Responsive Menu
Add more content here...

Tập 314 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH:

Ba Bậc Vãng Sanh

Tập 314

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Australia.

Thời gian: Ngày 28 tháng 2 năm 2016.

Dịch giả: Minh Tâm và Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào: chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 745, đếm ngược đến hàng thứ bảy, bắt đầu xem từ hai câu cuối:

          又《遊心安樂道》云“Hựu Du Tâm An Lạc Đạo vân( sách Du Tâm An Lạc nói rằng), sách này là trước tác của Đại sư Nguyên Hiểu, ngài nói, 諸佛名號,總萬德成。但能一念念佛名者“Chư Phật danh hiệu, tổng vạn đức thành. Đãn năng nhất niệm niệm Phật danh giả”(Danh hiệu chư Phật do tất cả vạn đức mà thành. Chỉ cần được nhất niệm niệm tên Phật thôi), nhất niệm này cũng chính là nhất tâm. Thế nào gọi là nhất niệm? Ngay trong một niệm ấy là Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc là A Di Đà Phật, đều được, trong một niệm đó không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, thì gọi là nhất niệm. Công đức của một niệm ấy không thể nghĩ bàn, tại sao vậy? Vì một niệm ấy do tổng vạn đức mà thành, vạn không phải là con số, mà tiêu biểu cho viên mãn, Tự-tánh vốn đầy đủ công đức viên mãn, đều ở ngay trong một câu danh hiệu này. Có mấy người biết được chứ? Người ngày ngày đọc bộ kinh này, ngày ngày học tập bộ Tập Chú này mà cũng không biết, đã đọc qua rồi, nhưng trong ý niệm xen tạp vọng tưởng tạp niệm, phân biệt, chấp trước, nên họ không phải là nhất niệm tâm. Thật sự trong một niệm, một niệm ấy đầy đủ vạn đức, là “tổng niệm vạn đức”. Mọi lúc mọi nơi, chỉ cần niệm một câu Phật hiệu, không xen tạp vọng tưởng tạp niệm phân biệt chấp trước, một niệm ấy chính là tổng niệm vạn đức, một niệm chính là đã đầy đủ tất cả tánh đức viên mãn của Tự-tánh rồi.

     “Hựu”(Lại nói), vẫn là điều được nói trong sách An Lạc Đạo, 無始惡業,從妄心生“vô thủy ác nghiệp, tùng vọng tâm sanh”(vô thỉ ác nghiệp, từ vọng-tâm mà sanh). Nên nhớ, do vọng-tâm sanh, không phải từ chân-tâm. Vọng-tâm là tâm gì? Tâm thức, tám thức và 51 tâm sở, là tâm sanh diệt, trong tâm sanh diệt có ác nghiệp. 念佛功德,從真心起“Niệm Phật công đức, tùng chân-tâm khởi”(Công đức niệm Phật, từ chân-tâm mà khởi). Quý vị niệm một câu A Di Đà Phật, thì công đức ấy, như trước đã nói, tổng vạn đức thành, chính là tổng vạn đức mà quý vị đều niệm được tất cả rồi, vì được khởi từ chân-tâm. 真心如日,妄心如暗。真心暫起,妄念即除“Chântâm như nhật, vọngtâm như ám. Chân-tâm tạm khởi, vọng niệm tức trừ”(Chân-tâm như mặt trời, vọng-tâm như bóng tối. Chân-tâm vừa khởi, thì vọng niệm liền tiêu trừ). Những câu nói này, muốn cho chúng ta nhận biết điều gì là chân, điều gì là vọng. Trong kinh giáo dạy bảo chúng ta vô số lần, tất cả phải khởi từ chân-tâm, vậy mới là thật tu, vậy mới là chân niệm Phật. Ngàn kinh vạn luận khuyên đệ tử Phật dùng chân-tâm, không dùng vọng-tâm. Chân-tâm chính là nhất niệm chí thành, chân thành đến tột cùng. Vậy quý vị muốn hỏi: thế nào mới được xem là chân? Không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, chính là chân. Dùng chân-tâm trong cuộc sống, dùng chân-tâm đối đãi người, dùng chân-tâm tiếp vật, dùng chân-tâm làm việc, điều này quan trọng nhất, phải dùng chân-tâm để niệm Phật. Thì công đức vô lượng vô biên của một câu Phật hiệu này, trong một niệm đã hoàn thành rồi. Hy vọng niệm niệm đều như vậy, thì có lý nào đạo nghiệp không thành chứ? Một đời vãng sanh Tịnh-độ, viên thành Phật đạo. Tiếp theo là ẩn dụ, chân-tâm giống mặt trời, vọng-tâm như bóng tối, vọng-tâm chính là tâm sanh diệt, niệm trước diệt, niệm sau sanh, là vọng-tâm, một khi chân-tâm hiện tiền, thì vọng niệm liền không còn nữa, vọng đã quay về chân. Hai câu nói này phải ghi nhớ, vì quá quan trọng. Chân-tâm vừa khởi, trong tâm mới tưởng niệm một câu A Di Đà Phật, thì vọng niệm đó không sanh. Tại sao vậy? Bởi chân-tâm và vọng niệm sẽ không trộn vào nhau, có chân thì không có vọng, có vọng thì không có chân. Tiếp theo là ẩn dụ nói, 如日始出,眾暗悉除“như nhật thủy xuất, chúng ám tất trừ”(như mặt trời vừa mọc, thì các sự tối tăm đều tiêu trừ). Một khi mặt trời xuất hiện, thì bóng tối liền không còn nữa.

    又《安樂集》引證《觀佛三昧經》云:佛勸父王行念佛三昧。父王白佛:佛地果德,真如實相,第一義空,何因不遣弟子行之。“Hựu An Lạc Tập dẫn chứng Quán Phật Tam Muội Kinh vân: Phật khuyến phụ vương hành niệm Phật tammuội. Phụ vương bạch Phật: Phật địa quả đức, chân-như thật tướng, đệ nhất nghĩa không, hà nhân bất khiển đệ tử hành chi”(Sách An Lạc Tập còn dẫn kinh Quán Phật Tam Muội như sau: “Phật khuyên phụ vương hành niệm Phật tam-muội, phụ vương bạch Phật: Phật địa quả đức, Chân-như Thật-tướng, Đệ-nhất-nghĩa-không, Vì sao lại không dạy đệ tử hành pháp đó?) Trên Kinh Quán Phật Tam Muội có đoạn kinh văn như vậy, đức Thích Ca Mâu Ni Phật khuyên cha của Ngài tu niệm Phật tam-muội. Cha của Ngài hỏi Ngài, trong kinh Đại-thừa thường nói, Quả đức của Phật địa, là viên mãn rốt ráo, Chân-như Thật-tướng, Đệ-nhất-nghĩa-không, tại sao không dạy học trò tu học pháp đó? 佛告父王:諸佛果德,有無量深妙境界,神通解脫,非是凡夫所行境界,故勸父王行念佛三昧 “Phật cáo phụ vương: Chư Phật quả đức, hữu vô lượng thâm diệu cảnh giới, thần thông giải thoát, phi thị phàm phu sở hành cảnh giới, cố khuyến phụ vương hành niệm Phật tam-muội”( Phật bảo phụ vương: Quả đức của chư Phật có vô lượng cảnh giới sâu diệu, thần thông giải thoát, chẳng phải là cảnh giới của phàm phu hành được, nên mới khuyên phụ vương hành Niệm Phật tam-muội). Đoạn đàm thoại này rất hay.

          父王白佛:念佛之功,其狀云何?“Phụ vương bạch Phật: Niệm Phật chi công, kỳ trạng vân hà?”(Phụ vương bạch Phật: Công trạng của niệm Phật ra sao?) Chữ “trạng” này chính là dáng vẻ, chính là hỏi công đức niệm Phật như thế nào? 佛告父王:如伊蘭林,方四十由旬“Phật cáo phụ vương: Như y lan lâm, phương tứ thập do tuần”(Phật bảo phụ vương: Như rừng y lan rộng bốn mươi do-tuần), diện tích này rất lớn, một do tuần là 40 dặm, 40 do tuần chính là 1.600 dặm, một khu rừng y lan như vậy. Mùi vị của y lan rất khó ngửi, có mùi tanh hôi, diện tích lớn như thế, một khu rừng rậm như vậy. Phật nói: 有一棵牛頭栴檀“hữu nhất khỏa ngưu đầu chiên đàn”(có một cây ngưu đầu chiên đàn), ngưu đầu chiên đàn là cây hương thơm, là loại cây báu, ngày xưa cúng Phật dùng hương chiên đàn, chúng ta gọi là đàn hương, người Trung Hoa gọi tắt là đàn hương, trong các loại đàn hương thì tốt nhất là ngưu đầu chiên đàn, trong khu rừng ấy có một cây như vậy. 雖有根芽“Tuy hữu căn nha”(tuy mới bén rễ nảy mầm), vẫn chưa có ra khỏi đất, cây chiên đàn ấy, vẫn chưa trưởng thành, hạt giống ở trong đất, mới nảy mầm, chưa ra khỏi đất. 其伊蘭林,唯臭無香。若有噉其華果,發狂而死“Kỳ y lan lâm, duy xú vô hương. Nhược hữu đạm kỳ hoa quả, phát cuồng nhi tử”(rừng y lan ấy chỉ có mùi thối không thơm tho gì. Nếu lỡ ăn phải hoa quả của cây y lan thì sẽ phát cuồng mà chết), cho nên cây y lan này là thực vật có độc. 後時栴檀根芽,漸漸生長。才欲成樹“Hậu thời chiên đàn căn nha, tiệm tiệm sanh trưởng. Tài dục thành thọ”(thời gian sau, mầm cây chiên đàn dần dần lớn lên, vừa sắp thành cây), vừa mới lớn thành một cây nhỏ, không phải cây lớn, là cây nhỏ, 香氣昌盛 “hương khí xương thạnh”(thì mùi thơm của nó đã ngào ngạt), đã làm thay đổi hết cả khu rừng rậm đó. 普皆香美。眾生見者,皆生希有心“Phổ giai hương mỹ. Chúng sanh kiến giả, giai sanh hy hữu tâm”(hương thơm lan khắp cả. Khiến chúng sanh trông thấy sanh lòng hy hữu). Phật nêu ra ví dụ này, dùng chiên đàn ví cho công đức của Phật, dùng rừng y lan để ví cho chúng sanh sáu đường, loài cây này có độc, mùi vị khó ngửi. Chúng sanh trông thấy, thì sanh lòng hy hữu.

          Ngưu đầu chiên đàn không dễ gì có được, hiện tại có hay không? Không còn nữa. Tại sao không có nữa? Vì không có Phật ra đời. Tại sao Phật ra đời ở thế gian này? Vì duyên chín muồi. Khi thế gian này, người người đều muốn đoạn ác tu thiện, đều mong tích công lũy đức, có ý nghĩ như thế. Nếu người có ý nghĩ như vậy rất nhiều, thì Phật ra đời. Nói lời thành thật, chư Phật và Pháp-thân Bồ-tát không nơi nào mà không có, không lúc nào mà không có, khi chúng sanh có cảm, thì Phật liền có ứng. Chúng ta biết rằng, trong kinh thường nói, Pháp-thân không có tướng, Pháp-thân khắp ở mọi nơi, khắp ở mọi lúc, không lúc nào không nơi nào mà không có. Ngày nay những điều mà mắt chúng ta thấy, tai chúng ta nghe, mũi chúng ta ngửi được, những cảnh giới đó khiến chúng ta đều không thích. Không thích mà ngày ngày quý vị phải gặp, vậy là gì? Do ba nghiệp của chúng ta không thanh tịnh, ba nghiệp thân khẩu ý đều không thanh tịnh, nên cảm lấy quả báo chính là sáu căn, sáu trần, sáu thức trước mắt chúng ta như vậy. Phật khuyên chúng ta tu, thì giống y như Ngài khuyên phụ vương của Ngài vậy, Ngài khuyên phụ vương Ngài thế nào, cũng là khuyên chúng ta thế ấy, là dùng tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, đối đãi bình đẳng với tất cả chúng sanh, đều đối xử như nhau.

          Tiếp theo, 佛告父王:一切眾生,在生死中,念佛之心,亦復如是。但能繫念不止,定生佛前。一得往生,即能改變一切諸惡,成大慈悲。如彼香樹,改伊蘭林“Phật cáo phụ vương: Nhất thiết chúng sanh, tại sanh tử trung, niệm Phật chi tâm, diệc phục như thị. Đãn năng hệ niệm bất chỉ, định sanh Phật tiền. Nhất đắc vãng sanh, tức năng cải biến nhất thiết chư ác, thành đại từ bi, như bỉ hương thọ, cải y lan lâm”(Phật bảo phụ vương: Tâm niệm Phật của hết thảy chúng sanh trong vòng sanh tử cũng giống như thế. Chỉ cần niệm liên tục chẳng ngừng, thì quyết sẽ sanh ở trước Phật. Một khi đã vãng sanh, liền chuyển biến tất cả các ác thành đại từ bi, như cây có hương thơm kia thay đổi cả rừng y lan). Chúng ta từ trong đoạn kinh văn này, lãnh hội sâu sắc được sự từ bi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đối xử với tất cả chúng sanh khổ nạn và phụ vương của Ngài là bình đẳng, hy vọng phụ vương của Ngài thoát khỏi sáu đường luân hồi, thoát ly mười pháp giới, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, một đời viên mãn thành Phật. Đến Thế giới Cực Lạc đó là đã đến rừng chiên đàn, không phải là rừng y lan. Một khi được vãng sanh, liền có thể thay đổi tất cả các ác, thành đại từ bi. Câu nói này quan trọng. Chúng ta muốn đoạn tất cả ác, thành tất cả thiện, chỉ có một con đường tắt là: tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, thì quý vị làm được thôi. Ở trong thế gian này không dễ, rất khó thành tựu, hoặc chúng ta nói, căn bản là không thể thành tựu; còn vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thì một đời thành tựu, nên không thể không đi!

          Tiếp theo nói rõ cho chúng ta, 所言伊蘭林者,喻眾生身內三毒“sở ngôn y lan lâm giả, dụ chúng sanh thân nội tam độc”(Rừng y lan đã nói ví cho Tam-độc trong thân chúng sanh), là tham sân si, 三障“tam chướng”(tam chướng), ba độc ba chướng 無邊重罪“vô biên trọng tội”(vô biên trọng tội). 言栴檀者,喻眾生念佛之心。才欲成樹者,謂一切眾生,但能積念不斷,業道成辦“Ngôn chiên đàn giả, dụ chúng sanh niệm Phật chi tâm. Tài dục thành thọ giả, vị nhất thiết chúng sanh, đãn năng tích niệm bất đoạn, nghiệp đạo thành biện”(dùng cây chiên đàn ví cho tâm niệm Phật của chúng sanh. Vừa sắp mọc thành cây, là ví cho tất cả chúng sanh chỉ cần niệm lâu chẳng gián đoạn, thì hoàn thành đạo nghiệp). Chỉ cần ý niệm chúng ta như vậy đừng gián đoạn, lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần đầu óc tỉnh táo, trong tâm, trong miệng chỉ một câu A Di Đà Phật, ngoài một câu A Di Đà Phật ra, ý niệm nào cũng buông xuống hết, đó chính là cây hương thơm, đó chính là chiên đàn. Cho nên mấy chữ “niệm lâu không gián đoạn” này, thì hoàn thành đạo nghiệp, đạo nghiệp này là vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta mười phương thế giới vô lượng vô biên vô số chư Phật Như Lai, trong những chư Phật Như Lai ấy, vị Phật thù thắng nhất, tuyệt vời nhất chính là A Di Đà Phật, đặc biệt giới thiệu cho chúng ta vị Phật ấy, giới thiệu cho phụ thân của Ngài, hy vọng chúng ta ngay trong một đời này đừng quên mất, phải nỗ lực, phải niệm lâu không gián đoạn, niệm này tiếp nối niệm kia, đừng để gián đoạn, thì quyết định chúng ta vãng sanh Tịnh-độ thành công.

          Trong Kinh Đại Bi lại nói: 一稱佛名,以是善根,入涅槃界,不可窮盡“Nhất xưng Phật danh, dĩ thị thiện căn, nhập Niết- bàn giới, bất khả cùng tận”(Một khi xưng danh hiệu Phật, dùng căn lành ấy, mà nhập vào cảnh giới Niết-Bàn, chẳng thể cùng tận). Trong Kinh Đại Bi nói, một khi xưng danh hiệu Phật, đây chính là xưng Nam Mô A Di Đà Phật, dùng căn lành đó, thiện căn ấy là con đường lớn thông đến Niết-bàn, nhập vào cảnh giới Niết-bàn, không thể cùng tận. Trong Kinh Xưng Dương Chư Phật Công Đức cũng có lời nói giống như vậy, 若有得聞無量壽如來名者,一心信樂,持諷誦念……其人當得無量之福,永當遠離三途之厄。命終之後,皆得往生彼佛剎土Nhược hữu đắc văn Vô Lượng Thọ Như Lai danh giả, nhất tâm tín nhạo, trì phúng tụng niệm…kỳ nhân đương đắc vô lượng chi phúc, vĩnh đương viễn ly tam đồ chi ách. Mệnh chung chi hậu, giai đắc vãng sanh bỉ Phật sát độ”(Nếu có ai được nghe danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật Như Lai, mà nhất tâm tin ưa, trì, phúng tụng niệm… thì người ấy sẽ được vô lượng phước, sẽ vĩnh viễn xa lìa ách nạn tam đồ. Sau khi mạng chung, đều được vãng sanh cõi đức Phật ấy). Ở trong rất nhiều rất nhiều kinh luận, Phật giới thiệu cho chúng ta, hy vọng chúng ta tin sâu không nghi, hy vọng chúng ta phát khởi đại nguyện cầu sanh Tịnh-độ, cầu gặp A Di Đà Phật.

          Tiếp theo lại dẫn Kinh Văn Thù Bát Nhã, trong kinh này nói, 生愚鈍,觀不能解。但令念聲相續,自得往生“Chúng sanh ngu độn, quán bất năng giải, đãn linh niệm thanh tương tục, tự đắc vãng sanh”(Chúng sanh ngu độn, chẳng hiểu được Quán, chỉ cần khiến tiếng niệm liên tục thì tự được vãng sanh). Quán là chỉ quán, là quán tưởng, pháp này khó tu. Quý vị xem Kinh Thập Lục Quán của Tịnh-tông, đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói 16 loại quán, loại cuối cùng chính là trì danh niệm Phật, 15 loại phía trước đều là quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật, đều không dễ dàng. Xưng Phật danh hiệu dễ dàng, chỉ cần tiếng niệm liên tục, quý vị nắm chắc bốn chữ này, thì tự được vãng sanh, rất tự nhiên quý vị được vãng sanh.

          又《淨修捷要》“Hựu Tịnh Tu Tiệp Yếu”(Lại theo Tịnh Tu Tiệp Yếu), đây là quyển tụng thời khóa rút gọn, do ngài Hạ Liên biên soạn, biên soạn rất hay, tổng cộng chỉ có 32 lạy, thì viên mãn rồi. Dùng thời gian rất ít, đại khái chỉ nửa tiếng đồng hồ, dùng quyển này để làm thời khóa sáng tối, nội dung trong đó vô cùng phong phú, đề cập đầy đủ đến Phật Pháp, rất hay! Hy vọng đồng học nên xem nhiều nghe nhiều, chúng ta đã làm một đĩa CD, có âm thanh và hình ảnh, nên xem nhiều nghe nhiều. Tại sao vậy? Bởi sách này có thể giúp quý vị đoạn nghi sanh tín, giúp quý vị một lòng cầu sanh Tịnh-độ. Bởi vì sau khi đọc rồi thì quý vị mới hiểu được: công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn, Đại-thừa, Tiểu-thừa, Hiển-giáo, Mật-giáo, vô lượng pháp môn đều ở trong một câu Phật hiệu này, một câu Phật hiệu bao gồm tất cả, niệm câu Phật hiệu này thì niệm được hết cả rồi. Không những bao gồm tất cả pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong 49 năm, mà ngay cả tất cả pháp của vô lượng vô biên chư Phật Như Lai khắp mười phương pháp giới trong quá khứ, hiện tại, vị lai đã nói, đều không ra khỏi một câu Phật hiệu này. Câu Phật hiệu này là đại viên mãn, nắm vững được câu Phật hiệu này rồi, thì đều nắm vững được hết tất cả, không cần hạ thủ công phu từ trên cành lá. Một câu Phật hiệu này là gốc lớn rễ lớn, nắm vững rồi thì đầy đủ hết Phật pháp, tất cả pháp mà tất cả chư Phật Như Lai đã tu đã học đã hoằng dương, toàn bộ đều trong một câu danh hiệu A Di Đà Phật, công đức này quá lớn rồi! Cho nên, ngài Hạ Liên Cư nói trong Tịnh Tu Tiệp Yếu rằng: 六字統攝萬法,一門即是普門 “Lục tự thống nhiếp vạn pháp, nhất môn tức thị phổ môn”(Sáu chữ thống nhiếp vạn pháp, một môn chính là phổ môn). Phổ môn là rộng lớn không có biên giới, chỉ cần tín nguyện niệm Phật, đều có thể chứng được. 全事即理,全妄歸真。全性起修,全修在性。廣學原為深入,專修即是總持“Toàn sự tức lý, toàn vọng quy chân. Toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh. Quảng học nguyên vi thâm nhập, chuyên tu tức thị tổng trì”(Tất cả sự chính là lý, tất cả vọng quy về chân. Toàn tánh khởi tu, toàn tu từ Tánh. Học rộng vốn vì thâm nhập, chuyên tu tức là tổng trì). Học rộng là để thâm nhập, thâm nhập có cần học rộng hay không? Thâm nhập thì không cần học rộng đâu, học rộng thâm nhập là giai đoạn chúng ta đi lúc trước, sau khi thâm nhập, thì không cần học rộng nữa, mà triệt để buông xuống thôi.

          Đời này của tôi, thì nửa phần trước là học rộng, vì chưa tìm được đường tắt, chưa tìm được pháp môn khế hợp căn cơ, dùng thời gian hết hơn 30 năm. Tôi đã giảng Lăng Nghiêm, trước sau giảng qua bảy lần, tôi đã giảng Hoa Nghiêm, giảng qua đại ý của Kinh Pháp Hoa. Ở trong đoạn kinh văn lớn 53 tham vấn của Kinh Hoa Nghiêm, nhìn thấy ngài Văn Thù, Phổ Hiền phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ, thân cận A Di Đà Phật. Tôi đọc đến đoạn kinh văn này vô cùng chấn động, ngài Văn Thù, Phổ Hiền là người giáo học chúng ta, chính là hai nhân vật mà người nghiên cứu kinh điển sùng bái nhất. Ngài Văn Thù biểu pháp cho chúng ta là học, ngài Phổ Hiền biểu pháp cho chúng ta là tập, “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Ngài Văn Thù học rộng đa văn, ngài Phổ Hiền biểu diễn là đem những điều đã học áp dụng trong cuộc sống, áp dụng vào công việc, áp dụng vào tề gia trị quốc bình thiên hạ. Trong tín giải hành chứng, thì ngài Văn Thù tiêu biểu cho tín giải, ngài Phổ Hiền tiêu biểu cho hành chứng. Khổng Phu tử cũng như vậy, quý vị xem một câu trong Luận Ngữ: “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Tập là gì? Tập là làm được, học rồi có hiệu quả, dùng trong cuộc sống, dùng trong công việc, dùng trong dạy học; bất diệc duyệt hồ, là vui vẻ không gì bằng. Cho nên học và tập không thể tách rời nhau. Nhà Nho nói học có bốn món: bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện. Đó đều là học, phía sau còn có đốc hành, đốc hành là tập. Thực hành dùng ở đâu? Dùng trong đời sống hàng ngày, dùng vào công việc mỗi ngày, dùng trong xử sự đối người tiếp vật. Dùng trong gia đình, thì gia hòa vạn sự hưng; dùng trong xã hội, thì xã hội hài hòa; dùng trong trị quốc, thì quốc gia cường thịnh; dùng trong bình thiên hạ, thì thiên hạ thái bình. Học vấn của Thánh Hiền, không áp dụng thì không có tác dụng, học uổng rồi.

          Chuyên tu chính là tổng trì, một câu Nam Mô A Di Đà Phật là pháp môn tổng trì đệ nhất trong Phật giáo, toàn bộ đều ở trong, ở trong câu Phật hiệu này, là tổng cương lĩnh. 聲聲喚醒自己,念念不離本尊“Thanh thanh hoán tỉnh tự kỷ, niệm niệm bất ly bổn Tôn”(Từng tiếng từng tiếng thức tỉnh chính mình, từng niệm từng niệm chẳng lìa Bổn Tôn). Hai câu này nói được rất hay, câu Phật hiệu tiếp nối câu Phật hiệu. Tại sao phải niệm như vậy? Niệm như thế có ý nghĩa gì? Là thức tỉnh chính mình. Được công phu đến nơi đến chốn mới có thể thức tỉnh, phải thật làm. Cách thật làm thế nào? Chính là câu này tiếp nối câu kia, không thể đánh mất, thì có biện pháp thức tỉnh chính mình. Lão Hòa thượng Hải Hiền làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, ngài đã thức tỉnh rồi. Bao nhiêu tuổi thì thức tỉnh? Tôi đã xem đĩa CD về ngài mấy chục lần, bộ Vĩnh Tư Tập nói về ba vị thiện thức của chùa Lai Phật, tôi đã xem mấy lần, cách nhìn của tôi, phải là trước sau 25 tuổi, thì ngài được công phu thành phiến, là thành tựu nhỏ; nâng lên thêm, sự nhất tâm bất loạn, phải lúc 30 tuổi; còn lý nhất tâm bất loạn, thì năm 40 tuổi chắc chắn nắm được. Được lý nhất tâm bất loạn, lý nhất tâm bất loạn chính là tỉnh thức trở lại rồi. Công phu thành phiến là như tỉnh mà chưa tỉnh, giống như đã tỉnh thức, nhưng trở mình rồi lại ngủ tiếp; sự nhất tâm là tỉnh táo lại rồi, nhưng chưa hoàn toàn tỉnh thức trở lại; lý nhất tâm thì hoàn toàn đã tỉnh trở lại rồi, là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, thì thành Phật rồi.

          Ở Thế giới Cực Lạc một đời có thể làm được, ở thế giới này cũng là một đời làm được. Vậy tại sao chúng ta làm không được? Vì câu Phật hiệu này của chúng ta không liên tục, thường xuyên đứt đoạn, đang niệm niệm thì bị quên mất, lại suy nghĩ lung tung, suy nghĩ lung tung một hồi bỗng nhiên lại cảnh giác được, sao Phật hiệu bị mất rồi, thì vội vàng niệm tiếp. Đến khi nào sau khi niệm tiếp nối, mà không bị đứt đoạn thêm nữa, thế là công phu đắc lực; nếu niệm tiếp tục mà vẫn thường gián đoạn, là công phu không đắc lực. Công phu không đắc lực thì phải làm sao? Đọc kinh là một biện pháp, nghe giảng kinh là một biện pháp. Phải chuyên nghe, đọc cũng là phải chuyên đọc một loại. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta đối trị tâm tán loạn, thì biện pháp đối trị tâm tán loạn là tu định, đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia, đó là tu định, một môn thâm nhập là tu định. Học rộng nghe nhiều là giúp đỡ chúng ta có tín-nguyện, tại sao chúng ta đối với Tịnh-tông tin tưởng như vậy, không có một chút hoài nghi nào? Vì chúng ta nghe nhiều rồi, nghe hiểu rồi, nghe rõ ràng rồi, biết được đây là việc thật không phải giả, cho nên phải mỗi âm thanh thức tỉnh chính mình. Thân thiết biết bao! Niệm niệm không rời Bổn Tôn, Bổn Tôn chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là Bổn Tôn của chúng ta.

          又云“Hựu vân”(lại nói), lại nói rằng: 無量光壽,是我本覺“Vô Lượng Quang Thọ, thị ngã Bổn-giác”(Vô Lượng Quang Thọ là Bổn-giác của ta). Vô Lượng Quang Phật, Vô Lượng Thọ Phật chính là A Di Đà Phật, bốn chữ A Di Đà Phật là tiếng Phạn, dịch sang ý nghĩa Trung Hoa thì: A dịch là Vô, Di Đà dịch là Lượng, Phật dịch là Giác, trong Giác thì có Quang, Quang tiêu biểu cho trí huệ, lại có Thọ, Thọ tiêu biểu phước báo, có Quang, có Thọ. Chúng ta hy vọng chính mình có trí huệ, hy vọng chính mình mạnh khỏe sống lâu, thì hai câu nói này là dạy cho chúng ta: là cầu được, không phải không cầu được. A Di Đà Phật chính là Vô Lượng Quang Thọ, là Bổn Giác của ta, Ngài ở trong tâm ta, không ở ngoài tâm. Người người đều có thể tu, ai ai đều có thể thành tựu. Tại sao không chịu tu? Vì không làm rõ ràng, không làm sáng tỏ. Thật làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, thì quý vị quyết một lòng niệm câu Phật hiệu đến cùng, không chuyển hướng nữa, không có vọng tưởng nữa, không có tạp niệm nữa, buông xuống cả thảy vọng tưởng tạp niệm, chỉ một câu Phật hiệu này. Cho nên tiếp theo nói: 起心念佛,方名始覺 “Khởi tâm niệm Phật, phương danh thủy giác”(Khởi tâm niệm Phật gọi là Thỉ-giác). Khi nào quý vị mới bắt đầu giác ngộ? Lúc niệm Phật chính là giác ngộ, chính là quý vị bắt đầu giác ngộ. Quý vị giác ngộ như vậy phải niệm niệm không dứt, đừng để sau khi giác được mấy phút đồng hồ lại không thấy nữa, lại mê nữa. Đây là bệnh thông thường của phàm phu, bệnh trạng thường thấy nhất, không trị dứt bệnh này, thì công phu không đắc lực. Bệnh này nhất định phải trị khỏi, để công phu chính mình đắc lực.

          托彼依正,顯我自心。始本不離,直趨覺路“Thác bỉ y chánh, hiển ngã tự tâm. Thủy bổn bất ly, trực xu giác lộ”(Nương vào y báo chánh báo, để hiển lộ tự tâm của chính mình. Thỉ-giác Bổn-giác chẳng rời nhau, thẳng bước trên đường giác), đường giác chính là vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. 暫爾相違,便墮無明“Tạm nhĩ tương vi, tiện đọa vô minh”(Tạm thời trái nghịch, liền đọa vào vô minh), tạm là tạm thời, thời gian rất ngắn quên mất A Di Đà Phật rồi, vọng niệm tạp niệm khác khởi lên rồi, đó là đọa vô minh. Cho nên niệm Phật có thể phá vô minh, niệm đến tịnh niệm liên tục, thì vô minh không còn nữa, thì công phu thành phiến rồi, câu Phật hiệu này tiếp nối câu Phật hiệu kia không dứt, là thành phiến rồi. Đó là người niệm Phật công phu vừa mới đắc lực, đừng xem thường điều này, ở công phu này, Phật đến chiếu cố quý vị, thì quý vị thấy được Phật rồi. Phật hiện thân cho quý vị thấy, A Di Đà Phật hiện thân trong mộng cho quý vị, hiện thân trong định cho quý vị, đưa tin tức Thế giới Cực Lạc đến cho quý vị. Giống như là nói quý vị đã đăng ký ở Thế giới Cực Lạc rồi, Thế giới Cực Lạc đã có tên của quý vị rồi, trong ao Thất Bảo có hoa sen của quý vị rồi, trên hoa sen có tên, trong đại giảng đường của A Di Đà Phật có chỗ ngồi của quý vị, chỗ ngồi cũng có tên của quý vị, quý vị liền sanh tâm hoan hỷ, càng thêm gấp rút dụng công, thì có thể đi rồi.

          Tiếp theo lại dẫn từ Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận, quyển này là chú giải Kinh Vô Lượng Thọ, do Cư sĩ Bành Tế Thanh trước tác vào thời Càn Long. Cư sĩ Bành Tế Thanh rất giỏi, học Phật tại gia, thông Tông thông Giáo, Hiển Mật viên dung, là nhân vật cùng đẳng cấp với các ngài như Hạ Liên Cư. Trong chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của ngài, có một cách nói như vầy: 須知持名一法,最為簡要。行者初發心時,貴有定課“Tu tri trì danh nhất pháp, tối vi giản yếu. Hành giả sơ phát tâm thời, quý hữu định khóa”(Cần biết rằng một pháp trì danh là đơn giản nhất. Hành giả lúc sơ phát tâm phải chú trọng định khóa). Chỗ này dạy chúng ta, cung cấp cho chúng ta làm tham khảo, pháp môn này vắn tắt đơn giản, người mới phát tâm học tập, tốt nhất có định khóa. Định khóa thế nào? 每日或千聲,或萬聲,或十萬聲。從少至多,由散入定。隨其念力,俱可往生“Mỗi nhật hoặc thiên thanh, hoặc vạn thanh, hoặc thập vạn thanh. Tùng thiểu chí đa, do tn nhập định. Tùy kỳ niệm lực, câu khả vãng sanh”(Mỗi ngày niệm một ngàn tiếng, hoặc một vạn tiếng, hoặc mười vạn tiếng, từ ít đến nhiều, từ tạp loạn đến nhập định, tùy theo niệm lực, đều có thể vãng sanh). Câu này nói rất hay, phải thật làm. Học kinh học giáo nhiều năm như vậy, đối với Thế giới Cực Lạc đã khẳng định rồi, nhận biết rồi, vậy hiện tại điều quan trọng nhất là phải đi. Làm sao đi? Phải trì danh, tín nguyện trì danh. Tín nguyện thực hiện trong trì danh, bởi vì không trì danh thì vọng niệm, vọng niệm thì tuy có tín nguyện, cũng không thể vãng sanh. Vì vậy tín nguyện nhất thiết phải dựa vào niệm Phật, nhất hướng chuyên niệm. Mỗi ngày định khóa trình, Tịnh Tu Tiệp Yếu mà lão Cư sĩ Hạ Liên Cư đã soạn cho chúng ta, tốt! Tịnh Tu Tiệp Yếu chỉ cần nửa giờ đồng hồ, dùng làm thời khóa sáng, dùng làm thời khóa tối, sáng sớm dậy dùng nửa giờ đồng hồ, tối trước khi đi ngủ, thực hiện nửa tiếng đồng hồ, một ngày tu hai lần, đừng gián đoạn, tốt! Bình thường dùng phương pháp này của Cư sĩ Bành Tế Thanh tốt, định Phật hiệu định một vạn tiếng, niệm bốn chữ, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật liên tục, câu này nối tiếp câu kia. Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta mười niệm, mười niệm hoàn toàn là ghi nhớ trong tâm, không cần dùng chuỗi, một hơi niệm mười tiếng, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, niệm mười tiếng, dùng phương pháp này cũng rất tốt, tóm lại niệm được càng nhiều càng tốt. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trước khi vãng sanh nửa năm, ngài thật sự buông xuống vạn duyên, nhất tâm cầu vãng sanh, mỗi ngày niệm mười bốn vạn tiếng, ngài là ký số niệm Phật, niệm 140 ngàn tiếng một ngày, niệm qua nửa năm, thì đi rồi.

          Xưa nay rất nhiều Đại đức, đều làm ra tấm gương cho chúng ta xem. Phật hiệu của Lão Hòa thượng Hải Hiền không gián đoạn, thật sự là ngài hoàn toàn đều đạt được ba loại công phu: công phu thành phiến, sự nhất tâm bất loạn, lý nhất tâm bất loạn. A Di Đà Phật giữ ngài ở thế gian này để biểu pháp, nếu không thì ngài đã vãng sanh sớm rồi, ở lại không ít năm, ở lại mấy mươi năm. Tại sao vậy? Vì giúp đỡ tín nguyện cho chúng ta, giúp chúng ta niệm Phật, giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín đối với bản hội tập của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư. Bản này là chân kinh, mỗi một chữ đều là do Thích Ca Mâu Ni Phật nói, ngài hội tập không sửa đổi một chữ nào, cho nên mỗi chữ là chân kinh. Chú giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, quý vị xem toàn bộ xuất xứ đều ghi rõ ra hết, tiếp theo là đoạn trong sách An Lạc Tập, quý vị xem đã ghi ra xuất xứ. Bộ Chú Giải này là hội tập kinh luận và trước tác của Tổ sư Đại đức để giải thích cho bộ kinh này, mỗi một đoạn mỗi một tiểu tiết đều có nguồn gốc, có xuất xứ, không phải tự mình tự tiện nói ra, cho nên Chú Giải này là chánh tri chánh kiến. Bộ kinh này, bộ Chú Giải này, sẽ lưu truyền tám ngàn năm cuối cùng thời kỳ mạt-pháp của Thế Tôn. Mạt-pháp 10 ngàn năm, hiện tại đã qua hơn một ngàn năm rồi, hiện nay là một ngàn năm thứ hai của mạt-pháp, tiếp sau còn có tám ngàn năm, chúng sanh được độ, có thể thoát khỏi biển khổ sanh tử, hoàn toàn  nương vào bộ kinh này. Hy vọng mọi người xem nhiều một chút, nghe nhiều một chút Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, thì quý vị sẽ hiểu rõ, quý vị sẽ rõ ràng thôi. Thật làm tỏ tường, làm sáng tỏ rồi, thì quý vị quyết một lòng một môn thâm nhập, nhất định quý vị thành tựu ngay trong đời này, đến Thế giới Cực Lạc đi làm Phật rồi.

          Chúng ta xem tiếp, 又《安樂集》云:稱名亦爾“hựu An Lạc Tập vân: Xưng danh diệc nhĩ”(Sách An Lạc Tập cũng nói: Xưng danh cũng như vậy), xưng danh là nhất hướng chuyên niệm, 但能專至“đãn năng chuyên chí”(chỉ nên chuyên hết mức), chuyên đến mức độ nào? 相續不斷,定生佛前“Tương tục bất đoạn, định sanh Phật tiền”(liên tục chẳng ngừng, thì nhất định sanh ở trước Phật). Ngữ khí này hết sức chắc chắn, điểm tốt của việc niệm Phật! Phải chuyên, đừng tạp. Tôi khuyên người là một bộ kinh, một bộ luận, luận là Chú Giải, một bộ kinh là bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, một bộ luận chính là bộ Chú Giải này, chúng ta tuyển chọn Tập Chú của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm chứng cho chúng ta: là chân kinh, là chánh tri chánh kiến, Chú Giải cũng vậy. Chúng ta dụng công có thể chuyên đến mức liên tục không gián đoạn, chúng ta đọc kinh liên tục không gián đoạn, chúng ta niệm Phật liên tục không ngừng, chỉ cần làm được liên tục không gián đoạn, thì nhất định sanh trước Phật, thì nhất định quý vị được sanh.

    今勸後代學者,若欲會其二諦“Kim khuyến hậu đại học giả, nhược dục hội kỳ nhị-đế”(Nay khuyên người học đời sau, nếu muốn lãnh hội nhị-đế), nhị đế là chân-đế và tục-đế, 但知念念不可得,即是智慧門“đãn tri niệm niệm bất khả đắc, tức thị trí huệ môn”(chỉ cần hiểu niệm niệm là bất khả đắc, đấy chính là môn trí huệ). Niệm niệm liên tục là tục-đế, đồng thời biết rằng niệm niệm bất khả đắc, đó chính là chân-đế, chân-đế không trở ngại tục-đế, tục-đế không trở ngại chân-đế, niệm Phật như vậy là lý nhất tâm bất loạn. Nếu như không có nghĩ rằng niệm niệm bất khả đắc, một mạch mà niệm, niệm niệm đều có chỗ đắc, trình độ này là sự nhất tâm bất loạn. Tất cả đều được vãng sanh, lý nhất tâm bất loạn vãng sanh Thật-báo-trang-nghiêm-độ, sự nhất tâm bất loạn vãng sanh Phương-tiện-hữu-dư-độ. Phàm phu chúng ta công phu không đến nơi đến chốn, lâm chung một niệm sau cùng là tín nguyện trì danh, một niệm mười niệm đều được vãng sanh, trình độ này là vãng sanh Phàm-thánh-đồng-cư-độ. Thế nhưng quý vị phải biết, Thế giới Cực Lạc tuy rằng có bốn độ ba bậc chín phẩm. Cấp bậc! Là có, không phải không có, mà trên thực tế được đãi ngộ bình đẳng, đãi ngộ như thế nào? Tất cả đều là đãi ngộ của Pháp-thân Bồ-tát, cũng chính là tất cả đều được đãi ngộ của cõi Thật-báo, quý vị sanh đến bên đó là cõi Đồng-cư, nhưng quý vị hưởng thụ như là cõi Thật-báo, vì sự thọ dụng ở thế giới đó là bình đẳng. Điều này là không thể nghĩ bàn, nhất định phải đến nơi như vậy. Tại sao thế? Điều này không phải do chính quý vị tu đạt được, mà hoàn toàn là do công đức vô lượng kiếp tu hành của A Di Đà Phật, cộng thêm sự gia trì của 48 lời nguyện, khiến cho một khi quý vị đến Thế giới Cực Lạc, thì trí huệ, thần thông, đạo lực của quý vị bình đẳng với Pháp-thân Bồ-tát, đều làm Bồ-tát A-duy-việt-trí, A-duy-việt-trí chính là Pháp-thân Bồ-tát. Đây là sự thù thắng không gì sánh được của Thế giới Cực Lạc, không thể không đến đó, không đến đó là đại sai đại lầm rồi! Tiếp theo, hiểu được nhị-đế, đó là lý nhất tâm, biết rằng niệm niệm bất khả đắc, nhưng làm thế nào? Họ lại có thể hệ niệm liên tục không ngừng, đó là công đức môn, trí huệ và công đức đồng thời đầy đủ. 是故經云菩薩摩訶薩,恆以功德智慧以修其心“Thị cố kinh vân Bồ-tát Ma-ha-tát, hằng dĩ công đức trí huệ dĩ tu kỳ tâm”(Vì vậy, kinh nói Bồ-tát Ma-ha-tát, luôn dùng công đức và trí huệ để tu tâm mình), đây là lời trong An Lạc Tập.

          始學“Thủy học”(người mới học), người sơ học chúng ta, chưa có phá tướng, phá tướng thì là Bát-nhã rồi. Chưa phá tướng. 但能依相專至,無不往生,不須疑也“Đãn năng y tướng chuyên chí, vô bất vãng sanh, bất tu nghi dã”(Chỉ nên dựa theo tướng mà thật chuyên, thì không ai mà chẳng được vãng sanh, chẳng còn ngờ gì nữa), chưa có một ai mà không vãng sanh. Biết rằng niệm niệm bất khả đắc, nhưng công phu niệm Phật không gián đoạn, thì vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc phẩm vị rất cao, một khi A Di Đà Phật gia trì, thì quý vị hoàn toàn đạt được. Tại vì sao? Quý vị biết điều nói trên kinh Kim Cang, “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”(Hễ gì có tướng, đều là hư vọng, tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng, như sương cũng như chớp, nên quán sát như vậy). Quý vị cũng biết rằng: tất cả pháp không thể đắc, không sở hữu, rốt ráo không. Quý vị không chấp trước đối với tất cả pháp, hoặc là chấp trước tương đối nhẹ, không giống như người bình thường: chấp trước kiên cố. Chấp trước rất nhẹ, dù mất cũng không sao cả, rất dễ dàng buông xuống. Người như vậy vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, được lợi ích vô biên.

          Chúng ta xem đoạn sau cùng này, 現世行人“Hiện thế hành nhân”(Người thời hiện nay), hiện nay, tức Niệm lão chỉ người chúng ta hiện nay, người tu hành hiện tại, thực sự cần phải 諦信此說“đế tín thử thuyết”(tin chắc lời dạy ấy), đối với những điều đã nói ở phía trước, những điều đã nói trong Kinh Đại Bi, những điều đã nói trong Tịnh Tu Tiệp Yếu, những gì đã nói trong Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận, những điều đã nói trong An Lạc Tập, phải tin tưởng, phải ‘đế tín’, ‘đế tín’ là hoàn toàn tiếp nhận, hoàn toàn không có nghi ngờ, 不必先求離相“bất tất tiên cầu ly tướng”(chẳng cần trước phải cầu lìa tướng). Những điều mà trên kinh Bát Nhã nói, những điều trong Tâm Kinh nói, những gì trong Kinh Kim Cang nói, những điều trong Đàn Kinh nói, biết thì được rồi, không cần phải y theo phương pháp đó mà tu, vẫn là một câu Phật hiệu niệm đến cùng. 但當老實持名。依相專至,無不往生“Đãn đương lão thật trì danh. Y tướng chuyên chí, vô bất vãng sanh”(Chỉ cần thật thà trì danh. Nương theo tướng mà thật chuyên, thì không ai là chẳng được vãng sanh). Câu nói sau cùng này là lời của Niệm lão, 此實為眾生度生死海之指南針也“thử thật vi chúng sanh độ sanh tử hải chi chỉ nam châm dã”(Ðấy chính thật là la bàn, để dẫn chúng sanh vượt khỏi biển sanh tử vậy), không sai chút nào, thật quá thù thắng rồi.

          Chúng ta lại xem tiếp đoạn sau đây, phía trước 廣引經論“Quảng dẫn kinh luận”(rộng dẫn kinh luận), đã dẫn chứng rất nhiều kinh luận, 以明持名念佛殊勝利益“dĩ minh trì danh niệm Phật thù thắng lợi ích”(để làm sáng tỏ lợi ích thù thắng của trì danh niệm Phật). Dụng ý không có gì khác, để mọi người biết rằng: tín nguyện trì danh là lợi ích vô lượng vô biên, lợi ích này rất thù thắng. 至於持念而云專念“Chí ư trì niệm nhi vân chuyên niệm”(Để trì niệm đến mức mà gọi là chuyên niệm), quý vị thấy trì danh niệm Phật, đổi trì niệm thành chuyên niệm, lại nói nhất hướng chuyên niệm, một phương hướng, phương hướng là Thế giới Tây Phương Cực Lạc, một phương hướng, vĩnh viễn không thay đổi. 如《觀念法門》所云:佛說一切眾生,根性不同,有上中下。隨其根性,佛皆勸專念無量壽佛名“Như Quán Niệm Pháp Môn sở vân: Phật thuyết nhất thiết chúng sanh, căn tánh bất đồng, hữu thượng trung hạ. Tùy kỳ căn tánh, Phật giai khuyến chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật danh”(Như sách Quán Niệm Pháp Môn bảo: “Phật nói hết thảy chúng sanh căn tánh bất đồng, có thượng, trung, hạ. Với mỗi căn tánh, Phật đều khuyên chuyên niệm danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật). Đức A Di Đà Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật từ bi đến tột cùng, chúng ta thuộc loại căn tánh nào trong thượng trung hạ, thì tự mình phải biết, phải rõ ràng. Người thượng căn đối với kinh giáo, họ vừa nghe thì liền hiểu, họ liền có thể khế nhập cảnh giới; hàng trung căn thì đạt không tới; hàng hạ căn thì dù nói thế nào, họ nghe cũng không hiểu, đương nhiên họ xem cũng không hiểu. Nhưng pháp môn này, hiểu hay không hiểu cũng không sao, chỉ cần quý vị tin được, quý vị mong muốn đi đến Thế giới Cực Lạc, quý vị biết niệm bốn chữ A Di Đà Phật này, thì thành công rồi, là đơn giản như vậy, dễ dàng như vậy, cho nên Phật đều khuyên: chuyên niệm danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật.

          Tiếp theo là phần giả sử vấn đáp, trình bày rõ thêm ý nghĩa, 問:五種因緣(指五念門),皆是淨業。何特於念佛行,專置一向之言耶?Vấn: Ngũ chủng nhân duyên (chỉ NNiệm Môn), giai thị Tịnh nghiệp. Hà đặc ư niệm Phật hạnh, chuyên trí nhất hướng chi ngôn da?”(Hỏi: Năm thứ nhân duyên (chỉ Ngũ Niệm Môn), đều là Tịnh-nghiệp, sao lại bảo phải nhất hướng, chỉ với hạnh Niệm Phật thôi?) Trong Ngũ Niệm Môn, chỉ nói trì danh niệm Phật, không nói “chuyên”, không nói “nhất hướng”. Ý nghĩa điều này là gì? 答,此有三義:一、謂諸行為廢而說,念佛為立而說“Đáp, thử hữu tam nghĩa: Nhất, vị chư hạnh vi phế nhi thuyết, niệm Phật vi lập nhi thuyết( Ðáp: Có ba nghĩa: Một là do bỏ các hạnh khác, chỉ đứng trên niệm Phật mà nói như vậy). Trên thực tế ý nghĩa đó là tương đồng, các hạnh khác là như 16 loại nói trong Thập Lục Quán Kinh, trong 16 loại chúng ta chỉ lấy một loại, chỉ chọn loại thứ 16, chúng ta không tu 15 loại khác, bỏ đi 15 loại phía trước, chuyên tu một loại cuối cùng này. Cho nên thêm vào chữ “nhất hướng”, chúng ta thấy trên kinh này nói: nhất hướng chuyên niệm, phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, là đứng trên phương diện niệm Phật thì: một là ý nghĩa bỏ đi, một là ý nghĩa thành lập, đó là ý nghĩa đầu tiên. Thứ hai, 為助念佛之正業,而說諸行之助業“Vị trợ niệm Phật chi chánh nghiệp, nhi thuyết chư hạnh chi trợ nghiệp”( để giúp cho chánh nghiệp Niệm Phật, nên nói ra các hạnh khác là trợ nghiệp). Đây chính là chánh trợ song tu, rất nhiều người dùng phương pháp này. Điều gì là trợ, điều gì là chánh? Niệm Phật là chánh nghiệp, các hạnh khác là trợ nghiệp, có duyên có thể làm, không có duyên đừng nên đi tìm. Thứ ba, 以念佛而為正,以諸行而為傍。故云一向也Dĩ niệm Phật nhi vi chánh, dĩ chư hạnh nhi vi bàng. Cố vân nhất hướng dã”(do Niệm Phật là chánh, các hạnh khác là phụ, nên bảo là nhất hướng).

          下釋其義。一向專念,有下三義:一者,廢捨餘行,專立念佛“Hạ thích kỳ nghĩa. Nhất hướng chuyên niệm, hữu hạ tam nghĩa: Nhất giả, phế xả dư hạnh, chuyên lập niệm Phật”(Tiếp theo giải thích nghĩa ấy. Nhất hướng chuyên niệm, có ba nghĩa như sau: Một là xả bỏ các hạnh khác, chuyên dựa vào niệm Phật), nhất hướng chuyên niệm. 單提一句佛號,一門深入,不雜他法。諸行俱廢,唯立念佛名號一法。是名一向專念“Đơn đề nhất cú Phật hiệu, nhất môn thâm nhập, bất tạp tha pháp. Chư hạnh câu phế, duy lập niệm Phật danh hiệu nhất pháp. Thị danh nhất hướng chuyên niệm”(chỉ đề xướng một câu Phật hiệu, thâm nhập một môn, chẳng xen tạp các pháp khác; bỏ hết các hạnh, chỉ lập một pháp niệm danh hiệu Phật. Ðấy gọi là “nhất hướng chuyên niệm”). Đây là ý nghĩa thứ nhất, nói được rất rõ ràng, rất dễ hiểu. Thứ hai, 唯以念佛為正業。為助此正業,而修諸行。念佛為主,餘行為助。主攝諸助,助隨於主。主助圓融,同入彌陀一乘願海。故亦名一向專念Duy dĩ niệm Phật vi chánh nghiệp. Vi trợ thử chánh nghiệp, nhi tu chư hạnh. Niệm Phật vi chủ, dư hạnh vi trợ. Chủ nhiếp chư trợ, trợ tùy ư chủ. Chủ trợ viên dung, đồng nhập Di Đà Nhất Thừa Nguyện Hải. Cố diệc danh nhất hướng chuyên niệm”(chỉ lấy Niệm Phật làm chánh nghiệp. Ðể hỗ trợ chánh nghiệp này, nên tu các hạnh khác nữa. Niệm Phật là chủ, các hạnh khác là phụ trợ. Chủ thống nhiếp các trợ, trợ tùy thuộc vào chủ. Chủ và trợ viên dung, cùng vào biển nguyện Nhất Thừa Di Ðà. Nên bảo là “nhất hướng chuyên niệm”). Cũng được, cũng là nhất hướng chuyên niệm. Chúng ta tu tất cả công đức, vì sao tu tất cả công đức này? Vì trợ giúp chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc, làm trợ hạnh vì để vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Đó là giống như chúng ta bình thường đoạn ác tu thiện, đoạn ác là rời ba đường ác, tu thiện là phước báo nhân thiên, tôi không cầu phước báo nhân thiên, tôi chỉ cầu Thế giới Cực Lạc, gọi là nhất hướng chuyên niệm, tôi tu tất cả phước đức, cũng vì cầu Thế giới Cực Lạc, không phải vì hưởng thụ phước báo của trời người, vậy thì đúng rồi, cho nên chính phụ phải rõ ràng. 三者,以念佛為正,餘行為傍“Tam giả, dĩ niệm Phật vi chánh, dư hạnh vi bàng”(Ba là niệm Phật là chính, các hạnh khác là phụ). Hoặc là trì chú, hoặc là lễ Phật, hoặc là tụng kinh, đều có thể có. Ví dụ hiện nay còn có rất nhiều đồng học niệm Phật, sức khỏe không tốt, bị bệnh, họ niệm Kinh Dược Sư, cầu Dược Sư Như Lai giúp đỡ họ khôi phục thân thể khỏe mạnh; niệm Kinh Địa Tạng, giúp đỡ họ tiêu trừ tội nghiệp. Đó đều là phụ, là hạnh khác, đó là trợ tu, không phải chánh tu, chánh tu vẫn là Kinh Vô Lượng Thọ, vẫn là một câu Phật hiệu, vậy thì đúng rồi. Cho nên 一向念佛為主“nhất hướng niệm Phật vi chủ”(nhất hướng niệm Phật là chủ), tất cả đều hồi hướng cầu sanh Tịnh-độ, 雖不捨餘修“tuy bất xả dư tu”(tuy chẳng bỏ tu các hạnh khác), nhưng cũng có thể gọi là nhất hướng chuyên niệm. Cách nói này rất thỏa đáng. 是以念佛行人,莫不兼修禮拜、作願、迴向等念門“Thị dĩ niệm Phật hạnh nhân, mạc bất kiêm tu lễ bái, tác nguyện, hồi hướng đẳng niệm môn”(Vì thế, người thực hành niệm Phật, không ai chẳng kiêm tu các môn lễ bái, phát nguyện, hồi hướng v.v…), đó chính là Ngũ Niệm pháp.

          依據上說“Y cứ thượng thuyết”(dựa vào thuyết trên), căn cứ  theo ở trước đã nói, 則念佛之人,或兼持往生、大悲、準提等咒“Tắc niệm Phật chi nhân, hoặc kiêm trì Vãng Sanh, Đại Bi, Chuẩn Đề đẳng chú”(thì người niệm Phật, có thể kiêm trì các chú Vãng Sanh, Ðại Bi, Chuẩn Ðề v.v…). Có người niệm xong Kinh Vô Lượng Thọ, rồi niệm ba biến chú Vãng Sanh, hoặc niệm bảy biến chú Vãng Sanh, đây là Hiển Mật song tu, lấy Hiển làm chánh tu, lấy chú Vãng Sanh làm trợ tu, chánh trợ song tu cũng có thể được. Niệm Phật cũng như vậy, tôi niệm một vạn tiếng Phật hiệu, sau khi niệm xong niệm bảy biến chú Vãng Sanh, niệm 21 biến chú Vãng Sanh, cũng được, cả thảy đều phù hợp với nhất hướng chuyên niệm. Tiếp theo nói rất nhiều, rất nhiều người niệm Phật mà họ kiêm tu lễ bái, phát nguyện, phát nguyện thì có rất nhiều người đều phát 48 nguyện, 48 nguyện của A Di Đà Phật, họ cũng phát 48 nguyện, như vậy đều có thể nói là nhất hướng chuyên niệm. Thậm chí người niệm Phật, nhưng kiêm trì chú Vãng Sanh, chú Đại Bi, chú Chuẩn Đề, hoặc là kiêm trì tụng Tâm Kinh, Kinh Kim Cang v.v…, đều có, 只須主助分明,念佛綿密,亦皆不違於一向專念也“chỉ tu chủ trợ phân minh, niệm Phật miên mật, diệc giai bất vi ư nhất hướng chuyên niệm dã”(chỉ cần phân định chánh trợ rõ ràng, niệm Phật miên mật, thì cũng đều chẳng trái với “nhất hướng chuyên niệm”). Toàn bộ đều có thể tính là nhất hướng chuyên niệm, ý nghĩa nhất hướng chuyên niệm này rộng lớn, rất là rộng.

          Nếu như chúng ta theo đúng như trong kinh đã nói, và kinh luận khác, thì đều buông xuống những chú ngữ ấy, chỉ một câu Phật hiệu niệm đến cùng, một Kinh Vô Lượng Thọ niệm đến cùng, đây là ý nghĩa thứ nhất trong nhất hướng chuyên niệm, đó là ý nghĩa đầu tiên. Ý nghĩa thứ hai, thứ ba, thì có thể tu các pháp môn khác, nhưng tất cả đều phải hồi hướng vãng sanh Thế giới Cực Lạc, cũng được. Nếu quý vị hỏi tôi, cuối cùng thì loại nào tốt? Tôi nói với quý vị: ba loại đều tốt. Tại sao? Vì căn tánh mỗi người không giống nhau, đạo lý là ở chỗ ấy. Có người căn tánh rất lanh lợi, có người căn tánh rất chậm chạp, bất luận là lanh lợi hay chậm chạp, chỉ cần là quý vị chuyên trì một bộ kinh luận, hoặc là phụ kèm theo thêm mấy bộ kinh luận, chỉ cần mục tiêu phương hướng không sai, tôi không cầu phước báo nhân thiên, tôi chuyên cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thì đều được, đều có thể tính là không trái ngược với nhất hướng chuyên niệm, giải thích này rất hay.

          論曰“Luận viết”(Luận nói rằng), luận này, bên trên đây đã có tên, là Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận, trong đây nói ý nghĩa đoạn này càng rõ ràng, càng sáng tỏ hơn, luận nói, chính là do Cư sĩ Bành Tế Thanh nói: 行者既發菩提心,當修菩薩行。於世出世間,所有一毫之善,乃至無邊功德,悉以深心至誠心迴向極樂,亦得名為一向專念。不必棄捨有為“Hành giả ký phát Bđề tâm, đương tu Btát hạnh. Ư thế xuất thế gian, sở hữu nhất hào chi thiện, nãi chí vô biên công đức, tất dĩ thâm tâm chí thành tâm hồi hướng Cực Lạc, diệc đắc danh vi nhất chuyên niệm. Bất tất khí xả hữu vi”(Hành giả đã phát tâm Bồ-đề, thì nên tu hạnh Bồ-tát. Với tất cả điều thiện thế gian hay xuất thế gian, dù là nhỏ như mảy lông, cho đến vô biên công đức, đều dùng thâm tâm chí thành tâm hồi hướng Cực Lạc, thì cũng gọi là ‘nhất hướng chuyên niệm’. Chẳng cần buông xả hữu vi). Chúng ta làm những việc thiện này, đoạn ác tu thiện, tại sao vậy? Vì vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chúng ta đem công đức đoạn ác, đem công đức tu thiện, tất cả hồi hướng giúp đỡ chúng ta vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Được, đây không phải không được. Cho nên, tiếp theo là lời của Niệm lão, 此論甚契時機“thử luận thậm khế thời cơ”(luận này rất khế hợp thời cơ), luận này chính là Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận, rất khế hợp căn cơ của người thời đại chúng ta đây, 當前世人,世事繁多,頗難摒除淨盡,終日念佛“Đương tiền thế nhân, thế sự phồn đa, pha nan bính trừ tịnh tận, chung nhật niệm Phật”(Người đời hiện tại bận bịu lắm việc, khó lòng buông xả tất cả, để suốt ngày niệm Phật), rất khó. Xã hội ngày nay do khoa học kỹ thuật phát triển, con người càng ngày càng bận rộn, càng ngày càng không có thời gian, làm sao có thể để cho họ niệm Phật một ngày từ sáng đến tối, niệm Kinh Vô Lượng Thọ một ngày được? Vì họ rất tạp rất loạn nhiều thứ. Vậy làm sao đây? 但能深信切願,求生淨土。事來便做,事去即念“Đãn năng thâm tín thiết nguyện, cầu sanh Tịnh-độ. Sự lai tiện tố, sự khứ tức niệm”(Chỉ cần có thể tin sâu nguyện thiết, cầu sanh Tịnh-độ. Việc đến thì cứ làm, xong việc lại niệm Phật). Mấy chữ này hay, quá hay rồi! Xác thực, mấy chữ này vô cùng thích hợp với người thời nay, bất luận nam nữ già trẻ, bất luận làm ngành nghề nào, việc đến thì tôi làm việc, việc làm xong rồi thì niệm Phật, niệm Phật không trở ngại công việc, công việc không cản trở niệm Phật, đây là phương pháp tốt. 世法本無礙於佛法“Thế pháp bổn vô ngại ư Phật pháp”(Thế pháp vốn chẳng trở ngại Phật pháp), pháp thế gian không trở ngại Phật pháp, 何況更以世出世間一切善行,以至誠心迴向極樂,故亦名一向專念“hà huống cánh dĩ thế xuất thế gian nhất thiết thiện hạnh, dĩ chí thành tâm hồi hướng Cực Lạc, cố diệc danh nhất hướng chuyên niệm”(huống hồ lại lấy hết thảy hạnh lành thế gian xuất thế gian, dùng tâm chí thành hồi hướng Cực Lạc. Nên cũng gọi là “nhất hướng chuyên niệm”), đây đều là lời của Niệm lão. Cho nên đều có thể tham khảo rất nhiều cách nói, chỉ cần mục tiêu phương hướng là một, thì tất cả đều có thể tính là nhất hướng chuyên niệm.

          據《起信論》“Cứ Khởi Tín Luận”(Căn cứ Khởi Tín Luận), đây là căn cứ phía trước đã nói, Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận, 兼行世善,尚得名為一向專念,更何況兼修餘出世法“Kiêm hành thế thiện, thượng đắc danh vi nhất chuyên niệm, cánh hà huống kiêm tu dư xuất thế pháp”(kiêm hành thiện thế gian, còn được gọi là “nhất hướng chuyên niệm”, huống nữa là kiêm tu pháp xuất thế khác), đương nhiên càng không có vấn đề. Tiếp theo ngài nêu ví dụ nói, 例如:蕅益大師《梵室偶談》“Lệ như: Ngẫu Ích Đại sư Phạm Thất Ngẫu Đàm”(Ví dụ như: quyển Phạm Thất Ngẫu Đàm của Đại sư Ngẫu Ích), trong đó nói rằng: 又禪者欲生西方,不必改為念佛。但具信願,則參禪即淨土行也 Hựu Thiền giả dục sanh Tây Phương, bất tất cải vi niệm Phật. Đãn cụ tín nguyện, tắc tham thiền tức Tịnh-độ hạnh dã”(Lại nữa, Thiền giả muốn sanh về Tây Phương, thì chẳng cần phải đổi sang niệm Phật, chỉ đầy đủ tín nguyện, thì tham Thiền chính là hạnh Tịnh-độ). Người tham Thiền nếu muốn vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, có cần phải thay đổi không, đem tham Thiền buông xuống, đổi thành tu Tịnh-độ không? Không cần. Được không? Được, thật là được, tôi tin tưởng. Tại sao vậy? Điều kiện vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc chỉ là tín nguyện, cũng là lời nói của Đại sư Ngẫu Ích, vãng sanh Thế giới Cực Lạc hoàn toàn ở có tín nguyện hay không, có tín có nguyện, thì A Di Đà Phật tiếp dẫn quý vị vãng sanh, phẩm vị cao thấp do ở công phu niệm Phật sâu hay cạn. Không cần công phu niệm Phật, tôi dùng công phu tham Thiền, tôi dùng tín nguyện để đạt được Thế giới Tây Phương Cực Lạc, phẩm vị của tôi khi đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thế nào, thì tôi lấy công phu tham Thiền có thể đạt được như nhau, nói được hay. 又大師曾掩關結壇“Hựu Đại sư tằng yểm quan kết đàn”(Hơn nữa, Đại sư từng bế quan kết đàn), ngài đã từng bế quan. Bế quan làm gì? Bế quan tu Mật pháp, 持往生咒,求生淨土,並作長偈為誓“trì Vãng Sanh chú, cầu sanh Tịnh-độ, tịnh tác trường kệ vi thệ”(trì chú Vãng Sanh, cầu sanh Tịnh-độ, và làm bài kệ dài để phát thệ). Trong kệ cũng có, trong kệ nói: 我以至誠心,深心迴向心,然臂香三炷,結一七淨壇“Ngã dĩ chí thành tâm, thâm tâm hồi hướng tâm, nhiên tí hương tam chú, kết nhất thất tịnh đàn”(Con dùng chí thành tâm, thâm tâm hồi hướng tâm, đốt ba chấm hương tay, kết một thất tịnh đàn), đàn này của ngài là bảy ngày, 專持往生咒,唯除食睡時“chuyên trì Vãng Sanh chú, duy trừ thực thùy thời”(chuyên trì chú Vãng Sanh, chỉ trừ lúc ăn ngủ), ăn cơm, ngủ nghỉ thì dừng chú này lại. 以此功德力,求決生安養“Dĩ thử công đức lực, cầu quyết sanh An Dưỡng”(Nguyện đem công đức này, quyết cầu sanh An Dưỡng). Cách làm, cách tu như vậy, 足證但具往生信願“túc chứng đãn cụ vãng sanh tín nguyện”(đủ chứng tỏ chỉ cần đủ tín nguyện cầu vãng sanh), thì tất cả tham Thiền, trì chú đều là hạnh của Tịnh-độ.

          又著《彌陀圓中鈔》之幽溪大師“Hựu trước Di Đà Viên Trung Sao chi U Khê Đại sư”(Tác giả của bộ Di Ðà Viên Trung Sao là Đại sư U Khê), cả đời ngài, 修《法華》、《大悲》、《光明》、《彌陀》、《楞嚴》等懺無虛日“tu Pháp Hoa, Đại Bi, Quang Minh, Di Đà, Lăng Nghiêm đẳng sám vô hư nhật”(tu các sám pháp: Pháp Hoa, Ðại Bi, Kim Quang Minh, Di Ðà, Lăng Nghiêm, không sót ngày nào), ngày ngày thực hiện. 臨終預知時至,手書《妙法蓮華經》五字,復高唱經題者再“Lâm chung dự tri thời chí, thủ thư Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ngũ tự, phục cao xướng kinh đề giả tái”(Biết trước thời gian lâm chung, tay viết năm chữ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, rồi cao giọng xướng tựa đề kinh mấy lần). Thế có tính ngài là tạp tu không? Quý vị nên biết rằng, điều ghi chép trong đây là ngài đã biết trước ngày giờ, đó là công phu chín muồi rồi, biết khi nào A Di Đà Phật đến tiếp dẫn ngài vãng sanh. Đây là một việc rất khó có được, tại sao vậy? Pháp Hoa, Đại Bi, Quang Minh, Di Đà, Lăng Nghiêm, ngài là tu sám, các kinh ấy đều có sám pháp, ngài tu hết tất cả, để sám trừ nghiệp chướng. Ghi nhớ, câu nói quan trọng nhất trong đây, chính là toàn bộ những pháp đó là trợ tu, không phải chánh tu, chánh tu chỉ một câu Phật hiệu, vậy thì đúng rồi. Cho nên giống như là 修懺持經均是淨土行也“tu sám trì kinh quân thị Tịnh-độ hạnh dã”(tu sám trì kinh đều là hạnh Tịnh-độ vậy). 由是可知發菩提心,持佛名號,雖兼修餘法,亦得名為一向專念“Do thị khả tri phát Bồ-đề tâm, trì Phật danh hiệu, tuy kiêm tu dư pháp, diệc đắc danh vi nhất hướng chuyên niệm”(Do đó, có thể biết phát Bồ-đề tâm, trì danh hiệu Phật, tuy kiêm tu các pháp khác, cũng được coi là “nhất hướng chuyên niệm”), ý nghĩa bốn chữ “nhất hướng chuyên niệm” này vô cùng sâu, cực kỳ rộng, nhất hướng chuyên niệm, 亦得往生。但多門兼修,總未若一門深入“diệc đc vãng sanh. Đãn đa môn kiêm tu, tổng vị nhược nhất môn thâm nhập”(cũng được vãng sanh. Nhưng kiêm tu nhiều môn, chẳng bằng thâm nhập một môn). Đây là lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ khuyên chúng ta, khuyên chúng ta thế nào? Chung quy lại không tốt bằng nhất môn thâm nhập, một môn thâm nhập đơn giản, không phức tạp, ngữ khí lời nói này rất mạnh. 一心專至,稱念彌陀,則易使熟處變生,生處變熟“Nhất tâm chuyên chí, xưng niệm Di Đà, tắc dị sử thục xứ biến sanh, sanh xứ biến thục”(nhất tâm chuyên chí, xưng niệm Di Ðà, thì mới dễ khiến chỗ quen thuộc biến thành chỗ xa lạ, chỗ xa lạ biến thành chỗ quen thuộc). Hai câu nói này không có gì mới mẻ, chỗ quen thuộc là phiền não tập khí, chỗ quen thuộc của phàm phu chúng ta là phiền não tập khí, chỗ xa lạ là niệm Phật, thì thường thường quên mất rồi. Làm sao biến chỗ quen thuộc phiền não tập khí của chúng ta thành xa lạ, đem chỗ xa lạ là công phu niệm Phật của chúng ta biến thành chỗ quen thuộc, niệm niệm không gián đoạn? Như lão Hòa thượng Hải Hiền, từ sáng đến tối, lúc ngủ nghỉ, có thể ngài không có niệm, nghỉ ngơi thì tạm thời gián đoạn, thức dậy tiếp tục niệm, ngài có thể không ngừng. Nói cách khác, chỗ quen thuộc biến thành xa lạ, chỗ xa lạ biến thành quen thuộc, lão Hòa thượng Hải Hiền làm được rồi, chúng ta cần phải học tập điều này. Kinh giáo quá nhiều, quá là phong phú, đề cập quá nhiều rồi, tâm như vậy không dễ gì chuyên chú, thì dùng làm trợ duyên rất tốt. Tôi chỉ dùng A Di Đà Phật để thực hành, chánh tu là A Di Đà Phật, trợ tu cũng là A Di Đà Phật, tốt biết bao, hà tất phải dùng pháp khác? Chánh trợ cả thảy đều dùng A Di Đà Phật.

          生處轉熟,方有可能於臨終苦迫之際,提得起這一句佛號,感佛接引,而得往生“Sanh xứ chuyển thục, phương hữu khả năng ư lâm chung khổ bách chi tế, đề đắc khởi giá nhất cú Phật hiệu, cảm Phật tiếp dẫn, nhi đắc vãng sanh”(Chỗ xa lạ biến thành quen thuộc, thì khi bị các khổ bức bách lúc lâm chung, mới có thể khởi lên được câu niệm Phật, cảm Phật tiếp dẫn, mà được vãng sanh). Mấu chốt là một câu sau cùng lúc lâm chung, đó là mấu chốt. Cho nên tại sao phải tìm người trợ niệm, trợ niệm chính là sợ quý vị quên mất câu sau cùng ấy, thế thì đi vào sáu đường luân hồi rồi, rất đáng sợ. Câu sau cùng đó không phải là Phật hiệu, cũng nói rõ tín nguyện của quý vị không kiên cố, tín nguyện kiên cố thì quý vị sẽ không đọa lạc, cho dù lúc lâm chung quý vị không có Phật niệm, không có ý niệm Phật đó, nhưng quý vị có chánh niệm, quý vị không có mất đi tín tâm nguyện tâm đối với Thế giới Cực Lạc A Di Đà Phật, thì chỉ cần có người nhắc nhở quý vị một câu. Mười câu, một câu đều được vãng sanh. Việc này thật có ví dụ, từ xưa đến nay đều có thể tìm được ví dụ, không phải là giả.

          是故善導大師示曰“Thị cố Thiện Đạo Đại sư thị viết”( Vì vậy, Đại sư Thiện Ðạo khai thị rằng), Đại sư Thiện Đạo nói với chúng ta, 大聖悲憐“Đại Thánh bi mẫn”(Đại Thánh từ bi thương xót), Đại Thánh là A Di Đà Phật, từ bi thương xót chúng sanh, 直勸專稱名字者,正由稱名易故,相續即生“trực khuyến chuyên xưng danh tự giả, chánh do xưng danh dị cố, tương tục tức sanh”(khuyên thẳng chuyên xưng danh hiệu, chính vì xưng danh dễ dàng. Xưng danh liên tục, liền được vãng sanh). Mấy câu nói này của Đại sư Thiện Đạo rất hay, tại sao dạy cách như vậy? Bởi niệm A Di Đà Phật dễ dàng, quá là dễ dàng. Lâm mạng chung là giây phút sanh tử, giây phút của thành bại, nếu thành công, thì đi đến Thế giới Cực Lạc; không thành công, thì tiếp tục sáu đường luân hồi, đáng sợ lắm. Cho nên, pháp môn càng đơn giản càng dễ thì càng an toàn, là ý nghĩa như vậy. Phía sau nói tiếp, 若能念念相續,畢命為期“nhược năng niệm niệm tương tục, tất mạng vi kỳ”(Nếu niệm được liên tục, xem hết mạng là kỳ hạn), khi nào đứt hơi, khi nào kết thúc, 十即十生,百即百生“thập tức thập sanh, bách tức bách sanh”(10 người thì 10 người vãng sanh, trăm người thì trăm người vãng sanh), tức là 10 người tu thì 10 người vãng sanh, 100 người tu thì 100 người vãng sanh. 若捨專念修雜念者,百中希得一二,千中希得三四“Nhược xả chuyên niệm tu tạp niệm giả, bách trung hy đắc nhất nhị, thiên trung hy đắc tam tứ”(Nếu bỏ chuyên niệm, đi tu tạp niệm, thì trong trăm người tu vãng sanh chỉ được một hai, trong ngàn người tu hiếm được ba bốn người vãng sanh). Hiện nay là trong một vạn khó có được một hai. Vào ngày nay, nếu bỏ chuyên niệm, đi tu tạp niệm, điều này phải ghi nhớ, vậy thì không dễ thành tựu. Cho nên, trong nhiều năm qua, chúng tôi đều đề xướng chuyên niệm, nhất hướng chuyên niệm, chúng tôi hy vọng đem việc tụng kinh, niệm chú, đừng xen tạp những điều này, chỉ nhất hướng chuyên niệm. Gặp được những duyên ấy, có thể làm, cần phải làm, không có người làm thì càng nên làm. Giống như ngày nay chúng tôi đề xướng Hán học, vì không có người làm thì chúng tôi phải làm, đem công đức này hồi hướng Thế giới Cực Lạc. Tại sao phải làm như vậy? Bởi nếu Hán học đoạn rồi, thì tương lai Phật pháp sẽ diệt vong, vì đó là gốc của Phật pháp. Tại sao nói như vậy? Gốc của Hán học là gì? Là chữ Hán, kinh điển Phật giáo Đại-thừa hoàn toàn dịch sang chữ Hán, nếu như tương lai không ai nhận biết ý nghĩa của chữ Hán, thì không ai đọc được kinh điển Đại-thừa này nữa, điều này nguy lắm! Nên quan trọng hơn bất cứ điều gì.

          Một dân tộc, mà nếu như gốc văn hóa của họ sắp bị đoạn mất rồi, thì như ngài Toynbee đã nói, nhiều nhất dân tộc đó ở thế giới này 200 năm nữa, sau 200 năm dân tộc đó sẽ biến mất. Văn hóa là gốc, văn hóa có gốc, gốc ở đây là tín ngưỡng Thánh học, ở nước ngoài là tôn giáo, ở Trung Quốc là Nho và Đạo, Nho Thích Đạo là một thể, không thể tách rời. Cho nên chúng tôi phục hưng Nho, phục hưng Đạo, là có sứ mạng, có trách nhiệm, đây là tích công lũy đức, đem công đức này hồi hướng cầu sanh Tịnh-độ, thì đúng rồi. Có duyên như vậy, thì làm; không có duyên như vậy, thì đừng đi cầu, đừng tìm việc, sự việc đến thì không thể từ chối, phải thật sự đi làm.

          Cho nên ở phía sau, chúng ta xem đoạn tiếp theo đây, 總之持名念佛,是諸佛本懷,究竟方便,徑中之徑。此誠為萬古不移之論Tổng chi trì danh niệm Phật, thị chư Phật bổn hoài, cứu cánh phương tiện, kính trung chi kính. Thử thành vi vạn cổ bất di chi luận”(Tóm lại, trì danh niệm Phật, chính là bổn hoài của chư Phật, là phương tiện rốt ráo, là đường tắt ngay trong các đường tắt. Ðấy thật là lời luận muôn đời chẳng thay đổi). Phải ghi nhớ câu nói này của Niệm lão, đây là lời chân thật trong chân thật, xác thực trong xác thực. Pháp môn này: phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, là A Di Đà Phật đang giáo hóa tiếp dẫn vô lượng vô biên chúng sanh, cũng là thỉnh cầu tất cả chư Phật Như Lai tuyên dương cho Ngài, giới thiệu cho Ngài, câu nói quan trọng nhất là vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc. Cho nên, đây là bổn hoài của chư Phật, phương tiện rốt ráo, đường tắt ngay trong đường tắt. Tiếp sau nói, 因人臨終,萬苦交迫,除持名外,餘行難起“nhân nhân lâm chung, vạn khổ giao bách, trừ trì danh ngoại, dư hạnh nan khởi”(bởi vì người lúc lâm chung, bị vạn khổ bức bách, ngoại trừ trì danh ra, khó lòng khởi các hạnh khác nổi). Một câu Phật hiệu này dễ đề khởi, nếu dạy những điều khác đều khó khăn. Niệm chú, niệm những thứ khác đều khó, niệm kinh cũng chẳng dễ; không có điều gì chắc chắn, phương tiện, rốt ráo bằng một câu Phật hiệu này.

          Đoạn chú giải này rất dài, tiếp theo vẫn còn rất nhiều, thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến chỗ này. Buổi học sau, chúng ta vẫn là bắt đầu từ đoạn này, 總之持名念佛“tổng chi trì danh hiệu Phật”(tóm lại, trì danh niệm Phật), bắt đầu từ đó.

( Hết tập 314)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0