Responsive Menu
Add more content here...

Tập 325 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần Thứ 4)

PHẨM 24 – TAM BỐI VÃNG SANH:

Ba Bậc Vãng Sanh

Tập 325

Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà HongKong.

Thời gian: Ngày 19 tháng 4 năm 2016.

Dịch giả: Minh Tâm và Chân Hạnh Ánh

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Ban Biên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn.

         

          Kính thưa chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc Trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục Trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng Trung tôn” (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 775, trang 755, dòng thứ sáu đếm từ dưới lên, chúng ta đọc Chú Giải của Hoàng Niệm lão: 又《彌陀疏鈔》云:執持名號,一心向往,即事一心。執持名號,還歸一心,即理一心。“Hựu Di Đà Sớ Sao vân: Chấp trì danh hiệu, nhất tâm hướng vãng, tức Sự Nhất Tâm. Chấp trì danh hiệu, hoàn quy nhất tâm, tức Lý Nhất Tâm.” (Và Di Đà Sớ Sao ghi: chấp trì danh hiệu, nhất tâm hướng vãng sanh, tức là Sự Nhất Tâm. Chấp trì danh hiệu, nhanh chóng quy về nhất tâm, tức là Lý Nhất Tâm). Đại sư Liên Trì vô cùng khó có, dùng mấy câu nói này, đã nói rõ ràng cho chúng ta: thế nào gọi là Sự Nhất Tâm, thế nào gọi là Lý Nhất Tâm. Nói rất rõ ràng, những người chúng ta nghe chưa chắc có thể hiểu rõ, đây là sự thật. Câu nói này rất quan trọng! Niệm lão thực sự không dễ dàng gì, đem tinh hoa trong chú sớ của Tổ sư Đại đức, trích dẫn vào chỗ này để dạy cho chúng ta, chúng ta phải cảm ân. Thế nào gọi là Sự Nhất Tâm? Đều ở trì danh, chính là tín nguyện niệm Phật. Tín, nhất định phải tin: Thế giới Tây Phương Cực Lạc thật có, phải tin Thế giới Tây Phương Cực Lạc thật có A Di Đà Phật, không phải là giả.  

          Trên Kinh Kim Cang nói với chúng ta, 凡所有相皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Những gì có tướng, đều là hư vọng). Đó là nói với ai vậy? Nói với người minh Tâm kiến Tánh, không phải nói với chúng ta. Phật cũng thường nói với chúng ta, tướng Có tánh Không, sự Có lý Không, nói những điều này giảng rất nhiều. Tướng là gì? Là hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất có hay không? Nói thật ra, không thể nói có, cũng không thể nói không có. Hoàn toàn tương đồng với: phát hiện của nhà Cơ học lượng tử cận đại. Ba điều bí mật của vũ trụ, vật chất là gì? Do từ đâu đến? Ý niệm là gì? Sanh ra thế nào? Còn có một điều khó nhận định, là hiện tượng tự nhiên, chính là đại tự nhiên. Phật Pháp nói nhân duyên quả, nói nhân duyên quả thì không phải tự nhiên. Nhân duyên quả, ở trong đây đều giảng được thông, hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm lý (ý niệm thuộc về hiện tượng tâm lý, ngày nay gọi là Tâm lý học), hiện tượng tự nhiên, đều không ra khỏi nhân duyên quả. Phật nói điều này với ai? Nói với người sơ cơ. Chính là Phật Pháp, cả đời đức Thích Ca Mâu Ni Phật thật sự là mở trường học, Phật tuần tự tiến dần, dạy Tiểu học trước, chính là giảng Kinh Tiểu thừa, ở vườn Lộc Dã, đã dạy bao lâu? 12 năm. Phật dạy Tiểu học 12 năm, Tiểu học của thế gian chúng ta ngày nay là sáu năm, Phật là 12 năm. 12 năm nâng lên trên, là Trung học, Trung học dạy bao lâu? 8 năm. Sau khi tốt nghiệp Trung học, Trung học giảng Kinh Phương Đẳng, thuộc về sách giáo khoa Trung học. Đại học giảng Bát Nhã, Kinh Kim Cang là sách giáo khoa của Đại học, không phải của Trung học, không phải của Tiểu học, Đại học dạy bao nhiêu năm? 22 năm. Sau cùng giảng Pháp Hoa 8 năm, đó là Nghiên cứu sinh. Phật giáo là giáo dục.

          Phật giáo có phải là Tôn giáo hay không? Nếu dùng chữ Hán của nước ta để nói, đó là Tôn giáo; Nói theo định nghĩa nước ngoài, thì không phải Tôn giáo. Hai chữ Tôn giáo của nước ta giảng như thế nào? “Tôn”, chư vị tra tự điển, Khang Hi Tự Điển giải thích rất rõ ràng, “Tôn” có ba ý nghĩa, nghĩa đầu tiên là chủ yếu, nghĩa thứ hai là quan trọng, nghĩa thứ ba là tôn sùng, chính là tôn trọng, tôn sùng, có ý nghĩa này. Giáo cũng có ba ý nghĩa, giáo dục, giáo học, giáo hóa. gắn chữ tôn và giáo với nhau, thì ý nghĩa rất rõ ràng, hai chữ Tôn giáo đi liền nhau, chúng ta có thể nói thế này, Tôn giáo là giáo dục chủ yếu của nhân loại, Tôn giáo là giáo học quan trọng của nhân loại, Tôn giáo là giáo hóa tôn sùng của nhân loại. Tôn giáo là giáo dục, giáo dục chủ yếu, giáo học quan trọng, giáo hóa tôn sùng, làm sao có thể móc nối với mê tín chứ? Tôn giáo của Trung Hoa là chỉ Nho Phật Đạo, Nho là giáo dục, Phật cũng là giáo dục, Đạo liên quan đến thần tiên, Đạo giáo có thần tiên, Phật giáo có Phật Bồ-tát. Chư vị phải hiểu được, Phật Bồ-tát là danh xưng của học vị, giống như Đại học ngày nay, có Tiến sĩ, có Thạc sĩ, có Cử nhân. Trong nhà Phật, học vị cao nhất gọi là đức Phật, học vị thứ hai là Bồ-tát, học vị thứ ba là A-la-hán, chính là Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, là học vị. Mỗi người đều có thể lấy được học vị Tiến sĩ, hơn nữa Phật nói rất rõ ràng, tất cả chúng sanh (chủ yếu là nói trời, người) vốn là Phật, thật sự không phải giả.

 \[10:48]

          Cho nên chư vị tu hành có thể thành Phật, là lý đương nhiên, có đạo lý nào không thể thành Phật chứ! Chư vị chỉ cần y chiếu theo: phương pháp nói trong Kinh điển, chư vị dụng công làm, chắc chắn có thể đạt được. Còn kỳ lạ hơn! Không liên quan đến có đi học hay không, người không biết chữ cũng có thể thành Phật. Ở Trung Hoa có một đại diện nổi tiếng nhất, Đại sư Huệ Năng thời nhà Đường, là tiều phu đốn củi, chưa từng đi học, không biết chữ. Mấy tuổi ngài thành Phật? 24 tuổi, 24 tuổi minh Tâm kiến Tánh, đại triệt đại ngộ, ngài đã thành Phật. Sau khi thành Phật thì thế nào? Kinh điển của nhà Phật, kinh điển nhà Nho, tất cả Pháp thế gian và xuất thế gian, chư vị đọc Kinh điển cho ngài nghe, ngài giảng cho chư vị nghe, giảng không sai một chút nào, ngài có khả năng này. Cho nên chúng ta đọc thấy trên Đàn Kinh, biết bao người thỉnh giáo Lục tổ, Kinh điển mà bản thân đã học tập biết bao năm, vẫn còn có chỗ có vấn đề, Lục tổ nói chư vị đọc cho tôi nghe, sau khi đọc xong, Lục tổ giảng giải cho họ nghe, họ đã khai ngộ rồi, họ đã sáng tỏ rồi. Ngày xưa có, thật có, đạo Hồi, Muhammad, giống với Đại sư Lục tổ Huệ Năng, chưa từng đi học, không biết chữ. Chư vị xem ngài có thể giảng một bộ Kinh Kô-ran, là kinh điển quan trọng nhất của đạo Hồi, người khác ghi chép lại cho ngài, là lời ngài giảng, cũng chưa từng đi học. Việc này không liên quan đến việc đi học hay không, mà có liên quan đến điều gì? Có liên quan với điều ngày nay chúng ta nói, có liên quan đến Sự Nhất Tâm, Lý Nhất Tâm. Sự Nhất Tâm là Tiểu ngộ, Tiểu ngộ đã tuyệt vời rồi.

          Người nước ngoài nói, không phải người Trung Hoa nói, giải quyết vấn đề xã hội thế 21, thế kỷ 21 chính là ngày nay, chính là hiện tại, vấn đề của xã hội hiện tại rất nhiều, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật Pháp Đại thừa. Do Tiến sĩ Toynbee người nước Anh nói, chư vị có biện pháp giải quyết. Học thuyết Khổng Mạnh của Trung Hoa là gì? Phật Pháp Đại thừa lại là gì? Khi tôi ở Malaysia có bạn bè từng hỏi tôi, học thuyết Khổng Mạnh là gì? Tôi trả lời họ bốn chữ: Nhân, Nghĩa, Trung, Thứ, đây chính là học thuyết Khổng Mạnh. Khổng tử cả đời giảng Nhân, Nhân là thương người. Chữ Nhân này là hai người, suy mình đến người, điều mình không muốn thì đừng làm cho người, nhìn thấy người khác thì nghĩ đến chính mình, phải yêu thương người. Nghĩa là gì? Nghĩa là giảng đạo lý, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác: đều phải hợp tình, hợp lý, hợp pháp, đó gọi là Nghĩa. Mạnh tử cả đời nói Nghĩa, Khổng tử giảng Nhân, Mạnh tử giảng Nghĩa. Nhân là yêu người, Nghĩa là theo lý, chính là tuân thủ đạo đức, tuân thủ phong tục tập quán của xã hội, không thể làm trái. Hai chữ “Trung Thứ” này, đây là lời được nói trong Luận Ngữ, 夫子之道,忠恕而已矣 “Phu tử chi đạo, Trung Thứ nhi dĩ hĩ” (Đạo của Phu tử, chỉ có Trung Thứ mà thôi). Lúc đó có người hỏi, Khổng Lão phu tử rốt cuộc giảng điều gì? Học trò của ngài trả lời rất hay, chỉ Trung Thứ mà thôi. Trung là ý nghĩa gì? Trung chính là năng lượng tích cực mà ngày nay chúng ta nói. Chư vị xem chữ “Trung” này, chữ “Trung” ở trên, chữ “tâm” ở dưới, tâm ở chính giữa, không nghiêng không lệch, vậy là Trung, đại công Trung chánh. Thứ, Thứ là có rất nhiều người đã làm sai việc, xử lý thế nào? Phải tha thứ cho họ. Cả đời của Phu tử hành đạo Trung Thứ, không có ai không tôn trọng ngài, không có ai không nghe giáo huấn của ngài. Tại sao phải dùng Thứ? Bởi họ làm sai việc hẳn có nguyên nhân, chư vị cần tìm ra được nguyên nhân.

          Phật ở Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta đọc quyển này, phần sau có nói đến, chính là Trung Thứ của Phu tử. Phật giảng rất tuyệt vời, 先人不善,不識道德,無有語者,殊無怪也 “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã” (Người trước bất thiện, không biết đạo đức, bởi không ai dạy, không nên trách họ), đức Phật nói mấy câu này chính là giải thích chữ Thứ. Tại sao vậy? Vì người trước không biết, chính họ không hiểu, cha mẹ của họ không dạy họ, ông nội, bà nội của họ: cũng không có dạy cha họ, lại suy lên trên, ông cố nội, bà cố nội: cũng không dạy tốt con cái, ngày nay họ làm việc sai, thì làm sao chư vị có thể trách họ? Đây gọi là Thứ. Ghi chép trong 5000 năm lịch sử: của toàn thế giới này, trong nước, nước ngoài, nước hiểu về giáo dục nhất là Trung Hoa. Cho nên mỗi thời đại nước ta đều sinh ra Thánh Hiền. Những Thánh Hiền đó, sau khi chúng ta học Phật, đối chiếu những vị Thánh Hiền ấy với Kinh Phật, thì phát hiện điều gì? Các ngài đều là Phật, đều là Bồ-tát. Khổng tử, Lão tử, Mạnh tử, Trang tử, nếu ra đời ở Ấn Độ, thì người ta gọi các ngài là Phật Bồ-tát; Nếu đức Thích Ca Mâu Ni Phật sinh ra ở Trung Hoa, thì người Trung Hoa sẽ gọi ngài là Thánh nhân. Cho nên Trung Hoa gọi Thánh Hiền Quân tử, người Ấn Độ gọi là Phật, Bồ-tát, A-la-hán, là cùng một ý nghĩa như nhau, dùng từ vựng khác nhau, nhưng cấp bậc hoàn toàn bình đẳng. Khổng tử ở Ấn Độ người ta sẽ xưng ngài là đức Phật, ngài đại triệt đại ngộ, thì lời nói ra đều là giống nhau.

\[19:51]

          Ngày nay chúng ta nhìn thấy việc làm sai trái quá nhiều rồi, sai đến mức không hợp chuẩn, làm sao có thể tùy tiện phóng hỏa giết người? Hai ngày hôm nay, tôi nghe tin tức từ Singapore truyền đến, hình như có người Hoa, đã giết và làm bị thương: ba người đạo Hồi, đã truyền tin tức xảy ra như thế. Tôi còn chưa làm rõ, rốt cuộc là nguyên do gì? Tại sao lại phát sinh sự việc này? Những việc đại loại thế này, ngày trước cũng có người từng hỏi tôi, làm sao có thể hóa giải xung đột? Nếu là cổ Thánh tiên Hiền của Trung Hoa, chúng ta hỏi lão Tổ tông, thì lão Tổ tông nói với chư vị bốn chữ: giáo học vi tiên. Con người là do dạy mà nên, nhất định phải tin tưởng tánh người vốn thiện. Lão Tổ tông của chúng ta viết câu nói này: vào câu đầu tiên trong sách giáo khoa của nhi đồng, Tam Tự Kinh, ai niệm vậy? Các bạn nhỏ năm, sáu tuổi niệm, thời vở lòng, vỡ lòng của tư thục, 人之初,性本善 “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện” (người thưở đầu, tính vốn thiện). Câu nói này giống với trên Kinh Phật nói, Phật thường nói trong Kinh giáo Đại thừa, 一切眾生本來是佛 “Nhất thiết chúng sanh bổn lai thị Phật” (tất cả chúng sanh vốn đã là Phật), là cùng một ý nghĩa với Tánh vốn thiện. Tâm ai thiện nhất? Tâm Phật thiện nhất, Phật là Chân tâm, không có Vọng tâm. Người người đều là Phật, người nào cũng có Chân tâm. Ngày nay chúng ta mê mất Chân tâm rồi, thì dùng tâm gì? Dùng Vọng tâm. Trong Vọng tâm có tự tư tự lợi, có thị phi nhân ngã, trong Chân tâm không có.

Chân tâm có thật không? Thật. Chư vị quan sát tỉ mỉ chư vị có thể nhìn thấy, người nào dùng Chân tâm? Trẻ em vừa chào đời, lúc giảng Kinh tôi thường nói, 人生百日 “Nhân sinh bách nhật” (trăm ngày đầu đời), chư vị ra đời 100 ngày, chư vị xem thử trong 100 ngày đó, cũng chính là nói trẻ em ba bốn tháng, chư vị nhìn ánh mắt của chúng, chư vị nhìn động tác của chúng, đáng yêu biết mấy. Chúng còn chưa biết quen lạ, còn chưa biết người nào là cha, người nào là mẹ, chúng đối với mỗi người đều là đáng yêu như thế, đều là vẻ tươi cười như thế, đều là hoan hỷ như thế. Đây là gì? Đây chính là Chân tâm. Rồi từ từ lớn lên, bị ô nhiễm từ hoàn cảnh bên ngoài, càng nhiễm càng sâu, không thấy Chân tâm nữa, toàn là Vọng tâm. Tự tư tự lợi từ đâu đến vậy? Từ học mà ra, ai dạy chúng? Cha mẹ dạy chúng. Cho nên giáo dục của Trung Hoa, quyền lực giáo dục, trách nhiệm giáo dục là của cha mẹ. Tại vì sao? Bởi cha mẹ yêu thương con nhất, cha mẹ là thầy giáo chủ nhiệm đầu tiên của con cái, cắm gốc giáo dục hoàn toàn là việc của cha mẹ. Cần bao lâu để cắm gốc? Cần ba năm, chính là 1000 ngày từ khi sinh ra. Ngay trong 1000 ngày này, mẹ phải chăm sóc tốt trẻ nhỏ, việc không thể để trẻ nhỏ nhìn thấy, thì đừng cho chúng nhìn thấy, phải tránh né, điều không thể để chúng nghe được cũng phải tránh đi, không thể để chúng tiếp xúc được, đó là gì? Là điều tiêu cực, trái ngược với luân lí đạo đức, thì không được xem, không được nghe, không được tiếp xúc, trông coi trẻ nhỏ cho tốt. Trẻ nhỏ ba tuổi, bất luận người nào, người lớn trong nhà, nam nữ già trẻ, ở trước mặt trẻ nhỏ, hành động lời nói, cử chỉ đều phải quy củ đàng hoàng, tại vì sao? Vì chúng đang học, có gì học nấy. Chúng học 1000 ngàn ngày như vậy, đến ba tuổi học xong 1000 ngày, thì chúng hiểu được đúng sai thiện ác, chúng sẽ bài xích thứ bất thiện, chúng không tiếp thu, chúng thích thú điều thiện. Cho nên ngạn ngữ xưa có một câu nói, 三歲看八十 “tam tuế khán bát thập” (ba tuổi thấy tám mươi), ý này là nói, ba tuổi nuôi dưỡng gốc này, gốc giáo dục này, đến 80 tuổi sẽ không thay đổi, thâm căn cố đế, gốc của Thánh Hiền.

\[26:09]

          Ngày nay giáo dục đã có vấn đề, có vấn đề ở chỗ nào? Quyền giáo dục của cha mẹ, chức trách này của cha mẹ, bị nhà nước lấy và làm thay, cha mẹ hết quyền rồi. Trước đây cha mẹ có quyền, gia đình có quyền, ngày nay gia đình không còn quyền nữa. Ngày trước nhà là đại gia đình, đại gia đình có trường học, trường học chính là tư thục, chính là thục, tư là người hiện đại chúng ta nói, trước đây thì gọi là thục, thục chính là trường học. Trường học ở đâu? Ngày trước gia đình đều là tứ hợp viện, chính giữa tứ hợp viện là cổng lớn, hai bên có cửa hông, hai phòng bên cạnh có chái nhà, chái nhà hai bên gọi là thục. Đó chính là nơi dạy trẻ em học, gọi là thục. Tại sao có hai? Vì nam nữ không cùng chiếu, trẻ em năm tuổi, thì nam nữ phải tách ra, trẻ nam là một phòng học, trẻ nữ là một phòng học. Đại gia đình, đại gia đình hưng vượng có bảy, tám trăm người, gia tộc suy sụp, đại khái cũng có hơn 200 người, thông thường một gia đình bình thường khoảng 300 người, có không ít trẻ nhỏ, có mấy chục cháu. Con trai, con gái tách ra, dạy con gái buộc phải nghiêm khắc hơn dạy con trai. Tại sao vậy? Bởi vì họ có quyền lực chính trong việc dạy học, nằm trong tay họ, tương lai con do họ sinh, họ phải dạy. Gia đình như vậy, thế hệ sau có người Thánh Hiền xuất hiện hay không, là trách nhiệm của người nữ. Người nam phần lớn ở ngoài kiếm tiền nuôi sống gia đình, so ra công việc của họ nhẹ hơn chút. Trong nhà có xuất hiện thế hệ sau hay không, thế hệ sau có Hiền nhân hay không, là trách nhiệm của người mẹ. Cho nên dạy con gái quan trọng hơn, nghiêm khắc hơn dạy con trai.

          Kiểu giáo dục này ở Trung Hoa đã dạy 5000 năm rồi, có lịch sử ghi chép, từ thời Hoàng Đế đến Mãn Thanh diệt vong. Dân quốc thì thay đổi rồi, quyền giáo dục này, từ trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của cha mẹ trong quá khứ, nhà nước đã lấy làm thay. Đây chẳng qua là việc của hơn 100 năm nay. Nhà nước lấy làm thay, làm không được tốt bằng gia giáo trước đây. Cho nên gia giáo thời cổ xưa, nhân tài đều là do gia đình bồi dưỡng nên. Nhà nước áp dụng chế độ thi tuyển, thi huyện mỗi năm thi một lần, thi huyện Tú tài; thi tỉnh Cử nhân; thi đình, thi đình là vua làm quan chủ khảo, nhà nước lập ra việc thi cử này, thi đậu gọi là Tiến sĩ. Chúng ta đã biết: Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài là danh xưng học vị, cũng giống Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân trong trường học ngày nay. Thi đậu Tú tài, chư vị có thể làm công tác dạy học cả đời, chư vị không cần làm ngành nghề khác. Tại vì sao? Bởi nhà nước có một phần tiền lương nuôi chư vị, tuy rằng không nhiều, ấm no đủ rồi, không đến nỗi bữa đói bữa no, không đến nỗi. Chư vị xem Liễu Phàm Tứ Huấn sẽ rõ, Viên Liễu Phàm là người thời nhà Minh, thi đậu Tú tài, chư vị xem nhà nước cho ông ấy, lúc đó dùng lương thực, dùng gạo, một năm hơn 90 thạch gạo. Hơn 90 thạch, thế thì một gia đình ăn một năm không hết, ăn không hết thì bán lấy tiền. Có lương thực cho ông ấy, ông ấy có thể an tâm đi học, chăm chỉ học, tham gia thi tỉnh, tham gia thi điện.

Thi không đậu thì sao? Có, thi không đậu rất nhiều. Những người ấy cũng rất giỏi, nhà nước chẳng có cho không phần bổng lộc này, tại sao vậy? Họ có công lao với sự an định của xã hội. Những người đó đều là Quân tử Hiền nhân, người đọc sách Thánh Hiền, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác: đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, họ đang làm. Cho nên việc an định hài hòa trong xã hội, họ làm ra tấm gương. Dân gian có tranh chấp, họ không đi tìm quan, không đi tìm cảnh sát, tìm ai vậy? Tìm Tiên sinh dạy học để đánh giá phân xử, Tiên sinh dạy học sẽ làm người hòa giải, vấn đề của họ liền hóa giải rồi. Cho nên xã hội an định, người đọc sách Thánh Hiền có cống hiến rất lớn, đây là trả công cho cống hiến âm thầm lặng lẽ. Nói theo nhân quả trong Phật Pháp, đời này tuy là họ học hành, không có trúng tuyển công danh, không có làm quan, nhưng đời sau phát đạt. Tại sao vậy? Vì đời này có lòng tốt, làm việc tốt, làm người tốt, họ đã làm được những điều này, phước báo của đời sau chắc cao hơn đời này. Chúng ta phải hiểu đạo lý này. Cho nên chư vị nói dạy học quan trọng biết bao!

Thời chúng ta thì nhà nước làm giáo dục, là học từ người nước ngoài, không phải học từ lão Tổ tông, lão Tổ tông là học tại nhà. Lão Tổ tông là gia đình lớn, không phải gia đình nhỏ, gia đình nhỏ cũng là học từ người nước ngoài, không nuôi người già, người già thật đáng thương! Cha mẹ không có quyền dạy dỗ trẻ nhỏ, cha mẹ không có trách nhiệm dạy dỗ, trẻ nhỏ thật đáng thương! Tuy rằng cả đời học được khoa học kỹ thuật, mà không học được giáo dục luân lý, giáo dục Đạo đức, giáo dục Nhân quả, giáo dục Thánh Hiền tất cả đều chưa từng tiếp xúc. Ngày nay họ làm sai việc, chư vị làm sao có thể trách họ? Thế thì làm sao? Dạy học. Ngày nay đã là nhà nước giữ quyền giáo dục, vậy thì nhà nước phải gánh trách nhiệm giáo dục, việc quan trọng nhất của nhà nước là đào tạo nguồn giáo viên. Người nào có thể làm giáo viên? Người không có tâm yêu thương không thể làm giáo viên, tâm yêu thương ra làm sao? Yêu thương học sinh giống như yêu thương con, mới có tư cách làm giáo viên. Giáo dục của Trung Hoa không có điều gì khác, chính là chữ “Ái” này. Cổ nhân, chư vị xem thầy trò như cha con, thầy dạy dỗ học trò, còn coi trọng hơn dạy con của họ, tại sao vậy? Bởi trong số học trò có triển vọng, tương lai lúc phát triển, học trò sẽ không quên thầy. Con của thầy gặp khó khăn, học trò sẽ chăm lo, người làm thầy liền an tâm rồi, tôi có nhiều học trò như vậy, nhiều người như vậy chăm lo cho thế hệ sau của tôi, họ liền vui vẻ. Ngày nay tất cả những quyền và trách nhiệm này do nhà nước đảm trách, thế nhưng làm không tốt như trước đây. Nguyên nhân đó là gì? Nguyên nhân chính là quan viên, ngày trước làm quan gọi là quan phụ mẫu, Thị trưởng huyện là quan phụ mẫu, Thị trưởng huyện ngày nay không phải phụ mẫu, không giống như cách cha mẹ yêu thương bảo vệ con. Chư vị xem ngày trước làm Tri huyện, Huyện trưởng, người dân của huyện này gọi là con dân, họ là thế nào? Họ là con cháu của chư vị, chư vị phải chăm sóc tốt cho họ, ngày nay không còn khái niệm này rồi. Cho nên chúng ta tìm nguyên nhân từ trong lịch sử, thì nguyên nhân nằm ở chỗ này.

          Không đọc sách Thánh Hiền nữa. Kinh Phật là sách Thánh Hiền, lúc chúng tôi còn trẻ, cho rằng đó là mê tín, Tôn giáo, mê tín, trước giờ chưa từng xem qua, cũng chưa từng có suy nghĩ rằng: muốn xem thử Kinh điển, không có suy nghĩ này. Năm tôi 26 tuổi, học Triết học với ngài Phương Đông Mỹ. Thầy Phương là người Đồng Thành, đời thứ 16 của Phương Bao. Phương Bao là người sáng lập phái Đồng Thành, học phái này ảnh hưởng đến hai triều đại Minh và Thanh, cho nên quê hương chúng tôi có phong trào đọc sách rất thịnh. Lúc nhỏ thì quá nhỏ, không có đi học, thế nhưng tôi có thấy qua trường học này, vẫn còn một chút ấn tượng, Tứ hợp viện theo kiến trúc cổ, hai gian phòng trước mặt, tôi biết đó là trường học, ngày nay người ta gọi là tư thục, vẫn còn có ấn tượng như vậy. Ngày nay không còn Tứ hợp viện nữa, e rằng cho dù xây Tứ hợp viện, cũng sẽ không xây hai gian phòng ở bên đó. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề? Vấn đề phải nhận biết Tôn giáo, tất cả các Tôn giáo đều không phải mê tín, Kinh điển của tất cả Tôn giáo đều giảng đến nhân tính, đều giảng đến luân lý, đạo đức, nhân quả, hết sức quan trọng. Thực sự Tôn giáo ngày nay: không xem trọng việc học tập Kinh điển; đánh mất giáo dục, đánh mất giáo dục chính là: hoàn toàn làm hình thức cầu nguyện, việc này thì đã bị người ta nói là mê tín. Người ta nói mê tín, không thể trách họ được, tại sao vậy? Bởi chư vị làm không đúng cách thức, không thể trách đại chúng xã hội, mà phải trách chính bản thân Tôn giáo. Khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, từ sau khi khai ngộ thì dạy học, suốt đến khi Ngài viên tịch, Ngài ra đi năm 79 tuổi, cả đời dạy học 49 năm. Chúng ta xem trình tự của Ngài dạy, gồm bốn tầng lớp, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, bốn thứ bậc này, chính là Tiểu học, Trung học, Đại học, Nghiên cứu sinh, cả đời Ngài làm công tác giáo dục.

          Loại nghi quỹ trong những lúc cầu khấn ấy, giống trong Kinh sám Phật sự vậy, đây là do các Tổ sư Đại đức đời sau của Trung Hoa biên soạn. Duyên khởi là gì? Tôi cũng đã từng rất quan tâm việc này, rốt cuộc là ai đề xướng? Tại sao phải làm những việc này? Phật có nhắc đến những việc này, đây là một kiểu kỷ niệm truy điệu, là một kiểu cảm ân, giống như chúng ta tế tổ tiên vậy. Khi tôi còn trẻ, vừa xuất gia không bao lâu, lúc bấy giờ, tôi thân cận Pháp sư Đạo An của Đài Loan, hiện ngài qua đời đã lâu. Lúc bấy giờ Pháp sư Đạo An 70 tuổi, ngài đã tổ chức giảng tòa Đại chuyên Phật học, tôi đảm nhiệm chủ giảng trong giảng tòa đó, cho nên qua lại rất gần với ngài. Có một lần tôi thỉnh giáo ngài, tôi nói loại Kinh sám Phật sự, những nghi thức này, có từ khi nào? Ngài suy nghĩ một lúc rồi nói với tôi, đại khái là thời Đường Minh Hoàng, lúc An Lộc Sơn tạo phản, sau khi bình định được động loạn, ở mỗi một chiến trường ông ta xây dựng một ngôi chùa, gọi là chùa Khai Nguyên, chùa Khai Nguyên là gì? Là giống như Đền thờ liệt sĩ. Mời một số Pháp sư đến làm Phật sự, định ra những quy củ đó, để làm Phật sự siêu độ, chính là kỷ niệm truy điệu. Ngài nói có lẽ là bắt đầu từ đây, trước đó không nghe nói. Hoàng thượng đề xướng như vậy, những người gia đình giàu có, khi người nhà qua đời, cũng mời Hòa thượng về nhà để đọc niệm Kinh, có lẽ bắt đầu là như thế. Việc này tuy rằng là không có chứng cứ xác thực, nhưng là rất có khả năng, lão Hòa thượng nói chuyện không tùy tiện. Về sau những Tổ sư Đại đức này cũng đề xướng, giống như ngày nay chúng ta đề xướng tế Tổ, ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Dụng ý của đề xướng tế Tổ ở chỗ nào? Đề xướng hiếu đạo. Trọng tâm văn hóa truyền thống của nước ta có hai chữ, một là chữ “Hiếu”, hai là chữ “Kính”, hiếu kính. Hiếu là rễ của Văn hóa nước ta, Kính là gốc của Văn hóa nước ta. Hiếu, dùng cha mẹ làm đại diện; Kính, dùng thầy làm đại diện. Trong cả đời người, người thân nhất với chư vị chính là cha mẹ, thầy cô, người yêu thương chăm sóc chư vị nhất: cũng chính là cha mẹ, thầy cô. Bất luận chư vị phạm sai lầm gì, họ đều sẽ tha thứ cho chư vị, họ đều sẽ giúp đỡ chư vị, giúp chư vị quay đầu.

\[44:33]

          Đến ngày nay, Phật giáo biến chất rồi. Điều chúng ta nhìn thấy được, chúng ta tiếp xúc được, đều khiến người ta nghĩ đến là mê tín, không còn dạy học nữa. Phải biết, chùa chiền am đường đều là trường học. Hai trăm năm trước, đây là điều thầy Phương Đông Mỹ nói với tôi, 200 năm trước, chùa chiền am đường đều là trường học của Phật giáo, đều có người xuất gia tu hành trong đó, giảng Kinh dạy học, cho nên xã hội an định, vấn đề được giải quyết rồi. Ngày nay không còn nữa, ngày nay ngoài việc sau thời khóa sáng tối ra, đều là Kinh sám Phật sư. Cho nên Tôn giáo phải quay về giáo dục, tất cả Tôn giáo nên phải quay về giáo dục, phải học tập lẫn nhau. Học tập lẫn nhau, thì mâu thuẫn giữa Tôn giáo với Tôn giáo đã hóa giải rồi; Không học tập lẫn nhau thì không biết, chỉ biết chính mình, không biết người khác, còn có rất nhiều người ngay cả chính mình cũng không biết, nhiều lắm! Thì làm sao họ không có xung đột? Làm sao không phát sinh hiểu lầm chứ? Không thể không có Tôn giáo. Tiến sĩ Toynbee nói rất hay, lịch sử nhân loại, trước có Tôn giáo, sau có văn minh, văn hóa, văn minh là sinh ra từ Tôn giáo. Nếu kiểu văn hóa, mà không có Tôn giáo làm gốc làm căn bản, thì xuất hiện ở thế giới này: nhiều nhất 200 năm liền không còn nữa. Ông là một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa thế giới, là Tiến sĩ Toynbee, ông nói với chúng ta, toàn thế giới trong 5000 năm này, đã từng xuất hiện hơn 20 loại văn hóa văn minh, đều không còn nữa. Bốn nền văn minh lớn cổ xưa đều là có Tôn giáo ủng hộ, trước mắt ba nền văn minh cổ đã biến mất, cũng là đánh mất Tôn giáo trước rồi, sau đó thì đã phát sinh vấn đề. Ngày nay chúng ta vẫn còn Nho Phật Đạo, nếu không còn Nho Phật Đạo nữa, thì văn minh của Trung Hoa ước chừng còn có thể kéo 100 năm, sau 100 năm thì không còn nữa. Không còn văn minh nữa, thì thế giới này là thế giới gì? Thế giới của dã man, phiền phức lớn rồi!

          Ngày nay chúng ta nhìn cả thế giới, việc lớn hàng đầu là gì? Phải cứu văn hóa truyền thống Trung Hoa. Cách cứu vãn thế nào? Phải học chữ Hán, phải học thể văn cổ, phải đọc sách cổ, có năng lực đọc Tứ Khố Toàn Thư, giảng rõ ràng, giảng tường tận, giảng thấu triệt: Tứ Khố Toàn Thư, dịch ra văn Bạch thoại, rồi dùng văn Bạch thoại dịch ra tiếng nước ngoài, hy vọng người trên toàn thế giới đều được lợi ích. Tâm lượng của lão Tổ tông Trung Hoa chúng ta rất lớn, không chỉ để lại cho con cháu chính mình, mà còn để lại cho người cả thiên hạ, hy vọng điều gì? Thiên hạ thái bình. Chư vị xem tâm lượng đó vĩ đại biết bao! Trương tử đã nói rằng, 為往聖繼絕學,為萬世開太平 “Vị vãng Thánh kế tuyệt học, vị vạn thế khai thái bình” (Vì Thánh xưa kế tuyệt học, vì vạn đời khai thái bình). Chúng ta phải ghi nhớ ở trong tâm: hai câu nói này, phải thực tiễn, phải làm được, thì Trung Hoa được cứu, thế giới được cứu. Vậy thì ứng với lời người nước ngoài nói rồi, giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, phải nhờ vào học thuyết Khổng Mạnh của Trung Hoa 仁義忠恕 “Nhân Nghĩa Trung Thứ”, phải dựa vào Phật Pháp Đại thừa 真誠慈悲 “chân thành từ bi”. Ngày nay chúng ta giảng nhất tâm ở đây, Sự Nhất Tâm, Lý Nhất Tâm, đều là chân thành từ bi. Sự Nhất Tâm là chân thành từ bi ở bên ngoài, Lý Nhất Tâm là chân thành từ bi thực sự, là từ trong Chân tâm mà ra. Sự Nhất Tâm vẫn là từ Vọng tâm mà ra, tâm mà người thông thường chúng ta nói, là khởi tâm động niệm, trong tâm này mà ra. Chân tâm là không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, đó chính là Tánh người vốn thiện. Thế chúng ta học Phật, đặc biệt là học Đại thừa, Đại thừa chính là xây dựng ở nhất tâm. Chữ nhất tín ở phần trước mà đã giảng với chư vị ngày hôm qua, tín của tín giải hành chứng. Nhất tín và nhất tâm là cùng một ý nghĩa, nhất tín là bên ngoài, nhất tâm là bên trong, mu bàn tay và lòng bàn tay, bên ngoài nhìn thấy là nhất tín, bên trong là nhất tâm, mới có thể thật thành tựu, hai thì không được, một mới có thể thành tựu.

\[51:20]

          Tiến sĩ Toynbee lúc cuối đời, bởi vì cuộc đời ông ấy trải qua hai lần đại chiến thế giới, kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai: là hai quả bom nguyên tử, ông ấy nhìn thấy rồi, thấy được, ông vô cùng lo âu, vậy đại chiến thế giới lần ba: chính là chiến tranh vũ khí hạt nhân, chiến tranh vũ khí hạt nhân thì không có thắng thua, là cùng nhau chết hết, đó chính là sự hủy diệt của địa cầu, tất cả sinh vật trên địa cầu đều không thể tồn tại. Ông ấy ngày ngày vì việc này mà ngủ không được, sau cùng nghĩ ra một cách, duy nhất có thể tránh được: đại chiến thế giới lần thứ ba phát sinh, chỉ có như thế nào? Thế giới thống nhất, địa cầu là một quốc gia, một quốc gia thì sẽ không phát động chiến tranh nữa. Ông có cách nghĩ này, chúng tôi chưa từng gặp mặt ông ấy, ông qua đời năm 1975, chúng tôi chưa từng gặp mặt, ông là nhà Triết học và Lịch sử, tôi tin rằng cách nghĩ này của ông: là đến từ nhà Hạ Thương Chu trong lịch sử Trung Hoa. Nhà Hạ Thương Chu thống nhất thiên hạ là sự thống nhất của văn hóa, không phải thống nhất chính trị, không phải thống nhất quân sự, mà văn hóa, thống nhất lãnh vực này. Cho nên ông đã nói, chỉ có người Trung Hoa: có năng lực thống nhất toàn thế giới. Sau khi nói ra lời này, rất nhiều người nước ngoài sợ hãi, lúc Trung Hoa quật khởi lên thì đáng sợ rồi, quá khứ đã có lỗi với Trung Hoa, ức hiếp Trung Hoa, ngày nay người Trung Hoa đứng lên, sợ báo thù. Cho nên thực sự sợ hãi, trong quá khứ làm ra việc quá đáng rồi. Toynbee nói rất hay, là văn hóa Trung Hoa.

          Văn hóa Trung Hoa là gì? Đây là điều người phương Tây rất quan tâm. Chúng tôi gần đây ba năm nay, năm ngoái, năm kia, năm trước nữa, ba năm này, chúng tôi tổ chức hoạt động ở Liên Hiệp Quốc, đã đem Quần Thư Trị Yếu 360, dịch thành bản tiếng Anh đầu tiên. Quyển sách này: là lúc chúng tôi ở Malaysia giảng Kinh, trưởng lão Mahathir, vị Thủ tướng trước, yêu cầu tôi làm. Sau khi bản Trung văn xuất hiện, tôi giới thiệu cho ngài, giới thiệu sơ lược nội dung cho ngài nghe, ngài nóng lòng muốn đọc. Ngài nói quá tốt, thật khó có rồi, nóng lòng muốn xem, muốn phiên dịch. Cho nên nhóm nhỏ của thầy Thái, đã phụ trách làm công việc này, mỗi một tuần dịch được bao nhiêu, thì đưa một phần đó cho ngài xem, đưa ngài xem trước, cũng thỉnh ngài chỉnh sửa. Cho nên ngài là người xem được trước tiên, mỗi một tuần đưa một phần, mỗi một tuần đưa một phần. Phiên dịch xong cả quyển, đại khái còn phải hai, ba năm, bây giờ chúng tôi đã dịch đến tập cuốn thứ tư, đã hoàn thành quyển tiếng Anh thứ ba rồi. Chúng tôi chia ra: tặng cho Đại sứ mỗi quốc gia trong Liên Hiệp Quốc một bản tiếng Anh, chúng tôi đã nói với họ, người Trung Hoa thống nhất toàn thế giới là quyển sách này, chư vị xem xem, như thế nào? Không một ai phản đối, ai cũng hoan hỷ. Tôi nói người Trung Hoa thống nhất toàn thế giới, không phải thống nhất chính trị, chư vị vẫn là quốc gia độc lập chủ quyền, không có thống nhất quân sự, không phải thống nhất khoa học kỹ thuật, cũng không phải thống nhất kinh tế thương mại, là thống nhất “Quần Thư Trị Yếu” của Trung Hoa. Chúng tôi xem thấy phản ứng, là tốt! Không có một ai chẳng hoan hỷ, thật khó có.

          Việc này là việc lớn. Đường Thái Tông đã làm một việc tốt, bảo Đại thần nhặt ra những văn tự về: “tu thân”, “tề gia”, “trị quốc”, “bình thiên hạ” từ trong sách cổ, chép thành một quyển sách cho ông ấy xem. Ông ấy không có thời gian xem sách cổ, đọc bộ sách này bằng với đọc hết sách cổ rồi. Thế nhưng bộ sách này của ông, là từ Tam hoàng Ngũ đế đến đời Tấn, triều đại trước ông là nhà Tấn. Tùy, Đường, Nguyên, Minh, Thanh: năm triều đại này vẫn còn rất nhiều điều hay, mà trong đây không có. Cho nên chúng ta có sứ mạng, có trách nhiệm: làm ra tục biên, phải bồi dưỡng một tốp người trẻ, người có thể đọc Tứ Khố Toàn Thư, ngày nay giống như cách thức đó mà soạn ra nửa bộ sau. Phía trước là chánh biên, có thêm tục biên, cũng giới hạn 500 ngàn chữ, 50 quyển, quyển này tương lai sẽ là một triệu chữ. Một triệu chữ này: là tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Hoa, chư vị không có thời gian đọc sách, thì đọc một bộ này đủ rồi. Bộ sách đó có thể giúp đời này của chư vị: đạt được hạnh phúc nhân sinh mỹ mãn, chư vị muốn hay không? Muốn, ai không muốn hạnh phúc mỹ mãn? Bộ ấy có thể giúp gia đình chư vị hài hòa, gia hòa vạn sự hưng; Có thể giúp sự nghiệp của chư vị thuận lợi tăng trưởng, bất luận làm một ngành nào, một nghề nào, đều giúp được hết. Sách này đi đâu tìm chứ? Trân quý! Giúp cho xã hội an định, giúp cho đất nước giàu mạnh, giúp cho thiên hạ thái bình. Người nào cũng cần phải đọc quyển sách này.

          Chúng ta phải làm công việc này, việc này hết sức có ý nghĩa, thật sự là một sự nghiệp vô cùng vĩ đại, có thể giúp mỗi người, từ tu thân đến thế giới hòa bình, giúp thế nào? Người ở mỗi quốc gia trên thế giới, người của mỗi một dân tộc, đều đọc bộ sách này. Người nước Anh đến tìm tôi, muốn mở Viện Hán học, Viện nghiên cứu Hán học dạy điều gì? Tôi gọn gàng dứt khoát nói với họ, là dạy Quần Thư Trị Yếu. Họ tu học trong thời gian bốn năm, bốn năm có thể đọc thông, đọc thuộc sách này, họ đều có thể thuộc lòng được, thì họ liền có năng lực soạn tục biên. Phổ biến khắp toàn thế giới, Học viện Đại học Hán ngữ cổ phải mở lâu dài, không phải ngắn hạn, chúng ta phải đào tạo bồi dưỡng nhân tài bao đời thế hệ, không được để cho đoạn tuyệt, thì Trung Hoa được cứu, thế giới được cứu rồi. Gốc chính là Sự Nhất Tâm, Lý Nhất Tâm. Đây là giáo dục luân lý, là giáo dục đạo đức, là giáo dục Thánh Hiền, nên nhất thiết phải học. Người niệm Phật sau khi đã học, kết quả có được là viên mãn rốt ráo, tại sao vậy? Bởi đời sau ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, sẽ không bị lầm!

\[1:01:30]

          Đúng như Đại sư Liên Trì nói trong Sớ Sao, 還歸一心 “hoàn quy nhất tâm” (nhanh chóng trở về nhất tâm), đây là mục tiêu sau cùng của Đại thừa, chính là giúp cho chư vị hồi quy nhất tâm. Thế nào là nhất tâm? Mắt chúng ta nhìn, thấy tất cả sắc tướng, nhìn được vô cùng rõ ràng, vô cùng sáng tỏ, chính là trí huệ; Trong tâm thì như thế nào? Không khởi tâm, không động niệm, đây gọi là nhất tâm. Khởi tâm, tôi ưa thích, tôi chán ghét, là phàm phu, chính là thế nào? Chư vị hồi quy về Vọng tâm mất rồi, ba tâm hai tâm, tam tâm nhị ý mất rồi. Điểm khác nhau giữa người tu hành và họ: chính là hồi quy nhất tâm. Hồi quy nhất tâm là họ không có khởi tâm động niệm, nhìn được rõ ràng, nghe được sáng tỏ, không có khởi tâm động niệm. Người niệm Phật, một khi khởi lên ý niệm thì là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có niệm thứ hai. Dùng A Di Đà Phật giúp đỡ chư vị trở về nhất tâm, đây chính là nguyên nhân thù thắng không gì sánh bằng: của Pháp môn niệm Phật. Những Pháp môn khác rất khó, ý niệm hơi động một chút thì là vọng tưởng. Không khởi tâm động niệm, người đó đã thành Phật, trở về nhất tâm thì đã thành Phật rồi. Nếu có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, thì người đó là Bồ-tát, thấp hơn Phật một bậc, Phật không khởi tâm không động niệm, Bồ-tát khởi tâm động niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, xuống thêm một bậc, có phân biệt, không có chấp trước, là A-la-hán. Chúng ta đầy đủ tất cả khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, thì gọi là phàm phu sáu đường.

          Những ý nghĩa của những danh từ này trong Kinh Phật, đều phải làm rõ ràng, làm sáng tỏ, chư vị liền biết người học Phật đang học điều gì. Nếu ngay cả điều này họ cũng không hiểu, thế họ là giả không phải thật, là tu mù luyện đui. chân Phật, chí ít không chấp trước, không chấp trước thì không cạnh tranh, không cạnh tranh thì không có đối lập, xung đột đã hóa giải rồi. Tại sao bảo chư vị buông xuống, không thể chấp trước? Bởi vì đều là giả. Trên Kinh Kim Cang nói: 凡所有相皆是虛妄 “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Những gì có tướng, đều là hư vọng), không có một thứ gì là thật cả, chư vị tranh thứ gì? Cho nên Nho và Phật, văn hóa truyền thống của Trung Hoa, từ nhỏ đã dạy Nhượng, không dạy cạnh tranh. Ở điểm này chư vị thấy được việc dạy học của phương Đông và phương Tây, cắm rễ kiểu này. Chúng tôi ở nước ngoài, ở châu Âu, ở nước Mỹ, các cháu nhỏ ở Mẫu giáo đã bị dạy cạnh tranh, việc này phiền phức! Nâng cạnh tranh lên chính là đấu tranh, nâng đấu tranh lên chính là chiến tranh, đây không phải là biện pháp. Nếu muốn tiêu trừ chiến tranh, thì phải tiêu trừ đấu tranh, phải tiêu trừ cạnh tranh. Chúng ta đề xướng Nhường, không đề xướng Tranh, nhường, thì mãi mãi không có cạnh tranh. Người chung quy phải tu đức, thực sự có đức hạnh, có học vấn, thực sự yêu thương người, thực sự có thể giúp người, thì người xấu cũng mến chư vị, người xấu cũng tôn trọng chư vị, cũng không dám hại chư vị. Đó là gì? Đó chính là tánh người vốn thiện. Phải tin tưởng tánh bổn thiện.

          Lại xem đoạn tiếp theo đây, 《那先經》云:諸善之中,獨有一心,最為第一。一其心者,諸善隨之。 “Na Tiên Kinh vân: Chư thiện chi Trung, độc hữu nhất tâm, tối vi đệ nhất. Nhất kỳ tâm giả, chư thiện tùy chi.” (Kinh Na Tiên nói rằng: ở trong các thiện, duy chỉ có nhất tâm, là tối thắng nhất. Các thiện thuận theo: sự nhất tâm ấy.) Lời này là do Phật nói. Ở trong các thiện, nhất tâm đáng quý nhất, đây là Phật tổ dạy mọi người: cơ sở lý luận của thâm nhập một môn. Trung Hoa dạy học, dạy chư vị làm sao cầu học? Phải thâm nhập một môn, huân tập lâu dài, chỉ một môn. Một môn nào? Một bộ Kinh, chư vị cần học Kinh Vô Lượng Thọ, chính là một bộ Kinh Vô Lượng Thọ này. Cách tu thế nào? Đọc Kinh. Cách tu đọc Kinh này, chính là chuyên đối với tầng lớp trí thức, người thích đọc sách. Chư vị xem Phật khéo léo biết mấy, không dùng phương pháp khác, thích đọc sách thì dùng đọc sách, thì dùng phương pháp đọc sách này. Dùng như thế nào? Phía trước đã nói buông xuống, đọc sách, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, mỗi ngày đọc sách này. Phân lượng lớn thì một ngày đọc một lần, phân lượng lớn giống như Kinh Pháp Hoa vậy. Như ngày nay chúng ta đang học tập: Kinh Vô Lượng Thọ, không lớn như vậy, Kinh Vô Lượng Thọ so với Kinh Pháp Hoa, đại khái là một phần mười; Nói cách khác, một ngày niệm mười lần. Ngày ngày phải niệm, không cần để ý đến ý nghĩa thế nào, chỉ là niệm Kinh, không đọc sai chữ, không đọc sót câu, thì được rồi. Một ngày niệm mười lần, niệm được mười năm, thì thế nào? Tự thấy nghĩa của Kinh, chư vị hoàn toàn sáng tỏ những gì nói trong Kinh này. Tuyệt diệu! Tại sao vậy? Bởi đọc sách ngàn lần, mỗi ngày bảo chư vị niệm mười lần, niệm mười năm, là tu định, không phải điều khác, chính là tu nhất tâm. Nhất tâm đáng quý nhất, thì tu nhất tâm. Đạt được nhất tâm thì khai ngộ, sau khi khai ngộ thì sáng tỏ mọi điều.

          Lý niệm dạy học, phương pháp dạy học: của người Trung Hoa, người nước ngoài không có. Loại phương pháp lý niệm dạy học này là do Phật truyền đến, Phật giáo đến Trung Hoa mang theo phương pháp này, Nho giáo của Trung Hoa đã tiếp nhận, Đạo giáo cũng tiếp nhận rồi. Chúng ta tin tưởng Pháp môn này của Phật, vào thời đó học trò truyền pháp: đã đi khắp bốn phương tám hướng, không có nghe nói quốc gia khác có, chúng ta tin tưởng có, rất ít có. Không có quy mô lớn giống như Trung Hoa vậy, có Nho Thích Đạo đề xướng, thì nhiều người được lợi, nước ngoài không có nghe nói. Một loại phương pháp dạy học tốt như vậy, phương pháp dạy học này là học trí huệ, cầu trí huệ, không cầu tri thức. Tri thức có tính hạn chế, giải quyết vấn đề có tính hạn chế, còn có di chứng về sau; Trí huệ thì không, trí huệ giải quyết triệt để vấn đề. Cho nên đường của họ đi không giống nhau, đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa của sách. Tối hôm qua, Cư sĩ Hồ Tiểu Lâm đã đến, giảng Đại thừa Khởi Tín Luận cho chúng tôi. Ông ấy giảng như thế nào? Trước hết đọc ba ngàn lần, sáu năm, sau khi đã đọc ba ngàn lần, thì tự hiểu nghĩa của sách. Ai làm chứng minh cho ông ấy? Đại sư Ngẫu Ích làm chứng minh cho ông ấy. Đại sư Ngẫu Ích có chú giải, gọi là Liệt Võng Sớ, ông ấy dùng Liệt Võng Sớ để làm chứng, chỗ ngộ của chính mình và điều người xưa nói: có phải giống nhau hay không? Giống nhau, thì đúng rồi, không sai. Thí dụ hay, tấm gương tốt. Phải truyền tiếp phương pháp này, không thể đoạn mất ở thế hệ này. Chư vị không tin, ở đây tôi đây có sẵn ví dụ. Tôi bên này còn có một người, là Lưu Tố Vân. Lưu Tố Vân niệm Kinh Vô Lượng Thọ, không chỉ ba ngàn lần, mỗi ngày cô ấy niệm 10 tiếng đồng hồ. Mười tiếng đồng hồ, người mà niệm được rất thuộc, niệm một lần từ đầu đến cuối, mất nửa tiếng đồng hồ, Pháp sư Ngộ Hạnh có kinh nghiệm này. Đó là một ngày niệm 10 tiếng đồng hồ, giống như nói là niệm 20 bộ. Cô ấy đã niệm bao lâu? 20 năm không gián đoạn. Kinh mà cô ấy chưa học qua, Kinh chưa từng xem qua, chư vị mang đến hỏi cô ấy, cô ấy đều có thể giảng giải cho chư vị, còn giảng được khá, khai ngộ rồi. Tiểu ngộ là A-la-hán; Đại ngộ là Bồ-tát; Đại triệt đại ngộ, thì thành Phật rồi.

          Thành Phật không khó, quý ở nhất tâm. Lấy việc nhất tâm làm mục tiêu, thì có khả năng khai ngộ. Nếu không phải dùng nhất tâm mà nói, thì không có cách khai ngộ. Tại sao vậy? Bởi chư vị có vọng tưởng, chư vị có tạp niệm, vọng tưởng tạp niệm sẽ ngăn chặn cửa ngộ của chư vị rồi. Không còn vọng tưởng tạp niệm nữa, cửa ngộ này đã mở, thì không chướng ngại nữa, trí huệ bèn hiện tiền. Bất luận dùng trong dạy học môn nào, tất cả đều hữu dụng. Cho nên nhất tâm, phải xem trọng nhất tâm, nhất tâm chính là trong tâm không có tạp niệm, thường thường duy trì trong tâm không có tạp niệm. Người niệm Phật, không thể không có, đó chính là dùng A Di Đà Phật, tất cả vọng tưởng tạp niệm quy về một niệm: A Di Đà Phật. Niệm đến một thời điểm nhất định, thì nhất tâm hiện tiền, A Di Đà Phật cũng không niệm nữa, đó là thực sự niệm Phật, đó là công đức viên mãn. Thế giới Tây Phương Cực Lạc muốn đi thì đi, muốn đi sớm một ngày thì đi sớm một ngày, muốn sống thêm mấy năm cũng được, chư vị được đại tự tại, lúc nào cũng có thể đi.

          Câu tiếp theo đây, 一其心者,諸善隨之 “Nhất kỳ tâm giả, chư thiện tùy chi” (Các thiện thuận theo: sự nhất tâm ấy), câu nói này quan trọng, niệm thiện, tâm thiện, hạnh thiện chư vị đều làm được vô cùng tự nhiên, thuần thiện, không còn ác nữa. Cho nên công phu tu hành của Tịnh Độ tông: là ở chỗ Nhất Tâm Bất Loạn, trước được Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chúng ta niệm câu A Di Đà Phật này: là Sự Nhất Tâm Bất Loạn, sau cùng đến Lý Nhất Tâm Bất Loạn. Lý Nhất Tâm Bất Loạn là kiến Tánh rồi, Chân tâm hiện tiền, Chân tâm chính là nhất tâm. Chúng ta phải biết chỗ này. Lúc Đại sư Huệ Năng khai ngộ, câu nói sau cùng là, 何期自性,能生萬法 “Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh, có thể sanh ra vạn pháp), câu này quan trọng! Vạn pháp là gì? Là trọn cả vũ trụ. Trọn cả vũ trụ này do từ đâu đến? Đến vì nguyên nhân gì? Đến như thế nào? Một câu này của Đại sư Huệ Năng đã nói rõ ràng rồi, là do Tự Tánh chúng ta biến hiện ra. Toàn bộ vũ trụ là do Tự Tánh của ta biến hiện ra, là giống như nằm mộng vậy, tất cả cảnh giới trong mộng: đều là do tâm của chính chư vị biến hiện ra, điều thiện, điều ác, thứ tốt, thứ xấu, đều thế. Nếu chư vị chứng đắc nhất tâm, thì hiểu được điều gì? Vẽ dấu bằng rồi. Câu nói này quan trọng! Phật Pháp không có nói vũ trụ là do Thần tạo ra, không hề nói là do Phật tạo ra, không có, do ai tạo? Do chính mình tạo, tự làm tự chịu. Đã biết do chính mình tạo, thiên đường là do chính mình tạo, địa ngục cũng là do chính mình tạo, Thiện tri thức là do chính mình tạo, oan gia trái chủ cũng là do chính mình tạo ra. Biết tất cả là do chính mình tạo ra, thì tâm bình lặng ngay. Mắt, mũi, tai, miệng: toàn là do chính mình tạo ra, còn sẽ đánh nhau không? Sẽ không đâu. Bởi biết điều gì? Là nhất thể. Trọn cả vũ trụ, tất cả chúng sanh, tất cả chư Phật, tất cả chúng thần, tất cả yêu ma quỷ quái, núi sông đất đai, là một thân thể với ta.

          Tổ sư Thiền tông nói, 識得一,萬事畢 “Thức đắc nhất, vạn sự tất” (Biết được một, muôn sự xong). Chư vị chỉ cần nhận biết một, thì giải quyết tất cả vấn đề rồi. Hiện ra là thứ gì? Hiện ra Chân tâm, tâm có thể sanh ra vạn pháp. Chư vị có thể yêu vạn vật, chư vị có thể yêu trọn cả vũ trụ, chư vị sẽ không có phân biệt chấp trước nữa, gọi là giải thoát, toàn bộ tất cả những điều khó xử nghi ngờ không còn nữa, mở ra rồi; Thì thoát khỏi điều gì? Thoát ly luân hồi, thoát ly sanh tử, thoát ly mê hoặc, được đại tự tại. Chúng ta từ chỗ này, đây là Phật, cảnh giới của Phật. Trang tử có một câu nói, 天地與我同根,萬物與我一體 “Thiên địa dữ ngã đồng căn, vạn vật dữ ngã nhất thể” (Đất trời cùng gốc với ta, vạn vật cùng một thể với ta), không phải cùng một ý nghĩa với điều này hay sao? Là như nhau. Nói cách khác, Trang tử là cảnh giới của Phật, Lão tử thì càng không cần nói nữa. Lão Trang, Khổng Mạnh đều là cảnh giới Phật, ở Trung Hoa người ta gọi là Thánh Hiền nhân, Thánh nhân là Phật, Hiền nhân là Bồ-tát, Khổng mạnh là Phật Bồ-tát, Lão Trang cũng là Phật Bồ-tát. Ai dạy các ngài vậy? Không thầy tự thông. Tại vì sao? Bởi tâm địa thanh tịnh, định đến cực điểm, tự nhiên liền khai ngộ, liền hiểu rõ. Cho nên vô sư tự thông, khi xưa có, bây giờ cũng có; Trung Hoa có, nước ngoài cũng có.

          Tôi ở Anh quốc, ở Úc châu, nhìn thấy rất nhiều lãnh tụ Tôn giáo, họ sắp xếp gặp mặt tôi, nước Anh có 11 vị, Australia có mười mấy vị, không chỉ 11 vị. Tôi nói với họ, chúng Thần (Thần mà mỗi Tôn giáo thờ) là nhất thể, Tôn giáo một nhà, bình đẳng đối đãi, hài hòa với nhau. Chúng ta phải có sự nhận biết điều này. Tương lai chư vị tin Cơ Đốc giáo đi đến Thiên đường rồi, tôi niệm A Di Đà Phật đi đến Thế giới Cực Lạc, tôi đến Thế giới Cực Lạc nhìn thấy, vì sao chư vị cũng ở nơi đây? Họ ở Thiên đường nhìn thấy tôi cũng kỳ lạ, làm sao tôi đến Thiên đường rồi? Thì ra một nơi hai tên gọi, Cực Lạc chính là Thiên đường, Thiên đường chính là Cực Lạc; A Di Đà Phật chính là Thượng Đế, Thượng Đế chính là A Di Đà Phật, là một không phải hai, đến lúc đó mới bỗng nhiên Đại ngộ. Trước khi chúng ta chưa đến, thì phân chia này, phân chia kia, sau khi đến rồi thì ra là: một chỗ mà khác tên, nhất thể dị danh, Phật Pháp vậy mới viên dung. Cho nên chư vị nói có phải một nhà hay không? Thật là một nhà. Thế ngày nay nên làm thế nào? Ngày trước chia rồi, ngày trước phân chia có nguyên nhân, trên địa cầu chưa có khoa học kỹ thuật, chưa có giao thông, rất không thuận tiện. Thật sự có không ít người: cả đời đến chết cũng không qua lại, ngay cả làng xóm bên cạnh cũng chưa đi qua, thật có, không gian sinh hoạt của họ thì lớn chỉ chút như vậy, không có thông tin. Cho nên Thần tất cần phải phân thân, phải hóa thân đến các khu vực khác nhau, để giáo hóa chúng sanh. Ngày nay thế giới thay đổi rồi, khoa học phát triển, giao thông tiện lợi, chúng ta ở đây đến nước Mỹ, đến nước Anh, một ngày thì đến rồi, vào thời trước ngồi tàu thủy phải ngồi mấy tháng, thuyền buồm thì càng nguy hiểm, ngày nay một ngày thì đến rồi. Thế thì chúng ta cũng phải thay đổi cả Tôn giáo, phải theo kịp thời đại, vậy phải làm sao? Đó chính là Tôn giáo một nhà, chúng Thần nhất thể, là thật, không giả chút nào.

          Hoạt động Tôn giáo cũng phải thống nhất. Cho nên năm xưa tôi đã nghĩ đến, hoạt động Tôn giáo, đất nước xây một trung tâm hoạt động Tôn giáo, tất cả Tôn giáo đều hoạt động ở đây. Tôn giáo ngày ngày cùng nhau, hiểu lầm nào cũng hóa giải rồi, tất cả đều không còn nữa. Con người thì sợ không qua lại, không qua lại ở đó mà đoán, càng đoán càng sai, đến sau cùng thì không thể sửa chữa. Ngày nào cũng cùng với nhau, oan gia đối đầu cũng trở thành thân gia rồi, thì hết chuyện. Cho nên Tôn giáo phải trở về giáo dục, Tôn giáo phải học tập lẫn nhau, Tôn giáo phải hoạt động cùng nhau, bởi vì một tức là nhiều, nhiều tức là một. Chúng ta phải lấy Kinh điển làm y cứ, ngày nay tôi soạn Quần Thư Trị Yếu 360, rất được mọi người hoan nghênh. Hiện tại tôi liền nghĩ đến, hy vọng mỗi một Tôn giáo: soạn một quyển 360 kinh điển của họ, bởi vì kinh điển quá nhiều, bắt đầu xem từ đâu? Soạn thành quyển tập nhỏ, thì mọi người rất dễ dàng rồi. Mỗi Tôn giáo đều có 360, tương lai tôi đem tập hợp lại, in thành một quyển sách, gọi là Tôn giáo Thánh Kinh. Tất cả Tôn giáo đều ở bên trong, chúng ta học, học Tôn giáo chúng ta, cũng học Tôn giáo người khác, Tôn giáo liền thống nhất rồi. Không còn có mâu thuẫn Tôn giáo, không còn có xung đột Tôn giáo, không còn chiến tranh Tôn giáo nữa, vĩnh viễn đoạn tuyệt điều đó rồi, là một việc tốt.

          Nhất tâm quan trọng, ngay cả không phải là tín đồ Phật giáo: cũng phải biết nhất tâm đáng quý lắm. Chúng ta xem Đại sư Liên Trì nói tiếp: 即此一心,全體是佛 “Tức thử nhất tâm, toàn thể thị Phật” (tức nhất tâm đây, toàn thể là Phật). Phật là ý nghĩa gì? Phật là đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, đó chính là Phật. Nhất tâm chính là đại triệt đại ngộ; Nhị tâm, thì cửa ngộ có chướng ngại, liền không thông suốt được, trí huệ không hiện ra được; Nhất tâm, thì trí huệ viên mãn được lộ ra. Năm câu mà Đại sư Huệ Năng nói khi khai ngộ thật tuyệt vời, đã nói hết rồi, Phật Pháp là gì? Năm câu nói đã giải đáp rồi, trên thực tế là 20 chữ: 本自清淨,本不生滅,本自具足,本無動搖,能生萬法 “Bổn tự thanh tịnh, bổn bất sanh diệt, bổn tự cụ túc, bổn vô động dao, năng sanh vạn pháp” (Vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, có thể sanh ra vạn Pháp), nói hết rồi. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết 49 năm, không phải nói những câu này sao? Cho nên Ngũ tổ vừa nghe, liền trao y bát cho ngài, bảo ngài lên đường, bảo ngài ẩn trốn đi. Tại sao vậy? Bởi đố kỵ chướng ngại, người thông thường không phục, ngài Thần Tú theo ngài nhiều năm như vậy, có thể giảng mười mấy bộ Kinh luận, mọi người đều cho rằng: Tổ đời thứ sáu chắc chắn là ngài Thần Tú, không ngờ rằng là bị ngài Huệ Năng lấy mất rồi. Không một ai tâm phục, đều cho rằng không phải Ngũ tổ trao cho ngài, là ngài trộm đi, cho nên phải truy đuổi bắt ngài trở về, đoạt trở lại. Ngài Thần Tú dù sao cũng có tu dưỡng, biết Ngũ tổ tuyển chọn là chính xác, tự mình xác thực rằng là không hơn được ngài Huệ Năng. Cho nên toàn thể là Phật, nhất tâm chính là Phật. Khi nào chư vị niệm Phật đến nhất tâm thì thành Phật rồi, niệm đến Sự Nhất Tâm thành A-la-hán, niệm đến Lý Nhất Tâm thì thành Phật rồi.

    又此一心,即定中之定 “Hựu thử nhất tâm, tức định trung chi định” (Lại nhất tâm này, tức là định ở trong định). Định trong định đó là gì? Câu thứ tư của Đại sư Huệ Năng giảng rằng, 何期自性,本無動搖 “hà kỳ Tự Tánh, bổn vô động dao” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn không dao động), vốn không dao động là Tự Tánh vốn định. Nói cách khác, nếu chư vị muốn kiến Tánh, trước hết phải định tâm lại, thì nhìn thấy rồi, tâm không định thì chư vị nhìn không thấy. Chúng ta ở bên bờ ao nhìn ao, nước ao rất trong, không có sóng gợn, cảnh sắc bên ngoài hoàn toàn chiếu ở trong, vô cùng rõ ràng. Ném một viên đá thì gợn sóng lên, thì cảnh sắc đó không liên tục, đi theo sóng. Cho nên học Phật, học cổ Thánh tiên Hiền, tâm không định thì không học được. Ngày nay có thầy giỏi hay không? Có thầy giỏi. Nhưng tìm không được học trò, tại sao vậy? Bởi học trò đều tâm tính nóng nảy, không có chút định lực nào, một phút cũng không định được, thì làm sao họ học được điều gì?

          Ngày đầu tiên tôi gặp mặt Đại sư Chương Gia, thỉnh giáo ngài vấn đề đầu tiên, tôi học Triết học với thầy Phương, thầy đã giảng cho tôi xem như là một phần, Triết học Kinh Phật, một bài mục, thầy giảng cho tôi về Triết học Châu Âu, Triết học cổ đại Trung Hoa, Triết học Ấn Độ, sau cùng giảng đến Triết học Kinh Phật, chia làm bốn bài mục. Tôi nói con biết Phật Pháp thù thắng, ở trong tất cả Triết học, đây là chỗ đỉnh cao nhất. Con thỉnh giáo ngài, có phương pháp: giúp chúng con mau chóng khế nhập cảnh giới hay không? Đại sư Chương Gia nhìn tôi, tôi nhìn ngài, nhìn bao lâu? Đã nhìn hơn nửa tiếng đồng hồ. Tôi đợi ngài khai thị, ngài nhìn tôi thế nào? Nhìn tâm tính nóng nảy của tôi. Nhìn lâu như thế, tâm định lại rồi. Tâm định lại, ngài mới bắt đầu nói chuyện, nói “có”. Tinh thần chúng tôi lại bắt đầu khởi lên, có, thì không nói nữa, tại vì sao? Bởi tâm tôi động rồi, lại nóng nảy rồi. Lúc này lại dừng khoảng 10 phút, lần thứ hai định lại lần nữa. Tâm tính nóng nảy thì không nói với chư vị, đã nói thì sao? Thì đi vào tai này, đi ra tai kia, Tâm không tập trung. Đã nói cho tôi sáu chữ, 看得破,放得下 “Khán đắc phá, phóng đắc hạ” (Nhìn được thấu, buông được xuống). Nhìn thấu giúp buông xuống, buông xuống giúp nhìn thấu. Nhìn thấu, hiểu rõ chân tướng sự thật; Buông xuống, không để vào trong tâm, chính là nhất tâm, ở đây nói nhất tâm, tuy rằng rất rõ ràng, rất sáng tỏ, không có để trong tâm. Thật sự, vậy không phải thành Phật rồi sao? Ngài trả lời không sai, nhưng chúng ta nghe rồi thì không được, chúng ta nghe rồi vẫn là để trong tâm, nhiều năm như vậy vẫn ghi nhớ. Đây là điều then chốt.

 \[1:34:40]

          May mà trung niên chúng tôi gặp được Pháp môn Tịnh tông. Tôi học Phật ba mươi mấy năm, tôi mới khẳng định, tin tưởng Tịnh Độ tông. Người xưa giảng là pháp khó tin, khó tin lắm! Tôi học Phật, ngay trong tâm mắt ban đầu hướng về nhất, thích nhất là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, tôi đã hạ thủ không ít công phu vào đó. Giảng qua hai lần, thế nhưng đều chưa giảng xong. Lần đầu tiên, vẫn chưa có những dụng cụ này, chưa có thiết bị, chưa có ghi âm. Lần thứ hai, thì đã có, có những thiết bị này rồi, lần thứ hai lưu lại đĩa CD, hơn bốn ngàn giờ, mà vẫn chưa giảng xong. Ngày nay chúng ta học quyển Kinh này, là có liên hệ với Kinh Hoa Nghiêm. Đại đức xưa nói, quyển Kinh này là Trung bổn Hoa Nghiêm, Kinh A Di Đà Tiểu bổn gọi là Tiểu bổn Hoa Nghiêm, Kinh Hoa Nghiêm là Đại bổn Kinh Vô Lượng Thọ, ba Kinh này kỳ thực là có mối quan hệ ấy. Giảng Hoa Nghiêm được rõ ràng, nhưng phân lượng quá lớn. Hơn bốn ngàn giờ, vẫn chưa giảng được một nửa, lúc đó tôi ước chừng, giảng bộ Kinh ấy từ đầu chí cuối một lần, giống cách giảng đó của tôi, giảng được tỉ mỉ, thì cần thời gian bao lâu? Phải 20 ngàn giờ mới có thể giảng xong. Nghĩ lại tuổi tác già rồi, thì không đúng rồi, làm gì có nhiều thời gian vậy? Cho nên lúc 85 tuổi, thì tôi buông Hoa Nghiêm, giảng Trung bổn Hoa Nghiêm, bộ này gọi là Trung bổn Hoa Nghiêm. Giảng bộ này một lần, lấy thời gian tiêu chuẩn, là 1200 giờ, một ngày hai tiếng đồng hồ, trong hai năm, thì giảng một lần từ đầu đến cuối. Càng giảng càng hứng thú, càng giảng càng hoan hỷ, thật sự có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề, thật sự đạt được hạnh phúc. Năm xưa thầy Phương giới thiệu, 學佛是人生最高的享受 “Học Phật thị nhân sanh tối cao đích hưởng thụ” (Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người), tôi đạt được rồi, mãi mãi cảm ân thầy. Nếu thầy không chỉ ra con đường này, thì đời này khổ biết mấy! Buồn biết mấy! Làm gì được vui vẻ như vầy? Làm gì được tự tại như vầy? Đây là của báu, Kinh điển này là Pháp bảo, thật sự là của báu, có thể giúp đỡ chúng ta.

          Định ở trong định, 即菩薩念佛三昧故,即達摩直指之禪故 “Tức Bồ-tát niệm Phật tam-muội cố, tức Đạt Ma trực chỉ chi Thiền cố” (Nên chính là niệm Phật Tam-muội của Bồ-tát, nên chính là Thiền trực chỉ của ngài Đạt Ma). Tổ sư Đạt Ma đến Trung Hoa để truyền Thiền tông, Nhị tổ Huệ Khả là truyền nhân của ngài. Ngài Huệ Khả tôn kính ngài, Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn, tuyết rơi mùa đông, ngài Huệ Khả ở ngoài cửa, nhìn thấy Tổ sư Đạt Ma đang nhập định, không dám kinh động đến ngài, bèn đứng đó đợi, tuyết đã ngập đến đầu gối rồi. Thời gian này rất lâu, Tổ sư Đạt Ma mở to mắt nhìn thấy ngài, hỏi ông ở đây làm gì? Ngài nói đến cầu pháp. Cầu pháp! Với tâm thái như vậy, làm sao ông có thể có được? Nói ngài không đủ chân thành. Kết quả lúc bấy giờ, Hòa thượng đều mang theo một giới đao, lúc đó ở ngay trong có một dây đai, treo vào đai, đó là đai buộc giới đao, rút giới đao ra, chặt đứt cánh tay của mình, cầm lấy cánh tay đưa cho Tổ Đạt Ma. Tổ sư Đạt Ma nói, ông vậy là làm gì? Biểu thị con không tiếc thân mạng, con vẫn cầu pháp. Tổ Đạt Ma bèn nói, (ngày nay tạo tượng Bồ-tát Đạt Ma, thì tạo tượng này, ngài Đạt Ma đưa tay ra), đem tâm ra đây, lão Tăng an cho ông. Tâm ông bất an. Ông lấy tâm ra đây, lấy ra tôi an cho ông. Việc hỏi đáp này, ngài quay đầu thì phát hiện, ngài muốn tìm tâm mà tìm không được, sau cùng nói, 我覓心了不可得 “Ngã mích tâm liễu bất khả đắc” (Con tìm tâm rồi mà không thể có được). Tổ Đạt Ma nói,與汝安心竟 “Dữ nhữ an tâm cánh” (Đã an tâm cho ông rồi). Ngài liền khai ngộ rồi. Ta đã an tâm cho ông xong rồi, vậy khai ngộ rồi, bèn trao y bát cho ngài, làm tổ đời thứ hai của Thiền tông. Đây chính là Thiền Trực chỉ của Tổ sư Đạt Ma. Toàn Phật tức là tâm, toàn tâm tức là Phật. Tâm ở đâu? Trọn cả vũ trụ này đều là tâm. Không ở trên thân, thân cũng không lìa khỏi ngoài tâm, thế nhưng chuyên chỉ một khối thì không được. Toàn vũ trụ là tâm, là tâm của chính mình. Trong chốc lát ngài liền sáng tỏ, chính là trực chỉ nhân tâm của Tổ sư Đạt Ma. Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm, tâm Phật không hai.

\[1:42:01]

          Như điều dẫn chứng bên trên, nhất niệm chính là nhất tâm. Nhất niệm này, 蓋指本覺靈知之自性,謂為一念 “Cái chỉ bổn giác linh tri chi Tự Tánh, vị vi nhất niệm” (Đại khái chỉ Tự Tánh của bổn giác linh tri, gọi là nhất niệm). Không phải giảng điều khác, không phải chỉ một ý niệm, không có ý niệm. Trọn cả vũ trụ là do tâm này biến hiện ra, tâm là năng sanh năng hiện, toàn vũ trụ là sở sanh sở hiện. Năng sở là một không phải hai, năng sở không hai. Tiếp theo nói, 例如日本幸西氏云 “Lệ như Nhật Bản Hạnh Tây Thị vân” (Như ngài Hạnh Tây của Nhật Bản nói rằng), đây cũng là Đại đức của Tịnh Tông Nhật Bản. Ngài nói: 一乘即弘願,弘願即佛智,佛智即一念。該氏並立一念之義。謂凡夫之信心,如能與佛智一念相應,則往生事業自然成辦,不須口口聲聲多稱名號。此與《報恩論》相似 “Nhất thừa tức hoằng nguyện, hoằng nguyện tức Phật trí, Phật trí tức nhất niệm. Cai Thị tịnh lập nhất niệm chi nghĩa. Vị phàm phu chi tín tâm, như năng dữ Phật trí nhất niệm tương ưng, tắc vãng sanh sự nghiệp tự nhiên thành biện, bất tu khẩu khẩu thanh thanh đa xưng danh hiệu. Thử dữ Báo Ân Luận tương tự” (Nhất thừa tức là hoằng nguyện, hoằng nguyện tức là Phật trí, Phật trí tức là nhất niệm, ngài ấy cũng lập nghĩa của nhất niệm. Gọi là tín tâm của phàm phu, như có thể tương ưng cùng với nhất niệm của Phật trí, thì sự nghiệp vãng sanh tự nhiên thành công, không cần miệng miệng xưng nhiều tiếng danh hiệu Phật. Điều này tương tự với Báo Ân Luận). Đây là nói đến học Phật, 84 ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn, thật sự ở trong đây, tìm ra một điều đơn giản nhất, vắn tắt nhất, thẳng tắp nhất, ổn thỏa nhất, một niệm thì được, không khác gì với đốn ngộ bên Thiền. Màu nhiệm của Tịnh tông, là màu nhiệm ngay chỗ này, bất luận là căn tánh gì, không ai chẳng thích hợp, tất cả đều có thể tu. Căn cơ kém, chính là do phiền não nặng, dùng tín nguyện trì danh, phải mất bao nhiêu thời gian? Theo thông thường, đại khái thời gian ba năm thì đủ rồi.

          Then chốt là buông được xuống, là nhìn được thấu. Nhìn được thấu là gì? Thế giới này là giả, không phải là thật. Cảnh giới cõi người trong sáu đường, có sanh nhất định là có tử, ai cũng không thể tránh khỏi. Lúc sanh, không mang đến vật gì; Sau khi chết rồi, không mang một thứ gì đi, nơi đây khiến chư vị hiểu rõ điều gì? Hiểu rõ là công dã tràng. Sau khi tất cả Không, thật sự thì như thế nào? Thì chư vị sẽ không chấp trước nữa, không tính toán được mất nữa, tại sao vậy? Bởi toàn bộ đều bằng không. Tốt! Quy nhất tâm, bằng với không, thì quy về nhất tâm. Nhất tâm chính là tâm Phật, nhất tâm chính là trí của Phật. Cho nên người Nhật Bản nói rằng, Nhất thừa chính là hoằng nguyện, hoằng nguyện này: chính là chỉ 48 nguyện của A Di Đà Phật; 48 nguyện chính là Phật trí, trí huệ Bát-nhã vốn đầy đủ trong Tự Tánh; Phật trí chính là nhất niệm. Nhất niệm sanh Phật trí, sanh ra vô lượng vô biên trí huệ; Hai niệm thì không còn nữa, liền mê rồi. Không thể có hai niệm, Không những Tông môn không thể có hai niệm, mà Tịnh Độ cũng không thể có hai niệm, Giáo hạ vẫn là không thể có hai niệm. Có hai niệm thì chư vị sẽ không khai ngộ, nhất niệm thì khai ngộ. Cho nên 一門深入,長時薰修 “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài), 讀書千遍,其義自見 “độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến” (Đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa của sách), là thật, phương pháp tốt, vi diệu tột cùng!

          Tu tâm thanh tịnh, là có thể thay đổi vận mạng ở thế gian này, vận mạng không phải là thật. Người có tạp niệm nhiều thay đổi không hết, bởi vì họ loạn rồi. Nếu đến nhất niệm thì có thể đổi, ở thế gian này, chư vị muốn trụ bao lâu thì trụ bấy lâu, chư vị không muốn trụ, thì có thể đi bất kì lúc nào, đến đi tự tại. Nhất niệm thì làm được, nhị niệm làm không được. Lưu ở thế gian này làm gì? Thứ nhất, là mau chóng nâng cao chính mình; Điều thứ hai, là giúp chánh pháp trụ lâu dài, cũng chính là giúp tất cả chúng sanh khổ nạn, để họ có thể có cơ hội nghe được Phật Pháp, có cơ hội học tập Phật Pháp, có cơ hội tu hành chứng quả, vì điều này, chứ không vì chính mình. Tự mình quy về nhất tâm, vĩnh viễn trụ trong nhất niệm, giống với đức Thích Ca Mâu Ni, giống với Pháp thân Đại sĩ, giống ngài Vĩnh Minh, giống Lục tổ Huệ Năng, giống như các ngài vậy. Thời cận đại, chúng ta nhìn thấy lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài với Tổ Huệ Năng không khác nhau, là người hiện đại, vãng sanh tháng giêng năm 2013, vãng sanh lúc 112 tuổi, ngài thuyết pháp cho chúng ta, làm tấm gương cho chúng ta.

          Trường hợp khó có nhất là ngài Hạnh Tây Thị, nói ra ý nghĩa nhất niệm cho chúng ta. Ngài cũng lập nghĩa của nhất niệm, thế nào gọi là nhất niệm? Là tín tâm của phàm phu, như có thể tương ưng với nhất niệm của Phật trí, thì sự nghiệp vãng sanh tự nhiên thành công. Đạo lý gì đây? Có lý luận và y cứ. Nhất niệm này của chính chúng ta: tương ưng với A Di Đà Phật, A Di Đà Phật: cũng là do nhất niệm này của chúng ta biến hiện ra, Thế giới Cực Lạc: cũng là do từ nhất niệm của ta biến hiện ra, chính ta đã đến nhất niệm, muốn khi nào vãng sanh, thì vãng sanh lúc ấy, là đạo lý này. Một ngày từ sáng đến tối, có cần niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật hay không? Không cần thiết. Thế nếu như: chúng ta không có tương ưng với A Di Đà Phật, mà từ sáng đến tối niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, một ngày niệm, giống ngài Vĩnh Minh Diên Thọ một ngày niệm 200.000 tiếng, ban ngày 100.000 tiếng, ban đêm 100.000 tiếng, làm tấm gương cho chúng ta xem, chúng ta học ngài ngày đêm niệm 200.000 tiếng Phật hiệu, thì nhất định được sanh. Nhất niệm này của chúng ta: không tương ưng với A Di Đà Phật, nếu tự mình cho rằng tương ưng, thế thì sai rồi, phải biết điều này. Khi nào tương ưng? Nhất niệm là mọi lúc mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân thể xúc chạm, tất cả không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, vậy là tương ưng rồi. Khó làm được điều này! Nói ra lời này thì dễ dàng, khi làm lại rất khó. Thế sẽ là cảnh giới đại triệt đại ngộ của Thiền tông. Điều này tương tự với điều đã nói trong Báo Ân Luận.

          Trong Báo Ân Luận nói: 禪宗破參 “Thiền tông phá tham” (Thiền tông phá tham), chính là tham Thiền, tham Thiền thực sự có được tin tức rồi. Thiền là tu định, định đến trình độ nhất định chính là, phá tham là cảnh giới gì? Bắt đầu đoạn dứt vọng tưởng tạp niệm, không còn nữa. 讀教解悟 “Độc giáo giải ngộ” (Đọc Kinh giáo giải ngộ), đọc Kinh, đọc Kinh cũng khai ngộ, không phải ngộ nhập, là Giải ngộ không phải Chứng ngộ, Chứng ngộ thì kiến Tánh rồi. Giải ngộ này hoàn toàn không sai, không có giảng sai, không thể hội sai, thông thường chúng ta gọi là Đại ngộ. Chứng ngộ gọi là Triệt ngộ, Đại triệt Đại ngộ. Giải ngộ là Bồ-tát, nâng lên thêm một tầng, là Chứng ngộ, Chứng ngộ là thành Phật rồi. Giống như Lục Tổ, vậy là thành Phật rồi, lão Hòa thượng Hải Hiền cũng thành Phật rồi. Đây là chúng ta đã nói: Tiểu ngộ, Đại ngộ, Triệt ngộ, Giải ngộ thuộc về Đại ngộ, có thể giảng Kinh dạy học rồi, học đức Thích Ca Mâu Ni Phật thì được rồi. 而專修淨土 “Nhi chuyên tu Tịnh Độ” (nếu mà chuyên tu Tịnh Độ), chuyên tu Tịnh Độ, thật tin đối với Tịnh Độ, thật sự sẵn lòng đi. Phát ra là thật nguyện, không phải nguyện giả, không còn mảy may lưu luyến với thế giới này, vậy thì gọi là chuyên tu Tịnh Độ, nếu vẫn còn lưu luyến thế giới này, thế sẽ là chướng ngại. Hoàn toàn hết lưu luyến, buông xuống triệt để rồi, cho nên chuyên tu Tịnh Độ. 而能一念淨信 “Nhi năng nhất niệm Tịnh tín” (Nếu có thể nhất niệm tịnh tín), phía trước nói nhất tín, thì 與佛智相應,一念稱佛,而得往生者也 “dữ Phật trí tương ưng, nhất niệm xưng Phật, nhi đắc vãng sanh giả dã” (tương ưng cùng với Phật trí, một niệm xưng Phật, mà được vãng sanh). Câu này rất quan trọng. Nhất niệm xưng Phật đó: là vào lúc vãng sanh, một niệm sau cùng, đương nhiên họ thành tựu. Nhất niệm này không phải niệm tạo Ngũ nghịch Thập ác mà lâm chung sám hối, nhất niệm ấy thông thường sanh Phàm Thánh Đồng Cư độ, nhất niệm xưng Phật này: vãng sanh sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ, phẩm vị hoàn toàn khác nhau.

          Cho nên học Phật, thì chư vị ghi nhớ, học điều gì? Học nhất niệm, học nhất tâm, nhất niệm, nhất tâm là Tự Tánh vốn định. Biết tất cả pháp của thế xuất thế gian đều là giả, Phật Pháp cũng không phải thật, Phật Pháp là nhân duyên sanh, chấp trước Phật Pháp là thật, thì sai rồi. 法尚應捨,何況非法 “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp còn phải xả, huống hồ chẳng phải Pháp), Phật Pháp, thế gian pháp đều đừng để trong tâm. Đặt A Di Đà Phật vào trong tâm, là chánh xác, nhất định không có sai lầm, nhất định có thành tựu. Hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 325)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0