Responsive Menu
Add more content here...

Tập 446 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

(Giảng lần thứ tư)

Tập 446

PHẨM BA MƯƠI TÁM: LỄ PHẬT HIỆN QUANG

Hoà thượng Tịnh Không chủ giảng

Giảng tại: Học Viện Lampeter trường Đại Học Xứ Wales

Thời gian: ngày 25 tháng 05 năm 2017

Ban Biên Dịch Hoa Tạng Huyền Môn

Dịch giả: Trần Cố Chi

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

 

Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Mời an toạ. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 995, hàng cuối cùng, 現瑞證轉 “Hiện Thuỵ Chứng Chuyển”(Hiện tướng lành làm tác chứng chuyển), chia thành ba đoạn, kinh văn chia thành ba đoạn, đoạn thứ nhất là “Pháp”, chia thành hai đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất放光普照“Phóng Quang Phổ Chiếu” (Phóng hào quang chiếu khắp mọi nơi).

Mời xem kinh văn:

【作是語時。阿彌陀佛即於掌中放無量光。普照一切諸佛世界。時諸佛國。皆悉明現。如處一尋。】 “Tác thị ngữ thời, A Di Đà Phật tức ư chưởng trung phóng vô lượng quang, phổ chiếu nhất thiết chư Phật thế giới. Thời chư Phật quốc, giai tất minh hiện, như xử nhất tầm” (Khi nói lời đó, A Di Đà Phật liền phóng từ bàn tay ra vô lượng quang, chiếu soi hết thảy thế giới chư Phật. Khi đó các cõi nước Phật, đều hiện rõ ràng, như cách một tầm).

Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão. 我土導師 “Ngã độ đạo sư” (Đạo sư ở cõi này), chính là Thích Ca Mâu Ni Phật, 正作語時 “Chánh tác ngữ thời” (Ngay lúc vừa nói), đúng lúc Ngài nói những lời đó, 彼土如來,掌放光明 “Bỉ độ Như Lai, chưởng phóng quang minh” (Như Lai cõi kia, phóng ánh sáng từ bàn tay). Cõi kia là thế giới Cực Lạc, Phật ở thế giới Cực Lạc là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật phóng hào quang từ bàn tay, 『普照一切諸佛世界』 “Phổ chiếu nhất thiết chư Phật thế giới” (Chiếu soi hết thảy thế giới chư Phật). Đó là hiển thị, Thích Ca Mâu Ni Phật khuyên chúng ta, phải biết cầu sanh Tịnh Độ, quan trọng hơn tất cả. Tại quốc độ của Thích Ca Mâu Ni Phật, tại hết thảy cõi nước chư Phật, tu hành, thành Phật không hề dễ dàng, cần thời gian rất dài, đời đời kiếp kiếp tu hành, đương nhiên rất khổ nhọc.

Phật thuyết pháp đến đây, Phật khuyên mọi người, các ông có muốn thấy thế giới Cực Lạc không? Có muốn thấy A Di Đà Phật? Nếu như muốn thấy, nhất tâm xưng niệm, đó là cảm, nhất tâm hướng vãng xưng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật sẽ hiện thân, quý vị sẽ nhìn thấy được. Đạo lý của chuyện này là gì? Hiểu rõ lí rồi, chúng ta liền có thể tiếp thu, sẽ có thể tin theo, đạo lý là nhất tâm. Nhất tâm, trong tâm không có tạp niệm, không có vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước, thế xuất thế gian đều buông xuống hết, tâm thanh tịnh hiện tiền, như vậy sẽ cảm ứng đạo giao với Phật. Bởi vì thế giới Cực Lạc thanh tịnh bình đẳng giác, chúng ta có thể tương ứng với kinh đề, đó là có thể cảm, Phật Bồ-tát hiện thân là ứng. Nhìn thấy rồi, thấy được A Di Đà Phật, A Di Đà Phật phóng ánh sáng từ trong bàn tay, trong ánh sáng hiển hiện ra hết thảy cõi nước chư Phật, đó là thế giới chư Phật.

Thế giới chư Phật: quý vị đã nhìn thấy rất rõ ràng, rất minh bạch, giống như ngay trước mắt, “Một tầm” là tám thước. Quý vị xem A Di Đà Phật, trong hào quang hiện ra cõi nước của mười phương chư Phật, cách chúng ta chưa đầy một trượng, như ngay trước mắt. Người thời xưa thì khó hiểu, chứ người hiện tại thì dễ thôi, vì sao? Người hiện đại, các nhà khoa học cũng hiểu phóng quang được, Cũng khiến chúng ta trong một phạm vi nho nhỏ, thấy được toàn bộ trái đất qua màn hình. Chúng ta dùng máy móc tạo ra ánh sáng màn hình, trong ánh sáng đó có thể thấy toàn bộ tin tức trên thế giới. Ánh sáng của Phật không dùng máy móc tạo ra, phát sáng từ lòng bàn tay, đỉnh đầu Phật phát sáng, bạch hào phát sáng, toàn thân đều có thể phát hào quang. Bàn tay phóng quang là thuyết pháp, Tuy không hề nói một câu, Nhưng lời, được Thích Ca Mâu Ni Phật nói thay, A Di Đà Phật đến để chứng minh cho chúng ta, trăm nghe không bằng một thấy.

Chúng ta đọc chú giải của Niệm lão một lần. 我土導師 “Ngã độ đạo sư” (Đạo sư cõi này), là Thích Ca Mâu Ni Phật, 正作語時“Chánh tác ngữ thời” (Lúc đang giảng kinh), giảng kinh cho chúng ta, giới thiệu thế giới Cực Lạc, khi giảng đến đoạn này, 彼土如來,掌放光明 “Bỉ độ Như Lai, chưởng phóng quang minh” (Như Lai ở cõi kia, bàn tay phóng ra ánh sáng). 正顯釋尊“Chánh hiển Thích Tôn” (Tức là hiển thị Thế Tôn) khuyên chúng ta vãng sanh, A Di Đà Phật tiếp dẫn vãng sanh, 兩土兩佛同心同德。佛光普照一切佛國,表彌陀普攝十方凡聖悉令往生 “Lưỡng độ lưỡng Phật đồng tâm đồng đức. Phật quang phổ chiếu nhất thiết Phật quốc, biểu Di Đà phổ nhiếp thập phương phàm thánh tất linh vãng sanh” (Hai vị Phật ở hai cõi đồng tâm đồng đức. Phật quang phổ chiếu hết thảy cõi Phật, biểu thị Phật Di Đà thu nhiếp tất cả phàm thánh đều khiến cho vãng sanh). 因佛光加持 “Nhân Phật quang gia trì” (Nhờ Phật quang gia trì), đại chúng trong hội này, 皆見十方佛國,如在一尋之地 “Giai kiến thập phương Phật quốc, như tại nhất tầm chi địa” (Đều thấy được cõi Phật mười phương, như trong khoảng một tầm), một tầm là tám thước, không đến một trượng, ngay trước mắt, quý vị nhìn thấy rõ ràng, nhìn thấy rất minh bạch.

Niệm Phật, thấy Phật không lạ lẫm, chúng ta đọc Vãng Sanh Truyện, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, trong đó ghi chép lại, phần lớn học Phật bao lâu? Ba, năm năm, không phải quá lâu, đã thấy tướng lành. Cho nên họ tin thật, họ niệm Phật thật, vãng sanh thật, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn họ. Thậm chí có người trong đời đã thấy Phật nhiều lần, Tổ sư Tịnh Độ Tông của chúng ta, Đại sư Huệ Viễn thời Đông Tấn, kiến lập đạo tràng niệm Phật, sau đó được tôn xưng thành Tịnh Độ Tông. Ngài là Tổ sư đời thứ nhất của Tịnh Độ Tông, niệm Phật đường của ngài ở Lô Sơn, Niệm Phật Đường Đông Lâm, hiện nay là chùa Đông Lâm. Khi tổ Huệ Viễn ở đó thì chưa thành chùa, chúng ta tin rằng, khi đó chỉ là thảo am rất đơn giản, gọi là Niệm Phật Đường Đông Lâm. Cùng nhau cộng tu, 120 người, không nhiều người, ai cũng vãng sanh, không ai sót lại.

Khi Đại sư Huệ Viễn vãng sanh, ngài nói với mọi người, ngài đã từng thấy thế giới Cực Lạc ba lần, hiện tại lại thấy rồi, người khác không thấy, nhưng ngài nhìn thấy, nói với mọi người, thời khắc vãng sanh của ngài đến rồi, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn ngài. Trước đây đã thấy ba lần, nhưng chưa bao giờ ngài nói, khi sắp vãng sanh mới nói ra. Mọi người liền hỏi ngài, ngài nhìn thấy như thế nào? Tổ nói, giống hệt như trong kinh. Khi đó Phật pháp truyền đến Trung Hoa chưa lâu, mặc dù dịch kinh liên tục, nhưng kinh điển của Tịnh Tông mới chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ: được dịch ra chữ Hán, còn lại Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ: vẫn chưa được dịch ra. Cho nên Niệm Phật Đường Đông Lâm, Đại sư Huệ Viễn sáng lập Tịnh Độ Tông, khi đó chỉ có một bộ kinh, Kinh Vô Lượng Thọ. Giống như trong kinh nói, tức là giống hệt những điều trong Kinh Vô Lượng Thọ nói, tổ đã nhìn thấy.

Lịch đại, Tổ sư Đại đức không cần phải nói, đồng tu niệm Phật, cuối cùng không có ai không được Phật tiếp dẫn, mỗi người vãng sanh đều thấy: A Di Đà Phật dẫn họ đi, đây nhất định không phải là giả. Có một số người niệm Phật, trước lúc vãng sanh, nhìn thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc, nhìn thấy A Di Đà Phật, rất nhiều người, không phải hai ba người, không hề lừa gạt ai. Hiện tại có hay không? Có! Hơn nữa rất nhiều, tôi vẫn thường nghe thấy, vẫn thường gặp được.

Hoà thượng Hải Hiền, thời gian ngài ấy trụ thế khá dài, 112 tuổi mới vãng sanh. Điều kiện của ngài ấy, ngài ấy dựa vào đâu, mà có được thành tựu lớn như vậy. Lão Hoà thượng Hải Hiền không biết chữ, chưa từng đọc sách, xuất thân nông dân, cha mẹ ở nhà làm ruộng, từ nhỏ ngài ấy cũng đã làm vườn, cho nên đối với việc này ngài ấy rất quen thuộc, từ nhỏ đã biết làm. Xuất gia năm 20 tuổi, Sư phụ rất ưng ý, ngài ấy khác người ta ở điểm, thực sự vô cùng thật thà, nghe lời, làm thật, sáu chữ đó thôi, toát lên ở con người Hoà thượng Hải Hiền. Chư vị nhớ kĩ, xuất gia năm 20 tuổi, cầu xuất gia, Sư phụ xuống tóc cho ngài, Truyền giới cho ngài . Sau khi xuống tóc, dặn ngài ấy một câu: Nam Mô A Di Đà Phật, dặn ngài ấy cứ vậy niệm đi. Buổi tối đi ngủ, ngủ say rồi, Phật hiệu tạm dừng, vừa tỉnh dậy, Phật hiệu tiếp liền. Niệm bao lâu? 92 năm. Không phải người bình thường, tâm địa thanh tịnh, không nhiễm một trần, buông xuống vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm.

Tôi có lí do tin rằng, chỉ ba năm thôi ngài đã niệm đến công phu thành phiến. Bất cứ người niệm Phật nào cũng muốn đạt được công phu thành phiến, đạt được công phu thành phiến, vãng sanh mới chắc chắn. Thành phiến là liền thành một mảng, bất luận là ban ngày hay ban đêm, không có ngày đêm, trừ lúc ngủ ra, mọi lúc mọi nơi, bất luận làm gì, trong tâm không bao giờ ngừng niệm Phật, đó là thành phiến. Thành phiến, mới có cảm ứng với A Di Đà Phật, muốn thấy Phật, Phật liền hiện thân. Khi nào? Phần lớn trong giấc mộng, hay là trong định, trong định là người niệm Phật toạ thiền nhìn vào vách, ngồi trong Niệm Phật Đường, nhập định.

Tôi tin vị lão Hoà thượng ngài, trong đời, 92 năm, thấy Phật, thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc, nhất định số lần không ít hơn Đại sư Huệ Viễn, Cả đời Đại sư Huệ Viễn nhìn thấy bốn lần, Còn ngài phải hơn mười lần. Cho nên, ngài ấy rất quen thuộc với thế giới Tây Phương, gặp A Di Đà Phật nhiều lần, thấy A Di Đà Phật, là muốn vãng sanh, cầu A Di Đà Phật tiếp dẫn ngài đi. Thông tin này do ngài ấy tiết lộ ra, nhiều lần thấy Phật, nhiều lần thỉnh cầu. Phật nói với ngài, con tu rất tốt, tu rất như pháp, hãy ở lại vài năm, để làm gương cho đệ tử Phật xem, đặc biệt là làm gương cho người niệm Phật. Cho nên ngài trụ thế rất lâu, ngài có sứ mạng, là hoằng pháp lợi sanh. Ngài không dạy học, không giảng kinh, không nhóm chúng lại tu Phật thất, không phải như vậy, chỉ có một câu Phật hiệu, suốt cả một ngày, mọi lúc mọi nơi, ngài đều giữ được không gián đoạn. Trong chùa ngài ấy làm gì? Ngài làm vườn, đó là công việc quen thuộc của ngài.

Không biết chữ, trước giờ chưa từng đọc một bộ kinh, cũng chưa nghe giảng kinh bao giờ, chỉ một câu Phật hiệu niệm đến cùng, niệm đến công phu thành phiến, tôi tin chỉ ba năm. Thêm ba đến năm năm nữa, là sự nhất tâm bất loạn, chứng quả rồi. Sự nhất tâm bất loạn tương đương với Tiểu thừa A-la-hán, trí huệ khai mở, thần thông hiện tiền, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc, đều đầy đủ. Nhưng trước giờ ngài chưa từng thể hiện, đó cũng là do Sư phụ dạy ngài. Trước tôi đã nói với quý vị, Sư phụ chỉ dạy một câu A Di Đà Phật, dặn ngài cứ vậy niệm đi, sau đó lại nói thêm một câu, “Rõ ràng rồi, không được nói lung tung, không được nói”. Thế nào là rõ ràng rồi? Khai ngộ rồi, tiểu ngộ, đại ngộ, đại triệt đại ngộ. Ngài đến đại triệt đại ngộ. cảnh giới đó, trí huệ, bình đẳng với Lục Tổ Huệ Năng của: Thiền Tông đời Đường. Lão Hoà thượng Hải Hiền khác biệt về thời đại, đặc biệt là thời đại này, không được nói, quý vị nói mình có thần thông, người ta sẽ giết quý vị, nói quý vị ma mị lừa người. Cho nên rõ ràng rồi, không nói. Ngẫu nhiên cũng tiết lộ một chút, nhưng người bình thường ở cùng ngài, không cảm nhận được ngài có trí huệ, không cảm nhận được ngài có thần thông, ngài không nói.

Năm 2013, năm nay là 2017, tháng giêng năm 2013, ngài ấy ngày nào cũng trông mong, có lẽ là A Di Đà Phật đã ước hẹn với ngài, khi nào con nhìn thấy một cuốn sách, ta sẽ đến tiếp dẫn con về thế giới Cực Lạc, cho nên ngài ấy ngày ngày đang trông đợi. Mọi người đều biết lão Hoà thượng không biết chữ, trước giờ lão Hòa thượng chưa từng đọc kinh, làm sao có người mang sách đến tặng cho ngài được? Không thể. Ngài ấy ngày ngày đang suy nghĩ, tín đồ lên núi thăm ngài, quan sát xem có ai mang sách lên không, đem theo sách gì. Có một ngày, tháng giêng năm 2013, thật sự có một vị Cư sĩ, là Đệ tử tại gia quy y với lão Hoà thượng, vẫn thường lên thăm ngài, đem theo một chút đồ ăn lên cúng dường lão Hoà thượng. Hôm đó cô ấy thật đem theo một cuốn sách, lão Hoà thượng nhìn thấy, liền hỏi, cô đem theo sách gì vậy? Cô ta trả lời, cuốn sách này tên là: Nhược Yếu Phật Pháp Hưng, Duy Hữu Tăng Tán Tăng. Đây tôi có một cuốn, là cuốn này, quý vị xem tấm hình của Hoà thượng Hải Hiền chụp, ngài ấy cầm cuốn sách này chụp ảnh. Hoà thượng Hải Hiền hoan hỉ vô cùng, trước giờ chưa từng thấy, cầm cuốn sách đó, mặc áo đắp y, chủ động yêu cầu mọi người chụp ảnh, chính là tấm ảnh này. Vì sao? Bởi A Di Đà Phật đã ước hẹn với ngài, đến tiếp dẫn ngài vãng sanh. Hai ngày sau thì ngài đi rồi.

Vị Cư sĩ tặng sách này, sau đó đến Hồng Kông thăm tôi, tôi nói cô ấy, tôi nói cô sai rồi, cô xem Hoà thượng đi rồi, nếu cô không đem sách lên, có khi ngài vẫn còn sống thêm mấy năm, ngài ấy chỉ đợi cuốn sách này. Lão Hoà thượng ở lại thế gian này, chúng sanh có phước báo, nơi đó sẽ ít có tai nạn, Hoà thượng đi rồi không ổn, người nào có phước báo lớn như vậy? Cho nên có nên làm vậy không? Không nên. Không nên, ngài có thể ở lại thế gian này thêm vài năm, vài chục năm, đó là sự thật.

Cuốn sách này khiến lão Hoà thượngđến làm chứng minh, “Nhược Yếu Phật Pháp Hưng, Duy Hữu Tăng Tán Tăng”, đó là sự thật, không phải là giả. Người xuất gia huỷ báng lẫn nhau, Phật pháp sẽ tiêu mất, diệt đi; Nếu tán thán lẫn nhau, gia hoà vạn sự hưng, Hoà thượng Hải Hiền đến để chứng minh cho cuốn sách này. Chúng ta thấy sự thật chân tướng này, dụng ý của ngài, chúng ta rất hiểu, dụng ý của ngài là dụng tâm của A Di Đà Phật. Phật đến tiếp dẫn ngài, không lừa dối ngài ấy, Hoà thượng Hải Hiền đi thật rồi, chỉ tiếc là chúng tôi chưa được gặp mặt.

Chúng ta xem đoạn kinh văn phía sau, 此界盡照 “Thử giới tận chiếu”(Chiếu hết thế giới này). “Thử giới” là gì? Trái đất mà chúng ta đang sống đây, hệ mặt trời này, hệ ngân hà này, là nơi chúng ta sinh sống. Chúng ta tiếp tục xem kinh văn:

【以阿彌陀佛殊勝光明。極清淨故。於此世界所有黑山。雪山。金剛。鐵圍。大小諸山。江河。叢林。天人宮殿。一切境界。無不照見。】 “Dĩ A Di Đà Phật thù thắng quang minh, cực thanh tịnh cố, ư thử thế giới sở hữu Hắc sơn, Tuyết sơn, Kim Cang, Thiết Vi, đại tiểu chư sơn, giang hà, tùng lâm, thiên nhân cung điện, nhất thiết cảnh giới, vô bất chiếu kiến”. (Nhờ ánh sáng thù thắng của A Di Đà Phật, cực kì thanh tịnh, cho nên tất cả cảnh giới từ Hắc sơn, Tuyết sơn, Kim Cang, Thiết Vi, núi đồi lớn nhỏ, sông suối, rừng cây, cung điện trời người ở trên thế giới này, không đâu không được chiếu thấy).

Trong kinh Phật nói cho chúng ta biết, thế giới luân hồi của lục đạo chúng sanh, đều chiếu đến. Có lục đạo không? Quý vị tận mắt nhìn thấy được, hiện tiền trong ánh sáng Phật. Nhục nhãn của chúng ta không thấy, thiên nhãn nhìn thấy. Thiên nhãn có lớn có nhỏ, Tiểu thừa sơ quả Tu-đà-hoàn, trong sáu loại thần thông họ có hai loại, thiên nhãn, thiên nhĩ. Thiên nhãn có thể nhìn thấu, căn phòng này của chúng ta, bên ngoài có tường vách che chắn, chúng ta không nhìn thấy, thiên nhãn nhìn qua được, không có chướng ngại. Thiên nhĩ nghe được, âm thanh nhỏ đến đâu, cách xa đến mấy, họ nghe thấy rất rõ ràng.

Nếu như thăng lên một cấp nữa, sơ quả Tu-đà-hoàn, thăng lên nữa, là nhị quả, lại thêm hai loại thần thông, tha tâm, túc mạng. Tha tâm là gì? Người khác khởi tâm động niệm, quý vị biết được hết, họ nghĩ gì trong đầu, quý vị cũng biết, không giấu được quý vị. Túc mạng, biết được quá khứ. A-la-hán biết được 500 đời trước trong quá khứ, chúng ta không biết, một đời trước chúng ta cũng không biết. Chuyện này chúng ta phải tin, đó là sự thật không phải giả dối. Thần thông cũng là bản năng của chúng ta, Lục Tổ Huệ Năng nói Tự Tánh vốn có đầy đủ, đầy đủ trí huệ, đầy đủ thần thông, đầy đủ đức năng, không gì quý vị không biết.

Tam quả A-na-hàm, nâng cao lên một bậc nữa, có thần túc thông. Thần túc thông, bay đi rất nhanh. Hiện tại chúng ta ngồi máy bay, từ Anh Quốc đến Hồng Kông phải mười mấy giờ đồng hồ, có thần túc thông trong một niệm là tới, quý vị muốn đến Hồng Kông, ý nghĩ khởi lên thì người đã đến rồi. Biến hoá được, trong Tây Du Kí, Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hoá, là tiểu thần thông, nhỏ không đáng nói. Tam quả A-na-hàm, họ bay đi, biến hoá quá nhanh, cao minh hơn Tôn Ngộ Không rất nhiều, không bì kịp.

Tứ quả A-la-hán, A-la-hán thoát khỏi lục đạo luân hồi, mãi mãi ra khỏi, trừ phi họ mong muốn: quay lại trong lục đạo để độ chúng sanh. Trong lục đạo vẫn còn một số người có duyên, vẫn ở trong đó chịu khổ, họ sẽ đến độ những người đó. Độ hay không được độ, có duyên hay không có duyên, không phải chuyện trong một đời một kiếp, mà quan hệ đời đời kiếp kiếp. Hôm nay nhìn thấy tôi không ưa, sân hận nổi lên, không phải không có nguyên nhân. Quý vị hỏi họ, nguyên nhân vì sao? Không vì sao cả, tôi nhìn người đó thấy ghét. Có nguyên nhân, không phải vô cớ, trong đời quá khứ sống chung, mình nhìn họ thấy ghét, cho nên đời này chúng ta lại gặp nhau, họ nhìn mình lại thấy ghét mình, một báo lại trả một báo, chuyện này đơn giản là như vậy. Cho nên người ta có kiếp sau, người Ấn Độ hầu hết đến 90% dân số: đều tin có kiếp sau, trong 100 người có 90 người tin có đời sau. Có đời sau thì không dám tuỳ tiện khởi tâm động niệm, trong tâm phải nghĩ chuyện tốt, đừng nghĩ chuyện xấu, nhất định có quả báo.

Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm lão. 彌陀光明,光中極尊 “Di Đà quang minh, quang trung cực tôn” (Hào quang Di Đà, là tôn quý nhất trong quang minh), cho nên mới nói là “Thù Thắng”. Tất cả chư Phật đều có hào quang, nhưng hào quang của A Di Đà Phật là đệ nhất, lớn hơn hào quang tất cả các chư Phật, Phải đặt biệt rõ ràng. Quý vị xem,『極清淨故』 “Cực thanh tịnh cố” (Cực kì thanh tịnh nên), từ tâm thanh tịnh lưu xuất ra. 『於此世界』 “Ư thử thế giới’ (Ở thế giới này) tất cả những thứ như: 『黑山、雪山、金剛、鐵圍、大小諸山、江河、叢林、天人宮殿,一切境界』 “Hắc sơn, Tuyết sơn, Kim Cang, Thiết Vi, đại tiểu chư sơn, giang hà, tùng lâm, thiên nhân cung điện, nhất thiết cảnh giới”. (Hắc sơn, Tuyết sơn, Kim Cang, Thiết Vi, núi đồi lớn nhỏ, sông suối, rừng cây, cung điện trời người, tất cả cảnh giới). Trong kinh Phật thường nói đến, chúng ta chưa nhìn thấy, nhưng trong hào quang của A Di Đà Phật, chúng ta nhìn thấy rồi.

Chúng ta đọc chú giải của Hoàng Niệm lão một lần, 彌陀光明,光中極尊,故云殊勝。所以殊勝者,蓋因極清淨故 “Di Đà quang minh, quang trung cực tôn, cố vân thù thắng. Sở dĩ thù thắng giả, cái nhân cực thanh tịnh cố” (Hào quang Di Đà, là tôn quý nhất trong các quang minh, cho nên mới nói là thù thắng. Sở dĩ thù thắng, là vì cực kì thanh tịnh). Câu này rất quan trọng. Tâm chúng ta không thanh tịnh, có tạp niệm, có vọng tưởng, không hay không biết: có rất nhiều ý nghĩ sai lầm, giống như nước suối chảy ra ngoài, trước giờ chưa từng có giọt nước nào thanh tịnh chảy ra. Bởi vì bị ô nhiễm từ vô lượng kiếp nay, có thiện, có ác, có vô kí, vô kí là không thiện không ác, là vô kí, ba loại đó. 故於此界 “Cố ư thử giới” (Cho nên ở thế giới này), thế giới Ta Bà, là khu vực giáo học của một vị Phật, khu vực giáo hoá, trong đó bao gồm: nhiều hành tinh như thế giới chúng ta, Tam thiên Đại thiên thế giới. 例如黑山 “Liệt như Hắc sơn” (Thí dụ như Hắc Sơn), trong kinh còn gọi là 黑嶺 “Hắc Lĩnh”, tên núi. Trong Tây Vực Kí, Từ Ân Truyện, Tây Vực Kí do Đại sư Huyền Trang viết, Từ Ân là của Đại sư Khuy Cơ, đều nói đến. “Tuyết Sơn” là núi “Hy-ma-lay-a”, điều này chúng ta biết, “Đỉnh núi nhiều năm tích tuyết”, cho nên gọi là Tuyết Sơn. Còn có “Kim Cang, Thiết Vi”, nhìn thấy Kim Cang, Thiết Vi trong hào quang của Phật, nhục nhãn của chúng ta không thấy, kính viễn vọng cũng không phát hiện được. 如是一切無不照見 “Như thị nhất thiết vô bất chiếu kiến” (Như vậy hết thảy không gì không chiếu thấy), trong Phật quang có.

Đoạn sau đây là thí dụ, có hai đoạn kinh, phía trước là một đoạn.

【譬如日出。明照世間。乃至泥犁。】 “Thí như nhật xuất, minh chiếu thế gian, nãi chí Nê-Lê” (Giống như mặt trời, chiếu sáng thế gian, đến cả Nê-Lê).

“Nê-Lê” là địa ngục.

【谿谷。幽冥之處。悉大開闢。皆同一色。】 “Khê cốc, u minh chi xứ, tất đại khai tịch, giai đồng nhất sắc” (Hang hẻm, những nơi tối tăm, đều được khai sáng, cùng một màu sắc).

Trong chú giải nói, trong đoạn này dùng mặt trời làm thí dụ, 日出暗消 “Nhật xuất ám tiêu” (Mặt trời hiện ra u ám tiêu tan), u ám không còn nữa. 『明照世間』 “Minh chiếu thế gian” (Chiếu sáng thế gian), mặt trời chiếu khắp mọi nơi, trên mặt đất cũng chiếu đến. Nhưng trong Phật quang, nhìn thấu cả địa ngục, 『幽冥之處』 “U minh chi xứ” (Những nơi tối tăm). Dưới đây lại nói, trong chú giải nói, 幽冥之處,指深谷極暗之地,及乃至泥犁,即地獄,悉皆開闢明現,故云悉大開闢 “U minh chi xứ, chỉ thâm cốc cực ám chi địa, nãi cập chí Nê-Lê, tức địa ngục, tất giai khai tịch minh hiện, cố vân tất đại khai tịch” (Những nơi tối tăm, tức là những nơi hang cùng cực kì u ám, đến tận Nê-Lê, tức địa ngục, đều mở mang chiếu hiện, cho nên mới nói là đều đại mở mang).

且一切諸物皆同一色 “Thả nhất thiết chư vật giai đồng nhất sắc” (Hơn nữa hết thảy mọi vật đều cùng một màu sắc). Một sắc, trong Quán Kinh nói rất rõ ràng, 悉皆金色 “Tất giai kim sắc” (Cùng một sắc vàng). Vàng ở đây là thí dụ, trong năm thứ kim loại, vàng bạc đồng sắt thiếc, vì sao vàng quý nhất? Quý nhất vì vàng không đổi sắc. Bạc, đồng, sắt, thiếc sẽ bị ô xi hoá, vàng không bị, vàng mãi mãi không bị ố, không biến chất, quý ở điểm này. Cho nên sắc vàng đại biểu cho chân thực, bạc đồng sắt thiếc bị biến đổi, sắc vàng bất biến, là lấy nghĩa này. Tất cả mọi vật đều cùng một sắc, một sắc là sắc vàng.

無量壽佛住立空中。觀世音,大勢至是二大士,侍立左右。光明熾盛,不可具見。百千閻浮檀金色,不得為比。 “Vô Lượng Thọ Phật trụ lập không trung. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí thị nhị Đại sĩ, thị lập tả hữu. Quang minh xí thịnh, bất khả cụ kiến. Bách thiên Diêm Phù Đàn kim sắc, bất đắc vi tỉ” (Vô Lượng Thọ Phật đứng ở giữa trời, ngài Quán Thế Âm, Đại Thế Chí là hai vị Đại sĩ, đứng hầu hai bên. Hào quang rực rỡ, không thể thấy hết. Trăm ngàn sắc vàng Diêm-phù-đàn, cũng không sánh bằng). Đó là trong Phật quang nhìn thấy A Di Đà Phật, nhìn thấy ngài Quán Âm, Thế Chí, nhìn thấy thế giới Cực Lạc, giống y hệt như Thích Ca Mâu Ni Phật nói trong kinh, hoàn toàn tương đồng. Đức Di Đà thị hiện như vậy, là để chứng minh cho Phật Thích Ca, để cho Đệ tử Phật Thích Ca, bất luận là tại gia hay xuất gia, đặc biệt là Đệ tử phàm phu, vẫn chưa chứng quả, dưới Phật quang nhìn thấy rõ ràng, để rồi thâm tín bất nghi với tất cả các pháp: mà Thế Tôn nói. Phật dạy chúng ta không nói dối, không nói hai lưỡi, không thêu dệt, không ác khẩu, cho nên Phật không thể nói dối, làm gì có đạo lí đó? Để chúng ta tin sâu không nghi với tất cả các pháp: mà Phật nói, tỉ mỉ để lãnh hội.

Phật dạy chúng ta, cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, phương pháp vô cùng đơn giản, là một pháp môn đặc thù nằm ngoài: tám vạn bốn ngàn pháp môn. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều cần phải đoạn trừ phiền não mới chứng quả Bồ đề, pháp môn này không cần phải đoạn phiền não, vãng sanh thế giới Cực Lạc là chứng quả Bồ-đề, là dễ dàng! Có thể nói ai cũng có phần, ai cũng chắc chắn, một đời thành tựu, sao lại không theo? Bộ kinh nào, pháp môn nào, tám mươi bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, đều phải tu giới định huệ. Giới định huệ là tổng cương lãnh, tổng nguyên tắc, bao hàm tất cả pháp môn, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Pháp môn Tịnh Độ ngoại lệ, đây là pháp môn đặc biệt, vì sao? Tất cả pháp môn khác đều phải dựa vào tự lực, tự mình tu hành, bỏ ác tu thiện, bỏ vọng chứng chơn, chỉ có pháp môn này nhờ vào Phật lực gia trì. thế giới Cực Lạc A Di Đà Phật, chúng ta ở tại thế giới Ta Bà, Bổn sư là đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật đưa đi, A Di Đà Phật ở bên kia đến đón, rất đặc biệt.

Nhưng pháp môn này khó tin. Người tin theo, vì sao họ tin tưởng? Đoạn trước chúng ta đã nói, những người có thể tin được, nghe xong không hoài nghi chút nào, là trước đây trong đời quá khứ họ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật. Ngày nay gặp được pháp môn này, được sứcgia trì bởi vô lượng chư Phật ở quá khứ, phước báo lớn, mới gặp được, gặp được mà tin theo, đời này sẽ viên mãn. Sanh về thế giới Cực Lạc bằng với đại viên mãn, đạo lí này cần phải hiểu, không được coi nhẹ, Để lỡ mất pháp môn này, quý vị thật sự rất sai lầm, quý vị đến thế gian này là thật sai lầm rồi.

Khó tin, thật khó tin, tôi tin câu nói này, bản thân tôi là một thí dụ điển hình. Tôi học Phật năm 26 tuổi, có đọc qua kinh điển Tịnh Độ, vừa học Phật đã đọc Tịnh Độ tam kinh, nhưng không tin, không tiếp nhận, tôi thích kinh giáo, tôi bỏ không ít công phu vào kinh giáo. Đến năm 85 tuổi tôi mới quay đầu, già rồi, học Phật lâu như vậy, nhưng không có chút chắc chắn nào, cho nên khi đó mới thật sự quay về với Tịnh Độ. Tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng đến Ngũ thập tam tham, ngài Văn Thù, Phổ Hiền đều niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Hai vị Bồ-tát này trong thời gian tôi còn học giáo: vô cùng bội phục, tôi vô cùng kính phục hai ngài, đến cuối cùng các ngài đều niệm Phật đến thế giới Cực Lạc rồi, tôi phải đi theo. Tôi quay về với Tịnh Độ là như vậy đó. Nếu như không thấy ngài Văn Thù, Phổ Hiền, tâm tôi vẫn chưa quyết; nhìn thấy ngài Văn Thù, Phổ Hiền, không nói gì nữa, thật sự về với Tịnh Độ.

Phía sau vẫn còn một chút, đều nói về phóng quang. 一色 “Nhất sắc”, chúng ta xem trang 998, một màu sắc, 表萬法一如 “Biểu vạn pháp nhất như” (Biểu thị vạn pháp như một), ý nghĩa biểu pháp rất sâu sắc. 於佛妙智光中,悉顯清淨本體。差別相泯,唯露真實。是故皆同一色。“Ư Phật diệu trí quang trung, tất hiển thanh tịnh bản thể. Sai biệt tương mẫn, duy lộ chân thật. Thị cố giai đồng nhất sắc” (Trong ánh sáng trí huệ kì diệu của Phật, đều hiển hiện rõ bản thể thanh tịnh. Không còn tướng sai biệt, chỉ hiển lộ chân thật. Cho nên đều cùng một sắc). Cùng một sắc, thực tế là nhìn thấy Pháp thân của chư Phật. Pháp thân là cùng một thể, mười phương ba đời Phật, cùng chung một Pháp thân, bao gồm cả Pháp thân của chúng ta, Pháp thân của lục đạo chúng sanh, cùng một Pháp thân với Phật. Cho nên Phật nói, hết thảy chúng sanh vốn là Phật, không sai chút nào, vốn là Phật.

Vì sao thành ra như thế này? Mê mất Tự Tánh. Khôi phục lại như thế nào? Trì giới, tu định thì có thể khôi phục, niệm Phật vãng sanh cũng khôi phục được, không hai không khác. Cho nên pháp môn Tịnh Độ hiện ra sự đặc biệt đáng quý, phải chăm chỉ tu học, Phải quán thông lí, thì quý vị sẽ tin sâu không nghi, tự nhiên sẽ hiểu rõ sự. Chăm chỉ niệm Phật, giống như lão Hoà thượng Hải Hiền, ba năm ngài thấy được Phật, ba năm tôi cũng có thể thấy Phật, vấn đề là quý vị có thể nhất tâm chuyên niệm hay không, ba năm nhất định thấy Phật. Được rồi, thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây.

(Hết tập 446)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật quả

Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.

 

Trả lời 0