Responsive Menu
Add more content here...

Tập 190 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN

Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn

Tập 190

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 25 tháng 3 năm 2015.

Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn.

Dịch giả: Diệu Hiệp.

 

Kính chào quý vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (3 lần).

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 484, trang 484, chúng ta bắt đầu xem từ chữ thứ hai hàng thứ tư:

本願 “Bổn nguyện”, nguyện thứ 21, 名悔過得生,故知悔過乃往生之關鍵。蓋一切罪從懺悔滅也 “danh hối quá đắc sanh, cố tri hối quá nãi vãng sanh chi quan kiện. Cái nhất thiết tội tùng sám hối diệt dã” (gọi là hối lỗi được vãng sanh, nên biết hối lỗi là then chốt của vãng sanh. Vì vậy, tất cả tội đều được diệt trừ bởi sám hối). Nếu chúng ta hỏi, sám hối có phải thật sự diệt được tội không? Nếu quý vị đến hỏi tôi, tôi sẽ nói với quý vị một cách khẳng định, thật sự có thể diệt tội. Vì sao vậy? Tội tánh vốn không, nó không phải là thật. Trong chân-tâm tuyệt đối không có mảy may tội nghiệp, chân-tâm là tận thiện tận mỹ. Những thị phi thiện ác này, bắt nguồn từ A-lại-da. Vì vậy, chuyển thức thành trí, thì tội không còn nữa; tội, phước cũng không còn. Vãng sanh thế giới Cực Lạc thật sự là họ chuyển thức thành trí rồi, lại huống chi chủ trương của Tịnh-độ là đới nghiệp vãng sanh? Đới nghiệp vãng sanh thì phàm phu làm được. Chuyển thức thành trí thì không phải phàm phu rồi, là Pháp-thân Đại sĩ, A-duy-việt-trí Bồ-tát. Cho nên sanh đến thế giới Cực Lạc là được rồi, vậy thì không còn gì để nói.

Chuyển thức thành trí vào lúc nào? Ở trong hoa sen. Người vãng sanh thế giới Cực Lạc đều hóa sanh trong hoa sen. Vãng sanh, từ bỏ thân thể này, buông xả rồi, thần thức ngồi trong hoa sen, hoa sen liền khép lại. Khi tiếp dẫn là hoa nở, quý vị ngồi vào hoa sen, cánh hoa tự nhiên khép lại, Phật mang đóa hoa này đến thế giới Cực Lạc, để trong ao thất bảo. Trong ao thất bảo, thời gian để hoa nở dài ngắn không nhất định, đó là do sức mạnh tín nguyện trì danh của mỗi người. Sức tín nguyện trì danh mạnh, đóa hoa này đến ao thất bảo ở thế giới Cực Lạc lập tức nở hoa, hoa nở thấy Phật. Có một số người phải thời gian rất dài, thậm chí là còn có người mang tâm bán tín bán nghi, họ cũng vãng sanh rồi, sanh biên địa. Biên địa ở đâu? Biên địa là ở trong hoa, hoa đó vẫn không nở. Không nở thì sao? Họ không thấy được Phật, không nghe được Phật pháp, nỗi khổ của họ chỉ có điều này, ngoài điều này ra thì họ không có nỗi khổ nào khác, họ thật sự vào thế giới Cực Lạc rồi. Khổ ở chỗ không thể thấy Phật, khổ ở chỗ không thể nghe pháp, đây gọi là biên địa nghi thành, biên địa nghi thành chính là trong hoa sen, hoa chưa nở. Nhổ bỏ gốc nghi thì hoa liền nở.

Vì vậy, không thể nghi ngờ Pháp môn này, nghi ngờ nghiêm trọng thì không thể vãng sanh, không thể cảm ứng; có một chút nghi ngờ, thì sẽ chiêu cảm phiền phức này, thời gian để hoa nở bị kéo dài, hoa không thể nở liền khi đến thế giới đó, chúng ta phải biết những điều này. Vì thế phải chân tín, phải thiết nguyện, thiết là tha thiết, có ý niệm vô cùng tha thiết muốn vãng sanh. Hay nói cách khác, không còn lưu luyến thế giới này, rất mong chờ thế giới Cực Lạc, thật sự chỉ mong sao được vãng sanh sớm hơn, bây giờ đi liền. Nguyện vọng mãnh liệt, đây là sự đảm bảo quý vị nhất định được vãng sanh Tịnh-độ.

Cho nên sám hối quan trọng, dùng pháp sám hối nào? Hiện nay có người đề xướng dùng pháp Chiêm Sát để sám trừ nghiệp chướng, có tốt không? Tốt. Quý vị hỏi tôi có học không? Trước đây tôi đã học pháp này, thời gian không dài, không quá nửa năm thì tôi không học nữa. Vì sao vậy? Câu Phật hiệu này tốt hơn pháp sám đó rất nhiều, sự sám hối đó là nhỏ nhặt, niệm Phật sám hối là sám hối triệt để, nhổ bỏ hết tội căn rồi, phải biết điều này. Một câu danh hiệu A Di Đà Phật này là vạn đức hồng danh, quý vị niệm danh hiệu, danh hiệu đâu có tội nghiệp? Danh hiệu không có tội nghiệp, hằng ngày niệm danh hiệu, để A Di Đà Phật trong tâm, thì tất cả tội nghiệp đều được diệt sạch. Phải hiểu rõ đạo lý này, nếu không thì uổng công học Kinh Vô Lượng Thọ, vậy thì quá đáng tiếc! Cho nên nhất định phải tin. Quý vị xem, lão Hòa thượng Hải Hiền hiện thân thuyết pháp cho chúng ta, ngài có trì giới không? Có. Trì giới như thế nào? A Di Đà Phật. A Di Đà Phật chính là giới luật viên mãn, tam-muội viên mãn, bát-nhã viên mãn, quý vị còn niệm gì nữa? Niệm vị Phật này, vị Phật kia, niệm Bồ-tát này, Bồ-tát kia, danh hiệu của chư Phật Bồ-tát đều nằm trong một câu danh hiệu A Di Đà Phật, không sót một vị nào, niệm A Di Đà Phật thì niệm hết thảy rồi. Do đó, công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, quý vị phải tin.

Quý vị không tin, cũng không trách quý vị, vì sao vậy? Pháp khó tin. Khó tin mà quý vị tin rồi, còn gì tuyệt vời hơn! Vì sao quý vị tin được? Vì quý vị có đại phước đức, đại thiện căn, đại nhân duyên. Trong Kinh Di Đà nói rất rõ ràng: 不可以少善根福德因緣,得生彼國 Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi nước ấy), có thể tin, không nghi ngờ, là đại thiện căn, đại trí huệ. Trong ngàn vạn người khó có được một người như thế, cho nên quý vị không tin, điều này có thể lý giải được. Thiện căn, phước đức này là do vô lượng kiếp tu thành, không phải một đời hai đời, mà do vô lượng kiếp tu thành. Chúng ta thật sự thông hiểu kinh này, làm sáng tỏ rồi, mục đích chủ yếu của kinh này là gì? Chính là giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, phát khởi một niệm tha thiết cầu sanh Tịnh-độ, công đức này vô cùng thù thắng, cảm ứng trực tiếp với A Di Đà Phật. Hối lỗi được vãng sanh là tiêu đề của nguyện thứ 21.

Xem tiếp phần sau, “trì” 奉持 “phụng trì”. 命終不復更三惡道,即生我國 “Mạng chung bất phục canh tam ác đạo, tức sanh ngã quốc” (Khi mạng chung, không còn đọa vào ba đường ác, liền sanh về cõi nước con), là mục đích chính của nguyện này. 宿世作惡,有決定業,命終之後,須於此界或於他方墮三惡道 “Túc thế tác ác, hữu quyết định nghiệp, mạng chung chi hậu, tu ư thử giới hoặc ư tha phương đọa tam ác đạo” (Đời trước làm ác, có định nghiệp, sau khi mạng chung, phải đọa ba đường ác ở thế giới này hoặc ở phương khác), định nghiệp này ai ai cũng có. Đời này có thể đến cõi người là vô cùng may mắn, trong đời quá khứ, một niệm sau cùng khi mạng chung là niệm thiện, niệm thiện của Ngũ giới Thập thiện, ý niệm này cảm được đến cõi người, Thập thiện thượng phẩm cảm được sanh lên cõi trời. Không phải là trong A-lại-da chỉ có thiện, mà ác còn nhiều hơn thiện, thiện này hiện ra, rất may mắn, đến cõi người rồi. Trong đời này ở cõi người, nghiêm túc mà phản tỉnh thử xem, việc tạo tác là ác nhiều, hay là thiện nhiều? Điều này bản thân biết, người khác không biết, tự mình biết khởi một niệm ác đều là tạo nghiệp ác. Ai tạo nghiệp này? Ba nghiệp thân khẩu ý đang tạo, thân là có hành động, khẩu là lời nói, ý là suy nghĩ. Chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác có tương ưng với Ngũ giới Thập thiện hay không? Tương ưng thì là nghiệp thiện, trái ngược lại thì là nghiệp ác. Khởi tâm động niệm đều tính vào cả, không phải là khởi tâm động niệm thì không sao, không phải, khởi tâm động niệm rơi vào trong A-lại-da chính là chủng tử nghiệp tập, quý vị nói xem đáng sợ biết mấy. Ngay cả ban đêm nằm mộng, giấc mộng đó đều có chủng tử, chủng tử A-lại-da đang khởi hiện hành trong mộng, giấc mộng từ đó mà có. Cho nên giấc mộng của quý vị có mộng đẹp, có ác mộng, mộng đẹp là nghiệp thiện của A-lại-da, ác mộng là nghiệp ác của A-lại-da, chủng tử hiện hành.

Nghĩ đến chỗ này thì thấy vô cùng đáng sợ, làm sao đây? Niệm Phật! Bất luận là ý niệm gì, ý niệm vừa khởi, A Di Đà Phật, vậy thì xoay chuyển ý niệm này lại rồi, đây gọi là sám hối, như vậy là thật sự sám hối. Nếu như không thể xoay chuyển, vậy thì lưu chuyển theo nghiệp, tương lai sẽ chiêu cảm quả báo. Bất kỳ người nào, một đời mười đời, ngàn vạn kiếp đến nay, nhất định phải biết quả báo đều là tự làm tự chịu, không ai có thể giúp quý vị thay đổi, bản thân phải chịu 100% trách nhiệm, không thể oán trách người khác. Vì sao vậy? Không liên quan đến người khác, toàn do chính mình tạo ra, mình tự tạo thì tất nhiên phải tự chịu.

Chúng ta vô cùng may mắn, trong đời này có thể gặp được Phật pháp, có thể gặp được Tịnh tông, có thể gặp được một bộ bảo điển Kinh Vô Lượng Thọ này, thật sự là hiếm có khó gặp. Đây là bản Kinh Vô Lượng Thọ hoàn mỹ nhất, do lão Cư sĩ Hạ Liên Cư hoàn thành trong thời kỳ kháng chiến, rất nhiều người niệm Phật trong thế hệ chúng tôi đều chưa từng thấy bản kinh này. Chúng tôi rất may mắn, năm xưa Pháp sư Luật Hàng từ Sơn Đông đến Đài Loan, mang theo vài quyển, sau khi đến Đài Loan, ngài tặng những quyển này cho lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, chúng tôi may mắn, thấy được rồi. Thầy vừa xem quyển kinh này, đặc biệt là đọc lời tựa phía trước, lời tựa là do lão Cư sĩ Mai Quang Hi viết, lão Cư sĩ Mai là thầy của Lý lão, giáo của lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tức là Phật pháp, là học được từ Đại sư Mai, Mai lão và Hạ lão là sư huynh đệ, bạn cũ, đồng tham cũ, cũng là đồng nghiệp cũ, bội phục đến năm vóc sát đất. Thầy Lý in lại ở Đài Trung, đã in hai lần, có lẽ cũng được hai ngàn, ba ngàn quyển, số lượng không nhiều, cho nên rất ít người đọc được. Có thể nói là chúng tôi may mắn, có được quyển này sớm hơn.

 Còn chú giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thì muộn hơn, bộ chú giải của ngài hoàn thành, lúc đó tôi đang ở Mỹ. Đồng học ở Mỹ giới thiệu với tôi về lão Cư sĩ Hoàng trong điện thoại, có một người như vậy. Sau khi tôi nghe xong, liền nhớ lại tên này rất quen, thầy Lý đã từng nhắc đến, thầy Lý biết, cho nên tôi có ấn tượng này. Tôi liền hỏi: Ngài là cháu ngoại của Mai Quang Hi phải không? Là học trò của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư phải không? Kết quả là người gọi điện thoại nói với tôi: Đúng vậy. Tôi nói vậy thì mau chóng mời ngài qua, đây là thiện tri thức của Tịnh tông chúng ta. Thời gian ngài ở Mỹ ngắn, một tháng thì trở về rồi, tôi không gặp ngài, chỉ nói chuyện điện thoại vài lần. Không bao lâu thì ngài về đến Bắc Kinh, tôi đặc biệt đến Bắc Kinh thăm ngài, hình như là năm 1984, nếu tôi nhớ không sai là năm 1984. Hội Phật giáo Washington ở Mỹ của chúng tôi thành lập vào năm 1983, năm 1982 tôi đến Mỹ, năm 1983 tôi giảng kinh ở New York, gặp được những đồng học này. Tôi đã đến tham quan Hội Phật giáo Washington, họ mời tôi làm Hội trưởng, tôi là Hội trưởng khóa đầu tiên của họ, năm 1983. Năm 1984 mời lão Cư sĩ đến viếng thăm Mỹ, ở một tháng. Bộ sách này, chính là chú giải, khi mới hoàn thành, ngài đã in 100 bộ in dầu, ngài đến Mỹ đã mang theo một bộ và tặng bộ đó cho tôi rồi.

Sau khi tôi nhìn thấy thì vô cùng hoan hỷ, tôi hỏi ngài trong điện thoại, có bản quyền hay không? Ngài hỏi tôi là ý gì? Tôi nói nếu không có bản quyền thì tôi in lại ở Đài Loan; nếu có bản quyền thì tôi tôn trọng ngài. Ngài nói không có bản quyền, còn muốn tôi viết một bài tựa cho sách, đề chữ lên bìa sách, tôi cũng làm theo. Cho nên bản thứ nhất của chúng tôi in ở Đài Loan, in mười ngàn quyển sách bìa cứng, đã lưu truyền ra nước ngoài. Những năm sau đó, tôi nghe nói đã sửa rất nhiều lần, ít nhất cũng đã sửa bốn, năm lần. Quyển mà chúng ta dùng hiện nay là định bản, bản đã hiệu đính, bản in đầu tiên tôi còn giữ vài quyển làm kỷ niệm. Cho nên, rất ít người nhìn thấy quyển sách này của ngài, lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam cũng chưa nhìn thấy, thầy đã vãng sanh rồi. Quyển sách này của ngài ở nước ngoài, lúc đó vừa hoàn thành thì mang ra nước ngoài, tôi là người đầu tiên nhìn thấy, duyên của chúng tôi rất sâu. Chánh tri chánh kiến.

Kinh văn mà lão Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập, mỗi chữ đều là chân kinh, do Phật thuyết, lão Cư sĩ Hạ không đổi một chữ nào, không sửa một chữ nào, mỗi câu mỗi chữ đều là nguyên văn của năm bản dịch gốc. Ngài chỉ sắp xếp lại từ đầu, không sửa đổi, là chân kinh, không thể nghi ngờ. Những lời nói trong kinh đều là do Thích Ca Mâu Ni Phật giảng. Nếu vẫn còn nghi ngờ, vẫn còn phê bình bản kinh này, đó là tạo nghiệp ác, quả báo phải tự mình chịu. Bản kinh của kinh này, kinh, năm xưa Lý Bỉnh lão đã giảng qua một lần, ở chùa Pháp Hoa – Đài Trung, thính chúng không nhiều, tôi ước đoán không quá một trăm người, sau đó thì không giảng nữa. Khi thầy giảng, phân đoạn bộ kinh này, ngày nay chúng ta gọi là khoa phán, thầy nêu ra rồi, chú giải thì ghi chú trong quyển kinh này, thầy cũng đã tặng tôi quyển kinh này. Sau khi tôi nhìn thấy thì rất hoan hỷ. Tôi theo thầy nhiều năm, cách nghĩ, cách nhìn của thầy, tôi hoàn toàn hiểu rõ, thầy cho tôi một chút tư liệu, tôi có thể đọc hiểu. Tôi đã lần lượt giảng ở Mỹ và Đài Loan tổng cộng mười lần, đây là chưa dùng đến chú giải của Hoàng Niệm lão, đã giảng mười lần; hai, ba lần sau thì tham khảo chú giải của Niệm lão. Sau 85 tuổi thì tôi đã ngừng giảng Kinh Hoa Nghiêm, chuyên đọc bộ kinh này, chuyên giảng bộ kinh này, chuyên hoằng bộ kinh này, những kinh khác tôi hoàn toàn buông xả rồi.

Chúng ta phải hiểu rõ, tính của tôi cũng rất bướng bỉnh, chưa thật sự làm rõ ràng làm sáng tỏ thì tôi không tin. Cho nên khi tôi học Phật, thật sự tin Phật, là do Tiên sinh Phương Đông Mỹ, Đại sư Chương Gia đặt nền tảng cho tôi. Đối với Tịnh tông, năm xưa Pháp sư Sám Vân khuyên tôi, thầy Lý khuyên tôi, tôi cảm tạ, nhưng không tiếp nhận. Mãi cho đến khi tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm lần thứ hai, thấy được Ngài Văn Thù, Phổ Hiền đều do phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ mới thành tựu. Tôi rất kinh ngạc, Ngài Văn Thù, Phổ Hiền là hai vị đại Bồ-tát mà chúng tôi bội phục nhất từ khi học Phật. Sau đó tôi lại xem 53 lần tham vấn của Ngài Thiện Tài, Ngài Thiện Tài là môn sinh đắc ý của Văn Thù Bồ-tát, Ngài tu Pháp môn gì? Đã giảng Kinh Hoa Nghiêm hai lần mà cũng không phát hiện, quý vị liền hiểu được Đại-thừa giáo khó biết mấy. Vừa đặc biệt chú ý điều này, đi tìm đáp án, lại mở kinh điển, cách xem không như nhau, thật sự thấy được rồi. Thiện Tài đồng tử đi tham vấn Tỳ-kheo Kiết Tường Vân, Tứ Thập Hoa Nghiêm gọi là Kiết Tường Vân, Bát Thập Hoa Nghiêm gọi là Đức Vân, là cùng một người. Thiện Tài đồng tử đi tham vấn, Ngài tu bát chu tam-muội, đã khai thị cho Thiện Tài đồng tử, giảng 21 Pháp môn niệm Phật. Số 21 này không phải là con số, mà là biểu pháp của Mật tông. Biểu pháp của Hiển tông trong Hoa Nghiêm dùng số 10, số 10 đại diện cho viên mãn; Mật tông dùng số 16 đại diện cho viên mãn, số 21 đại diện cho viên mãn. Vì vậy, 21 môn chính là đại viên mãn, đại viên mãn nghĩa là gì? 84 ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn, môn nào cũng là Pháp môn niệm Phật, thật không thể nghĩ bàn. Lại xem lần tham vấn cuối cùng, lần thứ 53, thập đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ-tát chỉ dẫn về Cực Lạc, chúng tôi mới hiểu, Ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đồng tử từ đầu đến cuối đều tu niệm Phật tam-muội, chuyên tu Tịnh-độ.

Sau khi tôi làm rõ điều này, thì chú trọng Tịnh-độ rồi, học tập nghiêm túc, đến sau cùng thì hoàn toàn quy y Tịnh-độ. Hoàn toàn quy y, hoàn toàn là từ Kinh Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm là kinh đại bổn, Kinh Vô Lượng Thọ là trung bổn Hoa Nghiêm, Kinh A Di Đà là tiểu bổn Hoa Nghiêm, thì ra ba bộ kinh này là một thể. Kinh văn có quảng lược khác nhau, Hoa Nghiêm quảng thuyết, Kinh Di Đà lược thuyết, nghĩa lý, cảnh giới trong đó đều không chút khác biệt. Sau cùng, cả bộ kinh đều quy về một câu danh hiệu A Di Đà Phật, cho nên A Di Đà Phật là toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm, đại diện cho vô lượng Pháp môn mà tất cả chư Phật trong mười phương ba đời đã thuyết, chỉ trong một câu danh hiệu.

Lão Hòa thượng Hải Hiền chuyên trì một câu danh hiệu 92 năm, vào mọi lúc mọi nơi chưa từng đánh mất, ngài chứng được công phu thành phiến, sự-nhất-tâm-bất-loạn, lý-nhất-tâm-bất-loạn. Nếu quý vị hỏi tôi, ngài dùng thời gian bao lâu? Tôi ước đoán là 20 năm. 20 năm, có lẽ là 5 năm đầu tiên, không quá 5 năm, từ 3 năm đến 5 năm, ngài chứng được công phu thành phiến; 10 năm thì chứng được sự-nhất-tâm-bất-loạn; 20 năm, cũng chính là năm 40 tuổi, ngài chứng được lý-nhất-tâm-bất-loạn, lý-nhất-tâm-bất-loạn chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, tội nghiệp được tiêu trừ hết rồi. Niệm một câu Phật hiệu này chính là niệm giới, niệm định, niệm huệ, giới định huệ viên mãn, sao lại không tiêu nghiệp chướng được chứ? Nghiệp ngũ nghịch thập ác đều có thể tiêu trừ hết. Hôm nay, chúng tôi dám nói lời này là bởi vì lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm tấm gương cho chúng ta, chúng tôi mới dám nói. Ngài làm được rồi, thật làm, chính là một câu Phật hiệu, đơn giản dễ dàng, không rườm rà chút nào. Ngài không biết chữ, cả đời chưa từng nghe người khác giảng kinh, cũng chưa từng đọc qua bộ kinh điển nào, quý vị hỏi việc tu trì của ngài, ngài chỉ biết một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Chỉ một câu Phật hiệu này, niệm đến công phu thành phiến, công phu thành phiến thì có tư cách vãng sanh, niệm đến sự-nhất-tâm-bất-loạn, là chứng quả A-la-hán, niệm đến lý-nhất-tâm-bất-loạn chính là Pháp-thân Đại sĩ, ngài làm cho chúng ta xem. Trí huệ, đức năng, phước báo của chúng ta đều không bằng ngài, nhìn thấy ngài đi con đường này vững chắc như vậy, đơn giản như thế, chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ và ao ước. Ngài có thể khai ngộ, vì sao tôi không thể? Chướng ngại khiến chúng ta không thể giác ngộ, chính là không buông xả phiền-não tập-khí. Chúng ta biết phiền-não tập-khí đều là giả, đều không phải là thật, nhưng thói quen thành tự nhiên, thật sự muốn buông xả, nhưng cứ không buông hết được, thường khởi hiện hành gây chướng ngại. Phải hạ quyết tâm buông xả, xả hết thì không còn chướng ngại nữa, qua ải thuận lợi, nhất định vãng sanh Tịnh-độ.

Chúng ta xem tiếp đoạn văn bên dưới, 以今世悔過修道行善,誦經持戒,發菩提心,專念極樂,至心回向,求生淨土 “dĩ kim thế hối quá tu đạo hành thiện, tụng kinh trì giới, phát Bồ-đề tâm, chuyên niệm Cực Lạc, chí tâm hồi hướng, cầu sanh Tịnh-độ” (bởi vì đời này hối lỗi tu đạo hành thiện, tụng kinh trì giới, phát tâm Bồ-đề, chuyên niệm Cực Lạc, chí tâm hồi hướng, cầu sanh Tịnh-độ), đây là việc chúng ta phải làm bây giờ. Vậy chúng ta chọn cách đơn giản nhất, chúng ta học lão Hòa thượng Hải Hiền, chỉ một câu danh hiệu có được không? Được. Vì sao vậy? Ngài làm tấm gương cho chúng ta xem rồi. Ngài làm được, tôi tin tôi cũng làm được, quý vị cũng làm được, mọi người chúng ta đều làm được. Vấn đề chính là quý vị có phải thật làm không? Bí quyết thành công của ngài là thành thật, nghe lời, thật làm; đây là lý do vì sao ngài có thể thành tựu. Chúng ta học theo ngài, làm giống như ngài, nhưng không thành công, nguyên nhân là gì? Chúng ta không thành thật, chúng ta không nghe lời, chúng ta không thật làm, điều mà chúng ta không bằng ngài chính là ba điều này.

Phải khích lệ chính mình, hằng ngày xem tấm hình của lão Hòa thượng. Trong 20 năm, ngài từ một phàm phu niệm đến lý-nhất-tâm-bất-loạn; lý-nhất-tâm-bất-loạn, vãng sanh thế giới Cực Lạc là ở Thật-báo-trang-nghiêm độ, không cần A Di Đà Phật gia trì, ngài đã là A-duy-việt-trí, huống chi là được Phật lực gia trì. Tấm gương sống động rõ ràng trước mặt chúng ta, nếu chúng ta không buông xả triệt để, vậy thì thật sự sai rồi. Khẩu đầu thiền bình thường của lão Hòa thượng, khuyên người khác bằng một câu, bất luận là người nào, gặp người khác thì ngài đều nói với họ: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là việc lớn, còn lại đều là giả”. Niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật, đây là thật, đừng để những tạp-niệm, vọng-tưởng ở thế gian quấy nhiễu chúng ta, phá hoại công phu của chúng ta. Cho nên buông xả hết thảy vọng-tưởng, tạp-niệm, một câu Phật hiệu niệm niệm tương tục, vậy thì đúng rồi, như vậy chính là đệ tử chân chính của lão Hòa thượng Hải Hiền. Quý vị có thể làm như vậy, quý vị chính là học trò giỏi của ngài, sau này vãng sanh thế giới Cực Lạc, ngài nhất định cùng A Di Đà Phật đến hoan nghênh quý vị.

Chúng ta xem phần kinh văn tiếp theo, 於是乘彌陀此願功德,遮其宿業 “ư thị thừa Di Đà thử nguyện công đức, giá kỳ túc nghiệp” (bèn nương nhờ công đức nguyện này của đức Di Đà, mà giá kỳ túc nghiệp). Giá chính là dừng, dừng lại; túc nghiệp là nghiệp mà chính chúng ta đã tạo trong đời quá khứ. Bất luận là nghiệp thiện hay nghiệp ác cũng đều không thể có. Có nghiệp thiện, tương lai vãng sanh ba đường thiện; có nghiệp ác, tương lai sanh vào ba đường ác, không ra khỏi lục đạo luân hồi. Cho nên phải buông xả hết thảy nghiệp thiện, nghiệp ác, chỉ có một câu Phật hiệu, nhất định vãng sanh Tịnh-độ, chẳng thể không biết điều này. Đừng nói là chúng ta phải buông xả nghiệp ác, nghiệp thiện tốt, phải tu nhiều hơn, sai rồi, nghiệp thiện thì cảm ba đường thiện, thiện ác đều không cần. Vậy tu như thế nào? Chỉ một câu Phật hiệu là đủ rồi. Hành thiện không để hành thiện trong tâm, đoạn ác cũng không để đoạn ác trong tâm, trong tâm không có gì cả, chỉ có một câu Phật hiệu, vậy thì quý vị làm đúng rồi, hoàn toàn đúng. Trong túc nghiệp này có nghiệp thiện, có nghiệp ác, “giá” có nghĩa là buông xả, có nghĩa là ngăn chặn. 蒙佛攝引,不墮三途 “Mông Phật nhiếp dẫn, bất đọa tam đồ” (Được Phật nhiếp thọ tiếp dẫn, không đọa ba đường ác), tam đồ chính là ba đường ác, 逕生極樂 “kính sanh Cực Lạc” (nhanh chóng sanh đến Cực Lạc), quý vị sẽ nhanh chóng vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, cho nên gọi là 無不遂者 “vô bất toại giả” (chẳng ai không toại nguyện). Chữ “toại” này chính là mãn nguyện, 遂指求生極樂之願得滿足也 “toại chỉ cầu sanh Cực Lạc chi nguyện đắc mãn túc dã” (toại chỉ cho nguyện cầu sanh Tịnh-độ được thỏa mãn), quý vị được mãn nguyện, quý vị vãng sanh đến thế giới Cực Lạc rồi.

可見宿業深重之人,皆可不更三途 “Khả kiến túc nghiệp thâm trọng chi nhân, giai khả bất canh tam đồ” (Có thể thấy người có túc nghiệp sâu nặng, đều có thể không trải qua ba đường ác), bất canh tam đồ là không còn đến ba đường ác nữa, 帶業往生 “đới nghiệp vãng sanh” (mang nghiệp vãng sanh), câu nói này cực kỳ quan trọng, chúng ta thật sự là đới nghiệp vãng sanh. 彌陀悲願之深,攝度之廣 “Di Đà bi nguyện chi thâm, nhiếp độ chi quảng” (Độ sâu bi nguyện, bề rộng nhiếp độ của đức Di Đà), nhiếp thọ chúng sanh, phổ độ chúng sanh, 超踰十方 “siêu du thập phương” (hơn hẳn mười phương), mười phương ở đây là tất cả chư Phật Như Lai trong mười phương thế giới. Sự từ bi của đức Di Đà hơn hẳn, lý niệm của đức Di Đà hơn hẳn, phương pháp của đức Di Đà hơn hẳn, chúng ta phải nhận biết rõ ràng, kiên định tín tâm, tuyệt đối không bị ngoại cảnh làm dao động, rất quan trọng.

Đoạn cuối cùng, 當前海外佛教界於帶業往生之旨,頗有諍議 “đương tiền hải ngoại Phật giáo giới ư đới nghiệp vãng sanh chi chỉ, phả hữu tránh nghị” (hiện nay, giới Phật giáo nước ngoài có chút tranh cãi về ý chỉ đới nghiệp vãng sanh). Khi ngài viết đoạn này, đoạn này là về sau ngài thêm vào, ngài đến Mỹ nhìn thấy rồi, một số Đại đức học Phật ở Mỹ vào lúc đó, phê bình về đới nghiệp vãng sanh. Tôi ở Mỹ, thật sự có những Đại đức này, tín đồ rất nhiều, thế lực cũng không nhỏ, chúng tôi còn trẻ, mới đến Mỹ, không dám phê bình, nếu như đắc tội họ, thì không thể hoằng hóa ở Mỹ, cho nên phải hằng thuận chúng sanh. Lúc đó lão Cư sĩ Chu Tuyên Đức, ông nghỉ hưu rồi, con ông đi học ở Mỹ, khi ấy đã tốt nghiệp, đều đi làm rồi, ông ở bên đó dưỡng lão. Tôi đến Mỹ, ông đến sân bay đón tôi, từ sân bay về đến nội thành, ở thành phố Los Angeles, mất khoảng một tiếng rưỡi. Ở trên xe ông nói với tôi, chúng tôi rất quen thuộc, ông là bạn cũ của thầy Lý, tuổi tác có lẽ cũng xấp xỉ với thầy Lý, rất cảm thán mà nói với tôi, ông nói Pháp sư Tịnh Không, ông nói hiện nay có người nói đới nghiệp không thể vãng sanh, vậy chúng ta phải làm sao? Thật sự lo lắng. Vả lại người nói lời này có địa vị rất cao ở Mỹ, rất nhiều đồ chúng, là Thượng sư Mật tông, ông ấy không xuất gia. Tôi cũng nghe nói đến người này, nhưng chưa gặp mặt ông ấy.

Ngay cả Chu Tuyên Đức cũng bị dao động rồi, Chu Tuyên Đức là người dẫn đầu để sinh viên học Phật tại Đại học Đài Loan, ông là giáo sư của Đại học Đài Loan, Học xã Thần Hi là do ông thành lập. Ông đến Đài Trung thăm thầy Lý, hôm đó đúng lúc tôi cũng có mặt, ông nói với thầy, nói với thầy Lý, tình trạng học Phật của sinh viên Đại học Đài Loan. Thầy nghe xong rất hoan hỷ, bởi vì đa số đại chúng trong xã hội đều cho rằng Phật giáo là mê tín, ông nói như vậy rất tốt, sinh viên đại học đều học Phật rồi, đó đều là người rất thông minh có trí huệ, đó không phải là mê tín, cho nên thầy Lý nghe xong rất hoan hỷ. Sau khi tiễn ông về, tôi liền nói với thầy, tôi nói: Thưa thầy, đây chưa chắc là một việc tốt. Thầy trừng mắt nhìn tôi: Sao không phải là việc tốt? Tôi nói với thầy: Lỡ như những sinh viên học Phật trong trường học, vị thầy kia dạy học, dạy họ sai rồi, dạy lệch rồi, sau này người nào có thể sửa đổi lại tri kiến của họ? Thầy nghe lời nói này, rất điềm tĩnh, nghĩ một hồi khoảng năm, sáu phút, nói với tôi: Con nói có lý, làm sao đây? Thầy hỏi tôi. Tôi nói, hiện nay tấm bảng chúng ta treo trước cửa là Thư viện Phật giáo Từ Quang, thư viện của chúng ta có thể thiết lập giảng tọa, dùng ngày chủ nhật, những người ở khu vực Đài Trung có thể đi bộ đến thư viện, mỗi tuần chúng ta đều có thể lên lớp dạy họ. Chúng ta cũng có một nhóm sinh viên đại học, tương lai nếu sinh viên đại học bên đó học sai lệch rồi, thì sinh viên bên đây có thể sửa lại họ. Giảng tọa Đại học Từ Quang được bắt đầu như vậy. 

Thiết lập Giảng Tọa Từ Quang, thầy rất chuyên tâm, sắp xếp khóa trình thế nào, tìm người nào đến giảng, thầy đều bàn bạc với tôi, tôi đưa ra kiến nghị với thầy. Cho nên quyết định sáu môn học, môn thứ nhất là Giới thiệu Phật pháp, Phật Học Thập Tứ Giảng, chuyên soạn ra cho sinh viên đại học, chính là Nhận thức Phật giáo, gọi là Phật Học Khái Yếu. Môn thứ hai, tìm ra một bộ kinh nhỏ trong các kinh Phật, Kinh Bát Đại Nhân Giác. Tám điều trong Kinh Bát Đại Nhân Giác, hai điều trước là Tiểu-thừa, sáu điều sau là Đại-thừa, Đại-thừa Tiểu-thừa đều có. Khóa trình này rất hay. Môn thứ ba, giải môn, hai bộ kinh, một bộ là Tánh tông, dùng Bát Nhã Tâm Kinh; thêm một bộ là Pháp tướng, Pháp tướng không có sách thích hợp, tự soạn một quyển Duy Thức Cương Yếu. Tôi đã tham gia biên soạn khóa trình này, tôi đưa ra một số tư liệu, thầy đã hoàn toàn tiếp nhận. Trong hành môn cũng tu hai môn, hai môn trong hành môn, môn thứ nhất là Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, là Đại-thừa; môn còn lại là Kinh A Di Đà, là Tịnh tông. Thầy chủ giảng Thập Tứ Giảng, đích thân thầy giảng, thêm nữa là thầy đảm nhận giảng Kinh Di Đà, Kinh Di Đà là pháp khó tin, thầy giảng hai môn này. Những vị thầy khác, có thầy Từ Khoan Thành, thầy Từ cũng là giáo sư trường đại học, cũng là học trò của thầy Lý, thầy Từ giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác; Cư sĩ Chu Gia Lân, ông là đồng học của chúng tôi, ông phụ trách giảng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, mười đại nguyện vương chỉ dẫn về Cực Lạc; Cư sĩ Từ Tỉnh Dân giảng Duy thức; ngoài ra còn có thầy Lưu. Khóa trình, khóa trình của sáu môn được sắp xếp như vậy, Giảng tọa Từ Quang được hình thành như vậy.

Tôi là học sinh dự thính của mỗi một khóa, nhưng đến khóa thứ hai thì thầy giao cho tôi một nhiệm vụ. Bởi vì mỗi buổi chiều có hai tiếng đồng hồ vấn đáp, lúc đó là kỳ nghỉ hè, kỳ nghỉ hè thì tuyển sinh viên khắp tỉnh Đài Loan, bao ăn ở, thư viện bao ăn ở, hình như có hơn 100 sinh viên, một trăm lẻ mấy người, quy mô cũng rất lớn, học tập bốn tuần. Mỗi buổi chiều thầy có hai tiếng đồng hồ dành cho sinh viên nêu vấn đáp, nêu câu hỏi để giải đáp. Ngày đầu tiên thì thầy giải đáp, chủ trì buổi vấn đáp này, ngày thứ hai trở đi, thầy kêu tôi thế thầy môn này. Môn này không cần phải chuẩn bị, không thể chuẩn bị, vì không biết họ hỏi vấn đề gì. Cho nên tôi đã thay thầy chủ trì môn học này, nếu tôi không giải đáp được thì mời thầy giải đáp. May sao trong bốn tuần, cũng không câu hỏi nào làm tôi bí, thật sự trong đó cũng có một số câu hỏi rất sâu sắc. Tôi đã kết duyên với những sinh viên này, đây chính là cơ sở để sau này tôi hoằng pháp ở nước ngoài. Nếu như không có duyên này, ai mời chúng tôi ra giảng kinh? Không thể nào. Về sau, Pháp sư Đạo An đã thành lập Giảng tọa Đại học Phật học ở Đài Bắc, mời tôi làm tổng chủ giảng, tôi đã dạy ở đó ba năm rưỡi. Cho nên lúc đó tôi quen biết được những sinh viên đại học này ở Đài Loan, có khoảng hai, ba ngàn người, chúng tôi đều rất quen thuộc. Họ tốt nghiệp rồi, ra nước ngoài, có không ít người còn tiếp tục học Phật. Tôi vừa xuất ngoại, lập tức liên lạc được, cho nên mới có thể đến các nơi ở nước ngoài giảng kinh, mới có duyên phận này, duyên phận này là từ một câu nói ngẫu nhiên mà bắt đầu.

Thời gian đó ở Mỹ, sự phê phán đối với Tịnh tông, không thừa nhận đới nghiệp vãng sanh, cho rằng nhất định phải tiêu nghiệp, lão Cư sĩ Chu Tuyên Đức đưa ra lời nói này, vẻ mặt rất ủ rũ. Chúng tôi ngồi trên xe, từ sân bay về đến nội thành, ngồi trên xe, ông hỏi tôi. Tôi liền nói với ông, tôi nói đùa với ông, tôi nói không thể đới nghiệp, thôi thì đừng đi! Ông hỏi: Sao thầy lại nói như vậy? Tôi nói: Không đới nghiệp, ông có biết thế giới Cực Lạc như thế nào không? Ông hỏi như thế nào? Tôi nói: Thế giới Cực Lạc chỉ có một mình A Di Đà Phật, đến đó làm gì? Ông hỏi vì sao? Tôi nói ông nghĩ thử xem, Đẳng-giác Bồ-tát vẫn còn một phẩm sanh tướng vô-minh chưa phá, các Ngài có phải đới nghiệp không? Vậy là ông hiểu rõ rồi, nếu như không mang theo nghiệp, vậy chỉ có một mình Phật không mang nghiệp, Đẳng-giác trở xuống đều mang theo nghiệp, chỉ là mang theo nghiệp nhiều và ít khác nhau, sao lại không mang theo nghiệp? Quán Âm, Thế Chí Bồ-tát đều mang theo một phẩm nghiệp. Ông hoàn toàn hiểu rõ, cười lên rồi. Tôi nói: Đừng để lời nói đó ảnh hưởng, chăm chỉ niệm Phật, nhất định được vãng sanh Tịnh-độ, nếu thật sự không đới nghiệp, thế giới Cực Lạc chỉ có một mình A Di Đà Phật, chỉ có Ngài không đới nghiệp, chư Phật Như Lai không đới nghiệp, Đẳng-giác trở xuống đều đới nghiệp. Tôi đã đoạn trừ sự lo lắng, nghi ngờ này của ông, ông rất vui mừng.

Tôi nói chúng ta phải tin vào kinh, lời dạy trong kinh, tứ y pháp của Phật: “Y pháp bất y nhân, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa”, phải hiểu rõ điều này, sao có thể tùy tiện nghe người khác nói vài câu đã bị người khác dọa rồi? Người nói những lời này, họ chưa hiểu rõ Tịnh tông. Nhưng tôi nói với ông, chúng ta cũng không thể phá hoại họ, cũng không thể biện luận với họ. Ứng phó vấn đề này như thế nào? Chúng ta gật đầu, họ nói rất hay, nghiệp này tiêu trừ càng nhiều thì phẩm vị càng cao, chúng ta dùng lời nói này để đáp lại. Có cần tiêu nghiệp không? Được, tiêu nghiệp tốt, tiêu nghiệp càng nhiều, thì phẩm vị càng cao. Không xung đột với họ, không phê bình họ, chung sống hòa thuận, tán thán lẫn nhau; họ không tán thán chúng ta, chúng ta đáp trả lại [bằng] sự tán thán. Ở thế gian này, từ trước đến nay, sự chướng ngại của đố kỵ rất nghiêm trọng, lời nói không cẩn thận sẽ chuốc rất nhiều phiền phức, tạo thành rất nhiều chướng ngại cho bản thân. Nhất định phải cẩn trọng, phải dùng trí huệ để ứng phó, không thể dùng tình cảm. Đặc biệt như những vấn đề vô cùng sắc bén này, một khi không cẩn thận thì chuốc phiền phức lớn, cho nên phải khiêm tốn. Những giáo ngoại nghi ngờ về đới nghiệp vãng sanh, tôi vừa gặp phải, nhất định phải dùng phương tiện thiện xảo để hóa giải.

Cho nên 今據本經 “kim cứ bổn kinh” (hiện nay, căn cứ vào kinh này), hiện nay chúng ta căn cứ bộ kinh này, 則知帶業往生之說,實據佛願 “tắc tri đới nghiệp vãng sanh chi thuyết, thật cứ Phật nguyện” (liền biết được thuyết đới nghiệp vãng sanh, thật sự căn cứ vào nguyện của Phật), chính là nguyện thứ 21: Hối lỗi được vãng sanh, là đích thân A Di Đà Phật nói, nghiệp này là chỉ nghiệp ác. Tốt nhất là nghiệp ác hay nghiệp thiện cũng đừng mang theo, phẩm vị vãng sanh sẽ cao. Không mang nghiệp ác, sám hối sám trừ rồi, nghiệp thiện vẫn còn, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc không có ba đường ác, nhưng vẫn có hai cõi trời và người, quý vị sanh vào Đồng-cư độ, quý vị không thể sanh vào Phương-tiện độ, quý vị không thể sanh vào Thật-báo độ. Lão Hòa thượng Hải Hiền sanh lên Thật-báo độ, lão Hòa thượng Hải Khánh thì mức độ thấp nhất cũng sanh vào Phương-tiện độ, ngài tuyệt đối không sanh vào Đồng-cư độ, chúng ta chẳng thể không làm sáng tỏ, chẳng thể không làm rõ ràng. Vì vậy, dùng phương pháp gì sám trừ nghiệp chướng? Một câu A Di Đà Phật. Chúng ta học lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng Hải Khánh đều là một câu Phật hiệu, còn có mẹ của ngài, mẹ của Hiền công, 86 tuổi vãng sanh, ra đi tự tại, đều là một câu Phật hiệu. Các ngài đều chưa từng nghe kinh, đều chưa từng tụng kinh, chỗ nương vào chính là thành thật, nghe lời, thật làm, sư phụ dạy ngài làm sao, thì ngài có thể tuân theo cả đời, đây chính là bí quyết của sự thành công.

Tiếp theo chúng ta xem chương thứ 13 trong 24 chương, nguyện thứ 22 trong 48 nguyện: 國無女人願 “Quốc vô nữ nhân nguyện” (Nguyện cõi nước không có người nữ). Mời xem kinh văn:

【我作佛時。國無婦女。】

“Ngã tác Phật thời, quốc vô phụ nữ”.

(Khi con thành Phật, cõi nước không có người nữ).

Kinh văn chỉ có tám chữ. Chú giải của Niệm lão, 右章 “hữu chương”, hữu chương này là chương thứ 13. Hôm trước đã nói với quý vị, khi hội tập phẩm kinh này, Hạ Liên lão mời sư phụ của ngài là lão Pháp sư Huệ Minh, còn có Cư sĩ Mai Quang Hi, do ba người cùng dùng thời gian ba tháng hội tập phẩm kinh này, vô cùng cẩn thận. Bởi vì phẩm kinh này là tinh hoa của toàn kinh, là trung tâm của cả bộ kinh, là đích thân A Di Đà Phật nói, Thế Tôn thuật lại cho chúng ta, lời mà đức Thế Tôn nói là nguyên văn của A Di Đà Phật, cho nên vô cùng cẩn thận. Trong chương này có ba nguyện, chính là nguyện thứ 22, 23, 24; đây là nguyện thứ nhất: 廿二國無女人願,見《吳譯》 “Nhập nhị quốc vô nữ nhân nguyện, kiến Ngô Dịch” (Nguyện thứ 22: Nguyện cõi nước không có người nữ, xem trong bản Ngô Dịch), bản Ngô Dịch trong năm bản dịch gốc, nói rõ nguồn xuất xứ của bản hội tập, không sửa đổi kinh văn. 若有女人……命終即化男子,來我剎土 “Nhược hữu nữ nhân… mạng chung tức hóa nam tử, lai ngã sát độ” (Nếu có người nữ nào… khi mạng chung liền hóa thành người nam sanh đến cõi nước con), đây là nguyện thứ 23: 厭女轉男願 “Yểm nữ chuyển nam nguyện” (Nguyện chán thân nữ chuyển thân nam), khoa phán của chúng ta ở đoạn dưới, 又稱女人往生願 “hựu xưng nữ nhân vãng sanh nguyện” (cũng gọi là nguyện người nữ vãng sanh). Nguyện thứ 24 là 蓮花化生願 “liên hoa hóa sanh nguyện” (nguyện hóa sanh trong hoa sen), đây cũng là trong bản Ngô Dịch.

Chúng ta xem nguyện thứ 22: Nguyện cõi nước không có người nữ. 《吳譯》曰:令我國中,無有婦女 “Ngô Dịch viết: Linh ngã quốc trung, vô hữu phụ nữ” (Bản Ngô Dịch nói: Khiến cho cõi nước của con không có người nữ). 《漢譯》願成就文中,女人往生者,則化生,皆作男子。又曰:其國中悉諸菩薩、阿羅漢,無有婦女 “Hán Dịch nguyện thành tựu văn trung, nữ nhân vãng sanh giả, tắc hóa sanh, giai tác nam tử. Hựu viết: Kỳ quốc trung tất chư Bồ-tát, A-la-hán, vô hữu phụ nữ” (Trong phần văn về sự thành tựu nguyện này bản Hán Dịch, người nữ vãng sanh liền hóa sanh, đều thành người nam. Lại nói: Trong cõi nước ấy đều là chư Bồ-tát, A-la-hán, không có người nữ). Câu này hay, thế giới Cực Lạc đều là Bồ-tát, A-la-hán, không có người nữ. Tiếp theo lại trích dẫn lời của Luật sư Đạo Tuyên đời nhà Đường, ngài trích dẫn kinh nói: 十方世界,有女人處,即有地獄 “Thập phương thế giới, hữu nữ nhân xứ, tức hữu địa ngục” (Mười phương thế giới, nơi có người nữ thì sẽ có địa ngục). 今極樂無三惡道,亦無婦女,純是三十二種大丈夫相。蓋男女之間易生情愛,便是退緣,是以極樂同居勝於娑婆 “Kim Cực Lạc vô tam ác đạo, diệc vô phụ nữ, thuần thị tam thập nhị chủng đại trượng phu tướng. Cái nam nữ chi gian dị sanh tình ái, tiện thị thoái duyên, thị dĩ Cực Lạc Đồng-cư thắng ư Ta Bà” (Nay Cực Lạc không có ba đường ác, cũng không có người nữ, đều là 32 tướng đại trượng phu. Bởi vì giữa nam nữ dễ sanh tình ái, liền trở thành thoái duyên, cho nên Đồng-cư độ ở Cực Lạc thù thắng hơn Ta Bà). Đây là trong Phàm-thánh-đồng-cư độ mới có, trong Phương-tiện độ không có, toàn là A-la-hán. Nguyện này tốt, A Di Đà Phật khiến cho phiền-não của chúng ta, phiền-não nghiêm trọng nhất, đoạn trừ gốc phiền-não đó rồi.

Thế giới này của chúng ta, từ xưa đến nay, sinh sôi nảy nở của loài người nhờ vào nam nữ, nhờ sinh sản. Dân số trên trái đất hiện nay nhiều như vậy, nghĩ lại thời kỳ kháng chiến, 60 năm trước, hoặc lùi thêm 10 năm nữa, thời kỳ kháng chiến, 70 năm trước, thời kỳ kháng chiến, Trung Hoa có bao nhiêu người? 450 triệu người. Khi đi học ở trường, chúng tôi hát 450 triệu đồng bào. Bây giờ bao nhiêu người? Không chỉ gấp hai lần, hình như gấp ba lần rồi, 4 nhân 3 là 12, một tỷ hai, không chỉ một tỷ hai người, tôi nghe nói khoảng một tỷ tư người, gấp ba lần. Bùng nổ dân số rồi, nguồn tài nguyên trên trái đất có hạn, tiếp tục hao phí như vậy, nguồn tài nguyên của trái đất sẽ bị tiêu hao hết, con người làm sao sinh sống? Cho nên vấn đề dân số, vấn đề nguồn tài nguyên, vấn đề lương thực đều bùng nổ rồi. Còn thế giới Cực Lạc thì sao? Dân số ở thế giới Cực Lạc gia tăng không nhờ vào sinh sản, nơi đó không có người nữ. Gia tăng dân số thế nào? Nhờ di dân mà gia tăng, người trong cõi nước của chư Phật mười phương di dân đến thế giới Cực Lạc. Mỗi ngày tăng thêm bao nhiêu? Đếm không xuể, không thể nghĩ bàn. Mỗi ngày đều gia tăng, 24 giờ không gián đoạn, từng thời từng khắc đều có rất nhiều rất nhiều người niệm Phật ở mười phương thế giới vãng sanh đến thế giới Cực Lạc.

Cho nên A Di Đà Phật, Ngài dùng Hóa-thân, A Di Đà Phật tiếp dẫn, nguyện Ngài phát ra, mỗi người vãng sanh, đức Di Đà đều phải hóa ra một Hóa-thân đến tiếp dẫn họ. A Di Đà Phật hóa vô lượng vô biên thân tiếp dẫn tất cả người mới vãng sanh, trước nay chưa từng gián đoạn, mỗi phút mỗi giây đều hóa vô lượng vô biên thân để tiếp dẫn. Thân thật ở đâu? Thân thật ở trong giảng đường như như bất động, giảng kinh thuyết pháp cho mọi người. Đây là chân tướng, thật tướng của A Di Đà Phật. Mỗi người vãng sanh, cho nên chúng ta nghe được rồi, có thể không vãng sanh sao? Mỗi một người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, hoa nở thấy Phật, trong giảng đường liền có chỗ ngồi của quý vị, trên hoa sen có tên, chỗ ngồi cũng có tên, quý vị bước vào giảng đường. Chính vào lúc đó, trí huệ, thần thông, đạo lực của quý vị không khác A Di Đà Phật mấy, ngay cả thân tướng cũng như nhau. A Di Đà Phật hóa vô lượng vô biên thân, mỗi một người vãng sanh đều giống như A Di Đà Phật, cũng hóa vô lượng vô biên thân, để làm gì? Phật tiếp dẫn chúng sanh, mỗi một người vãng sanh hóa vô lượng vô biên thân là đến mười phương thế giới để lạy Phật, đến cõi nước chư Phật trong mười phương để cúng dường Phật, lạy Phật, nghe pháp. Thân thật, bản thân ngồi ở giảng đường cũng không động, điều này thật thù thắng. Ngày nay chúng ta nhìn thấy một vị Phật rất khó, gặp được một vị thiện tri thức cũng không dễ gì, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, quý vị đến gặp tất cả Như Lai trong mười phương quá dễ dàng, bất cứ lúc nào quý vị cũng có thể gặp được. Cúng dường là tu phước, nghe kinh là tu huệ, phước huệ song tu, không có chút chướng ngại gì. Quý vị muốn đến nơi đó không?

Nghĩ đến chúng ta học Phật ở nơi này khó biết bao, hiện nay thiện tri thức thật sự là dần dần ra đi, sau này không có nhân tài nối tiếp, làm sao đây? Đến thế giới Cực Lạc thôi. Ở nơi đó, chúng tôi tin là đạo tràng bậc nhất trong tất cả cõi nước chư Phật khắp pháp-giới hư-không-giới, vô cùng thù thắng. Đến đạo tràng đó, quý vị thật sự mới được mãn nguyện. Quý vị có thể đồng thời tu cả phước và huệ, vả lại niệm niệm đều viên mãn, không phải là tu phước báo nhỏ, không phải tu trí huệ nhỏ. Vì vậy đến thế giới Cực Lạc nhất định thành Chánh-giác. Nguyện thứ 12: “Nhất định thành Chánh-giác” tức là nhất định thành Phật, có thể không vãng sanh đến đó sao? Muốn vãng sanh thì thế nào? Buông xả, điều gì cũng có thể buông xả, không buông xả thì không được, buông xả là được.

Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu Tây Phương Tịnh-độ cho chúng ta, chúng ta ở nơi này nhìn thấy, nghe được rồi thì phải không chút nghi ngờ, một lòng nguyện sanh Tịnh-độ. Vãng sanh Tịnh-độ, viên mãn phước đức trí huệ, không vì chính mình, vì ai? Vì rộng độ chúng sanh khổ nạn trong tất cả cõi nước mười phương ba đời, vì việc này, không vì việc khác. Chúng ta đồng tâm đồng đức với A Di Đà Phật, đồng tâm đồng đức với Thích Ca Mâu Ni Phật, phải thật làm, không nghi ngờ, không lo lắng, toàn tâm toàn ý mà làm, nhất định thành công. Vì sao vậy? Chúng ta có cảm ứng với Phật, Phật sẽ giúp chúng ta, Phật sắp xếp đường đi cho chúng ta. Đừng lo nghĩ đến chính mình, năm xưa Đại sư Chương Gia đã dạy tôi điều này, nhất định phải thuận theo an bài của Phật, tự nhiên chính là thuận theo an bài của Phật. Bất luận cảnh duyên là thiện hay ác, hết thảy đều là cảnh giới nhắc nhở bản thân chúng ta, nâng cao chính mình, tăng thêm phước huệ. Đối với nghịch cảnh thì không oán hận, đối với thuận cảnh thiện duyên thì không lưu luyến, đoạn tham sân si mạn nghi trong những cảnh giới này; đoạn trong cảnh giới, trong thuận cảnh thì đoạn tâm tham, đoạn ngạo mạn; trong nghịch cảnh thì đoạn sân hận, đoạn ngu si. Đoạn trong cảnh giới là thật đoạn, chính là thực tiễn Phật pháp trong đời sống, thực tiễn trong công việc, thực tiễn trong đối nhân tiếp vật, đó chính là đạo tràng tu hành của chúng ta. Cuộc sống, có thể sống qua ngày thì vui vẻ; áo, mặc ấm là được; ăn, ăn no là được, không có phân biệt tốt xấu; cư trú, có căn nhà nhỏ có thể che mưa gió, vui vẻ biết bao, tự tại biết mấy. Mỗi ngày bổ sung cho đủ là phước huệ tăng trưởng, phiền-não, nghiệp chướng tự nhiên được hóa giải, không còn nữa, quý vị xem vui vẻ biết bao, tự tại biết mấy! Có duyên, thì toàn tâm toàn lực giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, chúng ta đến chỉ dẫn họ, dùng việc dạy học để chỉ dẫn, dùng luân lý, dùng đạo đức, dùng nhân quả, dùng lời dạy của cổ thánh tiên hiền để chỉ dẫn, chỉ dẫn chính mình và chỉ dẫn người khác.

Luật sự Đạo Tuyên trích dẫn kinh, trích dẫn bộ kinh nào, Niệm lão cũng không chỉ ra cho chúng ta biết, nhưng câu nói này rất có lý, trong mười phương thế giới, nơi có người nữ thì sẽ có địa ngục. Trong quan hệ nam nữ, nghiệp nhân của địa ngục vô cùng phức tạp, không cẩn thận thì đọa lạc rồi. Thế giới Cực Lạc tốt, thế giới Cực Lạc không có ba đường ác, thế giới Cực Lạc cũng không có người nữ, người nữ vãng sanh đều chuyển thành thân nam. Thế gian này của chúng ta, người nam biến thành nữ, người nữ biến thành nam, quá nhiều rồi. Dựa thân, thôi miên của nước ngoài đều chứng minh cho chúng ta, có người đời trước là nữ, đời này là nam; có người đời trước là nam, đời này là nữ, duyên khác nhau, ý niệm không như nhau. Vì sao họ lại chuyển thân khác? Đó chính là vì yêu, tình ái, người nam yêu người nữ, ý niệm yêu người nữ đó sẽ trở thành người nữ, đời sau trở thành nữ; người nữ yêu người nam, họ sẽ trở thành nam. Không phải là đời đời kiếp kiếp làm người nữ, đời đời kiếp kiếp làm người nam, không phải, đều là một niệm khi lâm chung của quý vị. Tình chấp chi phối quý vị là được thân nam, hay được thân nữ. Thế giới Cực Lạc tốt, không có tình chấp, họ cũng không phải thai sanh, họ không sanh không diệt, hết thảy đều là thế giới khác di dân đến, bản địa thế giới Cực Lạc không có sinh sản, thế giới bình đẳng, đây là thế giới Cực Lạc, thù thắng hơn thế giới Ta Bà của chúng ta. Những thế giới tương tự, gần giống với thế giới Ta Bà cũng không ít, trong hư-không pháp-giới cũng rất nhiều, đây là thoái duyên. Cho nên Đồng-cư độ ở Cực Lạc thù thắng hơn Ta bà, chỉ dựa vào điểm này thì thù thắng hơn quá nhiều rồi.

Chúng ta xem tiếp đoạn dưới, nguyện thứ 23: 厭女轉男願 “Yểm nữ chuyển nam nguyện” (Nguyện chán thân nữ chuyển thân nam). Đây là giả thiết, cũng là sự thật.

  【若有女人。聞我名字。得清淨信。發菩提心。厭患女身。願生我國。命終即化男子。來我剎土。】

“Nhược hữu nữ nhân, văn ngã danh hiệu, đắc thanh tịnh tín, phát Bồ-đề tâm, yểm hoạn nữ thân, nguyện sanh ngã quốc, mạng chung tức hóa nam tử, lai ngã sát độ”.

(Nếu có người nữ nghe danh hiệu con, được tín tâm thanh tịnh, phát tâm Bồ-đề, chán ghét thân nữ, nguyện sanh cõi nước con, khi mạng chung liền hóa thành người nam sanh đến cõi nước con).

Thật ra, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc đều là thân nam. Chúng ta đều biết vãng sanh thế giới Cực Lạc là hóa sanh trong hoa sen, người nữ ngồi lên hoa sen, họ tự nhiên sẽ biến hóa, họ tự nhiên biến thành thân nam. Đến thế giới Cực Lạc hoa nở thấy Phật, thân tướng đó là được đúc ra từ một khuôn với A Di Đà Phật, là bình đẳng. Đây là gì? Đây là A Di Đà Phật từ bi đến tột cùng. Không bình đẳng, thân tướng không bình đẳng sẽ dẫn đến phiền-não, người tướng mạo đẹp thì ngạo mạn, kiêu ngạo, người tướng mạo xấu thì cảm thấy tự ti, đây chính là phiền-não. Tình trạng này từ xưa đến nay, trong và ngoài nước đều có, không chỉ trái đất này của chúng ta, mà mười phương thế giới, mười pháp-giới của tất cả cõi nước chư Phật đều có, đều có phiền-não này, đây không phải là việc tốt. Cho nên thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật, tướng mạo của mọi người hoàn toàn như nhau, thể chất cũng hoàn toàn tương đồng, thân thể không phải là thân máu thịt, mà thân thể là sắc thân tử ma chân kim. Tướng hảo, hết thảy đều đầy đủ 84 ngàn tướng, mỗi một tướng cũng đầy đủ 84 ngàn tùy hình hảo mỗi tùy hình hảo đều phóng quang minh, phóng 84 ngàn quang minh. Trong quang minh, có tất cả chư Phật Như Lai Bồ-tát giảng kinh dạy học ở trong đó, cũng tức là hết thảy mười phương thế giới ảnh hiện trong đó, quý vị đều nhìn thấy. Một thân chính là vũ trụ, lớn hơn nhiều so với khái niệm của chúng ta, vũ trụ mà chúng ta nói là thời gian không gian rất hạn chế, thế giới Cực Lạc không có giới hạn.

Thế giới này của chúng ta là cõi pháp tướng, thân pháp tướng, cảnh-giới-tướng của A-lại-da, là hiện tượng vật chất; chuyển-tướng của A-lại-da, là khởi tâm động niệm; nghiệp-tướng của A-lại-da, chúng ta gọi là hiện tượng tự nhiên. Thế giới Cực Lạc không có, đến nơi đó chuyển thức thành trí, hoa nở thấy Phật là chuyển thức thành trí rồi, cho nên tướng mạo họ có được là bình đẳng. Tuy có bốn độ, ba bậc, chín phẩm, không phải không có, có, được bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật gia trì, họ bình đẳng. Ý niệm bình đẳng, hết thảy đều niệm A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra thì không có niệm nào khác. A Di Đà Phật chính là Tự-tánh, là đức hiệu của Tự-tánh, không thể nghĩ bàn. Thần thông, trí huệ, đạo lực, tướng hảo chính là phước báo mà chúng ta nói, ai cũng được bình đẳng với A Di Đà Phật, điều mà A Di Đà Phật có được, người vãng sanh đều có, không thiếu một điều nào. Chúng ta còn lưu luyến thế giới này làm gì? Thế giới này là giả, lưu luyến là vọng-tưởng, tất cả đều không, quý vị không mang theo được thứ gì cả. Vì sao không buông xả vạn duyên? Phật giáo hay, dạy chúng ta buông xả triệt để, không còn phiền-não, không còn phiền-não thì khai trí huệ. Vì sao không có trí huệ? Vì quý vị chưa buông xả. Cả đời lão Hòa thượng Hải Hiền chưa từng đi học, cả đời không biết chữ nào, nhưng ngài có trí huệ, điều gì ngài cũng biết. Trí huệ từ đâu mà có? Từ buông xả mà có. Buông xả thì trí huệ vốn có của Tự-tánh hiện tiền rồi, không phải từ bên ngoài mà có, chúng ta phải tin điều này.

Năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, giảng kinh thuyết pháp 49 năm, giảng cho chúng ta nghe nhiều kinh luận như vậy, quý vị xem thử Đại Tạng Kinh. Đại Tạng Kinh, giao thông thời xưa rất bất tiện, đường đi xa như vậy, kinh đều dùng lừa và ngựa thồ, thồ về Trung Hoa. Vì vậy, Cao tăng Đại đức của Trung Hoa, Đại đức của Ấn Độ đều đã chọn lựa kinh điển rất kỹ lưỡng, đã mang về những kinh điển mà chúng ta cần. Còn có rất nhiều rất nhiều kinh mang không hết, bây giờ cũng thất truyền rồi, không còn nữa. Cho nên Đại Tạng Kinh của chúng ta không phải là toàn bộ các kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật giảng trong một đời, một phần thôi, Ngài đã giảng biết bao nhiêu! Trí huệ này từ đâu mà có? Ngài học được từ đâu? Không có thầy. Không có thầy thì làm sao có thể giảng nhiều kinh như vậy? Ngài kiến tánh rồi, minh tâm kiến tánh. Thầy là từ Tự-tánh lưu lộ ra, học trò cũng từ Tự-tánh lưu lộ ra, đối chiếu những điều đã lưu lộ ra thì hoàn toàn như nhau, không có chút khác biệt nào. Vì sao vậy? Tự-tánh là cùng một tánh. Nhất định phải hiểu đạo lý này, chúng ta mới không nghi ngờ kinh giáo, mới thật sự có thể tiếp nhận, có thể tiếp nhận, tương lai chính mình sẽ khai ngộ. Đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia, quý vị có thể đọc một bộ Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú này một ngàn lần thì quý vị khai ngộ rồi, vì sao vậy? Một ngàn lần, đọc thật nghiêm túc, trong lúc đọc không có vọng-tưởng, không có tạp-niệm, dùng tâm thanh tịnh, dùng tâm bình đẳng để niệm. Niệm được một ngàn lần, được tâm thanh tịnh rồi, được tâm bình đẳng rồi, liền khai ngộ; trí huệ, phước đức của quý vị sẽ bình đẳng với Phật, đây là thật, không phải giả.

Tám tông phái của Đại-thừa, ở Trung Hoa có hai tông phái Tiểu-thừa, các vị Tổ sư Đại đức tùy thuận căn tánh của chúng sanh, căn tánh khác nhau, cho nên áp dụng Pháp môn cũng khác nhau, nhưng mục đích chỉ có một, mục đích gì? Khai ngộ. Đều chỉ dẫn quý vị khai ngộ, khai ngộ, trí huệ bát nhã Tự-tánh của quý vị hiện tiền, không gì không biết, không gì không thể, quý vị mới thật sự có năng lực độ chúng sanh. Chúng sanh có căn tánh chín muồi là đáng quý nhất, thế nào là căn tánh chín muồi? Tin Tịnh-độ tức là căn tánh chín muồi. Lão Hòa thượng Hải Hiền không biết chữ nào, cả đời chưa từng tụng bộ kinh nào, chưa nghe lần diễn giảng nào, ngài là người có căn tánh chín muồi rồi. Sư phụ của ngài nhìn ra, đây là một chúng sanh có căn tánh chín muồi, chúng sanh có căn tánh chín muồi, chỉ cần có duyên, ngài có đầy đủ nhân rồi, chỉ cần có duyên để ngài kết quả. Duyên là gì? Cho ngài một duyên, duyên thù thắng nhất là A Di Đà Phật, cứ niệm liên tục. Ngài rất nghe lời, đã niệm một câu Di Đà 92 năm, thật sự thành công rồi, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, thành Phật rồi. Quý vị xem, nhân, duyên, quả, đại thiện căn, đại phước báo mới gặp được vị thầy tốt thật sự, thầy biết nhìn người, thầy nhận biết được, vừa thấy người này căn tánh tốt, ngài sẽ thành tựu, phải giúp đỡ ngài. Một câu Phật hiệu nhiếp tâm, niệm hết vọng-tưởng, niệm hết tạp-niệm, niệm hết phiền-não trong quá khứ rồi, niệm hết nghiệp hiện nay đã tạo, hoàn toàn niệm hết rồi, trong tâm không có gì cả, chỉ còn lại một câu A Di Đà Phật, trí huệ của A Di Đà Phật hiện tiền, đạo hạnh của A Di Đà Phật hiện tiền, phương pháp độ chúng sanh của A Di Đà Phật cũng hiện tiền, ngài và A Di Đà Phật không hai. Cho nên tôi khuyên người khác, nên xem đĩa phim lão Hòa thượng một ngày ba lần, rất quan trọng. Quý vị phải thành thật niệm, niệm hết phiền-não tập-khí của quý vị, quý vị sẽ khai ngộ như lão Hòa thượng vậy. Vẫn còn mang theo phiền-não tập-khí thì không được, đến năm nào quý vị mới có thể khai ngộ?

Chúng ta xem nguyện thứ 23, xem kinh văn, chúng ta đọc lại một lần, 若有女人,聞我名字,得清淨信,發菩提心,厭患女身,願生我國。命終即化男子,來我剎土 Nhược hữu nữ nhân, văn ngã danh hiệu, đắc thanh tịnh tín, phát Bồ-đề tâm, yểm hoạn nữ thân, nguyện sanh ngã quốc, mạng chung tức hóa nam tử, lai ngã sát độ” (Nếu có người nữ nghe danh hiệu con, được tín tâm thanh tịnh, phát tâm Bồ-đề, chán ghét thân nữ, nguyện sanh cõi nước con, khi mạng chung liền hóa thành người nam sanh đến cõi nước con). Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, 第廿三厭女轉男願。善導大師於《觀念法門》釋此願云 “đệ nhập tam yểm nữ chuyển nam nguyện. Thiện Đạo Đại sư ư Quán Niệm Pháp Môn thích thử nguyện vân” (nguyện thứ 23: Nguyện chán thân nữ chuyển thân nam. Đại sư Thiện Đạo giải thích nguyện này trong sách Pháp Môn Quán Niệm là), điều này là do Đại sư Thiện Đạo nói, đều nằm trong quyển Tịnh Tu Tiệp Yếu do Hạ lão biên soạn cuối cùng vào cuối đời. Quyển sách Tịnh Tu Tiệp Yếu này, vào cuối đời, Hoàng Niệm lão cũng giảng kỹ một lần cuối cùng, gọi là Báo Ân Đàm, Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm. Hiện nay chúng tôi soạn ra thành văn tự, cũng làm thành sách nói, chính là chiếu theo văn tự này đọc một lần, đĩa này và quyển sách này cũng hoàn thành rồi. Chúng tôi phải in số lượng lớn, có sự giúp đỡ rất lớn đối với đồng học Tịnh tông, là phương pháp tu hành đơn giản nhất, ngắn gọn nhất, đều bảo đảm quý vị một đời vãng sanh Tịnh-độ.

Chúng ta xem lời giải thích trong sách Pháp Môn Quán Niệm, nói rằng: 乃由彌陀本願力故 “Nãi do Di Đà bổn nguyện lực cố” (Là do sức bổn nguyện của đức Di Đà), đây không phải do công phu của chính mình, không phải năng lực của bản thân, mà là nguyện lực của A Di Đà Phật gia trì, 女人稱佛名號,正命終時,即轉女身,得成男子。彌陀接手,菩薩扶身,坐寶蓮上,隨佛往生 “nữ nhân xưng Phật danh hiệu, chánh mạng chung thời, tức chuyển nữ thân, đắc thành nam tử. Di Đà tiếp thủ, Bồ-tát phù thân, tọa bảo liên thượng, tùy Phật vãng sanh” (người nữ xưng danh hiệu Phật, khi mạng chung liền chuyển thân nữ trở thành thân nam. Đức Di Đà đưa tay tiếp đón, Bồ-tát đỡ thân, ngồi lên sen báu, vãng sanh theo Phật). Khi A Di Đà Phật tiếp dẫn quý vị là đưa tay xuống, đưa quý vị lên hoa sen, lúc này quý vị đã chuyển thành thân nam rồi. Quý vị hỏi lúc nào chuyển vậy? Ngồi lên hoa sen là thân nam, vẫn chưa ngồi lên hoa sen là thân nữ, ngồi lên hoa sen chính là thân nam. Đây là kinh văn, chúng ta phải tin. “Hựu” (Lại nữa), đây cũng là do Đại sư Thiện Đạo nói, 一切女人,若不因彌陀名願力者,千劫萬劫,恆河沙等劫,終不可得轉女身 “nhất thiết nữ nhân, nhược bất nhân Di Đà danh nguyện lực giả, thiên kiếp vạn kiếp, hằng hà sa đẳng kiếp, chung bất khả đắc chuyển nữ thân” (tất cả người nữ, nếu không nhờ nguyện lực và danh hiệu của đức Di Đà thì ngàn kiếp vạn kiếp, hằng hà sa số kiếp, trọn chẳng thể chuyển được thân nữ). Điều này nói lên gì? Nhờ vào tự lực mà chuyển thân nữ thành thân nam không dễ. Nguyên nhân gì vậy? Tập-khí. Chúng sanh trong lục đạo không có gì khác, là vận mạng mà người thông thường nói, vận mạng chính là tập-khí, tập-khí chính là vận mạng. Nguyên nhân là do sự chấp-trước kiên cố, gọi là tình chấp, sự chấp-trước kiên cố, không chịu buông xả, niệm niệm không quên. Học Phật rồi, biết được đây là giả, vẫn không buông được, là do nguyên nhân gì? Tình chấp, tập-khí quá sâu rồi, không dễ dàng. Tiếp theo, chúng ta xem đoạn bên dưới, 如釋迦因地 “như Thích Ca nhân địa” (như nhân địa của Phật Thích Ca), Thích Ca Mâu Ni Phật, nêu ra ví dụ để nói rõ, Ngài ở nhân địa, cũng tức là khi Ngài làm phàm phu trong lục đạo, 行菩薩道 “hành Bồ-tát đạo” (hành Bồ-tát đạo), Bồ-tát đạo là lục độ, tu lục độ này, tu bao lâu? 積一大阿僧祇劫勤修,漸離女身 “Tích nhất đại a-tăng-kỳ kiếp cần tu, tiệm ly nữ thân” (Tích lũy một đại a-tăng-kỳ kiếp siêng tu mới dần dần rời bỏ thân nữ), điều này thật không dễ dàng. Vì sao cần thời gian dài như vậy? Điều này chứng minh, sức mạnh của chủng tử nghiệp tập đó của A-lại-da lớn mạnh biết mấy, quý vị rất muốn chuyển, nhưng không chuyển được.

Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, đây là công phu tu hành chân thật, trong trường hợp nam nữ, bất luận là trường hợp nào, phải xem nhẹ tình cảm này, càng nhạt càng tốt, nắm chắc cơ hội vãng sanh của chính mình. Việc khó đoạn nhất là tình chấp, người tu hành chân chính là dùng một câu Phật hiệu này, ý niệm vừa khởi lên, niệm thứ nhất, niệm thứ hai là A Di Đà Phật, vậy thì đoạn rồi, công đức của Phật hiệu không thể nghĩ bàn. Khởi tâm tham, A Di Đà Phật; khởi tâm sân hận cũng A Di Đà Phật; khởi tâm ngu si, A Di Đà Phật. Họ vừa khởi tâm, bất luận tâm này là thiện hay ác, hết thảy đều dùng một câu A Di Đà Phật để thay thế, không thể có ý niệm thứ hai, chỉ một câu Phật hiệu, quý vị nhất định thành Phật, như vậy là đệ tử Phật chân thật, đệ tử đức Di Đà. Chúng ta thường nghĩ đến tôi là đệ tử của đức Di Đà, vậy thì không thể để bất kỳ điều gì trong tâm, trong tâm của đệ tử đức Di Đà chỉ có A Di Đà Phật, vậy là đúng rồi, điều này quan trọng hơn hết.

Nhất định phải nhớ kỹ, tu hành ở nơi sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, như vậy gọi là chân tu. Khi căn và trần xa lìa thì tu gì chứ? Ngay trong lúc căn và trần tiếp xúc nhau, chân thật tu hành, thật sự buông xả, trong tâm thật sự có A Di Đà Phật. Sau đó thì quý vị hiểu được, thật sự buông xả khó, 84 ngàn Pháp môn đều là thật sự buông xả, quá khó quá khó. Pháp môn Tịnh tông phương tiện, trong tâm có A Di Đà Phật, ngoài ra đều buông xả, vẫn còn một điều, vậy thì dễ thực hành hơn nhiều, hơn kém nhau quá xa rồi. Còn chúng ta thì đến khi nào? Đến thế giới Cực Lạc, tiếp tục buông xả A Di Đà Phật, tiêu quy Tự-tánh một cách viên mãn, hiện nay chúng ta nói là trở về Tự-tánh. Trong Tự-tánh không lập một pháp nào, ngay cả A Di Đà Phật cũng không có, mới là A Di Đà Phật thật sự viên mãn, vô lượng giác, trở về vô lượng giác. Trước khi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, học lão Hòa thượng Hải Hiền, không thay đổi, chúng ta sẽ được thành tựu, một đời liền chứng đắc viên mãn.

Đoạn này chúng ta đọc qua là được rồi, 今以聞佛名號,得清淨信 “Kim dĩ văn Phật danh hiệu, đắc thanh tịnh tín” (Nay nhờ nghe danh hiệu của Phật, được thanh tịnh tín). Tiếp theo có ngoặc đơn giải thích cho chúng ta, 清淨者,離惡行之過失,無煩惱之垢染。無垢無疑之信心,名清淨信 “thanh tịnh giả, ly ác hạnh chi quá thất, vô phiền-não chi cấu nhiễm. Vô cấu vô nghi chi tín tâm, danh thanh tịnh tín” (thanh tịnh là lìa khỏi các lỗi lầm của ác hạnh, không có sự cấu nhiễm của phiền-não. Tín tâm không cấu nhiễm không nghi ngờ, gọi là thanh tịnh tín), sanh khởi tín tâm từ tâm thanh tịnh. 由於淨信發菩提心,厭離女身,願生極樂。信深願切,必起念佛之勝行。蒙佛本願加威 “Do ư tịnh tín phát Bồ-đề tâm, yểm ly nữ thân, nguyện sanh Cực Lạc. Tín thâm nguyện thiết, tất khởi niệm Phật chi thắng hạnh. Mông Phật bổn nguyện gia oai” (Bởi vì tín tâm thanh tịnh phát tâm Bồ-đề, chán lìa thân nữ, nguyện sanh Cực Lạc. Tin sâu nguyện thiết, nhất định khởi hạnh thù thắng niệm Phật, được bổn nguyện của Phật gia trì), đây là nguyện thứ 23 gia trì quý vị, 於命終時,即轉女成男,往生極樂。是為厭女轉男願 “ư mạng chung thời, tức chuyển nữ thành nam, vãng sanh Cực Lạc. Thị vi yểm nữ chuyển nam nguyện” (Khi mạng chung, liền chuyển thân nữ thành thân nam, vãng sanh Cực Lạc. Đây là nguyện chán thân nữ chuyển thân nam). Thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây thôi.

( Hết tập 190)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật. 

Trả lời 0