TỊNH ĐỘ
ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN
Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn
Tập 171
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật
Đà Hồng Kông.
Thời
gian: Ngày 25 tháng 1 năm 2015.
Dịch
giả: Diệu Hiệp.
Giảo
chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời
an tọa, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã
đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc
trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn.
(3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 444, hàng thứ
nhất:
【三十二種大丈夫相。】 “Tam thập nhị chủng
đại trượng phu tướng” (Ba mươi hai tướng đại trượng phu).
Đây là nguyện thứ tư trong 48 nguyện. Người
thế gian, hình như trong mỗi một chủng tộc đều có cách nói này, tướng phú quý,
người giàu sang nhất định có tướng phú quý, tướng tốt ở nhân gian được gọi là
tướng đế vương. Tướng tốt đặc thù, người thông thường đều có thể nhận biết được.
Thời cổ Ấn Độ cho rằng Chuyển luân Thánh vương đầy đủ 32 tướng, ngoài Chuyển
luân Thánh vương thì chỉ có đức Phật, đức Phật cũng có đầy đủ 32 tướng. Không đầy
đủ 32 tướng, hoặc khiếm khuyết một vài tướng trong đó, đó đều là những đại thần,
làm quan thì là đại thần, tại gia thì đều là cao sĩ, người có đức hạnh, có học
vấn, gia đình giàu sang. Điều này chúng ta có thể tưởng tượng ra được, vì sao vậy?
Vì thành tựu sự nghiệp lớn, thành tựu công danh lớn ở thế gian, chắc chắn là
[do] công đức đã tích lũy trong nhiều đời nhiều kiếp; nếu không phải [nhờ] công
đức tích lũy trong đời quá khứ thì trong đời này không làm được. Người thế tục
cho rằng đế vương ở nhân gian, ông ấy có thể làm được hoàng đế, nhất định là
trong đời quá khứ, mười đời đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, mới có thể tu
thành địa vị đế vương. Đại phú trưởng giả thông thường, giàu sang nhất ở vùng đất
ấy, ít nhất cũng [tu] năm đời. Có được sự giàu sang, người giàu sang nhất ở
Hong Kong này, chúng tôi có lý do tin rằng, đã tích lũy công đức trong năm đời
quá khứ, hoan hỷ bố thí tài, họ mới được giàu sang. Nếu là bố thí pháp thì học
thuật, học vấn, địa vị của họ rất cao, được người đời tôn trọng; bố thí vô úy,
nhất định là khỏe mạnh sống lâu, thuận lợi trong nhân gian. Chuyển luân Thánh
vương thì không hề đơn giản, thật sự là không chỉ vạn năm mới gặp được một lần.
Có Chuyển luân vương hay không? Có, nhưng không ở trái đất của chúng ta, mà ở
hành tinh khác. Gọi họ là Chuyển luân Thánh vương, quan trọng nhất là họ có luân
bảo, luân bảo là vũ khí của họ, cũng là phương tiện giao thông của họ. Thế gian
này của chúng ta, có một số người nói đĩa bay, đĩa bay rất giống với luân bảo
được nói trong kinh, tốc độ của nó rất nhanh, trên đĩa bay có người ngoài hành
tinh, người ngoài hành tinh ấy có thể là những người bên cạnh Chuyển luân Thánh
vương, phái họ đến các hành tinh để tuần tra. Có thật, họ không phải là người
cõi trời, họ không phải là thần, họ là cõi người. Nếu là chư thiên hay thần thì
có thần thông, họ không cần phải dùng phương tiện giao thông, họ có Thần túc
thông, vậy thì cao siêu hơn nữa. Họ là người, phước báo lớn hơn phước báo của
chúng ta ở bên này, người phước báo lớn sống ở hành tinh đó. Hành tinh đó chắc
chắn chắn là thù thắng hơn [chỗ] chúng ta, khoa học kỹ thuật phát triển hơn [chỗ]
chúng ta, cho nên họ có những phương tiện giao thông ấy, có thể kiểm soát phạm
vi lớn như vậy. Trong tưởng tượng của chúng ta, trong kinh cũng nói như vầy: 轉輪聖王,王四天下 “Chuyển luân Thánh vương, vượng tứ thiên hạ” (Chuyển luân Thánh vương cai trị bốn
thiên hạ), chữ “vượng” có nghĩa là thống trị, bốn thiên hạ là đông tây nam
bắc, giống như Ngân hà là trung tâm của bốn thiên hạ, hệ Ngân hà có phạm vi lớn
như vậy, họ đều có thể thống trị.
Ba mươi hai tướng nào? Đây là người cổ Ấn
Độ nói, phong tục tập quán của Ấn Độ, 國中天人皆是三十二種大丈夫相。是為第四願,稱為卅二相願。三十二種大丈夫相,又名三十二大人相,簡稱三十二相。此三十二相,不限於佛,轉輪聖王亦具此相 “quốc trung thiên
nhân giai thị tam thập nhị chủng đại trượng phu tướng. Thị vi đệ tứ nguyện,
xưng vi tạp nhị tướng nguyện. Tam thập nhị chủng đại trượng phu tướng, hựu danh
tam thập nhị đại nhân tướng, giản xưng tam thập nhị tướng. Thử tam thập nhị tướng,
bất hạn ư Phật, Chuyển luân Thánh vương diệc cụ thử tướng” (trời người
trong cõi nước đều là 32 tướng đại trượng phu. Đây là nguyện thứ tư, gọi là
nguyện 32 tướng. 32 tướng đại trượng phu cũng gọi là 32 tướng đại nhân, gọi tắt
là 32 tướng. 32 tướng này, không chỉ riêng đức Phật có, mà Chuyển luân Thánh
vương cũng đầy đủ những tướng này). Trong quyển thứ 88.. của Luận Đại Trí Độ
có nói: 佛現此大人相者,因隨此間閻浮提中天竺國人所說,則為現卅二相 “Phật hiện thử đại nhân tướng giả, nhân tùy thử gian Diêm Phù Đề Trung
Thiên Trúc quốc nhân sở thuyết, tắc vị hiện tạp nhị tướng” (Phật hiện tướng đại nhân này, vì thuận
theo cách nói của người nước Trung Thiên Trúc trong Diêm Phù Đề vào lúc ấy, nên
vì [họ] mà hiện 32 tướng). Trong Luận Trí Độ, cách nói này rất hay, đây là
hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Trên thực tế thì đức Phật, đừng nói là
Phật, mà [ngay cả] Bồ-tát, A-la-hán cũng không có tướng, phải biết điều này.
A-la-hán cũng có thể tùy tâm ứng lượng, vì sao vậy? Vì các ngài phá Ngã chấp rồi,
phá Ngã chấp rồi thì làm gì có tướng? Chấp tướng là chưa phá chấp, vì vậy, Tứ
quả A-la-hán thật sự là không có tướng. Sơ quả, thân này là một việc phiền phức.
Trong lục đạo đều có thân, đó là Thân kiến, [chúng sanh] trong mỗi một cõi đều
chấp hình tướng của họ, cho rằng đó là chính mình, người chấp trước thân thể của
chính mình, súc sanh cũng chấp trước thân thể của chúng, nhỏ như muỗi, kiến,
chúng cũng chấp trước thân thể của chúng, cho rằng đó là bản thân chúng. Còn có
loài nhỏ hơn, vi khuẩn, mắt thường không nhìn thấy, vẫn chấp trước thân thể ấy,
thân thể ấy rất mong manh yếu ớt, mỗi một ngày đều sống chết rất nhiều lần,
không chỉ là sáng sanh tối chết. Sanh tử, nếu nói là theo hiện tượng sóng mà
sanh diệt, có, không những có, mà còn rất nhiều. Hiện tượng sanh diệt ấy, một
giây sanh diệt bao nhiêu lần? Chúng ta xem báo cáo của Bồ-tát Di Lặc, đó chính
là 2 triệu 240 ngàn tỷ [lần], trong một giây. Loại sinh mạng ấy nghiệp chướng nặng.
Ở đâu? Ở địa ngục, địa ngục không phải nói là một ngày một đêm, mà một khảy
ngón tay muôn lần chết muôn lần sống, chết rồi lại sống, chết rồi lại sống, họ
[bị] như vậy. Chúng ta đọc được báo cáo của khoa học, đối với những gì trong
kinh Phật nói thì thể hội sâu hơn một chút, là hiện tượng thật, không phải do
tùy tiện mà nói.
Đây là Trung Thiên Trúc, chính là Trung Ấn Độ
hiện nay, Ấn Độ chia làm năm khu vực: đông, tây, nam, bắc, trung ương; [đó] là
tập tục của những người ở nước Trung Ấn Độ, cho rằng 32 tướng là tướng tốt. Cách nói này rất
hay, 佛本離相,而現相者,順世間習俗故 “Phật bổn ly tướng, nhi hiện tướng giả,
thuận thế gian tập tục cố” (đức Phật vốn lìa tướng, nhưng lại hiện
tướng là vì thuận theo tập tục của thế gian). Đức Phật hiện tướng là nhân
duyên, ở khu vực này, người hữu duyên với Ngài, duyên chín muồi rồi, có thể tiếp
nhận giáo hóa của đức Phật, có thể y giáo tu hành chứng quả, Phật Bồ-tát nhất định
xuất hiện ở thế gian này. Các Ngài hiện tướng gì? Nhất định sẽ hiện thân đồng
loại với chúng sanh ấy, đức Phật muốn dạy người, thì Ngài sẽ hiện tướng người;
đức Phật muốn dạy trời, thì Ngài hiện tướng người cõi trời; đức Phật dạy súc
sanh thì hiện tướng súc sanh, không hiện tướng đồng loại thì không thể ở cùng với
nhau, muốn hóa độ họ, giúp đỡ họ, nhất định phải hiện thân đồng loại. Vì vậy, ở
thế gian thì Ngài hiện tướng người, tuy là hiện tướng người, nhưng hiện tướng tốt,
tướng tốt đều được nhìn thấy từ trên thân của Ngài. Nhiều tướng tốt như vậy, chứng
tỏ trí huệ của Ngài, công đức của Ngài, [là do] nhiều đời nhiều kiếp tu thành,
khiến người khác ngưỡng mộ. Vì vậy ngài hiện [thân], quý vị nói 32 tướng tốt
thì Ngài hiện 32 tướng.
《法界次第》下 “Pháp Giới Thứ Đệ hạ” (Quyển hạ của Pháp Giới Thứ Đệ), sách
Pháp Giới Thứ Đệ có quyển thượng quyển hạ, trong quyển hạ nói: 如來應化之體,現此三十二相,以表法身眾德圓極 “Như Lai ứng hóa chi thể, hiện thử tam thập nhị tướng, dĩ biểu Pháp
thân chúng đức viên cực” (Toàn thân ứng hóa của đức Như Lai, hiện 32 tướng này để hiển bày
các đức viên mãn tột cùng của Pháp thân). Viên mãn đến tột bậc. 使見者愛敬 “Sử kiến giả ái kính” (Khiến cho người thấy yêu thích tôn kính), người nhìn thấy
hoan hỷ, tôn kính Ngài, 知有勝德可崇 “tri hữu thắng đức khả sùng” (biết rằng có đức thù thắng đáng tôn
kính), điều này thì tối thiểu là tu hành mười đời, không dễ dàng. Rất nhiều
người đánh mất thân người, đời sau không còn được lại thân người. Mười đời đều
có được thân người, có thể thấy người ấy trì giới tu hành rất tinh tấn, nên mới
đạt được. 人天中尊,眾聖之王 “Nhân thiên trung tôn, chúng Thánh chi vương” (Bậc tôn quý trong trời người, vua trong
các Thánh), đây là chỉ Chuyển luân Thánh vương, 故為現三十二相 “cố vị hiện tam thập nhị tướng” (nên vì vậy mà hiện 32 tướng). Đức Phật
ra đời cũng có 32 tướng, 32 tướng của đức Phật còn thù thắng hơn 32 tướng của
Chuyển luân Thánh vương, mỗi tướng đều được hiện ra rất viên mãn. Đức Phật là từ
vô lượng kiếp đến nay tu hành chưa từng gián đoạn, Ngài là công đức viên mãn,
cho nên tướng mà Ngài hiện ra đương nhiên là khác với Chuyển luân Thánh vương.
Đế vương ở nhân gian phải [tu] mười đời, Chuyển luân Thánh vương theo tôi thì tối
thiểu phải [tu] trăm đời, không [tu] trăm đời thì họ làm gì có phước báo lớn
như vậy! Vậy còn ngàn đời, vạn đời, [của] đức Phật thì không thể tính kể, không
cách nào nói ra được, Ngài đã thành tựu từ kiếp lâu xa rồi.
此三十二相 “Thử tam
thập nhị tướng” (32 tướng này), tiếp theo Niệm lão trích dẫn, trong quyển 48
của Tam Tạng Pháp Số nói, đã nói ra hết 32 tướng, tướng thứ nhất: 足安平相 “Túc an
bình tướng” (Tướng chân bằng phẳng). Lòng bàn chân của chúng ta không được,
dấu chân mà quý vị đạp trên mặt đất, nó có hình cong, của đức Phật là bằng phẳng
đầy đặn, điều này không cách nào gạt người khác, lòng bàn chân của đức Phật là
bằng phẳng đầy đặn, bàn chân không có chỗ bị lõm vào. Tướng thứ hai: 千輻輪相。足下有輪形者 “Thiên
phúc luân tướng. Túc hạ hữu luân hình giả” (Tướng ngàn bánh
xe, dưới chân có hình bánh xe), có luân tướng, chính là lòng bàn chân của đức
Phật. Chúng ta có một số chỉ chân, đường chỉ đều không ngay ngắn, đều rất phức
tạp, [chân] Phật có luân tướng, [chân] Phật có luân tướng hình tròn. Tướng thứ
ba: 手指纖長相 “Thủ chỉ tiêm trường
tướng” (Tướng ngón tay thon dài). Ngón tay thon dài, đây là tướng của
đức Phật. Thứ tư: 手足柔軟相 “Thủ túc nhu nhuyễn tướng” (Tướng tay chân mềm mại). Tay chân mềm
mại, nếu khi quý vị bắt tay với Ngài, quý vị sẽ cảm nhận được thật sự có [tướng]
người phú quý, quý vị bắt tay với Ngài, tay của Ngài giống như bông vải, mềm mại.
Thứ năm: 手足縵相 “Thủ túc man tướng” (Tướng tay chân có màng). Tướng này
hiếm thấy, kẽ ngón tay, ngón chân có màng, giống như con ngỗng và vịt vậy, ở
đây có màng, màng rất mỏng, nối liền với nhau. Ở đây của chúng ta không có, của
chúng ta là chỗ trống, không có. Tướng này rất hiếm thấy, tay chân mềm mại thì
chúng ta thấy được, nhưng tướng màng này thì chưa nhìn thấy. Thứ sáu: 足跟滿足相 “Túc cân
mãn túc tướng” (Tướng gót chân đầy đặn). Gót chân của chúng ta, gót chân có
chỗ bị lõm vào, gót chân của đức Phật là đầy đặn. Tướng thứ bảy: 足趺高好相 “Túc phu cao hảo tướng” (Tướng mu bàn chân cao đẹp). Đây là nói mu bàn chân, mu bàn
chân cao lại còn đầy đặn. 腨如鹿王相。腨為股肉 “Sủy như lộc vương
tướng. Sủy vi cổ nhục” (Tướng bắp chân như lộc vương, bắp
chân là bắp đùi), chính là bắp đùi, 佛之股肉纖圓如鹿王者 “Phật chi cổ nhục
man viên như lộc vương giả” (bắp chân của đức Phật thon tròn giống như hươu chúa). Hươu trong loài súc sanh, bắp chân của
con hưu rất đầy đặn, sự đầy đặn đó của bắp chân đức Phật cũng giống như bắp
chân con hươu vậy. Tướng thứ chín: 手過膝相。手長過膝者 “Thủ quá tất tướng.
Thủ trường quá tất giả” (Tướng tay qua đầu gối, nghĩa là tay
dài qua đầu gối). Tướng này cũng rất hiếm có. Tương truyền, truyền thuyết,
không hẳn là sự thật, nói rằng tay của Lưu Bị buông xuống dài qua đầu gối. Thứ
mười: 馬陰藏相。佛之男根,密藏體內 “Mã âm tàng tướng. Phật chi nam căn, mật
tàng thể nội” (Tướng mã âm tàng. Nam căn của đức Phật ẩn tàng
trong cơ thể), như dương vật của con ngựa. Ngựa, quý vị xem, căn của nó thu
vào trong, không lộ ra bên ngoài. Tướng thứ 11: 身縱廣相 “Thân tung quảng tướng” (Tướng chiều cao bề ngang của thân [tương
xứng]). Đây là nói chiều cao cùng với chiều ngang khi dang cánh tay ra là
như nhau, giang hai tay ra, bằng với chiều cao của Ngài. Tướng thứ 12: 毛孔生青色相。一一毛孔,生青色之毛而不雜亂 “Mao khổng sanh
thanh sắc tướng. Nhất nhất mao khổng, sanh thanh sắc chi mao nhi bất tạp loạn” (Tướng lỗ chân
lông có màu xanh. Mỗi lỗ chân lông, mọc sợi lông màu xanh nhưng rất ngay ngắn).
Tướng này cũng rất hiếm có. Tướng thứ 13: 身毛上靡相。身毛之頭右旋向上偃伏者 “Thân mao thượng
mĩ tướng. Thân mao chi đầu hữu toàn hướng thượng yển phục giả” (Tướng lông trên cơ thể nhỏ mịn. Đầu sợi lông trên thân thể
uốn về bên phải, nằm xuống và hướng lên). Chúng ta xem lông tơ của chúng ta, lông tơ
của chúng ta không có tình trạng này, lông tơ của Ngài nhất định là uốn về bên
phải, nhất định là hướng lên.
Tướng thứ 14: 身金色相。身體之色如黃金也 “Thân kim sắc tướng.
Thân thể chi sắc như hoàng kim dã” (Tướng thân sắc vàng. Màu sắc của thân thể như vàng kim). Ý nghĩa của sắc vàng này, chúng ta có thể
nhìn ra được, Ấn Độ là trong vùng nhiệt đới, tướng của nhiệt đới là loại màu đỏ
tía, tướng của đức Phật cũng là màu sắc này, thân kim sắc. Vàng còn có ý nghĩa
biểu pháp, chính là không biến đổi. Năm thứ kim loại: vàng, bạc, đồng, sắt thiếc;
ngoài vàng ra thì những thứ còn lại dễ bị oxy hóa, chỉ riêng vàng không bị, cho
nên vàng rất quý giá. Vì vậy thân tướng của đức Phật dùng ý nghĩa này hay, giống
như vàng vậy, vĩnh viễn không biến đổi, sắc tướng bất biến, đẹp mắt. Tướng thứ
15: 常光一丈相 “Thường quang nhất trượng tướng” (Tướng thường
quang một trượng). Trên thân đức Phật có quang, thường quang là không gián
đoạn, quang minh của Ngài một trượng. Hiện nay chúng ta vẽ hình Phật, vẽ hào
quang hình tròn trên đỉnh, vẫn chưa vẽ hào quang trên thân, một số ít hình Phật
có vẽ. Hào quang trên thân Phật là một trượng, 身放光明,四面各一丈者 “thân phóng quang minh, tứ diện các nhất trượng
giả” (thân
phóng quang minh, bốn bên đều một trượng). Tướng thứ 16: 皮膚細滑相。皮膚軟滑者 “Bì phu tế hoạt tướng. Bì phu nhuyễn hoạt
giả” (Tướng da trơn mịn. Da mềm mịn trơn
láng). Tướng thứ 17: 七處平滿相。七處為兩足下、兩掌、兩肩及項中 “Thất xứ bình mãn
tướng. Thất xứ vi lưỡng túc hạ, lưỡng chưởng, lưỡng kiên cập hạng trung” (Tướng bảy chỗ bằng phẳng đầy đặn. Bảy chỗ là hai
bàn chân, hai bàn tay, hai vai và giữa cổ), tức là cổ, 此七處皆平滿無缺陷也 “thử thất xứ giai bình mãn vô khuyết hãm dã” (bảy chỗ này đều đầy đặn bằng phẳng không khuyết lõm). Bảy chỗ
này trên thân thể của chúng ta đều có khuyết lõm, của ngài thì bằng phẳng, đầy
đặn. Đó đều là tướng tốt. Tướng thứ 18: 兩腋滿相 “Lưỡng dịch mãn tướng” (Tướng hai nách đầy đặn). Hai nách của
chúng ta là lõm vào, không phải là đầy đặn, tướng của đức Phật là đầy đặn, cho
nên chúng ta vừa xem qua, thì kém xa so với đức Phật. Tướng thứ 19: 身如獅子相。身體平正,威儀嚴肅,如獅子王者 “Thân như sư tử tướng. Thân thể bình chánh,
oai nghi nghiêm túc, như sư tử vương giả” (Tướng thân như sư tử. Thân thể vuông vắn, oai nghi trang trọng giống
như sư tử chúa). Sư tử dũng mãnh, oai nghi mà đức Phật biểu hiện ra bên ngoài, giống
như sư tử chúa vậy. Tướng thứ 20: 身端直相。身形端正,無傴曲者 “Thân
đoan trực tướng. Thân hình đoan chánh, vô ủ khúc giả” (Tướng thân ngay
thẳng. Thân hình đoan chánh, không gù và còng lưng). Ủ là khom lưng, đây là
thân thể của Ngài đoan chánh, ngay thẳng. Tướng thứ 21: 肩圓滿相。兩肩圓滿而豐腴者 “Kiên viên mãn tướng.
Lưỡng kiên viên mãn nhi phong du giả” (Tướng vai đầy đặn. Hai vai đầy đặn và
tròn trịa). Tướng thứ 22: 四十齒相。具足四十齒 “Tứ thập xỉ tướng.
Cụ túc tứ thập xỉ” (Tướng 40 chiếc răng, đầy đủ 40 chiếc răng).
Người thông thường chúng ta chỉ có 32 chiếc
răng, đức Phật có 40 chiếc răng. Tướng thứ 23: 齒白齊密相 “Xỉ bạch tề mật tướng” (Tướng răng trắng đều và khít). Răng trắng, ngay ngắn, sắp xếp
rất khít. 四十齒皆白淨而堅密 “Tứ thập xỉ giai bạch tịnh nhu kiên mật” (40 chiếc răng đều trắng sạch, chắc và
khít). Đây đều là tướng tốt. Tướng thứ 24: 四牙白淨相 “Tứ nha bạch tịnh tướng” (Tướng bốn chiếc răng trắng sạch). Bốn chiếc răng này là nói
răng cửa trong hàm răng, người nước ta gọi là răng cửa, chiếc răng lớn nhất thì
trắng. 頰車如獅子相。兩頰隆滿,如獅子之頰者 “Giáp xa như sư tử tướng. Lưỡng giáp long
mãn, như sư tử chi giáp giả” (Tướng gò má như sư tử. Hai má đầy đặn
giống như má của sư tử). Giáp này là gò má, chúng ta nói hai bên này, của
chúng ta từ đây xuống bị hóp vào, của đức Phật là đầy đặn, tướng ấy đẹp mắt.
Tướng thứ 26: Yết
hầu, 咽中津液得上味相。佛之咽喉中常有津液,凡食物因之得上味也 “yết trung tân dịch đắc thượng vị tướng.
Phật chi yết hầu trung thường hữu tân dịch, phàm thực vật nhân chi đắc thượng vị
dã” (Tướng nước bọt trong cổ họng được thượng vị.
Trong cổ họng của đức Phật thường có nước bọt, hễ dùng thức ăn thì nhờ đó mà được
thượng vị). Điều này là thật, đây không phải là giả. Chúng ta đọc được
trong kinh, đức Phật thường nói: tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tâm tưởng của đức
Phật là chân thật nhất, thuần nhất, thanh tịnh nhất. Vì vậy, Ngài dùng thức ăn
được cúng dường khi khất thực, có lúc gặp phải trường hợp gì? Gặp phải người ăn xin, điều này có ghi
chép trong kinh, người ăn xin nhìn thấy đức Phật, nghĩ đến đức Phật vĩ đại như
vậy, bản thân tôi nghèo khổ đến mức ăn xin, không tu phước, cúng dường đức Phật
phần cơm mà mình ăn xin được, mong muốn đức Phật gieo chút phước cho họ, đức Phật
liền tiếp nhận và dùng hết. Có lúc rất khó ăn, nhưng vào miệng của đức Phật thì
đều trở thành thượng vị. Mỗi người không như nhau, đức Phật là viên mãn nhất,
không có chút khiếm khuyết gì, cho nên thức ăn gì vào trong miệng đức Phật đều
là cam lồ, đều là thượng vị, thuốc độc cũng trở thành cam lồ, có công năng như
vậy. Chúng ta phải học, đừng nên có tâm phân biệt, đều như nhau cả, thời gian
lâu rồi thì có thể được thượng vị ấy. Tôi tin rằng, cuối đời lão Hòa thượng Hải
Hiền đạt được rồi, cho nên ngài ăn gì cũng ngon, thấy gì cũng tốt, không có
Phân biệt, không có Chấp trước. Tướng thứ 27: 廣長舌相 “Quảng trường thiệt tướng” (Tướng lưỡi rộng dài). Tướng lưỡi này
cũng rất khó thấy được, 舌廣而長,柔軟細薄,展之(伸出來)則覆面而至於髮際者 “thiệt quảng nhi
trường, nhu nhuyễn tế bạc, triển chi (thân xuất lai) tắc phú diện nhi chí ư
phát tế giả” (lưỡi rộng và dài, mềm mại dẻo dai, đưa ra thì
che mặt, thậm chí là chạm đến chân tóc). Lưỡi của Ngài đưa ra, có thể che cả
khuôn mặt, lưỡi có thể chạm đến chân tóc, tướng lưỡi rộng dài. Tướng lưỡi rộng
dài là không vọng ngữ. Trong kinh, đức Phật nói với chúng ta, ba đời không vọng
ngữ, lưỡi của quý vị đưa ra có thể chạm đến chóp mũi, ba đời không vọng ngữ.
Có, không phải không có, nhưng rất ít. Tướng thứ 28: 梵音深遠相 “Phạm âm thâm viễn tướng” (Tướng Phạm âm sâu xa). Đây là âm
thanh của đức Phật, thanh tịnh, 梵者清淨之義,佛之音聲清淨而遠聞也 “Phạm giả thanh tịnh chi nghĩa, Phật chi âm thanh thanh tịnh nhi viễn
văn dã” (Phạm
nghĩa là thanh tịnh, âm thanh của đức Phật thanh tịnh và truyền xa). Tướng
thứ 29: 眼色如紺青相。眼睛之色如紺青者 “Nhãn sắc
như cám thanh giả tướng. Nhãn tình chi sắc như cám thanh giả” (Tướng mắt như màu xanh biếc. Màu sắc của
mắt giống như màu xanh biếc). Người Trung Hoa chúng ta là tròng mắt đen,
người phương tây là tròng mắt xanh, người Ấn Độ nói tròng mắt xanh biếc là tôn
quý nhất. Tướng thứ 30: 眼睫如牛王相。眼毛殊勝如牛王也 “Nhãn tiệp như
ngưu vương tướng. Nhãn mao thù thắng như ngưu vương dã” (Tướng lông mi
như ngưu vương. Lông mi thù thắng như bò chúa). Lông mi của con bò rất đẹp,
lông mi của đức Phật cũng giống như bò chúa vậy. Tướng thứ 31: 眉間白毫相。兩眉之間有白毫,右旋常放光也 “Mi gian bạch hào
tướng. Lưỡng mi chi gian hữu bạch hào, hữu toàn thường phóng quang dã” (Tướng lông trắng
giữa mày. Giữa hai lông mày có lông trắng, xoay tròn về bên phải, thường phóng
quang). Trên thực tế là hai sợi lông trắng cuộn lại với nhau ở giữa hai
lông mày, giống như một hạt châu vậy, thật ra là hai sợi lông trắng, lông trắng
có thể phóng quang, có thể biểu pháp. Tướng thứ 32: 頂成肉髻相 “Đỉnh thành nhục kế tướng” (Tướng đỉnh thành nhục kế). Nhục kế, 梵音烏瑟膩 “Phạn âm ô-sắt-nhị” (âm tiếng Phạn là ô-sắt-nhị), phiên dịch sang tiếng Hán là nhục
kế. 頂上有肉,隆起為髻形者 “Đỉnh thượng hữu nhục, long khởi vi kế hình
giả” (Trên
đỉnh có thịt, nổi lên thành hình búi tóc), giống như chải tóc, chải lên
trên đỉnh đầu, một khối cao của đỉnh đầu, 亦名無見頂相 “diệc danh vô kiến đỉnh tướng” (cũng gọi là tướng không thấy đỉnh).
Búi tóc ấy phóng quang, có một số người cõi trời, Bồ-tát muốn thấy đỉnh đầu của
đức Phật, bay lên trên đỉnh để nhìn, nhìn thấy Ngài phóng quang, không nhìn thấy
đỉnh, chỉ thấy hào quang, cho nên gọi là tướng không thấy đỉnh, không ai có thể
nhìn thấy rõ ràng trên đỉnh đó. 其他經論與此大同小異 “Kỳ tha kinh luận dữ thử đại đồng tiểu dị” (Những kinh luận khác trên cơ bản là giống
nhau về điều này), nói đến 32 tướng. 望西師曰:依此願故,眾生生者,皆具諸相,不假修得。問:具足此相,為華開後,將為前耶 “Vọng Tây Sư viết:
Y thử nguyện cố, chúng sanh sanh giả, giai cụ chư tướng, bất giả tu đắc. Vấn: Cụ
túc thử tướng, vi hoa khai hậu, tương vi tiền da” (Sư Vọng Tây
nói: Căn cứ vào nguyện này, chúng sanh vãng sanh đều đầy đủ các tướng, không nhờ
vào tu mà được. Hỏi: Đầy đủ tướng ấy, là sau khi hoa nở, hay là trước khi [hoa]
nở?), là trước khi hoa nở hay sau khi hoa nở? 答:不待花開,是生得故 “Đáp: Bất đãi hoa khai, thị sanh đắc cố” (Đáp: Không cần đợi hoa nở, hễ sanh liền
được). Chỉ cần quý vị vừa sanh đến Thế giới Cực Lạc thì quý vị có [những tướng
ấy].
Vậy thì ở chỗ này, chúng ta biết được, đức Phật
thuyết pháp là ứng cơ thuyết pháp, trên thực tế thì chúng ta vãng sanh đến Thế
giới Cực Lạc, sự tốt đẹp của thân tướng nằm ngoài dự đoán của chúng ta. Chúng
ta thấy được trong Quán Kinh, quán Báo thân của Phật, Báo thân của Phật không
phải là 32 tướng, mà là tám vạn bốn ngàn tướng, tám vạn bốn ngàn tượng trưng
cho viên mãn, đại viên mãn, thân tướng có tám vạn bốn ngàn tướng, mỗi một tướng
có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, mỗi một vẻ đẹp phát ra tám vạn bốn ngàn quang minh,
trong mỗi ánh quang minh có Phật Bồ-tát đang giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa
chúng sanh. Nói cách khác, từ một thân thể liền nhìn thấy cả vũ trụ, cả vũ trụ ở
đâu? Ở ngay trong thân tướng. Điều này là thật. Thế giới Cực Lạc tuy có danh
xưng bốn độ ba bậc chín phẩm, nhưng trên thực tế là Pháp giới bình đẳng. Vì sao
bình đẳng? Là vì 48 nguyện của A Di Đà Phật, mỗi một người vãng sanh, đều được
48 nguyện của đức Di Đà gia trì, đến nơi ấy chính là A-duy-việt-trí Bồ-tát. Hạ
hạ phẩm vãng sanh trong Phàm Thánh Đồng Cư độ cũng là A-duy-việt-trí Bồ-tát,
không có nói là Phàm Thánh Đồng Cư độ ngoại lệ, không có nói, sanh đến Thế giới
Cực Lạc đều là [Bồ-tát], chúng ta nhất định phải biết điều này, phải làm sáng tỏ,
quá hiếm có, thật hy hữu! Bản thân chúng ta muốn tu đến trình độ này thì phải
vô lượng kiếp. Pháp môn này, trong đời này liền đạt được, không cần phải chịu sự
vất vả trong vô lượng kiếp, một đời liền thành tựu. Vì vậy, Pháp môn này được gọi
là pháp khó tin, đức Phật khuyên Bồ-tát, Bồ-tát không tin; đức Phật khuyên hàng
Nhị thừa, hàng Nhị thừa cũng không tin. Vì sao trong cõi trời người có người
tin, còn trong cõi súc sanh, trong cõi ngạ quỷ, trong cõi địa ngục, lại có
[chúng sanh] tin? Đức Phật đã nói thông tin này rồi, đức Phật thường giảng
trong kinh Đại thừa, [chúng sanh] có thể tin Pháp môn này [là do] trong đời quá
khứ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Nói cách khác, ngày nay chúng
ta đạt được điều này, nghe được Pháp môn này, có thể sanh khởi tín tâm,thì chứng
tỏ quý vị trong nhiều đời nhiều kiếp, từ vô lượng kiếp đến nay, quý vị đã từng
tu Pháp môn này, quý vị đã từng cúng dường vô lượng chư Phật. Trong đời này gặp
được rồi, được sự gia trì âm thầm của vô lượng chư Phật, quý vị sanh khởi tín
tâm, sanh khởi nguyện tâm, duyên của quý vị trong đời này chín muồi thì quý vị
có thể vãng sanh. Thật đơn giản! Chân tín thiết nguyện, thiết nguyện chính là
chúng ta thật sự mong sao vãng sanh sớm hơn một ngày, có một nguyện vọng khẩn
thiết vãng sanh như vậy, niệm niệm không quên Tịnh Độ, niệm niệm không quên A
Di Đà Phật, tôi phải đến Thế giới Cực Lạc thân cận A Di Đà Phật, ý niệm này phải
mạnh, mạnh hơn tất cả dục vọng của chúng ta đối với thế gian đây, chúng ta có dục
vọng lớn, chính là đến Thế giới Cực Lạc để thân cận A Di Đà Phật, vậy thì họ có
thể đi. Công phu của niệm Phật là phẩm vị cao thấp của quý vị khi đến Thế giới
Cực Lạc, phẩm vị cao hay thấp cũng không quan trọng, vì sao vậy? Vì Hạ hạ phẩm
vãng sanh cũng là A-duy-việt-trí Bồ-tát, là bình đẳng. Công đức của danh hiệu
không thể nghĩ bàn, một câu danh hiệu A Di Đà Phật này đã bao gồm tất cả danh
hiệu của tất cả chư Phật Bồ-tát trong mười phương ba đời ở trong đó, quý vị niệm
một câu Phật hiệu này, thì niệm được tất cả, không sót một vị nào, tất cả kinh,
tất cả chú đều bao gồm trong một câu danh hiệu này, còn gì tuyệt vời hơn! Nếu
quý vị thật sự hiểu rõ, thật sự tin thì sẽ một lòng một dạ niệm câu Phật hiệu
này, buông hết tất cả, tôi thật sự đã niệm được tất cả, tôi không sót một điều
gì.
Điều khó có được trong thời đại hiện nay, lão
Pháp sư Hải Hiền làm tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Chẳng thể không biết điều
này. Ngài không biết chữ, chưa từng đi học, gia đình nghèo khổ khó khăn, không
có cơm ăn, ngài từng đi ăn xin. Cha của ngài trong lúc xin cơm đã bị thổ phỉ
đánh chết. Ngài đã có một khoảng thời gian đi xin ăn, trong nhà hết cách, 20 tuổi
xuất gia là vì đời sống bất đắc dĩ, trong nhà ít đi một người, để mẹ ngài chăm
con nhỏ, sống nương tựa lẫn nhau. Ngài xuất gia, rất hiếu thảo với cha mẹ, khai
hoang trồng lương thực, sau khi thu hoạch thì vác lương thực về nhà, [quãng đường]
từ chùa đến nhà ở của ngài là hơn một trăm dặm, ngài đi bộ vác lương thực về
cúng dường mẹ, chín năm không gián đoạn. Đến khi em trai của ngài qua đời, [chỉ
còn] một mình mẹ, ngài không yên tâm, liền mời mẹ ngài lên núi, để tiện chăm
sóc. Mẹ ngài đã sống ở trên núi 27 năm, mãi cho đến khi vãng sanh, bà vãng sanh
năm 86 tuổi, tự tại vãng sanh, là tấm gương tốt của người tại gia học Phật, nói
đi liền đi, không có lão khổ, không có bệnh khổ, không có tử khổ.
Ngài Hải Hiền làm tấm gương cho chúng ta.
Ngài nhờ vào đâu? Ngài có ba ưu điểm, người thông thường không thể sánh bằng,
ưu điểm thứ nhất: thành thật; ưu điểm thứ hai: nghe lời; ưu điểm thứ ba: thật
làm. Sư phụ ngài nhìn ra, Sư phụ không phải người tầm thường, có thể nhìn ra
ngài là bậc pháp khí, tương lai nhất định có thành tựu, vậy thì phải chỉ bảo
cho ngài một phương pháp tốt, chỉ bảo ngài phương pháp tốt nhất, vì sao vậy? Vì
ngài không nghi ngờ, ngài có thể tiếp nhận, chỉ dạy ngài một câu Nam mô A Di Đà
Phật, cứ niệm liên tục. Còn kèm theo một câu nói: Hiểu rõ rồi không thể nói
lung tung, không được nói. Hiểu rõ đó là gì? Lý Nhất tâm Bất loạn, Lý Nhất tâm
Bất loạn là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh. Minh tâm Kiến tánh rồi,
không thể nói. Vì sao không thể nói? Vì không phải lúc. Chúng tôi nghĩ đến Đại
sư Huệ Năng, vào đời nhà Đường, thời đại đó là thời đại hoàng kim của Phật giáo
Trung Hoa, sau khi Đại sư Huệ Năng được y bát rồi không dám nói, phải ẩn mình
trong nhóm thợ săn 15 năm, sau đó mới bước ra, vì sao vậy? Vì đố kỵ chướng ngại
dữ dội, không thể nói. Câu nói này của lão Hòa thượng không phải là lời mà người
tầm thường có thể nói ra, Sư phụ biết ngài sau này sẽ Đại triệt Đại ngộ, cho
nên Sư phụ của ngài (Sư Truyền Giới), cũng là người Minh tâm Kiến tánh, nếu
không thì ngài không nhận ra, ngài không thể nói ra lời này.
Chúng tôi chiếu theo những trường hợp thông
thường mà suy nghĩ, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Truyện Vãng Sanh, còn có rất nhiều
tập sách Sơn Chí ghi chép lại, những người tu hành chứng quả ấy, niệm Phật niệm
đến công phu Thành phiến thì có thể vãng sanh, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực
Lạc, quý vị chắc chắn được. Vào lúc ấy, trong Kinh Lăng Nghiêm giảng, do Bồ-tát
Đại Thế Chí nói: 憶佛念佛,現前當來,必定見佛 “Ức Phật
niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật” (Nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai,
nhất định thấy Phật), hiện tiền là lúc nào? Là hiện tại, quý vị thấy A Di
Đà Phật rồi, tương lai là sau khi vãng sanh Thế giới Cực Lạc, quý vị thấy đức
Phật. Một người niệm Phật vãng sanh, trước khi vãng sanh, tối thiểu là thấy đức
Phật ba lần. Lần thứ nhất là công phu Thành phiến, A Di Đà Phật đưa tin cho quý
vị, nói với quý vị, quý vị còn bao nhiêu năm thọ mạng, đến khi quý vị mạng
chung thì đức Phật đến tiếp dẫn quý vị, nói thông tin cho quý vị, tâm của quý vị
vững vàng, sẽ không thay đổi nữa. Lần thứ hai nhìn thấy là gần đến lúc quý vị
vãng sanh, đa phần là trước một tháng, trước một tháng thì đức Phật đến thông
báo cho quý vị, quý vị dễ dàng lo liệu hậu sự. Có khi lâu hơn, là trước ba
tháng. Năm xưa khi tôi ở Singapore, Lâm trưởng Trần Quang Biệt của Cư Sĩ Lâm
Singapore, ông biết trước ba tháng, trước ba tháng thì đức Phật đến giao hẹn thời
gian, ngày tháng với ông. Giao hẹn thời gian, đến lúc đó Phật đến tiếp dẫn con,
đúng giờ, không sai chút nào. Lần thứ ba thấy đức Phật là đức Phật tiếp dẫn họ
đi. Khi đức Phật tiếp dẫn họ đi, họ vẫn chưa tắt thở, họ ngồi lên hoa sen rồi mới
tắt thở, cho nên đều tính là hiện tiền thấy Phật. Trước khi vãng sanh thì tối
thiểu là ba lần. Chúng ta phải tranh thủ, tranh thủ như thế nào? Thật sự buông
xuống, [dùng] tâm chân thành nhất, tâm khẩn thiết nhất cầu sanh Tịnh Độ. [Đối với]
thế gian này thì không chút tham luyến, buông xuống vạn duyên, đoạn ác tu thiện,
hoằng pháp lợi sanh; làm, nhưng không để trong tâm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật,
ngoài A Di Đà Phật ra thì không có gì cả, đây gọi là Thành phiến. Không phải là
không làm việc, không liên quan đến làm việc, mà để trong tâm thì không được,
làm Phật sự cũng không thể để trong tâm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, A Di Đà
Phật chính là tâm của ta, tâm của ta chính là A Di Đà Phật, phải như vậy mới được.
Đời này thành tựu, tốt! Không thể đợi tiếp nữa, hễ đợi thì không biết sẽ chạy đến
nơi nào, đến bao giờ mới gặp lại được duyên phận này? Thật không dễ dàng! Duyên
này không phải dễ dàng mà gặp được. Quý vị xem, trái đất này có hơn bảy tỷ người,
có mấy người gặp được? Không dễ chút nào! Phải quý trọng cơ hội, nắm bắt cơ hội,
nắm chặt, ta một đời thành tựu, không làm việc khờ dại nữa. Vì vậy, làm gì cũng
được, trải sự luyện tâm, luyện điều gì? Thuận cảnh không khởi tham luyến, nghịch
cảnh không sanh sân hận, ở trong cảnh giới luyện thanh tịnh bình đẳng giác của
chúng ta, luyện điều này. Ta khởi tâm động niệm để trong tâm thì không thanh tịnh,
trên sự thì có Phân biệt, trong tâm không có Phân biệt, vậy là đúng rồi. Vì sao
trên sự có Phân biệt? Vì ở chung với đại chúng, họ phân biệt, thì tôi cũng phân
biệt giống như họ, không tạo sự lập dị mới, tôi tùy thuận chư vị. Chư vị để
trong tâm, tôi không để trong tâm, khác nhau ở ngay điểm này.
Lão Hòa thượng Hải Hiền được công phu Thành
phiến, tôi ước đoán với tính cách đó, tư chất đó của ngài, ba năm thì có thể đạt
được. Người [niệm Phật] ba năm được vãng sanh rất nhiều, những người vãng sanh ấy
đa phần là đạt được công phu này. Đức Phật đến đưa tin, họ liền thỉnh cầu đức
Phật: con không cần thọ mạng nữa, [xin] đức Phật đưa con đi. Đức Phật rất từ bi,
liền dẫn họ đi. Nếu không thì làm gì trùng hợp như vậy, niệm Phật đều là ba năm
thì vãng sanh, điều này nói không thông. Là như thế nào? Là chính mình từ bỏ,
không cần nữa, đức Phật từ bi đưa họ đi, đây là sự thật, vậy mới nói thông được.
Chưa vãng sanh, [là vì] không thỉnh cầu đức Phật đưa họ đi, hoặc là đức Phật bảo
họ biểu pháp, sống thêm vài năm, làm tấm gương tốt cho người khác xem. Ngài Hải
Hiền chính là như trường hợp này mà ở lại, nếu không thì thọ mạng của ngài,
chúng tôi nghĩ thông thường cũng chẳng qua chỉ bảy tám mươi tuổi, Sư đệ của
ngài 82 tuổi vãng sanh rồi, mẹ ngài 86 tuổi vãng sanh, [ngài] cũng có lẽ là độ
tuổi này, sao có thể sống đến 112 tuổi được! Đức Phật giao phó cho ngài biểu
pháp, cho ngài nhiệm vụ, ngài tu rất tốt, tu rất tốt chính là ngài hoàn toàn sống
trong giới định huệ. Giới của ngài chính là vào lúc thọ giới, Tam Quy Ngũ Giới
Thập Thiện, Sa Di Luật Nghi, giới Tỳ-kheo, giới Bồ-tát, vào lúc thọ giới đã
nghe một lần, lúc đó ngài còn trẻ, ngài thọ giới năm 22 tuổi, [thời gian] thọ
giới lúc đó là 53 ngày, trong thời gian thọ giới, thầy sẽ giảng một lần về những
cơ bản của Giới Luật, dẫn dắt mọi người đọc một lần, ngài đều làm được. Cả đời
không phạm Giới Luật, một câu Phật hiệu thì được định, được niệm Phật Tam-muội.
Huống chi là trong một câu Phật hiệu này đầy đủ tất cả Giới Luật, đầy đủ 84
ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn, thật sự không thể nghĩ bàn. Vì vậy, sau khi
ngài được công phu Thành phiến, nhiều nhất là ba năm đến năm năm, [được] Sự Nhất
tâm Bất loạn; thêm ba đến năm năm nữa, [được] Lý Nhất tâm Bất loạn, Lý Nhất tâm
Bất loạn chính là Minh tâm Kiến tánh. Tôi xem đĩa phim về ngài, tôi ước đoán,
ngài được Sự Nhất tâm khoảng năm 30 tuổi, được Lý Nhất tâm thì không ngoài 40
tuổi. Được Lý Nhất tâm thì cảnh giới của ngài bình đẳng với Đại sư Huệ Năng,
cùng với sự biểu pháp cho chúng ta của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đêm ngồi dưới
cây Bồ-đề nhìn sao sáng Đại triệt Đại ngộ, đều là cảnh giới tương đồng. Khi ngộ
thì điều gì cũng hiểu rõ, chính là câu nói phía sau mà Sư phụ dặn dò ngài: “Hiểu
rõ rồi không thể nói lung tung, không được nói”, cho nên ngài rất bội phục Sư
phụ của mình, đã thực hiện [theo] lời Sư phụ nói.
Chúng ta xem tiếp nguyện thứ năm bên dưới, 身無差別願 “thân vô sai biệt nguyện” (nguyện thân không có sự khác biệt), nguyện này rất quan trọng.
Chúng ta xem kinh văn:
【端正淨潔。悉同一類。若形貌差別。有好醜者。不取正覺。】 “Đoan chánh tịnh khiết, tất đồng nhất loại. Nhược hình mạo sai biệt, hữu
hảo xú giả, bất thủ Chánh giác” (Đoan chánh, thanh tịnh, thuần khiết, đều giống hệt nhau. Nếu hình dáng
có khác biệt, có người đẹp người xấu thì con không giữ ngôi Chánh giác).
Nguyện này thật
tuyệt vời! Chúng ta xem Chú Giải, trong nguyện thứ năm, 身無差別願 “thân vô sai biệt nguyện” (nguyện thân không có sự khác biệt). 願曰:國中眾生 “Nguyện viết: Quốc trung chúng sanh” (Nguyện rằng: Chúng sanh trong cõi nước),
chúng sanh trong Thế giới Tây Phương Cực Lạc, vãng sanh đến, 容貌形色,悉皆端正潔淨,等同一類。若有差別及好醜之分,則不成佛 “dung mạo hình sắc, tất giai đoan chánh khiết tịnh, đẳng đồng nhất loại.
Nhược hữu sai biệt cập hảo xú chi phân, tắc bất thành Phật” (dung mạo hình sắc, thảy đều đoan chánh, thuần khiết, thanh tịnh, giống hệt
như nhau. Nếu có khác biệt và phân chia đẹp xấu thì con không
thành Phật). Vì vậy, Thế giới Cực Lạc thật sự là thế giới bình đẳng,
đây là điều mà tất cả chư Phật cũng không nghĩ đến. Sao Ngài nghĩ đến vậy? Vì
Ngài đã từng tham quan khảo sát cõi nước của tất cả chư Phật, chọn ưu bỏ khuyết.
Thân có khác biệt thì không phải là việc tốt, ngoại hình đẹp thì khởi ngạo mạn,
ngoại hình kém thì sanh cảm giác tự ti, đây chẳng phải là sanh phiền não sao?
Giống hệt như nhau, giống hệt ai? Giống hệt với đức Phật, vậy thì mọi người đều
hoan hỷ, không có khác biệt. Cho nên chúng ta phải chú trọng nguyện này. Đến Thế
giới Cực Lạc, không phải là 32 tướng đã nói ở trước, mà là thân Pháp tánh, vì
sao vậy? Vì đến Thế giới Cực Lạc thì không có A-lại-da, chuyển A-lại-da thành Đại
Viên Kính trí, chuyển thức thành trí. Chuyển vào lúc nào? Có lẽ là chuyển vào lúc ngồi trên hoa sen, đến Thế
giới Cực Lạc hoa nở thấy Phật, hoàn toàn chuyển lại rồi, A-lại-da không còn,
hoa sen ấy chính là chuyển thức thành trí, tuyệt diệu vô cùng! Vì vậy, 花開見佛悟無生 “hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh” (hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh), đây
là nói trong lúc hoa nở thấy Phật, người nào thấy Phật cũng thăng tiến, thăng
tiến rất lớn, thăng tiến đến bậc cao nhất là đến Bồ-tát Vô sanh nhẫn. Vô sanh
nhẫn là đệ Thất địa, đệ Thất, Bát, Cửu địa là Vô sanh nhẫn, Thất địa là hạ phẩm
Vô sanh nhẫn, Bát địa là trung phẩm, Cửu địa là thượng phẩm; lại hướng lên
trên, Thập địa, Thập nhất địa, Diệu giác, đó là Tịch diệt nhẫn, là cao nhất, đó
là công phu Thiền định cao nhất mà chúng tôi nói đến. Vì vậy, hoa nở thấy Phật,
tốt thì có thể đạt đến Thất địa, kém hơn thì cũng sẽ không rơi xuống dưới Sơ trụ,
Sơ trụ chính là Minh tâm Kiến tánh, kiến Tánh thành Phật. Huống chi là trí huệ,
thần thông, đạo lực bình đẳng, đều giống hệt A Di Đà Phật, đều là được A Di Đà
Phật gia trì. Vì vậy đến lúc đó mới biết thật sự biết ơn A Di Đà Phật, không phải
được A Di Đà Phật gia trì, quý vị muốn tu đến trình độ ấy thì thật sự phải [tu]
vô lượng kiếp. 此願顯極樂國人,等同一相 “Thử nguyện hiển Cực Lạc quốc nhân, đẳng đồng
nhất tướng” (Nguyện
này hiển bày người trong cõi nước Cực Lạc, đều cùng một tướng), đẳng là
bình đẳng, tướng mạo đều như nhau, 無有差別 “vô hữu sai biệt” (không có khác biệt). 故曇鸞大師曰:以不同故,高下以形。高下既形,是非以起。是非既起,長淪三有 “Cố Đàm Loan Đại sư viết: Dĩ bất đồng cố, cao hạ dĩ hình. Cao hạ ký hình,
thị phi dĩ khởi. Thị phi ký khởi, trường luân tam hữu” (Vì thế, Đại sư Đàm Loan nói: Vì bất đồng nên cao thấp theo đó hình
thành; cao thấp đã hình thành thì thị phi theo đó dấy khởi; thị phi đã dấy khởi
thì chìm lâu trong tam hữu), tam hữu chính là lục đạo
luân hồi. 是故 “Thị cố” (Vì
vậy), A Di Đà Phật khảo sát thấy trong tất cả cõi nước của chư Phật có sự
việc này, cho nên Ngài 興大悲心,起平等願 “hưng đại bi tâm, khởi bình đẳng nguyện” (phát tâm đại bi, lập nguyện bình đẳng).
Tướng mạo và thân hình, cho đến thần thông, đạo lực của người ở Thế giới Cực Lạc
đều bình đẳng. 是即發起此願之本因也 “Thị tức phát khởi thử nguyện chi bổn nhân
dã” (Đây
là nguyên nhân chính để phát khởi nguyện này). Không mong muốn chúng sanh
sanh phiền não, Ngài có phương pháp như vậy, đây là phương pháp mà người khác
không có, Ngài có phương pháp này.
Đoạn tiếp theo là chương thứ ba, chương thứ
ba, nguyện thứ sáu: 宿命通願 “Túc mạng thông nguyện” (Nguyện Túc mạng thông), kinh văn:
【我作佛時。所有眾生。生我國者。自知無量劫時宿命。所作善惡。】 “Ngã tác Phật thời, sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, tự tri vô lượng
kiếp thời túc mạng, sở tác thiện ác” (Khi con làm Phật, tất cả chúng sanh sanh đến cõi nước con, tự biết tất cả
việc thiện ác trong túc mạng của vô lượng kiếp).
Chúng ta phải đến
thế giới Cực Lạc mới biết rõ, trong đời quá khứ từ vô lượng kiếp đến nay, đời đời
kiếp kiếp chúng ta đã làm việc gì, hoàn toàn biết rõ. Trong đoạn này, Niệm lão
chú thích rất dài, vô cùng phong phú. Trong chương này nói rõ chúng sanh trong
Thế giới Cực Lạc cụ (tức là đầy đủ, có đủ) nguyện thứ sáu của đức Di Đà, 宿命通願 “Túc mạng thông nguyện” (nguyện Túc mạng thông), tiếp theo,
nguyện thứ bảy là: 天眼通願 “Thiên nhãn thông nguyện” (Nguyện Thiên nhãn thông), cùng với
nguyện thứ tám (trong chương này có ba nguyện): 天耳通願 “Thiên nhĩ thông nguyện” (Nguyện Thiên nhĩ thông). 通者,神通之簡稱。窮潛神異,所為不測,謂之神 “Thông giả, thần thông chi giản xưng. Cùng tiềm thần dị, sở vi bất trắc,
vị chi thần” (Thông là gọi tắt của thần thông. Vô cùng thần kỳ bí mật, việc làm không
thể suy lường được, gọi là thần). Ý nghĩa của chữ
“thần”, quý vị xem người Trung Hoa tạo chữ. Tôi nhớ lại lần đầu tiên, vào năm
1980, tôi đến Bắc Kinh thăm Hoàng Niệm lão, sẵn tiện thăm Triệu Phác lão, cũng
thăm hỏi Cục Tôn giáo, vào lúc đó Diệp Tiểu Văn là Cục trưởng, bèn nói với tôi,
nói Đảng Cộng sản chúng tôi là luận vô thần. Tôi nói: tôi có nghe nói. Tôi hỏi: thần có nghĩa là gì? Chẳng phải thần là quỷ thần
mê tín hay sao? Tôi nói: không phải. Anh xem, chữ Hán này, quý vị xem khái niệm
của người Trung Hoa đối với thần, chữ thần này, bên trái là chữ thị, tổ hợp của
chữ thị, nếu viết theo lối chữ triện thì rất dễ nhìn ra, lối chữ triện là chữ
thượng, chữ thượng trong thượng hạ, bên dưới có ba gạch, chữ thượng đó là gì?
Là thượng thiên, ba gạch này là gì? Điềm lành. Vì sao viết ba gạch? Vì khoa học
hiện nay cũng nói hiện tượng, hiện tượng của vũ trụ, quy nạp thành ba loại lớn:
Loại thứ nhất là hiện tượng vật chất, loại thứ hai là hiện tượng tinh thần,
chính là ý niệm; loại thứ ba là hiện tượng tự nhiên. Quý vị xem ba điều, điềm
lành của ông trời, đây là ba điều, trong Phật pháp nói là Tam tế tướng của A-lại-da
thức: Nghiệp tướng, Chuyển tướng, Cảnh giới tướng, ba tướng này, bên phải là chữ
thân, quý vị viết theo lối chữ triện, đó là ba cửa ải, ở giữa thông rồi, hoàn
toàn thông rồi, thông đạt hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng
tự nhiên của vũ trụ, thì người ấy gọi là thần. Anh ấy nói nếu thì vậy, thuyết
vô thần thì nói không thông được. Tôi nói đúng vậy. Ý nghĩa hoàn toàn khác với..
khái niệm thông thường. Ai có thể thông đạt? Khổng tử có thể thông đạt, Lão tử
cũng có thể thông đạt, những vị Thánh Hiền nhiều thế hệ của Trung Hoa thông đạt,
đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ thông đạt, trong số đệ tử của đức Phật Thích
Ca Mâu Ni cũng có không ít người thông đạt. Cho nên thần là người, thông đạt hiện
tượng tự nhiên, hiện tượng tinh thần, hiện tượng vật chất này thì gọi họ là thần.
Đây là thần thông, thần không có gì là không thông, điều gì cũng thông. Chúng
tôi giải thích với anh ấy như vậy, anh ấy hiểu rõ rồi, trong Phật giáo không có
mê tín, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa không có mê tín. Vậy quý vị nói có
quỷ thần, có quỷ thần hay không? Thật sự có quỷ thần, không phải không có, quỷ
thần cũng là chúng sanh trong một cõi giống như người, là một loại chúng sanh. Trong
những chúng sanh ấy, có chúng sanh chúng ta nhìn thấy, có chúng sanh chúng ta
không nhìn thấy, không thể nói không nhìn thấy thì nói không có, số lượng không
nhìn thấy còn nhiều hơn là nhìn thấy. Khoa học dùng thiết bị để quan sát, mở rộng
tầm nhìn, tuy mở rộng, nhưng vẫn chỉ nhìn thấy một phần nhỏ, vẫn chưa nhìn thấy
thấu triệt. 所為不測 “Sở vi bất trắc”, việc làm hành động của họ là điều chúng ta không thể tưởng tượng được,
đó gọi là thần. 所作無壅 “Sở tác vô ủng” (Việc làm không bị cản trở), ủng là tắc nghẽn, 自在無礙 “tự tại vô ngại”, họ không có chướng ngại, như vậy gọi là thông.
神通有六種 “Thần thông hữu lục chủng” (Thần thông có sáu loại), đây là danh từ Phật học, 稱為六通,即宿命通、天眼通、天耳通、他心通、神足通與漏盡通。此六通中,第六唯聖(指阿羅漢) “xưng vi Lục thông, tức Túc mạng thông, Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ
thông, Tha tâm thông, Thần túc thông dữ Lậu tận thông. Thử Lục thông trung, đệ
lục duy Thánh (chỉ A-la-hán)” (gọi là Lục thông, chính là: Túc mạng thông, Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ
thông, Tha tâm thông, Thần túc thông và Lậu tận thông. Trong sáu loại thần
thông này, thần thông thứ sáu chỉ có bậc Thánh (chỉ cho A-la-hán)), Lậu tận thông, dưới quả vị A-la-hán thì có năm thần thông trước, không
có Lậu tận thông, 前五通凡。異生,亦可得之 “tiền ngũ thông
phàm. Dị sanh, diệc khả đắc chi” (năm thần thông trước thì phàm phu [có]. Loài khác cũng có thể
đạt được). Dị sanh nghĩa là không phải là người, mà cõi trời, cõi súc sanh, cõi
ngạ quỷ, cõi địa ngục cũng có chúng sanh có thể đạt được. 三界諸天皆可依果報,而自然感得前五種之神通(甚至鬼神亦有小通),但不能得漏盡通。此漏盡通唯聖者所證,須斷盡煩惱方為漏盡也 “Tam giới chư thiên giai khả y quả báo, nhi tự nhiên cảm đắc tiền ngũ chủng
chi thần thông (thậm chí quỷ thần diệc hữu tiểu thông), đãn bất năng đắc Lậu tận
thông. Thử Lậu tận thông duy Thánh giả sở chứng, tu đoạn tận phiền não phương
vi Lậu tận dã” (Chư thiên trong Tam giới đều có thể nương vào quả báo mà tự nhiên cảm được
năm loại thần thông trước (thậm chí quỷ thần cũng có tiểu thần thông), nhưng
không thể đạt được Lậu tận thông. Lậu tận thông này chỉ là sự chứng đắc của bậc
Thánh, cần phải đoạn hết phiền não mới gọi là Lậu tận). Lậu là danh từ thay thế cho phiền não, cần phải đoạn
hết phiền não, thông liền hiện tiền, có phiền não thì thông ấy không thể hiện
tiền. Thực tế mà nói, sáu loại thần thông này là bản năng của tất cả chúng
sanh, không phải do tu được, mà vốn có. Tu là gì? Hiện nay chúng ta mê mất Tự
Tánh, có chướng ngại, không thể hiện tiền, chỉ cần chúng ta trừ bỏ chướng ngại thì
thần thông tự nhiên hiện tiền. Bản năng, trí huệ, thần thông, đạo lực đều là những
gì có sẵn trong Tự Tánh. Trong kinh giáo, đức Phật thường nói: 心外無法,法外無心 “Tâm ngoại vô pháp, pháp ngoại vô tâm” (Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp
không có tâm). Ngoài tâm không có pháp, chính là tất cả pháp đều là từ tâm
biến hiện ra. Đại sư Huệ Năng khai ngộ, ngài đã nói ra, câu nói cuối cùng trong
năm câu của ngài là: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh có thể sanh ra vạn pháp),
vạn pháp là gì? Cả vũ trụ, thế gian pháp và Phật pháp đều bao gồm trong đó. Từ
đâu mà có? Từ tâm sanh ra. Vì vậy, Tông môn có câu nói: 若人識得心,大地無寸土 “Nhược nhân thức đắc tâm, đại địa vô thốn thổ” (Nếu người nhận biết tâm thì đại địa
không tấc đất), đây là nói Minh tâm Kiến tánh, chỉ cần quý vị Minh tâm Kiến
tánh, quý vị hoàn toàn hiểu rõ cả vũ trụ rồi, quý vị không có chút chướng ngại.
Cho nên, sự cầu học trong Phật giáo khi nào tốt nghiệp? Minh tâm Kiến tánh thì
tốt nghiệp, chưa Minh tâm Kiến tánh đều chưa tốt nghiệp. Dùng phương pháp gì?
Tam học Giới Định Huệ, Giới là giữ quy tắc, quý vị không giữ quy tắc thì quý vị
không đạt được định, đạt được định là gì? Định thì có thể khai huệ, khai trí huệ,
trí huệ từ đây mà có. Điều đầu tiên trong phương pháp chính là phải tin, 信為道元功德母 “tín vi đạo nguyên công đức mẫu” (tin là nguồn gốc của đạo, là mẹ của công đức). Quý vị không tin thì không còn cách nào,
quý vị không có duyên với Phật. Hơn nữa nhất định phải thật tin, phải tin đến
triệt để, không thể có chút nghi ngờ, gọi là thật tin.
Chúng ta học Tịnh Độ, nhất định phải thật tin
Thế giới Cực Lạc có thật, A Di Đà Phật có thật. Thế giới Cực Lạc ấy là do A Di
Đà Phật kiến lập nên. Ngài kiến lập như thế nào? Phần trước chúng ta đã đọc
qua, tâm từ bi của Ngài rất lớn, muốn giúp đỡ chúng sanh lục đạo trong cõi nước
của tất cả chư Phật, chúng sanh lục đạo thật quá đáng thương, mê quá sâu, [nên]
giúp họ có thể ở ngay trong một đời đều được chứng đắc quả Phật. Có được hay
không? Trên lý có thể thông suốt. Vì sao vậy? Vì tất cả chúng sanh vốn là Phật,
chỉ dựa vào điểm này, có thể khiến tất cả chúng sanh mau chóng thành Phật, bởi
vì họ vốn là Phật. Vốn không phải là Phật thì phiền phức lớn, vậy thì khó. Vốn
là Phật, phải giúp đỡ họ thế nào? Phải có môi trường tu học tốt nhất. Người
thông thường tu hành khó khăn, phải tu hành nhiều kiếp, vô lượng kiếp, đều là
[do] chướng ngại bởi hoàn cảnh, không có môi trường tốt. Vì vậy A Di Đà Phật biết
được, tôi nhất định tạo ra môi trường tốt nhất cho người tu hành, hoàn cảnh tốt
nhất, để họ sinh sống ở đây, học tập ở đây, họ không sanh phiền não, vậy thì
thành tựu nhanh, thành tựu vững chắc. [Nếu] vẫn còn Khởi tâm Động niệm, Phân biệt
Chấp trước thì phiền phức lớn. Ngài tạo Thế giới Cực Lạc ấy là vì chúng ta mà tạo
nên, Ngài đã thành tựu từ lâu, Ngài trụ trì ở đó, làm gì? Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni giới thiệu cho chúng ta, giảng trong Kinh Di Đà, A Di Đà Phật làm gì ở Thế
giới Cực Lạc? 今現在說法 “Kim hiện tại thuyết pháp” (Nay đang thị hiện thuyết pháp).
Chúng ta phải ghi nhớ câu này, chúng ta phải thể hội.
Phật giáo là gì? Phật giáo là dạy học, vậy nếu
không dạy học thì sai rồi. Giới định là thân giáo, huệ là ngôn giáo, ba nghiệp
đều đang dạy bảo, thân hành ngôn giáo. Phật giáo truyền đến Trung Hoa, là do đế
vương Trung Hoa rất cung kính thỉnh về, sau khi thỉnh về, vừa tiếp xúc với Nho
giáo, Đạo giáo của Trung Hoa chúng ta, người Trung Hoa chúng ta bội phục Phật
giáo, lý niệm dạy học, phương pháp dạy học của Phật giáo, chúng ta tiếp nhận
hoàn toàn, nhà Nho tiếp nhận, nhà Đạo cũng tiếp nhận. Đó chính là dùng tâm chân
thành, dùng tâm cung kính, dùng tâm thanh tịnh, quý vị mới có thể học được. Tâm
của quý vị không chân thành, không cung kính, tâm không thanh tịnh thì cũng
không còn cách nào. Vì vậy, học tập nhất định phải có ba điều kiện này. Thành
công hay thất bại, đó là [do] thành thật, thật làm, nghe lời, có được tư chất
này, tốt, đây là gì? Là gốc của Thánh Hiền, gốc của Phật Bồ-tát. Quý vị có gốc
rễ này, lại có thái độ học tập tốt như thế thì không ai không thành công.
Ngài Hải Hiền biểu pháp cho chúng ta, ngài biểu
pháp thật tốt! Chưa từng đi học, không biết chữ, xuất thân từ nông dân, khi còn
nhỏ ngài đã theo người lớn (cha mẹ), làm việc ngoài ruộng vườn, cho nên sở trường
cả đời ngài là nông canh, kinh nghiệm dồi dào, tuy không học qua trường nông
nghiệp, nhưng kinh nghiệm của ngài phong phú. Sau khi xuất gia, vẫn là khai
hoang canh tác, bởi vì thời đại của ngài, [là] hoàn cảnh khác, ở trong nông
thôn nghèo khó đó, ngôi chùa nhỏ không có người đến thắp hương, không có người
đến cúng dường, làm sao quý vị sinh hoạt tiếp được? Vì vậy, nhất định phải tự
mình nghĩ cách, trong ngôi chùa nhỏ có vài mẫu đất, không đủ, không đủ cho đời
sống, [nên phải] khai hoang. Những mảnh đất ở rừng núi, đồng hoang, không có chủ,
ngài khai hoang. Trong một đời của ngài, đã khai hoang 14 mảnh đất, tổng diện
tích hơn 100 mẫu, trồng lương thực, rau cải, trái cây, lại trồng thêm cây. Tôi
nghe nói, cả đời ngài đã trồng hơn mười ngàn cây. Những nông sản này ăn không hết,
ngài cũng không bán, đem số lương thực và rau cải dư ra cúng dường cho nhà nông
nghèo khó, đời sống có khó khăn thì ngài đều cứu giúp, bố thí tài, nội tài, ngoại
tài thảy đều có, viên mãn! Làm tấm gương tốt cho người khác, vị xuất gia ấy cứu
giúp người nghèo khổ khắp nơi, bố thí pháp, bố thí vô úy, ba loại bố thí ngài đều
làm được rất viên mãn. Học Phật, dạy người khác niệm Phật, chỉ một câu nói, gặp
được ai thì dạy người đó, luôn luôn dặn dò: đừng đánh mất Phật hiệu, chăm chỉ
niệm Phật, thành Phật là thật, vãng sanh Thế giới Cực Lạc chính là thành Phật,
còn lại đều là giả, thường xuyên khuyên bảo mọi người. Bản thân ngài làm gương
mẫu, sinh hoạt không rời Phật hiệu, làm việc không rời Phật hiệu, đối nhân tiếp
vật không rời Phật hiệu, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra
thì điều gì cũng không để trong tâm, tâm ngài thanh tịnh, cho nên ngài được Nhất
tâm Bất loạn. Ngài có thể làm được, nói với chúng ta, mỗi người chúng ta cũng
có thể làm được. Niệm Phật không trở ngại sinh hoạt, không trở ngại công việc,
không trở ngại xã giao, điều gì cũng có thể làm, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ
công đức. Nhất định phải nhận biết được: thế giới này là giả, không phải là thật,
giống như một giấc mộng. Quý vị nghĩ thử xem, ngày hôm qua trôi qua rồi, còn trở
lại được không? Hết rồi; nói hiện tại, hiện tại trôi qua rồi, đừng nghĩ đến quá
khứ, cũng đừng nghĩ đến tương lai, tương lai chưa đến, quý vị nghĩ thì vọng tưởng,
hiện tại, hiện tại niệm Phật là được. Thật sự tuyệt diệu! Người tiếp nhận giáo
hóa của ngài, người theo học với ngài cũng nhiều.
Tịnh tông chúng ta trong khoảng thời gian 20
năm gần đây, đã gặp phải khó khăn, biết bao nhiêu người phản đối bản hội tập của
ngài Hạ Liên Cư, phản đối tập chú của ngài Hoàng Niệm Tổ. Có người hỏi tôi, sao
thầy không phản đối? Tôi nói tôi không dám phản đối, vì sao vậy? Vì quyển này
là thầy truyền cho tôi, nếu tôi phản đối, vậy thì tội danh của tôi được thành lập
rồi, trái thầy phản đạo. Vì vậy tôi đã từng nói, người trên cả thế giới đều phản
đối thì một mình tôi vẫn theo đó mà làm, tôi không phản đối, bởi vì tôi tin thầy
sẽ không gạt tôi, thầy vô cùng yêu thương tôi. Tôi cũng không phải là theo mù
quáng, tôi cũng dùng tất cả tâm huyết, 30 năm trước khi tôi tiếp nhận Tịnh Độ,
tôi giảng kinh dạy học hơn 60 năm, 30 năm đầu, tôi có nghi ngờ, 30 năm sau, tôi
hoàn toàn tiếp nhận rồi. Tôi nói tôi tiếp nhận là từ đâu mà tiếp nhận? Tôi từ
Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, tôi làm rõ ràng, làm sáng tỏ đạo lý trong
đó, quay đầu lại nhìn Tịnh Độ, tin rồi, không phải mê tín. Cũng không phải là
thầy dạy tôi thì tôi liền tin, dạy tôi liền tin đó chắc chắn là người Thượng
thượng căn, tôi không phải là người thượng căn, tôi vẫn nghi ngờ, chính mình nhất
định phải làm sáng tỏ đạo lý, chân tướng sự thật thì tôi mới một lòng một dạ
tin tưởng. Biết ơn thầy! Lời khuyên bảo của thầy đến sau này khởi tác dụng rồi.
Vì vậy, thần thông này, A-la-hán đoạn hết Kiến
tư Phiền não, các ngài vẫn còn Vô minh Phiền não, vẫn còn Trần sa Phiền não,
A-la-hán vẫn còn, các ngài chỉ đoạn Kiến tư, đoạn Kiến tư thì chứng quả
A-la-hán, ra khỏi lục đạo luân hồi. Vì vậy, vừa đoạn Kiến tư Phiền não thì lục
đạo luân hồi không còn nữa, giống như nằm mộng tỉnh dậy, tỉnh lại là cảnh giới
gì? Pháp giới Tứ Thánh, Phật, Bồ-tát, Bích-chi-phật, A-la-hán, bốn pháp giới
này hiện tiền. Bốn pháp giới này là Tịnh độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lục đạo
là Uế độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ mê ở trong Kiến tư Phiền não, kiến là
cách nhìn của quý vị, hoàn toàn nhìn sai; tư là cách nghĩ của quý vị, cũng nghĩ
sai. Đức Phật dạy học đã quy nạp lại, để cho thuận tiện, nên chia Kiến tư Phiền
não thành năm loại. Thấy sai rồi, thứ nhất là Thân kiến, xem thân này là ta,
sai rồi, thân không phải là ta, vì sao vậy? Vì ta là không sanh không diệt,
thân thể này sẽ có sanh diệt, phải biết rằng không sanh không diệt mới là ta,
sanh diệt thì không phải, đó là gì? Là sở hữu của ta. Như quần áo, quần áo
không phải là ta, là sở hữu của ta, khi ta không muốn mặc nữa thì có thể thay một
bộ khác. Người ở trong lục đạo cũng vậy, thân này trong lục đạo hỏng rồi, đổi một
thân thể khác. Ta vĩnh viễn trường tồn, phải làm sáng tỏ điều này. Có người nói
linh hồn có phải là ta không? Linh hồn là ta, nhưng nó không phải gọi là ta, vì
sao vậy? Vì nó mê hoặc điên đảo, nó mê rồi. Cho nên hai chữ linh hồn này có vấn
đề, không thể gọi vậy, mà gọi là mê hồn, mê hồn. Khổng lão phu tử nói rất hay, ở
trong Dịch Hệ Từ Truyện, ông nói du hồn, 遊魂為變 “du hồn vi biến” (du hồn là biến hóa), điều này nói rất hay, vì sao vậy? Vì tốc độ của nó quá nhanh. Ví
như nói, chúng ta ở Hong Kong muốn đến Mỹ, trong một ý niệm thì nó đến rồi,
không có chướng ngại, hơn nữa tốc độ rất nhanh, nó không có thân thể. Vì vậy,
nhà Phật nói là Linh Tánh, tức là Tự Tánh, Linh Tánh là ta. Mục tiêu cuối cùng
của việc học Phật chính là quý vị kiến Tánh, quý vị kiến Tánh thì thành Phật.
Đó là ta, phải làm sáng tỏ. Thân tuyệt đối không phải là ta, nhất định không
nên thuận theo thân mà khởi tham sân si mạn, vậy thì tạo tội nghiệp. Thân cũng
giúp quý vị tu hành chứng quả, chỉ xem quý vị dùng nó như thế nào. Nếu quý vị
khéo dùng, tốt, là Phật Bồ-tát, là Thánh nhân; nếu quý vị dùng nó sai rồi, [là]
phàm phu lục đạo, hoặc là chúng sanh trong ba đường ác, quý vị tạo tham sân si
mạn, thế có nguy lắm không? Thật sự rất nguy! Cho nên điều thứ nhất là cách
nhìn sai lầm. Trong Kinh Kim Cang dạy chúng ta, nửa bộ đầu, 無我相,無人相,無眾生相,無壽者相 “vô Ngã tướng, vô Nhân tướng, vô Chúng sanh tướng, vô Thọ giả tướng”, điều này tuyệt đối chính xác, cách nhìn này
chính xác. Nửa bộ sau thì giảng cao hơn, không chỉ tướng là giả, mà ý niệm cũng
không có, 無我見,無人見,無眾生見,無壽者見 “vô Ngã
kiến, vô Nhân kiến, vô Chúng sanh kiến, vô Thọ giả kiến”, ý niệm cũng không khởi, vậy thì đúng.
Điều sai lầm thứ hai: Biên kiến. Biên kiến,
hiện nay chúng ta nói trái ngược nhau, là đối lập. Nói dài thì có ngắn, nói lớn
thì có nhỏ, nói chân thì có vọng, nói thiện thì có ác, đây là đối lập. Đối lập
là giả, hết thảy đều bằng không. Thế gian này không có đối lập, không có đối lập
là nói với chúng ta điều gì? Là một thể, đối lập là tách biệt, một thể. Đầy đủ
vạn đức vạn năng, quý vị nói thiện là một bộ phận, nói ác cũng là một bộ phận,
đều không nói đến toàn thể. Vì vậy, phá sự Chấp trước này về Biên kiến, không
còn Chấp trước, biết được vạn pháp là một thể, vạn pháp nhất như, vạn pháp đều
là do Tự Tánh biến ra. Vì vậy, người xưa nói 以金作器,器器皆金 “dĩ kim tác khí, khí khí giai kim” (lấy vàng làm đồ dùng, đồ dùng đều là
vàng), quý vị nhìn trên đồ vật thấy khác nhau, nhưng quý vị nhìn trên thể
thì hoàn toàn tương đồng. Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải từ trên tướng mà
thấy Tánh, vậy thì đúng rồi. Tôi thường dùng màn hình tivi làm ví dụ, màn hình
tivi là Tự Tánh, những sắc tướng hiện trên màn hình chính là lục đạo luân hồi,
chính là mười pháp giới. Còn hiện tại? Hiện tại, Tánh và tướng dung hòa thành một
thể, nhưng nếu quý vị biết quan sát, tướng trong đó là sanh diệt, màn hình
không sanh không diệt, nếu quý vị có thể từ trên tướng mà nhìn thấy màn hình
không sanh không diệt thì gọi là kiến Tánh. Vì vậy, đối với tướng thì không nên
Chấp trước, đối với tướng thì không nên Phân biệt, vậy thì thấy Tánh. Đối với
tướng, vừa nhìn thì lập tức khởi Phân biệt, liền khởi Chấp trước, đây chính là
tạo nghiệp luân hồi, quý vị đang chế tạo lục đạo luân hồi. Lục đạo luân hồi sẽ
không bao giờ biến mất trước mặt quý vị, cho dù là sau khi thân của quý vị chết,
đó là mê hồn, mê hồn không thể ra khỏi lục đạo luân hồi. Linh Tánh thì không
còn luân hồi, Linh Tánh là Tự Tánh. Phải làm sáng tỏ điều này, chúng ta có thể
buông được tất cả, chúng ta phải làm việc thật, không làm điều giả, vậy thì
đúng rồi.
Pháp giới Tứ Thánh cũng không phải là thật,
các ngài cũng dùng A-lại-da thức. Chúng ta dùng A-lại-da thức dùng sai rồi, đều
dùng mặt bất thiện, người trong Pháp giới Tứ Thánh thông minh, đều dùng mặt thiện,
tức là thiện ác, trong mười pháp giới có thiện ác, Pháp giới Tứ Thánh là thanh
tịnh, tịnh. Lục đạo luân hồi là ô nhiễm, trong ô nhiễm có thiện có ác, thiện có
ba đường thiện, ác có ba đường ác; ba đường thiện, ba đường ác đều là lục đạo
luân hồi, không ra khỏi. Cho nên A-la-hán tu tâm thanh tịnh, tâm địa thanh tịnh,
không có thiện ác, các ngài siêu việt, nhưng các ngài vẫn còn Phân biệt, vẫn
còn Vô minh. Vô minh là gì? Là Khởi tâm Động niệm. Nhất định phải đạt đến không
Khởi tâm không Động niệm, mắt chúng ta thấy sắc rất rõ ràng, nghe rất rõ ràng,
nhưng không Khởi tâm Động niệm, đây gọi là Phật tri Phật kiến; Khởi tâm Động niệm
thì không phải là Phật, Bồ-tát; có Phân biệt Chấp trước là phàm phu. Vì vậy
trong sinh hoạt thường ngày, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, [phải]
luyện, luyện không Khởi tâm không Động niệm, không Phân biệt, không Chấp trước,
đây gọi là chân tu hành. Tức là phải ngay trong tướng trên màn hình, trong tướng
ảnh động, nhìn ra bản tánh bất động của nó, vậy thì thành công, sau đó thì quý
vị đối với động và không động đều được đại tự tại, vì sao vậy? Vì đều không để
trong tâm. Đó là gì? Hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng tự nhiên cũng là giả,
trong Tự Tánh không có, chỉ có một niệm không giác thì hiện tượng này mới xuất
hiện, một niệm giác thì hiện tượng này đoạn dứt, không còn nữa. Sau khi đoạn dứt
là hiện tượng gì? Thường Tịch Quang.
Cho nên quý vị xem, tầng cao nhất của Pháp
môn Tịnh Độ [là] Thường Tịch Quang, hoàn toàn dung nhập Thường Tịch Quang. Thường
Tịch Quang chính là Pháp thân, chính là một thể. Như căn phòng của chúng tôi, mở
hết mười mấy ngọn đèn, ánh sáng và ánh sáng hòa vào nhau, không tách rời. Vào
lúc ấy thì trí huệ viên mãn, vì sao vậy? Vì tôi vẫn còn rất nhiều điều chưa học,
các ngài học hết rồi, hiện nay đều biến thành quang minh hòa vào nhau, những gì
mọi người học thì tôi đều được hết, tất cả đều ở chỗ tôi, thật tuyệt diệu! Thật
sự là không gì không biết, không gì không thể, chứng được đại viên mãn. Vào lúc
ấy mới thật sự có thể giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn. Thời gian không còn nữa,
không có quá khứ hiện tại vị lai; không gian không còn nữa, không có khoảng
cách, một mảng quang minh, ở đâu? Không nơi nào không có, không lúc nào không
có. Vì vậy, đức Phật hiện tiền cho chúng ta xem, đức Phật từ đâu đến? Trong
Kinh Lăng Nghiêm nói là: 當處出生,隨處滅盡 “Đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận” (Ngay nơi xuất sanh, tùy nơi diệt tận),
nói hay như vậy, Ngài không có đến và đi, Ngài không có khoảng cách với chúng
ta. Tất cả chư Phật, Bồ-tát, Thần minh, hết thảy chúng sanh, đều không có khoảng
cách với chúng ta. Nếu như có khoảng cách, thì việc ấy phiền phức, Ngài không
có khoảng cách. Vì vậy Phật Bồ-tát chỉ là giúp chúng ta quay đầu là bờ. Quay đầu
thì từ đâu mà quay đầu? Từ Khởi tâm Động niệm mà quay đầu, đừng Khởi tâm Động
niệm; từ Phân biệt mà quay đầu, không nên Phân biệt; từ Chấp trước mà quay đầu,
đừng Chấp trước nữa, đó chính là “vốn là Phật” một cách rất viên mãn, trở về vị
trí ban đầu của quý vị, quý vị chứng được đại viên mãn. Học tập điều này ý vị
vô cùng tận.
Chỉ một bộ kinh, nhiều kinh như vậy, nhiều
kinh như vậy đều là một bộ kinh, một bộ kinh bao hàm tất cả kinh, quý vị thích
điều nào thì dạy quý vị điều đó, tùy quý vị chọn. Chúng sanh chọn, của tôi tốt,
tốt hơn của họ, không biết rằng [đó] là như nhau, đến khi tu được vào trong,
thì ra là như nhau, cho nên mới biết 法門平等,無有高下 “Pháp môn bình đẳng, vô hữu cao hạ” (Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp).
Quý vị xem, một câu A Di Đà Phật thì thông tất cả rồi. Vậy chúng ta lại hỏi,
tôi niệm Giê-su có thông được không? Thông được, dùng điều gì cũng có thể
thông, vấn đề là quý vị biết hay không, pháp là không có chướng ngại, pháp nào
cũng viên dung. Vì vậy, Đại thừa giáo thường nói, hiểu được thì pháp nào không
phải Phật pháp? Tất cả tôn giáo đều là Phật pháp, tất cả Thần thánh đều là A Di
Đà Phật; không hiểu thì pháp nào là Phật pháp? Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Kinh Vô Lượng
Thọ đều không phải là Phật pháp, vì sao vậy? Vì quý vị không hiểu, quý vị Phân
biệt, quý vị Phân biệt Chấp trước vào điều này, quý vị không hiểu, vậy thì biến
đó thành tri thức của thế gian, sai rồi. Đó không phải là tri thức của thế
gian, điều đó không thể nghĩ bàn, thật sự là vi diệu pháp. Quý vị biết được Kinh
này là vi diệu pháp, danh hiệu này là vi diệu pháp, sau đó biết được tất cả thế
gian và xuất thế gian đều là vi diệu pháp, không có điều gì chẳng phải là vi diệu
pháp, tâm khai ý giải, được đại tự tại, pháp hỷ sung mãn.
Được rồi, chúng ta
xem đoạn bên dưới. 今應注意者,經中極樂眾生所具之通,遠超餘經論中禪定等所得者 “Kim ưng chú ý giả, kinh trung Cực Lạc chúng sanh sở cụ chi thông, viễn
siêu dư kinh luận trung thiền định đẳng sở đắc giả” (Ở đây cần phải chú ý, thần thông mà chúng
sanh ở Cực Lạc có được, vượt xa sự chứng đắc bởi Thiền định trong các kinh luận
khác), đây là
điều mà Niệm lão nhắc nhở chúng ta, chúng ta phải cảm tạ ngài, rất hiếm có. Tất
cả những người vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, bất luận là phẩm vị gì, Thượng
Trung Hạ, Tam bối vãng sanh, cửu phẩm vãng sanh, bất kể là cấp bậc nào, thần
thông mà các ngài đạt được, trên thực tế, trí huệ, thần thông, đạo lực, cùng với
tất cả kinh mà đức Phật đã thuyết, Thiền định được giảng trong đó, các ngài đều
dùng Thiền định đạt được, không thể xem ngang hàng với Thế giới Cực Lạc. Vì sao
vậy? Vì Thiền định là công phu của chính quý vị, Thiền định của quý vị cạn sâu
đến giai đoạn nào thì quý vị có thể thấy được giai đoạn đó. Thế giới Cực Lạc
không phải vậy, Thế giới Cực Lạc là gì? Là 48 nguyện của A Di Đà Phật gia trì
cho chúng ta, cho nên Thiền định đó rất cao, cao đến đỉnh rồi. Nhất định phải
biết điều này. Sau đó mới biết, vì sao chúng ta cảm tạ A Di Đà Phật, biết ơn
Ngài, nếu không [nhờ] Ngài, chúng ta muốn tu được từ trong Thiền định thì phải
tu vô lượng kiếp, Ngài làm như vậy thật sự là từ bi đến tột cùng, kiến lập hoàn
cảnh sinh sống, đạo tràng tu học tốt như vậy cho chúng ta ở Tây Phương. Thế giới
Cực Lạc không phải là một quốc gia, trong đó không có quốc vương, không có tổng
thống, trong đó cũng không có sĩ nông công thương, chỉ có hai kiểu người, một
là thầy – A Di Đà Phật, còn lại là học trò đến từ mười phương, đều là Bồ-tát,
trong bốn độ đều là Bồ-tát, đại Bồ-tát, tiểu Bồ-tát. Nhưng vừa đến nơi đó, 48
nguyện vừa gia trì thì tất cả đều không khác A Di Đà Phật gì mấy. Quý vị xem, rất
giống, nhưng không mê hoặc, sẽ không nhận nhầm người, tướng mạo mọi người đều
như nhau, nhưng không nhận nhầm. Hơn nữa, người nào cũng có thần thông, có thể
nhìn ra đời trước bạn ở đâu, bạn từ hành tinh nào đến, bạn từ cõi nào đến, rõ
ràng sáng tỏ, tường tận thấu suốt, sẽ không nhận nhầm người. Ở chỗ chúng ta thì
phiền phức, có hình dạng sinh đôi giống hệt nhau, thường nhầm lẫn, Thế giới Cực
Lạc thì không, không có tình trạng này.
Tiếp theo nêu ví dụ rằng, 例如凡夫之宿命通,能知不過八萬劫。今云無量劫者何也 “ví như phàm phu
chi Túc mạng thông, năng tri bất quá bát vạn kiếp. Kim vân vô lượng kiếp giả hà
dã” (ví như Túc mạng thông của phàm phu, có thể biết
không hơn tám vạn kiếp. Ở đây nói vô lượng kiếp là như thế nào), điều này
không như nhau, thần thông của phàm phu là nói về cõi trời, cõi trời có trời Dục
giới, 6 tầng Dục giới, 18 tầng Sắc giới, Tứ thiền chia thành 18 tầng, 4 tầng Vô
Sắc giới. Họ tu Tứ thiền Bát định, cao nhất, Túc mạng thông của họ có thể biết
được tám vạn kiếp, từ tám vạn kiếp về trước thì họ không biết. Thần thông của
người ở Thế giới Cực Lạc cao hơn họ nhiều lắm! Ngày nay chúng ta tu để sanh
thiên là khó, còn khó hơn đến Thế giới Cực Lạc. Chúng ta sanh lên cõi trời có
thể sanh lên trời nào? Trời Dục giới. Thần thông của trời Dục giới không đến
tám vạn kiếp, khoảng chừng một kiếp cũng chưa đạt đến, quý vị có thể biết được
mấy trăm đời, mấy ngàn đời, khả năng như vậy, không nhiều lắm, không phải vô lượng.
Thần thông đạt được ở Thế giới Cực Lạc, giống hệt với A Di Đà Phật. 蓋以極樂眾生仗佛本願力,而具大乘不共之通,故遠勝於凡小也 “Cái dĩ Cực Lạc chúng sanh trượng Phật bổn
nguyện lực, nhi cụ Đại thừa bất cộng chi thông, cố viễn thắng ư phàm Tiểu dã” (Bởi vì chúng sanh ở Cực Lạc nhờ sức bổn
nguyện của đức Phật, mà có thần thông khác biệt của Đại thừa, nên thù thắng hơn
phàm phu và Tiểu thừa rất nhiều). Phàm phu, Tiểu thừa không thể sánh bằng.
Sách Chân Giải, đây là trước tác của Tổ sư Tịnh tông Nhật Bản, ngài có chú giải
Kinh Vô Lượng Thọ, gọi là Chân Giải. Trong đó nói, 小乘前五通 “Tiểu thừa tiền ngũ thông” (năm thần thông trước của Tiểu thừa), không có Lậu tận thông,
năm thần thông phía trước, chỉ nương vào bốn định căn bản mà tu được. 漏盡通,依四禪、未至、中間及三無色 “Lậu tận thông, y tứ thiền, vị chí, trung gian cập tam vô sắc” (Lậu tận thông, nương vào tứ thiền, vị
chí định, trung gian và ba vô sắc). Tam vô sắc chính là trời Tứ Không, Vô sắc
chính là trời Vô Sắc giới, đây là chỉ cho định của Vô Sắc. 文中三字或為四字之誤 “Văn trung tam tự hoặc vi tứ tự chi ngộ” (chữ “ba” trong văn trên chắc là sự nhầm
lẫn của chữ “bốn”), đây là bởi vì trời Tứ Không, Tứ Không có bốn cấp bậc,
không phải ba, tức là Tứ Không định sanh lên trời Tứ Không. 蓋八定者,乃色界之四禪與無色界之四無色定 “Cái bát định giả, nãi Sắc giới chi Tứ thiền dữ Vô Sắc giới chi Tứ Vô
sắc định” (Bát
định: là Tứ thiền của Sắc giới và Tứ Vô sắc định của Vô Sắc giới). Đây là
pháp mà người Tiểu thừa tu, cho nên cảnh giới trong định của họ có hạn. Ngày
nay chúng ta nói các chiều không gian khác nhau, nhân loại chúng ta sống trong
không gian ba chiều, cao minh hơn chúng ta là không gian bốn chiều, không gian
năm chiều, hiện nay khoa học chứng minh có 11 chiều không gian, 11 chiều không
gian có lẽ là đến trời Dục giới. Càng hướng lên trên thì năng lực càng lớn,
nhưng chắc chắn không thể so sánh với Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc thông
hoàn toàn, năng lực của sự thông đó bình đẳng với chư Phật Như Lai. Chúng ta phải
làm sáng tỏ việc này.
大乘依一切禪悉能之。今此經所說,大異於彼說 “Đại thừa y nhất
thiết thiền tất năng chi. Kim thử kinh sở thuyết, đại dị ư bỉ thuyết” (Đại thừa
nương vào tất cả thiền mà đều đạt tới điều đó. Những gì trong kinh này nói khác
biệt rất lớn với những thuyết khác), khác với tất cả kinh giáo mà đức Phật
Thích Ca Mâu Ni đã nói trong 49 năm. 一切人天皆以佛願為所依 “Nhất thiết nhân thiên giai dĩ Phật nguyện vi
sở y” (Tất
cả trời người đều lấy nguyện của đức Phật làm nơi nương tựa). Tất cả trời
người ở Thế giới Cực Lạc, đều lấy bổn nguyện của A Di Đà Phật làm nơi nương tựa.
故云:阿彌陀如來本願力為增上緣 “Cố vân: A Di Đà Như Lai bổn nguyện lực vi Tăng thượng duyên” (Vì thế nói rằng: Sức bổn nguyện của A Di
Đà Như Lai làm Tăng thượng duyên). Trong sách Sự Tán cũng nói: 三明自然乘佛願。須臾合掌得神通 “Tam minh tự nhiên
thừa Phật nguyện, tu du hiệp chưởng đắc thần thông” (Tam minh tự nhiên
nương Phật lực, khoảnh khắc chắp tay đắc thần thông). Họ đạt được thần
thông quá dễ dàng, Tam minh Lục thông, Tam minh và Lục thông là cùng một ý nghĩa, Tam minh
là Phật đạt được, Lục thông là Bồ-tát, A-la-hán đạt được, cho nên Tam minh tự
nhiên thừa Phật nguyện, nương tựa, Phật là A Di Đà Phật. Tu du, trong khoảnh khắc,
lập tức, chắp tay liền đắc thần thông, thần thông này cùng với thần thông của đức
Phật không có cao thấp. 豈容同於有漏禪為所依耶?故彼國天人之通,非修得者 “Khởi dung đồng ư hữu lậu thiền vi sở y da? Cố
bỉ quốc thiên nhân chi thông, phi tu đắc giả” (Sao có thể giống với việc lấy thiền hữu
lậu làm chỗ nương tựa? Vì vậy thần thông của trời người trong nước ấy chẳng phải
do tu được), họ không phải là do tu được, họ không tu thiền, họ được thần
thông, hơn nữa thần thông thật sự vượt hơn [người] tu thiền thông thường. Vì vậy, 不待修而自得成就,又不同於諸天報得五通 “bất đãi tu nhi tự đắc thành tựu, hựu bất đồng
ư chư thiên báo đắc ngũ thông” (không cần tu mà tự được thành tựu, lại khác với quả báo được ngũ
thông của chư thiên). Sanh lên cõi trời thì có ngũ thông, đó là quả báo,
sanh lên cõi trời thì đạt được, nhưng năng lực cũng có hạn. 乃依彌陀之修德為因,依如來願力,而酬得安樂自然之報德。是以勝於常途之報得 “Nãi y Di Đà chi tu đức vi nhân, y Như Lai nguyện lực, nhi thù đắc an lạc
tự nhiên chi báo đức. Thị dĩ thắng ư thường đồ chi báo đắc” ([Đây] là nương vào sự tu đức của A Di Đà Phật làm nhân, nương vào nguyện
lực của Như Lai mà hưởng được báo đức an lạc tự nhiên. Cho nên quả báo đạt được
thù thắng hơn những đường [tu] thông thường). So với sự chứng
đắc thông thường tu được, vượt trội rất lớn, quá lớn. 故《要集》云:不於四靜慮中,而修神通因。只是彼土任運生得之果報,不亦樂乎 “Cố Yếu Tập vân: Bất ư tứ tĩnh lự trung, nhi tu thần thông nhân. Chỉ thị
bỉ độ nhậm vận sanh đắc chi quả báo, bất diệc lạc hồ” (Nên trong sách Yếu Tập nói: Không tu nhân thần thông ở trong tứ tĩnh lự,
mà chỉ là quả báo tự nhiên đạt được trong cõi nước ấy, chẳng phải vui lắm sao!). Lời này là chân thật, không phải là giả.
Chúng ta đọc đến
những câu kinh văn này, đối với những cây kinh văn này tin sâu không nghi thì
nguyện tâm của chúng ta tăng trưởng. Ngay trong đời nay chỉ làm việc này, cầu
sanh Tịnh Độ, ngoài ra thì cả mép rìa cũng không chạm. Ở thế gian này, chỉ cần
ngày tháng thông thường, có thể sống qua ngày thì vui vẻ, như Đại sư Ấn Quang
đã nói, Hòa thượng Hải Hiền cũng nói, quần áo chỉ cần mặc được ấm, cơm chỉ cần
ăn cho no, không cần phải chọn lựa, có căn phòng nhỏ có thể che gió che mưa, đủ
rồi! Vui vẻ biết mấy! Vì vậy chúng ta cần phải tu Tịnh Độ, nhất định phải có
thành tựu ngay trong đời này. Có thành tựu, chính là chắc chắn được sanh Tịnh Độ,
đây là thành tựu, sanh Tịnh Độ xem như thành Phật. Được rồi, thời gian hôm nay
hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
(Hết tập 171)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.