TỊNH ĐỘ
ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN
Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn
Tập 172
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật
Đà Hồng Kông.
Thời
gian: Ngày 26 tháng 1 năm 2015.
Dịch
giả: Diệu Hiệp.
Giảo
chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người
cùng tôi quy y tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã
đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc
trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn.
(3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 448, hàng thứ
nhất:
又佛菩薩與二乘之身通有多種不同 “Hựu Phật Bồ-tát dữ
Nhị thừa chi Thân thông hữu đa chủng bất đồng” (Thêm nữa, Thân
thông của Bồ-tát và Nhị thừa có nhiều điều khác biệt). Tiếp theo, ngài
nêu ra cho chúng ta chín điều, sách Chân Giải căn cứ những điều được nói trong
Đại Thừa Nghĩa Chương, nói chín điều, đều có thần thông, nhưng thần thông lớn
nhỏ không như nhau. Chúng ta xem trong Đại Thừa Nghĩa Chương nói: Thứ nhất 寬狹不同 “khoan hiệp bất đồng”
(rộng hẹp bất đồng), như trong Kinh Địa
Trì có nói: 聲聞二千國土,為通境界 “Thanh văn Nhị
thiên quốc độ, vi thông cảnh giới” (Thanh văn: Nhị
thiên quốc độ, làm cảnh giới thông đạt). Tam thiên Đại
thiên thế giới, các ngài có thể đạt đến Nhị thiên, [là] La-hán; Bích-chi-phật
có thể đạt đến Tam thiên, tức là các ngài có thể đạt đến khu vực giáo hóa của đức
Phật Thích Ca Mâu Ni, có khả năng này. 今經中則以億那由他百千佛剎為通境界,可見差異之甚 “Kim kinh trung tắc
dĩ ức na-do-tha bách thiên Phật sát vi thông cảnh giới, khả kiến sai dị chi thậm”
(Trong kinh này thì lấy ức na-do-tha trăm ngàn cõi
Phật làm cảnh giới thông đạt, có thể thấy được sự khác biệt rất lớn). “Thân thông” ở
đây chính là sự biến hóa của thân thể. Trong tiểu thuyết Tây Du Ký của người
Trung Hoa chúng ta đã nói Tôn Ngộ Không [có] 72 phép biến hóa, nếu so sánh 72
phép biến hóa với A-la-hán thì kém rất xa, A-la-hán có thể xuất hiện cùng lúc ở
trong cõi nước của Nhị thiên cõi Phật. Vì vậy, nếu so sánh Tôn Ngộ Không với
các ngài thì như đom đóm so với đèn, năng lực của Ngộ Không rất có giới hạn.
Năng lực lớn nhỏ thì từ đây có thể biết.
Loại thứ hai, 多少不同 “đa thiểu bất đồng”
(nhiều ít bất đồng). 二乘 “Nhị thừa”, Thanh văn, người
Tiểu thừa, 一心一作,不能眾多 “nhất tâm nhất tác, bất năng chúng đa” (một tâm một biến
hóa, không thể biến hóa nhiều). Các ngài hiện thân biến hóa, các ngài chỉ
có thể biến một thứ, các ngài không thể biến ra
hai thứ cùng lúc, Nhị thừa như Thanh văn và Duyên giác. Vì sao vậy? Vì các ngài
chưa kiến Tánh, năng lực của các ngài có hạn. 諸佛菩薩一時能化現十方世界一切色像,一時能現五趣之身 “Chư Phật Bồ-tát
nhất thời năng hóa hiện thập phương thế giới nhất thiết sắc tượng, nhất thời
năng hiện ngũ thú chi thân” (Chư Phật Bồ-tát trong một lúc có thể hóa
hiện tất cả hình sắc cảnh tượng khắp mười phương thế giới, trong một lúc có thể
hiện ra thân tướng trong năm đường), năng lực này thì chúng ta đều không cách
nào tưởng tượng được. Trong một lúc là cùng lúc, có thể hóa hiện cùng lúc,
chính là [ở trong] tất cả cõi nước chư Phật khắp pháp giới hư không giới, các
Ngài có thể hiện ra tất cả sắc tướng. Có thể hiện ra núi sông đất đai cùng lúc,
có thể hiện ra cây cối hoa cỏ cùng lúc, có thể hiện ra thân tướng trong năm đường
cùng lúc: tức là cõi trời, cõi người, cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục,
có thể hiện ra cùng lúc. Các Ngài ở cõi nào thì hiện ra thân ở cõi đó, các Ngài
không có chướng ngại. Khác với hàng Nhị thừa thông thường, họ không làm được,
chỉ có thể biến hiện từng sắc tướng một, không thể cùng lúc biến hiện trong tất
cả cảnh giới.
Thứ ba, 大小不同。二乘化現大身,不能入小;化現小身,不能容大 “đại tiểu bất đồng.
Nhị thừa hóa hiện đại thân, bất năng nhập tiểu; hóa hiện tiểu thân, bất năng
dung đại” (lớn nhỏ bất đồng. Hàng Nhị thừa hóa hiện thân lớn,
không thể vào nhỏ; hóa hiện thân nhỏ, không thể chứa lớn), như vậy là hạn
chế, có giới hạn. Người Nhị thừa có thể hiện thân lớn, thân lớn không thể vào
[chỗ] nhỏ, vào một căn phòng nhỏ thì họ không vào được, hiện thân nhỏ thì không
cách nào chứa lớn, có tính hạn chế, với chúng ta, thân người của chúng ta cũng
có tính hạn chế. Nhưng, 諸佛菩薩現大身滿三千界,能以大身入一塵中。化現小身如微塵,能以小身容受一切 “chư Phật Bồ-tát
hiện đại thân mãn Tam thiên giới,
năng dĩ đại thân nhập nhất trần trung. Hóa hiện tiểu thân như vi trần, năng dĩ
tiểu thân dung thọ nhất thiết” (chư Phật Bồ-tát hiện thân lớn khắp cả Tam
thiên thế giới, có thể dùng thân lớn vào trong một vi trần; hóa hiện thân nhỏ
như vi trần, có thể dùng thân nhỏ dung nạp tất cả). Tức là trong nhỏ
có thể bao gồm lớn, thân lớn vào trong một vi trần, một vi trần không phóng to,
thân lớn chẳng thu nhỏ, Ngài không có chướng ngại, lớn nhỏ chẳng hai, một nhiều
chẳng khác. Đây là Phật, Bồ-tát, Bồ-tát ở đây là Pháp thân Bồ-tát, Minh tâm Kiến
tánh thì có năng lực này, không có giới hạn. Bồ-tát chưa kiến Tánh thì không được,
các ngài chưa làm được, các ngài có thể hiện thân lớn, có thể hiện thân nhỏ,
nhưng hiện thân nhỏ không thể chứa thân lớn, hiện thân lớn không thể vào thân
nhỏ, các ngài có những chướng ngại này. Đây là điều thứ ba, điều thứ ba vẫn còn
phần sau. Có thể dùng thân lớn vào trong một vi trần, hóa hiện thân nhỏ như vi
trần, thân nhỏ có thể dung nạp tất cả, “tất cả” ở đây chính là cả vũ trụ, ở
trong một thân nhỏ. 又佛菩薩於一切色物,大能入小,小能容大。二乘不能 “Hựu Phật Bồ-tát ư
nhất thiết sắc vật, đại năng nhập tiểu, tiểu năng dung đại. Nhị thừa bất năng” (Thêm nữa, Phật Bồ-tát
đối với tất cả vật thể hình sắc, lớn có thể vào trong nhỏ, nhỏ có thể dung chứa
lớn; hàng Nhị thừa không thể). Quý vị xem, tự tại biết mấy! Phật Bồ-tát
được nói đến trong kinh, bao gồm người vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc,
được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, thần thông đạo lực của các
ngài không khác gì với A Di Đà Phật, hiện thân nhỏ có thể dung chứa thân lớn,
hiện thân lớn có thể bao gồm thân nhỏ. Lớn có thể vào nhỏ, nhỏ có thể chứa lớn,
vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì đạt được.
四、遲速不同。二乘欲至遠處,多時乃至。以其不同如意通故。諸佛菩薩,一念能至十方世界,以其所得如意通故 “Tứ, trì tốc bất đồng.
Nhị thừa dục chí viễn xứ, đa thời nãi chí. Dĩ kỳ bất đồng Như ý thông cố. Chư
Phật Bồ-tát, nhất niệm năng chí thập phương thế giới, dĩ kỳ sở đắc Như ý thông
cố” (Thứ tư, nhanh chậm bất đồng. Hàng Nhị thừa muốn đến
nơi xa, thời gian dài mới tới, là vì Như ý thông bất đồng của họ. Chư Phật Bồ-tát,
một niệm có thể đến mười phương thế giới, là vì Như ý thông mà các Ngài đã chứng
đắc). Thứ năm, 虛實不同。二乘所化現一切,相似而已,不得實用 “hư thật bất đồng.
Nhị thừa sở hóa hiện nhất thiết, tương tự nhi dĩ, bất đắc thật dụng” (hư thật bất đồng.
Tất cả những gì hàng Nhị thừa hóa hiện, [chỉ] tương tự mà thôi, không được thực
dụng). Các ngài có thể biến hóa rất nhiều thân cùng lúc,
chúng tôi đọc được trong Cao Tăng Truyện, chúng tôi tin điều đó không phải là
giả, là việc có thật, A-la-hán có thần thông, có thể phân thân [đi] ứng cúng.
Ngày hôm sau Pháp sư khởi hành trở về nước, ngài đến từ Ấn Độ, hôm trước mọi
người mời ngài dùng cơm. Cùng lúc có năm trăm nhà lễ thỉnh Pháp sư đi ứng cúng,
ngài đều nhận lời, đến lúc đó 500 gia đình đều nhìn thấy Pháp sư ở nhà mình nhận
cúng dường. Ngày hôm sau đến thập lý trường đình tiễn ngài, mọi người đều cảm
thấy rất tự tại, anh xem, có biết bao nhiêu người mời Pháp sư mà hôm qua ngài đến
nhà tôi rồi. Người kia nói không phải, ngài ở nhà của tôi, sao lại ở nhà của
anh được? Mọi người xâu chuỗi lại mới biết, vị La-hán ấy có thuật phân thân,
ngài có thể hiện thân trong cùng một thời gian ở các nơi khác nhau. Nhưng sự hiện
thân này không thể sánh bằng Phật và Pháp thân Bồ-tát, thân mà Phật và Bồ-tát hiện ra là chân thật, thân của
hàng Nhị thừa không phải là chân thật, đây là do thần thông, đạo lực còn kém một
bậc, không được hữu dụng thật sự. Chúng ta biết, vãng sanh Thế giới Cực Lạc có
thể hiện vô lượng vô biên thân, hiện thân ấy làm gì? Đến mười phương thế giới để
cúng Phật, Hóa thân hoàn toàn giống hệt với thân thật, thật sự được thọ dụng.
Cúng Phật được phước báo, đồng thời nghe Phật giảng kinh thuyết pháp, khai trí
huệ, cho nên chúng tôi hiểu rõ tác dụng của Hóa thân rồi, [là] phước huệ song
tu. Không phải ở nơi khác, mà ở trong cõi nước của chư Phật Như Lai, phước huệ
chân thật cứu cánh, tuỳ lúc tuỳ nơi đều có thể hóa hiện, không có chướng ngại,
không có hạn chế, đều được thực dụng.
Thứ sáu, 所作不同 “sở tác bất đồng” (việc làm bất đồng). Chư Phật Bồ-tát
giáo hóa vô lượng chúng sanh. 各令有心,隨作一事令人異辨 “Các linh hữu tâm,
tùy tác nhất sự linh nhân dị biện” (Mỗi người có tâm
ý riêng, tùy ý làm một việc mà khiến mọi người đều nhận biết khác nhau). Chư Phật Bồ-tát
có thần thông này, mỗi một chúng sanh, đặc biệt là trong mười pháp giới, tâm của
chúng sanh trong mười pháp giới khác nhau, Vọng tưởng, tạp niệm khác biệt, Phật
Bồ-tát có thể giáo hóa vô lượng chúng sanh, cùng lúc, cùng nơi, khác chỗ, các
Ngài đều có năng lực này, mỗi người đều có thể thông với Ngài, đều có thể không
có chướng ngại, cũng tức là đều có thể lãnh hội được nghĩa chân thật mà đức Phật
đã dạy cho họ. “Tùy ý làm một việc mà khiến mọi người dị biện”, sự nhận
biết khác nhau, người Nhị thừa không làm được, nhưng Bồ-tát có năng lực làm được.
Câu này rất quan trọng. Chúng sanh có căn tánh khác nhau, hoặc là hoàn toàn
khác biệt, người và súc sanh không như nhau, súc sanh và ngạ quỷ không như
nhau, Phật Bồ-tát có thể khiến cho chúng sanh trong sáu đường, mỗi chúng sanh đều
có thể đạt được lợi ích khác nhau, các Ngài có năng lực này. Cũng giống như ở
thế gian chúng ta, thầy dạy học, mười mấy học trò có trình độ khác nhau, thầy
giảng giải cùng một kiến thức, khi mỗi học trò nghe được đều có thể hiểu rõ, đều
hoan hỷ; người có trình độ thấp thì nghe được rất dễ hiểu, rất thích hợp với họ;
người có trình độ cao nghe được thầy giảng rất sâu sắc, cũng được hoan hỷ, người
Nhị thừa không làm được điều này. Vì vậy, 佛以一音而說法,眾生隨類各得解 “Phật dĩ nhất âm
nhi thuyết pháp, chúng sanh tùy loại các đắc giải” (Phật dùng một âm
thanh thuyết pháp, chúng sanh tùy loại đều hiểu được), chính là ý này.
[19:17]
Thứ bảy, 所現不同。諸佛菩薩但現一身,令人異見;但出一聲,令人異聞;安住一土,十方俱現。二乘不能 “sở hiện bất đồng.
Chư Phật Bồ-tát đãn hiện nhất thân, linh nhân dị kiến; đãn xuất nhất thanh,
linh nhân dị văn; an trụ nhất độ, thập phương câu hiện. Nhị thừa bất năng” (sự biến hiện bất
đồng. Chư Phật Bồ-tát chỉ hiện một thân mà khiến mọi người thấy khác; chỉ phát
ra một âm thanh mà khiến mọi người nghe khác; an trụ ở một cõi mà hiện khắp cả
mười phương. Hàng Nhị thừa [thì] không thể). Phía trước là nhận
biết, ở chỗ này nói đến nghe pháp. Các Ngài hiện một thân, chúng ta lấy ví dụ về
Bồ-tát Quán Thế Âm, ở nhân gian này, ở động Phạm Âm của núi Phổ Đà, nơi rất nổi
tiếng, ở trong đó quý vị có thể nhìn thấy Bồ-tát Quán Âm, thành tâm thành ý lễ
bái ở cửa động. Năm xưa, Pháp sư Thánh Nhất ở Hong Kong, còn có một vị tôi quên
mất rồi, hai vị Pháp sư từ Hong Kong đến núi Phổ Đà ở Đại Lục để triều bái, bên
Đại lục có một vị Pháp sư đi cùng hai ngài, [thành] ba người. Ở động Phạm Âm,
khẩn xin được gặp Bồ-tát Quán Âm, lạy ở cửa động, lạy nửa tiếng, nhìn thấy rồi,
ba người đều hoan hỷ, thật sự nhìn thấy Bồ-tát Quán Âm hiện thân rồi. Sau khi rời
khỏi, trên đường đi, các thầy ấy hỏi nhau: Thầy thấy Bồ-tát Quán Âm hình dáng
như thế nào? Pháp sư Thánh Nhất nhìn thấy giống như hình dáng của Bồ-tát Địa Tạng,
đội mũ Tỳ Lô, đội mũ, thân sắc vàng, toàn thân đều là màu vàng. Một vị Pháp sư
khác nhìn thấy là Bạch Y Quán Âm, còn có một vị Pháp sư nhìn thấy là tướng Tỳ-kheo,
là tướng của người xuất gia. Tất cả đều là Bồ-tát Quán Thế Âm, nhưng mỗi người
nhìn thấy đều khác nhau. Điều này chứng tỏ tướng do tâm sanh, là [do] tâm của
chính chúng ta, niệm Phật, ứng của Phật, cảm ứng, đều hiện thân ở một nơi,
nhưng mỗi người nhìn thấy đều khác biệt, khiến cho mọi người thấy khác. Phật
dùng một âm thanh để thuyết pháp mà khiến mọi người hiểu khác nhau, mỗi người
nghe được đều cảm nhận khác nhau. Đây là điều mà người Nhị thừa không làm được,
người Nhị thừa hiện một tướng, mọi người nhìn thấy hoàn toàn như nhau; thuyết
pháp, âm thanh nghe được cũng như nhau. Năng lực ấy của Phật Bồ-tát lớn, các
Ngài giáo hóa chúng sanh, mỗi người nghe được đều là ngôn ngữ của họ, cho nên họ
toàn toàn có thể hiểu được, không cần phải phiên dịch. Thần thông không thể
nghĩ bàn, sở hiện bất đồng.
八、根用不同。如《涅槃經》說:諸佛菩薩六根互用 “Bát, căn dụng bất
đồng. Như Niết Bàn Kinh thuyết: Chư Phật Bồ-tát lục căn hỗ dụng” (Thứ tám, tác dụng
của căn bất đồng. Như trong Kinh Niết Bàn nói: Sáu căn của chư Phật Bồ-tát
chung dùng lẫn nhau), người Nhị thừa không làm được. Sáu căn
chung dùng lẫn nhau, Pháp thân Bồ-tát, Ngài nhìn thì không cần dùng mắt nhìn,
toàn thân Ngài đều có thể nhìn, Ngài nghe không dùng tai để nghe. Mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân đều có thể chung dùng lẫn nhau, mắt có thể thấy cũng có thể nghe,
còn có thể ngửi hương, nếm vị; thân thể, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, toàn thân đều
có thể thấy, thấy hết cả bốn phương tám hướng. Pháp thân Bồ-tát thì được, người
Nhị thừa không được, người Nhị thừa chỉ có thể dùng mắt thấy, dùng tai nghe,
không thể dùng mắt nghe, dùng tai thấy.
Thứ chín, 自在不同。如《涅槃經》說:諸佛菩薩,凡所為作,身心自在,不相隨逐。其身現大,心亦不大。身現小,心亦不小。喜憂等一切皆爾(意謂身現喜,心亦不喜) “tự tại bất đồng.
Như Niết Bàn Kinh thuyết: Chư Phật Bồ-tát, phàm sở vi tác, thân tâm tự tại, bất
tương tùy trục. Kỳ thân hiện đại, tâm diệc bất đại. Thân hiện tiểu, tâm diệc bất
tiểu. Hỷ ưu đẳng nhất thiết giai nhĩ (ý vị thân hiện hỷ, tâm diệc bất hỷ)” (tự tại bất đồng.
Như trong Kinh Niết Bàn nói: Chư Phật Bồ-tát, hễ làm việc gì, thân tâm tự tại,
không bị theo đó. Thân Ngài hiện lớn, tâm cũng không lớn; thân hiện nhỏ, tâm
cũng chẳng nhỏ. Tất cả như vui, lo, v.v… cũng như vậy (ý nói thân hiện vui,
tâm cũng chẳng vui)), hàng Nhị thừa thì không được. Hàng Nhị
thừa chỉ đoạn Kiến tư Phiền não, Trần sa, Vô minh vẫn còn, khác biệt ở chỗ này.
Có chín điều khác biệt, đây là nêu ra một ví dụ về thân, khi thân hiện thần
thông thì khác với Thanh văn, Duyên giác.
Chúng ta xem câu
cuối cùng, 今彼國天人之神通,如《合贊》云:今則大乘不共之通,而更加(彌陀)本願力 “kim bỉ quốc thiên
nhân chi Thần thông, như Hợp Tán vân: Kim tắc Đại thừa bất cộng chi thông, nhi
cánh gia (Di Đà) bổn nguyện lực” (thần thông của
người trời cõi ấy trong này, như sách Hợp Tán nói: Đây là thần thông khác biệt
của Đại thừa, lại còn thêm sức bổn nguyện (của đức Di Đà)). 48 nguyện, mỗi
người vãng sanh, đến Thế giới Cực Lạc liền được sự gia trì từ 48 nguyện của A
Di Đà Phật; thần thông, trí huệ, đạo lực rất giống với A Di Đà Phật, chúng tôi
thường nói gần như không khác gì mấy.
Đoạn tiếp theo, 本章中,自知無量劫時宿命所作善惡,是第六宿命通願 “bổn chương trung,
tự tri vô lượng kiếp thời túc mạng sở tác thiện ác, thị đệ lục Túc mạng thông
nguyện” (trong chương này, tự biết những việc thiện ác đã
làm trong túc mạng của vô lượng kiếp, là nguyện thứ sáu: Nguyện Túc mạng thông). “Túc thế” chính
là đời quá khứ, 俗稱前世者也 “tục xưng tiền thế giả dã” (người đời gọi là
đời trước). Một đời, hai đời, ba, bốn, năm đời quá khứ của
chúng ta, Nhị quả Tư-đà-hàm của Tiểu thừa có năng lực này, các ngài có Túc mạng
thông, có thể biết được một số đời trong quá khứ. A-la-hán, trong kinh, đức Phật
nói với chúng ta, có thể biết năm trăm đời quá khứ; biết được năm trăm đời trở
lên là Bích-chi-phật, vẫn còn giới hạn. [Biết] năm trăm đời cũng khá lắm rồi, với
cách nhìn của chúng ta, thần thông thật sự là vô cùng rộng lớn, nhưng trong cả
thảy Phật pháp mà nói, các ngài là tiểu thông. Mạng: chỉ sinh mạng, nên túc mạng
là chỉ nhiều đời nhiều kiếp quá khứ trong đời trước. 能知過去多生所作種種善惡 “Năng tri quá khứ
đa sanh sở tác chủng chủng thiện ác” (Có thể biết mọi
việc thiện ác đã làm trong nhiều đời quá khứ), đây gọi là Túc mạng
thông. Trong đời quá khứ, quý vị ở cõi nào, quý vị đã tạo những gì, quý vị đã
chịu quả báo gì, thảy đều biết cả. Trong sách Chân Giải đã nói, 事謝於往 “sự tạ ư vãng”, câu này chính là
Niệm lão đã nói trong ngoặc đơn 過去之事 “quá khứ chi sự” (việc trong quá khứ). Sự, tạ là đi
qua, đã qua rồi, vào xưa kia, việc của quá khứ, 名為宿,往法(過去之法)相續名為命 “danh vi túc, vãng
pháp (quá khứ chi pháp) tương tục danh vi mạng” (gọi là túc, vãng
pháp (pháp quá khứ) nối tiếp gọi là mạng). Đối với điều đó,
biết rõ không có chướng ngại, đây gọi là Túc mạng thông, quý vị biết được rất
rõ ràng.
Sơ quả Tu-đà-hoàn
của Tiểu thừa được hai loại thần thông, thực tế mà nói là khôi phục hai loại, bởi
vì Tu-đà-hoàn đã đoạn trừ năm loại Kiến hoặc. Chúng ta liền hiểu được, năm loại
Kiến hoặc chướng ngại bản năng của chúng ta, bản năng chính là Lục thông, Kiến
hoặc chướng ngại Thiên nhãn, Thiên nhĩ. Buông xuống năm loại Kiến hoặc rồi thì
Thiên nhĩ thông, Thiên nhãn thông tự nhiên hiện tiền, khôi phục lại rồi. Khôi
phục nhưng vẫn còn giới hạn, chẳng phải là vô hạn, vì sao vậy? Bởi vì họ vẫn
còn chướng ngại, có Trần sa hoặc, có Vô minh Phiền não, chưa đoạn. Nhất định phải
phá Vô minh, thấy được Chân Tánh rồi, vào lúc ấy, năng lực thần thông của quý vị
khôi phục hoàn toàn. Tuy khôi phục hoàn toàn, nhưng vẫn còn sự khác biệt về lớn
nhỏ, vì sao vậy? Vì Tập khí vô thỉ Vô minh của mỗi người nhiều ít không như
nhau, đoạn được nhiều Tập khí vô thỉ Vô minh thì năng lực thần thông lớn, đoạn
được ít thì năng lực của họ tương đối nhỏ. Đây là 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ,
như Sơ trụ, Nhị trụ, thật sự là Tam minh Ngũ thông đều hiện tiền, nhưng nếu so
với Địa thượng Bồ-tát, so với Đẳng giác Bồ-tát thì còn khoảng cách rất lớn. Đối
với cả vũ trụ, các ngài có thể nhìn thấy, nhưng nhìn thấy giống như chúng ta
nhìn thấy những gì trong mây mù vậy, nhìn thấy rồi, nhưng không rõ lắm. Thật sự
nhìn thấy rất rõ ràng, không khác gì mấy với cảnh giới của Phật, trong kinh nói
với chúng ta là từ Bát địa trở lên, các ngài nhìn thấy rõ ràng, như hiện tượng
tự nhiên, hiện tượng tinh thần, hiện tượng vật chất, các ngài thấy rõ, phải từ
Bát địa trở lên.
Thế giới Cực Lạc
thật sự là vô cùng đặc biệt, vãng sanh đến bên đó, có lẽ năng lực cũng giống
như Bát địa vậy, điều này đáng để chúng ta ra sức nắm bắt, ngay trong một đời
này, chúng ta đừng bỏ lỡ cơ duyên này, bỏ lỡ thì đáng tiếc lắm! Bồ-tát có thần
thông, trong vô lượng kiếp khó có được một lần cơ hội như vậy, quý vị gặp được
rồi, cơ hội này không có thường xuyên, được thân người, nghe Phật pháp, nghe được
Pháp môn Tịnh tông, gặp được bản kinh tốt nhất mà lão Cư sĩ Hạ Liên Cư đã hội tập
cho chúng ta. Chúng tôi sinh ra cùng thời đại với ngài Hạ Liên Cư, có duyên gặp
được; tuy cùng một thời đại nhưng rất nhiều người không thấy được, đây là chân
tướng sự thật, duyên này của chúng ta thù thắng biết mấy. Lại gặp được Tập Giải
của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, Tập Giải này cũng là được hội tập [từ] 83 loại
kinh luận, 110 loại khai thị của Tổ sư Đại đức từ xưa đến nay, để giải thích
nghĩa kinh của bộ Kinh này, đến đâu để tìm cơ hội này, chúng ta đã gặp được hết
rồi. Càng hiếm có hơn, còn gặp được lão Hòa thượng Hải Hiền làm chứng chuyển
cho chúng ta. Chúng ta cùng lúc gặp được tam chuyển pháp luân, còn may mắn nào
bằng!
Vì vậy, trong sách
Hội Sớ nói: 能知自身一世二世三世,乃至百千萬世宿命 “năng tri tự thân
nhất thế nhị thế tam thế, nãi chí bách thiên vạn thế túc mạng” (Có thể biết
được túc mạng của mình trong một đời, hai đời, ba đời, cho đến trăm ngàn vạn đời),
biết được tất cả những việc làm trong đời đời kiếp kiếp, 亦能知六道眾生各各宿命及所作之事,是名宿命通 “diệc năng tri lục
đạo chúng sanh các các túc mạng cập sở tác chi sự, thị danh Túc mạng thông” (cũng có thể biết
túc mạng và các việc đã làm của mỗi chúng sanh trong sáu đường, đây gọi là Túc
mạng thông). Biết được chính mình, cũng biết được người khác,
như vậy thì có thể quán căn cơ; quán sát được căn cơ, ứng cơ thí giáo, người dạy,
người học đều dễ dàng, thành tựu không thể nghĩ bàn. Lão Hòa thượng Truyền Giới
thế độ cho Hòa thượng Hải Hiền, lúc đó ngài Hải Hiền 20 tuổi, quý vị có thể nói
ngài không có thần thông hay sao? Ngài có Túc mạng thông, ngài nhìn thấy các việc
đã làm của lão Hòa thượng Hải Hiền trong nhiều đời nhiều kiếp quá khứ. Chắc chắn
là người tu hành, hơn nữa là người niệm Phật, không vãng sanh, đời này lại được
thân người, biết được ngài có duyên sâu với Tịnh tông, cho nên chỉ dạy ngài thọ
trì một câu A Di Đà Phật, Hiền công tiếp nhận rồi, thật làm. Một đời, suốt 92
năm chưa từng đánh mất, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, niệm suốt 92 năm, Minh
tâm Kiến tánh, Đại triệt Đại ngộ. Đại ngộ chính là thành Phật, chính mình không
nói, hoàn toàn biểu diễn trong thân hành, thông thường chúng ta nói là thực tiễn,
thực tiễn trong sinh hoạt, thực tiễn trong công việc, thực tiễn trong đối người
xử việc tiếp vật. Phật tri Phật kiến, việc làm của Phật Bồ-tát, ngài hoàn toàn
làm được, làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem.
Duyên phận này
không phải ngẫu nhiên mà có thể đạt được, dân số của thế giới này hơn bảy tỷ,
trong số bảy tỷ người, có bao nhiêu người từng thấy bản hội tập? Bao nhiêu người
thấy được Tập Giải của Niệm lão? Quý vị liền biết được. Người thấy được là có
duyên. Đã có duyên rồi, nhưng nếu không có thiện căn, phước đức thì gặp được
duyên này cũng xem như uổng phí. Trong Kinh Di Đà, đức Thế Tôn nói với chúng
ta, Pháp môn này 不可以少善根福德因緣,得生彼國 “bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc
sanh bỉ quốc” (không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân
duyên mà được sanh về cõi ấy); nói cách khác, thật sự có thể vãng sanh,
đều là đã đầy đủ nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên. Hiện nay,
chúng ta đầy đủ duyên rồi, then chốt chính là thiện căn, phước đức. Thế nào là
thiện căn? Có thể tin, có thể nguyện là thiện căn. Phước đức: thật sự chịu niệm
một câu A Di Đà Phật này chính là phước đức, phước đức lớn! Tu gì được phước đức
lớn? Chấp trì danh hiệu, vì sao vậy? Vì danh hiệu là Pháp môn đại tổng trì của
tất cả pháp, tổng cương lĩnh, nguyên lý nguyên tắc chung. Danh hiệu của tất cả
chư Phật đều từ trong đó lưu lộ ra, vô lượng vô biên kinh điển mà chư Phật Bồ-tát
đã thuyết, cũng từ câu danh hiệu này sanh ra, cho đến vạn việc vạn vật trong khắp
hư không khắp pháp giới đều không rời khỏi câu Phật hiệu này, quý vị nói xem
công đức này lớn biết mấy! Vì vậy, niệm một câu A Di Đà Phật này thì niệm hết
khắp pháp giới hư không giới. Người không tin, không tin chính là không có phước
báo, quý vị tin chính là quý vị có phước. Đối với Pháp môn này, quý vị có thể
hiểu rõ, có thể không nghi ngờ [là] thiện căn, thật tin, thật nguyện [là] thiện
căn; thật làm, phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm, [là] phước báo lớn!
Tuyệt đối không thể
tham cầu phước báo trời người, vì sao vậy? Vì trời người là phước báo nhỏ, quá
nhỏ, thời gian không dài, hưởng một đời thì hết rồi. Lại huống chi trong khi hưởng
phước thì tạo tội nghiệp, chiết khấu phước báo của quý vị rồi, phước báo của
quý vị sẽ tiêu hết rất nhanh, nghiệp báo bất thiện sẽ hiện tiền, phiền phức rất
lớn. Phải có sự cảnh giác cao độ, không thể bị những hình tướng trước mắt làm
mê hoặc, những thứ này rất mê hoặc người, tà tri tà kiến, rất đáng sợ! Người tu
hành chân chánh, phải học các vị Đại đức xưa làm sao để tránh xa, tiếp xúc ít
nhất có thể. Sức mạnh dụ hoặc mọi người lớn nhất hiện nay là tivi, truyền
thông, internet, máy tính, nội dung trong những thứ này, những gì chúng truyền
tải, mặt xấu thì nhiều, mặt tốt thì ít. Sát đạo dâm vọng, người Trung Hoa nói
là bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, vô trí, vô tín, chúng loan truyền những điều
này. Loan truyền không ngừng, ngày nào cũng loan truyền, ngày đêm không gián đoạn,
khiến cho người khác hoàn toàn mê trong đó, cho rằng đó là chính đáng. Xem tà
là chánh, xem chánh là tà, hoàn toàn điên đảo rồi, hễ vừa điên đảo thì quả báo ở
ba đường ác, đời sau không còn được thân người. Chân tướng sự thật này, chúng
ta phải luôn để trong tâm, tuyệt đối không phạm.
Thời đại này tự do
dân chủ, tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Thời xưa không có, người thời xưa có
phước báo, do có nhà vua trí huệ, thông minh cai quản, ngôn luận không có tự
do, xuất bản càng không có tự do, vì sao vậy? Vì ngăn cấm tất cả mọi mặt xấu, bất
thiện. Vì vậy, nói chuyên chế không tốt, nhưng đế vương chuyên chế có thể bảo vệ
tinh thần của chúng ta không bị ô nhiễm, công đức ấy không thể nghĩ bàn. [Về]
chính trị, nếu quý vị hỏi tôi, chế độ quân chủ tốt hay là chế độ dân chủ tốt?
Tôi sẽ nói với quý vị, tôi tán thành quân chủ, tôi không tán thành dân chủ. Năm
xưa tôi ở Singapore, Pháp sư Diễn Bồi hỏi tôi vấn đề này, thầy ấy hỏi tôi vì
sao vậy? Tôi nói: quân chủ chịu trách nhiệm, dân chủ không chịu trách nhiệm,
nhiệm kỳ của họ rất ngắn, ba năm, bốn năm thì phải bầu cử lại. Cho nên họ chỉ
là nhất thời, họ nhất định ở trong thời gian ngắn ngủi mà mưu cầu giành lấy lợi
ích cho chính họ. Quân chủ thì khác, không chỉ một đời họ, mà họ còn phải truyền
xuống cho con cháu, cho nên họ nhất định phải dạy tốt, nếu họ làm không tốt thì
sẽ bị người khác lật đổ, nhà tan người mất; nếu như họ làm tốt thì đời đời đều
được duy trì tiếp.
Vì vậy, việc lớn
hàng đầu của quân chủ, quý vị có nghĩ đến không? Hoàng đế đăng cơ rồi, hoàng đế
cũ băng hà, con trai nối ngôi, lên ngôi rồi, việc lớn đầu tiên là lập thái tử,
phải tìm được người kế thừa. Tìm được rồi, hằng ngày huấn luyện thái tử, hằng
ngày chỉ dạy thái tử, tương lai thái tử kế thừa vương vị sẽ không làm việc sai
trái, chịu trách nhiệm nhiều! [Nếu] người kế thừa không giữ quy tắc, luật cũ của
Tổ tiên thì nhất định mất nước, chính quyền không còn là của dòng tộc họ, đổi
người khác rồi. Vì vậy, chế độ ấy tốt. Họ dùng gì để dạy mọi người? Kiến quốc
quân dân, giáo học vi tiên. Họ dạy chúng ta luân thường, đạo đức, dạy chúng ta
tin sâu nhân quả, dạy chúng ta đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức. Vì vậy, vào
mỗi triều đại, chúng ta đều thấy được thái bình thịnh thế.
Ngày nay chúng ta
sinh ra trong thời đại này, rốt cuộc là nguyên nhân gì? Gần đây chúng tôi xem
được một đĩa DVD, đồng tu Đông Bắc tặng cho tôi. Nội dung là gì? 210 năm [trước],
du học sinh do chính phủ Mãn Thanh cử đi lần thứ nhất, đến nước ngoài du học.
Những du học sinh ấy vừa bước ra nước ngoài, xã hội của phương tây hoàn toàn
khác với Trung Hoa, giáo dục Trung Hoa từ nhỏ đã dạy dỗ rất nghiêm túc, dạy một
đứa trẻ thành người lớn, mỗi một hành động cử chỉ, mỗi một lời nói tiếng cười đều
có quy tắc, là [lấy] Thánh Hiền Quân tử làm tiêu chuẩn. Người nước ngoài không
phải vậy, trẻ em nước ngoài là cho chúng hưởng thụ hết mức, không có quy tắc,
thích gì thì chơi đó. Vì vậy người ta nói, người nước ngoài, trẻ em là thiên đường,
trung niên là chiến trường, cạnh tranh, đấu tranh, phát triển đến sau cùng diễn
biến thành chiến tranh, cuối đời là mộ phần. Cuối đời bước vào viện dưỡng lão,
thật sự là mộ phần, đời sống vật chất có người chăm lo, đời sống tinh thần thì
hoàn toàn không có, người sống như khúc gỗ vậy, phơi nắng, không nói chuyện. Những
người cùng ở trong một viện dưỡng lão, gặp nhau cũng không chào hỏi, giống như
người gỗ vậy, đáng thương biết mấy, đời sống tinh thần đau khổ biết bao, người nước
ngoài. Người Trung Hoa thì khác, người Trung Hoa là ngược lại, trẻ em thì dạy dỗ
nghiêm khắc, sao có thể có sự yêu thích của trẻ em? Không thể được, không thể
hình thành thói quen đó, phải hình thành nghe lời, thành thật. Vì vậy, lúc nhỏ
được quản rất nghiêm, không có chút tự do, trung niên thì phục vụ cho nước nhà,
cuối đời, cuối đời là thiên đường của người già.
Người Trung Hoa là
đại gia đình, nơi thờ cúng Tổ tiên là gia miếu, tức là từ đường, nơi thờ cúng Tổ
tiên, nơi kỷ niệm Tổ tiên, nơi niệm niệm không quên Tổ tiên. Từ đường chính là
nơi hoạt động chung của gia đình, chương trình lớn nhất hằng năm là tế tổ,
thanh minh tế tổ, trung nguyên tế tổ, đông chí tế tổ, một năm ba lần, không
quên ân đức của Tổ tiên. Khi tế tổ thì đọc gia quy, không thể quên lãng lời dạy
của Tổ tiên. Thời gian còn lại, từ đường là trường học, một gia đình của chúng
ta, trẻ em đi học đọc sách ở từ đường, gọi là gia thục, tư thục, cũng là [nơi của]
người lớn tuổi, người già, là câu lạc bộ dưỡng lão của gia tộc. Mỗi ngày đến từ
đường, mọi người gặp gỡ, uống trà, trong đó có rất nhiều biểu diễn giải trí, mỗi
người đều có thể ra biểu diễn, có lúc thì mời đoàn nghệ thuật nhân gian bên
ngoài, mời vào trong từ đường biểu diễn, giải trí của người già, người già được
xã hội tôn kính. Cho nên người Trung Hoa để cuối đời mới hưởng phước, người nước
ngoài thì hưởng phước lúc còn trẻ, đảo ngược rồi.
Người Trung Hoa
lúc trung niên, bất luận là kinh doanh sự nghiệp gì, khi cần phải giúp đỡ thì
ai giúp quý vị? Gia đình giúp quý vị, nhà là gốc. Vì vậy, khi về hưu trở về quê
nhà, làm gì? Hưởng phước, hưởng niềm vui gia đình. Người Trung Hoa là khi thiếu
niên thì giáo dưỡng thật tốt, khi trung niên thì cống hiến, cuối đời thì hưởng
thụ, phù hợp với đạo trời. Người có bốn mùa, từ khi ra đời đến năm 20 tuổi là
mùa xuân của đời người, đây là lúc học tập thật tốt, thời kỳ học tập; 20 tuổi đến
40 tuổi là mùa hạ, lúc này phải bắt đầu cống hiến, vì gia đình, vì xã hội, vì
quốc gia mà phục vụ, cống hiến; 40 tuổi đến 60 tuổi là mùa thu của đời người, sự
nghiệp có thành tựu, mùa thu thu hoạch; 60 tuổi đến 80 tuổi là mùa đông, đây là
lúc dưỡng lão, nghỉ hưu thì về nhà dưỡng lão, lá rụng về cội, hưởng thụ niềm
vui gia đình. Người già chơi cùng với trẻ em, trẻ em tôn trọng người già, người
già yêu thương trẻ em, kể lại câu chuyện kinh nghiệm đời người của chính mình
cho trẻ nhỏ nghe, khiến cho trẻ nhỏ thật sự tiếp nhận được kinh nghiệm phấn đấu
cả đời của người già, nêu ra cho chúng làm tham khảo.
Đây là cách thức
giáo dục của Trung Hoa, nước ngoài không có, nước ngoài thì ngay cả khái niệm
này cũng không có. Đời này của chúng tôi, gần như một nửa thời gian đều ở nước
ngoài, ở nước ngoài, hoa kiều của Trung Hoa, kiều bào của Nhật Bản, kiều bào của
Hàn Quốc vẫn có thể thấy được tam đại đồng đường, người nước ngoài ở bên cạnh
nhìn thấy ngưỡng mộ, vì sao ba đời quý vị có thể sống chung với nhau? Người nước
ngoài không có. Con cái 16 tuổi thì được sự bảo hộ của pháp luật, có nhân quyền,
có tự do, chúng muốn ra ngoài, cha mẹ không quản được. Nếu quý vị báo cảnh sát,
cảnh sát nói, 16 tuổi là vị thành niên rồi, anh còn quản chúng làm gì, bản thân
chúng có thể tự lập rồi. Cho nên không có tình thân, tình anh em cũng không có,
với cha mẹ cũng không có, với ông bà thì càng không cần phải nói.
Vì vậy, văn hóa
Trung Hoa thật sự tốt, quý vị phải quan sát tỉ mỉ hơn, quan sát các văn hóa
khác nhau trên thế giới, đến sau cùng quý vị sẽ ca ngợi văn hóa Trung Hoa, như
Tiến sĩ Toynbee vậy, ông là một đại biểu, một người đại diện cho phương tây. Cả
đời ông nghiên cứu lịch sử văn hóa, ông đã tiếp xúc 17 nền văn hóa khác nhau,
mà xem văn hóa Trung Hoa là ưu tú nhất. Văn hóa Trung Hoa ưu tú như thế nào?
Văn hóa Trung Hoa là thuận theo đại tự nhiên. Đại tự nhiên là đạo, Ngũ luân là
đạo, không phải là do người làm ra, không phải do ai đó sáng lập ra, không phải
do ai đó phát minh ra, không phải do ai đó dạy quý vị. “Cha con có tình thân”
là không có ai dạy, “vợ chồng có phân biệt” cũng không có ai dạy, “vua tôi có
nghĩa”, “lớn nhỏ có thứ tự”, “bạn bè có chữ tín”, đều là quy luật của đại tự
nhiên. Quý vị hiểu rõ rồi, làm đúng theo quy luật này, như vậy là khỏe mạnh nhất,
năng lượng tích cực, không thể làm trái. Vì vậy, Thánh Hiền, Tổ tiên của Trung
Hoa nêu ra nhân nghĩa lễ trí tín, đây là chúng ta phải thuận theo đại tự nhiên,
phải làm được năm chữ này. “Nhân giả ái nhân”, từ “phụ tử hữu thân” mà ra, “quân
thần hữu nghĩa” cũng từ
trong Ngũ luân mà ra, nói nhân, nói nghĩa, nói trí huệ, nói lễ (lễ tiết), nói
chữ tín. [Nếu] mọi người đều có đầy đủ nhân lễ nghĩa trí tín thì xã hội này
chính là đất nước lễ nghĩa, chính là thái bình thịnh thế. Làm người thì nhất định
phải giữ được năm chữ này, năm chữ này là đức, xã hội này là xã hội của luân
thường: Ngũ luân, Ngũ thường.
Thời Xuân Thu, ông
Quản Trọng nêu ra bốn chữ [để] trị vì quốc gia, gọi là Tứ duy: lễ nghĩa liêm sỉ.
Ông Quản Trọng nói rất hay, 四維不張,國乃滅亡 “Tứ duy bất
trương, quốc nãi diệt vong” (không xiển dương Tứ duy, đất nước sẽ diệt
vong). Nếu như quốc gia này, giữa người với người không
có lễ, không có nghĩa, không có liêm sỉ, thì xã hội này sẽ động loạn, quốc gia
này sẽ diệt vong. Thời Chiến Quốc, thời kỳ đầu của Tần Hán, trong xã hội xuất
hiện tám đức: hiếu đễ trung tín, nhân ái hòa bình, Bát đức. Người Trung Hoa học
điều gì? Chính là học điều này, Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức, trong đó
có trùng lặp, đó là [vì] rất quan trọng. Tổng hợp lại là 12 chữ, gốc của văn
hóa Trung Hoa, người nước ta học những điều này, đã học mấy ngàn năm, xã hội
không nảy sinh vấn đề, 12 chữ này chính là: hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ,
nhân ái hòa bình. Ngày nay chúng ta nhìn thấy xã hội trước mắt, dùng tiêu chuẩn
này để quan sát, xã hội hiện nay, không còn hiếu đễ trung tín nữa, cũng không
còn lễ nghĩa liêm sỉ nữa, cho nên xã hội này, bốn chữ sau cùng, cũng không thấy
nhân ái hòa bình nữa.
Văn hóa Trung Hoa
là ưu tú nhất, là thật, chính là 12 chữ này, chúng ta phải nhận biết 12 chữ
này, đó là bản tánh của chúng ta, đây chính là bản tánh bổn thiện mà Tổ tiên
phát hiện ra. Thế nào gọi là bổn thiện? 12 chữ này chính là bổn thiện, hiếu đễ
trung tín là bổn thiện, lễ nghĩa liêm sỉ là bổn thiện, nhân ái hòa bình là bổn thiện.
人之初,性本善 “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, mọi người đều là
Thánh nhân, mọi người đều là Hiền nhân, phải dạy cho thật tốt, không thể để cho
trẻ em học hư. Trẻ em từ nhỏ thì dùng 12 chữ này để giới hạn chúng, khiến chúng
khởi tâm động niệm không trái với 12 chữ này, trẻ em hình thành thiên tánh,
hình thành thói quen, cả đời sẽ không thay đổi, như vậy thì tốt, người đó là
Thánh Hiền. Giáo dục của Trung Hoa là giáo dục Thánh Hiền, không khác với giáo
dục của Phật Bồ-tát tại Ấn Độ.
Tôn giáo là một
môn giáo dục, là điều mà nhân loại không thể thiếu, ông Toynbee nói rất hay,
văn hóa là từ tôn giáo mà ra. Nhân loại thuở ban đầu có tôn giáo, từ tôn giáo
diễn biến ra văn hóa, nếu không còn tôn giáo nữa thì gốc của văn hóa cũng không
còn nữa. Vì vậy nhất định phải nhận biết tôn giáo, phải học tập tôn giáo, tôn
giáo như thế nào? Tôn giáo thuần tịnh thuần thiện, thuần mỹ, chân thiện mỹ huệ.
Giáo dục tôn giáo dạy mọi người yêu thương người khác, chân thành yêu thương
người khác, bình đẳng yêu thương người khác, tâm yêu thương người khác không có
phân biệt, đây là nòng cốt của giáo dục tôn giáo. Dùng lời nói của người hiện
nay, cốt lõi của tôn giáo là yêu thương, đó là chân ái, không có điều kiện,
không kèm theo bất kỳ điều kiện nào, tâm yêu thương chân thành. Quý vị xem,
trong kinh điển của tôn giáo: “Chúa yêu thương người đời, Thượng Đế yêu thương
người đời”, Kinh Koran nói: “Thánh A La thật sự là nhân từ”, trong Phật giáo là
đại từ đại bi, “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa” là Phật giáo, phải nhận thức
rõ ràng, không có mê tín.
Sự sùng bái mê tín
là [do] người dân thông thường trong thời kỳ đầu không có trí huệ cao, nhìn thấy
hiện tượng của đại tự nhiên, nảy sinh sự sùng bái đối với tự nhiên. Thánh nhân
xuất hiện rồi, Thánh nhân tức là [người] có tâm yêu thương, không có Vọng tưởng,
không có tạp niệm, tâm địa thanh tịnh bình đẳng, đây chính là điều kiện khai ngộ,
đầy đủ điều kiện khai ngộ, không nhất định là nhân duyên gì, các ngài Đại triệt
Đại ngộ. Kiểu người này có, Đại sư Huệ Năng đời Đường trong lịch sử Trung Hoa đều
được mọi người biết đến, ngài không biết chữ, chưa từng đi học. Ngài thương mẹ
của mình, ngài yêu thương người đời, ngài yêu đại tự nhiên, ngài đã đầy đủ
“tính người vốn thiện”, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng; cho ngài cơ hội khai
ngộ, ngài thật sự khai ngộ rồi. Không nhất định là nhân duyên nào, ngài là [do]
nghe kinh, nghe người khác đọc Kinh Kim Cang, nghe thấy rất có ý vị, khai ngộ
như vậy. Cũng là [do] gặp duyên thù thắng, gặp được [người] thật sự hiểu Phật
pháp, thật sự yêu thương bảo vệ người tài, có người chiếu cố, có người bồi dưỡng
ngài, ngài thành tựu rồi.
Hiện nay, dân số
trên trái đất hơn bảy tỷ người, trong số đó không có Thánh Hiền sao? Tôi tin rằng
có rất nhiều Thánh Hiền, nhiều hơn bất kỳ triều đại nào, đây là điều chắc chắn.
Vì sao Thánh Hiền không lộ diện? Bị dục vọng về vật chất làm mê rồi, sự việc
chính là như vậy. Bồ-tát đến thế gian này, A-la-hán đến thế gian này, nhìn thấy
thế giới phồn hoa cũng động tâm, cũng mê rồi, Tiểu hạnh Bồ-tát, không thể chống
lại sự dụ hoặc. Trong tất cả sự dẫn dụ của dục vọng mà không Động tâm, không Khởi
niệm, đó là Đại hạnh Bồ-tát, Đại hạnh Bồ-tát thì ít, Tiểu hạnh Bồ-tát thì nhiều.
Tiểu hạnh Bồ-tát không thể hợp tác với Đại hạnh Bồ-tát, tạo nên sự khó khăn của
giáo dục Phật Đà, giáo dục tôn giáo thời đại sau suy thoái hơn thời đại trước,
không có tiến triển, đây là điều chúng ta chẳng thể không biết.
Đã giác ngộ rồi,
đã hiểu rõ rồi thì phải nỗ lực, thật sự hạ công phu trên “cách vật”. Cách vật,
là do người Trung Hoa nói, đây là ngưỡng cửa thứ nhất trong sách Đại Học. Lý tưởng
của sách Đại Học là minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện, làm thế nào để thực tiễn?
Phải thực hành từ “cách vật”. Vật là gì? Vật dục, tức là dục vọng về vật chất.
Vật chất là nói về điều gì? Tài sắc danh thực thùy, thất tình ngũ dục, những thứ
này dụ hoặc người, quý vị nhất định phải cách đấu với chúng, quý vị phải chiến
thắng chúng. Cách vật thế nào? Không bị dụ hoặc bởi vật chất bên ngoài, như vậy
gọi là cách vật. Cách vật rồi sau đó mới có trí huệ, “trí tri”. Lễ Ký, Đại Học
là một phần trong sách Lễ Ký, Lễ Ký trở thành một bộ sách trong thời đại Tiên Tần,
lúc đó Phật giáo chưa truyền đến Trung Hoa, nhưng người Trung Hoa cũng biết,
chiến thắng dục vọng của chính mình quan trọng hơn tất cả. Thật sự, sau khi Phật
pháp truyền đến Trung Hoa, điều đầu tiên của Phật pháp, [là] chiến thắng năm loại
Kiến hoặc của chính mình, đoạn hết năm loại Kiến hoặc rồi, quý vị mới có thể chứng
quả Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa, quý vị mới có thể trở về Tự Tánh. Quả rất thù thắng,
vì sao vậy? Vì quý vị có Thiên nhãn thông, có Thiên nhĩ thông. Người Trung Hoa
chúng ta tuy nói là quay đầu, nhưng vẫn chưa đoạn dứt hoàn toàn, Thánh nhân
Trung Hoa dạy mọi người dừng lại đúng chừng mực, đừng quá mức; Phật pháp không
phải vậy, Phật pháp thì đúng chừng mực cũng không được, nhất định phải đoạn sạch.
Đây chính là yêu cầu của Phật pháp, quý vị phải đạt đến Minh tâm Kiến tánh, Tổ
tiên Trung Hoa không yêu cầu điều này, chỉ yêu cầu quý vị có thể làm được Thánh
hiền Quân tử thì mãn nguyện rồi, tiêu chuẩn không như nhau. Pháp của Trung Hoa
gọi là pháp thế gian, không rời khỏi lục đạo luân hồi, Phật pháp là phải dạy
quý vị rời khỏi lục đạo luân hồi, rời khỏi mười pháp giới, cho nên Phật pháp
yêu cầu cao hơn người Trung Hoa, phải thật sự đoạn dứt.
Tất cả chướng ngại,
mọi sự ô nhiễm, hết thảy bất thiện, từ đâu mà có? Đều từ thân mà có. Nhà Đạo
nói hay, 吾有大患,為吾有身 “ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân” (ta có tai họa lớn
là vì ta có thân), một lời đã nói ra hết, nếu ta không có thân này
thì tốt biết mấy! Có thân này, thân này mang đến rất nhiều sự phiền phức. Vì vậy,
trước tiên thì nhà Phật bắt đầu từ thân, phá Thân kiến, thật sự hiểu rõ thân là
gì. Thân không phải là thứ tốt đẹp, thân là công cụ tạo tất cả nghiệp, thân ngữ
ý, không có ngày nào không tạo nghiệp. Nghiệp có nhiễm có tịnh, có thiện có ác,
nghiệp mà phàm phu đã tạo [là] nhiễm nghiệp, không phải tịnh nghiệp, nhiễm nghiệp
chính là tạo thành lục đạo, trong lục đạo có thiện có ác. Ác làm ô nhiễm tâm
thanh tịnh, thiện cũng làm ô nhiễm tâm thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh không
có thiện ác. Cho nên tâm hành thiện thì quả báo ở cõi trời người; tâm hành bất
thiện thì quả báo ở ba đường ác, lục đạo luân hồi là do vậy mà tạo thành. [Nếu]
chúng ta thật sự loại bỏ được sự ô nhiễm này, đoạn ác tu thiện, không để trong
tâm. Đoạn ác, không để đoạn ác trong tâm; tu thiện, không để tu thiện trong tâm;
tâm địa hoàn toàn sạch sẽ, không nhiễm một bụi trần, tu thành công điều này thì
không thấy lục đạo nữa. Vì vậy, lục đạo luân hồi là giả, đây gọi là pháp xuất
thế gian. Nhà Nho của Trung Hoa là pháp thế gian, mục tiêu đó là cõi trời người,
tối thiểu là giữ được thân người, không đọa vào ba đường ác, nhà Nho nói điều
này. Cao hơn thì sanh đến cõi trời, cõi trời có 28 tầng, tầng trên thù thắng
hơn tầng dưới. Khác với Phật, Phật muốn vượt khỏi lục đạo luân hồi, còn muốn vượt
khỏi mười pháp giới, Tiểu thừa vượt khỏi lục đạo luân hồi, Đại thừa vượt khỏi
mười pháp giới, không như nhau.
Vì vậy, chỉ cần
chúng ta buông xuống chướng ngại, sáu loại thần thông là bản năng, tự nhiên sẽ
khôi phục. Phương pháp sử dụng đều là tu định, 84 ngàn Pháp môn, 84 ngàn phương
pháp khác nhau, con đường khác nhau, đều là tu Thiền định. Phương pháp tu Thiền
định không như nhau, nhưng đạt được quả đức của Thiền định là hoàn toàn tương đồng,
bất luận quý vị dùng phương pháp nào tu cũng được. Quý vị xem, lão Hòa thượng Hải
Hiền dùng một câu Phật hiệu, có người dùng [cách] đọc tụng kinh điển, được, quý
vị đọc bộ kinh này mỗi ngày, đọc đến khi nào? Đọc đến khi trong tâm chỉ có
kinh, không còn vọng niệm nữa, không còn tạp niệm nữa thì quý vị thành Phật,
quý vị siêu việt rồi. Tầng lớp trí thức dùng phương pháp đọc kinh này thì tốt,
cho nên pháp mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền đạt cho chúng ta trong 49 năm,
là nói cho tầng lớp trí thức, xét cho cùng thì tầng lớp trí thức ở thế gian này
chiếm đa số. Cho nên Ngài chọn tầng lớp trí thức làm đối tượng dạy học, đối tượng
giáo hóa đầu tiên, sau đó dùng họ tiếp tục làm ảnh hưởng đến người khác. Trong
sự giáo hóa của đức Phật, về sau đã chia rất nhiều phái, tông phái, mỗi tông
phái đều tu định, đều có thể thành tựu, cho nên nói là “Pháp môn bình đẳng,
không có cao thấp”. Vấn đề là phải biết, biết điều gì? Chuyên nhất. Kinh Vô Lượng
Thọ dạy chúng ta: 發菩提心,一向專念 “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” (Phát tâm Bồ-đề,
nhất hướng chuyên niệm), đề xướng phương pháp này. Lão Hòa thượng
Hải Hiền cũng thường xuyên nói với người khác: “Trên đời không việc khó, chỉ sợ
tâm không chuyên”, chuyên thì có thành tựu. Đừng sợ khó, đừng sợ khổ, phải hoan
hỷ chịu khổ, không sợ gian nan, chuyên.
Thực tế là đời này
của tôi, gia đình, nhà chúng tôi đến đời ông nội tôi thì suy sụp rồi, cho nên đến
đời cha tôi, không còn nhà nữa. Cả đời đều thuê nhà của người khác để ở, không
có tài sản, không có nhà cửa, không có ruộng đất, cũng không có tiền tài, không
có gì cả. Lúc nhỏ, khi tôi đi học, học Trung học Cơ sở, học kỳ hai của năm đầu
thì không đóng nổi học phí, bỏ học rồi, quý vị biết được khó khăn dường nào. Đời
này của tôi không có trình độ học vấn, cũng không có kinh nghiệm, gặp được Đại
sư Chương Gia, tôi thỉnh giáo Đại sư Chương Gia, các ngành các nghề trong xã hội,
con chọn ngành nghề nào thì tương đối thích hợp? Năm đó tôi 26 tuổi, tôi đang
phục vụ trong quân đội. Lão Hòa thượng nói với tôi, xuất gia là tốt nhất, học
theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài khuyên tôi học theo đức Phật Thích Ca Mâu
Ni. Cả đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh dạy học, chúng ta đọc truyện ký
của Ngài, Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí, năm 19 tuổi, Ngài từ bỏ sự kế thừa
ngôi vua, từ bỏ đời sống phú quý trong cung đình, Ngài đi làm một vị tăng khổ hạnh,
đi cầu đạo; tất cả tôn giáo, học phái của Ấn Độ Ngài đều đã tham học qua, học hết
12 năm. Bất luận là tôn giáo hay học thuật, người Ấn Độ cũng chú trọng tu định,
cho nên sáu loại thần thông, có rất nhiều người chân thật tu hành đều có thể đạt
được. Có những thần thông ấy, họ ở trong cảnh giới Thiền định không có giới hạn
về không gian và thời gian, nên họ có thể thấy được cõi trời, họ cũng có thể thấy
được địa ngục, thấy được ngạ quỷ. Lục đạo luân hồi không phải là do Phật nói,
mà là do Bà-la-môn giáo nói, tất cả tôn giáo của Ấn Độ đều có khả năng này, tiếp
xúc với chúng sanh trong lục đạo. Cách nói luân hồi là do Bà-la-môn giáo nói đầu
tiên, là thật, đây là chân tướng sự thật, không phải giả. Luân hồi từ đâu mà
có? Làm thế nào có thể thoát khỏi? Họ không có cách.
Vì vậy, đức Phật học
12 năm thì từ bỏ rồi, không thể giải quyết được vấn đề, biết được vấn đề rồi,
nhưng không giải quyết được. Đức Phật nhập định rất sâu dưới cây bồ-đề, mãi đến
khi Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, vào lúc đó Ngài 30 tuổi. Sau khi
khai ngộ, Ngài bắt đầu dạy học, độ năm vị Tỳ-kheo ở vườn Lộc Dã, giảng A Hàm. A
Hàm là Tiểu học của Phật giáo, là hằng thuận chúng sanh, không giảng lý luận
cao sâu, giảng nhiều về sự, dạy mọi người làm thế nào có thể giữ được thân người,
không đọa ba đường ác, làm thế nào có thể từ thân người lại thăng lên một bậc
là sanh thiên, sanh lên trời Dục giới, sanh lên trời Sắc giới, sanh lên trời Vô
Sắc giới, giảng cho quý vị về điều này. Ngài giảng A Hàm 12 năm, rồi nâng cấp,
giảng Kinh Phương Đẳng. A Hàm ví như Tiểu học, Phương Đẳng ví như Trung học.
Ngài giảng Phương Đẳng 8 năm, sau khi kết thúc thì tiếp tục nâng cao, giảng
Bát-nhã. Bát-nhã ví như Đại học, là điều mà đức Phật thật sự muốn giảng cho
chúng sanh, 22 năm. 22 năm Ngài giảng điều gì? Chúng tôi dùng một câu để nói:
Thật tướng các pháp, chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Trước đó phải có 20 năm
căn bản mới có thể giảng những điều này, mọi người mới nghe hiểu được, mới tin.
8 năm cuối cùng, Ngài giảng Pháp Hoa, Niết-bàn, Niết-bàn là Di Giáo, được nói
trong một ngày một đêm cuối cùng, nói xong thì đức Phật ra đi rồi. 8 năm Pháp
Hoa cũng giống như Viện nghiên cứu, hội Tam quy Nhất, Tam chính là A Hàm,
Phương Đẳng, Bát-nhã trước đó, đây là Tam, quy Nhất là Nhất Phật thừa, đó chính
là Viện nghiên cứu, chúng ta làm thế nào có thể thật sự đạt được Đại triệt Đại
ngộ, Minh tâm Kiến tánh, đó là 8 năm sau cùng.
Vì vậy, đó là giáo
dục, mục đích là gì? Mục đích là dạy quý vị nhận biết được chân tướng của vũ trụ
nhân sinh, quý vị không bị giả tướng này mê hoặc, đây đều là giả, những gì có
tướng đều là hư vọng. Trong hư vọng này có điều thật, quý vị phải quy về điều
thật, không bị điều vọng quấy nhiễu, quý vị trở về chân, đó chính là Minh tâm
Kiến tánh, như thế mới tốt nghiệp. Minh tâm Kiến tánh chính là thành Phật, lấy
được học vị cao nhất trong nhà Phật. Cho nên Phật Đà, Bồ-tát, A-la-hán là danh
xưng của học vị trong giáo dục Phật Đà, Phật Đà là học vị cao nhất, giống như
Tiến sĩ hiện nay; học vị thứ hai là Bồ-tát, Bồ-tát ví như Thạc sĩ; sau cùng, học
vị thấp nhất là Cử nhân, A-la-hán. A-la-hán là Cử nhân, Bồ-tát là Thạc sĩ, Phật
là Tiến sĩ, ai cũng có thể lấy được học vị này, cho nên nói tất cả chúng sanh vốn
là Phật. 32 tướng mà đoạn kinh văn này giảng chính là quả đức, tu đến học vị Bồ-tát,
tu đến học vị Phật thì có lợi ích gì, có thể thấy được từ đây, thật sự được đại
tự tại, được đại viên mãn, thật sự lìa cứu cánh khổ, được cứu cánh vui.
Chúng ta xem tiếp
bên dưới, trong sách Hội Sớ nói về Túc mạng thông, 謂能知自身一世二世三世,乃至百千萬世宿命及所作之事,亦能知六道眾生各各宿命及所作之事,是名宿命通 “vị năng tri tự
thân nhất thế nhị thế tam thế, nãi chí bách thiên vạn thế túc mạng cập sở tác
chi sự, diệc năng tri lục đạo chúng sanh các các túc mạng cập sở tác chi sự, thị
danh Túc mạng thông” (tức là có thể biết được túc mạng và các
việc đã làm của mình trong một đời, hai đời, ba đời, cho đến trăm ngàn vạn đời,
cũng có thể biết túc mạng và các việc đã làm của mỗi chúng sanh trong sáu đường,
đây gọi là Túc mạng thông). 二乘極遠知過去八萬劫事 “Nhị thừa cực viễn
tri quá khứ bát vạn kiếp sự” (Hàng Nhị thừa xa nhất là biết việc trong
tám vạn kiếp quá khứ). A-la-hán chỉ biết được 500 đời, Duyên
giác cao hơn A-la-hán. Trong A-la-hán có vị chuyên tu thần thông, chuyên tu Túc
mạng thông, nhiều nhất thì các ngài cũng chỉ có thể biết được tám vạn kiếp quá
khứ. 菩薩所知無極 “Bồ-tát sở tri vô cực” (Những điều Bồ-tát
biết là vô cùng), tức là không có giới hạn. 今願文言,無量劫時宿命,故知此為大乘菩薩之通 “Kim nguyện văn
ngôn, vô lượng kiếp thời túc mạng, cố tri thử vi Đại thừa Bồ-tát chi thông” (Nguyện văn này
nói, túc mạng trong vô lượng kiếp, cho nên biết đây là thần thông của Bồ-tát Đại
thừa), thần thông của Bồ-tát Đại thừa, có thể biết được
vô lượng thời kiếp, biết được toàn bộ.
Sau cùng, Niệm lão
tổng kết cho chúng ta, nguyện này gồm hai ý nghĩa; thứ nhất, giống như Sư Trừng
Hiến ở Nhật Bản đã nói: 不知宿命故,於善不進 “Bất tri túc mạng
cố, ư thiện bất tấn” (Không biết túc mạng nên không tinh tấn đối
với việc thiện), không biết được quá khứ, vị lai, không thể tinh tấn
đối với việc thiện, 於惡不恐 “ư ác bất khủng” (không sợ điều ác), không sợ, không
có cảm giác sợ hãi, 萬善懈怠,眾惡造作,只為不知宿業也 “vạn thiện giải đãi, chúng ác tạo tác, chỉ vị bất
tri túc nghiệp dã” (giải đãi đối với vạn việc thiện, tạo tác
các việc ác, chỉ vì không biết được túc nghiệp). Điều này là thật,
đây là bệnh chung của chúng ta, rất nhiều đồng học chúng ta đều có, làm sao
đây? Trước tiên phải thừa nhận địa ngục [là] khổ. Sự giáo dục của thời nay khác
với thời xưa, độ tuổi tôi đây, trước chiến tranh thế giới thứ hai, chúng tôi chỉ
mười mấy tuổi, chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản bùng nổ, biến cố Lư Câu Kiều,
năm đó tôi 11 tuổi, chúng tôi từ nhỏ đã tiếp nhận nền giáo dục gì? Giáo dục
nhân quả, giáo dục của miếu Thành Hoàng. Mẹ đến miếu Thành Hoàng thắp nhang, dắt
theo những người con chúng tôi vào miếu Thành Hoàng, đến xem điện Diêm Vương,
Thập điện Diêm Vương, lúc đó điện Diêm Vương đều là tranh địa ngục biến tướng bằng
đất sét. Mẹ sẽ nói cho quý vị biết từng điều từng điều một, con nhìn thấy người
ấy đang chịu tội đó, vì sao họ lại chịu tội đó, họ tạo tội nghiệp gì, trong đầu
chúng tôi từ nhỏ đã chứa đựng những điều ấy. Hiện nay không còn nữa, trẻ em hiện
nay xem tivi hằng ngày, xem vi tính hằng ngày, đầu óc của chúng chứa đựng những
thứ tạp loạn, chướng khí mịt mù, sát đạo dâm vọng, xem những điều này. Cho nên
chúng ta tiếp nhận nền giáo dục khác nhau, hoàn cảnh xã hội khác biệt, người thời
đại đó rất thật thà chất phác.
Chúng tôi ở thôn
quê, khi các bạn nhỏ ở nông thôn cùng chơi với nhau, có lúc tranh cãi, đánh
nhau, hễ có người lớn nhìn thấy chúng tôi thì đều quản chúng tôi, người lớn kéo
chúng tôi lại dạy bảo chúng tôi, chúng tôi đều ngoan ngoãn nghe lời, đây là
phong tục. Đến khi cha mẹ chúng tôi nhìn thấy, người đi đường dạy bảo chúng tôi
thì đều cảm ơn người đi đường. Đây là gì? Đối với thế hệ sau, mỗi một người đều
có trách nhiệm, chúng làm sai việc thì lập tức uốn nắn lại chúng, đây là chính
xác. Không thể nói đó là con nhà người ta, chúng ta mặc kệ chúng. Hiện nay
không thể quản, hiện nay quản thì nảy sinh phiền phức, không thể quản, quý vị
làm sao đây? Trước đây, thầy dạy trò, phạt quỳ, khi chúng tôi đi học Tiểu học
cũng từng bị phạt quỳ, đánh lòng bàn tay. Bị đánh, bị quỳ, đó là gì? Nhớ cho kỹ,
để quý vị nhớ kỹ, khi quý vị học môn học đó đã bị đánh, ký ức sẽ đặc biệt sâu sắc.
Đều là phương pháp dạy học tốt, hiện nay đều không dùng nữa, học sinh hiện nay
bị đánh thì nguy lắm, thầy cô phải nhanh chóng từ chức, trường học không cần nữa.
Kém xưa quá xa! Hiện nay không dạy điều tốt nữa, đùa với trẻ nhỏ, trẻ nhỏ
thích, đùa với chúng, sai rồi, trẻ em thì phải dạy. Vì vậy, phải thường xuyên
xem những điều về địa ngục, xem nhiều rồi thì sợ hãi, nghe đến địa ngục thì nổi
da gà, địa ngục rất khổ, có nên đến đó không? Không nên, như vậy mới dốc sức niệm
Phật, hy vọng vĩnh viễn không bị đọa địa ngục, vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo
luân hồi. Vì vậy, những lỗi lầm này đều là [do] không biết nghiệp đời trước.
彼羅漢憶泥犁苦 “Bỉ La-hán ức
nê-lê khổ” (La-hán ấy nhớ đến nỗi khổ của nê-lê), nê-lê là địa ngục,
nhắc đến địa ngục, trên người A-la-hán đều 流血汗 “lưu huyết hãn” (chảy mồ hôi máu). Vì sao vậy? Vì
ngài biết, ngài có Túc mạng thông, biết được quá khứ đã từng ở trong địa ngục,
hơn nữa không chỉ một lần. Túc mạng thông của A-la-hán có thể biết được việc
trong tám vạn kiếp, vào lúc đó ngài ở cõi ngạ quỷ, ở cõi súc sanh, ở cõi địa ngục,
nhớ lại những ngày tháng đó thì chảy mồ hôi máu. Vì vậy, 有阿羅漢憶及先世在地獄中種種慘痛,怖畏之極,流出血汗 “hữu A-la-hán ức cập
tiên thế tại địa ngục trung chủng chủng thảm thống, bố úy chi cực, lưu xuất huyết
hãn” (có vị A-la-hán nhớ đến mọi sự đau đớn nặng nề ở địa
ngục trong đời trước, sợ hãi vô cùng, chảy mồ hôi máu). 福增 “Phước Tăng”, đây là tên của vị
Đại đức xưa, nhìn thấy xương cốt đời trước thì bỗng nhiên khai ngộ. Trong ngoặc
đơn này nói, lại có người 不知先生母,以為妻 “bất tri tiên sanh
mẫu, dĩ vi thê” (không biết đó là mẹ đời trước mà lấy làm vợ), người nữ này là
mẹ của họ ở đời trước, họ không biết, họ cưới làm vợ; không biết oán gia trái
chủ đời trước, là ai? Là con của họ; 不知先身父,以為美食 “bất tri tiên thân
phụ, dĩ vi mỹ thực” (không biết là cha mình trong đời trước mà
đem làm thức ăn ngon), gà vịt thịt cá mà họ ăn, không biết đó
là cha của mình trong đời trước. Đây đều là [do] không có Túc mạng thông, 皆迷宿命事,著今世樂,忽聞本緣,皆生厭心者也 “giai mê túc mạng
sự, trước kim thế lạc, hốt văn bổn duyên, giai sanh yểm tâm giả dã” (đều [do] mê mờ việc
đời quá khứ, tham đắm niềm vui hiện nay, bỗng nhiên nghe duyên xưa, đều sanh
tâm nhàm chán). Nếu như họ thật sự biết rồi, thoáng chốc biết được
những người này, những người ở trước mắt có quan hệ gì trong quá khứ, thì sẽ
sanh tâm xa lìa lục đạo luân hồi, mới có thể khởi động ý niệm này.
故極樂國人應具宿命智通 “Cố Cực Lạc quốc
nhân ưng cụ Túc mạng Trí thông” (Vì vậy, người ở cõi Cực Lạc cần phải đầy
đủ Túc mạng Trí thông), [ở] Thế giới Cực Lạc thì ai cũng biết,
ai cũng rõ, nhìn thấy tường tận thấu suốt những việc trong vô lượng kiếp quá khứ,
quý vị nghĩ xem, họ sẽ thoái tâm sao? Họ sẽ quay trở lại lục đạo để làm những
việc này sao? Không làm nữa. Nhất tâm dũng mãnh tinh tấn, sớm ngày chứng được
quả Phật cứu cánh viên mãn, sanh khởi tâm tinh tấn. Hiện nay chịu khổ một chút
là điều xứng đáng, đời sau tôi không chịu nỗi khổ lớn nữa. Lão Hòa thượng Hải
Hiền thức dậy lúc ba giờ sáng, sau khi thức dậy thì thắp nhang, lạy Phật, niệm
Phật, kinh hành, đây chính là công phu sáng của ngài. Rất vất vả, một đời hơn
90 năm, 92 năm, ngài xuất gia năm 20 tuổi, học Phật 92 năm, ngày nào cũng như
thế. Vì sao vậy? Vì biết được khổ, không phải biết được đời trước khổ, mà biết
đời này khổ. Năm 12 tuổi, quê nhà ngài đại hạn, nông dân không có thu hoạch,
cha ngài ra ngoài ăn xin, bị thổ phỉ đánh chết rồi, chính ngài cũng từng ăn
xin, biết được khổ. Ngài niệm Di Đà, niệm đến Sự Nhất tâm Bất loạn, thần thông ấy
liền khôi phục, vào khoảng lúc nào? Năm ba mươi mấy tuổi, ngài đã biết được quá
khứ. Vì vậy, ngài biết được khổ, thật sự khổ, [nên] dũng mãnh tinh tấn.
故極樂國人應具 “Cố Cực Lạc quốc
nhân ưng cụ” (Nên người ở cõi Cực Lạc cần phải đầy đủ), cần phải đầy đủ 宿命智通,知眾生宿世行業,因勢誘導,以為化度眾生之方便 “Túc mạng Trí
thông, tri chúng sanh túc thế hạnh nghiệp, nhân thế dụ đạo, dĩ vi hóa độ chúng
sanh chi phương tiện” (Túc mạng Trí thông, biết được hạnh nghiệp
đời quá khứ của chúng sanh, dựa vào tình hình mà dẫn dắt khuyên bảo, dùng làm
phương tiện độ hóa chúng sanh). Thứ hai, Pháp sư Tĩnh Chiếu nói: 若識宿命,則不自高 “Nhược thức túc mạng,
tắc bất tự cao” (Nếu biết được túc mạng thì sẽ không tự cao), có thể đoạn trừ
Tập khí ngạo mạn, 憶念過去無諸功德,但依佛誓得生此國 “ức niệm quá khứ vô chư công đức, đãn y Phật thệ đắc
sanh thử quốc” (nhớ nghĩ quá khứ không có các công đức, chỉ nương
vào thệ nguyện của đức Phật mà được sanh đến cõi này). Vì sao quý vị đến
Thế giới Cực Lạc thì có thành tựu thù thắng như vậy? Chẳng phải là [do] công đức
của bản thân quý vị tu tích, mà hoàn toàn là nương nhờ 48 nguyện của A Di Đà Phật,
tiếp dẫn đến Thế giới Cực Lạc. Thêm nữa, Sư Trừng Hiến nói: 往生彼國者,先知宿命,深仰佛德 “Vãng sanh bỉ quốc
giả, tiên tri túc mạng, thâm ngưỡng Phật đức” (Người vãng sanh
cõi ấy, trước tiên là biết được túc mạng, rất kính ngưỡng đức của Phật), cảm ân đội đức đối
với đức Phật. 故極樂國人因宿命智通,而彌上仰佛德也 “Cố Cực Lạc quốc
nhân nhân Túc mạng Trí thông, nhi di thượng ngưỡng Phật đức dã” (Nên người ở cõi Cực
Lạc nhờ vào Túc mạng Trí thông, mà càng thêm kính ngưỡng ân đức của Phật), tri ân báo ân.
Vì sao người không biết báo ân? Vì không biết. Sanh đến Thế giới Cực Lạc mới biết,
đời này của mình có thể thành tựu, hoàn toàn là được sự gia trì từ 48 nguyện của
A Di Đà Phật, có thành quả thù thắng như thế thì không thể không cảm ân đội đức.
Cảm ân đội đức thì biểu hiện như thế nào? Chính là y giáo phụng hành, thật tu,
thật làm. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
(Hết tập 172)
Nguyện đem công đức
này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.