TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 43: PHI THỊ TIỂU THỪA
Không Phải Là Tiểu thừa
Tập 480
Hòa thượng
Tịnh Không chủ
giảng.
Giảng tại: Trường Đại
học Xứ Wales, Anh Quốc.
Thời
gian: Ngày 17 tháng 9 năm 2017.
Dịch giả:
Thích Thiện Trang.
Ban Biên
Dịch Hoa Tạng Huyền Môn.
Kính chào: quý vị đồng học,
mời an tọa. Mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi
chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung
tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời
xem: Đại Kinh Khoa Chú. Trang thứ 1054, hàng thứ nhất.
Đây
là đoạn nhỏ thứ hai, 第一弟子“Đệ
nhất Đệ tử”(Đệ tử bậc
nhất). Rất khó đạt được câu nói này. Ai là Đệ tử
bậc nhất của Như Lai? Nên nhớ rằng, hễ là người niệm A Di Đà Phật. Thì họ chính
là Đệ tử bậc nhất của Như Lai. Không những A Di Đà Phật ở thế giới Cực Lạc gọi
họ là Đệ tử bậc nhất. Mà tất cả chư Phật Như Lai ở mười phương, đều gọi họ là Đệ
tử bậc nhất. Chúng ta nghe những lời nói ấy rồi, thì rất thỏa lòng vừa ý. Vì
chúng ta đã gặp được Pháp môn này rồi.
Mời
xem kinh văn:
心無下劣。亦不貢高。成就善根。悉皆增上. 當知此人非是小乘。於我法中。得名第一弟子. “Tâm vô hạ liệt, diệc bất cống
cao, thành tựu thiện căn, tất giai tăng thượng. Đương tri thử nhân phi thị tiểu
thừa. Ư ngã pháp trung, đắc danh đệ nhất Đệ tử” (Tâm không hạ liệt, cũng không cống cao, thiện
căn thành tựu, thảy đều thêm lớn. Nên biết rằng: người ấy chẳng phải là Tiểu-thừa.
Ở trong pháp của ta, được gọi là Đệ tử bậc nhất).
Kinh
văn rất là rõ ràng, rất là sáng tỏ. Chúng ta muốn làm Đệ tử bậc nhất của Phật hay
không? Nếu muốn làm Đệ tử bậc nhất của Phật. Chỉ mỗi trong bộ kinh này có thôi.
Trong kinh khác thì không có. Vì sao bộ kinh này lại có? Bởi đức Di Đà Như Lai:
được tất cả chư Phật gọi là bậc nhất ở trong đại chúng. Phật là bậc nhất ngay
trong chư Phật. Đệ tử của Phật cũng được gọi là Đệ tử bậc nhất.
Chúng
ta xem chú giải của Niệm lão.『心無下劣』者,「能生信故」“ tâm vô hạ liệt” giả,
“năng sanh tín cố “(Tâm không hạ liệt), (nên sanh được lòng tin vậy). Câu nói này rất quan trọng. Bộ kinh điển này,
pháp môn này, Có phải thật sự là đã tin rồi? Có rất nhiều người nói: tôi thật sự
tin rồi. Thế nào gọi là thật tin? Dạng người giống như lão Hòa thượng Hải Hiền,
là tin sâu, thật tin rồi.
Chúng
ta, luôn luôn: đem câu Phật hiệu này đều quên mất rồi. Khởi tâm động niệm, là
thị phi nhân ngã. Không gì chẳng phải là nghiệp, không gì chẳng phải là tội. Thông
thường nói là tạo nghiệp. Theo học Phật mà nói: thì quý vị có tội. Vì sao vậy? Bởi
vì quý vị có thể đang là Đệ tử bậc nhất. Mà quý vị lại từ bỏ rồi. Quý vị khởi tâm
động niệm, vẫn là phân biệt, chấp trước. Là phàm phu tiêu chuẩn của lục đạo. Quý
vị tin kinh này, nhưng không phải là chân tín, mà là mê tín. Mê tín, bởi chưa từng
đem sự việc này thực hiện một lần nào. Thật làm ở chỗ nào? Thật có lỗi với đức Thích
Ca Mâu Ni Phật. Thật có lỗi với tất cả chư Phật Như Lai ở mười phương thế giới .
Quý Ngài đều là hoằng dương bộ kinh này. Khuyên mọi người tu Pháp môn này.
Chúng
ta dùng tâm thái nào để mà tiếp nhận? Dùng phương pháp nào để mà niệm Phật? Không
thể không biết. Vì sao “tâm không hạ liệt”? Đối với thiện căn của mình, nên sanh
được niềm tin. Hay nói cách khác, chính chúng ta cho rằng chúng ta thấp hèn, không
dám nhìn lên trên, chúng ta không có phần đi lên. Rõ ràng nói với quý vị, Pháp
môn này: mọi người đều có phần. Cho dù tạo tội ngũ nghịch thập ác, thì quý vị vẫn
còn có phần. Tội của ngũ nghịch thập ác. Chúng ta phải nhớ thật kỹ câu chuyện của
vua Đường Thái Tông. Đó là trong lịch sử Trung Hoa, mọi người đều thừa nhận đó
là vị hoàng đế tốt, là minh quân. Nhưng ông bị đọa địa ngục, đọa vào địa ngục nào?
Địa ngục Vô Gián. Đó là sự thật, không phải là giả. Không dễ dàng ra khỏi địa
ngục Vô Gián, trải qua sự thống khổ không ngừng, khổ không kể xiết. Bởi vì nguyên
nhân gì? Vì giết người. Ông ấy nói với chúng ta. Vì sao lại giết người? Bởi chiến
tranh, phát động chiến tranh. Chính quyền của ông là dựa vào vũ lực để đoạt lấy.
Điều này ghi lại trong lịch sử rất rõ ràng. Giết biết bao nhiêu người! Cả người
Trung Hoa, người nước ngoài. Nên khi chết đọa Vô Gián. Ông cũng nói với chúng
ta: Vị vua khai quốc, đa số đều không có cách nào tránh được vũ lực, nên nguy cơ
đọa địa ngục Vô Gián nhiều nhất. Chiến tranh không phải là việc tốt. Sau khi đọa
đến địa ngục mới biết sai rồi. Sau hối hận không kịp nữa. Tuổi thọ của địa ngục
Vô Gián dài bao nhiêu? Trong kinh điển Đại-thừa, Phật thường nói: 80 ngàn đại kiếp. Quá đau đớn, quá khổ rồi, tới
80 ngàn đại kiếp.
Đường
Thái Tông cách chúng ta hiện nay hơn một ngàn năm, chưa đến 2000 năm, ông ta đã
rời khỏi địa ngục, dựa vào điều gì? Dựa vào lúc những năm ở đời, ông đã làm một
việc đại công đức. Việc đại công đức này là do chính ông nói ra, Đó chính là
sau khi ngồi lên vị trí Hoàng đế, đã hạ lệnh biên soạn bộ Quần Thư Trị Yếu, bộ
sách này là bảo điển trị quốc của ông ta. Thời Đại Đường hưng thịnh bởi toàn dựa
vào bộ sách này. Đường Thái Tông dẫn đầu đại thần văn võ, học tập bộ tài liệu này.
Dựa vào điều gì để trị quốc? Dựa vào Quần Thư Trị Yếu để trị quốc. Rất đáng tiếc
bộ sách này, sau khi nhà Đường mất nước, ở Trung Quốc thì không thấy bộ sách này
nữa. Cho nên thời nhà: Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trong sách Nghệ Văn Chí
cũng không có ghi chép, vì thất truyền rồi. Ai đã lấy đi? Người Nhật Bản. Thời đại
Tùy Đường, học sinh du học của Nhật Bản ở Trung Hoa rất nhiều. Thời kỳ đó vẫn
chưa có phát minh công nghệ in ấn, sách đều là do chép tay, từ đầu đến cuối bộ
sách này có 500 ngàn chữ, cũng không tính là ít. Cho nên, về phương diện lưu thông
ở đời thì không nhiều, bị những học sinh du học này lấy đi rồi, mang về Nhật Bản.
Cũng tính là không tệ, người Nhật Bản nương vào bộ sách này để trị quốc, nên ở
Nhật Bản hình thành ngàn năm hưng thịnh.
Đường
Thái Tông đã tiết lộ tin tức cho chúng ta, nói rằng: Bộ sách này có thể cứu Trung
Quốc, có thể cứu toàn thế giới . Ông ấy dựa vào thân thể người khác đến tìm tôi,
để cảm ơn. Tôi nói: chúng tôi đối với ông, không có làm sự việc ân đức nào, ngay
cả, giảng đường của chúng tôi, cũng không có cúng bài vị cho ông. Hiện nay thì đã
cúng rồi. Ông ta nói với tôi là Quần Thư Trị Yếu. Thì tôi liền rõ ràng rồi. Tôi
đã tìm bộ sách này suốt ba năm, cũng không có tin tức, tìm không được. Tôi biết
có bộ sách đó, nhưng mà tôi chưa thấy qua. Cho nên, đang ở trong tình huống bất
đắc dĩ, trong lúc tôi giảng kinh, có nhắc nhở mọi người trên màn hình rằng: Nếu
như có người thấy được bộ sách này, thì tìm cho tôi một bộ. Không ngờ rằng, sau
đó ba tháng, thật sự có hai vị đồng học tìm được rồi, là nguyên bản, một bộ là
nguyên bản của người Nhật Bản cất giữ. Tôi đem bộ sách ấy in lại hơn mười ngàn
bộ. Đây chính là công đức. Mười ngàn bộ đó lưu truyền trên toàn thế giới, đem tặng
cho thư viện, thư viện của quốc gia, thư viện của trường Đại học, để cất giữ. Chúng
ta tin rằng: từ nay về sau sẽ không bị thất truyền nữa. Là nhờ sự việc này, nên
Địa Tạng Vương Bồ-tát đã đem ông ta từ địa ngục ra ngoài. Ông ta tìm tôi, nói rõ
ân đức đó. Sự việc này là khải thị rất lớn đối với tôi, công đức này như thế nào?
Mà có thể giúp một chúng sanh ở địa ngục A Tỳ, vượt lên đến cõi người để tiết lộ
tin tức? Việc này không thể nghĩ bàn. Ông ấy nói với tôi: Bộ sách này có thể cứu
Trung Quốc, có thể cứu toàn thế giới. Cứu Trung Quốc thì tôi hiểu, tôi biết. Còn
cứu toàn thế giới thì tôi không nghĩ đến, nên ông ta đã nhắc tôi. Khi được sự
nhắc nhở này, nên tôi liền phải đem bộ sách này, phiên dịch thành Văn Bạch Thoại,
lại từ Văn Bạch Thoại phiên dịch thành tiếng nước ngoài. Hiện nay tổng cộng có
mười loại phiên bản ngôn ngữ khác nhau, lưu thông trên toàn thế giới.
Tôi
nói những lời ấy có ý nghĩa thế nào? Quý vị nghe có hiểu hay không? Nếu chúng
ta tạo nghiệp như vậy, Đã tạo nghiệp không thiện rất nhiều rất nặng, cũng sẽ không
vượt qua Đường Thái Tông, khẳng định ông ta tạo nghiệp nặng hơn chúng ta, chúng
ta tạo nghiệp nhẹ hơn so với ông ta. Làm sao tiêu nghiệp đó? Làm sao để chuộc tội?
Học Quần Thư Trị Yếu thì có thể tiêu tai miễn nạn. Chư vị phải nghe hiểu điều này.
Nếu như có khả năng ấn tống bộ sách này, thì công đức vô lượng. Bộ sách này có
lợi ích ở điểm nào? Đối với chính mình mà nói: Có thể giúp chúng ta đời này, trải
qua một đời sống vui vẻ hạnh phúc. Nhà Nho giảng về tu thân. Chúng ta có cần
hay không? Nếu như cần, thì bộ sách này sẽ giúp đỡ quý vị đạt được. Quý vị nghiêm
túc học tập. Điều thứ hai, là giúp cho gia đình của quý vị hạnh phúc mỹ mãn. Gia
hòa vạn sự hưng. Giúp cho xã hội an định, giúp cho đất nước giàu mạnh, giúp cho
thế giới hòa bình. Công đức chân thật, không giả một chút nào. Chúng ta phải biết
rằng: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chúng ta đều mong được một chút
thơm lây. Đều mong có thể phụng hiến một chút sức lực nhỏ bé, bắt đầu làm từ đâu?
Bắt đầu từ đọc sách Quần Thư Trị Yếu.
Bộ
Quần Thư Trị Yếu có công đức lớn như thế. Có thể giúp cho Đường Thái Tông vượt
qua 80 ngàn đại kiếp, rời khỏi địa ngục Vô Gián. Chúng ta biết được tin tức này,
thì mới vô cùng nghiêm túc nỗ lực học tập bộ sách này. Bộ sách này nhất định không
thể gián đoạn. Cho nên, Hiệu trưởng Hughes. Thời gian chúng tôi đã gặp mặt nhau
cũng không quá dài, năm 2015, chúng tôi mới gặp mặt nhau, gặp mặt rất có duyên
phận. Lần đầu tiên nói chuyện, tôi nhớ được là 3 tiếng rưỡi đồng hồ, Chúng tôi có
thể khai thông, rất nhiều cách nhìn cách nghĩ đều là nhất trí. Ngày nay, địa cầu
này có mối nguy. Mối nguy nghiêm trọng nhất là gì? Là truyền thống Văn hóa nước
ta không có người kế thừa, vậy thì sẽ đoạn mất. Một khi đoạn mất, thì đó là vấn
đề nghiêm trọng rồi, xã hội sẽ đi vào bóng tối. Mọi người không có trí huệ thật
sự, văn minh ở tại thế giới này sẽ biến mất, người về sau này đều là người dã
man. Làm sao đây? Người nào phát tâm để kế thừa, thì người đó chính là Bồ-tát tái
lai, người đó là có đại phước báu! Vì vậy, chúng ta phải tìm một nhóm người trẻ
tuổi, có sứ mạng nhận trách nhiệm này. Sứ mạng gì? Là kế thừa văn hóa truyền thống.
Vậy thì phải học tốt Văn Ngôn Văn, học tốt chữ Hán, vì chữ Hán và Văn Ngôn Văn
là phương tiện truyền đạt của văn hóa.
Hiệu trưởng đã đề nghị: Chúng ta hợp tác mở Viện
Hán học. Duyên của Viện Hán học là bắt đầu như vậy, mục đích vô cùng đơn thuần,
là giúp quý vị có khả năng đọc hiểu được Quần Thư Trị Yếu, thì chúng tôi hài lòng
rồi. Người đọc được bộ sách này càng nhiều, người có thể y giáo phụng hành càng
nhiều, thì xã hội sẽ an định, thế giới sẽ hòa bình. Người phát tâm thì khẳng định
thân tâm khỏe mạnh, gia đình sự nghiệp mỹ mãn, công đức vô lượng. Thời gian cũng
không quá dài. Hiện nay, chúng ta thấy được có nhiều vị thầy như vậy, có nhiều
vị đồng học như vậy, ở trong đó nghiêm túc học tập. Bất luận là tội nghiệp đã tạo
trong đời quá khứ, hoặc là tội nghiệp đã tạo trong đời này, mà thật sự học môn học
này, thì tội nghiệp đó sẽ được tiêu hết thôi. Đây là hiện nay chúng ta liền đạt
được lợi ích lớn như vậy. Lợi ích này không có bờ mé, giống như điều mà trên
kinh này đã nói, câu câu đều là chân thật. Chúng ta nghiêm túc nỗ lực học Hán học,
đem những gì của cổ Thánh tiên Hiền mà kế thừa truyền xuống, phát dương quang đại.
Phát dương quang đại là giảng dạy, dạy học. Nếu mà làm hai công việc này, thì công
đức vô lượng vô biên.
Đối
với thiện căn của chính mình, cần sanh niềm tin. Không hoài nghi một chút nào. Đây
là lời nói của Phật Bồ-tát đối với chúng ta. Câu tiếp theo đây, cũng không cống
cao. Cống cao là ngạo mạn, phía trước thì nói không có cảm thấy tự ti. Còn câu
này là nói không có ngạo mạn.「明信佛智,心佛眾生三無差別」“Minh tín Phật trí, tâm Phật chúng sanh tam vô sai biệt” (Tin rõ
Phật trí, tâm Phật chúng sanh tam vô sai biệt). Là dựa vào niệm tin này, để tiếp nhận dạy bảo
của Như Lai trong Kinh Vô Lượng Thọ. Thì đó là Đệ tử bậc nhất. Niệm lão trích dẫn
Tiểu Kinh. Tiểu Kinh là Kinh A Di Đà, Đại Kinh là Kinh Vô Lượng Thọ, Tông chỉ của
hai bộ kinh này hoàn toàn giống nhau. Cho nên xưng là Đại Kinh và Tiểu Kinh. Bản
Kinh khắc đá qua sáu triều đại có mấy chữ này. Mà trong bản của ngài Cưu Ma La
Thập dịch không có.「以稱名故,即是多善根福德因緣」“Dĩ xưng danh cố, tức thị đa thiện căn phúc đức nhân
duyên”( Do vì xưng danh, nên tức
là nhiều thiện căn phước đức nhân duyên). Có mấy chữ như vậy. Đó đều là thành tựu thiện căn. Bất kể là Đại bản hay
Tiểu bản, Thường xuyên đọc tụng thì thành tựu thiện căn.『悉皆增上』“Tất giai tăng thượng”(Tất cả đều tăng lên). 「淨念相繼,精進無已,故諸善根皆能增上也」。“Tịnh niệm tương kế, tinh tấn vô
dĩ, cố chư thiện căn giai năng tăng thượng dã” (Tịnh niệm liên tục, tinh tấn không ngừng, nên
các thiện căn đều được tăng thêm). Đích thật bộ kinh này tán thán đến mức không hơn được nữa, quá hay rồi! Giúp
đỡ tất cả thiện căn của quý vị đều được phát triển thuận lợi.
Sách
A Di Đà Yếu giải nói:同居淨土是增上善業所感。“Đồng cư Tịnh-độ thị tăng thượng
thiện nghiệp sở cảm” (Cõi đồng
cư Tịnh- độ là cảm được của tăng thượng thiện nghiệp). Đó là lời nói của Đại sư Ngẫu Ích. Đại sư Ngẫu
Ích chú giải cho Kinh A Di Đà, tên bộ sách đó gọi là Yếu Giải. A Di Đà Kinh Yếu
Giải, là của Đại sư Ngẫu Ích. Cõi đồng cư Tịnh-độ là cõi thấp nhất của thế giới
Cực Lạc, Điều này từ đâu đến? Là sở cảm của tăng thượng thiện nghiệp. Chúng ta
niệm Phật không tự ti, không ngạo mạn, nghiêm túc học tập. Đó chính là tăng thượng
thiện nghiệp. Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc đích thực là sự thành
tựu từ 48 nguyện của A Di Đà Phật. Chúng ta có tăng thượng thiện nghiệp, và đồng
tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh với A Di Đà Phật. Cho nên, tự tự nhiên nhiên
cảm được cõi đồng cư Tịnh-độ.
以念念即佛,為成佛之親因緣“Dĩ niệm niệm tức Phật, vi thành Phật chi thân-nhân-duyên” (Bởi niệm niệm chính là Phật, là thân-nhân-duyên
của thành Phật). Lời nói này quan trọng, Niệm
Phật là thân-nhân-duyên của thành Phật. Nhân thứ nhất này, là nhân quan
trọng nhất. Quý vị dựa vào điều gì để thành Phật? Tôi dựa vào tôi niệm Phật thành
Phật. Niệm Phật thành Phật là do A Di Đà Phật thuyết, là do chư Phật Như Lai
thuyết. Nhất định không phải là lời giả. Đó là thân-nhân-duyên.
淨念相繼,乃等無間緣“ Tịnh niệm tương kế, nãi đẳng vô
gián duyên” (Tịnh niệm
liên tiếp, chính là Đẳng-vô-gián-duyên). Tôi niệm Phật từng câu từng câu không gián đoạn, trừ lúc ban đêm đã ngủ thiếp
rồi, sau khi tỉnh lại thì Phật hiệu lại tiếp tục, không nên để cho gián đoạn, mà
cần tịnh niệm liên tiếp. Đó là gì? Là Đẳng-vô-gián-duyên. Ngay trong khi không
có gián cách, không có gián đoạn, câu này tiếp nối câu kia, vậy mới được. Thì chư
Phật tôn trọng quý vị. Đẳng-vô-gián duyên, “đẳng” là bình đẳng, không có gián đoạn.
以佛號為所緣境,乃所緣緣“Dĩ
Phật hiệu vi sở duyên cảnh, nãi sở duyên duyên” (Dùng Phật hiệu làm cảnh sở duyên, chính là Sở-duyên-duyên).
Bốn duyên sanh pháp. 言增上者,總攝前三緣,有大力用“ngôn tăng thượng giả, tổng
nhiếp tiền tam duyên, hữu đại lực dụng” (Nói Tăng-thượng-duyên, tổng nhiếp ba duyên trước, có lực dụng lớn). Lực dụng lớn này, giúp chúng ta vãng sanh đến
thế giới Tây Phương Cực Lạc.
當知此人非是小乘“ Đương tri thử nhân phi thị Tiểu-thừa” (Nên biết rằng người ấy chẳng phải là Tiểu-thừa). Chẳng những không phải là Tiểu-thừa. Người ấy,
là người nhất tâm niệm Phật đã nói ở trước. Ở đời bao nhiêu người chê cười niệm
Phật là ‘tự liễu hán’, coi thường niệm Phật. Trì giới, học kinh giáo, học thiền,
thật sự có rất nhiều người cho rằng niệm Phật là tự liễu hán, không phải là Bồ-tát.
Tự liễu chính là Tiểu-thừa. Chỉ lo cho bản thân, không lo cho người khác. Không
biết rằng: Chính mỗi người tự niệm Phật, cũng độ rất nhiều người. Họ độ như thế
nào? Họ làm tấm gương cho quý vị thấy, chỉ một câu Phật hiệu, quý vị thấy họ vãng
sanh rất tự tại, sống ở thế gian rất bình thường, nhưng vãng sanh tướng lành vô
cùng hiếm có. Những người đó đã sơ suất đối với ý nghĩa của Phật, không có lãnh
hội được thật sự, 是則未了佛意。世尊金口親宣“Thị tắc vị liễu Phật ý. Thế Tôn
kim khẩu thân tuyên” (Là do
chưa hiểu ý của Phật. Chính từ kim khẩu đức Thế Tôn tuyên bố:) Chính do Thích Ca Mâu Ni Phật nói, chứ không
phải do người khác nói.
如是之人非是小乘。彌陀一乘願海,悉賜大白牛車,唯是一乘,何有二三“Như thị chi nhân phi thị Tiểu-thừa.
Di Đà nhất thừa nguyện hải, tất tứ đại bạch ngưu xa, duy thị nhất thừa, hà hữu
nhị tam” (Những người
như vậy chẳng phải Tiểu-thừa. Biển nguyện
nhất thừa Di Đà, đều ban cho xe trâu trắng lớn, chỉ có pháp nhất thừa, nào có
hai ba thừa). Câu chuyện
xe trâu trắng lớn ở trong Kinh Pháp Hoa, phương tiện giao thông thời xưa, xe trâu
trắng lớn chính là xe ngựa, có trọng tải lớn, ngồi được nhiều người. Như xe dê,
xe hươu chỉ có thể chở một người. Nếu mà hai người ngồi thì nó không di chuyển được.
Cho nên xe ngựa là phương tiện giao thông tốt nhất, giống như nói rằng pháp môn
Tịnh-tông là xe trâu trắng lớn, Đức Di Đà, đức Thích Ca ban cho chúng ta. Chúng
ta nên tiếp nhận, chúng ta nên ngồi xe, phải nghiêm túc tu học. Di Đà thật sự là
biển nguyện nhất thừa. Cho nên nói “chẳng phải Tiểu-thừa”.
佛復讚揚如是念佛之人,『於我法中,得名第一弟子』。何以故?“Phật phục tán dương như thị niệm Phật chi nhân”, “ư ngã pháp trung, đắc danh đệ
nhất Đệ tử”. “Hà dĩ cố?” (Phật lại khen ngợi người niệm Phật như thế, ở trong pháp của ta, được gọi
là Đệ tử bậc nhất. Vì sao vậy?) Câu hỏi này là tại vì sao. 以念佛法門最為第一 dĩ niệm Phật pháp môn tối vi đệ nhất (Bởi vì Pháp
môn niệm Phật là tối thắng bậc nhất). Nhưng mà Pháp môn này khó tin, 最為難信故“tối vi nan tín cố” (vì là khó tin bậc nhất). Khó tin mà quý vị có thể tin, quý vị gặp được
chính là pháp môn bậc nhất của Như Lai độ chúng sanh thành Phật đạo, Pháp môn bậc
nhất là mang tính bảo đảm, bảo đảm quý vị không thất bại, quý vị không bằng lòng
tiếp nhận thì không có cách nào khác. Cho nên là pháp dễ hành khó tin. Tiếp
theo đó là câu ‘vì sao vậy?’ Bởi Pháp môn niệm Phật tối thắng bậc nhất, khó tin
bậc nhất. 能生實信“năng sanh thật tín” (có thể sanh thật tín), thật tín là thật sự tin, 如教奉行,故稱第一“như giáo phụng hành, cố xưng đệ nhất” (như giáo mà phụng hành, nên xưng là bậc nhất). Đệ tử bậc nhất của Như Lai dễ dàng, không khó
làm, không khó làm mà không chịu làm. Vậy làm sao đây? Chỉ có thể nói là nghiệp
chướng sâu nặng. Câu nói này là lời thật, không phải giả đâu. Phía trước giảng
về Đệ tử bậc nhất.
Kinh
văn tiếp theo là: 勸依教修行而勿疑“khuyến y giáo tu hành nhi vật
nghi” (khuyên y giáo tu hành và
chớ đừng nghi ngờ). Trong phần đầu này có sáu
đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất là勸愛樂修習“khuyến ái nhạo tu tập” (khuyên yêu thích tu tập). Nhạo là yêu thích, quý vị yêu Pháp môn này, ưa
thích Pháp môn này, thật nghiêm túc tu tập, tu hành.
Mời
xem kinh văn:
是故告汝天人世間阿修羅等。【 Thị cố cáo nhữ thiên nhân thế gian A-tu-la đẳng.】(Vì thế, ta
nói với các ông là trời người thế gian A-tu-la v.v rằng). Câu này là đại biểu cho chúng sanh lục đạo. Chư
thiên, gồm 28 tầng trời, người ở thế gian, và cả A-tu-la.
應當愛樂修習。生希有心。於此經中。生導師想“Ưng đương ái nhạo tu tập, sanh
hy hữu tâm, ư thử kinh trung, sanh đạo sư tưởng” (Nên phải yêu thích tu tập, sanh tâm hy hữu, đối
với điều dạy trong kinh này, sanh tâm tưởng như là đạo sư).
Ơn
của đạo sư là nặng nhất trong các vị thầy. Vì sao vậy? Bởi thầy dẫn đường chúng
ta, ngài chỉ bảo hướng dẫn chúng ta, nên
chúng ta có thể không đi đường vòng, có thể không đi đường cụt, một đời viên mãn
thành tựu. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão. 右文復勸尊重依止“hữu văn phục khuyến tôn trọng y
chỉ”(Đoạn văn vừa rồi lại khuyên
tôn trọng y chỉ). Đối với kinh này, đối với
giáo huấn này phải tôn trọng. Y chỉ chính là nương tựa. Như lão Hòa thượng Hải
Hiền, những vị sư huynh đệ của đạo tràng đó, thật sự là tôn trọng y chỉ. Cho nên,
mỗi người đều có thành tựu thù thắng. Chúng ta phải tán thán, chúng ta phải học
tập theo quý ngài.
《淨影疏》云:是故已下“ Tịnh Ảnh Sớ vân: thị cố dĩ hạ”(Tịnh Ảnh Sớ nói: từ sau chữ ‘vì thế’ ) .‘Vì thế’ chính là chú giải này, trước hai chữ
này, 勸學此經。以此經中說無量壽,聞獲大利“Khuyến học thử kinh, dĩ thử
kinh trung thuyết Vô Lượng Thọ, văn hoạch đại lợi” (Khuyên học kinh này, bởi vì trong kinh này nói
về đức Vô Lượng Thọ, ai nghe sẽ được lợi ích lớn). Lợi ích lớn bao nhiêu? Tiếp theo nêu ra ví
dụ: 故設大火滿三千界“cố thiết đại hoả mãn tam thiên
giới”(nên giả như lửa lớn trùm khắp
tam thiên đại thiên thế giới). ‘Thiết’ là giả thiết, lửa
lớn, Tam thiên đại thiên thế giới, là khu giáo hóa của một vị Phật, chính là phạm
vi giáo hóa của Ngài. Tam thiên này chia làm: Tiểu thiên, trung thiên, đại thiên,
gọi là tam thiên. Đó chính là giáo khu của một tôn Phật, 亦須從過聽受此經,況餘小難“Diệc tu túng quá thính thọ thử kinh, huống dư tiểu
nạn”( cũng phải vượt qua để nghe nhận kinh này, huống hồ là nạn nhỏ khác). Pháp môn này có năng lực lớn như vậy, có thể
vượt qua tam thiên đại thiên thế giới đang ngập trong lửa lớn, nghe giảng kinh
này, đọc tụng kinh này, nương theo kinh này tu hành đều có thể vượt qua.
因此經“nhân thử kinh”(nương
vào kinh này). Vì sao có công đức lớn
như vậy? Có phước báo lớn như thế? Bởi vì bộ kinh này: 乃是淨宗第一經。於彌陀因地願行“nãi thị Tịnh-tông đệ nhất kinh. Ư Di Đà nhân địa nguyện hạnh” (chính là
kinh bậc nhất của Tịnh-tông. Nguyện hạnh của Đức Di Đà ở tại nhân địa), Đại nguyện đại hạnh, 極樂依正莊嚴,三輩往生正因,兩土穢淨因果,理事無礙,事事無礙等等,攝無不盡也“Cực Lạc y chánh trang nghiêm, tam
bối vãng sanh chánh nhân, lưỡng độ uế tịnh nhân quả, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại
đẳng đẳng, nhiếp vô bất tận dã”(Y chánh trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, chánh nhân của ba bậc vãng
sanh, nhân quả của hai cõi nước uế và tịnh, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại vân vân,
chẳng có gì mà không thu nhiếp).
Đem
công đức lợi ích chúng sanh ở trong bộ kinh này nói ra hết rồi, nói được rất viên
mãn, đều giảng đến mọi mặt. Vì thế, nên phải於此經中,生導師想“ư thử kinh trung, sanh đạo sư tưởng” (đối với nội dung trong kinh, phải tưởng như là
đạo sư). Cuối cùng, câu này khuyên
chúng ta: 敬依經教,發菩提心,一向專念“Kính y kinh giáo, phát Bồ-đề tâm,
nhất hướng chuyên niệm”(tôn kính
nương theo kinh giáo, phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm). Với ba câu nói đó, hy vọng chúng ta ở trong 12
thời, tức là trong 24 giờ, lúc nào cũng không được quên, lúc nào cũng nhắc nhở
chính mình, phải y theo kinh giáo, phải phát tâm, tự hành hóa tha, nhất hướng
chuyên niệm.
Đoạn
cuối cùng này là令得不退“Linh đắc bất thoái”(khiến cho được bất thoái chuyển). 欲令無量眾生。速疾安住得不退轉“Dục linh vô lượng chúng sanh, tốc
tật an trụ đắc bất thoái chuyển”(Mong khiến cho vô lượng chúng sanh, nhanh chóng an trụ vào được bậc bất
thoái chuyển). 世尊復云“Thế Tôn phục vân:”(Đức Thế Tôn lại nói: ). Lời này là của Thích Ca Mâu Ni Phật nói, 凡欲令無量眾生速證不退“Phàm dục linh vô lượng chúng sanh tốc chứng bất
thoái”(Đại khái mong cho vô lượng
chúng sanh mau chứng bất thoái chuyển). Với người niệm Phật chúng ta, thì câu nói này, khiến trong tâm hoan hỷ
vui mừng vô lượng. Tại vì sao? Bởi đời này được độ rồi. Quá khứ vô lượng kiếp đến
nay, đời đời kiếp kiếp, lưu chuyển trong sáu đường luân hồi, vô lượng kiếp đến
nay ra không được. Đời này gặp được duyên phận ra khỏi luân hồi. Duyên phận này
là do đức Di Đà, đức Thích Ca cho chúng ta. Phải nắm chắc, nhất định không được
lơ là. Đây là đại sự hàng đầu, những việc khác đều là việc nhỏ. Trong những việc
nhỏ thì thiện hạnh lợi ích chúng sanh là phải tu. Việc không lợi cho chúng sanh
thì phải buông xuống. Lợi ích chúng sanh càng nhiều, thời gian lợi ích càng dài,
thì công đức càng lớn.
Bộ
sách này được Đường Thái Tông biên soạn, đem lại lợi ích cho toàn thế giới, lợi
ích quá khứ, lợi ích hiện tại, cũng lợi ích tương lai. Đáng tiếc là ông ấy chỉ
làm xong một nửa bộ sách này, còn sau triều nhà Đường, thì không có thu thập vào
trong bộ sách này. Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Sáu thời đại này là hơn
một ngàn năm, có rất nhiều điều hay điều tốt, ở trong bộ Tứ Khố, và bộ Hội Yếu không
có. Trong bộ Trị Yếu chỉ có: từ thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế đến Đường Thái Tông. Cho
nên, tôi khuyên nhiều đồng học nên hạ đại tâm, phát tâm nguyện lớn. Bổ sung vào
phần sau của bộ sách này, biên soạn phần tiếp theo, để Quần Thư Trị Yếu có được
một bộ hoàn chỉnh. Công đức này lớn bằng với công đức của Đường Thái Tông, đều
là hiếm có khó gặp. Tôi hy vọng mọi người hoàn thành được bộ sách này, chiếu
theo cách thức phần trước, thì cũng là 50 quyển, 500 ngàn chữ. Tương lai bộ sách
này tổng cộng có 100 quyển, 1 triệu chữ, chính là tinh hoa trong tinh hoa của Tứ
Khố Toàn Thư. Đọc bộ sách này, bằng với việc đem toàn bộ Tứ Khố Toàn Thư đọc hết
rồi. Công đức vô lượng vô biên. Bộ sách này mang cho chúng ta một đời hạnh phúc,
đời đời kiếp kiếp được hạnh phúc, lại có thể kết nối với Kinh Vô Lượng Thọ, là từ
nhập thế để hướng tới xuất thế, được đại viên mãn, rốt ráo viên mãn.
Chúng
xem kinh văn tiếp theo:
及欲見彼廣大莊嚴。攝受殊勝佛剎。圓滿功德者“Cập dục kiến bỉ quảng đại trang
nghiêm, nhiếp thọ thù thắng Phật sát, viên mãn công đức giả”(và mong thấy được sự rộng lớn trang nghiêm,
nhiếp thọ thù thắng của cõi Phật kia, được công đức viên mãn).
Trong Chú Giải của Niệm lão nói: 及為欲見極樂“Cập vị dục kiến Cực Lạc”(và vì mong thấy cõi Cực Lạc). Quý vị mong thấy thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc廣大莊嚴,殊勝佛剎“quảng đại trang nghiêm, thù
thắng Phật sát” (rộng lớn
trang nghiêm, cõi Phật thù thắng). 願隨佛學,亦自攝受佛剎“Nguyện tùy Phật học, diệc tự
nhiếp thọ Phật sát”(Nguyện
học theo Phật, cũng tự nhiếp thọ cõi Phật). Ý nghĩa của câu nói này, là Niệm lão nói với chúng ta: Mong thấy cõi Cực
Lạc rộng lớn trang nghiêm, cõi Phật thù thắng, tiếp theo là nguyện học theo Phật,
cũng tự nhiếp thọ cõi Phật. 如極樂之廣大殊勝,普被諸根,廣攝萬類,以圓滿功德者“Như Cực Lạc chi quảng đại thù
thắng, phổ bị chư căn, quảng nhiếp vạn loại, dĩ viên mãn công đức giả(như sự rộng lớn thù thắng của cõi Cực Lạc, bao
trùm khắp tất cả căn tánh, rộng nhiếp muôn loài, để viên mãn công đức). Nơi đây cung cấp cho chúng ta tin tức rõ ràng,
tin tức quan trọng, chúng ta thật sự nguyện học theo Phật, thì có thể tự nhiếp
thọ cõi Phật, như sự rộng lớn thù thắng của cõi Cực Lạc. Câu nói này là chân thật,
không phải là giả. Lão Hòa thượng Hải Hiền đã thấy được rồi. Chẳng những thấy được,
mà ngài muốn thấy thì thấy được. Bởi nguyên nhân gì? Phía trước dạy chúng ta phương
pháp tu hành, ngài đều tu tất cả rồi, mà còn tu được rất viên mãn. Cho nên, ngài
chỉ cần nghĩ đến Phật, thì Phật liền ở trước mặt ngài.
Chúng
ta làm thế nào? Chúng ta nghĩ thế nào, thì Phật cũng không hiện. Không phải Phật
không hiện ra. Chúng ta nghĩ thì Phật liền biết. Mà vì sao ngài không hiện ra? Bởi
chúng ta có nghiệp chướng nghiêm trọng: ngăn che lại. Phương pháp nào có thể hóa
giải nghiệp chướng? Niệm Phật. Niệm Phật có thể hóa giải nghiệp chướng. Niệm lâu
rồi, thì nghiệp chướng không còn nữa, tùy niệm mà hiện, muốn thấy Phật, thì Phật
liền hiện. Muốn thấy thế giới Cực Lạc, thì thế giới Cực Lạc hiện ra, thì niềm
tin của quý vị mới thật thanh tịnh, không hoài nghi nữa, là sự thật, không phải
giả. Vì vậy, cũng có thể tùy theo mong muốn của chính mình, mong thấy thế giới Tây
Phương Cực Lạc, rộng lớn thù thắng, trùm khắp tất cả căn tánh, rộng nhiếp muôn
loài, công đức viên mãn. Hy vọng mọi người chúng ta nhất định phải hiểu rõ: Duyên
này vô cùng hiếm có khó gặp. Gặp được rồi, không nên bỏ qua, thì đúng rồi. Gặp được
mà bỏ qua, thì quá đáng tiếc! Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, mất thân
người rất dễ, được thân người rất khó. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học
tập đến đây thôi.
( Hết tập 480)
Nguyện
đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.