TỊNH
ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – 2017 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM 43: PHI THỊ TIỂU
THỪA
Không Phải Là Tiểu thừa
Tập 479
Hòa thượng
Tịnh Không chủ
giảng.
Giảng tại: Trường Đại
học Xứ Wales, Anh Quốc.
Thời
gian: Ngày 16 tháng 9 năm 2017.
Dịch giả:
Thích Thiện Trang.
Kính chào: chư vị Pháp
sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi
người cùng
tôi quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng
tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y
Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Bạch thầy A-xà-lê thương xót, con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay,
cho đến suốt đời, còn xin quy y Phật, lưỡng túc trung tôn, con xin quy y Pháp, ly
dục trung tôn, con quy y Tăng, chư chúng trung tôn(3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa
Chú, trang 1051, hàng thứ 1, tiêu đề: A3.
流通分“lưu thông phần”(phần lưu thông), chia làm 5 phẩm: từ phẩm
43 đến phẩm 48.
Mời xem: giới thiệu của Niệm lão. Ngài giải thích: 全經三分,初為序,中為正宗,末為流通。靈峰大師云:此三名初善,中善,後善。序如首,五官俱存。正宗如身,臟腑無闕。流通如手足,運行不滯。今是後語,後語亦善,不可因其非正因而忽視也“Toàn kinh tam phân: sơ vi tự, sơ vi Tự,
trung vi Chánh Tông, mạt vi Lưu Thông. Linh Phong Đại sư vân: thử tam danh sơ
thiện, trung thiện, hậu thiện. Tự như thủ, ngũ quan câu tồn. Chánh Tông như thân,
tạng phủ vô khuyết. Lưu thông như thủ túc, vận hành bất trệ. Kim thị hậu ngữ, hậu
ngữ diệc thiện, bất khả nhân kỳ phi chánh nhân nhi hốt thị dã.”(Toàn kinh chia làm ba phần: đầu tiên
là phần Tự; giữa là phần Chánh Tông, cuối là phần Lưu Thông. Đại sư Linh Phong
nói: Ba phần này gọi là
sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Phần
Tự như đầu và ngũ quan cùng tồn tại. Phần
Chánh Tông như thân và tạng phủ không thể thiếu. Phần Lưu Thông như chân tay, vận hành chẳng
trở ngại.
Phần này là những lời cuối, những lời cuối vẫn hay. Không được cho đây không
phải là phần chính mà xem thường).
Niệm lão dùng mấy câu nói rất đơn giản này để nói với chúng ta, đây là đoạn cuối
cùng của bộ Kinh này, là phần Lưu Thông. Phần Lưu Thông với phần trước thật là hay
như nhau. Không được bởi vì phần này, chẳng nói được quan trọng như phần trước,
mà xem thường. Phần trước là dạy cho chúng ta phương pháp và lý luận; còn phần
sau cùng này, là phần Lưu Thông, thì trọng điểm là khuyên bảo chúng ta phải
nghiêm túc thật tu, ngàn vạn lần không nên đem cơ hội và duyên phận này bỏ lỡ mất.
Ý nghĩa của phần này rất quan trọng.
Phần
này chia làm 5 phần, từ phẩm 43 đến phẩm 48, đều thuộc về phần Lưu Thông. Kinh
văn không quá dài, nhưng hiển lộ ra, thật sự như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa,
không hai không khác. Kinh Văn của phần Lưu Thông rất dài, thông thường bộ Kinh
nhỏ, thì phần Lưu Thông chỉ có vài hàng kinh văn, ở bộ kinh này có sáu phẩm, nhưng
nội dung vô cùng phong phú. Đoạn thứ nhất, 勸信流通“Khuyến
tín lưu thông”(khuyên tin tưởng lưu thông), được chia làm
sáu mục. Mục thứ nhất là:
非是小乘第四十三“Phi Thị Tiểu Thừa Đệ Tứ Thập Tam”(Phẩm 43: Không Phải Là Tiểu Thừa)
Chúng ta xem Chú Giải của
Niệm lão. 本品經文,多是《唐譯》“Bổn phẩm kinh văn,
đa thị Đường Dịch”(Kinh
văn của phẩm này, đa phần là của bản Đường Dịch). Những điều nói trong phẩm
này, phần nhiều là được trích ra từ bản Đường Dịch. Trong đó hai câu ‘Không Phải
Là Tiểu Thừa’ và ‘Đệ Tử Bậc Nhất’ không phải là ở trong bản Đường Dịch, mà ở
trong bản Tống Dịch. 本品是流通分之首,獨勸持名。正是會權歸實,攝末入本也 “Bổn phẩm thị Lưu Thông phần chi thủ,
độc khuyến trì danh. Chánh thị hội quyền quy thật, nhiếp mạt nhập bổn dã”(Phẩm này là phẩm đầu của phần Lưu
Thông, chỉ khuyên trì danh. Ðây chính là hội Quyền quy Thật, thâu ngọn trở về gốc). Hai câu này, là như những bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa mới hiển
thị ra ý nghĩa như vậy. Ở trong phẩm này, chủ yếu nhất là khuyên chúng ta niệm
Phật, chỉ khuyên trì danh. Quyền là phương tiện thiện xảo, thật là thực sự chân
thật. Đó là đem trọng điểm của phẩm này, nói ra cho chúng ta. Đến cuối cùng, càng
về sau cùng, thì lời nói càng quan trọng. Những điều ở trước của phần Tự và phần
Chánh Tông, đã đem Thế Giới Tây Phương Cực Lạc giới thiệu cho chúng ta, có lý có
sự, nói được rất rõ ràng, rất sáng tỏ, để cuối cùng chúng ta mong muốn sanh đến.
Nếu như làm rõ ràng làm sáng tỏ rồi, mà cuối cùng không thể vãng sanh, thì học
bộ kinh này là uổng phí rồi, chúng ta không đạt được lợi ích chân thật. Cho nên
ngay ở đầu tiên đã nhắc nhở chúng ta, chỉ khuyên trì danh. Câu nói này quan trọng!
Tiếp theo, trong Vô Lượng
Thọ Kinh Sao nói: 上來雖說萬行往生,望佛本願,意在眾生,一向專念阿彌陀佛名“Thượng lai duy thuyết vạn hạnh vãng
sanh, vọng Phật bổn nguyện, ý tại chúng sanh, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật
danh”(Phần trên tuy đã nói đến vạn hạnh vãng sanh,
nhưng bổn nguyện của Phật, là mong muốn chúng sanh: nhất hướng chuyên niệm danh
hiệu A Di Ðà Phật). Chúng ta đã xem thấy trong bộ kinh này, bổn nguyện của
Phật là ở tại đâu? Thật sự là hy vọng chúng ta: nhất hướng chuyên niệm A Di Đà
Phật. Vì sao vậy? Bởi chỉ cần quý vị nắm chắc câu này, thì quý vị đã đạt được viên
mãn công đức của bộ kinh này. Nếu như chúng ta lơ là, quên mất niệm Phật, như vậy
thì học bộ kinh này là uổng công rồi. Ngay trong đời này, chúng ta đã mất đi lợi
ích chân thật của Đại Kinh, chính là Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta không có đạt được
lợi ích, đó là sai lầm quá lớn rồi. Cho nên cần phải ghi nhớ, câu này đã nói ở trước
là quy thật, chân thật trở về gốc, là gốc rễ, chính là nhất hướng chuyên niệm A
Di Đà Phật. Bất cứ lúc nào cũng không được quên, mọi lúc mọi nơi, tốt nhất là
Phật hiệu luôn ở trong tâm không gián đoạn, vậy thì quý vị sẽ đạt được viên mãn.
Tiếp theo, trích lời của
ngài Hắc Cốc trong sách Đại Kinh Thích, ngài Hắc Cốc là người Nhật Bản. Tịnh-tông
tại Nhật Bản rất thịnh vượng, người Nhật Bản đã đem Tịnh-độ-tông chia làm mười
mấy phái, mà phương pháp tu hành của mười mấy phái ấy, cũng không hoàn toàn giống
nhau, tuy kinh điển căn cứ giống nhau, nhưng phương pháp tu hành không giống
nhau. Những lời của Đại sư Hắc Cốc được trích ra như sau: 至流通,初廢助念諸行二門,但明念佛往生“Chí Lưu Thông, sơ phế trợ niệm chư
hạnh nhị môn, đản minh niệm Phật vãng sanh”(Đến phần Lưu Thông, trước hết phế bỏ hai môn
thuộc các hạnh trợ niệm, chỉ nói đến niệm Phật vãng sanh). Đây chính là đoạn
đầu của phần Lưu Thông Kinh này, mở đầu nói rất rõ ràng cho chúng ta về niệm Phật
vãng sanh. 又云:準本願故,至流通,初廢諸行,歸但念佛“Hựu vân: Chuẩn bổn nguyện cố, chí Lưu
Thông, sơ phế chư hạnh, quy đản niệm Phật”(Lại nói: Vì
theo như bổn nguyện, nên đến phần Lưu Thông, trước hết là phế bỏ các hạnh, chỉ
quy về niệm Phật). Có thể thấy bổn nguyện của đức Di Đà, thật sự mà nói, chính
là hy vọng chúng sanh一向專念彌陀名號 “nhất hướng chuyên
niệm Di Đà danh hiệu”(nhất
hướng chuyên niệm danh hiệu Di Đà). Đại sư Ngẫu Ích nói: có tín có nguyện, thì
quý vị đầy đủ điều kiện vãng sanh, chỉ cần chịu niệm Phật.
Niệm Phật, thì phải niệm đến
công phu như thế nào? Thông thường Tổ sư Đại đức thường nói là: công phu thành
phiến. Thế nào gọi là thành phiến? Cũng chính là không có tạp niệm, không có vọng
tưởng, cũng không có phân biệt chấp trước, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Lão
Hòa thượng Hải Hiền vì chúng ta mà biểu diễn, công phu thành phiến. Mỗi ngày, từ
sáng đến tối ngài không gián đoạn Phật hiệu, trừ lúc ngài ban đêm đi ngủ, khi
thức dậy, thì liền đề khởi Phật hiệu, ngài đã niệm 92 năm. Không chỉ công phu
thành phiến, mà chúng ta tin tưởng ngài đạt nhất-tâm-bất-loạn. Nhất-tâm-bất-loạn
bằng với minh tâm kiến tánh bên Thiền-tông, đó là thuộc về Thiền-định. Sự nhất
tâm thì bằng với A-la-hán, lý nhất tâm thì bằng với Pháp-thân Bồ-tát, đó chính
là phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp-thân, là Pháp-thân Đại-sĩ. Lý-nhất-tâm,
vãng sanh Thế giới Cực Lạc sanh vào Thật-báo-độ; sự-nhất-tâm sanh vào Phương-tiện-độ,
công phu thành phiến thì sanh Phàm-thành-đồng-cư-độ. Mỗi một độ đều có ba phẩm
là: Thượng, trung, hạ. Công phu thành phiến, thì sanh thượng-phẩm thượng-sanh của
Phàm-thánh-đồng-cư-độ. Chưa đến được công phu thành phiến, thì sanh hai phẩm dưới.
Đến phần Lưu Thông, phần
Lưu Thông thì bỏ đi các hạnh, không bàn đến các hành môn khác nữa, chỉ nói về niệm
Phật, chính là chỉ quy về niệm Phật. Đến cuối cùng, chỉ quay về một câu Phật hiệu.
Tịnh-tông đại biểu cho tất cả Phật pháp. Thật sự tất cả Phật pháp, đến cuối cùng
dạy chúng ta thoát khỏi sáu đường luân hồi, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Sanh đến Thế giới Cực Lạc, đảm bảo quý vị một đời thành Phật, vì nơi đó là vô lượng
thọ, Phật là vô lượng thọ, người vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì mỗi người cũng
là vô lượng thọ. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta: phàm phu tu hành, phải
mất ba đại a-tăng-kỳ kiếp mới có thể thành Phật. Tuổi thọ vô lượng, thì ba a-tăng-kỳ
kiếp đó là đáng kể gì? Cho nên, sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì giống
như thành Phật vậy, thật sự là thành Phật. Đạt được sự gia trì bởi 48 nguyện của
A Di Đà Phật: thì trí huệ, thần thông, tự hành hóa tha, đều được đại tự tại, không
khác gì với chư Phật Như Lai. Đến đâu mà tìm được nơi tốt như vậy! Phật pháp có
vô lượng pháp môn, trong 84 ngàn pháp môn, chỉ có một môn này là đặc biệt, chỉ
có pháp môn này là chân thật, đặc biệt là đối với hạng người căn tánh chúng ta mà
nói, thì không gì thù thắng hơn. Vì vậy, 84 ngàn hành môn khác, không cần đề cập
nữa, chúng ta chỉ cần quay về niệm Phật thì đúng rồi, là cầm được bảo chứng thư
rồi. Bảo đảm chúng ta một đời vãng sanh, không đến nỗi bỏ qua nhân duyên này.
今勸流通,特顯佛願。獨倡持名,普勸流通。是故稱為後善也“Kim khuyến lưu thông, đặc hiển Phật
nguyện. Đọc xướng trì danh, phổ khuyến lưu thông. Thị cố xưng vị hậu thiện dã”(Nay khuyên lưu thông, đặc biệt hiển
bày Phật nguyện. Chỉ đề xướng trì danh, rộng khuyên lưu thông. Cho nên gọi là hay
cuối cùng vậy). Ba phần: phần Tựa hay, phần Chánh Tông hay, phần Lưu Thông
cuối cùng càng hay, hay đến tột cùng, không có gì hay hơn được nữa.
Chúng ta xem tiếp, tiêu đề
tiếp theo đây, 舉十方已生者勸信“Cử thập phương dĩ sanh giả khuyến tín”(Nêu ra thánh chúng mười phương đã
vãng sanh để khích lệ niềm tin). Phải chú ý đến điều này, mười phương thế
giới vô lượng vô biên, có Phật giáo hóa, Phật khuyên mọi người niệm Phật cầu
sanh Tịnh-độ, giống như Thích Ca Mâu Ni Phật, ở tại địa cầu chúng ta đây cũng khuyên
chúng ta như vậy. Hễ mà tiếp nhận, y giáo phụng hành, thì tất cả đều vãng sanh.
Chúng ta xem Kinh văn:
佛告慈氏。汝觀彼諸菩薩摩訶薩。善獲利益“Phật cáo Từ Thị: Nhữ quán bỉ chư Bồ-tát Ma-ha-tát, thiện hoạch lợi ích”(Phật bảo ngài Từ Thị: ông quán các Bồ-tát Ma-ha-tát ấy khéo đạt được lợi ích).
Quý ngài đã đạt được điều
tốt rồi, chúng ta phải hướng quý ngài học tập, quý ngài là tấm gương của chúng
ta, là khuôn mẫu của chúng ta. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão. Đoạn trước “Ông quán các Bồ-tát Ma-ha-tát
ấy khéo đạt được lợi ích”. Bồ-tát thì có tiểu Bồ-tát, có đại Bồ-tát, Ma-ha-tát
là đại Bồ-tát. Phân biệt lớn nhỏ như thế nào? Minh tâm kiến tánh chính là
Ma-ha-tát, chưa minh tâm kiến tánh chính là Bồ-tát, thông thường trong kinh nói
như vậy. Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão. 右段汝觀彼諸菩薩摩訶薩,善獲利益。指前品中十方往生無量無邊諸大菩薩。彼等“Hữu đoạn: Nhữ quán bỉ chư Bồ-tát
Ma-ha-tát, thiện hoạch lợi ích. Chỉ tiền phẩm trung thập phương vãng sanh vô lượng
vô biên chư đại Bồ-tát. Bỉ đẳng”(Đoạn trước: ‘Ông quán các Bồ-tát Ma-ha-tát ấy
khéo đạt được lợi ích’. Là chỉ cho vô lượng vô biên các đại Bồ-tát từ mười phương vãng sanh đã
nói trong phẩm trước. Quý ngài). Những vị Bồ-tát này, 聞名往生,得大利益。如前所引《論註》所云:菩薩往生極樂,見阿彌陀佛,即與八地及八地以上諸大菩薩,畢竟身等法等。故云善獲利益。是乃舉十方往生聖眾往生得益,以勸眾生信樂發願也“Văn danh vãng sanh, đắc đại lợi ích.
Như tiền sở dẫn Luận Chú sở vân: Bồ-tát vãng sanh Cực Lạc, kiến A Di Đà Phật, tức
dữ Bát-địa cập Bat-địa dĩ thượng chư đại Bồ-tát, tất cánh thân đẳng pháp đẳng.
Cố vân thiện hoạch lợi ích. Thị nãi cử thập phương vãng sanh thánh chúng vãng
sanh đắc ích, dĩ khuyến chúng sanh tín nhạo phát nguyện dã”(Nghe danh vãng sanh, đạt đại lợi ích.
Như phía trước đã trích dẫn lời của Vãng Sanh Luận Chú:‘Bồ-tát vãng sanh Cực Lạc,
diện kiến A Di Đà Phật, liền được thân và pháp rốt ráo bình đẳng với các đại Bồ-tát
thuộc Bát-địa hay từ Bát-địa trở lên’. Nên nói khéo đạt được lợi ích. Đây là nêu lên mười phương thánh chúng vãng sanh được lợi ích, để khích
lệ chúng sanh lòng tin ưa, mà phát nguyện vậy).
Tín, là tin sâu không
nghi đối với Thế giới Cực Lạc. Phát nguyện, là phát nguyện cầu vãng sanh Tịnh-độ,
điều này quan trọng. Quý ngài đến làm tấm gương cho chúng ta, chúng ta thấy rồi
nên tin tưởng, không phải là giả. Thật có thể đủ tin tưởng, thật phát nguyện cầu
sanh, thì quý vị được độ rồi, vấn đề của quý vị liền được giải quyết hoàn toàn,
về sau được thuận buồm xuôi gió. Đến Thế giới Cực Lạc, thành tựu quả vị của Bồ-tát,
quả vị của Phật-Đà, cứu cánh viên mãn, về sau giống như chư Phật Như Lai, quý vị
có duyên với địa phương nào, thì quý vị đến địa phương đó mà hiện thân thuyết
pháp, giáo hóa chúng sanh. Chúng ta có lý do tin tưởng, quý vị dạy chúng sanh điều
gì? Khẳng định là dạy chúng sanh: tín, nguyện, trì danh, vãng sanh Tịnh-độ. Ngôn
ngữ rất đơn giản, nhưng ý nghĩa vô cùng thâm sâu vô cùng rộng lớn, mà phàm phu
chúng ta không có cách nào tưởng tượng được.
Chúng
ta xem đoạn tiếp theo đây.
若有善男子。善女人。得聞阿彌陀佛名號。能生一念喜愛之心。歸依瞻禮。如說修行“Nhược hữu
thiện nam tử, thiện nữ nhân, đắc văn A Di Đà Phật danh hiệu, năng sanh nhất niệm
hỷ ái chi tâm, quy y chiêm lễ, như thuyết tu hành”(Nếu có người thiện nam, người thiện nữ được nghe danh hiệu A Di Đà Phật,
có thể sanh một niệm tâm vui thích, quy y chiêm lễ, tu hành như lời dạy).
如說“Như thuyết”(như lời
dạy), tức là những điều mà kinh này đã nói, quý vị đều học hiểu rồi, thì nhất
định phải nương theo kinh Phật đã nói để nghiêm túc tu hành, tu là tu chỉnh, hành
là hành vi. Ở trong kinh điển, thường thường đem hành vi chia làm ba loại lớn là:
thân, khẩu, ý. Tạo tác của thân thể là hành vi của thân; ngôn ngữ của trong miệng
là hành vi khẩu nghiệp; khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước là hành vi của
ý. Ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Đó là tạo tác của ba loại lớn, hành là tạo tác. Phải
tu như thế nào? Là 4 chữ: tín nguyện trì danh. Thì đem hành vi của ba nghiệp thân,
ngữ, ý, toàn bộ đều bao gồm ở trong đó. Trong tâm nghĩ tới A Di Đà Phật, trong
miệng niệm A Di Đà Phật, thân lễ bái A Di Đà Phật, là đều tu ba nghiệp. Sáng tối
định thời khóa, lễ bái là chính, thời gian khác, yêu cầu phải là tâm miệng không
gián đoạn, niệm niệm liên tục, vậy thì tốt rồi.
Tiêu đề tiếp theo, 讚念佛第一以勸信“Tán niệm Phật đệ nhất dĩ
khuyến tín”(Khen ngợi niệm Phật là bậc
nhất để khuyến tín), 聞名得利“Văn danh đắc ích”(nghe
danh được lợi ích). Mời xem kinh văn:
若有善男子。善女人。得聞阿彌陀佛名號。能生一念喜愛之心。歸依瞻禮。如說修行。當知此人為得大利。當獲如上所說功德“Nhược hữu thiện
nam tử, thiện nữ nhân, đắc văn A Di Đà Phật danh hiệu, năng sanh nhất niệm hỷ ái
chi tâm, quy y chiêm lễ, như thuyết tu hành. Đương tri thử nhân vi đắc đại lợi.
Đương hoạch như thượng sở thuyết công đức”(Nếu có người thiện nam, người thiện nữ được
nghe danh hiệu A Di Đà Phật, có thể sanh một niệm tâm vui thích, quy y chiêm lễ,
tu hành như lời dạy. Phải biết rằng người ấy là được lợi ích lớn, thu được công
đức như đã nói ở trước).
Chúng ta xem Chú Giải của Niệm lão. 下文“Hạ văn”(đoạn
văn tiếp theo), tức là đoạn mà chúng ta vừa đọc, 則讚念佛第一以勸信。聞佛名號,能生一念喜愛之心,歸依禮敬,如說修行,即得大利,當得經中所說往生之一切功德“tắc tán niệm Phật
đệ nhất dĩ khuyến tín. Văn Phật danh hiệu, năng sanh nhất niệm hỷ ái chi tâm,
quy y lễ kính, như thuyết tu hành, tức đắc đại lợi, đương đắc kinh trung sở
thuyết vãng sanh chi nhất thuyết công đức”(Chính là khen ngợi niệm Phật là bậc nhất để
khuyến tín. Nghe danh hiệu Phật, có thể sanh một niệm tâm vui thích, quy y kính
lễ, tu hành như lời dạy, liền đạt được lợi lớn, sẽ được tất cả công đức của việc
vãng sanh như đã nói ở trong kinh). Câu nói này nhắc nhở chúng ta, trong bộ
kinh này Phật đã giảng tất cả công đức của A Di Đà Phật, nói người của mười phương
thế giới vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, từ hạ-hạ-phẩm đến thượng-thượng-phẩm,
hạ-hạ-phẩm là phẩm thấp nhất của cõi đồng-cư, thượng-thượng-phẩm là cõi thường-tịch-quang,
cứu cánh viên mãn, không gì thù thắng hơn. Đó là đại lợi ích! Đều ở tại công đức
của một niệm.
Tiếp theo cử ra từ bản Hán dịch, trong
bản Hán dịch nói: 聞無量清淨佛聲“Văn Vô Lượng Thanh Tịnh Phật thanh”(Nghe danh hiệu của Vô Lượng Thanh
Tịnh Phật), đề kinh của bản kinh này, gọi ngắn là Kinh Vô Lượng Thọ, được hội
tập vô cùng hay, quá hay rồi. Đem đề kinh “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ
Trang Nghiêm Kinh”, của bản Tống Dịch, và đề kinh của bản Hán Dịch là “Vô Lượng
Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”, đem hai đề kinh ấy hợp lại thành: “Phật Thuyết
Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”. Đề kinh quá
hay! Nghe được tựa đề của kinh này, thì tâm từ bi hiện tiền, tâm hoan hỷ hiện
ra, 一時踊躍,心意清淨“nhất thời dũng dược, tâm ý thanh tịnh”(vui mừng hớn hở trong một lúc, tâm ý thanh tịnh). Bản Ngô Dịch
tương đồng với bản Hán Dịch, 又《宋譯》曰:得聞無量壽佛名號,發一念信心。又《魏譯》云:得聞彼佛名號,歡喜踊躍,乃至一念。“Hựu Tống Dịch viết:
đắc văn Vô Lượng Thọ Phật danh hiệu, phát nhất niệm tín tâm. Hựu Ngụy dịch vân:
đắc văn bỉ Phật danh hiệu, hoan hỷ dũng dược, nãi chí nhất niệm”(còn bản Tống Dịch nói: nghe được
danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, phát một niệm tín tâm. Bản Ngụy Dịch nói rằng:
nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, thì vui mừng hớn hở, dù chỉ một niệm). Một
niệm đó, dựa vào cách nói của sách Tuyển Trạch Tập, thì một niệm chính là một
niệm tịnh tín. Lại ở trong phẩm Tam Bối Vãng Sanh đã nói: 發一念心,念於彼佛“Phát nhất niệm tâm, niệm ư bỉ Phật”(Phát một niệm tâm, niệm đức Phật ấy).
Trong Gia Tường Sớ cũng nói: 一念即是具足無上功德者,明利深遠“Nhất niệm tức thị cụ túc vô thượng
công đức giả, minh lợi thâm viễn”(một niệm liền đầy đủ công đức vô thượng, làm
sáng tỏ lợi ích sâu xa), lợi là lợi ích, lợi ích sâu, lợi ích xa, 一念至信,修行發願,必生淨土,終得佛果,故云無上也“Nhất niệm chí tín, tu hành phát nguyện,
tất sanh Tịnh-độ, chung đắc Phật quả, cố vân vô thượng dã”(Một niệm tin sâu hết mực, tu hành
phát nguyện, thì tất sanh Tịnh-độ, cuối cùng sẽ đắc Phật quả, nên bảo là vô thượng
vậy). Trong sách Tuyển Trạch Tập nói: 以念佛而為無上也,乃至一念而為大利也“Dĩ niệm Phật nhi vi vô thượng dã, nãi chí nhất niệm nhi vi đại lợi dã”(Vì niệm Phật là vô thượng, nên dù chỉ một niệm mà đã là đại lợi).
Ở đây dẫn ra từ nhiều chú sớ, đều là lời của cổ Đại đức, những đoạn Kinh văn này
đều ở trong Đại Tạng Kinh, chúng ta đều có thể tìm được.
是故經謂,若人能生一念喜敬之心,持名求生,當知此人,為得大利,當獲如上所說功德。如上功德者,即經中所說,橫出三界,圓登四土,一生補佛,究竟寂光。“Thị cố kinh vị,
nhược nhân năng sanh nhất niệm hỷ kính chi tâm, trì danh cầu danh, đương tri thử
nhân, vi đắc đại lợi, đương hoạch như thượng sở thuyết công đức. Như thượng công
đức giả, tức kinh trung sở thuyết, hoành xuất tam giới, viên đăng tứ độ, nhất
sanh bổ
Phật, cứu cánh Tịch-quang”(Cho nên kinh nói, nếu người nào sanh được một
niệm tâm hỷ kính, trì danh cầu vãng sanh, nên biết rằng người ấy, đạt được lợi ích
lớn, được công đức như đã nói ở trên. Công đức như nói ở trên, chính như là
trong kinh đã nói: vượt tam giới theo chiều ngang, viên mãn lên tứ độ, một đời bổ xứ làm Phật, cứu cánh nhập Thường-tịch-quang). Tổ sư Đại đức đắng miệng nhọc lòng
khuyên bảo chúng ta, chúng ta xem được kinh văn, đọc được Chú Giải, nhờ Niệm lão
đã trích dẫn những văn chữ này của Tổ sư Đại đức, nên sanh lòng cảm ân, thật là
quá khó có được!
Chỉ một câu này, chỉ một niệm tâm hỷ
kính, trì danh cầu sanh, thì người đó đạt được công đức như đã nói là quá nhiều
rồi! Những điều trên kinh đã nói, đem quy nạp lại thành bốn câu: thứ nhất là ‘vượt
ngang tam giới’. Siêu vượt lục đạo luân hồi, là siêu vượt tất cả các tầng, từ đường
địa ngục siêu sanh đến đường ngạ quỷ, từ đường ngạ quỷ siêu sanh đến đường súc
sanh, từ đường súc sanh siêu sanh đến cõi người, từ cõi người lại siêu sanh đến
cõi trời. Trời có 28 tầng, gồm: trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới,
đến tầng trời trên đỉnh của vô sắc giới đi ra, thì ra khỏi luân hồi, cách ra khỏi
luân hồi là như vậy. Mỗi lần lên cao một tầng như vậy, thời gian đều là rất dài
rất dài, gọi là ra khỏi luân hồi theo chiều dọc. Vì vậy, biết bao người tu hành
tu được rất tốt, có ra khỏi luân hồi hay không? Không. Nếu sanh ở cõi trời, trời
cũng có thọ mạng, khi thọ mạng hết rồi, cũng có sanh lão bệnh tử. Phước báo của
người trời lớn, thọ mạng dài, khi nào họ cảm nhận được nỗi khổ? Khi lưng đau, già
rồi, là lão khổ. Họ cách thời gian chết bảy ngày, thì họ cảm giác được: không được
nữa, sắp chết rồi! Người trời thông minh, vào thời điểm đó niệm Phật vãng sanh
cũng còn kịp, thời gian của bảy ngày là đủ rồi. Nhưng mà họ gặp được Phật pháp
hay không, quan trọng là ở điểm này, nếu không gặp được thì không có cách nào. Nếu
như gặp được người nhắc nhở họ, họ nhất tâm chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật, A Di
Đà Phật, thì họ được vãng sanh.
Vượt ngang tam giới, thì không cần trải
qua cõi trời, cách này khác, là tại cõi người mà đi ra, gọi là vượt theo chiều ngang,
không phải là vượt theo chiều dọc. Vượt ngang tam giới, thì chỉ có pháp môn Tịnh-độ,
không có pháp môn thứ hai. 84 ngàn pháp môn, tất cả pháp môn đều là hướng lên, đi
lên, đi lên tiếp, đến cuối cùng thì siêu vượt, không có nghe nói vượt theo chiều
ngang, chỉ có pháp môn Tịnh-độ là vượt theo chiều ngang, thì họ siêu vượt rồi.
Sau khi thoát khỏi sáu đường luân hồi,
họ vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, sanh đến Thế giới Cực Lạc thì ‘viên đăng tứ
độ’, viên là viên mãn. Làm sao có thể viên mãn lên bốn độ? Quý vị đến Thế giới
Cực Lạc, vẫn còn có bốn độ, ba bậc chín phẩm, quý vị ở một đẳng cấp nào, mà
sanh lên trên cũng mất thời gian rất lâu. Tại sao nói là viên mãn lên? Là do 48
nguyện của A Di Đà Phật gia trì cho quý vị, chứ không phải do năng lực của chính
quý vị, A Di Đà Phật đi theo quý vị, giống như tiểu bằng hữu vậy, nắm tay dắt quý
vị đi lên, là ý nghĩa như vậy. Đến lúc nào phiền não tập khí của quý vị đoạn hết
rồi, trước hết ở cõi phương-tiện đoạn phiền não, ở cõi thật-báo đoạn tập khí, tập
khí khó đoạn. Đoạn tận tập khí rồi, đó là Đẳng-giác Bồ-tát, ở trên thập-địa, vẫn
còn Đẳng-giác Bồ-tát, đoạn hết tập khí rồi,
thì chứng được quả vị Diệu-giác. Ghi nhớ, thọ mạng của người Thế giới Cực
Lạc là vô lượng, cho nên nói thời gian dài bao nhiêu cũng không có là gì, vì tuổi
thọ họ dài, họ không bị trở ngại, thọ mạng dài là do bản nguyện uy thần của A
Di Đà Phật gia trì, điều này ở thế giới mười phương không có được. Câu tiếp
theo là: ‘một đời bổ xứ làm Phật, cứu cánh nhập Thường-tịch-quang’. Một đời bổ xứ
là Đẳng-giác, cứu cánh tịch-quang là Diệu-giác, thật sự viên mãn thành Phật rồi.
Đoạn kinh văn tiếp theo đây, 第一弟子“Đệ nhất đệ tử”(đệ tử bậc nhất), thật không
dễ! Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, câu này từ chính miệng của Phật nói ra, rất là khó
được! Chúng ta xem được thì hoan hỷ, hoan
hỷ vô cùng! Tại sao vậy? Bởi quý vị có thể nương theo pháp môn này mà tu hành, đúng
như trong kinh đã nói, thì quý vị là đệ tử bậc nhất của Như Lai. Đệ tử bậc nhất
của ai? Đệ tử bậc nhất của đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Lúc đó, đức Phật trụ thế
79 năm, người Trung Hoa nói tuổi ta là 80, người nước ngoài nói theo tuổi thật,
thì năm 79 tuổi Ngài nhập Bát-niết-bàn, rời khỏi chúng ta. Lúc ở đời, Ngài vì
chúng ta mà biểu diễn, Ngài là hoàng tử, nếu như không xuất gia, thì Ngài sẽ làm
vua. Mười chín tuổi từ bỏ ngôi vua, tại sao vậy? Bởi Ngài thấy có vấn đề không
thể giải quyết được, thấy được sanh lão bệnh tử, khi tuổi đã lớn thì cũng không
thể thoát được đại hạn này, đó là mấu chốt. Ngài hướng đến rất nhiều người để thỉnh
giáo, có thể vượt qua được hay không? Có tín đồ của những tôn giáo, là người tu
hành, người xuất gia, Ngài đều học qua tất cả tôn giáo của Ấn Độ, lúc bấy giờ Ấn
Độ cũng là đất nước của triết học, Ngài cũng học qua những học phái đó, nhưng
không có học phái tôn giác nào giải quyết vấn đề này được, nên Ngài xả bỏ đi những
gì đã học trong 12 năm.
Đó cũng là làm tấm gương cho chúng ta
xem, để chúng ta học tập theo Ngài. Năm 19 tuổi xuất gia, là buông xuống phiền-não-chướng,
năm 30 tuổi, thì buông xuống sự cầu học, không học nữa, không học tôn giáo nữa,
cũng không học triết học nữa, là buông xuống sở-tri-chướng. Buông xuống hai loại
chướng ngại này, vậy Ngài làm thế nào? Ngài nhập định, trong tâm thật sự làm được
một niệm không sanh, trở về đến tự-tánh. Tự-tánh là dạng như thế nào? Đại sư Huệ
Năng nói với chúng ta, khi ngài đã khai ngộ, khai ngộ tức là thấy được chân-tâm,
minh tâm kiến tánh, thấy được bản-tánh, bản-tánh chính là chân-tâm. Hai tâm này
của chúng ta: một là chân-tâm, hai là vọng-tâm. Về vọng-tâm, hiện nay chúng ta
dùng chính là vọng-tâm. Vọng-tâm ở đâu? Là ở trong chân-tâm; chân-tâm ở đâu? Chân-tâm
ở trong vọng-tâm. Chân vọng là một thể, chân vọng không thể chia ra được, chư vị
phải biết điều này. Tâm luân hồi là vọng-tâm.
Đại sư Huệ Năng nói rất hay, ‘nào ngờ
tự-tánh, vốn không dao động’, đó là nói rõ chân-tâm của chúng ta không động, chính
là đại định. Đại định trên quả địa Như Lai, chính là chân-tâm, từ trước đến giờ
chưa từng động. Đại sư Huệ Năng nói, nào ngờ tự-tánh, vốn không dao động, chưa
từng động qua, chưa từng lay động. Nó ở nơi đâu? Nó ở nơi nào, đó là ý nghĩ của
vọng rồi, là nghi ngờ của vọng-tâm, chân-tâm thì không có. Chân-tâm không có
suy nghĩ, không có tạp niệm, nói với quý vị: chánh niệm cũng không có. Chánh niệm,
tà niệm đều là tà; chánh niệm, tà niệm đều là chánh, có thể nói thông được hay
không? Có thể giảng thông được, vì là một thể. Nói với chúng ta: toàn bộ vũ trụ,
tất cả vạn pháp, là cùng một thể với chính mình. Vũ trụ ở đâu? Ở trong tâm ta.
Tâm ta ở nơi đâu? Tâm ta ở trong vũ trụ. Dao động chính là vọng-tâm, không dao động
chính là bày ra của chân-tâm. Chân vọng nhất như, chân ở trong vọng, vọng ở
trong chân, có thể chia ra được không? Không chia ra được, vì chia ra thì sai rồi.
Chẳng những không chia ra được, mà nói cũng không được, nói là phương tiện nói.
Quý vị thật sự có thể đem tất cả những điều đã nói đã nghe buông xuống, thì quý
vị mới khế nhập được cảnh giới. Khế nhập cảnh giới đây chính là chứng được tự-tánh,
minh tâm kiến tánh.
Hiện nay chúng ta là đang động, động nhưng
làm cho nó bất động, trở về bất động, là kiến tánh rồi. Tu thế nào? Trên tổng cương
lĩnh để nói, mắt tu ở trong sắc, mắt thấy sắc ở bên ngoài, thấy được rõ rõ ràng
ràng, minh minh bạch bạch, đó gọi là trí huệ. Trí huệ Bát-nhã của tự-tánh vốn đầy
đủ, là như như bất động, không có khởi tâm, không có động niệm, không có phân
biệt, không có chấp trước, đó là tự-tánh. Đã có một ý niệm khởi lên, thì khởi tâm
động niệm rồi, là vọng-tâm, không phải chân-tâm, rất là rõ ràng rất là sáng tỏ.
Chân có tác dụng của chân, vọng có tác dụng của vọng, tác dụng của vọng như thế
nào? Tác dụng của vọng, là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, chính là dùng
vọng để hóa độ chúng sanh. Bên trong của chân chính là Thường-tịch-quang. Thường,
là không dứt, vĩnh hằng không dứt, không có sanh diệt gọi là thường, có sanh có
diệt là vô thường, không sanh không diệt gọi là thường; tịch là không có ý niệm;
quang là một vùng ánh sáng; Thường-tịch-quang Tịnh-độ của Thế giới Cực Lạc, chúng
ta đến được nơi đó, thì nhất định chứng được Thường-tịch-quang, rốt ráo viên mãn
thành Phật.
Cho nên nói得名第一弟子 “đắc danh đệ nhất đệ tử”‘được gọi là đệ tử bậc nhất’, ‘không
phải là Tiểu-thừa’, là Đại-thừa ngay trong Đại-thừa. Đệ tử bậc nhất của Như
Lai là ai? Người niệm Phật cầu vãng sanh, là đệ tử bậc nhất của Như Lai.
Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.
( Hết tập 479)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.