Responsive Menu
Add more content here...

Tập 333 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017

(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 25: CHÁNH NHÂN VÃNG SANH:

Nhân Chính Của Vãng Sanh

Tập 333

Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà HongKong.

Thời gian: Ngày 15 tháng 5 năm 2016.

Dịch giả: Minh Tâm và Chân Hạnh Ánh

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

Ban Biên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, kính mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn” (3 lần).

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú: trang 792, chúng ta xem từ dòng đầu tiên: 【復次阿難。若有眾生。欲生彼國。雖不能大精進禪定。盡持經戒。要當作善。所謂一不殺生。二不偷盜。三不淫欲。四不妄言。五不綺語。六不惡口。七不兩舌。八不貪。九不瞋。十不癡。】“Phục thứ A Nan! Nhược hữu chúng sanh, dục sanh bỉ quốc. Tuy bất năng đại Tinh tấn Thiền định, tận trì kinh giới, yếu đương tác thiện. Sở vị: nhất bất sát sanh; Nhị bất thâu đạo; Tam bất dâm dục; Tứ bất vọng ngôn; Ngũ bất ỷ ngữ; Lục bất ác khẩu; Thất bất lưỡng thiệt; Bát bất tham; Cửu bất sân; Thập bất si.” (Lại này A Nan! Nếu có chúng sanh muốn sanh về nước kia, tuy không thể đại Tinh tấn Thiền định; Hết sức trì kinh giữ giới, cũng phải làm những điều thiện. Đó là: Một không sát sanh; Hai không trộm cướp; Ba không dâm dục; Bốn không nói dối; Năm không nói lời thêu dệt; Sáu không nói lời thô lỗ; Bảy không nói lưỡi đôi chiều; Tám không tham lam; Chín không sân hận; Mười không si mê). Niệm lão chú giải cho chúng ta, nói “hữu” (phía trước), ba dòng kinh văn phía trước đó, đây là 第二類正因 “đệ nhị loại chánh nhân” (loại chánh nhân thứ hai), loại thứ nhất là Tịnh nghiệp Tam Phước, loại thứ hai là Thập thiện nghiệp đạo. Trong đây tổng cộng có ba câu: Câu thứ nhất: 修行十善 “tu hành Thập thiện ”(tu hành Thập thiện), đây chính là đoạn chúng ta vừa mới đọc; Câu thứ hai 晝夜念佛 “trú dạ niệm Phật” (ngày đêm niệm Phật); Câu thứ ba 志心歸依,頂禮供養 “chí tâm Quy y, đảnh lễ cúng dường” (chí tâm Quy y, đảnh lễ cúng dường). Đây là loại thứ hai của chánh nhân. Chúng ta hy vọng đời này: có thể thật sự vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, kinh văn này quan trọng! Rất nhiều loại phương pháp, bất kỳ loại nào: đều có thể giúp chúng ta vãng sanh Thế giới Cực Lạc, phần trước học tập là loại thứ nhất, hôm nay bắt đầu là loại thứ hai.

          Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, loại thứ nhất này, 修行十善。據《法界次第》,十善即是止惡 “tu hành Thập thiện. Cứ Pháp Giới Thứ Đệ, Thập thiện tức thị chỉ ác” (tu hành Thập thiện. Căn cứ sách Pháp Giới Thứ Đệ, Thập thiện tức là dừng ác). Ý nghĩa chủ yếu chính là dừng ác, tất cả niệm ác, lời ác, hành vi ác, đều khiến dừng lại được, vĩnh viễn không được làm thêm nữa. Người như vậy có thể vãng sanh, tại sao vậy? Bởi chư vị đều biết Thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng là nơi người Thượng thiện cùng hội tụ; Nói cách khác, là nơi cư trú của người Thượng phẩm Thập thiện, chúng ta có đủ Thượng phẩm Thập thiện, thì đồng loại với các ngài, do đó chắc chắn được vãng sanh. Căn cứ lời đã nói trong Pháp Giới Thứ Đệ, Thập thiện chính là dừng ác, 止前之惡 “chỉ tiền chi ác” (dừng điều ác trước), tiền là trước đây, trước khi chưa học Phật, trước khi chưa tiếp xúc với Phật Pháp, thì đều tạo mười loại ác này. Sát sanh, chưa giết súc sanh to lớn, nhưng đã giết kiến muỗi côn trùng chưa? Giết hết bao nhiêu? Chúng không khác với bò dê, bất luận là lớn là nhỏ, chúng là một mạng sống. Về không sát sanh, đâu nói được giết động vật nhỏ đó, không có nói, bao gồm toàn bộ bên trong. Dừng việc ác trước đây, 則不惱於他 “tắc bất não ư tha” (thì không làm người khác phiền não), không khiến chúng sanh: vì suy nghĩ ngôn ngữ hành động của ta mà sanh phiền não, đây là ý nghĩa và tôn chỉ căn bản của Thập thiện. Tiến một bước, phải 行今之善,以利樂一切 “hành kim chi thiện, dĩ lợi lạc nhất thiết” (hành thiện ngày nay, để lợi lạc tất cả). Chúng ta bắt đầu phải hành thiện, từ nay về sau nỗ lực nghiêm túc hành thiện, thì y chiếu theo mười điều Phật chỉ dạy chúng ta: mà nghiêm túc làm, lợi ích tất cả chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh lìa khổ được vui.

          Mười điều tiếp theo, thứ nhất là: 不殺生,止前殺生之惡行,當行放生之善 “Bất sát sanh, chỉ tiền sát sanh chi ác hạnh, đương hành phóng sanh chi thiện” (Không sát sanh, dừng hạnh ác sát sanh trước đây, nên làm việc thiện phóng sanh). Trong đây đã nêu ra, khi gặp chúng sanh bị nguy hiểm đến tính mạng, thì nghĩ cách giúp chúng thoát khỏi. Tất cả hết thảy loài chúng sanh, chúng ta đã gặp được, thấy được, nghe được, đều phải phát tâm giúp đỡ chúng, giúp chúng lìa khổ được vui, giúp chúng bảo toàn sinh mạng, đây là đại từ đại bi. Thứ hai là: 不偷盜,止前盜他財物之惡行,當行布施之善 “bất thâu đạo, chỉ tiền đạo tha tài vật chi ác hạnh, đương hành Bố thí chi thiện” (không trộm cướp, dừng hạnh ác trộm cướp tài vật người khác trước đây, nên làm thiện Bố thí). Trộm cướp được xếp vào điều thứ hai của trọng giới, tội này không nhẹ. Hễ là người ưa thích trộm cướp, thường xuyên làm việc trộm cướp này, thì không tốt, quả báo đời đời kiếp kiếp nghèo túng, có bằng lòng hay không? Hiện tại được một chút lợi, mà đời đời kiếp kiếp nghèo khó, chúng ta muốn hay không? Chúng ta không muốn, thế thì phải giữ chắc không trộm cướp. Phạm vi của không trộm cướp rất rộng, trước hết ở đây nêu một ví dụ, dừng hạnh ác trộm cướp tài vật của người khác trước đây, nêu một ví dụ, trộm cướp tài vật của người khác, đây là việc làm ác. 當行布施之善 “Đương hành Bố thí chi thiện” (Nên làm thiện Bố thí), thí ở trong đây là chỉ Bố thí tài, không những không được trộm cướp, mà nhìn thấy lúc người khác cần gấp, cần tài vật, chúng ta có, thì nên giúp đỡ họ.

          Khi tôi học Phật, là 65 năm trước, Đại sư Chương Gia dạy tôi, hoằng pháp lợi sanh cũng không rời khỏi tài vật, tài từ đâu đến? Trong mạng này của chúng tôi không có tài. Thầy nói với tôi, tu tài Bố thí, đây là nhân, được của cải là quả báo, tu nhân nhất định có quả báo. Lúc bấy giờ cuộc sống chúng tôi vô cùng gian khổ, tôi nói với thầy, con không có nhiều tài vật dư [để] có thể Bố thí. Thầy hỏi tôi, một hào có hay không? Tôi nói một hào thì có thể. Có một đồng hay không? Một đồng cũng vẫn được. Thầy liền nói, con phải ghi nhớ trong tâm, từ một hào, một đồng mà tu Bố thí, phải nuôi dưỡng một tâm yêu thích Bố thí, đừng quên mất Bố thí. Bố thí tài được của cải, Bố thí pháp được thông minh trí huệ, Bố thí vô úy được mạnh khỏe sống lâu, thầy giảng cho tôi nghe điều này, khuyến khích tôi phải tu ba loại Bố thí.

          Về ba loại Bố thí này, năm xưa khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở đời, cả đời biểu diễn cho chúng ta xem. Người xuất gia không có tài vật, tài sản là ba y một bát, nhưng gặp được súc sanh, lúc bấy giờ ngày ăn một bữa, sau khi ăn xong bữa cơm trưa, nhìn thấy vẫn có muông thú, chim nhỏ, những loài bò sát đó. Phật nói với các Tỳ-kheo, thức ăn các ông ăn dư ra, dôi ra, hoặc là không có thừa, nhìn thấy chúng thì phải chia: một phần ăn của chính mình cho chúng, Bố thí, đó là Tài Bố thí. Quan trọng nhất là có ý niệm đó, có tâm đó, gặp được việc này là duyên, thì phải nghiêm túc mà làm, cung cung kính kính mà tu, quả báo thật sự là thù thắng không gì bằng, càng thí càng nhiều, càng nhiều càng thí, không thể không Bố thí. Chúng ta phải hiểu đạo lý này, tu thiện ba loại Bố thí.

          Thứ ba, 不淫欲(不邪淫),止前 “bất dâm dục (bất tà dâm), chỉ tiền” (không dâm dục (không tà dâm), dừng [việc ác] trước đây), quá khứ trước kia chưa học Phật, 於非妻妾淫欲之惡行,當行恭敬之善 “ư phi thê thiếp dâm dục chi ác hạnh, đương hành cung kính chi thiện” (ác hạnh dâm dục với người không phải là thê thiếp mình, phải hành thiện cung kính). Đều vì đối trị những tội nghiệp: đã tạo trước kia khi chưa học Phật, phải sửa đổi lại. Người học Phật không những không được tà dâm, mà đối với người khác giới đều phải có tâm cung kính, đều phải lễ phép, phải tuân thủ lễ giáo.

          Thứ tư, 不妄言 “bất vọng ngôn” (không vọng ngôn), chính là không vọng ngữ, 止前虛言誑他之惡行 “chỉ tiền hư ngôn cuống tha chi ác hạnh” (dừng hạnh ác nói lời không thật gạt người trước đây). Lừa dối người, không nói lời thật, đây là khẩu nghiệp. Sát trộm dâm ở phía trước là thân nghiệp, là hành vi ác của thân. Hành vi ác của khẩu có bốn, đầu tiên là không vọng ngôn, không được vọng ngữ, 止前虛言誑他之惡行,當行實語之善 “chỉ tiền hư ngôn cuống tha chi ác hạnh, đương hành thật ngữ chi thiện” (dừng hạnh ác nói lời không thật gạt người trước đây, phải hành thiện nói lời thật), nói lời thật. Tu hành phải chú trọng đức hạnh, đạo đức, phải có trí huệ. Về ngôn ngữ, trước công chúng, ngôn luận kiểu gì có thể nói, ngôn luận kiểu gì không được nói, không thể không biết, không thể nói lời sai lầm, sai rồi cũng là khẩu nghiệp. Phải biết được tùy cơ ứng biến, vận dụng thiên biến vạn hóa, tự mình xử lý được vô cùng thích đáng, vậy thì đúng rồi.

          Điều thứ năm, 不綺語 “bất ỷ ngữ” (không nói lời thêu dệt). Thêu dệt là lời ngon tiếng ngọt, có ý xấu, lừa gạt người khác, làm cho người khác mắc lừa, khiến cho người khác chịu thiệt, không được làm sự việc này, vậy rất không đạo đức. 當行有義語饒益之善 “Đương hành hữu nghĩa ngữ nhiêu ích chi thiện” (Phải hành thiện nói lời có nghĩa mang nhiều lợi ích), lời nói hợp tình hợp lý hợp pháp, đây gọi là nghĩa. Mặt nào cũng có thể chú ý đến, có lợi ích cho người. Nhiêu ích là lợi ích phong phú, chúng ta giảng là lợi ích chân thật, lợi ích lớn, phải học những lời thiện này.

          Thứ sáu 不惡口 “bất ác khẩu” (không nói lời ác). Ác khẩu, 止前惡言加人之惡行,行軟語之善 “chỉ tiền ác ngôn gia nhân chi ác hạnh, hành nhuyễn ngữ chi thiện” (dừng hạnh ác lời ác tiến hành với người trước đây, hành thiện lời ôn hòa). Lời nói thô lỗ, lời nói khó nghe, ngữ khí thái độ đều không thiện, đó gọi là ác khẩu. Rất nhiều người có tập khí ác khẩu, cũng chính là lúc bình thường nuôi thành thói quen, đối với ngôn ngữ không biết chừng mực ý tứ, phải sửa đổi lại điều này, ngôn ngữ phải nhu hòa.

          Thứ bảy 不兩舌 “bất lưỡng thiệt” (không nói lưỡi đôi chiều), lưỡi đôi chiều là gây chia rẽ thị phi, khiến cho hai bên bất hòa, tội này rất nặng. Nếu khiêu khích thị phi là dùng trong Phật pháp, người xuất gia với người xuất gia, người tại gia với người tại gia, người xuất gia với người tại gia, có người gây chia rẽ thị phi, phá hoại tín ngưỡng, thì tội đó nặng, đoạn pháp thân huệ mạng của người khác. Đặc biệt là niệm Phật, khiến người ta đổi sang tin phương pháp tu hành khác, tội này nặng. Tại sao vậy? Bởi Pháp môn Niệm Phật này là đạo dễ hành, họ có thể thành tựu trong một đời, chư vị dẫn dắt họ đổi sang học Pháp môn khác, tu Pháp môn đó: họ không thể thành tựu ngay trong một đời, không thể chấm dứt sanh tử, không thể ra khỏi ba cõi, chư vị đã đoạn mất: duyên liễu sanh tử ra khỏi ba cõi của họ lần này rồi, đây là đại vọng ngữ, đại lưỡng thiệt, quả báo ở địa ngục Vô Gián, không thể không biết. Sự việc này: thường xuyên gặp phải trong xã hội ngày nay, hai Đạo tràng có cách nhìn của môn phái, đôi bên đối lập, tại sao vậy? Vì để lôi kéo tín đồ. A phê bình B, B phê bình A, khiến cho người mới học Phật nghe rồi sanh phiền não, chư vị đều không phải là người tốt, thôi đi, không thể học Phật. Khiến cho họ đoạn mất lòng tin đối với việc học Phật rồi. Tội này làm sao bù đắp? Không thể bù đắp. Không thể không biết, không thể không cẩn thận. Do đó, 止前搆鬪兩邊之惡行 “chỉ tiền cấu đấu lưỡng biên chi ác hạnh” (dừng hạnh ác trước đây gây ra hai bên tranh đấu), đây chính là khiến cho hai bên không hòa hợp, ngờ vực lẫn nhau, tội này rất nặng, 當行和合之善 “đương hành hòa hợp chi thiện” (phải hành việc tốt hòa hợp). Đệ tử Phật chân chánh gặp phải sự việc này, cần phải giúp họ hòa giải, gia hòa vạn sự hưng, hai người đó hài hòa với nhau, thì cả hai người đó đều có thể đi lên, tương lai đều có thể thành tựu, vậy thì đúng rồi. Khẩu nghiệp là bốn loại này, ba loại sau cùng là ý nghiệp, là khởi tâm động niệm.

          Thứ tám 不貪,止前引取無厭之惡行 “bất tham, chỉ tiền dẫn thủ vô yếm chi ác hạnh” (không tham, dừng hạnh ác đưa đến chiếm lấy không chán trước đây). Dẫn là dẫn dắt, là mê hoặc, thủ là mong chiếm hữu, tham lam không chán, đây là ác hạnh. Đối với tài, đối với sắc, đối với danh, danh văn lợi dưỡng, những thứ này ở xã hội ngày nay: đều là hiện tượng rất phổ biến, đã nhìn thấy, đã gặp phải, thì nhất định phải hiểu được đây là ác hạnh. Ác hạnh đó, [ứng với] tam đồ, tâm tham là ngạ quỷ, sân hận là địa ngục, ngu si là súc sanh. Chúng ta không muốn đọa ba đường ác, thì phải nhổ bỏ tham sân si.

          Thứ chín, 不瞋,止前忿怒之惡行,當行慈忍之善 “bất sân, chỉ tiền phẫn nộ chi ác hạnh, đương hành từ nhẫn chi thiện” (không sân, dừng hạnh ác phẫn nộ trước đây, phải hành việc thiện từ nhẫn). Sự việc này, chúng ta không nói bình thường, chính chúng ta thường xuyên phạm lỗi này, phẫn nộ, nổi giận, [lộ ra] sắc mặt cho người thấy. Tốt hay không? Không tốt, tạo tội nghiệp cực nặng. Phải làm sao xử sự đối người tiếp vật? Đệ tử nhà Phật: phải làm tấm gương tốt cho đại chúng trong xã hội, hy vọng cả đời không có oán thân trái chủ. Thế thì học gì? Học Nhẫn nhục Ba-la-mật, đối đãi bất kỳ ai phải biết khiêm hư cung kính, phải hằng thuận chúng sanh, phải tùy hỷ công đức, vậy thì đúng rồi. Do đó nên hành việc thiện từ bi nhẫn nhục.

          Điều cuối cùng là: 不痴 “bất si” (không si), si là Tà kiến, chúng ta thông thường nói là ngu si, không có trí huệ, đây là 止前撥正因果,僻信邪心之惡行 “chỉ tiền bát chánh nhân quả, tích tín tà tâm chi ác hạnh” (dừng ác hạnh bài trừ nhân quả chính xác, tâm tà tin điều sai lệch trước đây). Điều quan trọng nhất, ngu si chính là không tin nhân quả báo ứng. Nhân quả báo ứng thật có, không phải là giả; Thiên kiến, Tà kiến đều là sai lầm. Sửa đổi thế nào? Chư vị xem, 當行正信 “đương hành chánh tín” (phải hành chánh tín), có lòng tin đối với sự dạy bảo của cổ Thánh tiên Hiền, đặc biệt là người khai ngộ. Người khai ngộ nhìn từ đâu? Nhìn từ trong Kinh Đại thừa, y theo Kinh Đại thừa làm tiêu chuẩn, lời họ nói: có thể tương ưng với Kinh Đại thừa, không trái ngược, thì người này giác ngộ rồi. Cổ nhân Trung Hoa thường nói, 讀書千遍,其義自見 “độc thư thiên biến, kì nghĩa tự kiến” (đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa của sách), ngàn lần tự thấy, là tiểu ngộ, đó là trí huệ, không ai giảng mà họ hiểu rồi. Người khai ngộ để lại trước tác: có điểm tốt này, không ai giảng, [mà chỉ] đọc, đọc nhiều lần rồi, thì tự nhiên đã sáng tỏ. 1000 lần, thì tiểu ngộ; 2000 lần, thì đại ngộ; 3000 lần trở lên, rất có khả năng chứng được đại triệt đại ngộ, đã kiến Tánh rồi. Ví dụ thế này rất nhiều, vào thời cổ ở trong nước và nước ngoài đều có, vô cùng nhiều người sáng lập Tôn giáo, không phải đại triệt đại ngộ cũng là đại ngộ, các ngài không phải phàm phu. Bởi vì lời các ngài nói: giống với điều Phật Bồ-tát giảng, giống với điều cổ Thánh tiên Hiền Trung Hoa giảng, trí huệ của các ngài, đức hạnh của các ngài: là cùng một đường lối, không có cao thấp. Vì thế chúng ta phải tôn trọng, phải tin tưởng, không thể nghi ngờ, phải y giáo phụng hành, chắc chắn có lợi ích.

          當行正信,歸心正道 “Đương hành chánh tín, quy tâm chánh đạo” (Phải hành chánh tín, quy tâm về chánh đạo), lìa xa tà ác chính là chánh. Chúng ta phải chánh tín,  nương tâm theo chánh đạo, đặc biệt là Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chánh đạo của chúng ta là Thế giới Cực Lạc, là A Di Đà Phật. 生智慧之善心 “sanh trí huệ chi thiện tâm” (sanh thiện tâm trí huệ), người thật sự chịu buông xuống vạn duyên, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, đây là đại thiện, thiện trong thiện, không có bất kỳ thiện tâm thiện hạnh nào có thể so sánh được. Chúng ta xem gần đây, lão Hòa thượng Hải Hiền một đời, tín nguyện trì danh, 92 năm, làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, khi vãng sanh là tự tại vãng sanh.

          Chúng ta tiếp tục xem phần sau: 上之十善,均是世善 “thượng chi Thập thiện, quân thị thế thiện” (Thập thiện phía trước, đều là thiện của thế gian), thiện của thế gian, nói cách khác, không ra khỏi sáu đường luân hồi, chỉ là ba đường thiện. Đảo ngược lại là ác, Thập ác, quả báo của Thập ác là ba đường ác, quả báo của Thập thiện là ba đường thiện, không vượt khỏi sáu đường luân hồi, cho nên gọi là thiện của thế gian. Loại người này thế gian có, nhưng chúng ta tỉ mỉ mà quan sát, xã hội này ngày nay, những điều mà chúng ta tiếp xúc từ sáng đến tối, có quan sát tỉ mỉ thấu triệt hay không, là thiện nhiều hay là ác nhiều? Nhìn từ những người xung quanh gia đình chúng ta, người cùng thôn xóm, từng tầng lớp mở rộng ra ngoài, khu vực này của chúng ta, thành phố này của chúng ta, trong ngoài phạm vi thành phố chúng ta cư trú này. Quan sát tỉ mỉ như vậy, thì chư vị biết được nơi này thanh tịnh hay không, nơi này có phước báo hay không, nơi này có tai nạn hay không, liền nhìn ra rồi. Nếu là nhiều người tu thiện, ít người tạo ác, thì địa phương đó tốt, địa phương đó xã hội an định, địa phương đó hài hòa, chúng sanh có phước, là đất phước. Thế nào là đất phước? Người thiện nhiều, dẫu rằng có tai nạn, cũng rất nhẹ, không nghiêm trọng, đều có thể vượt qua. Nếu địa phương đó nhiều người ác, ít người thiện, vậy thì không phải đất phước, địa phương đó sẽ có tai nạn lớn, không thể không biết. Chúng ta phải quan sát từ những nơi này, đây là cảm ứng của nhân quả, nhân thiện cảm quả thiện, nhân ác cảm báo ác, không sai chạy chút nào.

          Tiếp theo Niệm lão trích dẫn lời của Báo Ân Luận để nói: 凡是善行,皆可往生。但必常常念佛迴向,即轉世善為淨因。故佛說諸經,總兼世善。而此十善業,且特說專經 “Phàm thị thiện hạnh, giai khả vãng sanh. Đãn tất thường thường niệm Phật hồi hướng, tức chuyển thế thiện vi Tịnh nhân. Cố Phật thuyết chư Kinh, tổng kiêm thế thiện. Nhi thử Thập thiện nghiệp, thả đặc thuyết chuyên kinh” (Phàm là hạnh thiện, đều có thể vãng sanh. Nhưng phải thường xuyên niệm Phật hồi hướng, tức là chuyển thiện của thế gian thành nhân của Tịnh Độ. Vì thế Phật thuyết các kinh, luôn kiêm thiện thế gian. Mà Thập thiện nghiệp này, lại đặc biệt thuyết bộ kinh chuyên), có Thập Thiện Giới Kinh, 以淨身三、口四、意三諸業,為修持根本也 “dĩ tịnh thân tam, khẩu tứ, ý tam chư nghiệp, vi tu trì căn bản dã” (Dùng việc tịnh các nghiệp, thân có ba, khẩu có bốn, ý có ba, làm căn bản trong tu trì). Chúng ta học được chánh nhân Tịnh nghiệp ở đoạn phía trước, trong chánh nhân Tịnh nghiệp, có Tịnh nghiệp Tam phước, trong phước thứ nhất, 孝養父母,奉事師長,慈心不殺,修十善業 “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự Sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập thiện nghiệp” (hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm không giết, tu Thập thiện nghiệp), câu sau cùng là, tu Thập thiện nghiệp, có Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Đây là gốc rễ của cõi trời người, không đọa ba đường ác, cho nên Thế Tôn đặc biệt nói Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.

          Đoạn thứ hai tiếp theo, 晝夜憶念 “trú dạ ức niệm” (ngày đêm nhớ niệm).

          【如是晝夜思惟。極樂世界阿彌陀佛。種種功德。種種莊嚴。】“Như thị trú dạ tư duy: Cực Lạc Thế giới A Di Đà Phật, chủng chủng công đức, chủng chủng trang nghiêm” (Ngày đêm tư duy như vầy: đủ các công đức, đủ sự trang nghiêm: của Thế giới Cực Lạc và A Di Đà Phật). Cách nhớ niệm ra làm sao? Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 晝夜念佛。經云:晝夜思惟,極樂世界阿彌陀佛,種種功德,種種莊嚴 “trú dạ niệm Phật. Kinh vân: Trú dạ tư duy, Cực Lạc Thế giới A Di Đà Phật, chủng chủng công đức, chủng chủng trang nghiêm” (ngày đêm niệm Phật. Kinh dạy rằng: Ngày đêm tư duy như vầy: đủ các công đức, đủ sự trang nghiêm của Thế giới Cực Lạc và A Di Đà Phật). Đây là do đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy bảo chúng ta, chúng ta phải tiếp nhận, chúng ta phải y giáo phụng hành, chúng ta không thể quên mất. Tiếp theo trích dẫn Vãng Sanh Luận của Bồ-tát Thiên Thân, Bồ-tát Thiên Thân, Vãng Sanh Luận là do ngài tạo ra, trong Vãng Sanh Luận: ngài chủ trương 五念門 “Ngũ Niệm Môn”, dạy người cầu vãng sanh chúng ta cách tu thế nào. Thứ nhất 禮拜 “Lễ bái”, thứ hai 稱讚 “Xưng tán”, thứ ba 作願 “Tác nguyện”, thứ tư 觀察 “Quán sát”, thứ năm 迴向 “Hồi hướng”. 論云 “Luận vân” (Luận nói rằng), trong Luận lại nói, 云何讚歎?口業讚歎,稱彼如來名 “Vân hà tán thán? Khẩu nghiệp tán thán, xưng bỉ Như Lai danh” (Tán thán thế nào? Khẩu nghiệp tán thán, xưng danh đức Như Lai kia). Tán thán đây chính là niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô chính là tán thán. Nam Mô là ý nghĩa cung kính, là ý nghĩa lễ kính, lễ kính A Di Đà Phật, cung kính A Di Đà Phật, tán thán A Di Đà Phật. Khẩu nghiệp tán thán, xưng danh đức Như Lai ấy, đức Như Lai ấy chính là A Di Đà Phật.

          又彼觀察有三種 “Hựu bỉ quán sát hữu tam chủng” (Và quán sát đó có ba loại), tiếp theo đây giảng về quán sát, ba loại quán sát, loại thứ nhất, 觀察彼佛國土功德莊嚴 “quán sát bỉ Phật quốc độ công đức trang nghiêm” (quán sát công đức trang nghiêm cõi nước Phật ấy). Dựa theo đâu để quan sát? Dựa theo lời trên kinh nói, dựa theo ba kinh của Tịnh Độ. Kinh này nói được tỉ mỉ kỹ càng, giới thiệu tường tận: Thế giới Tây Phương Cực Lạc cho chúng ta. Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: cũng có bổ sung, trong đây không có nói đến thì bên đó có nói đến. Tiểu bản Kinh A Di Đà thì nói sơ lược, tại sao vậy? Bởi tiểu bản thuận tiện làm khóa tụng sớm tối, nhiều người đọc tiểu bản, vì giản lược. Nếu chư vị muốn hiểu rõ tường tận, thì chư vị đọc Sớ Sao của Đại sư Liên Trì, Viên Trung Sao của Đại sư U Khê, Di Đà Kinh Yếu Giải của Đại sư Ngẫu Ích, nói rất tỉ mỉ. Kinh phải đọc nhiều, phải nghe nhiều, tại sao vậy? Vì để hiểu rõ Thế giới Cực Lạc, sinh ra lòng yêu mến đối với Thế giới Cực Lạc, sinh ra nguyện vọng, nguyện vãng sanh.

          Trang nghiêm là tướng, là hình tướng, trang nghiêm là từ đâu đến? Từ công đức. Công đức là do ai tu? Do đức A Di Đà Phật tu. Trên Kinh Vô Lượng Thọ của chúng ta giảng rất rõ ràng, A Di Đà Phật phát đại nguyện, tu hành năm kiếp. Thầy của Ngài là Phật Thế Gian Tự Tại Vương, dùng thần thông hiện ra các cõi nước Phật trong mười phương, để Ngài thấy, dạy cho Ngài, lấy những ưu điểm, điều tốt đẹp: trong tất cả các cõi nước chư Phật, giúp Ngài xây thành Thế giới Cực Lạc. Sau khi xây thành Thế giới Cực Lạc, là cõi có đầy đủ viên mãn công đức trang nghiêm: trong tất cả cõi nước chư Phật. do đó vượt hơn tất cả cõi nước chư Phật ở mười phương. Xây dựng cõi Phật trang nghiêm đó: vì sao vậy? Vì để tiếp dẫn chúng ta. Gọi là Phật không độ người vô duyên, thật sự tin tưởng, thật sự phát nguyện, thật sự chịu niệm một câu A Di Đà Phật, chính là người có duyên, tiếp dẫn những người có duyên: vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, là không thể nghĩ bàn.

          Do đó Bồ-tát Thiên Thân: đã lập một khóa trình đơn giản cho chúng ta, ngày nay lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, đã đem pháp Ngũ Niệm của Bồ-tát Thiên Thân: viết thành quyển thời khóa tụng đơn giản, gọi là Tịnh Tu Tiệp Yếu, cũng gọi là Pháp môn Ngũ Niệm, viết được vô cùng hay! Đối với người tu hành mà nói thì quá thuận tiện rồi, đại khái chỉ cần nửa giờ: thì chư vị đã làm xong thời khóa rồi, hơn nữa khóa trình này tuy rằng rất ngắn, nhưng công đức thù thắng không gì bằng. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có Báo Ân Đàm, chính là chú giải cho 五念 “Ngũ Niệm”, chú giải cho Tịnh Tu Tiệp Yếu, giảng được quá hay! Chư vị thật sự đọc thêm mấy lần, thì chư vị không thể không tin đối với Tây Phương Tịnh Độ, thậm chí không thể không muốn đi, nhất định mong vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Là quyển sách nhỏ không gì thù thắng bằng: để tiếp dẫn đại chúng đồng sanh Cực Lạc, hy vọng các đồng tu không thể không xem quyển sách này. Các đồng học đã bỏ ra thời gian nhiều năm: viết phần giảng thuật của Niệm lão thành văn tự, tôi xem qua, cũng soạn thành sách nói, vô cùng thuận tiện. Tôi đã nghe quyển sách nói này hơn 70 lần, càng nghe càng hoan hỷ. Hy vọng các đồng học dành ra một chút thời gian: xem nhiều hơn, nghe nhiều hơn, tôi tin rằng chư vị sẽ được pháp hỷ.

Quán sát đó có ba loại, như thế nào là ba? Loại thứ nhất là: quán sát công đức trang nghiêm của cõi nước Phật đó; Thứ hai 觀察阿彌陀佛功德莊嚴 “quán sát A Di Đà Phật công đức trang nghiêm” (quán sát công đức trang nghiêm của A Di Đà Phật); Thứ ba là: 觀察彼諸菩薩功德莊嚴 “quán sát bỉ chư Bồ-tát công đức trang nghiêm” (quán sát công đức trang nghiêm của các Bồ-tát ấy), chia làm ba loại. Loại thứ nhất ở phía trước có 17 loại, quán sát y báo của A Di Đà Phật, là cõi nước, đã nói 17 loại công đức trang nghiêm của cõi nước; Quán sát công đức trang nghiêm: của A Di Đà Phật có tám loại; Quán sát công đức trang nghiêm của các vị Bồ-tát: vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc có bốn loại, thật sự không thể nghĩ bàn. 今經所云,正是第四觀察門。或兼口念,則兼第二讚歎門 “Kim Kinh sở vân, chánh thị đệ tứ quán sát môn. Hoặc kiêm khẩu niệm, tắc kiêm đệ nhị Tán thán môn” (Những gì Kinh này nói, chính là môn quán sát thứ tư. Hoặc kiêm miệng niệm, thì kiêm môn Tán thán thứ hai). Thứ ba là tác nguyện, chính là nhất định phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thứ ba là đại nguyện. 如是觀察或讚歎,晝夜相續 “Như thị quán sát hoặc tán thán, trú dạ tương tục” (Quán sát hoặc tán thán như vậy, ngày đêm liên tục), chư vị thời thời khắc khắc sẽ nghĩ đến. Vì thế Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm của Niệm lão, thật sự không có thời gian làm thời khóa sáng tối, công việc quá bận rộn, không có thời gian để học tập quyển đại Kinh này, thì học tập một quyển đó, rất tốt. Chư vị thật sự xem vào Báo Ân Đàm rồi, thì sanh tâm hoan hỷ, công đức không khác như niệm Kinh Vô Lượng Thọ. Chư vị chắc chắn sẽ phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, buông xuống thế giới Ta Bà, vậy thì đúng rồi. Cho nên ngày đêm liên tục, gọi là『晝夜思惟』“trú dạ tư duy” (ngày đêm tư duy).

Chúng ta xem thêm câu thứ ba tiếp theo: 【志心歸依。】 “Chí tâm Quy y”. Đây chính là phát nguyện,『至心歸依』“Chí tâm Quy y”. Trong Chú Giải nói, 志心歸依,頂禮供養,是第一禮拜門。論云:云何禮拜? “chí tâm Quy y, đảnh lễ cúng dường, thị đệ nhất Lễ bái môn. Luận vân: Vân hà lễ bái” (chí tâm Quy y, đảnh lễ cúng dường, là môn Lễ bái thứ nhất. Luận ghi rằng: Lễ bái thế nào?) Cách lạy này thế nào? 身業禮拜阿彌陀如來應正遍知 “Thân nghiệp lễ bái A Di Đà Như Lai Ứng Chánh Biến Tri” (Thân nghiệp lễ bái A Di Đà Như Lai Ứng Chánh Biến Tri), đây là đại biểu cho mười hiệu, 為生彼國意故 “vị sanh bỉ quốc ý cố” (bởi vì ý mong sanh cõi nước kia), Vì để làm gì? Vì mong vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Chúng ta lạy A Di Đà Phật, chính là cầu sanh Tịnh Độ, vì để sanh đến cõi nước ấy, ý là trong tâm đang mong muốn vãng sanh. 又歸依 “Hựu Quy y” (Và Quy y), quy y chính là 歸命 “quy mạng”. Trong Vãng Sanh Luận Chú nói rằng: 故知歸命即是禮拜。然禮拜但是恭敬,不必歸命。歸命必是禮拜。若以此推,歸命為重。 “Cố tri quy mạng tức thị lễ bái. Nhiên lễ bái đãn thị cung kính, bất tất quy mạng. Quy mạng tất thị lễ bái. Nhược dĩ thử suy, quy mạng vi trọng” (Nên biết quy mạng tức là lễ bái. Song lễ bái chỉ là cung kính, không cần quy mạng. Mà quy mạng cần phải lễ bái. Nếu suy theo đây, thì quy mạng là quan trọng). 今經云,歸依頂禮,復是志心 “Kim Kinh vân, quy y đảnh lễ, phục thị chí tâm” (Kinh này nói rằng, quy y đảnh lễ, lại là chí tâm), chí tâm này, ý nghĩa rất sâu, 更兼供養,彌顯精誠 “cánh kiêm cúng dường, di hiển tinh thành” (còn gồm cả cúng dường, càng rõ tinh thuần chân thành), đây là tâm chân thành. Ở trên Kinh có những câu rất hay! Về lễ bái, năm loại ý nghĩa nói trong Vãng Sanh Luận, đều ở ngay trong một lạy này thì viên mãn rồi, do đó nói càng hiển rõ chân thành đến cảm động.

Đoạn tiếp theo đây, là về quả báo, thật tu thì có quả báo.

【是人臨終。不驚不怖。心不顛倒。即得往生彼佛國土。】 “Thị nhân lâm chung, bất kinh bất bố, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh bỉ Phật quốc độ.” (Người đó lúc mạng sắp hết, không kinh hoảng không sợ sệt, tâm không điên đảo, liền được vãng sanh cõi nước của đức Phật ấy).

 Vẫn là điều trong Vãng Sanh Luận nói: 若善男子、善女人,修五念門成就者,畢竟得生安樂國土,見彼阿彌陀佛。“Nhược Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, tu Ngũ niệm môn thành tựu giả, tất cánh đắc sanh An Lạc quốc độ, kiến bỉ A Di Đà Phật” (Nếu người Thiện nam, người Thiện nữ, người tu thành tựu Ngũ Niệm Môn, thì cuối cùng được sanh cõi nước An Lạc, thấy đức A Di Đà Phật ấy). 妙因感果 “Diệu nhân cảm quả” (Nhân tuyệt diệu cảm quả), Ngũ Niệm là nhân tuyệt diệu, vãng sanh thấy Phật là quả báo, 是故臨命終時,蒙佛本願加威 “thị cố lâm mạng chung thời, mông Phật bổn nguyện gia uy” (là do lúc mạng sắp hết, nhờ uy lực gia trì từ bổn nguyện của Phật), sự gia trì của bổn nguyện, đây là uy đức. 慈悲加祐,令心不亂 “Từ bi gia hựu, linh tâm bất loạn” (Từ bi gia hộ, khiến tâm không loạn), câu nói này vô cùng khó có. Lúc sắp mạng chung, Nhất tâm Bất loạn quan trọng hơn bất kỳ điều gì, lúc này Nhất tâm Bất loạn: không phải do tự mình tu thành, mà là lúc lâm chung, A Di Đà Phật từ bi gia hựu, giúp cho chư vị Nhất tâm Bất loạn. 故得不驚不怖,心不顛倒 “Cố đắc bất kinh bất bố, tâm bất điên đảo” (Do đó được không kinh hoảng không sợ sệt, tâm không điên đảo), tâm không điên đảo chính là Nhất tâm Bất loạn, công đức này quá thù thắng rồi, thù thắng không gì sánh bằng, chúng ta phải biết. 慈悲加祐,令心不亂 “Từ bi gia hựu, linh tâm bất loạn” (Từ bi gia hộ, khiến tâm không loạn), câu nói này cũng xuất hiện trong: tiểu bản Kinh Di Đà của Đại sư Huyền Trang dịch, quyển mà Đại sư Câu Ma La Thập dịch không có: câu令心不亂 “linh tâm bất loạn” (khiến tâm không loạn) này, bản dịch của Đại sư Huyền Trang có, bổ sung câu đó vào rồi. Câu đó rất quan trọng, giúp người niệm Phật chúng ta, người cầu sanh Tịnh Độ tăng trưởng tín tâm. Công phu chúng ta chưa được cũng không sao, ở ngay trong sát-na này, A Di Đà Phật đại từ đại bi gia hộ cho chúng ta, giúp chúng ta Nhất tâm Bất loạn, thật khó có được điều này!

Do được 『不驚不怖,心不顛倒』“bất kinh bất bố, tâm bất điên đảo” (không kinh hoảng không sợ sệt, tâm không điên đảo). 不驚者,不驚慌失措。不怖者,不畏怖恐懼 “Bất kinh giả, bất kinh hoảng thất thố. Bất bố giả, bất úy bố khủng cụ” (Không kinh là: không hoang mang lúng túng. Không sợ là: không sợ hãi hoảng hốt). Đây là giảng điều gì? Đi được bình an, đi được tốt, tự tại vãng sanh. 不顛倒者,心不錯亂,憶佛之正念依然現前。故得往生。本品經文,未言臨終見佛,但既得往生則佛必然來迎 “Bất điên đảo giả, tâm bất thác loạn, ức Phật chi chánh niệm y nhiên hiện tiền. Cố đắc vãng sanh. Bổn phẩm Kinh văn, vị ngôn lâm chung kiến Phật, đãn kí đắc vãng sanh tắc Phật tất nhiên lai nghinh” (Không điên đảo là: tâm không hỗn loạn, chánh niệm nhớ Phật hiện tiền y nguyên. Vì thế được vãng sanh. Kinh văn của phẩm này, chưa nói lâm chung thấy Phật, nhưng đã được vãng sanh thì Phật tất nhiên đến đón). Chúng ta không thể quên câu này, tất cả người vãng sanh, lúc lâm chung, A Di Đà Phật chắc chắn đến tiếp dẫn, tại sao vậy? Bởi đó là bổn nguyện của A Di Đà Phật. Đặc biệt là nguyện thứ 18 “Mười niệm chắc chắn vãng sanh”, lâm chung, Thập ác Ngũ nghịch thật sự sám hối quay đầu, nhất tâm niệm Phật, một niệm, mười niệm đều có thể vãng sanh. Bổn nguyện của A Di Đà Phật, không có việc không đến đón tiếp, [Ngài] không đến đón tiếp: thì chư vị không tìm được Thế giới Cực Lạc ở đâu, cho nên đến lúc thì Phật chắc chắn đến đón. 因佛本願,臨終接引。若無佛迎,則凡夫自力不能往生 “Nhân Phật bổn nguyện, lâm chung tiếp dẫn. Nhược vô Phật nghinh, tắc phàm phu tự lực bất năng vãng sanh” (Nương vào bổn nguyện của Phật, lâm chung tiếp dẫn. Nếu không có Phật đón, thì tự sức của phàm phu không thể vãng sanh). Chư vị không biết Thế giới Cực Lạc ở đâu, vì thế chắc chắn Phật đến tiếp dẫn, không thể không biết. 今不言者 “Kim bất ngôn giả” (Ở đây không nói điều này), không nhắc đến câu nói này, bởi vì phẩm này: 專論因行,故不多涉往生之果境 “chuyên luận nhân hạnh, cố bất đa thiệp vãng sanh chi quả cảnh” (chuyên bàn về nhân hạnh, nên không liên quan nhiều đến cảnh giới quả báo vãng sanh), cảnh giới quả báo vãng sanh hiện tiền: đã được giản lược rồi, phải hiểu đạo lý này. Đây là quả tuyệt diệu.

          Tiếp theo thứ ba, 忙裡偷閑正念得生 “mang lý thâu nhàn chánh niệm đắc sanh” (trong sự bận rộn tranh thủ lúc rỗi rảnh chánh niệm được vãng sanh), đoạn này quan trọng. Trong đây chia bốn đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất: 勝因 “thắng nhân” (nhân thù thắng), nhân đó quá thù thắng rồi. Chúng ta xem Kinh văn:

          【若多事物。】 “Nhược đa sự vật.” (Nếu nhiều sự việc).

          Công việc bận rộn.

          【不能離家。不暇大修齋戒。一心清淨。有空閑時。端正身心。絕欲去憂。慈心精進。】“Bất năng ly gia, bất hạ đại tu trai giới. Nhất tâm thanh tịnh, hữu khống nhàn thời, đoan chánh thân tâm, tuyệt dục khử ưu, từ tâm tinh tấn.” (Không thể lìa nhà, không rảnh để đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, thì lúc rảnh rỗi, cần đoan chánh thân tâm; Tuyệt dục bỏ đi lo lắng phiền não, tâm từ tinh tấn).

          Đến chỗ này là một đoạn. Niệm lão chú giải, 右第三類,有二句 “hữu đệ tam loại, hữu nhị cú” (loại thứ ba này, có hai câu): Câu thứ nhất: 修行世善 “tu hành thế thiện” (tu hành việc thiện thế gian), câu thứ hai: 忙裡偷閑,正念得生 “mang lý thâu nhàn, chánh niệm đắc sanh” (tranh thủ lúc rảnh trong sự bận rộn, chánh niệm được vãng sanh). Mấu chốt là một câu ở phía sau, phải chánh niệm mới có thể được vãng sanh. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 此類 “thử loại” (hạng này), đây là một hạng người, 指事物繁多之人 “chỉ sự vật phồn đa chi nhân” (chỉ người nhiều công việc). 平素 “Bình tố”, chính là lúc bình thường, rất ít thời gian rảnh rỗi, giống như người bình thường 大修齋戒 “đại tu trai giới” (đại tu trai giới) họ không cách gì làm được, 更難於一心清淨 “cánh nan ư nhất tâm thanh tịnh” (nhất tâm thanh tịnh càng khó hơn), việc này thì họ không làm được. 如是之人 “Như thị chi nhân” (Người như vậy), người như vậy làm thế nào? Chúng ta muốn cầu vãng sanh, làm thế nào? Ở đây chỉ dạy chúng ta. 當努力行善 “Đương nỗ lực hành thiện” (Nên cố gắng hành thiện), tận tâm tận lực hành thiện, thiện, là Thập thiện nói ở phía trước, phải dùng Thập thiện làm tiêu chuẩn. 並應忙裡偷閑,善擇時機,遇緣即修,不使空過,亦定得往生 “Tịnh ưng mang lý thâu nhàn, thiện trạch thời cơ, ngộ duyên tức tu, bất sử khống quá, diệc định đắc vãng sanh” (lại còn cần phải tranh thủ lúc rỗi rảnh trong sự bận rộn, khéo lựa thời cơ, gặp duyên liền tu, đừng để luống qua, thì cũng nhất định được vãng sanh). Kết luận của câu sau cùng này hay, chắc chắn được vãng sanh, cũng có thể chắc chắn được vãng sanh. Tu hành vào lúc nào? Rảnh rỗi thì niệm Phật, gặp duyên liền tu, chỉ cần công việc đó: không cần phải dùng đến suy nghĩ thì đều có thể tu.

          Lão Hòa thượng Hải Hiền làm biểu pháp cho chúng ta, cả đời ngài trồng trọt, là nông phu, tuy rằng đã xuất gia, nhưng mỗi ngày vẫn phải ra vườn trồng trọt, canh tác. Canh tác không cần phải suy nghĩ, do đó không trở ngại ngài niệm Phật, cầm lấy cây cuốc, cầm lấy dụng cụ, một cuốc một tiếng Phật hiệu, từng tiếng không thiếu, đó chính là duyên, là cơ hội. Do đó ngài niệm Phật không gián đoạn, bất luận làm việc hay không làm việc, đều không gián đoạn Phật hiệu. Lúc có người thì niệm thầm, không ra tiếng, không làm phiền người khác, không trở ngại người khác; lúc không có người thì niệm ra tiếng, lúc có người thì niệm thầm. Không để phí thời gian trống, câu Phật hiệu này nối tiếp câu kia. Ngoài lúc đi ngủ bị gián đoạn ra, thức dậy lại tiếp nối, không luống qua. Chúng ta xem sau cùng, ở đây Niệm lão đã kết luận cho chúng ta: 淨宗之妙即在不離佛法而行世法,不廢世法而證佛法也 “Tịnh Tông chi diệu tức tại bất ly Phật pháp nhi hành Thế pháp, bất phế Thế pháp nhi chứng Phật pháp dã” (Điều tuyệt diệu của Tịnh tông ở chỗ: không rời Phật pháp mà hành Thế gian pháp, không bỏ pháp thế gian mà chứng Phật pháp), là lời trong Báo Ân Luận nói.

          『有空閑時』“Hữu khống nhàn thời” (Lúc có rảnh rỗi), tiếp lời nói phía trước, 事物繁多,未能身暇心淨 “sự vật phồn đa, vị năng thân hạ tâm tịnh” (nhiều công việc, chưa thể có được thân nhàn tâm tịnh), thân tâm đều không thể được nhàn rỗi, bình thường thân đang làm việc, trong tâm vẫn đang nghĩ sự việc, cho nên không thể 『大修齋戒』“đại tu trai giới” (đại tu trai giới). 則當善用時機 “tắc đương thiện dụng thời cơ” (thì phải khéo dùng thời cơ), ngay trong sinh hoạt hàng ngày phải hiểu được khéo dùng thời cơ, 遇閑即修,摒除世慮 “ngộ nhàn tức tu, bính trừ thế lự” (gặp lúc nhàn rỗi liền tu, loại bỏ lo âu thế gian), một vài sự việc bận lòng đối với thế gian: đều buông xuống, 勇猛專修 “dũng mãnh chuyên tu”. 此句有空閑時總貫下文,直至一日一夜,不斷絕者 “Thử cú ‘hữu khống nhàn thời’ tổng quán hạ văn, trực chí ‘nhất nhật nhất dạ, bất đoạn tuyệt giả’” (Câu “có lúc rảnh rỗi” này thông suốt toàn bộ văn dưới đây, cho đến ‘một ngày một đêm, không đoạn dứt’).

          端正身心,端身正意也 “Đoan chánh thân tâm, đoan thân chánh ý dã” (Đoan chánh thân tâm: là thân ngay ý thẳng vậy). Trong Phẩm Trược Thế Ác Khổ, trong Kinh có nói: 汝等能於此世,端心正意,不為眾惡,甚為大德。“Nhữ đẳng năng ư thử thế, đoan tâm chánh ý, bất vi chúng ác, thậm vi đại đức” (Các ông có thể ở đời này, tâm ngay ý thẳng, không làm các điều ác, thật là đức lớn). Đây là đức Phật: ở trong Kinh Vô Lượng khuyến khích chúng ta, 濁世惡苦品 “Trược Thế Ác Khổ Phẩm” (Phẩm Trược Thế Ác Khổ). Ngũ trược ác thế, thật không dễ dàng! Khi tôi còn trẻ, đọc được Kinh văn như vậy, tôi luôn cho rằng: Phật nói lời có chút quá mức, là có trược ác, nhưng cũng không nghiêm trọng giống như Phật nói vậy. Nhưng ngày nay xã hội chúng ta đang sống, đọc xem có tương ưng với câu Kinh văn này hay không? Không sai chút nào, giống như là xã hội này của chúng ta, do chính mắt đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhìn thấy, gọi đó là Ngũ trược ác thế. Có thể ở thế gian này, tâm ngay ý thẳng, không làm nghiệp ác, là khó, rất khó, chính là điều đã nói trong mười câu phía trước: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói lời đôi chiều, nói lời thêu dệt, nói lời ác độc, tham, sân, si, có thể không khởi tâm động niệm không? Ác duyên hiện tiền, chư vị có thể giữ vững được, không động tâm, có thể làm được không? Quá khó rồi! Do đó Phật ở đây tán thán, 端心正意,不為眾惡,甚為大德 “đoan tâm chánh ý, bất vi chúng ác, thậm vi đại đức” (đoan tâm chánh ý, không làm nhiều ác, thật là đức lớn), thật không dễ dàng, đó là đức lớn. Nói với ai những câu này? Nói với người học Phật, nói với người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Phật quả thật từ bi đến tột cùng.

          Trong Phẩm Trùng Trùng Hối Miễn nói rằng: 若曹作善,云何第一? “Nhược tào tác thiện, vân hà đệ nhất” (Các ông làm thiện, điều gì là nhất?) Chữ “nhược tào” là mọi người chư vị, tất cả chư vị nếu muốn hành thiện, thì việc nào đứng đầu? 當自端心,當自端身,耳目口鼻,皆當自端。“Đương tự đoan tâm, đương tự đoan thân, nhĩ mục khẩu tỵ, giai đương tự đoan” (Phải tự đoan chánh: thân ý của mình. Tai mắt mũi miệng, đều phải đoan chánh). Đây chính là đại thiện, tâm ngay ý thẳng, đây chính là đứng đầu trong làm thiện. Chúng ta trước [cần] tâm ngay ý thẳng, sau đó thân ngay thẳng, bao gồm tai mắt mũi miệng, sáu căn, sáu căn là ngay thẳng ý căn trước, sau đó mới ngay thẳng mắt tai mũi lưỡi thân. Chỗ này giảng, 是故遇空閑時,首應端正身心 “thị cố ngộ khống nhàn thời, thủ ưng đoan chánh thân tâm” (Cho nên gặp lúc nhàn rỗi, trước hết nên đoan chánh thân tâm). Lúc nhàn rỗi sẽ suy nghĩ lung tung, sẽ bị cảnh giới quấy nhiễu, mắt bị sắc quấy nhiễu; tai là âm thanh quấy nhiễu; mũi bị mùi quấy nhiễu; lưỡi bị vị quấy nhiễu; thân, ý không một thứ nào không bị quấy nhiễu, quấy nhiễu thì không được ngay thẳng, chúng ta nói là lệch rồi, tà rồi.

          絕欲者,在此期間絕斷男女間之愛欲。去憂,放下世間憂慮 “Tuyệt dục giả, tại thử kì gian tuyệt đoạn nam nữ gian chi ái dục. Khử ưu, phóng hạ thế gian ưu lự.” (Tuyệt dục là: trong thời gian ấy đoạn dứt ái dục giữa nam và nữ. Khử ưu là: buông xuống lo âu của thế gian), đây là Niệm lão chỉ dạy chúng ta ở đây. Về tuyệt dục, vào lúc bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, phải có thể giác ngộ, phải có thể buông xuống sự quấy nhiễu này, dùng 『絕欲去憂』“tuyệt dục khử ưu” (tuyệt dục bỏ đi lo lắng phiền não), buông xuống ái dục, buông xuống lo âu. 『慈心精進』“Từ tâm tinh tấn” (Tâm từ tinh tấn). 慈心,與眾生樂之心 “Từ tâm, dữ chúng sanh lạc chi tâm” (Từ tâm: tâm ban vui cho chúng sanh). Làm thế nào giúp chúng sanh lìa khổ được vui? Chúng ta nghĩ xem, đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng phương pháp nào? Tổ sư Đại đức các đời dùng phương pháp nào? Cách các ngài dùng: trì giới, giảng kinh, dạy học. Sau khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ, thì bắt đầu dạy học, ngày nay gọi là mở lớp dạy học, 49 năm không gián đoạn, Bố thí Pháp, Bố thí tài. Tài là gì? Nội tài, còn quan trọng hơn ngoại tài. Nội tài là gì? Thân thể, dùng thân thể này của ta để làm tấm gương. Trì giới chính là thân giáo, lời do Phật nói, Ngài đều làm được hết, đó chính là trì giới, vận dụng viên mãn Tam tụ Tịnh giới, vận dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày, làm một tấm gương tu hành: cầu ra khỏi sáu đường luân hồi cho người ta xem, dạy chư vị tu học thế nào. Không dễ dàng! Thân hành ngôn giáo: Phật làm được rồi, cho nên người nghe tin tưởng, không có nghi ngờ. Việc Phật không làm được thì nhất định không nói, nói ra người khác không tin, nói rồi người khác sẽ nghi ngờ.

          Khử ưu, chính là buông xuống việc lo âu của thế gian, chúng ta thường nói buông xuống vạn duyên. Tại sao vậy? Bởi Pháp thế gian này là giả, không phải là thật. Trong Kinh Kim Cang nói với chúng ta, 凡所有相,皆是虛妄 “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (những gì có tướng, đều là hư vọng), thậm chí đối với Phật pháp cũng buông xuống, trên Kinh nói 法尚應捨,何況非法 “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp còn nên xả, huống hồ chẳng phải pháp), pháp đó là Phật pháp. Tại sao phải buông xuống Phật pháp? Để dạy chư vị học một thứ thì được, đừng học quá nhiều. Pháp pháp bình đẳng, không có cao thấp, đã là tất cả pháp là bình đẳng, không có cao thấp, thì chúng ta phải buông xuống cao thấp, tuyển chọn một môn là được. Một môn thù thắng không gì sánh bằng: chính là tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ, tại sao vậy? Bởi người người làm được, mỗi người đều có thể thành tựu, đó chính là Pháp môn thù thắng nhất. Truyền cho chư vị Pháp môn này rồi, chư vị tu rất khó khăn, chư vị không làm được, thì đời này chư vị không lìa khỏi luân hồi, không thể thành tựu, định huệ đều không thể thành tựu, đó chính là không khế cơ, Pháp môn này không thích hợp với sự tu của chư vị. Vậy thì Pháp môn chúng ta học được, 84 ngàn Pháp môn đều không đủ tư cách, chỉ một môn này, một môn này chính là A Di Đà Phật: đại từ đại bi đến độ chúng ta, đến tiếp dẫn chúng ta đến Thế giới Cực Lạc, sanh đến Thế giới Cực Lạc: tự nhiên thì viên mãn rồi, thì thành Phật rồi.

          Do đó dạy chúng ta tuyệt dục khử ưu, hai câu này là buông xuống, hai câu tiếp theo là nhấc lên, nhấc lên điều gì? Từ tâm tinh tấn. Từ là ban vui, luôn phải giúp chúng sanh lìa khổ được vui. Muốn giúp chúng sanh lìa khổ được vui, thì trước hết tự mình lìa khổ được vui, chính mình không lìa khổ, thì làm sao có thể giúp người khác? Chính mình không được vui, làm sao có thể giúp người khác được vui? Được không? Được, đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm được rồi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni [chỉ] ba y một bát, giữa ngày ăn một bữa, mỗi đêm ở dưới một cây, đây là gì? Triệt để buông xuống, nỗi lo âu của người thế gian chính là những thứ này, Phật buông xuống hết toàn bộ. Ban vui bằng cách nào? Giúp người khai ngộ, khai ngộ liền vui. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói nhiều Pháp như vậy, đều là giúp chúng sanh khai ngộ, khai ngộ liền vui. Khai ngộ là gì? Đã liễu sanh tử, biết rằng đời này chính mình: nhất định ra khỏi sáu đường luân hồi, vui mừng biết bao, vui mừng thật sự, đây không phải là vui giả.

          Niệm lão ở đây chú giải rất hay, 今此修持 “kim thử tu trì” (nay tu trì pháp này), ngày nay chúng ta tu trì Pháp môn này, 是為饒益有情而修也 “thị vi nhiêu ích hữu tình nhi tu dã” (đó là làm nhiều lợi ích cho chúng hữu tình mà tu vậy). Ở trong Đại thừa giáo gọi là biểu pháp, làm tấm gương cho người khác xem. Chính mình như thế nào? Chính mình có thể vãng sanh bất cứ lúc nào, muốn đi thì đi. Tại sao không đi? Vì làm kiểu mẫu cho người khác xem, hy vọng ảnh hưởng thêm mấy người, dẫn thêm mấy người đến Thế giới Cực Lạc, đây là lễ vật mà A Di Đà Phật hoan hỷ nhất. Con đến rồi, Ngài xem con dắt một nhóm người đến nữa, A Di Đà Phật ưa thích việc này. Đây chính là tại sao: những Tổ sư Đại đức các đời, lúc trụ thế, ngày ngày giảng Kinh dạy học, lãnh chúng tu hành, chính là ý nghĩa này. 勇猛於修善斷惡 “Dũng mãnh ư tu thiện đoạn ác” (Dũng mãnh đối với tu thiện đoạn ác), đoạn ác tu thiện phải dũng mãnh, đây là thật tinh tấn. Quyển thứ hai của sách Phụ Hạnh, đây là giới bổn của Luật tông, trong đó nói, 於法無染曰精,念念趣求為進 “ư pháp vô nhiễm viết tinh, niệm niệm thú cầu vi tấn” (không nhiễm đối với pháp là tinh, niệm niệm vui hướng cầu là tấn). Không nhiễm đối với pháp, niệm niệm vui hướng cầu, không những là không nhiễm đối với pháp thế gian, mà cũng không nhiễm tất cả pháp xuất thế gian, đây là tinh, không nhiễm đối với pháp; với pháp thế gian và xuất thế đều không cầu, đây là tấn.

          Tiếp theo nói, trong quyển thứ tám của Hoa Nghiêm Đại Sớ nói rằng: 練心於法,名之為精。精心務達,目之為進。“Luyện tâm ư pháp, danh chi vi tinh. Tinh tâm vụ đạt, mục chi vi tấn” (Luyện tâm nơi pháp, gọi đó là tinh. Tâm tinh chuyên cốt phải đạt đến, coi đó là tấn). Tinh tâm vụ đạt. 蓋謂:精者,乃精一其心於佛法也 “Cái vị: Tinh giả, nãi tinh nhất kì tâm ư Phật pháp dã” (Đại khái nói rằng: Tinh, là tinh nhất tâm ấy đối với Phật pháp). Giải thích vậy càng rõ ràng hơn, chính là cổ đức dạy chúng ta: 一門深入,長時薰修 “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (thâm nhập một môn, huân tu lâu dài), chính là ý nghĩa này. Chúng ta phải chuyên nhất tâm đó nơi Phật pháp, Phật pháp chính là một bộ Kinh này, chính là một Pháp này, tín, nguyện, trì danh, Đại sư Ngẫu Ích giảng bốn chữ này, nhất định được sanh Tịnh Độ. 以此精心,唯以達本為務 “Dĩ thử tinh tâm, duy dĩ đạt bổn vi vụ” (Dùng tâm tinh chuyên này, chỉ vì đạt bổn là vụ), đạt là gì? Đạt là đạt đến. Đạt đến gì? Quan trọng nhất của chúng ta, là đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc: thân cận A Di Đà Phật. Ở Thế giới Cực Lạc, tâm tinh thuần của chúng ta hy vọng đạt đến: đại triệt đại ngộ, minh Tâm kiến Tánh, kiến Tánh thành Phật, ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc rốt ráo viên mãn, quả vị Diệu Giác, phía trên Đẳng Giác. Đó là đạt bổn, đó gọi là tấn. 本者本源也 “Bổn giả bổn nguyên dã” (Bổn là bổn nguyên vậy), bổn nguyên là gì? Tự Tánh, Bản Tánh, Bản Tâm, 明自本心,見自本性 “minh tự Bản Tâm, kiến tự Bản Tánh” (rõ Bản Tâm của chính mình, thấy Bản Tánh của chính mình), Tâm chính là Tánh, Tánh chính là Tâm, đây gọi là đạt bổn. Đạt bổn nhất định là ở Thế giới Cực Lạc, chúng ta đến Thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật từ bi đến tột cùng, chúng ta thật cầu, thì Ngài thật giúp đỡ, giúp chúng ta thành tựu, giúp chúng ta đạt bổn. Cho nên sau cùng nói được hay, rõ Bản Tâm chính mình, thấy Bản Tánh chính mình, ấy là “đạt bổn”. 《大疏》之義較勝 “Đại sớ chi nghĩa giảo thắng” (Nghĩa của Đại Sớ khá thù thắng), ý nghĩa này trong Hoa Nghiêm Đại Sớ nói được hay, giảng vô cùng hay, ngắn gọn dễ hiểu.

          Đoạn nhỏ thứ hai tiếp, 斷惡修善 “đoạn ác tu thiện”. Đoạn này là nói phải lập tức làm ngay, những Kinh văn này phải viết ở trên tường, thường xuyên nhìn thấy, đừng nên quên mất.

     【不當瞋怒。嫉妒。不得貪餮慳惜。不得中悔。不得狐疑。要當孝順。至誠忠信。】 “Bất đương sân nộ, tật đố. Bất đắc tham thiết xan tích. Bất đắc trung hối. Bất đắc hồ nghi. Yếu đương hiếu thuận, chí thành trung tín.” (Không được sân hận, đố kị; Không được: tham lam, ham thức ăn ngon, keo kiệt tiếc của; Không được giữa chừng hối hận; Không được nghi ngờ; Cần phải: hiếu thuận, hết lòng thành kính, trung tín).

          Đây đều là tật xấu của chúng ta, được mấy người không có? Đều có. Không thể buông xuống những tật này, thì công phu tu hành làm sao có thể đắc lực? Vì thế, tu hành khó: là khó ở chỗ này. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão, 從不當瞋怒至至誠忠信,乃第一句,為人乘之世善 “tùng ‘bất đương sân nộ’ chí ‘chí thành trung tín’, nãi đệ nhất cú, vi Nhân thừa chi thế thiện” (từ “không nên sân nộ” đến “chí thành trung tín”, là câu thứ nhất, là thiện thế gian thuộc Nhân thừa), thiện pháp của thế gian, của người thế gian. Thừa này chính là Tam thừa, cộng thêm nhân, thiên vào, gọi là Ngũ thừa. Tam thừa là Đại thừa, Duyên-giác là Trung thừa, Thanh-văn là Tiểu thừa, thông thường nói Tam thừa, chúng ta nên biết. Thiện hạnh của Nhân thừa, tu điều này, đời sau sẽ được thân người, sẽ không mất đi thân người, là ý nghĩa này. Nói cách khác, không sửa được những tật xấu này, thì đời sau đều không có được thân người, làm sao có thể vãng sanh? Do đó chư vị nếu hỏi bắt đầu tu hành từ đâu, thì tu từ chỗ này, không nên sân nộ.

          嫉妒,妒忌他人之盛事。又害賢曰嫉 “Tật đố, đố kỵ tha nhân chi thạnh sự. Hựu hại Hiền viết tật” (Tật đố, đố kị việc hưng thịnh của người khác. Lại hại bậc Hiền gọi là tật). Người khác có vượt hơn mình, đa phần là danh văn lợi dưỡng, có vượt qua mình thì không chịu nổi, liền sanh khởi tâm đố kỵ, chúng ta nhất định phải biết điều này. Cho nên đã tạo nghiệp đó rất sâu, người đố kỵ chướng ngại nghiêm trọng đều ở địa ngục. Hại bậc Hiền, tại vì sao? Bởi đều sợ họ vượt qua chính mình. Tâm đó làm sao có thể vãng sanh? Không những không thể vãng sanh, mà không đạt được thân người, rồi đi đến nơi nào? Đi đến ba đường ác. 『貪餮』“Tham thiết” (Tham thức ăn ngon), chúng ta thông thường nói ham ăn, 貪食也 “tham thực dã” (tham ăn vậy). 『慳惜』“Xan tích” (Keo kiệt tiếc của), trong sách Đại thừa Nghĩa Chương nói rằng, 吝惜財法稱慳 “lận tích tài pháp xưng xan” (tham luyến keo kiệt tài và pháp gọi là xan), chúng ta gọi là bủn xỉn nhỏ mọn. Đối với tài pháp nếu là keo kiệt mà nói, tài không chịu thí tài; Pháp, không sẵn lòng nói pháp cho người, điều thứ nhất là trong mạng không có tài, điều thứ hai là trong mạng không có trí huệ. Cho nên, Bố thí tài được tài phú, Bố thí pháp được thông minh trí huệ, có tài không chịu Bố thí, có pháp cũng không chịu Bố thí, thì đời sau là người thế nào? Không có trí huệ lại không có tài phú. Vậy thì sai rồi.

          Đời này tôi gặp được Đại sư Chương Gia, nếu không gặp được Đại sư Chương Gia, thì tài pháp đều bằng không. Tại sao vậy? Bởi trong đời quá khứ chính là thiếu khuyết bố thí tài, tài thí, pháp thí, vô úy thí đều thiếu hụt. Quả báo đó là gì? Là bần cùng, không có trí huệ, không có thọ mạng, điều này thật sự không phải giả. Đời này gặp được Phật pháp rồi, gặp được Đại sư Chương Gia, ngài liền dạy tôi phải tu ba loại Bố thí. Về Bố thí, tôi không có tiền, tài thí tôi biết, nhưng lấy gì để Bố thí? Ngài hỏi tôi, có một hào tiền hay không? Tôi nói một hào có thể. Một đồng tiền có hay không? Một đồng vẫn được. Thì con Bố thí từ một hào, một đồng, nuôi dưỡng thành tâm Bố thí, ý niệm Bố thí. May mắn trong đời quá khứ, đã tu một chút Bố thí pháp, cho nên vẫn còn một chút trí huệ nhỏ, có thể nghe hiểu những lời này của Đại sư, có thể tiếp nhận, liền thật làm.

          Thọ mạng của tôi chỉ có 45 tuổi, năm nay đã 90 rồi, 45 năm [sau] này là do Phật Bồ-tát gia trì, không phải do trong mạng tôi có. Xuất gia cùng chúng tôi, còn có hai người bạn tốt, cùng tuổi, vận mệnh cũng giống nhau, đều không qua khỏi 45 tuổi. Năm 45 tuổi đó, tháng ba Pháp sư Pháp Dung ra đi, tháng năm Pháp sư Minh Diễn ra đi, tháng bảy tôi bị bệnh rồi, tôi liền biết phải đi rồi, không sai một chút nào. Cho nên tôi niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, niệm Phật một tháng, bệnh khỏi rồi, tôi không uống thuốc, không tìm bác sĩ. Biết bao người quan tâm tôi, tôi nói mạng hết rồi, bác sĩ chỉ có thể trị bệnh mà không thể trị mạng, mạng hết rồi thì phải đi thôi, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì đúng rồi. Cũng có mấy học trò giúp đỡ tôi, cùng niệm Phật chung với tôi, trợ niệm. Do đó thật sự không phải giả.

          Thầy dạy tôi ba loại Bố thí, tôi đều làm, Bố thí pháp, hoan hỷ vì người nói pháp, chỉ cần họ hoan hỷ nghe, một người tôi cũng giảng. Ở Đài Trung tôi học giảng Kinh chính là đã học như vậy, giảng cho ai? Người ưa thích nghe thì tôi giảng cho họ, hẹn thời gian, một tuần một lần, đến nhà họ, thuận tiện, họ chỉ cần pha cho tôi một ly trà là được rồi, tôi giảng cho họ hai giờ, tôi dùng cơ hội này để luyện tập giảng kinh. Vì thế trước khi tôi xuất gia, tôi học hiểu 13 bộ Kinh, 15 tháng học hiểu 13 bộ kinh, tôi biết giảng cả 13 bộ kinh, giảng được cũng khá. Cho nên tôi vừa xuất gia, Pháp sư Bạch Thánh: liền bảo tôi đến dạy học ở Học viện Tam Tạng. Tôi đã học 13 bộ kinh, Học viện đó một học kỳ mới học một bộ, mới dạy một bộ, ba năm tốt nghiệp rồi, mới dạy hết sáu bộ, tôi vẫn còn bảy bộ chưa có dùng đến. Do đó tôi không hứng thú với Phật học viện. Tôi học Kinh giáo ở Đài Trung, tiến độ là một tháng học một bộ, 15 tháng học hết 13 bộ, trong 13 bộ này bao gồm Kinh Kim Cang, bao gồm Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, bao gồm Kinh A Di Đà, những bộ đó đều là dung lượng hơi lớn một chút. Tôi khai giảng Kinh Kim Cang, là ở lớp Nghiên Cứu Nội Điển, thầy Lý mở lớp Nghiên Cứu Nội Điển, với tám người học trò, sáu người thầy, tôi là một trong số đó, tôi chủ yếu dạy: là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.

          Do đó học Giáo chỉ cần chuyên tâm, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, học từng thứ từng thứ, không thể cùng lúc học hai thứ. Đây là điều thầy Lý kiêng kỵ nhất, chư vị học hai thứ cùng lúc thì thầy không dạy chư vị, thầy rất thẳng thắn nói với chư vị, chư vị không có năng lực tiếp nhận. Học từng môn từng môn, một môn chưa học tốt, thế nào gọi là học tốt? Có thể giảng là học tốt, vì thế tôi phải tìm nơi để giảng. Liên hữu ở Đài Trung rất nhiều, tôi liền tìm họ, tôi ngày ngày giảng, thứ hai, thứ hai mỗi tuần, giảng một loại ở trong nhà Trương Tam, thứ ba mỗi tuần, giảng ở nhà Lý Tứ lại giảng một loại khác. Tự mình phải biết tìm cơ hội, phải luyện tập, không lên bục giảng, không luyện tập thì không được, không thể thành tựu.

          Do đó quyết không thể lơ là ba loại Bố thí, tài Bố thí, pháp Bố thí, vô úy Bố thí. Vô úy Bố thí tôi làm được nhiều là phóng sanh, về bệnh khổ, ở trong bệnh viện tôi Bố thí tiền thuốc và chữa bệnh. Mãi đến hiện tại, tôi ở Toowoomba nước Úc, bệnh viện do Chính phủ Úc mở, tôi hiện tại vẫn là mỗi tháng, quyên góp mười ngàn tiền Úc, cho người nghèo cùng làm tiền thuốc và chữa bệnh. Tôi đã sống ở đó 14 năm, không có gián đoạn, mỗi năm là 120.000. Bố thí y dược, [cũng là] Bố thí vô úy. Còn có một việc, Trung tâm chăm sóc việc lâm chung do đạo Cơ Đốc mở, làm được rất tốt, họ phục vụ rất chu đáo. Tuy là Cơ Đốc giáo, nhưng nếu là Phật giáo đồ chúng ta lâm chung, họ cũng quan tâm, làm theo nghi thức đạo Phật, tôi nhìn thấy rất hoan hỷ. Họ cũng đến tìm tôi, kinh phí họ khó khăn, tôi cũng là cho họ 120 ngàn mỗi năm. Hai nơi này, là 240 ngàn, mỗi năm 240 ngàn, 14 năm không sót, việc này thuộc về Bố thí vô úy. Cho nên tài, pháp đều Bố thí, mà vì công đức của pháp Bố thí thù thắng nhất.

          Nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy học cả đời, Phật đã làm tấm gương cho chúng ta, thầy yêu cầu tôi học đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy học không có Đạo tràng, cả đời không xây Đạo tràng. Tôi ngày nay mới hiểu được ý của Ngài, xây Đạo tràng có rất nhiều tai hại, chướng đạo. Trước đây tôi không biết, đến lúc tôi lớn tuổi như vầy, mới bỗng nhiên đại ngộ, tại sao Phật không xây Đạo tràng, vì để đoạn đứt tâm tham của người khác. Giữa ngày ăn một bữa, mỗi đêm ở dưới một cây, là chính xác. Thời bấy giờ sức khỏe mọi người tốt, ngày nay chúng ta không đủ thể lực, ban đêm tĩnh tọa ở bên ngoài: một đêm ở đó, đại khái ngày hôm sau, thì phải vào phòng bệnh chăm sóc đặc biệt rồi, không dám thử nghiệm. Biết là được rồi, chúng ta vô cùng hổ thẹn, không sánh kịp với đức Phật, ban đêm vẫn phải có nơi: có thể tránh gió che mưa, thì đủ rồi. Trong tâm thật sự làm được lời đoạn Kinh này nói, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

(Hết tập 333)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0