh Tông phần” (Kinh này lấy phẩm thứ tư đến phẩm bốn mươi hai làm phần Chánh Tông). Trong đây nói điều gì? 彌陀因行 “Mi Đà nhân hạnh” (nhân hạnh của đức Mi Đà), tình hình tu hành của A Mi Đà Phật trong nhân địa. 法藏大願 “Pháp Tạng đại nguyện” (Đại nguyện của ngài Pháp Tạng), Pháp Tạng chính là danh xưng của A Mi Đà Phật khi còn trong nhân địa, Tỳ-kheo Pháp Tạng, đại nguyện của Ngài là đến từ đâu, đại nguyện viên mãn, đó là Thế giới Cực Lạc thành tựu rồi. Thế giới Cực Lạc là do nguyện lực của A Mi Đà Phật mà thành tựu, chúng ta muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc, phải tương ưng với nguyện của Ngài. 極樂依正莊嚴 “Cực Lạc Y Chánh trang nghiêm” (Y báo Chánh báo trang nghiêm của Cực Lạc), giới thiệu Thế giới Tây Phương Cực Lạc, Y báo là hoàn cảnh, hoàn cảnh cư trú, môi trường học tập; Chánh báo là A Mi Đà Phật, là thầy, thầy là A Mi Đà Phật, còn học trò, những người trong mười phương thế giới vãng sanh đến, trên có Đẳng giác Bồ-tát, dưới có chúng sanh của ba đường ác. Chỉ cần vào lúc lâm chung, chúng sanh tạo tác tội nghiệp thật sự sám hối, sau không tạo nữa, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, A Mi Đà Phật từ bi đến tột cùng, tiếp dẫn tất cả. Nên Thế giới Cực Lạc là dễ đến nhất, nhưng khó tin nhất. 極樂菩薩修持 “Cực Lạc Bồ-tát tu trì” (Sự tu trì của Bồ-tát ở Cực Lạc), ở đây cũng phải nói đến, Thế giới Cực Lạc, vãng sanh Thế giới Cực Lạc liền thành Bồ-tát. Là 51 cấp bậc được nói trên Kinh Hoa Nghiêm, Thế giới Cực Lạc thảy đều có, từ Sơ tín vị đến Đẳng giác Bồ-tát, gồm 51 cấp bậc, thấy sự tu hành của quý ngài. 邊地疑城生因 “Biên địa nghi thành sanh nhân” (Nhân của sanh vào biên địa nghi thành), Thế giới Cực Lạc có biên địa, giống với việc nói lớp dự bị, người chưa có cấp bậc chính thức: đều ở nơi đó. Đấy là nguyên nhân gì? Bởi mang theo nghi ngờ, nhưng thật làm, mang tâm cầu may, nếu thật có Thế giới Cực Lạc vậy thì tốt rồi, không có cũng không sao, là thái độ tâm thái như vậy, đại khái đều là biên địa nghi thành, nên nhất định phải đoạn nghi sanh tín. Đoạn nghi thế nào? Bộ Kinh này giúp chúng ta đoạn nghi, quý vị đọc được càng nhiều, tín tâm càng kiên cố. Nếu thật sự có niềm tin vững chắc, thì có thể không cần đọc Kinh này, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài không có hoài nghi, nên ngài không cần đọc kinh, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, viên mãn thành tựu. 娑婆穢土惡苦,極樂顯現證信等 “Ta Bà uế độ ác khổ, Cực Lạc hiển hiện chứng tín đẳng” (Sự ác khổ của cõi uế Ta Bà, hiển hiện Cực Lạc để chứng tín vân vân), những điều ấy đều ở trong phần này, trong phần Chánh Tông đây, phần Chánh Tông. 故不但為全經之主體,實亦為一部淨宗妙法之綱宗 “Cố bất đãn vi toàn Kinh chi chủ thể, thật diệc vi nhất bộ Tịnh tông diệu pháp chi cương tông” (Nên chẳng những là chủ thể của toàn bộ Kinh này, mà thật sự cũng là cương tông của một bộ diệu pháp Tịnh tông). Cương là đại cương, tông là tông yếu, chính là phần quan trọng nhất.

本經於極樂世界教主阿彌陀佛之因地修行 “Bổn Kinh ư Cực Lạc Thế giới Giáo chủ A Mi Đà Phật chi nhân địa tu hành” (Kinh này đối với sự tu hành trong nhân địa của Giáo chủ A Mi Đà Phật ở Thế giới Cực Lạc), nói rất chi tiết, 殊勝誓願等等無邊妙法行,陳述詳盡,廣於餘經 “thù thắng thệ nguyện đẳng đẳng vô biên diệu pháp hạnh, trần thuật tường tận, quảng ư dư kinh” (thệ nguyện thù thắng vân vân và vô biên pháp hạnh vi diệu, nói rõ tường tận, rộng hơn các kinh khác). Phật thường thuyết tất cả kinh, nhưng bộ Kinh này nói chi tiết nhất, chuyên môn: giới thiệu Thế giới Tây Phương Cực Lạc, giới thiệu A Mi Đà Phật cho chúng ta, mong rằng chúng ta có thể tin, có thể phát nguyện, hoành siêu trong đời này, không phải đi ra theo chiều thẳng đứng mà vượt theo chiều ngang, vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thân cận A Mi Đà Phật. Đây là mục tiêu quan trọng nhất mà Phật giới thiệu Pháp môn này cho chúng ta. 本卷內容 “Bổn quyển nội dung” (Nội dung của quyển này), đây là quyển thứ hai, phẩm thứ tư đến phẩm thứ 10, 即彌陀因地發願,與大願圓滿之經過 “tức Mi Đà nhân địa phát nguyện, dữ đại nguyện viên mãn chi kinh quá” (chính là sự phát nguyện của đức Mi Đà lúc nhân địa, và quá trình viên mãn của đại nguyện). Trong quyển này, có bảy phẩm Kinh, thứ tư đến thứ mười, chúng ta có thể coi bảy phẩm này: như lịch sử của Thế giới Tây Phương Cực Lạc để xem. Đây là nói về lịch sử, nói về A Mi Đà Phật từ phát tâm đến sự thành tựu của Thế giới Cực Lạc, chúng ta làm rõ ràng, làm sáng tỏ, bất kể là lý, hay là sự, đều làm rõ ràng thì mới sẽ không hoài nghi, hoài nghi là chướng ngại lớn nhất của việc cầu sanh Tịnh Độ. Vì vậy có hoài nghi thì nhất định phải đọc thuộc, “đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa của sách”, phương pháp này tuyệt diệu.

經中首云,過去無量不可思議無數之劫 “Kinh trung thủ vân, quá khứ vô lượng bất khả tư nghì vô số chi kiếp” (Trong Kinh đầu tiên nói, quá khứ vô lượng không thể nghĩ bàn vô số kiếp). Ở đây nói về thời gian, câu này nói về thời gian, thời gian quá dài rồi, nên đây là 表過去之時極為久遠 “biểu quá khứ chi thời cực vi cửu viễn” (biểu thị lúc rất lâu xa trong quá khứ). Vào lúc đó, 彌陀為世饒王 “Mi Đà vi Thế Nhiêu vương” (đức Mi Đà là Thế Nhiêu vương), A Mi Đà Phật là một người tại gia, thân phận của Ngài là Quốc vương. Vị Quốc vương ấy là bậc minh quân, trị quốc là thái bình thịnh thế, từ việc người khác khen ngợi đức hiệu của Ngài, thì chúng ta hiểu được, Thế là thế gian, Nhiêu là phì nhiêu, cũng tức là vật tư tài nguyên rất sung túc, người nước ta nói là thái bình thịnh thế, nhân dân hạnh phúc mỹ mãn, Quốc vương có đạo, có đức, có phước báo, nhân dân đều được hưởng phước của Ngài, đó là Thế Nhiêu vương. Khi Ngài còn ở đời, đúng lúc thế gian có Phật, là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, vào lúc đó xuất hiện ở đời giảng kinh thuyết pháp, Ngài gặp được Phật, nghe Phật giảng kinh thuyết pháp đã cảm động, từ bỏ vương vị, xuất gia học đạo. Trong việc ấy có nghĩa lý rất sâu, chúng ta cần phải thể hội được, Ngài là một Quốc vương tốt, vì sao phải xuất gia? Bởi Ngài có tâm từ bi, có tâm yêu thương, luôn mong muốn giúp chúng sanh lìa khổ được vui, Ngài thật làm được rồi, nhưng chỉ có thể giúp đất nước của Ngài, giúp thế giới của Ngài cư trú, chưa đủ rộng lớn, nếu xuất gia thành Phật, thì Ngài có thể giúp tất cả chúng sanh khổ nạn khắp pháp giới hư không giới, thật có thể giúp được. Chúng ta nhìn thấy sự nghiệp của Ngài rồi, Ngài xây dựng Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc lớn cỡ nào? Thế giới Cực Lạc rộng lớn giống như khắp pháp giới hư không giới, chồng chéo với Thế giới hiện tại của chúng ta, chúng ta nhìn không thấy. Cũng giống như hiện nay chúng ta xem màn hình TV, trên màn hình này có rất nhiều kênh đài, bây giờ chúng ta chỉ xem được một kênh, không nhìn thấy các kênh khác, nếu chúng ta nhìn thấy tất cả, thì Thế giới này không như nhau. Trên thực tế trong màn hình của chúng ta đây, vô lượng không có giới hạn kênh đài, vô số, vô lượng vô số, ai biết được? Người Minh tâm Kiến tánh biết. Nếu chúng ta niệm Phật niệm đến Lý nhất tâm Bất loạn, thì quý vị nhìn thấy hết rồi, nhìn thấy tất cả không sót một hình ảnh nào. Nếu quý vị hỏi người đó rằng có bao nhiêu? Thì người đó nói với quý vị vô lượng vô biên, không có con số nào có thể miêu tả, là thật, không phải giả, sau đó nói với quý vị một lời tổng kết, những gì có tướng đều là hư vọng.

Thế nào là chân thật? Thế giới Cực Lạc là chân thật, không phải là hư vọng. Tại sao vậy? Bởi đó là do Tự Tánh biến hiện, Tự Tánh không có sanh diệt, không có thay đổi. Tuy chúng ta là do Tánh hiện ra, nhưng bên trong vướng mắc A-lại-da, A-lại-da có thể biến, nên mười phương thế giới đều là do tâm hiện thức biến. Thế giới Cực Lạc chỉ có tâm hiện, không có thức biến, nên đó là thật, chúng ta thường nói điều này trong việc học tập kinh giáo, đó không phải là giả. Nhưng Thế giới Cực Lạc có ẩn hiện khác nhau, có duyên thì hiện. Khi hiện ra, không thể nói có; khi không hiện, không thể nói không. Không hiện là gì? Không có duyên, đó là chính chúng ta có phiền não, có tập khí, thì không nhìn thấy, đoạn hết sạch tập khí phiền não thì thấy được. Nên Thế giới Cực Lạc có ẩn hiện không đồng, không có sanh diệt, không giống như A-lại-da. A-lại-da, khắp pháp giới hư không giới: không rời khỏi A-lại-da, A-lại-da là pháp sanh diệt, những gì có tướng đều là hư vọng, tất cả pháp Hữu vi như mộng ảo bọt bóng, đó là A-lại-da, đó là Y Chánh trang nghiêm của mười Pháp giới. Đối với những điều này Phật giảng rất nhiều, giảng rất rõ ràng, rất tường tận. Vì vậy Thế Nhiêu vương gặp Phật xuất gia học đạo, Ngài muốn học Phật, Ngài muốn giống như Phật: có trí huệ, có đức hạnh, có năng lực, có phước báo, rộng độ tất cả chúng sanh khổ nạn trong Pháp giới. Tâm lượng rộng lớn như thế, chứ không phải là tiêu cực, không phải là trốn tránh hiện thực, thật sự khiến người khác bội phục, khiến người khác tôn kính.

法名法藏 “Pháp danh Pháp Tạng” (Pháp danh là Pháp Tạng), đây là Pháp danh xuất gia của Ngài, trước khi chưa xuất gia, người ta gọi Ngài là Thế Nhiêu vương. 發起宏深誓願 “Phát khởi hoằng thâm thệ nguyện” (Phát khởi thệ nguyện sâu rộng), thệ nguyện này nói một câu đơn giản, Ngài mong chúng sanh lục đạo của mười Pháp giới trong cõi nước của tất cả chư Phật khắp pháp giới hư không giới, rời tận cùng khổ, được vui rốt ráo. Rời khổ rốt ráo chính là giúp họ từ Lục đạo Thập Pháp giới mà vượt ra, được vui rốt ráo ở đâu? Ngài bèn nghĩ đến Thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc được thành tựu thế nào? Ngài hướng đến thầy của Ngài là Thế Gian Tự Tại Vương thỉnh giáo. Thầy dạy Ngài, con đi tham học cõi nước của tất cả chư Phật, đích thân đi xem, không sót một cõi nào, trong cõi nước chư Phật có điều thiện, điều tốt thì lấy hết tất cả, tất cả điều không thiện, không tốt thì không nên lấy, kiến lập một Thế giới như vậy, là tập hợp sự thành tựu tốt đẹp của tất cả Thế giới chư Phật. Thế giới Cực Lạc là đến từ như vậy, không phải từ tưởng tượng, không phải là lý tưởng của A Mi Đà Phật, cũng không phải là tưởng tượng của đức Thế Gian Tự Tại Vương, không phải vậy, trên thực tế là đi tham khảo. Nên Ngài đã dùng thời gian bao lâu? Năm kiếp. Năm kiếp để tham khảo, tổng kết thành đại nguyện, 48 nguyện này chính là kết quả khảo sát của năm kiếp. 48 nguyện này đã thực hiện rồi, chính là Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Do đó phát khởi thệ nguyện rộng sâu, 故知彌陀因地發心修行,為時實難稱計 “cố tri Mi Đà nhân địa phát tâm tu hành, vi thời thật nan xưng kế” (vì vậy biết rằng sự phát tâm tu hành trong nhân địa của đức Mi Đà, thời gian thật khó tính toán được). Năm kiếp tu hành này là thời gian mà Ngài tham khảo, ngoài việc tham khảo, còn phát tâm tu hành, vậy thời gian thật sự thì quá dài rồi, không cách nào nói được, không có cách nào tính toán. 但更應知彌陀發願之時,已非凡夫 “Đãn cánh ưng tri Mi Đà phát nguyện chi thời, dĩ phi phàm phu” (Nhưng càng nên biết khi đức Mi Đà phát nguyện, đã không phải là phàm phu), không phải là phàm phu, là thế nào? 古德多稱此時已是地上菩薩 “Cổ đức đa xưng thử thời dĩ thị Địa thượng Bồ-tát” (Các vị Cổ đức phần nhiều cho rằng lúc ấy Ngài đã là Địa thượng Bồ-tát). Có thể cách nói như vậy, nếu không phải là Địa thượng Bồ-tát, thì sao có thể nhìn thấy Phật? Nên nói Ngài là Đăng địa Bồ-tát, nói được thông. 如是則彌陀最初發心之時,更遠於此 “Như thị tắc Mi Đà tối sơ phát tâm chi thời, cánh viễn ư thử” (Như vậy thì lúc mà đức Mi Đà phát tâm ban đầu, còn xa hơn đây), sớm hơn nữa rồi, công đức phát tâm của đức Mi Đà không thể nghĩ bàn. 是故 “Thị cố” (Cho nên), chỗ này là Niệm lão khuyên chúng ta, 淨宗學人於此應生淨信,彌感佛恩 “Tịnh tông học nhân ư thử ưng sanh tịnh tín, di cảm Phật ân” (người học Tịnh tông nên sanh khởi niềm tin thanh tịnh đối với điều này, sẽ càng cảm kích ân của Phật). Nếu Ngài không phát tâm, Ngài không thật sự tu hành, Ngài không xây dựng Thế giới Cực Lạc, thì làm sao chúng ta có thể thành tựu? Sự thành tựu tu hành của chúng ta sẽ phải qua vô lượng kiếp, hiện nay rút ngắn vô lượng kiếp, còn mười mấy năm ngắn ngủi, thời gian ba, bốn mươi năm có thể thành tựu, thật sự không thể nghĩ bàn, vì vậy cảm kích ân của Phật.

蓋此極樂依正及持名妙法,乃彌陀無量無數不可思議劫,精勤修習之妙果 “Cái thử Cực Lạc Y Chánh cập trì danh diệu pháp, nãi Mi Đà vô lượng vô số bất khả tư nghì kiếp, tinh cần tu tập chi diệu quả” (Vì Y báo Chánh báo của Cực Lạc và diệu pháp trì danh đó: là diệu quả tinh cần tu học của đức Mi Đà trong vô lượng vô số không thể nghĩ bàn kiếp). Một câu này đều nói được hết rồi, A Mi Đà Phật dùng thời gian bao lâu? Vô lượng vô số không thể nghĩ bàn, thời kiếp dài không cách nào tưởng tượng. Tinh cần trong thời gian dài như vậy, tinh cần là chế tâm một chỗ, câu phía sau của Phật là không việc gì chẳng thành, chỉ cần quý vị có thể để tâm ở một nơi. Lão Hòa thượng Hải Hiền chính là để tâm vào chỗ là A Mi Đà Phật, ngài có thể được Công phu Thành phiến, Sự nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn. Không có sự xảo diệu nào khác, đó là chế tâm nhất xứ. Đây chính là tinh, tinh tức là tinh nhất, còn cần, cần chính là không ngừng tu tập, diệu quả là Thế giới Cực Lạc. Điều Ngài học tập được chính là vô lượng thanh tịnh bình Đẳng giác, năm chữ này trên đề Kinh. Ngày nay lại dùng quả giác này, làm nhân tâm tu hành của chúng ta, 此恩此德,匪言可喻 “thử ân thử đức, phỉ ngôn khả dụ” (ân ấy đức ấy, không phải ngôn ngữ có thể nói ra được). Pháp môn Ngài mở cho chúng ta, dạy bảo chúng ta, phương pháp này là dùng quả giác của Ngài, Ngài đã thành Phật ở Thế giới Cực Lạc, làm thế nào mà thành? Do thanh tịnh bình Đẳng giác mà thành. Chúng ta tu tâm thanh tịnh thế nào? Câu Phật hiệu này viên mãn thanh tịnh; tiếp tục đi lên, là tâm bình đẳng, tâm bình đẳng là Chân Tâm viên mãn, cũng là dùng một câu Phật hiệu; mục tiêu cuối cùng, là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, đó chính là giác, vẫn là dùng một câu danh hiệu. Câu danh hiệu này không chuyển hướng, không thể nào quên, không được mất đi. Niệm niệm đều là câu A Mi Đà Phật này, không rời cuộc sống, không rời công việc, không trở ngại, trong tâm niệm Phật, không ảnh hưởng gì cả, mọi lúc mọi nơi không rời A Mi Đà Phật. Cách này tinh diệu đến tột cùng, làm nhân địa tâm của chúng ta. Ân ấy đức ấy, ngôn ngữ nói không hết được.

再者彌陀因地久證法身 “Tái giả Mi Đà nhân địa cửu chứng Pháp thân” (Thêm nữa, đức Mi Đà đã chứng Pháp thân từ lâu trong nhân địa), chứng Pháp thân chính là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thời gian đó quá lâu rồi. 故此一乘願王、六字洪名、極樂依正種種莊嚴,甚至一毛一塵,無非彌陀無為法身、真實智慧之所流現 “Cố thử Nhất thừa nguyện vương, lục tự hồng danh, Cực Lạc Y Chánh chủng chủng trang nghiêm, thậm chí nhất mao nhất trần, vô phi Mi Đà Vô vi Pháp thân, chân thật trí huệ chi sở lưu hiện” (Nên nguyện vương Nhất thừa, sáu chữ hồng danh này, đủ loại trang nghiêm Y báo Chánh báo của Cực Lạc, thậm chí một sợi lông một hạt bụi, không có gì chẳng phải là từ do Pháp thân Vô vi, trí huệ chân thật của đức Mi Đà hiện ra). Thế giới Cực Lạc tốt ở chỗ nào? Mấy câu này miêu tả cho chúng ta, giúp chúng ta sanh ra chân thật hiếm có khó gặp. Từ kiếp lâu xa, Ngài đã chứng được Pháp thân Bồ-tát, từ kiếp lâu xa đó là trước khi Ngài làm Thế Nhiêu vương, lúc đó Thế Nhiêu vương, Ngài đã như vậy, cổ nhân có nói, nói Ngài là Địa thượng Bồ-tát, đó thật sự là chứng Pháp thân từ lâu. Cho nên nguyện vương Nhất thừa này, nguyện vương Nhất thừa, là 48 nguyện, 48 nguyện viên mãn trong sáu chữ hồng danh, sáu chữ hồng danh là Nam Mô A Mi Đà Phật, trong một câu này là 48 nguyện, trong 48 nguyện là Y Chánh trang nghiêm của Thế giới Cực Lạc. Thậm chí một sợi lông một hạt bụi, đây là nói Thế giới Cực Lạc, dùng điều này làm tỷ dụ, một sợi lông, một hạt Vi trần: đều là là trong Pháp thân Vô vi, trí huệ chân thật của A Mi Đà Phật lưu xuất, hiển thị ra, là sở lưu sở hiện.

一一皆超情離見 “Nhất nhất giai siêu tình ly kiến” (Tất cả đều siêu tình ly kiến), tình và kiến chính là 8 thức 51 tâm sở, những thứ này trong mười phương thế giới cõi nước chư Phật thì rất nhiều rất nhiều, đều không thể tránh khỏi. Giống như Thế giới này của chúng ta, cảnh giới sáu trần mà sáu căn của chúng ta tiếp xúc, cả vũ trụ đều là tình kiến, tình là mê hoặc, kiến là tư tưởng kiến giải. Nói cách khác, chúng ta không thấy được chân tướng, không nhìn ra chân tướng, không nghĩ tới chân tướng, những gì nghĩ, thấy đều là tướng hư vọng, giống như trên Kinh Kim Cang nói, 凡所有相,皆是虛妄 “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”. Chúng ta coi hư vọng là chân thật, thế nên vĩnh viễn không thể thoát khỏi hư vọng. Hư vọng là lục đạo, hư vọng là Thập pháp giới. Thoát ly lục đạo là thoát khỏi hư vọng nghiêm trọng, còn có một loại hư vọng, là mười Pháp giới, thoát khỏi Lục đạo luân hồi là chứng quả A-la-hán, thoát khỏi mười Pháp giới chính là Pháp thân Bồ-tát. Pháp môn này có thể gọi là chúng ta ngay trong một đời, trong thời gian mười mấy năm rất ngắn cũng có thể vượt qua hai loại hư vọng: vượt qua Lục đạo, siêu vượt Thập pháp giới, vãng sanh đến Nhất chân Pháp giới. 一一皆是實相正印之所印 “Nhất nhất giai thị Thật tướng chánh ấn chi sở ấn” (Tất cả đều là được chánh ấn của Thật tướng in vào), ấn là ấn chứng. Trung Hoa cổ đại rất coi trọng đối với việc ấn này, người ngoại quốc dùng ký tên, người Trung Hoa dùng con dấu. Y Chánh trang nghiêm của Thập pháp giới, tất cả là được chánh ấn Thật tướng in vào, nên 一一皆是開化顯示真實之際 “nhất nhất giai thị khai hóa hiển thị Chân thật chi tế” (nhất nhất đều là khai hóa hiển thị Chân thật chi tế), nhất nhất chính là vạn pháp. Lúc Đại sư Huệ Năng khai ngộ nói với chúng ta, 何期自性,能生萬法 “đâu ngờ Tự Tánh, có thể sanh vạn pháp”, câu này rất quan trọng. Vũ trụ từ đâu tới? Thông thường các tôn giáo nói là do thần tạo, Phật pháp không nói là do thần tạo, Phật pháp nói thế nào? Tự Tánh là vốn có, là do Tự Tánh biến hiện. Chỉ cần quý vị Minh tâm Kiến tánh, thì quý vị đối với tất cả pháp của thế và xuất thế gian này, tự nhiên thông đạt sáng tỏ, đó là khai ngộ, không chỉ khai ngộ, mà là Đại triệt Đại ngộ.

Phật pháp Đại thừa dạy chúng ta, lão Tổ tông, cổ Thánh tiên Hiền nước ta dạy chúng ta, cách dạy thế nào? Hướng vào trong để cầu, đừng hướng bên ngoài mà cầu. Bởi vì bên ngoài toàn là giả, những gì có tướng đều là hư vọng, thì làm sao quý vị có thể cầu được? Phải là cách cầu thế nào? Hướng vào trong. Nên kinh điển của nhà Phật gọi là nội điển, phương pháp của nhà Phật gọi là nội học, không hướng ra ngoài. Tại sao vậy? Đại sư Huệ Năng nói rất hay, 何期自性,本自具足 “hà kỳ Tự Tánh, bổn tự cụ túc”, câu này nói rất hay, Tự Tánh đầy đủ điều gì? Đầy đủ vô lượng trí huệ. Có trí huệ thì tự nhiên có tri thức, nhận thức của quý vị sẽ không sai lầm, nên trong trí huệ có tri thức, còn trong tri thức không có trí huệ, phải biết đạo lý này. Cách cầu ra sao? Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Người xưa viết trong sách giáo khoa cho trẻ thơ là Tam Tự Kinh rằng: 教之道,貴以專“giáo chi đạo, quý dĩ chuyên”, dạy phải chuyên, tất nhiên học phải chuyên, không thể học hai thứ cùng lúc, hãy từng thứ một. Một thứ còn chưa học được, lại học tiếp điều thứ hai, sẽ xáo trộn đầu óc của quý vị, quý vị không thể tập trung, quý vị không học tốt thứ nào cả. Cổ nhân Trung Hoa, Phật pháp Đại thừa, biết chân tướng sự thật này, nên dạy người phải chuyên, bất kể pháp thế gian hay xuất thế gian đều phải chuyên, hi vọng quý vị làm chuyên gia, không nên làm thông gia. Khi chuyên gia khai ngộ, thì tự nhiên thông rồi, điều chưa từng học thì cũng biết hết. Đức Thế Tôn làm tấm gương tốt cho chúng ta, sau khi Ngài khai ngộ liền dạy học, 79 tuổi viên tịch, dạy học 49 năm. 30 tuổi ngài khai ngộ, thì 30 tuổi đi ra dạy học, những kinh và luận mà Ngài giảng, do ai dạy Ngài? Ngài học ở đâu? Không có, không có thầy. Tuy đã ra ngoài học 12 năm, nhưng những điều học trong 12 năm đó: cũng không dùng tới gì, tất cả đều là do trong Tự Tánh tự nhiên lưu lộ ra, chúng ta phải biết điều này. Nên Phật pháp: phải trì giới, phải tu định, phải khai trí huệ. Giới là phương pháp, định cũng là phương pháp, mục đích cuối cùng là khai ngộ, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, lúc ấy pháp thế và xuất thế gian chẳng gì mà không biết. Đó cũng là câu mà thầy Truyền Giới nói với lão Hòa thượng Hải Hiền, câu Phật hiệu này cứ vậy niệm đi, khi hiểu rõ rồi thì không nên nói lung tung, không được nói. Quý vị xem, đoán đúng ngài rồi, nhất định ngài khai ngộ, việc hiểu rõ chính là khai ngộ, Đại triệt Đại ngộ. Đại triệt Đại ngộ thì làm thế nào? Không thể nói, không được nói, nên cả đời ngài cũng không nói, nhưng đã từng nói, thứ gì tôi cũng biết. Câu này không thể tùy tiện mà nói, tùy tiện nói là đại Vọng ngữ, thứ gì cũng biết chính là Đại triệt Đại ngộ. Nếu ngài còn ở đời thì tôi tuyệt không dám nói như vậy, vì ngài vãng sanh rồi nên tôi dám nói, ngài thật sự Đại triệt Đại ngộ, thật sự thứ gì cũng biết. Nên tất cả đều là khai hóa hiển thị Chân thật chi tế. 一一皆是惠予眾生真實之利。故此法門,不可思議 “Nhất nhất giai thị huệ dữ chúng sanh chân thật chi lợi. Cố thử Pháp môn, bất khả tư nghì” (Tất cả đều là ban cho chúng sanh lợi ích chân thật. Nên Pháp môn này, không thể nghĩ bàn). Ba điều chân thật này: trí huệ chân thật, Chân thật chi tế, lợi ích chân thật, bộ Kinh này đầy đủ tất cả rồi, vả lại nói rất tỉ mỉ, đây là tinh hoa trong tất cả kinh Đại thừa, ở trong bộ Kinh này.

下第四品,首明法藏比丘因地學道發心之因緣 “Hạ đệ tứ phẩm, thủ minh Pháp Tạng Tỳ-kheo nhân địa học đạo phát tâm chi nhân duyên” (Phẩm thứ tư sau đây, đầu tiên nói rõ nhân duyên phát tâm học đạo của Tỳ-kheo Pháp Tạng khi còn trong nhân địa). Phẩm thứ tư là Pháp Tạng Nhân Địa. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 136)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật đạo

Rộng độ khắp chúng sanh

Nam Mô A Mi Đà Phật