Responsive Menu
Add more content here...

Tập 381 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)

PHẨM 32: THỌ LẠC VÔ CỰC:

Thọ Mạng Và Niềm Vui Vô Cực

Tập 381

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Trường Đại học Xứ Wales, Anh Quốc.

Thời gian: Ngày 10 tháng 10 năm 2016.

Ban Phiên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn

Dịch giả: Diệu Yến

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào: chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 884, dòng thứ hai từ dưới lên, 「中道自然」“trung đạo tự nhiên” (trung đạo tự nhiên). Mời xem kinh văn:

          【外若遲緩。內獨駛急。容容虛空。適得其中。中表相應。自然嚴整。】“Ngoại nhược trì hoãn. Nội độc sử cấp. Dung dung hư không. Thích đắc kỳ trung. Trung biểu tương ưng. Tự nhiên nghiêm chỉnh” (Bề ngoài thong thả, bên trong luôn khẩn trương. Tâm thênh thang như hư không, khế nhập trung đạo. Trong ngoài tương ưng, tự nhiên nghiêm chỉnh). Sau đoạn này còn bốn chữ nữa, là một câu phía sau, nên đặt ở chỗ nãy, 「檢斂端直」“kiểm liễm đoan trực” (kiểm điểm đoan nghiêm chính trực), đây là một đoạn. Kiểm liễm đoan trực.

          Chúng ta xem chú giải. 『遲緩』“trì hoãn” (trì hoãn), 「遲者,遲徐、安徐之義」“trì giả, trì từ, an từ chi nghĩa” (trì là chầm chậm từ từ, nghĩa là bình thản thong dong). Chữ từ này chính là trì hoãn chầm chậm, không gấp gáp, chữ này cùng nối liền với chữ hoãn, ý nghĩa tương đồng, Niệm lão giải thích cho chúng ta, 「寬緩之義」“khoan hoãn chi nghĩa” (nghĩa là khoan thư hòa dịu), an nhàn, khoan thư. 「故遲緩者,即安閑沉穩而不緊張急燥也」“Cố trì hoãn giả, tức an nhàn trầm ổn nhi bất khẩn trương cấp táo dã” (cho nên trì hoãn, là an nhàn bình thản mà chẳng khẩn trương gấp gáp), là ý nghĩa này. Đây là biểu hiện ở bên ngoài.

          Tu hành là tu điều gì? Không thể không biết. Tu là tu sửa, hành là hành vi sai lầm, hành vi không thích đáng, phải đem hành vi đó sửa lại, gọi là tu hành. Phạm vi của hành vi vô cùng rộng lớn, Phật pháp đem quy lại thành ba loại lớn, là thân, khẩu, ý. Hành vi có nhiều hơn, cũng không ra khỏi ba loại lớn này. Thân là tạo tác, khẩu là ngôn ngữ, ý là suy nghĩ, chúng ta đã khởi tâm động niệm sai, phải đem điều đó sửa lại cho đúng. Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, mọi người đã lơ là giáo dục Thánh hiền, ngày xưa ở Trung Hoa, từ nhỏ đã đọc sách Thánh hiền, đã hiểu được bớt phóng túng, hiểu được không vi phạm luân lý đạo đức, không vi phạm giáo huấn của cha mẹ, không vi phạm những quy củ của tổ tông lập ra, một gia đình từ trên xuống dưới đều phải học. Ngày xưa, nhà của người Trung Hoa là đại gia đình, người bình thường bây giờ rất khó hiểu, thế nào là đại gia đình, chưa từng nghe nói, chưa từng thấy qua. Đại gia đình là anh em trai không ở riêng, chị em gái đã lấy chồng, anh em trai không ra ở riêng.

          Tôi ở tuổi này, hồi nhỏ, đại gia đình còn tồn tại phổ biến, nhà của chúng tôi chính là đại gia đình. Nhưng đến khi tôi sanh ra, nhà chúng tôi đã hỏng rồi, cũng chính là anh em ra ở riêng, đã không ở cùng nhau nữa, nhà Trung Hoa truyền thống đã không còn nữa. Cha tôi ở bên ngoài kiếm sống, cha tôi là nhân viên công vụ, chúng tôi sống ở nông thôn, ở nhà bác gái, bác gái tôi, là chị của cha tôi. Nhà chúng tôi vẫn chưa ra ở riêng, mười anh em ở cùng nhau, trong một thôn trang rất lớn, trang viên, người trong nhà, trên dưới tôi nhớ lúc đó: vẫn có gần 200 người, sống cùng với nhau. Trên bản đồ Trung Hoa hiện nay còn có thể nhìn thấy, quý vị nhìn thấy ở nông thôn, nhà này là Vương thôn, nhà kia là Lý thôn, nhà kia là Trương thôn, đó chính là một gia đình, không ở riêng. Sau kháng chiến, sau thắng lợi không còn nữa, trong thời gian kháng chiến vẫn còn, sau chiến tranh thì không còn nữa. Tám năm, đã phá hủy gia đình Trung Hoa chúng ta, không còn đại gia đình nữa rồi.

          Khuôn phép của đại gia đình rất nghiêm ngặt, cho nên có thể quản giáo một gia đình, người Trung Hoa xưa gọi là tề gia, tề là chỉnh tề. Một  gia đình này của quý vị, tuy đông người, nhưng thịnh vượng, một đại gia đình bày, tám trăm người, thấp nhất cũng phải có đến 200 người, nếu không có khuôn phép, thì nhà này loạn mất. Cho nên nhà có gia quy, có gia pháp, có gia quy, có gia học, có gia nghiệp, gia học chính là giáo dục. Từ nhỏ, người lớn trong gia đình này, đều phải là tấm gương tốt nhất cho trẻ nhỏ, để những đứa trẻ: từ khi còn nhỏ đã nhận được sự hun đúc tôi luyện của giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình là gì? Hiện nay chư vị biết có cuốn Đệ Tử Quy, Đệ Tử Quy là sách giáo khoa quan trọng nhất: trong giáo dục gia đình. Tổng cộng bên trong có hơn 1000 chữ, nội dung giảng về 113 sự việc, đều là cuốn sách mà mỗi người từ nhỏ đến lớn: đều phải tuân thủ, đây là gia giáo. Gia học, người nhà tu dưỡng, cha mẹ tôn trưởng, người lớn làm mẫu cho chúng ta xem.

          Nơi này là giảng về học Phật, tôi đã làm báo cáo với các đồng học, lần đầu tiên tôi gặp Đại sư Chương Gia, thỉnh giáo với ngài. Chúng tôi còn trẻ, không hiểu khuôn phép, biểu hiện ra điều gì? Là tâm nóng nảy bao chao, hoàn toàn trái ngược với những gì nơi đây nói đến. Đại sư dạy tôi thế nào? Đại sư nhìn tôi, tôi cũng nhìn ngài, nhìn hơn nửa tiếng đồng hồ, sự nôn nóng đó của chúng tôi chậm dần, tâm này được định lại. Thì thầy mới nói, chỉ nói một chữ “có”. Chúng tôi nghe thấy có, trong tâm lập tức liền hồi hộp lại, động tác nôn nóng đó lại xuất hiện. Thói quen này, từ nhỏ chưa có ai dạy. Xa gia đình nhiều năm như vậy, lưu lạc ở bên ngoài, tìm một công việc, thu nhập chỉ có thể bảo đảm cho mình những sinh hoạt thấp nhất, cuộc sống rất khó khăn. Phật pháp cũng không hiểu được dễ dàng như thế, bởi từ nhỏ nhận được sự giáo dục, ngoài thời kỳ đó ở nông thôn, thấy được lý luận, đạo đức, nhân quả, dù sao vẫn còn quá nhỏ, mười tuổi đã rời xa gia đình rồi. Những gì thấy được trong xã hội, không giống với những điều được nói ở nhà, nhưng nền tảng và khái niệm đó của gia đình vẫn có. Thế nhưng, hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng rất lớn, không thể không bị ảnh hưởng. Cho nên, mấy câu này nói ở trong kinh, chúng ta đã hoàn toàn đi ngược, không ai dạy quý vị.

Phương pháp dạy học này của Đại sư Chương Gia, quý vị đặt ra câu hỏi, nhìn quý vi, đợi đến lúc quý vị tâm bình khí hòa, dáng vẻ nôn nóng giảm xuống, ngài mới chịu nói chuyện với quý vị. Tại sao vậy? Lúc này tinh thần quý vị tập trung, chỗ này nói 『容容虛空,適得其中,中表相應,自然嚴整』“Dung dung hư không. Thích đắc kỳ trung. Trung biểu tương ứng. Tự nhiên nghiêm chỉnh” (Tâm bao dung như hư không, khế nhập trung đạo. Trong ngoài tương ưng, tự nhiên nghiêm chỉnh), thầy mới thực sự dạy cho quý vị, quý vị có thể nghe vào, quý vị có thể không nghi ngờ, có thể tiếp nhận. Nếu tâm nóng nảy bao chao, không thể tiếp nhân, lời thầy giảng cho quý vị, quả thật gọi là vào tai này, ra tai kia. Cho nên giảng mà không để ý, vậy giảng đó là giảng uổng công rồi. Cho nên phương pháp dạy học của Đại sư Chương Gia: vẫn tuân theo quy củ của người xưa, tâm nóng nảy bao chao, không nói chuyện với quý vị, đến khi tất cả háo hức của quý vị ổn định lại, lúc đó mới được. Lời ngài nói, cả đời này chúng ta đều không thể quên được, mà còn nghiêm túc thực hiện đầy đủ, điều đó đã khởi tác dụng.

[18:05]

Chúng ta học rồi, cầu học cách học thế nào, đã học rồi. Học thuật của thánh hiền phải dùng tâm chân thành, không có thành ý, không cần phải nói, nói rồi cũng chẳng có tác dụng, tâm không thanh tịnh cũng không có tác dụng, tâm không tôn kính cũng không có tác dụng. Cho nên điều kiện cơ bản là phải chân thành, phải thanh tịnh, phải cung kính, tiếp nhận thật sự được lợi ích như vậy, sẽ không thể quên, sẽ y giáo phụng hành, vậy là thực hiện tu rồi, chính là tu hành. Hai chữ tu hành này, tu là sửa cho đúng, hành là hành vi, đem hành vi lệch lạc sửa lại cho đúng, gọi là tu hành. Hành vi có rất nhiều, vô lượng vô biên, Phật đem chia thành ba loại lớn, thứ nhất là khởi tâm động niệm, ý niệm là hành vi của ý nghiệp, trong thân khẩu ý, thì là tâm, hành vi của tâm, điều này quan trọng nhất. Thứ hai là ngôn ngữ. Thứ ba là thân thể, tạo tác của thân thể. Không phù hợp với luân lý đạo đức, thì là sai trái; không phù hợp với lời dạy của Thánh hiền, đây là sai trái, phải sử dụng tiêu chuẩn của Thánh hiền. Ở Trung Hoa, tiêu chuẩn chủ yếu chính là ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, không có nhiều.

Ngũ luân là nói về mối quan hệ, cha con có tình thân thiết, yêu thương, đem điều này đặt làm điều đầu tiên. Trong tôn giáo, đại từ đại bi, chính là yêu thương. Yêu thương từ đâu đến? Từ đại từ đại bi đến. Trong tôn giáo phương Tây, thần linh yêu thương người đời, yêu thương từ đâu đến? Yêu thương từ thần linh ấy đến, từ thần thánh đến. Thứ ba chính là giáo huấn của Thánh hiền, đặc biệt là giáo dục tôn giáo. Trung Hoa từ xưa đến nay, 5000 năm, có giáo dục Thánh hiền; ở phương Tây các nhóm dân tộc nhiều như vậy, có thể kéo dài đến ngày nay, là dựa vào giáo dục tôn giáo, xã hội có trật tự. Nếu như đều có thể vâng theo, người người đều có thể tiếp nhận, nuôi dưỡng thành thói quen tốt từ nhỏ, thì trái đất này là thế giới Cực Lạc, trái đất này chính là thiên đường, quý vị thấy mỗi người đều hành thiện tích đức, không có sai lầm. Bây giờ, xã hội này chúng ta gặp được, chính là xã hội hiện tại, đi quan sát kỹ lưỡng, người trái đất, con người sinh trưởng trên trái đất, họ nghĩ gì? Họ nói gì? Họ làm gì? Quý vị bình tĩnh quan sát kĩ lưỡng là hiểu rõ, hiểu rõ điều gì? Đây không phải là nhân đạo.

[23:45]

Tiêu chuẩn của cõi người, truyền thống ở Trung Hoa là ngũ luân, ngũ thường. Ngũ luân là cha con có tình thân, vợ chồng có phân biệt, vua tôi có nghĩa, già trẻ có thứ tự, bạn bè có lòng tin. Bây giờ năm chữ này không tìm được nữa. Thân, yêu thương không còn nữa; vợ chồng có phân biệt, nhiệm vụ khác nhau không còn nữa; vua tôi không có đạo nghĩa, lãnh đạo cùng với được lãnh đạo; già trẻ cũng không nói, bạn bè cũng không nói chữ tín. Ngũ luân rối loạn rồi, ngũ luân rối loạn, thiên hạ cũng loạn, xã hội cùng động loạn. Ngũ luân là đạo, không phải là phát minh nào cả, không phải là sáng tạo nào cả, mà là tự nhiên, ngũ thường là đức, đạo đức này. Đức, là năm chữ, nhân nghĩa lễ trí tín. Nhân là yêu người, suy mình ra người, điều mình không muốn, chớ làm cho người khác. Trong xã hội hiện nay không thấy được, nhân không còn, quan hệ giữa người với người là hoàn toàn nói về thiệt hơn, không nói về luân lý đạo đức. Nghĩa là hành vi chính đáng, là hành vi như lý như pháp, cũng chính là nói, hành vi tương ứng với luân lý đạo đức gọi là nghĩa. Lễ, lễ không còn nữa, hiện tại ai nói về lễ? Lễ không có, xã hội liền loạn. Trí, hiện tại không biết gì. Điều cuối cùng, không có lòng tin, không nói lòng tin, người học lừa dối người. Nhân nghĩa lễ trí tín không còn nữa. Tiêu chuẩn làm người trước đây của Trung Hoa là ngũ luân, ngũ thường, ngũ luân ngũ thường mất rồi, thì không phải là người, con người không khác gì cầm thú. Điều con người cao hơn cầm thú: chính là hiểu được luân thường đạo đức.

Cuối cùng nói đến bát đức, tứ duy là lễ nghĩa liêm sỉ, bát đức, là  trung hiếu nhân ái tín nghĩa hòa bình. Xã hội bây giờ, mọi người vứt bỏ hết những điều này, không có người học, không có người giảng, cũng không có người thật làm. Cho nên người hiện tại khổ.

Người ngày xưa vui vẻ, hạnh phúc, vui vẻ từ đâu mà đến? Vui vẻ từ luân lý đạo đức đến, không liên quan đến địa vị, cũng không liên quan đến của cải. Khổng Tử không có địa vị cao, cũng không có của cải, cuộc sống gắng gượng để có thể qua ngày. Trong các học trò, Nhan Hồi thật sự nghèo túng, nghèo đến ba bữa ăn đều cũng là vấn đề. Nhưng Nhan Hồi với Khổng Tử, bất luận thời điểm nào, bất luận ở nơi nào, quý vị thấy quý ngài đều nét mặt tươi cười vui vẻ, hạnh phúc, sự vui vẻ đó của quý ngài từ đâu mà đến? Đặc biệt là Nhan Hồi, ăn cơm bằng giỏ, uống nước trong bầu. Đó là nghèo túng thực sự, nhưng ngài vui vẻ, trong 3000 học trò của Khổng Tử, ngài là vui vẻ nhất. Hay nói cách khác, vui vẻ, không liên quan đến giàu nghèo, không liên quan đến địa vị cao thấp, từ đâu mà đến? Phu tử đã giải đáp cho chúng ta. Câu đầu tiên mở đầu Luận Ngữ, Khổng Tử nói rằng, 「學而時習之,不亦說乎」“học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (học mà luôn rèn tập những điều được học, chẳng phải vui lắm sao). Duyệt chính là vui vẻ, là vui vẻ từ trong nội tâm phát ra bên ngoài, đó là vui vẻ thật sự, đó không phải là giả, đó là niềm vui của Thánh nhân. Người ngày xưa đọc sách ngưỡng mộ niềm vui của Khổng Nhan, niềm vui của Khổng Nhan là niềm vui của Thánh hiền, là niềm vui của Phật Bồ-tát.

Thích Ca Mâu Ni Phật trước đây còn tại thế, Ngài sinh ra là Hoàng tử, nếu Ngài không xuất gia mà ngài kế thừa vương vị, làm quốc vương. Đã từ bỏ địa vị quốc vương, nhường cho người khác, bản thân xuất gia đi làm khổ hạnh tăng, giữa ngày ăn một bữa, tối ở dưới gốc cây. Buổi tối nghỉ ngơi ở đâu? Tìm đến dưới một gốc cây tĩnh tọa. Thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày bốn tiếng, cũng là lúc thời gian mà quý ngài nghỉ ngơi, ngài nghỉ ngơi là tĩnh tọa, buổi tối từ mười giờ đến hai giờ đêm, bốn tiếng đồng hồ này, gọi là nửa đêm. Nửa đêm là lúc nghỉ ngơi, thì tĩnh tọa. Hai giờ thức dậy, thức dậy làm gì? Thức dậy dụng công, có tham thiền, có tu Chỉ Quán, có học kinh giáo, học kinh giáo là đọc thuộc kinh điển, Tịnh-độ tông là niệm Phật. Khi nào thức dậy niệm Phật? Hai giờ sáng thì phải thức dậy, lạy Phật, niệm Phật, niệm đến khi trời sáng.

[33:49]

Đến lúc trời sáng ấy, người xuất gia chuẩn bị đi khất thực, khất thực là buổi sáng, thường thường tám chín giờ đã phải đi ra ngoài. Người xuất gia sống ở trên núi, sống ở ven sông, không có nhà cửa, sau khi thức dậy, rửa mặt súc miệng, tự mình làm thời khóa sáng, sau khi xong thời khóa sáng, ra ngoài khất thực. Cho nên, quý ngài ở thôn làng, đô thị không phải nơi quá xa, để thuận tiện khất thực. Bữa trưa ăn trước 11 giờ rưỡi, không được quá 12 giờ, quá 12 giờ sẽ phá luật trai giới. Trai chính là một bữa cơm trong ngày, đây là quy tắc của đức Phật. Không được quá trung, trung là 12 giờ, phải ăn xong trước 12 giờ, rửa bát sạch sẽ. Thời gian này, là lúc Thích Ca Mâu Ni Phật dạy học.

Giảng kinh dạy học, các đồng học tu học giảng lại, hoặc là trong thôn xóm, đô thị đều có pháp duyên này, có người thỉnh quý vị đi giảng kinh. Các vị đệ tử ấy, ai có duyên thì người đó đi, đây là báo đáp thí chủ cúng dường, chính là tín đồ. Các tín đồ cúng dường tài vật cho người xuất gia, cúng dường một bát cơm, những gì quý ngài cần; quần áo đã hỏng, cúng dường một bộ quần áo; quý ngài bị bệnh, cúng dường quý ngài thuốc thang. Vậy người xuất gia, người xuất gia cúng dường Phật pháp, giảng kinh dạy học, giúp họ nhập môn, giúp họ hiểu được chánh pháp, giúp họ tu hành, cho nên là bố thí pháp. Người xuất gia bố thí pháp cho người tại gia, người tại gia bố thí tài cho người xuất gia. Rất có trật tự, là tấm gương tốt cho đại chúng trong xã hội, những người ấy đều là người tốt, tại sao vậy? Quý ngài trì giới, quý ngài tu định. Định, là không ở trên hình thức, mà ở không có vọng niệm, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, đây chính là định. Khởi tâm động niệm, định liền không còn nữa, phân biệt chấp trước, vậy liền tạo nghiệp rồi.

Cho nên chỗ này trong kinh dạy chúng ta, bên ngoài quý vị nhìn thấy: những người xuất gia, người tu hành chậm rãi, làm điều gì đều là thong thả, không luống cuống không khoa trương, nhưng bên trong không vậy, 「內獨駛急」“nội độc sử cấp” (bên trong luôn nhanh chóng). “Sử cấp”, trong chú giải nói, 「駛者疾速」 “sử giả tật tốc” (sử là mau lẹ), nhanh chóng, 「急者緊急、急速」“cấp giả khẩn cấp, cấp tốc” (cấp là khẩn cấp, cấp tốc). Đó là gì? Lòng cầu đạo khẩn thiết. Hôm qua thầy đã nói, có nghe hiểu rõ không, có thực hiện trong cuộc sống không, đó gọi là chân thật tu hành. Nghe được Phật pháp, mà Phật pháp không liên quan với cuộc sống của bản thân, không liên quan đến sự nghiệp của chính mình, không liên quan đến đối người tiếp vật của bản thân, vậy không thể gọi là học uổng phí! Đã học có tác dụng thật sự, quý vị thật sự dùng được, hỷ pháp sung mãn, thật hanh phúc vui vẻ! Cho nên bất luận là giảng kinh, là tu quán, hay là tu định, thậm chí học thuộc kinh điển, nghiên cứu thảo luận, những chương trình học này đại khái đều vào buổi chiều, sau khi khất thực. Đem bộ đồ ăn rửa sạch sẽ, đều sắp đặt xong xuôi, lúc này chương trình học được bắt đầu.

[41:52]

Trước đây Thế Tôn còn tại thế, giảng kinh dạy học 49 năm, ngài [giảng] có thứ tự, đầu tiên giảng A Hàm, Tiểu thừa, cũng chính là lớp Tiểu học mà ngày nay chúng ta nói. Tiểu học bao lâu? 12 năm, [là] giáo dục cắm rễ, Tiểu học chúng ta ngày nay sáu năm, [còn] Tiểu học của đức Phật là 12 năm. Trung học của chúng ta sáu năm, trung học của đức Phật tám năm, giảng Phương Đẳng. Cao hơn nữa, là Đại học. Giáo dục Đại học hiện nay, chính quy ba năm, bốn năm, thông thường đều là vậy, Đại học của Thích Ca Mâu Ni Phật là 22 năm. Tám năm cuối cùng đó là Viện nghiên cứu. Ở Đại học, học sinh gọi là Bồ-tát, ở Trung học, học sinh gọi là A-la-hán, là Bích-chi-Phật.

Tốt nghiệp Tiểu học thì chứng quả A-la-hán, Đại học là Bồ-tát, từ Đại học đến Viện nghiên cứu, thì thành Phật, hoặc chúng ta xưng các ngài là pháp thân Bồ-tát, đó đều là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ. Cho nên, quý vị phải làm rõ ràng làm sáng tỏ điều này, Thích Ca Mâu Ni Phật là tôn giáo nào? Ngài không giống các tôn giáo thông thường, ngài là dạy học, Ngài là trường học. Tuân theo lời dạy của Phật, đây chính là kinh luật luận những điển tịch này, tu sửa khởi tâm động niệm của chính chúng ta, hành vi của ý nghiệp, hành vi của tâm lý; tu sửa ngôn ngữ, nghị luận của chúng ta; tu sửa động tác việc làm của thân thể chúng ta, nhất cử nhất động phù hợp với quy củ.

Điều quan trọng nhất là tâm thanh tịnh, tựa đề kinh của chúng ta, nửa đoạn trên là nói về quả báo, nửa đoạn dưới nói về tu hành, trước là nói về quả, sau nói về nhân, đây là điều Phật pháp thường thấy. Tại sao nói đến quả? Quý vị ưa thích, sau đó nói với quý vị, quý vị muốn được quả này, quý vị nên tu thế nào. Tựa đề Kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, đây là quả báo. Đại thừa là trí huệ, trí huệ viên mãn; vô lượng thọ là đức hạnh, đức hạnh cứu cánh nhất viên mãn nhất, vô lượng thọ, ai mà không thích? Quý vị muốn có trí huệ không? Quý vị muốn phước báo không? Phước báo thật sự là vô lượng thọ; trang nghiêm là tất cả đều tốt đẹp, tất cả đều vừa lòng đẹp ý. Học Phật có lợi ích gì? Lợi ích ở chỗ này, trên tựa đề kinh đã thể hiện ra rồi.

Cách tu như thế nào? 「清淨平等覺」“thanh tịnh bình đẳng giác” (thanh tịnh bình đẳng giác). Thanh tịnh là A-la-hán, là Tiểu học của Phật giáo, chú trọng tâm thanh tịnh; bình đẳng là Đại thừa, Phương Đẳng, Bát Nhã, là đại định; giác là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, là đã thành Phật. Chúng ta cũng có thể nhìn nhận theo cách thế này, thanh tịnh là A-la-hán, bình đẳng là Bồ-tát, giác là Phật, ba học vị này. Làm thế nào mới có được học vị này? Tâm thanh tịnh có được học vị A-la-hán, tâm bình đẳng có được học vị Bồ-tát, đại triệt đại ngộ có được học vị Phật. Đây là danh xưng ba học vị này trong Phật giáo, ai ai cũng có thể đạt được, ai ai cũng nên nắm lấy. Phải dùng cách nào? Đoạn kinh văn này rất quan trọng, trong này có sáu câu, 24 chữ, chỗ này rất quan trọng.

[48:42]

Chúng ta xem Niệm lão chỉ dẫn cho chúng ta, 「外若遲緩,內獨駛急」“ngoại nhược trì hoãn, nội độc sử cấp” (Bề ngoài thong thả, bên trong chỉ nhanh chóng) hai câu này, 「指其表現於外者,寬緩安閑,渾若無事」“chỉ kỳ biểu hiện ư ngoại giả, khoan hoãn an nhàn, hồn nhược vô sự” (chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài, thong dong nhàn hạ, hoàn toàn như không có chuyện gì). Quý vị thấy ngài rất tự tại, đây là bên ngoài. Trong Luận Ngữ của Trung Hoa ghi lại, Khổng phu tử, học trò tán thán thầy, là sự thật, không phải giả, Khổng Tử bất kể vào lúc nào, bất kể ở nơi nào, quý vị thấy ngài, quý vị có thể nhìn thấy ngài ôn lương cung kiệm nhượng. So sánh với câu này để thấy, những biểu hiện ở bên ngoài, phu tử ôn hòa, lương thiện; quý vị nhìn vào đây, thong dong nhàn hạ, hoàn toàn như không có gì, điềm nhiên như không có việc gì, nhàn nhã tự tại. Phu tử giảng càng cụ thể, ôn hòa, lương thiện, cung kính, đối người đối việc đối vật quý vị thấy ngài cung kính, tiết kiệm, khiêm nhường, khiêm tốn, mọi thứ đều có thể nhường người khác. Nhường là không tranh giành, tranh giành là không tốt.

Người ngoại quốc, trước đây tôi ở nước Mỹ, nhìn thấy những đứa trẻ: trong nhà các tín đồ đi nhà trẻ, cha mẹ đều dạy con trẻ phải cạnh tranh, không được rớt lại phía sau người khác. Cho nên, trẻ con từ nhỏ áp lực rất lớn, cha mẹ hy vọng chúng có thành tích tốt, hy vọng chúng mọi thứ đều hơn các bạn học khác, giáo dục như vậy không tốt. Giáo dục Trung Hoa từ xưa đến nay, dạy trẻ nhỏ nhường nhịn, từ nhỏ đã phải dạy; nhường nhịn tiến lên cao hơn, là khiêm nhường, khiêm tốn, khiêm nhường; cao hơn nữa, lịch thiệp. Từ nhỏ nhường đến cùng, không tranh giành với người khác, cho nên tranh đấu của xã hội này từ đâu đến? Chiến tranh ở đâu đến? Không thể nào. Hiện nay đấu tranh, chiến tranh đều xảy ra ở mọi nơi, khắp nơi đều là chiến trường, nguy cấp như vậy! Người sống trong thế gian này, giành giật, cạnh tranh, khổ nhiều, vất vả biết bao! Giành được lại sợ mất đi, cho nên tranh cũng khổ, không tranh cũng khổ.

Tổ tiên không dạy chúng ta như vậy, Nho với Đạo đều không nói về cạnh tranh, Phật cũng không dạy cạnh tranh. Làm sao có thể qua được đời này một cách an nhàn vô sự? Không tranh với người, không cầu ở đời, thì đạt được an nhiên vô sự. Thứ cần trong cuộc sống rất ít, thật sự học Phật, cuộc sống đơn giản, mỗi ngày ăn một bữa cơm. Thầy tôi Cư sĩ Lý Bính Nam, tôi theo thầy 10 năm, thấy thầy mỗi ngày ăn một bữa. Thầy nói với tôi, thầy học Phật từ lúc 30 tuổi, hơn một năm thầy đã học ăn một bữa vào giữa ngày, cho nên thầy mấy mươi năm ngày ăn một bữa, ăn rất ít. Khối lượng công việc: là khối lượng công việc của năm người bình thường, cũng chính là nói, những việc thầy làm một mình là những việc được năm người cùng làm, thầy bao được tất cả, không có người giúp sức.

[Ăn] một bữa được không? Thời gian tôi theo thầy Lý, tôi 31 tuổi, 33 tuổi xuất gia, lúc đó tôi ăn hai bữa, đã bỏ bữa tối rồi, trước khi xuất gia đã bỏ rồi. Cho nên, từ hai bữa tiến vào một bữa không khó, tôi ăn hai bữa có hai, ba năm, thì tôi đã ăn một bữa, học theo thầy Lý. Nhưng một bữa của tôi ăn nhiều hơn thầy, thầy là người Sơn Đông, thích đồ ăn từ bột mỳ, nói với tôi, người học Phật ngày ăn một bữa, hai bữa, bột mỳ nhiều dinh dưỡng hơn gạo, thầy khuyên tôi ăn thức ăn từ bột mỳ. Tôi mỗi ngày, phải ăn ba chiếc bánh bao nhỏ, một đồng một cái, một bữa phải mất ba đồng, còn thầy chỉ cần hai đồng, một bữa của thầy hai đồng, Đài tệ. Đài tệ, một đô la Mỹ đổi sang Đài tệ, hình như vào thời điểm đó là 34 đồng. Quý vị nghĩ xem, một bữa của thẩy chỉ có hai đồng, một tháng 60 đồng, 60 đồng đại khái chỉ một đô la rưỡi. Quý vị nói thầy có tự tại không, cuộc sống rất đơn giản, rất dễ dàng, trong lòng ngập tràn vui vẻ.  Mỗi tháng tôi ăn uống phải 90 đồng, thầy 60 đồng đã giải quyết được rồi, điều này tôi không theo kịp thầy. Tôi ăn đến tháng thứ tám tôi mới nói với thầy, thầy hỏi tôi, cơ thể thế nào? Tôi nói rất bình thường. Thầy đập một phát vào bàn, mãi mãi tiếp tục làm điều đó, cả đời không cầu người khác. Người đến không cầu nhân phẩm tự cao, quý vị nhiều vọng niệm, hy vọng nhận được nhiều, vậy rất khổ, buông xuống tất cả, một chút trong cuộc sống: quý vị đã có thể tiếp tục sống rất bình thường, rất tốt!

[59:20]

33 tuổi xuất gia, 26 tuổi tôi học Phật, đến 33 tuổi xuất gia, là bảy năm. Bảy năm này, tôi ở Đài Trung học 13 bộ kinh với thầy Lý, 13 bộ kinh này đều có thể giảng, trong này có Kinh Kim Cang, có Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, có Kinh A Di Đà. Cho nên tôi vừa xuất gia liền dạy Viện Phật học, rồi tiếp nhận một vài đạo tràng Cư sĩ: mời tôi giảng kinh. Giảng kinh, dạy học cùng tiến bộ. Sau khi thọ giới, cảm thấy 13 bộ kinh này không phải đại kinh, tôi lại về Đài Trung, sống cùng thầy Lý tròn mười năm, học hai bộ đại kinh. Học trọn vẹn Kinh Lăng Nghiêm, từ đầu đến cuối, tôi nghe thầy giảng một lần, tôi cũng có thể giảng lại một lần. Sau đó học Hoa Nghiêm, Kinh Hoa Nghiêm là bộ phận lớn nhất trong kinh điển. Tôi nghe thầy giảng, 80 quyển, tôi nghe thầy giảng quyển thứ nhất, nghe hết quyển thứ nhất xong, sau đó tôi đều có thể giảng được rồi. Tôi rời Đài Trung về Đài Bắc, ở Đài Bắc giảng Kinh Hoa Nghiêm. Cả đời dạy học, giảng kinh, vui không biết mệt.

Không thế độ cho ai, cho nên có người hỏi tôi, thầy có Đệ tử không? Không có, chỉ có thính chúng. Nhất là 20 năm gần đây, chúng tôi sử dụng mạng Internet, dùng truyền hình vệ tinh, công cụ này tốt. Cho nên, thính giả rất nhiều, họ biết tôi, tôi không biết họ, tôi mới có thanh nhàn tự tại. Đây là tôi học Đại sư Ấn Quang, Đại sư Ấn Quang cả đời không xuống tóc cho ai, tại sao vậy? Đây là thời mạt pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật, căn tánh của người không như trước, thiện căn phước đức nhân duyên: đều không thể so với người xưa, nếu quý vị xuống tóc quý vị phải chịu trách nhiệm. Cho nên đời này tôi chỉ có đồng tu, chúng ta cùng đến tu học Phật pháp, cùng đến học tập Tịnh-tông, không dám thế độ cho người khác. Họ muốn có thể thành tựu, nương theo cổ nhân làm thầy là tốt rồi, đây cũng là điều lão Cư sĩ Lý Bính Nam dạy tôi. Chính chúng ta thật sự có thể tự thành tựu, thật sự có duyên phận này, có thể; Chúng tôi không có duyên phận này, không có chùa chiền, không có đạo tràng, lang thang khắp chốn, cho nên việc này không thể làm. Chúng ta muốn chính mình trong đời này, thật sự đến được niềm vui đọc sách, niềm vui dạy học: như chư Phật Bồ-tát, cổ Thánh tiên Hiền, là tốt. Học trò có thể thành tựu hay không, thật ra mà nói, chỉ cần quý vị đầy đủ: thật thà, nghe lời, thật làm, thì chắc chắn quý vị có thành tựu.

Đại sư Ấn Quang cả đời không có đạo tràng, đây là điều tôi học ngài, vì sao vậy? Có đạo tràng quý vị phải quản người, quý vị phải quản việc, quý vị phải quản tiền, là xong rồi, quý vị có thể không sanh phiền não không? Quý vị có thể ngày ngày pháp hỷ sung mãn không? Không làm được. Niềm vui thật sự giúp đỡ đối với người, người cả đời hạnh phúc, vui vẻ, không dễ dàng già yếu đi, khỏe mạnh sống lâu, niệm niệm vì người, vì chánh pháp. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời không có đạo tràng, Ngài có thể thu nhận đồ đệ, lúc đó người có thiện căn thâm hậu nhiều; ngày nay người có thiện căn thâm hậu rất ít rồi. Với tôi, thật sự đã phát đại tâm, đi theo tôi, theo một năm, hai năm [thì] thay đổi, rất nhiều. Tôi thấy tình hình này, tôi còn dám xuống tóc cho người khác sao? Không xuống tóc cho người khác là chính xác. Chúng ta phải học Hòa thượng Hải Hiền, ngài nghiêm túc thật sự: một câu Phật hiệu niệm đến cùng, sau này vãng sanh, không cần người trợ niệm, giống như ngài, tôi tự niệm Phật là đi được rồi. Đây là tấm gương tốt của chúng ta.

[1:08:39]

Cho nên sự biểu hiện ra ngoài, an nhàn vô sự, nhưng trong lòng 「精進不已」“tinh tấn bất dĩ” (tinh tấn không ngừng). Tinh tấn thế nào? 「念念相繼,心心無間」“Niệm niệm tương kế, tâm tâm vô gián” (niệm niệm tiếp nối, tâm tâm không gián đoạn), tâm chính là niệm, niệm niệm tiếp nối, niệm niệm không gián đoạn. 「不令剎那失照」“Bất linh sát-na thất chiếu” (không để một sát-na nào mất quán chiếu), sát-na là ý niệm đã dừng. Thời gian rất ngắn, một phút, một giây, ý niệm này dừng lại, ý niệm dừng lại thì sanh ra điều gì? Vọng niệm khởi lên, đây là sai rồi. Nhất định phải xem xét tốt, niệm trước diệt, niệm sau sanh, ý niệm này tiếp nối ý niệm kia, tuyệt đối không để tạm thời gián đoạn, người đó gọi là tinh tấn thật sự. Công phu niệm Phật như vậy, ba năm liền có thể chứng đắc công phu thành phiến. Sau khi đạt được công phu thành phiến, thật sự có công phu giới định huệ. Lên cao hơn nữa, [là] sự nhất tâm bất loạn, tại sao vậy? Việc nâng cao này, vãng sanh đến phẩm vị cao của thế giới Cực Lạc, không phải sanh đến Phàm Thánh Đồng Cư Độ, mà là sanh đến Phương Tiện Hữu Dư Độ. Trong Phương Tiện Hữu Dư Độ, là nơi tu học của các ngài tứ quả A-la-hán. Nếu nâng cao hơn nữa, lên cao đến lý nhất tâm bất loạn, chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đây đương nhiên là điều tốt nhất, sanh đến Thật Báo Trang Nghiêm Độ, đến thế giới Cực Lạc, thấy báo thân của A Di Đà Phật. Nếu là lục đạo phàm phu, công phu thành phiến vãng sanh, sanh đến Phàm Thánh Đồng Cư Độ, vị trí này rất thấp.

Thế giới Cực Lạc chính xác có: bốn cõi, ba bậc, chín phẩm, giống như một trường học viên mãn, có Viện nghiên cứu, có Đại học, có Trung học, có Tiểu học. Nhưng điều thù thắng không gì bằng: là nguyện lực của A Di Đà Phật, đến đó chắc chắn có thứ bậc, nhưng đãi ngộ đều viên mãn, đãi ngộ như nhau. Đãi ngộ trong cuộc sống bình đẳng với Đẳng giác Bồ-tát, dùng tiêu chuẩn của Đẳng giác Bồ-tát, khiến cho mỗi người vãng sanh, người vãng sanh hạ hạ phẩm: đều là được đãi ngộ như Đẳng giác Bồ-tát, vậy quá tốt rồi! Đãi ngộ ở Đâu Suất nội viện, trí huệ, thần thông, đạo lực: đều không khác với Đẳng giác Bồ-tát mấy. Cho nên quý ngài có năng lực đến cõi nước chư Phật ở mười phương, đi tham học, đi cúng dường Phật, đi nghe pháp. Giống như A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là hiện vô lượng thân, phân vô lượng thân, đến mười phương thế giới tiếp dẫn người vãng sanh. Sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, là có khả năng của A Di Đà Phật, phân thân, cũng phân vô lượng thân, giống như A Di Đà Phật, đến cõi nước mười phương chư Phật, để cúng dường Phật, đi nghe pháp. Điều này, Thích Ca Mâu Ni Phật: 49 năm giảng kinh thuyết pháp trước đây chưa nói đến, chỉ có thế giới Cực Lạc có.

Cho nên, tại sao chúng ta phải vãng sanh thế giới Cực Lạc? Vãng sanh thế giới Cực Lạc, có thể nói tương đương với thành Phật, khoảng cách thành Phật rất xa, tương đương với thành Phật. Trí huệ của Phật, đức năng của Phật, thần thông của Phật, niềm vui của Phật đều có, điều này rất khó đạt được! Quý vị thật sự làm rõ ràng, làm tường tận, quý vị có thể không đi ư? Hôm nay chúng ta muốn đi, nhưng lại không muốn rời khỏi nơi này, vậy là thế nào? Chưa nhận thức rõ ràng đối với nơi này, cũng chưa nhận thức rõ ràng đối với thế giới Cực Lạc. Nếu sau khi quý vị rõ ràng tất cả hai bên, thì thái độ sẽ hoàn toàn khác.

[1:16:13]

Chúng ta xem tiếp giải thích dưới đây, dung dung, 「容容者,和同之義」“dung dung giả, hòa đồng chi nghĩa” (dung dung nghĩa là hòa đồng), hòa thuận, đồng tâm. Tâm thế nào? Sáu căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, không khởi tâm động niệm, là đồng tâm với Pháp thân Bồ-tát; Nếu vẫn có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, là đồng tâm của Bồ-tát, đồng tâm với Bồ-tát; vẫn còn phân biệt, không có chấp trước; đồng tâm với A-la-hán, Bích-chi-phật. Phải học, hòa là quan trọng. Phật dạy chúng ta Lục hòa, thứ nhất là “kiến hòa đồng giải”. Điều này phải học Phật, chúng ta đối với vũ trụ, Phật pháp giảng khắp cả pháp giới hư không giới, chính là vũ trụ mà người bình thường chúng ta nói đến. Vạn vật, vạn pháp cùng một thể, cùng là do Tự-tánh sanh ra. Tự-tánh của ai? Tự-tánh của chính mình. Đây là căn bản của Lục hòa. Làm cách nào hòa? Đồng thể, từ chỗ này kiến lập lục hòa, không có điều này, hòa không thể khởi lên. Quý vị xem, Lục hòa mọi người đều biết, quý vị là hòa không khởi lên, không chỉ người nhà quý vị bất hòa, anh em bất hòa, đoàn thể bất hòa, không một nơi nào quý vị có thể làm được hòa. Tại sao vậy? Quý vị không có gốc rễ. Người thế nào mới có thể tu Lục hòa? Cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, thì có tư cách tu Lục hòa. Không có thành ý, chánh tâm, dựa vào đâu để hòa?

Tu thành ý, chánh tâm như thế nào? Đó là nhìn thấu được, buông xuống. Nhìn thấu là trí tri được nói trong sách Đại Học, nhìn thấu là trí tri, buông xuống là cách vật. Phật với Nho, cùng với tổ tiên Trung Hoa, cổ Thánh tiên Hiền đều như nhau, cho nên tôi nói, Văn Vũ Chu Công, Khổng Mạnh Lão Trang của chúng ta: nếu sanh tại Ấn Độ, người Ấn Độ sẽ xưng các ngài là đức Phật, Bồ-tát; nếu Thích Ca Mâu Ni Phật sanh tại Trung Hoa, người Trung Hoa sẽ xưng ngài là thánh nhân. Hai nơi xưng hô khác nhau, thứ bậc của quý ngài là ngang nhau, đại triệt đại ngộ của quý ngài là ngang nhau, đều bình đẳng. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, quay về  xem lại: kinh điển của các tôn giáo khác, quý vị hãy xem kĩ càng một lượt, cũng là cảnh giới như nhau, thì mới hoát nhiên đại ngộ.

Tôi giảng kinh ở Nhật Bản, đến thăm lão Hòa thượng Trung Thôn Khang Long, năm đó là ngài 100 tuổi, tôi đi thăm ngài. Gặp mặt ngài liền nói với tôi, người sáng lập các tôn giáo toàn thế giới: đều là hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm. Nói với tôi một câu như vậy. Đệ tử Kiều Bổn của ngài, lúc tôi ra về, ngài tiễn tôi ra tận cổng, nói với tôi: những lời này mà hôm nay lão Hòa thượng nói với ngài, chúng tôi chưa từng nghe nói qua trong đời này, vì sao Sư phụ lại muốn nói với ngài? Bởi tôi đang làm đoàn kết tôn giáo, ngài đang khích lệ tôi. 32 ứng thân của Bồ-tát Quán Thế Âm, cần dùng thân nào độ được liền hiện ra thân đó, cho nên ngài nói người sáng lập các tôn giáo: đều là Bồ-tát Quán Thế Âm. Ngài nói rất đúng, nói không sai! Chúng ta có được nhận thức này, mới có thể bước vào Lục hòa kính, nếu quý vị không có nhận thức này, thì không hiểu được đối với chân tướng thật sự này, không có cách nào hòa. Thật sự hiểu được biến pháp giới hư không giới: là một Tự-tánh, là thể, bản thể được nói trong Triết học, tất cả mọi việc mọi vật của toàn bộ vũ trụ, đều là từ một thể biến hiện ra. Cho nên, mối quan hệ là gì? Cùng một thể. Trong kinh thường nói, đồng thể đại bi, vô duyên đại từ, vô duyên chính là không điều kiện, đều là yêu thương, yêu thương vô điều kiện, thương xót vô điều kiện. Bi là thương xót, chúng sanh đang chịu khổ, chúng sanh chịu khổ là chính mình chịu khổ, chúng sanh được vui là chính mình được vui, điểm này Phật pháp thực sự giảng tường tận nhất rõ ràng nhất.

Tiếp theo, Niệm lão trích ra trong Tả Hùng Truyện đời Hậu Hán, trong Tả Hùng Truyện có câu này, 「容容多後福」“dung dung đa hậu phước” (bao dung chứa đựng nhiều phước dày). Phước tướng chính là hòa đồng, thật sự cùng một thể với chúng sanh, tự nhiên liền có thể chung sống hòa thuận, có thể bao dung. Có thể bao dung, có thể chung sống, có thể sanh tâm từ bi, người đó về sau đương nhiên phước vô cùng. Có muốn không? Trong phước bao gồm giàu có, thông minh trí huệ, khỏe mạnh sống lâu, đây đều là phước. Cho nên, quý vị muốn tu phước, Lục hòa kính là tu đại phước báo. Làm về đoàn kết tôn giáo, nhất định phải đem tôn giáo đó: xem thành một thể với tôn giáo của mình. Tại sao lại có hai tôn giáo? Bởi vì căn tánh chúng sanh khác nhau, họ thích chúa Giê-su, thì hiện tướng chúa Giê-su; họ thích Quán Âm, thì hiện tướng Quán Âm. Bản thân có khởi tâm động niệm không? Không, tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng, cảm ứng đạo giao, chúng sanh có cảm, đức Phật liền có ứng. Bản thân đức Phật không có động một ý niệm, tôi muốn hiện thân nào, tôi cần giảng về pháp nào, không có, trước giờ không có khởi tâm động niệm, giảng kinh dạy học cũng không có khởi tâm động niệm, tuyệt diệu! Tuyệt diệu không thể nói. Lời Ngài nói là từ Tự-tánh lưu xuất ra, từ Tự-tánh phát ra, chúng ta nói đó là lời chân thật. Lời nói của chúng ta là từ A-lại-da lưu chuyển ra, A-lại-da là giả; hay nói cách khác, lời nói của chúng ta là lời giả, Phật cùng Pháp thân Bồ-tát là lời thật. Câu này hay, bao dung chứa đựng nhiều hậu phước, quý vị muốn giàu có, quý vị muốn thông minh trí huệ, quý vị muốn khỏe mạnh sống lâu, quý vị phải bao dung hơn, quý vị mới làm được, quý vị không thể bao dung thì không làm được. Câu này không phải lấy từ kinh Phật, mà ở trong Hậu Hán Thư.

「今經容容虛空,指聖眾之心和同於虛空」“Kim kinh dung dung hư không, chỉ thánh chúng chi tâm hòa đồng ư hư không” (Câu dung dung hư không trong kinh này, chỉ tâm của thánh chúng hòa đồng với hư không), hư không là gì? Tự-tánh, cùng một chân tâm, cùng một Tự-tánh. 「虛空無邊際,故自心無邊際。虛空無一物,故自心亦無物。虛空以空無故,森羅萬象十方剎土依空而生。虛空建立萬物,故自心亦建立萬物。無一物,故不落有邊,容萬物,則不落空邊。無一物而容萬物,雙照空有;容萬物而無一物,則空有俱泯,從容中道。故云適得其中。」“Hư không vô biên tế, cố tự tâm vô biên tế. Hư không vô nhất vật, cố tự tâm diệc vô vật. Hư không dĩ không vô cố, sum la vạn tượng thập phương sát độ y không nhi sanh. Hư không kiến lập vạn vật, cố tự tâm diệc kiến lập vạn vật. Vô nhất vật, cố bất lạc hữu biên, dung vạn vật, tắc bất lạc không biên. Vô nhất vật nhi dung vạn vật, song chiếu không hữu; dung vạn vật nhi vô nhất vật, tắc không hữu câu mẫn, tùng dung trung đạo. Cố vân thích đắc kỳ trung” (Hư không không có biên giới, nên tâm mình cũng không có biên giới. Hư không chẳng có một vật, nên tâm mình cũng chẳng có một vật. Do hư không trống rỗng, nên sum la vạn tượng mười phương cõi nước đều nương vào hư không mà sanh. Hư không tạo dựng vạn vật, nên tâm mình cũng tạo dựng vạn vật. Không có một vật, nên chẳng rơi vào hữu biên. Dung chứa vạn vật, nên không bị rơi vào không biên. Chẳng có một vật mà lại dung chứa vạn vật, nên chiếu được cả không lẫn có; chứa đựng vạn vật mà lại không có một vật nào cả, nên không lẫn hữu đều mất, ung dung trung đạo. Nên gọi là thích đắc kỳ trung). Đoạn văn này thật tuyệt diệu, chư vị đã xem đã nghe, có hiểu không? Nếu nghe hiểu rồi, chúc mừng quý vị, khoảng cách quý vị tới Đại thừa không xa nữa; Nếu nghe không hiểu, xem không hiểu, thì đọc nhiều, người xưa nói đọc sách ngàn lần, sẽ tự thấy nghĩa của sách, quý vị đem đoạn: quý vị vừa đọc này đọc 300 lần xem. Quả thực có không ít người [đọc] 300 lần, 500 lần, đã hiểu rõ, đã thông suốt. Tại sao vậy? 300 lần, 500 lần đó là tu định. Tôi đọc đoạn kinh văn này rất rõ ràng, không phân biệt, không chấp trước, không đọc sai chữ, không đọc sót. Trong lúc đọc, không xen lẫn vọng tưởng, không phân biệt chấp trước, rất thành thật để đọc, đọc đi đọc lại, đọc ba trăm lần, năm trăm lần, thật sự, tự nhiên sẽ hiểu rõ.

Cảnh giới này, mỗi người giảng kinh, người xuất gia, hay tại gia đều có, đều có kinh nghiệm này. Gặp khó khăn trong kinh văn, thì phải làm sao? Tra chú giải, nếu cách giải thích khác nhau, khiến chúng ta càng khó lựa chọn. Lúc này phải làm sao? Buông xuống tất cả, nhất tâm chuyên niệm, đây chính là nói tôi không đòi hỏi dùng bộ não, mà tôi dùng thiền định. Không dùng bộ não chính là tôi không dùng vọng tâm, thiền định tiếp cận chân tâm, là “tịnh cực”, tịnh đến vô cùng, “quang thông đạt”, đó chính là giác ngộ, khai ngộ rồi, hiểu rõ rồi, dùng cách này. Khi mới học, chúng ta là phàm phu, hai phương pháp này cùng hỗ trợ lẫn nhau, cần dùng suy nghĩ, thì dùng suy nghĩ, cần dùng thiền định thì nên đọc kinh, niệm kinh là tu thiền định. Định với huệ cùng vận dụng, bình đẳng khởi tác dụng, có thể giúp chúng ta thể hội được.

[1:33:40]

Đoạn văn này nói rất hay, 「聖眾之心」“thánh chúng chi tâm” (tâm của thánh chúng), hai chữ thánh chúng là chỉ: tất cả chúng sanh vãng sanh thế giới Cực Lạc. Tại sao vậy? Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc đều là Bồ-tát, vãng sanh bậc hạ hạ phẩm ở Phàm Thánh Đồng Cư Độ: cũng là Bồ-tát. Tuy phiền não tập khí chưa dứt, nhưng trí huệ thần thông đạo lực của quý ngài, được gia trì bằng 48 nguyện của A Di Đà Phật, gần giống như A Di Đà Phật, phàm phu chúng ta nhìn không ra. Cho nên, tâm tự hòa đồng, bốn chữ này phải nhớ kĩ, phải đem chữ này thực hiện trong cuộc sống của chúng ta, phải đem những chữ này thực hiện trong công phu học Phật. Thực sự mà nói, Phật pháp không khó, đặc biệt là Tịnh-tông, tại sao Tịnh-tông lại học khó như vậy? Là tâm quý vị: chưa hòa chưa đồng với tất cả muôn vật, nguyên nhân là ở chỗ này. Nếu quý vị thật sự hòa, thật sự đồng, thì quý vị khế nhập cảnh giới không khó. Hòa đồng đến mức độ nào? Hòa đồng đến không lộ dấu vết nào, hòa đồng thật sự, giống như hư không, đây chính là tự nhiên, trung đạo tự nhiên.

Niệm lão dùng hư không làm ví dụ, hư không không có biên giới, bản thân chúng ta khởi tâm động niệm, vậy tâm cũng không có biên giới, niệm cũng không có biên giới, tự tâm không có biên giới, hư không chẳng có một vật, tự tâm cũng chẳng có một vật. Chúng ta nhìn từ đâu? Nhìn từ màn hình ti vi, hình ảnh màn hình ti vi ở trước mặt chúng ta, nó có một vật nào không? Người không biết nhìn, dính tướng rồi, có! Hình ảnh này đang chuyển động, có nói có cười; người nhìn thấu được, khi kênh đài đóng lại, sẽ không còn nữa. Lúc kênh đài này đóng, sắc tướng không còn, âm thanh không còn nữa, màn hình là một tấm trống không. Đem màn hình làm ví dụ năng sanh năng hiện, kênh đài là sở sanh sở hiện, năng sở như nhau, năng sở đều bất khả đắc. Cho nên, lúc xem ti vi có thể thấy: màn hình và kênh đài hòa hợp với nhau, tuy hòa hợp với nhau, nhưng mỗi thứ mỗi khác. Quý vị thấy kênh đài đã tắt đi, không gây trở ngại đến màn hình, hai thứ đó không trở ngại lẫn nhau, một thứ là như như bất động, một thứ là một giây, chính là nói lấy giây làm đơn vị, một giây sanh diệt 100 lần, hình ảnh này, 100 lần một giây này là tần suất dao động sóng, chúng ta đã mê, cũng không nhìn thấy như như bất động ở trong đó, cũng không thấy động ở trong bất động. Có thể sanh pháp tướng là pháp tánh, pháp tánh là màn hình, pháp tướng là kênh đài.

Cho nên, thật sự là hư không chẳng có một vật, thì tự tâm cũng không có vật nào, phải hiểu rõ đạo lý này. Vì sao vậy? Đã thật làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, không dính nhị biên, trung đạo không tồn tại, quý vị thật sự đã quay về với Tự-tánh. Kênh đài là vọng tâm, màn hình là chân tâm, chân tâm không thể được, vọng tâm càng không thể được. Cho nên phải buông xuống tất cả các pháp trên thế gian này, cũng phải buông xuống Phật pháp, Phật pháp là màn hình, thế gian pháp là kênh đài. Thật sự, chân thật mọi thứ không có một vật, thứ gì cũng chẳng có, những thứ của vọng là ảo tướng: được sinh ra bởi dao động sóng trong 1% của giây, thời gian tồn tại của chúng là 1% của giây. Phật nói với chúng ta, hiện trước chúng ta, những gì mà mắt thấy được, những gì tai nghe được, những gì mà sáu căn tiếp xúc được, dường như thật sự bày ra trước mặt chúng ta, thời gian tồn tại của chúng bao lâu? Không phải bao nhiêu năm bao nhiêu tháng bao nhiêu ngày, không phải, Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, một búng tay này sanh diệt bao nhiêu lần? 320 ngàn tỷ, một búng tay này. Một giây có thể búng bao nhiêu lần? Có người nói với tôi có thể búng được bảy lần, tôi tin có thể, tôi một giây có thể búng khoảng bốn lần, so với lúc tôi còn trẻ, sức khỏe cường tráng, búng được nhanh, có thể búng được bảy lần. 320 ngàn tỷ nhân với bảy, chính là một giây, con số tính ra được, là 2 triệu 240 ngàn tỷ, đơn vị không phải nghìn, không phải vạn, là ngàn tỷ, trong một giây. Khái niệm cũng không có, điều đó quá nhanh. Những gì mà chúng ta thấy đều là tướng tương tục, tướng này nối tiếp tướng kia, không giống nhau,  tương tục là giống nhau, chúng khác nhau, mỗi bức hình đều khác nhau, không có hai bức hình nào giống nhau. Cho nên nói với quý vị, là giả tướng.

[1:43:15]

Quý vị thật sự làm rõ ràng làm tường tận, quý vị mới có thể buông xuống, buông xuống tất cả gánh nặng, để chính mình trở về với không có một vật. Đại sư Lục tổ Huệ Năng nói, 本來無一物,何處惹塵埃」Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai” (Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi trần), đây là gì? Cả Phật pháp cũng đã buông xuống, quý vị thật sự đã thành Phật. Quý vị còn chấp trước có Phật pháp, quý vị vẫn là phàm phu, thì quý vị chưa thành Phật được. Cho nên, Thích Ca Mâu Ni Phật lúc nhập Bát-Niết-Bàn, phủ nhận hoàn toàn tất cả pháp: đã thuyết trong 49 năm, nói có người nói Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh thuyết pháp, đó gọi là phỉ báng Phật, 49 năm một chữ cũng không nói. Chúng ta hiện tại với câu nói này, đã có một chút khái niệm.

Hai bên tánh tướng đều không thể chấp trước, đều không thể khởi tâm động niệm, tự tâm cũng không có một vật. Không rơi vào nhị biên, che lấp chiếu rọi song song. Thật sự rõ ràng, thông đạt rõ ràng, nói có hay nói không đều không có nói sai; Chưa có thật sự buông xuống, nói có hay nói không đều có vấn đề. Cho nên, trung đạo là Bồ-tát, không rơi vào bên có cũng không rơi vào bên không. Trong đây nói rất hay, không có một vật, không rơi vào hữu; dung chứa muôn vật, không rơi vào không. Không có một vật mà dung chứa muôn vật, chiếu được cả không lẫn hữu, chính là cũng không cũng hữu; dung chứa muôn vật mà không có một vật, thì không hữu đều mất, không hữu đều không tồn tại. Thung dung trung đạo, cho nên nói là thích đắc kỳ trung. Thích, chỉ hòa hợp. Đắc, chỉ khế hội. Trung, là nói trung đạo. 「如《金剛經》云:應無所住而生其心。」“Như Kim Cang Kinh vân: ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Như Kinh Kim Cang nói: nên không trụ vào đâu, liền sanh tâm ấy). Vô trụ chính là sanh tâm, sanh tâm chính là vô trụ, đây gọi là trung đạo. Đây là người nào? Bồ-tát, thật hiểu rõ, thật đã buông xuống.

Phật pháp Đại thừa: là xây dựng trên nền tảng lý luận này, vô trụ sanh tâm, vô trụ là dấu vết trong tâm đều không có, sanh tâm là khởi tâm động niệm. Phật Bồ-tát phổ độ chúng sanh, khả năng của quý ngài chính là: sanh tâm đồng thời có vô trụ, đây là chỗ cao minh của quý ngài. Phàm phu chúng ta, sanh tâm không thể vô trụ, vô trụ không thể sanh tâm, trong tâm nhất định phải có trụ. Công phu của những người ấy, đây là nói đến công phu thật sự của Bồ-tát, nhìn thấy rõ ràng, nghe được rõ ràng, hiểu rõ ràng, tường tận, đây là Tự-tánh Bát-nhã quán chiếu, trong tâm có khởi tâm động niệm không? Không có. Phàm phu chúng ta có khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm là A-lại-da, rơi vào ấn tượng. Bên trong A-lại-da, giống như kho tàng, nhà bảo tàng, ấn tượng này đặt ở bên trong, mãi mãi không mất đi, gặp được duyên liền hiện hành lên, vô lượng kiếp trước, vô lượng kiếp sau đều ở trong đó,  vọng tâm. Mắt thấy tai nghe đều thu thập vào đó lưu trữ, gặp được duyên liền hiện hành lên, duyên này chính là mười pháp giới, thiện duyên pháp giới bốn thánh, thành Phật đạo, độ chúng sanh; mặt trái là ác duyên, ác duyên là lục đạo luân hồi, nó là hiện những thứ này.

Ngày nay chúng ta là nó hiện ở cõi người trong lục đạo. Phật đặc biệt tán thán cõi người trong thập pháp giới, vì sao vậy? Chúng sanh ở cõi này dễ giác ngộ, dễ giáo hóa, các đường khác đều khó, vì sao vậy? Chấp trước rất nặng. Chúng ta ở đây có chấp trước, tương đối nhẹ, còn có cơ hội có thể giác ngộ. Còn chúng sanh trong các cõi khác giác ngộ rất khó, người cõi trời rất vui vẻ, vui nhiều khổ ít, đem chuyện này quên đi, quý vị bảo họ tu hành, họ cảm thấy rất phiền toái, rất khổ, họ không muốn làm; ba đường ác rất khổ, cũng không dễ dàng tiếp nhận. Chỉ duy nhất cõi người, khổ nhiều vui ít, dễ giác ngộ. Cho nên, Phật đều xuất hiện trong nhân đạo, thiên đạo ngài cũng đến, ba đường ác Ngài cũng đến, độ hóa chúng sanh, làm cho chúng sanh thật sự có thành tựu, có thể siêu việt, cơ hội trong nhân đạo nhiều nhất.

Chúng ta phải học Kinh Kim Cang, hai câu này là trung tâm, cốt lõi của kinh đó,「應無所住,而生其心」“ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” (nên không trụ vào đâu, liền sanh tâm này), vì sao vậy? Vô trụ đồng thời với sanh tâm. Không như phàm phu, phàm phu vô trụ không thể sanh tâm, sanh tâm không thể vô trụ, chính là họ có chỗ trụ thì họ sẽ sanh tâm, đó là phàm phu. Khả năng này của Bồ-tát không khởi lên, cũng chính là nói quý ngài có thể buông xuống, phàm phu không buông được, quý ngài buông xuống triệt để. Vô trụ chính là buông xuống, chúng ta thông thường nói không rơi vào ấn tượng. Phàm phu rơi vào ấn tượng, ghi nhớ trong tâm, nhắc đến là biết; Bồ-tát không đặt trong tâm, tâm Bồ-tát trong sạch, là thanh tịnh bình đẳng giác được nói trong kinh, đây là tâm của Phật Bồ-tát, chúng ta phải học. Thanh tịnh, không bị ô nhiễm; bình đẳng, không có phân biệt, vì sao vậy? Là một thể. Một tâm, một thể, có phân biệt gì sao? Cho nên quý ngài có thể không rơi vào ấn tượng. Chúng ta là phàm phu, thấy sắc rơi vào ấn tượng của sắc, nghe âm thanh nghe được ấn tượng của âm thanh, không có cách nào để không rơi vào ấn tượng. Công phu của quý ngài chính là không rơi vào ấn tượng, cao hơn so với A-la-hán, Bích-chi-phật, A-la-hán, Bích-chi-phật chưa làm được.

「中表相應」“Trung biểu tương ưng” (trong ngoài tương ưng), trung là nội tâm; biểu, biểu hiện ở ngoài. 「菩薩心契中道,得於中而形於外,故表裡一如,自然相應,不必安排造作」“Bồ-tát tâm khế trung đạo, đắc ư trung nhi hình ư ngoại, cố biểu lý nhất như, tự nhiên tương ưng, bất tất an bài tạo tác” (Tâm Bồ-tát khế hợp trung đạo, đạt được bên trong và dáng vẻ ngoài, nên trong ngoài như một, tự nhiên tương ưng, không cần phải an bài tạo tác), cho nên gọi là 「自然嚴整」“tự nhiên nghiêm chỉnh” (tự nhiên nghiêm chỉnh). Hai chữ tự nhiên ý nghĩa rất sâu, ý nghĩa rất rộng, người thật sự đến được hòa thành một thể với đại tự nhiên, niềm vui đó vô cùng, tại sao vậy? Ý nghĩ đều không có nữa. Chúng ta không có cách nào: để hòa thành một thể với đại tự nhiên, chính là có vọng niệm. Xả đi vọng niệm, là đã buông xuống tận gốc.

Thời gian đã hết, hôm nay chúng ta học đến đây thôi.

( Hết tập 381)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.

 

Trả lời 0