Responsive Menu
Add more content here...

Tập 320 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH:

Ba Bậc Vãng Sanh

Tập 320

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Australia.

Thời gian: Ngày 14 tháng 3 năm 2016.

Dịch giả: Minh Tâm và Chân Hạnh Ánh

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Ban Phiên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn.

 

          Kính chào: Chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần)

          Mời xem: Đại Kinh Khoa Chú, trang 761, trang 761, đếm ngược đến dòng thứ năm: Đoạn thứ 6 này, cũng chính là câu thứ 6, 『懸繒然燈,散華燒香』“Huyền tăng nhiên đăng, tán hoa thiêu hương” (treo phan, thắp đèn, rải hoa, đốt hương), Trong đây đã nói hai sự việc. “Tăng”, là tên gọi chung của hàng tơ lụa mà chúng ta ngày nay nói đến. Tơ rất mỏng, rất bóng loáng, dùng để chế tạo tràng phan bảo cái, 「懸掛於佛殿」“huyền quải ư Phật điện” (treo ở điện Phật), cũng là trang nghiêm đạo tràng. Ở trong nước, có thể nói từ xưa đến nay, trong danh sơn bảo tự đạo tràng lớn, chánh điện và sảnh bên điện, đều treo đầy tràng phan bảo cái. Trong Kinh Đại Tập có nói, lúc Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, 「有婆多迦」“hữu Bà Đa Ca” (có ông Bà Ða Ca), đây là một vị Cư sĩ tại gia, 「過去曾作一長幡懸毘婆尸佛塔上」“quá khứ tằng tác nhất trường phan huyền Tỳ Bà Thi Phật tháp thượng” (quá khứ từng làm một lá phan dài, treo nơi tháp của Bà Thi Phật). Kiểu cung kính cúng dường này, ngày nay ở một số nơi như: Tây Tạng, Thanh Hải, Tân Cương, Tứ Xuyên, đạo tràng Mật tông thường xuyên có thể nhìn thấy, treo phan dài ở giữa đồng cỏ bao la. Trong kinh nói cho chúng ta biết, 「從是已來,九十一劫」“Tùng thị dĩ lai, cửu thập nhất kiếp” (Từ đấy trở đi, trong 91 kiếp), thời gian này dài: 91 kiếp. 「天上人中,常有大幡覆蔭其上,受福快樂」“Thiên thượng nhân trung, thường hữu đại phan phúc cái âm kỳ thượng, thọ phước khoái lạc” (Trong cõi trời người, thường có tấm phan lớn phủ trên thân, hưởng phước khoái lạc). Đây là nói quả báo của cúng Phật, chư vị cúng dường Phật, thì có rất nhiều chúng sanh hữu duyên đến cúng dường chư vị, chư vị được phước báo, thọ phước vui vẻ. Chúng ta xem thêm phía dưới, 「於後出家得羅漢果」“ư hậu xuất gia đắc A-la-hán quả” (Sau đấy xuất gia đắc quả A-la-hán), về sau ông xuất gia chứng quả A-la-hán.

          Chữ “nhiên”, ý nghĩa đồng với chữ Nhiên của ngày nay thêm một chữ Hỏa bên cạnh, chính là thiêu đốt. 「燈者,燈燭,燈火也」“đăng giả, đăng chúc, đăng hỏa dã” (chữ “đăng” là đèn đuốc, lửa đèn), đây cũng là ở trước Phật cúng dường Phật. 「《施燈功德經》」“Thí Đăng Công Đức Kinh” (Kinh Thí Ðăng Công Ðức), Kinh là do Phật nói, trong kinh đó,「佛告舍利弗:或有人於佛塔廟諸形像前」 “Phật cáo Xá Lợi Phất: Hoặc hữu nhân ư Phật tháp miếu chư hình tượng tiền” (Phật nói với ngài Xá Lợi Phất rằng: hoặc có người ở trước tháp miếu hình tượng Phật), ở nơi tượng Phật, tượng Bồ-tát, tượng La-hán, tượng Long Thiên Hộ Pháp mà cúng dường, cúng dường những nơi, tháp miếu có hình tượng như thế. 「而設供養故」“Nhi thiết cúng dường cố” (mà thiết bày việc cúng dường), có người ở trong đó thắp đèn, đốt hương, treo tràng phan. Bên dưới đây nói tóm một câu, do ở trước những hình tượng mà thiết bày cúng dường, 「奉施燈明」“phụng thí đăng minh” (dâng cúng đèn sáng), những đồ cúng này đều có ý nghĩa biểu pháp.「乃至以少燈炬,或酥油塗然(燃),持以奉施,其明唯照一道一階」“Nãi chí dĩ thiểu đăng cự, hoặc tô dầu đồ nhiên (nhiên), trì dĩ phụng thí, kỳ minh duy chiếu nhất đạo nhất giai” (Cho đến đèn đuốc nhỏ, hoặc ngọn đèn bơ, dùng để dâng cúng. Ánh sáng ấy dù chỉ soi được một lối đi, một bậc thềm). Đây chính là đèn của họ rất nhỏ, không lớn, ánh sáng cũng rất yếu, chỉ có thể chiếu thấy một bậc thềm, một con đường nhỏ. Đây là nói nhân nhỏ, nhưng phước báo mà họ đạt được rất lớn, quả lớn. Chúng ta xem thấy tiếp theo, Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: 「如此福德,非是一切聲聞、緣覺所能可知,唯佛如來乃能知也」“Như thử phước đức, phi thị nhất thiết Thanh-văn, Duyên-giác sở năng khả tri, duy Phật Như Lai nãi năng tri dã” (Phước đức như vậy tất cả Thanh-văn, Duyên-giác chẳng biết thể được, chỉ có đức Phật Như Lai mới biết được thôi).

          Ngày nay ở trong chùa thông thường, chúng ta nhìn thấy rất nhiều, đều là đến tu phước, có phải thật được phước báo hay không? Nếu việc đó khởi tác dụng, thì thật được phước báo; Không khởi tác dụng, vẫn có phước, nhưng phước báo nhỏ. Đây là việc tốt. Làm sao mới có thể được phước báo lớn? Phải biết, tất cả đồ cúng dường đều là biểu pháp, có người nhìn thấy những đồ cúng này, họ khai ngộ, thì phước báo này liền lớn. Cúng đèn, bao gồm đèn sáp, đèn bơ, cho đến ngọn đuốc, là biểu pháp gì? Đốt cháy chính mình chiếu sáng người khác. Người khác ở trong đó nhìn thấy ngọn đèn này, hoát nhiên đại ngộ: Chúng ta làm người, trong một đời này, phải giống như Phật Bồ-tát, làm việc hy sinh phụng hiến. Người nào đốt cháy chính mình chiếu sáng người khác? Đức Phật, Bồ-tát, La-hán, quý Ngài đều là xả mình vì người, đặc biệt là Bồ-tát, là biểu Pháp đó. Thắp hương cũng là như vậy, hương cũng là đốt cháy chính mình chiếu sáng người khác. Thế nhưng hương có khói, khói này là tín hiệu, giúp phàm phu chúng ta và Phật Bồ-tát, chúng ta thiết lập một tín hiệu, chúng ta đang đốt hương, đó chính là cảm, bên kia Phật Bồ-tát nhìn thấy thì có ứng, cảm ứng đạo giao, lấy ý nghĩa này.

          Trong những đồ cúng có một vật cúng căn bản, không thể thiếu được, có thể không có hương phan bảo cái, nhưng không thể thiếu nước. Cúng một ly nước, tốt nhất dùng ly thủy tinh, tại sao? Nhìn được rõ ràng. Cúng nước biểu thị ý nghĩa gì? Biểu thị tâm của Phật, giống như ly nước trong sạch, thanh tịnh. Cho nên nước đại biểu tâm thanh tịnh, đại biểu tâm bình đẳng, nước không có gợn sóng, bình đẳng. Tâm thanh tịnh, bình đẳng là tâm gì? Chân tâm, tâm đại Bồ-đề. Cúng nước là ý nghĩa như vậy, không phải cúng cho Phật uống, Phật không cần, là cúng cho mọi người chúng ta nhìn, chúng ta nhìn thấy ly nước này, lập tức hồi quang phản chiếu, tâm ta thanh tịnh hay không? Tâm ta bình đẳng hay không? Dùng ý nghĩa này. Cho nên trong Phật đường, tượng Phật, tượng Bồ-tát, tượng thần Hộ Pháp, tất cả hết thảy bày trí cúng dường, đều là biểu pháp. Chư vị phải hiểu được biểu pháp, chư vị đi một vòng trong đó, hết mực cung kính đi một vòng, thì đầy đủ Phật pháp Đại thừa rồi, có lý có sự, có thiện có ác, có nhân có quả, có cảm có ứng, toàn bộ đầy đủ rồi, dù không nói một câu. Thắp hương, cúng hoa, chư vị đi một vòng này, hoa nở là nhân, sau khi nở xong thì kết quả, hoa tiêu biểu nhân quả. Ngày nay có rất nhiều người, họ xem qua cách thức, họ học biết rồi, họ cũng đi cúng, nhưng họ không hiểu được ý nghĩa, chỉ là biết ta cúng Phật tu phước, cầu một chút phước báo, cũng chưa chắc thật sự được phước báo. Cho nên, 「佛法無人說, 雖智莫能解」, “Phật Pháp vô nhân thuyết, tuy trí mạc năng giải” (Phật Pháp không người nói, tuy trí chẳng thể hiểu), thông minh trí tuệ thế gian, họ không hiểu. Cho nên, tóm lại, những đồ cúng dường này, đều phải dùng tâm chân thành, tâm cung kính tu mà cúng dường. Nhất định phải biết ý nghĩa của biểu pháp, thời thời khắc khắc đang nhắc nhở chính chúng ta, đây là giáo dục của đức Phật. Giáo dục Phật-Đà, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, từng li từng tí đều là giúp đỡ chính mình, giúp đỡ chúng sanh: phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.

         Tiếp theo nói,「散華,散布鮮花,以供養佛也」 “tán hoa, tán bố tiên hoa, dĩ cúng dường Phật dã” (“Tán hoa” là rải bày hoa tươi, để cúng dường Phật). Trong Hội Sớ nói: 「散花者,花開清淨。妙色妙香,散諸佛剎。若有花開,諸佛來坐。是故下界中以花為淨土。見色聞香,諸鬼神等嫌之,猶如糞穢色香故。(謂諸鬼神以花之色香,同於糞便,故嫌之)」“Tán hoa giả, hoa khai thanh tịnh. Diệu sắc diệu hương, tán chư Phật sát. Nhược hữu hoa khai, chư Phật lai tọa. Thị cố hạ giới trung dĩ hoa vi Tịnh-độ. Kiến sắc văn hương, chư quỷ thần đẳng hiềm chi, do như phẫn uế sắc hương cố.” (Vị chư quỷ thần dĩ hoa chi sắc hương, đồng ư phẫn tiện, cố hiềm chi)” (Tán hoa là hoa nở thanh tịnh. Diệu sắc, diệu hương, rải các cõi Phật. Nếu có hoa nở, chư Phật đến ngồi. Vì vậy, hạ giới dùng hoa làm Tịnh-độ. Các hàng quỷ thần v.v.. thấy sắc, ngửi hương thì chán ghét, bởi giống như thấy sắc mùi của phân dơ” (nghĩa là các quỷ thần coi sắc hương của hoa: giống như phân dơ nên không bằng lòng).
Chư vị xem quỷ, đây là nói rõ tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Tâm Phật thanh tịnh, tâm Phật thuần thiện, Phật thấy hoa hương thì hoan hỷ. Phật thấy hoa hương, tại sao vậy? Hoa là Tịnh-độ, thế giới Cực Lạc, có thể nói không có gián đoạn, trên trời mưa hoa thanh tịnh đại địa, là Tịnh-độ thù thắng không gì sánh bằng ngay trong các Tịnh-độ. Quỷ thần không có phước báo, tội nghiệp tạo tác, nghiệp chướng sâu nặng, nhìn thấy hoa, họ ngửi thấy mùi vị đó thì rất khó ngửi, không phải hoa thật sự đã đổi mùi vị, mà là ở tại mũi của những quỷ thần này, [ngửi] không đúng mùi vị, điên đảo rồi, chúng ta phải biết điều này.

    「《陀羅尼集經》曰:若四部眾,以眾花散阿彌陀佛,發願誦咒者,得十種功德」“Đà La Ni Tập Kinh viết: Nhược tứ bộ chúng, dĩ chúng hoa tán A Di Đà Phật, phát nguyện tụng chú giả, đắc thập chủng công đức” (Kinh Đà La Ni Tập nói rằng: Nếu bốn bộ chúng, dùng các thứ hoa rải [cúng] A Di Ðà Phật, người phát nguyện tụng chú, thì được mười loại công đức). Tứ bộ chúng này chính là Tứ chúng mà thường nói đến, nam chúng nữ chúng xuất gia, chính là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, tại gia là Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, đây là nói tứ chúng Đệ tử của Phật. Chúng ta dùng hoa rải cúng A Di Đà Phật, Phật giáo Hán truyền rải hoa tương đối ít, cúng hoa đều là cắt cả nhánh cắm vào, không phải tách cánh hoa đó ra để rải. Phật giáo Nam truyền rải hoa nhiều, chư vị đi vào trong chùa của Phật giáo Nam truyền, thì có người đưa cho chư vị một đĩa cánh hoa, cánh hoa tách ra từng cánh từng cánh, để chư vị cúng Phật, lúc cúng Phật cũng không phải một đĩa, mà rải đầy bên cạnh, tung khắp bên cạnh, rải hoa. Cúng dường A Di Đà Phật, phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ, người tụng chú, hoặc là kệ tán thán Phật, được 10 loại công đức. 「一者,自發善心」“Nhất giả, tự phát thiện tâm (Một là tự phát tâm thiện), hương hoa cúng dường Phật Bồ-tát. 「二者,令他發善心」“Nhị giả, linh tha phát thiện tâm” (hai là làm cho người khác phát tâm thiện), thứ nhất là tự mình phát tâm thiện, thứ hai khiến người khác phát tâm thiện. 「三者,諸天歡喜」“Tam giả, chư thiên hoan hỷ” (ba là chư thiên hoan hỷ), đây là thần Hộ Pháp. 「四者,自身端正,六根具足,無有損壞」 “Tứ giả, tự thân đoan chánh, lục căn cụ túc, vô hữu tổn hoại” (Bốn là thân mình đoan chánh, sáu căn đầy đủ, chẳng có tổn hoại). Đây là nói, sáu căn là mắt tai mũi lưỡi thân ý, đây là sáu căn, sáu căn đầy đủ chính là nói thân thể chư vị mạnh khỏe. 「五者,死生變成寶地」“Ngũ giả, tử sanh biến thành bảo địa” (Năm là chết đi, sanh ra đổi thành bảo địa), điều này thì trong dấu ngoặc có giải thích, 「指死後生於寶地中」“chỉ tử hậu sanh ư bảo địa trung” (chỉ sau khi chết, sanh vào trong đất báu). Đặc biệt là đồng học niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc là bảo địa, thường thường rải hoa cúng dường, có thể được quả báo này.

    「六者,生生世世生於中國,及貴姓中生」“Lục giả, sanh sanh thế thế sanh ư trung quốc, cập quý tánh trung sanh” (Sáu là đời đời kiếp kiếp thường sanh nơi trung quốc, và sanh trong nhà quý tộc). Chữ trung quốc này là nghĩa rộng, trong Kinh Đại thừa nói, trung quốc là nơi có Phật pháp Đại thừa gọi là trung quốc. Trên thực tế nói ở trên địa cầu này, nơi thật sự có Phật pháp Đại thừa, chính xác là Trung Hoa chúng ta. Hai ngàn năm lại đây, tám tông phái của Đại thừa giáo, đều có thành tựu vô cùng khả quan đáng mừng. Ngày nay Phật giáo trên thế giới là ba hệ lớn, Trung Quốc là Hán truyền, còn có Tạng truyền, Nam truyền. Nam truyền là Tiểu thừa, Tạng truyền Mật tông, Đại thừa thật sự ở Trung Quốc. Cùng sanh trong nhà quý tộc, trong Đại thừa, hy hữu nhất, khó có nhất, là sanh 「值佛聞法,不生邊地及下姓中」“trực Phật văn pháp, bất sanh biên địa cập hạ tánh trung” (gặp Phật nghe pháp, không sanh nơi biên địa hoặc dòng họ hèn kém). Ấn Độ có bốn giai cấp, hạ tánh là chỉ dân nghèo mà ngày nay chúng ta nói đến, không có thân phận. Bốn tầng giai cấp ở Ấn Độ cực kỳ không bình đẳng, cúng Phật sẽ không sanh ở nơi đó, đó chính là có phước.

    「七者,成轉輪王,王四天下」“Thất giả, thành Chuyển Luân Vương, vương tứ thiên hạ” (Bảy là thành Chuyển Luân Vương, làm vua của bốn cõi thiên hạ), vua bốn thiên hạ là Kim Luân Vương. Chuyển Luân Thánh Vương có bốn cấp bậc, cao nhất là Kim Luân Vương, thứ hai là Ngân Luân Vương, thứ ba là Đồng Luân Vương, thứ tư là Thiết Luân Vương. Khu vực Kim Luân Vương cai quản là một trong bốn thiên hạ, cũng chính là nơi mà một mặt trời chiếu đến, dùng lời ngày nay của chúng ta để nói, chính là hệ mặt trời, lãnh thổ của ông ấy bao lớn? Trọn cả hệ mặt trời là lãnh thổ của ông ấy, lãnh thổ của Kim Luân Thánh Vương, đó gọi là nhất tứ thiên hạ. Phước báo nhân gian lớn nhất làm Luân Vương, không phải lãnh tụ một quốc gia, là cả hệ mặt trời, một hệ mặt trời này là lãnh thổ do ông ấy quản. Trong phước báo trời người, là cao nhất trong phước báo nhân gian rồi, đi lên tiếp đó là cõi trời, ở đây vẫn là cõi người.

「八者,生生世世常得男身」“Bát giả, sanh sanh thế thế thường đắc nam thân” (Tám là đời đời kiếp kiếp thường được thân nam). Thân phận nam nữ không giống nhau, khởi tác dụng cũng khác nhau, nữ giới có thể sanh con, nam giới không thể sanh con, do đó chức trách của nam nữ thì khác nhau. Vợ chồng kết hợp, nhiệm vụ của nam giới là nuôi gia đình, gọi là kiếm kế sanh nhai; Trách nhiệm của nữ giới là phải dạy dỗ đời sau, trách nhiệm không giống nhau. Thân phận của hai người này, người nào quan trọng nhất? Quan trọng nhất là phụ nữ. Tại sao vậy? Nếu phụ nữ tận hết trách nhiệm làm người mẹ, thì con của họ là thánh nhân, là hiền nhân, là quân tử. Thánh hiền quân tử là do người mẹ dạy mà ra, họ có người mẹ tốt tự nhiên sẽ dạy họ, từ nhỏ thì người mẹ làm tấm gương tốt cho họ xem, người mẹ sẽ làm Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức: để cho trẻ nhỏ xem. Người mẹ vĩ đại, không có người mẹ tốt thì không có thế hệ sau tốt, không có một thế hệ sau tốt, thì gia đình này suy rồi, thì sẽ diệt thôi. Cho nên giáo dục cổ xưa của Trung Hoa, dạy con gái nghiêm khắc hơn, quan trọng hơn so với dạy con trai, tại sao? Bởi trách nhiệm họ gánh vác lớn, quốc gia dân tộc có tiền đồ hay không đều dựa vào họ. Ngày nay không còn nữa, ngày nay thế gian này loạn rồi, xã hội loạn rồi, gia đình cũng loạn rồi, đất nước cũng loạn rồi, thế giới cũng loại rồi, do nguyên nhân gì? Chúng ta đã đánh mất giáo huấn của Thánh Hiền. Ngày nay xác thực Ngũ luân không còn nữa, cha không ra cha, con không ra con, vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi, vô cùng đáng buồn. Chúng ta đến thế gian này, cổ Thánh Trung Hoa nói rất hay, 「天下興亡,匹夫有責」“thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách” (Thiên hạ hưng vong, người đàn ông có trách nhiệm). Sự hưng vong của quốc gia, ngày nay giao thông thuận lợi, thông tin phát triển, địa cầu thật sự giống như một thôn, bất cứ nơi nào xảy ra một việc gì, người cả thế giới đều biết. Cho nên chúng ta nói sự an toàn của xã hội, hưng suy của địa cầu, có thể nói sự sinh diệt của địa cầu, là tồn tại hay là diệt vong, cư dân trên địa cầu, mỗi một người đều có trách nhiệm. Chúng ta cư trú trên địa cầu, với tất cả toàn bộ sinh vật trên địa cầu, là cùng một thể sinh mạng, cùng một thể sinh mạng này chính là địa cầu. Địa cầu từ đâu đến? Từ trong tâm tưởng của chúng ta, nếu tâm tưởng của chúng ta là thiện, thì địa cầu sẽ trở thành rất tốt, vô cùng đáng yêu; Nếu tâm chúng ta tích chứa bất thiện, thì địa cầu này trở nên không tốt, khiến cho cuộc sống người địa cầu rất đau khổ, tạo tội nghiệp. Cho nên trên Kinh nói cho chúng ta biết, được thân nam, gánh vác lên trách nhiệm xã hội.

「九者,得生彌陀佛國,七寶花上結跏趺坐,成阿鞞跋致」。 “Cửu giả, đắc sanh Di Đà Phật quốc, thất bảo liên hoa kiết già phu tọa, thành A-bệ-bạt-trí” (Chín là được sanh cõi A Di Ðà Phật, ngồi kiết già trên hoa sen bảy báu, thành bậc A-bệ-bạt-trí). Đây là lời trong Kinh Đà La Ni Tập, được thân người, nghe Phật Pháp, tin Tịnh-độ, nguyện vãng sanh. Đời này chúng ta sau khi chết rồi, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, ngồi kiết già trên hoa sen bảy báu, A Di Đà Phật, và Thánh chúng đến tiếp dẫn chư vị vãng sanh, sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì thành A-bệ-bạt-trí. mà trong kinh chúng ta đây phiên dịch, là A-duy-việt-trí, là một sự việc, nhưng phiên dịch khác nhau. A-duy-việt-trí là gì? Bồ-tát viên mãn chứng đắc ba loại bất thoái chuyển. Thứ nhất vị-bất-thoái, chứng được A-la-hán thì vị-bất-thoái; nâng lên trên nữa, hạnh bất thoái, là Bồ-tát, chắc chắn sẽ không thoái về Tiểu thừa; thứ ba, niệm bất thoái, niệm niệm đều hướng đến Vô Thượng Bồ-Đề, chính là thành Phật. Chư vị đạt được tất cả ba loại bất thoái chuyển này, đây gọi là Pháp thân Đại sĩ, sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ của Thế giới Cực Lạc.

Thế giới Cực Lạc rất thù thắng, phàm là người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc có bốn độ ba bậc chính phẩm, trong mỗi một độ đều có ba bậc chín phẩm, công phu tu chứng khác nhau, nhưng đãi ngộ tương đồng. Đãi ngộ này không phải do tự mình tu được, mà là 48 nguyện của A Di Đà Phật, đại từ đại bi gia trì cho chư vị. Giúp cho chư vị dù là vãng sanh hạ hạ phẩm của Phàm Thánh Đồng Cư độ, nhưng sau khi chư vị đến thế giới Cực Lạc rồi, chư vị sẽ phát hiện trí huệ của chư vị, thần thông của chư vị, đạo lực của chư vị, xấp xỉ ngang bằng với A Di Đà Phật, thật tuyệt vời! Thế nên gọi là A-duy-việt-trí, hiển thị ra trí huệ viên mãn. Các cõi nước Phật khác không có, cõi nước Phật khác, nhất định phải Bồ-tát A-duy-việt-trí mới đạt được, chư vị không phải Pháp thân Bồ-tát, chư vị không có. Thế nhưng thế giới Cực Lạc không giống vậy, trời người trong Phàm Thánh Đồng Cư độ, trí huệ, thần thông, đạo lực, đều bình đẳng với Pháp thân Bồ-tát. Chỉ có thế giới Cực Lạc có, cõi nước khác đều không có, chúng ta phải biết điều này.

Thật biết, thật sáng tỏ rồi, chư vị sẽ rất tự nhiên, buông xuống tất cả những thứ khác, để làm gì? Chuyên tu Tịnh nghiệp, tôi cũng không cần điều gì, tôi chỉ cần A Di Đà Phật, tôi chỉ cần thế giới Cực Lạc. Chúng sanh ở nơi này khen ngợi tôi, tôi không để trong tâm; Chúng sanh nơi này hủy báng tôi, tôi cũng sẽ không để trong tâm, tôi chỉ để trong tâm một việc, là vãng sanh thế giới Cực Lạc. Triệt để buông xuống thế giới này, khi nào buông xuống? Bây giờ liền buông xuống, một lòng chọn Tịnh-độ. Thân thể này vẫn ở thế gian, còn có tác dụng, cần làm gì? Báo ân Phật, báo ân chúng sanh. Cách báo đáp thế nào? Đem thế giới Cực Lạc và A Di Đà Phật, giới thiệu cho họ, chính là báo ân, là báo ân họ, cũng là báo ân Phật. A Di Đà Phật hoan hỷ, A Di Đà Phật vui mừng, tất cả chúng sanh biến pháp giới hư không giới, đều sanh đến thế giới Cực Lạc, để làm gì? Để làm Bồ-tát A-duy-việt-trí, đây là hoằng nguyện của A Di Đà Phật. Chúng ta đồng tâm, đồng đức, đồng nguyện, đồng hạnh với A Di Đà Phật, A Di Đà Phật phổ độ tất cả chúng sanh, chúng ta ở khu vực đây, cũng làm việc này, thay mặt A Di Đà Phật, phổ độ chúng sanh khu vực này. Tất cả tùy duyên tùy phận, hoan hoan hỷ hỷ, việc có lợi cho chúng sanh nên làm, chỉ dẫn đại chúng quy hướng A Di Đà Phật, vậy thì đúng rồi.

Tiếp theo điều thứ mười, 「十者,成阿耨多羅三藐三菩提,坐於七寶師子座上,放大光明, 與阿彌陀佛等無有異也。」 “thập giả, thành A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề, tọa ư thất bảo sư tử tòa thượng, phóng đại quang minh, dữ A Di Đà Phật đẳng vô hữu dị dã.” (mười là thành A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề, ngồi trên tòa sư tử bảy báu, phóng quang minh lớn, không khác gì với A Di Ðà Phật). Kinh Đà La Ni Tập do Phật nói. Nhất tâm nhất ý tưởng A Di Đà Phật, nhất tâm nhất ý, chúng ta phải đem giáo huấn của A Di Đà Phật, làm ra biểu diễn ra: trong sinh hoạt hằng ngày. Người thiện căn sâu dày, họ nhìn thấy thì giác ngộ rồi, người thiện căn mỏng, họ sẽ không giác ngộ, nhưng cũng trồng thiện căn, trồng thiện căn trong A-lại-da thức, nhưng chính họ không biết. Cho nên câu này, vãng sanh thế giới Cực Lạc, chư vị vừa mới đến liền được, không phải đến đó cần tu hành thời gian bao lâu, không phải vậy, chỉ cần đến thôi, gặp mặt A Di Đà Phật, thì được A Di Đà Phật gia trì, thì cảm thấy dường như giống với A Di Đà Phật, không có gì khác nhau, trí huệ rất giống, thần thông, đạo lực cũng rất giống, tướng mạo cũng rất giống, độ chúng sanh cũng rất giống, không thể không đến [đó]. Phải đi làm sao? Phải xả sạch sẽ nơi này, không thể chân đứng hai chiếc thuyền, không thể đi vào bằng hai cửa, nhất môn thâm nhập, nhất định thành tựu.

Lão Hòa thượng Hải Hiền làm tấm gương cho chúng ta, ngài không biết chữ, chưa từng đi học, cả đời không có đụng đến sách vở, cũng chưa nghe qua một lần diễn giảng, chưa từng nghe qua một lần, ngài chỉ là một câu Nam Mô A Di Đà Phật, đã niệm 92 năm. Ngài 20 tuổi học Phật thì niệm Phật hiệu, 112 tuổi vãng sanh, ròng rã niệm được 92 năm, một câu tiếp nối một câu, không có đánh mất, ngài đã niệm thành công. Niệm đến công phu gì? Tôi xem những đĩa CD ghi hình về ngài, nghe rất nhiều người thường xuyên ở chung với ngài, nói đến phẩm hạnh đạo đức của lão Hòa thượng, tôi cảm thấy rằng lão Hòa thượng, công phu niệm Phật của ngài, sớm đã đến lý-nhất-tâm-bất-loạn. Lý-nhất-tâm-bất-loạn là cảnh giới gì? Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, ngài đến cảnh giới ấy, là thật, không phải giả. Thiền tông đời Đường đã xuất hiện một Lục Tổ, người không biết chữ, chưa từng đi học; Ngày nay Tịnh-độ tông chúng ta, cũng gặp được một lão Hòa thượng Hải Hiền, không biết chữ, chưa từng đi học. Chứng đắc của hai ngài là đồng một cấp bậc, Đại sư Lục Tổ minh tâm kiến tánh, lão Hòa thượng Hải Hiền cũng là minh tâm kiến tánh, hai ngài cùng một đẳng cấp. Chư vị nếu hỏi tôi, ngài niệm Phật, khi nào được lý-nhất-tâm-bất-loạn? Suy đoán của tôi, đại khái vào khoảng 40 tuổi, thì ngài đã đạt được rồi. Đạt được lý-nhất-tâm-bất-loạn, có thể thường xuyên, đến thế giới Cực Lạc tham quan du lịch, thường xuyên thấy được A Di Đà Phật, đây là việc thật, không phải giả. Ngài rất là muốn vãng sanh, thường xuyên muốn vãng sanh, A Di Đà Phật không dẫn ngài đi, nói với ngài: con tu được rất tốt, tu được rất giỏi, sống thêm mấy năm ở thế gian này, làm tấm gương cho người niệm Phật, làm tấm gương cho người học Phật. Cho nên, sau 40 tuổi, ngài sống ở thế gian, đó là A Di Đà Phật giao cho ngài, ngài là đến biểu pháp, là đến làm kiểu mẫu cho chúng ta xem. Nếu chúng ta có thể xem hiểu được, phải tâm sanh hoan hỷ, phải bắt chước làm theo, nỗ lực đuổi theo, không thể lạc hậu. Lão Hòa thượng Hải Hiền đi phía trước, chúng ta theo ở phía sau, chúng ta là một dây chuyền, là một con đường, không có một ai mà không thành tựu.

「燒香,燒香以為供養」“Thiêu hương, thiêu hương dĩ vi cúng dường” (“Thiêu hương” là thắp nhang để cúng dường). Trong Vãng Sanh Yếu Tập nói:「隨力辦於華香供具。」“Tùy lực biện ư hoa hương cúng cụ” (Tùy sức sắm sửa hoa hương cúng dường). Tùy vào năng lực, tài lực, vật lực của chính chúng ta, có năng lực này, ra sức đi tìm hoa tốt hương tốt; Không có năng lực này, hương hoa bình thường cũng được, mấu chốt là ở tâm, tâm chân thành cúng dường, tâm cung kính cúng dường, thì công đức rất lớn. Tuy có cúng dường, mà tâm tánh không thành, thì không cảm ứng. Chữ “thành” này quan trọng, ngày trước ông Tăng Quốc Phiên, ở trong thư phòng của ông ấy, ông đã đặt định nghĩa cho chữ “thành” này, thế nào là “thành”? Định nghĩa của ông ấy là:「一念不生謂之誠」“nhất niệm bất sanh vị chi thành” (Một niệm không sanh gọi là thành), tương đồng với Phật pháp nói. Một niệm không sanh, một niệm nào không sanh? Sáu căn của chư vị tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, xúc giác của thân thể, ý-thức thứ sáu là phân biệt, không sanh một niệm. Mắt thấy sắc nhìn được rõ ràng, có khởi tâm động niệm hay không? Không có, tai cũng không có, ngửi hương cũng không có, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần, không sanh một niệm, không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, đây là “thành”. “Thành” này nhà Phật gọi là gì? Nhà Phật gọi Tự-tánh bổn định. Trong năm câu nói của Đại sư Huệ Năng khi khai ngộ, câu thứ tư là: 「何期自性,本無動搖」“hà kỳ Tự-tánh, bổn vô động dao” (nào ngờ Tự-tánh, vốn không dao động), Tự-tánh chính là Chân tâm, trước nay chưa từng động, trước nay không có dao động qua. Bất luận chúng ta dùng pháp môn nào, phương pháp, con đường, [đều] không có liên quan, phải biết trong Đại thừa giáo, tất cả đều là tu định, phương pháp khác nhau, thế nhưng công phu thành tựu là giống nhau, đạo lý là tương đồng, không có khác nhau. Cho nên, 「法門平等,無有高下」“pháp môn bình đẳng, vô hữu cao hạ” (Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp).

Không thể khởi tâm động niệm, sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần, khởi tâm động niệm chính là phàm phu. Chúng ta không những khởi tâm động niệm, mà còn phân biệt chấp trước; Bồ-tát có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước. Cho nên chúng ta phải dùng công phu cao nhất, không khởi tâm không động niệm. Làm không được công phu cao này, bất đắc dĩ cầu thứ nhì, của Bồ-tát, Bồ-tát không phân biệt không chấp trước, đây là tu hành, đây gọi là công phu. Công phu ở trong sáu căn tiếp xúc sáu trần mà quan sát. Sáu căn tiếp xúc sáu trần, khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, đều có tất cả, đây là phàm phu sáu đường. Đã là phàm phu sáu đường, trong phân biệt chấp trước của chư vị có thiện ác, nếu thuần thiện không có ác, thì sanh đường trời; Thuần ác không có thiện, thì địa ngục Vô Gián; Thiện ác hỗn tạp, trở thành sáu đường luân hồi. Tham sân si mạn nghi là ba đường ác; không tham, không sân, không si, không có ngạo mạn, không có hoài nghi: đối với Thánh giáo, thì ba đường thiện. Cho nên sáu đường ở đâu? Sáu đường ở trong tâm chính mình, chính là xem tâm chư vị động thế nào, dùng lệch, thì ba đường ác; Dùng ngay, thì ba đường thiện, không ra khỏi sáu đường luân hồi. Bao lâu rồi? Vô lượng kiếp rồi, đời đời kiếp kiếp lăn lộn trong đó. Vẫn muốn làm ư? Người theo đuổi nhiều, trong 10 ngàn người, người không theo đuổi có lẽ tìm không ra được một, đều đang làm. Chúng ta có giác ngộ hay không? Giác ngộ thì phải nhảy ra. Nhảy ra thì phải triệt để buông xuống, buông xuống là công phu. Buông xuống rồi, thì chư vị có thể nhìn thấu, chư vị đọc thêm sách, chỗ trước đây đọc chưa hiểu, bây giờ hiểu toàn bộ, rõ ràng tất cả rồi. Đây chính là tiến bộ, đây là hiện tượng tốt. Phải nỗ lực thêm, không thể giải đãi, không thể dừng ở cảnh giới trước mắt, phải nỗ lực nâng lên trên.

Chúng ta xem tiếp phía dưới, Niệm lão nêu ra, ý nghĩa trong Hội Sớ nói, 「若人燒美香」“nhược nhân thiêu mỹ hương” (Nếu có ai đốt hương thơm tốt), mỹ là hương tốt nhất,「魔倫趣他方」“ma luân thú tha phương” (loài ma sẽ chạy sang chỗ khác). Luân là đồng loại, những yêu ma quỷ quái này đều đi hết, tại sao? Bởi chúng không thích ngửi hương này, ma đã rời khỏi, yêu ma quỷ quái đều là một loại ma. 「佛神歡喜守。修善必成就」“Phật thần hoan hỷ thủ. Tu thiện tất thành tựu” (Phật thần hoan hỷ bảo vệ, tu thiện chắc chắn thành tựu), Phật thần hoan hỷ, hoan hỷ hương thơm, chư vị thắp hương thơm này, các Ngài đến. Thắp hương tốt, ghi nhớ, chính mình phải có tâm tốt, tấm lòng tốt thì có cảm. Thắp hương tốt, mà trong tâm chính mình, không có tâm tốt, không có ý niệm tốt, thế nào là tâm tốt? Chuyển năm loại gốc bất thiện: tham sân si mạn nghi trở lại, chính là tâm tốt, tâm tốt thì không tham, không sân, không si, không có kiêu mạn, không có nghi ngờ. Cổ Thánh tiên Hiền của nước ta, khi Phật giáo chưa truyền đến nước ta, thì cổ Thánh tiên Hiền dạy người Ngũ thường, Ngũ thường chính là tiêu chuẩn của thiện ác. Thường là vĩnh viễn không đổi, xưa nay không đổi, mười phương không đổi. Thứ nhất là Nhân, nhân ái, phàm là người, đều cần yêu thương. Thứ hai là Nghĩa, Nghĩa là luân lý, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác: hợp tình, hợp lý, hợp pháp, đó là Nghĩa. Thứ ba là Lễ, Lễ là phép tắc, lễ tiết quan hệ qua lại giữa người và người, chú trọng tôn ti cao thấp, thì gia đình xã hội tự nhiên có trật tự, không loạn. Lễ không còn nữa, thì thiên hạ đại loạn. Tiếp theo là Trí, Trí này là lý trí mà người ngày nay nói, mặt trái của lý trí là tình cảm, không thể làm việc theo tình cảm, phải dùng lý trí để cân nhắc. Điều sau cùng là Tín, giữ lời hứa, phải giữ lấy chữ tín. Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, hoàn toàn tương đồng với năm giới trong nhà Phật, Nhân, không sát sanh; Nghĩa, không trộm cắp; Lễ, không tà dâm; Trí, không uống rượu; Tín, không vọng ngữ. Cổ Thánh tiên Hiền nước ta lập nên: Năm điều quy luật này, dạy người nhất định phải tuân thủ, hoàn toàn tương đồng với Ngũ giới, đại giới căn bản của nhà Phật. Chư vị có thể nói cổ Thánh tiên Hiền nước ta, không phải là Phật tái lai sao? Người nước ta thích Thánh nhân, thì các ngài dùng thân Thánh Hiền, ứng hóa ở trên vùng đất lớn này; Người Ấn Độ thích Phật Bồ-tát, thì các ngài dùng thân phận Phật Bồ-tát ứng hóa. Do đó chúng ta có thể liên tưởng đến, khu vực khác nhau, tôn giáo khác nhau của thế giới này, người khởi xướng tôn giáo đó, người sáng lập lên sớm nhất, đều là Phật Bồ-tát ứng hóa. Tôn giáo có thể đoàn kết không? Có thể. Tại sao có thể? Bởi do một vị Phật biến hóa. Chư vị xem mỗi một tôn giáo đều có giới luật, đối chiếu với năm giới mười thiện của nhà Phật, đều thông, mỗi một tôn giáo đều nói, Phật pháp nói được sâu, giảng rất rộng. Cho nên chư vị có thể đọc thấu kinh Phật rồi, thì chư vị xem thêm của tất cả tôn giáo liền hiểu được, là người một nhà. Ngày nay mọi người có cách nhìn môn hộ, cạnh tranh với nhau, đều cho rằng tôn giáo mình vượt cao hơn cả, thần của mình lớn nhất, không thừa nhận tôn giáo khác, [là] sai rồi. Chúng ta là người đọc kinh Phật, xem kinh điển Nho gia, xem kinh điển Đạo gia, cực kỳ dễ dàng thể hội, mà còn thể hội được tương đối sâu sắc, so với thể hội của chính họ, còn cao minh, còn uyên bác hơn.

Cho nên thắp hương, tâm cung kính thắp hương. Dạo gần đây thời đại này, xác thực có một số ma, quỷ đạo, nhà Phật chúng ta gọi là oán thân trái chủ, tìm đến nơi thân, mang đến cho chư vị rất nhiều phiền phức, rất nhiều hoang mang, làm sao đây? Chỗ này dạy chúng ta thắp hương. Chúng ta có thể ở trong phòng ngủ, thờ một bức hình Phật, dùng tấm ảnh được chụp lại thờ trong phòng, sớm tối niệm Phật ở trong phòng, không trở ngại người nhà của chư vị. Người nhà không tin Phật, cũng sẽ không phản đối, tại sao vậy? Bởi chư vị niệm Phật họ không biết. Dùng phương pháp này hay, Phật Bồ-tát hoan hỷ, yêu ma quỷ quái rời xa thôi.

Tiếp theo vẫn chưa hết, còn có mấy câu. 「如那乾訶羅國大王」“Như Na Càn Ha La quốc đại vương” (Như đại vương nước Na Càn Ha La), chính là vị quốc vương, đại vương của nước Na Càn Ha La, 「遙向佛生國焚香作禮」“dao hướng Phật sanh quốc phần hương tác lễ(ở xa hướng về nước chỗ đức Phật đản sanh mà đốt hương làm lễ), nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, đó là nơi rất xa, ông ấy đốt hương hướng về phía ấy lễ bái. 「香煙直至佛精舍」“Hương yên trực chí Phật Tinh xá” (Khói hương bay thẳng đến Tinh xá của Phật). Là cảm ứng! Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế, ở Trung Hoa là thời đại của triều Chu, quốc gia của triều Chu chưa thống nhất, cho nên lưu vực Trường Giang, Hoàng Hà, trên một vùng đất đai lớn này, có bao nhiêu quốc gia? Quốc gia đó chính là bộ lạc, có hơn 800 bộ tộc, là 800 chư hầu, nước nhỏ. Nước lớn, như Chu là nước lớn. Lãnh thổ của nước Chu bao lớn? Chu vi 100 dặm, một ngày đi đường có thể đi một vòng, từ sáng đến tối đi 100 dặm, trên biên giới đó đã đi một vòng, là nước lớn. Còn nước nhỏ thì hai mươi, ba mươi dặm, thực ra nói, chính là một thôn trang của chúng ta ngày nay, một thôn trang chính là một quốc gia. Tại sao xưng là triều Chu? Nhà Chu trị nước rất tốt, nhân dân đều vô cùng an lạc, đều vô cùng vui vẻ, cho nên những nước chư hầu nhỏ này, nước chư hầu đều học tập nhà Chu, xưng nhà Chu là Thiên tử. Thiên tử này là chư hầu cung kính đối với Chu Vương, tôn ông ấy làm Thiên tử, mọi người chúng tôi đều học tập ông ấy. Cho nên, triều đại nhà Chu này có 800 năm, 800 năm chưa thống nhất. Thống nhất Trung Hoa là Tần Thủy Hoàng, nhưng Tần Thủy Hoàng 15 năm thì mất nước, vì dùng bạo lực, bạo lực thì người không phục. Tiếp theo là triều Hán, nhà Hán thực sự thống nhất, thống nhất chính trị rồi. Có thể nói nhà Tần là thống nhất văn hóa. Thống nhất Văn hóa, xe cùng mẫu, sách cùng chữ, thống nhất văn tự, mỗi một quốc gia có ngôn ngữ của quốc gia đó, nhưng chữ viết, văn bản chữ viết, mọi người đều giống nhau, toàn bộ dùng chữ tiểu triện, dùng triện thư, cho nên chữ viết chính là thống nhất văn hóa. Một nước đó chính là nước nhỏ, cũng có mấy mươi dặm đường, từ quốc gia này đến quốc gia kia, có mấy mươi dặm đường, có hàng trăm dặm đường, hơn 100 dặm.

Khói hương đó,「如白琉璃雲,繞佛七重,化作金臺。具如《觀佛經》說」“như bạch lưu ly vân, nhiễu Phật thất trùng, hóa tác kim đài. Cụ như Quán Phật Kinh thuyết” (như mây lưu ly trắng, nhiễu quanh Phật bảy vòng, hóa thành đài vàng. Đều như trong Kinh Quán Phật đã nói), trong đây đã lược bớt rồi. Chư vị xem quốc vương Na Càn Ha La, hướng về nơi: Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời, đốt hương lễ bái, khói hương đó thật sự đến Tinh xá của Phật, giống như mây lưu ly trắng, còn nhiễu Phật bảy vòng, hóa làm kim đài, đều như Kinh Quán Phật đã nói. Là cảm ứng! Sức mạnh nào mà cảm ứng lớn đến thế? Tâm chân thành. Chúng ta ngày nay giảng tâm chân thành, mọi người nghe thấy bỡ ngỡ vô cùng, không có khái niệm đối với tâm chân thành, tại sao vậy? Bởi trước nay chưa từng dùng qua tâm chân thành. Hình dáng của tâm chân thành ra sao? Tôi nói đơn giản nhất, không có tham sân si mạn nghi, đó chính là tâm chân thành, có tham sân si mạn nghi, thì không phải tâm chân thành; Cũng có thể nói, có khởi tâm động niệm thì không phải tâm chân thành, khởi tâm động niệm là A-lại-da, là vọng tâm. Chúng ta có thể nói từ khi ra đời đến nay, thậm chí khi còn ở trong bào thai của người mẹ chưa ra đời, tất cả là A-lại-da, dùng mãi đến hôm nay vẫn là A-lại-da. Học Phật mà chưa có rời khỏi A-lại-da, cho nên tuy học Phật, những gì nói trong nhà Phật đều không biết. Chúng ta quay đầu lại xem, Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta thế nào? Một phần chân thành được một phần thu hoạch, mười phần chân thành được mười phần thu hoạch, trăm phần chân thành, chư vị được trăm phần thu hoạch. Chư vị có thể được bao nhiêu? Giáo huấn của Phật pháp và cổ Thánh tiên Hiền, đều ở tâm chân thành. Không có tâm chân thành, cho dù hằng ngày Phật sống ngay trước mặt chư vị, chư vị cũng đều không học được gì. Tại sao vậy? Bởi cảm ứng đạo giao, chư vị không có cảm, Phật không cách nào ứng. Phật trụ tại thế gian, phải biết rằng Phật giảng kinh thuyết pháp, là đầy đủ ba nghiệp thân ngữ ý, không phải chỉ là miệng nói, mà những gì Ngài nói, Ngài đều làm được trong đời sống rồi. Chư vị nếu biết nhìn, thì không cần nghe Phật nói, đều nhìn rõ ràng rồi, khai ngộ rồi. Cho nên Phật thuyết pháp có thể khiến người khai ngộ, không thuyết cũng có thể làm người khai ngộ, nhất cử nhất động đều có thể làm cho người khai ngộ. Người hiểu khai ngộ rồi, người không hiểu nói nhiều thêm cũng không thể khai ngộ. Chúng ta không thể không biết điều này.

Cho nên từ giữa cuối triều Đường về sau ở Trung Hoa, mọi người không học Tiểu thừa, Phật pháp là Đại thừa, không có Tiểu thừa không nhập được môn. Người nước ta có trí huệ, dùng Nho, dùng Đạo thay thế Tiểu thừa, được hay không? Được, đã thành công, triều Đường đến ngày nay, Cao tăng Đại đức của tám tông phái lớn xuất hiện không ít, giảng kinh dạy học, hoằng truyền đại pháp, mỗi một thời đại đều có người, không sai, Nho và Đạo đã thay thế Tiểu thừa. Phiền phức của chúng ta ngày nay ở chỗ nào? Nho Đạo cũng không học nữa, Tiểu thừa cũng không học nữa, nền tảng của Đại thừa không có. Giống như đi học vậy, không có nền tảng Tiểu học, không có nền tảng Trung học, lại đi học Đại học. Học được bao nhiêu năm, học được mấy chục năm, càng học càng hồ đồ, trí huệ không mở. Từ đây có thể biết, không thể không có nền tảng! Làm gì có cây nào không có rễ? Làm gì có con cái nào không có cha mẹ? Cắm rễ giáo dục quá quan trọng rồi. Gốc của người Trung Hoa cắm rất tốt, thời xưa không có một gia đình nào, không xem trọng giáo dục, tại vì sao? Bởi hy vọng con em có thành tựu, tương lai thay đổi hoàn cảnh gia đình, làm rạng rỡ dòng dõi, vang dội đức của tổ tông, [phải] đi học. Lời ngạn ngữ nói rất hay, 「萬般皆下品,唯有讀書高」“vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Muôn thứ đều là bậc thấp, chỉ có đọc sách là cao thượng), khuyến khích trẻ em đọc sách.

Thời Dân Quốc đến nay, gian khổ mà chúng tôi chịu, chư vị không biết, người chúng tôi đã trải qua thời đó, đất đai khắp nơi trong nước Trung Quốc, quân phiệt chia cắt, xã hội động loạn. Năm Dân Quốc thứ 16, bề ngoài Trung Quốc đã thống nhất, tôi ra đời vào năm đó, trên thực tế thế lực quân phiệt vẫn còn rất lớn. Khi tôi 11 tuổi, người Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, phát động chiến tranh, cuộc chiến tranh này đã đánh tám năm, đến đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, Nhật Bản đã đầu hàng. Đúng là lúc chúng tôi cắm rễ giáo dục, xã hội động loạn không có cơ hội đi học. Tôi đối với nhận thức văn hóa truyền thống Trung Hoa, chưa có học qua. Thời kỳ kháng chiến, 11 tuổi chiến tranh nổ ra, đến khi chiến tranh kết thúc thì tôi 20 tuổi, 10 tuổi đến 20 tuổi là tuổi tốt nhất, [để] học tập trong thời gian này, chúng tôi không có cơ hội đi học, ngày ngày chạy nạn. Lúc khoảng cách gần, nghe thấy tiếng súng máy, đó là lúc giao chiến. Không có cơ hội đi học. Cho nên tôi chỉ tốt nghiệp Trung học cơ sở, cấp ba học được nửa năm, chiến tranh giải phóng bùng nổ, chúng tôi rời khỏi Đại Lục đến Đài Loan, sống ở Đài Loan được 30 năm. Sau đó cũng có cơ hội, chu du các nước như vầy, mãi không có một cơ duyên an định, [để] đi học. Đây là tôi đã nếm trải: nỗi đau khổ không có cơ duyên đi học.

Cho nên ngày nay người thích học, thật sự chịu đọc sách, tôi đều sẽ giúp đỡ họ, tôi cho chư vị: một môi trường cư trú an định, cung cấp thư viện, chư vị muốn học thế nào đều được, hy vọng chư vị có thể thành tài, tôi đến làm hộ pháp. Cả đời này tôi không có người hộ trì, cho nên không có thành tựu gì; Nếu như có người hộ trì, thì chắc chắn có thành tựu. Ở Đài Loan, tôi không có bối cảnh, không có người giúp đỡ tôi, một thân một mình. Sau khi xuất gia, học được ba năm với Đại sư Chương Gia, học với lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam 10 năm, đây là được dạy riêng, không có bằng cấp. Đã học điều hữu ích này, thầy khuyên tôi: đi con đường của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi đọc qua Thích Ca Phương Chí, Thích Ca Phổ. Tôi cũng rất thích. Đức Thế Tôn cả đời không có xây đạo tràng, thành tựu nhiều Đệ tử như vậy. Ngày ngay xây đạo tràng không thể thành tựu người. Trong đó có đạo lý lớn, tôi không cần nói rõ, chư vị từ từ mà suy nghĩ. Nếu người không chịu khổ, nếu người không khiêm tốn, nếu người không thật thà, thì thế xuất thế pháp đều sẽ không có thành tựu. Những điều cảm ứng nói trong kinh, lời kinh Phật nói là Phật Bồ-tát nói, quyết định không phải là lời giả, không phải lời gạt người. Người ngày nay thích hoài nghi, xem thấy thần thoại này, xem đó là tiểu thuyết thần thoại, cho nên họ không được lợi ích.

Tiếp theo,「又《大日經疏》曰」“Hựu Đại Nhật Kinh Sớ viết” (Ðại Nhật Kinh Sớ ghi rằng), đây là kinh điển Mật tông, Đại Nhật Như Lai, trong đây có mấy câu nói,「燒香是遍至法界義。如天樹王開敷時,香氣逆風順風,自然遍布。菩提香亦爾,隨一一功德,即為慧火所焚,解脫風所吹,隨悲願力自在而轉,普薰一切,故曰燒香」。 “thiêu hương thị biến chí pháp giới nghĩa. Như Thiên Thọ Vương khai phu thời, hương khí nghịch phong thuận phong, tự nhiên biến bố. Bồ-đề hương diệc nhĩ, tùy nhất nhất công đức, tức vi huệ hỏa sở phần, giải thoát phong sở xuy, tùy bi nguyện lực tự tại nhi chuyển, phổ huân nhất thiết, cố viết thiêu hương” (Thiêu hương là nghĩa trọn khắp pháp giới, như lúc cây Thọ Vương cõi trời nở hoa, mùi thơm thuận và ngược chiều gió, tự nhiên tỏa khắp. Hương Bồ-đề cũng vậy, theo mỗi một công đức, tức là được lửa trí huệ đốt, được gió giải thoát thổi, theo sức bi nguyện tự tại mà chuyển, xông khắp tất cả. Nên gọi là thiêu hương). 「後疏兼論燒香之事理,旨趣更深。」 “Hậu sớ kiêm luận thiêu hương chi sự lý, chỉ thú canh thâm” (Sau Sớ hoàn toàn luận về Lý Sự của thiêu hương, nghĩa lý càng sâu hơn). Sự của việc thắp hương này, Đạo lý của thắp hương này, tại sao phải thắp hương, tông chỉ, nghĩa thú rất sâu, người thông thường không biết. Một đoạn này nêu, trong Đại Nhật Kinh Sớ nói, thắp hương là biến khắp pháp giới. Vậy nếu chúng ta hỏi, chúng ta ở đây đốt một cây hương, A Di Đà Phật ở thế giới Cực Lạc có ngửi thấy hay không? Có, không những thế giới Cực Lạc, mà biến pháp giới hư không giới, tất cả chư Phật Như Lai đều ngửi được.

Sự của việc này, đạo lý này, tôi nhắc qua, thì chư vị cũng có lẽ đã sáng tỏ. Các nhà Cơ học lượng tử hiện đại nói với chúng ta, pháp giới là thật, không phải giả. Là thật. Lớn bao nhiêu? 大而無外,小而無內Đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội” (lớn đến không có ngoài, nhỏ đến không có trong). Ở chỗ nào? Ở ngay trước mắt. Ngày nay nhà khoa học nói cho chúng ta biết, Điều gọi là thời gian, không gian: là giả, không phải là thật. Thời gian, không gian: là từ phân biệt chấp trước của chúng ta biến hiện ra, nếu phân biệt chấp trước của chúng ta không còn nữa, thì không gian, thời gian không còn. Không có không gian thì không có khoảng cách, thế giới Cực Lạc ở đâu? Chính ở ngay đây; A Di Đà Phật ở đâu? Cũng là ở ngay đây. Khắp đến pháp giới, không có lớn nhỏ, trong một vi trần, có cả hư không pháp giới, đây là thật, không phải giả. Nhà khoa học phát hiện, gọi là Ảnh toàn ký. Một số các đồng học, có người nghe nói qua, một tấm hình này, là dùng phương pháp đặc thù để chụp lại, sau khi chụp xong, tấm hình này, chư vị đem xé ra, xé thành miếng vụn, tùy ý nhặt một miếng nào, nhặt một miếng, đặt trong dụng cụ thí nghiệm khoa học mà họ trang bị, với một miếng đó, dùng một tia sáng chiếu nó, nhìn thấy toàn bộ tấm ảnh, đây gọi là toàn bộ thông tin. Nói rõ điều gì? 一即是多,多即是一“Nhất tức thị đa, đa tức thị nhất” (một tức là nhiều, nhiều tức là một). Mỗi một miếng vụn, chư vị lấy đi xem, tất cả đều là trọn tấm, không có mảy may thiếu sót, đều ở bên trong. Cho nên ở trên kinh, Phật nói với chúng ta, trong một vi trần có Đại thiên thế giới, là thật, không phải giả. Đại thiên thế giới khoảng cách bao xa? Dùng con số của thiên văn để nói, không lìa khỏi một hạt vi trần. Khoa học chứng minh lời Phật nói là lời thật. Cho nên thắp hương, sao lại không biến khắp pháp giới chứ? Thật vậy. Nói cho chư vị biết thêm, khởi một ý niệm cũng biến khắp pháp giới, đạo lý là một. Tôi khởi một niệm thiện biến khắp pháp giới, khởi một niệm ác cũng biến khắp pháp giới, chư Phật Như Lai, Bồ-tát, A-la-hán, trong biến pháp giới hư không đều biết. Ai không biết? Chúng sanh sáu đường không biết. Phật, Bồ-tát, A-la-hán đều biết, chúng ta có thể che giấu ai? Có thể lừa gạt ai? Không thể! Không thể không biết. Người không thể làm việc trái với lương tâm, người không thể lừa gạt người, tất cả đều làm từ trong tâm chân thật là đúng, mỗi người giác ngộ đều là như vậy. Không thể làm khó chính mình, không thể làm khó người khác, tâm thiện, hành thiện, đối với chư vị có lợi ích nhất định.

Tiếp theo đây nêu một thí dụ, như đồng Thiên Thụ Vương. Thiên Thụ Vương này, không chỉ cố định loại nào, chính là cây lớn. Đại thụ, trong rất nhiều cây cối, trong rừng cây, cây này to nhất, thì có thể gọi là Thụ Vương. Cây này không phải nhân gian, mà ở trên trời, đó chính là Thiên Thụ Vương. Lúc hoa nở, hoa có mùi thơm, mùi thơm ngược gió thuận gió, phân bố khắp nơi, đó chính là bốn phương tám hướng, ngày nay nói mười phương, phương trên, phương dưới, bốn phía mười phương tự nhiên phân bố khắp nơi. Hương Bồ-đề cũng vậy, hương Bồ-đề, là trong tâm Bồ-đề hiện ra. Còn như cây hương đó là biểu pháp, bất luận dùng hương gì, tôi thắp cây hương này dùng tâm đại Bồ-đề, một cây hương này chính là hương Bồ-đề. Tùy mỗi một công đức, tức là đã được lửa trí huệ đốt. Bồ-đề là trí huệ, được gió giải thoát thổi, tùy bi nguyện lực tự tại mà chuyển, xông khắp tất cả, biến pháp giới hư không giới hết thảy đều có. Không thể dùng phân biệt, không thể dùng chấp trước, phân biệt, chấp trước thì phạm vi nhỏ; Không có phân biệt, không có chấp trước, thì phạm vi liền lớn. Nói cách khác, hương ấy, phạm vi xông hương lớn bao nhiêu, là tùy tâm của chư vị, tâm chư vị lớn bao nhiêu, thì diện tích ngửi được hương này lớn bấy nhiêu. Cho nên đây là thiêu hương.

Chúng ta xem thêm đoạn thứ bảy tiếp theo, đoạn sau cùng này, 『以此迴向,願生彼國』“dĩ thử hồi hướng, nguyện sanh bỉ quốc” (đem những việc ấy hồi hướng, nguyện sanh cõi kia). Phía trước đã nói sáu loại. 「迴向發願之緊要」“Hồi hướng phát nguyện chi khẩn yếu” (Sự khẩn yếu của việc hồi hướng phát nguyện), đoạn thứ bảy này,「已於上輩往生文中略作註釋 “dĩ ư Thượng bối vãng sanh văn trung lược tác chú thích” (đã chú thích sơ lược ở trong phần văn vãng sanh bậc Thượng). 「茲簡錄慈照宗主勸人發願偈」“Tư giản lục Từ Chiếu Tông chủ khuyến nhân phát nguyện kệ (nay chọn trích dẫn bài kệ khuyên người phát nguyện của Tông chủ Từ Chiếu), Đại sư Từ Chiếu, ngài có một bài kệ, khuyên chúng ta phát nguyện, kệ này nói:「持戒無信願,不得生淨土,唯得人天福,福盡受輪迴。」“Trì giới vô tín nguyện, Bất đắc sanh Tịnh-độ, Duy đắc nhân thiên phước, Phước tận thọ luân hồi.” (Trì giới chẳng tín nguyện, Không được sanh Tịnh-độ, Chỉ hưởng phước trời người, Phước hết bị luân hồi). Lời này là lời thật, giới trì được rất tốt, tín tâm đối với thế giới Cực Lạc không đủ, cũng không phải thật sự muốn nguyện sanh thế giới Cực Lạc, tín nguyện này có vấn đề, thì họ không được sanh Tịnh-độ, trong đời này không có duyên với Tịnh-độ. Thế nhưng họ tu được phước báo trời người, hưởng hết phước rồi vẫn phải tiến hành luân hồi, trong luân hồi này thì có ba đường ác, hưởng hết phước rồi thì đọa lạc vào đường ác.

「又發願持戒力,迴向生樂國。如是各行持,千中不失一」“Hựu: phát nguyện trì giới lực, Hồi hướng sanh Lạc quốc. Như thị các hành trì, Thiên trung bất thất nhất” (Tiếp: Sức phát nguyện trì giới, Hồi hướng sanh Cực Lạc. Ai hành trì như thế, Ngàn người chẳng lỡ một). Thật phát nguyện, thật giữ giới. Giới mà tôi nói với mọi người, là năm khoa mục, Tịnh tông chúng ta, tôi tự mình tu, tôi khuyên mọi người cũng tu điều này, đơn giản, dễ nhớ. Khoa mục đầu tiên là Tịnh nghiệp Tam phước, dễ nhớ, chỉ có ba điều, điều thứ nhất bốn câu, 「孝養父母,奉事師長,慈心不殺,修十善業」, “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, [là] phước báo trời người. Điều thứ hai,「受持三皈,具足眾戒,不犯威儀」 “thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”, [là] giới Tiểu thừa. Chúng ta đã thọ Tam quy Ngũ giới, Sa Di Luật Nghi cũng rất tốt, giới xuất gia, thêm Sa Di Luật Nghi. Phước thứ ba, [là] Đại thừa, 「發菩提心 “phát Bồ-đề tâm”, trong Đại thừa điều quan trọng nhất, chính là phát tâm Bồ-đề, 「深信因果,讀誦大乘,勸進行者」。“thâm tín nhân quả, độc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả”. Tốt! 11 câu này, phía trước đều là vì chính mình, chỉ có một câu sau cùng, là phát nguyện độ sanh, khuyến tấn hành giả. Chúng ta tự độ, nhất định phải nghĩ đến giúp đỡ người khác, cách giúp đỡ người khác tốt nhất, là đem phương pháp tu học của chúng ta nói với họ, tôi sẽ thành tựu, quý vị cũng sẽ thành tựu. Đây là Tịnh nghiệp Tam phước, điều thứ nhất, là căn cứ lý luận học Phật của chúng ta, là y cứ của tín hạnh. Thứ hai là Lục hòa, sống trong đoàn thể nhà Phật, bốn người ở cùng nhau, bất luận xuất gia tại gia, tu Lục hòa kính thì gọi là Tăng đoàn, thì có long thiên thiện thần thủ hộ. Nếu bất hòa, bất hòa thì yêu ma quỷ quái đến rồi, thiện thần liền bỏ đi rồi. Cho nên Tăng đoàn Lục hòa quan trọng. Thêm nữa là Tam học, Tam học: giới định huệ, chúng ta tin tưởng, nhân giới đắc định, nhân định khai huệ. Lục ba-la-mật của Bồ-tát, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã. Thêm mười nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền. Chỉ năm khoa này, thì được rồi, đây là giới luật mà chúng ta giữ. Chư vị trì giới luật này, tín nguyện niệm Phật, nhất định vãng sanh. Cho nên mỗi người hành trì như vậy, ngàn người không sót lại một.

「又《會疏》曰:迴向願生者,如上諸善迴向,則必作生因。若不迴向,則不作生因。」 “Hựu Hội Sớ viết: Hồi hướng nguyện sanh giả, như thượng chư thiện hồi hướng, tắc tất tác sanh nhân. Nhược bất hồi hướng, tắc bất tác sanh nhân.” (Và Hội Sớ nói: Hồi hướng nguyện sanh, là hồi hướng các điều thiện như trên, thì chắc chắn tạo nhân vãng sanh. Nếu không hồi hướng, thì không thành nhân vãng sanh). Sanh là sanh thế giới Cực Lạc, nhân là nhân thực sự sanh thế giới Cực Lạc, là gì? Hồi hướng là thật nhân, không hồi hướng không có nhân này, nhất định có nguyện vọng cầu sanh Tịnh-độ mãnh liệt. 「皆顯迴向發願之不可少也。」“Giai hiển hồi hướng phát nguyện chi bất khả thiểu dã.” (Đều hiện rõ không thể thiếu được hồi hướng phát nguyện). Ngày ngày hồi hướng, sớm tối hồi hướng, công đức làm xong đều hồi hướng, khóa tụng làm xong cũng hồi hướng, hy vọng Phật hiệu của chính mình không gián đoạn, tín nguyện không gián đoạn. Trong tâm có điều gì? Trong tâm chính là có tin thế giới Cực Lạc, tin A Di Đà Phật, có tin có nguyện, nhất định đắc sanh. Phật hiệu niệm được càng nhiều càng tốt, chúng ta không cạnh tranh với người, chúng ta niệm Phật hạ phẩm hạ sanh thì được rồi, tôi liền rất hài lòng rồi. Thế nhưng Phật hiệu niệm được càng nhiều càng tốt, công đức đó, có thể giúp đỡ chúng ta nâng cao phẩm vị, chúng ta không tranh phẩm vị với người ta, phẩm vị là tự nhiên nâng cao lên, tại sao vậy? Bởi chư vị niệm được nhiều Phật hiệu, phẩm vị đương nhiên thù thắng. Hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta học đến đây thôi.

( Hết tập 320)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0