Responsive Menu
Add more content here...

Tập 338 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 26: LỄ CÚNG THÍNH PHÁP

LỄ BÁI CÚNG DƯỜNG NGHE PHÁP

Tập 338

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 23 tháng 5 năm 2016.

Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn.

Dịch giả: Minh Tâm.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

 

          Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử diệu âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn; quy y Đạt Mạ, ly dục trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 806, dòng cuối cùng: 歎彼佛剎 “Thán bỉ Phật sát ” (Ca ngợi cõi Phật kia). Mời xem kinh văn:

【觀彼殊勝剎。微妙難思議。功德普莊嚴。諸佛國難比。】  “Quán bỉ thù thắng sát. Vi diệu nan tư nghị. Công đức phổ trang nghiêm. Chư Phật quốc nan tỉ.” (Quán cõi ấy thù thắng, vi diệu khó nghĩ bàn, công đức rộng trang nghiêm, cõi chư Phật khó bằng.)

Việc ca ngợi này: là do Bổn Sư Thích Ca Phật tán thán. Để chúng ta liên tưởng đến: mười phương ba đời vô lượng vô biên cõi nước chư Phật, không có một vị Phật nào: không ca ngợi giống Thế Tôn như vậy. Do đây có thể biết, công đức Di Đà thù thắng không gì hơn, mười phương hết thảy chư Phật đều không sánh bằng. Ngài là công đức trí huệ viên mãn rốt ráo, bi tâm vô lượng, mở pháp môn Tịnh tông, độ vô lượng vô biên chúng sanh khổ não, vãng sanh Thế giới Cực Lạc thì thành Phật. Cho nên pháp môn này bảo người ta khó tin dễ hành, chỉ cần không hoài nghi, thật sự tin tưởng có Thế giới Cực Lạc, Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ không lừa gạt chúng ta, có A Di Đà Phật, có bốn mươi tám nguyện tiếp dẫn chúng sanh.

Chúng ta xem kinh văn,

觀彼殊勝剎。微妙難思議。功德普莊嚴。諸佛國難比

“Quán bỉ thù thắng sát, vi diệu nan tư nghị, công đức phổ trang nghiêm, chư Phật quốc nan tỉ” (Quán cõi ấy thù thắng, vi diệu khó nghĩ bàn, công đức rộng trang nghiêm, cõi chư Phật khó bằng). Kệ này rất phổ biến, phải niệm nhiều, phải nhớ thuộc nhiều, để chúng ta thời thời khắc khắc: nghĩ đến Thế giới Cực Lạc. Tiếp theo chúng ta xem chú giải của Niệm lão, đây là bài kệ thứ ba, 讚佛國土。極樂世界國中萬物,嚴淨光麗,形色殊特,窮微極妙 “Tán Phật quốc độ. Cực Lạc thế giới quốc trung vạn vật, nghiêm tịnh quang lệ, hình sắc thù đặc, cùng vi cực diệu” (Ca ngợi cõi nước Phật, vạn vật trong cõi nước Thế giới Cực Lạc, trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hoa lệ, hình sắc đặc biệt thù thắng, vi diệu vô cùng).

Tiếp theo giải thích, 其形色, “kỳ hình sắc” (hình sắc đó) hình trạng, màu sắc, ánh sáng, tướng hảo, 名數 “danh số” danh là nói chủng loại, nói không hết, số lượng cũng không cách gì nói rõ ràng, cũng không thể gọi tên, nói không hết, 亦無能清辯 “diệc vô năng thanh biện” (cũng không thể phân rõ), không ai có năng lực này, phân-biệt rõ rõ ràng ràng ra, thì quá nhiều rồi, vô lượng vô biên. 蓋彼土殊勝微妙,非言思所能及 “Cái bỉ độ thù thắng vi diệu, phi ngôn tư sở năng cập” (Vì cõi kia thù thắng vi diệu, không ngôn từ tư duy nào theo kịp được), ngôn là ngôn thuyết, nói không hết; tư là tư duy, không cách gì tưởng tượng, quá vi diệu rồi. 故曰:觀彼殊勝剎,微妙難思議 “Cố viết: quán bỉ thù thắng sát, vi diệu nan tư nghị” (nên nói: quán cõi thù thắng kia, vi diệu khó nghĩ bàn), Thích Ca Mâu Ni Phật ca ngợi cõi nước kia như vậy.

種種莊嚴,入一法句,即清淨句,即真實智慧無為法身 “Chủng chủng trang nghiêm, nhập nhất pháp cú, tức thanh tịnh cú, tức chân thực trí huệ vô vi Pháp-thân” (Đủ loại trang nghiêm, nhập vào một câu pháp, tức là câu thanh tịnh, tức là chân thật trí huệ vô vi Pháp-thân). Thể đó là chân thật trí huệ vô vi Pháp-thân, là xuất hiện từ thể này. Pháp-thân không có tướng, Pháp-thân thực sự: tràn đầy vô lượng trí huệ chân thật. Lục tổ Đại sư Huệ Năng: lúc khai ngộ nói với chúng ta, 何期自性,本自具足 “hà kỳ Tự-tánh, bổn tự cụ túc” (nào ngờ Tự-tánh, vốn tự đầy đủ). Đầy đủ gì? Thứ nhất là trí huệ, đầy đủ trí huệ chân thật, trí huệ này vô lượng vô biên; đầy đủ công đức, công đức không phải là đến từ bên ngoài, công đức cũng là vô lượng vô biên; tướng hảo, tướng tốt là hình tướng, những thứ mà sáu căn có thể tiếp xúc được: cũng là vô lượng vô biên, không cách nào tưởng tượng, không ai nói ra được, Pháp-thân không có tướng, nhưng có thể hiện ra tất cả tướng. Hiện tướng không thể nói nó có, không hiện không thể nói nó không. Thật sự là rời Tứ Cú, tuyệt Bách Phi. Vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc: thì thấy được rồi.

          Nếu như không phải ở thế giới Cực Lạc, mà trong mười phương cõi nước chư Phật, thì nhất định phải là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ mới nhìn thấy. Tuy rằng thấy được, vẫn phải trải qua thời gian rất dài, bởi vì nhìn thấy Pháp-thân, thì Bồ-tát Sơ-trụ Viên giáo đã nhìn thấy rồi, lên trên, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác 41 cấp bậc ấy, nhìn thấy Pháp-thân, Đẳng-giác mới nhìn thấy Pháp-thân viên mãn.

          40 vị thứ phía trước: cũng nhìn thấy Pháp-thân rồi, nhưng không viên mãn, gọi là phần chứng. Người xưa dùng mặt trăng làm ví dụ, ví dụ Pháp-thân viên mãn: là trăng tròn ngày 15. Chư vị nhìn thấy là trăng tròn, trước khi trăng tròn, từ trăng khuyết đến 14 âm lịch của chúng ta, 15 là trăng tròn, 14 ngày cũng là phần chứng. Mỗi ngày nhìn thấy được nhiều hơn, đến ngày 15 viên mãn, ngày 15 là rốt ráo nhìn thấy, 14 ngày trước là phần chứng nhìn thấy, không phải viên mãn. Đây mới có thể thực sự: nhìn thấy bản lai diện mục của chính mình.

          Biến pháp-giới hư-không-giới từ đâu đến vậy? Do Pháp-thân biến hiện ra. Pháp-thân, có duyên thì hiện tướng, không có duyên không hiện tướng. Những ai không có duyên? Bồ-tát Đẳng-giác trở lên thì không duyên nữa, điều họ thấy là gì? Đại quang minh tạng, một màng ánh sáng, đó là Pháp-thân. Pháp-thân không sanh không diệt, Pháp-thân ở nơi nào? Không lúc nào không có, không nơi nào không có. Nói cách khác, thế giới này ngày nay của chúng ta, quả địa cầu này, hệ mặt trời, dải ngân hà này, chúng ta thể hội được hư không pháp-giới: đều ở trong Pháp-thân, không tách rời Pháp-thân, tách rời Pháp-thân nó không thể tồn tại.

Giống chúng ta xem tivi, những hiện tượng mà các kênh hiện ra: không lìa khỏi màn hình, rời khỏi màn hình thì không thể hiển hiện, màn hình thì giống như là Pháp-thân, phải nương tựa màn hình hiện hết thảy hiện tượng. Do đó hiện tướng không phải là thật, hiện tướng đều là pháp sanh diệt, thường tịch quang bất sanh bất diệt. Vì thế hiện tướng không thể nói nó có, không hiện tướng không thể nói nó không.

Xưa đến nay, bao nhiêu người thông minh: đang tìm tòi vấn đề này, phương pháp dùng đúng rồi thì có duyên. Phương pháp này là gì? Giới định huệ. Trì giới đắc định, mục đích của trì giới là gì? Là đắc định, mục đích của đắc định là khai trí huệ, trí huệ khai rồi thì thấy được cảnh giới này, trí huệ không khai thấy không được. Ngày nay chúng ta có thể thể hội được một ít, là do nghe Phật Thích Ca Mâu Ni nói, nếu Phật Thích Ca Mâu Ni không nói rõ cho chúng ta: thì chúng ta không biết.

極樂依正 “Cực Lạc y chánh” (y-báo chánh-báo cõi Cực Lạc), nói được hay, y-báo là hoàn cảnh, chánh-báo là những người cư trú: ở thế giới Cực Lạc. Thế giới đó chỉ có hai loại người, một loại là Phật: là A Di Đà Phật, ngoài Phật ra là Bồ-tát, là học trò của Phật, Phật là thầy, Bồ-tát là học trò. Đều là Bồ-tát, mà còn đều là Bồ-tát Đại-thừa. Tại sao? Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, đây chính là đại Bồ-tát, không có phát Bồ-đề tâm không thể vãng sanh. Cho nên Bồ-đề tâm quan trọng, phía trước chúng ta học qua, bốn độ ba bậc chín phẩm: cả thảy cần phải發菩提心,一向專念“phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” (phát tâm Bồ-đề, một hướng chuyên niệm) mới có thể vãng sanh, đây là việc không thể không biết.

          Chúng ta tiếp theo xem xuống dưới, 故下云 “cố hạ vân” (nên bên dưới nói rằng), hai câu này phía sau 功德普莊嚴。如是妙土,如經云:超逾十方一切世界,故云諸佛國難比 “công đức phổ trang nghiêm. Như thị diệu độ, như kinh vân: siêu du thập phương nhất thiết thế giới, cố vân chư Phật quốc nan tỉ” (Công đức trang nghiêm khắp. Quốc độ vi diệu như vậy, như trong kinh nói rằng: vượt hơn hết thảy thế giới ở mười phương, nên nói rằng các nước chư Phật khó sánh bằng), sánh không được. Các nước chư Phật cũng là do Tự-tánh chúng ta biến hiện, Thế giới Cực Lạc vẫn là do Tự-tánh biến hiện, cả thảy là do Tự-tánh biến hiện, tại sao còn có sai biệt?

          Sai biệt này được phát sinh thế nào? Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật nói cho chúng ta biết, vũ trụ này: vô lượng vô biên cõi nước chư Phật đều không ngoài唯心所現,唯識所變“duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”(chỉ do tâm hiện, chỉ do thức biến). Duy tâm sở hiện, lại thêm duy thức sở biến: thì khác nhau thôi. Nếu như chỉ có duy tâm sở hiện không có duy thức sở biến thì hoàn toàn giống nhau. Chỗ nào không có duy thức sở biến? Thật-báo-trang-nghiêm độ.

          Mỗi một tôn Phật đều có Thật-báo-trang-nghiêm độ, Thật-báo-trang-nghiêm độ của Bổn sư Thích Ca: gọi là thế giới Hoa Tạng. Thật-báo-trang-nghiêm độ của A Di Đà Phật: gọi là thế giới Cực Lạc. Trong thế giới Cực Lạc không có thức, không có tám thức, 51 tâm sở. Chỉ có tâm hiện không có thức biến. Thế giới này của chúng ta, ngoại trừ thế giới Hoa Tạng là tâm hiện ra, chín pháp-giới khác đều là do thức biến, trong chín pháp-giới vẫn bao gồm Phật pháp-giới, cũng chính là mười pháp-giới khác: chỉ do thức biến.

          Cho nên trong mười pháp-giới, Phật trong pháp-giới Phật là địa vị gì? Việc này không thể không biết. Ngài Hiền Thủ, Thiên Thai đều nói, địa vị Phật đó là Tương tự tức Phật. Tam học Giới định huệ trên kinh Phật nói: các ngài đều hiểu được, mà còn y giáo phụng hành học được rất giống, tại sao gọi là tương tự? Bởi các ngài chưa kiến tánh, phục được phiền não chứ chưa đoạn, các ngài vẫn là phàm phu.

Trong sáu đường là phàm phu, Đại-thừa giáo gọi các họ là Ngoại phàm; Tứ thánh pháp-giới trong mười pháp-giới gồm: Thanh-văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật: gọi là nội phàm. Phân thành nội ngoại, nội là đến gần giác ngộ. Cho nên Phật trong mười pháp-giới: phải đoạn vô minh. Thật sự đoạn vô minh rồi, vô minh là gì? Sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần: không khởi tâm không động niệm, chính là đoạn vô minh rồi, vô minh chính là khởi tâm động niệm. 

Vì vậy nó là thuộc về thức, khởi tâm động niệm, phân-biệt chấp-trước càng ngày càng nghiêm trọng. Khởi tâm động niệm là vô minh, Phật trong mười pháp-giới. Phân-biệt, cũng đoạn phân-biệt rồi, đó chính là Bồ-tát. A-la-hán còn có phân-biệt, đoạn chấp-trước rồi là A-la-hán, A-la-hán không còn chấp-trước. Làm rõ ràng, làm sáng tỏ những sự lý này, thì chúng ta biết thế nào là tu hành, tu điều gì.

          Trong giáo lý Đại-thừa, tu hành chính là luyện công phu trong cảnh giới, luyện công phu gì? Luyện không chấp-trước. Ta đối với hết thảy pháp thế gian, thất tình ngũ dục không chấp-trước thêm nữa, hết thảy đều tùy duyên, không để vào trong tâm, đây chính là A-la-hán.

          Nếu là thật sự đoạn dứt rồi, đoạn dứt rồi thì chứng A-la-hán, A-la-hán tu điều gì? Tu phân-biệt, bởi vì họ vẫn còn phân-biệt, không còn chấp-trước, họ còn phân-biệt. Sau khi đoạn hết phân-biệt thì họ nâng lên rồi, Bồ-tát, Bồ-tát không phân-biệt. Bồ-tát nâng lên thêm nữa thì thành Phật rồi, Bồ-tát vẫn còn khởi tâm động niệm, không còn phân-biệt chấp-trước.

Cho nên địa vị cao nhất, không khởi tâm, không động niệm, thế thì thành Phật rồi. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, nhìn được tỏ tường, nghe được rõ ràng, không khởi tâm, không động niệm, đây gọi là Phật. Tu điều gì? Là tu điều này.

Dùng cách gì để tu? Phương pháp nào cũng được, tám muôn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, phương pháp môn đạo vô lượng vô biên, vô số vô tận, sở tu là một sự tình, chính là không khởi tâm không động niệm, không phân-biệt không chấp-trước. Nếu chư vị nhìn thấy sắc nghe tiếng, mà khởi tâm động niệm, phân-biệt chấp-trước cả thảy đều có, đây gọi là phàm phu sáu đường, phàm và Thánh là từ đây đến, không thể không biết. Tỏ tường rồi, thế thì biết được chân tu hành chính là nhìn thấy, buông xuống.

Tôi gặp mặt Đại sư Chương Gia, ngày đầu tiên dạy cho tôi, nhìn thấu, buông xuống. Nhìn thấu điều gì? Hiểu được chân tướng sự thực thì nhìn thấu rồi; buông xuống điều gì? Buông xuống vọng-tưởng phân-biệt chấp-trước. Xem chư vị buông bao nhiêu, là chư vị ở trên thứ vị nào. Thật sự không chấp-trước thì chứng quả A-la-hán, sáu loại thần thông hiện tiền, trí huệ đức năng đều hiện tiền, đây là Tiểu-thừa. Không phân-biệt là Bồ-tát, cấp bậc của Bồ-tát rất nhiều. Các tông phán giáo không giống nhau, việc đó không quá quan trọng lớn, không có quan trọng lớn gì, nguyên lý nguyên tắc hoàn toàn tương đồng. Tóm lại, vẫn là phải dùng nhìn thấu buông xuống, không thể dừng nghỉ, vẫn phải nỗ lực.

Sau khi chứng đắc A-la- hán, nhất định phải nâng lên đến làm Bồ-tát, Bồ-tát Thập Tín vị, Bồ-tát Thập Trụ vị, Bồ-tát Thập Hạnh vị, Bồ-tát Thập Hồi Hướng, Bồ-tát Thập Địa, mới có Đẳng Giác, Diệu Giác mới viên mãn.

Cực Lạc diệu độ vi diệu không thể nói hết, 如經云:超逾十方一切世界“như kinh vân: Siêu du thập phương nhất thiết thế giới” (như kinh nói: vượt hơn hết thảy thế giới mười phương), du là vượt hơn, 故云:諸佛國難比“cố vân: Chư Phật quốc nan tỉ” (nên nói: các cõi nước Phật khó sánh bằng), không thể so sánh với cõi ấy. Chúng ta xem tiếp kinh văn bên dưới,  歎發大願“thán phát đại nguyện” (ca ngợi người phát nguyện lớn), thán này là tán thán, ca ngợi người phát đại nguyện.

因發無上心。願速成菩提。“Nhân phát vô thượng tâm. Nguyện tốc thành Bồ-đề” (do phát tâm vô thượng, nguyện mau thành Bồ-đề) 

Người phải phát tâm lớn, tại sao? Hy vọng sớm một ngày thành vô thượng Bồ-đề, Bồ-đề chính là đại giác, đại giác từ đâu đến vậy? Đến từ tâm lượng lớn. Tâm lượng lớn là gì? Rộng lớn không gì sánh được là Phật, tâm lượng nhỏ không thể thành tựu. Hai câu nói này nhắc nhở chúng ta, tâm lượng của người nhỏ, thì niệm Phật, giống như Đại sư Ngẫu Ích nói ví von vậy, niệm đến gió thổi không động, mưa tạt không ướt, ví von như vậy, mà không có phát tâm Bồ-đề, có thể thành tựu hay không? Không thể thành tựu, vẫn là phàm phu trong sáu đường. Một người thành tựu, bất luận là thế pháp, là Phật pháp, thành tựu lớn nhỏ tỉ lệ thuận với tâm lượng, chư vị có tâm lượng lớn bao nhiêu, thì chư vị có thể có thành tựu bấy nhiêu. Học Phật phải thành Vô thượng đạo, vượt hơn thế gian quá lớn quá nhiều rồi. Thế chúng ta học Phật phải dùng tâm lượng gì?

Phải giống tâm lượng của Thích Ca Mâu Ni Phật, phải giống tâm lượng của A Di Đà Phật, chư vị mới có thể liễu sanh tử ra khỏi ba cõi. Liễu sanh tử chính là thoát ly sáu đường luân hồi, không những thoát ly sáu đường luân hồi, còn phải thoát ly mười pháp-giới, không phát tâm làm sao được? Không phát tâm, chư vị đối với nơi này có tham luyến, chư vị không nỡ rời khỏi nơi này. Tại sao chư vị không thể thành tựu? Chính là không xả được đã chướng ngại chư vị.

因發無上心,願速成菩提 “Nhân phát vô thượng tâm. Nguyện tốc thành Bồ-đề” (do phát tâm vô thượng, nguyện mau thành Bồ-đề). Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, đây là讚感人發心“thán cảm nhân phát tâm”(cảm thán người phát tâm), cảm thán có người phát tâm như vậy. Bồ-tát mười phương: nhìn thấy thế giới Cực Lạc trang nghiêm thanh tịnh, vượt hơn cõi nước mười phương. Đây là môi trường, nhìn thấy thế giới Cực Lạc rồi, thù thắng như vậy.

Người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc: là làm sao đi? 佛號功德“Phật hiệu công đức”(công đức của Phật hiệu), là do niệm Phật mà đi. Tín nguyện trì danh, đây gọi là ba món tư lương, như đỉnh ba chân, thiếu một không được. Tuy rằng nói, Đại sư Ngẫu Ích nói thật hay, có thể vãng sanh hay không: hoàn toàn ở việc có tín nguyện hay không; Phẩm vị cao thấp: đều ở công phu niệm Phật sâu hay cạn.

Nếu như chư vị nói, điều kiện vãng sanh chỉ cần có tín, có nguyện, tôi có thể không cần niệm Phật, tôi thật tin, tôi thật sẵn lòng đi, về sau thế nào? Không thể vãng sanh. Đại sư Ngẫu Ích nói sai rồi ư? Không có nói sai. Chư vị là có tư cách vãng sanh, tại sao không thể vãng sanh?

Thế giới Cực Lạc không có chỗ của chư vị, chư vị vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc không có chỗ dung nạp chư vị. Người hạ hạ phẩm vãng sanh: ít nhất cũng đã niệm một câu A Di Đà Phật, một câu mười câu, đây là nói ít nhất. Một đời, lúc lâm chung một niệm mười niệm đều có thể vãng sanh, mười niệm một niệm gì? Hạ hạ phẩm.

Nếu như chư vị ngay cả một câu cũng không có, hạ hạ phẩm kia chư vị cũng không thể đi, chư vị đến thế giới Cực Lạc đánh một vòng thì quay đầu rồi, nơi đó không có chỗ cho chư vị. Việc này chúng ta phải biết. Giống như đi học, trường học để cho chư vị đi vào, nhưng không có lớp học này, chư vị muốn vào đâu, không có. Đạo lý này phải hiểu.

Công phu niệm Phật càng sâu thì phẩm vị càng cao, niệm đến công phu thành phiến, thế thì không ở Phàm Thánh Đồng Cư độ rồi, công phu thành phiến chính là Phương Tiện Hữu Dư độ. Thế nào là công phu thành phiến? Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra điều gì cũng không có.

Nói cách khác, họ có thể làm đến: điều gì cũng không để trong tâm, trong tâm chỉ để A Di Đà Phật, thời thời khắc khắc chính là một câu Phật hiệu, bất kể bao nhiêu, ký số hay không ký số đều không liên quan, liên quan ở chỗ buông xuống được, điều gì cũng buông được rồi, đều không quan tâm nữa, việc này quan trọng.

Việc thế gian, việc tốt, sự việc lợi ích chúng sanh phải làm, làm rồi như thế nào? Cũng không đặt vào trong tâm, trong tâm vẫn là một câu Phật hiệu. Công đức này bất khả tư nghị, phổ độ hết thảy. Do đó, tín nguyện niệm Phật, đây gọi ba món tư lương, niệm Phật là hạnh, ba món tư lương tín nguyện hạnh đầy đủ, chư vị chỉ cần có đủ hai điều kiện, điều kiện thứ ba không có, thì không được.

Rất nhiều rất nhiều người: hiểu lầm ở điểm này. Đọc Di Đà Kinh Yếu Giải: của Đại sư Ngẫu Ích, xem đến câu nói này của Đại sư Ngẫu Ích hoan hỷ, có thể vãng sanh hay không: hoàn toàn ở tín nguyện có hay không, phẩm vị cao thấp ở chỗ công phu niệm Phật sâu hay cạn.

Chư vị không niệm Phật, một tiếng Phật cũng không có niệm qua, chư vị đi đến thế giới Cực Lạc, không có phẩm vị này, phẩm vị hạ hạ phẩm, lâm chung một niệm mười niệm, không có phẩm vị thì làm sao? Đến nơi đó, chư vị không có chỗ đứng. Nói cách khác, A Di Đà Phật không đến tiếp dẫn chư vị. Chư vị không thể không biết. Lão thật niệm Phật vẫn là sự việc rất quan trọng, có tín có nguyện, phía sau cộng thêm lão thật niệm Phật, không một ai không vãng sanh, vạn người tu vạn người đi.

Điều này tiếp theo nói, 佛號功德,普度一切,因發大“Phật hiệu công đức, phổ độ nhất thiết, nhân phát đại tâm” (công đức của Phật hiệu, rộng độ hết thảy, do phát tâm lớn). Phát tâm gì? Bên dưới nói, 願己成佛,亦成就如是剎土“nguyện kỉ thành Phật, diệc thành tựu như thị sát độ” (nguyện chính mình thành Phật, cũng thành tựu cõi nước như vậy). Phải nguyện bản thân thành Phật, niệm Phật thành Phật. Sau khi thành Phật, Phật quốc của chư vị: phải giống với thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà vậy. Được không? Được, phải có tâm như vậy, có tâm như vậy thì tự nhiên thành, tại sao tự nhiên thành? Thế giới Cực Lạc là pháp tánh độ. Thế giới Cực Lạc ở đâu? Không nơi nào không có, không lúc nào không có.

Chỗ chúng ta, quan sát thế nào? Không có duyên nhìn không thấy, là liên quan như vậy. Cổ Đức nói cho chúng ta biết, pháp môn Tịnh tông, 生則決定生,去則實不去“sanh tắc quyết định sanh, khứ tắc thật bất khứ” (sanh thì chắc chắn sanh, đi thì thực không đi). Ý của lời nói này là gì? Thế giới Cực Lạc đầy khắp pháp-giới, đây là chân tướng sự thật. Thế giới Cực Lạc dung hợp: khắp pháp-giới hư-không-giới vô lượng vô biên cõi nước chư Phật: biến thành gì? Biến thành một Phật độ. Phật này là ai? A Di Đà Phật. Danh hiệu A Di Đà Phật là ý nghĩa gì? A dịch sang nghĩa tiếng nước ta là vô, Di Đà dịch thành lượng, Phật dịch là giác.

Thành Phật là Vô Lượng Giác, Có vị Phật nào không phải Vô Lượng Giác? Chỉ cần thành Phật đều gọi là Vô Lượng Giác. Chư vị đã tỏ tường chưa? Cho nên chỉ cần thành Phật rồi, Phật độ mà chư vị cư trú: chính là thế giới Cực Lạc, chính là khắp pháp-giới hư-không-giới, cứu cánh viên mãn.

Một thân chính là vô lượng thân, một thân là A Di Đà, vô lượng thân gọi là các danh hiệu khác nhau, trong Kinh Vạn Phật Danh đã nói hơn 12 ngàn Phật hiệu. Nói được hết Phật hiệu hay không? Nói không hết, thật sự vô lượng vô biên vô tận vô số. Do vậy trọn cả pháp-giới: nói đến sau cùng là một pháp-giới.

十方三世佛,共同一法身“Thập phương tam thế Phật, cộng đồng nhất Pháp-thân” (mười phương ba đời chư Phật, cùng chung một Pháp-thân), câu nói này tôi tin rằng người học Phật: nghe thấy quen tai, nhưng chư vị chưa hiểu ý nghĩa, nếu chư vị hiểu thì biết rằng: chư Phật là một Pháp-thân. Thế chúng ta thì sao? Chúng ta không phải Phật, vẫn là một Pháp-thân với Phật, Phật biết, chúng ta không biết.

Thế giới Cực Lạc là diệu độ, nơi này của chúng ta cũng là diệu độ, cũng không ngoại lệ. Đến sau cùng quy về một điểm ban đầu, hồi quy đến Tự-tánh, thì công đức viên mãn. Chúng ta phải thường thường có khái niệm này, tâm lượng tự nhiên rộng lớn, thì từ bi cũng theo tâm lượng rộng lớn, đối với hết thảy chúng sanh có tâm từ bi, có tâm ái.

Phật pháp nói từ bi không nói ái, tại sao? Trong ái có tình, trong từ bi không có tình, có trí huệ. Nói cách khác, ái mà dùng trí huệ làm thể gọi là từ bi, trong từ bi thêm một chút cảm tình thì là ái, khác nhau ở chỗ này. Phật pháp thù thắng, sau khi học rồi lợi ích vô lượng vô biên. Sau khi học rồi, rất xác thực, đối nội giúp đỡ chúng ta hóa giải được: tham sân si mạn nghi, sâu vào thêm một tầng, hóa giải được vọng-tưởng phân-biệt chấp-trước, chư vị thành Phật rồi.

Hóa giải tham sân si mạn nghi: là cảnh giới A-la-hán; Đối ngoại, đối nhân, đối sự, hóa giải được oán hận não nộ phiền, phiền là phiền não, phiền. Ngoài không có oán hận não nộ phiền, trong không có tham sân si mạn nghi, chư vị nói chư vị vui vẻ hay không, chư vị hạnh phúc hay không? Cuộc sống kiểu này có phải là: sự hưởng thụ cao nhất của đời người: mà thầy Đông Phương Mỹ đã nói hay không? Trong không có tham sân si mạn nghi, ngoài không có oán hận não nộ phiền, sống ở nơi nào? Sống ở trong thế giới trí huệ, thanh tịnh bình đẳng. Thế giới này ở đâu? Chính ngay trước mắt, một bước cũng không rời, cảnh tùy tâm chuyển.

Chư vị nói không phải, chư vị đương nhiên không phải, chư vị có oán hận não nộ phiền, chư vị có tham sân si mạn nghi, chư vị thấy không được thế giới này. Chư vị nhất thiết phải buông xuống, vứt bỏ ý niệm sai lầm, thì sẽ hiện tiền, thì Pháp tánh độ hiện tiền, cả thảy ở một niệm.

Tiếp theo Niệm lão dẫn Kinh Duy Ma để nói, 如《維摩經》云:以諸淨國嚴飾之事,成己佛土。亦能如是濟度,盡未來際。“Như Ma Duy Kinh vân: dĩ chư tịnh quốc nghiêm sức chi sự, thành kỉ Phật độ. Diệc năng như thị tế độ, tận vi lai tế.” (Như Kinh Duy Ma nói: Dùng các việc nghiêm sức tịnh quốc, thành Phật độ của chính mình, cũng có thể tế độ như vậy, đến tận vị lai.) Trong Kinh Duy Ma nói, chỗ này là nói Phật A Di Đà thế giới Cực Lạc. A Di Đà Phật là dùng: hết thảy các cõi nước thanh tịnh của chư Phật, để trang nghiêm cõi nước chính mình, thành Phật độ của chính mình.

Đây là nói Phật A Di Đà phát bốn mươi tám nguyện, dùng thời gian năm kiếp để khảo sát, để học tập. Với mười phương ba đời hết thảy cõi nước chư Phật: Ngài đều đến rồi, đều đi khảo sát, đều đi tham quan, đều đi học tập. Sau khi trở về thành tựu cõi nước chính mình.

Cõi nước chính mình làm sao có? Là tập hợp vi diệu: trong mười phương ba đời hết thảy cõi nước chư Phật: mà thành tựu lớn. Các việc tốt trong cõi nước chư Phật, thế giới Cực Lạc đều có; Trong cõi nước chư Phật: còn có một số khiếm khuyết, thế giới Cực Lạc không có. Điều đó trở thành: thù thắng đứng đầu trong hết thảy cõi nước chư Phật. Hy vọng những Bồ-tát này đều có thể phát tâm Vô thượng, đều có thể thành tựu Bồ-đề, cõi nước của bản thân độ chúng sanh: thì giống thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật. Đây chính là ý nghĩa hai câu kinh văn này. Lại xem đoạn này phía dưới đây, 佛光益眾“Phật quang ích chúng” (ánh sáng của Phật lợi ích chúng sanh. ) Trong đây phân thành hai đoạn  nhỏ, 彌陀放光“Phật-đà phóng quang” (đức Phật phóng hào quang).

【應時無量尊。】“Ứng thời Vô Lượng Tôn (Lúc đó, Vô Lượng Tôn)

無量尊“Vô Lượng Tôn” chính là Vô Lượng Thọ Phật.

【微笑現金容。光明從口出。遍照十方國。迴光還繞佛。三匝從頂入。】“Vi tiếu hiện kim dung. Quang minh tùng khẩu xuất. Biến chiếu thập phương quốc. Hồi quang hoàn nhiễu Phật. Tam táp tùng đỉnh nhập. (Mỉm cười hiện sắc vàng. Hào quang từ miệng ra. Chiếu khắp mười phương cõi. Ánh sáng về quanh Phật. Ba vòng vào đỉnh đầu.)

Đây là Phật phóng quang. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, 右文顯感應道交如來放光加持“hữu văn hiển cảm ứng đạo giao, Như Lai phóng quang gia trì” (Đoạn văn vừa rồi hiện rõ cảm ứng đạo giao, Như Lai phóng hào quang gia trì), Như Lai này là A Di Đà Phật. Trong bản dịch thời Tống nói, 爾時彼佛無量壽化導他方菩薩心。密用神通化大光其光從彼面門出。故知無量尊即無量壽佛“Nhĩ thời bỉ Phật Vô Lượng Thọ, hóa đạo tha phương Bồ-tát tâm. Mật dụng thần thông hóa đại quang, kỳ quang tùng bỉ diện môn xuất. Cố tri Vô Lượng Tôn tức Vô Lượng Thọ Phật” (Bấy giờ đức Vô Lượng Thọ Phật, giáo hóa tâm Bồ-tát phương khác. Ngầm dùng thần thông biến ánh sáng, ánh sáng đó ra từ khuôn mặt. Cho nên biết Vô Lượng Tôn tức Vô Lượng Thọ Phật). Điều này từ kinh văn trong bản dịch thời Tống: thì vô cùng rõ ràng, chính là Vô Lượng Thọ Phật, chính là A Di Đà Phật. A Di Đà Phật, 微笑現金容“vi tiếu hiện kim dung (Mỉm cười hiện sắc vàng), 於彼佛金容示現微笑之相“Ư bỉ Phật kim dung thị hiện vi tiếu chi tướng” (nơi dung mạo sắc vàng của Phật kia thị hiện tướng mỉm cười), A Di Đà Phật mỉm cười, hiện tướng như vậy.

Vì thế biết Vô Lượng Tôn chính là Phật Vô Lượng Thọ, mỉm cười hiện dung mạo sắc vàng. Trong Hội Sớ cũng có nói, 應時應菩薩發願時。欣笑授記之相/。如來常住三昧“Ứng thời, ứng Bồ-tát phát nguyện thời. Hân tiếu, thọ ký chi tướng. Như Lai thường trụ tam-muội” (Lập tức thuận theo lúc Bồ-tát phát nguyện, hiện tướng tươi cười, thọ ký. Như Lai thường trụ tam-muội). Tam-muội là tiếng Phạn, dịch sang nghĩa tiếng nước ta chính là thiền định, ý nghĩa của Phạn văn là chánh định, chữ “tam” dịch thành chánh, tam-muội là chánh định. Điểm này chúng ta cũng phải biết. Bồ-tát trụ chánh định, không có lúc nào mà không định. Định là gì? Trong tâm không có một ý niệm. Đây gọi là chánh niệm, chánh niệm là vô niệm. Có một ý niệm thì không gọi là tam-muội, gọi là khởi tâm, khởi tâm động niệm, khởi tâm chính là động niệm, động niệm chính là khởi tâm. Người nước ta thường gắn liền chúng lại với nhau: để nói cùng lúc, khởi tâm động niệm, động niệm khởi tâm. Thế ra làm sao? Thế thì không phải là Phật rồi, tâm Phật bất động. Đại sư Huệ Năng nói với chúng ta, lúc ngài khai ngộ, câu thứ tư nói何期自性本無動搖“hà kỳ Tự-tánh, bổn vô động dao” (nào ngờ Tự-tánh, vốn không dao động), bổn vô động dao chính là thường trụ tam-muội. Cho nên cũng có thể nói đó là Tự-tánh vốn định, không có khởi tâm động niệm, thường trụ tam-muội.

將欲說法安祥而動。故佛心湛然無喜無憂 “Tương dục thuyết pháp, an tường nhi động. Có Phật tâm trạm nhiên, vô hỷ vô ưu” (Lại sắp thuyết pháp, an nhiên thuận theo mà động, nên tâm Phật thanh tịnh an nhiên, không vui không buồn). Chúng ta đều phải ghi nhớ những điểm này, chúng ta học Phật, hy vọng có thể giống như Phật, trong cuộc sống hằng ngày, tâm có thể trạm nhiên bất động. Thanh tịnh giống nước như vậy, không có ô nhiễm, không có sóng, gọi là trạm nhiên. Tâm Phật trạm nhiên, thất tình ngũ dục không có, hỷ nộ ai lạc ái ố dục hoàn toàn không có. Tại sao? Đó là giả, đó không phải thật, đó là vọng tâm. Do đó Phật không có hoan hỷ, Phật không có lo buồn. Lo buồn là phiền não, vui cũng là phiền não. Tại sao? Động tâm rồi.

Chân tâm vừa động thì biến thành vọng tâm, không phải ngoài ra còn có một vọng tâm khác, không phải! Chân tâm động rồi gọi là vọng tâm. Phàm phu sáu đường toàn là vọng tâm, tại sao? Tâm động rồi, người trời hoan hỷ, ba đường ưu não, đều là động tâm. Người tu hành tu điều gì? Tu bất động. Không có cách khiến cho tâm không động, công phu này quá khó rồi, luôn sẽ có ý niệm. Phương pháp của Tịnh tông thì diệu rồi, chính là phương pháp A Di Đà Phật này, nếu động niệm chỉ có một niệm, Nam Mô A Di Đà Phật, ngoài niệm này ra không có ý niệm khác. Không vui không buồn, đây là tâm gì? Đây là tâm Phật. Tâm Phật chính là chân tâm, tâm không vui không buồn là chân tâm, không động không nghĩ tưởng. Vậy thì đúng rồi.

Người nước ta tạo chữ, chữ nước ta có ý nghĩa, chư vị xem chữ “tưởng”, trong tâm có tướng. Chư vị nghĩ một người là có tướng người, nghĩ một sự việc là có tướng sự việc, tưởng thì có tướng. Chữ ”, tư thì sao? Tư thì có phân-biệt, chư vị xem chữ , trên chữ tâm là chữ điền, điền thì là vạch ô, phân-biệt. Tâm có phân-biệt gọi là tư, trong tâm có tướng gọi là tưởng, tư tưởng là vọng tâm. Phật thì sao? Vô tư vô tưởng, vô hỷ vô ưu, đây là bình thường, đây là chân tánh lưu lộ. Chúng ta nhìn thấy bốn chữ này có thể thật làm được, người này đại công trung chánh, không có dục vọng, không có tâm tư lợi.

Phật lúc này nhìn thấy đại chúng tán tụng, Phật hiện vẻ mặt mỉm cười. Nét tươi cười này thì động niệm rồi, động ý niệm gì? Thuyết pháp. Chư vị xem, 若將授記時現欣笑」“nhược tương thọ ký thời, hiện hân tiếu (Nếu sắp đến lúc thọ ký, hiện nét tươi cười)”. Thọ ký ở đây là khai thị, thuyết pháp cho mọi người, là tướng thọ ký. Như Lai thường trụ tam muội, sắp muốn thuyết pháp, an tường mà động. Chư vị thấy Phật động, không giống chúng ta. Xã hội ngày nay, rất phiền phức! Tôi nói lời này là ý gì? Người muốn cầu học tìm không được thầy, thầy giỏi muốn truyền thụ học vấn: tìm không ra học trò, tại sao tìm không ra?

Ngày nay người trẻ tuổi tánh tình nông nổi. Chúng ta quan sát tỉ mỉ, chư vị thấy người ở các độ tuổi khác nhau, từ học sinh Mẫu giáo, học sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên Đại học, những thanh niên, trung niên: làm việc trong xã hội, lại thấy người già, người nào không tánh tình xốc nổi? Khó có được một người tâm tánh thanh tịnh, tìm không ra. Người già cũng phát cáu, cũng có oán hận não nộ phiền, trong tâm là tham sân si mạn nghi. Với mười chữ này, ở trong xã hội của chúng ta đây: nam nữ già trẻ các tầng lớp, các ngành các nghề: đều nhìn thấy phổ biến. 

Phiền phức ở chỗ nào? Phiền phức ở chỗ không thể thúc đẩy Thánh giáo. Giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đại đạo, có sách, người biết đọc, mà làm không được. Tại sao làm không được? Chính là mười chữ này: tham sân si mạn nghi, oán hận não nộ phiền. Có mười chữ này, học sinh có mười chữ này, thì thầy không thể dạy; Thầy có mười chữ này, không có cách để dạy học sinh. Tại sao? Bởi học sinh không tin tưởng, bản thân chư vị làm không được, khó là khó ở chỗ này.

Cho nên Phật pháp, đặc biệt là Đại-thừa, triệt để buông xuống, bất kể là niệm tốt, niệm xấu, một ý niệm đều không thể có, vô hỷ vô ưu. Tâm thanh tịnh hiện tiền, không có ô nhiễm, không có gợn sóng, không dao động, đây là gì? Đây là chân tâm của chính mình, đây là Bản tánh của chính mình. Câu thứ tư mà lúc khai ngộ Đại sư Huệ Năng nói, 何期自性本無動搖“hà kỳ Tự-tánh, bổn vô động dao(Nào ngờ Tự-tánh, vốn không dao động), chân tâm không có động, chân tâm không có lung lay qua. Giống như nước vậy, sạch sẽ, không động, không có gợn sóng.

Nếu lúc sắp thọ ký, sẽ hiện mỉm cười. 舌相薄淨“Thiệt tướng bạc tịnh” (tướng lưỡi rộng và thanh tịnh) của Phật, tướng lưỡi của Phật Thích Ca Mâu Ni, đưa ra có thể che lấp mặt. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói với chúng tôi, cậu của ngài là Cư sĩ Mai Quang Hi, thầy Lý của chúng tôi: là học trò của ngài Mai Quang Hi. Ngài Mai Quang Hi có một tướng tốt, lưỡi của ngài đưa ra có thể liếm đến chóp mũi. Trên kinh có, lưỡi có thể liếm đến chóp mũi, dường như là ba đời không vọng ngữ, mới có tướng tốt này. Do đó ngài ấy giảng kinh thì người ta thích nghe, tin tưởng ngài. Ba đời không vọng ngữ, đầu lưỡi có thể liếm đến chóp mũi, thế cần bao nhiêu đời không vọng ngữ, thì lưỡi này mới che lấp mặt. Cho nên tướng lưỡi che lấp, tướng lưỡi thanh tịnh, màu sắc gì? Giống như màu đồng đỏ. Đây là kim sắc. 舌上五畫,如印文。笑時動舌,出五色光“Thiệt thượng ngũ họa, như ấn văn. Tiếu thời động thiệt, xuất ngũ sắc quang”(trên lưỡi có năm đường nét, như ấn văn. Lúc cười thì động lưỡi, phát ra hào quang năm màu sắc), lưỡi có thể phóng quang, ngũ họa chính là phóng ra ánh sáng ngũ sắc.

Trong Kinh Bảo Tích nói: 諸佛常法“Chư Phật thường pháp”(pháp thường của chư Phật), chính là thường thường có loại hiện tượng này, 若授地獄眾生記時,爾時光明兩足下沒。乃至若授菩提記,爾時光明從頂上沒。“Nhược thọ địa ngục chúng sanh ký thời, nhĩ thời quang minh lưỡng túc hạ một. Nãi chí nhược thọ Bồ-đề ký, nhĩ thời quang minh tòng đỉnh thượng một.” (Nếu khi thọ ký chúng sanh địa ngục, thì ánh sáng tiêu mất dưới hai chân. Cho đến nếu thọ ký Bồ-đề, thì ánh sáng tiêu mất từ trên đỉnh đầu). Tức là phóng quang, sau khi phóng quang thì ánh sáng trở về, khi trở về là mất đi từ chỗ nào? Nếu như là thọ ký cho Bồ-tát, ánh sáng đi vào đỉnh đầu. Thọ ký cho chúng sanh địa ngục, thì ánh sáng đi vào chân, hồi quang trở lại, ánh sáng đi về đâu? Ánh sáng ẩn mất từ dưới chân.

Chúng ta lại xem chỗ này, 彼國“bỉ quốc” (nước kia), là thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc là純一大乘故,更無餘乘記 “thuần nhất Đại-thừa cố, cánh vô dư thừa ký” (thuần nhất là Đại-thừa, nên hoàn toàn không thọ ký thừa nào khác). Cả thảy là thọ Bồ-tát ký, Phàm Thánh Đồng Cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh: cũng là Bồ-tát Đại-thừa. Tại sao? Không phát tâm Đại-thừa: thì không thể vãng sanh thế giới Cực Lạc. Phía trước “tam bối vãng sanh” nói cho chúng ta biết, 發菩提心“phát Bồ-đề tâm” (phát tâm Bồ-đề), tâm Bồ-đề là tâm Đại-thừa, điều kiện vãng sanh đầu tiên là phát tâm Bồ-đề, tín nguyện chính là tâm Bồ-đề, 一向專念“nhất hướng chuyên niệm.” (một hướng chuyên niệm).

Điều kiện ba bậc vãng sanh là giống nhau, cả thảy đều là:發菩提心,一向專念“phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” (phát tâm Bồ-đề, một hướng chuyên niệm), người tu Tịnh độ nhất định không thể quên mất. Tâm Bồ-đề chính là tâm thanh tịnh, tâm chân thành. Chữ tôi viết là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, Chánh-giác, từ bi, tôi đã viết mười chữ này, mọi người dễ nhớ, chữ đầu tiên là chân thành, chữ thứ hai là thanh tịnh, bình đẳng, Chánh-giác, từ bi. Bắt đầu tu hành, nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, niệm Phật, chuyên tu Tịnh độ.

          Tiếp người đối vật xử lý việc, thường xuyên nghĩ đến phải dùng chân thành, không lừa dối bản thân, không lừa dối chúng sanh. Chúng ta học Phật, Phật Bồ-tát đều là dùng chân thành, chân thành là gốc của tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề khởi tác dụng chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Quan trọng hơn bất cứ gì! Do vậy mọi người nhìn thấy Phật quang, là từ đỉnh đầu Phật đi vào trong, chính là ánh sáng thu về rồi. Sau khi phóng quang ra, lúc thu về đi vào trong đỉnh đầu, đây là nói đối tượng là Đại-thừa, không phải các đối tượng khác, không phải La-hán, Quyền-giáo Bồ-tát, trời người. 故云從頂入“Cố vân tùng đỉnh nhập”(cho nên nói đi vào từ đỉnh).

《魏譯》示放光之因,蓋為當授菩提記“Ngụy Dịch thị phóng quang chi nhân, cái vi đương thọ Bồ-đề ký” (Bản dịch triều Ngụy nêu lên nguyên nhân của phóng hào quang, bởi vì là thực hiện thọ ký Bồ-đề). Đây là nói tại sao phải phóng hào quang? Là vì cần phải thọ Bồ-đề ký, lúc này thọ ký. 《嘉祥疏》曰:正明授記,表得時機“Gia Tường Sớ viết: Chính minh thọ ký, biểu đắc thời cơ” (Gia Tường Sớ nói rằng: Đang công khai thọ ký, tỏ rõ được thời cơ), cơ duyên này chín muồi rồi, nên cần thọ ký cho họ. Giống như học hành ở trường, thi cử viên mãn rồi, thông qua rồi, nên phải cấp học vị cho họ.

所以欣笑口出“Sở dĩ hân tiếu khẩu xuất” (cho nên tươi cười phóng quang ra từ miệng), gương mặt mỉm cười, mở miệng, phóng quang. 先還從頂入者,表吐言說,為物授至極法身之記也。意謂佛正為大眾授記。“Tiên hoàn tùng đỉnh nhập giả, biểu thổ ngôn thuyết, vị vật thọ chi cực Pháp-thân chi ký dã. Ý vị Phật chính vị đại chúng thọ ký.” (trở về đi vào đỉnh đầu trước tiên là: bày tỏ lời nói, vì đại chúng mà thọ ký đến Pháp-thân tột cùng vậy. Ý là Phật đang thọ ký cho đại chúng.) Ký này là ghi nhận đến Pháp-thân tột cùng, là ghi nhận thành Phật, không phải thọ ký Bồ-tát cho chư vị. Mà là thọ ký thành Phật, chính là mọi người tương lai chắc chắn thành Phật, thành Phật ở nơi nào, đều sẽ nói rõ ràng cho chư vị. Nhiều người như vậy, mọi người thành Phật cũng có khác nhau trước sau, quốc độ cũng có khác nhau. Vì sao thành Phật? Thành Phật vì độ chúng sanh, không vì chính mình.

Tiếp theo Niệm lão giải thích cho chúng ta, 意謂佛正為大眾授記。因時機成熟,故現微笑。並放光明從口而出。遍照十方,光迴繞佛三匝,入佛頂中。此表為眾所授之記,為至極法身之記,即究竟果覺之記也“ý vị Phật chính vị đại chúng thọ ký. Nhân thời cơ thành thục, cố hiện vi tiếu, tịnh phóng quang minh tùng khẩu nhi xuất. Biến chiếu thập phương, quang hồi nhiễu Phật tam tráp, nhập Phật đỉnh trung. Thử biểu vị chúng sở thọ chi ký, vi chí cực Pháp-thân chi ký, tức cứu cánh quả giác chi kỷ dã” (Ý là Phật đang thọ ký cho đại chúng. Vì thời cơ chín muồi, nên hiện mỉm cười, đồng thời phóng quang minh từ miệng ra, chiếu khắp mười phương, ánh sáng trở về quay quanh Phật ba vòng, đi vào trong đỉnh đầu Phật. Việc này nêu rõ thọ ký cho đại chúng, là ghi nhận đến Pháp-thân tột đỉnh, tức ghi nhận cứu cánh quả giác vậy), cứu cánh quả giác chính là thành Phật.

又《望西疏》註光明照十方“Hựu Vọng Tây Sớ chú quang minh chiếu thập phương” (Lại thêm trong Vọng Tây Sớ chú thích ánh sáng chiếu mười phương), chú thích này nói ánh sáng chiếu mười phương, 還入如來頂者,依《華嚴》表授菩薩成佛記也。“hoàn nhập Như Lai đỉnh giả, y Hoa Nghiêm biểu thọ Bồ-tát thành Phật ký dã.” (trở về vào đỉnh đỉnh đầu của Như Lai, theo kinh Hoa Nghiêm thì tỏ rõ thọ ký cho Bồ-tát thành Phật.) Trong Vọng Tây Sớ nói được càng rõ ràng, tỏ tường hơn, thọ ký gì? Thọ ký cho Bồ-tát thành Phật. Bồ-tát có cảm, đức Di Đà có ứng. Chúng ta bên này thật sự tu hành, như lý như pháp, như Phật đã nói, chúng ta đều có thể làm được. Một lòng hướng về thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng không quên chúng sanh khổ nạn, chúng ta đến thế giới Cực Lạc là vì điều gì? Là vì thành Phật, thành Phật để làm gì? Là để độ chúng sanh.

Bây giờ chưa thành Phật, chúng ta muốn độ chúng sanh, nhưng trí huệ, thần thông, đạo lực đều không đủ, không có cách gì giáo hóa họ. Có những chúng sanh hữu tình chúng ta nhìn thấy, chúng ta nghe được, chúng ta nghĩ đến, đều thuộc về chúng sanh hữu duyên. Thế chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh với A Di Đà Phật, thì đâu có đạo lý nào A Di Đà Phật không chiếu cố chứ?

Điều này phải hiểu! A Di Đà Phật chiếu cố thì Ngài hiện thân thuyết pháp, liền có cảm ứng, chúng ta dùng tâm này để cảm, Phật sẽ có ứng. Cho nên dùng Kinh Hoa Nghiêm để giải thích, thọ ký cho Bồ-tát thành Phật, vậy thì đúng rồi. Xem thêm bài kệ tiếp theo, 會眾互慶“hội chúng hỗ khánh” (đại chúng trong hội mừng với nhau), những người ấy cảm thấy: vô cùng may mắn, vô cùng hoan hỷ với nhau.

菩薩見此光。即證不退位/。時會一切眾。互慶生歡喜。“Bồ-tát kiến thử quang. Tức chứng bất thoái vị. Thời hội nhất thiết chúng. Hỗ khánh sanh hoan hỷ.” (Bồ-tát thấy quang này, liền chứng bất thoái chuyển, khi ấy hết thảy chúng, hoan hỷ mừng với nhau.)

Đây là đạt được uy thần của A Di Đà Phật gia trì: thì chứng đắc, 不退位“bất thoái vị”(vị bất thoái) là Bồ-tát không thoái chuyển địa vị thành Phật. Nói đối với ai? Nói đối với toàn bộ Pháp-thân Bồ-tát. Vị bất thoái này: chính là Bồ-tát A-duy-việt-trí, chứng được rồi, thật chứng đắc rồi, chúng ta nói Pháp-thân Đại sĩ. 不退者,不退轉之略稱。即阿惟越致菩薩也。是故時會一切眾“Bất thoái giả, bất thoái chuyển chi lược xưng. Tức A-duy-việt-trí Bồ-tát dã. Thị cố thời hội nhất thiết chúng” (Bất thoái là, cách gọi giản lược của bất thoái chuyển, tức là Bồ-tát A-duy-việt-trí. Cho nên bấy giờ hết thảy chúng trong hội), bấy giờ hết thảy đại chúng: ở cùng chỗ với Phật đó.

敬歎佛光未曾有“Kính thán Phật quang vị tằng hữu” (Cung kính ca ngợi hào quang Phật là trước đây chưa từng có). Hi hữu khó gặp, không phải loại nhân duyên tu hội này, thì Phật sẽ không hiện ánh sáng này, Phật có thể hiện ánh sáng này, là thấy đại chúng tu hành chín muồi rồi. 各各俱發菩提心,願出塵勞登彼岸。 “Các các câu phát Bồ-đề tâm, nguyện xuất trần lao đăng bỉ ngạn.” (Mỗi mỗi đều phát tâm Bồ-đề, nguyện ra khỏi trần lao lên bờ kia.) Trần lao là sáu đường sanh tử luân hồi, cũng bao gồm mười pháp-giới, thoát khỏi sáu đường, mười pháp-giới.

Đây là đã ra khỏi mười pháp-giới, chứng đắc Sơ-trụ của Viên giáo, Sơ-địa của Biệt giáo, chính là nhập Thật-báo-trang-nghiêm độ. Tu hành trong Thật-báo-trang-nghiêm độ: đến địa vị Đẳng-giác, Phật mới thọ ký việc này cho chư vị. Do đó chúng ta vừa nhìn những điều này thì hiểu rõ, những người này cả thảy đều là Bồ-tát Đẳng-giác. Do vậy phát tâm Bồ-đề, tâm Bồ-đề viên mãn. Lên bờ kia, bờ kia đó là đại Niết Bàn của Như Lai, tốt nghiệp thế giới Cực Lạc rồi. Hai câu sau cùng là Phật thuyết pháp:

佛語梵雷震。八音暢妙聲。“Phật ngữ phạm lôi chấn. Bát âm sướng diệu thanh.” (Phạm âm Phật như sấm. Tám âm rất vi diệu.)

彌陀放光“Di Đà phóng quang” (A Di Đà Phật phóng hào quang), sau khi phóng hào quang thì thuyết pháp. Do vậy tiếp theo nói, 佛語梵雷震“Phật ngữ phạm lôi chấn” (Phạm âm Phật như sấm), Phật đây là A Di Đà Phật. 佛音清淨“Phật âm thanh tịnh” (Âm thanh của Phật thanh tịnh), được xưng là Phạm âm. 又如梵天王“Hựu như Phạm Thiên Vương” (lại giống như âm thanh vua trời Phạm thiên ), cho nên cũng gọi Phạm âm. Phạm âm thông thường có hai ý nghĩa, một là chỉ âm thanh tịnh của Phật Bồ-tát, hai là chỉ Đại Phạm Thiên Vương.

Đại Phạm Thiên Vương: là vua trời cõi Sơ Thiền trong bốn cõi trời Thiền, tu tâm thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh, cho nên xưng gọi là Phạm thiên, 故曰梵音“cố viết Phạm âm (nên nói là Phạm âm)”. 《智度論》曰:如梵天王五種聲從口出“Trí Độ Luận viết: Như Phạm Thiên Vương ngũ chủng thanh tùng khẩu xuất” (Trong Trí Độ Luận nói: Như năm loại âm thanh của vua Phạm Thiên xuất ra từ miệng), đây là trên kinh, thường thường ca ngợi Đại Phạm Thiên Vương: Loại thứ nhất, 甚深如雷“thậm thâm như lôi” (rất sâu như sấm), giống như sét đánh vậy. Thứ hai, 清徹遠聞,聞者悅樂“thanh triệt viễn văn, văn giả duyệt lạc” (âm thanh có thể nghe thông suốt từ xa, người nghe được vui mừng), âm thanh rất hay, nghe được sanh tâm hoan hỷ. Thứ ba, 入心敬愛“nhập tâm kính ái” (nghe vào thì khởi tâm cung kính yêu thương), sau khi nghe rồi, tâm cung kính có thể sanh khởi lên được, tâm từ bi có thể sanh khởi lên được. Thứ tư là諦了易解“đế liễu dị giải” (nghe xong dễ hiểu), nghe xong là thật sự hiểu rõ như thật, ý nghĩa của họ nói: hoàn toàn nghe hiểu được, lý giải được. Thứ năm là聽者無厭“thính giả vô yểm” (người nghe không nhàm chán), nghe không chán, thích nghe.

Đây là năm loại đức tướng âm thanh: của Đại Phạm Thiên Vương. Trời Sơ Thiền không cao lắm, bên trên còn có Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, lên thêm nữa còn có trời Tứ Không. Trời Sơ Thiền, Phạm Thiên, phạm là thanh tịnh. Chúng ta ngưỡng mộ họ, học tập thế nào? Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, lời nói phải chân thành. Đây là điều thứ nhất; phải hòa nhã, không có hiện tượng thô bạo; Phải thanh tịnh, không có ô nhiễm; Phải bình đẳng, không có phân-biệt; Phải từ bi, người khác nghe xong sanh tâm kính ái. Kính ái là căn bản của đạo đức, ái chính là hiếu kính, hiếu dưỡng cha mẹ là ái, phụng sự thầy là kính. Nền tảng của văn hóa truyền thống nước ta chính là hiếu kính, thời thời khắc khắc bản thân lúc nào cũng từ tâm hiếu kính mà ra, giúp đỡ người khác quay về đến hiếu kính. Vậy thì đúng rồi. Chúng ta có tâm này, có ý niệm như vậy, thì có cảm ứng.

Tiếp theo nói là thí dụ, 《嘉祥疏》云:震雷能駭動物情“Gia Tường Sớ vân: Chấn lôi năng hãi động vật tình” (Trong Gia Tường Sớ nói: Sấm sét có thể làm động vật hữu tình kinh hãi), là làm động vật giật mình, động vật nghe thấy sét đánh đều chạy tứ xứ, kinh sợ, chọn nghĩa này, 譬說法皆動無明之識也“thí thuyết pháp giai động vô minh chi thức dã” (ví cho thuyết pháp đều làm động tình thức của vô minh). Thức là tình thức, tình thức đều là phiền não. Nghe được pháp Phật nói, nghe hiểu rồi, tỏ tường rồi, có thể buông xuống vô minh phiền não, có điểm lợi như vậy.

Lại trong Tịnh Ảnh Sớ nói:震法雷者,法無礙智化眾生也。“Chấn pháp lôi giả, pháp vô ngại trí hóa chúng sanh dã.” (Chấn pháp lôi là, pháp vô ngại trí hóa độ chúng sanh.) Nói chấn pháp lôi, pháp là vô ngại trí, trí huệ, ngôn ngữ Phật Bồ-tát đều là trí huệ chân thật, đều là lưu lộ ra từ trong Tự-tánh. Cho nên lời của những người minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ đã nói, cả thảy đều lưu xuất từ Tự-tánh, không có thông qua A-lại-da, chính là không có vọng tâm để chướng ngại họ, lời của họ là chánh pháp. Ngày nay nói tinh hoa, cặn bã. Những điều đó đều là tinh hoa, không có một chữ nào là cặn bã. Đây là người nào? Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, ở trong hội Hoa Nghiêm là Bồ-tát Sơ Trụ trở lên, ở Biệt giáo là Bồ-tát Sơ Địa trở lên.

 

Do vậy việc phiên dịch kinh điển, lúc chúng tôi còn trẻ có hoài nghi. Tại sao nghi ngờ? Chúng tôi đi học ở trường, học cổ văn, thầy bảo chúng tôi dịch cổ văn: thành văn bạch thoại, bốn năm mươi học sinh chúng tôi, mỗi người đều dịch một bản, không có hai người giống nhau. Cho nên thì chúng tôi liên tưởng đến: phiên dịch kinh Phật năm xưa, những người phiên dịch này có thể nào dịch sai hay không? Tôi đem việc này thỉnh giáo thầy Lý, thầy Lý nói với tôi, phàm hễ người đi vào Dịch trường, đều là người tu hành chứng quả. Người tham gia phiên dịch, là tam quả trở lên, thấp hơn A-la-hán một cấp, tam quả A-na-hàm, thấp nhất là A-na-hàm, tam quả Thánh nhân.

La-hán, Bồ-tát các ngài đến ra tay phiên dịch, quyết định sau cùng, quyết định lấy bỏ, hoặc là giúp chư vị chỉnh lý, người hiệu đính sau cùng đều là Pháp-thân Bồ-tát. Thế thì là tất cả đều là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, phải thông qua các ngài ấy xem qua mới được lưu thông, các ngài ấy chưa có xem qua không được lưu thông. Đây là lấy được lòng tin của người đời sau. Không giống như bây giờ, bây giờ đem đi phiên dịch, đều là phàm phu, phàm phu dịch đương nhiên có sai, không thể không có. Tam quả trở lên thì không thể có, vẫn phải đi thông qua cửa ải sau cùng, là Pháp-thân Bồ-tát kiểm định, Tổ sư Đại đức, giống như ngài Cưu Ma La Thập, Đại sư Huyền Trang, những ngài đó đều là người kiểm định, làm sao có sai sót được? Các ngài ấy phải có trách nhiệm. Một chữ dịch sai trong kinh, ý nghĩa không đúng rồi, phải gánh nhân quả, tội đó rất nặng. Bởi vậy chúng ta đều cần phải biết: những điều như vầy, thì chúng ta mới có thể sanh niềm tin đối với kinh điển.

Kể cả bộ kinh này: do lão Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập. Chư vị xem ngài ấy hội tập tốt biết bao, không chê vào đâu được, mỗi một chữ, mỗi một câu: đều là nguyên văn của năm bản dịch gốc, ngài ấy lấy ra, tổ hợp lại từ đầu trở thành bộ mới này. Ai đã ấn chứng cho ngài ấy? Thầy của ngài ấy: là lão Hòa thượng Huệ Minh ấn chứng cho ngài, còn có những vị Đại đức, đều không phải người phàm. Tổng ấn chứng, là lão Hòa thượng Hải Hiền, 112 tuổi, trên tay cầm quyển: Nếu Muốn Phật Pháp Hưng Chỉ Có Tăng Khen Tăng, để làm chứng minh sau cùng cho chúng ta. Chứng minh điều gì? Chứng minh điều thứ nhất, Kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Độ tông là thật, chân kinh, nhất định không có sai lầm; Thứ hai, Chú Giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là chánh tri chánh kiến. Ngài ấy cũng là dùng hội tập, 83 loại kinh luận, 110 loại chú sớ của Tổ Sư Đại Đức: để chú giải bản hội tập.

Bản hội tập này, chúng ta có thể tin rằng: sau khi Phật Pháp diệt tận, mạt pháp đã qua hơn một ngàn năm, vẫn còn tám ngàn năm, sau tám ngàn năm Phật Pháp trên địa cầu này đều tiêu diệt hết, sau cùng vẫn lưu lại một bộ kinh 100 năm, chính là quyển này. Cho nên Hạ lão còn biên tập một quyển: Tịnh Tu Tiệp Yếu. Đó là gì? Để chúng ta dùng làm thời khóa sáng tối, người công việc bận bịu không có thời gian nhiều như vậy, dùng khóa tụng đơn giản này. Khóa tụng tuy rằng đơn giản, chỉ có 32 lạy, nửa giờ đồng hồ thì làm xong rồi, nội dung hết sức phong phú, những gì mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói 49 năm: về pháp môn này cả thảy đều ở trong đây, Hiển giáo Mật giáo, Tông môn Giáo hạ, Đại-thừa Tiểu-thừa. Chúng tôi xem từ kinh sách lưu lại, biết lão Cư sĩ Hạ Liên Cư không phải người phàm, với lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: tôi in tưởng cũng là Bồ-tát tái lai, làm sao có thể làm ra quyển như vầy? Giúp đỡ những chúng sanh 9000 năm mạt pháp: có thể thật sự khai ngộ hiểu rõ, phải dựa vào chú giải này; Nhận thức Tịnh độ Tông, phải nhờ vào: Kinh Vô Lượng Thọ Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, phải dựa vào quyển này.

 

 

Tiếp theo Tịnh Ảnh Sớ, đều là dẫn chú sớ của: Tổ sư Đại đức để giải thích, chấn pháp lôi giả, pháp vô ngại trí hóa chúng sanh. Trong bản dịch thời Đường nói: 震大法雷,開悟一切。“Chấn đại pháp lôi, khai ngộ nhất thiết.” (Tiếng sấm pháp lớn vang dội, khai ngộ hết thảy.) Phật nói pháp này, khiến cho hết thảy chúng sanh đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, là pháp này. 綜上諸解“Tông thượng chư giải(tổng hợp các chú giải trên), hợp các chú giải của cổ Đại đức lại để xem, 謂彌陀說法音聲如梵天王。演說法要,如大雷震,開悟大眾“Vị Di Đà thuyết pháp âm thanh như Phạm Thiên Vương. Diễn thuyết pháp yếu, như đại lôi chấn, khai ngộ đại chúng” (rằng đức A Di Đà Phật thuyết pháp, âm thanh như vua trời Phạm Thiên, điễn nói pháp yếu, như tiếng sấm lớn, giúp đại chúng khai ngộ).

Đây là lời Phật Bổn Sư Thích Ca khen ngợi A Di Đà Phật. Tiếp theo nói, 八音暢妙聲,亦復如是“bát âm sướng diệu thanh, diệc phục như thị” (tám âm thanh rất vi diệu, cũng lại như vậy). 八音“Bát âm” (tám loại âm thanh), thì tiếp theo kể tên ra rồi, 如來所得八種音聲“Như Lai sở đắc bát chủng âm thanh” (tám loại âm thanh mà Như Lai đắc được). Kinh Phạm Ma Dụ có nói, mấy câu chỗ này là trích lục ra: từ trong Kinh Phạm Ma Dụ . Câu thứ nhất là最好聲。其聲哀妙“tối hảo thanh. Kỳ thanh ai diệu” (Âm thanh hay nhất, âm thanh ấy thương yêu vi diệu). Câu thứ hai là易了聲。言辭辨了“dị liễu thanh. Ngôn từ biện liễu” (âm thanh dễ nghe hiểu, ngôn từ nhận rõ hết), rất dễ tỏ tường, chư vị có thể nghe hiểu. Câu thứ ba調和聲。大小得中(聞者和融,自然會於中道之理)“điều hòa thanh. Đại tiểu đắc trung”(văn giả hòa dung, tự nhiên hội ư trung đạo chi lý) (Âm thanh điều hòa, giữa mức lớn nhỏ, (người nghe êm thuận vui hòa, tự nhiên biết lý của trung đạo), trong âm thanh đó có loại công năng này.

Câu thứ tư柔軟聲。其聲柔軟(聞者喜悅,捨剛強意,自然入律) “nhu nhuyễn thanh. Kỳ thanh nhu nhuyễn”(Văn giả hỷ duyệt, xả cang cường ý, tự nhiên nhập luật) (Âm thanh nhu nhuyễn, âm thanh ấy nhu nhuyễn ( người nghe vui vẻ, xả ý cang cường, tự nhiên vào được quy tắc). Cũng giống như tôi vừa nói, người chúng ta ngày nay tính tình nóng nảy, nhưng nghe Phật Bồ-tát giảng kinh thuyết pháp, tánh khí nóng nảy tự nhiên không còn nữa, chính là ý này. Câu thứ tư, nhu nhuyễn thanh, kỳ thanh nhu nhuyễn, người nghe vui vẻ, xả ý cang cường, tự nhiên vào được quy tắc. Câu thứ năm, 不誤聲。言無錯失(聞者各得正見)“bất ngộ thanh, ngôn vô thác thất” (văn giả các đắc chánh kiến)(Âm thanh không sai, lời không sai lầm (người nghe đạt được chánh kiến)), chính là lý giải điều họ nghe được đều chính xác, không có sai lầm, xa rời 95 loại sai tà của ngoại đạo.

Câu thứ sáu là不女聲。其聲雄朗“bất nữ thanh. Kỳ thanh hùng lãng” (không phải âm thanh người  nữ. Âm thanh ấy sáng rõ hùng mạnh). Người nghe kính phục, ngoại ma, vua ma, ngoại đạo đều quy thuận, nghe kinh sanh tâm hoan hỷ. Câu thứ bảy, 尊慧聲。言有威肅“tôn huệ thanh. Ngôn hữu uy túc” (âm thanh trí tuệ tôn quý. Ngôn ngữ uy nghiêm trang trọng), có uy nghi, 如世尊重“như Thế Tôn trọng” (như Thế Tôn được tôn trọng), người thế gian vô cùng tôn trọng Phật, 有慧人聲“hữu huệ nhân thanh”(âm thanh người có trí huệ), có trí huệ, 聞者尊重,智解開朗“văn giả tôn trọng, trí giải khai lãng” (người nghe tôn trọng,  mở trí sáng suốt). Đây là giản thích câu nói phía trước, thế gian tôn trọng người có trí huệ. Thuyết pháp có những lợi ích này. Câu thứ tám, 深遠聲。其聲深遠,猶如雷震(聞者皆證甚深之理)“thâm viễn thanh. Kỳ thanh thâm viễn, do như lôi chấn”(văn giả giai chứng thậm thâm chi lý) (Âm thanh sâu xa, âm thanh này sâu xa, giống như tiếng sấm, người nghe đều chứng được lý rất sâu).

Chúng ta biết, thời đại đó của đức Phật, không có những dụng cụ khoa học như hiện nay. Phật giảng kinh thuyết pháp, đệ tử 3000 người, ba ngàn người là quảng trường khá lớn, Phật đều ngồi dưới cây, đều ở bên cạnh nơi có nước, nơi có phong cảnh tốt, mọi người đều ngồi trên đất, âm thanh như thế nào: có thể để 3000 người mỗi mỗi đều nghe rõ ràng, ai cũng đều nghe tỏ tường? Đây là điều hoài nghi của người hiện tại chúng ta. Ngày nay có loa phát thanh, có bộ khuếch đại âm thanh, có thể làm được; Ngày xưa, việc này chính là thần thông đạo lực của Phật, Phật có trí huệ, Phật có sáu loại thần thông, có thể khiến cho người nói và người nghe không có chướng ngại. Mọi người nói chuyện có vấn đề hỏi Phật, Phật có thể nghe thấy, âm thanh mà Phật thuyết pháp cả đạo tràng cũng đều nghe thấy, tất cả có thể được lợi ích.

Tiếp theo, 又八音者“hựu bát âm giả” (lại nói tám âm thanh), đây là một cách nói khác. 嘉祥師云:一響“Gia Tường Sư vân: nhất hưởng” (Sư Gia Tường nói: một là vang dội), âm thanh vang dội; 二徹“nhị triệt”(hai là thấu triệt), triệt là thấu triệt, bất kể chỗ ngồi chư vị cách Phật là xa hay gần, đều có thể nghe thấy; 三清“tam thanh” (ba là mát mẻ), thanh lương tự tại; 四柔,五哀,六高,七和,八雅“tứ nhu, ngũ ai, lục cao, thất hòa, bát nhã” (bốn là nhu nhuyễn, năm là thương xót, sáu là cao, bảy là hòa, tám là nhã). Nhã, phàm là chánh thuyết đều thuộc về nhã, để chư vị nghe xong sẽ không có tà tri tà kiến. 暢者說也,申說也“Sướng giả duyệt dã, thân thuyết dã” (sướng là vui vẻ, nói rõ ràng), khoan khoái dễ chịu. Người thông thường chúng ta nói, người nói rất sảng khoái, người nghe cũng rất thoải mái, đây chính là ý này. 如《阿彌陀經》曰:其音演暢五根五力等等“Như A Di Đà Kinh viết: Kỳ âm diễn sướng Ngũ căn Ngũ lực đẳng đẳng” (Như trong Kinh A Di Đà nói: Âm thanh ấy diễn sướng Ngũ căn, Ngũ lực vân vân) Trên Kinh Di Đà cũng có ý này. 妙聲者,妙法音聲也。彌陀具足八音,以演說妙法,故云八音暢妙聲也“Diệu thanh giả,  diệu pháp âm thanh dã. Di Đà cụ túc bát âm, dĩ diễn thuyết diệu pháp, cố vân bát âm sướng diệu thanh dã” (diệu thanh là, âm thanh diệu pháp vậy. A Di Đà Phật có đủ tám âm, để diễn thuyết diệu pháp, nên nói tám âm thanh dễ chịu vi diệu.) A Di Đà Phật, và tất cả chư Phật Như Lai đều có đủ tám âm, A Di Đà Phật đương nhiên không ngoại lệ, cho nên nói bát âm sướng diệu thanh.

          Đọc được đoạn này khiến cho chúng tôi nghĩ đến, năm xưa khi Phật Thích Ca ở đời, giảng kinh thuyết pháp 49 năm, Phật dùng lời ngày nay để nói, Phật là thân phận gì? Phật là thầy, thân phận giống Khổng tử ở Trung Hoa vậy, thành tựu giống như Khổng tử vậy. Khổng tử ở Trung Hoa, Phật ở Ấn Độ, đại khái cùng thời đại với Khổng tử, sớm hơn Khổng tử một chút, Phật Thích Ca ra đời: là năm 24 Chu Chiêu Vương, Phật sớm hơn Khổng tử, cảnh giới tương đồng. Chúng tôi tin rằng, ở trong đại vũ trụ này, chúng sanh rất phức tạp, biến khắp hư không, quá khứ, hiện tại, vị lai, mười phương cõi nước, mỗi một khu vực giáo hóa của tôn Phật: đều là Tam thiên Đại thiên thế giới.

Chúng ta xem thấy trên kinh, còn có thế giới khu vực giáo hóa một vị Phật: là hai Tam thiên Đại thiên thế giới, giáo hóa ba Đại thiên thế giới, thậm chí đến có năm, sáu Đại thiên thế giới, nguyện của mỗi vị Phật phát không giống nhau. Phật Phật đạo đồng, trí huệ thần thông đạo lực hoàn toàn tương đồng, phát nguyện khác nhau. Cho nên Phật giáo hóa bao nhiêu chúng sanh, khu vực bao lớn, thời gian bao lâu, độ được bao nhiêu chúng sanh, mỗi mỗi không giống nhau. Duy có A Di Đà Phật, Ngài là rốt ráo đại viên mãn, không có gì không viên mãn, đều là vô lượng vô số vô cùng vô biên. Chúng ta chỉ có thể dùng những lời nói này để ca ngợi thế giới Cực Lạc, tán thán A Di Đà Phật. Ngài thật sự là quá vĩ đại rồi, không gì sánh nổi.

Việc quan trọng nhất của chúng ta, chúng ta đọc kinh, mỗi một lần đọc đều là có chỗ ngộ một lần. Bộ kinh này tôi đã đọc mười mấy năm, mãi đến bây giờ, vẫn luôn có chỗ ngộ mới. Do đó mỗi lần giảng không giống nhau. Chư vị nghe một lần nào? Có thể đều nghe được rất hay, nếu không thể đều nghe hết, thì nghe lần gần nhất, tại sao? Càng giảng càng thấu triệt, càng giảng càng thâm nhập. Lần này thời gian giảng diễn dài, hai, ba năm rồi, vẫn chưa giảng xong, giảng được rất tỉ mỉ, chú trọng về tu hành. Trên tổng thể chúng ta hiểu, chúng ta làm sao đi, nhất định phải đi, quyết định phải nắm vững một đời này, tôi không mong muốn đời sau, đời này thì phải đi được. Cho nên lần học tập này cùng với mọi người, chú trọng ở hành môn, thiên về tu hành. Chúng ta thật sự có nắm chắc: sanh đến thế giới Cực Lạc thân cận A Di Đà Phật, thì chúng ta mới thật sự mãn nguyện. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta đã học tập đến đây.

(Hết tập 338)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.

Trả lời 0