Responsive Menu
Add more content here...

Tập 241 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM THỨ 9: VIÊN MÃN THÀNH TỰU:

Thành Tựu Viên Mãn

Tập 241

Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 25 tháng 08 năm 2015.

Dịch giả: Như Lộ.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

         Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

         Mời xem Đại Kinh Khoa Chú: trang thứ 585, trang thứ 585, hàng thứ ba, khoa đề [là]: 如實嚴淨 “Như thật nghiêm tịnh” (Như thật Trang nghiêm Thanh tịnh): Phía trước chúng ta đã học qua, Tỳ-kheo Pháp Tạng tạo dựng thế giới Tây Phương Cực Lạc: 功德無量 “Công đức vô lượng” (Công đức vô lượng), đoạn thứ hai nói: 於法自在 “Ư pháp tự tại” (Tự tại đối với pháp), đoạn thứ ba nói: 誓願成就 “Thệ nguyện thành tựu” (Thệ nguyện thành tựu), hôm nay tiếp tục nói: 如實嚴淨 “Như thật nghiêm tịnh” (Như thật Trang nghiêm Thanh tịnh). Vào 3000 năm trước, đức Phật đã nói với chúng ta, dùng lời hiện nay để nói, là khoa học, là triết học, vũ trụ từ đâu mà đến? Tất cả hiện tượng trong vũ trụ này: rốt cuộc là sự việc thế nào? Trong hơn 20 năm gần đây, nhà khoa học: đã phơi bày bí mật của hiện tượng vật chất. Ba việc lớn của vũ trụ: hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần (cũng chính là hiện tượng tâm lý), hiện tượng tự nhiên, đây là đã quy nạp toàn bộ tất cả vũ trụ rồi, thông thường gọi đó là bí mật của vũ trụ. Hiện nay đã làm rõ ràng vật chất, phơi bày bí mật đó rồi, vật chất từ đâu mà đến? Từ ý niệm mà đến. ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh’, vậy thế giới Tây Phương Cực Lạc từ đâu mà đến? Không phải vẫn là [đến từ] ý niệm đấy ư, 48 nguyện của A Mi Đà Phật. Cho nên, thật sự, Đại sư Huệ Năng nói không sai, đều là từ Tự Tánh mà biến hiện ra. Câu nói cuối cùng [khi] khai ngộ mà ngài nói với chúng ta [là]: 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh vạn pháp), vạn pháp là vũ trụ, quý vị xem một câu nói vô cùng đơn giản như thế của ngài, [nhưng] nói rõ ràng, nói sáng tỏ rồi.

         Tự Tánh làm sao mà sanh ra vũ trụ? Đây là vấn đề lớn, sanh ra thế nào? Trong kinh giáo Đại thừa nói rõ ràng tỉ mỉ, chớ thấy phân lượng của bộ Kinh này không lớn, [bởi] nói rõ ràng, nói sáng tỏ rồi. Phần sâu mầu trong đó, [thì] lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: đã bổ sung vào trong Chú Giải, để bản này trở thành một bản hoàn chỉnh, với bộ Kinh này. Ngài đã dùng 83 loại kinh luận, 110 loại Trước tác của Tổ sư Đại đức, [để] chú giải [cho] bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, mỗi chữ mỗi câu đều có nguồn gốc, không phải là tuỳ tiện làm ra. Bây giờ chúng ta xem đoạn: ‘Như thật nghiêm tịnh’, ‘như thật’ là như 48 nguyện, thật sự vô cùng ‘Trang nghiêm Thanh tịnh’, không có chút sai khác nào với nguyện vọng của Ngài.

         Chúng ta đến thế giới Cực Lạc bằng cách nào? Bằng cách chúng ta là cùng một Tự Tánh, [là] dựa vào điều này. Tự Tánh của chúng ta: và Tự Tánh của A Mi Đà Phật là không hai không khác, cho nên gọi là ‘như’, ‘như như’. Chỉ có một Tự Tánh, Tự Tánh ấy là Bản thể của vũ trụ vạn hữu, [là] Bản thể mà trong triết học nói. Nhà triết học chưa tìm được, nhưng đức Phật tìm được rồi, 3000 năm trước thì tìm được rồi, hơn nữa còn nói rất rõ ràng, nói rất sáng tỏ, dù gom hết những Điển tịch nghiên cứu ở thế gian, cũng không nói được sáng tỏ như đức Phật. Vì sao đức Phật nói được rõ ràng như vậy? Vì đức Phật nói với chúng ta, trong Tự Tánh xưa nay đầy đủ trí huệ: vô lượng vô biên, dùng những tri thức bên ngoài tâm ấy để cầu, [thì] cầu không được, khoảng cách rất lớn. Phải dùng điều gì vậy? Phải mở ra trí huệ Bát-nhã trong Tự Tánh. Dùng cách nào để mở ra? Dùng Giới-Định-Huệ. ‘Do Giới được Định’, vì vậy chư vị nên biết, mục đích của trì Giới là gì? Mục đích cuối cùng của trì Giới là để quý vị đắc Định, dụng ý ở chỗ này. Mục đích của đắc Định là gì?
         Mục đích của đắc Định là để quý vị khai trí huệ, khai ngộ, Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thấy Tánh thì thành Phật, [khi ấy] cách nghĩ cách nhìn của quý vị đối với tất cả vũ trụ: hoàn toàn giống như Phật, [là] Phật tri Phật kiến. Đó là trí huệ chân thật, không phải là cầu từ bên ngoài, bên ngoài không có, chính là trong giáo lý Đại thừa thường nói: 心外無法 “Tâm ngoại vô pháp” (ngoài tâm không có pháp).

Tất cả vạn pháp là do Tự Tánh biến hiện ra, chỉ cần quý vị kiến Tánh, Tánh, quý vị thấy, Năng hiện Năng sanh; còn có Năng biến, ‘Năng biến’ là A-lại-da, là Vọng tâm. Trong đó nói hai tâm, một là Chân Tâm, hai là Vọng tâm, Chân Tâm có thể hiện có thể sanh, Vọng tâm có thể biến. Biến cảnh giới do Chân Tâm hiện ra, cảnh giới đó gọi là Nhất chân Pháp giới, đem bẻ cong nữa, [thì] biến Nhất chân Pháp giới thành mười pháp giới, lại biến mười pháp giới thành lục đạo luân hồi, đó là Vọng tâm, không phải là Chân Tâm. Chúng sanh trong mười pháp giới, có Chân Tâm, nhưng Chân Tâm không khởi tác dụng, toàn là Vọng tâm khởi tác dụng, Vọng tâm là gì vậy? Là Khởi tâm, là Động niệm, là Phân biệt, là Chấp trước. Chúng sanh trong mười pháp giới đều là dùng tâm này, cho nên không thể thấy Tánh, đối với bí mật của vũ trụ: mãi mãi không phát hiện được.

         Mặc dù nhà khoa học ngày nay, họ là dùng Ý thức Thứ sáu, dùng A-lại-da, Mạt-na, Ý thức, dùng những tâm này, nhưng có thể làm rõ ràng, làm sáng tỏ: Tam tế tướng của A-lại-da. Trong kinh Đại thừa có, đức Phật từng nói, họ chỉ đạt đến đó, đó là đỉnh cao nhất, chứ không nâng lên được nữa, họ không duyên đến được Tự Tánh, không duyên đến được Chân Tâm. Nhất định phải bỏ đi Vọng tâm, thì Chân Tâm mới có thể hiện tiền. Dùng Chân Tâm, thì chúng ta gọi người ấy là đức Phật, đã thành Phật rồi. Chưa dùng Chân Tâm, dùng một phần, dùng không được viên mãn, [là] Bồ-tát, Thanh văn. Phàm phu trong Lục đạo hoàn toàn dùng Vọng tâm, Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước, tâm đó có thể cầu tri thức, [mà] không có trí huệ. Tri thức cũng là trí huệ biến chất rồi, biến thành tri thức, tri thức không thể giải quyết vấn đề. Cho nên con đường mà đức Phật đi là trí huệ, trí huệ có thể giải quyết vấn đề, vượt qua khoa học, triết học quá nhiều rồi.

         Vì thế thầy Phương nói với tôi, kinh luận Đại thừa: là đỉnh cao nhất của triết học trên thế giới, thầy là nhà triết học. Chúng tôi học Phật, đã học 64 năm, bây giờ chúng tôi biết được, kinh luận Đại thừa: chẳng những là đỉnh cao nhất của triết học, mà còn là đỉnh cao nhất của khoa học, thành tựu của khoa học ngày nay, là bên rìa của khoa học được nói ở trong kinh Phật. Chúng ta có lý do để tin tưởng, Qua thêm hai-ba mươi năm, đại khái nhà khoa học trên thế giới này: [cũng] thừa nhận thôi, Phật pháp là khoa học cao cấp. Họ chỉ cần đem ý niệm: rốt cuộc là sự việc thế nào, tại sao lại có ý niệm? Ý niệm sanh ra thế nào? Tôi tin rằng vấn đề này, hai-ba mươi năm nữa có thể sẽ có đáp án. Trong kinh đức Phật nói, dùng đầu óc của chúng ta để tư duy, để tưởng tượng, để quan sát, bên trong cao nhất [là] có thể: thấy được Tam tế tướng của A-lại-da, bên ngoài thì có thể thấy được bên rìa của vũ trụ, trên thật tế vũ trụ lớn không cùng tận, nhưng A-lại-da cũng là lớn không cùng tận, không thể xem thường, nên không thể thấy Tánh, chúng ta có thể lãnh hội được chân tướng sự thật này.

Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 實者,真實 “Thật giả, chân thật” (Thật là chân thật), chính là Thật tướng, chính là Chân Như, Pháp thân. Đây là danh từ trong Phật học. Chân thì nhất định không phải là giả, trong Phật pháp, Chân, Vọng [cũng] có định nghĩa tuyệt đối, thế nào là ‘Chân’? Mãi mãi tồn tại, không sanh không diệt, không có biến đổi, không có dao động, đó gọi là ‘Chân’. Chữ ‘Như’, là nói: tất cả vũ trụ từ Chân Tâm mà biến hiện ra, trên thật tế không có khác với Chân Tâm, nhưng chúng ta không thấy được, chúng ta thấy được là vọng tướng, ảo tướng. Nhất định phải biết điều này, không biết điều này, thì không thể nhập môn Phật [pháp] này. ‘Chân’ là Tự Tánh, Chân Tâm, Chân Tâm là như thế nào? Trong Pháp môn Tịnh tông, dùng ba chữ ‘Thường Tịch Quang’ để miêu tả, ‘Thường Tịch Quang’ chính là Chân Tâm, chính là Tự Tánh. Lão Tổ tông của nước ta cũng có nói, nhưng không nói được rõ ràng như trong Phật pháp.

Lúc trước khi Phật pháp chưa truyền đến Trung Hoa, quý vị xem, Nghiêu Thuấn Vũ Thang, Văn Võ Chu Công, Khổng tử Mạnh tử của Trung Hoa, không phải là người phàm, các ngài cũng biết. Các ngài nói Tánh, nói Bản tánh, Bản tánh vốn thiện, còn có viết ở trên Tam Tự Kinh, câu nói đầu tiên trong Tam Tự Kinh: mà trẻ nhỏ mới bắt đầu học [là]: 人之初,性本善 “Nhân chi sơ, Tánh bổn thiện” (Người lúc ban đầu, Tánh vốn là thiện), ý nghĩa hai câu này khá sâu rồi. Sau khi Phật pháp truyền đến Trung Hoa, dùng Phật pháp để giải thích: thì nói được vô cùng viên mãn, ‘thiện’ không phải là thiện của thiện ác, ‘thiện’ [đây] là khen ngợi, chính là quá tốt rồi, tốt đến không có cách nào hình dung, dùng [chữ] ‘thiện’ này để hình dung. Cho nên đó không phải là ‘thiện’ của thiện ác, không phải là ‘chân’ trong chân vọng, đó là tuyệt đối, không phải là tương đối, không có đối đãi, cũng không có đối đãi với tất cả pháp. Bất luận là pháp nào, Phật pháp, thế gian pháp, đều là dung hợp, tất cả pháp như Tánh ấy, tất cả Tánh như pháp ấy. Đó là chân thật, rất là chân thật, cho nên gọi là Thật tướng, tướng chân thật. Cũng gọi là ‘Chân Như’, ‘Chân’, chữ này là chỉ cho Tự Tánh; ‘Như’, là chỉ cho vạn pháp. ‘Vạn pháp’ là được sanh được hiện của Chân Như, vạn pháp và Chân Tâm có thể sanh có thể hiện, hoặc là Tự Tánh, hoàn toàn tương đồng.

         Tự Tánh ở nơi đâu? Chẳng nơi nào không có, chẳng lúc nào không có, người Đại triệt Đại ngộ thì người ấy thấy được, người chưa Triệt ngộ thì họ không thấy được, mà mơ hồ, không biết điều đó đang tồn tại, thật ra Tự Tánh: chưa từng rời khỏi chúng ta giây phút nào cả. Học Phật là học điều gì? Chính là làm rõ ràng, làm sáng tỏ: những chân tướng sự thật này. Nói cách khác, Phật, Bồ-tát, dùng danh từ của giới học thuật ngày nay để nói, các Ngài là nhà khoa học, các Ngài là nhà triết học, khoa học, triết học của các Ngài, [đã] đạt đến đỉnh cao tột bực, không có ai cao hơn các Ngài được nữa. Có thể nói thông được lời này, quý vị xem một số báo cáo nghiên cứu: của ông Joseph Toynbee, ông ấy nói vào thời xưa, tôn giáo và triết học được đánh dấu bằng nhau, bình đẳng, đặc biệt là Phật giáo. Ông ấy còn có câu nói, ‘đặc biệt là Phật giáo’, quý vị nói đó là tôn giáo cũng được, quý vị nói đó là khoa học cũng được, mà quý vị nói đó là triết học cũng được, đều là đạt đến đỉnh điểm rồi, không thể vượt qua được nữa.

         Vì vậy, ở trong giới học thuật: [khi] chúng tôi giới thiệu Phật pháp với mọi người, tôi đều nói Phật pháp: là giáo dục của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, dạy điều gì? Dạy năm khoa mục. Như xã hội thực tế của chúng ta là dạy pháp thế gian, còn đức Phật là dạy luân lý, đức Phật dạy đạo đức, đức Phật dạy nhân quả, ba loại giáo dục này, giống với nhà Nho, nhà Đạo: thậm chí cho đến các tôn giáo khác của toàn thế giới. Đó là từng bước hướng lên, hướng thượng nâng cao, là khoa học, là triết học. Tôi thêm vào hai chữ, là khoa học rốt ráo, triết học rốt ráo, chính là không gì có thể vượt qua được nữa, đạt đến cứu cánh, đạt đến viên mãn, đó là kinh Đại thừa của Phật. Trong kinh Tiểu thừa, thật sự giảng nhiều về luân lý, giảng nhiều về đạo đức, giảng nhiều về nhân quả, những điều ấy: có thể giúp cho toàn thế giới an định hài hòa, khiến tất cả chúng sanh: đều có thể trải qua đời sống hạnh phúc mỹ mãn. Tốt! Thật sự gọi đó là của báu, nhưng đáng tiếc là không có người học.

         Khó khăn của tu học, kinh là do phiên dịch từ thời nhà Tống trở về trước, trên thật tế thời nhà Đường đã viên mãn rồi, phân lượng [phiên dịch] trong thời nhà Tống rất là ít, hoàn toàn dịch thành chữ Hán rồi, bằng Văn ngôn văn. Thể Văn ngôn trong Phật giáo: là thể Văn ngôn đơn giản nhất, thể Văn ngôn của Bạch thoại gần gũi nhất, đó là sự từ bi của những vị Đại đức phiên dịch kinh, không thể dịch quá sâu, nếu dịch quá sâu thì không có ai hiểu được. Đó là hằng thuận chúng sanh, nếu kinh điển mà chúng sanh có thể xem hiểu được, có thể sanh tâm hoan hỉ, có thể nghiêm túc học tập, dần dần số lần nhiều hơn, thì sự áo diệu trong đó cũng sẽ xuất hiện thôi. Cho nên nghĩa lý không có cùng tận, quý vị sống 100 năm, học 100 năm, mỗi năm có tiến bộ, mỗi năm có nâng cao, diệu! Diệu nghĩa vô cùng. Vì sao vậy? Bởi đó là do từ Tự Tánh lưu lộ ra, Tự Tánh không thể nghĩ bàn, trong Tự Tánh vô lượng vô biên trí huệ. Khi nào quý vị mới hoàn toàn sáng tỏ được? Đó là khi Minh tâm Kiến tánh, thì mới hoàn toàn hiểu rõ; chưa đến Minh tâm Kiến tánh, thì quý vị chỉ là hiểu được phần nào trong ấy thôi.

         Phần này có sâu có cạn, vì thế mới có 51 cấp bậc Bồ-tát, thứ lớp sai biệt cạn sâu khác nhau. Cũng như một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, [người] mới học, lớp 1 Tiểu học, nghe hiểu được, họ có thọ dụng; lớp 1 Trung học, cũng nghe hiểu được, họ cũng có thọ dụng, nhưng thọ dụng của họ cao hơn nhiều so với Tiểu học. Cho nên Bồ-tát có Thập tín, giống như Tiểu học, lớp 1 đến lớp 10; có Thập trụ, như Trung học cơ sở, cũng có lớp 1 đến lớp 10; Thập hạnh Bồ-tát, [như] Trung học phổ thông, cũng là lớp 1 đến lớp 10; Thập hồi hướng Bồ-tát ví như Đại học, cũng là lớp 1 đến lớp 10; Thập địa Bồ-tát như Viện nghiên cứu vậy, cũng là lớp 1 đến lớp 10; [còn] Đẳng giác Bồ-tát giống như là lớp Tiến sĩ, ngài tiến thêm một bậc nữa là thành Phật, thì viên mãn rồi. Tuy, đến Sơ trụ là thấy Tánh, là Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, nhưng sau khi kiến Tánh vẫn còn 41 cấp bậc, mới đạt đến rốt ráo viên mãn. Nếu chúng ta ở thế gian này: để học tập 51 cấp bậc ấy, thì thời gian quá dài, chúng ta không có tuổi thọ dài như vậy.

         A Mi Đà Phật biết sự việc này, nên đặc biệt phát đại nguyện tâm: vô cùng thù thắng để giúp chúng ta, ở phương tây Ngài kiến lập một thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc vô cùng vi diệu, nếu chúng ta gặp được Pháp môn này, thì đều có thể vãng sanh. Điều kiện của vãng sanh chính là hai chữ: ‘tín’, ‘nguyện’, thật sự tin tưởng phương tây có Thế giới Cực Lạc, không có nghi ngờ, thật sự tin tưởng, thật sự muốn đi, tôi mong muốn đến Thế giới Cực Lạc, thân cận A Mi Đà Phật, làm học trò của A Mi Đà Phật, thì được rồi. Thế giới Cực Lạc, như vừa rồi mới nói, có cấp bậc Bồ-tát, từ lớp 1 Thập tín đến Đẳng giác, gồm 51 cấp bậc, chính là 51 lớp, có thể xen lớp. Nhưng tôi cũng không muốn xen lớp, tôi muốn đến Thế giới Cực Lạc: bắt đầu học từ Tiểu học năm thứ nhất, gốc rễ sẽ được cắm chắc, đáng tin cậy, tôi là chọn cách học như thế. Vậy là rất dễ dàng đi rồi, thật tin nguyện thiết, một niệm, mười niệm thì có thể vãng sanh, mỗi ngày niệm một câu Phật hiệu, niệm 10 câu Phật hiệu cũng được. Vậy đến Thế giới Cực Lạc là lớp 1, bắt đầu học từ căn bản, tốt, gốc rễ đó được cắm vững chắc.

         Trong lịch sử, Đại sư Liên Trì, Đại sư Ngẫu Ích: cũng là [có] cách nghĩ ấy, không tranh vị thứ với người khác, chúng ta bắt đầu từ lớp thấp nhất, một mạch học đi lên. Mặc dù Thế giới Cực Lạc: có 51 cấp bậc, nhưng nơi ấy đặc biệt nhất, đãi ngộ là như nhau, không như nơi này của chúng ta, đãi ngộ khác nhau, Tiểu học, Trung học, Đại học đãi ngộ khác nhau. Nơi ấy đãi ngộ ngang nhau, đều là đãi ngộ cao nhất, không khác nào nói là sự đãi ngộ của Viện nghiên cứu, Tiểu học cũng là đãi ngộ của Viện nghiên cứu. Về điều này, thì không tìm được: trong tất cả cõi nước chư Phật ở khắp Pháp giới hư không giới, chỉ có một nơi ấy thôi. Vì thế, tất cả chư Phật Như Lai: tán thán A Mi Đà Phật là: 光中極尊,佛中之王 “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (Tôn quý nhất trong các ánh sáng, vua trong chư Phật), khen ngợi đến tột cùng, không gì hơn được nữa.

         Trong mười phương thật sự có rất nhiều Bồ-tát: mong cầu Pháp môn này, nhưng không có duyên phận. ‘Mong cầu’ là phát ra Vọng tưởng, suy nghĩ không thể được, đấy là Vọng tưởng. Do đó Pháp môn này trở thành pháp khó tin, [là] ai khó tin vậy? Bồ-tát không tin tưởng, Thanh văn, Duyên giác không tin tưởng, nào có việc thuận tiện như vậy! Các ngài chịu bao nhiêu khổ sở, [mất] thời gian rất lâu, mới nâng lên từng chút ít như vậy, còn quý vị đây [là] người không có chút công phu nào, một bước liền lên trời, nên không thể tin tưởng. Đó là điều mà chư Phật Như Lai đã nói, ‘pháp dễ hành khó tin’. Khi tôi mới học Phật, Pháp sư Sám Vân khuyên tôi, nhưng tôi không tiếp nhận. Sau này theo thầy Lý, tôi theo thầy 10 năm, ít nhất thầy đã khuyên tôi sáu-bảy lần, giới thiệu Pháp môn này cho tôi, tôi cũng chưa tiếp nhận. Thậm chí thầy đem Kinh Vô Lượng Thọ, chính là bản Hội Tập này, Giảng nghĩa của bộ Kinh điển này là do chính thầy giảng, thầy dùng bút lông để viết, viết ở trên quyển kinh, gọi là Mi chú, tặng bản ấy cho tôi, tôi vô cùng hoan hỉ, tôi sẵn lòng truyền Tịnh Độ tông, nhưng chính mình không phát nguyện vãng sanh, quý vị liền hiểu được [là] khó biết bao! Tôi từng nói với mọi người, tôi hoàn toàn tiếp nhận Tịnh Độ, không còn nghi ngờ, là từ Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, đó là đỉnh cao nhất trong pháp Đại thừa. Tôi thấy được điều gì từ trong những kinh điển ấy? Thấy được ngài Văn Thù, Phổ Hiền, rất nhiều chư Phật đại Bồ-tát, đều là do niệm Phật: vãng sanh đến thế giới Cực Lạc mới thành tựu, bao gồm đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta, Ngài cũng là do niệm Phật sanh Tịnh Độ mà thành Phật. Tôi thấy được những điều đó thì tôi mới tin tưởng, không có ai nói với tôi về những điều ấy. Nếu trước đây: thầy Lý nói với tôi những sự việc ấy, thì tôi tin tưởng rồi.

         Lúc trẻ, sùng bái nhất ngay trong tâm trí, là ngài Văn Thù, Phổ Hiền, ngài Văn Thù trí huệ bậc nhất, còn Bồ-tát Phổ Hiền là hành môn đệ nhất, cũng chính là nói, các ngài thực hiện viên mãn Phật pháp Đại thừa rồi. Pháp môn bậc nhất: mà Bồ-tát Phổ Hiền đề xướng là Pháp môn nào? Chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Sau cùng trong Kinh Hoa Nghiêm, Mười đại Nguyện vương dẫn về Cực Lạc, tôi là giảng Kinh Hoa Nghiêm giảng đến chỗ đó, thì không thể không tin, thật sự quay đầu, hoàn toàn quay đầu rồi. [Tôi] dừng Hoa Nghiêm lại, giảng Hoa Nghiêm hết mấy chục năm, đã giảng hơn 4000 giờ, chính mình nghĩ rằng: tôi không có tuổi thọ dài như vậy. Bởi vì bộ kinh này theo như cách giảng của tôi, tôi giảng được khá tỉ mỉ, hơn 4000 giờ mới giảng đến phẩm Sơ Trụ, 1/5 của toàn kinh, nếu giảng hết cả bộ kinh, thì ít nhất cần 20 ngàn giờ, không có tuổi thọ đó. Tôi không có tuổi thọ dài như vậy để giảng, mà đồng học cũng không có tuổi thọ dài như vậy để nghe, cho nên ngưng bộ đó lại, giảng bộ Kinh này. Bộ Kinh này là trung bản Hoa Nghiêm, nội dung không khác với Hoa Nghiêm, tinh giản rồi, cho nên vẫn là không rời khỏi Hoa Nghiêm. Nhưng tinh hoa của Hoa Nghiêm: là Mười đại Nguyện vương dẫn về Cực Lạc, nếu nhận thức, nếu thừa nhận điều này, thì thật sự quay lại thôi.

         Chân Như, Pháp thân, 如實安住,即如實而安住於此真實之際。簡言之,即安住於諸法之實相 “Như thật an trụ, tức như thật nhi an trụ ư thử Chân thật chi tế. Giản ngôn chi, tức an trụ ư chư pháp chi Thật tướng” (Như thật an trụ, chính là như thật mà an trụ trong Chân thật chi tế đó. Nói ngắn gọn, chính là an trụ trong Thật tướng các pháp). Câu nói này rất hay. Chư Phật Bồ-tát thị hiện ở thế gian, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, theo cách tính của người nước ta, Phật pháp là thời Hán Minh Đế Vĩnh Bình năm thứ 10, truyền đến Trung Hoa: do Hán Minh Đế phái hai Đặc sứ: đến Tây Vực để thỉnh pháp, gặp được hai vị Pháp sư: Ma Đằng, Trúc Pháp Lan, các ngài là người Ấn Độ, truyền pháp ở Tây Vực, chính là Tân Cương ngày nay. Hai người đó đến Tân Cương: gặp được hai vị Pháp sư ấy, mang theo kinh sách, tượng Phật, hai vị Pháp sư đến Trung Hoa, từ đó chính thức truyền bá Phật giáo sang. Sau khi Hán Minh Đế tiếp xúc, còn có Văn võ Đại thần, hiện nay gọi là Chuyên gia Học giả, gặp được Pháp sư, nghe Pháp sư thuyết pháp vô cùng hài lòng.

         Ở Trung Hoa Pháp sư giảng: chính là Kinh Tứ Thập Nhị Chương, [kinh đó] được phiên dịch đầu tiên. Kinh Tứ Thập Nhị Chương không phải là do đức Phật nói, mà là chọn ra 42 đoạn trong kinh Phật: làm thành bản đơn giản ấy, để giới thiệu khế hợp căn tánh của người Trung Hoa, cũng như cách hiện nay chúng ta chọn ra: Quần Thư Trị Yếu 360, tinh hoa trong trích lục, đồng thời cũng triển khai công tác phiên dịch kinh. Từ đó về sau, Phật đặc biệt có duyên phận với nước ta, Đế vương trong mỗi triều đại quá khứ đều hoan hỷ. Kể từ lúc đó, đến thời nhà Tùy Đường, là thời đại vàng son, rất nhiều kinh điển Đại thừa: đều được truyền đến Trung Hoa, chúng ta cần phải nên nhớ đến. Sau khi truyền đến Trung Hoa, dịch sang chữ Hán, Văn Ngôn văn của nước ta, trong lịch sử Văn học Trung Hoa gọi đó là Biến văn, chính là một thể loại văn: đặc biệt cho sự phiên dịch kinh điển của Phật giáo. Cạn hơn Văn ngôn văn, không như Văn ngôn văn: thì nghiêm ngặt, gò bó; thể văn đó rất bình dân, khiến người thông thường hơi có chút nền tảng văn học: cũng có thể xem hiểu được, cũng có thể tiếp nhận, cho nên đã hạ thấp mức độ rồi.

         ‘An trụ trong Thật tướng các pháp’, đây là đức Thế Tôn ở thế gian là như vậy, trong những đệ tử của đức Thế Tôn, đệ tử Bồ-tát: cũng đều là ‘an trụ chư pháp Thật tướng’. ‘Thật tướng các pháp’ là gì? Là chân tướng của vũ trụ vạn vật. ‘Chân tướng’ là gì? Thông thường dùng một chữ để làm đại biểu, ‘Không’. Tiếp theo đây nói, đó là do Niệm lão nói, 實相者,正本經之體也 “Thật tướng giả, chánh bổn Kinh chi Thể dã” (‘Thật tướng’: chính là Thể của Kinh này). Thêm nữa ‘Thật tướng’ chính là Chân Như, ‘như thật’ chính là ‘như như’. ‘như thật an trụ’, chính là ‘như như bất động’: mà trong Kinh Kim Cang nói. Làm sao giảng lời này? Chúng ta dùng thí dụ rất đơn giản, tâm của phàm phu không thể định, bởi do sáu cửa đều mở, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, là sáu cửa này, mở mắt thì sẽ thấy, tiếp xúc Sắc pháp bên ngoài; mở tai thì nghe, tiếp xúc âm thanh bên ngoài; mũi ngửi mùi thơm hôi; lưỡi nếm vị chua ngọt đắng cay mặn; tiếp xúc của thân thể; ý là gì? Ý là suy nghĩ miên man, từ đầu đến cuối vọng niệm không dừng, đó gọi là phàm phu trong lục đạo. Phật Bồ-tát thì sao, Phật Bồ-tát không động. ‘Thể’ là Thường Tịch Quang, không có hiện tượng vật chất. Pháp thân không có thân tướng này, Pháp thân chính là Tự Tánh, không có hiện tượng vật chất, không có ý niệm, không có sanh ra ý niệm, cũng không có hiện tượng sóng dao động, sóng dao động thuộc về hiện tượng tự nhiên, không có. Vì thế Bản thể không thể được. Còn hiện tượng thì sao? Hiện tượng cũng không thể được. Chúng ta không biết chân tướng của hiện tượng, chúng ta chỉ biết ảo tướng của hiện tượng, tướng hư vọng của hiện tượng, những điều ấy đều là giả, không có điều nào là thật. Bồ-tát thấy được rồi, Bồ-tát nào vậy? Phải là Bồ-tát Minh tâm Kiến tánh, cũng chính là Sơ trụ trở lên, của Viên giáo, còn Biệt giáo, Biệt giáo là Sơ địa trở lên, các ngài ‘an trụ Thật tướng’, ‘an trụ Thật tướng’: chính là an trụ trong Tự Tánh vốn định.

         Lúc Đại sư Huệ Năng khai ngộ: đã nói năm câu, câu đầu tiên là: 何期自性 “Hà kỳ Tự Tánh” (Nào ngờ Tự Tánh), không ngờ Tự Tánh, 本自清淨 “bổn tự thanh tịnh” (vốn tự thanh tịnh), Chân Tâm trước giờ chưa từng ô nhiễm, không bị ô nhiễm. Vọng tâm có ô nhiễm, còn Chân Tâm không có ô nhiễm. 本不生滅 “Bổn bất sanh diệt” (Vốn không sanh diệt), tất cả hiện tượng đều là có sanh có diệt, quý vị xem, động vật có sanh già bệnh chết, thực vật có sanh trụ dị diệt, khoáng vật có thành trụ hoại không. Cho nên là giả, không phải là thật, đó chẳng phải là không sanh không diệt. Chân Tâm không sanh không diệt, Vọng tâm có sanh có diệt, ‘Vọng tâm là ý niệm’, quý vị xem niệm trước diệt niệm sau sanh, niệm sau nối tiếp niệm trước, không có gián đoạn. Nhưng nên biết, mỗi một ý niệm, chính là mỗi một sanh diệt, không giống nhau, tuyệt đối không tìm được: hai hình ảnh sanh diệt nào là tương đồng, không có đạo lý ấy. Đó chính là giả. Tướng tương tục sanh diệt ấy, niệm trước diệt niệm sau sanh, tướng giống như liên tục, nhưng không phải là thật sự liên tục, thật sự mà liên tục là tương đồng, hai hình ảnh trước và hình ảnh sau đều giống nhau, đó là tương tục, tướng dường như liên tục. Chúng ta xem trong một giây, Chúng ta thấy thế giới này, trong một giây thì chưa biến hóa, nhưng nếu quý vị xem trên toàn bộ địa cầu, thì trong một giây biến hóa rất lớn, quý vị xem cả thảy vũ trụ, biến hóa sẽ càng lớn hơn. Quý vị xem thân thể của chúng ta, một giây dường như chưa có biến hóa, nhưng thật tế biến hóa rất lớn. Tại sao vậy? Bởi [chúng ta] không biết tần số sanh diệt cao bao nhiêu.

         Hồi thời của chúng tôi, đã từng thấy qua, đây là một đoạn cắt của cuộn film, mỗi bức ảnh trong cuộn film khác nhau, chúng ta biết, mỗi tấm khác nhau. Chúng ở trong máy chiếu phim, một giây phát bao nhiêu tấm, chúng ta xem thì dường như bị lôi cuốn rồi, nhưng chúng chỉ phát ra 24 tấm; nói cách khác, thời gian sanh diệt của chúng: là 1 phần 24 giây, tần số tồn tại của chúng, là 1 phần 24 giây. Tivi của chúng ta ngày nay: có bao nhiêu hình ảnh trong một giây? Chúng ta biết, một giây có 100 tấm. Cho nên giống như thật hơn điện ảnh, bởi 100 tấm. Trong kinh đức Phật nói với chúng ta, là ở trong Kinh Bồ Tát Xử Thai, đoạn đối thoại: của đức Phật Thích Ca Mâu Ni với Bồ-tát Di Lặc, đức Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi Bồ-tát Di Lặc, phàm phu khởi lên một ý niệm, 心有所念 “tâm hữu sở niệm” (ý niệm có bởi tâm), ý niệm ấy có mấy niệm, có mấy tướng, có mấy thức? Câu nàåy của đức Phật đã hỏi ba vấn đề, ‘mấy niệm’, là do bao nhiêu ý niệm vi tế tạo thành, để ngài nhận biết có ý niệm; ‘tướng’ là hiện tượng vật chất; ‘thức’ là hiện tượng tâm lý, chính là thọ tưởng hành thức. Quý vị xem một câu mà hỏi ba vấn đề.

         Bồ-tát Di Lặc trả lời rằng: [ngài] nói một khảy ngón tay, thời gian một khảy ngón tay rất ngắn, một khảy ngón tay có三十二億百千念 “tam thập nhị ức bá thiên niệm” (32 ức trăm ngàn niệm). Trăm ngàn, trăm ngàn là 10 vạn, 32 ức nhân với 10 vạn, thành 320 ngàn tỷ, trong một khảy ngón tay. 320 ngàn tỷ niệm, đơn vị là ngàn tỷ, trong một khảy ngón tay mà nhiều ý niệm như vậy, ngày nay chúng ta dùng giây làm đơn vị, trong một giây có thể khảy mấy lần? Người trẻ tuổi, [có] thể lực tốt, khảy được rất nhanh, có thể khảy [được] bảy lần, 320 ngàn tỷ nhân với bảy, là 2 triệu 240 ngàn tỷ, trong một giây. Nói cách khác, trong một giây, số lần sanh diệt: đó là 2 triệu 240 ngàn tỷ lần, nên chúng ta làm sao biết được? Đó chính là ‘Thật tướng các pháp’. Cho nên, hết thảy tất cả hiện tượng, hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm lý, hiện tượng tự nhiên, thảy đều là ở dưới tần số 2 triệu 240 ngàn tỷ ấy: mà sanh ra, đó là tướng chân thật. Chính là nói rõ: thế giới này ngay trong cảm quan của chúng ta, thật sự tồn tại trong thời gian bao lâu? Là trong: 1 phần 2 triệu 240 ngàn tỷ giây. Không phải là thật, là giả. Giả thì phải làm sao? Giả thì buông xuống thôi.

         Cho nên ‘an trụ Thật tướng’ nghĩa là gì? Là không Khởi tâm không Động niệm, không Phân biệt không Chấp trước. Đối với Tự Tánh Năng sanh Năng hiện, và vạn pháp Sở sanh Sở hiện, tất cả đều không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, vậy chính là ‘an trụ Thật tướng các pháp’. Vì thế, chúng ta xem dáng vẻ của đức Phật thế nào? Đức Phật tĩnh tọa tư thế kiết già, nhập định không có ý niệm, không khởi tâm không động niệm, đó là ‘an trụ trong Thật tướng’. Bậc nào có được sự việc như vậy? Mỗi một vị Đại triệt Đại ngộ, Bồ-tát Minh tâm Kiến tánh: đều là như vậy, các ngài đều là ‘an trụ Thật tướng’. Đây là vào lớp Tiến sĩ trong tu hành Phật pháp, vẫn chưa cầm được học vị, thành Phật [thì mới] cầm được học vị, hiện tại là học lớp Tiến sĩ; cũng chính là Sơ trụ Bồ-tát của Viên giáo: bắt đầu học lớp Tiến sĩ, Diệu giác đã cầm được học vị Tiến sĩ, đã tốt nghiệp rồi, ví dụ này thì mọi người dễ hiểu. Chưa Minh tâm Kiến tánh, thì các ngài trụ ở nơi nào? Các ngài trụ ở trong vọng tướng, không phải Thật tướng, mà là ảo tướng, giả tướng. Trụ ở trong đó, là có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, đó chính là Bồ-tát, mặc dù có Khởi tâm Động niệm, nhưng không có Phân biệt Chấp trước. Nếu có Phân biệt, không có Chấp trước, thì đó là A-la-hán, Tiểu thừa, Tiểu thừa thật sự là các ngài không chấp trước, nhưng các ngài có Phân biệt, cho nên các ngài không thể thấy Tánh.

         Chúng ta đều hiểu được những nguyên lý nguyên tắc này rồi, thì chúng ta không còn nghi ngờ: đối với tu hành chứng quả trong Phật giáo nữa, vấn đề đó, chính chúng ta phải như thật mà học tập, điều này quan trọng. Đó chính là gì? Đó chính là luyện công phu, thật sự học Phật, thật sự tu hành, ‘tu’ là sửa đổi, ‘hành’ là hành vi, hành vi của chúng ta sai rồi, thì sửa lại cho đúng. Vì sao sai rồi? Vì chúng ta thấy sắc bên ngoài, thì bên trong sanh ra điều gì? Tôi yêu thích, tôi chán ghét. Đây chính là gì? Là có Khởi tâm Động niệm, Phân biệt Chấp trước rồi. Bây giờ trước hết luyện, trước hết luyện thế nào? Tôi thấy được rất rõ ràng, nghe được rất rõ ràng, có Khởi tâm Động niệm, nhưng tôi không Phân biệt, không Chấp trước. Không Phân biệt, thì tâm bình đẳng hiện tiền; không Chấp trước, thì tâm thanh tịnh hiền tiền. Có Chấp trước, thì tâm không thanh tịnh; có Phân biệt, thì tâm không bình đẳng. Thanh tịnh, bình đẳng sẽ khai ngộ; không thanh tịnh, không bình đẳng là sanh phiền não, sanh tình chấp, ưa thích, không ưa thích, muốn khống chế, muốn chiếm hữu, muốn chi phối, đó đều là tạo nghiệp, đây là sanh phiền não, chứ không sanh trí huệ; Còn Thanh tịnh Bình đẳng sanh trí huệ.

         [Khi mới] tu hành, tôi gặp được Đại sư Chương Gia, ngày đầu tiên, khi gặp mặt: Tôi liền thỉnh giáo với ngài, tôi thưa: ‘Con từ nơi thầy Phương, biết được Phật giáo là triết học cao cấp’, tôi thỉnh giáo với Đại sư, ‘trong nhà Phật có cách nào, để chúng con có thể khế nhập cảnh giới hay không ạ?’ Tôi hỏi vấn đề này. Năm ấy tôi 26 tuổi, còn trẻ, cũng là tánh khí bộp chộp nóng vội, nhưng tốt hơn so với người thông thường. Ở ngay trong cảm nhận của Đại sư Chương Gia, tôi là người tánh khí bau chau nóng vội. Ngài nhìn vào tôi, tôi cũng nhìn ngài, tôi đợi câu trả lời của ngài. [Ngài] nhìn tôi nhìn bao lâu? Đã nhìn hơn nửa tiếng đồng hồ, gần như nhập định rồi, mới nói cho tôi một chữ, ‘có’, nhìn hơn nửa tiếng, chỉ nói một chữ ‘có’. Nghe ‘có’, thì tinh thần của chúng tôi lại phấn chấn lên, phấn khởi trở lại, ‘có’, nên chú ý lắng nghe. Ngài lại không nói nữa, tại vì sao? Bởi một khi chúng ta phấn chấn thì chính là nóng vội, tinh thần không lắng xuống được. Nhưng lần này không có lâu như trước đó, đại khái chừng bảy-tám phút, [ngài] nói với tôi sáu chữ, sáu chữ ấy là ‘nhìn thấu được, buông xuống được’, nói đơn giản chính là nhìn thấu, buông xuống.

         ‘Nhìn thấu’, hiểu rõ chân tướng sự thật, hiện nay chúng ta là nhìn thấu rồi, ở trong văn kinh cũng hiểu được rồi, chúng ta có năng lực phân biệt chân giả, [biết] đều là giả, vấn đề ở chỗ nào? Chưa buông xuống. Chưa buông xuống thì quý vị không đạt được thọ dụng chân thật, thọ dụng chân thật là gì? Là trí huệ hiện tiền, thần thông hiện tiền, đắc đại tự tại. Hiện tại chúng ta vẫn là không được tự tại, đó chính là không thể buông xuống triệt để. So với người thông thường là buông xuống rất nhiều, ít nhất là không tham tài, không cạnh tranh với người, không đối lập với người, cũng không đối lập, không cạnh tranh với tất cả pháp, buông xuống việc này rồi. Nhưng việc này chưa đủ, đó là lớp thô, còn phải hướng vào [lớp] vi tế, sáu căn buông xuống sáu trần. Ở trong cảnh giới sáu trần, thấy sắc nghe tiếng, có Khởi tâm Động niệm, rất khó buông xuống điều này, có thể nói: phàm phu căn bản là không có năng lực buông xuống. Ý niệm quá vi tế, quý vị căn bản là không biết, quý vị buông xuống thế nào? Đến khi nào mới buông xuống? Trong kinh nói với chúng ta là Bát địa trở lên, giống như Phật, mới thật sự trụ Thật tướng.

         Nói theo lời mà bình thường chúng ta học tập, thì Sơ trụ Bồ-tát của Viên giáo buông xuống rồi, nhưng vẫn còn tập khí, Bát địa trở lên không còn tập khí nữa, hoàn toàn khế nhập cảnh giới của đức Phật. Bát địa, Cửu địa, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác: năm vị thứ ấy, là năm vị thứ phía trên nhất: trong 52 vị thứ Bồ-tát, mới thật sự làm được ‘như như bất động’. Khi Đại sư Huệ Năng thấy được Kinh Kim Cang, câu nói khai ngộ thứ tư mà ngài nói là, 何期自性,本無動搖 “hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao” (nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động), đó chính là ‘như như bất động’, ‘vốn không dao động, nói Tự Tánh vốn định. Chân Tâm khắp tất cả nơi, khắp tất cả thời, trước giờ chưa từng dao động, chưa từng có lay động, chưa từng dao động, đó là Tự Tánh vốn định. Cho nên ngàn kinh vạn luận, 84 ngàn Pháp môn, ‘môn’ là con đường, ‘pháp’ là phương pháp, Pháp môn, tu điều gì? Đều là tu thiền định. Bởi vì Tự Tánh vốn định, vốn không dao động, [nên] quý vị mới thấy Tánh được; quý vị còn dao động, quý vị còn lay động, còn có cách nghĩ của quý vị, còn có cách nhìn của quý vị, còn có cách làm của quý vị, thì quý vị là phàm phu, ngay cả A-la-hán thì quý vị cũng không bằng. Chẳng thể không biết điều này.

         Nếu thật làm, nếu thật muốn đi con đường ấy của đức Phật, vậy thì phải buông xuống, thật sự buông xuống được, thì không có chướng ngại vãng sanh. Tại sao niệm Phật mà không vãng sanh được? Bởi vẫn còn tham luyến, vẫn còn lo lắng: đối với thế gian này, cho nên họ không vãng sanh được. Buông xuống triệt để rồi, không nhiễm mảy trần, hễ đến thời gian, thì Phật tới tiếp dẫn, liền đi theo Ngài thôi. Cho nên người niệm Phật, người thật sự muốn vãng sanh, thì mỗi ngày đều phải thực hành quán tưởng, lúc nào vậy? Lúc đi ngủ, bây giờ A Mi Đà Phật đến tiếp dẫn con, vô cùng hoan hỉ liền đi theo Ngài, không còn chút lưu luyến nào. Còn có sự việc nào chưa làm xong hay không? Không còn nữa. Còn có người nào muốn gặp mặt hay không? Không còn nữa. Điều gì cũng buông xuống rồi, vậy mới có thể vãng sanh được. Mỗi người niệm Phật vãng sanh: đều là buông xuống triệt để, không còn gì lo lắng nữa, thì đức Phật dẫn họ đi rồi. Có một chút, một sự việc lo lắng, thì đức Phật kéo họ không nổi, bởi nơi đó có một sợi dây đang trói buộc họ, quý vị không vãng sanh, thì vuột mất cơ hội của quý vị rồi. Chẳng thể không biết điều này. ‘Như như bất động’ mà trong Kinh Kim Cang nói, và ‘như thật an trụ’ mà chỗ này nói, rất là quan trọng! Chúng ta làm lâu như vậy rồi, với chân và giả thì dường như đã làm rõ ràng, nhưng thật ra ‘chân’ thì chưa có nắm chắc, ‘giả’ mà ôm giữ không buông. Cứ như vậy gọi là ràng buộc, vướng víu lẫn nhau, nếu thiện căn phước đức không đủ, thì chắc chắn không ra khỏi lục đạo luân hồi.

         Thật tướng cũng chính là Pháp thân, câu nói này rất quan trọng. Chúng ta lạy Phật, mỗi ngày tôi lạy Phật, lạy đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là Ứng thân Phật; lạy A Mi Đà Phật, là Báo thân Phật; còn cuối cùng lạy đức Phật Tỳ Lô Giá Na, là Pháp thân Phật, Pháp thân không có hình tướng. Vũ trụ, do Pháp thân biến hiện, mặc dù không có hình tướng, nhưng có thể hiện tất cả hiện tượng, không có sanh diệt, mà có ẩn hiện, khi không có duyên thì không hiện, không hiện chính là một vùng quang minh, là Đại quang Minh tạng trong giáo pháp Đại thừa nói, chính là Pháp thân, chính là Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na dịch sang ý nghĩa của nước ta, là ‘khắp tất cả nơi’, chẳng nơi nào không có, chẳng lúc nào không có. Lô Xá Na là Báo thân Phật, A Mi Đà Phật là Lô Xá Na, thành tựu trí huệ viên mãn. Trí huệ là vốn tự đầy đủ trong Tự Tánh, không phải đến từ bên ngoài, bên ngoài không có trí huệ, chỉ có phiền não, không có trí huệ. Cho nên cầu Phật pháp là từ bên trong, không phải từ bên ngoài, bên ngoài chẳng có, phải từ bên trong, phải phát Chân Tâm. Quý vị xem tâm lượng của Phật Bồ-tát rất lớn, 心包太虛,量周沙界 “tâm bao Thái hư, lượng chu sa giới” (tâm bao trọn hư không, lượng khắp cõi nước nhiều như số cát sông Hằng), chúng ta có tâm lượng ấy hay không? Những chữ đó thường được viết thành chữ lớn: treo ở trên tường trong chùa chiền, tốt!

         Hiện nay chúng ta sống ở giai đoạn này, giai đoạn này trong dòng chảy dài của lịch sử, là thời kỳ bất thường, không bình thường. Động loạn của xã hội, tai họa trên địa cầu, phải nên dùng tâm thái nào đây? Chính là nói chúng ta nên an trụ ở đâu vậy, tâm này an trụ vào nơi đâu? Đây là chúng ta không bàn Phật pháp mà bàn thế gian pháp, chúng ta có duyên với người ở thế gian này, nên phải an trụ vào toàn thế giới, Khởi tâm Động niệm: phải nghĩ cho họa phước, an nguy của toàn thế giới. Không thể chỉ nghĩ cho chính mình, không được; nghĩ cho đất nước của tôi, không được; đất nước của tôi tốt, đất nước khác không tốt, thì đất nước của chúng tôi cũng không thể tồn tại, mọi người đều tốt thì mới được. Phải dùng tâm thanh tịnh, phải dùng tâm bình đẳng: để nhìn toàn thế giới, nghĩ việc gì đó, phải nghĩ cho toàn thế giới, làm việc gì đó, phải làm cho toàn thế giới, vậy là đã có ý nghĩa rồi, đó là 上報四重恩,下濟三途苦 “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ” (trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường), đây là một người đầu óc sáng suốt. Nếu chỉ lo cho chính mình, không lo cho người khác, thì đều [là đến] đường cùng, không còn lối thoát nữa.

         Cho nên tôi đã xem một số tư liệu của ông Joseph Toynbee, đồng học trích lục lại cho tôi xem, trong Phật giáo nói người ấy là Bồ-tát, thật sự là Bồ-tát, tâm địa vô cùng từ bi. Cuối đời, ít nhất là 5 năm sau cùng, ông ấy qua đời lúc 85 tuổi, 5 năm đó: từ 80 đến 85 tuổi, niệm niệm suy nghĩ: làm sao để giúp thế giới này hóa giải chiến tranh. Ông ấy đã trải qua hai lần đại chiến thế giới, lần thứ nhất, lần thứ hai, cuối đại chiến thế giới lần thứ hai phát minh ra vũ khí hạt nhân, việc đó khiến ông ấy lo lắng, mỗi ngày đứng ngồi không yên. Nếu như đại chiến lần thứ ba xảy ra, thì là chiến tranh vũ khí hạt nhân, chiến tranh vũ khí hạt nhân không có thắng thua, mà tất cả sinh vật trên địa cầu đều đi đến diệt vong, cho nên ông ấy nói: đó là cuộc tự sát tập thể ngu xuẩn nhất của nhân loại. Ngày nào cũng suy nghĩ, làm sao có thể ngăn chặn: sự việc này không phát sinh nữa?

         Ông ấy vô cùng am hiểu về lịch sử của Trung Hoa, nghiên cứu lịch sử của Trung Hoa thì không ai bằng ông. Ông ấy nghĩ đến thời Hạ-Thương-Chu của Trung Hoa, đặc biệt là triều nhà Chu. Nhà Chu thống nhất thế giới thế nào? Thống nhất của Hạ-Thương-Chu: đều không phải là thống nhất chính trị, vẫn là rất nhiều nước chư hầu lúc trước, chúng ta biết thời đại đó của nhà Chu: có 800 chư hầu, chính là 800 đất nước, đều là nước chủ quyền. Bản thân nhà Chu cũng là một đất nước, nhưng không lớn, chu vi 100 dặm, vua Thang chỉ có 70 dặm, diện tích lớn như vậy, Chu Văn vương chỉ có 100 dặm. Có thể làm chủ chung của Thiên hạ, chính là 800 chư hầu đều nghe lời ông ấy, dùng điều gì? Dùng văn hóa, giáo dục.

         Tiến sĩ Joseph Toynbee là nghiên cứu lịch sử văn hóa, đã chia văn hóa toàn thế giới thành hơn 20 loại, ưu tú nhất chính là văn hóa Á Đông, ưu tú nhất trong văn hóa Á Đông, là văn hóa Trung Hoa, còn có ba nước vệ tinh, là Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, nói rất hay! Ba nước ấy chưa có văn hóa của chính mình, đều là văn hóa của nước ta, các nước ấy qua lại với Trung Hoa: có lịch sử 2000 năm. Đại khái vào cuối thời nhà Chu, thời đại Chiến quốc, thì ba nước ấy: đã phái rất nhiều người đến nước ta để du học, để học tập văn hóa nước ta, trở thành những điều của chính họ. Chính những nước ấy, văn chữ trước kia của Nhật Bản, ngay cả văn tự của Hàn Quốc và Việt Nam: cũng dùng chữ nước ta, đều là chữ Hán, Văn ngôn văn. Rất đáng tiếc là sau thế chiến thứ hai, những nước ấy tự mình phát minh chữ viết, bỏ đi Văn ngôn văn, chữ Hán rồi, nếu không thì ngày nay chữ Hán đã dẫn đầu toàn thế giới. Nếu văn hóa Hán mà phục hưng, thì đến đâu để tìm thầy? Thầy ở Hàn Quốc, thầy ở Việt Nam. Quý vị nói đó chính là tầm nhìn nông cạn, thấy lợi ích trước mắt, mà không nghĩ đến đại cuộc, không có hoài bão lớn như người nước ta. Người xưa của nước ta mở miệng là thiên hạ, rất ít nói quốc gia, quốc gia khi đó: chính là một thành phố của hiện nay, thành phố nhỏ, bây giờ thành phố lớn hơn, do mấy quốc gia sáp nhập lại. Chúng ta cũng nên nhớ về những lịch sử này.

         Ông Joseph Toynbee từ chỗ này mà nghĩ đến, thế giới nên hợp nhất, nên có một chính phủ thế giới, giống như thời Hạ-Thương-Chu, nhà Hạ-Thương-Chu là chính phủ thế giới vào thời bấy giờ, tất cả nước chư hầu đều nghe theo họ, nảy sinh vấn đề đều thỉnh giáo với họ. Ngày nay, sau thế chiến thứ hai, trong quá khứ xâm lược người khác nhiều, chiếm giữ đất đai của người khác thành thuộc địa, mở rộng hoàn toàn, cũng cho chính mình độc lập. Vì thế vào trước thời chiến, đất nước chủ quyền trên địa cầu: chưa đến 140 nước, sau thời chiến thì phát triển, hiện nay hơn 170 nước. Ông ấy thấy được điều này chẳng là phải việc tốt, tại sao vậy? Bởi đất nước càng nhiều, rất dễ phát sinh chiến tranh, vì lợi ích của chính mình. Chiến tranh thì rất có thể dẫn đến đại chiến vũ khí hạt nhân, vậy phiền phức lớn rồi. Vả lại ông ấy đề xuất, thật sự có thể giúp thế giới hóa giải xung đột, hướng đến an định hài hòa, thì chỉ có học thuyết Khổng Mạnh của nước ta, và Phật pháp Đại thừa, nói được rõ ràng, nói được sáng tỏ.

         Hiện nay chúng ta nhìn thấy thế giới này, khắp nơi đều đưa tin nóng về Hán học, là việc tốt, đều muốn học Hán học. Nhưng Hán học mà mọi người học hiện nay, tôi cũng vì sự việc này: đặc biệt đến nước Anh để xem, cách học của họ thế nào? Họ học chữ Giản thể, học tiếng Trung hiện đại, Trung Hoa thịnh vượng, sẽ giao dịch thuận lợi với Trung Hoa, làm thương mại, Trung Hoa là một thị trường lớn, mục đích ở chỗ này. Chúng tôi đến Vương Quốc Anh muốn nói với người nước Anh, điều quý báu nhất của Trung Hoa: mãi cho đến nay: vẫn chưa được toàn thế giới phát hiện. Quý báu nhất chính là gì? Báu vật vô giá, có thể cứu toàn thế giới, báu vật gì vậy? Trung Hoa có một bộ Tứ Khố Toàn Thư. Phân lượng rất lớn, Hoàng đế Càn Long thấy phân lượng quá lớn, ông không có thời gian để đọc, nên yêu cầu Kỷ Hiểu Lam, biên soạn toàn bộ, chọn ra phần tinh hoa ở trong đó, viết thành một bộ cho ông, chính là Tứ Khố Hội Yếu. Tứ Khố Toàn Thư Hội Yếu, đặc biệt biên soạn cho Hoàng thượng, là 1/3 của bộ Toàn Thư, là phần đặc sắc nhất. Những bộ sách ấy, là của báu! Nếu quý vị biết chữ Hán, hiểu Hán cổ, thì quý vị cứ học ở trong những bộ sách đó, thứ nhất, được thân tâm khỏe mạnh, khỏe mạnh trường thọ; thứ hai học được là gia đình mỹ mãn, gia đình hạnh phúc; thứ ba, bất luận là làm nghề nghiệp nào, sự nghiệp của quý vị phát triển; xã hội an định, đất nước giàu mạnh, thiên hạ thái bình, đó là trân bảo, có thể giúp chúng ta làm được.

         Đường Thái Tông lại ở trong tinh hoa: mà chọn ra tinh hoa, là Quần Thư Trị Yếu. Ông ấy làm Hoàng đế lúc rất trẻ, năm 27 tuổi, đọc sách không được nhiều, đất nước lớn như thế, người dân nhiều như vậy, làm sao cai quản đây? Đại Đường của ông thịnh thế, hiện nay ở nước ngoài rất nhiều, đại đa số đều có khu phố người nhà Đường, chữ ‘Đường’ đó là xuất phát từ ông. Đại Đường thịnh thế là dựa vào bộ sách này, bộ sách này là tinh hoa, tinh hoa trong tinh hoa, tột đỉnh rồi, ngày nay chúng ta hy vọng truyền: là truyền bộ Quần Thư Trị Yếu này. Bộ Quần Thư Trị Yếu nhất định phải được truyền đến khắp toàn thế giới, dịch thành các thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới, lưu thông ở trên địa cầu này, ai ai cũng học, thì chúng ta cùng một cách nghĩ, cùng một cách nhìn, đó chính là: văn hóa truyền thống của nước ta thống nhất toàn thế giới. Mọi người sẽ hoan hỉ, bởi đều đạt được lợi ích vô cùng thù thắng, không hại người, không ép buộc người khác, cũng không cưỡng ép người khác, việc tốt, việc tốt thật sự. Chính chúng ta học tập, hy vọng mọi người cũng cùng học tập.

         Học điều này, nhưng khó khăn nhất ở trước mắt, là chưa có thầy, cắm rễ nhất định phải có thầy, gốc là gì? Gốc là Văn tự học. Bây giờ chúng ta không hẳn là gấp, gấp chính là làm sao để tuyển nhận: 30 đến 50 học trò, thật sự có tầm nhìn xa, thật sự phát tâm lớn để cứu vãn thế giới? Chúng ta hạ thủ từ Văn tự học, dùng thời gian ba đến năm năm, cắm gốc rễ đó xuống, có năng lực đọc Quần Thư Trị Yếu. Còn có bộ Quốc Học Trị Yếu, Quần Thư Trị Yếu: là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Quốc Học Trị Yếu là nghiên cứu học vấn. Cũng chính là đối tượng nhắm tới Tứ Khố Toàn Thư, là chìa khoá của bộ Tứ Khố Toàn Thư.

         Chân thật là của báu! Chúng ta nên tin tưởng người xưa, tâm của người xưa thanh tịnh hơn chúng ta, người xưa thuần hậu hơn chúng ta, người xưa thanh thịnh bình đẳng, cho nên họ thâm nhập được, chúng ta thì nóng vội, những gì học được bởi sự nóng vội: đều là ở mức độ rất cạn, không đủ độ sâu. Nói cách khác, cổ nhân rất nhiều người ‘an trụ thật tướng’, mặc dù không thể an trụ toàn bộ, nhưng họ cũng có thể an trụ phần nào. Hiện nay chúng ta không có, toàn làm giả, không có người nào làm thật, nói người khác giả quá rồi, rắp tâm đều là lừa người, đều là tổn người lợi mình, vậy nguy làm sao! Dưỡng thành thói quen tổn người lợi mình, tương lai đều đoạ địa ngục, rất đáng sợ, sao mà có thể có loại ý niệm này! Cổ nhân thì người tổn mình lợi người nhiều, người tổn người lợi mình rất là ít, người xả mình vì người rất là nhiều, điều này hoàn toàn không như thế giới hiện nay nữa. Vì sao vậy? Bởi thời xưa có giáo dục.

         Hai ngày tới nữa, Hiệu trưởng của nước Anh sẽ đến tìm tôi, chúng tôi đã từng thảo luận, ông ấy đã hỏi tôi về tài liệu giảng dạy. Thì tôi nói với ông ấy, chúng ta không cần biên soạn tài liệu giảng dạy, chúng ta vận dụng tài liệu của người xưa, tài liệu giảng dạy của người xưa: đã dạy mấy ngàn năm mà không xảy ra vấn đề, tài liệu giảng dạy của chúng ta biên soạn hiện nay, thì thường xuyên thay đổi, thường xuyên chỉnh sửa, đó chính là nói định lực của chúng ta, trí huệ của chúng ta, đức năng của chúng ta: đều thua sút so với người xưa. Tài liệu giảng dạy của cổ nhân đã thông qua hơn 1000 năm, thông qua hiệu quả thực nghiệm, không có xuất hiện vấn đề. Như trẻ nhỏ, thì dạy chúng Bách Gia Tánh, dạy chúng Thiên Tự Văn, dạy chúng Tam Tự Kinh, dạy trẻ nhỏ những tài liệu đó, đại khái có hơn 20 loại, đều là tài liệu hay. Học Văn ngôn văn, thì từ nhỏ học được rồi, cũng nhận biết chữ Hán rồi, điều này quá tốt, là 1000 chữ trong sách Thiên Tự Văn. Thầy Quách Suý Hoa dạy học ở đây, với mỗi một chữ: đều giảng ra ý nghĩa của chữ ấy, đó chính là học vấn, đó chính là giáo dục, bao hàm cả luân lý, đạo đức, nhân quả. Sau khi cắm gốc rễ đó xuống, điều mà phương Tây thù thắng hơn chúng ta: chính là máy móc, kỹ thuật, học điều này rất dễ, hiện nay chúng ta cũng có thể bắt kịp, không bị tụt hậu. Văn tự học, Hán học của chúng ta, nếu học được rồi, thì thực lực của nước ta nâng lên, rất tự nhiên dẫn đầu toàn thế giới, sẽ được tâm cung kính: xuất phát từ trong nội tâm của người toàn thế giới, đối với văn hoá nước ta: bắt đầu tán thán, tâm tôn trọng, cung kính, nghiêm túc học tập. Làm theo cách này, thì chúng ta có lý do để tin tưởng, địa cầu sẽ trở thành một nước, địa cầu sẽ trở thành một nhà thôi.

         Chúng ta đoàn kết tôn giáo cũng là đề xướng: 眾神一體,宗教一家 “Chúng thần nhất thể, tôn giáo nhất gia” (Chúng thần là một thể, tôn giáo l] một nhà), tôn giáo trở về giáo dục, tôn giáo học tập lẫn nhau, không mê tín, chúng ta mới có thể thật sự: giúp xã hội hoá giải xung đột, hướng tới an định hài hoà mãi mãi, chúng ta có thể đi con đường này. Ngay cả bên rìa của danh văn lợi dưỡng chúng ta cũng không nhiễm, chúng ta là học trò của đức Phật, suốt đời đức Phật làm nghĩa vụ dạy học. Tiếp nhận cúng dường chỉ có bốn loại, cúng dường dư thì thay chúng sanh làm việc tốt, tuyệt không thể để chính mình hưởng thụ. Nhớ kỹ cúng dường của mười phương là cúng dường Tam Bảo, không phải cúng dường một vị Pháp sư, chính vị Pháp sư ấy đã dùng tâm sai, thì phải gánh chịu trách nhiệm nhân quả, phải dùng những cúng dường ấy: vào trong việc hoằng dương Phật pháp. Tôi thấy được nước Anh đoàn kết tôn giáo rồi, xây dựng một đạo tràng lớn cho những tôn giáo ấy, trung tâm hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo toàn quốc: đều ở trung tâm ấy. Trong trung tâm ấy, mỗi tôn giáo có một phòng làm việc, rất nhiều phòng học lớn nhỏ, có thể dạy học ở trong đó, người ít thì dùng phòng học nhỏ, người nhiều thì dùng phòng học lớn. Phòng học lớn nhất: có thể tổ chức hoạt động chung, quy mô lớn, họ nói với tôi, trong đó có 10 ngàn chỗ ngồi, 10 ngàn chỗ ngồi. Tôn giáo thế giới là một nhà, có thể thực hiện, có thể đạt được, việc tốt.

         Cho nên chúng ta phải học ‘như thật an trụ’, phải học điều này, sáu căn an trụ vào trong cảnh giới sáu trần, không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, đây là thật sự an trụ, an trụ Tự Tánh. Không phải Tự Tánh không có tác dụng, mà là có tác dụng, tác dụng của mắt là thấy, tác dụng của tai là nghe, tuy có tác dụng nhưng không bị lục trần quấy nhiễu, không bị lay chuyển bởi sáu trần, đó mới gọi là ‘an trụ’. Ý nghĩa của chữ ‘an’ này hay, nếu bên trong quý vị có tốt xấu, có ưa thích, có chán ghét, có thiện ác, có những Phân biệt Chấp trước ấy ở bên trong, vậy thì cũng ‘trụ như thật’ nhưng không an, vậy ‘trụ’ này rất nguy hiểm. Nguy hiểm thế nào? Sẽ đoạ vào ba đường ác, chẳng ra khỏi được lục đạo luân hồi, đó không phải là ‘an trụ’. Cho nên, phải làm rõ ràng, phải làm sáng tỏ ý nghĩa của hai chữ ‘an trụ’. Bất luận ở trong cảnh giới nào, cũng học không động tâm, không khởi niệm, Đại sư Chương Gia nói: “Nhìn thấu, buông xuống” , buông xuống Vọng tưởng Phân biệt Chấp trước, nhìn thấu, vô cùng rõ ràng, vô cùng sáng tỏ, Tự Tánh không thể được, vạn pháp không thể được. Thời gian tồn tại của vạn pháp, bất kể là vật chất, tinh thần, hay hiện tượng tự nhiên thảy đều như vậy, thời gian tồn tại chính là 1 phần 2 triệu 240 ngàn tỷ giây, thì không còn nữa, không tồn tại nữa, làm sao quý vị có thể biết?

         Tiếp theo, Niệm lão nêu ra lời trong Vãng Sanh Luận để nói, 又向說佛國土功德莊嚴成就,佛功德莊嚴成就,菩薩功德莊嚴成就 “hựu hướng thuyết Phật quốc độ công đức trang nghiêm thành tựu, Phật công đức trang nghiêm thành tựu, Bồ-tát công đức trang nghiêm thành tựu” (lại nói về sự thành tựu công đức trang nghiêm cõi nước Phật, sự thành tựu công đức trang nghiêm của Phật, sự thành tựu công đức trang nghiêm của Bồ-tát). Ba câu nói ấy là trong Vãng Sanh Luận, chúng ta cũng từng học qua, dường như học qua rất nhiều lần. Có 17 loại thành tựu công đức trang nghiêm cõi Phật, nếu chúng ta muốn có một khái niệm: sơ lược về Thế giới Cực Lạc, thì chẳng thể không biết điều này, Thế giới Cực Lạc tốt ở nơi nào, thế giới này của chúng ta không sánh được, cõi nước của mười phương chư Phật cũng không sánh được. Trong sự thành tựu của Phật, Phật là thầy, chính là A Mi Đà Phật, đã nói tám loại. Thành tựu trang nghiêm của Bồ-tát, Bồ-tát là người vãng sanh, chính là vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, trước sau, Thế giới Cực Lạc thành tựu đến nay, thành tựu đến nay đã 10 kiếp. Không có nói Trung kiếp, hay Đại kiếp, thì chính là Đại kiếp, nếu là Trung kiếp, Tiểu kiếp, thì ngài sẽ ghi chú rõ, không có ghi chú rõ tì] đều là Đại kiếp. 10 Đại kiếp, thời gian rất là dài. Bồ-tát thì nói bốn loại công đức.

         Chúng ta đã thấy thấu suốt, thấy sáng tỏ Thế giới Cực Lạc rồi, cõi ấy thế nào? Là đạo tràng lớn của A Mi Đà Phật, trung tâm hoạt động của A Mi Đà Phật. Trung tâm hoạt động ấy của ngài thật tuyệt diệu, đối tượng là ở nơi đâu? Là người có duyên trong tất cả cõi nước chư Phật: ở khắp pháp giới hư không giới, tôi thảy đều đến đó. Là cõi Pháp tánh, cõi Pháp tánh lớn không có bờ mé, có thể dung nạp được, mà không cảm thấy đông người. Về Thế giới Cực Lạc, chúng ta đã đọc nhiều kinh luận như thế, nhưng không có nghe nói nơi ấy có chính phủ, không nghe nói; không có nghe nói có Thượng đế, không có nghe nói có Quốc vương, Tổng thống, không nghe nói; cũng không có tổ chức chính phủ. Vả lại không có sĩ nông công thương, các ngành các nghề như xã hội chúng ta đây, ở Thế giới Cực Lạc không có. Người thế giới Cực Lạc không cần ăn uống, cho nên nơi ấy không có tiệm ăn, người Thế giới Cực Lạc không cần ở nhà trọ, vì vậy cõi ấy cũng không có những nơi đó, đều không có những nghề nghiệp ấy. Thế giới Cực Lạc chỉ có hai dạng người, một là thầy, hai là học trò, là trường học, không thể nghĩ bàn!

         Thầy là A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật có năng lực hoá thân, hoá bao nhiêu thân? Hoá vô lượng vô biên thân, thế giới Cực Lạc có bao nhiêu người, thì Ngài hoá bấy nhiêu thân, mỗi thân đến dạy học một người, đến đâu để tìm đây? Quý vị muốn học điều gì thì Ngài dạy quý vị điều ấy, quý vị sẽ không trở ngại người khác, người khác cũng không trở ngại quý vị, dạy học một người. Thích học chung một chỗ, được, Ngài có giảng đường lớn, A Mi Đà Phật ở giảng đường lớn giảng kinh dạy học: chưa từng gián đoạn, ở đó chỉ có giờ lên lớp, không có nghe nói đến giờ xuống lớp. Tại sao vậy? Bởi Ngài không cần xuống lớp, tuổi thọ vô lượng, nên không cần ẩm thực, không cần ngủ nghỉ, thân thể mãi mãi khoẻ mạnh, cũng không cần ra ngoài tản bộ, hoạt động một chút, đều không cần. Hiện tượng mà chúng ta thấy được, sanh đến Thế giới Cực Lạc hoa nở thấy Phật, đi vào giảng đường của A Mi Đà Phật, ở trên chỗ ngồi của quý vị có tên, chuẩn bị sẵn cho quý vị rồi, quý vị ngồi vào chỗ ngồi của mình, khi nào quý vị mới muốn rời khỏi? Khi Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thì quý vị mới muốn rời khỏi thôi, chưa đạt đến trình độ ấy thì không muốn rời đi.

         Còn có một sự thù thắng chẳng thể không biết, ở giảng đường của A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật cũng không có rời khỏi, trước giờ chưa từng rời khỏi, tất cả học trò cũng chẳng có rời đi, cho nên今現在說法 “kim hiện tại thuyết pháp” (nay thị hiện đang thuyết pháp): chính là nói sự việc này. Tuy không có rời khỏi, nhưng quý vị thấy, A Mi Đà Phật phân thân vô lượng vô biên, đến khắp pháp giới hư không giới để làm gì? Để tiếp dẫn người vãng sanh, Ngài phân vô lượng thân: tiếp dẫn vô lượng vô biên chúng sanh, đến thế giới Cực Lạc để cầu học. Mỗi một người vãng sanh, dù cho Hạ hạ phẩm vãng sanh, chúng ta nói lớp 1, lớp 1 Tiểu học, bắt đầu học từ đây, học trò như vậy cũng có thần thông, giống như A Mi Đà Phật, có thể phân vô lượng vô biên thân, cũng là đến cõi nước mười phương chư Phật, để làm gì? Để lễ Phật. Lễ Phật, cúng Phật tu phước, phước báo, nghe Phật giảng kinh dạy học, nghe pháp, cho nên hoá thân ấy của họ đến mười phương thế giới, tất cả chư Phật giảng vô lượng vô biên Pháp môn, họ thảy đều học hết. Thời gian thành Phật ở Thế giới Cực Lạc rất ngắn, không lâu. Có thể không đến cõi ấy ư? Đến Thế giới Cực Lạc, thì quý vị thảy đều đến được: thế giới của mười phương chư Phật, ngày ngày quý vị có năng lực tham quan du lịch, phước huệ song tu. Đó mới là thật sự đã vào Phật học Viện, Phật học Viện của A Mi Đà Phật, Đại học Phật giáo của A Mi Đà Phật, chẳng thể không biết. Vãng Sanh Luận của Bồ-tát Thiên Thân: là ngài vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, tốt nghiệp rồi, ở thế gian này của chúng ta, đem sự tu học của ngài ở thế giới Cực Lạc: làm báo cáo tâm đắc, kinh nghiệm, cảm tưởng cho chúng ta. Ba Kinh một Luận, là chương trình học bắt buộc của Tịnh Độ, hiện nay là năm Kinh một Luận, bộ Luận đó chính là Vãng Sanh Luận.

         Chúng ta xem tiếp, 此三種成就 “thử tam chủng thành tựu” (ba loại thành tựu này), chính là sự thành tựu của cõi nước, sự thành tựu của đạo tràng ấy; sự thành tựu của A Mi Đà Phật, sự thành tựu của những người vãng sanh thế giới Cực Lạc ấy, ba loại thành tựu願心莊嚴 “nguyện tâm trang nghiêm” (trang nghiêm nguyện tâm) này. A Mi Đà Phật dẫn đầu phát 48 nguyện, mỗi người vãng sanh, sau khi thấy được Phật, cũng vô cùng tự nhiên đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh với A Mi Đà Phật, đây gọi là ‘trang nghiêm nguyện tâm’; 應知 “Ưng tri” (Nên biết), đồng học tu Tịnh Độ chúng ta cần phải nên biết. 略說入一法句 “Lược thuyết nhập nhất pháp cú” (Lược nói nhập vào một câu pháp), dùng một câu để nói. 一法句者,謂清淨句 “Nhất pháp cú giả, vị thanh tịnh cú” (Một câu pháp, là câu thanh tịnh), thế nào là câu thanh tịnh? 真實智慧無為法身 “Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân” ([Là] Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân). Đó là nói thành một câu, một câu đã bao quát hoàn toàn rồi. 今經如實安住 “Kim Kinh như thật an trụ” (Như thật an trụ của Kinh này) là câu nói này, 即是安住真實智慧無為法身 “tức thị an trụ Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân” (chính là an trụ Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân). Chúng ta không biết.

         Ở thế gian này của chúng ta, Lục tổ Thiền tông Đại sư Huệ Năng thời nhà Đường, ngài khai ngộ rồi, ngài là đốn ngộ, sự đốn ngộ hiếm có. Thật sự như Tiên sinh Phương Đông Mỹ nói với tôi, trước Đại sư Huệ Năng: không có xuất hiện ngài Huệ Năng nào, sau Đại sư Huệ Năng: cũng không có xuất hiện ngài Huệ Năng ấy, chỉ có một người như vậy. Nhưng người tiệm ngộ thì không ít, ‘tiệm ngộ’ là thế nào? Phải thông qua tu hành, có người tu hành một-hai năm khai ngộ, ngài Huệ Năng là vừa nghe liền khai ngộ. Có một-hai năm khai ngộ, có ba đến năm năm khai ngộ, 10 đến 20 năm khai ngộ rất nhiều. Cho nên dưới toà của Đại sư Huệ Năng, khai ngộ trong một đời, thật sự khai ngộ, có 43 người ngộ nhập cảnh giới: bình đẳng với ngài, rất khó được, trước sau đều không có. Trước Lục tổ là đơn truyền, một truyền một, truyền đến đời thứ sáu là ngài, đời thứ bảy đó của ngài thì có 43 người. Sau này, hơn 40 vị Tổ sư Đại đức được truyền lại ấy, cũng chỉ là truyền một-hai người, ba-bốn người, tám-chín người, 10 người là chưa từng nghe nói, chưa từng nghe nói đến. Cho nên khó, thật không dễ dàng. Lục tổ ngồi thiền tư thế kiết già, nhập định ở đó, phàm phu chúng ta thấy được lão Hoà thượng đang nhập định, thật ra chính ngài không phải là nhập định, mà ngài đang ‘như thật an trụ’, ngài đang an trụ ‘Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân’, chúng ta không biết, chúng ta không cách nào tưởng tượng được. Đó chính là ‘nhập vào câu thanh tịnh’, tôi nêu thí dụ này, để mọi người có một khái niệm tương đối sâu, thế nào gọi là ‘nhập vào câu thanh tịnh’? Đại sư Huệ Năng ngồi thiền, ‘nhập vào câu thanh tịnh’.

         Vẫn còn một người, là lão Hòa thượng Hải Hiền thời hiện nay, lão Hòa thượng Hải Hiền thật sự: ngài niệm đến Lý nhất tâm Bất loạn, Lý nhất tâm Bất loạn chính là: Minh tâm Kiến tánh, Đại triệt Đại ngộ trong Thiền tông, cùng một cảnh giới với ngài Huệ Năng. Ngài là tiệm tu, ngài đã dùng thời gian bao lâu mới đạt cảnh giới ấy? Tôi ước chừng ngài, tôi đã xem đĩa CD đó của ngài mấy chục lần, tôi ước đoán ngài đạt Công phu Thành phiến: không vượt quá 5 năm, cũng chính là không hơn năm 25 tuổi. 20 đến 25 tuổi, ngài đắc Công phu Thành phiến, Sự nhất tâm Bất loạn nhiều nhất là năm 30 tuổi, Lý nhất tâm Bất loạn nhiều nhất là lúc 40 tuổi. Năm 40 tuổi, cũng chính là ngài tu hành niệm Phật 20 năm, 10 năm đắc Sự nhất tâm, 20 năm đắc Lý nhất tâm. Khi đạt Lý nhất tâm, bất luận là ngài ngồi, đứng, [hay] đi trên đường, thảy đều là ‘như thật an trụ’, tất cả đều là an trụ trong: ‘Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân’, phàm phu chúng ta không biết. Tôi nói thấu suốt, nói rõ như vậy rồi, thì mọi người sẽ hiểu được. Vì sao vậy? Bởi đi đứng nằm ngồi, sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần: thảy đều làm đến rõ ràng rồi, rõ ràng là trí huệ, ‘như như bất động’ là Pháp thân, ngài an trụ trong Trí huệ Thanh tịnh Vô vi Pháp thân. Chúng ta không biết, Đó là thật sự được đại tự tại, tự tại ấy không có khác với chư Phật Như Lai. Quý vị nói ngài tản bộ ở đó, tĩnh toạ ở đó, có phải là ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm hay không? Nói với chư vị, đúng vậy, nơi đó và cõi Thật Báo là một không phải hai, ngài biết, chúng ta không biết. Cho nên không dễ hiểu câu nói: ‘Câu thanh tịnh’ ấy.

         Tiếp theo nói, 此清淨攝二種清淨 “thử thanh tịnh nhiếp nhị chủng thanh tịnh” (sự thanh tịnh này thu nhiếp hai loại thanh tịnh), hai loại thanh tịnh cùng hai loại trang nghiêm nói ở trên. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi, phần tiếp theo đây, buổi học sau chúng ta lại tiếp tục học tập.

( Hết tập 241)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Nhanh viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.