Responsive Menu
Add more content here...

Tập 224 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ 8: TÍCH CÔNG LŨY ĐỨC

Tập 224

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Thích Tịnh Không

Thời gian: 31/07/2015

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

Dịch giả: Sư cô Thích Tâm Thường

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: 

A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 555, hàng thứ tư từ trái qua, khoa đề 淨心 “Tịnh Tâm” (Tâm Thanh Tịnh), chia làm hai đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất 總標 “Tổng Tiêu” (Nêu Tổng Quát), kinh văn chỉ có hai câu:

於無量劫。積植德行 。】“Ư vô lượng kiếp, tích thực đức hạnh” (Trong vô lượng kiếp, tích lũy vun trồng đức hạnh).

Kinh văn tuy chỉ có hai câu, nhưng nội dung rất phong phú. 無量劫 “Vô lượng kiếp”, chúng ta nhìn thấy rồi, vô lượng kiếp làm điều gì? Là tích đức, trồng phước, thực là vun trồng. Có thể thấy được đức là quan trọng biết bao! Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 本品初段明莊嚴淨土。此下三段表嚴淨自心 “bổn phẩm sơ đoạn minh trang nghiêm Tịnh Độ. Thử hạ tam đoạn biểu nghiêm tịnh tự tâm” (đoạn đầu của phẩm này nói rõ trang nghiêm Tịnh Độ. Ba đoạn tiếp theo tỏ rõ thanh tịnh trang nghiêm tâm của chính mình). Nghiêm là trang nghiêm, tịnh là thanh tịnh. Vì sao vậy? Tiếp theo nói, 蓋心土不二,心淨則佛土淨也 “cái tâm độ bất nhị, tâm tịnh tắc Phật độ tịnh dã” (vì tâm và cõi nước không hai, tâm tịnh thì cõi Phật tịnh), nói ra đạo lý rồi. Cho đến thời Cận đại, nhà Cơ học Lượng tử đã phát hiện ra sự tồn tại của Neutrino, mới nói với chúng ta hiện tượng vật chất, cõi nước là hiện tượng vật chất, hiện tượng vật chất đến từ đâu? Do từ tâm sanh. Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh, người cầu sanh Tịnh Độ thì đầu tiên phải cầu tâm thanh tịnh. Mục tiêu của sự tu trì này ở ngay trên đề Kinh, đề kinh của Kinh này, đoạn đầu tiên là nói quả báo, 大乘無量壽莊嚴 “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm”, đây là quả; Còn nhân là gì? Nhân là 清淨平等覺 “Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”, tu Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác thì cảm được Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, trên đề Kinh đã đầy đủ nhân quả. Nên đồng học tu Tịnh tông phải biết tu điều gì, chẳng thể không biết điều này.

Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ mà còn tranh chấp, tôi gặp được một đồng học, truyền tin tức cho tôi, niệm Phật đường nơi đó của họ, có người chủ trương niệm bốn chữ, có người chủ trương niệm sáu chữ, tranh luận suýt nữa đến mức cãi nhau, vậy có thể vãng sanh không? Chính mình không thể vãng sanh, làm cho người khác cũng không thể vãng sanh. Nên niệm Phật đường thời xưa nhiều, Tổ sư Đại đức biết, căn tánh của mỗi người khác nhau, người muốn niệm bốn chữ thì có Niệm Phật đường niệm bốn chữ, quý vị đến bên đó, người muốn niệm sáu chữ thì có Niệm Phật đường niệm sáu chữ, không xung đột, tách các vị ra; Có người thích niệm lớn tiếng, có người thích niệm nhỏ tiếng, thích lớn tiếng thì có Niệm Phật đường niệm lớn tiếng, thích nhỏ tiếng thì có Niệm Phật đường niệm nhỏ tiếng, nên phải có đủ, để quý vị không sanh phiền não, chư Phật Bồ-tát hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, tốt!

Chúng tôi ở trong kinh giáo cũng thường hay nhắc nhở đồng học, vì sao chúng ta học Phật không thể chứng quả? Học suốt cả đời, cũng không chứng được Sơ quả, nguyên nhân là gì? Là chưa buông xuống năm loại Kiến hoặc, chẳng những chưa buông xuống, mà ngay cả việc giảm nhẹ cũng chưa làm được. Về năm loại Kiến hoặc, đầu tiên là Thân kiến, thứ hai là Biên kiến, Biên kiến chính là đối lập, đối lập với người khác, đối lập với việc, đều đối lập với tất cả vạn vật, nếu không buông xuống tâm này, thì niệm cả đời này cũng đắc không được Tu-đà-hoàn, quý vị không có phần trong Sơ tín của Đại thừa, quý vị là người ngoài ngành Phật pháp, chưa vào cửa. Sơ tín, giống như là lớp một Tiểu học, [của] Đại thừa; Sơ quả là vị thứ thấp nhất của Tiểu thừa, cũng lấy không được, còn nói điều gì nữa? A Mi Đà Phật biết tình trạng của chúng ta, đặc biệt mở ra Pháp môn này, hàng Ngũ nghịch Thập ác, lúc lâm chung một niệm, mười niệm đều có thể vãng sanh. Nhưng nếu lúc lâm chung vẫn buông không xuống, vẫn còn tranh luận, vẫn còn cãi nhau, thì người đó chắc chắn không thể vãng sanh. Vì sao? Bởi sau khi quý vị vãng sanh, quý vị sẽ làm xáo trộn rối tinh rối mù Thế giới Cực Lạc, trật tự ở Thế giới Cực Lạc cũng bị quý vị phá hoại, quý vị đi được không? Nên đức Phật không đến tiếp dẫn quý vị. Nhất định phải buông xuống Thân kiến, buông xuống Biên kiến; Kiến thủ kiến và Giới thủ là Thành kiến, cho mình là đúng, phải buông xuống điều này; Sau đó chính là buông xuống tất cả mọi cách nhìn sai lầm, thì quý vị mới có thể chứng đắc Sơ quả, trong Đại thừa mới đạt được một bậc Sơ tín vị Bồ-tát. Vị thứ là thấp nhất, nhưng là rất đáng quý, đạt được vị thứ này thì sẽ không thoái chuyển. Có vị thứ này chính là Thánh nhân, tiểu Thánh, tiểu tiểu Thánh, quý ngài sẽ không thoái chuyển đến địa vị phàm phu, nên gọi là Vị bất thoái, loại đầu tiên trong ba bất thoái, Vị bất thoái, là rất đáng quý. Người lấy được địa vị này, niệm Phật vãng sanh là chắc chắn được sanh, không có một ai mà không vãng sanh.

Thật sự tin có Thế giới Cực Lạc, có A Mi Đà Phật, tín nguyện đầy đủ, thì điều kiện của vãng sanh được thành lập. Niệm Phật không luận nhiều ít, mà luận ở công phu, công phu là gì? Niệm hết phiền não rồi. Trong tâm chúng ta phiền não vừa khởi hiện hành, liền tức khắc là A Mi Đà Phật, khống chế được phiền não, dần dần không sinh phiền não nữa, đó là công phu. Cần phải thật sự khống chế được phiền não, không sanh phiền não, thì chứng đắc vị trí của Sơ quả, quý vị vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc là đi xếp lớp, quý vị không phải ở Đồng Cư độ, mà quý vị là ở Phương Tiện độ, Phương Tiện độ cũng là Ba bậc Chín phẩm. Bốn độ đều nói về công phu, chẳng thể không biết điều này. Vì vậy cần phải buông xuống, cổ Đại đức dạy chúng ta, thân tâm thế giới (thân chính là Thân kiến, tâm chính là Tư hoặc), đây là Kiến hoặc, tâm là tham sân si mạn nghi, phải buông xuống thân tâm thế giới. Hoàn cảnh xung quanh bên ngoài không còn chịu sự quấy nhiễu, nếu có quấy nhiễu thì chúng ta có thể không tiếp nhận, niệm Phật như vậy, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì phẩm vị được nâng lên.

Tiếp theo Niệm lão giải thích cho chúng ta, 於無量劫,積植德行 “ư vô lượng kiếp, tích thực đức hạnh” (trong vô lượng kiếp, tích lũy vun trồng đức hạnh), 是此下三段之總標 “thị thử hạ tam đoạn chi tổng tiêu” (là sự nêu tổng quát của ba đoạn tiếp theo đây). 劫者 “Kiếp giả” (Kiếp), là biểu thị thời gian cực kỳ dài rất khó ví dụ so sánh, vô lượng kiếp. 無量劫者,表劫數又無量,此乃無量之極長之時 “Vô lượng kiếp giả, biểu kiếp số hựu vô lượng, thử nãi vô lượng chi cực trường chi thời” (Vô lượng kiếp: là biểu thị số kiếp lại thêm vô lượng, đây là thời gian vô lượng cực kỳ dài), đây là nói về thời gian, 故其時間,無法稱說,不可計量 “cố kỳ thời gian, vô pháp xưng thuyết, bất khả kế lượng” (nên thời gian ấy, không cách nào xưng nói, không thể tính toán đo lường), kế là tính toán, con số quá lớn rồi, không tài nào tính toán, không cách nào để đo lường được. 以表修行久遠 “Dĩ biểu tu hành cửu viễn” (Để biểu thị sự lâu dài của tu hành). Nói những người nào? Không phải nói người khác, chính là nói chính chúng ta. Chính chúng ta trong vô lượng kiếp, đời đời kiếp kiếp đều đang tu hành, tu đến ngày nay mà ngay cả Sơ quả cũng chưa chứng được. May mắn gặp được Phật pháp có thể sanh tâm hoan hỷ, có thể không hủy báng, có thể tiếp nhận, một chút ít thiện căn này thoạt nhìn dường như không có gì, nhưng do nhiều đời nhiều kiếp tu thành; Nếu không có nhiều đời nhiều kiếp, thì dù Phật Bồ-tát đến khuyên họ, họ cũng không chịu tin. Còn chúng ta vừa tiếp xúc liền có thể tin được, không phải là do ngẫu nhiên.

行者 “Hạnh giả” (Chữ hạnh), hạnh là hành vi, 身口意之造作 “thân khẩu ý chi tạo tác” (sự tạo tác của thân khẩu ý), đây là hạnh. 德行者,所成之善謂為德 “Đức hạnh giả, sở thành chi thiện vị vi đức” (Về đức hạnh, điều thiện được thành tựu gọi là đức), thì đó gọi là đức; 能成之道 “Năng thành chi đạo” (Đạo có thể thành), chúng ta gọi đó là hạnh. 故德行指功德與行業 “Cố đức hạnh chỉ công đức dữ hành nghiệp” (Nên đức hạnh chỉ công đức và hành nghiệp), hành là tạo tác, kết quả của tạo tác gọi là nghiệp, nghiệp có tịnh nghiệp, có nhiễm nghiệp, trong nhiễm nghiệp có nghiệp thiện, có nghiệp ác. Chúng ta liền biết, điều gọi là tịnh nghiệp, đều đã buông xuống hai bên thiện và ác, vậy mới là thanh tịnh. Tịnh nghiệp, đó là đức hạnh, công đức, vô lượng vô biên, chúng ta nhìn thấy chư Phật Bồ-tát đời đời kiếp kiếp tích lũy đức hạnh. Về đức hạnh, điều thiện mà được thành tựu gọi là đức, đạo có thể thành gọi là hạnh. 故德行指功德與行業,又指具足功德之行,即戒定慧三無漏學與六度 “Cố đức hạnh chỉ công đức dữ hành nghiệp, hựu chỉ cụ túc công đức chi hạnh, tức Giới Định Huệ Tam vô Lậu học dữ Lục độ” (Nên đức hạnh chỉ công đức và hành nghiệp, còn chỉ hạnh của đầy đủ công đức, tức là Tam vô Lậu học: Giới Định Huệ và Lục độ), đó là đức hạnh. Chúng ta ở đây nếu thử hỏi chúng ta, chúng ta trong đời sống hàng ngày có nắm chắc Giới Định Huệ hay không? Có niệm niệm không quên Lục độ hay không? Đây là tiêu chuẩn, nếu ngày này chúng ta không có tiêu chuẩn đó, thì ngày này trôi qua vô ích, luống qua rồi.

Khi tôi mới học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi bố thí, dạy tôi vào cửa thì phải hạ thủ từ ba loại bố thí: bố thí Tài, bố thí Pháp, bố thí Vô úy, độ đầu tiên trong Lục độ. Nếu không có năng lực, không có khả năng thì phải có tâm, phải có nguyện này, gặp được duyên thì tùy phận tùy lực, viên mãn công đức. Bố thí tiền, không nhất định phải bố thí bao nhiêu mới là công đức, không phải vậy, quý vị có tâm bố thí, trên người quý vị chỉ có một đồng tiền, đem một đồng tiền đó để bố thí, thì viên mãn công đức. Vì sao? Bởi quý vị chỉ có bấy nhiêu thôi, đã đem ra tất cả rồi. Người giàu có bố thí 10 triệu, tài sản của họ rất nhiều, 10 triệu cũng không là gì, việc bố thí đó của họ không viên mãn, không phải là 100%. Chúng ta bố thí một đồng tiền này, công đức lớn hơn họ, vì sao? Bởi chúng ta là viên mãn, họ không viên mãn. Vậy liền biết, công đức viên mãn là mỗi người đều có thể làm được. Kết quả của bố thí Tài thì được của cải, quả báo của bố thí Pháp được thông minh trí huệ, quả báo của bố thí Vô úy được khỏe mạnh trường thọ, cần phải tu! Thật sự tu, thì tâm thanh tịnh hiện tiền. Có thể buông, bố thí thật ra mà nói chính là buông xuống, chịu buông xuống, thì tâm thanh tịnh hiện tiền, đi lên tiếp thì tâm bình đẳng hiện ra, đi lên tiếp nữa chính là giác ngộ, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thảy đều buông xuống tất cả chướng ngại trong Tự Tánh của chúng ta. Giới Định Huệ gọi là Tam vô Lậu học. Đồng học Tịnh tông chúng ta vào 30 năm trước, lúc đó tôi sống ở nước Mỹ, đã thành lập Tịnh Tông Học Hội tại nước Mỹ, chúng tôi đề xướng Giới luật, trì giới niệm Phật. Giới luật gồm những loại nào? Là năm khoa, năm khoa mục, rất đơn giản, thứ nhất là Tịnh Nghiệp Tam Phước, thứ hai là Lục hòa kính, thứ ba là Tam học: Giới Định Huệ, thứ tư là Lục độ, thứ năm là Thập Đại Nguyện Vương của Bồ-tát Phổ Hiền, không cần nhiều, chính là năm điều này, chúng ta làm tốt năm điều này chính là đầy đủ Giới. Năm điều này: có thể giúp chúng ta đắc Tam-muội, có thể giúp chúng ta khai ngộ, có thể giúp chúng ta hành Bồ-tát đạo. Không cần phức tạp, chúng ta có khả năng làm được, dễ dàng có thể làm được điều này, là đủ rồi.

Tiếp theo Niệm lão nêu ra bốn câu nói trong Hội Sớ, trong Hội Sớ nói 行謂行業 “hạnh vị hạnh nghiệp” (hạnh là hành nghiệp), hạnh là hành vi, nhân quả do hành vi tạo ra đều gọi là nghiệp. 三業所作 “Tam nghiệp sở tác” (Những điều mà ba nghiệp tạo ra), thân khẩu ý, Khởi tâm Động niệm, là ý nghiệp; Ngôn ngữ, là khẩu nghiệp; Sự tạo tác của thân thể gọi là thân nghiệp, đây gọi là việc làm của ba nghiệp. Từ sáng đến tối, ngay cả ngủ còn nằm mộng, nằm mộng cũng là đang tạo nghiệp. Vì sao? Bởi công phu niệm Phật của chúng ta chưa đắc lực, công phu niệm Phật đắc lực thì sẽ không nằm mộng. Mỗi ngày nằm mộng là đang trắc nghiệm chính mình, nếu nằm mộng cũng gặp ác mộng thì không tốt rồi. Người học Phật trước tiên công phu của bước đầu tiên, có mộng, nhưng không có ác mộng; Công phu tiến thêm một bước, không còn mộng nữa, đắc tâm thanh tịnh. Những điều này đều là đang kiểm tra công phu của chính mình. Tiếp theo nói, 德謂福德,行之所感 “đức vị phước đức, hạnh chi sở cảm” (đức là phước đức, được chiêu cảm bởi hạnh), hành thiện được phước báo. 又非朝夕所得,故云積植 “Hựu phi triêu tịch sở đắc, cố vân tích thực” (Lại không phải là sớm chiều mà đạt được, nên nói là tích lũy vun trồng). Quả báo không có nhanh như vậy, nên phải tích lũy, thực giống như trồng cây, nhất định phải đến khi đầy đủ nhân duyên, thì mới nở hoa kết trái. 積者積累,如點滴所聚。植者培植 “Tích giả tích lũy, như điểm trích sở tụ. Thực giả bồi thực” (Tích là tích lũy, như từng giọt nước được tích trữ lại. Thực là vun trồng), giống như chúng ta trồng cây, 育苗成林 “dục miêu thành lâm” (ươm giống thành rừng). 經時久遠,不可計稱,故云無量劫也 “Kinh thời cửu viễn, bất khả kế xưng, cố vân vô lượng kiếp dã” (Trải qua thời gian lâu xa, không thể tính toán cân đo, nên nói là vô lượng kiếp). Các Bồ-tát, quý ngài trải qua thời gian rất dài rất dài, chúng ta không cách nào để suy lường, cũng không cách nào nói được rõ ràng, thời gian dài, đời đời kiếp kiếp, vô lượng kiếp đến nay đều đang tu hành.

Đoạn phiền não thì không dễ, công đức tích lũy trong đời đời kiếp kiếp vẫn phục không được phiền não, ý niệm ác, lời nói bất thiện, hành vi bất thiện đôi khi vẫn tạo ra. Chúng ta cũng rất muốn có thể khống chế được hành vi bất thiện, dùng phương pháp nào? Phương pháp tốt nhất chính là niệm Phật, tín nguyện trì danh. Công phu niệm Phật vẫn đè không được, là do công phu của chúng ta không đắc lực, Tập khí Phiền não nhiều hơn công phu niệm Phật của chúng ta, chúng ta phục không được chúng. Chúng ta cố gắng, đừng nghĩ đến phiền não, mà nghĩ A Mi Đà Phật, điều này có thể giúp ích rất lớn, ngày ngày nghĩ Phật, lúc nào cũng nghĩ Phật, niệm nào cũng nhớ Phật, không ra tiếng, nhưng trong tâm niệm Phật, rất hữu dụng. Vì sao? Bởi tôi mong niệm hết phiền não, mong niệm hết Tập khí, niệm ra tâm thanh tịnh, tốt. Niệm ra tâm thanh tịnh liền tương đương với A-la-hán của Tiểu thừa, Bồ tát Thất tín vị của Đại thừa. Chúng ta liền rất rõ ràng Ba bậc Chín phẩm trong Phương Tiện độ, thật sự niệm đến tâm thanh tịnh, là Thất tín vị của Đại thừa. Ba bậc chín phẩm chẳng phải rất rõ ràng nhìn ra được sao? Cửu tín, Thập tín, Thượng thượng phẩm vãng sanh, là Phương Tiện độ. Sơ tín vị cũng không ở Phàm Thánh độ, mà đi lên nữa, Hạ hạ phẩm vãng sanh ở Phương Tiện độ; Nhị tín vị, là Hạ phẩm Trung sanh của Phương Tiện độ; Tam tín vị, là Hạ phẩm Thượng sanh. Quý vị xem vị thứ này, hiện ra rất rõ ràng rồi, đó gọi là sự sâu cạn của công phu.

Chúng ta hãy xem đoạn thứ hai tiếp theo, 別顯 “Biệt Hiển” (Hiển Bày Riêng Biệt). Được chia thành ba đoạn, thứ nhất là 自利行 “Tự Lợi Hạnh” (Hạnh Tự Lợi). Trong hạnh tự lợi lại có ba đoạn nhỏ, thứ nhất là 離欲念佛 “Ly Dục Niệm Phật”. (Lìa Dục Niệm Phật). Điều quan trọng nhất của người niệm Phật là lìa dục, lìa dục là công phu. Dục là gì? Là dục vọng. Chúng ta xem kinh văn:

【不起貪瞋痴欲諸想。不著色聲香味觸法。但樂憶念過去諸佛。所修善根。】 “Bất khởi tham sân si dục chư tưởng. Bất trước sắc thanh hương vị xúc pháp. Đãn nhạo ức niệm quá khứ chư Phật. Sở tu thiện căn” (Không khởi những ý nghĩ về tham sân si dục. Không chấp trước sắc thanh hương vị xúc pháp. Chỉ thích nhớ nghĩ thiện căn mà chư Phật quá khứ đã tu).

Niệm lão chú giải rất chi tiết, chúng ta xem Chú, 不起貪瞋痴欲諸想 “bất khởi tham sân si dục chư tưởng” (không khởi các ý nghĩ về: tham sân si dục), 想者,對緣生心曰想 “tưởng giả, đối duyên sanh tâm viết tưởng” (tưởng: là sanh tâm khi đối với duyên gọi là tưởng). Duyên chính là hoàn cảnh mà chúng ta nói ngày nay, trong hoàn cảnh có hiện tượng vật chất, có hoàn cảnh nhân sự, trong hoàn cảnh nhân sự có người thiện, có người ác, trong hoàn cảnh vật chất có thuận cảnh, có nghịch cảnh, khởi tâm động niệm đối mặt với những hoàn cảnh này, vậy gọi là tưởng. Không khởi tâm, không động niệm, khi đối mặt với hoàn cảnh mà không động niệm, không khởi tâm, không động niệm, thì công phu ấy đến nơi rồi, đó là người nào? Đó là Phật. Đức Phật không khởi tâm, không động niệm khi đối với duyên, mà vô cùng rõ ràng, vô cùng sáng tỏ, đó là trí huệ, Ngài không mê mờ, Ngài thấy được rất rõ ràng. Hàng phàm phu đã mê mất Tự Tánh, nên sanh tâm đối với duyên, đó gọi là tưởng. Quý vị xem 想 “tưởng”, chữ này của nước ta là hội ý, trong tâm có tướng, đó là tưởng. Tưởng một người, thì tướng của người ấy hiện tiền, người khác nhìn không thấy, mà trong tâm chính mình rất rõ ràng; Tưởng một việc, thì việc hiện tiền. Tất cả vạn vật, tưởng điều gì thì hiện điều nấy, tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh. Đức Phật không sanh tâm, còn Bồ-tát sanh tâm, sanh tâm nhưng quý ngài có thể khống chế được, đó là cao minh hơn chúng ta. Quý ngài khống chế thế nào? Quý ngài không phân biệt, không chấp trước, cao hơn chúng ta. Chúng ta khởi tâm động niệm, thì lập tức Phân biệt Chấp trước khởi lên liền, cùng lúc khởi tác dụng, như vậy trở thành phàm phu. A-la-hán mạnh hơn chúng ta một chút, A-la-hán có Phân biệt, không có Chấp trước. Chấp trước gọi là Kiến tư Phiền não, là điều quan trọng nhất; Phân biệt gọi là Trần sa Phiền não, nhẹ hơn Chấp trước. Trần sa là tỉ dụ cho nhiều, vừa thấy liền phân biệt, hễ nghe liền phân biệt, Lục căn tiếp xúc với cảnh giới Lục trần, mới tiếp xúc, liền khởi Phân biệt, ví dụ so sánh như cát bụi. [Là] điều mà Bồ-tát đoạn, [còn] điều mà đức Phật đoạn, là Vô minh Phiền não, Vô minh Phiền não chính là sanh tâm, chính là Khởi tâm Động niệm.

Chúng ta dùng phương pháp niệm Phật để tu công đức. Công đức là gì? Công là công phu, đức là không khởi tâm không động niệm. Đức lớn viên mãn, đức Phật đã chứng được. Về Phật thì cấp bậc thấp nhất (Phật có cao thấp), Thiền tông nói rất hay, Minh tâm Kiến tánh, kiến Tánh thành Phật, thế nào là Phật? Minh tâm Kiến tánh liền thành Phật. Minh tâm Kiến tánh có 42 cấp bậc, nói cách khác, đức Phật là có 42 cấp bậc, quý vị là Phật cấp bậc nào. Phật thật, không phải Phật giả, vì sao? Bởi quý Ngài không dùng Vọng tâm, quý Ngài hoàn toàn dùng Chân Tâm. Bồ-tát vẫn dùng Vọng tâm, nhưng dùng được đúng, sẽ không dùng sai. Phàm phu dùng Vọng tâm, dùng tà, tà là thế nào? Là Phiền não, Tập khí. Bồ-tát dùng được đúng, quý ngài hoàn toàn dùng tiêu chuẩn của Phật, chính là Giới luật của nhà Phật. Khởi tâm Động niệm, lời nói việc làm đều tương ưng với Giới luật, đó chính là dùng được đúng, đó chính là đang tích công; Tâm thanh tịnh hiện tiền, đó chính là đức, quý ngài thật sự đạt được rồi. Đạt được tâm thanh tịnh liền chứng quả A-la-hán, đạt được tâm bình đẳng thì chứng quả báo Bồ-tát, giác chính là Minh tâm Kiến tánh, Minh tâm Kiến tánh liền thành Phật rồi.

Thành Phật vãng sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chờ đợi ở nơi đó, chờ đợi điều gì? Là đoạn sạch sẽ Tập khí Vô minh. Tập khí Vô minh không có cách nào để đoạn, nếu quý vị có phương pháp thì liền khởi tâm động niệm, vậy thì đọa lạc rồi. Chính là đừng để ý tới, tùy theo nó đi. Mỗi ngày làm công khóa của chính mình, công khóa của chính mình tức là cúng Phật, cúng Phật là tu phước, niệm Phật là tu định, nghe kinh là tu huệ, ở Thật Báo độ. Đến đâu để nghe? Người vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ai cũng thần thông quảng đại, giống như A Mi Đà Phật, có thể hóa vô lượng vô biên thân, mỗi ngày đều đến mười phương Thế giới để bái Phật, khi bái Phật thì cúng Phật, nghe pháp, phước huệ song tu, phước báo đó lớn. Bên này của chúng ta ngày nay ngay cả một vị thầy giỏi cũng tìm không thấy. Đến cõi nước chư Phật trong mười phương ở Thế giới Cực Lạc, quý vị nói đến là đến rồi, không có khoảng cách. Hóa thân đi cúng Phật nghe pháp, không khác với Chân thân, được thọ dụng chân thật. Chân thân ở đâu? Chân thân ở giảng đường của A Mi Đà Phật không động, là Hóa thân đi thôi. Chẳng những có thể cúng Phật, nghe kinh, mà còn có thể độ hóa chúng sanh, mười phương Thế giới đều có người hữu duyên, nếu quý vị thấy có người hữu duyên, người hữu duyên cần cầu sự giúp đỡ, thì quý vị cũng có thể phân thân đi giúp họ. Nên hiện thân nào độ được, thì quý vị liền hiện thân đó, hiện thân thuyết pháp không có sự cân nhắc, chúng sanh có cảm thì quý vị tự nhiên có ứng, vi diệu không thể nói. Đến Thế giới Cực Lạc thì làm được tất cả, đều thực hiện được rồi, nên chẳng thể không đến Thế giới Cực Lạc.

Tiếp theo nêu ra ví dụ, 如於境執取男女等種種差別之相,謂之想,能取境界差別故 “như ư cảnh chấp thủ nam nữ đẳng chủng chủng sai biệt chi tướng, vị chi tưởng, năng thủ cảnh giới sai biệt cố” (giống như đối với cảnh mà chấp lấy tất cả tướng sai biệt về nam nữ v.v… gọi là tưởng, bởi vì có thể chấp lấy những sự sai biệt về cảnh giới). Tiếp theo, 貪想、瞋想、痴欲想是三惡想“Tham tưởng, Sân tưởng, Si dục tưởng thị tam ác tưởng” (Tham tưởng, Sân tưởng, Si dục tưởng là ba ác tưởng), đây đều là ác niệm, ý niệm không tốt. Tiếp theo, 如《郁迦羅越問經》,謂菩薩行布施時,以離欲想、修慈想、無痴想對治三惡想 “như Úc Ca La Việt Vấn Kinh, vị Bồ-tát hành bố thí thời, dĩ ly Dục tưởng, tu Từ tưởng, Vô si tưởng đối trị tam ác tưởng” (như trong Kinh Úc Ca La Việt Vấn, nói lúc Bồ-tát hành bố thí, dùng lìa Dục tưởng, tu Từ tưởng, Vô si tưởng để đối trị ba ác tưởng). Ở đây đức Phật dạy người, lìa dục, lìa tham dục; Tu từ, lìa sân giận, tu Từ bi Tâm tưởng; Vô si là đối trị Si dục tưởng. Phương pháp mà ngày nay chúng ta dùng đơn giản hơn điều này, hiệu quả lớn hơn, chúng ta dùng phương pháp gì? Là A Mi Đà Phật, tâm là A Mi Đà Phật, miệng niệm là A Mi Đà Phật, thân hành là A Mi Đà Phật, hoàn toàn y theo Ba kinh Một luận, Ba kinh Một luận chính là A Mi Đà Phật, y theo giáo huấn của A Mi Đà Phật, điều này tốt! 菩薩捨所施物,生離欲想 “Bồ-tát xả sở thí vật, sanh ly dục tưởng” (Bồ-tát xả bỏ vật để bố thí, thì sanh ý nghĩ lìa dục). Thảy đều phải buông xuống thân tâm thế giới, đến khi nào viên mãn? Không còn ý niệm của dục, dục vọng nữa, thì công đức của bố thí viên mãn, nếu còn có dục vọng thì không được, phải biết điều này. Hiện nay chúng ta chỉ có một nguyện vọng, cầu sanh Tịnh Độ, mong thấy A Mi Đà Phật, có được không? Được, tu Tịnh Độ tông thì được, đây là phương pháp mà đức Phật dạy cho chúng ta, còn tu các Pháp môn khác thì không được, đây chính là sự khác nhau giữa khó và dễ. Tịnh Độ tông cho phép mang nghiệp, còn 84.000 Pháp môn khác không nghe nói đến việc mang nghiệp. Tịnh tông chia việc tu hành thành Phật chứng quả thành hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất, là quý vị đến Thế giới Cực Lạc, quý vị vẫn là phàm phu; Sau khi đến Thế giới Cực Lạc [mới] thành Phật, đó là giai đoạn thứ hai. 84.000 Pháp môn khác không có giai đoạn thứ hai, chỉ có một giai đoạn, không có hai giai đoạn, khó! Chúng ta phải làm cho rõ ràng về khó và dễ. Nên Bồ-tát (đó đều là điều mà chúng ta bình thường phải học, phải làm) xả bỏ vật để bố thí, thì sanh ý nghĩ lìa dục, thật sự xả được. 於求者與樂因緣 “Ư cầu giả dữ lạc nhân duyên” (Nhân duyên ban niềm vui cho người mong cầu), người tiếp nhận bố thí, để họ sanh tâm hoan hỷ, 故瞋恨心薄 “cố sân hận tâm bạc” (nên tâm sân hận giảm bớt), đó gọi là tu ý nghĩ từ. 以此布施功德,回向無上道,則痴心薄 “Dĩ thử bố thí công đức, hồi hướng Vô thượng đạo, tắc si tâm bạc” (Dùng công đức bố thí ấy, hồi hướng đạo Vô thượng, thì tâm si giảm bớt), không si nữa, từng ly từng tí công đức đều hồi hướng Thế giới Tây Phương Cực Lạc. 今法藏大士不起三惡想,離諸煩惱 “Kim Pháp Tạng Đại sĩ bất khởi tam ác tưởng, ly chư phiền não” (Đại sĩ Pháp Tạng đây không khởi ba ác tưởng, lìa tất cả phiền não). Ngài tu bố thí, lìa tham sân si. Lìa dục, đây là câu thứ nhất.

Câu thứ hai, 不著色聲香味觸法 “bất trước sắc thanh hương vị xúc pháp” (không chấp trước sắc thanh hương vị xúc pháp). Sắc thanh hương vị xúc pháp, là Lục trần, chỗ duyên của Lục căn, những gì mắt duyên là sắc, tai duyên là thanh, mũi duyên là hương, lưỡi duyên là vị, thân duyên là xúc, ý duyên là pháp. Tu hành là tu điều gì? Chính là tu những việc này, chính là tu không chấp trước. 不著者,不貪著也。色等,六塵也。一、色塵,一切形色,如青黃赤白及種種形象 “Bất trước giả, bất tham trước dã. Sắc đẳng, Lục trần dã. Nhất, Sắc trần, nhất thiết hình sắc, như thanh hoàng xích bạch cập chủng chủng hình tượng” (Bất trước: là không tham đắm. Sắc v.v…: là Lục trần. Một, Sắc trần, là tất cả hình sắc, như xanh vàng đỏ trắng và tất cả hình tượng). Đây đều là đối tượng của mắt thấy, đối tượng được duyên bởi Nhãn căn gọi là Sắc trần, chúng ta gọi là đối tượng vật chất, những hình tướng này đều là vậy. 二、聲塵,一切音聲,樂聲與噪聲等等 “Nhị, Thanh trần, nhất thiết âm thanh, nhạc thanh dữ táo thanh đẳng đẳng” (Hai, Thanh trần, là tất cả âm thanh, tiếng âm nhạc và tiếng reo hò v.v…), tất cả đều là đối tượng được duyên bởi Nhĩ căn. 三、香塵,鼻之所辨別者,芬香與惡臭 “Tam, Hương trần, tị chi sở biện biệt giả, phân hương dữ ác xú” (Ba, Hương trần, những điều được mũi nhận biết phân biệt, mùi thơm hay hôi thối), là sở duyên của mũi. 四、味塵,舌之所辨者,飲食之種種美劣之味。五、觸塵,身之所辨者,例如細滑粗澀、寒熱溫和等等。六、法塵 “Tứ, Vị trần, thiệt chi sở biện giả, ẩm thực chi chủng chủng mĩ liệt chi vị. Ngũ, Xúc trần, thân chi sở biện giả, lệ như tế cốt thô sáp, hàn nhiệt ôn hòa đẳng đẳng. Lục, Pháp trần” (Bốn, Vị trần, là những thứ được lưỡi nhận biết, tất cả các loại vị ngon hay dở trong ẩm thực. Năm, Xúc trần, là những thứ được thân nhận biết, chẳng hạn như mịn trơn thô rít, nóng lạnh ấm dịu v.v… . Sáu, Pháp trần), là sở duyên của Ý căn, 謂意根對前五塵分別好醜,而起善惡諸法 “vị Ý căn đối tiền ngũ trần phân biệt hảo xú, nhi khởi thiện ác chư pháp” (là Ý căn phân biệt tốt xấu đối với năm trần trước, mà khởi các pháp thiện ác). 又此六塵中,如男女之美容 “Hựu thử Lục trần trung, như nam nữ chi mỹ dung” (Thêm nữa trong Sáu trần này, như diện mạo xinh đẹp của nam nữ), điều mắt thấy; Điều tai nghe, 絲竹歌詠之樂音 “ti trúc ca vịnh chi nhạc âm” (tiếng nhạc của đàn sáo ca ngâm), âm nhạc; 栴檀與男女身香 “Chiên Đàn dữ nam nữ thân hương” (Mùi hương của Chiên Đàn và mùi trên thân nam nữ), tức do mũi ngửi; 飲食肴膳種種美味 “Ẩm thực hào thiện chủng chủng mỹ vị” (Tất cả vị ngon của thức ăn đồ uống), là sở duyên của lưỡi; 上妙衣服與男女身分柔軟細滑之觸覺 “Thượng diệu y phục dữ nam nữ thân phần nhu nhuyễn tế cốt chi xúc giác” (cảm giác khi tiếp xúc y phục thượng diệu và thân thể mềm mại mịn màng của nam nữ), là sở duyên của thân, 皆令眾生貪著其事,不得出離 “giai linh chúng sanh tham trước kỳ sự, bất đắc xuất ly” (đều khiến chúng sanh tham đắm việc đó, không rời khỏi được). Đây là đưa ra sự cảnh báo nghiêm trọng, Lục căn của quý vị khởi tham sân si đối với cảnh giới Lục trần, khởi những ý niệm này, đó chính là vì sao quý vị ra không khỏi Lục đạo Luân hồi, nguyên nhân là ở chỗ này.

Luân hồi khổ, đặc biệt là trong thời đại này của chúng ta, thế hệ trẻ của quý vị thì càng khổ hơn tôi. Tuổi thơ của tôi tuy sanh ra trong chiến tranh, nhưng lúc đó xã hội an định, xã hội tốt, giữa người với người đều biết quan tâm nhau, văn hoá truyền thống nước ta vẫn chưa bị mất sạch, chúng tôi vẫn tiếp xúc được một chút rìa, ít nhất có thể nói, trước 30 tuổi, chúng tôi vẫn trải qua cuộc sống của người bình thường. Người hiện nay phiền phức, vứt bỏ sạch sẽ Ngũ luân Ngũ thường, Tứ duy Bát đức, ngay cả ấn tượng cũng không có nữa, quý vị nói xem người khổ biết bao. Tuy đời sống vật chất tăng lên hơn trước đây, giao thông nhanh chóng thuận tiện, nhưng đời sống tinh thần khổ! Cha con không có thân thiết, không có tình thương yêu, trẻ nhỏ lớn lên tự mình cũng rời khỏi, không quan tâm tới cha mẹ, cho rằng đó là bình thường. Người nước ngoài là như vậy, học nước ngoài, ở nước ngoài 16 tuổi rời khỏi gia đình đi ra ngoài, thì đừng tìm họ nữa. Trước đây khi tôi ở California, có một người cũng là đồng tu học Phật, con trai của họ 18 tuổi rời khỏi gia đình đi ra ngoài, họ đến Cục Cảnh sát để báo án, người ta hỏi con ông bao nhiêu tuổi vậy? 18 tuổi. 18 tuổi rời đi thì đừng tìm chúng. Nước Mỹ cho rằng 16 tuổi là có thể tự lo cho chính mình, không cần sự chăm sóc của gia đình. Cha con không có sự gần gũi, không còn Ngũ luân. Ngũ thường, gồm Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, người hiện nay bất nhân, bất nghĩa, không có lễ, không có trí, không có tín, hoàn toàn không còn năm chữ này, năm chữ này dường như không liên quan tới họ. Thế hệ này ở độ tuổi của tôi đây, trước 30 tuổi vẫn còn, là không bằng trước đây, nhưng vẫn còn, vẫn thường hay nghe thấy. Hiện nay nghe không thấy, không ai nói; Nhìn không ra, không ai làm. Nên vì sao chúng ta phải đề xướng lễ Tế Tổ? Đề xướng lễ Tế Tổ, mục đích chính là tuyên dương: hiếu đễ trung tín trong văn hoá truyền thống, chính là luân thường đạo đức, để mọi người nhìn thấy, nhắc nhở một chút. Một năm ba lần, không thể nhiều hơn, nhiều hơn thì người ta chán, ít hơn thì không nhớ được, dụng ý của việc mở hoạt động này là ở đây.

Chúng ta xem văn tiếp theo, 今法藏菩薩 “kim Pháp Tạng Bồ-tát” (Bồ-tát Pháp Tạng đây), ngài vì chúng ta mà hiện thân thuyết pháp, 內無惡想 “nội vô ác tưởng” (bên trong không có ý nghĩ ác), không có ác niệm, không có ý niệm của tham sân si, 即離惑因 “tức ly hoặc nhân” (liền lìa được nhân của mê hoặc), ngài không còn nhân của mê hoặc điên đảo. 不著六塵,是離惑緣 “Bất trước Lục trần, thị ly hoặc duyên” (Không chấp trước Sáu trần, đó là lìa duyên của mê hoặc). Rời khỏi nhân, rời khỏi duyên rồi, tất nhiên sẽ không có quả của tham sân si mạn, không còn điều này. 內因既離 “Nội nhân ký ly” (Bên trong đã lìa nhân), tức do Pháp sư Cảnh Hưng nói, 外緣斯止,故云不著色等 “ngoại duyên tư chỉ, cố vân bất trước sắc đẳng” (dừng lại cách xa duyên bên ngoài, nên nói không chấp trước sắc v.v…). 由於無三惡想,乃離惑業之因。六塵為緣,不著六塵,復離起惑之緣 “Do ư vô tam ác tưởng, nãi ly Hoặc nghiệp chi nhân. Lục trần vi duyên, bất trước Lục trần, phục ly khởi Hoặc chi duyên” (Bởi vì không có ba ý nghĩ ác, thì mới lìa được nhân của Hoặc nghiệp. Sáu trần là duyên, không chấp trước Sáu trần, lại rời khỏi duyên của khởi Hoặc). Đây là chân tu hành, tu hành là tu ở đâu? Chính là tu ở chỗ này, đó gọi là công phu. Người niệm Phật vô cùng phương tiện thù thắng: chỉ một câu Phật hiệu, Lục căn khởi tâm động niệm trong cảnh giới Lục trần, A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật, liền tiêu trừ ý niệm đó rồi. Nên Phật hiệu phải niệm niệm liên tục, lợi ích ở chỗ nào? Không tạo nghiệp ác, cũng không tạo nghiệp thiện. Đều lìa khỏi thiện ác, thì vãng sanh dễ dàng, khi vãng sanh thật sự buông xuống tất cả. Vì sao người niệm Phật cuối cùng vãng sanh đi không được, nguyên nhân đều ở đây, Lục căn của họ lưu luyến trong Lục trần, không nỡ rời khỏi. A Mi Đà Phật không đợi quý vị, thấy ý niệm của quý vị không chuyên thì Ngài rời đi. Vì vậy niệm Phật, có người Truy đảnh Niệm Phật, ý nghĩa là gì? Chính là ý nghĩa này. Truy đảnh là một câu tiếp nối một câu, không buông lơi. Thậm chí khi lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vãng sanh, cũng biểu diễn cho chúng ta xem, sáu tháng (nửa năm) trước khi ngài vãng sanh, mỗi ngày niệm 140 ngàn tiếng Phật hiệu, một câu tiếp nối một câu, câu này nối câu khác, chính là làm như vậy cho chúng ta thấy. Ba nghiệp thanh tịnh, toàn là A Mi Đà Phật, ngoài A Mi Đà Phật ra thì không có gì cả. Tín nguyện đầy đủ, công phu niệm Phật là khẩn thiết như vậy. Nếu chiếu theo những gì được nói trong Kinh, thì phẩm vị vãng sanh của ngài rất cao, khẳng định là ở Thật Báo độ, tuyệt đối không phải Đồng Cư độ, Phương Tiện độ, không phải vậy. Công phu trong sáu tháng, có thể nâng phẩm vị của chính mình lên Thượng thượng thừa.

Ngài Cảnh Hưng nói rất hay, bên trong đã lìa nhân, cách xa dừng lại duyên bên ngoài, nên nói không chấp trước sắc v.v…. Bởi vì không có ba ý nghĩ ác, thì mới lìa nhân của Hoặc nghiệp. Sáu trần là duyên, không chấp trước Sáu trần, lại rời duyên của khởi Hoặc. 憬興師明其因果,謂內離惑業之因,故能止外惑業之緣,內外皆離矣 “Cảnh Hưng sư minh kỳ nhân quả, vị nội ly Hoặc nghiệp chi nhân, cố năng chỉ ngoại Hoặc nghiệp chi duyên, nội ngoại giai ly hỹ” (Sư Cảnh Hưng làm sáng tỏ nhân quả ấy, nói rằng bên trong lìa nhân của Hoặc nghiệp, nên có thể dừng duyên của Hoặc nghiệp bên ngoài, trong ngoài đều rời khỏi vậy). Vì sao ngài có thể lìa được? Bởi ngài biết thế gian này là giả, không phải thật. Nhà Khoa học ngày nay, đặc biệt là nhà Cơ học Lượng tử, chúng tôi đã xem báo cáo nghiên cứu của họ, có sự trợ giúp rất lớn đối với người tu hành chúng ta. Khoa học đã chứng minh, tất cả hiện tượng vật chất trong vũ trụ đều là: như mộng như ảo, không có thứ gì là thật, toàn là ảo tướng được sanh ra từ dao động sóng tần số cao. Trong Kinh Bát Nhã, đức Phật giảng rất nhiều, Bát Nhã đã giảng 22 năm, luôn luôn nhắc nhở chúng ta. Kinh Kim Cang là cương yếu của 600 quyển Kinh Đại Bát Nhã, người nước ta thích đọc quyển này, dùng điều này giúp chúng ta quán chiếu, để chúng ta thường xuyên nhớ đến 凡所有相皆是虛妄 “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (tất cả những gì có tướng đều là hư vọng), 一切有為法,如夢幻泡影 “nhất thiết Hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh” (tất cả pháp Hữu vi, như mộng ảo bọt bóng), không chấp trước là đúng, chấp trước thì sai rồi. Không chấp trước không phải là cự tuyệt, mà có thể thọ dụng, nhưng không nên để trong tâm, chính là không chấp trước. Không để trong tâm, mà không hợp tình người, thì người ta nói quý vị kỳ quặc, quý vị học Phật làm thế nào mà trở thành như thế này? Chẳng thể không nhận biết Lục thân, mà học Phật phải làm ra hiếu đễ trung tín, làm tấm gương cho người thế gian. Còn bên trong thì sao? Trong tâm là A Mi Đà Phật. Bên ngoài là diễn kịch, làm cho người khác thấy, giúp người khác giác ngộ, giúp người khác đoạn ác tu thiện, đây đều là công đức.

Xem đoạn tiếp theo đây, 但樂憶念過去諸佛,所修善根 “đãn nhạo ức niệm quá khứ chư Phật, sở tu thiện căn” (chỉ thích nhớ nghĩ thiện căn mà chư Phật quá khứ đã tu). Đây là một niệm đơn đề mà Cổ nhân nói, chúng ta chỉ cần một niệm này, một niệm này tốt, chuyên niệm A Mi Đà Phật. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 但樂憶念過去諸佛,所修善根 “đãn nhạo ức niệm quá khứ chư Phật, sở tu thiện căn” (chỉ thích nhớ nghĩ thiện căn mà chư Phật quá khứ đã tu), câu này là được trích từ trong bản Tống Dịch. 但者,唯也,獨也。此二句與前二句,應一氣讀下 “Đãn giả, duy dã, độc dã. Thử nhị cú dữ tiền nhị cú, ưng nhất khí độc hạ” (Đãn: là chỉ, là duy nhất. Hai câu này và hai câu trước nên đọc một mạch). Hai câu phía trước là buông xuống vạn duyên, không khởi các ý nghĩ tham sân si dục, không chấp trước sắc thanh hương vị xúc pháp, đó là 萬緣放下 “vạn duyên phóng hạ” (buông xuống vạn duyên); Chỉ thích nhớ nghĩ thiện căn mà chư Phật quá khứ đã tu, đó là 一念單提 “nhất niệm đơn đề” (một niệm đơn đề), chúng ta chỉ cần giữ gìn một niệm này, 此正淨業之綱宗 “thử chánh Tịnh nghiệp chi cương tông” (đây thật sự là cương tông của Tịnh nghiệp).

《華嚴經》明,十地菩薩,地地不離念佛 “Hoa Nghiêm Kinh minh, Thập địa Bồ-tát, địa địa bất ly niệm Phật” (Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rõ, Thập địa Bồ-tát, địa nào cũng không rời niệm Phật). [Trong] Kinh Hoa Nghiêm, tu đến bậc Đăng địa, cấp bậc sau cùng của Bồ-tát, Thập địa viên mãn liền thành Phật, quý ngài tu con đường thành Phật ở cấp độ cao nhất, tu Pháp môn gì? Tất cả đều là niệm Phật. Nếu niệm Phật không tốt, nếu niệm Phật có vấn đề, vậy đạt đến tầng sau cùng và cao nhất, thì vì sao quý ngài phải tu Pháp môn này? Trên Kinh Hoa Nghiêm nói, 一切眾生本來是佛 “nhất thiết chúng sanh bổn lai thị Phật” (tất cả chúng sanh xưa nay là Phật), 一切眾生皆有如來智慧德相 “nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ đức tướng” (tất cả chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai). Địa địa là từ Sơ địa đến Thập địa, đó là mười vị thứ, Bồ-tát của mỗi một vị thứ thảy đều tu Pháp môn Niệm Phật, làm chứng cho chúng ta. Trong địa vị của Bồ-tát, vị thứ của Thập địa Bồ-tát là cao nhất, tiếp theo là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, gọi là Tam hiền, bậc Đăng địa gọi là Thập thánh. Tam hiền vẫn còn tu Pháp môn khác, 84.000 Pháp môn, còn bậc Đăng địa đã buông xuống, nhất hướng chuyên niệm. Niệm một vị Phật nào? Tôi không nói thì trong tâm của mọi người cũng hiểu rõ, là thảy đều niệm A Mi Đà Phật. Làm sao biết được? Trên hội Hoa Nghiêm, Thập Đại Nguyện Vương của Bồ-tát Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc, quý ngài không niệm A Mi Đà Phật thì quý ngài niệm vị Phật nào? Vậy chẳng phải đã rõ ràng sao?

本經《大教緣起品》云:去來現在,佛佛相念 “Bổn Kinh Đại Giáo Duyên Khởi Phẩm vân: khứ lai hiện tại, Phật Phật tương niệm” (Trong Phẩm Đại Giáo Duyên Khởi của Kinh này nói: quá khứ vị lai hiện tại, Phật Phật niệm nhau). Điều này nói càng rõ ràng hơn, Phật quá khứ, Phật vị lai, Phật hiện tại, bốn chữ này là nói chư Phật trong ba đời; Phật Phật niệm nhau, mỗi một vị Phật đều niệm Phật, A Mi Đà Phật niệm chư Phật trong mười phương, chư Phật trong mười phương niệm A Mi Đà Phật. 又《觀佛三昧經》云:爾時會中即有十方諸大菩薩,其數無量,各說本緣,皆依念佛得 “Hựu Quán Phật Tam Muội Kinh vân: Nhĩ thời hội trung tức hữu thập phương chư đại Bồ-tát, kỳ số vô lượng, các thuyết bổn duyên, giai y niệm Phật đắc” (Thêm nữa trong Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Lúc bấy giờ trong hội liền có chư đại Bồ-tát trong mười phương, số đó vô lượng, mỗi mỗi đều nói bổn duyên, đều nhờ vào niệm Phật mà đạt được). Niệm Phật được điều gì? Là thành Phật. Đây đều là kinh văn trong kinh. Chư đại Bồ-tát trong mười phương vô lượng vô biên, điều mà mọi người đều nói là làm thế nào quý vị thành Phật? Quý vị tu Pháp môn nào mà thành Phật? Sau cùng đều nói ra, tất cả đều là niệm Phật. Thành Phật nhất định cần phải thông qua Thập địa, đã là Thập địa thì địa nào cũng niệm Phật, đâu có đạo lý không niệm Phật? Phía trước nói Thập địa Bồ-tát niệm Phật là nói với chúng ta, giai đoạn sau cùng thành Phật của Bồ-tát là tu điều gì; Đoạn này là làm chứng minh cho chúng ta, mỗi một vị Bồ-tát đều nói ra bổn duyên của thành Phật là do nhờ vào niệm Phật mà đạt được.

又佛告阿難:汝今善持 “Hựu Phật cáo A Nan: Nhữ kim thiện trì” (Thêm nữa đức Phật bảo ngài A Nan: Ông nay khéo trì), trì chính là trì danh, 慎勿忘失 “thận vật vong thất” (cẩn thận chớ quên mất), không thể quên việc này. Là việc gì? Niệm Phật, Phật hiệu. 過去、未來、現在三世諸佛,皆說如是念佛三昧 “Quá khứ, vị lai, hiện tại tam thế chư Phật, giai thuyết như thị Niệm Phật Tam-muội”(Chư Phật trong ba đời: quá khứ, vị lai, hiện tại, đều thuyết Niệm Phật Tam-muội như thế). Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đến làm chứng minh cho chúng ta, 我與十方諸佛及賢劫千佛,從初發心,皆因念佛三昧力故,得一切種智 “Ngã dữ thập phương chư Phật cập Hiền kiếp thiên Phật, tùng sơ phát tâm, giai nhân Niệm Phật Tam-muội lực cố, đắc Nhất thiết Chủng trí” (Ta cùng chư Phật trong mười phương và ngàn đức Phật trong Hiền kiếp, từ sơ phát tâm, vì đều nhờ vào sức Niệm Phật Tam-muội, mà đắc Nhất thiết Chủng trí). Nhất thiết Chủng trí là thành Phật, Nhất thiết Chủng trí mà trong quả địa Như Lai đã chứng được. Nhất thiết Chủng trí trong tiếng Phạn xưng đó là A-nậu-Đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, cũng dịch thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chính là Nhất thiết Chủng trí. Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đến làm chứng minh cho chúng ta, không những một mình đức Thế Tôn, mà ngàn vị Phật trong Hiền kiếp (điều này là ở trước mắt chúng ta, ở Thế giới Ta Bà, trong một Đại kiếp này có một ngàn vị Phật ra đời, đức Thích Ca Mâu Ni Phật là thứ tư, đức Di Lặc đến thành Phật là thứ năm), một ngàn vị Phật ấy tu hành chứng quả, từ sơ phát tâm, đều là vì nhờ vào Niệm Phật Tam-muội, mà đắc Nhất thiết Chủng trí. Ngàn vị Phật trong Hiền kiếp làm thế nào thành Phật? Là niệm Phật mà thành Phật. 是故彌陀亦如釋尊及十方如來,從初發心,皆因念佛三昧證無上菩提,故但樂憶念諸佛也 “Thị cố Mi Đà diệc như Thích Tôn cập thập phương Như Lai, tùng sơ phát tâm, giai nhân Niệm Phật Tam-muội chứng Vô thượng Bồ-đề, cố đãn nhạo ức niệm chư Phật dã” (Vì thế đức Mi Đà cũng như đức Thích Ca Thế Tôn và đức Như Lai trong mười phương, từ sơ phát tâm, đều nhờ vào Niệm Phật Tam-muội mà chứng Vô thượng Bồ-đề, nên chỉ thích nhớ niệm chư Phật vậy). Nhạo ở đây là ưa thích, thích điều tốt, thích nhớ niệm chư Phật. Chư Phật chính là A Mi Đà Phật, danh hiệu của A Mi Đà Phật có thể dịch thành chư Phật. Câu 阿彌陀佛 “A Mi Đà Phật” này là tiếng Phạn, nếu dịch hoàn toàn sang chữ nước ta thì không phải là không thể dịch được mà là tôn trọng nên không dịch. A dịch là vô, Mi Đà dịch là lượng, Phật dịch là giác, A Mi Đà Phật chính là Vô Lượng Giác. Vậy chúng ta nghĩ xem, có một vị Phật nào không phải là Vô Lượng Giác? Vô Lượng Giác là thành Phật, thành Phật liền chứng được Vô Lượng Giác. Vô Lượng Giác chính là Nhất thiết Chủng trí nói ở đây, Vô thượng Bồ-đề, Bồ-đề là giác, chính là Vô Lượng Giác. Nên đoạn này vô cùng quan trọng, đức Thế Tôn ở chỗ này đích thân làm chứng cho chúng ta, chứng Vô thượng Bồ-đề, nên chỉ thích nhớ niệm chư Phật.

Tiếp theo, 所修善根,指諸佛所修之功德 “sở tu thiện căn, chỉ chư Phật sở tu chi công đức” (thiện căn đã tu, là chỉ công đức mà chư Phật đã tu). Làm thế nào để tu? 憶念佛德 “Ức niệm Phật đức” (Nhớ niệm đức của Phật). 48 nguyện của A Mi Đà Phật, tu hành trong 5 kiếp, thành tựu Báo độ của Thế giới Cực Lạc. Chúng ta cần phải biết nguồn gốc của Báo độ. Ngài là tham phỏng, hiện nay chúng ta nói nghiên cứu khảo sát, tất cả cõi nước chư Phật trong mười phương, lấy ưu bỏ khuyết, điều tốt trong tất cả cõi nước chư Phật thì lấy tất cả, những điều không tốt thì không cần. Vì thế tạo thành Thế giới Tây Phương Cực Lạc, Thế giới đó vượt hơn cõi nước của tất cả chư Phật, bởi vì Thế giới đó là tập hợp sự thành tựu to lớn của chân thiện mỹ huệ trong cõi nước tất cả chư Phật, không có Thế giới nào có thể vượt hơn Thế giới Cực Lạc. Nhớ nghĩ đức của Phật, đó là sự thành tựu của A Mi Đà Phật. 感恩圖報 “Cảm ân đồ báo” (cảm ơn mong báo đáp), chúng ta dùng phương pháp nào để cảm ơn? Dùng phương pháp gì để báo ân? Là tín nguyện trì danh, vãng sanh Tịnh Độ, chính là báo ân của A Mi Đà Phật. Đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, Hạ hạ phẩm vãng sanh ở Đồng Cư độ, tức do trong nguyện thứ 18 nói, chưa có công phu, cả đời tạo ác, Ngũ nghịch Thập ác, chưa từng niệm Phật, là không tin Phật, lúc mạng sắp hết tướng Địa ngục hiện ra, lúc ấy hoảng hốt, sợ hãi, gặp được bạn lành khuyên họ: tin có Thế giới Cực Lạc, tin có A Mi Đà Phật, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thì điều kiện đến Thế giới Cực Lạc đầy đủ rồi. Sau đó niệm mười tiếng, thậm chí một tiếng, một tiếng thì thế nào? Họ liền tắt thở, chưa niệm được mười tiếng thì họ đã tắt thở, đều có thể vãng sanh, A Mi Đà Phật đến tiếp dẫn họ. Sanh đến Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc thật sự có: Bốn độ Ba bậc Chín phẩm, cấp bậc khác nhau, nhưng như thế nào? Thế giới đó đãi ngộ bình đẳng. Đây là điều không có trong mười phương Thế giới, Thế giới Cực Lạc sáng tạo độc đáo. Đãi ngộ bình đẳng chính là nói người vãng sanh Hạ hạ phẩm ở Phàm Thánh Đồng Cư độ, thì trí huệ bình đẳng, đạo lực bình đẳng, thần thông bình đẳng, tất cả thọ dụng thảy đều bình đẳng với Pháp thân Bồ-tát vãng sanh của Thật Báo độ. Không đến nơi đó, vậy quý vị còn muốn đến chỗ nào? Muốn đi thì phải toàn lực để đi, chúng ta buông xuống hoàn toàn thế gian này, A Mi Đà Phật nói bây giờ Ta dẫn con đi, lập tức đi liền, không có suy nghĩ. Nếu quý vị còn có điều gì vướng mắc? Không còn nữa, không còn gì cả, thì thật sự có thể đi được. Chúng ta lúc nào cũng phải có ý niệm này, thật sự đi được, đến lúc đó đức Phật thật sự đến tiếp dẫn, chúng ta không hoài nghi chút nào. Nếu hoài nghi, thì Ngài không tới nữa; Chúng ta dựa vào Ngài là chắc chắn rồi, nhất định không còn hoài nghi.

Thiện căn đã tu, chỉ công đức mà chư Phật đã tu. 憶念佛德,感恩圖報,思欲齊等,是名憶佛 “Ức niệm Phật đức, cảm ân đồ báo, tư dục tề đẳng, thị danh ức Phật” (Nhớ nghĩ đức của Phật, mong báo đáp ơn sâu, mong sao bằng được, đó là nhớ Phật). Trong kinh nói điều này, khai thị vô cùng quan trọng, không cần nhiều, nhớ mấy câu này là được rồi, để trong tâm. Nhớ tới công đức của A Mi Đà Phật, cảm ân Ngài đã kiến lập Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tiếp dẫn những chúng sanh tạo tác ác nghiệp như chúng ta đây, chúng ta cũng có thể có cơ hội vãng sanh bất thoái thành Phật. Đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì trí huệ, thần thông, đạo lực bình đẳng với Pháp thân Bồ-tát.

Chúng ta biết 念佛最勝 “niệm Phật tối thắng” (niệm Phật là thù thắng nhất), phải nhớ kỹ câu này, nên Thập địa Bồ-tát trong Kinh Hoa Nghiêm, địa nào cũng niệm A Mi Đà Phật. 今欲齊等,故亦當持名念佛。名具萬德,總攝一切善根 “Kim dục tề đẳng, cố diệc đương trì danh niệm Phật. Danh cụ vạn đức, tổng nhiếp nhất thiết thiện căn” (Nay mong bằng được, nên cũng cần phải trì danh niệm Phật. Danh hiệu đầy đủ vạn đức, tổng nhiếp tất cả thiện căn). Chúng ta còn muốn tu điều gì? Bất luận tu tập thiện căn nào, đều không bằng một câu Phật hiệu này. Vì sao? Bởi một câu Phật hiệu này tổng nhiếp tất cả thiện căn, một câu Phật hiệu, thảy đều đầy đủ toàn bộ tất cả thiện căn, không sót thứ nào. Một câu Phật hiệu này, thì danh hiệu của hết thảy tất cả chư Phật đều ở trong đó, không sót vị nào. Cho đến danh hiệu của Bồ-tát, danh hiệu của Bồ-tát là tu đức, danh hiệu của Phật là quả đức, tu đức viên mãn, quả đức viên mãn cũng trong một câu A Mi Đà Phật này, niệm câu này thì đều đã niệm được tất cả rồi.

Căn tánh của chúng sanh khác nhau, Tập khí Phiền não đều rất nặng, có người thích niệm bốn chữ Phật hiệu, có người thích niệm sáu chữ Phật hiệu. Tôi biết, đạo tràng Tịnh tông thời xưa ở nước ta rất nhiều, vì sao cần nhiều như vậy? Bởi để phù hợp với duyên phận của mỗi người. Người thích niệm bốn chữ, thì niệm Phật đường của bên đó chuyên niệm bốn chữ; Người thích niệm sáu chữ, thì niệm Phật đường của bên kia chuyên niệm sáu chữ; Người thích niệm lớn tiếng, thì nơi đó niệm lớn tiếng; Người thích niệm thầm nhỏ tiếng, thì một niệm Phật đường khác, họ dụng công ở đó. Tốt, đều có thể thành tựu, không có ai mà không vãng sanh. Tôi nghe nói hiện nay trong một niệm Phật đường xảy ra vài người với thói quen khác nhau đang làm ồn ào, thậm chí đánh nhau, đây không phải Đệ tử Phật, đây là Đệ tử của ma, vì sao? Bởi đến phá hoại Tịnh tông, khiến mọi người đều không thể vãng sanh, điều này sai rồi. Nếu muốn Phật Pháp hưng, chỉ có Tăng tán thán Tăng, tu bất cứ Pháp môn nào cũng đều tán thán, tại sao? Bởi Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Tất cả Pháp môn là do đức Phật thuyết, nếu quý vị không tin, quý vị muốn phản đối, không phù hợp với ý của quý vị, quý vị muốn thay đổi, vậy thì quý vị phản đối đối với Phật Bồ-tát, bất mãn đối với Phật Bồ-tát, muốn Phật Bồ-tát theo quý vị, thuận theo ý của quý vị, làm gì có đạo lý này!

Khi Đại sư Liên Trì còn ở đời, trong Trúc Song Tùy Bút có một đoạn thế này, do chính ngài ghi chép, đây không phải lời giả. Có người hỏi ngài, thầy niệm Phật thì cách niệm thế nào? Ngài nói ngài niệm bốn chữ: A Mi Đà Phật. Còn thầy khuyên người khác cách niệm thế nào, dạy người khác? Tôi dạy người khác niệm sáu chữ: Nam Mô A Mi Đà Phật. Người ta hỏi ngài, vậy có gì khác nhau? Ngài liền nói, đời này tôi quyết định cầu sanh Tịnh Độ, nên lược bớt hai chữ 南無“Nam Mô”. 南無“Nam Mô” là quy y, là cung kính, là lễ bái, không cần nói lời khách khí này nữa, bốn chữ là được. Tôi khuyên người khác niệm Phật, họ chưa hẳn chịu vãng sanh, nếu họ không chịu vãng sanh thì thêm 南無 “Nam Mô” là tốt, quy y A Mi Đà Phật, quy mạng A Mi Đà Phật, lễ kính A Mi Đà Phật, thêm điều đó thì tốt, kết duyên tốt với A Mi Đà Phật, đời sau gặp được duyên thì có thể vãng sanh. Giảng rất rõ ràng, rất sáng tỏ, chỉ cần chịu niệm là tốt. Đời này quyết tâm muốn vãng sanh, thật sự càng đơn giản càng tốt, bốn chữ sẽ tốt hơn sáu chữ, sáu chữ thì nhiều hơn hai chữ. Đại đạo chí giản!

Pháp môn này dễ hành khó tin, thật sự khó tin. Ghi nhớ, 84.000 Pháp môn, bao gồm cả Tịnh tông ở bên trong, chưa buông xuống Thân kiến, chưa buông xuống Biên kiến, là chướng ngại rất nghiêm trọng. Còn có Thành kiến, cho mình là đúng, khi người khác bất hòa với ý của tôi thì tôi phải bài xích họ, điều này là không được. Đâu đâu cũng đối lập với người, tôi niệm bốn chữ, người khác niệm sáu chữ, tôi liền muốn đối lập với họ, tôi liền phản đối họ, vậy có được không? Không thể vãng sanh. Vì sao không thể vãng sanh? Bởi điều người ta tu rất tốt, tâm tu đến thanh tịnh bình đẳng giác, quý vị gây phiền phức với họ, phá hủy toàn bộ công phu của họ. A Mi Đà Phật thì tiếp dẫn vãng sanh, còn quý vị là muốn giữ tất cả chúng sanh trong Lục đạo luân hồi, không để họ đi, có phải là ý này không? Vậy không phải là Phật pháp. Thật sự là Đệ tử của Phật, đối với vô lượng Pháp môn do đức Phật đã thuyết đều phải: cung kính, lễ bái, cúng dường. Mỗi một Pháp môn đều đối với một loại căn cơ nào đó, họ đều được lợi ích, làm sao quý vị có thể loại bỏ Pháp môn ấy? Những điều này đều là do không thông đạt đối với giáo lý mà tạo nên. Ở đây nói lên, học tập kinh giáo, nghe kinh quan trọng, giúp quý vị hiểu rõ Chân tướng sự thật, quý vị khởi tâm động niệm, lời nói việc làm có thể tùy thuận giáo huấn của đức Phật, đây là Đệ tử Phật chân chánh. Người đã có thành tựu thì cần phải khiêm tốn, không thể dùng sự khinh thường, điều đó là sai lầm.

Sự suy yếu của Phật giáo không phải suy vào ngày nay, được đẩy lên ít nhất 200 năm. 100 năm trước đã lơ là, không coi trọng nữa, cầm đầu là Từ Hy Thái Hậu, nhưng dẫn dắt không tốt, tự xưng là Lão Phật Gia, đặt Phật Bồ-tát, Thánh Hiền ở hai bên, là khinh mạn. Các hoàng đế của các triều đại trước đây, đặc biệt là thời nhà Thanh, đều là Đệ tử của Phật môn, đều cung kính đối với Phật Bồ-tát, chỉ có Lão Phật Gia ấy không cung kính. Sau khi triều Thanh mất nước, xã hội Trung Hoa động loạn, cho đến khi kết thúc 8 năm kháng chiến, đối với Phật giáo, Chính phủ không có quản lý, không ai quan tâm, tự sanh tự diệt. Còn có một số người tu hành chân chánh, Pháp sư giảng kinh, tôi vẫn gặp được vài người, những người ấy hiện nay đều không còn nữa, đích thực không có người kế thừa, làm sao đây? Người kế thừa của Phật giáo yêu cầu thì điều kiện không cao, chỉ cần: thật thà, nghe lời, thật làm; Có thể tuân thủ tốt các điều giới cơ bản, đó chính là Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện, Sa-di Luật nghi; Mọi người cùng ở trong một đạo tràng, Lục hòa, Tam học, Lục độ, Thập nguyện Phổ Hiền, là đủ rồi. Đều có thể thực hiện, đều có thể làm được những điều đó, thực hiện trong cuộc sống, thực hiện trong công việc, thực hiện trong xử việc đối người tiếp vật, đó chính là một Đệ tử nhà Phật của tiêu chuẩn hiện đại.

Ngũ giới chính là Ngũ thường mà nhà Nho nước ta nói, không sát sanh là Nhân, không trộm cướp là Nghĩa, không tà dâm là Lễ, không uống rượu là Trí, không vọng ngữ là Tín, hoàn toàn giống với giới căn bản của Nho gia: Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín. Văn hoá truyền thống của người nước ta ưu tú, văn hoá truyền thống là nền tảng của Phật pháp Đại thừa. Nên chúng ta học Tịnh Nghiệp Tam Phước, 孝養父母,奉事師長 “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự Sư trưởng”, chúng ta thực hiện trong Đệ Tử Quy; 慈心不殺 “Từ tâm bất sát” (Từ tâm không giết), thực hiện trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của nhà Đạo; Tiếp theo là 修十善業 “tu Thập Thiện Nghiệp”, thực hiện trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Quý vị xem tốt biết bao, ba gốc Nho-Phật-Đạo, cắm gốc ở trong đó, phải niệm nhuần nhuyễn, phải ghi nhớ ba điều này. Mọi lúc, mọi nơi, bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên, đều phải tuân thủ giáo huấn của Phật Bồ-tát, Thánh Hiền, không phạm lỗi lầm, đó gọi là trì giới. Thật thà, nghe lời, thật làm, không kể tu học Pháp môn nào cũng sẽ thành tựu. Nắm chắc ở thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, không nên tham nhiều, mà một môn, làm chuyên gia, chứ không làm thông gia. Một môn dễ đắc Tam-muội, dễ khai ngộ, Triệt ngộ rất khó, Đại ngộ thì có thể, Tiểu ngộ thì chắc chắn có phần, Tiểu ngộ cũng rất hữu dụng rồi.

Nhất định phải đoạn tham sân si mạn nghi, chắc chắn không thể ngạo mạn, không thể hơn thua, tranh phần thắng với người khác, điều này là không được. Về ngạo mạn, ngay cả nhà Nho cũng cấm kỵ. Khổng tử cũng nói, người có Tập khí ngạo mạn, thì những điều khác không cần nói nữa, lời nói này hay, 如有周公之才之美,使驕且吝,其餘則不足觀也 “như hữu Chu công chi tài chi mỹ, sử kiêu thả lận, kỳ dư tắc bất túc quán dã” (nếu như có tài năng và vẻ đẹp của Chu công, mà làm việc kiêu ngạo và keo kiệt, thì những thứ khác không đáng để xem xét). Học Phật, học đạo càng không thể có tâm ngạo mạn, không được có tâm đố kỵ, không được có tâm tham, không được có sự sân giận. Tịnh tông đặc biệt thù thắng, tôi học Phật đã học hơn 30 năm mới tiếp nhận, nên trên kinh nói là pháp khó tin, thì sự thể hội của tôi sâu hơn người khác. Tôi là từ những Đại Kinh Đại Luận: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm mà sáng tỏ đạo lý này, lúc tuổi già quy tâm về Tịnh Độ. Tôi cảm thấy tôi nắm chắc điều này, còn các Pháp môn khác, tuy học suốt mấy chục năm nhưng không nắm chắc, Pháp môn Niệm Phật đáng tin cậy. Phải ghi nhớ mấy câu nói ở chỗ này, 持名念佛,名具萬德,總攝一切善根。故知老實持念,實暗攝憶佛功德也 “trì danh niệm Phật, danh cụ vạn đức, tổng nhiếp nhất thiết thiện căn. Cố tri lão thật trì niệm, thật ám nhiếp ức Phật công đức dã” (trì danh niệm Phật, là đầy đủ vạn đức, tổng nhiếp tất cả thiện căn. Nên biết thật thà trì niệm, thật sự ngầm nhiếp lấy nhớ nghĩ công đức của Phật). Tốt biết bao, khó được biết mấy!

又《安樂集》曰:或有三昧,但能除貪,不能除瞋痴;或有三昧,但能除瞋,不能除痴貪;或有三昧,但能除痴,不能除貪瞋;或有三昧,但能除現在障,不能除過去、未來一切諸障 “Hựu An Lạc Tập viết: Hoặc hữu Tam-muội, đãn năng trừ tham, bất năng trừ sân si; Hoặc hữu Tam-muội, đãn năng trừ tham, bất năng trừ si tham; Hoặc hữu Tam-muội, đãn năng trừ si, bất năng trừ tham sân; Hoặc hữu Tam-muội, đãn năng trừ hiện tại chướng, bất năng trừ quá khứ, vị lai nhất thiết chư chướng” (Thêm nữa trong An Lạc Tập ghi: Hoặc có Tam-muội, chỉ có thể trừ tham, không thể trừ sân si; Hoặc có Tam-muội, chỉ có thể trừ sân, không thể trừ si tham; Hoặc có Tam-muội, chỉ có thể trừ si, không thể trừ tham sân; Hoặc có Tam-muội, chỉ có thể trừ được chướng hiện tại, không thể trừ tất cả các chướng trong quá khứ và vị lai). Những lời này đều là nói với chúng ta, năm xưa khi đức Thế Tôn ở đời, tất cả Pháp môn đã thuyết trong 49 năm, có Đại thừa, có Tiểu thừa, có Hiển giáo, có Mật giáo. Khi Ngài còn tại thế, cả đời đích thực là mở trường học, hơn nữa thứ tự rõ ràng. Trước mở trường Tiểu học, tiếp dẫn hàng sơ cơ, chính là Tiểu thừa. Tiểu thừa mở bao lâu? Là 12 năm, giảng A Hàm. 12 năm sau, lại tiến lên mở trường Trung học, giảng Phương Đẳng, 8 năm. Thời gian học tập dài hơn chúng ta hiện nay, Tiểu học hiện nay là sáu năm, Trung học ba năm; Tiểu học của Phật là 12 năm, Trung học 8 năm. Sau đó nâng lên đến Đại học, là Bát Nhã, 22 năm; 8 năm sau cùng, là Pháp Hoa, Niết Bàn. Kinh Niết Bàn là di giáo, di chúc, như vậy Pháp Hoa làm chủ. 8 năm Pháp Hoa, đó là Viện nghiên cứu, giảng đạo lý thành Phật, giảng phương pháp thành Phật. Đạo lý được giảng rõ ràng, nhưng phương pháp vẫn là niệm Phật. 53 tham vấn của ngài Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm, biểu diễn cho chúng ta, từ đầu đến cuối chính là một câu Phật hiệu, dẫn về Cực Lạc, do Bồ-tát Phổ Hiền dẫn đầu; Trong Kinh Pháp Hoa, Long Nữ tám tuổi thành Phật, đều là niệm Phật, đó là điều chúng ta phải giác ngộ. Niệm Phật Tam-muội, không thể nghĩ bàn! Quý vị xem điều ngài nói sau cùng, 若能常修念佛三昧,無論現在、過去、未來,一切諸障悉皆除也  “nhược năng thường tu Niệm Phật Tam-muội, vô luận hiện tại, quá khứ, vị lai, nhất thiết chư chướng tất giai trừ dã” (nếu có thể thường tu Niệm Phật Tam-muội, thì bất luận tất cả các chướng trong hiện tại, quá khứ hay vị lai, thảy đều tiêu trừ). Ông già bà lão thật thà niệm Phật, đắc Tam-muội này. Chúng ta xem lão Hòa thượng Hải Hiền làm tấm gương cho chúng ta, thân phận mà ngài thị hiện, là không biết chữ, chưa từng đi học, xuất thân là nông dân, cả đời làm việc nhà nông, sống đến 112 tuổi, chính là một câu A Mi Đà Phật. Điều Sư phụ dạy cho ngài, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, cứ niệm liên tục, sáng tỏ rồi thì không được nói lung tung, không được nói. Ngài nghe lời, thật sự nghe lời, thật làm, làm tấm gương tốt nhất cho chúng ta, làm tấm gương tốt nhất cho Đệ tử Phật niệm Phật, làm tấm gương tuyệt diệu cho đồng học của Pháp môn Tịnh tông, thật sự mong muốn cầu sanh Tịnh Độ ngay trong một đời.

Nên tôi khuyên đồng học, một bộ sách, là Bản Hội Tập của Kinh Vô Lượng Thọ. Có rất nhiều người phê bình, công kích bản Kinh này, nói bản Kinh này là do ngụy tạo, là giả, không được phép đọc. Vô cùng cảm ơn Pháp sư Hoằng Lâm, mười mấy năm qua đã biên tập một quyển sách, Nhược Yếu Phật Pháp Hưng, Duy Hữu Tăng Tán Tăng, tôi cũng có một quyển ở đây, cuốn sách này phân biệt kỹ càng, làm sáng tỏ sự việc đó. Việc hội tập không phải ngài Hạ Liên Cư là người đầu tiên, người hội tập qua các triều đại rất nhiều. Kinh Phật ban đầu truyền đến nước ta chính là Bản Hội Tập, bộ đầu tiên (là Kinh Tứ Thập Nhị Chương), từng chữ từng câu đều là do đức Phật thuyết, nhưng được trích ra từ trong tất cả kinh, biên tập thành một quyển sách nhỏ, khi Phật giáo vừa đến nước ta, thuận tiện cho việc học tập của chúng ta, đó chính là hội tập. Điều cấm kỵ lớn nhất trong việc hội tập, là không được sửa đổi chữ gốc trong kinh văn, đó là điều cấm kỵ, chẳng phải không thể hội tập. Việc sửa đổi chữ là có, có tình hình này, điều này là bị phê bình. Ngài Hạ Liên Cư dùng thời gian 10 năm để hội tập bản Kinh này, mỗi một chữ đều có xuất xứ, là chữ ở trong một bộ kinh nào, không dám sửa đổi một chữ nào, toàn là nguyên văn; Nói cách khác, Bản Hội Tập này là chân kinh, chữ nào câu nào cũng là do đức Phật thuyết. Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, đã dùng 83 loại kinh luận, 110 loại chú sớ của Tổ sư Đại đức, để chú giải bộ Kinh này. Quý vị xem, mỗi một câu, mỗi một đoạn thì ngài đều ghi chú rõ xuất xứ, từ đâu đến, nói rất rõ ràng, không phải là ý của chính ngài, mà là ý của Phật Bồ-tát, ý của Tổ sư Đại đức, là chánh tri chánh kiến. Chúng ta hơn 20 năm qua, học tập bộ Kinh này là không sai, đi con đường này là không sai, chúng ta phải tiếp tục học, cả đời không thay đổi phương hướng, một bộ Kinh, một bộ Chú Giải, một câu Phật hiệu: niệm đến cùng. Kinh và Chú Giải giúp chúng ta: phá nghi sanh tín, chúng ta đối với Pháp môn này, đối với Kinh và Chú Giải này sanh khởi tín tâm kiên định, sẽ không bị dao động nữa, hoàn toàn sáng tỏ rồi, sau đó niệm Phật cho tốt. Lời của lão Hòa thượng Hải Hiền nói: “Thành Phật là việc lớn, những thứ khác đều là giả”. Tốt! Chúng ta ngay trong hội này nhất định có thành tựu, đạt được sự chắc chắn vãng sanh, đạt được điều kiện của vãng sanh, biết chính mình đời này chắc chắn vãng sanh, vãng sanh thật sự thành Phật. Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 224)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật đạo

Rộng độ khắp chúng sanh

Nam Mô A Mi Đà Phật