Responsive Menu
Add more content here...

Tập 481 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – 2017 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 43: PHI THỊ TIỂU THỪA

Không Phải Là Tiểu thừa

Tập 481

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Trường Đại học Xứ Wales, Anh Quốc.

Thời gian: Ngày 18 tháng 9 năm 2017.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

Diễn đọc: Phật tử Thiện Quang.

 

Kính chào: chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa, mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:

A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)

          Mời xem: Đại Kinh Khoa Chú. Trang 1056, trang 1056, bắt đầu xem từ hàng thứ 5. Đề mục: 精進求法“Tinh tấn cầu pháp”. Mời xem kinh văn:

    當起精進。聽此法門。為求法故。不生退屈諂偽之心“Đương khởi tinh tấn, thính thử Pháp môn. Vị cầu pháp cố, bất sanh thoái khuất siểm ngụy chi tâm”(Phải đề khởi tinh tấn, lắng nghe pháp môn này. Bởi vì cầu pháp nên: không được sanh tâm thoái chuyển, cong quẹo, nịnh bợ, giả dối).

          Tiếp theo là chú giải của Niệm lão. 當起精進心,聽受此法門。右復深勸大眾,堅信此淨土法門與無量壽經Đương khởi tinh tấn tâm, thính thọ thử Pháp môn. Hữu phục thâm khuyến đại chúng, kiên tín thử Tịnh-độ Pháp môn dữ Vô Lượng Thọ Kinh (Phải khởi tâm tinh tấn, nghe nhận Pháp môn này. Đoạn vừa rồi lại tha thiết khuyên đại chúng, tin chắc đối với Pháp môn Tịnh-độ này và Kinh Vô Lượng Thọ). Đầu tiên nói: ‘Bởi vì cầu pháp nên: không được sanh tâm thoái thất, cong quẹo, nịnh bợ, giả dối. 蓋以四弘誓願中,法門無量誓願學。何況此淨宗乃第一之法,而此大經復是淨宗第一之經。彌陀因地發心曰:假令供養恆沙聖,不如堅勇求正覺。求正覺者首應求正法。故不應自生諂偽之心。退指退轉,屈指彎縮,諂偽指虛妄。“Cái dĩ tứ hoằng thệ nguyện trung, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Hà huống thử Tịnh-tông nãi đệ nhất chi pháp, nhi thử đại kinh phục thị Tịnh-tông đệ nhất chi kinh. Di Đà nhân địa phát tâm viết: Giả linh cúng dường Hằng sa Thánh, bất như kiên dũng cầu Chánh Giác. Cầu Chánh Giác giả thủ ưng cầu chánh pháp. Cố bất ưng tự sanh siểm ngụy chi tâm. Thoái chỉ thoái chuyển, khuất chỉ loan súc, siểm ngụy chỉ hư vọng„ (Bởi vì, trong tứ hoằng thệ nguyện, có nguyện“Pháp môn vô lượng thệ nguyện học“. Huống chi pháp Tịnh-tông này là Pháp môn đệ nhất, vả lại Đại kinh này lại là kinh bậc nhất của Tịnh-tông. Đức Di Đà ở nhân địa phát tâm rằng: Giả sử cúng dường Hằng sa Thánh, chẳng bằng kiên dũng cầu Chánh Giác. Việc cầu Chánh Giác, trước tiên phải cầu chánh pháp. Vì vậy không nên tự sanh tâm nịnh bợ dối trá. Thoái chỉ cho thoái chuyển, khuất là chỉ cho cong quẹo co rút, siểm ngụy chỉ cho giả dối.

          Những câu kinh văn này khiến chúng ta sâu sắc lãnh hội được, chư Phật Như Lai, Tổ sư Đại đức, đắng miệng nhọc lòng khuyên nhủ chúng ta, sợ rằng chúng ta đem cơ hội trong đời này bỏ lỡ mất. Đó gọi là thật quá đáng tiếc. Phật thường nói ở trong kinh: ‘Thân người khó được, Phật pháp khó nghe‘. Được thân người thật sự không dễ dàng. Trong kinh giáo thường nói: ‘Một khi đọa tam đồ là 5 ngàn kiếp‘. Vì sao lại nói lời như vậy? Bởi trong sáu đường luân hồi, thì rất dễ đọa ba đường ác. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của chúng ta, có thể nói là ở trong mỗi ngày đều tạo ác nghiệp, thân thì làm ác; Khẩu thì vọng ngữ lưỡng thiệt; Ý thì khởi tâm động niệm. Lắng lòng tư duy quan sát, xác thực là bất thiện thì nhiều, thiện thì ít. Thân có ba, miệng có bốn, ý có ba, chính là mười nghiệp thiện. Ý niệm thiện nhiều, thiện hạnh nhiều, Thập thiện, đạt thượng phẩm thì sanh cõi trời; đạt trung phẩm thì cõi người; hạ phẩm thì cõi A-tu-la. Chúng ta không thể không biết: tạo ác nghiệp, ác nghiệp khiến đọa tam đồ; Thượng phẩm ác nghiệp đọa địa ngục; Trung phẩm đọa ngạ quỷ; Hạ phẩm đọa súc sanh.

          Cho nên, thân người khó được là sự thật, cơ hội rất là khó. Được thân người, nhưng trong đời này không nghe được chánh pháp, thì nghiệp đã tạo, hoàn toàn trái ngược với thập thiện nghiệp. Điều này nguy hiểm ra sao? Đời sau không đạt được thân người, vì trung phẩm thập thiệp mới được thân người. Không được thân người, thì đi đến đâu? Đi vào tam đồ. Ở trong tam đồ bao lâu thì mới có cơ hội: cho chúng ta lại đến nhân gian lần nữa? Phật nói với chúng ta là: năm ngàn kiếp. Quý vị thấy quá đáng sợ. Đây tính là tiểu kiếp, trên kinh Phật thường nói về tiểu kiếp. Khi tuổi thọ loài người dài nhất là 84 ngàn tuổi, là thọ mạng dài, còn ngắn nhất là 10 tuổi. Có tăng có giảm. Thời đại hiện nay chúng ta đây là kiếp giảm, mỗi một trăm năm giảm một tuổi, từ 84 ngàn tuổi, giảm đến thời gian chúng ta đây, thì tính là 100 tuổi. Một trăm năm giảm một tuổi, giảm đến 10 tuổi, thì rất nhanh.

          Tỉ mỉ để quan sát sự việc này, thì rất đáng sợ. Một tăng một giảm, từ 84 ngàn tuổi giảm xuống 10 tuổi, rồi mới lại 100 năm tăng một tuổi, từ 10 tuổi tăng đến 84 ngàn tuổi. Đó gọi là một kiếp. Là tiểu kiếp, không phải là đại kiếp. Thời gian một tăng một giảm dài lâu như vậy! Nếu như chúng ta rơi vào tam đồ rồi, ở trong tam đồ phải đợi năm ngàn kiếp. Thông thường trong kinh Phật nói là đại kiếp, chúng ta thì nói là tiểu kiếp, tiểu kiếp cũng quá là đáng sợ rồi, thời gian quá là dài. Thật sự, ở trong kinh, Phật có thí dụ, nổi lên chìm xuống. Thời gian chìm dưới mặt nước dài, ngoi lên mặt nước hít thở một chút không khí. Đó là nổi lên, thời gian rất ngắn. Thí dụ này dễ hiểu. Nói rõ lục đạo giống như là biển lớn, hiện nay chúng ta đang chìm trong nước biển đó. Thời gian lúc ngoi đầu lên ít, thời gian chìm đắm ở dưới dài, quá là kém xa. Nghĩ đến nỗi khổ đó, nên bây giờ Phật nói với chúng ta, chúng ta được thân người, nghe Phật pháp, cơ hội này đã đến, cơ hội này có thể giúp chúng ta ngay trong một đời này ra khỏi lục đạo luân hồi, không làm lại trò chơi này nữa. Đó là người thật sự may mắn, là được thân người, được nghe Phật pháp.

          Hiện nay là thời đại mạt-pháp của đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Về pháp vận của Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời, Pháp vận là 12 ngàn năm. Thông thường nói thời kỳ chánh-pháp một ngàn năm, cũng có rất nhiều người nói chánh-pháp 500 năm, đều có căn cứ, đều không phải là tùy tiện mà nói, tượng-pháp một ngàn năm, mạt-pháp một vạn năm. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ cho đến nay, đã hơn hai ngàn năm rồi. Bất luận là chánh-pháp, hay tượng-pháp đều đã qua rồi. Hiện nay là thời kỳ mạt-pháp. Mạt-pháp một vạn năm, hiện tại cũng xấp xỉ qua một ngàn năm rồi. Hiện nay là ngàn năm thứ hai của thời kỳ mạt-pháp. Về sau đời sau không bằng đời trước. Chúng ta đem chân tướng sự thật này làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, thì mới có thể thật sự sanh khởi niềm tin đối với Tịnh-tông. Phật pháp tuy là tốt, nhưng nhớ rằng: đang thời kỳ mạt-pháp, đến thời kỳ mạt-pháp ba ngàn năm này đã biến chất rồi. Chúng ta từ trong lịch sử để nhìn, chỉ tính ở Trung Hoa, Phật pháp là vào thời Đông Hán, truyền đến Trung Hoa thời vua Minh Đế, lúc Hán Minh Đế Vĩnh Bình năm thứ 10, đến ngày nay là hai ngàn năm rồi. 2000 năm trước, một ngàn năm trước đó là thời kỳ tượng-pháp của Phật, vẫn còn giống Phật pháp một chút, bất kể từ phương diện nào để nhìn, vẫn là không hưng thịnh như thời chánh-pháp, nhưng vẫn đang còn có dáng dấp. Nay đến thời mạt-pháp, truyền đến niên đại chúng ta đây, giống hay không? Không giống rồi. Thật sự là mạt-pháp rồi. Hiện nay Phật pháp quả thật suy. Chúng ta nói xét 10 năm so với 10 năm, thì 10 năm sau thua sút so với 10 năm trước. Chúng tôi bắt đầu tiếp xúc Phật pháp là hơn 60 năm rồi. Phật pháp không phải là hướng phát triển đi lên, thì là rơi xuống. Mười năm này thua sút so với mười năm trước. Chúng ta đang hình dung, mười năm sau thua kém so với mười năm này. Vấn đề này rất nghiêm trọng.

          Cổ Thánh tiên Hiền trước thư lập thuyết, đem kinh luận giảng giải rất rõ ràng, giảng giải rất minh bạch, thuận lợi cho người sau dễ dàng khế nhập, sanh khởi tín tâm, y giáo tu hành. Phật pháp truyền đến Trung Hoa. Tôi có cảm thấy trực giác như vầy: Vì sao những Cao tăng Đại đức Ấn Độ thời ấy, nhiệt tâm đem kinh Phật đưa đến Trung Hoa như vậy? Trung Hoa cũng có không ít người đến Ấn Độ để thỉnh kinh, có thể nói kinh giáo của Phật ở Ấn Độ thất truyền rồi, không còn nữa, một bản cũng không tìm được, kinh điển của Phật toàn tại Trung Hoa. Tôi từ trong văn tự học lãnh hội được: Những người Ấn Độ ấy, và những Cao tăng Đại đức Trung Hoa ấy, có trí huệ, đại từ đại bi, không quản gian nan, không sợ cực khổ, đem những kinh điển này truyền đến Trung Hoa. Để làm gì? Để bảo lưu lại.

Sau khi Phật diệt độ, kết tập kinh tạng là dùng Phạn văn, Phạn văn là văn tự ghép vần. Mà văn tự ghép vần, thì những nhà Hán học phương tây nói với chúng ta: Thời gian tồn tại không được dài, sau hai-ba trăm năm, âm thanh lời nói biến đổi rồi, khi đó văn tự ghi lại, xem không hiểu được nữa. Có mấy vị Hán học gia nói với tôi: William Shakespeare cách chúng ta không xa, khoảng 400 năm. Hiện nay tác phẩm của ông thì có rất nhiều người xem không hiểu nữa. Qua thêm hai, ba trăm năm thì không có người hiểu nữa. Phạn văn cũng không ngoại lệ, cũng là có vấn đề như thế. Cho nên, kinh điển truyền đến Trung Hoa, dùng Hán tự Văn ngôn văn của Trung Hoa, phiên dịch ra để bảo tồn, tại sao vậy? Bởi Hán tự Văn ngôn văn siêu vượt thời gian và không gian, không bị hạn chế bởi thời gian, nên kinh điển của hai ngàn năm trước, ngày nay xem hiểu được, sẽ không hiểu sai ý nghĩa, và người hai ngàn năm sau nữa xem vẫn hiểu được. Đây là những vị Đại đức thời ấy đại từ đại bi, chỉ có văn tự Trung Hoa có thể bảo tồn lâu dài. Khiến chúng ta nghĩ đến: Ngày nay các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, có Thánh hiền xuất hiện hay không? Có. Có lưu lại điều gì tốt hay không? Có. Bởi vì văn tự mà là văn tự ghép vần, thì ba hay năm trăm sau, thật là xem không hiểu được. Tuổi thọ tồn tại của nó không dài. Không như văn tự Trung Hoa, ngàn năm vạn đời, chỉ cần quý vị học hiểu được chữ Hán, quý vị học hiểu được Văn ngôn văn, thì quý đều có khả năng xem hiểu được, đều có thể hiểu được ý nghĩa, sẽ không hiểu sai.

Thành lập Viện Hán học cũng là bởi vì nguyên nhân như vậy. Chúng ta thấy rằng hiện nay người học tập chữ Hán Văn ngôn văn càng ngày càng ít. Nếu về sau mọi người không học nữa, thì thế nào? Không học thì xong rồi. Tứ Khố Toàn Thư không dễ dàng. Năm ngàn năm, trên dưới năm ngàn năm, những vị Thánh hiền ấy, những người đọc sách ấy. Khi người đọc sách của cổ Thánh tiên Hiền không còn nữa. Vậy thì giống với chữ viết nước ngoài rồi. Lại qua sau 300 năm, 500 năm nữa, thì không ai hiểu nữa. Vậy thì ra làm sao? Vậy thì xã hội rất đáng sợ. Vì sao vậy? Bởi không còn giáo dục luân lý, không còn giáo dục đạo đức, không còn giáo dục nhân quả, không còn giáo dục Thánh hiền nữa, thì dù rằng khoa học kỹ thuật phát triển, nhưng xã hội sẽ đi vào bóng tối, không có trí huệ, con người không khác gì với cầm thú, mạnh được yếu thua, thế giới đó rất đáng sợ.

Cho nên ngày nay, tôi thường nói chúng ta chỉ có thời gian 10 năm. 10 năm kế thừa, sau đó, phát dương quang đại, truyền cho đời sau, thì công đức vô lượng. Mọi người nghiêm túc nỗ lực, khổ nhọc đọc sách 10 năm, học chữ Hán, học Văn ngôn văn, đem bộ Quần Thư Trị Yếu kế thừa truyền lại.

Quần Thư Trị Yếu là phần tinh hoa của Tứ Khố Toàn Thư. Bộ Tứ Khố là quá lớn, không ai có thể đọc hết được. Cho nên người xưa, đó là do Đường Thái Tông hạ lệnh biên soạn, động lực lúc đó là vì chính ông ta. Ông ta làm hoàng đế, cai trị quốc gia lớn như vậy. Dùng điều gì để cai trị? Ông ta liền nghĩ đến trí tuệ, đạo đức, năng lực, phương pháp của cổ Thánh tiên Hiền. Ông ấy cần những điều này. Đến nơi đâu để tìm? Tìm ở trong sách cổ, tất cả những thư viện sách ấ. Ông ta đều đem tập trung lại, tìm những chuyên gia học giả, chọn lựa từ trong đó ra những điều ông cần. Điều ông ta cần cũng chính là những điều chúng ta cần. Điều thứ nhất, là giúp chúng ta ngay trong đời này, trải qua cuộc sống hạnh phúc vui vẻ. Chúng ta muốn hay không? Ai mà không muốn, đều muốn. Bộ Quần Thư Trị Yếu có thể giúp cho quý vị đạt được. Thật sự như lời tiên sinh Phương Đông Mỹ đã nói, sách cổ Tứ Khố Toàn Thư, đọc những sách ấy là hưởng thụ cao nhất của đời người. Đọc sách thì không khổ. Khổ là thế nào? Quý vị không có hiểu rõ thì là khổ. Quý vị học hiểu rồi, thì vui vẻ. Đó là mục tiêu thứ nhất. Mục tiêu thứ hai là: giúp quý vị được: gia đình hạnh phúc, gia đình mỹ mãn. Gia hòa vạn sự hưng, quý vị cần hay không? Gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Điều thứ ba, là giúp sự nghiệp của quý vị, bất kể quý vị từ việc nào nghề nghiệp gì, thì trong Quần Thư Trị Yếu là trí tuệ, là tư tưởng, là phương pháp, chỉ cần quý vị nắm được rồi, bất kể từ việc nào nghề nghiệp gì, đều có thể giúp cho sự nghiệp quý vị đi lên, giúp đất nước giàu mạnh, giúp thế giới hòa bình.

Đường Thái Tông nắm bắt được, thành lập một tổ chức nhỏ, mất hết thời gian 5 năm để hoàn thành. Ông ấy dẫn đầu triều Đường đọc bộ sách này. Mỗi vương công đại thần đều phải đọc bộ sách này. Thiết lập điều gì? Kiến hòa đồng giải, cách nhìn cách nghĩ đối với vũ trụ nhân sinh là thống nhất rồi. Triều Đường được khen là thịnh thế, người sau mãi mãi không quên. Ở London vẫn còn khu phố người nhà Đường. Biên tập của Đường Thái Tông, chỉ biên tập đến thời đại của ông ấy. Thời sau ông ấy thì không có nữa. Vì vậy bộ sách này là từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế đến thời Đông Tấn. Quý vị thấy sau thời Đông Tấn: có nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, rồi đến thời Dân Quốc, hơn một ngàn năm đó có không ít sách hay. Cho nên tôi liền nghĩ đến phần tiếp theo. Sứ mạng cuối cùng của Viện Hán học chúng ta, là bổ túc nửa bộ sau của Quần Thư Trị Yếu, cũng chính là 6 triều đại hơn một ngàn năm mới vừa nói. Tất cả sách xưa đều ở trong bộ Tứ Khố, nên tìm ở trong bộ Tứ Khố, đem tìm ra lại. Theo như nhu cầu của chúng ta, chính là tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ. Dựa vào những hạng mục lớn đó, đem những điều mà tìm ra được, bổ túc phần thiếu của sách gốc. Công đức này không thể nghĩ bàn. Lợi ích này là ngàn năm vạn đời, công đức cũng như vua Đường Thái Tông, tích tập công đức lớn vô cùng thù thắng, thành tựu này cứu ngàn ngàn vạn vạn người thời sau. Viện Hán học là phải làm việc này. Cho nên phải phát đại tâm, phải lập đại nguyện, vì người thế hệ sau ngàn năm vạn đời, vì con cháu đời sau, thật sự giúp họ tràn đầy hạnh phúc.

Phật pháp sớm đã gắn liền cùng với văn hóa truyền thống, đã biến thành một thể, trở thành một nhà rồi. Nho Phật Đạo là một nhà, là một thể. Chúng ta phải nghiêm túc nỗ lực học tập. Tôi là đã làm nhiều năm nay, với tài sản cúng dường, của đồng học nhà Phật, và đệ tử nhà Phật, tôi đem tất cả dâng ra để cúng dường mọi người, để mọi người có thể an tâm trên mặt đời sống vật chất, không có lo lắng, để chuyên tâm nhất ý mà đọc sách cho tốt. Tứ Thư là sách quan trọng nhất của nhà Nho, có thể nói là cương yếu của Nho học, khái luận của Nho học; còn ở trong Phật pháp, chính là bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, là đại biểu cho toàn bộ Phật pháp. Tứ Thư là đại biểu của văn hóa truyền thống. Đó là rễ, đó là gốc. Người đọc sách thời trước, mãi cho đến những năm đầu Dân Quốc vẫn còn. Bao nhiêu tuổi thì có thể học thuộc hết Tứ Thư Ngũ Kinh? Mười lăm tuổi. Chúng ta làm sao có thể so sánh với họ được? Họ bắt đầu đọc sách từ bao nhiêu tuổi? Từ ba, hay bốn tuổi. Bộ Thánh Học Căn Chi Căn này do thầy Trương biên soạn, đều là hoàn thành trước 10 tuổi, 10 tuổi đến 15 tuổi, là 5 năm, Tứ Thư Ngũ Kinh đều thuộc lòng qua. Thật tế mà nói: Phước báo của chúng ta kém hơn họ, trí huệ chúng ta kém xa so với họ, chúng ta không có vận tốt như họ.

Nhiều năm nay tôi thường thường nghĩ đến, làm thế nào để giúp đỡ những người trẻ tuổi, để cho họ học sách cổ, Hán ngữ cổ. Nhưng duyên phận đều chưa chín muồi. Năm 2015, sau khi tôi tham gia hoạt động của Liên Hiệp Quốc, đến tham quan Vương quốc Anh. Đấy là lần thứ ba tôi đến Vương quốc Anh, gặp được hiệu trưởng Hughes, ông ấy đã đến thăm tôi. Lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt nhau, đã nói chuyện hơn 3 tiếng rưỡi. Nói đến những vấn đề này, thì ông ấy nói với tôi: Chúng ta sẽ mở Viện Hán học, để bồi dưỡng nhân tài truyền thừa tiếp tục phát triển Hán học. Tôi nói: Tốt! Vậy quá tốt rồi! Không ngờ rằng ông ấy làm thật. Ông ấy nhiệt tình hơn tôi, tôi cảm động vì ông ấy. Cho nên, công lao của Viện Hán học, ông ấy xứng đáng là số một, tôi là số hai, tôi không bằng ông ấy. Tôi cho rằng khó nói, trong đời này không có hy vọng, không ngờ rằng ông ấy thật làm được rồi. Tôi bội phục ông ấy. Năm nay lại đề xuất một lớp Tiến sĩ hài hòa. Đây là bồi dưỡng cho toàn thế giới, những vị thầy truyền giáo đạt tiêu chuẩn trong mỗi tôn giáo, thật sự có thể học thông kinh điển của họ, giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ. Tôn giáo không phải là mê tín, mà tôn giáo là giáo dục.

Rất nhiều học giả phương tây đều khẳng định: Văn hóa truyền thống có thể cứu toàn thế giới. Tôi tin tưởng điều đó. Nhưng ai đi làm? Tuổi tôi đây không làm được nữa, vì 91 tuổi rồi. Giờ đây tôi chỉ duy nhất một con đường, chính là một bộ kinh này, chính là một câu Phật hiệu này. Hy vọng đời này có thể vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Nguyện vọng của chính mình đã thỏa mãn rồi, ở lại thế gian này để giúp đỡ mọi người, giúp đỡ người trẻ phát tâm lớn. Hiệu trưởng cũng đang giúp đỡ. Còn có thêm Hoàng tử nữa, là Hoàng tử Charles. Hy vọng mọi người quý trọng duyên phận này. Tôi đã đợi duyên phận này mấy chục năm rồi, không nghĩ tới đợi đến tuổi này mới gặp được. Hy vọng sau 10 năm, quý vị đều có thể thành tựu, rễ đã cắm xuống rồi, không có vấn đề nữa. Nhân tài hoằng truyền trong tất cả tôn giáo, cũng đều bồi dưỡng ra rồi, thì giáo dục tôn giáo phục hưng trong xã hội này, liền xuất hiện thế giới hòa bình thôi.

Giáo dục tôn giáo là giáo dục điều gì? Giáo dục của yêu thương. Chư vị nên nhớ kỹ. Kinh điển của tất cả tôn giáo bạn, quý vị đi nghiên cứu những điều dạy của họ, cùng giống nhau, là nhân từ bác ái. Đó là giáo dục tôn giáo. Nhân từ bác ái là nồng cốt của họ. Mỗi người đều có thể làm được bốn chữ này, được gọi là Thượng đế yêu thương người đời, thần yêu thương người đời. Trong tâm thần có tôi, trong tâm tôi có thần, trong tâm thần có tôi. Tôi và thần là một thể. Loại khái niệm nhận thức này hầu như đều có trong kinh điển của mỗi tôn giáo. Cho nên giáo dục tôn giáo quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục tôn giáo, chính là nói với quý vị: trong tâm thần có tôi, trong tâm tôi có thần, thần yêu thương người đời, tôi yêu thương người đời, tôi với thần yêu thương người đời là giống nhau. Đó là gốc rễ lớn của giáo dục tôn giáo. Thật sự làm rõ ràng làm sáng tỏ rồi. Đi con đường này là con đường tươi sáng rộng lớn của tôn giáo. Yêu thương người thì sẽ không hại ai, yêu thương người thì sẽ không lừa gạt ai. Thật sự làm được đại công vô tư, yêu thương người khác còn hơn chính mình. Vì chúng sanh khổ nạn mà hy sinh mạng sống cũng xứng đáng, cũng không hối hận. Trong Phật giáo gọi là Phật Bồ-tát.

Chúng ta lại xem phần tiếp theo, Phần sau đoạn văn này chỉ có hai câu, 喻無疑悔Dụ vô nghi hối( ví dụ về không nghi ngờ hối hận). 設入大火。“Thiết nhập đại hỏa(giả sử vào trong lửa lớn). Đây là ví dụ. 不應疑悔。“bất ưng nghi hối”(không nên nghi ngờ hối hận). 設入大火。設者假設,蓋謂倘因求法,身入大火。亦不應疑悔“Thiết nhập đại hỏa. Thiết giả giả thiết, cái vị thảng nhân cầu pháp, thân nhập đại hỏa. Diệc bất ưng nghi hối ” (thiết nhập đại hỏa. Thiết là giả thiết, ý nói giả sử vì cầu pháp, mà thân vào lửa lớn, cũng không nghi ngờ hối hận). Cũng không nghi ngờ, cũng chẳng hối hận. Việc này khó! Trong Chú Giải của Niệm lão có. Chúng ta xem chú giải, xem câu tiếp theo đây, 當如彌陀因地縱使身止諸苦中,如是願心永不退“Đương như Di Đà nhân địa túng sử thân chỉ chư khổ trung, như thị nguyện tâm vĩnh bất thoái”(Nên giống như đức Di Đà khi còn ở nhân địa: cho dù thân ở trong các khổ, nhưng tâm nguyện như thế vẫn không thoái chuyển). Vậy mới là tin sâu, vậy mới là nguyện thiết. Đầy đủ tin sâu nguyện thiết, Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta: Thì quý vị đã có phần ở Thế giới Cực Lạc. Vì sao vậy? Bởi tiếp theo chỉ cần chịu niệm Phật thì quý vị vãng sanh. Cho nên tin sâu nguyện thiết là đại Bồ-đề tâm, là Vô thượng Bồ-đề tâm. Thế giới Tây Phương Cực Lạc A Di Đà Phật là cần những người như vậy. Nói tỉ mỉ về tin sâu nguyện thuyết chính là bộ kinh này, từ đầu đến cuối bộ kinh này chính là giảng, cho chúng ta tin sâu không nghi, nguyện thiết vãng sanh, nguyện vọng vô cùng khẩn thiết cầu sanh Tịnh-độ. Vì vậy câu phía sau này hay, 始是深信切願也“Thỉ thị thâm tín thiết nguyện dã”(thì mới là tin sâu nguyện thiết). Lại xem kinh văn tiếp theo:

何以故。彼無量億諸菩薩等。皆悉求此微妙法門。尊重聽聞。不生違背。“Hà dĩ cố. Bỉ vô lượng ức chư Bồ-tát đẳng, giai tất cầu thử vi diệu Pháp môn, tôn trọng thính văn, bất sanh vi bối”(Vì cớ sao? Vô lượng ức chư Bồ-tát ấy vân vân, tất cả đều cầu Pháp môn vi diệu này, tôn trọng lắng nghe, không sanh chống trái). Đây là giả sử một vấn đề. Có người đến hỏi: vì sao vậy? Vì sao phải tin tưởng Thế giới Cực Lạc? Vì sao phải nguyện sanh Tịnh-độ? Ở đây đức Thế Tôn trả lời cho chúng ta. “bỉ”(chữ bỉ), đã nói ở trước, là無量億諸菩薩Vô lượng ức chư Bồ-tát” ở mười phương thế giới. Đơn vị là ức, chữ “ức” ở trước không phải là vài ức, mấy mươi ức, trăm ức, vạn ức, không phải! Mà là vô lượng ức. Là người như thế nào? 諸菩薩等“Chư Bồ-tát đẳng”(Chư Bồ-tát vân vân). Chẳng thể không biết điều này. Những vị Bồ-tát ấy, tất cả đều求此微妙法門“cầu thử vi diệu Pháp môn”(cầu Pháp môn vi diệu này). Không có duyên phần: thì cầu không được. Không có duyên phần thì ngay trước mặt mà lại bỏ qua. Cho nên thật sự có thể tin, nguyện cầu Tây Phương, thì không phải là người thường. Họ là trong đời quá khứ, trong vô lượng kiếp, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Họ có thiện căn sâu dày như vậy, đời này gặp được Phật pháp thì họ liền tin tưởng, gặp được Phật pháp thì họ liền có thể phát tâm. Chúng ta còn kém một đoạn so với họ.

Có những người như vậy không? Có. Đồng học Tịnh-tông niệm Phật vãng sanh thường thường nghe nói. Trước khi tôi đi Vương quốc Anh lần này, cũng nghe nói ở Sơn Đông có một Cư sĩ, đứng mà vãng sanh. Tôi còn xem được hình ảnh của cô ấy. Người đang đứng tại đó nhưng ra đi rồi. Đó cũng là biểu diễn cho chúng ta thấy. Thật sự đầy đủ tin sâu nguyện thiết, niệm Phật vãng sanh. Đứng mà ra đi, ngồi mà ra đi, biết trước lúc đi, có người cũng nói cho quý vị là mấy giờ mấy phút. Chị gái của Cư sĩ Lưu Tố Vân ở vùng đông bắc. Đại khái trước 11 ngày cô ấy tiết lộ tin tức: Cô sắp vãng sanh, là vào năm 2012, 12 giờ, ngày 21, tháng 11. Nói với mọi người: Người đưa tiễn vãng sanh hôm đó, có hơn 30 người. Quả nhiên đúng thời gian đó, một phút cũng không sai. Khi đến lúc đó, cô ấy nói với mọi người: A Di Đà Phật đến tiếp đón tôi rồi, tôi đi đây! Tự tại như vậy. Cho nên, chúng ta chẳng thể không tin tưởng. Cô ta ra đi được tự tại như vậy.Thật tế nói cô ấy đi như thế nào? Là trong tâm em gái của cô ấy hy vọng nguyện cầu: có ai ra biểu diễn hay không? Khiến cho mọi người quyết trọn một lòng. Kết quả chị cô ấy nói: được! Chị ra làm biểu diễn cho em. Cô Lưu Tố Vân nghe được thời gian đó, nghe được thời gian đó chính là: 2012, tháng 11, ngày 21, 12 giờ. Nghe được một dãy số như vậy, âm thanh đến từ không trung. Trong tâm cô liền nghĩ rằng: có phải là thời gian vãng sanh của chị cô hay không? Nhưng chị cô thì không nói. Quả nhiên vào ngày hôm đó thật đi rồi.

Ở nơi đây Phật cử ra ví dụ này để nói với chúng ta. Chúng ta phải tin tưởng. Chú giải của Niệm lão này chú thích rất hay, 何以故?“Hà dĩ cố”(vì sao vậy?). Đây là Đức Thế Tôn tự hỏi chính ngài? Nêu ra đề xuất, vì không có người khác hỏi. Tại vì sao? 從反正兩邊深顯其義 “Tùng phản chánh lưỡng biên thâm hiển kỳ nghĩa”(Từ hai bên chính diện và phản diện để hiện ra sâu sắc nghĩa ấy). Chính diện thì, 如《菩薩往生品》所明,彼等無量無數十方世界諸菩薩眾,皆求此微妙法門,尊重聽聞,信受奉行,悉生極樂“Như Bồ Tát Vãng Sanh phẩm sở minh, bỉ đẳng vô lượng vô số thập phương thế giới chư Bồ-tát chúng, giai cầu thử vi diệu Pháp môn, tôn trọng thính văn, tín thọ phụng hành, tất sanh Cực Lạc”(Như trong phẩm Bồ Tát Vãng Sanh đã nói rõ: vô lượng vô số chúng Bồ-tát ở mười phương thế giới ấy, đều cầu Pháp môn vi diệu này, tôn trọng lắng nghe, tin nhận phụng hành, đều sanh Cực Lạc).Thật vãng sanh, thật đi rồi. Câu tiếp theo đây như sau:

多有菩薩。欲聞此經而不能得。是故汝等。應求此法。“Đa hữu Bồ-tát, dục văn thử kinh nhi bất năng đắc. Thị cố nhữ đẳng: ưng cầu thử pháp”(Có nhiều Bồ-tát, mong nghe kinh này mà không thể được. Cho nên các người: hãy nên cầu pháp này). Lời nói này rất là ân cần tha thiết như vậy, rất khó được như vậy. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão. 多有菩薩,欲聞此經而不能得“Đa hữu Bồ-tát, dục văn thử kinh nhi bất năng đắc.(Có nhiều Bồ-tát, mong nghe kinh này mà không thể được). Đây là nguyên nhân gì? Tôi nghĩ mọi người cũng có thể đoán được: là nghiệp chướng. Họ có chướng ngại. Không phải chướng ngại đến từ bên ngoài, đó chính là phiền-não, tập-khí ở bên trong, cũng có khả năng tự mình tạo ra chướng ngại. Đọc kinh không liên tục, niệm một chút thì ý nghĩ chạy tán loạn rồi, vọng-tưởng tạp-niệm khởi lên rồi. Nếu như có tình trạng đó, thì nhất định phải khắc phục, phải sám hối, phải cầu Phật Bồ-tát gia trì. Nếu không nhất định đời này sẽ uổng công. Vì được lại thân người, ghi nhớ là sau 5 ngàn kiếp. Chứ không phải là sau khi chết rồi liền có thể được thân người. Sau khi chết rồi khẳng định đọa ba đường ác, vô cùng đáng sợ, ba đường ác quá khổ. Vì vậy câu này: 多有菩薩,欲聞此經而不能得。是故汝等,應求此法“Đa hữu Bồ-tát, dục văn thử kinh nhi bất năng đắc. Thị cố nhữ đẳng: ưng cầu thử pháp”(Có nhiều Bồ-tát, mong nghe kinh này mà không thể được. Cho nên các người: hãy nên cầu pháp này).

Trong chú giải của Niệm lão thì đây là câu thứ hai, 反之“phản chi”(trái lại với trên) từ mặt trái mà nói, có nhiều Bồ-tát, mong nghe kinh này mà không thể được. 下一品中復云:有一億菩薩以不聞此經,而退轉於無上菩提Hạ nhất phẩm trung phục vân: hữu nhất ức Bồ-tát dĩ bất văn thử kinh, nhi thoái chuyển ư Vô-thượng Bồ-đề(ở trong phẩm sau lại nói: có một ức Bồ-tát vì không nghe kinh này, mà thoái chuyển đối với Vô-thượng Bồ-đề). Điều này thật là đáng tiếc! Dạng người như vậy, ở thế gian chúng ta hiện nay đây. Hoặc là đồng học học Phật ở trong vòng lẩn quẩn này. Quý vị tỉ mỉ để quan sát: thấy rất nhiều. Giảng kinh thì họ đến nghe, niệm Phật thì họ đến tham gia, khóa tu Phật thất, Pháp hội Tam Thời Hệ Niệm, họ cũng đến, chính là tâm không thể thanh tịnh, tâm lực không thể tập trung. Nói cách khác: Vọng-tưởng tạp-niệm phân-biệt chấp-trước quấn quanh họ. Họ không có khả năng khắc phục, làm sao đây? Đây là bệnh nặng, còn nghiêm trọng hơn bệnh ung thư. Ung thư bất quá là chỉ trên thân thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân mà đời đời kiếp kiếp quý vị không nghe được Phật pháp. Được thân người mà không nghe Phật pháp thì đáng tiếc. Ở đường súc sanh nghe Phật pháp cũng được vãng sanh. Súc sanh vãng sanh cũng không ít, có ghi lại. Đều là tấm gương tốt của chúng ta.

Vì thế không nghe kinh này mà thoái chuyển Vô-thượng Bồ-đề, không thể vãng sanh chính là thoái chuyển. 是從反面以勸堅信也。末後總結全品,慈悲咐囑,諭云:是故汝等,應求此法。Thị tùng phản diện dĩ khuyến kiên tín dã. Mạt hậu tổng kết toàn phẩm, từ bi phó chúc, dụ vân: thị cố nhữ đẵng, ưng cầu thử pháp(Là từ mặt trái để mà khuyên nhủ tin tưởng vững chắc vậy. Cuối cùng tổng kết toàn phẩm, Phật từ bi phó chúc, căn dặn rằng: vì thế các người, nên cầu pháp này). Câu này do đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói. Chúng ta phải ghi nhớ thật chắc. Phật đắng miệng nhọc lòng khuyên bảo chúng ta. Chúng ta nửa tin nửa ngờ hoặc là phiền-não tập khí, thì có lỗi với Phật Bồ-tát, đây là sự thật. Bây giờ thời gian hết rồi. Chúng ta học tập đến đây thôi.

( Hết tập 481)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0