Responsive Menu
Add more content here...

Tập 199 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN

Phát Thệ Nguyện Rộng Lớn

Tập 199

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 17 tháng 6 năm 2015.

Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn.

Dịch giả: Diệu Hiệp.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

          

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 505, đếm ngược hàng thứ ba, 庚九、莊嚴妙樂 “Canh cửu: Trang nghiêm diệu lạc” (G9: Trang nghiêm hoan hỷ tuyệt diệu). Bên dưới có năm nguyện, đây là nguyện thứ 37: 衣食自至願 “Y thực tự chí nguyện” (Nguyện cơm áo tự đến). Mời xem Kinh văn:

【我作佛時。生我國者。所須飲食。衣服。種種供具。隨意即至。無不滿願。】 “Ngã tác Phật thời, sanh ngã quốc giả, sở tu ẩm thực, y phục, chủng chủng cúng cụ, tùy ý tức chí, vô bất mãn nguyện” (Khi con thành Phật, người sanh đến cõi nước con, mọi thứ cần dùng như món ăn thức uống, y phục, đủ các vật phẩm cúng dường đều theo ý mình mà hiện đến, đều được toại nguyện).

Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão. Đoạn này dễ hiểu, là cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ở thế gian này, vì những việc linh tinh trong ngày thường mà phải phí rất nhiều tâm tư, phải phí rất nhiều thời gian, không cách nào tách khỏi. A Di Đà Phật nghĩ đến rồi, đến Thế giới Cực Lạc thì [Ngài] cho chúng ta tất cả phương tiện, 隨意即至 “tùy ý tức chí” (theo ý mình mà hiện đến), muốn vật gì thì vật đó hiện tiền, không cần phải lo nghĩ chút gì, như vậy được đại tự tại. Có cần phải cất giữ không? Không cần thiết. Dùng xong rồi, không cần thì không thấy nữa, không còn nữa; khi cần dùng, muốn vật gì thì vật ấy hiện đến, như vậy thật sự gọi là được đại tự tại. Xem Chú Giải của Niệm lão, nguyện thứ 37 ở trang trước: 衣食自至願 “Y thực tự chí nguyện” (Nguyện cơm áo tự đến). 飲食衣服見《宋譯》 “Ẩm thực y phục kiến Tống Dịch” (Món ăn thức uống, y phục, thấy trong bản Tống Dịch), đây là nói nguồn gốc của kinh văn đều có căn cứ. 種種供具 “Chủng chủng cúng cụ” (đủ các vật phẩm cúng dường), câu này là [trong] bản Đường Dịch, 又《漢譯》第二十三願曰:我國諸菩薩欲飯時,則七寶缽中,生自然百味飯食在前,食已 “hựu Hán Dịch đệ nhị thập tam nguyện viết: Ngã quốc chư Bồ-tát dục phạn thời, tắc thất bảo bát trung, sanh tự nhiên bách vị phạn thực tại tiền, thực dĩ” (lại nữa, nguyện thứ 23 trong bản Hán Dịch nói: Khi các Bồ-tát trong cõi nước con muốn ăn thì trong bát bảy báu, tự nhiên sanh ra trăm vị món ăn hiện ở trước, ăn xong), ăn xong rồi, tự nhiên không thấy bát trống nữa. Cho nên cũng không cần phải rửa, cũng không cần phải tìm chỗ để nó, nó không còn nữa, khi cần dùng thì nó hiện ra, khi không dùng thì chẳng thấy nữa. Nhà khoa học của thế giới chúng ta biết được đạo lý này, biết được có khả năng này, nhưng không biết dùng phương pháp nào mới có thể làm được, đây chính là sự chuyển biến của năng lượng và chất lượng. Ở trong vũ trụ, năng lượng khắp mọi lúc khắp mọi nơi, lấy không hết, dùng chẳng cạn. Vật chất là do năng lượng biến ra, [khi] ta cần thì biến hiện ra, ta thọ dụng, dùng xong rồi thì trở về năng lượng, không còn nữa. Chuyển biến của năng và lượng, nhà khoa học biết có khả năng này, nhưng không biết cách làm như thế nào. Từ chỗ này thấy được, khoa học ở Thế giới Cực Lạc tiến bộ hơn chúng ta, [những việc] chỗ chúng ta không làm được, ở nơi đó có thể làm được, đích thực là tất cả hiện tượng vật chất tùy theo ý muốn. Ngôi nhà để ở, muốn lớn thì nó lớn một chút, muốn nhỏ thì nhỏ một chút, muốn hình dạng thế nào thì nó biến thành hình dạng thế ấy, không cần thì không còn nữa, không trở ngại chút nào. Nguyện thứ 14 trong bản Ngô Dịch tương đồng với cách nói này. 又《魏譯》第三十八願曰:國中天人欲得衣服,隨念即至。如佛所讚應法妙服,自然在身。有求裁縫擣染浣濯者,不取正覺 “Hựu Ngụy Dịch đệ tam thập bát nguyện: Quốc trung thiên nhân dục đắc y phục, tùy niệm tức chí. Như Phật sở tán ứng pháp diệu phục, tự nhiên tại thân. Hữu cầu tài phùng đảo nhiễm cán trạc giả, bất thủ Chánh-giác” (Lại nữa, nguyện thứ 38 trong bản Ngụy Dịch nói: Trời người trong cõi nước muốn được y phục thì tùy theo ý mình mà hiện đến. Y phục đẹp phù hợp với pháp như  Phật ca ngợi, tự nhiên ở trên thân. Nếu có người cần phải may vá, đập nhuộm, giặt giũ thì con không giữ ngôi Chánh-giác). Y phục không cần phải may vá, nó cũng sẽ không dơ bẩn, cho nên cũng không cần phải giặt quần áo. Giặt quần áo cũng là một việc rất phiền phức, tuy hiện nay dùng máy móc, tiến bộ hơn nhiều so với sức người ngày trước, nhưng máy móc cũng rất phiền phức, dù sao cũng không thể trọn vẹn như ý mình. Ở Thế giới Cực Lạc đã giải quyết sự việc này rồi, thật sự trọn vẹn như ý mình, nghĩ áo được áo, nghĩ cơm được cơm. 今經備集五譯文義 “Kim kinh bị tập ngũ dịch văn nghĩa” (Kinh này hội tập đầy đủ văn nghĩa của năm bản dịch), hội tập đầy đủ văn tự của năm bản dịch, 結成此願,名為衣食自至願 “kết thành thử nguyện, danh vi y thực tự chí nguyện” (kết tập thành nguyện này, gọi là nguyện cơm áo tự đến), kết tập rất hay.

如《會疏》釋《魏譯》曰:佛本何故興此願 “Như Hội Sớ thích Ngụy Dịch viết: Phật bổn hà cố hưng thử nguyện” (Như sách Hội Sớ chú thích bản Ngụy Dịch rằng: Phật căn cứ nguyên cớ nào mà phát khởi nguyện này), A Di Đà Phật, Ngài căn cứ vào ý gì mà phát lời nguyện này? 48 nguyện là do Ngài phát ra. Trong kinh này nói, 見或國土 “kiến hoặc quốc độ” (thấy có cõi nước), chúng tôi tin những việc này không chỉ là trên trái đất này có, mà cõi nước của chư Phật trong mười phương cũng nhất định có không ít những việc cơm áo đi đứng này, rất nhiều, đây là chúng sanh không có phước, 為衣食故,苦役萬般。四時不寧處,一生疲貪求 “vị y thực cố, khổ dịch vạn ban. Tứ thời bất ninh xử, nhất sanh bì tham cầu” (vì cơm áo mà khổ dịch vô cùng. Bốn mùa không an cư, cả đời mệt mỏi tham cầu), “bì” là mệt mỏi, tham cầu. Đây là sự từ bi của A Di Đà Phật, chúng sanh vì cơm áo đi đứng mà tạo không ít nghiệp. Tiếp theo là chỉ ra cho chúng ta, 何況禾下喪數千生命 “hà huống hòa hạ táng sổ thiên sinh mạng” (huống chi trong lúa đã mất mấy ngàn sinh mạng), đây chính là trồng lương thực, quý vị xem hiện nay dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, giết những côn trùng nhỏ ấy, không chỉ mấy ngàn, mà sát sanh hàng loạt. Nhưng giết côn trùng có hại rồi, cũng giết cả côn trùng có ích, tuy rằng lương thực thu hoạch nhiều hơn chút, nhưng trong lương thực có chứa độc tố, nếu mọi người thường xuyên ăn những thực phẩm này, dần dần sẽ trở thành mầm độc. Cho nên trong Kinh nói 飲苦食毒 “ẩm khổ thực độc” (ăn uống khổ độc), hiện nay chúng ta nhìn thấy rồi. Trước khi phát minh ra thuốc trừ sâu thì không có cảm nhận, hiện nay nhìn thấy nông dân đều dùng thuốc trừ sâu, đều dùng phân bón hóa học, đọc được câu kinh văn này thì cảm nhận rất sâu sắc. 鑊中 “Hoạch trung” (Trong nồi), hoạch là nồi, nồi lớn, giống như cái vạc, hoạch thì không có chân, vạc thì có ba chân, không có chân thì gọi là hoạch. Trong nồi, nồi lớn, giết vô số con tằm, đây là lấy tơ, lấy tơ tằm, giết biết bao con tằm. Một bộ quần áo tơ lụa, [từ] biết bao tơ tằm dệt thành. Phần trước nói về ăn, ở đây nói về mặc, mỗi ngày ăn, mặc.. đều kết rất nhiều oán thù với chúng sanh! Phật Bồ-tát biết, cực kỳ đáng sợ. 依之沈迷無涯,受苦無窮 “Y chi trầm mê vô nhai, thọ khổ vô cùng” (Theo đó mà chìm đắm trong mê không bờ bến, chịu khổ vô cùng), đây là tướng nhân gian, Phật nhìn thấy rất rõ ràng. 是故願言 “Thị cố nguyện ngôn” (Cho nên lời nguyện nói rằng), đại nguyện mà A Di Đà Phật đã phát, 我土聖眾 “ngã độ Thánh chúng” (Thánh chúng cõi nước con), Thế giới Tây Phương Cực Lạc, Tịnh Độ của A Di Đà Phật, tất cả những Thánh chúng ở trong đó, chỉ cần vãng sanh Thế giới Cực Lạc thì đều được gọi là Thánh chúng. Vì sao vậy? Hạ hạ phẩm vãng sanh, sanh đến Thế giới Cực Lạc, hoa nở thấy Phật, đều được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì. Phần trước chúng ta đã học, trong nguyện thứ 20: 作阿惟越致菩薩 “Tác A-duy-việt-trí Bồ-tát” (Làm A-duy-việt-trí Bồ-tát), A-duy-việt-trí Bồ-tát là Pháp thân Bồ-tát, cho nên gọi là Thánh chúng. Không chỉ riêng Thật Báo Độ là Thánh chúng, mà Phương Tiện Độ cũng là Thánh chúng, Đồng Cư Độ cũng được gọi là Thánh chúng. Chúng ta làm rõ ràng, làm sáng tỏ đối với những chân tướng sự thật này, sau đó mới thật sự giác ngộ, hiểu rõ, chẳng thể không đến nơi ấy.

Vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì thành Phật, thành Bồ-tát, một đời thì hoàn thành, đây là sự thù thắng của Tịnh Tông. Vì vậy, A Di Đà Phật được tất cả chư Phật tôn xưng là “ánh sáng tôn quý nhất, là vua trong chư Phật”, chư Phật Như Lai khác không nghĩ đến, A Di Đà Phật đều nghĩ đến rồi. Sao Ngài lại nghĩ đến? Ngài dùng thời gian năm kiếp để đi tham quan khảo sát, cõi nước của tất cả chư Phật, Ngài đều đến rồi, chọn ưu bỏ khuyết, điều tốt trong cõi nước chư Phật thì Ngài chọn, điều không tốt thì Ngài đều không cần, cho nên Thế giới Cực Lạc thù thắng hơn cõi nước của tất cả chư Phật. Kiến lập để làm gì? Để tiếp dẫn chúng sanh có duyên, thành tựu chúng sanh có duyên. Thế nào gọi là chúng sanh có duyên? Có thể tin có Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc có A Di Đà Phật, 48 nguyện của A Di Đà Phật giúp tất cả chúng sanh khổ nạn, trên đến Đẳng giác Bồ-tát, dưới tận chúng sanh trong địa ngục, chỉ cần quý vị có thể tin có thể nguyện, nhất hướng niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ thì quý vị có thể thành tựu, đây gọi là chúng sanh có duyên. Do đó chúng ta hiểu được, ngàn Kinh vạn Luận của Thế Tôn, mục tiêu cuối cùng là gì? Đọc ngàn Kinh vạn Luận rồi, đối với Pháp môn mà Phật đã nói này, quý vị đầy đủ tín tâm. Nếu vẫn chưa đủ thấu triệt đối với Kinh Giáo, quý vị nghe Pháp môn này rồi vẫn còn nghi ngờ, nghi ngờ thì không thể vãng sanh; thật sự tin, không nghi ngờ, thì chắc chắn được vãng sanh. Cho nên Đại sư Thiện Đạo nói với chúng ta: 諸佛所以興出世,唯說彌陀本願海 “Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải”. Quý vị phải thấy tường tận, thấy thấu suốt, tất cả chư Phật xuất hiện ở thế gian là vì điều gì? Thật sự chính là vì nói bộ Kinh này, chính là dạy chúng ta tín nguyện trì danh, nhất hướng chuyên niệm, vãng sanh làm Phật, [vậy thì] đạt được mục đích mà Phật độ chúng sanh rồi. Chúng ta xem câu tiếp theo, 是故願言,我土聖眾,衣食住宅,隨意現前。著衣喫飯,皆助道法也 “thị cố nguyện ngôn, ngã độ Thánh chúng, y thực trú trạch, tùy ý hiện tiền. Trước y khiết phạn, giai trợ đạo pháp dã” (Cho nên lời nguyện nói rằng, Thánh chúng cõi con, cơm áo nơi ở, hiện tiền tùy theo ý mình. Mặc áo ăn cơm, đều trợ giúp đạo pháp).

種種供具 “Chủng chủng cúng cụ” (Đủ các vật phẩm cúng dường) là 花香、幢幡、寶蓋、瓔珞、臥具、天樂等等。如是一切無量無邊殊勝供養之具,皆隨意即至,如願供養 “hoa hương, tràng phan, bảo cái, anh lạc, ngọa cụ, thiên nhạc đẳng đẳng. Như thị nhất thiết vô lượng vô biên thù thắng cúng dường chi cụ, giai tùy ý tức chí, như nguyện cúng dường” (hương hoa, tràng phan, bảo cái, anh lạc, ngọa cụ, thiên nhạc, v.v... tất cả phẩm vật cúng dường.. vô lượng vô biên thù thắng như vậy.. đều tùy ý mà hiện đến, cúng dường như ý nguyện). Ở Thế giới Cực Lạc thì không bận tâm, không có ai lo nghĩ đến sinh hoạt thường ngày, không có ai để cuộc sống thường ngày vào trong tâm, mọi người đều giống như A Di Đà Phật vậy, những việc canh cánh trong lòng đã buông xuống triệt để rồi. Chúng ta phải học, phải học ngay bây giờ, đừng để những thứ này trong tâm. Thích Ca Mâu Ni Phật làm tấm gương cho chúng ta, Ngài làm rất hoàn hảo, làm rất triệt để, tài sản của Ngài, toàn bộ tài sản chính là ba y một bát, ba chiếc y một cái bát, ngoài ba y một bát ra thì không có gì cả, buông xuống triệt để. Giống như cuộc sống ở Thế giới Cực Lạc vậy, muốn y, y hiện đến rồi, không cần, không cần thì không thấy nữa. Bát là để ăn cơm, muốn ăn cơm, trong bát đựng món gì? Là món ăn mà quý vị yêu thích nhất. Sở thích của mỗi người đều khác nhau, [nên thức ăn] trong bát của mỗi người cũng khác nhau. Sau khi ăn xong thì ngay cả bát cũng không thấy nữa, khi cần thì lại hiện đến. Hiện nay đã tạo thành, tạo nên thói quen ở Thế giới Cực Lạc, tốt!

Như trong bản Ngô Dịch nói, 欲得自然萬種之物,即皆在前,持用供養諸佛 “dục đắc tự nhiên vạn chủng chi vật, tức giai tại tiền, trì dụng cúng dường chư Phật” (muốn được đủ các vật phẩm tự nhiên, thì đều ở trước mặt, cầm lấy cúng dường chư Phật). Đây là vật cúng Phật, không phải vật tự mình hưởng thụ, là để cúng Phật, cầm lấy vật này để cúng dường chư Phật trong mười phương. Ở nơi chúng ta cúng Phật rất khó, đến đâu để tìm một vị Phật? Không tìm thấy, chỉ có thể cúng tượng Phật, không cúng được Phật thật. Đến Thế giới Cực Lạc cúng dường Phật thật, mỗi người đều có thần thông năng lực giống như Phật, có thể hóa vô lượng vô biên thân. Phật cũng hóa vô lượng vô biên thân, Hóa thân của Phật là [để] tiếp dẫn người trong mười phương thế giới niệm Phật vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật hóa thân đến tiếp dẫn. Đại chúng ở trong Thế giới Cực Lạc cũng sẽ giống như A Di Đà Phật, hóa vô lượng vô biên thân, để làm gì? Đến mười phương thế giới để cúng Phật. Cúng Phật tốt, tu phước, tu phước báo lớn. Ngoài cúng Phật ra thì còn nghe pháp, nghe pháp khai đại trí huệ, cúng dường tu đại phước báo, phước huệ song tu, từ sáng đến tối không ngừng nghỉ, chẳng phải vui lắm sao. Tôi lại nói với mọi người, thân chính của quý vị bất động ở trong giảng đường A Di Đà Phật, vẫn ở đó nghe A Di Đà Phật giảng Kinh thuyết Pháp, phân thân đi ra rồi, phân vô lượng vô biên thân. Đức Di Đà tiếp dẫn chúng sanh cũng là phân thân, còn thân chính? Thân chính giảng Kinh ở giảng đường, nay đang thị hiện thuyết pháp, không gián đoạn. Thế giới Cực Lạc thành tựu vô lượng vô biên chư Phật Như Lai, mỗi người đến Thế giới Cực Lạc đều thành Phật.

Tôi thấy rất rõ ràng, sanh đến Thế giới Cực Lạc, hoa nở thấy Phật, liền bước vào giảng đường của A Di Đà Phật, hoa sen có tên của quý vị, chỗ ngồi trong giảng đường cũng có tên của quý vị. Quý vị vào giảng đường nghe Kinh, quý vị muốn nghe Kinh gì thì A Di Đà Phật sẽ giảng Kinh đó cho quý vị; quý vị muốn tu Pháp môn nào thì A Di Đà Phật sẽ dạy quý vị Pháp môn đó. Một âm thanh thuyết pháp của đức Di Đà, thính chúng tùy theo người mà hiểu được, điều này không thể nghĩ bàn! Nhà khoa học vẫn chưa làm được. Đây là minh Tâm kiến Tánh, Pháp thân Bồ-tát biết; người chưa chứng Pháp thân được thọ dụng, chưa hiểu rõ đạo lý, nhưng thật sự được thọ dụng. Cúng Phật nghe Pháp, mãi đến khi chính mình minh Tâm kiến Tánh, kiến Tánh thành Phật, lúc này mới rời khỏi giảng đường. Còn có rất nhiều người, kiến Tánh rồi vẫn không chịu rời khỏi giảng đường? Vì sao vậy? Cảm được ân đức của thầy, không muốn rời khỏi A Di Đà Phật. Có trở ngại quý vị đến mười phương để tham học không? Không trở ngại, quý vị phân thân đi, hóa thân đi thôi, còn thân chính vẫn ở Thế giới Cực Lạc. Sự thù thắng của Tịnh Độ thật sự không gì sánh bằng!

Quý vị xem tiếp, trong bản Tống Dịch cũng có đoạn văn này, 我以神力,令此供具自至他方諸佛面前,一一供養 “ngã dĩ thần lực, linh thử cúng cụ tự chí tha phương chư Phật diện tiền, nhất nhất cúng dường” (con dùng thần lực, khiến cho vật phẩm cúng dường này tự đến trước mặt chư Phật phương khác, cúng dường từng vị Phật). Năng lực này thù thắng hơn, không cần đích thân đi, vật phẩm cúng dường của tôi, tôi ở nơi này, đưa đến trước mặt chư Phật Như Lai ở Thế giới phương khác, ta cúng dường các Ngài, những lễ vật này tự đến, giống như chuyển phát nhanh của hiện nay vậy, không cần nhờ vào sức người, đến một cách tự nhiên, Phật ở bên đó đã nhận được, liền được sự gia trì của Phật. Rất nhiều điều mà chúng ta không cách nào tưởng tượng được, đọc được Kinh Vô Lượng Thọ, nghe được Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta, biết được sự tuyệt diệu của Thế giới Cực Lạc, những điều này đều là sự thật, không phải tùy tiện mà nói. 是故云:隨意即至,無不滿願 “Thị cố vân: Tùy ý tức chí, vô bất mãn nguyện” (Vì vậy nói: Theo ý mình mà hiện đến, không gì chẳng toại nguyện).

Chúng ta lại xem đoạn tiếp theo, nguyện thứ 38, 應念受供願 “ứng niệm thọ cúng nguyện” (nguyện nhận cúng dường ứng với ý niệm), chúng ta Khởi tâm động niệm cúng dường Phật Bồ-tát. Ý niệm này, chư Phật Bồ-tát biết rồi, tâm nguyện cúng dường, phẩm vật cúng dường của chúng ta, các Ngài đều nhận được rồi. Nguyện thứ 38, mời xem Kinh văn:

【十方諸佛。應念受其供養。若不爾者。不取正覺。】 “Thập phương chư Phật, ứng niệm thọ kỳ cúng dường, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh-giác” (Chư Phật trong mười phương, nhận sự cúng dường ứng với ý niệm, nếu không được như vậy thì con không giữ ngôi Chánh-giác).

Phạm vi cúng dường lớn, số lượng chư Phật trong mười phương vô lượng vô biên, không cách nào tính đếm. 應念 “Ứng niệm”, thuận theo Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chúng ta nói là đại chúng cư trú, bất luận là ở cõi nào, chỉ cần những người này khởi niệm, nghĩ đến tôi muốn cúng dường chư Phật, chư Phật liền biết, liền tiếp nhận, nếu không như vậy thì không giữ ngôi Chánh-giác. Chú Giải, 下為第三十八應念受供願。《宋譯》曰:所有菩薩,發大道心,欲以真珠瓔珞,寶蓋幢幡,衣服臥具,飲食湯藥,香華伎樂,承事供養他方世界無量無邊諸佛世尊而不能往 “hạ vi đệ tam thập bát ứng niệm thọ cúng nguyện. Tống Dịch viết: Sở hữu Bồ-tát, phát đại đạo tâm, dục dĩ chân châu anh lạc, bảo cái tràng phan, y phục ngọa cụ, ẩm thực thang dược, hương hoa kỹ nhạc, thừa sự cúng dường tha phương thế giới vô lượng vô biên chư Phật Thế Tôn nhi bất năng vãng” (Sau đây là nguyện thứ 38: Nguyện nhận cúng dường ứng với ý niệm. Bản Tống Dịch nói: Tất cả Bồ-tát, phát tâm đại đạo, muốn lấy trân châu anh lạc, bảo cái tràng phan, y phục ngọa cụ, ẩm thực thuốc thang, hương hoa kỹ nhạc, phụng sự cúng dường vô lượng vô biên chư Phật Thế Tôn ở thế giới phương khác mà không thể đến), bản thân không thể đến. 我於爾時以宿願力,令彼他方諸佛世尊,各舒手臂,至我剎中,受是供養 “Ngã ư nhĩ thời dĩ túc nguyện lực, linh bỉ tha phương chư Phật Thế Tôn, các thư thủ tí, chí ngã sát trung, thọ thị cúng dường” (Vào lúc đó, con dùng nguyện lực đời trước, khiến cho chư Phật Thế Tôn ở phương khác, mỗi vị đều duỗi cánh tay đến cõi nước con, nhận sự cúng dường này), tay của chư Phật Như Lai đưa đến rồi, tiếp nhận cúng dường của quý vị. 令彼速成阿耨多羅三藐三菩提 “Linh bỉ tốc thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ đề” (Khiến họ mau chóng thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề). Đoạn Kinh văn này thật tuyệt diệu! Muốn cúng dường chư Phật Như Lai, thân không đi, có trường hợp này, có [người] hóa thân phân thân đi, không trở ngại; không muốn hóa thân phân thân đi, ngồi ở giảng đường Di Đà khởi ý niệm này, tất cả chư Phật đều biết rồi, Phật đưa tay đến tiếp nhận cúng dường của quý vị. Việc kỳ diệu ở Thế giới Cực Lạc nhiều lắm, nói không hết, chúng ta không cách nào tưởng tượng được, gọi là không thể nghĩ bàn. Đây chẳng qua là nêu sơ lược vài việc trong sinh hoạt thường ngày thôi, để quý vị hiểu được sự khái quát, sau đó thì suy nghĩ nhiều hơn, so sánh nhiều hơn, chúng ta phải buông xuống Thế giới Ta Bà ở trước mắt, phải một lòng vãng sanh Thế giới Cực Lạc, vậy thì đúng rồi. Những điều trong Kinh đã nói, đến lúc đó quý vị thấy được toàn bộ, quý vị nghe được tất cả, tiếp xúc được cả thảy.

《宋譯》願文,深顯佛力 “Tống Dịch nguyện văn, thâm hiển Phật lực” (Lời nguyện trong bản Tống Dịch, hiển bày sâu sắc về Phật lực), đoạn vừa rồi là của bản Tống Dịch, năng lực của Phật không thể nghĩ bàn. Bất luận quý vị ở nơi nào, chúng ta phải phát tâm cúng Phật, phải thường có tâm này. Phật đưa tay đến chỗ chúng ta tiếp nhận cúng dường của chúng ta, chúng ta là phàm phu, không nhìn thấy. Ai nhìn thấy? Người ở Thế giới Cực Lạc nhìn thấy, người minh Tâm kiến Tánh nhìn thấy, không phải là giả. Ở xung quanh chúng ta, Phật Bồ-tát còn nhiều hơn những người chúng ta quen biết và không quen biết. Cũng như Kinh văn trong bản Ngụy Dịch nói: 一發意頃 “Nhất phát ý khoảnh” (Khoảnh khắc vừa khởi ý niệm), chữ “ý” này chính là ý niệm, “khoảnh” là rất nhanh, một niệm, quý vị phát tâm này, khởi ý niệm này, 供養無量不可思議諸佛世尊,而不失定意 “cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, nhi bất thất định ý” (cúng dường vô lượng không thể nghĩ bàn chư Phật Thế Tôn mà không mất định tâm). Kinh văn này là nói rõ về tự lực. 是以極樂人民,或因佛力加被,或以自力功圓,皆可隨念普供諸佛 “Thị dĩ Cực Lạc nhân dân, hoặc nhân Phật lực gia bị, hoặc dĩ tự lực công viên, giai khả tùy niệm phổ cúng chư Phật” (Vì thế, nhân dân cõi Cực Lạc hoặc nhờ Phật lực gia bị, hoặc dùng tự lực công viên, đều có thể cúng dường rộng khắp chư Phật theo ý niệm). Ý này cũng là khuyên bảo chúng ta, cần phải chọn Thế giới Cực Lạc, phải phát nguyện vãng sanh, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, tu phước tu huệ quá dễ dàng. Tu phước là cúng dường, tu huệ là nghe pháp, [ở] Thế giới Cực Lạc phước huệ song tu, đương nhiên sẽ viên mãn rất nhanh, đây là điều mà trong cõi nước chư Phật không có, chỉ riêng nơi đó đầy đủ. Vì vậy, tất cả chư Phật Như Lai trong mười phương dùng phương pháp gì giáo hóa chúng sanh? 84 ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn, đây là phương pháp, mục đích cuối cùng đều là khuyên bảo mọi người tín nguyện trì danh, nhất hướng chuyên niệm, vãng sanh Tịnh Độ, không có ngoại lệ. Đại sư Thiện Đạo nói đúng, 唯說彌陀本願海 “duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải” (chỉ nói biển bổn nguyện của đức Di Đà).

如經云:十方諸佛,應念受其供養。深顯生佛不二,感應道交,供佛之念才興 “Như Kinh vân: Thập phương chư Phật, ứng niệm thọ kỳ cúng dường. Thâm hiển sanh Phật bất nhị, cảm ứng đạo giao, cúng Phật chi niệm tài hưng” (Như trong Kinh nói: Chư Phật mười phương, thọ nhận cúng dường đáp ứng ý niệm đó. Hiển bày sâu sắc chúng sanh và Phật không hai, cảm ứng đạo giao, ý niệm cúng Phật mới hưng khởi), tức là mới phát khởi, chư Phật đã nhiếp thọ viên mãn rồi. 頓修頓證,因果同時 “Đốn tu đốn chứng, nhân quả đồng thời”. Những chỗ này đối với chúng ta mà nói, quan trọng nhất chính là một chữ “tin”, chúng ta phải tin chư Phật Như Lai không vọng ngữ, Kinh điển mà chư Phật Như Lai đã thuyết, mỗi câu mỗi chữ cũng là chân thật không hư dối, đây là tín tâm. Sau khi thật tin, nguyện mới có thể sanh khởi, nguyện sanh Cực Lạc. Thật tin, nguyện sanh khởi, đức Di Đà liền nhiếp thọ, đây là tự lợi. Tự lợi, đồng thời ở thế gian này cũng làm biểu pháp cho đại chúng, làm một tấm gương tốt. Như lão Hòa thượng Hải Hiền, Hòa thượng Hải Khánh, Hòa thượng Lão Đức, ba vị xuất gia ở Nam Dương, quý vị xem Vĩnh Tư Tập, có không ít người cảm động, chúng sanh thiện căn sâu dày xúc động, thì họ có thể gia công dụng hạnh, tinh tấn không bỏ, đời này sẽ được thành tựu.

Xem phần tiếp theo, nguyện thứ 39: 莊嚴無盡願 “Trang nghiêm vô tận nguyện” (Nguyện trang nghiêm vô tận).

【我作佛時。國中萬物。嚴淨。光麗。形色殊特。窮微極妙。無能稱量。其諸眾生。雖具天眼。有能辨其形色。光相。名數。及總宣說者。不取正覺。】 “Ngã tác Phật thời, quốc trung vạn vật, nghiêm tịnh, quang lệ, hình sắc thù đặc, cùng vi cực diệu, vô năng xứng lượng. Kỳ chư chúng sanh, tuy cụ Thiên nhãn, hữu năng biện kỳ hình sắc, quang tướng, danh số, cập tổng tuyên thuyết giả, bất thủ Chánh-giác” (Khi con thành Phật, vạn vật trong nước, trang nghiêm thanh tịnh, sáng ngời hoa lệ, hình sắc đặc thù, vi diệu tột cùng, chẳng thể suy lường. Các chúng sanh ấy, tuy đầy đủ Thiên nhãn, nhưng [nếu] có thể phân biệt được hình sắc, ánh sáng, số lượng đó và nói tổng quát thì con không giữ ngôi Chánh-giác).

Trong Chú Giải, Niệm lão nói với chúng ta, từ nguyện thứ 39, chính là nguyện này, mãi đến nguyện thứ 43, năm nguyện này là nói về nguyện công đức của Tịnh Độ. Thế giới Cực Lạc có điều gì tốt, năm nguyện này đã nói hết với chúng ta. 右章第三十九是莊嚴無盡願 “Hữu chương đệ tam thập cửu thị trang nghiêm vô tận nguyện” (Nguyện thứ 39 trong chương này là nguyện trang nghiêm vô tận). Trong sách Hội Sớ giải thích, 嚴謂莊嚴,淨謂清淨,光謂光明,麗謂華麗。嚴淨,明體離垢 “nghiêm vị trang nghiêm, tịnh vị thanh tịnh, quang vị quang minh, lệ vị hoa lệ. Nghiêm tịnh, minh thể ly cấu” (nghiêm là trang nghiêm, tịnh là thanh tịnh, quang là quang minh, lệ là hoa lệ. Nghiêm tịnh, nói rõ thể lìa nhơ bẩn). Từ Khởi tâm Động niệm, từ bên trong, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, sau đó nhìn ra bên ngoài, bất luận là sắc mà mắt quý vị nhìn thấy, âm thanh tai nghe được, mùi hương mũi ngửi được, cho đến pháp mà ý biết, sáu căn trong cảnh giới sáu trần bên ngoài đều là trang nghiêm thanh tịnh, thể lìa nhơ bẩn. Nói cách khác, thanh tịnh bình đẳng giác, đến Thế giới Cực Lạc mới thật sự thấy được.

Chúng ta xem tiếp bên dưới, 光麗,表相奇特 “quang lệ, biểu tướng kỳ thù” (quang lệ, biểu hiện tướng đặc biệt kỳ diệu), tướng là hiện tượng, ở chỗ chúng ta nói là hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, kỳ là kỳ diệu, đặc là đặc thù. 以長、短、方、圓、大、小等為形,以青、赤、白、黑、正、不正為色 “Dĩ trường, đoản, phương, viên, đại, tiểu đẳng vi hình; dĩ thanh, xích, bạch, hắc, chánh, bất chánh vi sắc” (Lấy dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ v.v… làm hình; lấy xanh, đỏ, trắng, đen, thuần, pha làm sắc), về hình sắc, 皆非世間所有,故云殊特。意為:萬物體無垢染,故曰嚴淨 “giai phi thế gian sở hữu, cố vân thù đặc. Ý vi: vạn vật thể vô cấu nhiễm, cố viết nghiêm tịnh” (đều chẳng phải là những hình sắc mà thế gian có, nên gọi là đặc thù. Có nghĩa là: thể của vạn vật đều không cấu nhiễm, nên gọi là nghiêm tịnh). Nơi này của chúng ta, sự ô nhiễm hiện nay rất nghiêm trọng. Ba ngàn năm trước, khi Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế đã nói với chúng ta, thế giới này [là] ngũ trược ác thế. Khi chúng tôi còn trẻ, tiếp xúc được Phật Pháp, đọc được những Kinh văn này, luôn cảm thấy Thích Ca Mâu Ni Phật nói lời này thái quá, là ô nhiễm, nhưng không nghiêm trọng. Mọi nơi đều rất sạch sẽ, ngay cả nước trong đường mương, nước bên cạnh ruộng lúa, nước trong bờ ruộng của ruộng lúa, nước này là dẫn nước tưới ruộng, đều sạch sẽ, đều có thể dùng tay hứng [nước] uống, chúng tôi làm việc này khi còn nhỏ. Bây giờ không dám nữa, vì sao vậy? Ô nhiễm rồi, có thuốc trừ sâu, có phân bón hóa học, tạo thành sự ô nhiễm của đất đai, sự ô nhiễm của đất đai chảy vào mương nước, nước cũng ô nhiễm. Bây giờ đọc bản Kinh này thì bội phục những điều Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói, Ngài nói là thời đại hiện nay, thế kỷ 21, giảng vào ba ngàn năm trước, đã nói hoàn cảnh hiện nay một cách rõ ràng như vậy, tường tận như thế. Không khí có ô nhiễm, hiện nay rất nhiều nơi có khói mù. Luân Đôn là thành phố sương mù nổi tiếng, sương mù dày đặc, chúng tôi đến tham quan nơi đó cũng không tệ, Tam Bảo gia trì, những ngày ấy đều là trời trong xanh, không nhìn thấy sương mù. 形相光明奇麗,故曰光麗 “Hình tướng quang minh kỳ lệ, cố viết quang lệ” (Hình tướng quang minh kỳ diệu hoa lệ, nên gọi là quang lệ), quang là nói quang minh, ở đây là nói hình tướng. Hình tướng này, 其形與色皆非世間所有 “kỳ hình dữ sắc giai phi thế gian sở hữu” (hình và sắc này đều chẳng phải là [hình sắc] mà thế gian có), ở thế gian chúng ta không nhìn thấy, ở cõi nước của tất cả chư Phật cũng chưa chắc có thể thấy được, Thế giới Cực Lạc thật sự kỳ diệu.

Sách Hội Sớ nói tiếp, 點事(指如微點之事相) “điểm sự (chỉ như vi điểm chi sự tướng)” (điểm sự (chỉ sự tướng như điểm nhỏ)), trong Kinh gọi là điểm sự, điều Phật nói có phải là hạt sơ cấp, lượng tử mà khoa học hiện nay phát hiện không? 妙理相即,故謂窮微 “Diệu lý tương tức, cố vị cùng vi” (Diệu lý tương tức, nên gọi là vô cùng tinh vi). Kinh Phật không chỉ là Triết học cấp cao, mà thật sự trong đó còn có khoa học cấp cao. “Vô cùng tinh vi”, khoa học hiện nay đang làm công tác này, vô cùng tinh vi, vẫn đang tiếp tục thâm nhập, vẫn chưa đạt đến rốt ráo. Phật nói đến chỗ rốt ráo, chỉ cho khoa học một con đường, khoa học tiếp tục tiến lên phía trước, họ có thể dần dần tìm được tam tế tướng của A-lại-da, họ tìm được rồi. Tuy nhà khoa học hiểu rõ, nhưng không được sự thọ dụng đó; người học Phật đạt được rồi, được sự thọ dụng đó. Thọ dụng là gì? Thần thông biến hóa, nhà khoa học không thể. Phật Pháp làm thế nào nhìn thấy được? Dùng phương pháp gì để [thấy] vô cùng tinh vi? Vi là cực kỳ vi tế, tuyệt đối không phải là Nhục nhãn, Thiên nhãn có thể nhìn thấy, mà phải dùng Phật nhãn mới có thể thấy được. Huệ nhãn của A-la-hán, Pháp nhãn của Bồ-tát vẫn không được, rốt ráo được vô cùng tinh vi rốt ráo thì là Phật nhãn của Như Lai, Ngũ nhãn viên minh mới có thể thấy được. Những điểm sự diệu lý tương tức này, câu này là điều mà nhà khoa học hiện nay hướng đến, hy vọng họ có thể quan sát được. 無漏之相,實相之相,故謂極妙 “Vô lậu chi tướng, thật tướng chi tướng, cố vi cực diệu” (Tướng của vô lậu, tướng của thật tướng, nên gọi là cực diệu). Ý nghĩa này là nói: 極樂一切事相,一毛一塵之微點,皆從實際理體而顯,與妙理相即不二,故曰窮微 “Cực Lạc nhất thiết sự tướng, nhất mao nhất trần chi vi điểm, giai tùng Thật Tế Lý Thể nhi hiển, dữ diệu lý tương tức bất nhị, cố viết cùng vi” (tất cả sự tướng ở Cực Lạc, điểm vi tế của một sợi lông một hạt bụi đều từ Thực Tế Lý Thể mà hiển hiện, không khác với diệu lý tương tức, nên gọi là cùng vi). “Cùng” có nghĩa là tận. “Vi” là tinh, tinh vi.

Tiếp theo, đây là được thọ dụng, 且此一切形相,乃清淨心之所顯 “thả thử nhất thiết hình tướng, nãi thanh tịnh tâm chi sở hiển” (hơn nữa, tất cả hình tướng này là do tâm thanh tịnh hiển hiện ra), đây chính là một thể, hiện tướng và Tự Tánh là một thể, là một không phải hai. Như hiện nay chúng ta xem màn hình tivi, màn hình là thể, trong đó không có gì, chúng ta bấm chọn kênh, tướng xuất hiện rồi. Tướng xuất hiện từ đâu? Xuất hiện từ màn hình, màn hình và sắc tướng hòa thành một thể, tướng ở trong thể, thể ở trong tướng, là một không phải hai. Vì vậy, tất cả hình tướng là do tâm thanh tịnh hiển hiện. Tướng rất thô, [là] do tâm ô nhiễm hiển hiện ra. Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta liền biết được tâm thanh tịnh quan trọng. Vì sao vậy? Tâm thanh tịnh thì thân tâm thanh tịnh. Thân là tướng, tướng từ đâu có? Từ ý niệm sanh ra. Ý niệm thanh tịnh thì thân thanh tịnh; ý niệm không thanh tịnh, bị ô nhiễm rồi thì tâm mê hoặc, điên đảo. Cư dân trên trái đất, tâm địa càng ngày càng không thanh tịnh, vậy thì trái đất biến thành hình dạng gì? Uế độ cực kỳ ô nhiễm, mang theo rất nhiều mầm độc, những mầm độc này liền tạo thành bệnh dịch, mang lại sự nguy hại nghiêm trọng đối với sinh vật. Tâm không thanh tịnh, ảnh hưởng tất cả hiện tượng vật chất cũng không thanh tịnh, hiện tượng vật chất biến thành tai nạn, chúng ta chẳng thể không biết. Sau khi biết rồi, mới hiểu được Phật Pháp thật sự có thể cứu chính mình, có thể cứu gia đình quý vị, có thể cứu xã hội, có thể cứu quốc gia, có thể cứu trái đất, đây là thật, không phải giả. Trong Kinh nói rất rõ ràng, 一切法從心想生 “nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh (tất cả pháp từ tâm tưởng sanh). Tất cả pháp là cả vũ trụ, từ đâu có? Từ tâm tưởng mà có. Cho nên chúng ta muốn thay đổi môi trường, hóa giải tai nạn chính là thay đổi môi trường, dùng gì? Dùng tâm thanh tịnh, dùng tâm bình đẳng, dùng tâm thiện thì hữu hiệu, có hiệu quả. Tâm thiện, lời nói thiện, hành động thiện, quý vị có thể thực tiễn trong cuộc sống, chẳng có gì không thiện, thật sự có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề.

Phải thường niệm Kinh Phật, càng niệm thì càng có cảm ngộ, cảm ứng với Phật Bồ-tát, có chỗ ngộ. Càng niệm càng hiểu rõ, không chỉ hiểu rõ nghĩa lý của Kinh, có thể cùng với hoàn cảnh hiện thực của chúng ta, hoàn cảnh lớn là vũ trụ, hoàn cảnh nhỏ là cuộc sống sinh hoạt thường ngày, quý vị có thể làm được lý sự tương ưng, thật sự có thể giải quyết vấn đề. Chúng ta nói tiêu nghiệp chướng, thật sự có thể tiêu nghiệp chướng, tiêu tai, nạn được miễn rồi, nạn là tai nạn. Kinh điển được gọi là Pháp Bảo, cổ Thánh tiên Hiền tôn xưng đó là Bảo, quý vị liền biết, người xưa đối với Kinh điển tôn trọng biết mấy, cung kính biết bao, học tập nghiêm túc biết dường nào. Điển tịch của Thánh Hiền, điều kiện quan trọng nhất của việc học tập là tâm chân thành, tâm cung kính và tâm thanh tịnh, quý vị không có tâm thái này, Phật đến giảng cho quý vị nghe cũng vô ích, quý vị cũng không đạt được lợi ích chân thật. Có thể đạt được bao nhiêu lợi ích chân thật thì hoàn toàn do chính mình, Đại sư Ấn Quang thường nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”, nếu quý vị có vạn phần thành kính thì quý vị được lợi ích viên mãn, chúng ta chẳng thể không biết điều này.

Tiếp theo nói, 彌陀無漏功德之所現 “Di Đà vô lậu công đức chi sở hiện” ([là] do công đức vô lậu của đức Di Đà hiển hiện ra), đây chính là nói đến tất cả hình tướng ở Thế giới Cực Lạc, những gì mà sáu căn quý vị tiếp xúc được là do tâm thanh tịnh của chính mình hiển hiện, do công đức vô lậu của A Di Đà Phật hiển hiện, 故為無漏之相 “cố vi vô lậu chi tướng” (nên gọi là tướng của vô lậu). Lậu là danh từ thay thế của phiền não, danh từ thay thế của ô nhiễm, vô lậu chính là thanh tịnh, vô lậu không có phiền não, vì sao vậy? Đó là tánh đức của Tự Tánh. 且一一皆是圓明具德,一一皆是圓圓果海 “Thả nhất nhất giai thị viên minh cụ đức, nhất nhất giai thị viên viên quả hải” (Hơn nữa, mỗi mỗi đều là viên minh cụ đức, mỗi mỗi đều là viên viên quả hải), hai câu nói này hay. Mỗi mỗi, không có ngoại lệ, cả thảy Thế giới Cực Lạc, cảnh giới mà sáu căn của quý vị tiếp xúc được, đều là viên mãn quang minh cụ đức, đức là đức tướng, đức dụng, có tướng có dụng. Không chỉ viên minh cụ đức, mà mỗi mỗi đều là viên viên quả hải. Bốn chữ 圓圓果海 “viên viên quả hải” này, 見《顯密圓通》 “kiến Hiển Mật Viên Thông” (xem trong sách Hiển Mật Viên Thông), trong Mật giáo nói. Viên viên, trên sự viên mãn rồi, trên lý cũng viên mãn rồi, đây là quả đức, không phải là nhân đức. Quả đức thì quý vị có thể được thọ dụng, tu nhân chứng quả, 指無上圓滿聖覺果德之海 “chỉ vô thượng viên mãn Thánh giác quả đức chi hải” (chỉ biển quả đức của vô thượng viên mãn Thánh giác), cũng là biển lớn quả đức của A Di Đà Phật. 當體即是實相,相而無相,無相而相,故曰極妙 “Đương thể tức thị thật tướng, tướng nhi vô tướng, vô tướng nhi tướng, cố viết cực diệu” (Ngay Thể chính là thật tướng, tướng mà không tướng, không tướng mà tướng, nên gọi là cực diệu). Tướng này hoàn toàn là do Tự Tánh biến hiện ra. Lục đạo trên trái đất này của chúng ta, cõi người trong lục đạo, tướng này của chúng ta từ đâu mà có? Quý vị có biết không? Trong Kinh Kim Cang nói rất tường tận, Nhục nhãn của chúng ta nhìn thấy hiện tượng của cả vũ trụ, 一合相 “nhất hợp tướng” (một hợp tướng). Một đó là gì? Một là vi trần, trong Kinh Phật gọi đó là cực-vi-sắc. Đều là cực-vi-sắc này hợp với nhau tạo thành, cho nên gọi là một hợp tướng. Bất kỳ một vật thể nào, quý vị phân tách nó ra, phân tách đến sau cùng thì nhìn thấy cực-vi-sắc. Tiếp tục phân tách cực-vi-sắc đó thì không còn nữa, nhỏ nhất trong vật chất, nhà khoa học gọi là neutrino, cũng gọi là trung-vi-tử. Phân tách đến đây thì không thể phân tách tiếp nữa, phân tách tiếp thì không còn nữa, thảy đều do nó tổ hợp thành, tất cả hiện tượng vật chất đều là vậy. Ở Thế giới Cực Lạc không phải vậy, Thế giới Cực Lạc là thể Pháp Tánh, Pháp Tánh không có tướng, tuy không có tướng nhưng có thể hiện tướng, tướng mà không tướng, không tướng mà tướng, tuy hiện tướng có được dụng của tướng, nhưng trong đây không có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, tuyệt diệu!

Tướng mà không tướng, không tướng chính là không có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, không Khởi tâm không Động niệm, không Phân biệt không Chấp trước, tướng ấy hiện ra rồi. Chúng ta có một số đồng học, công phu tu tập cũng khá, nhìn thấy Phật, nhìn thấy Bồ-tát, thời gian nơi chốn bất định, thật sự nhìn thấy rồi, đến khi chính mình hiểu rõ thì tướng ấy không còn nữa. Như trong Báo Ân Đàm, lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã nói một sự việc,  ở Phúc Kiến có một người xuất gia, khi triều bái Ngũ Đài Sơn nhìn thấy Bồ-tát Văn Thù. Ngài rất thành khẩn, ba bước một lạy, lạy từ dưới núi lên trên núi. Khi lạy đến trên núi, ngài nhìn thấy một chốn nhỏ, gọi là Động Kim Cang, ngài vào xem thử. Sau khi bước vào thì thấy bên trong rất lớn, rất rộng rất lớn, bên trong có rất nhiều người xuất gia đang tu hành, có Hòa thượng, có Lạt ma. Khi ngài rời khỏi, có một tiểu Sa-di gọi tên của ngài, ngài rất kinh ngạc, vì sao ở nơi này có người biết được mình? Chú tiểu nói Sư phụ con kêu ngài vào trong. Nhìn thấy một vị lão Tỳ-kheo, nói một vài câu với ngài. Ngài muốn ở đó, vị ấy nói ông không thể ở chỗ này được, ông vẫn phải rời khỏi. Sau khi rời khỏi, trời tối rồi, muốn tìm một nơi dừng chân, bèn có một người cũng là người tu hành, cho ngài ở một đêm trong nhà tranh nhỏ, ngày hôm sau mau chóng lên đường. Ngài liền hỏi: Ngũ Đài Sơn của các ngài có bao nhiêu người xuất gia? Người ấy liền nói với ngài: Rất nhiều người đến Ngũ Đài Sơn cúng dường Thiên Tăng, số người của chúng tôi đều không đủ, chỉ có khoảng ba bốn trăm người. Ngài nói: không phải, vừa rồi tôi nhìn thấy một nơi có đến năm sáu trăm người. Người ấy nói không có nơi đó, cũng không có số người nhiều như vậy. Sau cùng bên cạnh có một người nói, có thể thầy đã gặp Bồ-tát Văn Thù rồi. Ngài vừa nghĩ lại thì bật khóc, không biết mới gặp được Bồ-tát Văn Thù, nên mau chóng đi tìm, không tìm được nữa, ở ngay trên con đường đó, nhưng không thấy Động Kim Cang nữa. Đây là gì? Tướng mà không tướng, không tướng mà tướng. Khi tâm quý vị thanh tịnh, không có Vọng tưởng, không có Phân biệt Chấp trước thì quý vị thấy được. Quý vị vừa Khởi tâm động niệm: Bồ-tát Văn Thù, còn có Động Kim Cang, liền không còn nữa, quý vị không thấy nữa. Vì sao vậy? Quý vị dính tướng rồi. Dính tướng thì chỉ có thể thấy được tướng phần của A-lại-da, không thấy được tướng phần của Tự Tánh, nếu không dính tướng thì thấy được rồi. Chúng ta có thể không dính tướng trong thời gian rất ngắn, không có Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước, có lẽ cũng không quá vài phút, hoặc là vài giây. Tập khí quá nặng, vài phút tạm thời lìa khỏi Vọng tưởng Phân biệt Chấp trước, trong khoảng sát-na lại trở về Tập khí rồi, Tập khí làm chủ. Câu chuyện vị Pháp sư Phúc Kiến ấy triều bái nhìn thấy ngài Văn Thù mà Niệm lão trích dẫn, đây là sự thật, không phải giả. Cho nên không tướng mà tướng là cực diệu, khi nhìn thấy thì giống hệt như thật, rời khỏi rồi quay đầu lại [nhìn] thì không thấy nữa, “cực diệu”.

Tiếp theo nói, 廣略相入,不可思議 “quảng lược tương nhập, bất khả tư nghị” (quảng lược dung nhập vào nhau, không thể nghĩ bàn), quảng là rộng lớn, lược là giản lược. Nhỏ hòa nhập vào lớn thì không kỳ lạ, lớn nhập vào nhỏ thì không thể nghĩ bàn. Cửa Động Kim Cang rất nhỏ, đi vào đó thì rất lớn, rất rộng, bên trong có mấy trăm người, nhưng vừa chớp mắt thì không thấy nữa, không thể nghĩ bàn. “Quảng lược tương nhập”, trong khoa học hiện nay cũng có ví dụ này, ví như con chip hiện nay, rất nhỏ, còn nhỏ hơn móng tay, trong đó có thể chứa một bộ Đại Tạng Kinh, bộ này lớn, chiếu trên màn hình thì nó hiện ra, trong nhỏ hiển hiện lớn. Trong Kinh, Phật nói với chúng ta, một vi trần, vi trần là gì? Nhỏ trong cực nhỏ. Trong đó có gì? Có đại thiên thế giới, có vô lượng vô biên cõi nước chư Phật. Phật biết, người minh Tâm kiến Tánh biết, điều gì các Ngài cũng biết, chúng ta thì điều gì cũng không biết. 故云無能稱量 “Cố vân vô năng xứng lượng” (Cho nên nói không thể suy lường). Đây có nghĩa là 極樂世界全顯事事無礙法界 “Cực Lạc Thế giới toàn hiển Sự Sự Vô Ngại pháp giới” (Thế giới Cực Lạc hoàn toàn hiển hiện pháp giới Sự Sự Vô Ngại), cảnh giới Hoa Nghiêm, sự và sự không chướng ngại. Thân thể này của chúng ta là sự, bức tường này cũng là sự, có thể tự do đi xuyên qua, vậy thì vô ngại. Vì sao chúng ta không thể đi xuyên qua đó? Vì chúng ta cho đó là thật, thật sự có, thân là thật, bức tường là thật, xem đó là thật thì không tự tại nữa.

Năm xưa, Pháp sư Viên Anh, sự việc này hình như là ngài nhắc đến trong phần trước của Giảng Nghĩa Kinh Viên Giác. Có một hôm, ngài tĩnh tọa trong liêu phòng, đột nhiên nhớ ra một việc cần làm, rất gấp, ngài liền bỏ chân xuống đi ra ngoài, từ liêu phòng đi ra ngoài rồi. Sau khi ra ngoài thì ngài nhớ đến cửa đóng, hình như tôi chưa mở cửa, sao tôi ra được vậy (trong một sát-na này)? Quay đầu nhìn lại quả thật sự là cửa đã đóng, đẩy cửa, bên trong đóng chặt rồi. Đây chính là một niệm ngay lúc đó, ngài không nghĩ đến ở đó có cửa, ngài đi ra từ đó, đây không phải là sự việc giả, mà đích thân ngài trải nghiệm. Người đến khi không có ý niệm, không Khởi tâm Động niệm thì tự tại rồi, không còn chướng ngại nữa. Khởi tâm Động niệm là mê, không Khởi tâm Động niệm là giác, giác thì không mê, Phân biệt là mê nghiêm trọng, Chấp trước là nghiêm trọng nhất. Phá Chấp trước thì chứng quả A-la-hán, không Phân biệt là Bồ-tát, không Khởi tâm không Động niệm chính là Phật, chính là trở về Tự Tánh. Phật Pháp thật sự gọi là đại đạo chí giản, quá đơn giản. Thế nào gọi là thành Phật? Không Khởi tâm không Động niệm, như vậy chính là Phật. Khi nào quý vị không Khởi tâm không Động niệm thì quý vị thành Phật thôi. Khởi tâm động niệm, không Phân biệt không Chấp trước là Bồ-tát; Khởi tâm Động niệm, có Phân biệt, không có Chấp trước là A-la-hán; phàm phu chúng ta, Khởi tâm động niệm, Phân biệt Chấp trước đều có, thảy đều đầy đủ, gọi là phàm phu lục đạo. Chúng ta như vậy, người trời cũng như vậy, bao gồm trời Sắc Giới, trời Vô Sắc Giới, thảy đều đầy đủ bốn điều, Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước.

Phật nói với chúng ta, A-la-hán làm thế nào để ra khỏi luân hồi? Buông xuống Chấp trước rồi, không Chấp trước tất cả pháp thì không còn luân hồi nữa. Luân hồi từ đâu mà có? Là do ý niệm Chấp trước này biến hiện ra, tâm tưởng sanh. Quý vị có Chấp trước thì có luân hồi, quý vị không có Chấp trước thì không thấy luân hồi nữa. Quý vị có Phân biệt thì có mười pháp giới, ra khỏi luân hồi rồi có Pháp giới Tứ thánh, họ có Phân biệt. Không còn Phân biệt thì không thấy mười pháp giới nữa, Pháp giới Tứ thánh cũng không còn nữa, đến đâu rồi? Thật Báo Trang Nghiêm Độ của chư Phật Như Lai. Ở Thế giới Ta Bà là Hoa Tạng, Thế giới Hoa Tạng mà trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói, thảy đều đến nơi đó. Người niệm A Di Đà Phật đến Thế giới Cực Lạc, thoát khỏi mười pháp giới, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Hiểu rõ đạo lý rồi phải thật tu, tu gì? Chính là buông xuống. Khi học Phật, lần đầu tiên tôi gặp người xuất gia là Đại sư Chương Gia, tôi tin tưởng, tôn trọng Phật, là học được từ chỗ thầy Phương, chân thật học Phật là theo Đại sư Chương Gia. Chúng tôi gặp Đại sư rất nhiều lần, một tuần gặp một lần, suốt ba năm. Thiện tri thức chân chánh, thật sự là khó gặp được, đi đứng nằm ngồi đều ở trong định. Cảnh giới của ngài thì chúng tôi không biết, giảng Phật Pháp cho chúng tôi đơn giản dễ hiểu. Tôi thỉnh giáo ngài, làm thế nào mới có thể khế nhập? Y theo thứ tự, Tiểu thừa, Tứ quả Tứ hướng, Đại thừa, 52 cấp bậc của Hoa Nghiêm, làm sao khế nhập? Đại sư Chương Gia nói với tôi: nhìn thấu, buông xuống thì con liền khế nhập. Nhìn thấu, hiểu rõ chân tướng sự thật, sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật thì quý vị mới chịu buông xuống. Phần trước đã nói, buông xuống Chấp trước thì chứng quả A-la-hán, đối với tất cả người việc vật đều không Chấp trước thì thành công rồi. Lời nói ra thì dễ, làm thì khó, vì sao vậy? Tập khí quá sâu rồi. Làm sao đây? Hạ thủ công phu từ nhìn thấu, thật sự làm sáng tỏ, làm rõ ràng chân tướng sự thật, mới hiểu được không buông xuống thì chịu thiệt thòi lớn, không thể thăng cấp. Sơ quả Tiểu thừa phải buông xuống năm loại Kiến phiền não trong Kiến tư phiền não, buông xuống thì chứng được Sơ quả, lớp một của Tiểu học, hoàn toàn tương đồng với Sơ quả của Đại thừa, Đại thừa gọi là Sơ tín vị Bồ-tát. Thập tín, Đại thừa gồm Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, 52 cấp bậc. Quý vị phải thật sự chịu buông xuống, không Chấp trước tất cả pháp, đây gọi là công phu chân thật.

Chúng ta sanh ra trong thời đại này, nhiều tai nạn như vậy, sống đời sống vất vả như thế, có ý niệm lìa khổ được vui không? Có ý nghĩ như thế, nhưng không lìa khỏi, không có được vui, không dám nghĩ đến. Làm sao đây? Đời sau vẫn tạo lục đạo luân hồi, không ra khỏi. Đây không phải là việc nhỏ, mà là việc lớn. Người sống ở đời, lần này là một cơ hội, quý vị gặp được Phật Pháp rồi, nếu quý vị không gặp được Phật Pháp thì không có một chút cách gì, gặp được rồi, có thể làm rõ ràng, làm sáng tỏ sự việc này thì phải buông xuống. Điều gì cũng phải buông xuống, tuyệt đối không để thân tâm thế giới ở trong tâm, buông xuống thị phi nhân ngã, buông xuống Thân kiến, đừng Chấp trước thân này là ta, thân không phải là ta, thân là công cụ mà ta sở hữu, hiện nay ta phải lợi dụng công cụ này để vượt thoát lục đạo luân hồi, buông xuống Thân kiến, không có thân. Thân chân thật là gì? Thân chân thật là Pháp thân. Thế nào là Pháp thân? Khắp pháp giới hư không giới là Pháp thân. Học Phật là vì điều gì? Vì lìa khổ được vui. Làm sao mới có thể lìa khổ được vui? Trở về Tự Tánh thì khổ không còn nữa, nỗi khổ của lục đạo không còn nữa, nỗi khổ của mười pháp giới không còn nữa, nỗi khổ của 52 cấp bậc tu hành cũng không còn nữa. Thật sự, đại đạo đơn giản nhất, không khó! Khó ở chỗ nào? Không chịu thật làm. Cho nên người thành thật nghe lời thật làm, chắc chắn có thể làm được. Không thành thật, không nghe lời, không thật làm, như vậy thì không được, người ấy trong đời này kết duyên với Phật, đời sau được gặp lại thì tính tiếp.

Nếu là người thật làm, đời này nắm chắc cơ hội này, đời này tôi nhất định phải vãng sanh, vậy thì phải buông xuống chướng ngại của vãng sanh. Điều gì chướng ngại ta? Đầu tiên là tình chấp, tình cha con, tình vợ chồng, tình con cái, tình anh em, tình quá sâu thì rất phiền phức. Phải thật sự giác ngộ, tức là đây là giả, đây không phải là thật. Ta đối với những người thân yêu, chẳng phải là ta không yêu thương họ, mà ta thật sự yêu thương họ. Thật sự yêu thương họ thì làm sao? Hiện nay buông xuống, tôi đến Thế giới Cực Lạc để làm Phật, làm Phật rồi tôi trở lại giúp quý vị, độ quý vị. Đây là chân thật yêu thương, đây là không rời bỏ. Phật Pháp vô cùng trọng tình cảm, năm xưa thầy Phương Đông Mỹ nói với tôi, người không có tình cảm thì không thể học Triết học, người không có tình cảm thì không thể làm Phật, quý vị xem, Phật phải đại từ đại bi, phải bình đẳng độ tất cả chúng sanh, quý vị không thích họ thì làm sao được? Cho nên ai có tình cảm nhất? Phật có tình cảm nhất. Phật có tình cảm là gì? Ngài không mê. Chúng ta có tình, bị tình làm mê rồi. Mê thì sai, không mê thì đúng rồi, không mê gọi là chân tình. Vì sao vậy? Dùng tình cảm bằng Chân Tâm. Thế gian hiện nay là dùng tình cảm bằng Vọng Tâm, hoàn toàn dùng sai rồi, thảy đều tạo tội nghiệp. Dùng tình cảm bằng Chân Tâm, trí huệ, Chân Tâm là trí huệ, không như nhau, đó là cứu độ chúng sanh.

Chúng ta xem đoạn văn tiếp theo, đây có nghĩa là, đoạn văn phía trên, 廣略相入,不可思議,故云無能稱量 “quảng lược tương nhập, bất khả tư nghị, cố vân vô năng xứng lượng” (quảng lược dung nhập vào nhau, không thể nghĩ bàn, cho nên nói không thể suy lường). Có nghĩa là, 極樂世界全顯事事無礙法界,一多相即,小大相容 “Cực Lạc Thế giới toàn hiển Sự Sự Vô Ngại Pháp giới, nhất đa tương tức, tiểu đại tương dung” (Thế giới Cực Lạc toàn hiển bày Pháp giới Sự Sự Vô Ngại, nhất đa tương tức, lớn nhỏ dung chứa lẫn nhau), trong lớn có nhỏ, lớn ở trong nhỏ, 廣略相入,重重無盡,超情離見 “quảng lược tương nhập, trùng trùng vô tận, siêu tình ly kiến” (quảng lược dung nhập vào nhau, lớp lớp vô tận, siêu tình ly kiến), bốn chữ này quan trọng, vượt khỏi tình chấp của thế gian, rời khỏi cách nhìn, cách nghĩ sai lầm. 言語道斷,故不可議。心思路絕,故不可思。言思不能及,又焉可稱量?故曰無能稱量 “Ngôn ngữ đạo đoạn, cố bất khả nghị. Tâm tư lộ tuyệt, cố bất khả tư. Ngôn tư bất năng cập, hựu yên khả xứng lượng? Cố viết vô năng xứng lượng” (Dứt đường ngôn ngữ nên không thể bàn, tuyệt lối tâm tư nên chẳng thể nghĩ; lời nói và suy nghĩ không thể đạt đến, sao lại có thể suy lường? Nên nói là vô năng xứng lượng). Ý nghĩa nói rất hay, trùng điệp vô tận, ở đâu? Ở ngay trước mắt chúng ta. Tướng mà chúng ta thấy trước mắt là ảo tướng, là tướng sanh diệt, phải thật sự hiểu được chân tướng sự thật này. Vì sao vậy? Quý vị mới có thể làm được “siêu tình ly kiến”, vượt tình lìa kiến thì rất dễ dàng buông xuống. Ngày nay chúng ta không buông được chính là một chữ tình, một chữ kiến, không có cách nào siêu việt, không có cách nào lìa khỏi, vấn đề vướng mắc ngay chỗ này. Thời thế hiện nay ép buộc chúng ta, nếu chúng ta không vượt tình, không lìa kiến thì chúng ta tiêu rồi, vẫn phải tiếp tục làm chuyện lục đạo luân hồi, như vậy được không? Nếu thật sự có tâm cảnh giác cao độ đối với lục đạo luân hồi thì ta không muốn làm nữa, vậy thì buông xuống tình kiến, đây chính là điều kiện tu hành đầu tiên. Không đi con đường này thì không thể thành tựu, muốn được thành tựu, nhất định phải đi con đường này, không vượt cũng phải vượt, không lìa cũng phải lìa. Dùng phương pháp gì? Học Bồ-tát. Tình chấp của chúng ta là một số ít người, [hãy] giống như Bồ-tát, tình chấp của Bồ-tát là tất cả chúng sanh hữu tình, tôi yêu thương tất cả chúng sanh hữu tình, tôi kính dâng thân thể của mình cho tất cả chúng sanh hữu tình, phục vụ cho họ, giúp họ phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Thật sự thực hành, đó chính là học tập Kinh Giáo, học Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời giảng kinh dạy học, đây chính là làm điều chân thật.

Thích Ca Mâu Ni Phật làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, chúng ta học tập theo Ngài, đặc biệt là phải học tập thói quen sinh hoạt của Ngài thì mới thật sự có thể thành tựu. Trên con đường học Phật của chúng ta hiện nay, không thể rời khỏi ba người, người thứ nhất là đức Phật, không thể lìa khỏi A Di Đà Phật, thường nhớ nghĩ và để ở trong tâm; người thứ hai, không thể rời khỏi thầy, [nếu] thầy không còn nữa thì cũng niệm niệm không quên; thứ ba, không thể rời khỏi hộ pháp, không có người hộ trì thì chúng ta không thể làm được việc gì. Hộ pháp thế nào? Chăm lo cuộc sống hằng ngày của chúng ta, giúp chúng ta không có vướng bận, không có lo âu, an tâm tu đạo mới có thể thành công, chúng ta hồi hướng công đức cho họ. Trong căn phòng nhỏ của tôi có thờ ba vị thầy, thờ A Di Đà Phật, thờ hộ pháp, có ơn đối với chúng tôi, niệm niệm không quên. Hộ pháp không đơn giản, hộ pháp phải nhận biết người, người ấy có thể thành tựu thì toàn tâm toàn lực giúp họ, không thể thành tựu thì không cần thiết, tuyệt đối không phải là mù quáng.

Vô năng xứng lượng, đây là tán thán Thế giới Cực Lạc, tán thán đến tột cùng, ngôn ngữ tư tưởng đều không làm được, gọi là không thể nghĩ bàn. Dứt đường ngôn ngữ nên không thể bàn. A Di Đà Phật ở Thế giới Cực Lạc, chúng ta vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật là thầy của chúng ta, cũng là hộ pháp của chúng ta, thật hiếm có, liên tục hộ trì chúng ta đến khi thành Phật, công đức viên mãn. 可見極樂淨土,唯佛與佛方能究竟 “Khả kiến Cực Lạc Tịnh Độ, duy Phật dữ Phật phương năng cứu cánh” (Có thể thấy Cực Lạc Tịnh Độ, chỉ Phật với Phật mới có thể [hiểu] rốt ráo), thật sự làm rõ ràng, làm sáng tỏ, thấu suốt từng li từng tí, thì chỉ có Phật mới biết. Chúng ta thành Phật thì biết thôi, Bồ-tát thì không được. 一切眾生上至等覺,中至具天眼之一切小大凡聖眾生,皆不能盡辨其形色、光相、名數 “Nhất thiết chúng sanh thượng chí Đẳng giác, trung chí cụ Thiên nhãn chi nhất thiết Tiểu Đại Phàm Thánh chúng sanh, giai bất năng tận biện kỳ hình sắc, quang tướng, danh số” (Tất cả chúng sanh trên từ bậc Đẳng giác, giữa đến tất cả chúng sanh Phàm Thánh của Tiểu thừa Đại thừa đầy đủ Thiên nhãn, đều không thể phân biệt hết hình sắc, quang tướng, danh số ấy), người thông thường không làm được, 更何能總為宣說。故云:有能辨其形色、光相、名數及總宣說者,不取正覺 “Cánh hà năng tổng vi tuyên thuyết. Cố vân: Hữu năng biện kỳ hình sắc, quang tướng, danh số cập tổng tuyên thuyết giả, bất thủ Chánh-giác” (sao lại có thể tuyên thuyết tổng quát? Cho nên nói: Có người có thể phân biệt được hình sắc, quang tướng, danh số ấy và tuyên thuyết tổng quát thì con không giữ ngôi Chánh-giác). Điều này thật sự không thể nghĩ bàn! Chúng ta đọc bộ kinh này, cùng nhau học tập, mục đích là tăng tưởng tín tâm của chúng ta, kích phát nguyện tâm kiên cố của chúng ta. Chúng ta phải thật làm, học tập theo Thích Ca Mâu Ni Phật chính là thật làm. Toàn bộ tài sản ở trên thân của Thích Ca Mâu Ni Phật, chỉ ba y một bát, ngoài những vật này ra thì không có gì cả. Hiện nay chúng ta sống ở thế gian này, phải thường quán sát như vậy, tất cả đều không để trong tâm, xem như không có, không vì những việc ấy mà lao tâm, không nhớ nghĩ đến những thứ này, một lòng nhớ nghĩ Thế giới Cực Lạc, [chỉ] một ý niệm muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc, vậy là đúng rồi. Báo ơn Phật chính là tuyên dương Tịnh Độ, giúp người khác biết được Tịnh Độ, tin Tịnh Độ, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, [là] thật sự báo ơn Phật. Được rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 199)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Trả lời 0