Responsive Menu
Add more content here...

Tập 175 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN

Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn

Tập 175

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 4 tháng 2 năm 2015.

Dịch giả: Diệu Hiệp

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn  (3 lần).

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 455 hàng thứ nhất, khoa đề thứ mười, nguyện thứ 10, nguyện thứ 10 trong 48 nguyện: 神足通願 “Thần-túc-thông nguyện” (Nguyện thần-túc-thông). Mời xem kinh văn:

【我作佛時。所有眾生。生我國者。皆得神通自在。波羅蜜多。】“Ngã tác Phật thời, sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đắc thần thông tự tại. Ba-la-mật-đa” (Khi ta thành Phật, tất cả chúng sanh sanh về cõi nước ta đều được thần thông tự tại, ba-la-mật-đa).

Chú giải của Niệm lão:  右章具第十神足通願 “hữu chương cụ đệ thập thần-túc-thông nguyện” (câu trên nêu đầy đủ về nguyện thứ mười: Thần-túc-thông). 波羅蜜多 “ba-la-mật-đa” hoặc là 波羅蜜 “ba-la-mật” đều là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung có ba ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là 事究竟 “sự cứu cánh” (việc làm rốt ráo), làm những công việc của thế gian và xuất thế gian được rốt ráo viên mãn, gọi là ba-la-mật, đây là nghĩa thứ nhất. Nghĩa thứ hai là 到彼岸 “đáo bỉ ngạn” (đến bờ bên kia), đây là Phật chỉ dạy cho chúng ta, hôm nay chúng ta ở bên bờ sanh tử của lục đạo luân hồi, mục đích cuối cùng của việc học Phật là phải liễu sanh tử, xuất tam giới, còn phải trở về Vô-thượng Bồ-đề, bờ bên kia chính là bờ thành Phật; cũng có nghĩa là từ phàm phu (phàm phu lục đạo) trở về quả vị rốt ráo của chư Phật, như vậy là đến bờ bên kia. Nghĩa thứ ba là 度無極 “độ vô cực” (độ vô cùng tận), bắt đầu từ việc độ chúng sanh. Ý nghĩa của ba-la-mật rất sâu, độ chúng sanh thì phải độ họ đến ngôi vị cao nhất, không có ngôi vị nào cao hơn đức Diệu-giác Như Lai được nhắc đến trong Kinh Hoa Nghiêm, gọi là vô cực. Ngoài ra cũng có thể nói chữ “vô cực” này là độ chúng sanh vô tận, độ vô lượng vô biên, vô số vô tận chúng sanh, như vậy cũng gọi là “ba-la-mật-đa”, hoặc phiên dịch đơn giản hơn gọi là “độ”.

          菩薩之大行,能究竟一切自行及化他之事 “Bồ-tát chi đại hạnh, năng cứu cánh nhất thiết tự hành cập hóa tha chi sự” (Đại hạnh của Bồ-tát: có thể làm rốt ráo tất cả việc tu hành của bản thân và hóa độ người khác), vì vậy gọi là “sự cứu cánh”. Học Phật, thứ nhất là phải phát tâm, trong kinh thường khuyên bảo chúng ta phát tâm Bồ-đề. Thật sự không dễ gì phát tâm Bồ-đề, quý vị nghĩ thử xem, A-la-hán, Bích-chi-Phật, Quyền-giáo Bồ-tát đều không phát tâm Bồ-đề. Vậy tâm Bồ-đề là gì? Trong Đại Kinh nói rất nhiều, Bồ-đề là giác ngộ, thật sự giác ngộ rồi, tâm giác ngộ là chân-tâm, không phải vọng-tâm. Trong pháp thế gian và xuất thế gian, ai dùng chân-tâm? Bồ-tát dùng chân-tâm, không phải Tamthừa Bồ-tát, mà là Pháp-thân Bồ-tát, biết dùng chân-tâm chính là Pháp-thân Bồ-tát. Tông môn gọi là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh; kiến tánh thì phát tâm Bồ-đề rồi, chưa kiến tánh thì chưa phát tâm Bồ-đề. Sự phát tâm của chúng ta bắt đầu từ việc gì? Trước tiên phải buông bỏ chướng ngại. Chướng ngại là gì? Kiến tư phiền não là chướng ngại. Tu-đà-hoàn của Tiểu-thừa buông bỏ năm loại kiến hoặc, họ tiếp cận với chân-tâm, trên thực tế là họ vẫn còn cách chân-tâm rất xa, nhưng họ đã phá vỡ được cửa ải thứ nhất của minh tâm kiến tánh. Năm loại kiến hoặc này chính là thân-kiến, quý vị xem thấy phàm phu, phàm phu trong lục đạo, xem thân thể này là bản thân, xem là tôi; khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, cả đời cũng chỉ phục vụ cho cái tôi này. Không biết cái tôi này là giả, không phải là thật, nó là pháp sanh diệt, có sanh ắt có diệt. Có sanh có diệt thì trong Phật pháp nói đó là giả, không phải là thật. Làm thế nào để phân biệt thật giả của Phật pháp? Không sanh không diệt là thật, có sanh có diệt là giả.

          Hiện nay, chúng ta học tập nhiều năm như vậy, đã có chút ít khái niệm về việc này. Thân này rốt cuộc là thế nào? Vì sao phải đến nhân gian? Sau khi đến nhân gian thì đời này phải làm việc gì? Nhà khoa học cũng nghiên cứu vấn đề này, có câu trả lời không? Có rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng câu trả lời của Phật pháp là cao minh nhất, lại rất đơn giản: Nhân sanh thù nghiệp. Bản thân quý vị không thể làm chủ, vì sao quý vị đến thế gian này? Báo ứng, nhân mà đời quá khứ quý vị đã tạo, đời này quý vị đến để nhận chịu quả báo. Nếu như đời quá khứ tu thiện tích đức thì quả báo đời này của quý vị là đến để hưởng phước, phú quý của nhân gian; nếu như đời trước quý vị tạo nghiệp thì đời này quý vị đến nhân gian để chịu khổ, chịu nạn. Nhân đã tạo đời trước là quả báo của đời này; nhân đã tạo đời này là quả báo của đời sau. Cả đời chúng ta làm gì? Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác làm những gì? Nếu như là đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, vậy thì tốt, đời sau được phước báo trời người; nếu như là tham sân si mạn nghi, là bất nhân bất nghĩa, vô lễ vô tín, vậy thì đời sau khổ rồi, đời sau đọa vào ba đường ác, điều này không thể không biết.

          Là đức Thế Tôn, chư vị Bồ-tát từ bi vô tận, đã nói chân tướng sự thật cho chúng ta biết, mong rằng đời sau của chúng ta không đọa vào ba đường ác. Ba đường ác quá khổ, thời gian quá dài, rất dễ bước vào nhưng lại rất khó bước ra. Vì sao vậy? Sau khi bước vào, là để tiêu ác nghiệp, phải tiêu sạch sẽ tất cả chủng tử tập khí xấu ác của quý vị trong A-lại-da thì quý vị mới có thể rời khỏi. Những việc ác chúng ta đã tạo đời này không ít, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, đời đời kiếp kiếp trong vô lượng kiếp trước đã tích lũy bao nhiêu rồi? Quý vị sẽ hiểu được phiền phức này rất lớn, một niệm không cẩn thận thì sẽ đọa vào ba đường ác, thời gian đọa ba đường ác dài. Thời gian sanh lên cõi trời cũng dài, cõi trời là để tiêu phước báo, tiêu thiện nghiệp, ba đường ác là tiêu ác nghiệp, vì vậy nói đó là ác báo, lục đạo đều là tiêu nghiệp chướng.

          Nhưng chúng sanh trong lục đạo chúng ta không giác ngộ, gặp được Phật pháp cũng rất khó quay đầu, cho nên luân hồi trong vô số kiếp, chúng ta đã ở lục đạo vô lượng kiếp rồi. Đời này tích tụ được duyên đã kết trong đời quá khứ, đã kết duyên với Phật, đặc biệt là Tịnh-tông, tu Tịnh-tông được vãng sanh, đều là do đời quá khứ đã cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Đời này gặp được rồi, được chư Phật Như Lai âm thầm gia trì, quý vị có thể tin, quý vị có thể nguyện, nguyện sanh Tịnh-độ, quý vị có thể thật thà niệm Phật, những người có thể thành tựu trong đời này, không phải là may mắn, cũng không có ai  ngoại lệ. Cho dù đời này không tin Phật, khi lâm chung, vẫn còn một hơi thở, gặp được bạn lành khuyên họ đến thế giới Cực Lạc để thân cận A Di Đà Phật, họ liền tin, liền nguyện, phát nguyện “rất tốt, tôi bằng lòng vãng sanh”, niệm một tiếng Phật hiệu cho đến mười tiếng Phật hiệu đều có thể vãng sanh.

          Chúng tôi nhìn thấy rồi, cha của tổng giám đốc Tạ ở Triều Châu chính là vãng sanh như thế, thật hiếm có! Chứng minh những điều trong kinh nói cho chúng ta biết không phải là giả, câu cuối cùng chúng ta sẽ đọc được sự thành tựu của nguyện “mười niệm ắt vãng sanh” này. Tuy rằng cả đời ông không tin, không niệm Phật, nhưng chủng tử trong A-lại-da nhiều, trong đời quá khứ đã gom góp, tích lũy được, đã khởi tác dụng trong phút giây này, giúp ông vãng sanh Tịnh-độ một cách thuận lợi, thoại tướng hy hữu. Những gì chính tai chúng tôi nghe, chính mắt chúng tôi thấy, họ đã quay lại thoại tướng vãng sanh trong điện thoại, đem đến đưa tôi xem, tôi nhìn thấy ánh sáng, trong ánh sáng lại thấy được hoa sen, thời gian chỉ có hai, ba phút, không phải là hoa mắt, tôi thật sự đã nhìn thấy. Những việc này là A Di Đà Phật từ bi, để những người này hiển bày thoại tướng vãng sanh, chứng minh cho chúng ta, để họ, cư sĩ tại gia làm chứng chuyển cho tam chuyển pháp luân. Khi ra đi, thân thể trong hai, ba ngày mềm mại như bông vải vậy, chính là thoại tướng này đã độ được rất nhiều người. Khi mọi người đến bắt tay ông, mềm mại, còn mềm mại hơn lúc còn sống, quý vị có thể không tin sao? Vì vậy, trong khoảnh khắc đó họ đã sanh khởi tâm Bồ-đề. Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay, thật tin, thật nguyện chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề, niệm một tiếng Phật hiệu liền được Phật tiếp dẫn. Những sự việc gần đây, chúng tôi chính mắt nhìn thấy, nhìn thấy hình ảnh trong điện thoại, họ kể lại việc này cho tôi nghe, chính tai tôi nghe được. Phải biết rằng đây là việc lớn, đến thế giới Cực Lạc đều làm A Duy Việt Trí Bồ-tát, chính là Pháp-thân Đại sĩ, vậy thì thành Phật rồi, thật tốt biết mấy! Vì vậy, tôi khuyên các bạn đồng học dùng chân-tâm, chân-tâm chính là tâm Bồ-đề, điều đầu tiên là không tự dối gạt mình, thứ hai là không dối gạt tất cả chúng sanh, dụng tâm giống như Phật, từ bi vô tận, tự hành hóa tha, như vậy gọi là “ba-la-mật-đa”.

          菩薩乘此大行,能由生死之此岸,到究竟涅槃之彼岸,故名到彼岸 “Bồ-tát thừa thử đại hạnh, năng do sanh tử chi thử ngạn, đáo cứu cánh Niết Bàn chi bỉ ngạn, cố danh đáo bỉ ngạn” (Đại hạnh này của Bồ-tát thừa, có thể từ bờ bên này của sanh tử đến bờ bên kia của cứu cánh Niết Bàn, cho nên gọi là đáo bỉ ngạn). Trong ngoặc kép này có giải thích: 波羅者,彼岸也。蜜多者,到也。彼方 “Ba la giả, bỉ ngạn dã. Mật đa giả, đáo dã. Bỉ phương” (Ba la nghĩa là bờ bên kia. Mật đa nghĩa là đến. Đất nước đó), tức là cổ Ấn Độ, ngữ pháp của họ gọi là “bỉ ngạn đáo”, chúng ta quen gọi là “đáo bỉ ngạn”. 因此大行,能度諸法之廣遠,故名度無極 “Nhân thử đại hạnh, năng độ chư pháp chi quảng viễn, cố danh độ vô cực” (Do đại hạnh này có thể độ được tất cả các pháp rộng lớn, xa gần, cho nên gọi là độ vô cực). Quảng là rộng lớn không có giới hạn, viễn là khoảng cách xa gần, khoảng cách xa gần là nói về thời gian, từ quá khứ đến vị lai, hợp lại với nhau, quảng viễn chính là mười phương ba đời. Bồ-tát có thể độ vô lượng vô biên, vô số vô tận chúng sanh trong mười phương ba đời. A Di Đà Phật có thể độ, những người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc được 48 nguyện của A Di Đà Phật gia trì; trí huệ, thần thông, đạo lực của họ bình đẳng với A Di Đà Phật, Phật có khả năng độ tất cả chúng sanh, mỗi một người trên đó cũng có khả năng này, cũng thật sự triển khai sự nghiệp độ tất cả chúng sanh. Do đó, đây được gọi là độ vô cực, gọi là ba-la-mật-đa.

          生彼國者,具足神通 “Sanh bỉ quốc giả, cụ túc thần thông(Người sanh về cõi nước ấy có đầy đủ thần thông). Hai chữ “thần thông” này giải thích đơn giản: 神者妙用不測 “Thần giả diệu dụng bất trắc” (Thần là sự diệu dụng không thể suy lường), cũng tức là nói chúng ta không thể suy lường được, chỉ có thể dùng từ “không thể nghĩ bàn” để hình dung, chứ không thể nào tưởng tượng được, không cách nào có thể nói rõ;  通者通融自在 “Thông giả thông dung tự tại” (Thông là thấu hiểu tự tại), không có gì không thông suốt. 自在無礙,能徹底貫徹一切自行與化他之事 “Tự tại vô ngại, năng triệt để quán triệt nhất thiết tự hành dữ hóa tha chi sự” (Tự tại vô ngại có thể thấu suốt tất cả các sự tu hành của mình và việc hóa độ người khác). Câu “thần thông tự tại” này chính là nói về Phật và Bồ-tát, hoặc là nói về thầy giáo và học trò. Thế giới Cực Lạc chỉ có hai kiểu người, thế giới ấy không có quốc vương, cũng không có bá quan văn võ, chỉ có một vị thầy là A Di Đà Phật, mỗi một người vãng sanh đến thế giới đó đều là học trò, gọi là Bồ-tát. Sanh hạ hạ phẩm của Phàm-thánh-đồng-cư độ cũng được gọi là Bồ-tát, Bồ-tát thật, không phải giả, vì sao vậy? Tất cả đều được bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì. Không chỉ là Bồ-tát, là Bồ-tát của cấp bậc nào? A Duy Việt Trí, A Duy Việt Trí là cấp bậc cao nhất. Đây không phải là do tự mình tu được, mà là do Phật lực gia trì. Phật lực gia trì thật sự khởi tác dụng. Có thể thấy được từ đâu? Chúng tôi đã từng đọc qua kinh văn, trong kinh văn nói họ có thể phân thân, thần-túc-thông, có thể phân thành vô lượng vô biên thân đến cõi nước của mười phương chư Phật cúng dường Phật và nghe pháp, họ được đại tự tại. Cúng dường Phật là tu phước, nghe pháp là tu huệ, phước huệ song tu, không thể nghĩ bàn. Không chỉ cúng dường Phật và nghe pháp, mà họ còn có thể biến hóa thành vô lượng vô biên thân, có thể hóa thân, phổ độ chúng sanh hữu duyên. Độ chúng sanh hữu duyên phải ứng 32 thân như Quán Thế Âm Bồ-tát, nên dùng thân nào để được độ thì họ hiện thân đó, nên thuyết pháp nào thì họ thuyết nói pháp đó, không có pháp nhất định để thuyết, cũng không có thân tướng nhất định, giống như trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói: 隨眾生心,應所知量 “Tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng” (Tùy tâm của chúng sanh mà ứng hiện phù hợp với khả năng nhận biết của họ). Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc thì đạt được, chúng ta phải hiểu rõ điều này.

Sau khi đã thật sự hiểu rõ thì quý vị đã xác định phương hướng của đời này rồi, sẽ không chuyển hướng, biết rõ mục tiêu chính là thân cận A Di Đà Phật, ngoài ra thì đều buông xả vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm. Giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, 20 tuổi xuất gia, sư phụ Ngài chỉ truyền cho Ngài một câu Phật hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, dặn dò Ngài cứ niệm liên tục. Ngài đã niệm câu Phật hiệu này 92 năm, 112 tuổi vãng sanh, Ngài đã niệm 92 năm. Niệm đến công phu nào? Theo như trong kinh nói, Ngài đã niệm đến lý nhất tâm bất loạn.

           Pháp môn Tịnh-tông này, nói đến công hạnh thì có ba cấp bậc. Thứ nhất là công phu thành phiến. Công phu thành phiến là gì? Vẫn chưa đoạn phiền não, nhưng trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu, ngoài câu Phật hiệu này thì không có tạp niệm, không có vọng tưởng. Khi sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, nhìn thấy rõ ràng, nghe được rõ ràng, quyết định không để trong tâm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, như vậy gọi là công phu thành phiến. Người thông thường chân thật niệm Phật, tôi đã nhìn thấy rất nhiều, đa số là niệm ba năm thì đạt đến cảnh giới này. Đạt đến cảnh giới này, A Di Đà Phật nhất định hiện thân đến chúc mừng quý vị, Phật sẽ nói cho quý vị biết thọ mạng của mình còn bao nhiêu năm nữa, đợi đến khi quý vị lâm chung thì Phật đến tiếp dẫn quý vị vãng sanh. Công phu thành phiến là cảm, Phật tự nhiên sẽ có ứng, cảm ứng đạo giao, lần đầu tiên gặp được A Di Đà Phật thì quý vị có lòng tin rồi. Nếu như quý vị không cần thọ mạng nữa, có thể khẩn cầu A Di Đà Phật tiếp dẫn con vãng sanh ngay bây giờ, A Di Đà Phật từ bi, Ngài sẽ tiếp dẫn quý vị. Do đó, rất nhiều người niệm Phật ba năm thì vãng sanh rồi, có phải thọ mạng của họ hết rồi không? Không phải, là bản thân họ không cần nữa, thế gian này quá khổ, thế giới Cực Lạc quá tốt, họ nhìn thấy rồi, khẩn cầu A Di Đà Phật đưa họ đi, như vậy mới hợp lý. Nếu như vẫn chưa đi, họ ở đây nâng cao công phu của mình, chính là sự nhất tâm bất loạn, cần thời gian bao lâu? Cũng chỉ ba năm đến năm năm, họ làm được rồi, sự nhất tâm bất loạn là đoạn được kiến tư phiền não, ngang bằng với A-la-hán. Tiếp tục nỗ lực, công phu cao hơn nữa là lý nhất tâm bất loạn, cũng là khoảng thời gian từ ba năm đến năm năm.

          Vì vậy, chúng tôi nghĩ đến lão Hòa thượng Hải Hiền, có lẽ là Ngài đạt được công phu thành phiến trước 25 tuổi; sự nhất tâm bất loạn, tôi cho rằng là khoảng 30 tuổi; lý nhất tâm bất loạn là khoảng 40 tuổi. Ngài đã sớm có thể vãng sanh rồi, nhưng A Di Đà Phật giữ Ngài lại, nói với Ngài, Ngài tu rất tốt, sự tu tốt nhất là gì? Có thể nhẫn nhục, nhẫn nhục ba-la-mật. Nhẫn thì được sự thành tựu của tất cả các pháp, không thể nhẫn thì không được, phải nhẫn. Do đó, Phật dặn dò Ngài ở thế gian này thêm vài năm nữa, làm tấm gương sáng cho người học Phật, làm tấm gương sáng cho người niệm Phật. Ngài được A Di Đà Phật dặn dò, đến làm tấm gương sáng của đệ tử Phật cho mọi người xem.

          Tháng 1 năm 2013 biểu pháp lần cuối cùng, Ngài nhìn thấy một quyển sách Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Có Tăng Khen Tăng. Ngài không biết chữ, có người đưa quyển sách này đến chùa Lai Phật, Ngài hỏi họ, quý vị cầm quyển sách gì vậy? Họ nói với Ngài, tên của quyển sách này là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Có Tăng Khen Tăng. Ngài nghe được tên sách này như nhặt được bảo vật quý giá, cầm trên tay, khoác áo và đắp y, nói với người khác: Quý vị chụp giúp tôi một tấm hình. Cả đời lão Hòa Thượng chưa từng chủ động yêu cầu chụp hình, mọi người hiểu được đây là biểu pháp, đây là làm chứng, quyển sách này là chính xác. Nội dung chủ yếu của quyển sách này chính là mong muốn người xuất gia phải đoàn kết. Hiện nay, người xuất gia không đoàn kết, tôn giáo không đoàn kết, đều do Thích Ca Mâu Ni Phật truyền xuống, bất luận là tông nào phái nào cũng giống như anh chị em vậy, phải tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau thì Phật pháp được hưng thịnh. Nếu như thành kiến của tông phái cũng rất sâu, tự khen mình chê người thì Phật pháp sẽ bị diệt vong. Phải đối đãi bình đẳng với các tông phái của Phật giáo, phải thực hành giống như Thiện Tài đồng tử, quý vị xem 53 tham, 53 vị thiện tri thức tu các pháp môn khác nhau, Thiện Tài vẫn lễ kính, xưng tán như nhau, vậy thì đúng rồi.

          Không chỉ tôn trọng tôn giáo của mình, mà phải tôn trọng cả tôn giáo của người khác. Tiến sĩ Joseph Toynbee người Anh nói rất hay, cả đời ông không tin tôn giáo, nhưng lại đánh giá tôn giáo cực kỳ cao. Ông cho rằng tất cả tôn giáo cao cấp ở thế gian chỉ là nói khác, nhưng nội dung hoàn toàn tương đồng, phương hướng tương đồng, mục tiêu tương đồng. Ấn Độ giáo gọi là Phạm thiên; Cơ Đốc giáo gọi là Thượng Đế, Chúa trời; Hồi giáo gọi là Thánh A La; Phật giáo gọi là Phật Đà, đều là cùng một cảnh giới. Sau khi tu hành thành tựu, đời sau họ ở thế giới Cực Lạc, họ ở Thiên đường, họ ở Phạm thiên, kết quả là gì? Mọi người đều ở cùng với nhau, thì ra là tên gọi khác nhau, nhưng trên thực tế là hoàn toàn tương đồng. Điều này nói rất hay! Tôn giáo phải đoàn kết, phải đi theo khoa học hiện nay. Vì sao các vị thần ngày xưa phát triển tôn giáo ở mỗi khu vực đều khác nhau? Đó là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Thời xưa không có công cụ giao thông, đa số mọi người cả đời đều không qua lại với nhau, không có truyền thông, hiện nay đang tiến bộ cùng với khoa học, tất cả tôn giáo khác nhau biết được thì ra là một nhà, dùng tên gọi khác nhau của ngày xưa cũng được, không dùng cũng được, hiểu rõ ràng, hiểu thấu suốt chân tướng sự thật. Một thể còn thân mật hơn một nhà, một thể, đây là thật, không phải giả.

          Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, trí huệ, thần thông và đạo lực gần giống với Phật, nhớ kỹ, đây là Phật lực gia trì, không phải chính mình tu thành, được lợi ích quá lớn rồi! Vãng sanh thế giới Cực Lạc thì có thể làm sự nghiệp của Pháp-thân Bồ-tát, thật tốt biết mấy! Người nào có phước báo? Người tin tưởng có phước báo, vì vậy trong Kinh Di Đà nói: 不可以少善根福德因緣,得生彼國 “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (Không thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên để sanh về cõi nước kia). Hiểu rõ đạo lý này là thiện căn, thật sự chịu làm là phước đức, tín nguyện trì danh, người này có phước. Nhân duyên, chúng ta gặp được duyên rồi, không dễ gì gặp được, chúng ta đã gặp được rồi, đầy đủ ba điều kiện thì nhất định được vãng sanh.

          Phía dưới, 於一念頃超過億那由他百千佛剎 “Ư nhất niệm khoảnh…siêu quá ức na-do-tha bá thiên Phật sát” (Trong một niệm…vượt hơn ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật), đây là hiển bày thần thông. 亦名神足智通、神境智通、身如意通、身通 “diệc danh thần-túc-trí-thông, thần-cảnh-trí-thông, thân-như-ý-thông, thân-thông” (cũng gọi là thần-túc-trí-thông, thần-cảnh-trí-thông, thân-như-ý-thông, thân-thông), đây đều là tên gọi khác, nhưng cùng là một. “Na-do-tha”, nước chúng ta nói là “ức, chỉ vạn vạn”, một vạn nhân một vạn là một ức, người Ấn Độ gọi là na-do-tha. Thời cổ đại của nước ta, chữ ức này có ba cách nói, có thời nói mười vạn là một ức, có thời nói trăm vạn, ngàn vạn là một ức, 故古師定此數亦不同 “Cố cổ sư định thử số diệc bất đồng” (Cho nên các vị sư thời xưa định con số này cũng khác nhau), phải xem kinh này dịch ở đâu, dịch vào thời đại nào, thói quen dùng của họ khác nhau. 神足,亦云如意足 “thần-túc, diệc vân như- ý- túc” (thần-túc, cũng gọi là như-ý-túc), túc nghĩa là viên mãn, thỏa mãn rồi, hoàn toàn vừa lòng hợp ý. Trong Hội Sớ nói: 此有三 “Thử hữu tam” (Ở đây có ba loại), có ba loại, thứ nhất là 運身通。謂乘空行,猶如飛鳥 “Vận thần thông. Vị thừa không hành, do như phi điểu” (Vận thần thông nghĩa là bay trên không, giống như chim bay). Trên thực tế thì chim bay không thể so sánh được, chim bay có thân tướng, có thân thể vật chất, họ không có thân thể vật chất, cho nên họ không có chướng ngại, chúng ta phải đặc biệt nhận biết rõ về điều này.

          Tất cả hiện tượng ở thế giới Cực Lạc khác với hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên của thế gian chúng ta, chúng ta chia ra như vậy. Ba hiện tượng này ở lục đạo trong mười pháp giới hoàn toàn là pháp hữu vi, tức là có sanh có diệt. Vì sao? Do A-lại-da biến hiện ra, A-lại-da là pháp sanh diệt. Đến thế giới Cực Lạc, người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc đều chuyển thức thành trí, tức là chuyển A-lại-da thức thành Đại-viên-kính-trí, đều chuyển biến hết. Khi nào thì chuyển? Chúng tôi có thể lý giải, chuyển trong hoa sen. Người vãng sanh hóa sanh trong hoa sen, chúng ta ở đây phát tâm cầu sanh Tịnhộ thì trong ao thất bảo có một đóa hoa sen, không bị lầm lẫn, trên hoa sen đã ghi họ tên vào. Thời gian của chúng ta đến rồi, Phật mang theo đóa hoa sen này đến tiếp dẫn chúng ta. Con người là sống mà vãng sanh, không phải chết mới vãng sanh, chúng ta nhìn thấy trên tay Phật cầm đóa hoa, Phật đến tiếp dẫn chúng ta, chúng ta dần dần bước vào trong hoa sen, hoa sen sẽ đóng lại. Đưa đến thế giới Cực Lạc thì để trong ao thất bảo, hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh. Sao hoa nở ra vậy? Chuyển tám thức thành bốn trí. Thời gian chuyển tám thức thành bốn trí nhanh hay chậm, với mỗi người đều khác nhau, có người rất nhanh, có người rất chậm, đây chính là công phu niệm Phật của chúng ta khác nhau, dũng mãnh tinh tấn thì hoa nở thấy Phật rất nhanh. Thế giới Cực Lạc không có khái niệm thời gian, cũng không có khái niệm không gian; không có thời gian là không có trước sau, không có không gian là không có khoảng cách, Phật ở đâu? Phật ở ngay trước mắt. Khác với thế giới này của chúng ta, thế giới của chúng ta rất nhiều chướng ngại, ở Cực Lạc hoàn toàn không có.

          Vì vậy, trên đó toàn là Pháp-thân Bồ-tát, thân pháp-tánh, ở cõi chúng ta là thân pháp-tướng của A-lại-da, có sanh có diệt. Tần suất sanh diệt nhanh thế nào? Nhanh đến mức chúng ta không thể tưởng tượng nổi, tuyệt đối không phải là một người từ khi sanh ra đến khi già chết đi, không phải vậy, mà là sát-na sanh diệt. Chúng ta thử suy nghĩ, quan sát một cách tỉ mỉ, giây này trôi qua rồi, có thể quay lại được không? Không thể quay lại, không còn nữa. Một giây chính là một hình ảnh, thời gian tồn tại của hình ảnh này là một giây, trên thực tế là nhanh hơn, không chỉ một giây. Phim điện ảnh ngày xưa, ở chỗ tôi có cuộn phim điện ảnh, tôi đã cắt nó ra, phim điện ảnh này trong máy chiếu phim, một giây nó mở đóng bao nhiêu lần? Nó mở, hình này chiếu trên màn ảnh, đóng lại, đổi một hình khác, một giây 24 hình ảnh; hay nói cách khác, thời gian của hình này trên màn ảnh là 1 phần 24 giây, chúng ta đã bị nó lừa, xem giống hệt như thật. Bây giờ chúng ta xem tivi, đã tiến bộ ra nhiều hình hơn, không dùng thứ này nữa, nó đã lỗi thời rồi, hiện nay thì một giây, dùng phim máy chiếu mà nói là bao nhiêu hình? Một trăm hình, cho nên chúng ta xem hình ảnh trên tivi cực kỳ ổn định. Điện ảnh dùng thiết bị này, một phần 24 giây, còn nhìn thấy ánh chớp; tivi thì không nhìn thấy, tốc độ của tivi là 100 hình một giây. Tivi trắng đen của ngày xưa là 50 hình, tivi màu hiện nay là 100 hình, cho nên quý vị nhìn không ra.

          Thực tế là trên thế giới này của chúng ta, tất cả vạn việc vạn vật mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy, tai có thể nghe được, bao gồm tất cả tinh cầu trong vũ trụ, tần suất của nó cao bao nhiêu? Di Lặc Bồ-tát nói với chúng ta, trong kinh có nói, Thích Ca Mâu Ni Phật hỏi Di Lặc Bồ-tát:  心有所念,幾念幾相識耶 “Tâm hữu sở niệm, kỷ niệm kỷ tướng thức da?” (Ý niệm trong tâm, mỗi niệm có bao nhiêu tướng, bao nhiêu thức?) Phật hỏi câu này, hỏi Di Lặc Bồ-tát, trong tâm của phàm phu chúng ta khởi ý niệm, trong ý niệm này có bao nhiêu niệm, có bao nhiêu tướng, có bao nhiêu thức? Tướng là hiện tượng vật chất, thức là thọ tưởng hành thức, hợp lại chúng ta gọi là ngũ-uẩn. Một niệm, chúng ta cảm nhận vừa động ý niệm, trong đó có bao nhiêu niệm, bao nhiêu tướng, bao nhiêu thức? Di Lặc Bồ-tát trả lời: Một khảy ngón tay, một khảy ngón tay có 三十二億百千念 “tam thập nhị ức bách thiên niệm” (ba mươi hai ức trăm ngàn niệm), trăm ngàn, một trăm ngàn là mười vạn, 32 ức nhân cho mười vạn, một khảy ngón tay 320 ngàn tỷ niệm. Tivi bây giờ, một giây mới có 100 lần sanh diệt, 100 lần. Di Lặc Bồ-tát nói một khảy ngón tay có 320 ngàn tỷ lần sanh diệt, chúng ta không hề hay biết. Trong một giây có thể khảy bao nhiêu cái? Có người nói với tôi là khảy bảy cái, 320 ngàn tỷ nhân cho 7 là 2240 ngàn tỷ lần sanh diệt trong một giây, đây là chân tướng của vũ trụ chúng ta, nhà Phật nói 諸法實相 “Chư pháp thật tướng” (thật tướng các pháp), điều này trong Kinh Bát Nhã thường nói đến. Thật tướng các pháp từ đâu có? Là huyễn tướng từ sự dao động một phần 2240 ngàn tỷ giây sanh ra, như vậy gọi là thật tướng các pháp, tất cả chân tướng của vạn pháp trong toàn vũ trụ. Có thể đạt được không? Không đạt được, cả cảm giác cũng không có. Thân thể của chúng ta, tất cả cảnh giới bên ngoài đều là huyễn tướng trong tần số dao động cao như vậy. Do đó, trong Kinh Kim Cang nói: 凡所有相,皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Hễ có tướng thì đều là hư vọng), 一切有為法,如夢幻泡影 “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh” (tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng), đừng xem là thật, xem là thật thì sai rồi, quý vị đã mê rồi. Vì sao không buông được? Bởi đã xem nó là thật, chân thật buông xả thì được đại tự tại.

          Tiến sĩ Joseph Toynbee nói rất hay, đây là lời người xưa, ví dụ ông nêu ra là do người xưa nói, người lãnh đạo quốc gia lý tưởng nhất là người như thế nào? Nhà Triết học lớn, nhất định sẽ làm được cực kỳ viên mãn. Tiếp đó lại có một câu nói, thật sự là nhà Triết học lớn thì họ chắc chắn không làm việc này. Phật giáo, nói đó là tôn giáo cũng được, nói đó là Triết học cũng được, Triết học và tôn giáo là một không phải hai, trong Phật pháp quý vị gọi thế nào cũng được. Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà Triết học lớn, sanh ra trong dòng dõi đế vương, Ngài từ bỏ vương vị. Những nhà Triết học châu Âu nói ra câu này, Thích Ca Mâu Ni Phật đã chứng minh rồi, Ngài không làm quốc vương. Ngài làm gì? Dạy học, cả đời dạy học. Thầy của tôi là tiên sinh Phương Đông Mỹ, nhà đại Triết học, cả đời dạy học, từ khi tốt nghiệp ra trường, sau khi lấy được học vị thì cả đời dạy học, thầy giáo dạy Triết học. Vì sao vậy? Biểu pháp, làm tấm gương cho mọi người xem. Người hạnh phúc nhất, thầy Phương thường nói: Sự hưởng thụ cao nhất của đời người là gì? Dạy học. Đây là thật, không phải giả.

          Nói về thần thông, có ba loại, thứ nhất là thân, nghĩa là bay trong không trung, giống như chim bay. Họ muốn đi đến đâu, trong tâm nghĩ đến nơi nào thì đến nơi đó, không cần bất kỳ phương tiện giao thông nào. Vì sao vậy? Họ không có thân thể vật chất, không có chướng ngại, hoàn toàn dùng ý niệm. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, trong kinh Đại-thừa thường nói điều này. Thứ hai, 勝解通。謂極遠方,作意思維,便能速至 “Thắng-giải-thông. Vị cực viễn phương, tác ý tư duy, tiện năng tốc chí” (Thắng-giải-thông là ở chỗ cực kỳ xa, tác ý tư duy, liền nhanh chóng đến). Điều trước là thật, họ có thể biểu diễn bay lượn, thân thể này có thể bay lên không trung; loại thứ hai, ý niệm họ nghĩ đến đâu thì họ đến đó, họ nghĩ thế giới Cực Lạc thì đã đến được thế giới Cực Lạc. Ở trong trái đất này, chúng ta ở châu Á, họ nghĩ đến châu Âu thì thân đã đến đó, nghĩ đến đâu thì họ đến được nơi đó. Loại thứ ba như sau: 意勢通。謂極遠方,舉心緣時,身即能到 “Ý-thế-thông. Vị cực viễn phương, cử tâm duyên thời, thân tức năng đáo” (Ý- thế-thông là ở chỗ cực xa, tâm vừa nghĩ đến, thân liền có thể đến nơi). Chúng sanh trong lục đạo đều không thể tưởng tượng được ba loại này. Không chỉ ở hiện tiền, mà họ còn có thể quay về quá khứ, cũng có thể đi đến tương lai, trong cảnh giới của họ, không còn mười phương ba đời nữa, đột phá toàn bộ các tầng không gian. Các tầng không gian từ đâu mà có, chúng ta đã biết rồi, từ phân biệt, chấp trước mà có. Phật Bồ-tát không có phân biệt, không có chấp trước, cho nên không còn chướng ngại nào cả.

          Phần dưới, 又《大論》云 “Hựu Đại Luận vân” (Lại nữa, trong Đại Luận nói), Đại Luận là Luận Đại Trí Độ, 如意通有三種:能到、轉變、聖如意 “Như-ý-thông hữu tam chủng: năng đáo, chuyển biến, thánh như ý” (Như-ý-thông có ba loại: năng-đáo, chuyển biến, thánh như ý). Trong năng đáo có bốn loại. Chuyển biến tức là biến hóa, trong tiểu thuyết nói là Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa, 72 phép biến hóa quá ít, sự chuyển biến của các Bồ-tát là vô lượng vô biên, vô cùng vô tận, cái gì các Ngài cũng biến được. Thánh như ý, thật sự là vừa lòng hợp ý. Chúng ta xem phần dưới có giải thích,  能到有四種 “năng đáo hữu tứ chủng” (năng đáo có bốn loại), 身能飛行,如鳥無礙 “thân năng phi hành, như điểu vô ngại” (thân có thể bay lượn, như chim không có trở ngại). Thứ hai: 移遠令近,不往而到 “di viễn linh cận, bất vãng nhi đáo” (dời xa đến gần, không đi mà đến). Chúng ta muốn đến Bắc Kinh, họ có thể dời Bắc Kinh đến trước mặt quý vị, quý vị đã ở đây, tức là thân đã ở Bắc Kinh rồi, không cần bước đi mà quý vị đã đến được. Đây là loại thứ hai. Loại thứ ba, có thể 此處沒彼處出 “thử xứ một bỉ xứ xuất” (ẩn ở nơi này hiện ở nơi khác), ở nơi này không thấy nữa, đã xuất hiện ở nơi ta nghĩ đến. Trong sách lão Hòa Thượng Hải Hiền Vĩnh Tư Tập có một đoạn nói đến Pháp sư Lão Đức, Pháp sư Lão Đức là người vô cùng thật thà, cực kỳ kiền thành. Ngài viên tịch rồi, đã viên tịch hai năm, lại có người ở Hán Khẩu, Vũ Hán, gặp được Ngài ở Hán Khẩu, Ngài vẫn là hình dáng xưa, đeo cái túi. Người trở về quê này gặp được Ngài hỏi: “Sao Ngài ở đây, Ngài làm gì?” “Hóa duyên!” “Có trở về cùng chúng tôi không?” “Qua vài ngày nữa tôi về”. Những người này trở về quê nhà hỏi thăm, Hòa thượng Lão Đức đã vãng sanh hai năm rồi. Quý vị xem, hai năm rồi, Ngài được chôn ở nơi đó, nhưng đã xuất hiện ở Hán Khẩu. Ẩn ở nơi này hiện ở nơi khác, vả lại thời gian khác nhau, đây là thần-túc-thông. Thứ tư: 一念能至 “Nhất niệm năng chí” (Một niệm có thể đến), bất luận là khoảng cách bao xa, bất luận là quá khứ hay tương lai, họ vừa động ý niệm thì có thể đến, đến nơi mình muốn.

轉變者,大能作小,小能作大。一能作多,多能作一。種種諸物,皆能轉變 “Chuyển biến giả, đại năng tác tiểu, tiểu năng tác đại. Nhất năng tác đa, đa năng tác nhất. Chủng chủng chư vật, giai năng chuyển biến” (Chuyển biến là lớn có thể biến nhỏ, nhỏ có thể biến lớn, một có thể biến nhiều, nhiều có thể biến thành một. Tất cả các vật đều có thể chuyển biến). Phần này vẫn còn, trong chú giải nói: 外道輩轉變,極久不過七日 “Ngoại đạo bối chuyển biến, cực cửu bất quá thất nhật” (Hàng ngoại đạo biến hóa lâu nhất cũng không quá bảy ngày), họ cũng biết biến hóa, nhưng thời gian họ biến không vượt quá bảy ngày.  諸佛及弟子,轉變自在,無有久近 “Chư Phật cập đệ tử, chuyển biến tự tại, vô hữu cửu cận” (Chư Phật và đệ tử, chuyển biến tự tại, không có lâu hay gần), đúng thật là vừa lòng hợp ý.  聖如意者,六塵中不可愛不淨物,能觀令淨;可愛淨物,能觀令不淨。是聖如意法,唯佛獨有 “Thánh-như-ý giả, lục trần trung bất khả ái bất tịnh vật, năng quán linh tịnh; khả ái tịnh vật, năng quán linh bất tịnh. Thị thánh-như-ý pháp, duy Phật độc hữu” (Thánh-như-ý là trong sáu trần, có thể quán vật bất tịnh khó ưa thành vật tịnh; có thể quán vật tịnh thành bất tịnh. Pháp thánh-như-ý này, chỉ Phật mới có). Trong Phật tất nhiên bao gồm Pháp-thân Bồ-tát, Pháp-thân Bồ-tát minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, các vị ấy thế nào cũng đắc thánh-như-ý-túc. Thật sự theo ý muốn của mình, có thể biến lớn, có thể biến nhỏ; biến nhỏ thì có thể bước vào một vi trần; có thể biến lớn thì hiện thân lớn, sẽ khiến quý vị cảm giác đỉnh đầu của người này trên trời, chân đạp đất, đầu ở trên trời. Chẳng những cao, mà còn cao hơn núi Himalaya, quý vị nhìn thấy rõ ràng, quý vị sẽ không thấy mờ nhạt, rõ ràng tường tận, có tác dụng này.

          Đến thế giới Cực Lạc thì có được tất cả những năng lực này, người hiện nay nói là khoa học, khoa học không làm được. Khoa học muốn ra ngoài vũ trụ để khám phá, vẫn phải sử dụng công cụ giao thông, những công cụ giao thông này cũng rất nguy hiểm, không an toàn, sao có thể tự tại như thần thông được? Lên đến mặt trăng, cần phải mấy ngày tàu vũ trụ mới bay đến đó. Thần thông này, trong một niệm thì họ đến nơi rồi, quý vị nói tự tại biết bao. Nhiệt độ của mặt trời quá cao, họ đến đó cũng không sao, không thấy nóng, cảm thấy mát rượi tự tại, đây đều là thần-túc-thông biến hiện. Có khả năng này mới thật sự giúp đỡ được chúng sanh, không có khả năng này thì không làm được, lực bất tòng tâm, phải có trí huệ, có thần thông mới có thể phổ độ chúng sanh.

          Nguyện thứ 11: 遍供諸佛願 “biến cúng chư Phật nguyện” (cúng dường khắp chư Phật). Mời xem kinh văn:

        【於一念頃。不能超過億那由他百千佛剎。周遍巡歷供養諸佛者。不取正覺。】 “Ư nhất niệm khoảnh, bất năng siêu quá ức na-do-tha bá thiên Phật sát. Châu biến tuần lịch cúng dường chư Phật giả, bất thủ Chánh-giác”  (Trong một niệm, nếu không thể vượt qua ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, đi khắp tất cả cõi nước để cúng dường chư Phật, thì không giữ ngôi Chánh-giác).

          Chúng ta nhìn thấy thần thông này rất hoan hỷ. Một người ở thế gian này có thể gặp được một vị Phật, một vị Bồ-tát, một vị A-la-hán, đều hiếm có khó gặp. Những vị này, trong kinh Đại-thừa tán thán các Ngài là thánh hiền, là ruộng phước chân thật của nhân gian, cúng dường các Ngài thì phước báo rất lớn, không chỉ là cúng dường một hưởng quả một vạn, không chỉ như vậy. Vì sao vậy? Các Ngài có thể giúp quý vị khai mở trí huệ, có thể giúp quý vị liễu sanh tử xuất tam giới, có thể giúp quý vị tu hành chứng quả, phước báo này rất lớn. Ở thế gian này của chúng ta rất khó gặp được, không dễ gì gặp được một người tu hành chân chính, làm sao chỉ trong một niệm mà gặp được. Điều này nói ở thế giới Cực Lạc, trong một niệm, khoảng thời gian cực ngắn, thần thông của họ có thể “vượt qua ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật”, mà còn “đi khắp tất cả cõi nước để cúng dường chư Phật”, đến thế giới Cực Lạc thì phước huệ song tu, tu phước tu huệ quá dễ dàng.

          Chúng ta xem chú giải của Niệm lão: 第十一,遍供諸佛願。文中合說兩願 “Đệ thập nhất, biến cúng chư Phật nguyện. Văn trung hợp thuyết lưỡng nguyện” (Nguyện 11: Cúng dường khắp chư Phật. Trong kinh văn nói gộp hai nguyện), là hai sự việc, 如周遍巡歷供養諸佛,巡歷,偏顯第十願 “Như chu biến tuần lịch cúng dường chư Phật, tuần lịch, thiên hiển đệ thập nguyện” (Như đi khắp tất cả cúng dường chư Phật, đi khắp thiên về nguyện thứ 10), như phần trên đã nói, 供養,偏顯第十一願 “Cúng dường, thiên hiển đệ thập nhất nguyện” (Cúng dường thiên về nguyện thứ 11).

          於一念頃,指極短促之時間。一念之時限,諸說不一,已見 “Ư nhất niệm khoảnh, chỉ cực đoản xúc chi thời gian. Nhất niệm chi thời hạn, chư thuyết bất nhất, dĩ kiến” (Trong một niệm, chỉ thời gian cực ngắn. Thời hạn của một niệm, các thuyết bất đồng, đã biết), phần trước đã nói đến. Năm xưa Phật tại thế, khi giảng kinh tùy theo người, tùy theo nơi, tùy theo các việc khác nhau, cho nên Phật không có pháp nhất định để thuyết, hoàn toàn là tùy cơ ứng giáo. Giống như trong Kinh Lăng Nghiêm nói: 隨眾生心,應所知量 “Tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng” (Tùy tâm của chúng sanh mà ứng hiện phù hợp với khả năng nhận biết của họ), không có pháp nhất định để thuyết. Vì vậy, mỗi bộ kinh Phật thuyết, cách thuyết cũng không hoàn toàn tương đồng. Điều này ở thế gian từ xưa đến nay cũng như vậy, ví như Khổng tử, học trò đến thỉnh giáo Ngài, hỏi cùng một vấn đề, nhưng câu trả lời của Ngài không như nhau. Hỏi về điều nhân, câu trả lời cho mỗi người cũng khác nhau, hỏi về hiếu cũng khác nhau, ứng cơ thí giáo, mỗi người đều được lợi ích. Phật pháp cũng như vậy, thánh hiền hiện thân không có hình tướng nhất định, dạy học không có cách nói nhất định, nói tóm lại, khiến cho người hỏi nhận được lợi ích chân thật, họ thật sự hiểu rõ, thật sự lý giải được, thật sự được thọ dụng. Đây là thánh giáo.

        今依《翻譯名義集》,以剎那為一念 “Kim y Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập, dĩ sát-na vi nhất niệm” (Nay căn cứ vào sách Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập, lấy sát-na làm một niệm), và căn cứ vào Luận Đại Trí Độ: 一彈指頃有六十剎那 “Nhất đàn chỉ hữu lục thập sát- na” (một khảy ngón tay có 60 sát-na). Một khảy ngón tay này có bao nhiêu sát-na? 60 sát-na. Di Lặc Bồ-tát nói cho chúng ta biết một niệm, một khảy ngón tay có bao nhiêu niệm? Có 32 ức trăm ngàn niệm, không chỉ là 60 sát-na, sát-na đó vẫn là con số rất lớn. Ngài nói 指一彈指所占時間之六十分之一,故甚短暫 “chỉ nhất đàn chỉ sở chiếm thời gian chi lục thập phần chi nhất, cố thậm đoản tạm” (Chỉ thời gian của một khảy ngón tay chiếm 1 phần 60, cho nên một niệm cực kỳ ngắn ngủi), điều này nói với người hiện nay như chúng ta tương đối dễ hiểu. 然於此短促剎那之際,可超過億那由他百千佛剎,周遍巡歷,深顯極樂國人神通妙用不可思議 “Nhiên ư thử đoản xúc sát-na chi tế, khả siêu quá ức na-do-tha bá thiên Phật sát, chu biến tuần lịch, thâm hiển Cực Lạc quốc nhân thần thông diệu dụng bất khả tư nghị” (Nhưng trong sát-na ngắn ngủi này có thể vượt qua ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, đi khắp tất cả, biểu hiện sâu sắc người ở cõi Cực Lạc có thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn), chúng ta không thể tưởng tượng nổi. “Na-do-tha” là tiếng Phạn, 數也,古說不一。其小者,如《玄應音義》 “Số dã, cổ thuyết bất nhất. Kỳ tiểu giả, như Huyền Ứng Âm Nghĩa” (Về con số, thuyết xưa bất đồng. Số nhỏ, như trong sách Huyền Ứng Âm Nghĩa), trong đó đã nói: 那由他,當中國十萬 “na-do-tha, đương Trung Quốc thập vạn” (na-do-tha là mười vạn ở Trung Quốc). 其較大者,則謂那由他,隋言數千萬 “Kỳ giảo đại giả, tắc vị na-do-tha, Tùy ngôn số thiên vạn” (Số lớn hơn, triều đại nhà Tùy nói na-do-tha là một ngàn vạn). Đây là con số, ngàn vạn là na-do-tha, đây là vào triều đại nhà Tùy. 他說不俱引 “Tha thuyết bất câu dẫn” (không dẫn dụ tất cả thuyết khác), không dẫn dụ ra nữa. 故其數難於確定,但可定言,億那由他百千,表一難以數計之大數 “Cố kỳ số nan ư xác định, đãn khả định ngôn, ức na-do-tha bá thiên, biểu nhất nan dĩ sổ kế chi đại số” (Cho nên số này khó xác định, nhưng có thể khẳng định rằng, ức na-do-tha trăm ngàn là con số rất lớn, khó tính đếm được). Ở đây cho chúng ta một khái niệm, đây là con số rất lớn, không thể nói rõ ra được. 於一剎那,能超過如是眾多佛剎,表所到之處至遠也 “Ư nhất sát-na, năng siêu quá như thị chúng đa Phật sát, biểu sở đáo chi xứ chí viễn dã” (Trong một sát-na, có thể vượt qua nhiều cõi Phật như vậy, chứng tỏ những nơi đến được cực kỳ xa), quá xa rồi.

          Vũ trụ lớn mà không có gì bên ngoài, nhỏ mà không có gì bên trong, lớn nhỏ đều như nhau, đây đều là điều chúng ta không thể tưởng tượng. Vũ trụ lớn như vậy, có thể dung nạp trong một hạt cải, trong hạt cải, vũ trụ không bị thu nhỏ, hạt cải không phóng to ra, nó có thể dung nạp vào. Năm xưa, nhiều người thấy cách nói này rất khó hiểu, sao có thể như vậy được? Đến bây giờ, khoa học kỹ thuật phát triển rồi, chúng ta có thể lãnh hội được. Một bộ Đại Tạng Kinh có phân lượng rất lớn, có thể chứa trong một con chip, con chip hiện nay chỉ lớn khoảng bằng móng tay, trong đó chứa một bộ Đại Tạng Kinh. Sẽ càng phát triển hơn, chúng tôi tin rằng qua vài năm nữa, bộ Tứ Khố Toàn Thư cũng có thể dung nạp trong một con chip, đây là nhỏ có thể dung nạp lớn. Trong máy vi tính chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng, thích phóng to thì có thể phóng to lên, phóng chữ to hơn lúc ban đầu, không có phân biệt lớn nhỏ. Lớn nhỏ là khái niệm sai lầm của phàm phu lục đạo chúng ta, không hiểu rõ chân tướng sự thật, chân tướng sự thật không có lớn nhỏ. Không có trước sau, không có thời gian, không có không gian, tất cả pháp đều ở ngay lúc này. Đây là gì vậy? Cảnh giới của người giác ngộ.

          Joseph Toynbee thường nói: Có một thật tướng tinh thần đằng sau vũ trụ, ông nói nhiều chữ như vậy, trong Phật pháp chỉ cần hai chữ là nói rõ rồi. Điều ông nói là gì? Nhà Phật nói Tự-tánh, Chân-như, Bản-tánh, ông nói về điều này. Cuối cùng, ông nói nhất định có, nhưng ông lại không lấy ra được bằng chứng, tôi không cách nào chứng minh cho quý vị thấy, nhưng chắc chắn có. Đây là gì vậy? Bản thể của vạn vật trong vũ trụ, cả vũ trụ từ nó mà biến hiện ra. Nó là thật có, nó có thể hiện, có thể ẩn, gặp được duyên thì nó hiện, không có duyên thì nó không hiện; lúc không hiện thì không thể nói nó không có, lúc hiện cũng chẳng thể nói nó có. Tất cả hiện tượng hiện ra toàn là giả, không phải là thật, bao gồm Thật-báo-trang-nghiêm độ của Như Lai. Thật-báo-trang-nghiêm độ là Pháp-tánh biến hiện, do tâm mà hiện; mười pháp giới, lục đạo là duy thức sở biến, do thức biến hiện ra. Thể là gì? Thể chính là Thật-báo độ. Một niệm không giác, mê rồi, liền biến thành A-lại-da, A-lại-da biến Thật-báo độ thành mười pháp giới, thành lục đạo luân hồi. Bất luận là biến hiện thế nào cũng toàn là giả, không có gì là thật. Vì vậy, hễ có tướng thì đều là hư vọng, không có nói Thật-báo độ ngoại lệ, nhất-chân pháp-giới ngoại lệ, không có nói. Do đó, nhất-chân ẩn hiện bất đồng, A-lại-da sanh diệt cũng bất đồng.

          A-lại-da là giả, sau khi kiến tánh thì A-lại-da không còn nữa, A-lại-da chuyển thành Đại-viên-kính-trí, tám thức và 51 tâm-sở hoàn toàn không còn nữa. Đến cuối cùng, hoàn toàn hòa vào Thường-tịch-quang, Thường-tịch-quang độ là cao nhất ở thế giới Cực Lạc. Thường-tịch-quang độ là Tự-tánh, là Bản-thể, chính là năm câu mà sau khi Đại sư Huệ Năng khai ngộ đã nói: 本自清淨,本不生滅,本自具足,本無動搖,能生萬法 “Bổn tự thanh tịnh, bổn bất sanh diệt, bổn tự cụ túc, bổn vô động diêu, năng sanh vạn pháp” (vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự sẵn đủ, vốn không dao động, có thể sanh ra vạn pháp), đây chính là Tự-tánh. Nó ở đâu? Thường-tịch-quang ở đâu? Không chỗ nào không có, không lúc nào không có. Vì vậy, từ lập trường của Thường-tịch-quang mà nói, tất cả vạn pháp đều không có khoảng cách, đều ở trước mắt. Giống như căn phòng này của chúng tôi, mở hết mười mấy ngọn đèn, các ánh sáng hòa vào nhau, không tách ánh sáng nào ra được. Quý vị trở về Tự-tánh rồi, đồng với ngọn đèn Thường-tịch-quang của quý vị đã bật sáng, hòa với tất cả ánh sáng khác; hòa vào tất cả, chính mình hiểu rõ ràng, sáng tỏ. Đây là chỗ mà Phật pháp giảng đến rốt ráo.

          Ở đây nói đến: 周遍巡歷者,表所遊之國至廣 “Chu biến tuần lịch giả, biểu sở du chi quốc vương chí quảng” (Đi khắp tất cả, chứng tỏ cõi nước đã du hành đến cực rộng), tất cả cõi nước chư Phật họ đều đã đến. Vừa rồi đã nói, họ đến làm gì? Đến để cúng Phật, để nghe pháp, tiện thể độ chúng sanh. Độ ở cõi Phật đó, chắc hẳn là trong đời quá khứ cũng đã từng đến đó ở, người quen thuộc ở đó rất nhiều, người có duyên với mình rất nhiều. Họ gặp khổ nạn, phát ra tín hiệu, chúng ta lập tức nhận được, chính là cảm của họ, khi nhận được tín hiệu thì có ứng, ứng là tự nhiên sẽ hiện thân, sẽ thuyết pháp giúp đỡ họ.

          Trong  quyển Niên Phổ Lão Hòa Thượng Hư Vân chúng tôi đọc được một câu chuyện, tôi tin đó tuyệt đối không phải là gạt người. Lão Hòa thượng triều bái Ngũ Đài sơn, năm đó Ngài 47 tuổi, để báo ơn của mẹ, Ngài đi từ Phổ Đà đến Ngũ Đài sơn, ba bước một lạy, lạy hơn ba năm mới đến nơi. Trong hơn ba năm này Ngài đã bị bệnh hai lần, khi bị bệnh đều ở núi hoang, không tìm được ai cả, gặp được một người ăn xin, người ăn xin chăm sóc Ngài. Người ăn xin này tìm chút ít thảo dược để chữa khỏi bệnh cho Ngài, hai lần bệnh Ngài đều gặp người ăn xin này. Ngài nhận được sự chăm sóc, được chăm sóc phải báo ơn, xin hỏi cao danh quý tánh, người đó nói với Ngài, ông họ Văn, Văn trong văn chương, tên là Cát, Cát trong cát tường, Văn Cát. Ngài hỏi: “Ông ở đâu?” “Tôi ở Ngũ Đài sơn, Ngài đến Ngũ Đài sơn, ai cũng biết tôi”. Sau khi ông rời khỏi thì không gặp nữa, tìm cũng không thấy. Khi đến Ngũ Đài sơn, Ngài đi khắp nơi hỏi thăm xem có ai biết Văn Cát không, nhưng không ai biết cả. Ngài vào tự miếu lạy Văn Thù Bồ-tát, sau khi lạy xong, Ngài hỏi đại chúng trong tự miếu xem có ai biết Văn Cát không. Người ta nói với Ngài, đó là Văn Thù Bồ-tát, Văn Thù Bồ-tát hóa thân, Ngài mới hoảng nhiên đại ngộ. Quý vị xem, Bồ-tát hiện thân thành một người ăn xin, để Ngài không có chút nghi ngờ nào. Ăn xin, không có nhà để về, muốn xin ăn nên phải đi khắp nơi, Ngài mới gặp được. Hai lần gặp được ông, ông ở chung với Ngài hơn nửa tháng, khỏi bệnh rồi ông mới đi. Quý vị xem, khi Ngài sanh bệnh đau khổ, Văn Thù Bồ-tát biết được, Bồ-tát liền đến ứng. Lão Hòa thượng có cảm, Bồ-tát liền có ứng, thật sự hóa thân đến giúp Ngài vượt qua khổ nạn, tiếp tục đi triều bái. Sự việc này có thật, không phải giả.

          Không chỉ Bồ-tát cảm ứng với chúng ta, quý vị xem trong quyển sách lão Hòa thượng Hải Hiền Vĩnh Tư Tập, có câu chuyện lão Hòa thượng cứu chó sói, đó là cảm ứng, súc sanh có cảm ứng với Ngài. Súc sanh này có tánh linh, chúng tôi tin rằng con sói này không phải là con sói thông thường, mà kiếp trước nó là đệ tử nhà Phật. Nếu không phải là đệ tử nhà Phật, không phải người tu hành thì làm sao nó biết được lão Hòa thượng? Lão Hòa thượng không phải là người phàm, lão Hòa thượng có thể cứu nó. Sói mẹ sanh khó, sắp chết rồi, con sói đực này đến mời lão Hòa thượng đi. Mời đi, lão Hòa thượng vừa nhìn thì đã hiểu rõ, biết được ý của nó, Ngài ngồi bên cạnh sói mẹ, nhắm mắt niệm Nam Mô A Di Đà Phật, niệm mười mấy phút thì sói mẹ tỉnh lại, sanh ra một đàn sói. Sói đực cảm kích, bày tỏ thái độ cúi đầu hành lễ để cảm tạ. Lão Hòa thượng khai thị cho nó, dạy nó phải tu thiện, đừng hại người, đời sau đừng đến cõi súc sanh nữa. Nhưng mà ngày hôm sau, khi Ngài trở về chùa lại đi qua nơi đó, sói đực đứng ở đó, sói đực đã lấy mật ong rừng để trước mặt lão Hòa thượng, cúng dường lão Hòa thượng, nó biết tri ân báo ân, súc sanh. Câu chuyện này tuyệt đối không phải là giả, rất đáng để mọi người phản tỉnh. Con sói này, chúng tôi tin sau khi nó chết đi chắc chắn sẽ thoát khỏi ba đường ác, nó vẫn còn lưu giữ tính người, vẫn chưa mất đi tính người.

          供養諸佛,表所興之事至繁 “Cúng dường chư Phật, biểu sở hưng chi sự chí phồn” (Cúng dường chư Phật, biểu hiện phát khởi rất nhiều việc), không hề đơn giản, rất nhiều. 而悉於一念之頃,圓滿成就者,備顯極樂國土之事事無礙,一多相即,延促同時 Nhi tất ư nhất niệm chi khoảnh, viên mãn thành tựu giả, bị hiển Cực Lạc quốc độ chi sự sự vô ngại, nhất đa tướng tức, diên xúc đồng thời” (Nhưng trong một niệm, thảy đều thành tựu viên mãn, biểu hiện đầy đủ sự sự vô ngại trong cõi nước Cực Lạc, một tức là nhiều, nhiều tức là một, dài và ngắn đồng thời), không còn thời gian, không gian nữa, chúng ta thì bị sự trở ngại này. 芥子須彌 “Giới tử Tu Di” (Hạt cải Tu Di), hạt cải nhỏ, hạt cải, núi Tu Di lớn, hạt cải có thể chứa núi Tu Di, 十方不離當處;一念遍供,三世不隔當念 “Thập phương bất ly đương xứ; nhất niệm biến cúng, tam thế bất cách đương niệm” (Mười phương không rời nơi này; một niệm cúng dường biến khắp, ba đời không rời niệm này). Hạt cải dung nạp núi Tu Di, không còn lớn nhỏ nữa; một niệm cúng dường tất cả chư Phật đều viên mãn, như vậy thì không còn thời gian nữa; không còn quá khứ, hiện tại, vị lai nữa, ba đời đều không rời niệm này, một niệm tròn đầy cả ba đời. 當下即是,圓攝無遺。故云:華藏無異極樂,淨土遍收玄妙 “Đương hạ tức thị, viên nhiếp vô di. Cố vân: Hoa Tạng vô dị Cực Lạc, Tịnh-độ biến thu huyền diệu” (Vào ngay lúc này, nhiếp trọn không sót. Cho nên nói là: Hoa Tạng không khác với Cực Lạc, Tịnh-độ chứa trọn sự huyền diệu).

          Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta mà thị hiện đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, Ngài ngộ điều gì? Tánh có hình dạng thế nào? Ở trong định, lúc chưa xuất định, Ngài đã thuyết một bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm được nói trong định, tức là khi khai ngộ, Ngài đã báo cáo tường tận chi tiết về thể, tướng và tác dụng của Tự-tánh. Đại sư Lục tổ Huệ Năng khai ngộ rồi, Ngài khai ngộ khi nghe Kinh Kim Cang trong phòng phương trượng của Ngũ tổ, Thích Ca Mâu Ni Phật là nhập định khai ngộ. Hay nói cách khác, bất kỳ pháp môn nào, chỉ cần đạt được sự chân thành, chuyên nhất thật sự thì có khả năng khai ngộ. Do đó, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, trong Kinh Kim Cang nói cho chúng ta biết: 法門平等,無有高下 “Pháp môn bình đẳng, vô hữu cao hạ” (Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp). Pháp là phương pháp, môn là con đường, có thể đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh từ phương pháp này, con đường này, pháp nào cũng như vậy, vấn đề là quý vị có lãnh hội được hay không? Quý vị thật sự lãnh hội thì tu pháp nào cũng có thể chứng đạo Vô-thượng. Sau khi Đại sư Huệ Năng khai ngộ, nói ra tâm tánh là như thế nào, Ngài đã nói năm câu, Ngũ tổ vừa nghe, thật sự Ngài đã khai ngộ rồi, không phải là giả, Ngũ tổ liền truyền trao y bát cho Ngài, dặn Ngài nhanh chóng ra đi. Triển khai năm câu nói này chính là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, cùng một cảnh giới, tinh hoa của Kinh Hoa Nghiêm chính là năm câu nói này. Kinh Hoa Nghiêm nói gì? 20 chữ này của Lục tổ đã nói rõ hết, nói viên mãn rồi, hoàn toàn cùng một cảnh giới. Lời của Lục tổ nói là tổng cương lĩnh, Thích Ca Mâu Ni Phật nói chi tiết, Phật thuyết trong định, trong định không có không gian, không có thời gian, Phật không có chướng ngại, nếu như thuyết kinh này ở nhân gian thì thời gian quá dài rồi, mấy trăm năm cũng không đủ để thuyết, nên Phật thuyết trong định.

          Những điều này chúng tôi đều có thể lãnh hội được, chúng tôi hoàn toàn tiếp nhận việc biểu pháp trong Phật pháp, không còn nghi ngờ, cũng biết rằng phương pháp học Phật như thế nào, mục đích học Phật là gì? Mục đích chính là phải khai ngộ, như cổ nhân đã nói: Tự hiểu nghĩa kia, không phải người khác dạy cho quý vị. Vì sao vậy? Trí huệ chân thật là Tự-tánh vốn sẵn đủ, nhớ kỹ một câu nói của Phật: 心外無法 “Tâm ngoại vô pháp” (Ngoài tâm không có pháp), ngoài Tự-tánh, ngoài chân-tâm ra thì không có gì cả, tất cả pháp đều do Tự-tánh biến hiện, có thể sanh ra vạn pháp. Vì vậy quan trọng nhất là gì? Quan trọng nhất là minh tâm kiến tánh. Trên đề kinh của Kinh Vô Lượng Thọ đã viết rất rõ, tu hành là tu điều gì? Thanh tịnh, bình đẳng, giác. Thanh tịnh là A-la-hán, Bích-chi-Phật; bình đẳng là Bồ-tát; giác là thành Phật rồi, giác là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Quý vị xem, đây là tổng cương lĩnh để tu hành, quả báo, quả báo là nửa phần đầu trong đề kinh. Đại-thừa, Đại-thừa là trí huệ, trí huệ Bát-nhã, Tự-tánh vốn có trí huệ Bát-nhã, vô lượng vô biên, vô cùng vô tận, không gì không biết, không gì không thể, phải kiến tánh mới được. Vì vậy, Đại-thừa là trí huệ, vô lượng thọ là phước báo, đó là phước, huệ; trang nghiêm là tướng hảo; cũng chính là câu nói trong Kinh Hoa Nghiêm:  一切眾生皆有如來智慧、德、相 “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ, đức, tướng” (Tất cả chúng sanh đều có trí huệ, đức, tướng của Như Lai) , đức là vô lượng thọ, tướng là trang nghiêm, mà Tự-tánh vốn sẵn đủ. Thế giới Cực Lạc do ai tạo ra? Hoàn toàn là do Tự-tánh viên mãn hiện tiền. Tự-tánh của ai? A Di Đà Phật và tất cả chúng sanh. Vì sao vậy? Tất cả chúng sanh và A Di Đà Phật có cùng một Tự-tánh, không phải hai.

          Bây giờ chúng ta biết rồi, nhưng không thể quay đầu, phiền phức ở chỗ này, vì sao không thể quay đầu? Nghiệp chướng, tập khí quá nặng, huân nhiễm trong vô lượng kiếp, chúng ta biết sai rồi, nhưng không trừ bỏ được. Làm thế nào đây? Đây là sự từ bi vô tận của A Di Đà Phật, vì vậy chư Phật tán thán, tán thán Ngài là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, có đạo lý, Ngài tạo ra điều kiện này cho chúng ta, chính là kiến lập thế giới Cực Lạc. Làm sao kiến lập? Ngài phát 48 nguyện, thực hiện tất cả 48 nguyện nên thế giới Cực Lạc thành tựu rồi. Chúng ta chỉ cần tín nguyện trì danh thì được vãng sanh Tịnh-độ. Cha của tổng giám đốc Tạ đã chứng minh cho chúng ta thấy, ông lão này, con trai đã làm việc tốt, ba năm này đã truyền bá văn hóa truyền thống, cứu được hơn mười ngàn người, hơn mười ngàn người thật sự được cứu, công đức này quá to lớn! Vì vậy khi lâm chung, con trai lại khuyên ông: “Tây Phương thật sự có thế giới Cực Lạc, thật sự có A Di Đà Phật, tuyệt đối không phải gạt người, cha phải tin”, ông gật đầu, tin tưởng rồi. “Cha phải cầu vãng sanh”, ông gật đầu, niệm Phật, niệm một câu A Di Đà Phật thì vãng sanh rồi. Một niệm đến mười niệm khi lâm chung đều được vãng sanh, chúng ta nhìn thấy minh chứng này, là thật, không phải giả. Ông lão vãng sanh, toàn thân mềm mại, ba ngày sau, rất nhiều người đều sờ tay của ông, nó còn mềm mại hơn lúc còn sống, mọi người đều ngạc nhiên. Ông hiện tướng này để mọi người một lòng một dạ đối với Phật pháp, đối với Tịnh-tông, tin tưởng rồi, không còn nghi ngờ, như vậy lại thành tựu được bao nhiêu người chứ, thật là vô cùng thù thắng.

          Do đó, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, “Vào ngay lúc này, nhiếp trọn không sót. Cho nên nói là: Hoa Tạng không khác với Cực Lạc”. Hoa Tạng là Thật-báo độ của Thích Ca Mâu Ni Phật, Cực Lạc là Thật-báo độ của A Di Đà Phật, Thật-báo độ là một không phải hai, danh từ khác nhau, nhưng khi đến đó đều như nhau. Trước đây tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm, ở Singapore, có người hỏi tôi: Hoa Tạng và Cực Lạc có gì khác nhau? Tôi liền nêu một ví dụ, Hoa Tạng ví như thành phố của Singapore, Cực Lạc ví như đường Ô Tiết, là con đường phồn hoa nhất của họ, là tinh hoa của Singapore, đó chính là thế giới Cực Lạc. Là một không phải hai, vãng sanh Hoa Tạng là vãng sanh Cực Lạc, vãng sanh Cực Lạc chính là vãng sanh Hoa Tạng. “Tịnh-độ chứa trọn sự huyền diệu”, sự huyền diệu nhất không rời khỏi thế giới Cực Lạc, nơi ấy là nơi hội tụ.

Phía dưới, nguyện thứ 12. Thời xưa, vào triều đại nhà Đường, Đại sư Thiện Đạo nói trong 48 nguyện có năm nguyện chân thật nhất, nguyện thứ nhất trong năm nguyện này là nguyện thứ 12: 定成正覺 “Định thành Chánh-giác” (Nhất định thành Chánh-giác). Ở đây, tôi nói sơ lược qua, bởi vì sắp hết thời gian rồi, đoạn văn này có lẽ buổi sau mới giảng đến. Đại sư Thiện Đạo nói năm nguyện chân thật nhất, chúng tôi nói theo trình tự. Thứ nhất, nguyện thứ 12: Nhất định thành Chánh-giác, trong tâm chúng ta phải vững vàng, đến thế giới Cực Lạc nhất định thành Phật; nguyện thứ 13: Quang minh vô lượng; nguyện thứ 15: Thọ mạng vô lượng; nguyện thứ 17: Chư Phật xưng tán; nguyện thứ 18: Mười niệm ắt vãng sanh. Đại sư nói với chúng ta, đây là năm nguyện chân thật nhất. Nhất định thành Chánh-giác là chứng quả, quang minh vô lượng là Tịnh-độ chân thật, thọ mạng vô lượng là Phật chân thật, chư Phật xưng tán giúp chúng ta khởi lòng tin, mười niệm ắt vãng sanh là tu hành.

Trong bốn nguyện này, quang minh vô lượng là y-báo, Thường-tịch-quang; thọ mạng vô lượng là chánh-báo, A Di Đà Phật, sanh đến thế giới Cực Lạc, thọ mạng của mỗi người đều tương đồng với A Di Đà Phật, A Di Đà Phật vô lượng thọ, ai ai cũng vô lượng thọ. Vì vậy, đây là chánh-báo. Tất cả chư Phật đều xưng tán, có thể không tin sao? Kinh Di Đà do Đại sư La Thập phiên dịch là sáu phương Phật xưng tán, trong kinh này, mười phương Phật xưng tán, kinh Di Đà do Đại sư Huyền Trang phiên dịch cũng là mười phương xưng tán, phải tin! Tất cả chư Phật đều tán thán, đều khuyên chúng ta tu pháp môn này, vì sao chúng ta không tin? Mười niệm ắt vãng sanh, dễ dàng, không hề khó. Mười niệm này là mười niệm khi lâm chung, mười niệm trước khi tắt thở, điều này quan trọng, không phải nói đến lúc bình thường.

          Bình thường chúng ta phải thường xuyên niệm Phật, vì sao vậy? Con người không thể không có ý niệm, niệm trước diệt thì niệm sau sanh, niệm niệm tiếp nối, không phải thật sự tiếp nối, chỉ là tương tự tiếp nối, vì sao vậy? Mỗi ý niệm khác nhau, các niệm đều giống nhau gọi là tiếp nối, nhưng ý niệm khác nhau. Một ý niệm là một hình ảnh, thật sự giống như chúng ta xem điện ảnh, xem tivi cũng như thế, một giây ở tivi là 100 hình ảnh, mỗi hình ảnh chỉ chiếm thời gian 1 phần 24 giây, cho nên nó không phải là thật. Phật nói cho chúng ta biết, đời này của chúng ta, hình như là thân thịt của chúng ta cảm thấy là thật, chúng ta sinh tồn trên trái đất này, mọi thứ đều giống hệt như thật, thật ra đều là giả. Tần suất của nó quá cao, chúng ta không cảm nhận được, hoàn toàn không có chút cảm giác, nó quá là nhanh. Một giây có 2240 triệu hình ảnh, ngàn tỷ là một triệu, chúng ta không thể tưởng tượng được tần suất này. Đây gọi là gì? Đây gọi là thật tướng của các pháp, chân tướng của tất cả pháp.

          Chúng sanh trong mười pháp-giới, bao gồm lục đạo luân hồi, tất cả đều sinh sống trong tần suất cao như vậy, điều này đã được nhà cơ học lượng tử khám phá ra rồi. Những thiết bị của cơ học lượng tử hiện nay cũng khiến người ta vô cùng kinh ngạc, nó có thể chụp được một phần 1000 ngàn tỷ giây, có thể chụp được. Phật nói chúng ta biết, chân tướng sự thật là một phần 2240 ngàn tỷ giây. Cho nên chúng tôi tin rằng, khoa học không ngừng tiến bộ, hai mươi, ba mươi năm sau, chân tướng sự thật do Phật nói sẽ được nhà cơ học lượng tử chứng minh đó là thật, không phải giả. Bởi vì Phật đã nói trong kinh: Dùng ý-thức-thứ-sáu chính là phân biệt, thức Mạt-na thứ bảy là chấp trước, dùng tâm này, đây là tâm của phàm phu chúng ta, cảnh giới cao nhất có thể khám phá đến tam-tế-tướng của A-lại-da. Cảnh-giới-tướng của A-lại-da là hiện tượng vật chất; chuyển-tướng của A-lại-da là khởi tâm động niệm, là chuyển-tướng; nghiệp-tướng của A-lại-da, nghiệp-tướng là hiện tượng dao động. Một phần 2240 ngàn tỷ giây này là nghiệp-tướng của A-lại-da, đây gọi là một niệm không giác, nên có vô-minh. Những lời Phật nói nhất định sẽ thực hiện, hiện tượng vật chất ngày nay, nhà cơ học lượng tử đã làm rõ rồi, có lời giải rồi, chuyển-tướng chính là ý niệm, ý niệm là như thế nào? Làm thế nào khởi lên? Hiện nay đang nghiên cứu, vẫn chưa có được câu trả lời hoàn toàn.

          Đối ngoại thì có thể duyên vào biên giới của vũ trụ, điều này nói về người thế gian dùng thức-thứ-sáu để khám phá ra phạm vi lớn nhất, có thể biết được tam-tế-tướng của A-lại-da, có thể biết được biên giới của vũ trụ. Nhưng muốn du lịch vũ trụ thì không dễ chút nào, phải dùng thần thông, thần-túc-thông mới được, mới có thể đại tự tại. Ở đây thì bất kỳ phương tiện giao thông nào cũng đều khó khăn, đều không có cách nào đi đến, phải dùng thiền-định. Đây là những pháp môn thông thường, tám vạn bốn ngàn pháp môn, phải dùng niệm Phật để cầu sanh Tịnh-độ, đây là pháp môn thẳng tắt nhất, phương tiện nhất, để quý vị nhanh chóng có thể đạt được. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

( Hết tập 175)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Trả lời 0