Responsive Menu
Add more content here...

Tập 164 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014

(Giảng lần thứ 4)

Tập 164

Chủ giảng: Hòa thượng Thích Tịnh Không.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 14 tháng 1 năm 2015.

Dịch giả: Cự Lang.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

 

Kính chào chư vị đồng học, chư vị Đại đức, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:

         “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thuỷ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, Lưỡng túc trung tôn; Quy y Đạt-ma, Ly dục trung tôn; Quy y Tăng-già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

         Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang thứ 426, chúng ta đọc từ hàng thứ 4 từ trái qua. Đây là một phân đoạn.

         『修習功德,滿足五劫』。「《魏譯》云:具足五劫,思惟攝取莊嚴佛國清淨之行。」“Tu tập công đức, mãn túc ngũ kiếp. Nguỵ dịch vân: Cụ túc ngũ kiếp, tư duy nhiếp thủ trang nghiêm Phật quốc thanh tịnh chi hạnh” (Về ‘Tu tập công đức, mãn túc ngũ kiếp‘. Bản dịch thời Nguỵ nói: Đầy đủ năm kiếp, tư duy thâu lấy hạnh thanh tịnh của nước Phật trang nghiêm), bản dịch thời Đường nói: 於彼二十一億諸佛土中所有嚴淨之事,悉皆攝受。既攝受已,滿足五劫,思惟修習。 “Ư bỉ nhị thập nhất ức chư Phật độ trung sở hữu nghiêm tịnh chi sự, tất giai nhiếp thọ. Ký nhiếp thọ dĩ, mãn túc ngũ kiếp, tư duy tu tập” (Đối với những tất cả sự trang nghiêm thanh tịnh trong 21 ức cõi chư Phật kia, thảy đều thâu nhận. Đã thâu nhận rồi, trọn đủ năm kiếp, tư duy tu tập). Trong bản thời Tống nói: 往一靜處,獨坐思惟,修習功德,莊嚴佛剎。發大誓願,經於五劫。“Vãng nhất tĩnh xứ, độc toạ tư duy, tu tập công đức, trang nghiêm Phật sát. Phát đại thệ nguyện, kinh ư ngũ kiếp” (Đến một nơi vắng, ngồi một mình tư duy, tu tập công đức, trang nghiêm cõi Phật. Phát thệ nguyện lớn, trải qua năm kiếp). Đồng thời cùng trích dẫn kinh văn của ba bản dịch gốc. Tiếp theo Niệm lão nói với chúng ta, 古德於此頗有異解 “cổ đức ư thử phả hữu dị giải“(cổ đức có những cách giải khác nhau đối với điều này), các Đại đức thời xưa có cách nói khác nhau đối với đoạn này.

         Phần sau nêu ra, thứ nhất là: 淨影、憬興諸師,並以五劫為發願後之修行時 “Tịnh Ảnh, Cảnh Hưng chư sư, tịnh dĩ ngũ kiếp vi phát nguyện hậu chi tu hành thời” (Các sư Tịnh Ảnh và Cảnh Hưng: đều lấy năm kiếp là thời gian tu hành sau khi phát nguyện). Năm kiếp này là khi nào? Tu hành sau khi phát nguyện. Tịnh Ảnh Sớ nói: 依願起行 “Y nguyện khởi hạnh” (Nương nguyện mà khởi hạnh), thêm nữa故彼法藏於一身中,在彼佛所,五劫修行 “cố bỉ Pháp Tạng ư nhất thân trung, tại bỉ Phật sở, ngũ kiếp tu hành” (nên ngài Pháp Tạng ấy ở trong một đời, tại chỗ đức Phật ấy, tu hành năm kiếp). Đây là điều được nói ở trong Sớ Sao của Đại sư Tịnh Ảnh, đã được nói trong Nghĩa Sớ. 又《略箋》云:斯乃修行之時也 “Hựu Lược Tiên vân: Tư nãi tu hành chi thời dã” (Thêm nữa trong sách Lược Tiên nói: Đó là thời gian tu hành), năm kiếp này là thời gian tu hành của ngài, 蓋五劫之間,思惟勵修,修成滿所願之行,其既發願,不可無行 “Cái ngũ kiếp chi gian, tư duy lệ tu, tu thành mãn sở nguyện chi hạnh, kì ký phát nguyện, bất khả vô hành” (Đại khái trong suốt năm kiếp, tư duy gắng sức tu hành, tu thành các hạnh đã nguyện, ngài đã phát nguyện, thì không thể không thực hành). Phần trên đây đều nói rõ 5 kiếp là thời gian tu hành sau khi phát nguyện, sau khi phát nguyện, có thời gian tu hành 5 kiếp. Đại sư Tịnh Ảnh, các sư như Cảnh Hưng đều có cách nói này.  

         Theo cách nói thứ hai, là明此為發願時 “minh thử vi phát nguyện thời” (làm rõ đó là khi phát nguyện), phần trước là nói sau khi phát nguyện, cách nói thứ hai là khi phát nguyện. Trong Hiệp Tán nói: 五劫者,發願思惟之時節也。望西亦以為發願時。 “Ngũ kiếp giả, phát nguyện tư duy chi thời tiết dã. Vọng Tây diệc dĩ vi phát nguyện thời” (Năm kiếp: là thời gian lúc phát nguyện tư duy. Sư Vọng Tây cũng cho là thời gian phát nguyện). Trong Hội Sớ nói: 蓋夫菩薩建立淨土,猶如良匠建大城,先沈思圖畫之 “Cái phù Bồ-tát kiến lập Tịnh Độ, do như lương tượng kiến đại thành, tiên trầm tư đồ hoạ chi” (Bởi Bồ-tát ấy xây dựng Tịnh Độ, giống như thợ giỏi xây thành lớn, trước hết tư duy sâu xa hoạ vẽ thành ấy), đây chính là thiết kế như ngày nay nói, thiết kế bản vẽ, 五劫思惟,如圖畫之 “Ngũ kiếp tư duy, như đồ hoạ chi” (Năm kiếp tư duy, như hoạ vẽ về điều đó). 此以五劫思惟,喻如施工之前,先打圖樣。故同於《合贊》 “Thử dĩ ngũ kiếp tư duy, dụ như thi công chi tiền, tiên đả đồ dạng. Cố đồng ư Hiệp Tán” (Ở đây dùng năm kiếp tư duy, ví dụ như trước khi thi công, đầu tiên vẽ hình thù. Nên giống với sách Hiệp Tán), ý nghĩa của sách Hội Sớ và Hiệp Tán giống nhau, giống với Hiệp Tán, nói về ngài đây là thời gian phát nguyện, 而非願後修行時 “nhi phi nguyện hậu tu hành thời” (nên không phải thời gian tu hành sau khi phát nguyện). Sách Chân Giải cũng áp dụng cách nói này. 蓋諸家均據《魏譯》,上說正與《魏譯》相符 “Cái chư gia quân cứ Nguỵ dịch, thượng thuyết chánh dữ Nguỵ dịch tương phù” (Bởi vì các nhà [chú giải] đều căn cứ bản Nguỵ Dịch, thuyết trên đúng khớp với bản Nguỵ Dịch).  

         Bản Nguỵ Dịch, do ngài Khang Tăng Khải phiên dịch, ngài phiên dịch rất hay, ở trong 5 bản dịch gốc, [là bản] văn tự thông suốt hơn hẳn, cho nên bản được lưu hành tại Trung Hoa: chính là bản này, bốn bản dịch kia thì ít thấy hơn. Ngay đến ngài Vương Long Thư khi còn sống làm bản hội tập, [mà với] bản dịch thời Đường, tức là phần tư liệu Hội Vô Lượng Thọ trong Kinh Bảo Tích, ngài ấy không có tìm thấy. Cư sĩ Vương đối với Kinh giáo, có thể nói là tinh thông, chính ngài ấy quả thực là hàng Trưởng giả đại phú, với thân phận của ngài ấy, với học thức của ngài ấy, mà với bản Đường Dịch trong năm bản dịch gốc, cả đời vẫn không có thấy được, đó là chuyện rất đáng tiếc. Trong bản Đường Dịch có rất nhiều kinh văn quan trọng mà trong bốn bản khác không có, sự việc này trong lời tựa Bản Hội Tập của Mai lão (lão Cư sĩ Mai Quang Hy), lời tựa của ngài viết rất dài, trong lời tựa đã nói rất rõ ràng.

         Sách Chân Giải, của Pháp sư ở Nhật Bản, cũng có cách nói như vậy. Các vị Đại đức Tịnh tông của Nhật Bản, Hàn Quốc: đều chọn dùng bản Nguỵ Dịch. Chú Giải của Trung Hoa chỉ có hai loại, đều gọi là Nghĩa sớ, Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ tức là Sớ của ngài Tịnh Ảnh, còn có Sớ của ngài Gia Tường, đều là dùng bản của ngài Khang Tăng Khải. Phần sau [là của] ngài Gia Tường, đó đều là hai loại chú giải của Đại đức Trung Hoa. Người Nhật Bản có 2-30 loại, cho nên nước họ đối với Kinh Vô Lượng Thọ, đã dụng công phu vượt trội hơn chúng ta. Trung Hoa bởi vì năm bản dịch gốc: xác thực là lượng lưu thông rất ít vào thời xưa, đều có thể thấy được năm loại [bản dịch] là chuyện không dễ dàng. Không giống như bây giờ, bây giờ 5 bản dịch gốc của Kinh Vô Lượng Thọ đều gom lại với nhau, quý vị xem được toàn bộ.

         Sư Gia Tường nói: 於五劫中,修行發願也。 “Ư ngũ kiếp trung, tu hành phát nguyện dã” (Ở trong năm kiếp, là tu hành phát nguyện). Phần trước, một điều là ở sau này, một điều ở trước đó, giống như khi vẽ hình dạng trong dựng ngôi nhà, thời gian ấy, chỉ cho thời gian tu hành trong 5 kiếp. Ngài Gia Tường với khoảng giữa ấy, [cho là] tu hành phát nguyện. 此則雙舉修行與發願,兩者並舉,但以發願為趣,此正與《宋譯》相契 “Thử tắc song cử tu hành dữ phát nguyện, lưỡng giả tịnh cử, đãn dĩ phát nguyện vi thú, thử chánh dữ Tống dịch tương khế” (Đây là nêu cả tu hành và phát nguyện, cùng nêu cả hai, nhưng lấy phát nguyện làm ý hướng, điều này đúng là khớp với bản Tống Dịch). Bản dịch thời Tống là bản cuối cùng, ở phía trước chúng ta đọc qua, bản dịch thời Tống là “vãng nhất tĩnh xứ, độc toạ tư duy, tu tập công đức, trang nghiêm Phật sát, phát đại thệ nguyện, kinh ư ngũ kiếp”, cách nói của ngài Gia Tường tương ứng với bản này. Trong bản dịch thời Tống trước tiên nói “tư duy tu tập”, sau đó lại nói phát đại thệ nguyện, trải qua năm kiếp. 故知五劫之中,以清淨行,修習攝取佛土之大願,經歷五劫,大願方成 “Cố tri ngũ kiếp chi trung, dĩ thanh tịnh hạnh, tu tập nhiếp thủ Phật độ chi đại nguyện, kinh lịch ngũ kiếp, đại nguyện phương thành” (Nên biết trong suốt năm kiếp, dùng hạnh thanh tịnh, tu tập thâu lấy đại nguyện về cõi Phật, trải qua năm kiếp, nguyện lớn mới thành). Lời này nói rất hay. 

         Đại nguyện của ngài là đến từ đâu? Dùng tư duy theo người thời nay như chúng ta, rất hợp với logic mà ngày nay đã nói, đại nguyện của ngài không phải là tưởng tượng suông, mà quả thật là có sự thật để làm căn cứ. Trong thời gian 5 kiếp ấy, thầy giảng kinh cho ngài ngàn ức năm, thời gian rất dài, vả lại còn hiển bày cõi nước của tất cả chư Phật ra trước mặt ngài, khiến ngài quan sát kỹ lưỡng từng cõi từng cõi một, chọn sở trường của người, bỏ sở đoản của người. Sự phát nguyện này, thành tựu 48 nguyện, Thế giới Cực Lạc chính là sự thành tựu theo 48 nguyện. Không phải do thầy dạy ngài, cũng không phải do tự ngài tưởng tượng, rất xác thực là ngài đi khảo sát cõi nước của tất cả chư Phật, đó là do thầy dạy ngài, chọn ưu điểm của người, bỏ khuyết điểm của người, ưu điểm trong cõi nước của chư Phật, thu nạp hết thảy điều hay, điều gì cảm thấy không hay thì không cần. Do vậy Thế giới Cực Lạc thành tựu vượt trội hơn cõi nước của tất cả chư Phật, nơi đó là bộ sưu tập toàn bộ chân–thiện–mỹ–huệ trong cõi nước tất cả chư Phật. Nói được thông suốt điều này, nói khiến chúng ta dễ dàng tiếp nhận.

         Phật Phật đạo đồng: mặc dù chẳng sai, ngài Pháp Tạng khi còn địa vị Bồ-tát, vẫn chưa thành Phật, thầy ngài là Thế Tự Tại Vương Như Lai, thành Phật rồi, thầy dạy ngài phương pháp này là hợp tình hợp lý, bảo ngài tự đi khảo sát. Điều đó có gợi ý rất lớn cho chúng ta, cổ nhân nước ta thường nói, đọc muôn quyển sách còn phải đi muôn dặm đường, vì sao? Đi muôn dặm đường chính là khảo sát. Nếu chỉ có đọc sách, không có trải nghiệm, vậy cảnh giới quý vị đã đọc chỉ do quý vị tưởng tượng, thế thì không viên mãn, chẳng may nghĩ sai thì sao? Cho nên, A Mi Đà Phật không phải tưởng tượng, nghe Phật dạy bảo là đọc muôn quyển sách, thời gian dài, trải nghiệm ngàn ức năm; Đến cõi nước tất cả chư Phật để khảo sát, đó chính là đi muôn dặm đường, Thế giới chư Phật là vô lượng vô biên, cần phải mất thời gian dài đến thế. Năm kiếp, không thấy nói Tiểu kiếp, không thấy nói Trung kiếp, thì đó là Đại kiếp. Thời gian của một Đại kiếp rất dài, thường dùng nhất ở trong Phật môn, là một tăng một giảm gọi là một Tiểu kiếp. Tuổi thọ loài người thời gian ngắn nhất là 10 tuổi, cứ 100 năm thêm 1 tuổi, tăng đến 84 ngàn tuổi, tuổi thọ người khi đó dài nhất, không thể cao hơn 84 ngàn tuổi; Từ 84 ngàn tuổi cứ 100 năm giảm 1 tuổi, giảm đến 10 tuổi, một lần tăng một lần giảm gọi là một Tiểu kiếp. 20 Tiểu kiếp là một trung kiếp, 4 Trung kiếp là một Đại kiếp, trong một Đại kiếp như thế: có 80 Tiểu kiếp, một tăng một giảm, có 80 Tiểu kiếp. Qua thời gian dài đến thế, hoằng nguyện đức Mi Đà về Thế giới Cực Lạc mới trọn vẹn, đồng thời Thế giới Cực Lạc cũng xuất hiện. Đây chính là khi phát nguyện trong học tập, nguyện này là đến ra từ đó.

         Chúng ta thật sự thể hội được, làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, nếu hiện tại cõi nước chư Phật bày ra trước mặt chúng ta, đức Thích Ca Mâu Ni Phật bảo chúng ta lựa chọn, thì chúng ta sẽ lựa chọn nơi nào? Chắc chắn là lựa chọn Thế giới Cực Lạc. Đức Phật trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phu nhân Vi Đề Hy gặp phải tai vạ, con trai nghe lời của Đề Bà Đạt Đa, đoạt lấy ngôi vua của cha mình, giết cha hại mẹ, ông ấy đợi không được. Phu nhân Vi Đề Hy cầu Phật, bà là Đại hộ pháp của đức Thế Tôn, đức Phật biết được, giáng xuống nơi hoàng cung từ không trung, gặp mặt cùng Phu nhân. Phu nhân rất đau khổ, thỉnh giáo với Phật, có quốc độ Phật nào mà không có những việc ác này không, bà muốn đi vãng sanh. Đức Phật không giới thiệu cho bà, cũng giống như trong Kinh này nói, bèn hiển bày cõi nước trong mười phương ở trước mặt bà, để tự bà lựa chọn. Bà lựa chọn Thế giới Cực Lạc của A Mi Đà Phật, bà nói nơi ấy tốt, cư dân của nơi ấy, từ Bồ-tát đến người và trời không có ác niệm, không có hành vi bất thiện, bà nói nơi ấy tốt, con muốn đi, xin đức Phật hướng dẫn bà. Đức Phật nói cho bà bộ Kinh Thập Lục Quán này, trong 16 phương pháp, tu thành bất kỳ loại nào đều có thể vãng sanh. 16 loại quy nạp lại, thành ba loại lớn: Quán tưởng Niệm Phật, Quán tượng Niệm Phật, Trì danh Niệm Phật, Trì danh là cuối cùng, xếp ở thứ 16. Duyên khởi của Kinh Thập Lục Quán là có từ đó. Nếu chúng ta có duyên phận như vậy, cõi nước chư Phật ở trước mặt chúng ta, thì chúng ta chọn thế nào? Khẳng định là sẽ giống như Phu nhân Vi Đề Hy, chúng ta lựa chọn Thế giới Cực Lạc [là] cõi nước của A Mi Đà Phật.

         Quán Kinh giới thiệu Thế giới Cực Lạc, vì Phu nhân là người đương cơ, đó cũng là gặp phải những suy sụp nghiêm trọng trong thế gian này, không muốn sống ở thế gian này, vì một sự xung động như thế, mà phát tâm cầu sanh nước Phật, duyên phận đặc biệt, cho nên trong bộ Kinh ấy thiên trọng về phương pháp tu hành. Mà trong phương pháp đặc biệt là giới thiệu về Trì danh, phép quán thứ 16 là thù thắng không gì bằng, bất kỳ ai cũng thích hợp, nam nữ già trẻ, hiền ngu bất tài, chỉ cần thật tin, thật sự mong muốn vãng sanh, thì một câu Nam Mô A Mi Đà Phật này, một câu Phật hiệu này bèn có thể vãng sanh. Đại sư Ngẫu Ích ở trong Mi Đà Yếu Giải, nói với chúng ta rất rõ ràng, rất sáng tỏ, có thể vãng sanh hay không hoàn toàn là có tín–nguyện hay không, quý vị thật tin, thật muốn đi, thì đầy đủ điều kiện vãng sanh Thế giới Cực Lạc rồi. [Còn] nhất tâm chuyên niệm, đó là sanh đến Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc có bốn độ ba bậc chín phẩm, quý vị là sanh đến đẳng cấp nào, hoàn toàn nhờ vào công phu niệm Phật cạn hay sâu. Chư vị phải nhớ lấy hai chữ “cạn sâu” này, không phải là bao nhiêu, mà là công phu cạn hay sâu. Cạn sâu là nói gì? Hoàn toàn là nói về tâm. Trong tâm còn có Phiền não, đương nhiên có Tập khí, còn có Phiền não thì công phu cạn. Công phu niệm Phật sâu là gì? Tâm địa thanh tịnh, dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, thì công phu này tốt; Sâu hơn nữa, tâm bình đẳng niệm Phật. Chúng ta ở trong đề kinh của Kinh Vô Lượng Thọ nhìn thấy清淨平等覺 Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, mức độ thanh tịnh cũng có thượng–trung–hạ, bình đẳng cũng có thượng–trung–hạ, đó đều là nói công phu cạn sâu. Công phu luyện ở đâu? Ở trong cuộc sống hàng ngày, rất quan trọng, phải buông xuống, buông Vọng tưởng xuống, Vọng tưởng là Khởi tâm Động niệm, buông xuống Phân biệt, Chấp trước.  

         Lão Hoà thượng Hải Hiền làm tấm gương tốt cho chúng ta, bình thường ngài biểu pháp là biểu điều này, trong tâm chỉ có một đức A Mi Đà Phật, trừ A Mi Đà Phật ra, cũng không để điều gì ở trong tâm, đó là người niệm Phật chân chánh. Tại sao? Bởi ngài thường hay dạy người khác, có câu nói cao minh đến tột độ, câu nói này là quan trọng nhất trong đĩa CD, thường hay dạy người, từng giờ từng phút dạy người: “Niệm Phật cho tốt, thành Phật là sự thật, việc khác đều là giả”. Chính câu nói này, rất tuyệt vời! Quý vị thật sự hiểu rồi thì quý vị sẽ niệm Phật. Niệm Phật như thế nào? Chỉ đặt danh hiệu của A Mi Đà Phật ở trong tâm thôi, không có Tạp niệm, không có Vọng tưởng. Vì sao? Bởi Vọng tưởng, Tạp niệm đều là tạo Lục đạo Luân hồi, phải biết điều này. Không đoạn Vọng tưởng, Tạp niệm, thì không đoạn Lục đạo Luân hồi, quý vị ra không khỏi. Không có Vọng tưởng, Tạp niệm nữa, quý vị muốn khi nào đi, khi đó thì đi được rồi, đích thực tự tại, khi đi cũng ung dung.

         Chúng ta xem thấy trong đĩa CD này, đầu tiên là nhìn thấy mẫu thân ngài, mẫu thân 86 tuổi vãng sanh, trước khi vãng sanh tự xuống nhà bếp làm bánh sủi cảo. Mẹ ngài cũng biết trước giờ đi, nhưng không nói, cho nên bà nhất định muốn về nhà, vì sao? Để độ con gái của bà, độ cháu gái của bà, đó là chí thân chí ái, cho họ thấy cảnh trước khi bà vãng sanh. Quả nhiên không sai, cho nên bà gọi họ đến, sau khi ăn cơm xong nói với mọi người “Ta đi đây”, nói đi là đi thật rồi. Con gái nhìn thấy cảnh như vậy thì xuất gia, cô ta đã kết hôn, nên dẫn theo con trai, mẹ con cùng đi xuất gia. Chúng tôi tin rằng cháu gái của bà, mặc dù không xuất gia, nhưng nhất định ở nhà lão thật niệm Phật, học tập theo người thím của mình. Trong nhà của họ cũng là gia tộc lớn.

         Những chỗ này, chúng ta xem đĩa CD, xem sách Vĩnh Tư Tập thì phải đặc biệt chú ý. Sau khi xem xong, một câu nói, một câu nói hay nhất trong đó, đáng để chúng ta học tập, câu nói thứ nhất chính là câu này. Niệm Phật cho tốt, thành Phật là sự thật, những điều khác đích thực là giả, không có một điều gì là thật cả. “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, trong Kinh Kim Cang đã nói: “Nhất thiết Hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”, trong Kinh Bát Nhã nói: “Nhất thiết pháp: vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Nhất định phải biết, điều giả không thể được, sự thật cũng không thể được. Vì sao? Bởi trong sự thật không có tướng, không có hiện tượng vật chất, đó là nói về Tự Tánh, Tự Tánh thanh tịnh, không có tướng; Tự Tánh không sanh không diệt, không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần, chính là không có ý niệm, cũng không có hiện tượng tự nhiên, cho nên không thể được. Tự Tánh có thể hiện ra muôn pháp, Đại sư Huệ Năng nói rõ ràng nhất: “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp”. Toàn bộ vũ trụ là có từ đâu? Do ý niệm chúng sanh sinh ra, điều đó đã được các nhà khoa học Lượng tử hiện nay phát hiện.

         Hiện nay có những nhà khoa học trẻ tuổi cũng đang nghiên cứu về niệm lực, tất cả hết thảy mọi hiện tượng toàn là từ niệm lực biến hiện ra. Trên thực tế điều biến hiện ra, có thể sanh có thể hiện ra là Tự Tánh. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rất rõ ràng, toàn bộ vũ trụ này “duy tâm sở hiện”, tâm tức là Tâm tánh, tức là Tự Tánh, là thứ được sanh được hiện ra bởi Tự Tánh; Nhưng thiên biến vạn hoá: đó là ý niệm, đó là tâm tưởng sanh. Vì vậy, tại sao có Y–Chánh trang nghiêm của Mười pháp giới, trong khoa học ngày nay nói vì sao có các chiều không gian khác nhau, các chiều không gian khác nhau là đến từ đâu? Đến từ ý niệm, là do niệm lực mà có. Nếu chúng ta chấm dứt niệm lực đi, đoạn dứt ý niệm, thì sẽ thành Phật. Ý niệm là gì? Ở trong Phật Pháp gọi là Vô minh Phiền não, căn bản phiền não. Dùng ở những chỗ nào? Thật hiệu quả, ở ngay trong đời sống hàng ngày, thấy sắc, mắt thấy sắc, thấy rất rõ ràng, nhưng không để ở trong tâm, đó chính là Phật; Phàm phu chúng ta mắt thấy, liền để vào trong tâm, bèn khởi Phân biệt, bèn khởi Chấp trước. Phật khác biệt gì so với chúng ta? Phật thấy sắc không để ở trong tâm, Phật nghe thanh không để ở trong tâm, sáu căn của Phật ở trong cảnh giới sáu trần: không khởi tâm, không động niệm, đó là thành Phật, đối với vạn sự vạn vật trong khắp Pháp giới Hư không giới, không có một điều gì nào không hiểu rõ. Chân tướng của tất cả pháp là gì? Câu này trong Kinh Bát Nhã nói rất hay: “Nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, 12 chữ này đã nói ra hết rồi.

         Đức Phật dạy người không có gì khác, tất cả đều là dạy họ buông xuống mà thôi, buông xuống, thì tự nhiên họ nhìn thấu, nhìn thấu điều gì? Đối với chân tướng của tất cả pháp, hoàn toàn thông đạt sáng tỏ. Phật dạy người, với người chấp trước có, Phật giảng Không cho họ, vì sao? Bởi mục đích là đánh bật đi sự chấp trước của họ; Nếu họ chấp trước Không, thì Phật nói Hữu cho họ. Trong Đàn Kinh nói rất hay, Phật giáo hoá chúng sanh, 36 đối, tóm lại Phật giảng cho quý vị điều phản diện, quý vị nói phản diện, thì Phật nói chính diện. Mục đích là để quý vị hiểu rõ, quý vị đừng nghĩ gì cả, điều gì cũng rõ ràng, là đúng rồi. Quý vị nói pháp cho người ta cũng giống như Phật, tóm lại là phá tan sự mê của người ta, đó chính là Phật pháp chân chánh. Dạy quý vị điều gì? Quay về đến tâm thanh tịnh, thì đạt được mục đích dạy học của Phật rồi, giúp quý vị trở về tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là Chân Tâm. Đại sư Huệ Năng thấy được Chân Tâm, câu đầu tiên nói rằng: “Hà kỳ Tự Tánh, bổn tự thanh tịnh”, câu thứ hai nói rằng: “Bổn bất sanh diệt”, không sanh không diệt là thật, có sanh có diệt là giả.

         Các nhà khoa học hiện nay của chúng ta hỗ trợ chúng ta, chúng ta đối với sự động được Bồ-tát Di Lặc đã nói, hiện tượng sóng dao động này, chính là Vô minh Phiền não, không có khái niệm, mấy chục năm không cách nào thể hội, tóm lại là nghĩ sai về hiện tượng đó rồi. Chân tướng, không thể nói Không, cũng không thể nói có, quý vị nói nó có, nhưng nó không sở hữu một điều gì, quý vị nói nó không có, nhưng nó có thể sanh muôn pháp. Sanh muôn pháp không thể nói có, không sanh muôn pháp không thể nói Không, cho nên nói 真空不空,幻有非有 Chân Không bất Không, Huyễn Hữu phi Hữu. Chẳng phải Không chẳng phải có cũng là sai lầm, Phật dùng cách thức này cho không được Chấp trước, Chấp trước là sai rồi. Không chấp trước thì khó, rất khó! Hiểu rõ thì không chấp trước, đó là cảnh giới bình đẳng. Chúng ta nhìn thấy lão Hoà thượng Hải Hiền, cả đời sinh sống rất khó khổ, có phải là khổ thật sự không? Phàm phu là khổ thật, còn ngài thì thế nào? Ngài khai ngộ rồi, khai ngộ rồi thì tất cả pháp bình đẳng, ngài cũng không có một chút khổ. Phàm phu chấp tướng, quý vị thấy ngài khi 112 tuổi, những vị Cư sĩ  rất  hoan hỉ làm một bữa tiệc chay cho ngài, chúc mừng sinh nhật ngài. Biểu cảm của ngài ấy thật không dễ nhìn, đại khái tấm hình đó là tấm hình hi hữu, tại sao? Bởi ngài ấy trước giờ chưa bao giờ đối với người khác bằng bộ mặt khó coi, lần ấy đối với người khác lại rất không vui, các vị làm sai rồi. Cho nên chỉ ăn một bát mì lá vừng thôi. Hôm nay tôi xuống lầu nhìn thấy lá vừng, mì lá vừng chúng tôi cũng có ăn một lần, mấy ngày trước. Lá vừng rất thô, theo tôi nghĩ không dễ gì tiêu hoá, lão Hoà thượng ăn món ấy, chứng tỏ dạ dày của lão Hoà thượng rất tốt, ngài mới có thể tiêu hoá được.

         Nhất cử nhất động của lão Hoà thượng đều là đang dạy người, dạy người phải tiết kiệm, dạy người phải chịu khổ, chịu khổ ra sao? Đối với thế gian này không có lưu luyến, một lòng một dạ muốn đi đến Thế giới Cực Lạc; Trong thế giới này còn có thích ăn ngon, còn có gì thích chơi đùa, không nỡ xả đi. Đều là đang độ chúng sanh. Ngài đã ăn mì lá vừng đó, ăn vào miệng ngài thì thay đổi, trở thành mỹ vị. Mặc dù đó là tốt, nhưng không nói với quý vị, vì quý vị ăn thì cảm nhận không giống với ngài ăn, chúng ta có Vọng tưởng–Phân biệt–Chấp trước, ngài không có Vọng tưởng–Phân biệt–Chấp trước, ăn vào miệng món gì cũng biến thành đề hồ, đều trở thành vị ngon nhất, vị tuyệt nhất. Thân tâm khoẻ mạnh, không sanh diệt, 112 tuổi còn trèo lên cây, thể lực giống với người trẻ tuổi, không thua gì người trẻ tuổi. Cuộc sống thô nặng như thế, người sống trong thành thị hiện nay: cũng không ai có thể lực làm được, nhưng ngài làm được. Đó là làm nhiều sự thị hiện cho chúng ta.

         Trong kinh Phật thường hay nói, chúng sanh bị Tám khổ bức ngặt, nói thật không sai: Sanh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Sanh–già–bệnh–chết, bất kỳ người nào cũng không tránh khỏi; Còn có bốn loại không tránh khỏi nữa: Oán tắng hội, Ái biệt ly, Cầu bất đắc, Ngũ ấm Xí thạnh. Ai có thể tránh khỏi được tám loại khổ này? Ngày ngày đều đang sống qua ngày trong tám loại khổ, nhưng không muốn ra khỏi. Chúng ta ở trong cuộc sống thường ngày, điều mắt thấy, điều tai nghe, điều mũi ngửi, điều lưỡi nếm, những gì thân tiếp xúc được, những loại hiện tượng đó bày ở trước mặt chúng ta, đều là Phật Bồ-tát đang thị hiện, sự thị hiện đó chưa bao giờ gián đoạn, nhưng chúng ta lại là không nhận biết được. Lão Hoà thượng Hải Hiền nhắc nhở chúng ta, ngài nhận biết được, cho nên đối với thế gian này, ngài không mảy may lưu luyến. Ngài nói ngài đã mấy lần yêu cầu A Mi Đà Phật đưa ngài đi đến Thế giới Cực Lạc. Chúng ta phải biết nghe những lời này, không phải 1 lần, 2 lần, mà mấy lần, nói cách khác, ngài thường xuyên gặp mặt đức A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật là thật chứ không phải giả đâu.

         Nói với chúng ta một thông tin, chỉ cần niệm đến Công phu Thành phiến, thì A Mi Đà Phật sẽ báo tin cho quý vị, có nắm chắc phần vãng sanh, Công phu Thành phiến thì có nắm bắt. Thông tin này hay, vì sao? Bởi nói Nhất tâm bất loạn, chúng ta chưa hẳn có thể làm được; Công phu Thành phiến thì người người đều có thể làm được. Công phu Thành phiến là gì? Chính là điều tôi hay nói, trong tâm chỉ có A Mi Đà Phật, ngoại trừ A Mi Đà Phật ra, điều gì cũng không để vào trong tâm, đó gọi là Thành phiến. Có một sự việc nào để ở trong tâm, là bị ô nhiễm. Công phu Thành phiến là vừa mới đạt được tâm thanh tịnh, chỉ cần hễ đạt được tâm thanh tịnh, mặc dù rất cạn rõ, nhưng vậy thì có thể vãng sanh, kết thông với A Mi Đà Phật. Thông này chính là cảm thông, gọi là chí thành cảm thông, chí thành chính là một niệm, trong tâm ta chỉ có A Mi Đà Phật, một niệm này. Niệm Phật, tiếng lớn tiếng nhỏ cũng không sao, mở miệng niệm, ngậm miệng niệm đều như nhau, không câu nệ nhiều hay ít, hoàn toàn là công phu cạn hay sâu, điều này quan trọng. Do đó buông xuống tất cả, tất cả tuỳ duyên, tuỳ duyên thì tự tại. Mọi người rất hoan hỉ, không nên khiến mọi người không vui vẻ, sanh tâm oán hận, đó là sai rồi, sanh tâm tham luyến cũng là sai.

         Nhất định phải hiểu rằng, các nhà Cơ học Lượng tử ngày nay chứng minh cho chúng ta, tần số của Vọng niệm nhanh bao nhiêu? Một khảy ngón tay 32 ức trăm ngàn niệm. 100 ngàn là 10 vạn, 32 ức nhân 10 vạn, là 320 ngàn tỉ. Một khảy ngón tay, ý niệm sanh diệt bao nhiêu lần? 320 ngàn tỉ. Hiện nay chúng ta tính đơn vị bằng giây, một giây có thể khảy mấy lần? Có người nói rằng tôi có thể khảy 7 lần, tôi tin tưởng, sức khoẻ tốt, thể lực rất mạnh, 1 giây thì nhân 7, nhân 7, thành 2 triệu 240 ngàn tỉ; Đơn vị là ngàn tỉ, 2 triệu 240 ngàn tỉ, trong 1 giây. 1 giây có Vọng tưởng biến thành hiện tượng này, hiện tượng vật chất, chính là biến thành thế giới này, thế giới này toàn bộ vũ trụ này, tần số của nó tức là 1 giây bằng 2 triệu 240 ngàn tỉ, ảo tướng được sanh ra trong sóng dao động tần số cao như vậy. Một ảo tướng như vậy, làm sao biết được? Ở ngay phía trước mắt chúng ta, mà chúng ta cũng không cảm nhận được một chút cảm giác nào, căn của chúng ta không nhạy bén, sáu căn đều không được. Tần số cao như vậy, Ý thức Thứ sáu của chúng ta không thể tưởng tượng được, đành phải dùng cụm từ “không thể nghĩ bàn”, không cách nào tưởng tượng, cũng nói không ra được.

         Sự thật này chưa bao giờ gián đoạn ở trước mặt, vô lượng kiếp nay, khi tỉnh táo không thể nhận biết, khi thiếp ngủ thì mê càng sâu hơn, hôn trầm càng sâu, nó không dứt. Hễ dứt thứ này, thì ở trong Đại thừa, là Bồ-tát Sơ trụ của Viên giáo, Bồ-tát Sơ địa của Biệt giáo, dứt một niệm ấy. Dứt một niệm rồi tức là một niệm giác, giác là đoạn dứt, chúng ta là niệm niệm mê, hễ ngài một niệm giác rồi thì niệm niệm giác. Ở trong trạng thái ấy, trí huệ trong Tự Tánh hiện tiền, Thần thông hiện tiền, Đạo lực hiện tiền, cũng tức là điều đức Thế Tôn đã dạy ở trong Hoa Nghiêm: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ, đức, tướng”, đều bao quát toàn bộ vũ trụ, quý vị biết hết cả; Toàn bộ vũ trụ đều là được sanh được hiện bởi tâm niệm của chính mình, được biến ra bởi một niệm không giác. Nếu quý vị không muốn trở về Mười pháp giới nữa, thì quý vị thường trụ Thật Báo Trang Nghiêm độ, Thật Báo độ của Thế giới Cực Lạc, Báo độ của đức Thích Ca Mâu Ni Phật là Thế giới Hoa Tạng, đi sang bên đó.

         Điều kỳ lạ đặc biệt của Thế giới đó, chính là điều đức Thích Ca Mâu Ni Phật giảng cho chúng ta ở trong bộ Kinh này, đây là sách mô tả về Thế giới Cực Lạc, đem Y báo Chánh báo của Thế giới Cực Lạc đều nói rõ ràng, nói sáng tỏ cho chúng ta. Chánh báo là thân thể của chúng ta, Y báo là môi trường cư trú, môi trường học tập, môi trường sinh hoạt của chúng ta. Trong Thế giới đó, Thế giới đó là Pháp Tánh độ, những hiện tượng biến hiện trong Pháp Tánh độ không có sanh diệt. Không như nơi này của chúng ta, tất cả hiện tượng ở nơi này của chúng ta, hết thảy là sự biến hiện ra trong trạng thái sanh diệt 2 triệu 240 ngàn tỉ lần trong 1 giây, không giống nhau. Cho nên người như chúng ta bên này có sanh–lão–bệnh–tử, động vật có sanh–già–bệnh–chết, thực vật có sanh–trụ–dị–diệt, hành tinh có thành–trụ–hoại–không, gọi là Vô thường. Tuổi thọ trong Thế giới Cực Lạc dài, trong Kinh nói với chúng ta, nơi ấy tuổi thọ bao lâu? Ba a-tăng-kỳ kiếp. Vì vậy thành Phật, ba a-tăng-kỳ kiếp không phải là nói với chúng ta, mà nói với Pháp thân Bồ-tát, một ngày nào quý vị Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thì bắt đầu tính từ ngày đó. Nếu tính từ bậc phàm phu của chúng ta hiện nay, là vô lượng kiếp, không chỉ là ba a-tăng-kỳ kiếp, mà vô lượng kiếp, quý vị mới hiểu là đáng sợ. Liễu giải chân tướng sự thật này, sẽ sanh khởi lên tâm xuất li, ta không thể không vãng sanh Thế giới Cực Lạc.

         Phương pháp hay nhất giúp cho chúng ta vãng sanh là gì? Là kết duyên với chúng sanh, điều quan trọng nhất trong sự kết duyên với chúng sanh là giáo dục, chúng ta đi con đường giáo dục Phật-Đà này. Không có duyên, [thì] giảng kinh, giảng kinh không gián đoạn. Không có người nghe, thì có quỷ thần nghe, Nhục nhãn chúng ta không nhìn thấy. Ở trong lịch sử: 生公說法,頑石點頭 “Sanh Công thuyết pháp, ngoan thạch điểm đầu” (ngài Đạo Sanh thuyết pháp, tảng đá gật đầu), không có ai nghe, thì giảng cho ai? Giảng cho tảng đá, giảng xong hỏi tảng đá: giảng có sai không? Gật đầu, tảng đá cũng gật đầu. Cho nên thính chúng mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy không nhiều, còn không nhìn thấy thì nhiều. Hiện nay chúng ta giảng kinh thuận tiện hơn, chúng ta có phòng thu hình nhỏ, có một giàn máy ở trước mặt, đưa lên Internet, toàn thế giới đều có thể thu xem. Có thể bật TV, bấm kênh truyền hình, đó là người có duyên. Phật không độ người không có duyên, ai có duyên thì người đó bật kênh, họ sẽ nhìn thấy, chúng ta đều chung với nhau. Vì thế từ kênh, từ trên mạng: cùng nhau học tập, không chỉ là một ngàn, không chỉ là mười ngàn thôi.

         Có thể giúp đỡ 10 ngàn người, đó là điều do Bồ-tát Di Lặc nói, quý vị có thể giúp 10 ngàn người niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, thì quý vị là A Mi Đà Phật. Trong một đời này quý vị có thể giúp 5-60 người, thì quý vị chính là Bồ-tát, quý vị có thể vãng sanh không? Đương nhiên sẽ vãng sanh. Tại sao? Bởi khi quý vị đến lúc mạng sắp hết, những người được quý vị giáo hoá vãng sanh ấy, đều sẽ tháp tùng A Mi Đà Phật: Tôi là do người đó giới thiệu, bây giờ họ mạng chung rồi, chúng ta hãy cùng nhau đi tiếp dẫn họ. Người đồng tâm này, tâm đồng lý này, quý vị làm sao có thể không vãng sanh? Chắc chắn không thể nghi ngờ, quý vị nghi ngờ thì không thể vãng sanh; Quý vị không nghi ngờ, thì chắc chắn vãng sanh. Công phu của mình yếu một chút, chỉ cần trong tâm có A Mi Đà Phật, muốn đi đến Thế giới Cực Lạc, thì người người đều vãng sanh. Chúng ta đều phải biết điều này, không thể xem thường lơ là.

         Trong đây giảng đến nguyện của A Mi Đà Phật, là tương đương với thiết kế bản vẽ, thực hiện thi công như chúng ta nói, đó là thời gian 5 kiếp, cũng tức là đại nguyện của ngài viên mãn, Thế giới Cực Lạc thành tựu viên mãn. Thành tựu Đạo tràng ấy, đời sống, nơi chốn học tập ấy, giúp tất cả chúng sanh trong khắp Pháp giới Hư không giới, chỉ cần thật tin, mong muốn đi, thì được độ hết thảy, công đức này lớn biết bao! Xây Đạo tràng lớn, không có một đức Phật nào hơn A Mi Đà Phật, Đạo tràng của A Mi Đà Phật [là] lớn nhất, trang nghiêm nhất, ở trong đó tu hành, tiến độ nhanh nhất. Chúng ta không thể không nắm chắc những điều này, thì tín tâm của chúng ta mới sanh khởi lên. Trong Thế giới này, nếu chính mình có nguyện lực, thì có thành tựu lớn biết bao, là phước phận của chúng sanh, chúng sanh không có phước báo lớn đến vậy, thì xây dựng không thành công, bởi nghiệp chướng của chúng sanh thời kỳ Mạt pháp nặng. Đại sư Ấn Quang cũng là do Bồ-tát tái lai, rất nhiều người hiểu được, Đại sư Ấn Quang là do Bồ-tát Đại Thế Chí tái lai, ngài có giống ngài Đại Thế Chí không? Nếu chư vị đọc: Chương Đại Thế Chí Viên Thông trong Lăng Nghiêm Kinh, quý vị đọc, [thì thấy] rất giống. Bồ-tát Đại Thế Chí hỗ trợ A Mi Đà Phật tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương Thế giới, nói với chúng ta: 憶佛念佛,現前當來必定見佛 “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật” (nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật), ngài không biết vọng ngữ, lời đó là thật. Ức Phật, trong tâm có Phật; Niệm Phật, cũng là trong tâm có Phật, trong tâm thật có, Phật hiệu không dứt. Lão Hoà thượng Hải Hiền làm biểu diễn cho chúng ta, ngài Hải Khánh, mẹ của ngài ấy, ba người ấy biểu diễn cho chúng ta xem. Hiện tiền, là chúng ta sống trong thế gian này, gọi là hiện tiền thấy Phật; Đương lai, là vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, quý vị luôn luôn ở bên cạnh đức A Mi Đà Phật.

         Chúng tôi có lúc nghĩ, mỗi một ngày, thậm chí là mỗi một phút mỗi một giây, số người trong mười phương Thế giới vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc có bao nhiêu, Thế giới Cực Lạc có thể dung nạp được sao? Bây giờ chúng ta hiểu được, Thế giới Cực Lạc là Pháp Tánh độ, Pháp Tánh độ lớn không có bên ngoài, nhỏ không có bên trong, Đạo tràng ấy không có không gian, không có thời gian, các chiều của không gian và thời gian không tồn tại ở nơi đó. Vì thế Đạo tràng của Ngài quả thật là Thường Tịch Quang, Thường Tịch Quang không nơi đâu không có, không lúc nào không có, bao lớn? Khắp Pháp giới Hư không giới. Do đó Thế giới Cực Lạc ở đâu? Chúng ta hiện tại ở trong Thế giới Cực Lạc, chúng ta nghĩ Phật, Phật lập tức hiện tiền, không đến cũng không đi, Ngài hiện tiền, không đến, sau khi Ngài đi, không đi, không đến không đi, đó là sự thật không phải giả. Nơi ấy kỳ diệu không gì sánh bằng, thù thắng không gì sánh bằng, không thể không đi, không đi thì sai rồi, quý vị muốn đi là đúng rồi, đời này quý vị không uổng phí, thành tựu viên mãn.

         Phần sau bản dịch thời Tống này, tiếp theo là Niệm lão khai thị cho chúng ta. 故知五劫之中,以清淨行,修習攝取佛土之大願 “Cố tri ngũ kiếp chi trung, dĩ thanh tịnh hạnh, tu tập nhiếp thủ Phật độ chi đại nguyện”(Nên biết trong năm kiếp ấy, dùng hạnh thanh tịnh, tu tập đại nguyện nhiếp thủ cõi Phật), đại nguyện này chính là 48 nguyện. 48 nguyện không phải một lần là phát được: 經歷五劫,大願方成 “Kinh lịch ngũ kiếp, đại nguyện phương thành” (Trải qua năm kiếp, mới thành đại nguyện). Một khoảng thời gian, đạt được một đại nguyện rồi, ngài ở đó làm tổng kết, tổng kết ra 48 điều, giúp khắp Pháp giới Hư không giới kiến lập một Đạo tràng lý tưởng nhất để tu hành chứng quả, tiếp dẫn những người này đến bên đó để tu hành. Người mang theo Phiền não đi vãng sanh, người đoạn dứt Phiền não đi vãng sanh, dường như là bình đẳng, tại sao? Vì người mang phiền não đi vãng sanh, có sự gia trì bởi 48 nguyện của A Mi Đà Phật; Người đạt được gia trì, thì trí huệ, Thần thông, Đạo lực của họ: gần như là bình đẳng với A-duy-Việt-trí Bồ-tát. Ở trong bản Kinh này, nguyện văn của đại nguyện đã nói rất rõ ràng, sanh đến Thế giới Cực Lạc, cho dù là địa vị thấp nhất, Hạ hạ phẩm vãng sanh trong Phàm Thánh Đồng Cư độ, cũng là A-duy-Việt-trí Bồ-tát, đó là bình đẳng. Xác thực có, có là Phiền não nhiều ít khác nhau, từ chỗ này mà giảng theo đới nghiệp, có bốn độ ba bậc chín phẩm, đến Thế giới Cực Lạc rồi thì bình đẳng tất cả. Thế giới Cực Lạc là Thế giới của bình đẳng, xác thực là nơi lý tưởng mà chúng ta hướng về, đối đãi bình đẳng, chung sống hoà thuận, Thế giới Cực Lạc thực hiện được tuyệt đối vô cùng viên mãn hai câu này rồi. Những người trong Thế giới ấy tôn trọng lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, hỗ trợ hợp tác, không có Phân biệt, không có Chấp trước, không có Khởi tâm Động niệm. Người có Khởi tâm Động niệm, đến Thế giới Tây phương Cực Lạc, thì không có duyên của Khởi tâm Động niệm, đó là điều mà trong tất cả cõi nước chư Phật không có, chỉ riêng Thế giới Cực Lạc có.  

         Chúng ta lại xem kinh văn do Niệm lão dẫn trong Kinh này: 本經中於精勤求索,恭慎保持,修習功德,滿足五劫之後 “Bổn Kinh trung ư tinh cần cầu sách, cung thận bảo trì, tu tập công đức, mãn túc ngũ kiếp chi hậu” (Trong Kinh này với sau khi siêng năng tìm cầu, cung kính cẩn thận giữ gìn, tu tập công đức, trọn vẹn năm kiếp), ở phần sau này có một câu kinh văn như vầy: 所攝佛國,超過於彼 “Sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ” (Nước Phật được nhiếp: hơn hẳn những cõi kia), đây 正契於嘉祥師之說 “chánh khế ư Gia Tường sư chi thuyết” (đúng là khớp với cách nói của sư Gia Tường). Ở trong 5 kiếp tu hành phát nguyện, 故此五劫乃修行發願時 “cố thử ngũ kiếp nãi tu hành phát nguyện thời” (nên năm kiếp này là thời gian tu hành phát nguyện).

Chúng ta lại xem đoạn kinh văn tiếp theo, 圓滿 viên mãn“, Thế giới Cực Lạc thành tựu rồi, đoạn kinh văn này giảng về lịch sử của Thế giới Cực Lạc. Mời xem kinh văn:

【於彼二十一俱胝佛土。功德莊嚴之事。明了通達。如一佛剎。】 “Ư bỉ nhị thập nhất câu-chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát” (Đối với công đức những sự trang nghiêm của 21 câu-chi cõi Phật ấy, sáng tỏ thông đt, như một cõi Phật).

         Từ俱胝 câu-chi“ trong kinh văn, người nước ta gọi là千萬 “thiên vạn”(ngàn vạn), một câu-chi tức là 10 triệu. Nhị thập nhất câu-chi, tức là 210 ức nước Phật đã nói trong phần trước, đó không phải là con số, là biểu pháp. Mật tông dùng 21 để đại biểu cho viên mãn, giảng đến 210 ức, đó chính là đại viên mãn, viên mãn rốt ráo, là ý nghĩa này, đó không phải là nói về con số thật sự. 法藏比丘,於五劫中,對於二百一十億佛國,種種奇妙功德、殊勝莊嚴,與各各善惡粗妙之差別,悉皆明了通達,如一佛剎 “Pháp Tạng Tỳ-kheo, ư ngũ kiếp trung, đối ư nhị bá nhất thập ức Phật quốc, chủng chủng kỳ diệu công đức, thù thắng trang nghiêm, dữ các các thiện ác thô diệu chi sai biệt, tất giai minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát” (Tỳ-kheo Pháp Tạng, ở trong năm kiếp, đối với những loại công đức kỳ diệu, thù thắng trang nghiêm, và sự khác biệt của mỗi loại thiện ác thô diệu, của 210 ức nước Phật, thảy đều sáng tỏ thông đạt, như một cõi Phật). Đó chính là đã ngài tốt nghiệp, tốt nghiệp học tập rồi, Thế giới Cực Lạc đã thành tựu viên mãn, rất hiếm thấy. Trong này, trong Chú Giải: “Mỗi loại thiện ác thô diệu”, chúng ta phải chú ý câu này. Thiện ác là nhân, thô diệu là quả. Mỗi loại thiện thì ngài tiếp nạp hoàn toàn, chọn lấy, mỗi loại ác thì ngài hoàn toàn không cần. Ví như Lục đạo, trong Lục đạo, trời người [là] thiện, Thế giới Cực Lạc có, trong Đồng Cư độ có hai cõi trời người; Không có A-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, không có địa ngục, đó là gì? Đó là bất thiện, đó là phần thô. Phàm là điều thiện diệu thì ngài cần, còn điều thô ác thì ngài không cần, chúng ta hiểu được từ ví dụ này.

         Còn có một kiểu, mười phương Thế giới, diện mạo người khác nhau, không giống nhau, thể chất không giống nhau, trí huệ khác nhau, tướng mạo trang nghiêm khác nhau, thọ mạng khác nhau; Những điều đó trong Thế giới Cực Lạc hết thảy không có, tướng mạo thể chất của người, đều là như nhau. Lấy ai làm tiêu chuẩn? Lấy A Mi Đà Phật. Vì vậy vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, mỗi người cao giống hệt như A Mi Đà Phật, thể chất của A Mi Đà Phật, sắc thân tử ma chân kim, Ngài là vậy, quý vị cũng vậy; Tướng mạo của A Mi Đà Phật, thân có 84 ngàn tướng, quý vị cũng là thân có 84 ngàn tướng. Không phải như thế gian của chúng ta, 32 tướng 80 vẻ đẹp, Ngài có, chúng ta lại không bằng Ngài, không có. Trong Thế giới Cực Lạc, A Mi Đà Phật là tiêu chuẩn của những người vãng sanh, đi sang bên ấy, thân hoàn toàn tương đồng với Ngài. Vì sao? Bởi đức Phật quán sát 21 câu-chi Phật độ, người bên trong tướng khác nhau, khác nhau thì sanh phiền não. Người sức khoẻ tốt, dung mạo tốt thì kiêu mạn, nếu tướng mạo, sức khoẻ không tốt thì có cảm thấy tự ti, điều đó sanh phiền não. Nếu họ vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, Cực Lạc, nơi đó không có loại phiền não này, tướng hảo quang minh hoàn toàn giống nhau. Nêu một ví dụ này, có thể nghĩ là biết những điều khác, chắc chắn sẽ không để sáu căn quý vị ở trong cảnh giới sáu trần nhìn thấy có điều không như ý trong lòng, không bằng người, hoặc giả là tốt hơn người, không có ý nghĩ này, nơi ấy không sanh khởi được. Vì sao? Bởi mọi người hoàn toàn giống nhau, đãi ngộ bình đẳng, đều là học trò của A Mi Đà Phật.

         Người gặp mặt đều có Thần thông, không những biết đời đời kiếp kiếp trong quá khứ của chính mình, mà đối với những người khác, đời đời kiếp kiếp của mỗi người, đều biết hết thảy, đều thấy rõ. Biết nhìn thấy một trạng thái, như điều đã nói trong kinh Đại thừa, chỉ cần vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, nói thực tế về người ấy thì họ không đơn giản, đều là từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai trong đời quá khứ. Đời nay gặp được Pháp môn này, đồng thời được sự gia trì của tất cả chư Phật Như Lai, thì quý vị mới tin tưởng, quý vị mới hiểu được, quý vị mới biết nguyện, quý vị mới biết tu hành. Nếu không có thiện căn thâm hậu như thế trong quá khứ, thì quý vị gặp được nhưng không tin tưởng, hoặc tin rồi, sau đó mấy năm sẽ có sự thay đổi, sẽ thoái chuyển, sẽ đổi sang học Pháp môn khác. Vì vậy, chúng ta nhìn thấy việc đổi sang học Pháp môn khác, là thoái chuyển, trong tâm rất rõ ràng rất sáng tỏ, bởi họ không có thiện căn – phước đức lớn đến vậy, không có cách nào, là hiện tượng bình thường, không phải là không bình thường. Nếu gặp phải những khó khăn như thế nào mà họ đều không thoái tâm, họ niệm đến cùng một câu Phật hiệu, thì chúng ta biết người đó cúng dường vô lượng vô biên chư Phật Như Lai trong đời quá khứ, thiện căn ấy thành thục trong đời này, họ chắc chắn được sanh, chắc chắn thành tựu, phải hiểu đạo lý này. Đồng thời, chúng ta trong hiện tiền, phải biết đoạn tất cả điều ác, tu tất cả điều thiện, hỗ trợ nguyện tâm vãng sanh Thế giới Cực Lạc của chúng ta sớm ngày thành tựu. Chúng ta bây giờ còn thiếu một vài điều, còn chưa đủ, thì nghiêm túc nỗ lực bổ sung những khuyết điểm này, để chúng ta vãng sanh không có chướng ngại, khi ra đi có thể ra đi tự tại, không có bệnh khổ, không có tử khổ, có thể làm được điều này.

         Phần sau một câu tiếp theo này, 攝土超勝 “Nhiếp Độ Siêu Thắng” (Cõi Nước Được Thâu Nhiếp Siêu Vượt).

         【所攝佛國。超過於彼。】“Sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ(Cõi Phật được thu nhiếp, vượt hơn tất cả cõi ấy).

         Chữ佛國“Phật quốc“ này chính là Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chú Giải của Niệm lão nói: 經此長時思惟、選擇、修習、攝取,於是結得大願 “Kinh thử trường thời tư duy, tuyển trạch, tu tập, nhiếp thủ, ư thị kết đắc đại nguyện” (Qua thời gian dài tư duy, lựa chọn, tu tập, thâu lấy như thế, vì vậy kết được đại nguyện), đại nguyện này chính là 48 nguyện được nói ở phần sau, 而所攝佛國,超過於彼 “nhi sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ”(vả lại cõi Phật được nhiếp thủ, còn vượt hơn các cõi kia). Ở đây, 彼字,指二百一十億佛國 “Bỉ tự, chỉ nhị bá nhất thập ức Phật quốc” (chữ bỉ là chỉ 210 ức nước Phật), cũng tức là cõi nước tất cả chư Phật trong mười phương ba đời, không sót một cõi nào. 今法藏菩薩大願攝取之佛國 “Kim Pháp Tạng Bồ-tát đại nguyện nhiếp thủ chi Phật quốc” (Nước Phật được nhiếp thủ bởi nguyện lớn của Bồ-tát Pháp Tạng đây), Thế giới Cực Lạc thật sự vượt qua, hơn hẳn mười phương, nơi đó là二百一十億佛國,亦即超踰十方佛土“nhị bá nhất thập ức Phật quốc, diệc tức siêu du thập phương Phật độ“ (210 ức nước Phật, cũng tức là vượt hơn cõi Phật mười phương), Thế giới ấy đã tổng sưu tập sự thắng diệu của tất cả cõi Phật trong mười phương, 極表極樂淨土之超勝獨妙 “cực biểu Cực Lạc Tịnh Độ chi siêu thắng độc diệu” (đặc biệt biểu thị cho sự vượt trội tuyệt đẹp của Tịnh Độ Cực Lạc), bốn chữ ở sau hay, siêu thắng độc diệu.

         Đoạn tiếp sau là所攝陳佛 “Sở Nhiếp Trần Phật” (Trình Với Phật Điều Đã Nhiếp), trần Phật chính là đưa ra báo cáo với đức Phật, nguyện của ngài mãn rồi, Thế giới Cực Lạc hiện tiền rồi. Chúng ta xem kinh văn:

         【既攝受已。復詣世自在王如來所。稽首禮足。繞佛三匝。合掌而住。】 “Ký nhiếp thọ dĩ, phục nghệ Thế Tự Tại Vương Như Lai sở, khể thủ lễ túc, nhiễu Phật tam táp, hiệp chưởng nhi trụ” (Đã thâu nhận rồi, lại đến chỗ của đức Thế Tự Tại Vương Như Lai, cúi đầu lạy dưới chân, đi quanh Phật ba vòng, đứng thẳng chắp tay).

         “Trụ” là dừng ở nơi đó. Chúng ta xem Chú Giải. 既攝受已,乃承先啟後之文。於是法藏菩薩復至世間自在王佛處 “Ký nhiếp thọ dĩ, nãi thừa tiên khải hậu chi văn. Ư thị Pháp Tạng Bồ-tát phục chí Thế Gian Tự Tại Vương Phật xứ” (Đã thâu nhận rồi, tức là văn kế thừa sự trước mở ra sự sau. Nhân đó Bồ-tát Pháp Tạng lại đến chỗ của Thế Gian Tự Tại Vương Phật). Khể thủ, đó là đảnh lễ, 頭至地 đầu chí địa (đầu đến đất), cúi đầu. Lễ túc, là以自頭接佛足 “dĩ tự đầu tiếp Phật túc” (dùng đầu mình chạm chân Phật). 隨即繞佛 “Tuỳ tức nhiễu Phật” (Lập tức đi quanh Phật), nhiễu Phật cũng là kính lễ. 三匝者,繞佛三周;表作禮之殷重 “Tam táp giả, nhiễu Phật tam chu; Biểu tác lễ chi ân trọng” (Tam táp: là đi quanh Phật ba vòng; Thể hiện sự sâu nặng của làm lễ), đó là lễ tiết cao nhất trong Phật môn. Sau khi làm xong lễ, vậy thì đưa ra báo cáo với Phật.  

         【白言世尊。】 “Bạch ngôn Thế Tôn” (Thưa rằng Thế Tôn).

Bạch, là bề dưới đối với bề trên, thưa rằng Thế Tôn.

         【我已成就莊嚴佛土。清淨之行。】 “Ngã dĩ thành tựu trang nghiêm Phật độ, thanh tịnh chi hạnh” (Con đã thành tựu cõi Phật trang nghiêm, với các hạnh thanh tịnh).

         Đây là báo cáo với Phật, dựng nên Thế giới Cực Lạc rồi. Phần sau là sự tán thán của thầy đối với ngài.

         【佛言善哉。】 “Phật ngôn thiện tai” (Phật nói lành thay).

         Thiện tai chính là chúng ta thông thường nói: Hay, tốt! Là ý nghĩa này. 此表法藏比丘之行 “Thử biểu Pháp Tạng Tỳ-kheo chi hạnh” (Đó là thể hiện hạnh của Tỳ-kheo Pháp Tạng), hạnh này là tu hành, đặc biệt là chuyên tu suốt 5 kiếp, 深可聖心 “thâm khả Thánh tâm” (rất hợp tâm Thánh). Chữ hợp này, Thánh tâm tức là Phật tâm, tâm của thầy, thầy tán thành, con làm rất hay rồi, đích thực có thể độ vô lượng vô biên chúng sanh khổ nạn, chúng sanh tội nghiệt, giúp họ sớm có ngày quay về Tự Tánh. Đó là bổn nguyện của tất cả chư Phật Như Lai, Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai cũng không ngoại lệ. Vì thế hợp với Phật là: 暢佛本懷,廣應群機 “Sướng Phật bổn hoài, quảng ứng quần cơ” (Thoả bổn hoài của Phật, rộng thích hợp nhiều căn cơ), đó là bổn nguyện của tất cả chư Phật Như Lai, bổn hoài tức là bổn nguyện, 故得歎許,讚曰善哉善哉,此佛深喜之辭 “Cố đắc thán hứa, tán viết Thiện tai thiện tai, thử Phật thâm hỉ chi từ” (nên được khen ngợi đồng ý, khen rằng lành thay lành thay, đây là lời rất vui của Phật). Đức Phật vô cùng hoan hỉ, tán thán ngài. Chúng ta ở trong Vĩnh Tư Tập về lão Hoà thượng Hải Hiền, nhìn thấy lão Hoà thượng tán thán người khác, Hảo! Hảo! Hảo! Nói ba chữ hảo, đó đều là tán thán rất sâu sắc.

         Phần sau令說 “Linh Thuyết” (Bảo Nói), bảo ngài báo cáo.

         【今正是時。汝應具說。】 “Kim chánh thị thời, nhữ ưng cụ thuyết” (Nay chính phải lúc, ông nên nói đủ).

         Con nên làm báo cáo ra, báo cáo điều con đã nghĩ, đã làm, đã thành tựu cho đại chúng dự hội, để mọi người biết, nói “kim chánh thị thời”. Kinh Pháp Hoa, chúng ta xem Chú Giải, trong Kinh Pháp Hoa: 因時機成熟 “Nhân thời cơ thành thục” (Vì thời cơ chín muồi), có rất nhiều chúng sanh nương nhờ Thế giới Cực Lạc của đức Mi Đà mà được độ thoát, 會三歸一 “hội tam quy nhất” (họp ba làm một), đó là điều nói trong Kinh Pháp Hoa. Ba là Tam thừa mà đức Thích Ca Mâu Ni Phật giảng trong quá khứ, Tam thừa là Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Hội cuối cùng trong Kinh Pháp Hoa, hoàn toàn thoả mãn bổn hoài của Phật, Phật nói, chư Phật xuất hiện tại thế gian giáo hoá chúng sanh: 唯有一乘法,無二亦無三,除佛方便說 “Duy hữu Nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (Chỉ có pháp Nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói). Mục đích Phật giáo hoá chúng sanh là dạy quý vị thành Phật, nhưng có rất nhiều người hễ nghe đến thành Phật thì đều bỏ chạy, bị doạ chạy mất, tôi một thân tội nghiệp, làm sao tôi thành Phật được? Vội chạy nhanh. Những người ấy đều là người tốt, không phải người xấu. Do đó Phật phải dùng nhiều loại pháp phương tiện để chỉ dẫn họ, giống như mở trường học, trước tiên mở Tiểu học, mục tiêu trên thực tế, mục tiêu đều là dạy quý vị ai cũng cầm học vị Tiến sĩ. Nghe đến học vị Tiến sĩ thì bỏ chạy, không được, nghĩ rằng tôi không phải loại nhân tài ấy. Vì thế Phật bất đắc dĩ, mở Tiểu học, [là] Tiểu thừa, chứng quả A-la-hán, mọi người nghe điều này thì ưa thích. Đợi khi cầm được quả A-la-hán, Phật nói còn có phía trên, quý vị có thể nâng cao lên một cấp nữa, thành Bích-chi-phật; Sau khi chứng đắc Bích-chi-phật, lại lên một tầng nữa, thành Bồ-tát; Bồ-tát lên một tầng nữa chính là Nhất thừa. Do vậy Tam thừa ở phần trước là phương tiện thuyết, không phải là thật, là làm dự bị cho quý vị, cuối cùng quy nhất, đó là sự thật.  

         Thế giới Cực Lạc chính là “hội tam quy nhất”, đích thực là quy nhất, Pháp Hoa [là] hội tam quy nhất, vẫn nhất định cần ba cơ sở phần trước, còn hội tam quy nhất này không cần có cơ sở. Đại sư Huệ Năng dùng Thiền, thành tựu rồi, quy nhất rồi. Lão Hoà thượng Hải Hiền với một câu Phật hiệu mà quy nhất rồi, còn có mẹ của ngài, còn có Sư đệ của ngài là Pháp sư Hải Khánh. Mẹ là Cư sĩ tại gia, nữ chúng, cũng là một câu Phật hiệu thành tựu viên mãn, thành tựu thật không thể nghĩ bàn. Ra đi ung dung như thế, người nào có thể làm được? Thân thể khoẻ mạnh, không có một chút bệnh tật nào, nói đi là đi thật. Không những đi thật, mà điều kiện bấy giờ rất thiếu, đại khái là trong thời kỳ đại Cách mạng Văn hoá, vô cùng gian khổ, cũng không mua nổi quan tài. Cho nên Hoà thượng Hải Hiền dùng gỗ đóng đinh làm quan tài, an táng cho mẹ như thế. Trong lòng lão Hoà thượng rất buồn, nhưng không còn cách nào, thường xuyên nghĩ đến ơn sâu của cha mẹ, có lỗi đối với mẹ mình, trên thực tế ngài là một người con đại hiếu. 8 năm sau, hoàn cảnh trở nên tốt hơn, ngài lại muốn dời mộ lập bia cho mẫu thân ngài. Đào mộ huyệt của bà lên, mở quan tài ra xem, không có người, trống không, bên trong chỉ có mấy cây đinh đóng quan tài. Người ấy đi đâu rồi? Do đó trong báo cáo này nói, bà rất giống Tổ sư Đạt Ma.

         Tổ sư Đạt Ma viên tịch tại Trung Hoa, ngài cũng được đưa đi mai táng xong. Nhưng có người ở Tây Vực, chính là ở bên Tân Cương nhìn thấy ngài, nhìn thấy Tổ sư Đạt Ma. Nhìn thấy ngài Đạt Ma, một chân của Tổ sư Đạt Ma xỏ giày, một chân thì không mang giày, cảm thấy rất kỳ lạ, đích thực là ngài. Quay về báo tin này cho mọi người, trở về mấy tháng sau. Người ta mới nghĩ, Tổ sư Đạt Ma lúc này đã qua đời rồi, quý vị không thể nào nhìn thấy. Để chứng thực sự việc này, bèn bật phần mộ của Tổ sư Đạt Ma lên, quả nhiên trong quan tài còn lại một chiếc giày cỏ, đó là chứng minh họ nói không sai một chút nào. Là Bồ-tát tái lai. Do đó quý vị nghĩ xem: mẫu thân của lão Hoà thượng Hải Hiền có phải Bồ-tát tái lai không? Làm sao lại không thấy? Không ai biết cả. Quả thật không phải người phàm, ra đi ung dung biết bao, tự tại như thế, khiến người ta nhìn thấy [đều] hâm mộ.

         Cho nên chúng ta nhất định phải hiểu được, Phật, Bồ-tát cũng là Phật, hiện ra thân phận Bồ-tát, trên thực tế đều là chư Phật Như Lai ứng hoá tại thế gian. Như Phẩm Phổ Môn về Bồ-tát Quán Thế Âm đã nói, nên dùng thân gì độ được thì hiện thân nấy, nên phải nói pháp gì thì nói pháp nấy, không có định pháp có thể nói, cũng không có hình tướng nhất định có thể hiện, hoàn toàn là “tuỳ chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng”, chúng sanh thích thân phận gì, thì Ngài hiện thân phận nấy, chúng sanh thích nghe Kinh giáo gì, thì Ngài nói Kinh giáo nấy. Những điều này đều là Phật thường nói trong kinh Đại thừa. Phật giáo hoá chúng sanh thuỷ chung là một mục tiêu, chúng ta có thể lý giải, đó chính là hy vọng chúng sanh thành Phật sớm một chút, sau khi thành Phật thì phổ độ chúng sanh giống như Phật. Phương pháp hay nhất để phổ độ chúng sanh, là dẫn dắt tất cả chúng sanh vãng sanh Thế giới Cực Lạc, nhanh chóng nhất, viên mãn nhất, cũng không phiền phức một chút nào. Tất cả chư Phật Như Lai trong mười phương ba đời, chúng ta biết, vì chúng sanh mà hiện thân thuyết pháp, nói nhiều loại pháp đều là đang dẫn dắt, cuối cùng đều giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, đều giảng Kinh A Mi Đà, đó mới là Đại pháp Nhất thừa chân chánh, quy nhất rồi. Trong Kinh Kim Cang nói rất hay: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”, pháp là tất cả các pháp mà Phật đã nói, buông xuống hết thảy; Không phải tất cả các pháp Phật đã nói thì càng không cần xem, đừng để ở trong tâm. Trong tâm: một câu A Mi Đà Phật, một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, là đủ rồi, đời này quý vị chắc chắn được sanh, hội tam quy nhất, nhất chính là Thế giới Cực Lạc.

         於三乘行者,咸頒大白牛車,皆入一如來乘 “Ư Tam thừa hành giả, hàm ban Đại bạch ngưu xa, giai nhập nhất Như Lai thừa” (Đối với hành giả Tam thừa, đều ban cho cỗ xe bò trắng lớn, đều vào một Như Lai thừa). Đó là tỉ dụ trong Kinh Pháp Hoa. Có một vị Trưởng giả đại phú, rất đông con, vô cùng yêu những đứa con ấy. Trong nhà có hoả hoạn, con nhỏ không biết, cứ mãi không chịu chạy ra. Trưởng giả nói với chúng, bên ngoài có xe dê, có xe hươu, có xe ngựa, các con có thể ra bên ngoài vui chơi. Các con bèn chạy ra bên ngoài. Sau khi chạy ra, không có xe dê, không có xe hươu, chỉ có xe ngựa, đều để cho mỗi người leo lên xe ngựa. Xe dê đại biểu cho Tiểu thừa, chỉ ngồi một người; Xe hươu, có thể ngồi hai người, đại biểu cho Trung thừa, Duyên giác thừa, Bồ-tát thừa; Xe ngựa, đó là cao quý nhất, mới là thật sự có thể hoàn thành chuyến lữ hành đường dài. Xe dê, xe hươu đều không được, đó là chỉ là vui chơi trong vườn hoa mà thôi, không thể chính thức làm phương tiện giao thông được. Vì thế, đây chính là sau khi dẫn dắt họ ra khỏi, thì hết thảy đều cho họ là một Như Lai thừa, đó là tỉ dụ chư Phật dẫn đạo chúng sanh. 為諸眾生開佛知見,示佛知見 “Vị chư chúng sanh khai Phật tri kiến, thị Phật tri kiến” (Vì các chúng sanh mà khai tri kiến Phật, chỉ tri kiến Phật), đó là trong Hội Pháp Hoa. Trong Hội Pháp Hoa Phật nói điều gì? Chính là giúp đỡ tất cả chúng sanh nhập tri kiến Phật, khiến chúng sanh thành Phật. Nói rằng Tiểu thừa là pháp phương tiện, Đại thừa cũng là pháp phương tiện, Tam thừa đều là pháp phương tiện, cuối cùng điều mà Phật kỳ vọng, là quý vị thành Phật viên mãn trong một đời, giống hệt như Ngài. Vì sao? Bởi tất cả chúng sanh vốn là Phật, quay về đến vốn quý vị là Phật. Quý vị không dám thừa nhận, cho nên bất đắc dĩ dùng pháp phương tiện để dẫn đường quý vị. Bây giờ duyên chín muồi rồi, Phật trao cho thật sự, là chân thật, chứ không phải phương tiện. 乃曰今正是時 “Nãi viết kim chánh thị thời” (Mới nói nay đúng phải lúc), các vị bây giờ có thể tu pháp Nhất thừa, bây giờ đúng phải thời điểm. 

         今經亦然 “Kim kinh diệc nhiên” (Kinh này cũng vậy), bộ Kinh này còn thù thắng hơn, còn trực tiếp hơn Kinh Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoa là được đức Thế Tôn thuyết cho tất cả chúng sanh, một đời thành tựu. Chúng ta cũng nên quen thuộc những điều này, cũng phải hiểu rằng chúng ta làm sao để tiếp dẫn chúng sanh, trước tiên mở Tiểu học, lại mở Trung học, rồi mở Đại học, cuối cùng là Viện nghiên cứu, Nhất thừa chính là Viện nghiên cứu, cầm được học vị Tiến sĩ cao nhất. Đó mới là pháp rốt ráo, phía trước đều là phương tiện, giúp cho quý vị nâng cao đi lên từng cấp từng cấp một. Đó là sự thực hiện từ vô tận từ bi của Như Lai, chúng ta phải cảm ơn. Bộ Kinh này, 欲令十方九界眾生 “dục linh thập phương cửu giới chúng sanh” (mong cho chúng sanh chín giới trong mười phương), Mười pháp giới trừ Pháp giới Phật, gọi là chín giới, chín giới là Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, phía dưới là sáu đường: cõi Trời, cõi Người, cõi Tu-la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục, chúng sanh chín pháp giới, 同入彌陀一乘大誓願海 “đồng nhập Mi Đà Nhất Thừa đại thệ nguyện hải” (cùng vào biển thệ nguyện lớn Nhất thừa của đức Mi Đà), điều này rất khó rất khó thay! Phải biết rằng, chúng sanh chín pháp giới, từ người trời trở lên, người bình thường có thể tiếp nhận, Tu-la và ba đường ác: làm sao có thể cùng thành Phật đạo? Mọi người nghi ngờ điều này, cũng là nhân tố khiến người bình thường không thể tin Tịnh Độ. Giống như xem Tịnh Độ không phải là Chánh pháp, làm sao những người ác đó đều có thể vãng sanh? Tuyệt không biết là Phật pháp không phải nói một đời, mà Phật pháp nói ba đời, nói quá khứ, nói hiện tại, nói vị lai; Trong ba đời cũng không phải nói một đời của họ, quá khứ còn có quá khứ, quá khứ có vô lượng kiếp. Số người biết điều này không nhiều, số người tin cũng không nhiều, đặc biệt là người hiện đại, người hiện đại phải đem chứng cứ ra. 

         Ở hải ngoại rất thịnh hành về thôi miên, tôi từng thấy. Khi thôi miên thì có thể nói ra trong đời quá khứ của họ, lại trong đời quá khứ nữa, thôi miên sâu nhất có thể truy lên được đến hơn 100 đời, xấp xỉ là khoảng 3000 năm đến 4000 năm, sự luân hồi hơn 100 lần của họ, ở đường nào cũng có thể nói ra. Khi thôi miên thì ghi âm cho họ, đến khi họ tỉnh dậy rồi hỏi lại, họ cũng không biết gì hết, mở máy ghi âm lên cho họ nghe, bảo họ tự nghe. Rất nhiều vấn đề trong hiện tiền có quan hệ với đời quá khứ, đều có thể có câu trả lời, đều có thể sáng tỏ, oan kết được hoá giải. Vốn dĩ sự việc là như thế, không làm oan oan tương báo nữa. Ở nước ngoài, những tư liệu như vậy được truyền bá rất nhiều, chúng tôi cũng tiếp xúc qua, không thể nói là giả được. Ở trong nước, qua những năm nay, nhập thân, quỷ thần dựa thân, tôi cũng tận mắt tiếp xúc được, quý vị không thể nói đó là giả. Hơn nữa những người nhập xác ấy: quá nửa là ở đường ác, trong địa ngục, trong ngạ quỷ, đến nói những tội nghiệp họ đã tạo trong quá khứ, làm sao để phải đến đường ngạ quỷ, còn có đến đường súc sanh, đến đường địa ngục là vô cùng vô cùng khổ.

         Ngay cả ông Einstein cũng ở địa ngục, tôi nghe được báo cáo trong đĩa CD này, báo cáo về nhập xác, ông nói đời trước ông là người Trung Quốc, phước–huệ song tu, nên đời này đầu thai sang nước ngoài, trở thành nhà khoa học. Cớ sao đoạ địa ngục? Bởi phát minh bom nguyên tử. Ông chịu tội gì ở trong địa ngục? Địa ngục của ông là địa ngục Hạt nhân, tức là nổ bom hạt nhân, ông ở trong đó, ông nói khổ không kể xiết. Mỗi một tế bào, mỗi một tế bào trên thân đều bị sự nóng của vụ nổ mấy ngàn độ thiêu cháy khét. Bồ-tát Địa Tạng đưa ông đi ra, để ông truyền tin tức này, hi vọng thế gian này vĩnh viễn không được dùng hạt nhân làm vũ khí. Dùng hạt nhân làm vũ khí, phát động chiến tranh hạt nhân, quả báo tương lai sẽ giống như ông bây giờ, hết thảy đều chịu tội ở trong địa ngục Hạt Nhân thuộc địa ngục Vô gián. Vô cùng hối hận, đã làm sai sự việc này rồi. Ông ấy tiếp nhận sự giáo dục ngoại quốc, nếu như ông tiếp nhận nền giáo dục truyền thống Trung Hoa, ông biết được, chắc chắn sẽ không đem bí mật này nói ra, không tạo nên nghiệp này.

         Trung Hoa không phải không có khoa học, có, đều có khái niệm luân lý đạo đức, đều biết nghĩ ta chế tạo những thứ này: vừa có lợi vừa có hại cho xã hội, nếu hại lớn hơn lợi, thì chắc chắn không làm. Vào thời nhà Hán, trong thời đại của Vương Mãng, đã có người làm máy bay lượn trên không, do người Trung Hoa làm, làm được rất thành công. Sau đó không phát triển nữa, tiêu huỷ đi. Gia Cát Lượng phát minh ra bò gỗ ngựa chạy, vận chuyển cơ giới hoá, mặc dù tốc độ không cao, một ngày chỉ đi 3-40 dặm, nhưng chúng không cần dùng sức người, cũng không cần dùng động vật, chúng tự động biết đi, cũng hay lắm rồi. Khi Gia Cát Lượng chết đi, đều huỷ bỏ hết, không để lại cho người đời sau, vì sao? Bởi những thứ ấy đều không phải là những thứ tốt, dùng trong tay của một kẻ có dã tâm, họ sẽ đem làm vũ khí, vậy thì rắc rối to, người phát minh, chế tạo ra phải chịu nhân quả. Phàm là người nào đã chế ra loại vũ khí này, bất luận là phát minh, thiết kế hoặc là chế tạo, đều ở địa ngục cả, nghề nghiệp này không phải là nghề nghiệp tốt. Về vũ khí, chế tạo vũ khí kinh doanh thì rất lời, nhưng sau khi chết sẽ thế nào? Không chạy khỏi nhân quả này, rắc rối rất lớn, đích thực là chết đi thì không xong rồi.

         Vì vậy một đời người, có thể nghe được giáo dục truyền thống Trung Hoa Nho–Thích–Đạo, có thể nghe được Phật pháp, là phước báo lớn! Quý vị biết ngay trong đời này, nên sống qua ngày bằng cách nào, đoạn ác tu thiện thật sự, tích công luỹ đức thật sự, đời tới kiếp sau, đời sau tốt hơn đời trước. Điều hay nhất chính là làm Phật, đi đến Thế giới Cực Lạc để làm Phật, đừng có ý niệm thứ hai nữa, chỉ một niệm này, đó thật gọi là phước báo rốt ráo, phước báo viên mãn. Giống như chúng ta nói đến được tay rồi, tại sao không cần?

         Do đó đây là: 一切含靈皆得度脫。是故世間自在王如來告言:今正是時,汝應具說 “Nhất thiết hàm linh giai đắc độ thoát. Thị cố Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai cáo ngôn: Kim chánh thị thời, nhữ ưng cụ thuyết” (Tất cả hàm linh đều được độ thoát. Do vậy Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai bảo rằng: Nay đúng phải thời, ông nên nói hết). Cụ tức là nói ra cụ thể, nói ra kỹ càng, cho mọi người nghe, khiến đại chúng cũng có thể phát tâm, cũng có thể niệm Phật vãng sanh Thế giới Cực Lạc, phổ độ chúng sanh.

         Tốt rồi, thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 164)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.