Tịnh Độ Đại
Kinh Khoa Chú (2014)
(Giảng lần
thứ 4)
PHẨM 31: CHÂN
THẬT CÔNG ĐỨC:
Công Đức
Thật Sự
Tập 371
Hoà thượng
Tịnh Không chủ giảng
Giảng tại:
Khu Lampeter, trường Đại học Trinity Saint David xứ Wales, Anh Quốc
Thời gian:
Ngày 27 tháng 09 năm 2016
Dịch giả:
Phương Thị Phượng
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa, mời
an tọa, Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo, mọi người an tọa, an tọa:
A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng
kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma,
ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (3 lần).
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 866, trang 866, hàng cuối
cùng, khoa đề, 「庚二,利他德大」 “Canh nhị, lợi tha đức đại”(G2. Đức lớn lợi tha). Đoạn phía trước nói
rõ,「德用自在」“Đức dụng tự tại”, một câu trong “đức dụng
tự tại”, 「忍辱如地」“Nhẫn nhục như địa”(nhẫn nhục như đất), câu này vô cùng quan
trọng, đức hạnh, đều xây dựng lên từ chỗ này, nếu như không thể nhẫn sẽ không
thể thành tựu. Trong lục Ba la mật của Bồ-tát, điều đầu tiên là bố thí, bố thí
là tu đức, tích đức, điều thứ ba chính là nhẫn nhục, nếu không có nhẫn nhục,
thì đức không thể tích lũy, tuy tu, nhưng bất cứ lúc nào cũng sớm mất thôi. Cho
nên nhẫn nhục mới thật sự là tích đức, đức càng tích càng dày, càng dày càng
thù thắng, có thể đắc được tự tại, lợi tha thì càng không cần nói. Hôm nay
chúng ta xem “lợi tha” trong đoạn kinh văn này
【法音雷震。覺未覺故。雨甘露法。潤眾生故。曠若虛空。大慈等故。 如淨蓮華。離染污故。如尼拘樹。覆蔭大故。如金剛杵。破邪執故。 如鐵圍山。眾魔外道不能動故。】 “Pháp âm lôi chấn, giác vị giác cố. Vụ cam lộ pháp,
nhuận chúng sanh cố. Khoáng nhược hư không, đại từ đẳng cố. Như tịnh
liên hoa, ly nhiễm ô cố. Như Ni-câu thụ, phú ấm đại cố. Như kim cang xử, phá tà
chấp cố. Như Thiết Vy sơn, chúng ma ngoại đạo bất năng động cố.” (Pháp âm sấm vang, vì
giác ngộ người chưa giác. Mưa pháp cam lồ vì thấm nhuần chúng sanh. Rộng rãi hư
không vì đại từ bình đẳng. Như hoa sen sạch vì lìa xa ô nhiễm. Như cây Ni Câu
vì tỏa bóng mát lớn. Như chày kim cang vì phá [đi] tà chấp. Như núi Thiết Vy
nên chúng ma ngoại đạo không thể lay động.)
Kinh văn không dài, nhưng từng câu đều vô cùng quan trọng, là
điều mà trong cuộc sống thường ngày chúng ta tu học, không thể khuyết thiếu, phải
luôn luôn nhắc nhở bản thân. Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão, đoạn này ngài
chú rất dài
『法音雷震』“Pháp âm lôi chấn” (Pháp âm sấm vang), 「經云佛語梵雷震, 雷音遠聞,震驚世間, 以喻法音,能覺群迷」 “Kinh vân Phật ngữ Phạn lôi chấn, lôi âm viễn
văn, chấn kinh thế gian, dĩ dụ pháp âm, năng giác quần mê.” (Kinh nói:“Phật ngữ phạm lôi chấn”. Tiếng sấm
vang xa, chấn động thế gian, nên nói pháp âm có thể giác ngộ quần mê). Mấy câu này, Phật ngữ
là Phật thuyết pháp, Phật giáo hóa chúng sanh, Phật ngữ thanh tịnh, dùng chữ Phạn
này đại biểu, Phật có thể giúp chúng ta khai ngộ, đây là giống như lôi chấn, mở
ra cửa ngộ, chấn động thế gian, có thể giác quần mê. Mục đích là ở câu này. Làm
sao có thể giác? Chúng ta phải coi trọng câu này. Chúng ta nghe kinh đã nghe
không ít năm, giảng kinh cũng đã giảng không ít năm, nghe kinh có giác ngộ
không? Giảng kinh có thể giúp người khác giác ngộ không? Phật có thể làm được,
Bồ-tát có thể làm được, nhưng chúng ta không làm được. Chẳng những không thể
giác người khác, ngay cả tự giác cũng có vấn đề. Đây là nguyên nhân gì? Chúng
ta không thể không biết. Không biết, một đời này rất dễ uổng phí. Đời sau vẫn
làm lục đạo luân hồi, đây là việc vô cùng đáng sợ.
Chỗ Phật pháp không giống với thế gian pháp: chính là Phật
có thể giúp chúng ta, trong đời này thoát khỏi luân hồi. Đây là việc lớn, việc
lớn hàng đầu, không có việc nào quan trọng hơn. Đây chính là chỗ thù thắng của
Phật pháp, chỗ siêu việt của Phật pháp. Mấy người có thể siêu việt? Về lí mà giảng,
ai ai cũng có phần; về sự mà giảng, người có phần không nhiều. Đây là nguyên
nhân gì? Phật pháp chỉ dạy chúng ta: nhân, duyên, quả. Phải nhận thức rõ ràng
ba chữ này. Duyên là duyên phận; Nhân, là hết thảy chúng sanh vốn đã là Phật, hết
thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đây là bình đẳng. Tuy có Phật tánh, nhưng đời
này đã mê, không chỉ đời này mê, mà đời đời kiếp kiếp đều mê, mê rất nghiêm trọng.
Làm sao biết rất nghiêm trọng? Lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, khởi phân
biệt, khởi vọng tưởng, hoặc chúng ta nói khởi tâm động niệm, chính là mê. Mê lại
thêm sâu, chẳng những có khởi tâm động niệm, còn có phân biệt, còn có chấp trước.
Khởi tâm động niệm không tạo nghiệp, không có thiện ác, phân biệt chấp trước là
có thiện ác rồi, thiện cảm tam thiện đạo, ác cảm tam ác đạo, đây là không ra nổi
lục đạo luân hồi. Ai có bản lĩnh thấy sắc tướng nghe âm thanh, sáu căn tiếp xúc
cảnh giới sáu trần, không phân biệt, không chấp trước, đây là chân tu hành,
chân công phu. Phàm là người thành tựu, họ có khởi tâm động niệm, khởi tâm động
niệm không có thiện ác.
Nhưng phân biệt chấp trước là có thiện ác, họ phân biệt
gì? Họ chấp trước gì? Họ phân biệt chấp trước A Di Đà Phật, tốt! Đây là đúng rồi.
Từ sáng đến tối, khởi tâm động niệm là vô lượng vô biên, cùng theo là phân biệt
chấp trước, nhưng mấy ý niệm này, là quay về đến A Di Đà Phật. Vì sao phải quay
về A Di Đà Phật? Chỉ có một niệm A Di Đà Phật này, mới có thể giúp chúng ta
thoát li lục đạo luân hồi. Niệm này không thể nghĩ bàn, niệm này tương ứng với
Phật, tương ứng với pháp. Người thật sự có thể tin tưởng không nhiều. Cho nên
chúng ta nghĩ đến chỗ này, cũng là nghĩ đến lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, gặp được Pháp
môn Tịnh độ sanh tâm đại hoan hỉ. Hoan hỉ này chí ít, cũng khiến chúng ta có thể
cảm giác được là, hơn một tuần, quý vị xem ngài hoan hỉ, ngài hạnh phúc.
Ngài vui điều gì, mừng điều gì, không có ai biết. Gặp được
Pháp môn Tịnh độ, đời đời kiếp kiếp không gặp được, cho nên không thể thoát li
lục đạo luân hồi, đời này gặp được Pháp môn Tịnh độ, tốt! Bảo đảm ra khỏi tam
giới. Vì sao vậy? Pháp môn này mang nghiệp vãng sanh, ngài hoan hỉ là hoan hỉ
điều này, là đới nghiệp, phiền não tập khí của tôi không đoạn, cũng có thể đến
thế giới Cực Lạc, sanh đến thế giới Cực Lạc, chính là thoát khỏi sáu đường luân
hồi, vĩnh viễn rời khỏi. Đến thế giới Cực Lạc nhất định thành Phật, cho dù thời
gian ngắn hay dài, đó là không quan trọng, tóm lại mà nói, ở nơi đó quý vị nhất
định thành Phật, đây là hoan hỉ.
Chúng ta gặp được rồi, không sanh khởi lên tâm hoan hỉ, nguyên
nhân là gì? Không ra được. Nhưng Hạ lão từ bi, trong cửa phương tiện của ngài, lại
tìm được một cửa phương tiện, chỉ dạy chúng ta, đây chính là ngũ niệm giản
khóa, Tịnh Tu Tiệp Yếu. Tôi gặp được Pháp môn này sanh tâm hoan hỉ. Vì sao vậy?
Nếu như không có Pháp môn này, Thì niệm Phật niệm đến công phu thành phiến
không dễ dàng, mấy người niệm Phật công phu thành phiến? Không thành phiến vãng
sanh không nắm chắc, hoàn toàn dựa vào một niệm lúc lâm chung, một niệm lúc lâm
chung, một niệm cuối cùng là A Di Đà Phật, nhất định vãng sanh; một niệm cuối
cùng không phải vậy, thì lại bỏ lỡ cơ hội của đời này. Vấn đề này của quý vị thật
nghiêm trọng. Vậy chúng ta đọc giản khóa tốt, đơn giản, thật sự là đới nghiệp
vãng sanh, thời gian ngắn, phương pháp khéo léo, không để vọng tưởng có thể
thâm nhập vào, đây chính là công đức vô cùng thù thắng, thời gian không dài, chỉ
ba mươi hai lạy. Thêm quán tưởng, công phu đắc lực, lại thêm hồi hướng, mở rộng
tâm lượng, chẳng những chính mình được lợi ích, mà cũng có thể giúp tất cả
chúng sanh, càng thù thắng ngay trong thù thắng. Sách Tịnh Tu Tiệp Yếu này, là
tâm đắc tu học Tịnh độ, của lão Cư sĩ Hạ Liên Cư. Ngài từ bi, đã truyền cho
chúng ta. Chúng ta chỉ cần nắm được sách này, đã đơn giản còn dễ dàng, bảo đảm
chúng ta một đời vãng sanh, làm sao không sanh tâm đại hoan hỉ?
Hiện nay pháp âm càng ngày càng ít, người giảng kinh dạy
học không còn nữa. Giảng kinh dạy học có thể trường thọ, quý vị có cần không? Tôi
là không muốn trường thọ, thế gian này quá khổ, từ lúc rất nhỏ đã biết rất khổ.
Không nghĩ rằng gặp được Phật pháp, Đại sư Chương Gia dạy tôi học Phật Thích Ca
Mâu Ni, tôi học Phật Thích Ca Mâu Ni, đạt được sức khỏe trường thọ: là điều mà
người bình thường ưa thích nhất, chú trọng nhất.
Thọ mạng của tôi là 45 tuổi, lại kéo dài 45 năm, tương
lai còn không biết ngày nào, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn tôi, hiện nay vẫn chưa
báo tôi biết. Nếu vì sức khỏe trường thọ, thì phát tâm, chúng tôi phát tâm này
là do thầy Lý dạy, thầy rất từ bi, nhìn thấy mấy người trẻ chúng tôi, có mười mấy
người, không có phước báo, thọ mạng rất ngắn, chỉ dạy chúng tôi giảng kinh dạy
học. Thầy mở một lớp kinh học, ở Liên Xã Đài Trung, chúng tôi tham gia lớp nhỏ
này học giảng kinh giáo. Thật làm thọ mạng kéo dài, không phải ai cũng kéo dài.
Đây là nguyên nhân gì? Là có quan hệ với phát tâm. Chúng tôi phát tâm, sống một
ngày làm một ngày, làm đến mạng hết là ngừng, giữ lại; lúc không phát tâm này, thì
cửa ải vẫn là không vượt qua. Đây là sự thực, chúng ta phải tin tưởng.
Tâm phải thanh tịnh, tâm phải bình đẳng, tâm phải rộng lớn.
Chẳng những độ chính mình, mà chúng ta phải làm sao truyền thừa tiếp Phật pháp,
chúng ta làm công việc tiếp nối người trước, đời trước truyền cho chúng ta, chúng
ta phải truyền cho đời sau. Truyền cho ai? Truyền cho người có duyên. Đi đâu
tìm người có duyên? Không tìm được, phương pháp duy nhất, cầu Tam Bảo gia trì. Đến
khi chúng ta hết cách, chỉ cần cầu A Di Đà Phật gia trì, để chúng ta gặp được. Hai
năm nay, chúng ta không tưởng tượng được, gặp Hiệu trưởng trường này, là Giáo
sư Hughes. Ông hi vọng chúng ta hợp tác mở Viện Hán học, bồi dưỡng nhân tài Nho
Phật Đạo. Cho nên Viện Hán học sau này có bốn hệ học, Hán văn là trọng về văn tự,
thể văn cổ có Nho, có Đạo, có Phật. Ở đây chúng ta bồi dưỡng, truyền nhân của
Nho Phật Đạo, tâm nguyện này lớn, nguyện này sâu, nguyện này rộng, cần thời
gian. Cần thời gian thì phải cần trường thọ, không có thọ mạng, thì không thể
làm viên mãn việc này, làm viên mãn cần thọ mạng. Tôi phát tâm, thọ mạng chúng
tôi kéo dài; quý vị phát tâm, thì thọ mạng của quý vị kéo dài, mỗi một nhân
viên tham gia công việc này, ai cũng trường thọ. Công việc này nếu có thể làm
được có hiệu quả, chí ít phải hai mươi năm, phải thừa truyền tiếp, vậy phải ba,
năm mươi năm nữa mới có thể thấy được hiệu quả. Đây là để chúng ta nghĩ tới, “Pháp âm lôi chấn” (Pháp âm sấm vang), tương lai Phật có truyền nhân, Nho có truyền
nhân, Đạo có truyền nhân, mới có thể “Giác
vị giác cố” (vì giác ngộ người chưa
giác). Những người này đã giác ngộ, sau khi giác ngộ phải giác tha, sau khi
tự giác phải giác tha, phải giúp người khác khai ngộ.
『雨甘露法』“Vụ cam lộ pháp” (Mưa pháp cam lồ). Chữ “vụ雨” là giáng xuống, từ
trên giáng xuống, giống như trời giáng cam lộ, đây là độ chúng sanh. Xã hội hiện
nay cần gì? Cần giáo huấn của Thánh Hiền. Đầu tiên, cần tin tưởng giáo huấn
Thánh Hiền, nâng cao nữa, là ưa thích giáo huấn Thánh Hiền, có thể làm được
giáo huấn Thánh Hiền, thì văn hóa sẽ không gián đoạn
Công đức này rất lớn, lớn đến chúng ta không cách nào tưởng
tượng được. Có lợi [với] chúng sanh, chúng sanh một khu vực được lợi ích, nhất
định sẽ ảnh hưởng toàn cầu, chúng sanh toàn cầu đều đạt được lợi ích, công đức
này lớn biết bao! Chỗ này nhắc nhở mọi người, không cầu phước báo thế gian. Vì
sao vậy? Phước báo thế gian có hạn, chúng ta yêu cầu phước báo xuất thế gian. Phước
báo xuất thế gian cầu điều gì? Cầu vãng sanh Tịnh độ, cầu thân gần A Di Đà Phật,
là đúng rồi. Đó là công đức viên mãn. Cho nên Phật ở đây dạy chúng ta, chúng ta
lấy pháp âm, lấy cam lồ giác ngộ chúng sanh. Cam lồ là tỉ dụ cho giáo pháp của
Phật, 「甘露使人起死回生, 佛之教法能令眾生, 永斷生死,得大涅槃」 “Cam lồ sử nhân khởi tử hồi sanh, Phật chi giáo
pháp năng linh chúng sanh, vĩnh đoạn sanh tử, đắc đại Niết Bàn.” (Cam lồ giúp người cải tử hồi sinh. Giáo pháp của
đức Phật có thể khiến chúng sanh: vĩnh viễn dứt khỏi sanh tử, được đại Niết
Bàn). Mấy câu này quan trọng. Bốn bốn mười sáu chữ này, là thật
không phải giả, không có một chữ nào là lừa dối người, giáo pháp của Phật có thể
khiến chúng sanh, vĩnh đoạn sanh tử, đắc đại Niết Bàn. Chúng ta gặp được Phật
pháp, có thể không chăm chỉ học tập sao?
Ngày nay vấn đề nghiêm trọng nhất, chính là Phật pháp
không ai thuyết, người bình thường đối với kinh Phật rất khó lí giải. Lại có một
loại là hiểu lầm, cho rằng Phật giáo là tôn giáo, tôn giáo là mê tín, gặp được
rồi, mà không thể tiếp nhận, không thể phụng hành, bằng với như không gặp được.
Tài sắc danh lợi của thế gian này, đích thực có sức mạnh dụ dỗ rất lớn, mấy người
có thể thoát được? Mấy người có thể không bị dụ dỗ? Chính đồng học chúng ta, theo
tôi mười mấy năm, hai mươi năm, hơn ba mươi năm, vẫn là bị dụ dỗ.
Đây là nói rõ điều gì? Nói rõ phiền não tập khí rất nặng,
không phải do một đời này tích lũy được, mà bao đời bao kiếp, đời đời kiếp kiếp,
càng nhiễm càng sâu, càng nghiêm trọng. Cho nên tuy Thánh giáo đặt ở trước mặt,
thậm chí là ngày ngày vẫn đọc kinh, ngày ngày vẫn lạy Phật, ngày ngày vẫn làm
việc xấu, đây là tình hình hiện tại, đáng sợ biết bao! Việc này khởi tác dụng,
khởi tác dụng gì? Khiến khi người nhìn thấy sẽ không tin, tâm của họ, sẽ càng
là tà lệch sang một bên, quý vị thấy người học Phật không phải là như vậy sao, nói
thế này, nhưng làm là thế khác, nói là giả, làm là thật, đối với Phật pháp sinh
ra hiểu lầm rất sâu. Người bao năm học Phật nhìn thấy tình hình này, họ cũng bỏ
Phật pháp, Phật pháp là giả, là lừa người, thật sự có lí cũng nói không rõ. Đây
là một nhóm người, nhóm người này không ít, số người rất nhiều. Chân chánh tu
hành, đặt sanh tử là việc hàng đầu, đặt vãng sanh là điều đầu tiên, không nhiều.
Nguyên nhân gì? Họ chịu khổ chịu nạn chưa đủ, cho nên rất dễ dàng bị cám dỗ, danh
cao lợi nhiều hiện ở trước, thì nhẫn không nổi nữa, không biết cửa tam đồ đã rộng
mở, không lâu quý vị sẽ tiến vào. Người phải có thể nghĩ được đó là đáng sợ. Cho
nên, hiện nay giáo dục gì quan trọng nhất? Giáo dục nhân quả quan trọng nhất, quý
vị phải tin thiện có thiện quả, ác có áo báo, sẽ không dám nữa, mới có thể giúp
quý vị rời xa sự dụ hoặc.
Trong Chú Giải, Niệm lão nói, 「雨者,如天降雨,普潤三根, 故云潤眾生」 “Vụ giả, như thiên giáng
vụ, phổ nhuận tam căn, cố vân nhuận chúng sanh.” (“Vụ” là như trời mưa xuống, thấm nhuận cả ba
căn, nên nói: “Nhuận chúng sanh”). Mưa, trời mưa đổ nước xuống, tam căn này là tỉ
dụ ba căn thượng trung hạ, người đại căn khí được nhiều lợi ích, giống như cây
lớn, hấp thu lượng nước lớn; trung căn giống như cây nhỏ, cần lượng nước ít; hạ
căn giống như hoa cỏ, cần lượng nước ít nhất. Trời giáng mưa là bình đẳng, không
có chia ra đại tiểu trung, nhưng hoa cỏ cây cối có thể được thấm nhuần, bao
nhiêu thì không giống nhau. Đây gọi là “nhuận
chúng sanh”.
「《法華經》曰: 我為世尊,無能及者。 安穩眾生,故現於世。 為大眾說,甘露淨法。 其法一味,解脫涅槃。」 “Pháp Hoa Kinh viết: “Ngã
vi Thế Tôn, vô năng cập giả. An ổn chúng sanh, cố hiện thế gian. Vị đại chúng
thuyết cam lồ tịnh pháp. Kỳ pháp nhất vị, giải thoát Niết Bàn.”” (Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Ta là Thế Tôn, không
ai sánh bằng. Vì an chúng sanh, nên hiện ở đời. Nói cho đại chúng, tịnh pháp
cam lồ. Pháp ấy một vị, giải thoát Niết Bàn.). Pháp mà Phật thuyết là
một vị, nhưng chúng sanh nghe được khác nhau, Phật dùng một âm mà thuyết pháp, là
thật không phải giả, thuyết mà vô thuyết, vô thuyết mà thuyết, chúng sanh tùy từng
loại mà hiểu được, mỗi người nghe được không giống nhau, được lợi ích khác
nhau. Đó chính là căn tánh của người không tương đồng, có đại căn tánh, trung đẳng
căn tánh, hạ căn, tam căn thượng trung hạ tất cả đều được lợi ích, Được lợi ích
không giống nhau, thượng căn thì đại triệt đại ngộ, trung căn thì đại ngộ, hạ
căn tiểu ngộ, đây là từ lợi ích mà nói.
「《佛地論》曰:如來聖教, 於諸外道一切世間邪劣教中, 最為真實。」 “Phật Địa Luận viết:
Như Lai Thánh giáo, ư chư ngoại đạo nhất thiết thế gian tà liệt giáo trung, tối
vi chân thực.” (Trong Luận Phật Ðịa
ghi: “Thánh giáo của Như Lai, là chân thật nhất,
so với trong giáo pháp thế gian tà kiến
thấp kém của các ngoại đạo). Ai tin tưởng? Ai có thể tiếp nhận? Ai thấy được
mấy câu kinh văn này mà có thể không hoài nghi? Có thể tiếp nhận, có thể không
nghi ngờ, đây là pháp khí, là đối tượng của Phật dạy học. Nếu thấy được kinh
văn như vậy, trong tâm sanh hoài nghi, không để ý, không đặt trong tâm, đọc rồi
liền bỏ, thì duyên chưa chín muồi, người thiện căn phước đức mỏng, đây cũng là
chân tướng sự thực. Phía dưới nói tiếp, 「殊勝清淨,猶如醍醐, 亦如甘露,令得涅槃」 “Thù thắng thanh tịnh,
do như đề hồ, diệc như cam lồ, linh đắc Niết Bàn.” (Thù thắng thanh tịnh, giống như đề hồ, cũng như
cam lồ, khiến được Niết Bàn). Đây là dùng tỉ dụ để nói, hết thảy kinh giáo,
bất luận Đại thừa Tiểu thừa, Hiển giáo Mật giáo, Tông môn Giáo hạ, đều là thù
thắng thanh tịnh. Đề hồ là tỉ dụ, thức uống ngon nhất trong thức uống của người
trời. Là gì? Lão Hòa thượng Đạo Nguyên trước kia còn ở đời, lần đầu tiên ngài đến
Ấn Độ để hành hương, đó là một Pháp sư giảng kinh, đến Ấn Độ muốn xem thử hai
thứ, một là muốn xem đề hồ, đề hồ là gì? Phật thường dùng đề hồ quán đảnh; ngoài
ra thứ hai, quả Am Ma La, đây là Phật thường nói trong kinh, không biết đây là
thứ gì, đến Ấn Độ tìm người Ấn Độ. Đề hồ có, hiện tại vẫn còn, hơn nữa còn
không ít, mọi nơi đều là quả Am Ma La, tìm được, đến trước mặt xem, hoảng nhiên
đại ngộ, quả Am Ma La, người Đài Loan gọi là quả ổi. Vậy là giải quyết rồi, vấn
đề giải quyết rồi. Đề hồ là gì? Là salad mà người phương Tây ăn, bên trong là
chế phẩm sữa, ngài vừa thấy món này, đây là thường xuyên ăn, thường xuyên ăn
cũng không biết. Khi Phật giảng kinh, thường trích dẫn điều này làm tỉ dụ. Kinh
luận trên hiện ra ý về, 「雨甘露法,潤眾生故」“Vụ cam lồ pháp, nhuận chúng sanh cố.” (Mưa pháp cam lồ, vì nhuận chúng sanh.)
Tiếp theo nói,『曠若虛空,大慈等故』“Khoáng nhược hư không, đại từ đẳng cố” (Rộng như hư không, nên đại từ đẳng), 「是以虛空,喻菩薩之平等大慈。 如虛空之寬廣無際,故曰曠, 以喻慈心廣大,虛空無著」 “Thị dĩ hư không, dụ Bồ-tát chi bình đẳng đại từ. Như hư không chi khoan quảng vô tế, cố viết
khoáng, dĩ dụ từ tâm quảng đại, hư không vô trước.” (Là dùng hư không để ví dụ sự đại từ bình đẳng của
Bồ-tát. Giống như sự rộng lớn không bờ mé của hư không, nên gọi là “khoáng”. Và
tỉ dụ tâm từ rộng lớn, [như] hư không chẳng có vướng mắc). Thông thường trong tôn
giáo, ca ngợi thần yêu thương người đời, Thượng đế yêu thương người đời, trong
kinh Phật giảng Phật Bồ-tát đại từ đại bi, là một ý nghĩa, không có khác nhau. Tâm
yêu thương này không có hình tướng, mắt chúng ta không nhìn được, tai không
nghe được, cũng không ngửi được, cũng không sờ được, Có tồn tại không? Có. Ở
đâu? Mọi nơi, mọi lúc đều tồn tại. Chỗ này chúng ta có không? Có, tràn đầy cả. Vì
sao chúng ta không có một chút cảm giác? Bởi chúng ta mê quá sâu, quý vị không
cảm giác được. Đến khi nào mới cảm giác được? Khi chứng quả A-la-hán sẽ cảm
giác được, quyền giáo Bồ-tát cảm giác được, thật giáo Bồ-tát là được thọ dụng, chẳng
những cảm giác được, còn được thọ dụng, đích thực là được Phật Bồ-tát từ bi gia
trì. Chúng ta không có cảm giác, có đạt được lợi ích này không? Có. Đạt được lợi
ích này, vì sao không có phát hiện rõ ràng được? Bởi nghiệp chướng của chúng ta
quá nặng, phiền não quá sâu. Người phải có thể buông xuống ý niệm bất thiện,
buông xuống tất cả: ngôn luận bất thiện, hành vi bất thiện , buông xuống đến một
trình độ nhất định, thì quý vị sẽ có cảm giác rõ ràng được: sức gia trì của Phật
Bồ-tát, là thật không phải giả.
Bình đẳng đại từ, trong kinh Phật thường giảng, 「無緣大慈,同體大悲」“Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Duyên, ngày nay chúng ta
nói là điều kiện, từ bi của Phật không điều kiện, bình đẳng đối đãi hết thảy
chúng sanh, Thập Pháp giới, từ Phật pháp giới đến chúng sanh địa ngục, từ bi bình
đẳng. Nếu không có bình đẳng từ bi, bình đẳng gia trì, thì chúng sanh tam ác đạo,
sẽ rất khổ, rất đáng thương. Chúng ta học Phật cũng như vậy, mỗi người đều được
Phật Bồ-tát gia trì, gia trì viên mãn, chúng ta có thể cảm nhận được, là nghiệp
lực của chính mình, nghiệp chính mình tạo nhẹ một chút, nhỏ một chút, cảm xúc
nhiều hơn một chút; bản thân tạo nghiệp nặng, không cảm giác được. Chư Phật Bồ-tát,
tội nghiệp của chúng ta tạo cực nặng, ngũ nghịch thập ác, Ngài vẫn là gia trì
bình đẳng, Ngài sẽ không nói: quý vị tạo tội nghiệp nặng, tôi sẽ không gia trì
quý vị, người kia tích thiện, tích đức nhiều, tôi sẽ gia trì họ. Đó là phàm
phu, còn có phân biệt, còn có chấp trước, phải biết Phật Bồ-tát không có phân
biệt chấp trước, từ bi bình đẳng, gia trì bình đẳng.
Tiếp theo, Niệm lão trích dẫn câu kinh văn này trong bản
Ngụy Dịch, cũng là giải thích「曠若虛空」“Khoáng nhược hư không” (Khoáng như hư không). Ngụy Dịch, đây là một
trong năm bản nguyên dịch, bản của ngài Khang Tăng Khải, 「猶如虛空,於一切有」“Do như hư không, ư nhất thiết hữu.” (Ví như hư không, đối với tất cả pháp hữu vi), chữ “hữu” này chính là
pháp hữu vi, pháp hữu vi trong Kim Cang Kinh nói, 「無所著故」“Vô sở trước cố” (vì chẳng có chấp trước), với hết thảy pháp hữu, vô sở trước, đây là chỗ
giác mê không giống nhau. Với hết thảy hữu, chữ “hữu” này chính là, pháp hữu vi
giảng trong Kim Cang Kinh, pháp hữu vi chính là pháp sanh diệt, có sanh có diệt.
Vô sở trước, đây là công phu của Bồ-tát, Ngài không chấp trước, đây là điều
chúng ta nên phải học. Người chân chánh học Phật, điều này rất quan trọng, lục
căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, rõ ràng, minh bạch, đây là đúng, đừng để
chấp trước, đừng để phân biệt. Vì sao vậy? Bởi chẳng thể được. Đồng học chúng
ta đều biết, tôi thường xuyên nhắc nhở các đồng học, Bồ-tát Di Lặc nói với
chúng ta, nhất búng tay có 32 ức trăm nghìn niệm, nói rõ điều gì? Nói rõ chẳng
thể được. Đã chẳng thể được, mà quý vị chấp trước là sai rồi, chẳng thể được
thì nên buông xuống. Hết thảy hữu chính là tất cả vạn pháp, với hết thảy vạn
pháp đều không được chấp trước. Vì sao vậy? Bởi “Do như hư không.” (Giống như
hư không).
Hiện nay dùng ti vi làm tỉ dụ càng thích hợp, ti vi có
hình ảnh, thế nhưng, đương thể tức không, rõ chẳng thể được. Tướng này, tạo
thành của hình ảnh, một giây sanh diệt một trăm lần, cũng chính là hình ảnh mà
ti vi hiển thị, là 1% giây, vậy chúng ta trên sự thực, trong cảnh giới, trong cảm
quan hiện tại của chúng ta, phải chiếu theo điều Di Lặc Bồ-tát nói, là 1 phần 2
triệu 240 nghìn tỉ giây, đơn vị là ngàn tỉ, không phải vạn, quý vị làm sao biết
đó là giả? Số lần chúng ta niệm câu kinh văn này nhiều, niệm thuộc rồi, mọi lúc
mọi nơi đều có thể phát hiện. Nếu như chúng ta khởi tâm động niệm với nhất pháp
này, muốn chấp trước, muốn có nó, lập tức hãy nghĩ đến câu này của Bồ-tát Di Lặc,
thì chúng ta đối với ý niệm chiếm hữu sẽ không còn nữa. Nhìn rõ ràng, nhìn minh
bạch là tánh đức, là trí huệ Bát Nhã; không phân biệt, không chấp trước, đây là
công phu, là công phu của Thiền định, công phu của giới định huệ. Học tập như vậy
chúng ta tiến bộ sẽ rất nhanh, nâng cao lên cũng rất nhanh, càng nâng lên cao
càng tự tại, thật có thọ dụng, tâm địa thanh tịnh, không nhiễm bụi trần.
Trong Hành Sự Sao Tư Trì Ký, cũng có hai câu này, 「無所著者,離塵染故」“Vô sở trước giả, li trần nhiễm cố.” (Không chấp trước là vì lìa trần nhiễm). Nhiễm chính là ô nhiễm,
không để ngoại cảnh ô nhiễm, đây là chân tu hành, đây là chân công phu. Li, biết
đó là giả, không cần lìa khỏi, biết đó là giả, biết đó không phải thật, là được
rồi. Niệm lão tổng kết cho chúng ta một câu, 「故以虛空之無著, 表慈心之平等」 “Cố dĩ hư không chi vô trước, biểu từ tâm chi
bình đẳng.” (cho nên dùng sự không
vướng mắc của hư không, để biểu thị sự bình đẳng của tâm từ), Phật Bồ-tát đại từ đại
bi, là giống với điều chỗ này nói, Phật tâm bình đẳng, không có phân biệt,
không có chấp trước.
『如淨蓮華』“Như tịnh liên hoa” (Như hoa sen sạch.) Hoa sen thanh tịnh.
「蓮華出污泥而不染, 蓮生泥中,表不捨眾生」 “Liên hoa xuất ô nê nhi bất nhiễm, liên sanh nê
trung, biểu bất xả chúng sanh.” (Hoa sen mọc lên từ bùn
nhơ, nhưng không bị nhiễm bẩn. hoa sen mọc trong bùn biểu thị không bỏ chúng
sanh). Đây là vì sao Phật giáo dùng liên hoa để biểu pháp, Phật
Bồ-tát bất luận là đang đứng, đang ngồi, phía dưới luôn là vẽ một đóa hoa sen, là
biểu ý nghĩa này, từ bùn mà không nhiễm. Bùn đó là gì? bùn chính là lục đạo
luân hồi, chúng sanh luân hồi trong lục đạo bị nhiễm, chính là phân biệt chấp
trước, hơn nữa phân biệt chấp trước vô cùng nghiêm trọng. Từ những chỗ này
chúng ta thấy được nghiệp lực cạn sâu, mỏng, thì nghiệp lực nông cạn; kiên cố,
thì nghiệp lực rất sâu, quả báo rất đáng sợ. Cho nên khuyên dạy chúng ta rời ô
nhiễm.
『如尼拘樹』“Như Ni Câu thụ” (Như cây Ni Câu), 「尼拘乃梵語,是樹名,中國無此樹,譯作無節樹、縱廣樹」 “Ni Câu nãi Phạn ngữ, thị thụ danh, Trung Quốc vô thử thụ, dịch tác Vô Tiết Thụ, Tung Quảng Thụ.” (Ni Câu là tiếng Phạn, là tên một loài cây. Trung
Hoa không có loại cây này, dịch là Vô Tiết Thụ (cây không có đốt), Tung Quảng
thụ (cây to rộng).). Trong quyển 15 của Huệ Lâm Âm Nghĩa, có một đoạn ghi
chép như vầy, 「此樹端直無節,圓滿可愛」“Thử thụ đoan trực vô tiết,
viên mãn khả ái.” (Cây này ngay thẳng
không có lóng đốt, tròn trịa dễ thương), khu vực nhiệt đới có, 「去地三丈餘」“Khứ địa tam trượng dư” (cách đất hơn ba trượng), rất cao, 「方有枝葉」“Phương hữu chi diệp.” (Mới có cành lá.), cành lá của nó dài ở
nơi rất cao. Tiếp theo là chỉ độ thẳng, thân cây này là thẳng, 「其子微細,如柳花子, 唐國無此樹」“Kì tử vi tế, như liễu
hoa tử, Đường quốc vô thử thụ.” (Hạt của nó nhỏ bé như hạt
cây liễu, nước Đại Đường không có loại cây này.), đây là do người triều
nhà Đường viết, Đường quốc chính là Trung Hoa, Trung Hoa không có loại cây này.
Lại trích dẫn Kinh Tội Phước Báo Ứng nói, 「尼拘類樹」“Ni Câu loại thụ” (Loại cây Ni Câu.), là một loại cây,「高二十里」“Cao nhị thập lí” (Cao hai mươi dặm.), trong Kinh Tội Phước
Báo Ứng, 「枝布方圓覆六十里, 其樹上子數千萬斛」 “Chi bố phương viên, phú
lục thập lý. Kỳ thụ thượng tử sổ vạn hộc.” (Chu vi cành phân tán che sáu mươi dặm. Số hạt trên cây này là ngàn vạn hộc). Những điều này đều là
trong kinh nói. Như những con số này, chúng ta rất khó lí giải, chúng ta không
tin tưởng, trên trái đất có cây lớn như thế, cao tận hai mươi dặm, có thể che
phủ sáu mươi dặm. Như những kinh văn này, khi chúng ta đang giảng kinh, tham khảo
Chú Giải của lão Cư sĩ, chúng ta có thể lược đi, phàm là dễ dẫn tới tranh luận.
Điều này có phải thật không? Chúng ta tin tưởng là thật, không phải ở thế gian
này của chúng ta thấy được, tinh cầu rất nhiều, trên tinh cầu khác có, trên
tinh cầu này của chúng ta không có, có tương đồng, cũng có không tương đồng. Khoa
học hiện nay càng phát triển, đối với điều này giải thích sẽ càng ngày càng rộng,
không giống với cổ nhân.
Chú trọng ở tỉ dụ này, Phật nói ý nghĩa là gì? Tỉ dụ「菩薩於諸眾生廣作庇蔭」“Bồ-tát ư chư chúng sanh quảng tác tí ấm” (Bồ-tát rộng làm ân đức che chở cho tất cả chúng
sanh). Tâm yêu thương của Bồ-tát, Bồ-tát giúp chúng sanh lìa
khổ được vui, là giống như loại cây lớn này, có thể che khắp hết thảy chúng
sanh khổ nạn, thường đặt trong tâm những chúng sanh khổ nạn này, lúc có duyên gặp
được, thì sẽ chìa tay cứu giúp họ. Duyên chín muồi rồi, thế nào là chín muồi? Đối
với lời của Phật Bồ-tát họ tin sâu không nghi, vậy là phải khuyên họ vãng sanh
Tịnh độ, một đời viên mãn thành tựu. Nếu như không thể tiếp nhận, mà tiếp nhận
kinh luận khác, đó chính là 84 ngàn Pháp môn, nhất định phải dùng điều tương ứng
với căn tánh của họ, dạy cho họ: điều họ ưa thích, không vội vàng, từ từ sẽ đến,
dần dần nâng cao. Như chúng tôi hồi trẻ, biết Phật pháp, trên thực tế đối với
Phật pháp vô cùng hâm mộ, đối với kinh giáo vô cùng hoan hỉ, nhưng đối với Tịnh
độ tông không thể tiếp nhận, đều cho rằng đâu có việc thuận tiện như thế, đây đại
khái là phương pháp mà, Phật Thích-ca Mâu-ni dùng đối với người hạng hạ hạ căn,
không phải đối với chúng tôi, chúng tôi sinh ra kiến giải sai lầm này. Đến khi
chúng ta đọc nhiều trong kinh Đại thừa rồi, mới biết từng câu kinh Phật chân thực,
không có một câu nào là vọng ngữ, cho nên mới thật sự có thể tiếp nhận, có thể
sanh tâm hoan hỉ, có thể buông xuống tất cả kinh giáo Đại thừa, chuyên học Kinh
Vô Lượng Thọ, chuyên niệm A Di Đà Phật. Chúng tôi cũng tin rằng: một phần là
thiện căn bao đời bao kiếp của chính mình, dần dần chín muồi, và một phần nữa
là được sự gia trì của Phật lực hiện tiền, nên hoan hỉ tiếp nhận.
Tiếp theo là giải thích về chày Kim cang , 「金剛杵,梵語伐折羅, 原為印度兵器, 密宗用為法器,表堅利之智慧」 “Kim cang xử, Phạn ngữ
phạt-triết-la, nguyên vi Ấn Độ binh khí, Mật tông dụng vi pháp khí, biểu kiên lợi
chi trí huệ.” (Kim cang xử, tiếng Phạn
là phạt-triết-la. Vốn là một thứ binh khí của Ấn Ðộ. Mật tông dùng làm pháp
khí, biểu thị trí huệ kiên cố nhạy bén). Kim cang biểu trí huệ,
là một loại trong các vũ khí của Ấn Độ, vũ khí thời cổ đại. Mật tông trên tay cầm
chuông linh, chày kim cang. Chày kim cang này đại biểu trí huệ, biểu thị trí huệ
cứng sắc. Trong quyển thứ nhất của Đại Nhật Kinh Sớ nói, 「伐折羅是如來金剛智印。 又云:譬如帝釋手執金剛, 破修羅軍」 “Phạt-triết-la thị Như
Lai kim cang trí ấn. Hựu vân: Thí như Đế Thích thủ chấp kim cang, phá Tu-la
quân.” (Phạt-triết-la là ấn trí
kim cang của Như Lai. Sách còn viết: Ví như Ðế Thích tay cầm kim cang, phá quân
A-tu-la). Tỉ dụ, Đế Thích chính là vua trời Đao Lợi, Là Đao Lợi
thiên chủ, cũng có người phát động chiến tranh với ngài, đó chính là A-tu-la, cho
nên nói phá quân Tu-la, đây là dùng loại vũ khí, kim cang xử này để đối phó
A-tu-la. Ở chỗ này, 「諸執金剛亦復如是」“Chư Chấp Kim Cang diệc
phục như thị.” (Các vị cầm Kim Cang
cũng giống như vậy.), những vị Bồ-tát này tay cầm kim cang biểu thị
trí huệ, trí huệ mới có thể phá trừ phiền não, mới có thể hóa giải tai họa.
Ngày nay xã hội của chúng ta không an định, nếu dùng Phật
pháp để nói, giống như những A-tu-la, không ít, xuất hiện ở thế gian. Trong
kinh Phật nói rất rõ ràng, trời Dục giới có A-tu-la, nhân gian có A-tu-la, súc
sanh cũng có, đường ngạ quỷ cũng có, chỉ có trời Sắc giới trở lên không có
A-tu-la. Cho nên tu Thiền định sanh Sắc giới thiên, sơ thiền, nhị thiền, tam
thiền, tứ thiền, Nơi đó không có A-tu-la. Dục giới có, sáu tầng trời Dục giới đều
có. Đây là ở cõi người tu đại phước báo , có phước, có đức, có phước đức, không
có trí huệ, ưa thích tranh luận, cạnh tranh, đấu tranh, chiến tranh, ưa thích
làm những việc này. Vậy chúng ta sẽ rõ ràng, chúng ta thường nhìn thấy tin tức
trên thời sự, phát động những cuộc chiến tranh này, ai khống chế ở đó? Tu-la. Tu-la
có phước báo rất lớn, cho nên có thể đối phó trời Dục giới, ở Dục giới thiên
phát động chiến tranh. Như vậy có thể nói trời Dục giới cũng không thái bình, muốn
qua thái bình vô sự chí ít là trời Sắc giới. Trời Sắc giới phải tu Thiền định, đắc
Sơ Thiền sanh ba cõi trời Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, Tứ Thiền có
chín cõi trời. Những điều này trong kinh Phật nói rất rõ ràng.
Trong quyển thượng của Nhân Vương Kinh Niệm Tụng Nghi Quỹ
nói, 「手持金剛杵者, 表起正智,猶如金剛」 “Thủ trì kim cang xử giả,
biểu khởi Chánh Trí, do như kim cang.” (Người tay chày cầm kim cang, biểu thị phát khởi Chánh Trí giống như kim
cang). Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, kim cang là tỉ dụ, Bát
Nhã là pháp, tỉ dụ pháp này, giống như kim cang trong vũ khí. Trong Chư Bộ Yếu Mục, 「不持金剛杵念誦,無由得成就。 金剛杵者,菩提心義。 能壞斷常二邊,契中道。 中有十六菩薩位, 亦表十六空為中道。 兩邊各有五股,五佛五智義, 亦表十波羅蜜, 能摧十種煩惱,成十種真如, 便證十地。 故知金剛杵表金剛正智, 能退魔軍,斷煩惱,得成就」 “Bất trì kim cang xử niệm
tụng, vô do đắc thành tựu. Kim cang xử giả, Bồ Đề tâm nghĩa. Năng hoại Đoạn Thường
nhị biên, khế Trung Đạo. Trung hữu thập lục Bồ-tát vị, diệc biểu thập lục Không
vi Trung Đạo. Lưỡng biên các hữu ngũ cổ, ngũ Phật Ngũ Trí nghĩa, diệc biểu thập
Ba La Mật, năng tồi thập chủng phiền não, thành thập chủng Chân Như, tiện chứng
Thập Địa. Cố tri kim cang xử biểu Kim Cang Chánh Trí, năng thoái ma quân, đoạn
phiền não, đắc thành tựu.” (Không cầm chày kim cang
niệm tụng, thì không cách chi thành tựu. Chày Kim cang nghĩa là Bồ Ðề tâm, Có
thể phá hoại nhị biên Ðoạn, Thường, khế hợp Trung Ðạo. Chính giữa chày kim cang
có 16 tòa Bồ Tát, tượng trưng cho 16 thứ Không là Trung Ðạo. Mỗi hai đầu chày
có năm nhánh, biểu thị Ngũ Trí của Phật, đồng thời biểu thị mười Ba La Mật, có
thể phá tan mười thứ phiền não, thành tựu mười thứ Chân Như, liền chứng Thập địa.
Nên biết chày kim cang biểu thị của Kim Cang Chánh Trí, có thể trừ sạch quân
ma, đoạn phiền não, được thành tựu). Điều quan trọng nhất, trong đoạn văn này là mấy
câu này. Trong kinh Phật dùng chày kim cang biểu thị Kim Cang Chánh Trí, trí huệ
chân thực, Thiền tông nói, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, là biểu ý
nghĩa này. Sau khi trí huệ khai rồi, hết thảy chướng duyên trắc trở đều không
còn nữa, cho dù gặp phải, quý vị rất thuận lợi vượt qua, vì sao vậy? Không nhiễm
phải. Trí huệ quan trọng, người có trí huệ, phiền não sẽ không còn nữa.
Thực tại giảng, phiền não với trí huệ là hai mặt của một
thể, chánh diện là trí huệ, phản diện là phiền não, cho nên nhà Phật nói phiền
não tức Bồ-đề, Bồ-đề với phiền não là một việc, khi giác là trí huệ, khi mê là
phiền não. Giác ngộ rồi, chuyển phiền não thành Bồ-đề, như tài sắc danh lợi mà
phía trước chúng ta nói, đối với Bồ-tát mà nói, Bồ-tát không nhiễm phải, tài sắc
danh lợi từ trong tâm đã mất rồi, Ngài gặp phải ngoại cảnh bên ngoài, điềm
nhiên như không. Nếu quý vị hỏi ngài, vì sao ngài không chấp trước, ngài không
cần? 「當體即空,了不可得」“Đương thể tức không, liễu
bất khả đắc.” (Ngay thể là không, trọn
chẳng thể được), ngài biết thật tướng, nên không tạo nghiệp. Người thế
gian chấp trước, chấp trước kiên cố, họ mang đi được không? Giống như khi thọ mạng
hết cũng không đem theo được, công dã tràng thôi. Họ làm quỷ vẫn còn muốn, vẫn
nhớ đến, Nhớ đến thì như thế nào? Nhớ nghĩ nên họ không rời xa nhà của họ, nhà
cửa của họ, tài sản của họ, không nỡ rời xa, nhất định phải trải qua thời gian
rất lâu, họ mới rời xa. Việc này thật có, không phải giả, Phật nói cho chúng ta
là lời thực. Chúng ta phải tin tưởng, nhất định không thể mê hoặc. Cho nên phải
nhìn được thấu, phải buông được xuống.
Tu hành là bốn chữ này, bốn chữ này là Đại sư Chương Gia
truyền cho tôi, lần đầu tiên tôi với ngài gặp nhau, thỉnh giáo ngài, tôi nói
con từ chỗ Giáo sư Phương: mà nhận thức được Phật pháp, cũng vô cùng hoan hỉ, thỉnh
giáo Đại sư, trong Phật pháp có phương pháp nào, có thể khiến chúng ta rất
nhanh đã khế nhập cảnh giới không? Tôi hỏi vấn đề như vậy. Tôi đề xuất vấn đề
này, Đại sư nhìn tôi, tôi nhìn ngài, chúng tôi nhìn nhau nửa tiếng, tôi đợi
ngài khai thị. Ngài nhìn tôi, cũng như như bất động, tôi cũng không biết nguyên
nhân gì, cũng đành đợi thôi, sau nửa tiếng, nói một chữ, “có”!, chúng tôi phấn
chấn lên, có, tốt! Ngài lại không nói nữa, đại khái qua mười phút, sau mười
phút nói với tôi, 「看得破,放得下」 “Khán đắc phá, phóng đắc hạ” (Nhìn cho thấu, buông cho trót). Nhìn thấu giúp buông
xuống, buông xuống giúp nhìn thấu, là phương pháp này, giống như đi cầu thang,
bổ trợ cho nhau, từ Sơ phát tâm đến Như Lai địa, là phương pháp này. Ngài không
hề keo kiệt pháp, đã hoàn toàn truyền cho tôi. Hai câu, sáu chữ này rất dễ
dàng, hà tất phải đợi hơn bốn mươi phút? Sau mười mấy năm tôi mới bỗng nhiên đại
ngộ, vì sao thời gian lâu như thế? Tuổi trẻ chúng ta, tâm khí nông nổi, nhất định
đến khi phần khí nông nổi của quý vị hoàn toàn hạ xuống, mới nói cho quý vị, vì
sao vậy? Quý vị mới có thể nghe vào. Nếu như lúc đó lập tức đã trả lời quý vị, thì
vào ở tại này, lại ra ở tai kia, hoặc là không để ý, không coi trọng. Phương
pháp dạy học này là nhà Phật chuyên có, bên ngoài dạy người mà dùng phương pháp
này, học sinh đều chạy hết, ai đến nghe quý vị? Hơn một tiếng chỉ nói mấy câu, nhưng
từng câu đều là lời chân thực, từng câu đều là lời vô cùng quan trọng, y giáo
phụng hành, nhất định có chỗ tốt. Nếu không có kiên nhẫn, quay đầu mà đi, thì
duyên sẽ biến mất. Tôi vẫn có kiên nhẫn chờ đợi, đợi sự dạy dỗ của thầy, duyên
của chúng tôi là kết lại như thế. Ngôn ngữ cả đời của Đại sư không nhiều, bất
luận ở nơi nào, quý vị xem tâm thế của ngài đều như trong định, luôn luôn bất động,
dáng vẻ đó giống với tấm ảnh chụp, không phải chụp ảnh thì làm như thế, bình
thường chính là dáng vẻ này, bất luận ở đâu quý vị thấy ngài, đều như trong định.
Trong kinh Phật nói, 「那伽常在定,無有不定時」“Na già thường tại định, vô hữu bất định thời.” (Na già luôn trong định, không có lúc không định), hai câu này miêu tả Đại
sư Chương Gia: không hề quá chút nào. Tu trì của ngài, là ở trong cuộc sống
ngày thường của ngài, biểu hiện ra luôn luôn bất động. Thấy sắc nghe âm thanh,
sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần, không khởi tâm động niệm, không có phân biệt
chấp trước, khởi tâm động niệm thì chúng ta tin tưởng có, đó là rất vi tế, phân
biệt chấp trước thì nhất định không có.
Không phân biệt với hết thảy pháp, là bình đẳng với hết
thảy pháp; không chấp trước với hết thảy pháp, là được thanh tịnh trong hết thảy
pháp. Trên kinh đề của chúng ta: thanh tịnh, bình đẳng, giác, đây là nhân. Pháp
môn Tịnh tông tu gì? Tu thanh tịnh bình đẳng giác. Dùng phương pháp gì để cầu?
Một câu Phật hiệu. Đặt tâm ở trên Phật hiệu, đừng đặt ở trên ngũ dục lục trần. Ngũ
dục: tài sắc danh ăn ngủ, lục trần: sắc thanh hương vị xúc pháp. Ngày ngày
chuyên trong này, phải học đến phiến lá không chạm thân, chính là không có phân
biệt, không có chấp trước, đó chính là Bồ-tát. Đến không khởi tâm, không động
niệm là Pháp-thân Đại sĩ, đó là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chưa
minh tâm kiến tánh không đạt nổi cảnh giới đó. Chúng ta khó học cảnh giới đó, nhưng
chúng ta phải luyện, luyện gì? Không phân biệt, không chấp trước. Đây thật sự
làm được, ở Phật giáo là Quyền giáo Bồ-tát, cũng chính là tông Thiên Thai, Hiền
Thủ nói: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, là địa vị này. Không khởi tâm,
không động niệm, đó là Pháp-thân Bồ-tát, đó là đăng Địa, Sơ địa đến trong Thập
địa, địa vị đó cao rồi. Chúng ta chỉ cần chạm tới một chút bên Sơ trụ, Thì nhất
định sanh Tịnh độ, phẩm vị Tịnh độ vẫn không thấp, Phương Tiện Hữu Dư độ, không
phải Phàm Thánh Đồng Cư độ. Pháp môn Tịnh tông rất thù thắng.
Chày kim cang có năm nhánh, trong chùa chúng ta nhìn thấy
tượng Phật, là thứ trong tay Phật cầm, hình dạng có thể nhìn ra. năm nhánh đó
là biểu pháp, biểu ngũ Phật ngũ trí, cũng biểu thập Ba La Mật, nhị ngũ là thập,
thập là đại diện thập Ba La Mật, có thể phá mười loại phiền não, thành mười loại
Chân Như, liền chứng Thập địa. Cho nên đó là biểu pháp dụng. Cúng Phật là biểu
pháp, không phải coi đó là thần linh mà đối đãi, nhìn như thế là sai, là mê
tín. Phật Bồ-tát đều là biểu pháp, chúng ta nhìn thấy Bồ-tát Địa Tạng, Bồ-tát Địa
Tạng đại biểu hiếu kính cha mẹ, đại hiếu. Học Phật là học từ đâu? Học từ Địa Tạng.
Địa là mặt đất, Tạng là kho báu, cho nên dùng Địa Tạng làm đại biểu. Địa đó biểu
gì? Tâm địa. Chân tâm của chúng ta, trong chân tâm có vô lượng trí huệ, có vô
lượng đức năng, vô lượng tướng tốt. Câu thứ ba mà Đại sư Huệ Năng nói khi khai
ngộ là, 「何期自性,本自具足」“Hà kì tự tánh, bổn tự cụ
túc.” (Ngờ đâu Tự tánh, vốn tự
đầy đủ), “bổn tự cụ túc” đó chính là chân tâm, Tự tánh là chân
tâm, trong chân tâm vốn dĩ đã đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng
tướng tốt. Trong Đại Thừa giáo vẫn thường nói, ngoài tâm không có pháp, những
pháp này từ đâu đến? Đều là do Tự tánh biến hiện. Cho nên câu cuối cùng của Đại
sư Huệ Năng, 「何期自性,能生萬法」“Hà kì tự tánh, năng
sanh vạn pháp.” (Ngờ đâu Tự tánh, có thể
sanh vạn pháp.). Cả vũ trụ từ đâu đến? Sanh từ khởi tâm động niệm của
chính chúng ta. Không khởi tâm, không động niệm sẽ không có nữa, sẽ hồi quy Tự
tánh, trở về Tự tánh sẽ viên mãn Bồ-đề, chính là thành Phật. Cho nên mục tiêu
cuối cùng dạy học của Phật Pháp, là để chúng ta hồi quy Tự tánh, Tự tánh cũng
là Pháp-thân, trở về Tự tánh chính là chứng đắc Pháp-thân, thì viên mãn rồi,
phía trên sẽ không còn nữa. Đó là không mê tín, mà là biểu pháp, để chúng ta thấy
được tượng này, nghĩ đến dụng ý đại biểu. Bồ-tát Địa Tạng đại biểu Kinh Địa Tạng,
Địa Tạng có tam kinh, bình thường mọi người đọc là Bổn Nguyện Kinh, là đại nguyện
đại hạnh của ngài Địa Tạng.
Thứ hai là ngài Quán Âm, nhất định phải có đại hiếu mới
có đại từ, nếu bất hiếu với cha mẹ, thì từ bi ở đâu đến? Bồ-tát Quán Âm đại biểu,
chính là như Chúa yêu thương người đời trong Ki-tô giáo, chính là “ái thế nhân”,
Bồ-tát Quán Âm đại biểu, đặc biệt là Quán Âm nghìn tay. Quán Âm nghìn tay, trên
đảnh đầu có 32 gương mặt, đó là điều trong Phổ Môn Phẩm nói, ba mươi hai loại,
ba mươi hai loại lớn, cảnh duyên khác nhau. Như ngày nay chúng ta giảng, trong
nhân loại này chúng ta, phân làm 32 loại lớn, dân tộc khác nhau, văn hóa khác
nhau, cư trú ở nơi khác nhau, thời đại khác nhau, Bồ-tát không có không giáo
hóa, tùy loại hóa thân, nên lấy thân gì được độ, thì ngài sẽ hiện thân ấy.
Có một năm, tôi ở Nhật Bản, đi thăm lão Hòa thượng Trung
Thôn Khang Long, năm đó ngài một trăm tuổi. Chúng tôi gặp nhau ngài nói với
tôi, ngài nói người sáng giáo tất cả tôn giáo trên thế giới, đều là hóa thân của
Bồ-tát Quán Âm, nói rất hay! Đây không phải điều mà người bình thường có thể
nói ra. Tôi rời khỏi, đồ đệ của ngài tiễn tôi ra cửa lớn, nói với tôi, lời lão
Hòa thượng giảng hôm nay, cả đời trước nay ngài chưa từng nói, Ngài sao lại nói
những lời này với thầy, tất cả là hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm? Cho nên, ba
mươi hai gương mặt của Bồ-tát Quán Thế Âm, không thể vẽ giống nhau, phải vẽ dân
tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau. Biết tất cả là hóa thân của Quán Âm Bồ-tát, mọi
người sẽ không tương tranh nữa, sẽ không cãi nhau nữa. Vô cùng có ý nghĩa, đây
là biểu pháp, quý vị nhất định phải hiểu được ý nghĩa sâu xa trong đó. Nghìn mắt
nghìn tay biểu thị mắt đến tay đến, Bồ-tát nhìn thấy chúng sanh có khổ, Ngài sẽ
chủ động đến giúp đỡ quý vị, giúp đỡ quý vị rời khổ được vui. Cho nên nhà Phật,
từ rất sớm đã dùng nghệ thuật để dạy học, dùng âm nhạc dạy học, mọi người ưa
thích ca hát, cho nên rất nhiều bài kệ tụng trong kinh, đều có thể phổ thành nhạc
để hát.
Kim Cang Chánh Trí, có thể phá ma quân, đoạn phiền não,
được thành tựu. Ma quân chính là phiền não, phiền não chính là ma quân, ngày
nay chúng ta không thể thành tựu, chính là không đoạn được phiền não. Thứ gì có
thể đoạn phiền não? Trí huệ có thể đoạn phiền não. Cho nên phải cầu trí huệ. Trí
từ đâu đến? Trí từ định đến, nhân giới đắc định, nhân định khai huệ. Giáo học
Phật pháp chú trọng tam học giới định huệ, đặc biệt đối với tầng lớp tri thức, tầng
lớp tri thức ưa thích đọc sách, Phật liền dùng phương pháp đọc sách để dạy quý
vị, dạy quý vị đọc sách nghìn lần, tự thấy nghĩa ấy. Cho nên đọc sách là để tu
định, dùng phương pháp đọc sách để tu định, người ưa thích đọc sách. Đã đọc một
nghìn lần, khai trí huệ rồi, định khai huệ, khai tiểu trí huệ; hai nghìn lần,
khai đại trí huệ; ba nghìn lần, khai trí huệ càng lớn, đại triệt đại ngộ, minh
tâm kiến tánh, dùng phương pháp đọc sách. Họ đọc sách không phải học tri thức, không
phải dạy quý vị học sách này làm sao, giảng kinh này ý nghĩa là gì, đều không
có ý nghĩa, không có thứ gì cả, quý vị chính là đọc. Không có thứ gì cả, tâm là
không, trong tâm không có vọng niệm, không có tạp niệm, không có phân biệt,
không có chấp trước, một mạch niệm tiếp, niệm như thế nào? Định hiện ra. Một
nghìn lần, là tiểu định, là có tiểu trí huệ, ý nghĩa của bộ kinh này, tự mình sẽ
có thể giảng ra. Hai nghìn lần, sâu hơn một nghìn lần, trí huệ mở ra nhiều, quý
vị giảng sâu, giảng thấu triệt. Ba nghìn lần, bốn nghìn lần, càng ngày càng
sâu, đến đại triệt đại ngộ. Đại triệt đại ngộ toàn bộ thông rồi, chẳng những
sách này quý vị niệm đã thông, kinh đã thông, tất cả hết thảy kinh đều đã
thông, Những gì mà Phật Thích-ca Mâu-ni đã nói trong 49 năm, không có một điều
gì mà quý vị không thể giảng, không có một việc mà quý vị không thông. Chẳng những
điều Phật Thích-ca Mâu-ni giảng, quý vị thông rồi, mà điều A Di Đà Phật giảng
quý vị cũng thông; điều Phật Thích-ca Mâu-ni giảng quý vị cũng thông, kinh mà hết
thảy: chư Phật mười phương ba đời giảng quý vị đều thông. Vì sao vậy? Do Tự
tánh lưu xuất ra, quý vị đã kiến tánh, trí huệ trong Tự tánh lưu xuất hết thảy
quán thông, không có mảy may chướng ngại. Phật pháp là đến như vậy.
Cho nên Đại sư Chương Gia giảng khá hay, giảng rất hay, buông
xuống, nhìn thấu. Đọc bộ sách này, chỉ đọc, cho nên đó là tu định. Trong kinh
không có ý nghĩa, quý vị nếu nhìn ra ý nghĩa, là vọng tưởng của quý vị, là chấp
trước của quý vị, đó không phải kinh Phật có ý nghĩa. Kinh Phật, khi khai ngộ rồi,
quý vị giảng với mười người, có thể giảng mười cách khác nhau. Vì sao vậy? Căn
tánh của mười người này khác nhau, quý vị giảng khế cơ của họ, họ nghe rồi khai
ngộ. Duyên chưa chín muồi, chính là nói công phu nhập định của họ không đủ sâu,
không thể giảng cho họ những điều sâu, phải vừa đúng mức. Khế cơ, khế lí, khế
cơ là đối nhân, khế lí là giảng pháp, giúp họ ngộ, không phải đại ngộ, tiểu ngộ,
dần dần từ tiểu ngộ giúp họ nâng lên, nâng lên đến đại triệt đại ngộ. Quý vị
xem Đại sư Huệ Năng, một đời ngài dạy học, trong số học trò hơn 40 người, đại
triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, xưa nay chưa từng có.
Điều này chúng ta phải xem hiểu, học Phật phải học từ
đây, đơn giản nhất, một câu Phật hiệu, tu gì? Tu định. Niệm Phật là tu định, trong
niệm câu Phật hiệu này, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân
biệt, không có chấp trước, thì đúng rồi, đây chính là tu định. Phật hiệu niệm
lâu rồi, định hiện tiền, công phu hiện ra, hiện ra là khai ngộ. Có thể giống
như cảnh giới của Lục Tổ không? Có, hiện nay cũng có, lão Hòa thượng Hải Hiền
chính là ví dụ. Lão Hòa thượng Hải Hiền niệm Phật, đến lý nhất tâm bất loạn. Lý
nhất tâm bất loạn, là cảnh giới bình đẳng với đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến
tánh của Thiền tông. Lục Tổ không biết chữ, chưa từng đi học, ngài là căn tánh
nhạy bén, thượng thượng lợi căn, chưa từng tiếp xúc, hễ tiếp xúc là khai ngộ, nghe
người khác đọc Kim Cang Kinh, đọc đến「應無所住而生其心」“Ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm.” (Cần phải không có chỗ trụ thì sanh tâm ấy), ngài liền cảm động, điều
này rất ít. Lão Hòa thượng Hải Hiền là niệm Phật, tôi đoán ngài niệm bao lâu? Chắc
là 20 năm, là một câu A Di Đà Phật, ngài đã niệm 20 năm, thì đạt đến cảnh giới
này, ba, năm năm, đạt công phu thành phiến; mười năm trở lên, đạt Sự nhất tâm bất
loạn; hai mươi năm, đạt Lý nhất tâm bất loạn, tôi đoán ngài không quá 40 tuổi, đã
đắc Lý nhất tâm bất loạn.
Đạt Lý nhất tâm bất loạn tự tại vãng sanh, vì sao chưa
vãng sanh? Đó là do A Di Đà Phật dạy ngài. Về thấy Phật, tôi đoán ngài có trên
mười lần, thấy thế giới Cực Lạc, là thật không phải giả. Sơ tổ Tịnh tông của
chúng ta là Đại sư Huệ Viễn thời Đông Tấn, cả đời ngài ba lần thấy được thế giới
Cực Lạc, nhưng không có nói với bất kì ai. Lần thứ tư, A Di Đà Phật tiếp dẫn
ngài vãng sanh, ngài mới nói việc này với mọi người, trước đây từng ba lần thấy
thế giới Cực Lạc, hiện tại lại hiện ra, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cáo biệt với
mọi người, ngài đi về thế giới Cực Lạc. Lão Hòa thượng Hải Hiền, một câu Phật
hiệu đã niệm 92 năm, thời gian lâu như thế, cho nên tôi ước đoán ngài thấy A Di
Đà Phật, thấy thế giới Cực Lạc trên mười lần. Ngài là rất muốn vãng sanh, A Di
Đà Phật dặn dò ngài, Phật nói con tu khá tốt, hãy ở lại thế gian, sống thêm mấy
năm, làm tấm gương sáng cho người học Phật, làm tấm gương sáng cho người tu Tịnh
độ niệm Phật. Cho nên, ngài là do A Di Đà Phật bảo ngài làm biểu pháp, kéo dài
thọ mạng thêm. Tôi tin tưởng thọ mạng của ngài, nếu như nói không kéo dài, nhiều
nhất cũng không quá bảy mươi, tám mươi, mẫu thân của ngài 86 tuổi ra đi, niệm
Phật vãng sanh, Sư đệ của ngài 80 tuổi ra đi, Ngài sống đến 112 tuổi.
Trên tay nâng cuốn sách này, nên là A Di Đà Phật nói với
ngài, khi nào con thấy được sách này, thì thời gian vãng sanh thế giới Cực Lạc
đã đến. Cho nên ngài ngày ngày đợi. Sẽ có người tặng ngài không? Không thể. Vì
sao vậy? Ngài không biết chữ, chưa từng đi học, tặng sách cho nài chẳng phải chế
giễu ngài, làm sao có thể tặng sách cho ngài được? Nếu như không có người tặng
sách cho ngài, thì lão Hòa thượng hiện nay vẫn còn, ngài không đi được, ngài là
đợi cuốn sách này. Thật sự vào tháng 1 năm 2013, đã có một tín đồ, đem sách này
đến thăm lão Hòa thượng. lão Hòa thượng vừa thấy có người đem sách tới, liền hỏi
anh ta là sách gì? Anh ta nói sách này là, Nhược Yếu Phật Pháp Hưng, Duy Hữu
Tăng Tán Tăng. Lão Hòa thượng nghe thấy vô cùng hoan hỉ, nhanh chóng về trong
phòng mặc áo tràng đắp y, khi xuất hiện, tay cầm, nâng ở trên tay, yêu cầu mọi
người chụp ảnh cho ngài. Tấm ảnh này chụp xong, ngày thứ ba ngài ra đi. Cho nên
tôi nói, nếu như người kia không tặng sách cho ngài, thì ngài vẫn ở thế gian. Tặng
lầm rồi, không nên tặng cho ngài, để lão Hòa thượng sống thêm mấy năm, ngài sống
thêm, người thế gian chúng ta có phước báo, nơi đó ít tai họa, đây là thật
không phải giả. Ở Trung Quốc, nơi lớn như vậy, tuy tai họa rất nhiều, nhưng
không phải quá nghiêm trọng, nguyên nhân là gì? Người giống như lão Hòa thượng,
thật sự là Phật Bồ-tát, tôi tin rằng ở Đại lục vẫn còn không ít, không ai biết,
họ đa phần ở núi sâu, rất ít xuất hiện, không gặp mặt với ai, tôi tin tưởng có
người một, hai trăm tuổi, không phải không có, thật có, Các ngài đại từ đại bi
trụ thế, cũng là biểu pháp.
Đoạn văn này, là ý nghĩa của chày kim cang, chúng ta biết
ý nghĩa này là được rồi. Chúng ta lại xem một danh từ, Thiết Vy sơn, 『如鐵圍山』“Như Thiết Vy sơn” (Như núi Thiết Vy.). Đây là điều trong kinh Phật nói, 「一小世界以須彌山為中心, 外有八山八海, 其最外圍之山, 名曰鐵圍山,又名金剛圍山。 其鐵性堅固,故云金剛。 金剛能壞一切, 而不為一切所壞, 故以喻不壞德」 “Nhất tiểu thế giới dĩ Tu Di sơn vi trung tâm, ngoại
hữu bát sơn bát hải, kì tối ngoại vi chi sơn, danh viết Thiết Vy sơn, hựu danh
Kim Cang Vy Sơn. Kỳ thiết tánh kiên cố, cố vân kim cang. Kim cang năng hoại nhất
thiết, nhi bất vi nhất thiết sở hoại, cố dĩ dụ bất hoại đức.” (Một tiểu thế giới lấy núi Tu Di làm trung tâm, phía
ngoài có tám núi, tám biển. Dãy núi ngoài cùng nhất, tên là núi Thiết Vy, hay
còn gọi là Kim Cang Vy sơn. Núi sắt ấy có tính chất vững chắc nên gọi là kim
cang. Kim cang có thể phá hoại tất cả, nhưng không bị thứ nào phá hoại được. Vì vậy, dùng để ví dụ đức
tính bất hoại). Ý nghĩa này của tỉ dụ. Khoa học hiện nay phát triển, con
người dần dần nghiên cứu thảo luận đối với vũ trụ, biết trái đất quay quanh mặt
trời, mặt trời là hằng tinh, trái đất là hành tinh, quay quanh mặt trời, một
vòng là một năm. Hành tinh quay quanh mặt trời còn có rất nhiều, hiện nay thám
hiểm vũ trụ, con người có thể đổ bộ lên tinh cầu khác, chưa có phát hiện núi
Thiết Vy. Phật nói Thiết Vy sơn, đây là giảng vào ba nghìn năm trước, trong
khoa học có vấn đề, trong Phật pháp không có vấn đề. Vì sao Phật pháp không có
vấn đề? Hiện nay chúng ta có thể lí giải, Phật pháp giảng cho chúng ta những thế
giới này, là giả tướng, không phải thật. Hơn nữa những giả tướng này là không
trụ, niệm trước diệt niệm sau sanh, ý niệm từng niệm nối tiếp nhau, tần suất
nhanh chúng ta không cách nào tưởng tượng.
Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta thông tin này, có thể làm
tham khảo, một giây sanh diệt bao nhiêu lần? Chúng ta tính ra, trong một giây
sanh diệt của ý niệm, có 2240 ngàn tỷ, phía sau đơn vị là ngàn tỷ, không phải vạn,
không phải ức, là ngàn tỷ, là số lần sanh diệt. Cũng chính là nói, thời gian tồn
tại của hình ảnh này, là 1/2240 ngàn tỷ giây, cũng chính là một giây số lần
sanh diệt của nó, là 2 triệu 240 ngàn tỷ lần. Chúng ta dùng màn hình ti vi trước
mắt chúng ta, để so sánh một chút, màn hình ti vi một giây sanh diệt một trăm lần,
là lừa gạt chúng ta rồi, giống như là thật, một giây sanh diệt một trăm lần. Vậy
cảm quan này hiện trước mà chúng ta nhìn thấy: bởi sáu căn sáu trần sáu thức, tần
suất sanh diệt của chúng, là 1/2240 nghìn tỷ giây, chúng ta hoàn toàn không thể
phát hiện được, giống như là thật, thực ra nó là giả, không có gì là thật. Nếu
biết thật tướng, sẽ hoan hỉ buông xuống. Quý bị không buông xuống, chính vì quý
vị coi là thật. Thật sự buông xuống là sẽ vô cùng tự tại, trong tâm không có
gánh nặng, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, cũng không có phân biệt chấp
trước, lúc này chân tâm hiện tiền, chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh,
minh tâm kiến tánh chính là việc như vậy.
Cho nên quý vị phải chân chánh muốn minh tâm kiến tánh, không
có gì khác, bắt đầu học buông xuống, thứ gì cũng phải buông xuống, đem khởi tâm
động niệm đều buông xuống. Không khởi tâm, không động niệm, mọi thứ rõ ràng, mọi
thứ đừng đặt ở trên tâm, đặt ở trên tâm là sai, tâm bị ô nhiễm, không bình đẳng
nữa. Công phu của người chân chánh tu hành, tham thiền cũng tốt, trì chú cũng tốt,
niệm kinh cũng tốt, lạy Phật cũng tốt, đều phải hiểu được nguyên tắc nguyên lí
này, chính là buông xuống, không thể có mảy may chấp trước. Công phu dần dần
chín muồi, sẽ đắc định, sẽ khai trí huệ, tiểu định khai tiểu trí huệ, đại định
khai đại trí huệ. Đó chính là một câu chỗ này, 「眾魔外道,皆不能壞」“Chúng ma ngoại đạo, giai bất năng hoại” (Chúng ma ngoại đạo đều không phá hoại được), ma rất nhiều rất nhiều,
ngoại đạo cũng rất nhiều, họ sẽ không phá hoại công phu của chúng ta, chúng ta
bình an vượt qua. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
Nguyện
đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.