TỊNH
ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG
SANH:
Ba Bậc Vãng Sanh
Tập 307
Hòa thượng
Tịnh Không chủ
giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội
Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.
Thời
gian: Ngày 26 tháng 1 năm 2016.
Dịch giả:
Minh Tâm và Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp
sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi
người cùng
tôi quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi
chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung
tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 734, đếm ngược đến hàng thứ
tư.
上“Thượng”(Phần
trên), tức điều bên trên đã nói, cũng tức là điều mà phía trước đã nói,「《起信論》以出家為淨土正因“Khởi Tín Luận dĩ xuất gia vi Tịnh-độ chánh nhân”(Khởi Tín Luận cho rằng xuất gia là chánh nhân của Tịnh Ðộ), Khởi
Tín Luận đây chính là Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận, câu này phải gắn liền với bên
trên để xem, trong Khởi Tín Luận lấy xuất gia làm chánh nhân Tịnh Độ. Sư Nguyên
Hiểu, đây là vị Pháp sư Hàn Quốc thời triều Đường, cách nói của ngài rất hay, 以出家為顯發正因之方便 “dĩ
xuất gia vi hiển phát chánh nhân chi phương tiện”(lấy xuất gia làm phương tiện hiển lộ phát khởi chánh nhân). Hai cách nói này
khác nhau đôi chút, 而後說較穩“nhi hậu thuyết giảo ổn”(mà thuyết sau khá ổn),
Hoàng Niệm lão cho rằng sư Nguyên Hiểu nói hay hơn, thỏa đáng hơn. Đó là hiển lộ
phát khởi chánh nhân, dùng người xuất gia làm đại biểu. 若兼究《觀經》“Nhược kiêm cứu Quán Kinh”(nếu
nghiên cứu cả Quán Kinh), chúng ta lại nghiên cứu với Kinh Quán Vô Lượng Thọ,
則上三品未言出家“tắc thượng tam phẩm vị ngôn xuất gia”(thì ba phẩm Thượng
chưa thấy nói xuất gia), ở đó không có chữ xuất gia, 中品上生言修行諸戒,中品中生言若一日一夜持沙彌戒、若一日一夜持具足戒“Trung phẩm thượng sanh ngôn tu hành chư giới, Trung phẩm trung
sanh ngôn nhược nhất nhật nhất dạ trì Sa-di giới, nhược nhất nhật nhất dạ trì Cụ
túc giới”(trong phần Trung-phẩm Thượng-sanh có nói tu
hành các giới, Trung-phẩm Trung-sanh có nói: Nếu một ngày một đêm trì giới
Sa-di, hoặc một ngày một đêm trì giới Cụ-túc), hai câu này là nói về người
xuất gia, Sa-di là người xuất gia, Cụ-túc giới là Tỳ-kheo xuất gia, 該經“cai kinh”(kinh ấy), tức là Kinh Phật
Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật, 九品中唯此二品確指出家“Cửu phẩm
trung duy thử nhị phẩm xác chỉ xuất gia”(chín phẩm
vị nói trong kinh, chỉ hai phẩm trên là chỉ rõ xuất gia), thật sự có đoạn kinh
văn như vậy. 但本經反之“Đản bổn kinh phản chi”(nhưng kinh này thì ngược lại), tức Kinh Vô Lượng Thọ của chúng ta, những
điều nói trong kinh này tương phản với trong Kinh kia, 上輩言出家,中輩則謂不能行作沙門“thượng bối ngôn xuất gia, trung bối tắc vị bất năng hành tác
Sa môn”(bậc Thượng nói là xuất gia, còn bậc Trung thì
nói chẳng thể hành hạnh sa-môn), đó chính là người tại gia học Phật, không
phải người xuất gia học Phật. 蓋以眾生機緣無量差異,因地修行萬別千殊,人人有異,各各不同“Cái dĩ chúng sanh cơ duyên vô lượng sai dị, nhân địa tu hành vạn
biệt thiên thù, nhân nhân hữu dị, các các bất đồng”(Ấy là do cơ duyên chúng sanh vô lượng sai khác, nhân địa
tu hành cũng thiên sai vạn biệt, mỗi người mỗi khác, chẳng ai giống ai). Điều này phải biết,
Phật Bồ Tát giáo hóa chúng sanh là tùy cơ chỉ dạy, không có định pháp. Không có
pháp mà không phải là Phật Pháp, Phật thường nói là 84 ngàn pháp môn, 84 ngàn
không phải là con số, mà đại biểu cho viên mãn, bao gồm tất cả gọi là 84 ngàn.
Trên thực tế chính là vô lượng pháp môn, vô lượng pháp môn và 84 ngàn là cùng một
ý nghĩa. Đây chính là tất cả chúng sanh người người đều không giống nhau, chẳng
ai giống ai. Cho nên, Phật thuyết Pháp cũng không giống nhau, hoàn toàn là khế
cơ khế lý. Khế lý là nhất định tương ưng với Tự-tánh, không có trái nghịch với Tự-tánh.
Còn khế cơ chính là thích hợp với trình độ của người đó, trình độ cạn, thì nói cạn
rõ ràng; trình độ sâu, thì nói thâm áo, là không giống nhau, dù cùng một vấn đề,
cùng một pháp môn, nhưng có các kiểu giải thích khác nhau.
Tiếp theo ngài nói: 概括而粗分輩品,略顯位次。竊思應病與藥,隨機說法,故未可拘於一格,死於句下 “Khái quát nhi
thô phân bối phẩm, lược hiển vị thứ. Thiết tư ứng bệnh dữ dược, tùy cơ thuyết
Pháp, cố vị khả câu ư nhất cách, tử ư câu hạ”(Khái quát tạm phân chia phẩm vị, để lược nói thứ bậc. Trộm nghĩ đây là ứng bệnh mà cho
thuốc, tùy cơ thuyết pháp, vì vậy không nên câu nệ một cách, chết cứng vào câu
cú). Niệm
Lão nói ra mấy câu này rất hay, những điều mà Phật nói trong kinh xác thực là tạm
phân chia phẩm vị, nói ba bậc chín phẩm, ý nghĩa là mỗi người dụng công phu sâu
cạn, phát tâm lớn nhỏ không giống nhau, nên Pháp của Phật thuyết không nhất định,
chỉ là đại lược. Ứng bệnh cho thuốc, tùy cơ thuyết Pháp, hai câu nói này là
linh hoạt, Bác sĩ trị bệnh cho người, lúc kê đơn thuốc, dùng thuốc gì, dùng lượng
thuốc bao nhiêu, mỗi người không giống nhau. Cùng bệnh là bệnh cảm mạo, đơn thuốc
có thể giống nhau, nhưng phân lượng không giống nhau. Bị cảm mạo nặng, thì lượng
thuốc nhiều một chút; bị cảm rất nhẹ, thì lượng thuốc có thể ít đi một chút, là
không giống nhau. Cho nên, học Phật không thể gò bó ở một quy cách, cứng nhắc ở
câu cú, sợ nhất là như vậy. Trong kinh nói như vậy, quý vị không hiểu trong
kinh là nói vì ai, nói khi nào, nói trong tình huống nào, nào đâu nhất định? Phật
thuyết Pháp mỗi câu đều là linh hoạt, không có một câu cứng nhắc, vô cùng sinh
động, nên chúng ta cần lãnh hội được.
Chúng ta xem câu nói tiếp theo của Niệm Lão, 竊計“thiết kê”(trộm nghĩ), chữ ‘trộm’
ở đây là Hoàng Niệm lão khiêm tốn, ‘nghĩ’ chính là tư duy tưởng tượng, 無量壽會上,阿難當機“Vô Lượng Thọ hội thượng, A Nan đương cơ”(trong pháp hội Vô Lượng Thọ, ngài A Nan là đương cơ), người đương
cơ là Tôn giả A Nan, 並有大比丘萬二千人“tịnh hữu đại
Tỳ-kheo vạn nhị thiên nhân”(cùng với một vạn hai
nghìn vị đại Tỳ-kheo), hồi Tiểu hướng Đại, Tỳ-kheo là người tu Tiểu-thừa,
thêm chữ ‘Đại’ chính là hồi Tiểu hướng Đại, quý ngài học Bồ-tát hạnh, gồm 12
ngàn người, 比丘尼五百人,如是出家大德“Tỳ-kheo-ni ngũ bách nhân, như thị xuất gia Đại đức”(năm trăm vị Tỳ-kheo-ni hiện diện. Các bậc Đại đức xuất gia như vậy),
đây đều là Đại đức xuất gia, 皆應上輩往生“giai ưng thượng bối vãng
sanh”(đều ứng với vãng sanh bậc Thượng). 且以本經乃淨土第一經,所示“Thư dĩ bổn kinh nãi Tịnh-độ đệ nhất kinh, sở thị”(Vả lại, kinh này chính là kinh đệ nhất của Tịnh-độ, nên trong kinh nói),
tức là những câu khai thị, câu nói trong kinh này, 乃正宗典範“nãi chánh tông điển phạm”(là
khuôn mẫu chính tông), nói cách khác, đây là kinh điển quan trọng nhất của
Tịnh-độ tông, là đệ nhất kinh của Tịnh-độ, nên những điều kinh nói là điển phạm
chánh tông. 出家修行得上輩生,乃合常情“Xuất gia tu hành đắc thượng
bối sanh, nãi hợp thường tình”(Bậc xuất
gia tu được vãng sanh bậc Thượng, là hợp lẽ thường tình), đây là sự việc
bình thường, mọi người đều có thể đồng ý, đều không có hoài nghi. 佛故契此因緣,而說上輩生者,出家棄欲而作沙門“Phật cố khế thử nhân duyên, nhi thuyết thượng bối sanh giả, xuất
gia khí dục nhi tác Sa-môn”(nên đức Phật thuận
theo nhân duyên ấy, mà nói vãng sanh bậc Thượng, là bậc xuất gia, lìa dục, mà
làm sa-môn), đó là kinh văn.
至於《觀經》“Chí ư Quán Kinh”(còn với Quán Kinh), thì người đương cơ lại khác, trong Quán Kinh 則大異於是“tắc đại dị ư thị”(thì khác
rất lớn), không giống với ở đây, sự khác biệt rất lớn, tại sao vậy? 當機者實為韋提希夫人“Đương cơ giả thật vi Vy Đề Hy phu nhân”(Người đương cơ là phu nhân Vy Ðề Hy). Quý vị thấy kinh này, người đương
cơ là tôn giả A Nan, và 12 ngàn vị đại Tỳ-kheo dự hội, là không giống nhau. Chúng
ta phải chú ý những điều này, thì sau này mới hiểu được Phật thuyết Pháp là
linh hoạt, vô cùng sinh động, đối với hạng người nào, thì Phật thuyết Pháp đó,
không có nhất định, không có định pháp mà thuyết. Đương cơ Quán Kinh là phu nhân Vy Đề Hy, 阿難、目連侍佛左右,釋梵諸天虛空雨花。會中唯阿難、目連為大權示現之比丘,餘無出家之眾。於此會上當機聞法並上輩往生者,主要是韋提希夫人等在家人。故佛應其機緣,於上品生中皆未言出家也“A nan, Mục Liên thị Phật tả hữu,
Thích Phạn chư thiên hư không vũ hoa. Hội trung duy A nan, Mục Liên vi đại quyền
thị hiện chi Tỳ-kheo, dư vô xuất gia chi chúng. Ư thử hội thượng
đương cơ văn pháp tịnh thượng bối vãng sanh giả, chủ yếu thị Vy Đề Hy phu nhân
đẳng tại gia nhân. Cố Phật ứng kỳ cơ duyên, ư thượng phẩm sanh trung giai vị
ngôn xuất gia dã”(ngài A Nan và ngài Mục
Liên đứng hầu hai bên đức Phật; chư thiên trời đế Thích và Phạm thiên đứng trên
không rãi mưa hoa cúng dường. Trong hội chỉ có hai vị A Nan và Mục Liên là bậc Tỳ-kheo
đại quyền thị hiện, không có bậc xuất gia nào khác. Trong pháp hội đó, bậc
đương cơ nghe pháp và hàng vãng sanh bậc Thượng chủ yếu là những người tại gia
như phu nhân Vy Ðề Hy. Nên Phật ứng theo cơ duyên ấy mà chưa nói đến xuất gia
trong các bậc Thượng-phẩm). Đó là những điều nói trong Quán Kinh, phải hiểu
rằng đương cơ của Quán Kinh là vì người nào mà nói, đương cơ của kinh này không
giống với Quán Kinh, cho nên những điều nói của kinh này cũng không giống. trong
hội đó đương cơ nghe pháp và vãng sanh bậc Thượng, chủ yếu là người tại gia như
phu nhân Vy Đề Hy, cho nên Phật ứng cơ duyên đó, trong bậc Thượng-phẩm vãng sanh
đều chưa nói đến xuất gia, tại gia có được vãng sanh Thượng-thượng-phẩm hay
không? Được! Mấu chốt của Thượng-thượng-phẩm là ở lìa dục, quý vị lìa bỏ bao
nhiêu dục vọng, trong Đại-thừa giáo nói điều này rất nhiều, sự khác biệt của Phật
và chúng sanh, là ở chỗ: Phật đoạn tận phiền não rồi, còn phàm phu thì đầy đủ tất
cả phiền não.
Phiền não là gì? Tổng lại mà nói có ba loại lớn: Loại thứ
nhất là vô-minh, loại thứ hai là trần-sa, loại thứ ba là kiến-tư. Vô-minh phiền
não chính là khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm thì phàm phu chúng ta không
biết, vì nó quá vi tế. Trong một ý niệm có bao nhiêu niệm nhỏ? Nhỏ đến mức độ
nào? Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta, một khảy búng tay, trong một búng tay có
32 ức trăm ngàn niệm, trăm ngàn là 10 vạn, 32 ức nhân cho 10 vạn, thành 320
nghìn tỷ. Một búng tay này, là 320 ngàn tỷ ý niệm, thì làm sao chúng ta biết được?
Đó là hoàn cảnh hiện thực ở trước mặt, mắt chúng ta thấy được, tai nghe thấy được,
mũi ngửi được, thân tiếp xúc được, tất cả là ảo giác được sinh ra dưới dạng tần
số cao như vậy, thời gian tồn tại một ý niệm là một phần 320 nghìn tỷ giây, thọ
mạng của nó ngắn như vậy, nên chúng ta không nhận thấy được. Vẫn còn chưa hết,
vừa rồi nói một búng tay là 320 nghìn tỷ, vậy một giây đồng hồ có thể búng bao
nhiêu lần? Có người nói với tôi, là 7 lần. Tôi tin tưởng, tôi có thể búng được 5
lần, tôi già rồi; nếu người trẻ, thể lực tốt, họ chắc chắn có thể búng 7 lần.
320 ngàn tỷ nhân cho 7, đó là trong một giây, vậy là một phần 2240 ngàn tỷ giây,
tức một giây đồng hồ có 2240 ngàn tỷ ý niệm, mà không có hai ý niệm giống nhau
hoàn toàn, tìm cũng không ra.
Hiện nay, chúng tôi hình như thấy rằng qua mấy tiếng đồng hồ,
mấy ngày quý vị không thay đổi hình dạng, nhưng thực ra mỗi giây đều không giống
nhau. Chúng ta nhìn được rất gần, hình như không có khác biệt gì; nếu quý vị
nhìn cả địa cầu, thì khác biệt lớn rồi; lại nhìn hệ Ngân hà, thì khác biệt càng
lớn hơn; lại xem tiếp khắp pháp giới hư không giới, thì quý vị sẽ thấy được:
không có ý niệm nào giống nhau, không có một hình ảnh nào giống nhau, hình ảnh
là do ý niệm biến hiện ra, ý niệm là năng hiện, còn hình ảnh là sở hiện. Hình ảnh
chính là hiện tượng vật chất, hiện tượng vật chất này từ đâu đến vậy? Là do ý
niệm sanh ra. Trên kinh Đại-thừa thường nói “Từ tâm tưởng sanh”, câu nói này
quan trọng, chúng ta phải thật sự hiểu được “từ tâm tưởng sanh” tâm của chúng
ta lương thiện, thì cảnh giới hiện ra là tốt, là lương thiện; tâm chúng ta
không thiện, thì cảnh giới nơi ở không thiện. Cảnh giới bên ngoài, trên kinh Đại-thừa
nói “cảnh tùy tâm chuyển”. Cảnh giới bên ngoài cũng là đang thay đổi trong từng
sát-na, gần như không khác với tần số thay đổi của ý niệm. Cho nên trên Kinh Bát
Nhã nói với chúng ta: “Nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”,
đó gọi là thật tướng. Thật tướng là gì? Là chân tướng sự thật.
Hiện nay, chúng ta đã nhận lầm chân tướng sự thật này rồi,
cho rằng nó có thật, cho rằng ta có thể đạt được, cho rằng ta khống chế được, nhưng
thực ra hoàn toàn là giả. Quý vị khống chế được, quý vị có thể đạt được, một
khi thọ mạng thân của quý vị hết rồi, quý vị cũng không cách nào khống chế được,
quý vị có thể khống chế khiến cho thân này của quý vị không chết được không? Có
thể bảo thế gian này thường trụ được không? Có, không phải không có, Thế giới Cực
Lạc chính là vĩnh viễn không chết, không có sanh lão bệnh tử. Vãng sanh đến Thế
giới Cực Lạc là hóa sanh, không phải đi đầu thai, là biến hóa sanh. Những người
vãng sanh đó là ngồi trong hoa sen, hoa sen từ đâu mà đến? Là do chính chúng ta
niệm Phật, chúng ta ở nơi này niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh-độ, thì trong ao Thất
Bảo của Thế giới Cực Lạc, liền ra một đóa hoa sen. Hoa này không lầm lẫn được,
hoa sen của mỗi người niệm Phật tự có ghi tên, tức là tên của chính mình ghi trên
hoa sen. Khi chúng ta vãng sanh, A Di Đà Phật cầm hoa sen này đến tiếp dẫn
chúng ta, chúng ta ngồi trong hoa sen, hoa sen sẽ khép lại, sau khi khép lại
thì sinh ra biến hóa, Phật cầm hoa sen này mang về ao Thất Bảo, đặt trong ao Thất
Bảo đợi hoa nở. Khi nào hoa nở? Người trong hoa sen có biến hóa, đem thay đổi hoàn
toàn thân thể này của chúng ta, thân thể này là tướng-phần của A-lại-da, tướng
cảnh giới của A-lại-da, sau khi hoa nở, tướng-phần của A-lại-da hoàn toàn chuyển
biến thành Tự-tánh sở hiện, chính là Pháp-tướng biến thành Tự-tánh sở hiện. Tự-tánh
sở hiện thì không sanh không diệt, quý vị thấy khi Đại sư Huệ Năng kiến tánh,
tánh là như thế nào vậy? Ngài nói: thứ nhất là thanh tịnh, không có ô nhiễm; thứ
hai không sanh không diệt. Vì vậy, ở Thế giới Cực Lạc hoa nở thấy A Di Đà Phật,
thân đó là thân Pháp-tánh, không phải Pháp-tướng, tướng này hoàn toàn chuyển biến
thành tánh, chuyển biến thành không sanh không diệt. Không sanh không diệt thì
gọi là vô lượng thọ, vô lượng thọ chính là ý nghĩa của không sanh không diệt. Đó
là sự thật, không phải là giả. Bồ-tát muốn tu hành đến cảnh giới này, thì cần thời
gian bao lâu? Rất lâu rất lâu, trên kinh dùng vô lượng kiếp để hình dung, không
phải với thời gian ngắn mà quý vị có thể làm được.
Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngữi mùi, lưỡi nếm vị, Phật
là như thế nào? Phật thì điều gì cũng rõ ràng, điều gì cũng biết rõ, nhưng không
có khởi tâm, không có động niệm, đó chính là Phật. Chúng ta thì như thế nào? Vừa
tiếp xúc thì khởi tâm động niệm. Còn Phật không khởi tâm, không động niệm; Bồ-tát
có khởi tâm động niệm, không có phân biệt, không có chấp trước là Bồ-tát; A-la-hán
có phân biệt, không có chấp trước; phàm phu chúng ta thấy sắc nghe tiếng, liền có
khởi tâm động niệm, có phân biệt, có chấp trước, đó gọi là phàm phu, phàm phu lục
đạo. Lục đạo mười pháp giới, từ đâu mà đến vậy? Là từ phân biệt chấp trước mà đến.
Nếu như chúng ta đối với tất cả hiện tượng đều không khởi phân biệt, không khởi
chấp trước, thì không những không có lục đạo, mà mười pháp giới cũng không còn
nữa, còn lại điều gì? Còn lại là chuyển thức thành trí, chuyển tám thức thành bốn
trí, là chuyển tự nhiên rồi. Sự chuyển này thì biến chúng ta thành thân pháp-tánh,
thân pháp-tánh là sở cảm Pháp-tánh-độ, nếu không đi đến Thế giới Cực Lạc, thì sanh
vào Báo-độ của Thích Ca Mâu Ni Phật ở thế giới này. Là ở đâu? Ở Thế giới Hoa Tạng.
Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: Báo-độ của Thích Ca Mâu Ni Phật không khác nhiều với
Thế giới Cực Lạc. Tất cả chư Phật đều có Báo-độ, Phật là trụ ở Báo-độ giáo hóa
chúng sanh, A Di Đà Phật cũng không ngoại lệ. Điều này phải làm cho rõ ràng,
làm sáng tỏ, nhất định không được hoài nghi, tại sao vậy? Bởi hoài nghi sẽ trở
thành chướng ngại cho sự vãng sanh của chúng ta.
Hoài nghi của chúng ta không đoạn được thì phải làm sao? Có
hai cách, một là đọc kinh, hai là niệm Phật, hai cách này đều được. Cổ nhân
Trung Hoa từng nói, “độc thư thiên biến, kỳ
nghĩa tự kiến”(đọc sách ngàn lần, tự hiểu
nghĩa kia). Quý vị lão lão thật thật mà niệm bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, niệm
trên một ngàn lần thì có thể đoạn nghi sanh tín; một ngàn lần mà vẫn còn nghi ngờ,
thì niệm thêm một ngàn lần; nếu vẫn còn nghi hoặc, thì niệm thêm một ngàn lần nữa,
niệm đến năm ngàn lần, mười ngàn lần, thì hoài nghi không còn nữa. Đó là thế
nào? Niệm kinh là tu định, tu tam-ma-địa. Tam-ma-địa là tiếng Ấn Độ, dịch thành
nghĩa tiếng Trung Hoa là chánh-định, chính là thiền-định, chúng ta dùng cách đọc
kinh để tu thiền-định. Quý vị niệm Phật cầu vãng sanh có thiền có Tịnh-độ, tín
nguyện trì danh là Tịnh-độ, nhất tâm để đọc kinh, đọc kinh không thể nghĩ ngợi,
đừng suy nghĩ ý nghĩa trong kinh là gì, chỉ cần niệm mỗi chữ cho rõ ràng, niệm mỗi
câu cho rõ ràng, không có niệm sai, không có niệm sót là được rồi, không nên
nghĩ ngợi ý nghĩa trong kinh là gì. Suy nghĩ ý nghĩa trong kinh, đó gọi là vọng
tưởng, như vậy được thọ dụng rất ít, chỉ có thể nói là kết pháp duyên với A Di
Đà Phật mà thôi. Không suy nghĩ thì như thế nào? Không suy nghĩ là tu định. Phải
biết rằng, tám muôn bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn không giống nhau, chính là
con đường không giống nhau, phương pháp không giống nhau, nhưng tất cả đều tu một
việc, là thiền-định. Cho nên, trên Kinh Kim Cang mới nói 是法平等,無有高下“Thị pháp bình đẳng, vô hữu
cao hạ”(Pháp là bình đẳng, không có cao thấp), tất
cả đều là thiền-định, sau khi đạt được định thì khai trí tuệ, có trí tuệ thì hiểu
rõ rồi, thì có thể chứng quả. Quả vị của Bồ Tát tổng cộng có 52 cấp bậc, giống
như đi học vậy, từ năm thứ nhất phải học đến năm thứ 52, thì tốt nghiệp rồi.
Càng học lên trên càng khó đạt, càng không dễ dàng, điều này phải thật làm.
Pháp môn này là pháp môn đặc biệt thù thắng, tại sao vậy? Hành giả được gia trì
bởi uy thần bổn nguyện của A Di Đà Phật, A Di Đà Phật tu hành vô lượng kiếp, đem
công đức trong vô lượng kiếp tu hành đó gia trì cho chúng ta, bốn mươi tám nguyện
gia trì cho chúng ta, cho nên nhanh chóng vượt qua, một đời thì thành Phật. Chúng
ta đều tin chỉ một đời thôi, tại sao vậy? Thọ mạng của một đời ở thế gian này
là không dài; nhưng đến được Thế giới Cực Lạc thọ mạng rất dài, là vô lượng thọ,
thì đương nhiên một đời thành tựu, không cần đời thứ hai. Vô lượng kiếp, ba đại
a-tăng-kỳ-kiếp, đều không quan tâm nữa, vì thọ mạng của quý vị dài hơn số đó nữa.
Nên Thế giới Cực Lạc không thể không đến.
Không dùng cách này có được không? Được, vì không có định
pháp. Cách này là một cách thông dụng nhất, phương tiện nhất, dễ dàng nhất. Quý
vị tu phương pháp khác, như học Nho có thể vãng sanh Thế giới Cực Lạc được hay
không? Được, chỉ cần quý vị phát tâm hồi hướng, tôi cầu sanh Thế giới Tây
Phương Cực Lạc, không phải là không được. Tại sao vậy? Mỗi một pháp môn, bao gồm
mỗi một tôn giáo, lúc đạt đến đỉnh cao nhất đều là kiến tánh. Xem kinh điển phải
lắng tâm, kinh điển là nói như vậy. Chúng ta nói vãng sanh Thế giới Cực Lạc, Cơ
Đốc giáo nói sanh Thiên đường, Thiên đường và Thế giới Cực Lạc có sai biệt
không? Nói với quý vị là không có sai biệt, là cùng nơi mà khác tên, là một nơi,
chúng ta gọi đó là Thế giới Cực Lạc, gọi đó là Thế giới Hoa Tạng, Cơ Đốc giáo gọi
đó là Thiên đường, Hồi giáo gọi đó Thiên Viên. Thật sự tu thành, đến được rồi, nếu
chúng ta đến Thế giới Cực Lạc, họ thật tu được rất khá, thật sự tu đến Thiên đường,
đến Thế giới Cực Lạc nhìn thấy họ: Bạn làm sao đến đây vậy! Họ tu là Thiên đường,
không có tu Thế giới Cực Lạc, họ nhìn thấy chúng ta, chúng ta đến Thiên đường của
họ rồi; chúng ta nhìn họ, họ đến Thế giới Cực Lạc rồi. Vốn là cùng một nơi, mà không
cùng tên gọi, thật tuyệt vời! Cho nên có thể thống nhất toàn bộ tôn giáo, tôn
giáo là một không phải hai, khác đường nhưng cùng về một chỗ, nên không cần đi
tranh luận. Bạn không bằng tôi, tôi hay hơn bạn, thì tất cả đều đi không được,
tại sao vậy? Vì tâm quý vị sanh phân biệt, quý vị khởi tâm động niệm, quý vị
phân biệt chấp trước, đó là phàm phu lục đạo, tâm phàm phu thì không đến được
Thiên đường, không đến được Thế giới Cực Lạc.
棄欲“Khí dục”(lìa dục), hai chữ
này quan trọng hơn tất cả. Nhất định phải buông xuống, buông xuống phiền não,
buông xuống tập khí, dùng tâm từ bi lớn, tâm bao thái hư, lượng chu sa giới,
dùng tấm lòng như vậy xử sự đối người tiếp vật, như vậy là gì? Là Bồ-tát thật,
họ thật vãng sanh. Người tại gia cũng vậy, tu mà thành thì không khác so với
người xuất gia. Ở phần mở đầu bộ kinh này, Thích Ca mâu Ni Phật nêu 16 vị Chánh-sĩ,
16 vị Chánh-sĩ này là 16 vị Đẳng-giác Bồ-tát, tất cả đều là người tại gia. Địa
vị của họ là bình đẳng với Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí, là cùng một cấp
bậc, nhưng toàn bộ đều là người tại gia. Do đó có thể biết, Phật pháp xác thực
là Pháp bình đẳng, nam nữ già trẻ, các ngành các nghề, chỉ cần quý vị y chiếu
theo phương pháp lý luận này mà tu, thì không có người nào mà lại không thành tựu,
không có ai mà lại không vãng sanh, sanh đến Thế giới Cực Lạc thì cũng như
thành Phật, ở Thế giới Cực Lạc nhất định thành Phật, đạo lý này, sự việc này,
được nói rất thấu triệt trong kinh này. Cho nên không được xem thường bộ kinh
này, sự lý quá sâu, sâu đến mức ngay cả Bồ-tát cũng không dám tin tưởng huống hồ
là La-hán? Những Bồ Tát La Hán nói đến trong bộ kinh này, thực tế đều là hóa
thân của chư Phật Như Lai, gọi là “một Phật xuất thế, ngàn Phật ủng hộ”, giống
như biểu diễn văn nghệ, A Di Đà Phật đóng vai chính, những chư Phật Như Lai kia
cũng đến đóng vai phụ, thì biểu diễn đó mới được thù thắng, mới diễn được thành
công. Giữa Phật và Phật, nhất định không có đố kỵ, không có chướng ngại, nhất định
không có khen mình chê người, mà đối đãi bình đẳng, hòa thuận cùng nhau. Chúng
ta phải đem đối đãi bình đẳng, hòa thuận cùng nhau này, áp dụng vào cuộc sống,
thực hiện trong công việc, ứng dụng trong xử sự đối người tiếp vật, đó gọi là chân
học Phật.
Chúng ta lại
xem tiếp, tiếp theo Niệm Lão dẫn lời của Quán Kinh. 又《觀經》曰:韋提希與五百侍女“Hựu Quán Kinh viết: Vy Đề Hy dữ ngũ bá thị nữ”(Quán Kinh nói: Vy Ðề Hy và 500 thị nữ), 500 người nữ này là trong Hoàng cung,
聞佛所說,應時即見極樂世界廣長之相“văn Phật sở thuyết, ứng thời tức kiến Cực Lạc Thế giới quảng
trường chi tướng”(nghe lời Phật dạy, ngay lập
tức thấy được tướng rộng lớn của Thế Giới Cực Lạc), cảm ứng thật sự không
thể nghĩ bàn, không những thấy được Thế giới Cực Lạc, thấy được A Di Đà Phật, tiếp
theo còn nói, 得見佛身及二菩薩“đắc kiến Phật thân cập nhị
Bồ-tát”(được thấy thân Phật và thân hai vị Bồ-tát),
là Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí. Sau lưng chúng tôi là bức tranh Thế
giới Cực Lạc biến tướng đồ, chính là ý nghĩa như vậy. 心生歡喜,歎未曾有,豁然大悟,逮無生忍“Tâm sanh hoan hỷ, thán vị tằng hữu, hoát nhiên đại ngộ, đãi vô-sanh-nhẫn”(tâm sanh hoan hỷ, khen là chưa từng có, hoát nhiên đại ngộ, đạt vô-sanh-nhẫn),
đắc vô-sanh-pháp-nhẫn, điều này bất khả tư nghị. Ở đây nói hoát nhiên đại ngộ,
đắc-vô-sanh-nhẫn, là nói phu nhân Vy Đề Hy. Còn 500 cung nữ thì sao? 五百侍女,發阿耨多羅三藐三菩提心,願生彼國“Ngũ bá thị nữ, phát A-nậu-đa-la tam-miệu Tam-bồ-đề tâm, nguyện
sanh bỉ quốc”(Năm trăm thị nữ phát Tam-miệu
Tam-bồ-đề tâm, nguyện sanh nước ấy), là thật sự phát tâm, phát tâm Vô-thượng
Bồ-đề. A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề là tiếng Ấn Độ, có thể phiên dịch, nhưng tại
sao không dịch? Là tôn trọng nên không dịch. Đó là gì? Đó là mục tiêu cuối cùng
của học Phật. Học Phật hy vọng được điều gì? Là hy vọng được điều này. Câu này
dịch thành nghĩa tiếng Trung Hoa, thì “A” dịch là vô, “nậu-đa-la” dịch là thượng,
“tam” dịch là chánh, “miệu” dịch là đẳng, “Bồ-đề” dịch Chánh-giác. Quý vị thấy,
nếu dịch tất cả thành Trung văn, thì càng đơn giản hơn, là “Vô thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác”, A-nậu-đa-la là Vô thượng, Tam-miệu là Chánh-đẳng, Tam-bồ-đề là
Chánh-giác, thành Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, dùng sáu chữ của Trung văn.
Thật phát tâm. Phát tâm, thì câu nói tiếp theo nói được rất hay, nguyện sanh nước
ấy, nguyện sanh nước ấy mới là thật sự phát tâm, nếu không nguyện sanh nước ấy
thì không gọi A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, phát tâm cầu sanh Thế giới Cực Lạc,
mới là Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác thật sự. 世尊悉記“Thế Tôn tất
ký” (Thế Tôn thọ ký tất cả), Thế Tôn tức là Thích
Ca Mâu Ni Phật, thọ ký cho họ, thọ ký cũng chính là dự báo nói trước cho họ biết,
皆當往生“giai đương vãng sanh”(đều sẽ
vãng sanh). Giống như Thích Ca Mâu Ni Phật làm bảo đảm rằng: tất cả họ đều được
vãng sanh. 生彼國已,獲得諸佛現前三昧“Sanh bỉ quốc dĩ, hoạch đắc
chư-Phật hiện-tiền tam-muội”(Sanh về nước ấy rồi, liền đắc chư-Phật hiện-tiền
tam-muội), vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì đắc được chư-Phật hiện-tiền tam-muội.
Tam-muội là chánh-thọ, là thiền-định, ngay trong thiền-định ấy, quý vị thấy được
mười phương thế giới chư Phật Như Lai.
Đó chính là Tự-tánh gặp duyên thì hiện tướng. Hiện tướng
này, ở đây là nói theo Quán Kinh, Đại sư Huệ Năng cũng thấy được rồi, ngài có
thể làm chứng minh cho chúng ta, lúc Đại sư Huệ Năng khai ngộ đã nói năm câu
nói, câu sau cùng, chính là chư-Phật hiện-tiền tam-muội. Câu nói ấy của ngài là
thế nào? “Nào ngờ Tự-tánh, năng sanh vạn pháp”, vạn pháp chính là toàn vũ trụ, tất
cả vũ trụ. Toàn bộ vũ trụ, từ đâu mà đến vậy? Do Tự-tánh hiện ra. Ý nghĩa của câu
nói này với chư- Phật hiện-tiền tam-muội nói ở đây là hoàn toàn giống nhau, nên
có thể thấy được Đại sư Huệ Năng đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến
tánh thành Phật, là thật, chứ không phải giả. Thời nay, Lão Hòa thượng Hải Hiền
cũng nhập cảnh giới này, nhưng ngài không nói. Làm sao chúng ta biết ngài nhập
cảnh giới ấy? Nhập cảnh giới ấy mà muốn thấy Thế giới Cực Lạc, thì Thế giới Cực
Lạc hiện ra; muốn thấy A Di Đà Phật, thì A Di Đà Phật hiện ra, gọi là hiện-tiền
tam-muội. Lão Hòa thượng Hải Hiền nhập cảnh giới ấy, tuy ngài không nói, thỉnh
thoảng cũng lộ ra một câu, hai câu, nhưng người nghe không để ý, không nghe ra.
Ngài ấy lộ ra một chút như thế, nên nghe không ra. Nhưng chúng ta có thể lĩnh hội
được, tại sao vậy? Vì xem nhiều lần hơn, ngài vừa nói, giống như điều đã nói
trên kinh. Lão Hòa thượng Hải Hiền chỉ với một câu Phật hiệu, càng khó tin tưởng!
Ngài ấy không biết chữ, không có đọc sách, cả đời không có đọc qua một bộ kinh,
cả đời không có nghe qua một lần diễn giảng, chưa có nghe giảng kinh một lần
nào, mà tại sao ngài có được phẩm vị cao như vậy? Vì nhất tâm bất loạn.
Đồng học niệm Phật chúng ta phải học theo ngài, vì ngài là
tấm gương tốt nhất. Một chút cũng không khó, khó ở điều gì? Là phải giữ chắc một
câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, câu này tiếp nối
câu kia không gián đoạn. Trong miệng không niệm không sao, miễn trong tâm vẫn
phải niệm. Trong tâm chỉ có một tôn Phật A Di Đà, ngoài A Di Đà Phật ra, không
có điều gì khác, buông xuống tất cả. Buông xuống tất cả thế giới thân tâm, chỉ
có một câu A Di Đà Phật, thì liền thấy được chư-Phật hiện-tiền tam-muội rồi.
Pháp môn bất khả tư nghị, thành tựu bất khả tư nghị. Mỗi người, dù là người
phàm, thậm chí phiền não tập khí rất nặng, tạo tác rất nhiều tội nghiệp, đều
không sợ; ngũ nghịch thập ác, đáng sẽ đọa địa ngục Vô Gián, đều không sợ, chỉ cần
bây giờ chúng ta một niệm quay đầu, thì tam-muội hiện tiền, liền đạt được sự
gia trì của A Di Đà Phật, tất cả chư Phật hộ niệm. Ai tin được? Chư Phật Như
Lai tin tưởng, và người có duyên đặc biệt sâu với Tịnh-độ tin tưởng. Một người
tội nghiệp rất nặng, nếu không vãng sanh Tịnh-độ, thì chắc chắn đọa địa ngục A
Tỳ, như Pháp sư Oánh Kha triều Tống là một ví dụ điển hình. Nghĩ đến sự khổ ở địa
ngục, khiếp sợ rồi, địa ngục quá khổ, lập tức quay đầu, cầu A Di Đà Phật cứu
con. Đầy đủ tín nguyện, thì một niệm mười niệm, A Di Đà Phật cũng đến đón quý vị
vãng sanh, Ngài thật từ bi, từ bi đến tột cùng. A Di Đà Phật dựa vào gì để đón quý
vị? Là dựa vào quý vị vốn là Phật, nên Phật đến cứu quý vị, nếu quý vị vốn
không phải là Phật, thì Phật cũng không có cách nào. Bởi vì quý vị vốn là Phật,
mà quý vị đã mê, bây giờ quý vị một niệm quay đầu, thì Phật thật sự giúp đỡ quý
vị, thật sự thành tựu quý vị, để quý vị hồi quy Tự-tánh. Quý vị nói còn gì bằng
điều này!
Ở trong đây hàm chứa tất cả chúng sanh, toàn cả vũ trụ, bao
gồm mười pháp-giới và lục đạo, đều là duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Không
phải do người khác, mà do chính mình, chính mình thành ý chánh tâm thì hiện ra
ba đường thiện, là pháp-giới Tứ Thánh, còn vọng tâm, phiền não của chính mình thì
hiện ra là ba đường ác. Sáu đường luân hồi từ đâu ra? Do ý niệm của chính mình
biến hiện ra, nên chỉ cần điều chỉnh ý niệm của chính mình, thì không phải là giải
quyết vấn đề rồi sao? Nên nhất định phải dùng tâm chân thành, nhà Nho nói là thành
ý chánh tâm. Nhưng làm sao thành ý? Người phải có trí tuệ, lý trí vượt qua tình
cảm, thì sẽ thành ý; không thể vượt qua, thì không có thành, không có chân
thành. Thế nào gọi là lý trí chúng ta vượt qua tình cảm? Trong thường ngày phải
y trí không y thức, đó là Phật pháp nói. Tức là dùng lý trí, không dùng tình cảm,
đó là tu hành, thật tu hành, điều kiện trước tiên là phải buông xả. Nhà Nho nói
cách vật, cách vật là buông xả, vật là dục vọng, vật dục, phải buông xuống thất
tình ngũ dục, phải buông được sạch sẽ, bởi lục đạo là do nó tạo ra, đoạn hết những
điều này rồi, thì lục đạo cũng không còn nữa, nên phải buông xuống. Phật Pháp
nói buông xuống, còn nhà Nho nói cách vật trí tri, cách vật chính là buông xuống,
cách là đấu tranh, đấu tranh với ai? Đấu tranh với chính mình, thực hiện trận
chiến với dục vọng của chính mình, đánh bại nó. Không bị sự cám dỗ của ham muốn
hưởng thụ vật chất, không bị sự quấy nhiễu của ham muốn hưởng thụ vật chất, người
như vậy có thể học Phật, có thể học Thánh Hiền. Người dục vọng nhiều thì khó
khăn, họ không có cách nào để nhập môn.
Cho nên điều này quan trọng hơn tất cả, đến cửa ải này thì điều
quan trọng là phải hạ thấp dục vọng của chúng ta xuống càng thấp càng tốt. Quý
vị xem Thích Ca Mâu Ni Phật biểu diễn cho chúng ta, toàn bộ tài sản của Phật, chỉ
ba y một bát; cuộc sống của Phật, giữa ngày ăn một bữa, tối nghỉ dưới gốc cây; cả
đời không xây đạo tràng. Lúc bấy giờ, vua của 16 nước lớn Ấn Độ đều là đệ tử
quy y với Phật, bái Phật làm thầy, nên Ngài thường thường vào trong cung đình
giảng kinh thuyết pháp, đi làm khách. Phật không tiếp nhận cúng dường, lúc đó họ
giúp Phật xây đạo tràng lớn, xây chùa bằng vàng ngọc huy hoàng rất dễ dàng, nhưng
Phật không cần. Tại sao không cần? Ngày nay, chúng ta đã hiểu rồi, Phật vì làm
cho người chúng ta ngày nay xem đó. Người ngày nay ra sức xây chùa, hao người tốn
của, mà tâm thì như thế nào? Tâm không ở trong đạo, tâm ở trong danh văn lợi dưỡng.
Cho nên Phật làm tấm gương cho chúng ta, thực sự là hoàn toàn đoạn tuyệt đối với
danh văn lợi dưỡng của thế gian, thì thân tâm thanh tịnh, tự nhiên khỏe mạnh.
Buổi tối Phật ngồi dưới cây lớn, nghỉ ngơi, gió táp mưa sa, ban ngày nắng chiếu,
mà Phật không hề gì, sức khỏe vẫn tốt. Ngày nay chúng ta sống trong nhà cửa quen
rồi, nếu tĩnh tọa dưới gốc cây, chỉ là ngồi một buổi tối, thì ngày hôm sau đi
vào phòng bệnh rồi. Vậy quý vị mới biết: sức khỏe chúng ta kém xa so với Phật. Đệ
tử thường theo Phật là 1255 người, mà trên kinh thường nói đến, đều giống như
Phật. Ngoài đệ tử thường theo, còn có đệ tử lâm thời theo Phật nữa, chắc chắn rất
đông. Cách nhìn của tôi, đệ tử vây quanh bên Phật sẽ không ít hơn 3000 người, 3000
người ấy đều là nghỉ dưới gốc cây, giữa ngày ăn một bữa, được đại tự tại. Thân
tâm không có gánh nặng, vì buông xuống tất cả rồi. Cho nên tri kiến, cách nghĩ,
cách nhìn của quý ngài chính xác, không có tự tư tự lợi, không có thị phi nhân
ngã, thật sự khẳng định biến pháp giới hư không giới với chính mình là một thể,
tất cả pháp đều là Tự-tánh biến hiện ra, là một không phải hai, quan niệm này
quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
Chúng ta đem đoạn văn tiếp theo đọc lên:
生彼國已,獲得諸佛現前三昧。無量諸天,發無上道心。可見《觀經》會上,當機之眾純是大乘根器,又皆是在家發心。如是諸人,定可上輩往生。且韋提希夫人悟無生法忍於現世,必是上品上生極樂佛土“Sanh bỉ quốc dĩ, hoạch đắc chư Phật hiện-tiền tam-muội. Vô lượng
chư thiên, phát vô thượng đạo tâm. Khả kiến: Quán Kinh hội thượng, đương cơ chi
chúng thuần thị Đại-thừa căn khí, hựu giai thị tại gia phát tâm. Như thị chư
nhân, định khả thượng bối vãng sanh. Thư Vy Đề Hy phu nhân ngộ vô sanh pháp nhẫn
ư hiện thế, tất thị thượng phẩm thượng sanh Cực Lạc Phật độ”(Sanh nước ấy rồi, sẽ đắc chư Phật hiện-tiền tam-muội. Vô lượng chư
thiên phát Vô Thượng Ðạo tâm. Có thể thấy: trong pháp hội Quán kinh, bậc đương
cơ toàn là căn khí Ðại-thừa, lại đều là hàng tại gia phát tâm. Những người như
thế, có thể khẳng định là vãng sanh bậc Thượng. Vả lại, Vy Ðề Hy phu nhân chứng
đắc vô-sanh-pháp-nhẫn ngay trong hiện đời, nên tất phải là bậc Thượng-phẩm Thượng-sanh
ở cõi Cực Lạc). Đây là sự thật, bởi vì lúc đó phu nhân liền chứng vô-sanh-pháp-nhẫn,
đây là do căn khí của phu nhân Vy Đề Hy sâu dày nên nghe pháp liền chứng đắc được.
Tiếp theo nói: 足證上輩生者,不限於出家之眾“Túc chứng thượng bối sanh
giả, bất hạn ư xuất gia chi chúng”(đủ chứng
tỏ người vãng sanh bậc Thượng, chẳng giới hạn là chúng xuất gia). Điều này thể
hiện rõ: những người nữ ấy đến Thế giới Cực Lạc ở thượng-phẩm thượng-sanh. 復顯淨宗妙法破盡規格“Phục hiển Tịnh-tông diệu pháp phá tận quy cách”(cũng chứng tỏ
diệu pháp Tịnh-tông phá tan mọi quy cách). Những quy củ mà bình thường nói, thì ở đây đều
không y theo tất cả những quy củ đó, phá cách rồi. Phá hết quy cách, 至極圓頓,不可思議“chí cực viên đốn, bất khả tư nghị”(là chí cực viên đốn, không thể nghĩ bàn).
Chúng ta xem đoạn văn tiếp theo: 又《報恩論》中曰:劉遺民三度見佛“Hựu Báo Ân Luận trung viết: Lưu Di Dân tam độ kiến Phật”(sách Báo Ân Luận có nói:“Lưu Di Dân ba lần thấy Phật). Đây là vào
thời Đông Tấn, ngài cộng tu cùng với Đại sư Huệ Viễn. Tại Niệm Phật đường Đông
Lâm ở Lô Sơn, là đạo tràng sớm nhất của Tịnh-độ tông, do Đại sư Huệ Viễn xây dựng,
ngài đã mời họp mặt người cùng chí hướng, chí đồng đạo hợp có 123 người, cùng
nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Lấy suối Hổ làm ranh giới, mọi người không vượt
suối Hổ, chính là kết giới tất cả ở đạo tràng đó, không đi ra ngoài. Ông ấy ba
lần thấy Phật, thấy A Di Đà Phật, Phật lấy áo của Ngài khoát lên người ông ấy,
tay xoa đỉnh đầu ông ấy, ông ấy vãng sanh, 自當上輩,非出家也“tự đương thượng bối, phi xuất gia dã”(đương nhiên là bậc thượng, mà không phải là xuất gia). Đại sư Huệ Viễn
là tổ sư đầu tiên của chúng ta, là tổ sư khai sơn Tịnh-độ tông, trong 123 người
đó, có xuất gia, có tại gia, tất cả đều niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Ngài Lưu Di
Dân ba lần thấy Phật. Chính ngài Viễn Công bốn lần thấy Phật, lần sau cùng là
Phật đến tiếp dẫn ngài, trước lần tiếp dẫn đó, ngài đã từng ba lần thấy Phật,
thấy được Thế giới Cực Lạc.
Lại xem đoạn tiếp theo: 而凡蓮宗諸祖,及維摩、賢護等,一切緇素名德之往生者,例推可知矣“Nhi phàm Liên- tông chư tổ, cập Duy Ma, Hiền Hộ đẳng, nhất thiết
chuy tố danh đức chi vãng sanh giả, lệ thôi khả tri hĩ”(Với chư tổ của Liên-tông cùng các vị như Duy Ma, Hiền Hộ v.v… tất cả bậc vãng sanh danh đức tăng lẫn
tục, có thể dựa theo đó mà suy vậy). Có ví dụ, những vị tại gia ấy là vãng
sanh thượng-thượng-phẩm, chư tổ Liên-tông đương nhiên vãng sanh thượng-thượng-phẩm,
đây là tấm gương tiêu biểu một thời đại niệm Phật vãng sanh. Những vị ấy thân cận
tổ sư, cộng tu ở một đạo tràng, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, chúng ta tin rằng
người vãng sanh thượng-phẩm không ít. 晉代劉遺民,與廬山遠公同會念佛者也。往生在遠公前。遠公臨終,方從定起。見阿彌陀佛,身滿虛空。圓光之中,有諸化佛。觀音勢至,左右侍立。又見水流光明,分十四支,回注上下,演說苦、空、無常、無我之音。佛告遠曰“Tấn đại Lưu Di Dân, dữ Lô sơn Viễn Công đồng hội niệm Phật giả
dã. Vãng sanh tại Viễn Công tiền. Viễn Công lâm chung, phương tùng định khởi. Kiến A Di Đà Phật,
thân mãn hư không. Viên Quang chi trung, hữu chư hóa Phật. Quán Âm Thế Chí, tả hữu thị
lập. Hữu kiến thủy
lưu quang minh, phân thập tứ chi, hồi chú thượng hạ, diễn thuyết khổ, không, vô
thường, vô ngã chi âm. Phật cáo Viễn viết”(Ðời Tấn, Lưu Di Dân cùng hội niệm Phật với ngài Huệ Viễn ở
Lô Sơn, ông vãng sanh trước ngài Huệ Viễn. Lúc lâm chung ngài Huệ Viễn, vừa xuất
định thấy A Di Ðà Phật thân đầy cả hư không. Trong ánh sáng tràn ngập có nhiều
hóa Phật. Quán Âm, Thế Chí đứng hầu hai bên. Lại thấy dòng nước tỏa quang minh
chia làm mười bốn nhánh, chảy lên rót xuống, diễn thuyết các âm: Khổ, Không, Vô
Thường, Vô Ngã. Phật bảo ngài Huệ Viễn), A Di Đà Phật nói với Đại sư Viễn Công rằng: 我以本願力故,來安慰汝。汝後七日,當生我國“Ngã dĩ bổn nguyện lực cố, lai an ủi
nhữ. Nhữ hậu thất nhật, đương sanh ngã quốc”(Ta vì bổn nguyện lực nên đến an ủi con; sau
bảy ngày nữa, con sẽ sanh về cõi ta). Đó là A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, hiện
thân trước bảy ngày, nói cho Đại sư Viễn Công biết, sau bảy ngày sẽ đến tiếp dẫn
ngài. Những
lời văn này đều là ghi chép ở trong truyện ký của Đại sư Huệ Viễn. 又見社中先化者“Hựu kiến xã trung tiên hóa giả”(lại thấy những vị trong Liên Xã đã vãng sanh trước), chính là những
người trong Liên xã vãng sanh trước ngài, có 佛陀耶舍“Phật Ðà Da
Xá”(Phật Ðà Da Xá), đó là người xuất gia,
người Ấn Độ; có Pháp sư Huệ Trì, Pháp sư Huệ Vĩnh, đó là chúng xuất gia; và có 劉遺民等“Lưu Di Dân đẳng”(Lưu Di
Dân v.v…), tên của người khác thì chưa kể ra, 皆在側“giai tại trắc”(đều đứng bên Phật), đều nhìn thấy được, những vị ấy cùng A Di Đà Phật
đến tiếp dẫn vãng sanh. Những vị ấy nhìn thấy Viễn Công, đều chào hỏi Viễn
Công, tất cả đều nói: 師早發心,何來之晚“Sư tảo phát
tâm, hà lai chi vãn”(Sư phát tâm sớm, sao lại
đi trễ).
Tức là Viễn Công phát tâm cầu sanh Tịnh-độ sớm hơn chúng tôi, nhưng chúng tôi
vãng sanh sớm hơn ngài rồi, giờ đi cùng với Phật để tiếp dẫn ngài. Tiếp theo nói: 劉遺民生前三度見佛,逝後隨佛來迎遠公。是則居士上品生之又一證例“Lưu Di Dân sanh tiền tam độ kiến Phật,
thệ hậu tùy Phật lai nghênh Viễn Công. Thị tắc cư sĩ thượng phẩm sanh chi hựu
nhất chứng lệ”(Lưu
Di Dân ba lần thấy Phật; sau khi vãng sanh theo Phật đến đón ngài Huệ Viễn. Ðấy
là một ví dụ chứng tỏ Cư sĩ cũng có thể vãng sanh Thượng-phẩm). Mục đích những lời này là
nói rõ: Cư sĩ tại gia có thể đạt thượng-phẩm thượng-sanh, đây là sự thật, không
phải giả, cũng thấy được điều này trong Cao Tăng Truyện và Tịnh Độ Thánh Hiền Lục.
Xem tiếp, 《華嚴》中:善財參五十三善知識。在家人實居多數“Hoa Nghiêm trung: Thiện Tài tham ngũ
thập tam thiện tri thức. Tại gia nhân thật cư đa số”(Trong kinh Hoa Nghiêm, 53 thiện
tri thức mà Thiện Tài đồng tử tham vấn thì hàng tại gia chiếm đa số). Chúng
ta cũng phải biết những điều này, những điều nói ở đây đều là khích lệ đồng tu
tại gia, rằng đồng tu tại gia có thể được thượng- thượng-phẩm vãng sanh. Ở thời kỳ mạt pháp hiện nay, xã hội hỗn loạn, trên trái đất
thiên tai biến đổi bất thường, vậy đạt được thượng phẩm thượng sanh hay không? Được. Lão Hòa thượng Hải Hiền là một ví dụ điểm hình, và mẹ của
ngài niệm Phật vãng sanh, 86 tuổi thì bà đi, biết trước ngày giờ, tự tại vãng
sanh, đều làm tấm gương cho chúng ta, đều chứng minh cho chúng ta. Vì vậy, chỉ
cần chính chúng ta nỗ lực, thật chịu buông xuống, thì thật được vãng sanh. Ngay
cả pháp môn cũng phải buông xuống, chỉ được học một môn, không được học hai
môn. Như chúng ta đi vào đại điện, chỉ có thể đi vào từ một cửa, nếu quý vị muốn
cùng một lúc mà đi vào từ hai cửa, thì không đi vào được. Nên nhất định phải
buông xuống, một môn thâm nhập, vậy thì đúng rồi. Hiện nay chúng tôi nhìn thấy
không ít đồng tu, niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, mà vẫn muốn học Thiền, vẫn muốn học
Giáo, còn học Mật-tông nữa. Học nhiều như vậy, có thể thành tựu vãng sanh Thế
giới Cực Lạc được hay không? Có thể học, nhưng lúc mạng chung thì chỉ có niệm Phật,
những điều khác phải buông xuống, thì Phật mới tiếp dẫn quý vị được. Lúc mạng
chung, mà quý vị vừa niệm Phật, vừa trì chú, vừa ở đó tu định, thì không đi được,
bởi không có nhiều thời gian cho quý vị đâu. Cho nên, bình thường phải luyện,
luyện thành một môn, một môn thành thì bao gồm tất cả môn, chính là trì danh.
Sự việc này, ở trong Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, Hoàng Niệm
Lão nói rất rõ ràng. Báo Ân Đàm là cả đời học Phật của ngài, đem báo cáo tâm đắc
cuối cùng, nội dung đã bao gồm cả thảy Phật giáo rồi, quá tốt! Quý vị xem nhiều
lần, vì đó là Phật học thường thức, thì quý vị sẽ sáng tỏ đối với Phật giáo.
Ngài thật sự dùng thời gian ngắn nhất để giới thiệu Phật pháp cho quý vị, nói cho
quý vị biết tu như thế nào, để quý vị chắc chắn thành tựu ngay đời này. Xuất
gia hay tại gia, không quan trọng. Nói lời chân thật, tôi quen biết Hoàng Niệm
lão, tôi nhớ lần đầu tiên tôi đến Bắc Kinh thăm ngài, là những năm đầu niên đại
1990. Ngài ấy nói với tôi rằng, trong quá khứ, thời xưa niệm Phật vãng sanh, thì
người xuất gia nhiều hơn người tại gia, nam chúng đặc biệt nhiều, thứ hai là nữ
chúng xuất gia, thứ ba là nam chúng tại gia, thứ tư là nữ chúng tại gia; ngày
nay không giống vậy nữa. Ngày nay đảo ngược lại, người niệm Phật vãng sanh nhiều
nhất là nữ chúng tại gia, thứ hai là nam chúng tại gia, thứ ba là nữ chúng xuất
gia, thứ tư là nam chúng xuất gia. Chúng tôi nghe xong, bình tĩnh mà ngẫm nghĩ,
xem xét xung quanh, thật sự không sai. Tại sao vậy? Thật vì sanh tử cầu sanh Tịnh-độ,
thì nữ chúng tại gia giác ngộ rồi, họ thật làm, thật buông xuống được, thật có
thể buông xả, họ chỉ cần buông xuống việc nhà, buông xuống tình chấp, thì họ
vãng sanh được. Còn duyên bên ngoài của nam chúng nhiều, có danh văn lợi dưỡng,
có đủ thứ chướng ngại, buông xả không được, nên nam chúng tại gia xếp ở vị trí
thứ hai. Nữ chúng xuất gia quả nhiên buông xuống được tất cả thân tâm thế giới,
thì họ vãng sanh được. Nam chúng vẫn còn tranh danh đoạt lợi không ít, phiền
não tập khí chưa đoạn, thân xuất gia rồi mà tâm chưa xuất gia, không những
không vãng sanh được, mà còn tạo rất nhiều ác nghiệp. Nếu chúng ta quan sát tỉ
mỉ thì có thể nhìn thấy được điều này.
Ở chỗ này, Niệm lão đưa ra ví dụ hay. Trong Kinh Hoa Nghiêm
Thiện Tài Đồng tử tham phỏng thiện tri thức, trong 53 vị thiện tri thức, thì Bồ-tát
tại gia chiếm đa số, xuất gia chỉ có mấy người, đa số đều là người tại gia, nam
nữ già trẻ, các ngành các nghề, cả thảy đều có. Là dùng 53 người này để tiêu biểu
cho nam nữ già trẻ, các ngành các nghề trong toàn xã hội chúng ta, làm sao để tu
Hoa Nghiêm? Là đem lý luận, phương pháp của Kinh Hoa Nghiêm áp dụng vào cuộc sống,
ứng dụng vào công việc, thực hiện trong xử sự đối người tiếp vật. Nên Kinh Hoa
Nghiêm vô cùng tuyệt vời, học vận dụng linh hoạt, bất luận nam nữ già trẻ, dù
quý vị là giới tính nào, thân phận gì, làm ngành nghề nào, tất cả đều dùng được.
53 là nêu ví dụ, toàn bộ các ngành các nghề trong xã hội đều áp dụng được, chính
mình dùng được để tu dưỡng thân tâm, hiệu quả với gia đình, hiệu dụng với sự
nghiệp, hiệu quả với xã hội, trị quốc bình thiên hạ tất cả đều có hiệu quả, đó là
Pháp luân căn bản mà Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh, đều nói hết cả, giảng
được viên mãn, giảng được rốt ráo. Kinh ấy có trình độ thâm sâu nhất định, phân
lượng rất lớn, có ba bản phiên dịch, nếu trừ phần trùng lặp ra, cũng còn 99 quyển.
Trước đây chúng tôi từng giảng qua hai lần, đáng tiếc là
hai lần ấy duyên đều không đầy đủ, chưa có giảng xong. Lúc tôi giảng lần thứ
hai tại Singapore, giảng được rất nhiều năm, tôi nhớ tổng cộng giảng hơn 4000
giờ, giảng được bao nhiêu? Mới một phần năm của toàn kinh, mà hơn 4000 giờ. Bởi
vì tôi giảng rất tỉ mỉ. Giảng như vậy thì giảng xong bộ kinh ấy phải cần 20.000
giờ, thật sự là bộ đại kinh. Tôi học Phật là học với ngài Phương Đông Mỹ, ngài
không phải Cư sĩ tại gia, mà là nhà Triết học, là giảng viên của trường Đại học
Đài Loan, tôi học Triết học với ngài, đề mục sau cùng mà ngài giảng cho tôi là Triết
học Kinh Phật, tôi từ đó mà nhập môn, ngài giới thiệu Kinh điển cho tôi, chính
là giới thiệu Kinh Hoa Nghiêm. Ngài khuyên tôi đọc Hoa Nghiêm, khuyên tôi đi
xem sách Sớ Sao và Hợp Luận. Hai bản chú giải này đều là ở thời kỳ nhà Đường, Sớ
Sao là của Đại sư Thanh Lương, Hợp Luận là của Lý Thông Huyền Lý Trưởng giả,
hai bộ sách tham khảo đó vô cùng có giá trị. Tại sao về sau tôi ngừng giảng? Là
lúc tôi 85 tuổi thì dừng lại, 85 tuổi mà không chắc khi nào vãng sanh, không có
thời gian, cho nên chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Tuổi tác lớn rồi, qua 80 tuổi,
phải nghĩ cho đời sau, đời này đã kết thúc, đời sau sẽ như thế nào? Nên phải
nghĩ đến việc này. Vậy là buông xuống vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà
Phật. Còn có một ít thời gian, còn có một chút thể lực, thì giúp đỡ đại chúng bằng
cách chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ, buông xuống toàn bộ những kinh giáo khác thôi.
Không thể không buông xuống vạn duyên, không buông xuống được thì đi không được,
muốn đi được, thì nhất định phải buông xuống. Cho nên ở thế gian này có công việc
lợi ích thật sự đối với đại chúng, mà gặp được, thì tùy hỷ, không thể không
làm; nếu không phải là sự lợi ích đại chúng thật, hoặc có người khác đi làm, thì
chúng ta không cần nhọc lòng. Nhất định phải chắc chắn, giống như lời của lão
Hòa thượng Hải Hiền nói, ngài thường thường khuyên người: niệm Phật là thật, là
việc lớn, những việc khác đều là giả. Lão nhân thường thường khuyên người: “Khéo
niệm Phật cho tốt, thành Phật là việc thật, việc khác đều là giả”, đó là lời của
ngài thường nói. Chúng ta phải ghi nhớ trong tâm, luôn luôn nhắc nhở chính mình.
Ở nơi đây đều là nói rõ người tại gia học Phật niệm Phật vãng sanh Thế giới Cực
Lạc có thể đạt được ba phẩm bậc Thượng, mà đã cử rất nhiều ví dụ.
Tiếp theo nói: 密宗中噶居派祖師為居士,因祖師是白衣,故俗稱白教“Mật-tông trung Cát Cư phái tổ sư vi Cư sĩ, nhân tổ sư thị bạch
y, cố tục xưng Bạch-giáo”(Trong Mật Tông, tổ
sư phái Cát Cư là cư sĩ. Do tổ sư là hàng bạch-y nên phái ấy thường được gọi là
Bạch-giáo). Đây là người bên Mật tông, họ cũng hình thành tông phái này, hiện
tướng là tại gia, ở nước ta thông thường xưng là Cư sĩ. Cư sĩ cũng chính là bạch-y,
nên tông phái xưng là Bạch giáo. Tây Tạng truyền có Hồng giáo, có Huỳnh giáo, ở
đây có Bạch giáo.
維摩居士“Duy Ma Cư sĩ”(Cư sĩ
Duy Ma), Ngài là cổ Phật tái lai, 乃金粟如來示現“Nãi Kim Túc
Như Lai thị hiện”(là Kim Túc Như Lai thị hiện).
Thời Đức Phật tại thế có hai vị Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện xuất gia, ngài
Duy Ma thị hiện tại gia. Quý vị thấy, cư sĩ Duy Ma giảng kinh thuyết pháp, Phật
phái đệ tử của ngài là những vị Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên đi nghe Pháp, nghe Cư
sĩ Duy Ma giảng kinh, đi vào giảng đường, đó là người xuất gia, Xá Lợi Phất, Mục
Kiền Liên đều là người xuất gia, là Tỳ-kheo, Cư sĩ Duy Ma ở trên giảng đài, họ
phải đảnh lễ tam bái, nhiễu bên hữu ba vòng, lễ tiết hoàn toàn giống khi gặp Phật
vậy. Không thể nói ngài ấy là người tại gia, còn tôi là người xuất gia, tôi xuất
gia thì hơn người tại gia. Khi người tại gia lên đài giảng kinh, thay Phật thuyết
pháp, thì ngài ấy chính là Phật. Cũng làm ra những ví dụ như vậy để cho chúng
ta xem, chúng ta phải biết, không thể không biết. Phật giáo là giáo dục, trong giáo
dục, thầy giáo lớn nhất, là thuộc về sư đạo, phải tôn sư trọng đạo. Nên học
sinh của Thích Ca Mâu Ni Phật cũng phải tôn sư trọng đạo, các ngài đến chỗ Cư
sĩ Duy Ma nghe kinh là tiếp nhận giáo huấn, đó là thầy giáo, không phải người
bình thường, vì vậy lễ tiết hoàn toàn giống với nghe Phật giảng kinh vậy. Trong
kinh này, 賢護等十六正士均是在家菩薩,為本經菩薩眾中上首“Hiền Hộ đẳng thập lục Chánh-sĩ
quân thị tại gia Bồ Tát, vi bổn kinh Bồ Tát chúng trung thượng thủ”(Mười sáu vị Hiền Hộ Chánh-sĩ đều là tại gia Bồ Tát, là thượng thủ hàng
Bồ Tát trong hội ấy), đây là điều mà chúng ta xem phần mở đầu kinh này thì
thấy được, phẩm đầu tiên là phẩm mở đầu, phẩm thứ hai là 德遵普賢“Đức tuân Phổ Hiền”(Đức tuân
Phổ Hiền). Mười sáu vị Chánh-sĩ ấy, Chánh-sĩ chính là Bồ-tát, là Bồ-tát
minh tâm kiến tánh, là Pháp-thân Bồ-tát, làm thượng thủ trong chúng Bồ-tát của kinh
này, 故未可但從出家在家之相而生分別“Cố vị khả đản tùng xuất gia tại gia chi tướng nhi sanh phân biệt”(Do vậy, chớ nên dựa vào tướng tại gia hay xuất gia mà sanh phân biệt).
Chúng ta học Phật phải học sự tôn trọng, tán thán, nếu họ
tu học được rất thật như pháp, thì tán thán; nếu không như pháp thì không nói,
cũng không được để trong tâm những việc không như ý như vậy, để trong tâm những
việc không như pháp, thì sai rồi. Tâm là không tịch, chân tâm không có điều gì
cả, không có hiện tượng vật chất, cũng không có ý niệm, ý niệm là hiện tượng
tinh thần, đều không có. Không giống như A-lại-da, A-lại-da có ý niệm. Còn Tự-tánh
không có ý niệm, nên tướng của nó là một mảng quang minh. Ở kinh này, hình dạng
của Tự-tánh gọi là Thường-tịch-quang Tịnh-độ, là một mảng quang minh. Trong
quang minh không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần, cũng
không có hiện tượng tự nhiên, không có bất cứ thứ gì. Thế nhưng có thể hiện ra
hiện tượng, hiện ra hiện tượng gì? Hiện ra toàn vũ trụ. Lời trên kinh Phật nói
được thỏa đáng, trong kinh Phật nói là biến pháp giới hư không giới, chính là
đã bao gồm toàn bộ rồi. Tự-tánh là một mảng quang minh, có duyên thì hiện tướng,
không có duyên thì không hiện tướng. Có duyên hiện tướng nhưng không thể nói nó
có, vô duyên không hiện tướng cũng không thể nói nó không. Quý vị nói nó có và
không đều sai rồi. Nên nói: “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm
hành xứ diệt”(dứt bặt ngôn ngữ, dừng
tâm suy nghĩ). Khi nào kiến tánh được? Một niệm không sanh thì kiến tánh rồi.
Không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước,
thì Tự-tánh liền hiện tiền. Đại sư Huệ Năng kiến tánh thế nào? Chính là công
phu đó, ngài thấy sắc nghe tiếng, sáu căn tiếp xúc cảnh giới của sáu trần, mà không
khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, đó gọi là Chân-tâm. Quý vị
phải ghi nhớ, Chân-tâm là như thế nào? Chân-tâm không có khởi tâm động niệm,
không có phân biệt chấp trước, đó chính là Chân-tâm. Đó chính là cảnh giới cao
nhất trong Phật Pháp, Kinh Hoa Nghiêm gọi là Diệu-giác Như Lai, trên bậc Đẳng-giác,
là Diệu-giác Như Lai. Đó là quay về Tự-tánh một cách viên mãn, chúng ta thường
thường nói một câu dễ hiểu hơn là: Quay về Thường-tịch-quang, hòa vào Thường-tịch-quang.
Chúng ta từ Thường-tịch-quang, chính là Tự-tánh mà lưu xuất ra, sau khi lưu xuất
ra, rất không may bị mê rồi, đã mê mất Tự-tánh, đem Tự-tánh biến thành A-lại-da,
A-lại-da biến hiện ra mười pháp-giới, biến hiện ra sáu đường luân hồi, chúng ta
ở trong luân hồi đó luân chuyển vô lượng kiếp, thời gian quá dài quá lâu rồi, khiến
đã quên đi sạch sành sanh con đường về nhà. Chư Phật Bồ Tát đến đây để làm gì?
Chính là thương xót chúng ta những người mê hoặc điên đảo, đến nói chúng ta biết,
đưa tin tức rằng: chúng ta có tất cả thật, có Chân-tâm, có Chân-tánh, có trí tuệ
vô lượng vô biên, đức năng, tướng hảo, mà Tự-tánh vốn đầy đủ. Quý vị chỉ cần
quay đầu, chỉ cần quay đầu thì liền chứng đắc, chứng đắc ấy gọi Vô-thượng Bồ-đề,
chứng đắc đó gọi Diệu-giác Như Lai.
Khi chúng ta thành Phật rồi, chúng ta muốn hỏi Thích Ca Mâu
Ni Phật, A Di Đà Phật cho chúng ta những gì? Không cho thứ gì cả, không có.
Toàn bộ của quý vị có là trong Tự-tánh của quý vị vốn đầy đủ cả, không có một
thứ gì là từ ngoài đến hết. Nên trên kinh Đại-thừa nói: “Viên mãn bồ đề, quy vô
sở đắc”, điều này nói trên Kinh Lăng Nghiêm. Vô sở đắc, mới đắc được vô lượng
vô biên vô số vô tận tất cả Pháp, mà Tự-tánh vốn đầy đủ. Đại sư Huệ Năng nói rất
hay: “Bản tự cụ túc”(vốn
tự đầy đủ). Bồ-tát Đại thừa hiểu rõ đạo lý này, nên quý ngài không hướng ngoại
để cầu, mà hướng nội để cầu. Cách cầu thế nào? Dùng thiền-định. Thiền-định là ý
nghĩa gì? Trong tâm một niệm cũng không sanh gọi là thiền-định, không có vọng
niệm, không có vọng tưởng. Vọng tưởng vọng niệm đều không có, thì đương nhiên
không có phân biệt chấp trước. Phân biệt chấp trước là vọng tưởng rất thô.
Chúng ta nói phiền não vô thỉ vô chung, đó là vọng tưởng vi tế nhất. Thật hiếm
có, nhà lượng tử lực học của thời nay cũng biết rồi, tuy họ biết có những thứ ấy
tồn tại, nhưng cuối cùng là cái gì thì vẫn còn chưa làm rõ, họ làm rõ hiện tượng
vật chất rồi, nhưng hiện tượng tinh thần thì vẫn đang nghiên cứu, đang phát triển.
Chúng ta có lý do tin rằng: sau hai ba mươi năm nữa họ sẽ làm rõ, thì sẽ có
giúp đỡ rất lớn đối với chúng ta, giúp đỡ điều gì? Là tin tuyệt đối với kinh
giáo của Phật, không còn hoài nghi nữa.
Học những giáo huấn của Thánh Hiền, những kinh luận này, thì
điều kiện quan trọng nhất là hai điều: Điều thứ nhất chân thành, nếu có hoài
nghi, thì không có chân thành rồi. Điều thứ hai là cung kính. Chỉ cần có chân
thành cung kính thì có thể học Phật, có thể học tôn giáo, có thể học văn hóa
truyền thống Trung Hoa; nếu không có chân thành cung kính, thì quý vị dù học thế
nào, học cả đời, chỉ học những thường thức bên ngoài mà thôi, còn đồ thật thì quý
vị cũng không đạt được một chút gì. Tại sao vậy? Chân thành cung kính là rễ, khi
bỏ hạt giống xuống đất, đem nó trồng xuống, nó sẽ mọc rễ. Rễ đó chính là thành
kính, chân thành, cung kính, nếu không có rễ đó, thì sau khi trồng xuống sẽ thối
rữa thôi, không mọc ra thứ gì, vì nó không sanh rễ. Tâm chân thành, tâm cung
kính, ai ai cũng có, không phải đến từ bên ngoài. Nhưng tại sao không có nữa? Vì
mê rồi, đó là Chân-tâm, sau khi mê rồi biến thành Vọng-tâm. Vọng tâm là là gì?
Vọng-tâm là tham sân si mạn. Tham sân si mạn là giả, trong Tự-tánh không có,
trong Chân-tâm không có. Ngược lại, trong Tự-tánh có: hiếu đễ trung tín, chân
thành cung kính. Nhà Nho nói ngũ-luân, ngũ-thường, tứ-duy, bát-đức, là có trong
Tự-tánh. Nhà Phật nói: tam-quy, ngũ-giới, thập-thiện, lục-hòa, tam-học, lục-độ,
thập-nguyện, đều là có trong Tự-tánh, không phải đến từ bên ngoài. Chỉ cần quý
vị kiến tánh, thì khôi phục hết toàn bộ, đức hạnh của quý vị sẽ lưu lộ ra, đó
chính là người chân tu hành, thật sự là Bồ-tát Phật-đà tái lai. Mỗi người chỉ cần
quay đầu, hồi quy Tự-tánh, thì đều là Phật Bồ Tát, đều là Thánh Hiền.
Câu này nói rất hay: 賢護等十六正士均是在家菩薩,為本經菩薩眾中上首,故未可但從出家在家之相而生分別“Hiền Hộ đẳng thập lục Chánh-sĩ quân thị tại gia Bồ-tát, vi bổn
kinh Bồ-tát chúng trung thượng thủ, cố vị khả đản tùng xuất gia tại gia chi tướng
nhi sanh phân biệt”(Mười sáu vị Hiền Hộ Chánh-sĩ
đều là tại gia Bồ Tát, là thượng thủ hàng Bồ Tát trong hội ấy. Do vậy, chớ nên dựa
vào tướng tại gia hay xuất gia mà sanh phân biệt). Đặc biệt là ngày nay, cả
thế giới này đều thay đổi, loạn trật tự rồi, trong nhà Phật cũng loạn rồi. Tại
gia, người mà tôi thân cận cũng là người tại gia, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam là người
tại gia, tôi có ba vị thầy, tiên sinh Phương Đông Mỹ cũng không phải là giáo đồ
của Phật giáo, mà là nhà Triết học. Cả đời ngài công phu là dùng trong Kinh Hoa
Nghiêm, giai đoạn sau cùng khi lớn tuổi, thì trường Đại học Phụ Nhân mời ngài mở
lớp tiến sĩ Kinh Hoa Nghiêm. Tôi nghe được tin tức này, vào lúc ấy học sinh của
ngài có hơn 50 người, nên tôi đã tặng hơn 50 bộ Kinh Hoa Nghiêm, mỗi học sinh được
một bộ. Đó là bộ viên mãn, có Hoa Nghiêm Sáu Mươi, Hoa Nghiêm Tám Mươi, và Hoa
Nghiêm Bốn Mươi, tổng cộng hơn 100 quyển, để kết duyên với các bạn đồng học. Thầy
Lý Bỉnh Nam là Cư sĩ tại gia, Tịnh-độ của ngài là do học với Đại sư Ấn Quang, ngài
là đệ tử tại gia của Đại sư Ấn Quang. Chỉ có Đại sư Chương Gia là người xuất
gia, là Phật sống Tây Tạng, ngài là người Tây Tạng, sống ở Nội Mông. Tứ đại Lạt-ma
Tây Tạng của Trung Quốc, cũng chính là tứ đại Phật sống của Tây Tạng là: Đạt Lai,
Ban Thiền, ở Mông Cổ là Triết Bố Tôn Đan Ba, và Chương Gia, ngài Chương Gia là ở
Nội Mông, Triết Bố Tôn Đan Ba là ở ngoại Mông. Chỉ một vị thầy của tôi là người
xuất gia, sau khi quý ngài đi rồi, quý vị thấy, ngoài ra tôi chịu ảnh hưởng sâu
nhất, bởi lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, và lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, cũng đều hiện ra là
tướng tại gia. Sau khi Niệm lão ra đi, lúc đó vẫn còn mấy vị Pháp sư thế hệ trước
của Hán truyền, bây giờ thì không còn ai cả. Đó là chân tướng sự thật.
Chúng ta xem đoạn chú giải tiếp theo: 本經謂上輩生者,出家棄欲。《觀經》上品不言出家。韋提希夫人是在家女人,得上品生“Bổn kinh vị Thượng bối sanh giả, xuất gia khí dục. Quán Kinh Thượng
phẩm bất ngôn xuất gia. Vy Đề Hy phu nhân thị tại gia nữ nhân, đắc Thượng phẩm sanh”(Kinh này nói vãng sanh bậc Thượng là xuất gia, lìa dục; Quán kinh không
nói Thượng phẩm là xuất gia. Phu nhân Vy Ðề Hy là người nữ tại gia lại được
vãng sanh thượng-phẩm). Tuy trên kinh không có nói, nhưng có một nữ chúng tại
gia, bà ấy vãng sanh thượng-phẩm. Còn có 五百侍女亦上品生“ngũ bách thị nữ diệc thượng phẩm sanh”(500 thị nữ cũng vãng sanh Thượng-phẩm), những cung nữ ở xung quanh
bà ấy, chăm sóc và hầu hạ bà ấy, cũng vãng sanh chung với bà ấy. 兩經並不相違。蓋韋提希夫人已是心出家也“Lưỡng kinh tịnh bất tương vi. Cái Vy
Đề Hy phu nhân dĩ thị tâm xuất gia dã”(Hai kinh chẳng hề mâu thuẫn với nhau, bởi vì phu nhân Vy Ðề
Hy là tâm xuất gia vậy). Tâm xuất gia quan trọng
hơn thân xuất gia, tâm thật xuất gia rồi mới là thật xuất gia, thì không phân biệt
nam nữ già trẻ, bởi thân là hình thức thôi. Năm xưa, Đại sư Chương Gia nói với
tôi: “Phật pháp trọng thật chất không trọng hình thức”. Ý nghĩa ở đây chính là như
vậy, không trọng hình thức mà trọng thật chất. Thật chất là gì? Người nữ tại
gia, mà họ phát đại tâm, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, với tâm Vô-thượng
Bồ-đề, là vãng sanh Thế giới Cực Lạc, buông xuống vạn duyên, thì đương nhiên
sanh Thật-báo-trang-nghiêm độ. Đây là vãng sanh bậc Thượng, là Thượng phẩm. 例如我國南方以米為主食“Lệ như ngã quốc nam phương dĩ mễ vi chủ thực”(Ví như miền nam nước ta lấy gạo làm thức ăn chính), đây là Niệm lão
nêu ví dụ để nói, 北方則以麵粉為主食。米麥雖異,但其能作為主食則一也“bắc
phương tắc dĩ miến phấn vi chủ thực. Mễ miến tuy dị, đản kỳ năng tác vi chủ thực
tắc nhất dã”(còn
miền bắc thì lấy bột mì làm thức ăn chính, gạo và mì tuy khác, nhưng công năng
của nó làm thức ăn chính là một vậy). Nêu ví dụ này. 是故上品往生,心出家之在家人亦能也。次如《觀經》中上品,中中品是出家人,《無量壽經》則謂在家人亦可也“Thị cố Thượng phẩm vãng sanh, tâm
xuất gia chi tại gia nhân diệc năng dã. Thứ như Quán
Kinh trung Thượng phẩm, Trung trung phẩm thị xuất gia nhân, Vô Lượng Thọ Kinh tắc
vị tại gia nhân diệc khả dã”(Vì vậy,
người tại gia mà tâm xuất gia cũng được vãng sanh Thượng-phẩm. Như trong Quán
kinh, sau bậc Thượng-phẩm, Trung-trung-phẩm là người xuất gia; Kinh Vô Lượng Thọ
dạy người tại gia cũng được sanh Thượng-phẩm vậy). Trong ba bậc chín phẩm, ở
mỗi phẩm đều có người tại gia, và xuất gia.
Vãng sanh được hay không, thì Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay, là
do ở có tín nguyện hay không. Chỉ cần quý vị thật sự tin tưởng, thật sự mong muốn
vãng sanh, không có nghi ngờ, thật muốn đi, thì liền đầy đủ điều kiện vãng sanh,
A Di Đà Phật nhất định đến tiếp dẫn quý vị; còn về phẩm vị cao hay thấp, thì rất
nhiều tổ sư Đại đức đều chủ trương là do công phu sâu hay cạn, rất có đạo lý.
Công phu sâu hay cạn, thực tế chính là quý vị buông xuống được nhiều hay ít. Nếu
quý vị có thể niệm Phật đến đem vô-minh phiền não buông xuống, đoạn hết, thì đương
nhiên là bậc thượng, là ba phẩm trên; nếu chưa đoạn vô-thỉ vô-minh, mà đoạn hết
phân biệt chấp trước, thì đó chính là vãng sanh Trung-phẩm; nếu phân biệt chấp
trước vẫn còn, thì là vãng sanh Hạ-phẩm, điều này rất hợp đạo lý. Vãng sanh Thượng-phẩm
là Pháp-thân Bồ-tát, vãng sanh Trung-phẩm là Tam-hiền Bồ-tát, còn vãng sanh Hạ-phẩm,
bao gồm chúng sanh sáu đường. Nếu quý vị chứng được Sơ-quả thì vãng sanh Phương-tiện-hữu-dư
độ, là phàm phu vãng sanh thì sanh Phàm-thánh-đồng-cư độ. Tổ sư nói rất hay với
chúng ta: tuy là đồng-cư, nhưng khác là đồng-cư Tịnh-độ, còn chúng ta đây là đồng-cư
uế độ, không giống nhau.
Cho nên, người tại gia mà tâm xuất gia cũng được vãng sanh Thượng-phẩm.
Trung-thượng-phẩm, Trung-trung-phẩm, thì Quán Kinh nói người xuất gia, Kinh Vô
Lượng Thọ thì cho rằng người tại gia cũng có thể. 兩經合參易明真實之義。是故應善體聖心,切莫死執文句“Lưỡng kinh hợp
tham dị minh chân thật chi nghĩa. Thị cố ưng thiện thể Thánh tâm, thiết mạc tử chấp
văn cú”(Hợp cả hai
kinh lại mới dễ nhận ra ý nghĩa chân thật. Vì vậy, phải khéo hiểu Thánh tâm, chớ
đừng chết cứng vào văn tự). Hai câu nói này quan trọng, là tám chữ đó, khéo
hiểu Thánh tâm, Thánh là Thích Ca Mâu Ni, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng bộ kinh
này, Phật dùng tâm gì? Đừng chấp trước ở ngôn ngữ, không nên chấp trước ở văn tự,
đó là linh hoạt, không phải cứng nhắc. Phật ở hoàn cảnh nào, giảng cho người
nào, không giống nhau! Cũng giống Khổng Lão Phu Tử vậy, căn tánh không giống nhau,
cần ứng cơ thuyết pháp, đó là thầy giáo giỏi. Cho nên đừng chấp trước câu văn,
Đại Thừa Khởi Tín Luận nói, đừng chấp trước ngôn ngữ, đừng chấp trước văn tự, đừng
chấp trước danh từ thuật ngữ, đừng chấp trước ý nghĩa mà quý vị lãnh hội được,
tôi cảm thấy tôi hiểu rồi, cũng không nên chấp trước, vậy thì sau đó quý vị mới
có thể dùng linh hoạt, mới có phương tiện thiện xảo. Có chấp trước thì không được,
quý vị sẽ chết cứng ở câu đó, quý vị chỉ có cách nói đó, quý vị không có cách
nói khác, không biết Phật pháp là linh hoạt. Bởi vì Tự-tánh là linh hoạt, thì đương
nhiên Tự-tánh lưu xuất ra cũng là linh hoạt, không có một câu là khô khan cứng
nhắc. 捨家棄欲,應著重於心出家,則此兩經並無二旨“Xả gia khí dục, ưng trước trọng ư tâm xuất gia, tắc
thử lưỡng kinh tịnh vô nhị chỉ”(xả nhà, lìa dục, chú trọng ở tâm
xuất gia, thì ý chỉ hai kinh là không khác). Đem đối chiếu Kinh Quán Vô Lượng Thọ với
Kinh Vô Lượng Thọ, hai cách nói không giống nhau này, thì từ từ chúng ta sẽ thấy
hợp lý, sẽ hiểu rõ, tất cả đều nói được thông, không có mâu thuẫn, vậy thì đúng
rồi. Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học tập đến đây thôi.
( Hết tập 307)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.