Responsive Menu
Add more content here...

Tập 149 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ 4: PHÁP TẠNG NHÂN ĐỊA

(NHÂN ĐỊA CỦA NGÀI PHÁP TẠNG)

Tập 149

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian:  20/12/2014

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

Dịch giả: Sư cô Thích Tâm Thường

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 398 đếm ngược đến hàng thứ hai, bắt đầu xem từ câu thứ hai:

《大乘義章》曰:痴闇之心,體無慧明,故曰無明 “Đại Thừa Nghĩa Chương viết: si ám chi tâm, thể vô huệ minh, cố viết Vô minh” (Trong Đại Thừa Nghĩa Chương nói: tâm mà si ám, thể không có huệ minh, nên gọi là Vô minh). Đây là Niệm lão trích trong Đại Thừa Nghĩa Chương để giải thích về Vô minh. Si là ngu si, ám chính là không sáng suốt, ý nghĩa của vô tri. Tâm mà si ám, thể là không có huệ minh, nên gọi là Vô minh; Nói cách khác, Chân tâm là giác minh, Vọng tâm là Vô minh. Vọng tâm cũng gọi là thức A-lại-da, là Ngu si trong ba độc phiền não, cũng chính là nói, Vọng tâm nhìn sai cảnh giới bên ngoài rồi, chẳng những nhìn sai, mà cũng nghĩ sai rồi. Tiếp theo nói Kiến tư Phiền não là nói đến rồi, 無明貪瞋 “Vô minh Tham Sân” (Vô minh, Tham, Sân). Đây là tam độc phiền não.

Vì sao lại có Vô minh? Lục tổ Đại sư Huệ Năng nói với chúng ta Chân tâm, Bản tánh, Chân tâm, Bản tánh là quang minh, là không gì không biết, đây là bản năng của Tự Tánh, bản năng của Chân Tâm. Phật nói, một niệm bất giác, từ trong Chân tâm biến hiện ra một Vọng tâm, nhưng thể của Vọng tâm vẫn là Chân tâm. Nên Chân tâm cũng gọi là Tự Tánh, cũng gọi là Chân Như, cũng gọi là Bản tánh, rất nhiều tên gọi, đều là nói một sự việc. Một sự việc mà nói nhiều tên gọi như vậy, dụng ý của Phật [là] bảo quý vị đừng chấp trước danh tự, danh tự là giả, đó là giả danh, liễu giải ý nghĩa chân thật thì đúng rồi. Đây chính là từ trong giả, quý vị phải nhận biết chân, giống như tôi thường hay dùng màn hình TV để làm ví dụ, chúng ta dùng màn hình để cùng nhau học tập, không phải TV mà chính là mạng Internet, nên mọi người rất quen thuộc. Trong màn hình, khi không có kênh đài là một vùng ánh sáng, đây chính là Tự Tánh, đây chính là Chân tâm; Khi ấn kênh, đây là vừa động, thì động rồi, sau khi động màn hình liền hiện tướng. Chúng ta biết tướng là giả tướng, màn hình là thật, nếu không có màn hình, thì không thể hiện tướng. Ví màn hình như Chân tâm, ví kênh đài như Vọng tâm, Vọng tâm và Chân tâm vĩnh viễn không thể tách rời, hoàn toàn giống như mối quan hệ giữa màn hình và sắc tướng trong kênh đài. Nhưng màn hình là mãi không thay đổi, chính là một vùng ánh sáng trắng, còn sắc tướng thì đang biến đổi trong từng sát-na.

Hiện nay chúng ta xem TV này, tần số cao bao nhiêu? Một giây, bây giờ chúng ta dùng là kỹ thuật số, dùng TV kỹ thuật số, nếu giống hình ảnh, giống phim đèn chiếu trước đây, thì đó là bao nhiêu tấm? Một giây bao nhiêu tấm? 100 tấm; Cũng chính là nói, tần số của nó là một phần trăm giây, là động, chứ không phải tĩnh, mỗi giây đều khác nhau. Có hoàn toàn giống nhau không? Không hoàn toàn giống nhau, mỗi một giây mỗi tướng đều là độc lập, vả lại thế nào? Tuyệt đối sẽ không có hai tấm nào mà tướng là giống nhau, không có, nhất định không có, chúng ta phải rõ ràng khái niệm này. Nên trên kinh Phật nói, 凡所有相,皆是虛妄 “những gì có tướng đều là hư vọng”, sắc tướng, âm thanh, khoa học ngày nay của chúng ta nói là hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm lý, hiện tượng tự nhiên, bao gồm tất cả hiện tượng ở trong đó, đều là ảo tướng được sanh ra bởi tần số cao, không có thứ nào là thật. Vì vậy Phật dạy chúng ta không nên để điều này trong tâm, để trong tâm thì sai rồi, bởi vì đó là giả, bất khả đắc.

Nếu sau khi biết được Chân tướng, thì gọi là khai ngộ rồi, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, kiến tánh thành Phật; Cũng chính là nói, chúng ta ở trong sắc tướng [mà] nhìn ra màn hình, sắc tướng động, một giây dao động 100 lần, màn hình không động. Không động là thật, còn động là giả, thật giả trộn lẫn với nhau, là không giống nhau. Nên Phật dạy cho chúng ta, chúng ta phải dùng thật, không nên dùng giả. Dùng thật trong cuộc sống của chúng ta, dùng trong công việc, dùng trong xử việc đối người tiếp vật, thì người đó được gọi là Bồ-tát, được gọi là Phật. Phàm phu chúng ta coi giả là thật, còn thật thì sao? Hoàn toàn quên mất thật rồi, không có nghĩ rằng có một thứ thật. Tịnh Độ tông nói đến thật, đó được gọi là Thường Tịch Quang, chính là Chân tâm, chính là Bản tánh. Thường, thường là vĩnh hằng bất biến, cũng chính là không sanh không diệt; Tịch là thanh tịnh, không có chút ô nhiễm. Quý vị xem, màn hình này của chúng ta có ô nhiễm hay không? Không có ô nhiễm, bất luận sắc tướng nào được phát ra ở bên trong, màn hình thật sự không có [bị] ô nhiễm tới. Khi chúng ta tắt kênh đài rồi, thấy màn hình TV là một vùng ánh sáng. Dùng ba chữ “Thường Tịch Quang” để miêu tả, thật tuyệt diệu.

Chúng ta lại xem tiếp, 由於智慧到彼岸,並因三昧之力,故三毒永無,三惑俱盡 “do ư Trí huệ đáo bỉ ngạn, tịnh nhân Tam-muội chi lực, cố Tam độc vĩnh vô, Tam hoặc câu tận” (Bởi vì Trí huệ đến bờ kia, đồng thời nhờ sức của Tam-muội, nên vĩnh viễn không có Tam độc, đều hết sạch Tam hoặc). Ba loại mê hoặc ấy chính là Kiến tư Phiền não, kiến, là quý vị nhìn sai rồi; Tư, là quý vị nghĩ sai rồi, đây là chỉ người nào? Lục đạo phàm phu. Không chỉ nhân gian, mà người trời, họ cũng nhìn sai rồi, họ cũng nghĩ sai rồi, đây là phàm phu. Phàm phu có Kiến tư Phiền não, Kinh Hoa Nghiêm nói là Chấp trước, Chấp trước chính là Kiến tư Phiền não. Loại thứ hai là Trần sa Phiền não, Trần sa Phiền não là có Phân biệt, không còn Chấp trước, phiền não vô lượng vô biên, dùng cát bụi để làm ví dụ. Loại cuối cùng Vô minh Phiền não, chính là ngu si, si không sáng suốt, vốn là sáng suốt, hiện nay không sáng suốt nữa. Tu Tam-muội chính là tu Định, Phật dùng phương pháp này dạy người, dùng loại phương pháp Thiền định này có thể đoạn hết tất cả Kiến tư, Trần sa, Vô minh, buông xuống toàn bộ, tất cả lỗi lầm cũng không còn nữa, lỗi lầm là giả không phải thật.

Khoa học ngày nay dùng Toán học, suy tính có khả năng này, sau đó dùng thêm thiết bị khoa học để chứng minh. Thí như hiện tượng vật chất, thời cận đại, sau thế chiến thứ hai, cũng chỉ là hai-ba mươi năm gần đây, nhà Cơ học Lượng tử phát hiện bí mật của vật chất, vật chất rốt cuộc là gì, họ đã vạch trần rồi. Phương pháp được sử dụng giống như phương pháp được dùng trong kinh Phật, nhưng kinh Phật là dùng Định, còn khoa học là dùng thiết bị, kết quả quan sát giống nhau, nhưng tác dụng khác nhau rất lớn. Dùng công phu Thiền định hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh, cao minh hơn khoa học quá nhiều rồi. Vì sao vậy? Bởi trong Thiền định quý vị thấy được, vì trong Thiền định, không có không gian, không có thời gian, không có không gian chính là không có khoảng cách, không có quá khứ hiện tại vị lai, đó là không có thời gian, không có xa gần, đó là không có không gian, họ có thể thấy được chân tướng của vũ trụ, hoàn toàn giống với những gì mà khoa học đã tìm ra. Nên chúng ta có lý do tin tưởng, sau hai-ba mươi năm nữa, Phật giáo không gọi là tôn giáo nữa, đó là gì? Đó là Khoa học cấp cao, Triết học cấp cao. Những nhà triết học, nhà khoa học hiện đại này, khẳng định hai-ba mươi năm sau, nhất định có thể phổ biến đến toàn thế giới, mọi người đều có thể tiếp nhận.

Nhưng quý vị chứng được phương pháp này từ trong Thiền định, không cần dùng thiết bị, mà trực tiếp thấy được. Có lợi ích gì? Sáu loại thần thông mà nhà Phật nói: là bản năng của chính chúng ta, được khôi phục tất cả rồi. Bởi vì chúng ta có Phiền não, có Kiến tư, Trần sa, Vô minh, nên đánh mất loại năng lực ấy, không phải thật sự mất đi, là loại Phiền não này chướng ngại năng lực của chúng ta. Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Thiên nhãn, mắt vốn dĩ có thể thấy được, mà hiện nay nhìn không được. Ví dụ chúng ta cách một bức tường thì không thấy được bên cạnh, còn Thiên nhãn thì sao? Thiên nhãn có thể nhìn xuyên qua, chúng ta ở trên lầu này, nhìn phía trên, nhìn phía dưới đều nhìn thấy được. Có thể nhìn nơi xa, ở đây chúng ta có thể nhìn thấy Đại Lục, có thể nhìn thấy nước Mỹ, không cần dựa vào thiết bị khoa học. Hiện nay chúng ta dùng TV có thể nhìn thấy, không cần dùng TV mà quý vị cũng có thể thấy được, quý vị cũng có thể nghe được, đó là Thiên nhãn, Thiên nhĩ. [Còn] Tha tâm, Túc mạng, về Tha tâm, trong tâm người khác khởi tâm động niệm thì quý ngài biết, đây là Tha tâm thông; Túc mạng thông là có thể biết đời quá khứ, có thể biết vị lai, biết quá khứ, vị lai: đều là bản năng của chính mình, là Túc mạng thông. Thứ năm là Thần túc thông, Thần túc là biến hóa, giống như Phật Bồ-tát có thể hóa thân, có thể biến hóa, thật sự là theo ý muốn của mình. Loại cuối cùng là Lậu tận thông, Lậu tận là Tập khí Phiền não đều không còn nữa, đó gọi là thành Phật. Đó là thế nào? Thành Phật chính là bản lai diện mục của chúng ta, hoàn toàn khôi phục bản năng của chúng ta, chướng ngại của chúng ta hoàn toàn không còn nữa, người ấy gọi là Phật, gọi là Bồ-tát. Những gì Bồ-tát chứng được vẫn chưa đủ viên mãn, còn thiếu một ít, Phật là viên mãn rồi, viên mãn rồi là Phật, chưa viên mãn là Bồ-tát.

Vì vậy chúng ta liền sáng tỏ, tu hành chứng quả trong Phật pháp: chẳng qua là khôi phục bản năng của chúng ta, bản năng này không phải do học mà được, mà là tự nhiên có, Tự Tánh vốn có. Nên Phật pháp nói rất rõ ràng, Phật Bồ-tát dạy người, bất luận dạy quý vị thế nào, đều là giúp quý vị khôi phục Tánh đức, ngoài điều này ra, Phật Bồ-tát không có gì cả. Những gì quý vị khôi phục là bản năng của chính quý vị, không phải do người khác cho quý vị, thần thông đạo lực không phải do Phật Bồ-tát cho, mà là chính chúng ta vốn có. Sự giáo dục này quả thật là giáo dục chân thật rốt ráo viên mãn, hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh, được hạnh phúc mỹ mãn thật sự.

Phật nói với chúng ta, 心外無法,法外無心 “tâm ngoại vô pháp, pháp ngoại vô tâm” (ngoài tâm không có Pháp, ngoài pháp không có tâm), vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng tài nghệ, vô lượng tướng hảo, trong tướng hảo này bao gồm phước báo, đều là đầy đủ tất cả trong Tự Tánh của quý vị, chỉ cần khai phát Tự Tánh liền có thể khôi phục. Nên Phật pháp không chủ trương hướng ra ngoài cầu, mà chủ trương hướng vào bên trong cầu, cầu định, cầu huệ, nhất định là đắc định trước, sau mới khai trí huệ, khai trí huệ rồi, thì Tánh đức viên mãn hiện tiền, đó chính là Thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc có phải thật có hay không? Thật có, vì sao vậy? Bởi do Tự Tánh biến hiện ra, không phải bên ngoài, giống như Thế giới này của chúng ta, Thế giới chúng ta đây là do Tự Tánh biến hiện ra. Khi Đại sư Huệ Năng kiến Tánh, ngài nói với chúng ta “nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh vạn pháp”, câu này thật tuyệt vời, vạn pháp chính là cả vũ trụ. Toàn bộ vũ trụ đến từ đâu? Do Tự Tánh sanh ra. Vì vậy quý vị kiến Tánh, thì quý vị có thể khống chế vạn pháp.

Khoa học cận đại đã biết, ý niệm, chúng ta khởi tâm động niệm, năng lượng này không thể nghĩ bàn. Hiện nay khoa học này mới bắt đầu phát hiện, thật tuyệt vời, tương ưng với những gì Phật pháp nói, sau 10 năm nữa, chúng ta tin rằng điều đó sẽ khởi tác dụng. Dùng ý niệm để khống chế tất cả, ý niệm thiện, chính là Thế giới Cực Lạc, Thế giới này trở thành Thế giới Cực Lạc; Ý niệm không thiện, Thế giới này sẽ trở thành Lục đạo luân hồi. Lục đạo, Thập pháp giới, cõi nước chư Phật, Nhất chân Pháp giới, bao gồm Thế giới Tây Phương Cực Lạc, đều là do ý niệm của chính chúng ta biến hiện ra. Cực Lạc, là ý niệm thiện nhất, ý niệm tốt nhất, được biến hiện ra, chúng ta phải tin điều này. Với pháp thế gian của chúng ta, nhân quả báo ứng mà người nước ta nói, tâm thiện nhất định được quả thiện, ý niệm ác nhất định có báo ác, hoàn toàn tương đồng với đạo lý này. Cõi nước chư Phật thuần tịnh thuần thiện, không có một chút tà ác, nên xã hội của quý Ngài tốt, Thế giới của quý Ngài tốt. Ngày nay trái đất của chúng ta trở nên thế này, thì chúng ta đã hiểu rồi, những người sống trên địa cầu này: khởi tâm động niệm không thiện, lời nói việc làm không thiện, bỏ đi tất cả điều tốt đẹp, đều không chịu tin. Quý vị xem, người hiện nay không cần Ngũ luân nữa, cũng không cần Ngũ thường, cũng không cần cả Tứ duy Bát đức nữa, hiện nay nói dân chủ tự do cởi mở. Bỏ đi tất cả những điều tốt đẹp này, tạo nên sự động loạn của xã hội ngày nay, tai nạn trên địa cầu nhiều như thế.

Nhà Cơ học Lượng tử Braden ở nước Mỹ nói với chúng tôi, năm đó là 2011, ở Sydney, Australia có một hội nghị của nhà khoa học, hai ngày, tổ chức hai ngày. Ngày đầu tiên công bố báo cáo nghiên cứu gần đây, tôi nghe xong rất hoan hỷ, càng ngày càng gần với Phật pháp; Ngày thứ hai là chuyên đề, mọi người cùng thảo luận về lời dự đoán của người Maya về năm 2012, lời dự đoán về tai nạn, thảo luận điều này. Những nhà khoa học ấy ở cùng nhau, gần như là nửa này nửa kia, một nửa người tin tưởng có, lời dự đoán của người Maya là thật; Một nửa người còn lại nói không thể nào, con người không có khả năng biết việc của ngày mai. Vì vậy nói là mỗi bên một nửa. Ông Braden tham dự hội nghị đó, ông nói với mọi người, ông nói có thể hóa giải lời dự đoán về tai nạn của người Maya. Làm thế nào hóa giải? Chỉ cần cư dân trên địa cầu buông bỏ tà ác, cũng chính là đoạn ác tu thiện mà nhà Phật nói, ông gọi là khí ác dương thiện, phải buông bỏ điều ác, phải phát huy điều thiện, đoan chánh tâm niệm, thì có thể hóa giải tai nạn trên địa cầu, điều này giống với những gì Phật pháp nói. Ngày mai ở Hồng Kông của chúng ta có một pháp hội lớn, ngày mai là Đông chí, [làm] Tế Tổ, pháp hội này đề xướng hiếu đạo, nếu người ta có thể khôi phục hiếu đạo, khôi phục luân thường, thì tai nạn quả thật có thể hóa giải; Tuy không thể hóa giải hoàn toàn, nhưng cũng giảm nhẹ rất nhiều. Đây là việc tốt, cũng chính là để cho mọi người có suy nghĩ tốt, có ý niệm tốt, có trợ giúp đối với sức khỏe thân tâm của chính mình, tiêu trừ tai nạn đối với hoàn cảnh cư trú, thật sự có hiệu quả.

Chúng ta tiếp tục xem phần dưới, 三昧 “Tam-muội”, Tam-muội là tiếng Phạn, dịch sang ý nghĩa của nước ta là 正定 “Chánh định”, cũng dịch là 正受 “Chánh thọ”, thọ là hưởng thụ, sự hưởng thụ bình thường; Cũng gọi là Tam-muội; Cũng gọi là 等持 “Đẳng trì”, đẳng là bình đẳng, trì là bảo trì, có thể bảo trì bình đẳng, bình đẳng cũng chính là Trung đạo. Trong quyển thứ ba của Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký nói, 三昧,此云等持,離沈浮故 “Tam-muội, thử vân Đẳng trì, ly trầm phù cố” (Tam-muội, nước ta gọi là Đẳng trì, vì xa lìa sự hôn trầm và lao xao). Điều này trong tâm của chúng ta, một là quá nhiều vọng niệm, tâm không định xuống; Một là hôn trầm, không đề khởi được tinh thần, thường xuyên ngủ gật. Tam-muội là làm cho ngang bằng, có định có huệ, định huệ bình đẳng. Trong cảnh giới bình đẳng này, bởi vì huệ vượt qua định: chính là vọng niệm quá nhiều; Định vượt qua huệ thì sẽ hôn trầm, nhất định phải điều chỉnh cho bình đẳng, đó gọi là Chánh định. Vì vậy 心不散,住一境 “tâm bất tán, trụ nhất cảnh” (tâm không tán loạn, trụ vào một cảnh), đó gọi là trì, tâm không tán loạn.

84.000 Pháp môn trong Phật pháp, đây là nói nhiều con đường và phương pháp, tu điều gì? Tất cả đều là tu Tam-muội; Nói cách khác, tất cả đều là tu Đẳng trì. Tịnh Độ tông dùng một câu Phật hiệu, giúp tâm của chúng ta, trong tâm chỉ có một việc, chúng ta nói để vào trong tâm, việc này chính là danh hiệu của A Mi Đà Phật. Niệm Nam Mô A Mi Đà Phật được, niệm A Mi Đà Phật cũng được, trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu, ngoài một câu Phật hiệu thì không có gì cả, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, cảnh giới này là Tam-muội; Dùng phương pháp của niệm Phật mà tu thành, gọi là Niệm Phật Tam-muội. Hiện nay rất nhiều người tu Pháp môn này, nhưng không nhiều người tu thành công, là nguyên nhân gì? Nguyên nhân là buông không xuống, nếu thật buông xuống rồi, thì không khó. Quý vị xem, trong nước, chùa Lai Phật ở Nam Dương, đây là cận đại, chúng ta nhìn thấy ba người tu thành công rồi. Lão Hòa thượng Hải Hiền vãng sanh năm ngoái, 112 tuổi, ngài tu thành công rồi. Mẹ của ngài, 86 tuổi vãng sanh, ra đi tự tại. Khi vãng sanh, người thân trong nhà đều ở trước mặt, bà nói với mọi người tôi đi đây, bà thật đi rồi. Không bị bệnh, không có bệnh khổ, không có tử khổ, nói đi là đi thôi. Sư đệ của ngài Hải Hiền, lúc 82 tuổi, cũng là vậy, Pháp sư Hải Khánh, biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh. Ngài Hải Hiền vãng sanh vào tháng giêng năm ngoái, đều là tự tại, làm chứng minh cho chúng ta, chứng minh: thật có Thế giới Cực Lạc, thật có A Mi Đà Phật, niệm Phật vãng sanh nhất định không phải là giả.

Năm 20 tuổi lão Hòa thượng bắt đầu niệm Phật, Sư phụ chỉ dạy ngài một câu A Mi Đà Phật, ngài không biết chữ, chưa từng đi học, cả đời chỉ một câu Phật hiệu này, đã niệm 92 năm. 112 tuổi ra đi rồi, ra đi thật tốt, thật tự tại. Tuổi tác lớn như vậy, nhưng thân thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, không cần ai chăm sóc, người hơn 100 tuổi, mà thân thể trông giống như người trẻ tuổi, thật sự bội phục ngài. Ở đây chúng tôi có đĩa CD về lão Hòa thượng, câu chuyện cuộc đời của ngài, rất nhiều người đã gặp ngài, sống chung với ngài, đều có một số báo cáo, chúng ta đã in thành một quyển sách, là Vĩnh Tư Tập. Đây là tấm gương tốt nhất cho người học Phật chúng ta, tấm gương tốt nhất cho người niệm Phật, rất thích hợp với hoàn cảnh hiện đại, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Ngài niệm đến trình độ nào? Niệm đến Minh tâm Kiến tánh, bình đẳng với Lục tổ Đại sư Huệ Năng, bình đẳng với đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài đã tiết lộ tin tức cho chúng ta, ngài nói điều gì ngài cũng biết, chỉ là không chịu nói, người khác hỏi ngài, thiên cơ không thể tiết lộ, cười rồi bỏ qua. Điều gì cũng biết, có thần thông mà không hiện thần thông, thật khai ngộ rồi, nhưng không nói. Mỗi ngày chính là một câu Phật hiệu, quý vị xem ngài từ sáng đến tối không ngừng Phật hiệu, một câu tiếp nối một câu, ngài đã biểu diễn điều này cho mọi người xem.

Có người hỏi tôi, thầy xem vị lão Hòa thượng ấy, công phu của ngài ấy thành tựu vào lúc nào? Chúng ta căn cứ những điều nói trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Truyện Vãng Sanh, niệm Phật niệm đến Công phu Thành phiến, thông thường đều là ba năm, thật niệm, tâm chân thành tha thiết để niệm, ba năm thì Công phu Thành phiến. Điều gọi là Công phu Thành phiến, chính là cũng chưa đoạn phiền não, một câu Phật hiệu này có thể khống chế được phiền não, ý niệm vừa khởi chính là A Mi Đà Phật, thật sự không có tạp niệm, đây gọi là Thành phiến. Công phu Thành phiến rồi, A Mi Đà Phật nhất định truyền tin tức cho quý vị, cũng tức là quý vị sẽ thấy được Phật, hoặc ở trong định, hoặc ở trong mộng, quý vị sẽ thấy được. Phật sẽ nói với quý vị: thọ mạng của con còn bao lâu, thời gian hết rồi, Ta đến tiếp dẫn con vãng sanh, nói thông tin cho quý vị, thông thường là trong ba năm. Lão Hòa thượng Hải Hiền nhiều nhất là ba năm, thì ngài chắc chắn đạt đến trình độ ấy, đạt đến trình độ ấy thì thấy Phật rồi, tín tâm sẽ tha thiết, không hoài nghi nữa. Tiếp tục niệm, niệm thêm 3 năm 5 năm nữa, thì được Sự nhất tâm Bất loạn; Đạt được Sự nhất tâm Bất loạn, tiếp tục nâng cao lên, 3 năm 5 năm thì được Lý nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn là cùng một đẳng cấp với Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh trong Thiền tông, ngài đã thành công rồi.

Nên trong cách nhìn của tôi, ngài được Sự nhất tâm có lẽ khoảng 30 tuổi, được Lý nhất tâm nhất định vào trước 40 tuổi, thì ngài đạt được. Cả đời gặp A Mi Đà Phật, tôi ước tính mức độ thấp nhất có mười mấy lần, nên ngài rất quen thuộc Thế giới Cực Lạc, A Mi Đà Phật giống như một bằng hữu cũ, thường gặp mặt. Phật nói với ngài, nói ngài tu rất tốt, khen ngợi ngài, hi vọng ngài trụ ở thế gian này thêm vài năm, làm tấm gương tốt cho người học Phật, tấm gương tốt cho người niệm Phật. Nên thọ mạng của ngài kéo dài đến 112 tuổi, là vì biểu pháp mà đến, ngài sớm đã có thể đi rồi, ba-bốn mươi tuổi thì ngài có thể vãng sanh rồi. Muốn trụ ở thế gian này thêm vài năm, giúp đỡ chúng ta, làm chứng minh cho chúng ta. Thời đại hiện nay đây, người học Phật không kiên định tín tâm, có hoài nghi, người tu Tịnh Độ có hoài nghi đối với Thế giới Cực Lạc, như vậy không thể thành tựu. Ngài trụ thế nhiều năm như vậy, giúp chúng ta thật tin, giúp chúng ta thật sự phát nguyện, nói với chúng ta: thật có Thế giới Cực Lạc, thật có A Mi Đà Phật, ngài đều có thể thấy được bất cứ lúc nào. Vị lão nhân ấy không biết gạt người, cả đời chưa từng có nóng giận, cả đời chưa từng có phê bình người, cả đời không có vọng ngữ, rất thật thà, nhân phẩm tốt! Người tiếp cận ngài không ai mà chẳng khen ngợi, không ai mà chẳng hoan hỷ, chứng được viên mãn Tam học: Giới Định Huệ.

Tiếp theo trở lại bổn tông của chúng ta, 至於諸三昧中 “chí ư chư Tam-muội trung” (còn như trong chư Tam-muội), chư ở đây là nhiều, tám vạn bốn ngàn, vô lượng Pháp môn: chính là vô lượng Tam-muội. Trong vô lượng Tam-muội, 唯有念佛三昧,最尊如王,至貴若寶 “duy hữu Niệm Phật Tam-muội, tối tôn như vương, chí quý nhược bảo” (chỉ có Niệm Phật Tam-muội, là tôn kính nhất như vua, quý trọng nhất như của báu), nên được gọi là Bảo Vương Tam-muội. Lão Hòa thượng Hải Hiền chính là tu Tam-muội này, mẹ của ngài, còn có Sư đệ của ngài, ba người đều là tu Pháp môn này. Chính là một câu Phật hiệu, ngoài một câu Phật hiệu ra, trong tâm không để thứ gì nữa, đó là chân tu hành. Phiền phức của phàm phu chúng ta, đều để những việc vụn vặt trong tâm, vậy thì sai rồi. Tâm vốn là Không tịch, quý vị để mọi thứ vào bên trong thì ô nhiễm rồi, chẳng những không thể để những hết thảy mọi thứ của thế gian, mà cũng không thể để Phật pháp. Trên Kinh Kim Cang nói rất hay, 法尚應捨,何況非法 “pháp còn nên xả, hà huống chẳng phải pháp”, pháp đây chính là Phật pháp. Nhất định phải biết, trong tâm thanh tịnh của Tự Tánh không lập một pháp, ngay cả Phật pháp cũng không có. Phật pháp từ đâu đến? Là bởi vì chúng sanh mê rồi, Phật, Phật là ý nghĩa của giác, bởi vì mê mới nói giác, để đối trị mê của quý vị, giúp quý vị phá mê khai ngộ, là đến như vậy. Khi quý vị giác ngộ, giác ngộ rồi thì giác đó cũng không được có, nếu có giác thì lại mê rồi. Trong tâm thanh tịnh của Tự Tánh không lập một pháp, phải biết đạo lý này.

Khi khởi tác dụng, thì không bỏ một pháp, dùng những pháp này, tất cả pháp, giúp tất cả chúng sanh mê hoặc điên đảo quay đầu. Giống như chúng sanh mắc bệnh, Phật Bồ-tát có thuốc, nếu khỏi rồi, thì cũng không cần thuốc nữa; Nếu khỏi rồi, mà mỗi ngày vẫn đang uống thuốc, vậy lại sanh bệnh rồi. Điều này nói với chúng ta, vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì Tịnh Độ đó không cần nữa, quý vị đã đến Tịnh Độ, trong tâm của quý vị để thêm điều này chính là phiền toái. Đã đến Thế giới Cực Lạc, thân cận A Mi Đà Phật, ở Thế giới Cực Lạc thành Vô thượng Bồ-đề, chứng được Phật quả rốt ráo viên mãn, vậy thì đúng rồi. Thế nên, chư Phật Như Lai đều nói Tịnh tông là pháp khó tin, rất dễ tu, nhưng là khó tin, sau khi tin rồi thì không ai mà không thành tựu. Nhất định chúng ta phải kiên định tín tâm, không sanh khởi được tín tâm thì làm sao đây? Đọc kinh, đọc bộ Kinh này, đọc bộ Chú Giải này, đọc đi đọc lại, đọc nhiều rồi, đọc lâu rồi thì hoát nhiên khai ngộ, tâm nghi của quý vị cũng đoạn hết rồi, đoạn nghi sanh tín. Nếu hoàn toàn tin tưởng, thì quý vị cũng không cần đọc Kinh này, cũng không cần nghe, mà chuyên niệm A Mi Đà Phật, giống như Pháp sư Hải Hiền. Ngài không có hoài nghi, không có thứ gì mà ngài buông không xuống, buông xuống tất cả, buông xuống triệt để, được đại tự tại.

Vì vậy, Niệm Phật Tam-muội quý nhất như của báu, 故《大集經》中稱之為寶王三昧 “cố Đại Tập Kinh trung xưng chi vi Bảo Vương Tam-muội” (nên trong Kinh Đại Tập xưng đó là Bảo Vương Tam-muội), trên kinh Phật nói Bảo Vương Tam-muội chính là Niệm Phật Tam-muội. 此處所指,應即此三昧也 “Thử xứ sở chỉ, ưng tức thử Tam-muội dã” (Tam-muội được chỉ ra ở đây, cần phải chính là Tam-muội này), Tam-muội mà trong kinh văn nói, trong Kinh Vô Lượng Thọ đương nhiên nói là Niệm Phật Tam-muội. Cuối cùng có 力 “lực”, chữ lực này 表以上種種盛德 “biểu dĩ thượng chủng chủng thịnh đức” (biểu thị các loại đức lớn lao ở trên). Phía trước khen ngợi, đây là khen ngợi của Tỳ-kheo Pháp Tạng đối với thầy của ngài, thầy của ngài là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai. Khen ngợi đối với Phật, Phật chính là Tự Tánh viên mãn, khen ngợi đối với Phật chính là khen ngợi đối với Tự Tánh viên mãn, nhất định phải biết điều này. Tự Tánh viên mãn chính là Chân Tâm của chính chúng ta, nên trên Kinh Hoa Nghiêm, Phật nói一切眾生本來是佛 “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, câu này vô cùng quan trọng. Quý vị vốn là Phật, làm sao trở thành như thế này? Hiện nay chúng ta gặp được Phật, Phật dạy chúng ta điều gì? Phật dạy chúng ta quay đầu, dạy chúng ta khôi phục hình dáng vốn là Phật, bởi vì quý vị vốn là Phật mà. Học Phật thành Phật, từ chỗ này mà xây dựng niềm tin. Dùng phương pháp này của Tịnh Độ tông thì rất nhanh, dùng phương pháp khác thì khó, cực kỳ khó khăn, người học đều biết.

Tiếp theo, 故云:無明貪瞋皆永無 “cố vân: Vô minh Tham Sân giai vĩnh vô” (cho nên nói: Vô minh Tham Sân đều mãi không). Vô minh là Khởi tâm Động niệm, Lục căn trong cảnh giới Lục trần không khởi tâm, không động niệm, thì không có Vô minh nữa. Vô minh là Khởi tâm Động niệm, chúng ta đều có tất cả, từ Khởi tâm Động niệm sanh ra Phân biệt, từ Phân biệt lại sanh ra Chấp trước, Chấp trước này chính là Tham Sân Si Mạn, đây là Phiền não. Tâm tham, không thể khống chế tâm tham, không thể buông xuống, quả báo là ở đường ngạ quỷ, quỷ tham lam; Sân giận, hay nóng giận, đây là đường địa ngục; Ngu si là không làm rõ ràng đúng sai, không có trí huệ, đây là đường súc sanh. Cho nên những gì tham sân si cảm ứng chính là ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh. Các đường này từ đâu tới? Đều là đến từ Vô minh, Vô minh là gốc rễ, chính là Khởi tâm Động niệm, là gốc rễ.

Phật Bồ-tát dạy chúng ta, ngay trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thật tu hành, mắt thấy sắc thấy được vô cùng rõ ràng, không có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, người ấy chính là Phật; Tai nghe âm thanh, nghe rất rõ ràng, không có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước. Sáu căn trong cảnh giới sáu trần luyện điều gì? Luyện không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, người ấy gọi là Phật, đó chính là Phật. Có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, người ấy là Bồ-tát, Bồ-tát thấp hơn Phật một bậc, Bồ-tát có Vô minh, không có Tham Sân Si Mạn. Có Vô minh, có Phân biệt, không có Tham Sân Si Mạn, người ấy là A-la-hán. Nếu có tất cả, chúng ta có tất cả, Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước đều có cả, có cả chính là chúng sanh Lục đạo, phải biết, nhất định phải buông bỏ hết. Chúng ta dùng phương pháp gì? Chúng ta dùng một câu Phật hiệu, vừa khởi ý niệm, ý niệm thứ nhất là Vô minh, là Tham Sân Si, ý niệm thứ hai là A Mi Đà Phật, đổi ý niệm, phải đổi được nhanh, càng nhanh càng tốt. Tập khí Phiền não chỉ có ý niệm thứ nhất, ý niệm thứ hai không được tiếp tục, đã bị cắt đứt rồi. Đây chính là lời của Cổ nhân, không sợ mê hoặc, chỉ sợ giác chậm, giác ngộ phải nhanh, ý niệm đầu tiên là mê, ý niệm thứ hai của tôi liền giác rồi. A Mi Đà Phật chính là giác, phải giác thật nhanh, niệm niệm đều là A Mi Đà Phật, không cho phép có một tạp niệm, có một vọng tưởng trong tâm, vậy thì đúng rồi, đó gọi là thật tu hành.

此六句願文 “Thử lục cú nguyện văn” (Sáu câu nguyện văn này), như chúng ta đã đọc phía trước, ở trang 397, 智慧廣大深如海 “Trí huệ quảng đại thâm như hải” (Trí huệ rộng lớn sâu như biển), câu cuối cùng 惑盡過亡三昧力 “Hoặc tận quá vong Tam-muội lực” (Hoặc hết lỗi không sức Tam-muội), lấy trí huệ để mở đầu, lấy Bảo Vương Tam-muội và định huệ đẳng trì làm tổng kết, 實有深意 “thật hữu thâm ý” (thật có ý nghĩa sâu xa), ý nghĩa này rất sâu. Trí là nhìn thấu, Tam-muội là buông xuống. Năm xưa, Đại sư Chương Gia dạy chúng tôi nhìn thấu, buông xuống, chính là học Phật. Lần đầu tiên tôi gặp ngài, hướng về lão nhân gia thỉnh giáo, học Phật bắt tay làm từ chỗ nào ạ? Ngài đã nói với tôi: nhìn thấu, buông xuống, nhìn thấu là Trí huệ Bát-nhã, buông xuống chính là Tam-muội. Tam-muội là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm phải thanh tịnh, không thể ô nhiễm, tâm phải bình đẳng, không thể dao động, hoàn toàn tương ưng với tựa đề kinh của chúng ta.

Chúng ta hãy xem bài kệ tiếp theo, đoạn nhỏ thứ ba, 如佛救苦 “Như Phật Cứu Khổ” (Như Phật Cứu Khổ), phải phát đại tâm này. Mời xem kinh văn:

【亦如過去無量佛。

為彼群生大導師。

能救一切諸世間。

生老病死眾苦惱。】

“Diệc như quá khứ vô lượng Phật

Vi bỉ quần sanh đại Đạo sư

Năng cứu nhất thiết chư thế gian

Sanh lão bệnh tử chúng khổ não”

(Cũng như vô lượng Phật quá khứ

Làm đại Đạo sư khắp quần sanh

Cứu được tất cả chư thế gian

Sanh lão bệnh tử nhiều khổ não).

Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 上之一段願文 “thượng chi nhất đoạn nguyện văn” (một đoạn nguyện văn phía trên), chính là chỉ đoạn vừa mới đọc đây, bốn câu, 求佛之覺他德 “cầu Phật chi giác tha đức” (mong cầu đức giác tha của Phật). Sáu câu phía trước chúng ta đã đọc là tự giác, là đức của tự giác, bốn câu này là lợi tha. Bốn câu của bài kệ: thể hiện mong muốn của Tỳ-kheo Pháp Tạng là giống như vô lượng chư Phật trong quá khứ, làm đại Đạo sư của tất cả chúng sanh Hữu tình, giáo hóa chúng sanh. Về Phật pháp, khi tôi mới học Phật là 26 tuổi, học với Đại sư Chương Gia, Đại sư khuyên tôi học đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Học tập theo Thích Ca Mâu Ni Phật, con nhất định phải nhận thức Thích Ca Mâu Ni Phật, nếu con không nhận biết Ngài, thì con sẽ đi đường vòng, con không thể giống như Ngài. Nên Đại sư dạy tôi hãy đọc Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí. Hai bộ sách này ở trong Đại Tạng Kinh, lúc đó trên thị trường chưa có lưu thông, may mà phân lượng không lớn lắm, nên tôi sao chép lại. Chúng tôi đã nhận biết Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài là người như thế nào? Ngài là một Giáo sư, bậc thầy, phát nguyện của Ngài, chính là giúp tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, trở về Bản tánh. Bản tánh, Cổ nhân nước ta nói, trước khi Phật pháp chưa tới Trung Hoa, người Trung Hoa cũng nói, lão Tổ tông nói tánh người vốn thiện, Bản tánh vốn thiện. Quý vị xem, sau đó được viết trong Tam Tự Kinh, sách giáo khoa cho trẻ em đọc trong Tam Tự Kinh, câu đầu tiên, 人之初,性本善 “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, khẳng định tánh người vốn thiện. Phật giảng càng rõ ràng, càng sáng tỏ hơn, Phật nói tất cả chúng sanh vốn là Phật, Phật là thiện nhất, không có ai thiện hơn Phật, Phật thông với ý nghĩa thiện đó của Trung Hoa. Chúng ta tu hành có thể thành Phật không? Đương nhiên có thể thành Phật, vì sao vậy? Bởi vì quý vị vốn là Phật; Nếu quý vị vốn không phải là Phật, thì quý vị chưa hẳn có thể thành Phật, vốn là vậy.

Nên Đại sư Chương Gia dạy cho tôi: nhìn thấu, buông xuống, nhìn thấu tức là gì? Thật làm rõ ràng, thật làm sáng tỏ rồi, quý vị nhận thức vốn là Phật, đó là nhìn thấu rồi. Hiện nay phải buông xuống, buông xuống điều gì? Buông xuống những điều không có trong Tự Tánh. Điều gì không có? Vô minh Tham Sân không có, không có những điều này. Vô minh, Tham Sân Si Mạn Nghi: đó là Tập tánh, không phải Bản tánh. Bản tánh là chân, không sanh không diệt, vĩnh viễn tồn tại, đó là Bản tánh; Tập tánh sát-na sanh diệt. Thế giới ngày nay của chúng ta đây, những gì quý vị thấy, những gì tai nghe được, những gì mũi ngửi được, những gì lưỡi nếm được, những gì thân làm, thậm chí cả ý niệm, ảo tưởng, từ đâu tới vậy? Đến từ Vô minh, Vô minh chính là vô tri, vô tri chính là mê hoặc, từ mê hoặc mà đến. Trong tâm thanh tịnh Tự Tánh: không có những điều này, hiện nay quý vị đã nhiễm những điều này, đây gọi là Tập tánh. Trong Tam Tự Kinh đã nói性相近,習相遠 “tánh tương cận, tập tương viễn”, về tánh, mọi người đều giống nhau, vốn đều là Phật; Nhưng tập, thói quen là khác nhau, thói quen kéo chúng ta từ Bản tánh vốn thiện của chính mình ra xa hơn, cũng tức là càng mê càng sâu, càng mê càng nặng, càng nghiêm trọng, mê hoặc đi vào trong Lục đạo, điều này thật không thể tưởng tượng nổi.

Tứ thánh Pháp giới mê, tốt hơn chúng ta nhiều, các ngài cũng chưa giác ngộ, vẫn là Vọng tâm làm chủ tể, nhưng các ngài biết: dùng thiện trong Vọng tâm chứ không dùng ác. Ngày nay chúng ta có cả thiện và ác, người hiện nay như thế nào? Hiện nay dùng ác trong Vọng tâm, không dùng thiện, như vậy nghiêm trọng rồi. Dùng ác không dùng thiện, điều này vừa chớp mắt chính là đời sau, đời sau đi về đâu? Ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh, đời sau ngay cả thân người cũng đạt không được. Thân người phải thiện, Phật nói với chúng ta, tu Thập Thiện Nghiệp Đạo, tu Ngũ giới Thập thiện, thì đời sau không mất thân người, quý vị có thể giữ lại thân người. Nếu có thể tu đại thiện, thì sanh thiên, không ở cõi người, cao nhất trong Lục đạo, phước báo lớn nhất, thọ mạng dài nhất, là cõi trời. Thập pháp giới, Lục đạo đều là do ý niệm của chính mình biến hiện ra, ý niệm của phàm phu có thiện có ác, có nhiễm có tịnh. Phật không nói rõ với chúng ta, thì chúng ta hoàn toàn không biết.

Phật giác ngộ rồi, trở về Tự Tánh, quay trở lại, xem thấy trong Thập pháp giới, Lục đạo, vẫn còn những chúng sanh mê hoặc điên đảo nhiều như vậy, không biết quay đầu, làm sao đây? Phải cứu giúp họ. Phật Bồ-tát đến thế gian để độ những chúng sanh đó, vì vậy phát nguyện 『為彼群生大導師』 “vi bỉ quần sanh đại Đạo sư” (làm đại Đạo sư quần sanh ấy). Quý vị xem đức Thích Ca Mâu Ni Phật, 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi buông bỏ sở học, Ngài biểu diễn cho chúng ta là tầng lớp tri thức. Tầng lớp tri thức thích học tập, học rộng nghe nhiều, Ngài đã học 12 năm, cho rằng những điều đã học không thể giải quyết vấn đề, là vấn đề gì? Vấn đề sanh tử luân hồi, giải quyết không xong, nên buông bỏ rồi. Sau khi buông bỏ, nhập định dưới cây Tất-bát-la, khai ngộ rồi, Ngài là khai ngộ từ trong định. Lục tổ Đại sư Huệ Năng là khai ngộ từ việc Ngũ tổ giảng Kinh Kim Cang cho ngài, ngài là do nghe kinh mà khai ngộ. Quý vị xem, Pháp môn khác nhau, nhưng khai ngộ là giống nhau, đây chính là nói rõ Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Ngũ tổ Hòa thượng Hoằng Nhẫn giảng Kinh Kim Cang, đức Thích Ca Mâu Ni Phật ở dưới cây Bồ-đề, quý vị xem, phương pháp khác nhau, nhưng sau khi khai ngộ thì hoàn toàn tương đồng. Một người từ giáo, một người từ định, trong giáo khai ngộ là trí huệ, trong định giác ngộ cũng là trí huệ, trí huệ hoàn toàn bình đẳng, mà phương pháp có thể khác nhau.

Lão Hòa thượng Hải Hiền cũng khai ngộ rồi, ngài không có biểu diễn, không có thể hiện. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật biểu diễn viên mãn nhất, quý vị xem, sau khi Ngài khai ngộ liền bắt đầu dạy học, bắt đầu dạy học ở vườn Lộc Dã, 79 tuổi viên tịch, dạy học 49 năm. Ngài là dạy học, giáo dục, lúc đó chưa có những nghi thức tôn giáo này. Cả đời đức Thích Ca Mâu Ni Phật không xây đạo tràng, hoạt động của Ngài là đều là ở rừng cây, dưới cây, bên sông, vùng ngoại ô, sức khỏe tốt, quý vị xem giữa ngày ăn một bữa, nghỉ một đêm dưới cây. Chúng thường tùy được ghi chép trên kinh điển, chính là học trò thường xuyên ở cùng với Ngài, 1255 người, đây là học trò thường đi theo Ngài; Còn học trò lâm thời theo Ngài, chúng ta tin rằng ít nhất vượt qua 1000 người. Một đoàn thể lớn như vậy, sinh sống ngoài trời, như lều vải cũng không có, hoàn toàn ở dưới cây. Giảng kinh dạy học 49 năm không gián đoạn, giảng kinh điển nhiều như thế, những kinh điển đó từ đâu ra? Ai dạy Ngài? Quá khứ Ngài đã cầu học 12 năm ở bên ngoài, đối với kinh mà sau khi Ngài thành Phật giảng ra, một bộ cũng không liên quan. Thế kinh điển của Ngài đến từ đâu? Hoàn toàn là trong Tự Tánh tự nhiên lưu lộ ra. Chỉ cần quý vị kiến Tánh, những kinh điển đó tự nhiên từ ngay trong Tự Tánh lưu xuất ra, phải biết điều này. Vậy sau chúng ta sáng tỏ rồi, nếu chúng ta kiến Tánh, thì kinh điển lưu xuất trong Tự Tánh của chúng ta là giống hệt như Ngài vậy, hoàn toàn tương đồng với Ngài, đây gọi là Phật Phật đạo đồng. Chân Tánh chỉ có một, không có hai, từ Tự Tánh lưu xuất ra nhất định là giống nhau, do đó Phật Phật đạo đồng.

Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, thâm nhập tầng này, mới biết được phương pháp sử dụng trong việc dạy học của Phật: không thể nghĩ bàn, quá vi diệu rồi, khác với phương pháp mà người hiện nay chúng ta dùng. Ngài dùng phương pháp gì? Trì giới, tu định, khai huệ, vả lại nói với chúng ta, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh đều dùng phương pháp này. Người hiện nay không tin phương pháp này, lão Hòa thượng Hải Hiền làm tấm gương cho chúng ta thấy, quý vị chẳng thể không tin. Phương pháp lão sư dạy cho ngài, tuân thủ đó chính là giới. Lão sư nói với ngài, một câu A Mi Đà Phật cứ niệm liên tục, sáng tỏ rồi, sáng tỏ chính là khai ngộ rồi, không được nói lung tung, không được nói. Ngài nghe lời, ngài khai ngộ rồi thì không nói. Khi Đại sư Huệ Năng khai ngộ, đi vào trong đội thợ săn để trốn 15 năm, gặp được Pháp sư Ấn Tông, lúc ấy mới bắt đầu giảng kinh dạy học. Trong xã hội hiện nay đây, vì sao? Bởi mọi người tin khoa học, không tin Phật pháp, không được nói, đừng tìm phiền phức. Đây là cách tốt nhất thành tựu chính mình, giúp đỡ chúng sanh trong thời đại này.

Đều là phát đại tâm, 導引眾生,離苦得樂,從迷得悟,出生死海 “đạo dẫn chúng sanh, ly khổ đắc lạc, tùng mê đắc ngộ, xuất sanh tử hải” (dẫn dắt chúng sanh, lìa khổ được vui, từ mê được ngộ, rời biển sanh tử), chính là ra khỏi sanh tử luân hồi, 入佛知見“nhập Phật tri kiến” (nhập Phật tri kiến), cách nhìn, cách nghĩ giống với Phật, thì thành Phật rồi. Chúng ta học Phật, mục tiêu cuối cùng chính là nhập Phật tri kiến. Những điều Phật biết là không gì không biết, Phật không gì không thấy, chẳng những biết, mà Ngài còn thấy được tất cả, nghe được hết tất cả. Sáu căn khôi phục lại bản năng vốn có, bản năng chính là Phật tri Phật kiến, vĩnh viễn rời khỏi Lục đạo luân hồi, mãi mãi rời khỏi Thập pháp giới. Ngài trụ ở đâu? Trụ ở Thật Báo Trang Nghiêm độ, đó là chân thật. Chân thật là không sanh không diệt, có sanh có diệt là giả, Thế giới này là có sanh có diệt, bao gồm thời gian và không gian: thảy đều là có sanh có diệt.

並以種種方便 “Tịnh dĩ chủng chủng phương tiện” (Đồng thời dùng các loại phương tiện), phương tiện chính là Pháp môn, phương pháp, con đường. Phật độ hóa chúng sanh quá xảo diệu rồi, trong thời đại hiện nay đây của chúng ta, Phật là ứng cơ thí giáo, căn tánh như thế nào, trình độ như thế nào, thì Ngài giảng pháp như thế ấy, giúp quý vị nghe được đều sanh tâm hoan hỷ, quý vị đều có thể nghe hiểu được. Nên Phật giảng pháp thế gian cho chúng ta, quý vị lìa khổ được vui ở thế gian này, đời này vô cùng bình an, trải qua một đời rất hạnh phúc, Phật dạy cho chúng ta luân lý, đạo đức, nhân quả, quý vị học tập ba điều này, thì quý vị được đầy đủ. Nếu quý vị cảm thấy Lục đạo rất khổ, rất vất vả, muốn rời khỏi Lục đạo luân hồi, Ngài giảng cho quý vị pháp Tứ đế của Tiểu thừa, giảng 12 nhân duyên cho quý vị, quý vị có thể thoát khỏi Lục đạo luân hồi, hạnh phúc mỹ mãn đó còn thù thắng hơn, người ở nhân gian nghĩ không tới. Cao hơn, thông minh hơn, là Bồ-tát, quý ngài muốn trở về Tự Tánh, vậy thì giảng Đại thừa cho quý ngài, giảng Nhất thừa. Những bộ như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa đó, 唯有一乘法,無二亦無三,除佛方便說 “duy hữu Nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (chỉ có pháp Nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện thuyết), Phật là giảng sự thật, sự thật chắc chắn giúp quý vị giác ngộ viên mãn, giống như Ngài, không thể kém hơn Ngài. Chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc, ở Thế giới Cực Lạc thành Phật, hoàn toàn tương đồng với A Mi Đà Phật, đó là viên mãn, đó là phổ độ chúng sanh. Vì vậy, 令一切眾生得無畏力 “linh nhất thiết chúng sanh đắc vô úy lực” (làm cho tất cả chúng sanh được sức vô úy), đó chính là năng lượng tích cực mà ngày nay chúng ta nói, năng lượng tích cực viên mãn.

故曰:能救一切諸世間 “Cố viết: năng cứu nhất thiết chư thế gian” (Nên nói: cứu được tất cả chư thế gian), chư thế gian chính là Thập pháp giới, phía trên, ngài có thể cứu Bồ-tát, cứu Thanh văn, cứu Duyên giác, phía dưới có thể cứu chúng sanh Lục đạo, 生老病死眾苦惱 “sanh lão bệnh tử chúng khổ não” (sanh lão bệnh tử nhiều khổ não), Lục đạo luân hồi có những thứ này. Chư thế gian, nói đơn giản, có Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, đây đều là thế gian, đây gọi là Tam giới. Dục là có dục vọng, có tham dục, điều này ra không khỏi Dục giới. Thật sự buông xuống tham sân si mạn, đoạn hết Ngũ dục: tài sắc danh thực thùy đó, trong tâm không có ý niệm này, thì họ thoát khỏi Dục giới. Rời khỏi Dục giới đi đâu? Đến Sắc giới, Sắc giới chính là cõi trời Tứ thiền, Tứ thiền có tổng cộng 18 tầng trời, Sơ thiền là ba tầng trời, Nhị thiền, Tam thiền đều là ba tầng trời, đệ Tứ thiền có chín tầng trời, tổng cộng 18 tầng. Tiếp tục đi lên Vô sắc giới, cõi cao nhất, nhưng chưa ra khỏi luân hồi. Vô sắc giới là thế giới tinh thần, họ không có hình tướng của vật chất, cõi đó đại tự tại, theo ý muốn của mình, thọ mạng rất dài, có bốn tầng, gọi là Vô sắc giới thiên, đấy là thế gian.

Phật nói, 三界無安,猶如火宅,皆在生死海中 “Tam giới vô an, do như hỏa trạch, giai tại sanh tử hải trung” (Tam giới không an, giống như nhà lửa, đều ở trong biển sanh tử). Vô sắc giới có phải rốt ráo không? Không phải, họ có thọ mạng, thọ mạng tám vạn đại kiếp. Khi thọ mạng hết rồi, họ không thể thăng cấp lên trên nữa, mà họ đọa lạc xuống dưới, đây gọi là sanh tử luân hồi. Nên Phật ví như nhà lửa, ngôi nhà đã cháy rồi, chỉ là vẫn chưa cháy đến trên thân quý vị, nhưng quý vị nhất định không thể tránh được, vậy chính là đều ở trong biển sanh tử. 故願救度 “Cố nguyện cứu độ” (Nên nguyện cứu độ), Bồ-tát phát nguyện phải đi cứu những chúng sanh này, phải đi độ những chúng sanh này. 進言之,則地前諸位亦是世間,無明未盡,亦應度脫 “Tấn ngôn chi, tắc Địa tiền chư vị diệc thị Thế gian, Vô minh vị tận, diệc ưng độ thoát” (Tiến thêm để nói, thì các bậc Địa tiền cũng là Thế gian, chưa hết Vô minh, cũng cần phải độ thoát). Đây là tiến thêm một bước để nói, bậc Địa tiền, bậc Địa tiền của Biệt giáo chính là Mười pháp giới. Lục đạo là chỉ sáu Pháp giới trong Mười pháp giới, nếu bao gồm phía trên thì đó chính là Mười pháp giới, Tứ thánh Pháp giới trong Mười pháp giới chính là ở bậc Địa tiền. Địa là Đăng địa, Thập địa Bồ-tát, trước Thập địa Bồ-tát, chính là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, các Bồ-tát này cũng gọi là Thế gian. Đều là đối tượng mà Phật phát nguyện cần phải độ, bởi các ngài chưa hết Vô minh, nên cũng cần phải độ thoát.

Bài kệ tiếp theo đây nói rất hay, 悉令成佛 “tất linh thành Phật” (đều khiến cho thành Phật). Phật từ bi, giúp những người ấy, phải giúp tất cả họ thành Phật, giúp họ quay về Tự Tánh. Chúng ta xem kinh văn:

【常行布施及戒忍。

精進定慧六波羅。

未度有情令得度。

已度之者使成佛。】

“Thường hành Bố thí cập Giới Nhẫn

Tinh tấn Định Huệ lục Ba-la

Vị độ Hữu tình linh đắc độ

Dĩ độ chi giả sử thành Phật”

(Thường hành Bố thí và Giới, Nhẫn

Tinh tấn, Định, huệ, sáu Ba-la

Hữu tình chưa độ khiến được độ

Người đã độ rồi khiến thành Phật).

Ý nghĩa này hay! Phật dùng phương pháp gì độ chúng sanh? Dùng sáu loại này, sáu loại này là Bồ-tát đạo, gọi là Lục độ. Chúng ta xem Chú Giải, 常行布施以下四句,顯法藏菩薩無盡大悲之本願 “thường hành Bố thí dĩ hạ tứ cú, hiển Pháp Tạng Bồ-tát vô tận đại bi chi bổn nguyện” (thường hành Bố thí, bốn câu dưới đây, hiển thị bổn nguyện vô tận đại bi của Bồ-tát Pháp Tạng). Ngài Pháp Tạng là tiền thân của A Mi Đà Phật, ngài đang hành Bồ-tát đạo, trước khi chưa thành Phật xưng là Bồ-tát Pháp Tạng, chính là A Mi Đà Phật, trong nhân địa phát bổn nguyện vô tận đại bi. 願常行六度,普度眾生 “Nguyện thường hành Lục độ, phổ độ chúng sanh” (Nguyện thường hành Lục độ, rộng độ chúng sanh), Bồ-tát ở thế gian làm gì? Chỉ làm sáu việc này, đó gọi là Bồ-tát. Trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện nói, đây là trong Kinh Hoa Nghiêm nói, 諸佛如來以大悲心而為體故 “chư Phật Như Lai dĩ đại bi tâm nhi vi thể cố” (Bởi chư Phật Như Lai lấy tâm đại bi để làm thể). Bi là thương xót, chúng sanh trong Lục đạo, trong Thập pháp giới: thật sự quá khổ rồi, Bồ-tát nhìn thấy sanh tâm thương xót, đến giúp những chúng sanh này quay đầu, thường hành Lục độ, phổ độ chúng sanh.

Trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện nói, chư Phật Như Lai lấy tâm đại bi làm thể. Vì sao Bồ-tát phải độ chúng sanh? Cứu giúp chúng sanh, chúng sanh chưa hẳn có tâm cung kính đối với Bồ-tát, thậm chí hủy báng Bồ-tát, chướng ngại Bồ-tát, phá hoại Bồ-tát, loại tình trạng này rất nhiều, rất phổ biến, Bồ-tát có thoái tâm hay không? Không có thoái tâm. Tại sao không thoái tâm? Bởi biết những người này tạo các tội nghiệp đó: đều là do bởi ngu si, không biết về Bồ-tát, không biết người tốt, người tốt giúp họ, họ còn muốn đi hại người tốt. Nhưng Bồ-tát vẫn không bỏ rơi như cũ, cứu người phải cứu đến cùng, đời này chưa thể giác ngộ, thì đời sau, đời sau chưa thể giác ngộ, thì đời sau nữa, rốt cuộc một ngày nào đó họ sẽ sáng tỏ, họ sẽ giác ngộ. Vì vậy Bồ-tát có thể bố thí. Lục độ được nói trong đây, Bố thí có Bố thí tài, có Bố thí pháp, có Bố thí Vô úy, chúng sanh cần điều gì, thì Bồ-tát cho họ điều đó, ba loại Bố thí như vậy.

『及戒忍』 “Cập Giới Nhẫn” (Và Giới, Nhẫn), giới là Trì giới, 常行布施及戒忍 “thường hành Bố thí cập Giới Nhẫn” (thường hành Bố thí và Giới, Nhẫn), nhẫn là Nhẫn nhục. Trong cuộc đời của lão Hòa thượng Hải Hiền, chúng ta nhìn thấy vô cùng rõ ràng, vô cùng sáng tỏ. Quý vị xem vị lão nhân ấy, xem ba người ấy, ngài và Sư đệ Hải Khánh của ngài, mẹ của ngài, thật sự nhẫn những điều người khác không thể nhẫn, các ngài ấy có thể chịu đựng những gì mà người bình thường không cách nào chịu đựng, ba người ấy đều là Bồ-tát, đều không phải người phàm. Khi mẹ của ngài vãng sanh, lão Hòa thượng Hải Hiền 58 tuổi, hoàn cảnh lúc đó hết sức khó khăn, sau khi mẫu thân vãng sanh, ngay cả chiếc quan tài nghiêm chỉnh cũng không có, ngài tìm mấy tấm ván gỗ để đóng một chiếc quan tài, mai táng mẹ của ngài. Ngài là hiếu tử, qua loa như vậy thì trong lòng không an, cảm thấy có lỗi đối với mẫu thân. Tám năm sau, hoàn cảnh tốt rồi, thì ngài phát tâm cải táng cho mẫu thân. Đào phần mộ lên, mở quan tài ra, không có người nữa, cho tới bây giờ cũng chưa tìm thấy, mẹ của ngài rốt cuộc đi đâu? Trong quan tài chỉ có mấy cái đinh, đinh lớn của quan tài. Nên người bản địa nói rằng mẹ ngài có lẽ là Bồ-tát hóa thân, cho đến ngày nay vẫn là một việc khó giải thích.

Thời cổ Trung Hoa có một ví dụ giống như vậy, chính là Tổ sư Đạt Ma, bên Thiền tông. Ngài là người Ấn Độ, đến Trung Hoa để hoằng pháp, cũng mất ở Trung Hoa, mọi người cũng mai táng ngài rồi. Không bao lâu, từ Tây Vực, chính là từ Tân Cương, nơi đó có người trở về phương Nam, nói chuyện cùng Tổ sư Đạt Ma với mọi người, Tổ sư Đạt Ma, chính tôi nhìn thấy ngài ở Tân Cương, là thật, không phải giả đâu. Tổ sư Đạt Ma, vị ấy nói, một chân mang giày rơm, chân kia là chân trần. Mọi người nghe rồi không tin, phần mộ vẫn ở đây, đào phần mộ lên xem thử, quả nhiên trong quan tài còn lại một chiếc giày, chứng minh lời vị ấy nói cũng không sai, không thấy người nữa, người đi rồi. Khi đối chiếu thời gian mà vị ấy nhìn thấy, chính là mấy ngày mai táng đó. Trong lịch sử có một ví dụ như vậy. Mẹ của lão Hòa thượng Hải Hiền cũng là như vậy, bà không có để lại gì, vô cùng sạch sẽ, không thấy người nữa. Nên người bản xứ nói mẹ của ngài là Bồ-tát tái lai, không phải người phàm. Do đó phải trì giới, phải có thể nhẫn.

Về Tinh tấn, cả đời lão Hòa thượng vô cùng siêng năng, không lười biếng. Công việc của ngài chính là làm nông, tại sao vậy? Vào lúc đó, chùa nhỏ dưới quê không có người đến thắp hương, không có hương hỏa, không có cúng dường, cuộc sống làm sao đây? Ở nông thôn rất nhiều đất hoang trên núi, đất trống, không có chủ, thì ngài khai khẩn. Cả đời đã khai khẩn ra hơn 100 mẫu đất hoang, trồng lương thực, trồng trái cây, trồng rau. Thu nhập này rất lớn, lão Hòa thượng không bán lấy tiền, lão Hòa thượng ngoài để lại cho chính mình ăn, phần dư thừa đều đi cứu tế người nghèo. Vì vậy đại khái những khu vực trong phạm vi 100 dặm của ngài, có khó khăn, không đủ ăn mặc, lão Hòa thượng thảy đều cứu giúp, mấy chục năm như một ngày. Đây là Bố thí tài của ngài, những lúa gạo, rau, hoa quả, cây cối do tự mình trồng, thu hoạch được, ngài dùng thứ này để bố thí. Tinh tấn, công việc làm từ sáng đến tối, không có việc thì tìm việc để làm, không giải đãi chút nào, việc gì cũng làm. Cả đời, các ngôi chùa khác bị hư hỏng, cũ nát cần tu sửa chùa, ngài tham gia lao động, sửa cầu vá đường, chuyên môn làm những việc này, làm cả đời, đây là Tinh tấn.

Về Định, tâm địa thanh tịnh, không nhiễm một trần, chỉ có một câu A Mi Đà Phật, ngoài một câu A Mi Đà Phật này, ngài không có tạp niệm, ngài không có vọng tưởng. Ngài cũng không có tám nỗi khổ được nói trong kinh Phật, sanh, điều này không nói nữa; Lão, ngài già mà không suy, 112 tuổi vẫn làm việc. Ngày vãng sanh đó, ngài là ra đi vào buổi tối, ban ngày vẫn làm cả ngày ở vườn rau, trong vườn rau làm đất, tưới nước, nhổ cỏ, bận rộn cả ngày, vườn rau đó rất lớn, buổi tối ra đi rồi. Có người nói với ngài: “Lão Hòa thượng khi nào thầy ra đi, nói với chúng con, chúng con giúp thầy trợ niệm”. Lão Hòa thượng cười nói: “Trợ niệm không đáng tin, điều đó không có chắc chắn, tôi không cần trợ niệm, tự tôi đi được”. Là thật, ngài không cần người trợ niệm, đến sáng sớm ngày hôm sau, người ta nhìn thấy cửa phòng của ngài đang mở, đèn thì sáng, khi đi vào xem thì ngài đi rồi, đã đi rồi. Biết trước ngày giờ, biết mình khi nào, ngày nào, mấy giờ đi, vô cùng rõ ràng.

Một tháng trước khi vãng sanh, một số đồng tham bạn tốt, nơi ngài xuất gia, nơi thường sống qua ở đó, đều đi thăm, cáo biệt với mọi người. Nói rất thân ái, đây là lần cuối cùng tôi đến thăm mọi người, sau này tôi không đến nữa. Nhưng người khác thấy thân thể của ngài vô cùng khỏe mạnh, không có bệnh gì, cũng không có để ý đối với lời của ngài. Đến khi ngài thật sự ra đi, mới nhớ lại, mấy ngày trước đó ngài đã đến chào tạm biệt, đến đâu cũng chào tạm biệt, đến chỗ nào cũng chào hỏi. Thật là tấm gương tốt cho chúng ta, chứng minh Bản Hội Tập của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư là chân kinh, từng chữ từng câu đều là do chính kim khẩu Phật nói ra, khi hội tập không có sửa đổi một chữ của nguyên văn, không thay đổi, vô cùng trung thực, chúng ta đọc bản này, chữ nào câu nào cũng là kinh văn trong năm loại bản dịch gốc; Chứng minh Chú Giải, Tập Chú của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, [là] Chánh tri Chánh kiến, không có sai lầm; Cũng chứng minh khoảng 20 năm gần đây, chúng ta theo quyển sách này tu hành, học tập không có sai lầm, làm chứng cho chúng ta. Chúng ta yên tâm, phải thật sự tin, thật sự phát nguyện, tương lai nhất định được sanh. Nên chúng ta phải coi CD về lão Hòa thượng, quyển sách nhỏ này như Kinh Vô Lượng Thọ để học tập. Tôi đã nói, đó là tổng kết của Kinh Vô Lượng Thọ, từng ly từng tí đã nói trong Kinh Vô Lượng Thọ, ngài làm được tất cả rồi. Chúng ta là nói được nhưng không làm được, còn ngài làm được hết rồi, làm chứng chuyển cho chúng ta, để chúng ta đối với bộ Kinh này, đối với Chú Giải này, một câu danh hiệu này nhất định không được hoài nghi nữa, phải thật sự tin, y giáo phụng hành, ngay trong đời này chắc chắn có thành tựu.

Trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, ví dụ của đoạn tiếp theo đây rất hay, 譬如曠野沙磧之中有大樹王 “thí như khoáng dã sa thích chi trung hữu đại thọ vương” (thí như có cây thọ vương lớn trong sa mạc rộng lớn), đây là tỷ dụ, trong sa mạc có một cây lớn, 若根得水,枝葉華果悉皆繁茂 “nhược căn đắc thủy, chi diệp hoa quả tất giai phồn mậu” (nếu rễ có nước, thì cành lá hoa quả đều sẽ sum suê tươi tốt), trong rễ của cây lớn này phải có lượng nước, không thiếu lượng nước, thì cây này nhất định sẽ lớn lên rất tốt. Tiếp theo nói, 生死曠野菩提樹王,亦復如是 “sanh tử khoáng dã Bồ-đề thọ vương, diệc phục như thị” (cây vua Bồ-đề ở sa mạc sanh tử rộng lớn, cũng lại như thế), đây chính là ví dụ, sa mạc sanh tử rộng lớn chính là Lục đạo luân hồi, thọ vương Bồ-đề đó chính là mỗi người chúng ta, tín nguyện trì danh, những đồng học tu học Tịnh Độ này, đây là thọ vương Bồ-đề, cũng lại như thế. 一切眾生而為樹根 “Nhất thiết chúng sanh nhi vi thọ căn” (Tất cả chúng sanh đều là rễ của cây), rễ của thọ vương Bồ-đề là gì? Rễ là chúng sanh. 諸佛菩薩而為華果 “Chư Phật Bồ-tát nhi vi hoa quả” (Chư Phật Bồ-tát thì là hoa quả), những chúng sanh này có thể thành Phật, có thể thành Bồ-tát, đây chính là khai hoa kết trái rồi. 以大悲水饒益眾生,則能成就諸佛菩薩智慧華果 “Dĩ đại bi thủy nhiêu ích chúng sanh, tắc năng thành tựu chư Phật Bồ-tát trí huệ hoa quả” (Dùng nước đại bi làm lợi chúng sanh, thì thành tựu được hoa quả trí huệ của chư Phật Bồ-tát), đây chính là nói đại từ đại bi cũng giống như nước, chúng ta phải dùng tâm đại từ đại bi để tưới cây Bồ-đề này của chính mình. Không có đại từ đại bi, tuy chúng ta vốn là Phật, nhưng không thể thành Phật, tại sao vậy? Bởi cây này không có nước nuôi dưỡng, sẽ bị chết khô. Đại bi là gì? Đại bi chính là tâm thương yêu chân thành, thương yêu này là đức thứ nhất rốt ráo viên mãn trong Tánh đức, Minh tâm Kiến tánh, tâm thương yêu này được hiển thị ra rồi. Quý vị xem, A-la-hán có tâm thương yêu, Bồ-tát có tâm thương yêu, Phật là tâm thương yêu rốt ráo viên mãn, chính là đại từ đại bi, không phải đến từ bên ngoài, là vốn có trong Tự Tánh.

Người tu hành không có tâm từ bi, cũng giống như cây, rễ cây không được tưới nước, thì cây ấy không sanh ra hoa quả; Người học Phật không có tâm từ bi, thì không thành được Phật Bồ-tát. Phải yêu thương chúng sanh, chúng sanh tạo các loại tội ác đều phải tha thứ cho họ, vẫn phải dùng tâm từ bi đối đãi họ, vì sao vậy? Bởi họ vốn là Phật. Tại sao tạo tội nghiệp? Vì mê hoặc điên đảo đến mức độ như thế. Phật Bồ-tát phải cứu những người đó, phải giúp họ trở về Tự Tánh, phải giúp họ thành Phật thành Bồ-tát, thì đúng rồi. Nếu có tâm oán hận thì sai rồi, vậy thì quý vị không phải đến cứu họ, mà là quý vị đến hại họ. Chúng sanh hại Bồ-tát thì có thể, nhưng Bồ-tát không trách tội, Bồ-tát nhất định sẽ không hại chúng sanh; Chúng sanh giết Bồ-tát, Bồ-tát sẽ không giết họ, sẽ không báo thù.

Quý vị đọc được trong Kinh Kim Cang, Tiên nhân Nhẫn Nhục gặp vua Ca Lợi, vua Ca Lợi là bạo chúa, lăng trì xử tử Tiên nhân Nhẫn Nhục. Lăng trì là dùng dao, cắt từng dao từng dao, hình phạt tàn khốc nhất, đã giết chết Tiên nhân Nhẫn Nhục. Lúc Tiên nhân Nhẫn Nhục sắp chết nói với vua Ca Lợi, tôi không oán hận ngài, tương lai tôi thành Phật, người đầu tiên độ là ngài. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là Tiên nhân Nhẫn Nhục, khi đức Thích Ca thành Phật, Đệ tử đầu tiên được độ là Tôn giả Kiều Trần Như, ngài Kiều Trần Như chính là vua Ca Lợi lúc đó. Phật nói lời giữ lời, là thật, ngài là người đầu tiên chứng quả A-la-hán. Tại sao vậy? Bởi vì Phật biết, Phật hoàn toàn biết, tất cả chúng sanh với chính mình là một thể, cùng là do Tự Tánh biến hiện, nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh vạn pháp, nên gọi là đồng thể đại bi. Loại tâm yêu thương, tâm thương xót này là trong Tự Tánh sanh ra. Vô duyên đại từ chính là không có điều kiện, thương yêu quý vị vô điều kiện, tha thứ quý vị vô điều kiện, là nguyên nhân gì? Một thể, phàm phu không biết, nhưng Phật Bồ-tát biết. Răng cắn phải lưỡi, lưỡi có oán hận răng, có đi trả thù răng không? Vì sao không trả thù? Bởi một thể. Nhất định phải biết, đây là chân tướng sự thật.

Nên tâm đại bi, đây là rễ. Hiện nay Bồ-tát Pháp Tạng cũng như vậy, lấy đại bi, từ bi không có điều kiện, 廣行六度,普度群生 “quảng hành Lục độ, phổ độ quần sanh” (rộng hành Lục độ, độ khắp quần sanh), chúng ta cần học tập điều này. Trong Tự Tánh của chúng ta có, chẳng phải không có, khai quật điều đó ra, khiến cho khởi tác dụng, có thể thương yêu che chở tất cả chúng sanh không có điều kiện. Đặc biệt là giúp chúng sanh mê hoặc điên đảo vô cùng nghiêm trọng, mỗi ngày họ đang làm việc xấu, ngày ngày đang gây phiền toái, chúng ta phải học Phật Bồ-tát, dùng tâm chân thành để làm cảm động họ, giúp họ quay đầu là bờ. Đây gọi là hành Bồ-tát đạo, đây gọi là phổ độ chúng sanh. Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 149 )

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật đạo

Rộng độ khắp chúng sanh

Nam Mô A Mi Đà Phật