Responsive Menu
Add more content here...

Tập 380 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 32: THỌ LẠC VÔ CỰC:

Thọ Mạng Và Niềm Vui Vô Cực

Tập 380

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Trường Đại học Xứ Wales, Anh Quốc.

Thời gian: Ngày 09 tháng 10 năm 2016.

Dịch giả: Diệu Yến

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào: chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn.  (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 882, trang 882, xem từ dòng thứ 5:

「《淨影疏》以為善求生,釋力為善。以自然往生,為念自然。」“Tịnh Ảnh Sớ dĩ vi thiện cầu sanh, thích lực vi thiện. Dĩ tự nhiên vãng sanh, vi niệm tự nhiên” (Tịnh Ảnh Sớ lấy ý hành thiện cầu vãng sanh, giải thích nghĩa cho lực vi thiện. Lấy tự nhiên vãng sanh, là niệm tự nhiên). Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ là do Đại sư Huệ Viễn thời nhà Tùy trước tác, ngài giải thích câu kinh văn phía trước何不力為善,念道之自然 “hà bất lực vi thiện, niệm đạo chi tự nhiên” (Sao không nỗ lực làm thiện? Niệm đạo đến tự nhiên), nói rất hay, chính xác là làm thiện cầu vãng sanh, thật sự học Phật, thật sự muốn có thành tựu trong Phật pháp, thì không thể không chú ý đến điều này. Chúng ta đời này được thân người, được nghe Phật pháp, đâu có dễ dàng! Đối với vấn đề này như thế nào? Đầu tiên phải biết được, đây là duyên phận hiếm có khó gặp, giống như lời trong bài kệ khai kinh, 百千萬劫難遭遇“bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ” (trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được), gặp được rồi, may mắn biết bao, nắm bắt lấy cơ hội này, thì một đời vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo luân hồi. Thời gian ở trong lục đạo luân hồi của chúng ta quá dài rồi, vô lượng kiếp trong đời quá khứ đến nay, không có cách nào siêu vượt lục đạo luân hồi, đời này có được thân người, được thân người nhưng không hẳn được độ, nhất định phải nghe được pháp môn này, đầy đủ tin sâu nguyện thiết, thì một niệm hay mười niệm đều được vãng sanh, phải đặt cầu vãng sanh Tịnh-độ lên hàng đầu. Lực vi thiện là gì? Thiện ở đây không phải chỉ điều gì khác, mà chuyên chỉ: tín, nguyện, trì danh. Tại sao vậy? Bởi điều đó có thể giúp chúng ta vãng sanh Tịnh-độ ngay trong đời này, mãi mãi thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi mười pháp-giới, không có thiện nào hơn thiện này, đây là thiện ở trong thiện. Cho nên ý nghĩa này, Niệm lão giải thích cho chúng ta, 「其意以行善功德迴向淨土,力求往生,名為力為善。此說甚好」“kỳ ý dĩ hành thiện công đức hồi hướng Tịnh-độ, lực cầu vãng sanh, danh vi lực vi thiện. Thử thuyết thậm hảo” (Ý này là dùng công đức hành thiện để hồi hướng Tịnh-độ, tận lực cầu vãng sanh, thì gọi là lực vi thiện. Nói như vậy rất hay), nói rất đúng!

          「下云:自然往生,為念道之自然,則所言過簡」 “Hạ vân: tự nhiên vãng sanh, vi niệm đạo chi tự nhiên, tắc sở ngôn quá giản” (Tiếp theo nói: tự nhiên vãng sanh, chính là niệm đạo đến tự nhiên, nói vậy quá đơn giản), giảng quá đơn giản, 「《會疏》勝之」“Hội Sớ thắng chi” (Sách Hội Sớ nói tỉ mỉ hơn), trong sách Hội Sớ nói thế nào? 「直指稱名念佛,為善之根本,是乃正行也。廣行眾善,迴向得生,亦是為善」 “Trực chỉ xưng danh niệm Phật, vi thiện chi căn bản, thị nãi chánh hạnh dã. Quảng hành chúng thiện, hồi hướng đắc sanh, diệc thị vi thiện” (Chỉ thẳng rằng: xưng danh niệm Phật, là cội nguồn của làm thiện, đó là chánh hạnh vậy. Rộng làm các điều thiện, hồi hướng vãng sanh, cũng là làm thiện), nhưng tất cả đều không bằng xưng danh niệm Phật, đây là cội nguồn của vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Rộng làm các điều thiện, hồi hướng được vãng sanh, đây là thuộc về trợ hạnh. Quý vị xem「正助並舉,主次分明,是《會疏》之長也」 “Chánh trợ tịnh cử, chủ thứ phân minh, thị Hội Sớ chi trưởng dã” (nêu lên cả chánh hạnh lẫn trợ hạnh, chánh trợ phân minh, là ưu điểm của Hội Sớ), sách Hội Sớ nói rất hay. 「至於道之自然,則《會疏》更勝」 “Chí ư đạo chi tự nhiên, tắc Hội Sớ canh thắng” (Đến ý đạo đến tự nhiên, thì Hội Sớ nói càng tỉ mỉ hơn). Trong đó đưa ra hai ý nghĩa, 「一、以他力直超為自然。二、以無為無作為自然。而以初義為主。此說極好。蓋淨宗之妙,正如《要解》所云:從事持達理持。但當老實念去,則無為無作等等,自然在其中矣。」“Nhất, dĩ tha lực trực siêu vi tự nhiên. Nhị, dĩ vô vi vô tác vi tự nhiên. Nhi dĩ sơ nghĩa vi chủ. Thử thuyết cực hảo. Cái Tịnh-tông chi diệu, chánh như Yếu Giải sở vân: tùng sự trì đạt lý trì. Đãn đương lão thật niệm khứ, tắc vô vi vô tác đẳng đẳng, tự nhiên tại kỳ trung hỹ” (Một là, dùng tha lực để vượt thẳng là tự nhiên. Hai là, lấy vô vi vô tác là tự nhiên. Nhưng lấy nghĩa thứ nhất là chủ yếu. Thuyết này cực hay. Điểm vi diệu của Tịnh-tông, đúng như sách Yếu Giải nói: từ sự trì đạt được lý trì. Nên chỉ cần thật thà niệm Phật, thì vô vi vô tác vân vân, đều tự nhiên có ở trong đó). Với điều này thì chúng ta học bằng cách nào? Trong này dẫn lời Đại sư Ngẫu Ích, ở trong sách Yếu Giải để nói với chúng ta, từ sự trì thì có thể đạt được đến lý trì. Sự trì, là đắc sự-nhất-tâm-bất-loạn, lý trì là đắc lý-nhất-tâm-bất-loạn. Cho nên chỉ cần thật thà liên tục niệm Phật, thì vô vi vô tác được nói trong Tông môn, được nói trong Thiền-tông, tự nhiên có ở trong đó.

          Lão Hòa thượng Hải Hiền đã vì chúng ta mà biểu pháp, Sư phụ của ngài là Pháp sư Truyền Giới: không phải là người thường, vị ấy nếu không đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, thì ngài không thể làm được. Hòa thượng Truyền Giới nhìn thấy người thanh niên trẻ 20 tuổi như vậy, chính là ngài Hải Hiền, cầu ngài thế độ xuất gia cho, ngài vừa nhìn, thấy ra người này là pháp khí. Thế nào được gọi là pháp khí? Là nhân tài truyền thừa đại pháp, đó không phải là người thường, với lại trong kinh thường nói, gọi là chúng sanh căn tánh chín muồi, ưu điểm của ngài, tức lão Hòa thượng Hải Hiền là thật thà, nghe lời, thật làm, đây thật là pháp khí. Sư phụ muốn chọn học trò, thì chọn người như thế nào? Chính là muốn chọn người thật thà, nghe lời, thật làm, người như vậy thì không ai mà không thành tựu, một người, thì một người thành tựu; mười người, thì mười người thành tựu; trăm người, là trăm người thành tựu, không sót một ai cả.

          Chúng ta phải nhớ kĩ, đời này chúng ta học Phật có thể thành tựu được không? Hãy tự hỏi chính mình có thật thà hay không, có vâng lời hay không, có thật làm hay không? Nghe lời của ai? Nghe lời của thầy. Bây giờ thật sự có người như vậy, mà cũng không tìm được thầy, đi đâu để tìm thầy? Chính mình có đủ ba điều kiện này, còn phải xem xét nữa? Thầy không đủ. Đó không phải là chân thiện tri thức, chân thiện tri thức là gì? Thầy cũng đầy đủ. Học trò xem xét kĩ lưỡng, thái độ học Phật của thầy, có phải là một người thật thà, nghe lời, thật làm không? Nghe lời của ai? Đối với những gì mà kinh điển nói, đối với Phật Bồ-tát, đối với chư cổ Thánh tiên Hiền, Tổ sư Đại đức, thầy có phải là một người thật thà nghe lời hay không? Thầy có phải là một người thật làm không? Nếu là người nghe lời thật làm, thì học trò quyết định phải theo vị thầy ấy, gian khổ thế nào cũng không rời khỏi thầy, chính mình nhất định phải thành tựu thì mới có thể rời xa, chưa thành tựu, chưa có duyên phận, thì nhất định không rời xa thầy.

          Bây giờ người thầy và học trò như vậy khó tìm, đi đâu để tìm được? Nhìn bề ngoài người thầy này dường như không tệ, suy nghĩ lời nói việc làm, công phu dụng công, dường như đều như lý như pháp mà tu hành, thế nhưng đó là dáng vẻ trước mặt mọi người, sau lưng lại là dáng vẻ khác, trước mặt mọi người không nhìn ra được sơ hở. Học trò sống cùng với thầy, thời gian lâu dài rồi, trong lòng học trò tự hiểu rõ, đối với thầy thế nào? Cũng không phải rất tôn kính. Học trò nhìn thấy, thầy yêu cầu học trò một đằng, mà chính mình chưa làm được, thậm chí chính mình làm không như pháp, không giống như kinh giáo nói. Tôi đã thấy kiểu người này, tôi không cảm thấy kì lạ, vì sao vậy? Bởi đây là thời kỳ mạt-pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật, pháp nhược ma cường. Ma ở nơi đâu? Thật là có rất nhiều ma, giống như Ma-vương Ba Tuần. Khi Phật còn tại thế, ma nói với Phật: Phật pháp thù thắng nên ta muốn phá hoại, phá hoại lúc nào? Đợi đến thời kỳ mạt-pháp của ông, ta khiến ma con ma cháu cũng xuất gia, tới phá hoại Phật pháp của ông. Lời này nói từ 3000 năm trước, hiện nay chúng ta thấy đã thực hiện rồi. Chúng ta phải làm thế nào? Tám vạn bốn nghìn pháp môn, mỗi pháp môn đều có thể thành tựu, ma có năng lực chướng ngại tất cả các pháp môn, khiến quý vị không thể thành tựu. Nhưng còn có một pháp môn đặc biệt, Tịnh-tông tín nguyện trì danh, mười niệm, một niệm đều có thể vãng sanh. Ma có chướng ngại không? Chướng ngại, không những chướng ngại, mà hết sức chướng ngại, điều này thật đáng sợ.

          Ma trông như thế nào? Ma bên ngoài, bên ngoài có sắc thanh hương vị xúc pháp, bên trong có tham sân si mạn nghi,  đó là quá nhiều rồi. Người học Phật, nếu không thể đem tham sân si mạn nghi buông xuống, thì chắc chắn không thể thành tựu, tại sao vậy? Bởi bên trong quý vị có những phiền não này, phiền não nghiêm trọng, thì bên ngoài sẽ có cám dỗ, tài sắc danh lợi đến mê hoặc quý vị, quý vị không ngăn lại được. Những cám dỗ nhỏ, lúc quý vị vừa mới xuất gia, tâm mãnh liệt khi mới xuất gia, thù thắng. Thời gian lâu dần, thì đi theo, đọa lạc rồi, chướng duyên của quý vị nhiều lên, không những nhiều, mà còn rất nặng, lại kéo quý vị quay trở lại. Quý vị tạo nghiệp nơi cửa Phật, Phật giáo trên thân quý vị, nhưng trong tâm quý vị biến chất rồi, biến thành giáo nào? Trở thành ma giáo, những ngày tương lai ắt đọa vào đường ác, địa ngục Vô Gián ở trong đường ác. Khi đọa như vậy, thoái như vậy, thoái rất thê thảm, về sau hối hận không kịp, rất hiếm rất hiếm khi đọa vào đường ác mà lại có thể vãng sanh. Ở trong đường ác lấy thân phận ác đạo vãng sanh, có hay không? Không thể nói không có, có, nhưng rất hy hữu. Đó là người nào? Trong đời quá khứ thật sự đời đời kiếp kiếp tu tích công đức chân thật, đáng tiếc cuối cùng lúc lâm chung một niệm sai lầm, lại quay về nhân gian. Đời này dựa vào thiện căn sâu dày của đời quá khứ, sau khi đọa lạc lập tức cảnh giác, tâm thật sự sám hối liền sanh khởi, được Địa Tạng Bồ-tát che chở, Bồ-tát giúp quý vị rời khỏi địa ngục, quý vị lại gặp được thiện duyên, có thể vãng sanh không? Có thể. Trong ngàn vạn người như vậy khó có được một người.

          Chúng ta thấy những ví dụ này, cảm nhận lòng từ bi sâu sắc của Phật Bồ-tát, cũng nhận thấy rõ ràng: thiện căn nhiều đời nhiều kiếp quan trọng biết nhường nào. Chúng ta làm việc sai, nghĩ sai rồi, làm sai rồi, nói sai rồi, làm sai rồi, trong tâm rõ ràng tường tận tôi đã tạo nghiệp rồi, thì lập tức buông xuống ý niệm này, ngay tức khắc khởi lên tín nguyện trì danh, sẽ giúp quý vị tiêu trừ nghiệp chướng. Đến khi nào thì nắm chắc vãng sanh? Khi niệm niệm đều là chánh niệm, niệm đạo đến tự nhiên. Niệm đạo đến tự nhiên, đó là thuần thục rồi, không cần tác ý mà Phật hiệu cũng hiện tiền, không nghĩ đến, nhưng trong 24 giờ Phật hiệu tự nhiên không gián đoạn, cảnh giới như vậy, bảo chứng cho quý vị trong đời này nhất định vãng sanh. Cho nên, trong sách Yếu Giải nói rất hay. Chỉ cần quý vị thật sự có thể làm được đến「老實念去」“lão thật niệm khứ” (thật thà niệm Phật), Thiền-tông gọi là「無為無作」 “vô vi vô tác” (vô vi vô tác), tự nhiên sẽ ở trong đó. Tự nhiên là đã thuần thục, không còn chút mảy may miễn cưỡng nào, câu Phật hiệu này cứ nối tiếp câu Phật hiệu, có phải lần chuỗi không? Có phải đếm số không? Đếm hay không đếm đều không cần nữa rồi, họ niệm không gián đoạn. Giống Hòa thượng Hải Hiền niệm đến vô vi vô tác, tự nhiên tự có trong đó, đây là cảnh giới nào? Cảnh giới lý-nhất-tâm. Đến lý-nhất-tâm, thì trí huệ liền hiện tiền. Lý-nhất-tâm, giống trong Kinh Hoa Nghiêm nói có 41 đẳng cấp, cạn sâu không giống nhau. Cho dù là cạn, quý vị cũng tự biết, tự nhiên có ở trong đó. Duy trì thật tốt, đừng để đánh mất, đừng để thoái chuyển, thì vãng sanh cũng tự nhiên ở trong đó.

          Chúng ta hãy xem đoạn chú giải tiếp theo, 「以上二疏之說均專就《魏譯》」“dĩ thượng nhị sớ chi thuyết quân chuyên Ngụy Dịch” (cả hai thuyết nêu trên đều dựa vào bản Ngụy Dịch), do ngài Khang Tăng Khải phiên dịch, 念道之自然以前之文句,獨見《魏譯》」“niệm đạo chi tự nhiên dĩ tiền chi văn cú, độc kiến Ngụy Dịch” (câu kinh trước câu ‘niệm đạo chi tự nhiên’, chỉ thấy trong Ngụy Dịch), trong năm loại nguyên bản dịch, bản của ngài Khang Tăng Khải nói hay nhất, 「但漢吳兩譯於此下更有大段經文,廣述彼土菩薩功德與剎土之自然最勝」“Đãn Hán Ngô lưỡng dịch ư thử hạ canh hữu đại đoạn kinh văn, quảng thuật bỉ độ Bồ-tát công đức dữ Sát-độ chi tự nhiên tối thắng”(chỉ trong hai bản dịch Ngô và Hán thì tiếp theo có đoạn kinh văn dài, rộng tả về công đức Bồ-tát và Sát-độ tự nhiên tối thắng của cõi ấy). Trong hai bản dịch đó, những kinh văn này rất nhiều, rất thù thắng, trong bản dịch của Khang Tăng Khải không có, lúc hội tập được bổ sung thêm vào, nên trong bản này có. 「本經採入,會成此品。於是本品經中,於念道之自然下,八見自然二字」 “Bổn kinh thái nhập, hội thành thử phẩm. Ư thị bổn phẩm kinh trung, ư niệm đạo chi tự nhiên hạ, bát kiến tự nhiên nhị tự” (bản kinh này chọn đưa vào, hợp thành phẩm này. Trong phẩm kinh này, ngay sau “niệm đạo chi tự nhiên”, có tám lần thấy hai chữ “tự nhiên”), có tám lần nhắc đến tự nhiên, cùng với phía trước là chín lần, điều này hiếm có. Cho nên Kinh Vô Lượng Thọ cần thiết có hội tập, khiến chúng ta càng lĩnh hội được sâu hơn ý nghĩa của kinh này, lĩnh hội càng sâu hơn, giải thích càng sáng tỏ, sẽ giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, đó là chỗ tốt trong đây, chỗ tốt này được gọi là công đức.

          Tiếp theo đưa ra ví dụ, 「如自然嚴整、自然無為、自然保守、自然中自然相、自然之有根本、自然光色參迴、自然所牽隨。可證自然二字實具要義」“như tự nhiên nghiêm chỉnh, tự nhiên vô vi, tự nhiên bảo thủ, tự nhiên trung tự nhiên tướng, tự nhiên chi hữu căn bản, tự nhiên quang sắc tham hồi, tự nhiên sở khiên tùy. Khả chứng tự nhiên nhị tự thật cụ yếu nghĩa” (như: tự nhiên nghiêm chỉnh, tự nhiên vô vi, tự nhiên bảo thủ, tự nhiên trung tự nhiên tướng, tự nhiên chi hữu căn bản, tự nhiên quang sắc tham hồi, tự nhiên sở khiên tùy. Có thể chứng minh hai chữ tự nhiên thật có ý nghĩa quan trọng). Hai chữ tự nhiên này, có nghĩa lý rất quan trọng, không thể không biết. 「此自然二字,非外道所謂無因之自然」 “Thử tự nhiên nhị tự, phi ngoại đạo sở vị vô nhân chi tự nhiên” (hai chữ tự nhiên này, không phải nghĩa tự nhiên không có nguyên nhân như ngoại đạo thường nói). ở Ấn Độ, ngoài Đức Phật thuyết pháp, rất nhiều tôn giáo ở Ấn Độ cũng giảng về tự nhiên, nhưng giảng khác với Phật, ý nghĩa Phật giảng rất sâu sắc. Thông thường ngoại đạo giảng về tự nhiên: không tìm ra được lý do thì xưng là tự nhiên, không có nguyên nhân gọi là tự nhiên. Trên thực tế, có phải tự nhiên không có nguyên nhân? Phật pháp giảng có nhân có duyên có quả, tự nhiên mà Phật pháp giảng, 「蓋法爾如是,名為自然也。蓋自者自性。然者,《楞嚴經》中清淨本然」 Cái pháp nhĩ như thị, danh vi tự nhiên dã. Cái tự giả tựtánh. Nhiên giả, Lăng Nghiêm Kinh trung thanh tịnh bản nhiên” (Bởi pháp vốn như vậy, nên gọi là tự nhiên. Bởi tự là tự-tánh. Chữ nhiên, là thanh tịnh bản nhiên trong Kinh Lăng Nghiêm). Đây là Phật giảng về tự nhiên, khác với các tôn giáo thông thường nói, ý nghĩa của Phật nói rất hay.

Niệm lão giải thích cho chúng ta, 「可見自然實含自性本然之義。自性之本然,即是真如、實相。如是念道之自然即持名念佛。亦即念實相」 “khả kiến tự nhiên thật hàm tự-tánh bản nhiên chi nghĩa. Tự-tánh chi bản nhiên, tức thị chân như, thật-tướng. Như thị niệm đạo chi tự nhiên tức trì danh niệm Phật, diệc tức niệm thật-tướng” (có thể thấy chữ tự nhiên thật đã bao hàm ý nghĩa tự-tánh bản nhiên. Bản nhiên của tự-tánh, tức là chân-như, thật-tướng. Như vậy niệm đạo chi tự nhiên tức là trì danh niệm Phật, cũng chính là niệm thật-tướng). Như trong sách Di Đà Yếu Giải đã nói, 「實相無二,亦無不二。是故舉體作依作正,作法作報,作自作他,乃至能說所說,能度所度,能信所信,能願所願,能持所持,能生所生,能讚所讚,無非實相正印之所印也。」“thật-tướng vô nhị, diệc vô bất nhị. Thị cố cử thể tác y tác chánh, tác pháp tác báo, tác tự tác tha, nãi chí năng thuyết sở thuyết, năng độ sở độ, năng tín sở tín, năng nguyện sở nguyện, năng trì sở trì, năng sanh sở sanh, năng tán sở tán, vô phi thật-tướng chánh ấn chi sở ấn dã” (thật-tướng không hai, cũng chẳng không hai. Cho nên toàn thể làm y-báo làm chánh-báo, làm Pháp-thân làm Báo-thân, làm tự làm tha, cho đến năng thuyết sở thuyết, năng độ sở độ, năng tín sở tín, năng nguyện sở nguyện, năng trì sở trì, năng sanh sở sanh, năng tán sở tán. Không gì là không được chánh ấn thật-tướng in vào). Đoạn này ở trong Di Đà Kinh Yếu Giải, là lời của Đại sư Ngẫu Ích. Nói niệm đạo chi tự nhiên chính là trì danh niệm Phật, cũng chính là niệm thật-tướng được nói trong Thiền-tông, đây đem Pháp môn niệm Phật đề cao lên, đề cao tới bình đẳng với Thiền-tông, Thiền yêu cầu đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, Tịnh-độ niệm Phật cũng có thể niệm đến đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Thiền-tông, chúng ta đã thấy được từ Đại sư Huệ Năng; về Tịnh-độ, chúng ta có phước, chúng ta thấy được từ Pháp sư Hải Hiền, đem cách nói này của Đại sư Ngẫu Ích chứng thực rồi. Lão Hòa thượng Hải Hiền, xác xác thật thật khế nhập cảnh giới ấy. Cho nên những người thường ở bên cạnh lão Hòa thượng, đều nói Hòa thượng có thần thông, có năng lực biết trước. Nhưng ngài không thừa nhận, ngài cũng không thường xuyên hiện thần thông, chỉ thỉnh thoảng. Chúng ta thấy được trong Vĩnh Tư Tập, là thỉnh thoảng, thời gian 92 năm dài như vậy, hiện bao nhiêu lần? Trong đó ghi lại thật sự rất hiếm, cũng không quá tám, chín lần! 92 năm, 10 năm hiện một lần, thì chín lần, đại khái cũng như người thường, một đời ngài ít hiện thần thông, cho nên thấy dường như là tình cờ. Quý vị thật suy xét đó là thần thông, chư vị hãy xem kĩ Vĩnh Tư Tập, thì quý vị thấy ra được.

          Nói về vãng sanh, quý vị đọc Vĩnh Tư Tập, tôi cho rằng ngài 25 tuổi, khi xuất gia đã 5 năm, công phu niệm Phật của ngài đã thành phiến. Chỉ cần công phu thành phiến thì có thể vãng sanh, thông thường người tới cảnh giới này, thì tâm cầu vãng sanh rất tha thiết, A Di Đà Phật sẽ truyền tin tới họ, nói với họ, thế giới Cực Lạc đã có tên con, ao sen báu đã có một đóa sen của họ, giảng đường của A Di Đà Phật có chỗ ngồi của họ. Chỗ ngồi đó đã có tên, không thể sai được, công phu thành phiến liền có, A Di Đà Phật liền tới nói với quý vị, nên có không ít người, thật sự không ít, thấy được A Di Đà Phật, không chịu bỏ mất cơ hội, mong A Di Đà Phật dẫn họ vãng sanh, không cần thọ mạng nữa. Giống như trường hợp của Pháp sư Oánh Kha, A Di Đà Phật nói với ngài, thọ mạng của con vẫn còn 10 năm, 10 năm sau ta tới tiếp dẫn con vãng sanh. Pháp sư Oánh Kha rất thông minh, thỉnh cầu A Di Đà Phật, 10 năm thọ mạng con không cần, tại sao lại không cần? Bởi căn tánh của ngài không tốt, phiền não tập khí rất nặng, không chịu nổi cám dỗ bên ngoài, ngài nói nếu vẫn còn 10 năm thọ mạng, trong 10 năm đó chịu những cám dỗ bên ngoài mà đọa lạc, sợ rằng cơ hội vãng sanh sẽ không còn, cho nên phải đi ngay bây giờ. A Di Đà Phật đồng ý với ngài, hẹn với ngài, ba ngày. Được, ba ngày được, ba ngày sau sẽ tiếp dẫn ngài vãng sanh, ngài mở cửa phòng ra, nói với mọi người, rằng ngài đã thấy A Di Đà Phật, A Di Đà Phật đã hẹn ngài, ba ngày sau sẽ tới tiếp dẫn ngài vãng sanh. Trong chùa không ai tin, bởi ngài không giữ thanh quy, thường hay phạm giới, phá giới, không phải là người tu hành thành thật.

          Tại sao ngài lại đóng cửa, niệm ba ngày ba đêm, niệm được A Di Đà Phật đến? Đó là vì chính ngài biết rất rõ ràng, tội nghiệp của mình tạo ra, sau khi chết chắc chắn đọa địa ngục, nghĩ đến địa ngục khổ đau, sợ hãi. Lúc đó nhất tâm niệm Phật, vì không muốn đọa địa ngục, thỉnh cầu A Di Đà Phật dẫn ngài vãng sanh, ngài thật tâm cầu khẩn. Cho nên niệm Phật tâm phải chân thành, tâm phải thanh tịnh, tâm phải cung kính, quý vị dùng được ba tâm niệm Phật này thì có hiệu quả. Niệm Phật niệm bao nhiêu năm, tin tức đều không thấy, vậy phải xét lại, tại sao lại không có tin tức gì? Quý vị hàng ngày niệm Phật, trong câu Phật hiệu của quý vị không đủ chân thành, thanh tịnh, cung kính, không đầy đủ. Không phải Phật không cảm, không ứng, mà là năng lực cảm của chính chúng ta quá yếu ớt, chưa đầy, chưa đủ. Làm thế nào? Phải tăng cường, phải học Pháp sư Oánh Kha: sợ khổ địa ngục, sợ địa ngục quá khổ đau, không thể đến đó, toàn tâm toàn ý hướng đến Thế giới Cực Lạc. Chúng ta có thể nghĩ là biết, tất cả các duyên của thế giới này, ngài buông xuống hết, thì chướng ngại không còn, ba ngày ba đêm thì có thể niệm Phật hiện đến. Niệm Phật là cảm, A Di Đà Phật hiện thân thuyết pháp cho ngài là ứng, cảm ứng không thể nghĩ bàn. Bất luận là trong mơ, hay là trong định, thấy A Di Đà Phật đều là chân thật, Phật truyền tin tức đến cho quý vị. Trong lúc này, chính chúng ta phải có lựa chọn, có quyết định, là hy vọng lập tức vãng sanh, hay hy vọng đến khi lâm chung mới vãng sanh, nếu đến khi lâm chung mới vãng sanh, thì chính mình sẽ biết còn bao nhiêu năm nữa. Những năm đó làm gì? Đương nhiên là đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, tại sao vậy? Vì để nâng cao phẩm vị vãng sanh. Có thể làm như vậy, cũng là lựa chọn thông minh. Nếu chính mình phiền não tập khí quá nặng, sợ bị phiền não làm lỡ, thì cầu mau vãng sanh, được! Trường hợp như thế rất nhiều, A Di Đà Phật sẽ dẫn chúng ta đi, đó là từ bi của Phật.

          Hoàng Niệm lão nói với chúng ta, 「自然實含自性本然之義」 “tự nhiên thật hàm tự-tánh bản nhiên chi nghĩa” (chữ tự nhiên thật bao hàm nghĩa của tự-tánh bản nhiên), chỉ có tự-tánh là bản nhiên. 「自性之本然」 “Tự-tánh chi bản nhiên” (bản nhiên của tự-tánh), chính là điều được nói trong Thiền-tông, được nói trong giáo hạ là: chân-như, thật-tướng, chân-như tự nhiên, thật-tướng tự nhiên, vốn là như thế, vĩnh viễn sẽ không thay đổi, đó chính là tự nhiên. Ở thế giới Cực Lạc có bốn cõi, Thường-tịch-quang-độ là tự nhiên, là tự-tánh bản nhiên, Thường-tịch-quang Tịnh-độ. Ba cõi Tịnh-độ khác đều là biến hiện, đều không phải tự-tánh bản nhiên, đó là Thật-báo-trang-nghiêm-độ, Phương-tiện-hữu-dư-độ, Phàm-thánh-đồng-cư-độ, ba cõi này đều là do tự-tánh pháp nhĩ tự nhiên hiện ra, nó có thể gọi là của bản nhiên. Tự-tánh bản nhiên là bản thể của vạn vật vũ trụ được nói trong triết học, cái gọi là bản thể, có thể sinh có thể hiện, trong Phật pháp gọi là tự-tánh, gọi là chân-như, gọi là thật-tướng. Niệm đạo chi tự nhiên là trì danh niệm Phật, trì danh niệm Phật cũng là niệm thật-tướng. Thật-tướng là gì? A Di Đà Phật. Câu này được dịch âm từ tiếng Phạn, A Di Đà Phật là dịch sang ý nghĩa của Trung Hoa, A dịch là Vô, Di Đà dịch là Lượng, danh hiệu của Phật là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ. Trên thực thế danh từ này, bao hàm tất cả vô lượng, vô lượng thứ vô lượng, dùng Quang và Thọ để bao quát tất cả. Quang, thì hôm nay chúng ta nói đại biểu không gian, Thọ đại biểu thời gian, tất cả các pháp đều không tách rời không gian, thời gian. Tất cả pháp ở trong không gian thời gian, một câu danh hiệu đều niệm hết cả, đó gọi là niệm thật-tướng, đó gọi là niệm chân-như.

          「是故舉體作依作正」 “Thị cố cử thể tác y tác chánh” (Cho nên toàn thể làm y-báo chánh-báo). Thể, là Thường Tịch Quang, y-báo chánh-báo của Thế giới Cực Lạc, vẫn là được sanh được hiện bởi tự-tánh. Trong tự-tánh có ba độ, là sở sanh sở hiện. Tự-tánh là năng sanh năng hiện, Thật-báo-độ, Phương-tiện-độ, Đồng-cư-độ là sở sanh sở hiện, năng sở là một, năng sở không phải hai, đây chính là tự nhiên. Và cả đến「作法作報,作自作他」 “tác pháp tác báo, tác tự tác tha” (làm pháp-thân làm báo-thân, làm tự làm tha), câu này rất quan trọng, ngài nói gì? Làm y-báo chánh-báo, chúng ta hôm nay nói về chánh, là chánh-báo, y là y-báo, chánh-báo là sanh mạng của chúng ta, y-báo là hoàn cảnh sống của chúng ta, hoàn cảnh nhỏ là ngôi nhà ta đang ở, hoàn cảnh lớn là vũ trụ của chúng ta. Vũ trụ mà chúng ta đang sinh tồn, vũ trụ to lớn, lớn mà không ngoài, quý vị không tìm được biên giới; nếu nói vũ trụ nhỏ, thì nhỏ mà không trong, quý vị không thể tìm được dấu tích của nó. Điều này là sao? Đây là tự-tánh, đây là chính là tự nhiên của tự-tánh, tự nhiên không biên giới, lớn mà không ngoài, tự nhiên nhỏ mà không trong. Làm y-báo chánh-báo, chúng ta đã hiểu là tự-tánh; làm pháp-thân làm báo-thân, cũng là tự-tánh; câu sau rất quan trọng, tự tha đều là do tự-tánh biến ra, tự tha là một không phải hai, thân thiết vô cùng. Điều này là sao? Đó là thật-tướng, đó chính là tự nhiên.

          Cho nên chúng ta học Phật nhiều năm như vậy, nhiều năm như thế mới thật sự thể hội được câu này. Tôi, thứ gì là tôi? Tất cả chúng sanh là tôi. Tôi là tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh là tôi, tự tha là một không phải hai, đều là tự-tánh. Tự-tánh, tác y tác chánh, tác pháp tác báo, tác tự tác tha, 12 chữ này nói rõ vạn pháp trong vũ trụ là cùng đồng một thể sanh mạng. Ở trong đó có sanh diệt không? Không có; có thiện ác không? Không có, tất cả đối lập đều không tồn tại, đối lập là biên kiến, là phiền não rất nặng nề, tự-tánh vốn là thanh tịnh, nào có phiền não. Khi Đại sư Huệ Năng kiến tánh, câu đầu tiên đã nói với chúng ta: vốn là thanh tịnh, không phiền não. Nói cách khác, vốn dĩ không có khởi tâm động niệm, vốn dĩ không có phân biệt chấp trước, những khởi tâm động niệm chấp trước đó, đều là giả, không phải là thật. Quý vị muốn đi chứng thực, phải chứng thực thế nào? Giống ngài A-nan trên hội Lăng Nghiêm, bảy chỗ hỏi về tâm. Phật bảo ngài tìm tâm ở nơi đâu, không nói chân-tâm, vọng-tâm, bất kể là chân-tâm, vọng-tâm, ở nơi nào? Chân-tâm thì dễ dàng, thực tế nói về vọng-tâm cũng không khó. Chân-tâm ở đâu? Biến pháp-giới hư không giới. Vọng-tâm ở đâu? Cũng là biến pháp giới hư không giới.

          Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh, đó là nói về sự việc này, nói đến cuối cùng, quý vị có hốt nhiên đại ngộ không? Ngộ ra điều gì? Ngộ ra trời đất có cùng cội nguồn với ta, vạn vật cùng một thể với ta. Trang Tử đã khai ngộ, giác ngộ tất cả các pháp, bất kể là pháp nào, một pháp cũng không tách rời, đều ở trong đó, từ tâm tưởng sanh, không tưởng thì không có, tưởng thì liền có. Tôi không tưởng mà tại sao nó vẫn có? Đó không phải là quý vị không tưởng, mà là quý vị tưởng nhưng không biết mình đang tưởng, đây là sự thật, không phải là giả. Tại sao vậy? Cái tưởng đó vi tế, một ý niệm, chính là Bồ-tát Di-lặc nói với chúng ta, chúng ta đem tính toán ra, trong một giây quý vị đã tưởng đến bao nhiêu lần, quý vị nghĩ bao nhiêu lần, trong một giây. Bồ-tát Di-lặc nói, trong một giây, quý vị đã tưởng 2240 ngàn tỷ lần. Quý vị có thừa nhận không? Chẳng thể không thừa nhận. Vì sao vậy? Là Bồ-tát Di-lặc, đó là người đã chứng đắc quả vị cứu cánh, ngài sẽ không nói dối. Thế nhưng chúng ta khởi tâm động niệm, mảy may không cảm thấy, những ý niệm thô thì cảm nhận được, ý niệm tế thì không cảm nhận được. Cho nên Phật hỏi rất hay, phàm phu khởi lên một ý niệm, ngài biết rằng đã chuyển sang ý niệm khác, Phật hỏi Di Lặc, trong ý niệm này có bao nhiêu ý niệm vi tế? Lại còn hỏi thêm, có bao nhiêu vọng tưởng? Có bao nhiêu tạp niệm? Có bao nhiêu phân biệt? Có bao nhiêu chấp trước? Tất cả đều bao gồm trong một câu. Bồ-tát Di-lặc nói rõ với chúng ta, trong một búng tay có 320 ngàn tỉ ý niệm. Thời gian trong một búng tay rất ngắn, một giây có thể búng được 7 lần, 320 ngàn tỉ nhân 7, thành 2240 ngàn tỉ.

          Ý niệm nhỏ bé này, không ai có thể biết được. Ai biết được? Pháp-thân Bồ-tát mới biết được. A-la-hán không biết, Bích-chi-Phật không biết, Quyền-giáo Bồ-tát không biết, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng trong Thiên Thai Biệt-giáo đều không biết. Chắc chắn phải đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, như Lục Tổ Huệ Năng, Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi dưới gốc Bồ đề, Hòa thượng Hải Hiền cũng ở trong cảnh giới này, cho nên ngài là Pháp-thân Bồ-tát, trong Thiền-tông nói là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chính ngài không tự nói. Không nói điều này cũng là do thầy ngài dạy cho ngài, từ đây có thể thấy được sự cao minh của vị thầy. Vị thầy đã nói với ngài trong hôm thế phát đó, đã dạy ngài, một câu A Di Đà Phật một mạch mà niệm liên tục, đã hiểu rồi, hiểu chính là đại triệt đại ngộ, không thể nói, không được nói. Ngài tuân thủ, ngài thật sự đã khai ngộ, tiểu ngộ, đại ngộ, đại triệt đại ngộ, chính ngài tự biết. Không có ai biết, không ai nhìn ra, nhất định phải là những người cùng tầng bậc với ngài thì mới biết, thấp hơn ngài sẽ không thấy được, cao hơn ngài mới được.

          Cho nên những kinh văn này, chúng ta đọc rồi không có hoài nghi, thật sự thể hiện ra: trời đất cùng nguồn cội với ta, vạn vật cùng một thể với ta, tại sao lại không thể yêu vạn vật. Phật Bồ-tát từ bi, đối tượng của Phật Bồ-tát là tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh, những gì chúng ta có thể biết, có khái niệm, là một bộ phận rất ít, còn cao minh hơn chúng ta thì chúng ta không biết. Không bằng những kẻ phàm phu chúng ta là: động vật, thực vật, khoáng vật, thì mê đến không biết càng sâu hơn, chúng không biết còn chẳng bằng chúng ta. Hiểu rõ sự tướng này, thì đối với những lời của Phật có thể tiếp thu, không hoài nghi, mới biết được sự đáng quý của Pháp môn Tịnh-tông, mới mừng rỡ rằng số mệnh của mình quá tốt, đời này được sinh đến thế gian đây là trúng giải đặc biệt, đó không phải là giả. Nếu không nắm bắt được, thì đó gọi là bỏ lỡ cơ hội trước mắt, thật quá là đáng tiếc. Quý vị còn muốn điều gì? Quý vị còn ham mê điều gì? Thật sự buông xuống vạn duyên. Đối với tất cả chúng sanh khổ nạn mà tự nhiên sanh khởi lòng thương xót, đây chính là đại từ đại bi, giúp đỡ họ, đem Pháp môn này giới thiệu cho họ. Giới thiệu cho họ thì phải giải thích rõ ràng, phải nói tường tận, khiến họ tiếp nhận thật sự, tin tưởng thật sự, phát tâm cầu vãng sanh Tịnh-độ, họ vãnh sanh Tịnh-độ là do quý vị giúp đỡ. Quý vị vãng sanh Tịnh-độ, lúc ra đi, phải làm tấm gương tốt cho mọi người thấy, để tăng thêm niềm tin của mọi người. Từ khi sanh ra đến lúc mất đều là tấm gương cho chúng sanh, đều là đang giáo hóa chúng sanh, đều là đang biểu diễn, đang biểu pháp.

          Cho nên câu này, 是故舉體作依作正,作法作報,作自作他,乃至能說所說,能度所度,能信所信,能願所願,能持所持,能生所生,能讚所讚,無非實相正印之所印也。“Thị cố cử thể tác y tác chánh, tác pháp tác báo, tác tự tác tha, nãi chí năng thuyết sở thuyết, năng độ sở độ, năng tín sở tín, năng nguyện sở nguyện, năng trì sở trì, năng sanh sở sanh, năng tán sở tán, vô phi thật-tướng chánh ấn chi sở ấn dã” (Vì vậy toàn thể làm y báo chánh báo, làm pháp thân làm báo thân, làm tự làm tha, cho đến năng thuyết sở thuyết, năng độ sở độ, năng tín sở tín, năng nguyện sở nguyện, năng trì sở trì, năng sanh sở sanh, năng tán thán sở tán thán. Chẳng gì là không được chánh ấn thật-tướng in vào) đây chính là tự nhiên, đã nói nhiều như vậy. 「是故《會疏》以無為無作為道之自然。復以他力法門,一超直入為自然,並指為道中之正旨。與《要解》之說,辭異而旨同」“Thị cố Hội Sớ dĩ vô vi vô tác vi đạo chi tự nhiên. Phục dĩ tha lực pháp môn, nhất siêu trực nhập vi tự nhiên, tịnh chỉ vi đạo trung chi chánh chỉ. Dữ Yếu Giải chi thuyết, từ dị nhi chỉ đồng” (Vì thế, sách Hội Sớ dùng đạo vô vi vô tác là đạo đến tự nhiên. Lại xem Pháp môn tha lực, siêu vượt nhanh chóng là tự nhiên, đều chỉ thẳng ý chỉ chánh yếu ở trong đạo. So với lời nói của Yếu Giải, từ ngữ tuy khác nhưng ý chỉ tương đồng), cách nói khác nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Cho nên bộ kinh này không thể nghĩ bàn, bất luận là đoạn nào, quý vị thật sự đã hiểu rõ, thật sự đã tin tưởng, thì lo ngại, hoài nghi, băn khoăn của quý vị, tất cả không còn thấy nữa. Trên đường Bồ-đề thuận buồm xuôi gió, quý vị thành công rồi. Ở ngay trước mặt, quý vị buông xả được không? Có thể buông xuống không? Buông xuống, thì đúng rồi; không buông xuống, là sai. Buông xuống, thì thật gọi là thân tâm tự tại. Công việc có nhiều hơn, cuộc sống có đau khổ hơn, đặc biệt là giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, quý vị giúp họ, họ chưa hẳn tiếp nhận. Họ không tiếp nhận, quý vị vẫn không xả bỏ họ, quý vị vẫn ở bên cạnh chăm sóc họ, xem đến khi nào họ quay đầu, chờ đợi cơ duyên. Đó là từ bi đến tột cùng, đó là công đức chân thật.

          Ý nghĩa của vô vi vô tác sâu, chẳng thể nói không làm gì, như vậy là quý vị hoàn toàn hiểu sai ý nghĩa rồi. Việc gì cũng làm, nhưng không để trong tâm, gọi là vô tác vô vi. Tâm địa mãi mãi thanh tịnh bình đẳng, thanh tịnh không ô nhiễm, bình đẳng là không có phân biệt, có phân biệt là không bình đẳng. Thanh tịnh, bình đẳng tương ứng với tự-tánh. Chúng ta thường nói, phải dùng tâm chân thành để tin, tin có Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, tin có A Di Đà Phật, tin 48 nguyện của A Di Đà Phật độ chúng sanh, tâm thanh tịnh. Tâm bình đẳng không có phân biệt. Quý vị thấy người niệm Phật, người học Phật hiện nay, phân biệt rất nặng, chúng ta vẫn thường gặp. Người ta đến hỏi: niệm câu Phật hiệu này, tôi thêm Quán Âm Bồ-tát được không? Tôi thêm Địa Tạng Bồ-tát được không? Mỗi ngày tụng kinh, tụng Kinh Vô Lượng Thọ, tôi thêm Chú Đại Bi được không? Đây đều là vấn đề, đều là lòng tin không đủ. Lòng tin đủ là như thế nào? Trong Hoa Nghiêm Kinh nói rằng: 「一即一切,一切即一;一即是多,多即是一」 “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất; nhất tức thị đa, đa tức thị nhất” (Một là tất cả, tất cả là một; một tức là nhiều, nhiều tức là một), một và nhiều chẳng phải hai, quý vị liền không bị nhiễu loạn. Tôi thọ trì Kinh Vô Lượng Thọ, còn phải thêm vài bộ kinh, còn phải thêm vài danh hiệu Phật Bồ-tát, đây là bị pháp làm ô nhiễm rồi. Pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết, cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật cao minh, khi Ngài nhập Bát-niết-bàn, đem tất cả pháp đã thuyết trong 49 năm, phủ định tất cả, nếu ai nói rằng Thích Ca Mâu Ni Phật nói một chữ, đó gọi là phỉ báng Phật. Đức Phật một chữ cũng không nói, một câu cũng không nói, đây là ý gì? Giúp quý vị quay về với tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng chính là chân-tâm. Vẫn còn các loại phân biệt, các loại vọng tưởng, không thanh tịnh, không bình đẳng, phải làm sao? Thấy quý vị rất đáng thương, tại sao vậy? Người là người tốt, tâm là tâm tốt, mà dùng sai tâm rồi, là trồng thiện căn trong Phật pháp, không sai! Có thể vãng sanh trong đời này không? Có vấn đề lớn. Vấn đề này nghiêm trọng, đây không phải chuyện nhỏ, mà là chuyện lớn. Rất nhiều người có trong tình trạng đó, phải làm sao? Nói không chừng chính chúng ta cũng ở trong đó. Chúng ta nghiêm túc phản tỉnh, quan sát tỉ mỉ, chính mình có trong đó không. Có trong đó thì phải làm sao? Mau mau buông xuống. Tại sao vậy? Bởi buông xuống giúp quý vị nhìn thấu, quý vị thể hội kinh giáo này chưa đủ sâu sắc, quý vị vẫn hoài nghi; nếu quý vị không hoài nghi, thì quý vị không cần thêm Kinh thêm Chú, quý vị vẫn muốn làm những điều đó, có thể thấy được tâm nghi của quý vị chưa dứt.

          Sách Hội Sớ, đây là trước tác của Đại đức Tịnh Tông Nhật Bản, trước tác về Kinh Vô Lượng Thọ của Nhật, nhiều hơn của Trung Hoa, Kinh Vô Lượng Thọ của Trung Hoa, chú giải chỉ có hai loại, bên Nhật đại khái có hơn 20 loại. 「《會疏》以無為無作為道之自然。復以他力法門,一超直入」“Hội Sớ dĩ vô vi vô tác vi đạo chi tự nhiên. Phục dĩ tha lực Pháp môn, nhất siêu trực nhập” (Sách Hội Sớ lấy vô vi vô tác là đạo đến tự nhiên. Lại lấy Pháp môn tha lực, siêu vượt nhanh chóng). Tha lực là Pháp môn Tịnh-độ, hoàn toàn dựa vào nguyện lực 48 nguyện của A Di Đà Phật, công đức của A Di Đà Phật tu tích từ vô lượng kiếp gia trì cho chúng ta, Pháp môn tha lực này. Siêu vượt nhanh chóng, không lòng vòng, gọn gàng vãng sanh Tịnh-độ, vãng sanh Tịnh Độ ở dưới hội A Di Đà Phật, tự tự nhiên nhiên đắc định khai huệ, chứng được Vô-thượng Bồ-đề. Cho nên so với lời của Đại sư Ngẫu Ích trong Yếu Giải, thì lời nói không giống, nhưng tông chỉ hoàn toàn tương đồng. 「依信願持名,他力大道」“Y tín nguyện trì danh, tha lực đại đạo” (Nương theo tín nguyện trì danh, đại đạo tha lực), đại đạo tha lực chính là tín nguyện trì danh, 「即得往生極樂。持名即是念實相。一超直入妙莊嚴路。如是之道,法爾自然。」“tức đắc vãng sanh Cực Lạc. Trì danh tức thị niệm thật-tướng. Nhất siêu trực nhập diệu trang nghiêm lộ. Như thị chi đạo, pháp nhĩ tự nhiên.” (liền được vãng sanh Cực Lạc. Trì danh chính là niệm thật-tướng, là con đường diệu nghiêm siêu vượt nhanh chóng. Con đường như vậy, pháp vốn tự nhiên). Thế nào là tự nhiên? Không khởi tâm động niệm, không phân biệt chấp trước, đó chính là tự nhiên. Tất cả pháp đều tương ứng với tự nhiên, vấn đề nảy sinh ở chỗ nào? Vấn đề nảy sinh ở chính chúng ta, sáu căn chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, theo đó mà khởi tâm mà động niệm, hễ động niệm thì không tự nhiên nữa rồi. Không động niệm, thì mắt thấy sắc, nhìn rất rõ ràng, không khởi tâm động niệm, là tự nhiên. Tự nhiên là tự-tánh thấy, tai, thì tự tánh văn. Phương pháp dụng công trong bộ Kinh Lăng Nghiêm, 「反聞聞自性,性成無上道」“phản văn văn tự-tánh, tánh thành Vô thượng đạo” (xoay nghe lại để nghe tự-tánh, tánh trở thành Vô-thượng đạo), hoàn toàn dùng là pháp vốn tự nhiên. Lời cổ Đức nói trong Đại-thừa giáo, Lăng Nghiêm giúp khai huệ, mở ra trí huệ, Pháp Hoa là thành Phật. Cho nên hai bộ kinh này, tại địa phương, vùng miền này ở Trung Hoa, nhiều người đọc tụng! Đoạn này học đến đây thôi.

          Chúng ta xem đoạn tiếp theo, 「行道和正」“Hành Đạo Hòa Chánh” (Hành Đạo Hòa Chánh). Phân thành ba đoạn. Đoạn thứ nhất, 「觀行無懈」“Quán Hành Vô Giải” (Quán Hành Không Lười Biếng), đều là những điều chúng ta phải học, hành là cuộc sống hàng ngày, quán là trí huệ, cuộc sống hàng ngày, từng li từng tí đều không được rời xa trí huệ. Chúng ta xem kinh văn:

          【出入供養。觀經行道。喜樂久習。才猛智慧。心不中迴。意無懈時。】“Xuất nhập cúng dường, quán kinh hành đạo, hlạc cửu tập, tài mãnh trí huệ. Tâm bất trung hồi, ý vô giải thời” (Ra vào cúng dường, quán kinh hành đạo, vui thích huân tu, tài trí dũng mãnh, tâm chẳng giữa đường thoái chuyển, ý không lười biếng).

     Đoạn kinh văn này, chúng ta xem chú giải, 「右文顯極樂會眾殊勝功德」“hữu văn hiển Cực Lạc hội chúng thù thắng công đức” (đoạn kinh vừa rồi nói về công đức thù thắng của hội chúng cõi Cực Lạc). Câu này là nói tổng quát, công đức thù thắng của Thế giới Cực Lạc không gì sánh được. Câu thứ nhất, ,『出入供養』“xuất nhập cúng dường” (Ra vào cúng dường), 「出」“xuất” (ra) là rời khỏi Thế giới Cực Lạc, 「入」“nhập” (vào) là trở về Thế giới Cực Lạc, cúng dường ai? Cúng dường tất cả chư Phật Như Lai. 「出入供養,見漢吳兩譯,原文中尚有:俱相隨飛行,翻輩出入,供養無極。」“Xuất nhập cúng dường, kiến Hán Ngô lưỡng dịch, nguyên văn trung thượng hữu: Câu tương tùy phi hành, phiên bối xuất nhập, cúng dường vô cực.” (Chữ “xuất nhập cúng dường” trích từ hai bản dịch Hán, Ngô, nguyên văn còn có đoạn: đều theo nhau bay đi, lần lượt ra vào, cúng dường vô cực). Tiếp theo đó Niệm Lão làm chú giải cho chúng ta, 「蓋指極樂國中諸菩薩、阿羅漢等也。其飛行十方,普興供養,是修福也」“cái chỉ Cực Lạc quốc trung chư Bồ-tát, A-la-hán đẳng dã. Kỳ phi hành thập phương, phổ hưng cúng dường, thị tu phúc dã” (Đại khái chỉ cho chư vị Bồ-tát, A-la-hán vân vân trong cõi Cực Lạc, bay đến mười phương, rộng làm cúng dường, đó là tu phước). Câu này trước nói về: tu phước, người chẳng thể không có phước báo, không có phước báo, bần cùng thấp hèn, thì làm sao quý vị tự độ độ tha được?

          Trước đây tôi gặp Đại sư Chương Gia, là lần đầu tiên tôi gặp mặt tiếp xúc với người xuất gia, rất khó gặp được bậc Đại đức như vậy. Câu đầu tiên tôi thỉnh giáo ngài, ngài Phương Đông Mỹ nói với con rằng: Thích Ca Mâu Ni là nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới. Chúng tôi theo ngài học triết học, học trí huệ với ngài, chúng tôi vô cùng mong mỏi ngài, tôi nói trong Phật giáo có phương pháp nào để chúng con khế nhập cảnh giới sớm hơn một chút không? Đây là vấn đề thứ nhất của tôi, khi gặp Đại sư Chương Gia, Đại sư Chương Gia nhìn tôi, tôi cũng nhìn ngài, hai người chúng tôi cứ nhìn như vậy nửa tiếng đồng hồ, nửa tiếng sau, ngài mới nói một chữ “có”. Chúng tôi nghe được từ có, đợi lâu như vậy mới đến lúc, ngài lại không nói gì nữa, sau chữ ‘có’ này chẳng có gì nữa. Lại đợi gần gần thêm mười phút, nói với chúng tôi sáu chữ, “nhìn thấu được, buông xuống được”. Sáu chữ này đối với chúng tôi, là khái niệm mơ hồ, hiểu mà như không hiểu. Ngày đầu tiên gặp mặt hơn một tiếng, tôi nhớ: nói chuyện không quá 20 câu. Ở cùng Đại sư, giống như đang trong thiền-định, tâm quý vị chưa định xuống, thì ngài không nói chuyện cùng quý vị, nhất định đợi đến lúc tâm quý vị định rồi, ngài mới nói với quý vị. Chúng tôi đợi nửa tiếng đồng hồ, dáng vẻ nóng vội lắng xuống rồi, thì ngài mới nói. Nói một chữ, tinh thần chúng tôi lại nâng lên. Thật ra tướng nóng vội lại hiện tiền, vậy thì lại không nói nữa, đợi quý vị đem sự nóng vội hạ thấp xuống, ngài mới nói với quý vị. Lời ngài nói đơn giản, không có một chút phức tạp nào, thì quý vị sẽ tiếp nhận, quý vị sẽ nhớ kĩ, mãi mãi không thể quên. Tôi gặp mặt ngài lần đầu tiên đến nay đã 65 năm, câu chuyện này của 65 năm trước. Nhìn thấu, đây là ngài nói bổ sung, giúp buông xuống, buông xuống giúp nhìn thấu, từ sơ phát tâm đến địa vị Như Lai chính là dùng phương pháp này. 84 ngàn Pháp môn không tách rời khỏi nguyên tắc này, nguyên lý nguyên tắc vĩnh viễn không đổi. Quý vị nói có bao nhiêu phương pháp? 84 ngàn, là Phật thường nói, hình dung nhiều. Phần sau lại bổ sung cho quý vị, vô lượng Pháp môn, đều là nguyên lý này, nguyên tắc này.

          Thế nào gọi là nhìn thấu? Thấy rõ chân-tướng sự thật gọi là nhìn thấu, nhìn thấu thì quý vị mới thật sự buông xuống được. Quý vị ngày hôm nay tại sao đối với tài lại nhìn không thấu? Bởi quý vị cho rằng tài là thật, thật có, quý vị không biết đó là giả. Thứ này không thể không có, cũng không thể chấp trước. Không có, thì không thể làm việc; chấp trước, thì không thể vãng sanh, là trở ngại to lớn đối với tu đạo. Bốn cửa ải tài sắc danh lợi này rất khó vượt qua, vượt qua thì thành tựu, không vượt qua thì đọa lạc. Nếu tạo tác bất thiện, chính quý vị biết không phải là thiện nghiệp, quý vị không thể sám hối, không thể thay đổi, thì sanh đến ba đường ác, khẳng định vậy, không giả một chút nào, vậy không xả bỏ được không? Xả, mọi người đều đang làm, cũng hiếm có, không như những Bồ-tát ở Thế giới Cực Lạc, hễ là vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thì quý ngài đều xả được hoàn toàn, thật sự là không nhiễm bụi trần, tại sao vậy? Bởi quý ngài muốn gì liền có đó, quý ngài không cần mang theo bên mình, tất cả pháp vừa lòng như ý. Chẳng hạn chúng ta nói cần tiền, tiền liền ở trong tay quý ngài; quý ngài cần vàng, vàng liền có trong tay, quý ngài còn cần thứ gì nữa? Quý ngài không cần thứ gì cả. Người ở Thế giới Cực Lạc tu hành tốt, chúng ta đây tu hành không tốt, thật sự khó xả, không xả được, Thế giới Cực Lạc rất dễ dàng. Đây là phước báo, phước báo nên tâm tưởng sự thành, A Di Đà Phật giúp đỡ họ, bản thân nào có năng lực này? A Di Đà Phật cho họ, tuy A Di Đà Phật cho họ, nhưng trên thực tế lại là vốn có trong tự-tánh của họ, nếu tự-tánh của họ không có, thì A Di Đà Phật làm sao cho họ được? Tự-tánh vốn có, nhưng bị che khuất, bị phiền não vọng niệm bao phủ lại, chướng ngại lại, không ra được. A Di Đà Phật có năng lực, đem những chướng ngại này di chuyển khỏi quý vị, khiến quý vị hiển lộ ra. Điều này là sao? Là chữ ‘tự nhiên’ được nói ở đây, chúng ta đã hiểu rồi, thật sự là tự nhiên.

          Những người ở Thế giới Cực Lạc ra vào cúng dường, quý vị xem:「俱相隨飛行」“câu tương tùy phi hành” (đều cùng nhau bay đi), câu là tụ họp lại cùng một nơi, cùng là một ý nghĩa với tụ họp, mọi người ở cùng nhau, bay đi cùng nhau. 「翻輩出入」“Phiên bối xuất nhập” (lần lượt ra vào), rời khỏi Thế giới Cực Lạc là xuất, quay về là nhập, quý ngài ra đi làm gì? Ra đi 「供養無極」“cúng dường vô cực” (cúng dường vô cực), không nói cúng dường chư Phật, mà nói cúng dường vô cực. Chúng ta xem qua phần sau, phần sau là lời của Niệm lão, 「蓋指極樂國中諸菩薩、阿羅漢等」“cái chỉ Cực Lạc quốc trung chư Bồ-tát, A-la-hán đẳng” (đại khái chỉ chư Bồ-tát, A-la-hán vân vân trong cõi Cực Lạc), vân vân là có trời, có người, vì sao vậy? Bởi có bốn độ, A-la-hán là Phương-tiện-hữu-dư-độ, vân vân, vân vân chính là Phàm-thánh-đồng-cư-độ. Hay nói cách khác, sanh đến Thế giới Cực Lạc, vãng sanh hạ hạ phẩm Phàm Thánh Đồng Cư Độ, đều có năng lực cùng A-la-hán, cùng Bồ-tát, cùng đến các cõi chư Phật mười phương để tham học, để cúng dường. Phước, chẳng trách người bị cám dỗ, quý vị thấy đến Thế giới Cực Lạc còn không quên tu phước, đem tu phước đặt ở câu đầu tiên, quý vị suy xét về vị đạo này, chúng ta không thể trách người ta, nên khuyến khích họ, nên tán thán họ. A-la-hán đi cúng dường Phật, trời người Phàm Thánh Đồng Cư Độ cũng có năng lực như vậy, năng lực này do A Di Đà Phật gia trì cho họ, không phải do A Di Đà Phật gia trì, thì quý vị không tìm được ở đâu trong mười phương thế giới, cho dù có tìm được, quý vị cũng không vào được, vào được cũng không có người quan tâm quý vị, tất cả là do A Di Đà Phật gia trì. 「普興供養」“Phổ hưng cúng dường” (rộng làm cúng dường), phổ là phổ biến, cũng chính là nói tất cả cúng dường đều đầy đủ, cúng dường tài, cúng dường pháp, cúng dường vô úy, tất cả đầy đủ. Trong cúng dường, biểu pháp, đại biểu, chúng ta thấy bức tranh 3D, bức tranh màu, sau lưng chúng ta đó là “bức tranh Thế giới Cực Lạc”, quý vị đều thấy được Bồ-tát mười phương thế giới đến cúng dường A Di Đà Phật, tới Thế giới Cực Lạc để tham học, đến nghe kinh nghe pháp, những điều này đều là tu phước.

          『觀經行道』“Quán kinh hành đạo” (Quán kinh hành đạo), 「是修慧也」“thị tu huệ dã” (là tu huệ vậy). Quán kinh hành đạo, không có nói đọc kinh, không có nói học kinh, mà nói quán kinh. Ý nghĩa của chữ ‘quán’ này là hiểu rõ, cũng chính là điều mà Đại sư Chương Gia nói với tôi: nhìn thấu, là ý nghĩa như vậy, sau khi nhìn thấu thì quý vị mới có thể hành đạo, quý vị mới có thể thật làm. Đạo ở đây là gì? Đạo này là pháp vốn như vậy, cũng là điều được nói ở trong đoạn kinh này, là các loại tự nhiên. Cho nên trên tiêu đề của chúng ta, 「觀行無懈」Quán Hành Vô Giải(Quán Hành Không Lười Biếng), mới dùng chữ quán này, tu huệ. Phước huệ song tu là đến trước chư Phật, trước là cúng dường lễ bái, cung kính tán thán, sau đó nghe kinh, thỉnh giáo Đức Phật, chính là nêu câu hỏi, Phật sẽ giải đáp cho quý vị. Quán kinh hành đạo, là tu huệ. 「彼土聖眾於此福慧二種莊嚴,悉皆喜樂而願久習」“Bỉ độ Thánh chúng ư thử phước huệ nhị chủng trang nghiêm, tất giai hỷ lạc nhi nguyện cửu tập” (Thánh chúng cõi ấy đối với hai loại phước huệ trang nghiêm, tất cả đều vui thích mà nguyện tu tập từ lâu). Với hai loại trang nghiêm này, phước trang nghiêm, huệ trang nghiêm, ở trong đó có được pháp hỷ. Những ý nghĩa này chúng ta đều phải lưu ý, hỷ lạc, tu phước hoan hỷ, cúng Phật cúng chúng đều hoan hỷ; nghe kinh nghe pháp, trao đổi lẫn nhau, hiện nay chúng ta nói là thảo luận nghiên cứu, giao lưu cùng nhau, Bồ-tát của Thế giới Cực Lạc, cùng với Thanh Văn Bồ-tát của Thế giới chư Phật mười phương giao lưu cùng nhau, vui thích. Hỷ lạc, quả thật là những gì Khổng Tử đã nói, 「學而時習之,不亦說乎」“học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (học mà thường đi liền với rèn tập, chẳng vui lắm sao), hỷ lạc là vui mừng. Không chỉ vui thích, là thật hiểu rõ, mà nguyện tu tập từ lâu, tập là gì? Tập là học mà thường rèn tập, sau khi học, phải đem điều đó biến trở thành cuộc sống của chính mình, điều này quan trọng. Nếu không thể áp dụng trong cuộc sống, thì học rồi có tác dụng gì? Đã học lễ kính chư Phật, thì phải hiểu được cung kính đối với mọi người, cung kính đối với tất cả vật, trong vật bao gồm cả động vật, đối với muỗi kiến đều phải cung kính, đối với cây cối hoa cỏ phải cung kính. Tập, hoàn toàn thực hiện được trong cuộc sống, thì mới có hỷ lạc, mới có vui vẻ. Ngài Phương Đông Mỹ nói: “Học Phật là hưởng thụ cao nhất đời người”, thực sự thực hành mới có sự hưởng thụ cao nhất. Không có thực hành, tuy quý vị học, nhưng không thông suốt, không khai ngộ, loại hỷ lạc này quý vị không có được, gọi là pháp hỷ sung mãn, điều này cao hơn nhà Nho, Nho gia không cao như vậy. Mà nguyện tu tập từ lâu, trở thành mãi mãi, trở thành thói quen, thói quen chính là tự nhiên rồi. Tuyệt đối không có ý nghĩ ở trong đó, tôi muốn làm cách như thế này, không phải, dưỡng thành thói quen, tự nhiên rồi.

          Tiếp theo nói về 『才猛』“tài mãnh” (tài mãnh), 「才猛者,即《法藏因地品》中,高才勇哲,與世超異之義」“tài mãnh giả, tức Pháp Tạng Nhân Địa phẩm trung, cao tài dũng triết, dữ thế siêu dị chi nghĩa” (tài mãnh là nghĩa mà trong phẩm Pháp Tạng Nhân Địa nói: cao tài dũng triết, siêu việt hơn đời), là tán thán đối với Bồ-tát ở Thế giới Cực Lạc. Những vị Bồ-tát này, phải nhớ kĩ, từ Bồ-tát Đẳng Giác, đến người trời vãng sanh hạ-hạ-phẩm, tất cả bao gồm trong đó. Nói cách khác, chúng ta vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, bất luận vãng sanh phẩm vị nào, không quan trọng, tất cả đều có phần, tất cả có phần trong tán thán này. Nói cách khác, Bồ-tát Đẳng Giác làm được, người vãng sanh hạ-hạ-phẩm cũng có thể làm được. Điều này thật tuyệt vời, đây là sự thù thắng không gì sánh bằng của Thế giới Cực Lạc, chính là cho rằng những gì nhất định không thể được, thì ở Thế giới Cực Lạc lại trở thành có thể. Chúng ta lựa chọn nhập môn, quý vị chọn Pháp môn nào? Rất tự nhiên lựa chọn Pháp môn Tịnh-tông tín nguyện trì danh này. Vì sao vậy? Pháp môn này bảo đảm tôi có thể đi vào, các Pháp môn khác, chính mình nghĩ kỹ, không bảo đảm, không dựa vào được. Quyết định dựa vào một Pháp môn này, nhất định sẽ không hụt hẫng. Nói cách khác, bước vào Pháp môn này đều là “tài mãnh trí huệ”, ý nghĩa chính là 「慧根猛利,才能超世也」“huệ căn mãnh lợi, tài năng siêu thế dã” (huệ căn bén nhạy, tài năng hơn đời).

『心不中迴』“Tâm bất trung hồi” (Tâm chẳng giữa chừng thoái chuyển), 「迴者退也。中迴者中途退轉也」“hồi giả thoái dã. Trung hồi giả trung đồ thoái chuyển dã” (hồi là thoái chuyển. Trung hồi là giữa đường mà thoái chuyển). Tại sao lại thoái chuyển? 「信念不堅,遇緣則退」“Tín niệm bất kiên, ngộ duyên tắc thoái” (lòng tin chẳng vững, gặp duyên liền thoái chuyển). Duyên thoái chuyển của thế giới này nhiều, đều là khiến quý vị thoái lui, không có người giúp quý vị tiến lên, quý vị gặp duyên tự nhiên liền lùi lại. Danh văn lợi dưỡng, là thoái duyên, những thứ mà người yêu thích, những thứ mà người mong cầu, họ cầu thoái lui, họ không biết cầu tiến tới, sự tiến này là tiến đến vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Nếu chúng ta ở Thế giới Ta Bà, trên danh văn lợi dưỡng có tiến bộ, đối với cầu vãng sanh Tịnh-độ mà thoái lùi, thì đó không phải là chuyện tốt. Cho nên nhất định phải hạ quyết tâm, đem việc cầu vãng sanh Tịnh-độ đặt lên vị trí thứ nhất, những thứ khác là thứ hai, thứ ba, thì quý vị mới có thể bảo đảm vĩnh viễn trụ không thoái chuyển, điều này quan trọng hơn tất cả! Gặp duyên thì thoái lùi. 「極樂聖眾,智慧猛利,斷疑生信,堅固不動,如金剛山,故心不中迴一往直前也」“Cực Lạc thánh chúng, trí huệ mãnh lợi, đoạn nghi sanh tín, kiên cố bất động, như Kim Cang sơn, cố tâm bất trung hồi nhất vãng trực tiền dã” (Thánh chúng cõi Cực Lạc, trí huệ bén nhạy, đoạn nghi sanh tín, kiên cố chẳng lay động, như núi Kim Cang, nên tâm chẳng giữa đường thoái chuyển, thẳng tiến một mạch tới trước).

『意無懈時』“Ý vô giải thời” (Ý không lúc nào lười biếng), không lúc nào giải đãi. Nguyên nhân của lười biếng là gì? 「願不深故。願不深切,行持無力。故時勤時懈,常自放逸」“Nguyện bất thâm cố. Nguyện bất thâm thiết, hành trì vô lực. Cố thời cần thời giải, thường tự phóng dật” (Bởi nguyện chẳng sâu, nguyện không khẩn thiết, hành trì không có lực. Nên lúc siêng lúc lười, thường tự phóng dật). Đây chính là nguyên nhân. 「但極樂聖眾,深達至理,信深願切,故勇猛精進無有懈時也。“Đãn Cực Lạc Thánh chúng, thâm đạt chí lý, tín thâm nguyện thiết, cố dũng mãnh tinh tấn vô hữu giải thời dã” (HễThánh chúng Cực Lạc, thì thấu đạt chí lý, tin sâu nguyện thiết, nên dũng mãnh tinh tấn không lúc nào lười biếng). Thế giới Cực Lạc vì sao không thoái chuyển? Cần đọc nhiều lần đoạn văn tự này, phải thường xuyên đọc. Nếu ai đó gặp vấn đề này, quý vị nói tôi làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Quý vị đem đoạn văn này chép ra, viết thành chữ lớn, dán ở phòng quý vị, sớm tối quý vị đều có thể nhìn thấy. Buổi sáng cùng đến xem, đọc ba lần; buổi tối trước khi ngủ, đọc ba lần, xem xem có hiệu quả không, việc trị bệnh này, đây là phương thuốc. Nếu quý vị không trị theo cách này, sợ rằng thời gian lâu dần, quý vị không quay đầu lại được, tuổi tác lớn rồi, thì quý vị còn không kịp nữa. Bất kể việc gì, bây giờ nắm bắt thời gian thì phải làm, phải làm thật sự, mới có hy vọng. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học đến đây thôi.

( Hết tập 380)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

 

Trả lời 0