TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 32: THỌ LẠC VÔ CỰC:
Thọ Mạng Và Niềm Vui Vô Cực
Tập 379
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Trường Đại
học Wales Trinity Saint David, Anh Quốc.
Thời
gian: Ngày 08 tháng 10 năm 2016.
Dịch giả:
Diệu Yến
Giảo
chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào: chư vị Pháp
sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi
người cùng
tôi quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi
chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung
tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn.
(3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 880,
hàng đầu tiên trở đi, đề mục 對顯淨穢誡勸“Đối Hiển Tịnh Uế Giới
Khuyến”(So Sánh Rõ Tịnh Uế Để
Khuyên Nhủ), từ phẩm 32 đến phẩm 42, quãng lớn này có 11 phẩm kinh văn, chia thành hai phần lớn, phần thứ nhất là khuyên nhủ. Từ phẩm 32 đến phẩm 37, là đoạn kinh văn này, nhiều năm cho đến nay, chúng ta đã xếp phần kinh văn này vào khóa tụng buổi tối.
Đoạn nhỏ đầu tiên trong phần này là Khuyến, trong Khuyến lại chia thành ba đoạn
nhỏ, đoạn nhỏ thứ nhất là 令知淨穢“Linh tri tịnh uế”(Khiến cho biết tịnh uế), cũng có hai đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất là 顯淨土妙勸導往生“Hiển Tịnh-độ diệu khuyến đạo vãng sanh”(Hiển
bày sự diệu của Tịnh-độ để khuyên nhủ vãng sanh). Kinh văn chú trọng đến nhận
thức về Tịnh-độ, giúp chúng ta nhận thức về cõi ấy, để chúng ta hiểu rõ về cõi ấy,
mục đích là gì? Khuyên vãng sanh, là cắm chắc gốc rễ.
Tại đây đức Phật đã dạy bảo
chúng ta, sự trang nghiêm tốt đẹp hiếm có của thế giới Cực Lạc, điều mà tất cả cõi
nước chư Phật 10 phương đều không thể sánh bằng. Cũng chính là nói, A Di Đà Phật
từ trong Tự-tánh, đem Tánh-đức cứu cánh viên mãn, thể hiện ở nơi này, khiến cho
mọi người thấy. Ai có thể thấy được? Pháp-thân Bồ-tát thấy được. Quyền-giáo nhị-thừa
chỉ nghe nói, chứ không thấy được. Người hiện đại coi trọng việc nhìn thấy rồi
mới tin, không đích thân nhìn thấy thì rất khó tiếp nhận, ngay cả khi tiếp nhận,
hoặc tiếp nhận rất nhiều năm, thực chất vẫn là bán tín bán nghi, với nguyện
vãng sanh Tịnh-độ không tha thiết, thì đương nhiên người vãng sanh không nhiều.
Cho nên Cổ đức thường nói, người niệm Phật thì nhiều, nhưng người vãng sanh rất
ít.
Trước kia tôi ở Đài Trung cầu
học, thầy Lý nói với tôi, lấy Liên Xã Đài Trung làm ví dụ, không nói đến đạo
tràng khác, nói đạo tràng của mình thôi. Thầy thường nói, không chỉ nói một lần,
từng giờ từng phút nhắc nhở chúng tôi, đồng tu niệm Phật, trong số một vạn người,
chưa có đến 3, 5 người thực sự vãng sanh mà thôi. Nói cách khác, niệm Phật thực
sự được vãng sanh, xem 3, 5 phần trong một vạn đồng học niệm Phật, là ba phần vạn,
năm phần vạn. Đây là 65 năm trước, dưới hội của thầy Lý, tôi may mắn được tham
gia. Nay sau 65 năm, nếu quý vị đến hỏi tôi, một vạn người niệm Phật, có mấy
người được vãng sanh? Tôi thành thật nói với quý vị, có lẽ là một, hai người.
65 năm trước có ba, năm người; hiện tại chỉ có một hai người, tại sao vậy? Bởi
thiện căn phước đức, so với lớp người một giáp trước đã thoái chuyển, không thể
so sánh với những người tại thời điểm đó.
Trong tình huống thực tế
này, chúng ta không thể không hiểu, chúng ta phải làm thế nào để thực sự đảm bảo
chính mình được vãng sanh? Thứ nhất, phải có nhận thức tỉ mỉ thấu rõ thế giới Cực
Lạc; thứ hai, phải có tín nguyện kiên định, thực sự muốn đi. Muốn đến mức độ
nào? Từng phút từng giây muốn đi, không mảy may lưu luyến thế gian này. Đây
không phải là tiêu cực, không phải trốn tránh, ở thế gian này phải tùy duyên qua
ngày, giúp đỡ tất cả mọi người, có duyên thì phải tận tâm tận lực mà làm, đem
công đức ấy hồi hướng cầu vãng sanh Tịnh-độ, là chuyện tốt. Đoạn ác tu thiện,
tích lũy công đức, vì sao vậy? Vì vãng sanh thế giới Cực Lạc, và nâng cao phẩm
vị khi đến thế giới Cực Lạc. Điều kiện để vãng sanh, nhớ kỹ, là chân tín thiết
nguyện, không chút hoài nghi, đây là điều quan trọng. Phẩm vị cao thấp khi vãng
sanh thế giới Cực Lạc, thì trong cuốn Yếu Giải, Đại sư Ngẫu Ích đã nói rất rõ,
đó là xét vào độ cạn sâu công phu niệm Phật của quý vị, là mối liên hệ với phẩm
vị. Vậy chúng ta muốn hỏi, Đại sư Liên Trì, Đại sư Ngẫu Ích, là hai vị Đại đức
Tịnh-tông cuối thời Minh, được mọi người kính mộ nhất, những vị này đều thông
tông thông giáo, hiển mật viên dung, không phải là Đại đức thông thường, trước
tác của quý ngài lưu truyền về sau, toàn tập của Đại sư Liên Trì, toàn tập của Đại
sư Ngẫu Ích, Đại sư Ngẫu Ích lại càng có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Chúng ta đi
theo các vị ấy, tiếp nhận sự chỉ bảo của quý ngài, không hoài nghi, không giải
đãi, chăm chỉ nỗ lực, y giáo phụng hành, như vậy vạn người tu thì vạn người
vãng sanh, một người cũng sẽ không bỏ lỡ.
Cư sĩ Hạ Liên Cư, có những cống
hiến quan trọng vĩ đại nhất đối với Tịnh-tông thời mạt-pháp, đó là đem năm bản
dịch gốc mà hội tập thành một bộ thiện bản. Phần giới thiệu của Cư sĩ Mai Quang
Hy trong lời nói đầu, lời nói đầu này dài, phải xem nhiều lần, tại vì sao? Để nhận
thức về bản hội tập này, ngài nói rất tốt. Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ làm chú giải cho
bộ kinh này, chú giải này là phụng mệnh mà làm, là chỉ thị của thầy, thầy của ngài
chính là lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, dặn dò ngài làm một bộ chú giải cho kinh này.
Sau khi hội tập thành công bộ kinh này, Hạ lão đã giảng qua, Niệm lão đích thân
lắng nghe trong pháp hội, và ghi chép, chú giải này chính là ý nghĩa của lão Cư
sĩ Hạ Liên Cư, cách thức biểu đạt cực kỳ cao minh, dùng kinh luận, 83 bộ kinh
luận, pháp ngữ của 110 vị Đại đức xưa, mục đích là để lấy được lòng tin của thời
nay, và cả đời sau này, trong thời kỳ mạt-pháp. Hôm nay chúng ta đã nhìn thấy
được, những người ở một thế kỷ trước chưa thấy, thầy Lý cũng không nhìn thấy xã
hội hiện nay, ngài đã thấy được cuối thế kỷ trước. Thế kỷ trước với thế kỷ này,
chư vị nhìn thấy rõ ràng, trong lòng hiểu rõ, chênh lệch rất lớn! Khiến chúng
ta liên tưởng đến: thế hệ sau chúng ta lại có những khác biệt tương đối xa với
thế hệ chúng ta đây, xu hướng là thế hệ sau không bằng thế hệ trước, đây không
phải là hiện tượng tốt. Ở thời kỳ thịnh vượng là thế hệ sau ưu việt hơn thế hệ
trước, trong lịch sử Trung Hoa có thể thấy, nhiều người tu học nghiêm túc, nhiều
người tu hành thực sự, nhiều người thành tựu, hiện tượng đó bây giờ không có nữa.
Người hiện nay làm gì? Thay vào đó là xem TV, là xem phương
tiện truyền thông, là Internet, không ai có thể vượt qua, tất cả đều bị những
thứ đó kiểm soát, từ thanh thiếu niên đến người già. Quý vị hãy nhìn vào hiện tại,
đi trên đường, mắt họ không nhìn đường, mà mắt họ nhìn vào chiếc điện thoại kết
nối Internet trên tay, họ vô cùng chăm chú, toàn tâm đều dồn hết vào chiếc điện
thoại nhỏ. Tôi không biết: chiếc điện thoại nhỏ này truyền bá điều gì. Nhưng có
người nói với tôi, nội dung bên trong đó đều là tiêu cực, dạy con người toàn những
điều xấu. Ma Vương Ba Tuần đã nắm giữ tâm của con người thời nay, Ma Vương đến tìm
tôi, nói tôi xâm phạm đạo tràng của ông ta, mà không được sự đồng ý của ông.
Tôi suy nghĩ: tôi không có, tôi không làm điều gì cả, ngoài việc giảng kinh ra
tôi chẳng làm sự nghiệp gì cả. Ông nói với tôi: TV, Internet. Tôi liền tỉnh ngộ,
hóa ra TV, Internet hiện nay là đạo tràng của Ma Vương Ba Tuần, vậy mà chúng
tôi cũng dùng Internet, TV để truyền bá Phật pháp, không hỏi ý kiến của ông ta,
vô ý xâm phạm đạo tràng của ông ta, tôi không biết là đạo tràng của ông ta, nên
mới làm cho sáng tỏ. Tiểu Phật đường của tôi ở bên này, đã cúng bài vị cho Ba
Tuần, tôi cũng thỉnh ông ta đến nghe kinh, tôi cũng thỉnh ông ta phát tâm từ bi
lớn hơn, giúp đỡ tất cả chúng sanh cải tà quy chánh, giúp đỡ tất cả chúng sanh
niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ. Ma Vương có thể xoay chuyển lại, thì ông ta làm
được công đức lớn, đó chính là đại Bồ-tát. Ba Tuần chính là Thiên Vương của tầng
trời thứ sáu cõi dục-giới mà trong kinh Phật thường nói, Thiên Vương của trời Tha-hóa-tự-tại
tên là Ba Tuần. Tại sao ông ta phải làm như vậy? Bởi ông ta không muốn con người
thoát khỏi lục đạo luân hồi vĩnh viễn không quay lại, ông ta hy vọng con người ở
trong lục đạo luân hồi càng nhiều càng tốt, như thế là sao? Vì đó là phạm vi thống
trị của ông ta.
Thời Mạt-pháp, quả thật bộ kinh này có thể độ chúng sanh,
mà hiệu quả thù thắng không gì sánh được. Mười phương chư Phật đều tán thán
Pháp môn này, khó tin mà dễ thực hành, rất dễ tu học, rất dễ thành tựu. Nhưng vấn
đề là khó tin, sự nghiệp lớn như thế, phương pháp đơn giản như thế này có thể
thành tựu không? Một câu Phật hiệu có thành công được không? Được. Trong 48
nguyện thì nguyện thứ 18 đã nói rõ ràng nhất. Nguyện thứ 18 nói gì? 10 niệm ắt
vãng sanh. Hạng người nào? Ngũ nghịch thập ác, nếu họ không vãng sanh Cực Lạc, thì
chắc chắn đọa vào Vô Gián Địa ngục. Tạo nghiệp Địa ngục Vô Gián, phải đọa Địa ngục
Vô Gián, khi hơi thở vẫn chưa dứt, lúc lâm chung nghe được Pháp môn này, liền
có thể tin tưởng, liền có thể tiếp nhận, thì có thể phát nguyện vãng sanh, chỉ
cần niệm một niệm hoặc mười niệm, A Di Đà Phật liền tới tiếp dẫn họ. Quý vị có
tin được không? Người bình thường sẽ không tin điều đó, tôi trước đây cũng
không tin, làm gì có đạo lý này? Đạo lý này thực sự có thật, đạo lý này rất
thâm sâu, chúng ta không hiểu được. Thâm sâu ở chỗ nào? Thâm sâu ở chỗ tất cả
chúng sanh vốn là Phật, đạo lý là ở đây. Quý vị vốn dĩ là Phật, chỉ vì một niệm
bất giác, nên nay đọa lạc thành thế này đây.
Tín nguyện trì danh là đại triệt đại ngộ, công đức thù thắng
của trì danh tuyệt đối không kém với những gì Thiền-tông ca tụng, đại triệt đại
ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật ca tụng trong Giáo-hạ. Một câu
danh hiệu này của Tịnh-tông, Nam Mô A Di Đà Phật chính là đại triệt đại ngộ,
công lực đó không thấp hơn đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Điểm này quý
vị phải hiểu, quý vị phải rõ ràng, thì quý vị sẽ không hoài nghi nữa. Nếu quả
thực không thể quay đầu lại, thì Lục tổ Đại sư Huệ Năng giúp quý vị, trong Đàn
Kinh này, năm câu mà khi ngài khai ngộ, thế nào gọi là Tự-tánh? Tự-tánh vốn tự
thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, có thể sanh
vạn pháp. Chư Phật Như Lai cũng thế, tất cả chúng sanh đều như thế, bình đẳng
không phân biệt, đây chính là cơ sở lý luận mà Tịnh-tông dựa vào. Nói rõ hơn một
chút thì quý vị vốn là Phật, chỉ vì một niệm mê muội, buông xuống một niệm này,
thì quý vị liền khôi phục lại được bản lai diện mục, không khó! Vấn đề là quý vị
có bằng lòng buông xuống hay không, có tình nguyện buông xuống cho người khác
thấy hay không, cũng giúp người khác buông xuống, vậy thì đúng rồi. Buông xuống
được đại tự tại, buông xuống, thì trí huệ liền hiện tiền, tại sao vậy? Bởi trí huệ
là vốn có. Giống chư Phật Như Lai, niệm niệm đều là định huệ hiện tiền, chúng
ta chỉ cần đem tất cả phiền não tập khí vọng tưởng buông xuống, thì không khác
gì với chư Phật. Tập khí của chúng ta rất sâu, nếu còn ở lại thế gian này, thì
ngoại duyên không tốt của thế giới này, nó sẽ mê hoặc chúng ta, chúng ta bất
tri bất giác lại đọa lạc vào trong đó, vậy
mới dẫn đến lòng từ bi vô tận của A Di Đà Phật, dùng 48 nguyện xây dựng lên một
đạo tràng lớn, chính là thế giới Cực Lạc, để tiếp dẫn chúng ta vãng sanh, giúp
chúng ta thành tựu, công đức này là xứng-tánh, xứng tánh ấy là lớn đến không có
bên ngoài.
Công đức nào lớn nhất? Công đức niệm Phật là lớn nhất, dù
cho quý vị đã tạo tác những nghiệp gì, dù ngũ nghịch thập ác, chỉ cần quý vị niệm
Phật sẽ rất dễ tiêu trừ, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, quý vị liền được bảo đảm.
Bảo đảm ở đây chính là: tất cả nghiệp chướng tạo ra trong vô lượng kiếp vĩnh viễn
sẽ không hiện trở lại, không khởi tác dụng, tất cả đều bị khống chế rồi. Đây không
phải là bản thân chúng ta có năng lực, mà là A Di Đà Phật tương trợ, chỉ cần
quý vị tới thế giới Cực Lạc, quý vị liền nhận được sự bảo hộ của Ngài. Với lại
đến thế giới Cực Lạc, thành tựu nhanh chóng vô cùng, bởi không có ma nạn quấy
nhiễu nữa, cũng không có sự cám dỗ, ở thế giới Cực Lạc cảnh giới mà 6 căn tiếp
xúc, đều là năng lượng thuần chánh như cách nói hiện nay, không có mặt xấu, một
đời thành tựu, không thể không biết điều này.
Chúng ta xem tựa đề phẩm tiếp theo:
【壽樂無極第三十二】
“Thọ Lạc Vô Cực – Đệ tam thập nhị”
(Phẩm 32: Thọ Mạng Và Niềm Vui Vô Cùng )
Thứ tự trong kinh này là 32, Thọ Mạng, Khoái Lạc Vô Cực,
cho nên nơi đó được gọi là Cực Lạc, danh xưng Cực Lạc xuất phát từ đây. Trong bốn
chữ này có Cực có Lạc, thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật tạo dựng nên đạo tràng
này, giúp chúng ta có cõi đi về. Cõi quay về của chúng ta chính là thế giới Cực
Lạc.
Chúng ta xem chú giải của Niệm lão: Bổn Phẩm, là phẩm
kinh này, Phật giáo dùng chữ phẩm, trong văn tự Trung Hoa của chúng ta dùng gọi
là thiên, một thiên này hoặc một chương này, phẩm là cùng ý nghĩa với thiên,
chương; nói rõ Thế giới Cực Lạc, Thọ lạc vô cực. 首顯(開頭就顯示)彼土會眾殊勝“Thủ hiển (khai đầu tựu hiển thị) bỉ độ hội chúng thù thắng” (Đầu tiên nói đến
chúng hội cõi ấy thù thắng). Người trong mười phương thế giới tới thế giới
Cực Lạc để tu hành, cũng như chúng ta nói lựa chọn một nơi tu học, nơi nào tu
hành thù thắng nhất? Đạo tràng của A Di Đà Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc là
đạo tràng thù thắng nhất. Người trong mười phương thế giới vãng sanh về Cực Lạc
nhiều vô kể. Nơi đây, đức Phật muốn nói với chúng ta tận tường, nói rõ ràng,
khuyên chúng ta vãng sanh, từ bi đến tột cùng, từ bi cũng không kém gì với A Di
Đà Phật.
Chúng ta xem tiếp, phần này có 5 đoạn lớn. Đoạn lớn thứ
nhất, nói về y-báo chánh-báo để khuyến khích chúng ta. Trong đoạn thứ nhất, 智德無量“Trí Đức Vô Lượng” (Trí Đức Vô Lượng). Hai chữ này, tôi tin đây
là mong muốn trong lòng của mỗi đồng tu chúng ta. Trí huệ, đức năng là viên
mãn, Đại sư Huệ Năng nói何期自性,本自具足 “Hà kỳ tự tánh, bản tự cụ túc” (nào ngờ Tự-tánh, vốn tự đầy đủ), đầy đủ điều
gì? Đầy đủ ở đây là: vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, mà Tự-tánh vốn có. Tại
sao chúng ta ngày nay lại không có? Bởi Tự-tánh đã mê, đem trí huệ biến thành
ngu si, đem đức năng biến thành phiền não, bị biến chất rồi, nguyên nhân biến
chất chính là mê, mê thì không giác. Mê thế nào? Mắt bị mê bởi sắc; tai bị mê bởi
thanh; mũi bị mê bởi hương; lưỡi bị mê bởi mùi vị; thân bị mê bởi xúc; ý bị vọng
tưởng, phân biệt, chấp trước mê hoặc, tất cả đều bị mê, mới trở nên như vầy.
Hôm nay chúng ta khởi tâm động niệm, khởi tâm những gì? Động niệm những gì? Những
suy nghĩ chỉ tính toán lợi ích cho bản thân, đều nghĩ cho chính mình, không
nghĩ cho người khác, không nghĩ cho cha mẹ, không nghĩ cho vợ, cho con cái, tất
cả đều là thiệt hơn của cá nhân, lại còn niệm niệm đề phòng người khác. Khó mà
đề phòng được, quý vị có thể đề phòng người khác, nhưng quý vị không đề phòng
được quỷ thần, quý vị cho rằng không ai biết, nhưng quỷ thần thấy được rất rõ
ràng, nghe được rất rõ, quý vị khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, không có
gì mà không rõ ràng, quý vị giấu diếm được ai chứ? Lại còn mê lầm trầm trọng, tuy
quỷ thần nhìn thấy, tôi vẫn cho rằng họ nhìn không được, vẫn muốn làm, không làm
thì uổng phí, quyết định không buông xuôi, làm đến kết quả cuối cùng là Vô Gián
Địa Ngục, đến lúc đó mới hối hận, thì đã muộn, không kịp nữa rồi.
Địa ngục có thật. Tối qua đồng tu chúng ta ngồi cùng
nhau, hình như đã xem một đĩa CD, nói đạo Cơ Đốc thật có Thiên Đường, thật có
Thượng Đế, thật có chúa Giê-su, không phải là giả, là đứa trẻ bốn tuổi, nói với
chúng ta, cuối cùng đại chúng Giáo hội đều khẳng định đứa trẻ nói không sai.
Giáo dục tôn giáo như thế này cần nên đề xướng, tốt, vì có bằng chứng. Lúc đó
cũng có không ít người hoài nghi, cuối cùng đều có thể làm sáng tỏ, đều có thể
thừa nhận, đây là chuyện tốt.
Trong giảng giải Phật pháp, lý luận Phật pháp dung nạp tất
cả các pháp, tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh, cho nên trong tâm quý vị thường
nghĩ đến Thượng Đế, thì có Thượng Đế; thường nghĩ đến Thần, có Thần; thường
nghĩ đến Phật Bồ-tát, có Phật Bồ-tát; thường nghĩ đến Thánh nhân, Hiền nhân,
quân tử, có Thánh hiền quân tử, nghĩ điều gì, thì có điều đó. Nếu quý vị nghĩ đến
ngũ nghịch thập ác, đó chính là có địa ngục A Tỳ, xem quý vị nghĩ như thế nào.
Quý vị nghĩ tính toán tư lợi, tham mà không chán, là đường ngạ quỷ. Quỷ là tâm
tham lam, cái gì cũng muốn, cái gì cũng muốn chiếm hữu, đây là quỷ, là tư tưởng
của quỷ. Xem xét xung quanh chúng ta hiện nay, là tư tưởng của quỷ nhiều, hay tư
tưởng của Phật nhiều? Tư tưởng của Phật là nghĩ đến A Di Đà Phật, nghĩ đến thế
giới Cực Lạc, thì tương lai họ hiện cảnh giới đó. Đây là pháp hay! Quý vị thực
sự làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, thì tất cả cảnh giới này, cõi thiện, cõi ác đều
là do chính mình tạo nên, tự làm tự chịu, không liên quan đến người khác. Nhất
định phải hiểu đạo lý này.
Phần sau đoạn kinh văn lớn này, từ phẩm 32 đến 37, đoạn
kinh văn dài như thế, chúng ta đưa vào thời khóa buổi tối. Nếu quý vị không có
thời gian, không thể đọc toàn kinh, thì thời khóa buổi sáng đọc phẩm thứ 6: 48
nguyện, thời khóa buổi tối đọc phẩm 32 đến 37, trong này toàn giảng về nhân quả
báo ứng. Hai đoạn này làm thời khóa sáng tối của chúng ta, là đủ rồi, là tinh
hoa trong Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta niệm niệm không quên, rất tốt! Thời khóa
sáng tối của Tịnh-tông chính là dùng kinh văn này.
Mời xem kinh văn:
佛告彌勒菩薩。諸天人等。無量壽國。聲聞菩薩。功德智慧。不可稱說。
“Phật cáo Di Lặc Bồ-tát.
Chư
thiên nhân đẳng. Vô Lượng Thọ quốc. Thanh-văn Bồ-tát. Công đức trí huệ. Bất khả
xưng thuyết.”
(Phật bảo Bồ-tát Di Lặc và các hàng
trời người rằng: Thanh-văn Bồ-tát ở cõi nước Vô Lượng Thọ, có công đức trí huệ,
chẳng thể khen nói hết).
Chúng ta xem chú giải của Niệm lão. Về câu “Phật cáo Di Lặc”, Niệm lão nói, 蓋從此品起,彌勒菩薩最為當機。阿難次之“Cái tùng thử phẩm khởi,
Di Lặc Bồ-tát tối vi đương cơ. A Nan thứ chi”(Đại khái từ phẩm này trở đi, Bồ-tát Di Lặc là
đương cơ chính, ngài A Nan chỉ là phụ). Đương cơ của phẩm này, chính là đối tượng của Phật giảng, thuyết cho ai
nghe? Thuyết cho những người đa văn như A Nan nghe. Và Phật thuyết cho ai? Người
giống Di Lặc Bồ-tát, những người thật làm, thuyết cho họ nghe.
Bản thân Bồ-tát Di Lặc đã có cõi Tịnh-độ, là cõi trời Đâu
Suất tầng thứ 4 trong Dục-giới. Không ít người mong đến cõi trời Đâu Suất, tốt!
Tới cõi trời Đâu Suất để thân cận Bồ-tát Di Lặc, tương lai Bồ-tát Di Lặc thành
Phật trong thế giới này, ngài sẽ đến trái đất, những đệ tử ấy của Bồ-tát Di Lặc,
cũng giống đệ tử của Thích Ca Mâu Ni Phật, là Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, đều
giống những vị ấy, đại đệ tử của Phật, đến giúp Phật giáo hóa chúng sanh, tốt!
Nhưng đừng quên nơi này, ở đây, Phật dạy Bồ-tát Di Lặc tu Tịnh-độ, hoằng Tịnh-độ,
ngài đến nơi nào? Ngài đến thế giới Cực Lạc rồi. Nội viện cung trời Đâu Suất,
là đạo tràng của Ngài, nhưng, Bồ-tát Di Lặc thường đến thế giới Cực Lạc, bên ấy
có ai nghĩ đến ngài, thì ngài liền hiện ở nơi đó. Cho nên Bồ-tát ở thế giới Cực
Lạc, muốn thân gần Bồ-tát Di Lặc rất dễ dàng, trong một niệm, Bồ-tát Di Lặc liền
xuất hiện. Học trò trong nội viện Đâu Suất, muốn thấy A Di Đà Phật không dễ
dàng, rất khó. Quý vị nói thế giới nào tốt? Đến thế giới Cực Lạc cũng như đến
Di Lặc nội viện, ở Di Lặc nội viện không như đến thế giới Cực Lạc, không giống
nhau, để làm rõ ràng, thì kinh này là bằng chứng. Cho nên nói kinh văn từ phẩm 32 về sau, thì Bồ-tát Di Lặc là đương
cơ, còn trước phần này thì A Nan là đương cơ, A Nan đại diện cho đại chúng
chúng ta, Di Lặc đại diện cho cao hơn chúng ta một tầng, để nói với ngài vậy.
第四十六品,佛告彌勒:我今如理宣說如是廣大微妙法門。一切諸佛之所稱讚。付囑汝等,作大守護。“Đệ
tứ thập lục phẩm, Phật cáo Di Lặc: ngã kim như lý tuyên thuyết như thị quảng đại
vi diệu pháp môn. Nhất thiết chư Phật chi sở xưng tán. Phó chúc nhữ đẳng, tác đại thủ hộ.” (Trong phẩm 46, Đức Phật bảo
ngài Di Lặc: Ta nay như lý tuyên thuyết pháp môn quảng đại vi diệu, mà tất cả
chư Phật đều xưng tán, đem giao phó cho các ông, tuân theo làm đại thủ hộ).
Mấy lời nói này, chúng ta phải làm cho tỏ tường, làm cho rõ ràng, có phải tôn
kính Bồ-tát Di Lặc không? Phải tôn kính. Ngài là truyền nhân của Phật, là Hậu-bổ-Phật
của Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài hiện đang ở trời Đâu Suất, đợi đến cơ duyên chín
muồi ngài sẽ giáng xuống, giống Thích Ca Mâu Ni Phật, thị hiện bát tướng thành
đạo, giáo hóa chúng sanh. Khi nào ngài đến, phần kinh văn sau sẽ nói rõ, chúng
ta không vội vàng, ở phần sau sẽ thấy, quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu rõ,
Phật đem pháp môn này giao phó cho Bồ-tát Di Lặc.
Phật không còn tại thế, chúng sanh khổ nạn càng ngày càng
nghiêm trọng, ai sẽ đến cứu những người này? Mọi người đều biết, là Địa Tạng
Vương Bồ-tát. Trong Kinh Địa Tạng biểu hiện rõ ràng, sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật
diệt độ, trước khi Bồ-tát Di Lặc vẫn chưa thành Phật, trong khoảng giữa đó, là
một khoảng thời gian rất dài, việc hoằng pháp lợi sanh giao cho Bồ-tát Địa Tạng,
Bồ-tát Địa Tạng thay Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh. Chúng ta xem hai
vị Đại đức này, một vị là Địa Tạng, một vị là Di Lặc. Địa Tạng đại diện cho hiếu,
hiếu thân, vào cửa Đại-thừa từ đây; Di Lặc đại diện cho từ, từ bi, từ bi là lấy
tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn. Bồ-tát
Địa Tạng thị hiện ở Trung Hoa, núi Cửu Hoa ở Trung Hoa, là đạo tràng của Bồ-tát
Địa Tạng. Núi Phổ Đà, là đạo tràng của Bồ-tát Quán Âm; núi Ngũ Đài, là đạo
tràng của Bồ-tát Văn Thù; núi Cửu Hoa, là đạo tràng của Bồ-tát Địa Tạng; núi
Nga Mi, là đạo tràng của Phổ Hiền Bồ-tát, đều khởi hiệu dụng.
Người Trung Hoa đặc biệt phải hiểu rằng, quý vị nhìn vào
lịch sử Trung Hoa, không thể không đọc lịch sử, không đọc thì tách rời với người
trước, với cổ Thánh tiên Hiền, lão tổ tông của chúng ta, làm sao truyền đến được
hiện nay? 5000 năm nay, đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, là dân tộc này cảm
ứng nên Phật giáo lưu truyền đến Trung Hoa, cảm ứng Tứ Đại Bồ-tát thường trụ ở
Trung Hoa, chưa nghe nói trụ ở Ấn Độ. Thích Ca Mâu Ni Phật khởi nguyên ở Ấn Độ,
những vị Bồ-tát đời sau đều ở Trung Hoa, không nghe nói tới Ấn Độ. Đây là ý gì?
Nhớ kĩ Phật pháp được gây dựng trên cơ sở đạo hiếu, trên cơ sở sư đạo, mà chính
hai điều này, người Trung Hoa đều nắm giữ. 5000 năm nay, văn hóa truyền thống
Trung Hoa nương tựa ở hiếu kính, hiếu là lấy cha mẹ làm tiêu biểu, kính là lấy
thầy làm tiêu biểu, hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính thầy. Phật pháp là sư đạo, chúng
ta gọi Phật là Bổn Sư, tức là vị thầy nguồn cội, thường với người xuất gia thì
xưng là sư phụ, sư phụ là người thầy. Người xuất gia tu giới định huệ; khởi tâm
động niệm, ngôn ngữ hành vi của họ đều có thể làm tấm gương cho chúng ta. Bây
giờ suy yếu rồi, không có người đề xướng, không có người hộ pháp, mà hộ pháp lại
quan trọng! Phật pháp đến Trung Hoa là do nhà vua hộ pháp, đó là giáo huấn về
hiếu thảo với cha mẹ tôn kính thầy, tiếp nhận đưa pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật
vào Trung Hoa, được các đời đế vương Trung Hoa hộ trì. Thời kỳ họa Tam Vũ diệt
pháp rất ngắn, thời đó thì không bàn, quý vị có thể thấy trên tổng thể, mỗi triều
đại, những vị đế vương đại thần quy y Tam Bảo rất nhiều, đều hộ trì Phật pháp.
Cho nên Phật pháp ở Trung Hoa hưng thịnh, hàng nghìn năm nay, từ Hán Minh Đế
năm Vĩnh Bình thứ 10 truyền đến Trung Hoa, đến nay cũng gần 2000 năm, năm Vĩnh
Bình thứ 10 là năm 67 Công nguyên, đến năm 2067 là tròn 2000 năm, hiện tại khoảng
cách rất gần rồi.
Trước khi Phật Giáo đến Trung Hoa, có nền giáo dục của Nho
và Đạo, sau khi Phật giáo đến, Phật giáo dung hòa vào văn hóa Trung Hoa, nói
lên truyền thống văn hóa Trung Hoa, chính xác là Nho – Thích – Đạo, không thể
thiếu một, như đỉnh ba chân. Các vị Đại đức của tam giáo này giáo hóa chúng
sanh, cho nên mỗi triều đại Trung Hoa đều có một khoảng thời gian thái bình thịnh
thế, các quốc gia khu vực trên toàn thế giới này, về lịch sử không có, nhưng
Trung Hoa lại có. Trung Hoa thái bình thịnh thế đi đến cuối cùng, là thế giới đại
đồng, chính xác ngày nay có luồng xu hướng này, không giống với nước ngoài. Nước
ngoài từ xưa đến nay truyền rằng: thế giới đến cuối cùng là ngày tận thế, là hủy
diệt. Trung Hoa không như vậy, ở Trung Hoa, từ trong thư tịch cổ chúng ta thấy
được, cuối cùng là đi đến đại đồng. Phật pháp cũng đi đến đại đồng, chúng ta có
niềm tin về điều này.
Các đồng học học Phật, như phẩm kinh này nói, phẩm kinh
này là giáo huấn thù thắng không gì sánh được của Thích Ca Mâu Ni Phật, thực sự
dạy bảo chúng ta, một đời chứng được cứu cánh viên mãn, cứu cánh viên mãn chính
là vãng sanh thế giới Cực Lạc, chúng ta phải coi trọng. Bản thân chúng ta có
nguyện cầu vãng sanh, chúng ta phải giúp đỡ người đời, giúp đỡ mỗi người dân
trên trái đất này, đều có duyên phần được vãng sanh Tịnh-độ, thân cận A Di Đà
Phật, công đức này thù thắng không gì sánh được. Vì thế Phật thuyết điều này,
quý vị xem xét, ‘như lý tuyên thuyết pháp môn quảng đại vi diệu’, đó chính là
niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ, một đời thành tựu viên mãn ở thế giới Cực Lạc.
‘Pháp môn quảng đại vi diệu, tất cả chư Phật xưng tán’, câu này rất quan trọng,
không phải quan điểm của một mình Thích Ca Mâu Ni Phật, mà là tất cả chư Phật,
cùng một quan điểm với Phật Thích Ca, cùng một cách nghĩ, cũng cùng một cách
làm. Hôm nay phải đem Pháp môn này giao phó cho các ông, tác đại thủ hộ, tức các
ông phải kiên trì giữ vững Pháp môn này, phải hộ trì Pháp môn này.
故知彌勒菩薩當來下生,必遵佛咐囑,宣演本經 “Cố tri Di Lặc Bồ-tát đương lai
hạ sanh, tất tuân Phật phó chúc, tuyên diễn bổn kinh” (Nên biết tương
lai khi Di Lặc Bồ-tát hạ sanh, ắt vâng theo lời phó chúc của Phật, mà tuyên diễn
kinh này), tuyên là tuyên thuyết, tuyên truyền, diễn là biểu diễn, làm ra. Pháp sư, trưởng giả, Cư sĩ, giảng
kinh dạy học là tuyên, là truyền pháp. Còn phải biểu diễn, người nào biểu diễn?
Đó là những người y giáo tu hành.
Tấm gương tốt nhất, là lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài đã niệm
một câu Phật hiệu trong 92 năm, tự tại vãng sanh Tịnh-độ. Ngài không sanh bệnh,
không nhìn thấy mảy may khi ngài sắp vãng sanh. Hôm vãng sanh, ngài ra đi vào
ban đêm, ban ngày còn ở vườn rau lớn làm việc cả ngày, đi làm đất, đi nhổ cỏ,
tưới nước, làm từ sáng đến tối, không nghỉ ngơi. Đến khi mặt trời xuống núi,
người trong thôn xóm thấy lão Hòa thượng vẫn ở vườn làm việc, liền nói với
ngài: “Trời tối rồi, có thể dừng công việc, mai lại làm tiếp”. Ngài trả lời mọi
người: “Nhanh thôi, tôi làm sắp xong rồi, làm xong rồi thì tôi sẽ không làm nữa”.
Đã nói mấy câu này, trong những lời đó có ẩn ý, không ai hiểu được cả. Đến sáng
hôm sau, lúc mời lão Hòa thượng ăn sáng, phát hiện lão Hòa thượng đã đi rồi, mới
nhớ lại những lời tối qua, làm xong rồi thì sẽ không làm nữa. Ngài biết trước
giờ đi, không cần người trợ niệm. Có rất nhiều người nói với lão Hòa thượng,
khi nào ngài đi thì bảo chúng con, chúng con giúp ngài trợ niệm. Lão Hòa thượng
nói trợ niệm không chắc chắn, tôi không cần trợ niệm, tôi tự mình niệm Phật
vãng sanh. Thật vậy, đêm đó ngài niệm Phật, trước giờ lão Hòa thượng niệm Phật
không đánh khánh, đêm đó niệm Phật vãng sanh ngài đánh khánh, đánh đến lúc nào?
Mọi người đều không biết, mọi người đều ngủ cả rồi. Ngài đã đi. Như vậy là thế
nào? Biểu diễn cho chúng ta thấy. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là tuyên truyền kinh
này, lão Hòa thượng Hải Hiền là biểu diễn kinh này. Chúng ta xem 48 nguyện ở phẩm
thứ sáu đằng trước, chúng ta xem kĩ, lão Hòa thượng Hải Hiền 92 năm trì danh niệm
Phật, quý vị xem xét có tương ưng hay không? Quý vị sẽ thấy rất tỏ tường, rất
rõ ràng, là biểu diễn. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là tuyên giảng, còn lão Hòa thượng
Hải Hiền là biểu diễn, quý vị kết hợp hai vị ấy lại để xem, thì quý vị sẽ tin
tưởng những điều nói trong bộ kinh này, quý vị sẽ tiếp nhận, quý vị sẽ y giáo
phụng hành, ngay trong đời này, quý vị sẽ có thành tựu viên mãn.
Chúng ta xem phần kinh văn tiếp theo, “Thanh tịnh vi diệu”,
đó là tiêu đề.
【又其國土微妙。安樂。清淨若此。】
“Hựu kỳ quốc độ vi diệu, an lạc, thanh tịnh nhược thử”
(Cõi nước ấy lại vi diệu, an lạc, thanh tịnh như thế).
Ý nghĩa của cụm từ 若此 “Nhược thử” (Như thế) ở đây
rất sâu sắc, khen ngợi đến tột cùng, không gì bằng. Chúng ta chỉ cần tập trung
vào bốn chữ “an lạc thanh tịnh”, bốn chữ này làm đến vô cùng chính là “vi diệu”,
vi diệu đến không thể nói ra hết được. Bốn chữ đó, thế giới này của chúng ta có
hay không? Bốn chữ này đều không có. Xã hội của chúng ta hiện nay biến động
không an ổn, con người hiện nay không có vui chỉ có khổ, đến cả ăn uống sinh hoạt
hàng ngày, thật giống như ở trong kinh nói là: ăn khổ uống độc. Lý do là gì?
Trái đất bị ô nhiễm rồi, lòng người bị ô nhiễm rồi, làm gì còn an lạc. Ngày nay
nói an lạc thanh tịnh, chỉ có nghe Phật thuyết rằng thế giới Cực Lạc có, trên
trái đất chúng ta không tìm thấy được, điều này chúng ta phải biết.
Chúng ta đọc chú giải tiếp theo, 微妙、安樂、清淨者,《會疏》曰:莊嚴超絕,故云微妙。無有苦惱,故云安樂。無漏相,實相相故,故云清淨 “Vi
diệu, an lạc, thanh tịnh giả, Hội Sớ viết: Trang nghiêm siêu tuyệt, cố vân vi
diệu. Vô hữu khổ não, cố vân an lạc. Vô lậu tướng, thật tướng tương cố, cố vân
thanh tịnh”(Về vi diệu, an lạc, thanh tịnh, thì sách Hội Sớ giảng
như sau: trang nghiêm siêu tuyệt, nên bảo là vi diệu. Không có khổ não, nên bảo là an lạc. Tướng vô lậu, là tương ưng với thật-tướng,
nên bảo là thanh tịnh). Chúng ta đem đoạn chú
giải của Hội Sớ này nói đơn giản hơn. “Trang nghiêm siêu tuyệt”, trang nghiêm thì
thông thường chúng ta nói là tốt đẹp, siêu tuyệt là vượt qua tất cả cõi nước chư
Phật. Sự tốt đẹp trong tất cả chư Phật sát độ, không thể so được với thế giới Cực
Lạc, cho nên gọi là vi diệu. “Không có khổ não”, cho nên gọi là an lạc, bình an
hạnh phúc. Hạnh phúc từ đâu đến? Từ bình an mà đến. Tâm chúng ta không bình,
thân chúng ta không an, tại sao vậy? Tâm chúng ta dùng là vọng-tâm, chúng ta có
chân-tâm mà không dùng. Vọng-tâm chính là tạo nghiệp, cho dù là thiện nghiệp,
cũng bất quá là tam thiện đạo, tạo ác nghiệp có tam ác đạo, lục đạo rất khổ!
Thiên đạo tốt, thọ mạng dài, phước báo của người trời lớn, nhưng có hoại khổ, chính
là thọ mạng của họ vẫn có số lượng, khi đến lúc hết thì họ vẫn phải chết, vẫn
là phải đọa lạc, không có an lạc thật sự.
無漏相、實相相“Vô lậu tướng, thực tướng tương” (Vô-lậu-tướng, là tương ưng với thật-tướng), điều này tương đối khó
hiểu, lậu là thuật ngữ nhà Phật, cùng nghĩa với phiền não, vô-lậu chính là
không phiền não, không lo âu, không bận lòng. Bây giờ mọi người nói là được đại
tự tại, đây là vô-lậu-tướng. Tương ưng với thật-tướng, mặt trái của thật-tướng
là giả-tướng, huyễn-tướng, thế giới chúng ta hôm nay, như trong Kinh Kim Cang
nói: mộng huyễn bọt bóng, mộng huyễn chính là không chân thật. Thế giới Cực Lạc
là tướng chân thật, tướng chân thật là gì? Là tướng thanh tịnh, tướng chân thật
là tướng không sanh không diệt. Tướng chân thật rất tuyệt diệu, lại vốn tự đầy
đủ, điều diệu này là quá tuyệt diệu! Vốn tự đầy đủ, nói cách khác, tâm quý vị
muốn như nào thì sẽ hiện thế đó, tâm nghĩ việc thành, đây là chân thật tướng.
Thế giới Cực Lạc chân thật tướng, chân thật tướng là không sanh không diệt, tôi
nghĩ đến nó liền hiện, tôi không nghĩ đến, nó liền không hiện, là đại tự tại.
Tiếp theo là lời nói của Niệm lão, 蓋謂極樂一切事相,皆是無漏之妙相“Cái vị Cực Lạc nhất thiết sự tướng, giai thị vô lậu chi diệu tướng”(Bởi vì tất cả sự tướng của cõi Cực Lạc, đều là diệu tướng của vô-lậu).
Vô-lậu, hay nói cách khác, tuyệt đối không làm cho người khác khởi tâm động niệm.
Mắt thấy sắc, không khởi tâm không động niệm, rất là rõ ràng, rất là sáng suốt,
là trí huệ; còn khởi tâm động niệm là phiền não, ở đó không sanh phiền não, chỉ
sanh trí huệ. Tai nghe âm thanh cũng như thế, sáu căn tiếp xúc hiện tượng sáu
trần, đều là không khởi tâm không động niệm, đều là thanh tịnh bản nhiên, huyền
diệu không nói hết được!
又實相無相無不相 “Hựu thật-tướng vô-tướng vô bất
tướng” (Lại thật-tướng là vô-tướng, cũng chẳng phải không tướng), điều chân
thật nhất thể hiện ra ngoài, là không khác gì với ti vi, chúng ta xem màn hình
ti vi, các tướng hiện ra trên màn hình ti vi đó, chính là vô-tướng chẳng phải không
tướng được nói ở đây. Vô-tướng là gì? Là màn hình; chẳng phải tướng là hình ảnh.
Quý vị xem ti vi, có thể đem tất cả vô-tướng của màn hình, những kênh đài bên
trong đó diễn ra là chẳng phải không tướng, tất cả có thể xem rõ ràng, xem sáng
tỏ, quý vị bèn nhìn thấu chân-tướng của nó. Thật-tướng có, vô-tướng có, đem
kênh đài này tắt đi thì còn màn hình, hình ảnh ở trên đó không còn, quý vị chỉ
thấy một vùng trống không, đó là vô-tướng, khi kênh đài được mở, âm thanh sắc
tướng hiện ra, là chẳng phải không tướng. Thế nào là thật-tướng? Vô-tướng và chẳng
phải không tướng là một chứ không phải hai, trong này được phân định ngang bằng
nhau, không có khác biệt, đó là chân-tướng.
Nếu quý vị xem ti vi được như thế, thì chúc mừng quý vị,
xem ti vi liền khai ngộ, xem ti vi liền thành Phật. Chỉ cần quý vị biết cách
xem, xem như thế nào? Xem được rất rõ ràng rất sáng tỏ, nhưng không khởi tâm động
niệm, thì liền thành Phật; nếu có khởi tâm động niệm, không phân biệt chấp trước,
thì quý vị là Bồ-tát; dưới một bậc nữa, nếu không chấp trước, có phân biệt, thì
quý vị là A-la-hán; nếu vọng tưởng, chính là khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp
trước tất cả đều có, thì quý vị được gọi là
lục đạo phàm phu. Cho nên tất cả các pháp đều là Phật pháp, ti vi này có phải là
Phật pháp không? Phải. Pháp pháp bình đẳng, không có cao thấp, niệm Phật có thể
thành Phật, tham thiền có thể thành Phật, xem ti vi cũng có thể thành Phật. Chính
là lúc xem ti vi, mà không còn khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước nữa, thì
liền thành Phật.
Cho nên nhà Phật giảng rất hay, mọi pháp đều bình đẳng, thế
gian pháp và Phật pháp đều bình đẳng, thật và giả cũng bình đẳng, cũng đừng
phân biệt chấp trước, đều là không thể được. Tất cả các pháp đều bao gồm, ti vi
cũng nằm trong đó, là vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc. Buông xuống tất cả
bất khả đắc, buông xuống tất cả thì thành Phật; còn có khởi tâm động niệm, mà
buông xuống được phân biệt chấp trước, thì thành Bồ-tát. Thành Phật không dễ, rất
khó; Bồ-tát không khó, chỉ cần quý vị thành thật làm tỏ tường, làm rõ ràng, đem
cuộc sống hàng ngày xem như một màn hình ti vi, thì trong cuộc sống này của quý
vị chẳng phải tính toán gì cả, thật sự làm đến được không tranh với người,
không cầu gì ở đời, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, đắc đại tự tại, đây
là Bồ-tát. Thêm một bậc nữa là A-la-hán, A-la-hán vẫn
còn phân biệt, vẫn chịu quấy nhiễu. Bậc này không chấp trước, chấp trước liền tạo
nghiệp, bậc này không chấp trước cũng không tạo nghiệp, tuy có phân biệt nhưng
họ không tạo nghiệp, tại sao vậy? Họ buông xuống rồi, hai bên thiện ác đều
buông xuống, hai mặt tự tha đều buông xuống, tùy duyên qua ngày, tâm địa thanh
tịnh. Thanh tịnh đến một trình độ nhất định, thì phân biệt liền không còn, phân
biệt không còn nữa, thì bình đẳng liền hiền tiền. Thanh tịnh bình đẳng đều là
chân-tâm, tuy là chân-tâm, những vẫn chưa thanh khiết, nhất định phải: không khởi
tâm, không động niệm, đây mới gọi là viên mãn thành tựu. Cho nên tu hành là tu điều
gì? Họ làm sao thành Phật được? Không khởi tâm, không động niệm, là thành Phật
rồi. Khởi tâm động niệm, là hỏng. Khởi tâm động niệm này rất phiền phức, ban
ngày khởi tâm động niệm, ban đêm ngủ nằm mơ, nằm mơ cũng là khởi tâm động niệm.
Không khởi tâm động niệm thì mơ từ đâu đến? Có thể thấy không khởi tâm động niệm
rất khó, Pháp-thân Bồ-tát mới nhập vào cảnh giới này. Không khởi tâm, không động
niệm chia ra nhiều đẳng cấp, có 41 đẳng cấp, bậc sau thì càng cao hơn, ở đây đã
đem hai chữ ‘thanh tịnh’ nói rõ ràng rồi.
Xem đoạn tiếp theo, 勸力為善Khuyến
Lực Vi Thiện (Khuyên nỗ lực làm lành).
【何不力為善。念道之自然。】
“Hà bất lực vi thiện, niệm đạo chi tự nhiên”
(Sao không nỗ lực làm thiện? Niệm đạo đến tự nhiên).
Đây là khuyến khích chúng ta. Trong câu này xuất hiện chữ
“tự nhiên”, đạo là tự nhiên, hiểu ý nghĩa của tự nhiên không? Chúng ta xem ti
vi, xem rất rõ ràng, rất là sáng tỏ, không chấp trước, không phân biệt, là tự
nhiên vậy; nếu xem đến tự nhiên thực sự, không khởi tâm động niệm, đó là cảnh
giới nào? Là cảnh giới của Phật, chí ít là cảnh giới của Pháp-thân Bồ-tát, là cảnh
giới của cổ Thánh tiên Hiền. Tôi tin rằng: Nghiêu Thuấn Vũ Thang, Văn Vũ Chu
Công, Khổng Mạnh Lão Trang, lại nhìn xa hơn một chút, đến những người sáng lập
ra các tôn giáo trên thế giới, đều là “niệm đạo đến tự nhiên”. Quý ngài đã thể
hiện ra cuộc sống của quý ngài, xem xét kĩ càng, quý ngài xử việc đối nhân tiếp
vật, hoàn toàn tương ứng với đạo. Đạo là gì? Đạo chính là tự nhiên. Tự nhiên là
như vậy, không hề có thêm một ý nào của tôi trong đó, đó gọi là tự nhiên; thêm
một chút ý nào của tôi vào, thì không phải tự nhiên.
Không phải ý của tôi, đây mới là thiện thực sự, là cực
thiện. Quý vị có tâm để hành thiện, đó là tạo thiện nghiệp, quả báo là tam thiện
đạo; có tâm để tạo ác là tạo ác nghiệp, quả báo của ác nghiệp là địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh. A-la-hán không thể tạo nghiệp nữa, vì A-la-hán không chấp trước,
nhưng lại có phân biệt, họ có khởi tâm động niệm. “Niệm đạo đến tự nhiên” này họ
mới chỉ nhập môn, đến khi tâm bình đẳng hiện tiền, họ thăng cao hơn, đến không
khởi tâm, không động niệm, họ gần tới viên mãn rồi. Con đường này là đại đạo
quang minh. Trong ‘đạo’ này, chữ này bao gồm cả Nho Thích Đạo của Trung Hoa,
bao gồm tất cả các tôn giáo lớn trên toàn thế giới, đều bao gồm trong đó. Một tức
là nhiều, nhiều tức là một. Phật như vậy, Nghiêu Thuấn Vũ Thang cũng như vậy,
Văn Vũ Chu Công cũng như vậy, các nhà nổi tiếng của tôn giáo, những người ban đầu
sáng lập tôn giáo trên thế giới cũng như vậy, đều là niệm đạo đến tự nhiên. Thân
thể này ở lại trong thế gian này, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, đây
chính là “nỗ lực làm thiện”. Giúp đỡ chúng sanh lìa khổ được an vui, đó chính
là tiêu chuẩn của nỗ lực làm thiện. Tôi phải làm thế nào? Giúp đỡ chúng sanh
lìa khỏi tất cả khổ đau được mọi an vui. Khổ từ đâu mà đến?
Tháng sáu năm ngoái, tôi đến viếng thăm Luân Đôn, Thượng
nghị viện triệu tập 11 vị thầy tôn giáo, đại diện cho các tôn giáo khác nhau đã
gặp tôi, trong đó có một vị đại biểu, trong lúc chúng tôi nói chuyện, vị này
nói với tôi: không biết, tại sao thế giới hiện nay loạn như thế này? Không biết
đâu là nhân tố đầu tiên. Tôi rất khâm phục lời này. Tại sao lại trở thành như vậy?
Không biết. Tại sao lại không biết? Bởi không có ai dạy. Nước ta từ xưa đến
nay, vì sao mỗi triều đại đều xuất hiện thời đại hưng thịnh? Bởi có rất nhiều
người dạy. Ai mới là người dạy thực sự nhất? Là cha mẹ. Cho nên nước ta từ xưa
đến nay lấy giáo dục, không phải nhà nước dạy, không phải chính phủ dạy, mà là
giao phó cho gia đình quý vị dạy. Đứa trẻ nhà quý vị được ai yêu quý nhất? Cha
mẹ yêu quý nhất, ông bà yêu thương nhất. Cho nên nước ta coi trọng việc học tập
trong gia đình, là gốc rễ của giáo dục. Quý vị nhìn vào kiến trúc cổ đại, người
Trung Hoa nói về nhà tứ hợp, đến Bắc Kinh vẫn có thể nhìn thấy, nhà tứ hợp có một
cổng vào, ngay cửa lớn có hai phòng, trái phải, hai phòng đó là gì? Hai phòng
đó chính là trường học. Hai phòng học, một cho nam sinh, một cho nữ sinh. Lên năm
tuổi, nam nữ không được ngồi chung chiếu chung ghế, nên phải tách ra. Đó là người
nước ta có trí tuệ, vô cùng nghiêm túc.
Đất nước chỉ tổ chức thi cử, muốn dùng nhân tài, đến nơi
nào để tuyển chọn? Thi, tuyển, tuyển chọn nhân tài. Thi đậu rồi, thi huyện gọi
là Tú tài, thi tỉnh gọi là Cử nhân; thi đình, thi đình là do Hoàng thượng làm quan
chủ khảo, gọi là Tiến sĩ. Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài đều là danh xưng cho các học
vị được nói đến hiện nay. Học vị cao nhất, hiện nay gọi là Tiến sĩ, Trung Hoa
ngày xưa gọi là Bác sĩ; học vị thứ hai hiện nay gọi là Thạc sĩ, Trung Hoa chúng
ta ngày xưa gọi là Cử nhân; tốt nghiệp Đại học gọi là Tú tài, là tên gọi của học
vị.
Người yêu thương con cháu của quý vị nhất, là gia trưởng của
nhà quý vị. Cho nên gia trưởng mời thầy giáo đến nhà dạy học, lễ đó rất xem trọng,
phải hành đại lễ. Nếu gia đình này có người làm chủ, đại khái là ông nội, ông cố,
sẽ làm chủ nhà. Ông sơ không quản việc, không hỏi đến việc, vì tuổi quá cao rồi.
Những việc này có thể nói là: từ vị làm chủ nhà cho đến cha bạn, khi mời thầy
giáo phải hành đại lễ. Tiếp đón ở nơi đâu? Tiếp đón tại Từ đường. Trước mặt tổ
tiên, lễ bái tổ tiên, lễ bái Khổng Tử, chí Thánh tiên sư; mời thầy giáo ngồi xuống,
rồi cha, ông, ông cố trong gia đình đều thực hiện 3 quỳ 9 khấu đầu với thầy. Những
đứa trẻ ở bên cạnh thấy được, chúng có dám không tôn trọng thầy giáo ư? Quý vị
xem người lớn trong gia đình quý vị, cung kính với thầy giáo như vậy mà! Đây là
gì? Đây được gọi là học. Tiết học đầu tiên, học điều gì? Học tôn sư trọng đạo.
Bây giờ không còn nữa, cho nên thầy giáo dạy học cũng không gánh vác trách nhiệm,
không có cách dạy. Thời xưa sau khi làm lễ tiết này, thầy giáo dạy không nghiêm
túc, thì phải xin lỗi người nhà, xin lỗi tổ tiên của họ, nên phải nghiêm túc dạy
học.
Thầy giáo dạy nên được nhân tài, thật đáng tự hào, học
sinh trong đó thi đỗ Trạng nguyên, thi đỗ Cử nhân, là vẻ vang cho thầy, vinh hiển
cho thầy. Trạng nguyên về nhà tế tổ, sau khi bái tổ tiên, tiếp đó phải bái thầy,
bái vị thầy nào? Người thầy dạy vỡ lòng. Thầy ở vị trí đầu tiên, phải cảm ơn thầy.
Bây giờ những điều này không còn, không ai biết, cũng không ai giảng nữa. Không
ai giảng về đạo hiếu, thì đương nhiên trẻ con không biết hiếu thuận với cha mẹ;
không ai giảng về đạo thầy, không ai thấy đạo thầy, cho nên với việc tôn trọng
thầy, suy nghĩ này không được đánh thức, đây là vấn đề lớn. Chúng ta biết rằng,
cội nguồn truyền thống văn hóa chúng ta, chính là hiếu kính, hiếu lấy cha mẹ
làm đại diện, kính lấy thầy làm đại diện. Đem hai chữ hiếu kính này suy rộng ra
thiên hạ, đối với tất cả chúng sanh đều có tâm hiếu kính, hiếu, là trách nhiệm,
trách nhiệm thực sự; kính, thì không dám sơ suất.
Chúng ta hồi tưởng lại, việc dạy học ở nước ta đã thực hiện
được 5000 năm, tính từ Hoàng Đế trở đi, là 4500 năm, thông thường chúng ta nói
5000 năm, từ Phục Hy. Trước Hoàng Đế có Phục Hy, Thần Nông, Phục Hy 500 năm, Thần
Nông 500 năm, đây là 1000 năm, cộng thêm phía sau, từ Hoàng Đế đến Hạ Thương
Chu là 3000 năm, tiếp tục đến chúng ta bây giờ là 5000 năm, có lịch sử ghi chép
lại. 5000 năm, người nước ta đều tiếp nhận truyền thống giáo dục này, lại cùng
với nỗ lực thực sự, tạo nên thời đại hưng thịnh, thời đại hưng thịnh này là một
tấm gương điển hình cho mỗi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, cho nên Trung
Hoa trong quá khứ, hữu hình vô hình đều ảnh hưởng đến toàn thế giới. Hiện nay
phiền phức của chúng ta đến rồi, chúng ta chịu ảnh hưởng của nước ngoài, không
có cách nào ảnh hưởng đến toàn thế giới, bị thế giới ảnh hưởng, đem văn hóa
truyền thống chúng ta làm xáo trộn rồi.
Hôm nay chúng ta lại gặp được Thánh nhân, ai là thánh
nhân? Đồng học của chúng ta tại đây lắng tâm quan sát, hiệu trưởng là Thánh
nhân, trường học là Thánh nhân. Hiệu trưởng đã hiểu, đưa Hán học giới thiệu cho
trường học, những vị giáo sư này, những nhân viên công tác này, họ có thể tiếp
nhận, đó đều là Thánh hiền. Không phải Thánh hiền Quân tử thì không thể tiếp nhận.
Chúng ta phải trân quý nhân duyên mà chúng ta gặp được đây, chúng ta đồng tâm
hiệp lực khôi phục văn hóa truyền thống chúng ta, đây là sức sống. Gieo trồng
xuống mảnh đất này có thể đâm chồi, có thể trưởng thành, nở hoa kết trái, điều
này giống với “trăm ngàn vạn ức kiếp khó gặp được” nói trong Phật pháp. Chúng
ta gặp được rồi, thật đáng vui mừng; gặp được mà không làm, thì chính chúng ta
có tội lỗi. Gặp được thì phải làm, không gặp được thì không làm, không sao cả,
chưa có duyên, gặp được mà nói không làm là sai. Gặp được thì làm, đây là sao? Là
đại từ đại bi. Người nước ta nói, Phật nói là: đại từ đại bi; người nước ngoài
nói: Thượng đế yêu thương người đời. Thực sự có thể yêu thương người đời, người
đó chính là Thượng đế, là đại diện của Thượng đế.
Chúng ta có lòng tin với nước ta, có lòng tin với văn hóa
truyền thống chúng ta, có thể giúp đỡ toàn thế giới, chính chúng tôi tự thấy điều
đó khi còn nhỏ, đích thân lãnh hội được. Theo độ tuổi trưởng thành, sự rối loạn
của thế giới này, chúng tôi đều thấy được tận mắt, trong tâm hiểu rõ. Làm sao khôi
phục? Đầu tiên phải khôi phục: giáo dục luân lý, giáo dục đạo đức, giáo dục
nhân quả; sau đó lại khôi phục giáo dục Thần thánh. Giáo dục Thần thánh, ở nước
ta là Nho Thích Đạo, ở nước ngoài là giáo dục tôn giáo, giáo dục kinh điển. Có
thể hóa giải tai họa, cũng có thể hóa giải động loạn; đem lại an định hài hòa,
thế giới đại đồng, có thể thực hiện. Cho nên chúng ta đọc những kinh này, khi đọc
kinh điển này phải biến thành hành vi, biến thành tư tưởng, khởi tâm động niệm
nghĩ về những điều này, chăm chỉ nỗ lực phụng hành. Không chỉ một mình tôi có thể
làm được, hy vọng người người đều tham dự, thì thế giới đại đồng có thể xuất hiện.
Cho nên phải “nỗ lực làm thiện”, thì cho dù không thoát khỏi lục đạo luân hồi, cũng
nhất định không đọa ba đường ác, người như vậy mới có trí huệ, đó là người có đức
hạnh.
Người niệm đạo này, giải thích hai chữ “niệm đạo”. Trong
Tịnh Ảnh Sớ nói rằng: 念道之者 “niệm đạo chi giả” (người niệm đạo này), người niệm đạo này, 自然往生,名念自然也 “tự nhiên vãng sanh, danh niệm tự nhiên dã” (Tự nhiên vãng sanh, nên gọi là tự
nhiên vậy). 又《會疏》曰:何不二字,激勸之辭 “Hựu Hội Sớ viết: hà bất nhị tự, khích khuyến chi từ” (Sách Hội Sớ lại viết: Hai chữ “sao không” là lời
khích lệ). Tại sao không chịu làm, hai chữ này là mang ý đó, quý vị có cơ hội
gặp được, tại sao không chịu làm? Đây là khuyến khích chúng ta đến tột cùng. 即通二義 “Tức thông nhị nghĩa” (Tức thông với hai nghĩa), hai
nghĩa này là được nói đến ở phía sau, 善有二種:一、稱名念佛,是名善本 “thiện hữu nhị chủng: nhất, xưng danh niệm Phật, thị danh
bản thiện” (Thiện có hai loại: thứ nhất là xưng danh niệm Phật, đây là điều
thiện căn bản). Câu này quan trọng, ngàn vạn lần nhất định phải nhớ kĩ.
Chúng ta làm việc thiện, hôm nay xây dựng Viện Hán học là hành thiện, chính
chúng ta đang trong cuộc đời này, đây không phải thiện căn bản, đây là hành thiện,
chúng ta có nghĩa vụ phải giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, phải giúp đỡ văn hóa truyền
thống 5000 năm của nước ta, không thể đoạn tuyệt vào lúc này, chính chúng ta
không có được năng lực, nhưng chúng ta có nhận thức như vậy. Nên tôi bồi dưỡng
trẻ nhỏ, phải bắt đầu từ trẻ em, đây gọi là giáo dục cắm gốc. Hai, ba mươi tuổi
mới bước vào, đều là xuất gia nửa đường, những người xuất gia nửa đường tập khí
rất nặng, bốn cửa ải tài sắc danh lợi này, quý vị có thể phá được bốn chướng ngại
lớn này không? Nếu quý vị không thể phá được,
thì quý vị liền bị đào thải đi. Người phát tâm không ít, người bị những điều
này đào thải cũng không ít, tôi đều thấy qua điều này, đều thấy hết, tôi rất
đau lòng, thấy rất đáng tiếc! Quả thực không sai, sách xưa đã nói rất hay, giảng
rất hay, khuyên người rõ ràng mạch lạc, nhưng chính mình không qua được bốn cửa
ải này, cuối cùng đều bị đào thải rồi. Đào thải đến nơi nào? Đào thải đến ba đường
ác, rất là đáng sợ!
Cho nên Phật dạy chúng ta học Thánh học Hiền, đầu tiên phải
đem năm chữ ‘tham sân si mạn nghi’ buông xuống. Tôi khuyên đồng học, chúng ta
dùng chân-tâm, mới được thanh tịnh, thể hiện ra bên ngoài, nỗ lực học theo Khổng
tử: ‘ôn lương cung kiệm nhượng’, xử việc đối người tiếp vật, quý vị có thể sử dụng
năm chữ trên, thì mọi người đều yêu mến quý vị, mọi người đều sẵn lòng làm việc
cùng quý vị, đều tán thán quý vị, đều khâm phục quý vị. Người tốt chân chính,
là người ôn hòa, tâm phải ôn hòa, lời nói phải ôn hòa, việc làm phải ôn hòa, phải
lương thiện, phải cung kính, phải tiết kiệm, với chính mình phải tiết kiệm, với
người khác phải rộng rãi. Cần phải thực hành bố thí, bố thí tài, bố thí pháp, bố
thí vô úy, cuối cùng phải hiểu được nhường nhịn, phải nhún nhường, thấy người
có khả năng hơn tôi, tôi sẵn lòng nhường vị trí cho họ. Đó là gì? Là đại công đức.
Họ thay tôi làm việc tôi phải làm, tôi phải cảm ân họ, tôi phải tương trợ cho họ,
giúp đỡ họ hoàn thành. Tại sao vậy? Bởi đó là nguyện vọng của chúng ta, mà họ
đã làm thay chúng ta rồi.
Mười chữ này dễ nhớ: ‘tham sân si mạn nghi, ôn lương cung
kiệm nhượng’, niệm niệm chẳng quên, từng phút từng giây tự kiểm điểm. Tối trước
khi đi ngủ phản tỉnh, hôm nay tôi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, có tương
ưng với 10 chữ này không? Đây là tu hành thực sự, so với mỗi ngày ngồi trước tượng
Phật tụng kinh lạy Phật thì công đức còn thù thắng hơn nhiều. Chúng ta đem công
đức này, tin rằng có thế giới Cực Lạc, có A Di Đà Phật, đem công đức này hồi hướng
vãng sanh, quý vị nói vãng sanh được hay không? Chắc chắn vãng sanh. Niệm niệm đặt
khổ nạn của chúng sanh vào tâm, thì giống A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là đến
cứu khổ cứu nạn, chúng ta cùng một tâm với A Di Đà Phật. A Di Đà Phật xây dựng Thế
giới Cực Lạc tốt rồi, có trường học rồi, đã có thầy rồi, chúng ta đi chiêu sinh
khắp nơi, đi khắp nơi khuyến khích mọi người tới thế giới Cực Lạc, đây là gốc của
thiện, là xưng danh niệm Phật.
Thứ hai, 廣行諸善,回向得生 “Quảng
hành chư thiện, hồi hướng đắc sanh”(rộng hành các điều thiện, hồi hướng được
vãng sanh). Hễ là chánh pháp, phàm là truyền thống văn hóa, không phải mặt
trái chúng ta đều nên làm, tùy lúc tùy nơi gặp được đều phải làm. Nếu chỉ là hành
thiện pháp thế gian, mà khiến để lỡ việc vãng sanh này, như vậy rất phiền phức,
lại phải vào lục đạo luân hồi. Trong lục đạo luân hồi không nói điều gì khác, chỉ
oan oan tương báo đến bao giờ? Chướng duyên từ đâu đến? Chính là oan gia trái
chủ tìm đến, họ đến chướng ngại quý vị, họ đến cám dỗ quý vị, họ đến phá hoại
quý vị, khó khăn, rất khó khăn! Cho nên không thể không giảng kinh, giảng điều
gì? Khuyên nhủ mọi người, trong 24 giờ thì giảng 2 giờ, hai tiếng này nhắc nhở
không thể ít hơn, một tuần không giảng kinh, một tháng không giảng kinh, thì tạo
tác của những ác niệm ác ngôn ác hành đó, chính mình cũng không biết, rất là đáng
sợ!
Cho nên tiếp theo giảng về đạo, đạo là điều được niệm,
cũng có hai ý nghĩa: thứ nhất彌陀本願 “Di Đà bổn nguyện” (Bổn nguyện của Di
Đà), trực tiếp nhất chính là 48 nguyện trong phẩm thứ 6, điều khác không nhớ
được, nhưng 48 nguyện này phải nhớ kĩ, đây là他力大道,不藉自力修善,一超直入,故名自然 “tha lực đại đạo, bất tạ tự lực tu thiện, nhất siêu trực nhập, cố danh tự
nhiên” (đại
đạo tha lực, chẳng dựa vào tự lực tu thiện, hễ vượt thoát liền chứng nhập ngay,
cho nên gọi là tự nhiên). Chúng ta nên làm gì? Đoạn tất cả điều ác, làm tất
cả điều thiện, một mục tiêu, một phương hướng, vãng sanh thế giới Cực Lạc. Tôi
không hy vọng vinh hoa phú quý, danh văn lợi dưỡng của thế giới này, tôi không
cần những thứ đó, tôi chỉ cần vãng sanh thế giới Cực Lạc là được rồi, vinh hoa
phú quý của thế gian này, ai cần thì cho người đó, rất hoan hỷ cho họ, thực sự cả
đời này, không tranh với người, không cầu ở đời, đoạn ác tu thiện, giáo hóa
chúng sanh. Tấm gương của chúng ta chính là chư Phật Bồ-tát, tấm gương của
chúng ta, là các bậc Thánh hiền của tôn giáo, tấm gương của chúng ta chính là
Khổng Mạnh Lão Trang, thế là đủ rồi, là viên mãn rồi.
Đạo còn ý nghĩa thứ hai, 三乘所證道,無為自然,性不造作,故亦名自然 “tam thừa sở chứng đạo, vô vi tự nhiên, tánh bất tạo tác, cố diệc danh tự
nhiên” (đạo
được chứng bởi tam-thừa, vô vi tự nhiên, tánh không tạo tác, cho nên cũng gọi
là tự nhiên). Phật pháp dạy chúng ta, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành
Phật, tánh là tự nhiên, tại sao vậy? Bởi không khởi tâm động niệm, thì gọi là tự
nhiên. Khởi tâm động niệm là không tự nhiên rồi, phân biệt thì lại càng không phải
là tự nhiên, chấp trước vậy là hồ đồ đến mức dĩ nhiên rồi, đó không phải là tự
nhiên. Tự nhiên tốt, phải làm thật, phải thời thời khắc khắc khuyến khích chính
mình, tự mình phải làm gương cho người khác thấy, làm dẫn đầu, cùng chung chí
hướng thì cùng làm, điều này rất khó được, cơ hội này, thực là trăm ngàn vạn kiếp
khó gặp được, chúng ta hôm nay gặp được, phải trân trọng. Đoàn thể nhỏ này vừa
mới đâm chồi, giống loại thảo mộc cây cối vừa mới nảy mầm, phải cực kì trân trọng,
nó rất yếu ớt, không chịu được cản trở, phải bảo vệ thiện tâm thiện hạnh. Bản
thân nếu không thực sự nhìn thấu buông xuống được, thì rất khó, phải học thật sự
nhìn thấu được, buông xuống được. Đại sư Chương Gia, tôi với ngài ấy ngày đầu
quen biết, vấn đề của tôi hỏi, ngài giải đáp chính là nhìn thấu buông xuống.
Nhìn thấu giúp quý vị buông xuống, buông xuống giúp quý vị nhìn thấu, điều được
gọi là nhìn thấu, chính là quý vị thấy được chân tướng sự thật, sau đó quý vị
liền biết, điều gì nên buông xuống, nên buông xuống tất cả những gì cần phải buông
xuống, vậy thì đúng rồi.
Tiếp theo tổng kết lại Hội Sớ, tự nhiên, 雖互二義,正在初義 “tuy hỗ nhị nghĩa, chính tại sơ nghĩa” (tuy hai nghĩa hỗ trợ nhau, nhưng chủ
yếu là nghĩa thứ nhất), tuy có hai ý nghĩa, nhưng nghĩa thực sự vẫn là
nghĩa thứ nhất. Nghĩa thứ nhất là gì? Là bổn nguyện Di Đà, đại đạo tha lực,
không dựa vào tự lực, hễ vượt thoát liền chứng nhập, là tự nhiên. Chỗ này buổi
sau vẫn phải giảng, tổng cộng giảng 8 điều tự nhiên, đây là điều cơ bản. Cho
nên thành tựu sau này của chúng ta, đều là tự tự nhiên nhiên thành tựu, không mất
chút sức lực nào. Thật vậy, nhắc lại lần nữa, chướng ngại chính là do không
buông xuống được, buông xuống được, thì chướng ngại liền không còn, tự nhiên thông
đạt tất cả thiện pháp, tự nhiên thông đạt Vô-Thượng-đạo. Đoàn thể nhỏ này, ai
ai cũng đều hướng đến được tự nhiên, thì có đạo lý nào không thành công? Tốt rồi,
thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học đến đây thôi.
( Hết tập 379)
Nguyện đem công
đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.