TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH:
Ba Bậc Vãng Sanh
Tập 330
Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Đức Phật HongKong.
Thời gian: Ngày 11 tháng 5 năm 2016.
Dịch giả: Minh Tâm và Chân Hạnh Ánh
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Ban Biên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn.
Kính
thưa chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người
cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật,
nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục
trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).
Mời
xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 782, chúng ta bắt đầu xem từ dòng thứ nhất: 乃至十念。乃至者,從多向少而言,如云下至 “Nãi
chí thập niệm. Nãi chí giả, tùng đa hướng thiểu nhi ngôn, như vân hạ chí” (Cho đến 10 niệm.
Ngay cả là từ nhiều đến ít mà nói, như nói dưới đến), tiếp theo thẳng đến
mười niệm. 如上之信願持名歸向淨土 “Như thượng chi tín nguyện trì danh quy hướng Tịnh
Độ” (Tín nguyện trì danh như trên quy hướng Tịnh Độ), phía trước đã nói rất
nhiều, đến chỗ này, giảng đến phần sau cùng, tầng thấp nhất, 僅得十念相續 “cẩn đắc thập niệm tương tục” (chỉ được mười niệm
liên tục), hai chữ liên tục này rất quan trọng, 亦定生彼國 “diệc
định sanh bỉ quốc” (cũng nhất định sanh nước ấy), chữ “định” này rất quan trọng, ngữ khí hết sức
quả quyết, người niệm Phật dưới đến mười niệm đều chắc chắn được vãng sanh. Mười
niệm nói ở đây, bao gồm điều đầu tiên ngày thường, và điều thứ hai lúc lâm
chung, lúc lâm chung thì quan trọng hơn. Ngày thường, là đối với những người
công việc bận rộn, không có thời gian niệm Phật, áp dụng cách mười niệm, cũng
được. Nhưng mà mười niệm này là rất được chú trọng, chúng ta xem Chú giải tiếp
theo. Thứ nhất, 至於平時十念,亦有兩種 “chí ư bình thời thập niệm, diệc hữu lưỡng chủng” (thậm chí mười niệm
lúc bình thường, cũng có hai loại), loại thứ nhất, 如前引《彌勒發問經》中佛說之十念,不雜結使
“như tiền dẫn Di Lặc Phát Vấn Kinh trung Phật thuyết chi thập niệm, bất
tạp Kiết sử” (như mười niệm mà Phật nói trong Kinh Di Lặc Phát Vấn được dẫn ở trước,
là không xen tạp Kiết sử). Câu này là điều kiện, điều kiện này rất khó. Kiết
sử là gì? Kiến tư phiền não mà thông thường được giảng trên Kinh, đó là Kiết sử.
Không phải người phàm có thể làm đến được điều ấy, tiếp theo đây giải thích cho
chúng ta, 是乃菩薩念,而非凡夫念 “thị nãi Bồ-tát niệm, nhi phi phàm phu niệm” (ấy là Bồ-tát niệm,
mà chẳng phải Phàm phu niệm), câu này giảng rõ ràng rồi. Từ Bồ-tát,
A-la-hán trở lên, đã đoạn Kiến tư phiền não. Chính là Kiến hoặc và Tư hoặc, người
Tiểu thừa đoạn, mỗi hoặc có năm loại, đó là năm loại lớn. Năm loại trong Kiến
hoặc, loại thứ nhất, 身見 “Thân kiến”. Chư vị nghĩ xem phàm phu sáu đường,
ai không phải xem thân thể này là ta? Chấp trước vô cùng đối với cái ta này, gọi
là Thân kiến. Năm loại kiến này đều là sai lầm, nhận sai rồi, là giả, đây không
phải là thật. Loại thứ hai, 邊見 “Biên kiến”. Biên là hai bên, chúng ta thông
thường nói là đối lập, hai bên đối nhau. Ví dụ mê ngộ là hai bên, tà chánh là
hai bên, thị phi là hai bên, nhân ngã là hai bên, hai bên đối lập nhau. Tại sao
Phật dạy chúng ta: phải buông xuống Biên kiến? Buông xuống Biên kiến, không còn
đối lập, vậy thì đúng rồi. Tại sao vậy? Bởi đối lập là sai lầm. Nói thực tế, trong
Đại thừa giáo giảng rất hay, hai bên đều bất khả đắc, thì đúng rồi. Hai bên đều
là giả, đều không phải thật, phải bỏ sạch đi: kiến giải sai lầm này. Loại thứ
ba, 見取見 “Kiến thủ kiến”; Loại thứ tư 戒取見 “Giới thủ kiến”, Người Trung Hoa thường
hợp: hai loại này vào với nhau, gọi là Thành kiến, người nào đó Thành kiến rất
sâu, Thành kiến chính là hai loại này. Thành kiến ở trên nhân gọi Giới thủ kiến,
Thành kiến ở trên quả gọi là Kiến thủ kiến, Thành kiến có nhân quả. Nhân quả
cũng không phải là thật, cũng là giả. Loại sau cùng là 邪見 “Tà kiến”, không thuộc bốn loại
đã nói ở trên, tất cả quan điểm sai lầm khác. Kiến là cách nhìn của chúng ta, tư
là cách nghĩ của chúng ta, cách nhìn của phàm phu sáu đường sai rồi, thấy sai rồi,
nghĩ cũng là nghĩ sai rồi. Bên trong tư cũng nói năm loại, năm loại tham sân si
mạn nghi này. Người nào không có năm loại này? Phàm phu sáu đường ai ai cũng
có, cho dù đến thiên đạo, trên trời cũng có, nhạt hơn chúng ta chút, vẫn là có.
Trời Sắc Giới có, trời Vô Sắc Giới, họ cũng có, chỉ là trong trời Vô Sắc Giới,
trời Sắc Giới định công của họ rất sâu, họ có thể hàng phục được, chứ chưa đoạn.
Nếu đã đoạn Kiến phiền não rồi, đoạn năm loại Kiến hoặc đã giảng phía trước, thì
chứng quả Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa, đoạn Kiến hoặc. Nếu đã đoạn Tư hoặc, đoạn
tham sân si mạn nghi rồi, thì chứng quả A-la-hán, sở chứng của người Tiểu thừa.
Gọi là Kiến tư phiền não, năm loại kiến là Kiến phiền não, tham sân si mạn
nghi, là Tư phiền não. Chúng ta mỗi một ngày, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo
tác: đều không rời khỏi mười loại này, đây là Kiết sử.
Mười
niệm được nói trong: Kinh Di Lặc Phát Vấn, mười niệm này là mười niệm thanh tịnh,
là mười niệm bình đẳng, là mười niệm không xen tạp Kiến tư phiền não. Chúng ta
liền biết, không xen tạp Kiết sử, là A-la-hán trở lên, chứng được quả A-la-hán:
là vừa mới buông xuống Kiết sử. Chúng ta chắc chắn sẽ liên tưởng đến, phiền não
còn có Tập khí, chưa buông Tập khí xuống được, không dễ dàng như thế. Nếu buông
Tập khí xuống rồi, thì không gọi ngài là A-la-hán, trên Kinh Phật xưng ngài là
Bích-chi-phật, Duyên-giác. Duyên-giác cao hơn A-la-hán một đẳng cấp, A-la-hán
đã đoạn Kiến tư phiền não, nhưng chưa đoạn tập khí; Bích-chi-phật đã đoạn Kiến
tư phiền não, cũng đoạn tập khí rồi. Ngài cần tu điều gì? Ngài cần tu pháp Bồ-tát,
pháp Bồ-tát: là từ A-la-hán nâng lên trên, Trần sa phiền não. Trần sa là hình
dung nhiều, quá nhiều quá nhiều phiền não rồi, gọi là Trần sa phiền não. Trong đó,
thiện ác đều bao gồm bên trong, Khởi tâm động niệm đều là phiền não. Cho nên Bồ-tát
phải hạ công phu ở điều này, tu điều gì? Tu tâm bình đẳng. 清淨平等覺 “Thanh tịnh Bình đẳng Giác”:
được nói trên tựa Kinh của chúng ta, thanh tịnh đoạn Kiến tư phiền não rồi, đắc
tâm thanh tịnh; Bình đẳng là không Phân biệt, Phân biệt thì không bình đẳng, không
còn Phân biệt nữa. Ô nhiễm là Kiến tư, đoạn Kiến tư rồi, thì tâm thanh tịnh hiện
tiền; đoạn Phân biệt rồi, không Phân biệt thêm nữa, không còn Phân biệt thì
bình đẳng, là pháp tu của Bồ-tát, Tam Hiền Bồ-tát. Bình đẳng thì quy về “nhất”,
bình đẳng bên trong “nhất”, nhị thì không bình đẳng, những khái niệm này hết sức
quan trọng. Chúng ta học Phật có thể đạt đến lợi ích thù thắng không gì bằng:
mà Phật dạy bảo chúng ta hay không, nhìn từ chỗ nào? Là nhìn từ trong thanh tịnh
bình đẳng giác, tâm chư vị thanh tịnh hay không, có ô nhiễm hay không. Thế nào
là ô nhiễm? Mắt thấy sắc khởi Phân biệt, tôi thích thứ này, tôi không thích thứ
kia, Phân biệt chính là Trần sa phiền não, thích hay không thích là Kiến tư phiền
não. Chư vị nhìn xem, mắt vừa thấy, lúc thấy Khởi tâm động niệm, Khởi tâm động
niệm là Vô minh phiền não; Khởi tâm động niệm rồi tiếp theo là Phân biệt, là Trần
sa phiền não; Lại sanh ham muốn rồi, hoặc là yêu ghét, ưa thích, chán ghét
không ưa thích, đều khởi phiền não lên rồi. Bồ-tát Đại thừa, sáu căn tiếp xúc cảnh
giới sáu trần: không khởi tâm, không động niệm, nhìn được vô cùng rõ ràng, vô
cùng sáng tỏ, không có Khởi tâm động niệm, đây hoàn toàn dùng Chân Tâm. Đây là
Tự Tánh thấy, vô cùng rõ ràng, hiểu biết rõ ràng, gọi là liễu biệt, đó không phải
Phân biệt, mà liễu biệt, liễu biệt là trí huệ Bát-nhã. Phân biệt là tham sân si
mạn nghi, là rơi vào trong đó, ưa thích, chư vị tham ái điều đó; Không ưa
thích, chư vị sân hận điều đó, họ khởi loại ý niệm này.
Do
đó Phật dạy bảo chúng ta trước hết phải nhìn thấu. Nhìn thấu là ý nghĩa gì? Hoàn
toàn rõ ràng về chân tướng sự thật, không mê hoặc, đây gọi là nhìn thấu. Chân
tướng sự thật là gì? Chân tướng sự thật là không, phàm sở hữu tướng giai thị hư
vọng, đây là chân tướng sự thật. Trên Kinh Bát Nhã nói, 一切法無所有,畢竟空,不可得 “Nhất
thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”.
Tất cả tướng này bao gồm thật tướng ở bên trong. Thật tướng là chân tướng,
không sanh không diệt, Tịnh Tông gọi là Thường Tịch Quang. Thật tướng có tướng
hay không? Không có tướng, liễu bất khả đắc. Mà có thể hiện tất cả tướng, tâm
hiện thức biến. Tất cả tướng được hiện gọi là thật tướng, tướng hiện thông qua
Phân biệt gọi là giả tướng, ảo tướng. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta, cảnh
giới chúng ta nhìn thấy hiện tại: là tâm hiện thức biến. Chỉ do tâm hiện là
chân tướng, chân tướng thông qua A-lại-da biến rồi, A-lại-da là năng biến, cảnh
giới sáu trần là sở biến, chính là Tướng phần, Kiến phần của A-lại-da. A-lại-da mê rồi, tại
sao gọi là A-lại-da? Bởi Khởi tâm động niệm là A-lại-da. Không khởi tâm, không
động niệm thì chuyển A-lại-da thành Đại Viên Cảnh Trí, chuyển thức thành trí. Sáu
căn của chư vị tiếp xúc cảnh giới sáu trần, liền Khởi tâm động niệm, thì xong rồi,
mê rồi, khởi lên Vô minh rồi, Khởi tâm động niệm là Vô minh. Vô minh là gì? Đã sáng
tỏ ý nghĩa của chữ này rồi, “vô” là không có, “minh” là sáng tỏ, không còn sáng
tỏ nữa thì mê rồi, là ý này, dùng một chữ nói 迷 “mê” rồi. Không mê thì
sao? Không mê là minh, minh liễu.
Ở
trong đây vô cùng vi tế, người thật sự dụng công, người thật sự tu Bồ-tát đạo, dùng
công phu ở chỗ nào? Dùng ở thấy sắc nghe tiếng, dùng ở chỗ này, sáu căn tiếp
xúc cảnh giới sáu trần, chính là nơi chúng ta tu hành. Tu thế nào? Từ cạn đến
sâu, trước hết không Chấp trước, đều không Chấp trước với tất cả pháp. Cũng
không chấp trước với thân, biết điều gì? Biết thân là giả, biết thân không phải
là ta, thân là thứ ta sở hữu, giống như quần áo vậy. Quần áo không phải thân
ta, là ta sở hữu, gọi là ngã sở, không phải là ta có, mà ta sở hữu. Phải xem
thân thể này là y phục vậy, sanh tử chính là thay y phục, y phục dơ rồi đổi bộ
khác, thân thể này đã dùng mấy mươi năm, không hữu dụng nữa, thì đổi thân khác.
Khi đổi tự mình không làm chủ được, ai làm chủ? Nghiệp lực làm chủ, thì phiền
phức này lớn rồi! Nghiệp lực là gì? Khởi tâm động niệm, Phân biệt Chấp trước, nó
đến làm chủ. Tâm của chư vị, ngôn ngữ của chư vị, hành vi của chư vị thiện, tương
ưng với Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, thì thân thể của chư vị đổi được tốt, ở
ba đường thiện; Nếu thân hạnh của chư vị không thiện, tư tưởng không thiện, ngôn
ngữ không thiện, hành vi không thiện, là ba đường ác. Tự mình không làm chủ được,
mà nghiệp lực làm chủ, nghiệp thiện cảm ba đường thiện; Nghiệp ác cảm ba đường
ác, không có một ai là ngoại lệ cả.
Thánh
giả Tiểu thừa, vừa mới nói qua, Sơ quả Tiểu thừa, quả vị nhỏ nhất thấp nhất, chúng
ta không được xem thường, vì là Thánh nhân, Thánh nhân nho nhỏ. Tại sao vậy? Bởi
các ngài đã đoạn năm loại Kiến hoặc rồi, vĩnh viễn sẽ không thoái chuyển đến địa
vị phàm phu, cho nên gọi ngài là Thánh nhân. Các ngài chứng đắc Vị bất thoái trong
Tam bất thoái, tuy rằng các ngài chưa ra khỏi sáu đường luân hồi, vẫn trong sáu
đường, nhưng bảy lần sanh tử, thì các ngài chứng quả A-la-hán, thoát ly luân hồi,
cho nên ngài bất thoái ở trong đây. Thọ mạng dài ngắn khác nhau, thọ mạng nhân
gian ngắn, thọ mạng trên trời dài. Các ngài sống ở đâu? Sống ở trên trời, cũng
có sống ở nhân gian. Nhưng Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ kiến, Giới thủ kiến,
Tà kiến đều không còn nữa, là Chánh tri Chánh kiến.
Người
Tiểu thừa, người như vậy thực ra không đáng quý, đáng quý là Đại thừa, đoạn sau
cùng ở phần trước đã giảng, 住大乘者 “trụ Đại thừa giả”
(người trụ Pháp Đại thừa), câu này rất tuyệt vời. Tâm
lượng Đại thừa lớn, có trí huệ, có tâm từ bi, không những phải tự độ, còn phải
độ tất cả chúng sanh, Khởi tâm động niệm không rời giới định huệ. Ngày nay
chúng ta đã niệm A Di Đà Phật, một câu A Di Đà Phật này, bao gồm Tam Tụ Tịnh giới,
lại bao gồm một ngàn bảy trăm công án của Tông môn, Thiền định, tám muôn bốn
ngàn Pháp môn Đại thừa của Giáo hạ, một câu Phật hiệu đầy đủ giới định huệ. Người
trụ Đại thừa không dễ dàng. Trong Tịnh Tông ai cũng là người trụ Đại thừa, tại
sao vậy? Bởi họ Khởi tâm động niệm niệm A Di Đà Phật. Một câu danh hiệu này, bao
gồm toàn bộ Tam Học giới định huệ rồi, 84 ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn cũng
đều gồm cả, Hiển giáo Mật giáo, Tông môn Giáo hạ, không một pháp nào không bao
gồm. Công đức của Phật hiệu không thể nghĩ bàn, công đức Phật hiệu không gì
sánh bằng, không một pháp nào có thể so sánh được! Do đó người trụ Đại thừa là
Bồ-tát niệm, người thường xuyên niệm câu Phật hiệu này: là Bồ-tát niệm. Niệm thế
nào? Tranh thủ từng phút từng giây, từ sáng đến tối, niệm niệm không rời A Di
Đà Phật, thì đúng rồi. Tại sao vậy? Bởi chắc chắn vãng sanh, vãng sanh chắc chắn
thành Phật, thành Phật chắc chắn độ chúng sanh, giống như A Di Đà Phật vậy. Tôi
có lý do tin tưởng, những người niệm Phật vãng sanh Thế giới Cực Lạc: thành Phật
rồi, họ đi đến đâu? Họ vẫn trụ ở Thế giới Cực Lạc, cảm đại ân Đại đức của A Di
Đà Phật, vĩnh viễn nương tựa A Di Đà Phật, giống như trẻ em nương cha mẹ vậy, không
rời xa.
Thế giới Cực Lạc là Pháp tánh độ, Pháp tánh độ là vô
lượng vô biên không có giới hạn, không giống địa cầu, hệ Ngân hà vẫn có biên giới,
Thế giới Cực Lạc rộng lớn, không có giới hạn, thật sự là lớn không có ngoài, nhỏ
không có trong, đó là Tự Tánh viên mãn, tìm không thấy biên giới. Hơn nữa thật
sự trong một hạt vi trần, có Tự Tánh viên mãn, chính là có Pháp giới viên mãn. Có
Thế giới Cực Lạc hay không? Có. Các nhà Cơ học lượng tử hiện đại: đã chứng minh
cho chúng ta, là thật sự không phải giả, chúng ta phải sáng tỏ đạo lý này. Vãng
sanh Thế giới Cực Lạc là thật trở về quê nhà, chư vị sẽ vô cùng yêu mến quê nhà
đó. Yêu mến đây không phải phiền não, không phải yêu trong hỷ nộ ai lạc, mà là
yêu thương vốn có đầy đủ trong Tự Tánh, vốn có, là Tánh đức. Tự Tánh có trí huệ
viên mãn, Tánh đức viên mãn, điều đầu tiên trong đức năng chính là ái, Phật
pháp gọi là từ bi. Phật không dùng chữ ái này, bởi vì trong chữ ái, sợ người
khác hiểu nhầm, trong đó có tình, có chấp; Từ bi thì sao? Trong ái đó là trí huệ,
không có tình chấp, không có phiền não, ngay cả gốc phiền não cũng không tìm thấy,
khác nhau. Chúng ta yêu chính mình, yêu nhân loại, yêu chúng sanh, đều là dùng
Chân Tâm, không phải dùng Vọng Tâm, vậy thì đúng rồi, đó gọi là Bồ-tát hạnh. [Dùng]
tâm đó để niệm Phật gọi là Bồ-tát niệm, không phải phàm phu niệm, đó là Bồ-tát
niệm, mà chẳng phải phàm phu niệm, chúng ta phải biết. Chúng ta ngày nay, vô
cùng thật thà với một câu Phật hiệu này, trong một câu Phật hiệu này, không xen
tạp Vọng tưởng, không xen tạp ý niệm, chính là Bồ-tát niệm. Không xen tạp Vọng
tưởng: là buông xuống Vô minh rồi, không xen tạp tà niệm, bất luận ý niệm nào, cũng
đừng để vào trong tâm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không còn Trần sa, Kiến
tư nữa. Người đó là Bồ-tát, Bồ-tát Đại thừa, không phải Nhị thừa, đương nhiên
không phải phàm phu.
本經 “Bổn kinh”
(Kinh này), chính là Kinh Vô Lượng Thọ, trong Kinh Vô Lượng
Thọ có, 以清淨心,向無量壽,乃至十念 “dĩ thanh tịnh tâm, hướng Vô Lượng Thọ, nãi chí thập
niệm” (dùng tâm thanh tịnh, hướng về đức Vô Lượng Thọ,
thậm chí mười niệm). Quan trọng nhất chính là tâm
thanh tịnh, tâm thanh tịnh phải kết hợp với Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thọ đây
chính là nguyện sanh Tịnh Độ, nguyện thấy đức Di Đà, nguyện này phải niệm niệm
liên tục không được gián đoạn. Bất luận vào lúc nào, bất luận là ở đâu, niệm
câu Phật hiệu, dùng tâm nào niệm? Dùng tâm hướng Vô Lượng Thọ, dùng tâm này. Tâm
này là tâm thanh tịnh, tại sao vậy? Bởi bên trong không xen tạp Vọng tưởng, không
có xen tạp. Nguyện sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, nguyện thấy Bổn sư A Di Đà
Phật, hỏi chúng ta có nguyện gì? Chính là hai nguyện này, vãng sanh Thế giới Cực
Lạc, thân cận A Di Đà Phật, tất cả đều viên mãn rồi. Tuyệt không thể xen tạp ý
niệm khác, xen tạp ý niệm khác chính là sáu đường luân hồi, không ra được. Cho
đến mười niệm, đây chính là nói: ngay cả bậc Hạ hạ chỉ có mười niệm cũng được. Đây
là thật niệm Phật, Chân Tâm niệm Phật. 即以脫盡淫怒痴之三毒,具成就三明之智德 “tức
dĩ thoát tận dâm nộ si chi Tam độc, cụ thành tựu Tam minh chi trí đức”
(tức là do thoát hết Tam độc: dâm nộ si, mà thành tựu đủ trí đức Tam minh),
thoát tận, trong câu nói này quan trọng nhất chính là chữ “tận”, không còn mảy
may nào nữa, dâm nộ si chính là tham sân si, buông xuống Tam độc phiền não, triệt
để buông xuống rồi, không còn mảy may ý niệm nào, đều buông xuống hết. Buông xuống
tham sân si thì thành tựu Tam Minh Lục Thông, đây là gì? Trí huệ vốn có trong Tự
Tánh hiện tiền rồi. Chúng ta đã nói phía trước: Đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến
Tánh, vô lượng trí huệ trong Tự Tánh: đều hiện tiền cả, vô lượng đức năng cũng
hiện tiền, chính là công đức đã nói, vô lượng vô biên công đức, chỉ nói đức
không nói công. Không cần phải tu, là do Tự Tánh vốn có, một là trí, hai là đức,
vô lượng vô biên. Cho nên trí huệ, công đức, hướng vào trong mà cầu, không cầu ở
bên ngoài, cầu bên trong là viên mãn, bên ngoài tu thế nào cũng không viên mãn,
tất cả hướng vào trong, tốt, không hướng ngoài. Tam Minh là Thiên nhãn, Túc mạng,
Lậu tận, khôi phục hoàn toàn rồi, đều buông sạch sẽ hết chướng ngại trong đây.
以如是之心,而持佛名號。如是念佛,功德難思 “Dĩ như thị chi tâm, nhi trì Phật danh hiệu. Như thị
niệm Phật, công đức nan tư” (Dùng tâm như vậy,
mà trì danh hiệu Phật. Niệm Phật như thế, thì công đức khó nghĩ bàn). Vì thế niệm Phật, nói
đi nói lại, vẫn nói về tâm này, Chân Tâm, Vọng Tâm. Vọng Tâm trì danh không thể
vãng sanh, tại sao vậy? Bởi Thế giới Cực Lạc là Tịnh Độ, tâm chư vị không thanh
tịnh, niệm A Di Đà Phật cũng không đến được. Một câu Phật hiệu đối với chúng ta
mà nói: là giúp chúng ta khôi phục tâm thanh tịnh, tâm tịnh thì cõi Phật tịnh. Thế
giới Cực Lạc từ đâu đến? do Tâm thanh tịnh sở hiện. Thế giới này của chúng ta từ
đâu đến? Từ bên trong Ngũ dục Lục trần biến hiện ra, cùng một ý với Thất tình Ngũ
dục, Ngũ dục Lục trần, Thất tình Ngũ dục, từ đây mà biến hiện ra. Chúng ta Khởi
tâm động niệm không rời khỏi, ngôn ngữ tạo tác cũng không rời khỏi, thì khó! Trong
Đại thừa giáo, Phật dạy chúng ta như thế nào? Dạy chúng ta không được gián đoạn
Chánh niệm. Chánh niệm trong Tịnh Tông chính là một câu Phật hiệu, không được
gián đoạn, không thể xen tạp phiền não vào, đều buông xuống. Phiền não là gì?
Thất tình Ngũ dục. Thất tình, hỷ nộ ai lạc ái ố dục, Thất tình này; Ngũ dục
chính là dục sau cùng, dục lại chia thành năm, tài sắc danh thực thùy. Phàm phu
sáu đường đều là sống trong đó, đời đời kiếp kiếp đều trong Thất tình Ngũ dục. Trong
đây có thiện ác, thiện cảm ba đường thiện, ác thì cảm ba đường ác, vĩnh viễn không
thể ra được. Chúng ta trụ trong sáu đường bao lâu rồi? Vô lượng kiếp, chúng ta
trải qua vô lượng kiếp ở đây, đời đời kiếp kiếp đang luân chuyển trong đó, khổ
nói không nên lời.
Không thể vào địa ngục, không
những nói địa ngục, trên kinh Phật nói với chúng ta, ba đường, ngạ quỷ, địa ngục,
súc sanh, một khi đọa ba đường là năm ngàn kiếp. Rơi xuống rồi, khi nào mới trở
ra, mới chuyển lên lại? Năm ngàn kiếp. Không phải vạn năm, là luận kiếp số mà
tính, năm ngàn kiếp, nguy làm sao! Những lời này không phải là Phật hù dọa
chúng ta, không phải là Phật gạt chúng ta, chúng ta nghĩ như vậy, thì chúng ta
hoàn toàn sai rồi. Lời Phật nói, lời Bồ-tát nói, mỗi câu đều chân thật, bao gồm
lời do A-la-hán nói, A-la-hán không Vọng ngữ, thật sự không phải giả. Chư vị phải
hiểu được những việc này, làm rõ ràng, làm sáng tỏ những điều này, chư vị mới
có được tâm xuất ly, sáu đường này không thể ở lại, nhanh chóng đi, chư vị sẽ
có suy nghĩ này. Ý niệm này tốt, ý niệm này: chắc chắn giúp chư vị vãng sanh Thế
giới Cực Lạc. Trong thế gian này, dùng thái độ gì ngay trong cuộc sống hàng
ngày? Góp vui lấy lệ, nhưng không được cho là thật, không có một thứ nào là
chân thật cả, đều là giả. 一切法 “Nhất
thiết Pháp”, tất cả thiện pháp, tất cả ác pháp: đều gọi là nhất thiết pháp, 無所有,畢竟空,不可得 “vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Do đó trong một câu
Phật hiệu: không trộn lẫn tất cả pháp, buông xuống hết tất cả pháp, trong tâm
chính là một câu A Di Đà Phật, Khởi tâm động niệm nghĩ Thế giới Cực Lạc. Vãng
sanh đến Thế giới Cực Lạc thì vui vẻ tự tại, tại sao vậy? Bởi Thế giới Cực Lạc
đều có những gì ta cần, chúng ta ở nơi này không cần mang thứ gì đi, tất cả thọ
dụng, hưởng thụ ở Thế giới Cực Lạc, đều tâm tưởng sự thành, nghĩ gì thì hiện
đó, không nghĩ thì không còn. Còn có Thế giới nào có thể so sánh với nơi đó
không? Vì thế tâm chúng ta: có thể hoàn toàn buông xuống rồi, chúng ta bên đó đều
có, tốt hơn nơi này. Bất kể là gì, y phục, những vật dụng cần thiết, đều có cả,
không cần mang một món gì từ đây theo, ngay cả thân thể này cũng không cần. Thân
bên đó tốt hơn thân này, thân này là vật chất, là Tướng phần, Cảnh giới tướng của
A-lại-da, Thế giới Cực Lạc là thân Pháp tánh. Thân Pháp tánh tốt, không già, Vô
Lượng Thọ, vĩnh viễn không già, hóa sanh, không phải thai sanh, là hóa sanh, không
có khổ của sanh. Khổ của sanh lão bệnh tử không có ở Thế giới Cực Lạc, danh từ khổ
cũng không nghe thấy. Vì thế chúng ta phải dùng Chân Tâm niệm Phật, thật tin thật
nguyện. Thể hiện từ chỗ nào? Từ buông xuống, triệt để buông xuống, không nhiễm mảy
trần, trong tâm chỉ một câu A Di Đà Phật, nơi hướng về chỉ một Thế giới Cực Lạc,
ngoài việc này ra không nghĩ thứ gì cả, cũng không còn ý niệm nào nữa. Niệm Phật
như vậy, thì công đức khó nghĩ bàn.
以此為因,則臨終正念現前,定得往生 “Dĩ
thử vi nhân, tắc lâm chung chánh niệm hiện tiền, định đắc vãng sanh”
(Lấy đó làm nhân, thì lâm chung chánh niệm hiện tiền, nhất định vãng sanh),
chữ “định” này dùng được hay, khẳng định, không hoài nghi chút nào. 但此乃菩薩之十念 “Đãn
thử nãi Bồ-tát chi thập niệm” (Nhưng ấy là mười niệm của
Bồ-tát), chúng ta có thể học hay không? Có thể học, học
ngài Hải Hiền chính là mười niệm của Bồ-tát. Ngài không còn tất cả Vọng niệm
ngay trong mười niệm, không còn Vọng tưởng, không còn tạp niệm, trong cuộc sống
hàng ngày đều buông xuống hết. Buông xuống là “vô trụ” mà trên Kinh Kim Cang đã
nói, sau khi buông xuống, đáng ngưỡng mộ nhất là vẫn có thể nhấc lên, nhấc lên
là “sanh tâm” đã giảng trên Kinh Kim Cang. Dùng ở trên công phu của chúng ta là
thế nào? Buông xuống, buông xuống vạn duyên, Phật pháp cũng buông xuống; Nhấc
lên thì sao? Một câu Phật hiệu. Lúc đề khởi Phật hiệu là buông xuống, lúc buông
xuống Phật hiệu là nhấc lên, nhấc lên cùng lúc với buông xuống, đây chính là vô
trụ sanh tâm, sanh tâm vô trụ. Sanh tâm là nhấc lên, sanh tâm chính là vô trụ, vô
trụ chính là sanh tâm, trùng hợp ngẫu nhiên với Thiền tông, không thể nghĩ bàn.
Đây là điều chúng ta phải học, chúng ta nên niệm thế nào? Chính là cách niệm
này.
Chúng
sanh quá khổ, ngày nay chúng ta ở thời đại này, gặp phải hai sự việc lớn, một
là Phật pháp Đại thừa suy rồi. Nguyên nhân ở chỗ nào? Không có người thật làm. Chúng
ta phải phát tâm nối dòng Huệ mạng của Phật, bất luận tại gia, xuất gia, đây là
việc lớn, đây không phải việc nhỏ. Việc thứ hai, là truyền thống văn hóa Trung
Hoa của chúng ta hiện tại cũng cận kề bước ngoặc của sự tồn vong. Làm sao đây? Điển
tịch, chúng ta có thể an tâm, sẽ không bị thất truyền. Kỹ thuật in ấn thời nay
phát triển, in sách rất thuận tiện, Tứ Khố Toàn Thư, Tứ Khố Hội Yếu, ở Trung
Hoa Đại Lục, ở Đài Loan: đều có tái bản, vì thế tôi tin rằng không đến nỗi bị hủy
diệt. Vấn đề là ai đến đọc, ai đến giảng? Ngày nay còn có số ít người trong rất
ít rất ít, có lẽ đều là trên 70, không nhiều người có năng lực đọc sách này, cả
thế giới, có thể tìm được một ngàn người hay không? E rằng không tìm ra. Thêm
mười năm nữa, những người này ngày ngày đều đang qua đời, sau mười năm có lẽ
không còn nữa, thế thật đáng nguy! Những sách này trước mắt thất truyền rồi. Ngày
nay chúng ta phải liều mạng cứu lấy, cứu thế nào? Giúp đỡ người trẻ tuổi, mời
các vị lớn tuổi này, những người lớn tuổi có căn bản quốc học, có nền tảng Văn
ngôn văn, dạy các bạn nhỏ. Không thể để cho gián đoạn, ai đến kế thừa? Trẻ nhỏ
đến kế thừa. Chúng kế thừa thế nào? Chúng ta hiện đang giúp chúng kế thừa, giúp
chính là tự chúng ta phải học, học xong dạy trẻ nhỏ. Thực sự hưng vượng lên là ở
thời của chúng, thời chúng ta đây là truyền thừa tiếp lửa, chúng ta kế thừa
truyền tiếp ngọn lửa nhỏ này. Đây là việc lớn, đây không phải việc nhỏ, quan hệ
đến sự tồn vong của văn hóa truyền thống: 5000 năm của chúng ta, quan hệ đến
trí huệ, hạnh phúc toàn của nhân loại, đây là sự nghiệp lớn, chúng ta phải toàn
tâm toàn lực ứng phó. Chính mình không được, thì cầu người khác. Chính tôi nhận
biết, thế nhưng tôi chưa từng học qua. 26 tuổi mới gặp được một vị thầy tốt, 32
tuổi học Phật với thầy Lý, đều là quá muộn rồi, may mà thâm nhập một môn, có một
chút thành tựu. Chúng ta ngày nay cũng toàn tâm toàn ý: giúp đỡ người trẻ tuổi,
người trẻ tuổi mà thật sự phát tâm, phát nguyện, chúng ta toàn lực trợ giúp, giúp
họ kiến tạo môi trường học tập, để họ thật sự có thời gian: 10 năm, 20 năm
chuyên nghiên cứu. Dìu dắt một nhóm trẻ nhỏ, biện pháp tốt nhất, chính là mở trường
học Liên cấp Hán học, trường học này có Mẫu giáo, có Tiểu học, có Trung học, có
Đại học. Chúng ta phải đoàn kết một vài người, với số lượng rất ít trên thế giới
này, hiểu rõ ràng, hiểu sáng tỏ sự việc này rồi, giác ngộ rồi, đồng tâm đồng đức,
chúng ta cùng nhau làm tốt sự việc này, vô cùng có ý nghĩa.
Về
văn minh toàn thế giới, Tiến sĩ Toynbee của nước Anh nói với chúng ta, cả đời
ông chuyên nghiên cứu lịch sử văn hóa, ông ấy nói với chúng ta, trên địa cầu
chúng ta, mấy ngàn năm trở lại trên lịch sử, có thể tìm thấy hơn 20 loại văn
minh, đã mất hết rồi, đều không tồn tại nữa. Phần lớn văn minh: 300 năm, 500
năm thì không còn nữa. Văn minh Trung Hoa là lâu nhất, đến ngày nay là 5000
năm, gần như cũng sắp diệt vong. Nếu văn minh này sẽ diệt vong, thì đó không những
là điều bất hạnh của dân tộc chúng ta, mà là điều bất hạnh của cả nhân loại. Tại
sao vậy? Bởi văn minh là trí huệ, là quang minh, sau khi văn minh biến mất, thì
con người đi vào đen tối, không có trí huệ, không biết điều gì là đúng, điều gì
là sai, vấn đề đó liền nghiêm trọng rồi! Văn minh của Trung Hoa là gì? Thế nào
là văn minh truyền thống Trung Hoa? Nói đơn giản chính là bốn khoa: Ngũ luân,
Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức, đã bao gồm toàn bộ văn minh truyền thống Trung
Hoa; Nếu giản lược thêm một chút, 12 chữ, Hiếu Đễ Trung Tín, Lễ Nghĩa Liêm Sỉ, Nhân
Ái Hòa Bình, đã lưu truyền ở Trung Hoa 5000 năm. Đây là Tánh đức, tất cả chúng
sanh ai cũng có. Tánh đức đó thể hiện ra một cách viên mãn, thì gọi là Thánh
nhân, người Ấn Độ xưng là Đức Phật, viên mãn hiện ra; Có thể hiện ra phần lớn, còn
có một phần nhỏ mà không thể hiện ra, thì là Bồ-tát; Phần nhỏ có thể hiện ra,
phần lớn không thể hiện ra, vậy là A-la-hán. Do đó người Trung Hoa giảng đọc
sách, tại sao phải đọc sách? Làm người phải làm người Thánh Hiền. Đi học làm
người Thánh Hiền, không đi học cũng phải làm người Thánh Hiền. Trong Nông dân
có Thánh nhân, trong Công nhân có Thánh nhân, trong Bác sĩ có Thánh nhân, trong
ngành nghề nào cũng có Thánh nhân, đều có Thánh Hiền hào kiệt, đây gọi là văn
minh.
Nếu
thế gian không xuất hiện Thánh Hiền, thì không truyền tiếp truyền thống này được,
sẽ liền biến mất. Nhất thiết phải có rất nhiều người: thật sự hạ quyết tâm
nghiêm túc để học tập, biến thành đời sống của chính mình, đời sống Thánh Hiền,
đời sống Quân tử, khác nhau. Trong đây nói thực tế: cũng không liên quan với việc
đi học hay không. Thế nhưng ngày nay phải khôi phục, vậy không rời khỏi Kinh
sách; Rời xa Kinh sách, thì đã nhanh chóng diệt vong, tìm không được Thánh Hiền
Quân tử nữa, không giống trước đây, quá khứ: khắp nơi đều nhìn thấy Thánh Hiền
Quân tử. Trước những năm đầu Dân Quốc, Thánh Hiền Quân tử, là thật, ngay cả
trong thôn Tam Gia dưới quê: đều làm được, đều nhìn thấy. Ngày nay hoàn toàn
không còn nữa, không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình tướng rồi, việc này
rất đáng sợ. Chúng ta không biết, không biết thì bỏ qua, không trách chư vị. Biết
rồi thì phải phát tâm cứu vãn, phải phát tâm giúp tiếp diễn, không được mất đi
trong thế hệ này, phải truyền tiếp tục. Đây là một sự việc rất vĩ đại, hy vọng
đồng tu phát tâm Đại thừa phải ghi nhớ. Trong Kinh văn phía trước, 住大乘者 “trụ
Đại thừa giả” (người trụ Đại thừa),
tại sao vậy? Tâm Đại thừa chính là có tâm đại từ bi, thương xót tất cả chúng
sanh khổ nạn, mong độ tất cả chúng sanh khổ nạn, đây là người trụ Đại thừa, là
người vô cùng cao quý, họ dễ dàng giác ngộ, họ vừa nghe vừa nhìn, thì trong tâm
liền sáng tỏ rồi. Đây là loại thứ nhất.
二者,慈雲懺主有晨朝十念法。每日清晨,漱口焚香,向西合掌
“Nhị giả, Từ
Vân Sám chủ hữu thần triêu thập niệm pháp. Mỗi
nhật thanh thần, thấu khẩu phần hương, hướng Tây hợp chưởng”
(Thứ hai, ngài Từ Vân Sám chủ có cách thập niệm sáng tối. Sáng sớm mỗi ngày,
súc miệng thắp hương, chắp tay hướng về phương Tây).
Đây là do trong nhà không có thờ tượng Phật, thì mặt hướng về phía Tây; Nhà có
tượng Phật, thờ tượng Phật, thì mặt hướng về Phật Bồ-tát và chắp tay. 念佛盡十口氣。一口氣中,盡力念佛號,一口氣盡,是為一念 “Niệm Phật tận thập khẩu khí. Nhất
khẩu khí trung, tận lực niệm Phật hiệu, nhất khẩu khí tận, thị vi nhất niệm” (Niệm Phật hết mười
hơi. Trong một hơi thở, hết sức niệm Phật hiệu, hết một hơi thở, ấy là một niệm), niệm mười hơi. Thời
sáng tối, sáng sớm ngủ dậy, sau khi rửa mặt súc miệng, đốt nhang, có tượng Phật,
thì ở phía trước tượng Phật; Không có tượng Phật, thì mặt hướng về phía Tây. Một
hơi gọi là một niệm, một hơi này, bất kể niệm bao nhiêu câu, cũng không quan trọng,
A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà
Phật, đó là một hơi, bất kể bao nhiêu, niệm mười hơi. Thời khóa buổi tối, trước
khi đi ngủ, đi ngủ cũng phải súc miệng, cũng giống như sáng sớm, đốt nhang, ở
trước tượng Phật niệm mười hơi. Mười hơi này thông thường dùng chuỗi hạt, được,
không cần phải tính toán, chỉ tính mười câu, câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ
ba, mười hơi, mỗi ngày không gián đoạn, đây là cách mười niệm.
Cách này dành cho ai? Tiếp
theo nói, 此為接引事務繁忙,或勤修別法,無暇多修淨業之人 “Thử
vi tiếp dẫn sự vụ phồn mang, hoặc cần tu biệt pháp, vô nhàn đa tu Tịnh nghiệp
chi nhân” (Cách ấy là tiếp dẫn người sự việc bận rộn, hoặc siêng tu Pháp khác,
không nhàn rỗi luôn luôn tu Tịnh nghiệp), nói cho một số người. Trong đây có hai loại
người, một loại sự việc bận rộn, lượng công việc rất lớn, từ sáng đến tối không
nghỉ ngơi, không có thời gian, dùng phương pháp này để giúp đỡ họ; Một loại người
khác, họ tu Pháp môn khác, hoặc là tu Thiền, hoặc là tu Mật, hoặc là học Giáo, phần
lớn thời gian họ tu những pháp này, cũng muốn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mà
không có thời gian. Đại sư Từ Vân từ bi, dạy chư vị phương pháp này, mỗi ngày
kiêm tu mười niệm. Chuẩn bị cho điều gì? Nếu những Pháp môn khác không thành tựu,
thì Pháp môn này có thể giúp chư vị vãng sanh. Đây là dùng lòng tốt, thật là từ
bi đến tột cùng, mở ra một Pháp môn như vậy. Tiếp theo ba câu này quan trọng, phải終身修之,蒙佛本願加威,亦得往生 “chung thân tu chi, mông Phật bổn nguyện gia
uy, diệc đắc vãng sanh” (cả đời tu điều ấy, nhờ ơn bổn nguyện của Phật
gia uy, thì cũng được vãng sanh). Câu này nói được hay. Như vậy cầu vãng
sanh được không? Lúc lâm chung có thể sanh không? Có thể, chỉ cần chư vị ngày
ngày tu như vậy, cả đời chư vị không gián đoạn, tập thành thói quen rồi, đến
lúc lâm chung, chư vị sẽ liền nghĩ đến A Di Đà Phật. Công phu Pháp môn khác không
đắc lực, mà một câu Phật hiệu này hiệu quả. Chư vị niệm câu Phật hiệu này, thì
có thể chư vị liền thấy được A Di Đà Phật đến tiếp dẫn chư vị, chư vị thật vãng
sanh rồi. Đây đều là nói do bình thường tu.
Tiếp theo, đoạn thứ hai là
nói mười niệm lúc lâm chung, điều này vô cùng quan trọng! Niệm lão dẫn Kinh
Quán Vô Lượng Thọ Phật, trong Kinh có nói rằng, 則如《觀經》所說。暗契理一心,故必往生
“Tắc như Quán Kinh sở thuyết. Ám khế Lý Nhất Tâm, cố tất vãng
sanh” (Thì như lời trong Quán Kinh. Ngầm khế hợp Lý Nhất Tâm, nên chắc chắn
vãng sanh). Sở tu hành của chư vị, chính chư vị căn bản là không biết, nhưng tâm
chư vị dùng là tâm thanh tịnh. Chính là lúc niệm Phật, ngay cả là cách mười niệm
của Đại sư Từ Vân: đã nói ở phía trước, đơn giản dễ dàng, nuôi thành thói quen.
Mười niệm này cũng là tâm thanh tịnh tu mười niệm, chính là mỗi một niệm đó của
chúng ta, Một câu Phật hiệu nối tiếp một câu, một câu tiếp theo một câu, tạp niệm
vào không được, đó chính là ngầm hợp đạo diệu. Vọng tưởng vào không được, tạp
niệm vào không được, do đó mười niệm này: rất gần với đạo lý của Lý nhất tâm, là
ngầm hợp. Đến lúc mạng sắp hết thì vô cùng hiệu quả, vì thế chắc chắn đắc sanh.
Lý nhất tâm, Sự nhất tâm, bình thường nói đoạn Kiến tư phiền não. Trên đề Kinh
của chúng ta, tâm thanh tịnh hiện tiền, tất cả nơi, tất cả lúc đều là tâm thanh
tịnh, chính là nói trong tâm chư vị không có ô nhiễm. Thế nào gọi là không có ô
nhiễm? Không có phiền não, không có vui buồn mừng giận, không có những thứ này.
Không có tham sân si mạn, đó là Sự nhất tâm. Lý nhất tâm thì sao? Giống như
trong Thiền Tông, đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, đây là Lý nhất tâm. Sự
nhất tâm chưa kiến Tánh, thì sanh Phương Tiện Độ; Lý nhất tâm kiến Tánh rồi,
sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ.
Mấu chốt đều ở buông xuống.
Do đó buông xuống là thật công phu, hiện tại người ta gọi là bản lĩnh thật sự. Đó
chính là bình thường chỉ một câu Phật hiệu, ngoài một câu Phật hiệu, thì không
đặt thứ gì vào trong tâm, vậy thì đúng rồi. Chư vị đem sự vật thế gian này, linh
tinh lang tang đều đặt vào trong tâm, thì phiền phức quá lớn rồi! Những thứ này
là gì? Những thứ này gọi là nhân luân hồi, quả báo tương lai là sáu đường luân
hồi. Chư vị làm là nghiệp thiện, thì quả báo ba đường thiện; Chư vị tạo ác nghiệp,
thì quả báo ba đường ác. Nghiệp nhân quả báo tơ hào không sai, không thể không
biết. 總之,種種十念往生,皆彌陀宏誓中十念必生大願之所感 “Tổng
chi, chủng chủng thập niệm vãng sanh, giai Di Đà hoằng thệ trung thập niệm tất
sanh đại nguyện chi sở cảm” (Tóm lại, các loại mười niệm vãng sanh, đều
được cảm bởi Đại nguyện Thập niệm tất sanh trong hoằng thệ của đức Di Đà). Các loại phương
pháp mười niệm thuận tiện ấy, tất cả đều được cảm: từ một câu nguyện lớn, 十念必生 “thập niệm tất sanh” (mười niệm chắc chắn
vãng sanh) trong nguyện thứ 18 của A Di Đà Phật, đến lúc lâm chung mười niệm, thì
Phật hiện thân đến tiếp dẫn. Chúng ta xem tiếp đoạn tiếp theo, 淨念彼佛 “Tịnh niệm bỉ Phật” (Tịnh niệm đức Phật ấy).
【聞甚深法。即生信解。乃至獲得一念淨心。發一念心。念於彼佛。】 “Văn thậm thâm pháp, tức sanh tín giải, nãi chí hoạch
đắc nhất niệm tịnh tâm, phát nhất niệm tâm, niệm ư bỉ Phật.” (Nghe Pháp môn rất sâu này, liền sanh tin hiểu, thậm chí đạt được một niệm
tâm thanh tịnh, phát một niệm tâm, niệm đức Phật ấy).
Chỗ này đều là nói: người
thiện căn vô cùng sâu dày, duyên của họ hết sức thù thắng. Chúng ta xem Chú giải
của Niệm lão, 一念淨心,發一念心,與前文中一念淨信中一念,均即是一心也 “Nhất
niệm tịnh tâm, phát nhất niệm tâm, dữ tiền văn trung nhất niệm tịnh tín trung
nhất niệm, quân tức thị nhất tâm dã” (Một niệm tịnh tâm, phát một niệm tâm, cùng với
một niệm trong nhất niệm tịnh tín ở văn phía trước, đều chính là nhất tâm), một niệm tín tâm,
nhất hướng chuyên niệm, đều là ý nghĩa này. Quan trọng nhất chính là một, trong
một thì không có một tạp niệm, thêm tạp niệm vào thì hai rồi, không có tạp niệm,
không được phép có hai niệm, chỉ được phép một niệm. Một niệm này chính là Nam
Mô A Di Đà Phật, hoặc là A Di Đà Phật, mọi lúc mọi nơi, đều có thể duy trì một
niệm này, người như vậy là thật sự ngầm hợp đạo diệu. Niệm Phật như vậy, chúng
ta tin tưởng nhiều nhất 3 năm, 5 năm. 3 năm, 5 năm, thì đại triệt đại ngộ, minh
Tâm kiến Tánh, không khác với tham Thiền. Dễ tu hơn Thiền, Thiền không chắc chắn
khai ngộ, pháp này sẽ khai ngộ. Tại sao vậy? Bởi Phật lực gia trì, Thiền là
hoàn toàn dựa vào chính mình, trong pháp này dựa vào A Di Đà Phật, ta nhất tâm
chuyên niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật nhất tâm gia trì cho ta, công đức không thể
nghĩ bàn!
Chúng ta xem Chú giải của
Niệm lão, 此一心乃十法界之本體,真如實相之異名 “thử nhất tâm nãi thập Pháp giới chi bản thể, Chân
Như thật tướng chi dị danh” (nhất tâm ấy là bản thể của mười Pháp giới,
là tên khác của Chân Như thật tướng), cũng tức 最為第一 “tối
vi đệ nhất” (là tối vi đệ nhất): đã nói trong Kinh Na Tiên. Niệm lão không phải phàm
phu, ngài làm bản Chú giải này, trích dẫn 83 loại Kinh Luận, 110 loại chú sớ: của
Tổ sư Đại đức, để chú bộ Kinh này, không phải ý của riêng mình, cao minh đến tột
cùng. Người ta nói: ông có tư cách gì chú quyển Kinh này? Ngài có thể nói tôi
không chú, Tôi đều là chú dựa trên Kinh điển, do Tổ sư Đại đức, đây không phải do
tôi chú, tôi chỉ là chép lại một chỗ. Đây là trí huệ chân thật. Hạ lão hội tập
Kinh Vô Lượng Thọ: ngay cả tỳ vết cũng không nhìn thấy, thì giống như: chính đức
Phật tự thân nói ra vậy, hội tập được hay, không còn lời nào để nói. Chú giải
cũng như vậy, ai đến giảng bộ Kinh này? Chư Phật Bồ-tát đến giảng, Tổ sư Đại đức
đến giảng, cực kì vi diệu cực rồi! Hai vị này, chư vị có thể nói các ngài là
phàm phu sao? Không phải, không phải A Di Đà Phật tái lai, cũng là giống Bồ-tát
Văn Thù Phổ Hiền, Quán Âm Thế Chí, thân phận như vậy: đến thế gian chúng ta, mới
có thể làm ra được. Ai thọ dụng? Phước báo chúng ta thật lớn, làm ra cho chúng
ta. Một thế hệ trước chúng ta cũng không thấy được, Chú giải của lão Cư sĩ
Hoàng Niệm Tổ, thầy Lý không thấy được; Bản Hội tập của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, ngay
cả Pháp sư Ấn Quang cũng không thấy được. Chúng ta có phước phần lớn biết mấy, gặp
được ngay trong đời này, không những gặp được bản Hội tập, mà còn gặp được Chú
giải của Niệm lão, chư Phật Bồ-tát cùng đồng tham dự.
Cho nên nhất tâm đó, nhất
tâm nói trên Kinh, là bản thể của mười Pháp giới. Mười Pháp giới, chỉ tất cả Pháp
giới viên mãn rốt ráo, mười là nói hết cả rồi, Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây
Bắc, Đông Nam, Tây Nam, phương trên, phương dưới, giảng hết rồi, chính là trên
kinh Phật thường nói: khắp Pháp giới hư không giới, tất cả chư Phật sát độ, một
cõi không sót, bao gồm cả thảy. Bản thể, bản là căn bản, thể là phương tiện
truyền đạt. Bản thể của mười Pháp giới là gì? Chính là nhất tâm. Do đó trên Kinh
Đại thừa, Phật thường nói, như trong Kinh Hoa Nghiêm nói đến: tất cả pháp từ tâm
tưởng sanh, trên Kinh Bát Nhã cũng nói như vậy. Nhất tâm sanh vạn pháp, chúng
ta phải ghi nhớ. Tâm này của chúng ta, tâm hiện tại dùng, là Vọng Tâm. Phải biết
rằng, Vọng Tâm chưa hề rời khỏi Chân Tâm, rời khỏi Chân Tâm thì lấy đâu ra Vọng
Tâm? Vọng Tâm là gì? Vọng Tâm là Chân Tâm mê rồi, vẫn là Chân Tâm. Nhất định phải
hiểu được đạo lý này, không đến nỗi hiểu sai lầm. Chân vọng không hai, chân vọng
chính là hai mặt chính phản. Mười Pháp giới là giả tướng, sáu đường luân hồi là
giả tướng, không phải thật. Bên trong mười Pháp giới bao gồm sáu đường luân hồi,
ngoài sáu đường luân hồi có Tứ Thánh Pháp giới, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát,
Phật, Phật trong mười Pháp giới. Đây đều là duy thức sở hiện, duy tâm sở hiện,
duy thức sở biến, thức biến nó thành mười loại, vốn là một loại. Vậy đến Thế giới
Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc gọi là Nhất Chân Pháp giới, đó chính là do tâm hiện,
không có thức biến. Người vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, ai cũng chuyển thức
thành trí, chuyển tám thức thành bốn trí. Tám thức là năng biến, mười Pháp giới
là sở biến, không có năng biến, thì đương nhiên không có sở biến. Vì vậy Thế giới
Cực Lạc thuần chân không vọng, thân có được là Pháp tánh thân, hoàn cảnh cư trú
là Pháp tánh độ. Pháp tánh không sanh không diệt, Pháp tánh thanh tịnh không nhiễm.
Cho nên người nơi đó Vô Lượng Thọ, tất cả cây cối hoa cỏ nơi đó: cũng là Vô Lượng
Thọ, không có hoa nở hoa tàn, hoa vĩnh viễn nở, lá cây vĩnh viễn là màu xanh, sẽ
không biến đổi. Tất cả pháp chuyển theo ý niệm, chư vị nghĩ thứ gì thì nó hiện thứ
đó, giống như ảo thuật vậy. Đối với Thế giới Cực Lạc, nhất thiết phải nhận biết
rõ ràng, sáng tỏ, thì chúng ta sanh khởi tâm hướng về thôi, nơi tốt như vậy tại
sao có thể không đi? Nghĩ hết cách phải đi.
Tâm này là bản thể của mười
Pháp giới, là tên gọi khác của Chân Như thật tướng. Trên Kinh Phật gọi là Chân Như,
gọi là thật tướng, chính là nhất tâm. Chân Như là gì? Nhất tâm. Thật tướng là
gì? Nhất tâm. Nhất tâm chính là không có xen tạp Khởi tâm động niệm, chúng ta
thường nói, chúng ta nhìn thấy, nhìn trên sắc tướng, nhìn được rất rõ ràng, rất
sáng tỏ, không có Khởi tâm động niệm, đây chính là Chân Tâm nhìn, Khởi tâm động
niệm là Vọng Tâm nhìn, chính là A-lại-da, Khởi tâm động niệm là A-lại-da. A-lại-da
vừa động như vậy, Thì Ý thức thứ sáu Phân biệt, thức Mạt-na Chấp trước, đều
sanh khởi lên ngay. Một vọng tất cả vọng, một chân tất cả chân. Hy vọng chúng
ta dùng Chân Tâm, dùng Chân Tâm là người nào? Chư vị là Phật, chư vị là Bồ-tát,
chí ít là Pháp thân Bồ-tát. Trên Kinh Hoa Nghiêm, đã nói 51 địa vị, Hoa Nghiêm
là Viên giáo, Sơ trụ Bồ-tát đã dùng Chân Tâm rồi. Chúng ta nghe nói rồi phải học,
học như thế nào? Ngay trong cuộc sống hàng ngày, dùng Chân Tâm trong cuộc sống,
dùng Chân Tâm trong công việc, đối người tiếp vật đều dùng Chân Tâm, tập cho
thành một thói quen. Thì không những chư vị chắc chắn vãng sanh, mà chư vị còn
chắc chắn sanh Thật Báo Độ, sẽ không nhầm được. Nói cách khác, ngay trong đời
này, chư vị liền hoàn thành: giống những gì đã nói trên Kinh Hoa Nghiêm, chư vị
đến Sơ trụ, đã viên mãn Thập tín phía trước rồi. Sơ tín đến Thập tín thật không
dễ dàng! Một câu Phật hiệu này của chúng ta, biết đạo lý này, nguyên lý này, vận
dụng phương pháp này, chúng ta ngay trong một đời, có thể tu viên mãn: từ địa vị
Sơ tín đến Thập tín trong Kinh Hoa Nghiêm, lúc chúng ta vãng sanh là Sơ trụ, vậy
còn chưa tuyệt vời sao? Đây gọi là ngầm hợp đạo mầu, người bình thường nhìn
không ra. Cho nên mọi người chúng ta phải ghi nhớ, dùng Chân Tâm không bị thiệt
thòi. Tại sao chư vị không dám dùng Chân Tâm? Là sợ bị thiệt, là sợ bị lừa. Đức
Phật nói cho chúng ta biết, dùng Chân Tâm sẽ không bị lừa, sẽ không chịu thiệt,
ngược lại là gì? Được lợi ích trọn vẹn. Chư vị nhìn ngay trong đời này, chư vị
sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ, quá tuyệt vời! Với những điều này, nếu chúng ta:
không phải thông qua những đại Kinh đại Luận này, thời gian dài huân tập ở đây,
sáng tỏ rồi. Một lần hai lần, ba lần, năm lần không được, mười lần, tám lần vẫn
không đủ, vì thế người xưa đề xuất: đọc sách ngàn lần là có đạo lý, ngàn lần, mười
ngàn lần, họ thuộc nhuần nhuyễn rồi, thì họ dùng được một cách tự nhiên thôi. Trên
kinh Đại thừa, nói rất nhiều Chân Như thật tướng, chư vị đều sáng tỏ hết, Chân
Như thật tướng là gì? Nhất tâm. Một câu A Di Đà Phật này của chúng ta: không
xen tạp Vọng niệm, không có Vọng tưởng, đều buông xuống hết, trong tâm chỉ một câu
Phật hiệu, trong miệng phát ra, thật tướng, Chân Như. Đây là 最為第一 “tối vi đệ nhất” (là đệ nhất): mà trong Kinh Na
Tiên giảng, phương pháp tu hành ở nơi đây, chúng ta chỉ dùng niệm Phật, chỉ
dùng trì danh, thì xếp hàng đầu trong tám muôn bốn ngàn Pháp môn, trong vô lượng
Pháp môn, là lời trên Kinh Na Tiên. Trong Di Đà Sớ Sao, 全體是佛者也 “toàn thể thị Phật giả dã” (toàn thể là Phật). Chư vị dùng là Chân
Tâm, dùng là nhất tâm, dùng là nhất niệm, Một niệm A Di Đà Phật này, Đại sư
Liên Trì nói với chúng ta, cảnh giới này là cảnh giới nào? Toàn thể là Phật, Thật
quá tuyệt vời rồi!
發一念心,念於彼佛,即定生彼國者 “Phát nhất niệm tâm, niệm ư bỉ Phật, tức định
sanh bỉ quốc giả” (Phát một niệm tâm, niệm đức Phật ấy, thì nhất định sanh về nước đó), nghĩa nhất niệm: chính
là chủ trương của Hạnh Tây Thị người Nhật Bản. Người Nhật Bản có dùng phương
pháp này, nhất tâm chuyên niệm, Bổn Nguyện niệm Phật. Đáng tiếc, chúng ta tin
tưởng: lời Hạnh Tây Thị đã nói được thấu triệt, người bây giờ hàm hồ, không hiểu
rõ ràng. Chúng tôi ở Nhật Bản, gặp được một số đồng học, họ tu pháp Bổn Nguyện,
pháp Bổn Nguyện là gì? Bốn mươi tám nguyện, chỉ cần một nguyện này là bổn nguyện,
không cần những điều khác nữa. Chỉ cần một nguyện này, không được! Điều sai lầm
này quá lớn rồi. Đại sư Thiện Đạo giảng 48 nguyện cho chúng ta, ngài nêu ra năm
nguyện, bên trong có năm nguyện, là nguyện chân thật nhất, nguyện thù thắng nhất,
không phải chỉ riêng một nguyện. Năm nguyện đó, thứ nhất là nguyện thứ 12: 定成正覺 “định thành Chánh giác” (chắc chắn thành
Chánh giác). Đại sư Thiện Đạo nói, đây là chân thật, không phải giả. Chúng ta đối với
Tịnh Độ, đối với đức Di Đà: sanh khởi tín tâm chắc chắn, lòng tin tuyệt không
dao động, lòng tin tuyệt không mê mất, quan trọng! Thứ hai là nguyện thứ 13: 光明無量 “quang minh vô lượng”, là trí huệ, quang
minh là trí huệ. Nguyện thứ mười lăm, 壽命無量 “thọ mạng
vô lượng”. Thọ mạng là phước báo, người nào phước báo lớn? Người niệm Phật phước
báo lớn, người niệm Phật là Vô Lượng Thọ. Tiếp sau, thứ 17, 諸佛稱歎 “chư Phật xưng thán” (chư Phật xưng dương
tán thán), mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai: giáo hóa chúng sanh, không Ngài
nào không giới thiệu Pháp môn này. Tại sao vậy? Bởi giới thiệu Pháp môn này, chúng
sanh thật sự được độ, ai cũng thành Phật, không phải Pháp môn này, thì không
làm được. Tuy rằng nhiều Pháp môn, 84 ngàn, môn nào cũng không dễ dàng, đều phải
đoạn phiền não, chứng Bồ-đề. Pháp môn này không đoạn phiền não cũng có thể chứng
Bồ-đề. Không đoạn phiền não nhưng phải hàng phục được, câu Phật hiệu này: có thể
khống chế được phiền não, ép xuống. Lúc sắp mạng chung, Phật hiệu khởi tác dụng,
phiền não không khởi tác dụng, vậy mới được. Thứ năm, nguyện sau cùng, chính là
nguyện thứ 18十念必生 “thập niệm tất sanh” (mười niệm chắc chắn
vãng sanh). Kinh văn này ngày nay, đều là giảng mười niệm được sanh, nhất định phải
làm rõ ràng, làm sáng tỏ, không thể sanh ra hiểu lầm, mười niệm này là chánh niệm,
trong mười niệm không có tạp niệm. Nếu chúng ta muốn mười niệm hiện tiền lúc lâm
chung, thì chắc chắn ngay bây giờ phải thường xuyên luyện tập, dùng Phật hiệu ngăn
chặn Vọng niệm. Cũng chính là chúng ta niệm mười tiếng Phật hiệu, không có tạp
niệm, không có Vọng tưởng, không có một tạp niệm, đây gọi là công phu, gọi là đắc
lực.
凡夫之信心 “Phàm
phu chi tín tâm” (Niềm tin của phàm phu), chúng ta lại đọc tiếp, 如能一念與佛智相應,即得往生也。又此一念,既已全體是佛,即此全體是佛之念,以念彼佛,故一念即得相應,是以定生彼國,得不退轉無上菩提
“như năng nhất niệm dữ Phật trí tương ưng, tức
đắc vãng sanh dã. Hựu thử nhất niệm, ký dĩ toàn thể thị Phật, tức
thử toàn thể thị Phật chi niệm, dĩ niệm bỉ Phật, cố nhất niệm tức đắc tương ưng,
thị dĩ định sanh bỉ quốc, đắc bất thoái chuyển Vô Thượng Bồ-đề” (như có thể một niệm
tương ưng với trí Phật, liền được vãng sanh. Lại một niệm này, vừa đã toàn thể
là Phật, thì toàn thể ấy là niệm của Phật, do niệm đức Phật ấy, nên một niệm liền
được tương ưng, vì thế chắc chắn sanh nước ấy, đắc Bất thoái chuyển nơi Vô Thượng
Bồ-đề). Những lời này, câu nào cũng là lời chân thật. Đã là niệm Phật, Đại sư
Liên Trì nói, lúc niệm Phật toàn thể là Phật, toàn thể này quan trọng. Thế dùng
toàn thể là tâm của Phật: để niệm một câu A Di Đà Phật này, vậy thì hoàn toàn
tương ưng rồi. Cho nên 全體是佛 “toàn
thể thị Phật” (toàn thể là Phật), phải ghi nhớ câu nói này, phải đặt trong tâm, không
thể quên mất giáo huấn của Đại sư Liên Trì, thời thời khắc khắc phải biết. Toàn
thể đó là gì? Là trọn cả vũ trụ, khắp Pháp giới hư không giới: đều là A Di Đà
Phật. Tất cả gì mắt ta thấy, là A Di Đà Phật; Tất cả âm thanh tai nghe được, là
A Di Đà Phật; Hương vị mà mũi ngửi, tất cả là A Di Đà Phật, mọi thứ mà sáu căn
tiếp xúc được: đều là A Di Đà Phật. Có phải thật hay không? Là thật, không giả
chút nào. Đây gọi là Pháp thân của Phật, Pháp thân Như Lai.
Ai làm được công phu này? Tôi
nói với chư vị, tôi chưa từng gặp mặt lão Hòa thượng Hải Hiền, tôi dám nói ngài
làm được rồi, vì thế ngài thường xuyên thấy Phật. Thường xuyên thấy Phật là cảm
ứng, trong tâm ngài có Phật, nhất tâm chính là A Di Đà Phật, nhất tâm chính là Chân
Như bổn tánh, nhất tâm chính là: toàn thể Pháp giới hư không giới, hoàn toàn thống
nhất hợp thành nhất thể, thật không thể nghĩ bàn! Lời thật, không phải lời giả.
Ngài có nhìn thấy người ác hay không? Không nhìn thấy. Người mà ngài nhìn thấy
đều là A Di Đà Phật, người hủy báng ngài, người sỉ nhục ngài, người hãm hại ngài,
người sát hại ngài, ở trong suy nghĩ của ngài là gì? Đều là A Di Đà Phật. Ngài
có bị hại hay không? Ngài không bị hại. Tại sao không bị hại? những gì có tướng
đều là hư vọng, giống như biểu diễn trên sân khấu vậy, như làm ảo thuật vậy, không
có một thứ nào là thật, phải hiểu rõ đạo lý này. Đây là thật tướng. Toàn là giả,
việc thật, việc giả đều không thể đắc. Duy tâm sở hiện là thật, duy thức sở biến
là giả, Y Chánh trang nghiêm của mười Pháp giới là giả, Nhất Chân Pháp giới là
thật. Mười Pháp giới không thể đắc, thứ giả thì không thể đắc; Nhất Chân Pháp
giới cũng không thể đắc, sau khi chư vị chứng đắc thì quy về vô sở đắc. Do đó
viên mãn Bồ-đề, quy vô sở đắc, đừng nên cho rằng chư vị có đắc được thứ gì rồi,
không có. Hoàn toàn quy về Tự Tánh, dung hòa thành một thể với A Di Đà Phật. Một
thể này là gì? Quang minh, theo Hoa Nghiêm là Đại Quang Minh Tạng, theo Tịnh Độ
là Thường Tịch Quang Tịnh Độ, Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang chính là một
khối ánh sáng, A Di Đà Phật là một ngọn đèn, ta cũng là một ngọn đèn, ánh sáng
và ánh sáng giao nhau trong đó, không chia được đây kia. Ánh sáng này ở chỗ
nào? Không nơi nào chẳng có, không lúc nào chẳng có, nhục nhãn của chúng ta
không nhìn thấy. Ánh sáng mà mắt thường không nhìn thấy nhiều lắm, ánh sáng mà nhục
nhãn có thể nhìn thấy: chính là bước sóng đó thích hợp của mắt này, ánh sáng
này chư vị có thể nhìn thấy, nhìn không
thấy bước sóng dài hơn, cũng không nhìn thấy bước sóng ngắn hơn. Ngày nay chúng
ta hiểu được đạo lý này, là thật sự không phải giả.
Câu dưới đây, 是以定生彼國,得不退轉無上菩提 “thị dĩ định sanh bỉ quốc, đắc bất thoái chuyển
Vô thượng Bồ-đề” (vì thế nhất định sanh về nước đó, được không thoái chuyển nơi Vô thượng
Bồ-đề), câu nói này là thật. Nhất tâm là thật, nhất niệm là thật, nhất định
sanh nước đó là thật. Tại sao định sanh bỉ quốc? Nước đó từ đâu mà đến? Do bên
trong Pháp tánh vốn có. Câu thứ ba của Đại sư Huệ Năng, 何期自性,本自具足 “Hà kỳ Tự Tánh, bổn tự cụ túc” (Nào ngờ Tự Tánh, vốn
tự đầy đủ). Thế giới Cực Lạc vốn tự có đủ, A Di Đà Phật vốn tự có đủ, đến thời điểm
nào đó thì tất cả hiện tiền, đạt được pháp hỷ sung mãn thật sự, thường sanh tâm
hoan hỷ. Những điều này đều đợi tự chúng ta đi chứng thực, chúng ta nghiêm túc
nỗ lực chăm chỉ học tập, thì đều chứng minh được. Hôm nay thời gian hết rồi, chúng
ta học tập đến đây thôi.
(Hết tập 330)
Nguyện đem
công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.