TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – 2017
(Giảng lần thứ 4)
PHẨM 44: THỌ BỒ ĐỀ KÝ (Thọ ký Bồ-Đề)
Tập 482
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Trường Đại học Xứ Wales, Anh Quốc.
Thời gian: Ngày 19 tháng 9 năm 2017.
Dịch giả: Chân Hạnh Ánh
Ban biên dịch Hoa Tạng Huyền Môn
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính
chào: chư vị Pháp sư, chư vị đồng
học, mời an tọa, mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi đồng quy y Tam Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thỉ
tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-Ma, ly dục trung tôn,
quy y Tăng-Già, chư chúng trung tôn. (3 lần)
Mời xem: Đại Kinh Khoa Chú. Trang
1058, trang 1058, xem hàng thứ 5 từ dưới lên. 【受菩提記第四十四】 “Thọ Bồ-đề ký đệ tứ thập tứ” (Phẩm 44: Thọ ký Bồ-đề). 『四十四』 “Tứ thập tứ” là số phẩm, tức phẩm 44.
Mời xem giới thiệu đơn giản của Niệm
Lão. 「北京淨蓮寺長老慈舟老法師,《無量壽經科判》,謂本品內容為法師不退得記為勸。其意為能演說本經者, 信行不退,即得受記,以此普勸法師以及大眾也。慈老之判,契合經旨。本品文,初明說法得利。中段明不聞退轉,並勸為他演說。末段受菩提記」。“Bắc
Kinh Tịnh Liên tự Trưởng lão Từ Chu lão Pháp sư, Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Phán, vị
bổn phẩm nội dung vị Pháp sư bất thoái đắc kí vị khuyến. Kì ý vi năng diễn thuyết bản
kinh giả, tín hạnh bất thoái, tức đắc thọ ký, dĩ thử phổ khuyến Pháp sư dĩ cập đại
chúng dã. Từ lão chi phán, khế hợp Kinh chỉ. Bổn phẩm văn, sơ minh thuyết pháp
đắc lợi. Trung đoạn minh bất văn thoái chuyển, tịnh khuyến vị tha diễn thuyết.
Mạt đoạn thọ Bồ-đề ký” (Lão Pháp sư Trưởng lão Từ Châu ở chùa Tịnh Liên tại Bắc Kinh,
trong Khoa Phán Kinh Vô Lượng Thọ, cho rằng nội dung phẩm này vì Pháp sư bất
thoái mà được thọ ký để khuyên. Ý là người có thể diễn thuyết Kinh này, tín hạnh
không thoái chuyển, liền được thọ ký, lấy đó để rộng khuyên từ Pháp sư cho đến
đại chúng. Khoa phán của Từ lão khế hợp tôn chỉ của Kinh. Văn kinh phẩm này,
trước nói rõ thuyết pháp được lợi. Đoạn giữa nói không nghe nên thoái chuyển, đồng thời khuyên vì người diễn nói. Đoạn cuối là thọ ký Bồ-đề). Lời không nhiều,
nhưng nói được rất trọng yếu, rất đơn giản.
Lão Pháp sư Từ Châu: là một vị Đại đức
nhà Phật thời cận đại. Chúng tôi chưa từng được gặp qua. Tôi biết Pháp sư Sám
Vân ở Đài Loan đã từng có thời gian đi theo Từ lão. Ngài đã làm một bản Khoa phán cho bộ Kinh
này. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: lại tặng bản Khoa phán ấy cho tôi. Bộ Đại Kinh
Khoa phán này của chúng ta: chính là lấy Khoa phán của Từ lão làm cơ sở, lại
chia nhỏ ra, làm thành Đại Kinh Khoa chú, “Khoa” chính là khoa phán, “chú” là
chú giải. Từ Khoa phán của Kinh điển, chúng ta liền thấy được mỗi một phẩm
Kinh, chúng ta thường gọi là mỗi chương, mỗi thiên, ý nghĩa đều tương đồng, có lúc hợp lại gọi là thiên chương, ý
nghĩa đều hiển thị: nơi trọng điểm của đoạn Kinh văn tiếp theo. Cho nên Khoa
phán khiến chúng ta hiểu được: cách kết cấu cách kết cấu các chương, từ đó thể
hội được hệ tư tưởng của Kinh văn. Từ xưa đến nay không ai chẳng xem trọng, người
hiện nay cũng có, mà không nghiêm ngặt bằng cổ nhân. Từ nơi đây cũng thể hội được:
người xưa học tập rất nghiêm túc.
Không giảng thấu ý nghĩa của Kinh văn, thì bất lợi với việc tu hành, nhất định
phải thấu rõ thì mới biết, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều không quên
cảnh giác. Nơi bộ Kinh này, Kinh văn không tính là quá dài, nhưng cũng không
quá ngắn, rất vừa phải. Đặc biệt là Chú giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, vô
cùng khó có. Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư phó chúc ngài: viết một bộ Chú giải cho Kinh
này. Lúc Đại sư Liên công tại thế, đã từng giảng bộ Kinh này, khó được Niệm lão
nghe không thiếu buổi nào, thảy đều nghe qua. Cho nên Hạ Liên lão: chính là vì
chúng ta mà nói ra bộ Chú giải này. lại do Niệm công truyền thuật cho chúng ta,
đối với Tịnh tông không có công đức nào lớn hơn. Hôm nay chúng ta có thể đọc được,
phải cảm niệm lòng từ bi của hai vị Đại đức ấy.
Trong Khoa phán nói rằng, nội dung của phẩm
này, Pháp sư bất thoái được thọ ký để khuyên tin. Pháp sư hoằng Pháp, đối tượng
là rộng khắp những người: giảng kinh dạy học, trong nhà Phật xưng là Pháp sư,
Các ngài bất thoái thì được thọ ký, “ký” là thọ ký. Là sự khẳng định của Phật đối
với người tu hành, gọi đó là thọ ký. Dùng điều này để khuyên bảo chúng ta. Ý
nghĩa là: người có thể diễn nói Kinh này, tín hạnh không thoái chuyển, liền được
thọ ký. Giảng kinh là sứ mạng của Đệ tử Phật, vì người diễn nói, thì công đức rất
lớn. Lớn đến mức nào vậy? Có thể đạt được đại phước báo, tuổi thọ được kéo dài,
đây là phước trước mắt của chúng ta, còn công đức vị lai càng lớn hơn nữa! Tín
hạnh bất thoái, liền được thọ ký, người giảng Kinh tín hạnh không thoái chuyển,
niệm Phật không thoái chuyển, liền được thọ ký. Trong tất cả thọ ký, điều này dễ
đạt được nhất.
Muốn học Kinh Luận khác, cần phải đoạn
phiền-não, phải sửa tập-khí. Đoạn Kiến tư phiền-não, Phật sẽ thọ kí cho quý vị,
đoạn Trần sa phiền-não, đoạn Vô minh phiền-não, đây là điều kiện mà chư Phật thọ
ký cho Đệ tử. Cho nên 8 vạn 4 ngàn Pháp môn không dễ dàng, bất kì Pháp môn nào:
Cũng phải đoạn phiền-não, chứng Bồ-đề. Đoạn không hết phiền-não, vì tập-khí quá
sâu, khởi tâm động niệm chính là tập-khí, phân biệt chấp trước là phiền-não. Ai
có thể tránh được? Tuổi càng cao thì tập-khí càng sâu. Chúng ta không thấy tập-khí
phiền-não: của người tu hành mỗi năm một nhẹ hơn, rất ít thấy. Tôi chỉ thấy có
một người là lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, đây gọi là công phu đắc lực. Những thế hệ
trẻ tuổi chúng ta đây: đều không bằng ngài, tập-khí của chúng ta mỗi năm càng nặng
hơn, ngài thì mỗi năm lại nhẹ bớt, điểm này thực đáng để chúng ta bội phục,
đáng để chúng ta học tập. Học từ nơi đâu? Từ buông xuống. Hai chữ này nói thì dễ
dàng, làm được mới thật khó! Đã làm mấy mươi năm, vẫn buông không được. Tự mình
nghĩ lại, vẫn có một chút đáng an ủi, tuy chưa hoàn toàn buông xuống, nhưng đã
nhẹ đi rất nhiều. Mỗi năm một giảm nhẹ, không nói một năm càng nghiêm trọng
hơn, đây chính là công phu có chút đắc lực.
Tín hạnh liên tục không thoái chuyển,
trong Pháp môn Tịnh tông này, liền được thọ ký, được A Di Đà Phật thọ ký cho
chúng ta. Giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài đã thấy A Di Đà Phật, xin A
Di Đà Phật đưa ngài vãng sanh. Phật nói với ngài, con tu hành rất tốt, là tấm
gương sáng cho người tu hành, hãy ở lại mấy năm, làm tấm gương cho mọi người, đặc
biệt làm tấm gương tốt: cho người niệm Phật cầu vãng sanh. Nói cách khác, thọ mạng
của ngài là do Phật kéo dài thêm. Nếu Phật không kéo dài thêm, thì tôi nghĩ,
ngài cũng chỉ có 70, 80 tuổi, ngài sống đến 112 tuổi mới đi. Quan sát kĩ cuộc đời
của ngài, đâu đâu cũng là biểu pháp cho chúng ta xem. Vô cùng đáng tiếc, khi
người biểu pháp rất vất vả, biểu diễn cho chúng ta xem, chúng ta ngày ngày ở
cùng ngài, mà xem không hiểu. Đó là vì sao? Vì bản thân chúng ta sơ ý lơ là, đợi
sau khi ngài đi rồi ngoảnh đầu nghĩ lại, mới cảm ân.
Trong Chú giải, Niệm lão nói với chúng
ta, vì có năng lực diễn nói bộ Kinh này, “diễn” là biểu diễn, là đem điều chúng
ta học được làm đầy đủ trong cuộc sống thường ngày, chính là biểu pháp được giảng
trong Phật Pháp, là biểu diễn, làm ra tấm gương tốt cho người khác. Tín hạnh
không thoái chuyển, lòng tin của chính chúng ta: mỗi ngày một vững chắc hơn,
nguyện cầu vãng sanh của chúng ta mỗi ngày một khẩn thiết hơn, đó chính là tín
hạnh không thoái chuyển, A Di Đà Phật liền thọ kí cho quý vị. thì giống như lão
Hòa thượng Hải Hiền, Phật nói với ngài, đến lúc nào ta tới tiếp dẫn con. Tôi
tin rằng Phật đã ước định với lão Hòa thượng Hải Hiền, nhất định là nói, bao giờ
con thấy có người đưa con một quyển sách, tên sách là Nếu Muốn Phật Pháp Hưng,
Chỉ Tăng Tán Thán Tăng, A Di Đà Phật nói, lúc đó ta liền tiếp dẫn con đến thế
giới Tây Phương Cực Lạc. Cho nên ngài chẳng suy nghĩ gì, ngày ngày chú ý đến, Mỗi
ngày đều có người đến thỉnh an ngài, hỏi thăm ngài. Ngài cũng rất lưu ý xem có
người mang sách không. ngài cũng không nói, nên không ai biết, đây là A Di Đà
Phật ước định với ngài. Mãi cho đến 112 tuổi, mới thực có người mang đến quyển
sách ấy, không khác với quyển Phật nói, mang quyển sách ấy đến tặng ngài. Ngài
nhìn thấy quyển sách này thì vui mừng tột bậc, liền trở về liêu phòng mặc áo
tràng đắp y, mặc rất chỉnh tề, mặc đại lễ phục, tay nâng quyển sách này, nhờ
người khác chụp ảnh cho ngài. Chính là bức ảnh tôi treo ở bên đó, chính là bức ảnh
này. Ba ngày sau ngài thực sự đã vãng sanh, chúng ta mới biết tin tức này. Nên
đối với Phật, ngài nhìn thấy A Di Đà Phật, rất rõ ràng ở trong mộng, ở trong định,
được A Di Đà Phật phó chúc, nghiêm túc nỗ lực làm tấm gương cho mọi người xem,
Ngài học Phật 92 năm, lòng tin mỗi năm thêm kiên cố, nguyện tâm trước giờ chưa
từng thoái chuyển, niệm niệm cầu vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Thời đại này hoằng pháp lợi sanh không
dễ, Vì sao vậy? Vì chẳng ai tin tưởng, người giảng Kinh lại quá ít. Xác thực chỉ
có Pháp môn này, thật tin nguyện thiết, trì danh niệm Phật, Ngài liền có thể
vãng sanh. Với lại đến công phu ấy, thì có thể được Đức Di Đà thọ ký. Vậy A Di
Đà Phật có thọ ký cho chúng ta không? Mỗi lần chúng ta niệm một biến bộ Kinh
này từ đầu đến cuối, chính là tiếp nhận một lần thọ ký của A Di Đà Phật; mỗi ngày quý vị niệm ba biến, Phật liền thọ ký
cho quý vị ba lần; mỗi ngày quý vị niệm 10 biến, Phật liền thọ ký cho quý vị 10
lần; Đây là thật chẳng phải giả. Lúc chúng ta giảng đến lần này, cũng được Phật
thọ ký, trong phòng học nhỏ nơi Giảng đường này, người người đều có phần. Chúng
ta đã lơ là, sơ suất rồi, gọi là thờ ơ sơ ý, nên chưa cảm nhận được. Cho nên Thế
Tôn liền dùng những câu nói này, để rộng khuyên từ Pháp sư đến đại chúng:
khuyên Pháp sư phát tâm giảng Kinh, khuyên đại chúng ngày ngày nghe giảng,
nghiêm túc học tập, theo tiến độ giảng Kinh của Pháp sư, học tập không ngừng,
thì ngày ngày Phật đều thọ ký cho chúng ta.
Khoa phán của Từ lão khế hợp tôn chỉ
Kinh, Bộ Khoa phán này của lão Pháp sư Từ Châu: hoàn toàn tương ưng với lời
khuyến đạo từ bi của Phật, Khoa phán của Từ lão khế hợp tôn chỉ Kinh, Kinh văn
của phẩm này, vừa mở đầu đã nói rõ thuyết pháp được lợi ích, đoạn giữa làm tỏ
không nghe thoái chuyển. Thật sự, nếu không có người giảng Kinh này, bản thân
cũng không chịu đọc, thì thoái chuyển rất nhanh, chúng ta thấy có rất nhiều người
như vậy, thực tiếc thay cho họ. Phần sau khuyên vì người diễn nói. Đoạn cuối là
thọ ký Bồ-đề Việc thọ ký này có lẽ chính chúng ta: còn chưa thể hội rõ được. Thể
hội rõ ràng, bình thường dễ nhất là ở trong mộng, trong mộng mơ thấy Phật, Phật
tán thán công phu tu hành của quý vị có tiến bộ, sẽ chuyển tin tức cho quý vị,
khuyến khích, phó chúc quý vị, phải dụng công, phải y giáo tu hành.
Mời xem tiếp Kinh văn, dưới cùng, 「受持不退無疑以勸」。“Thọ trì bất thoái vô nghi dĩ khuyến”(Thọ trì không
thoái chuyển, không nghi để khuyến tín). “Thọ trì” là Pháp sư, “Vô nghi” là đắc ký, đã
được Phật thọ ký. Chúng ta xem Kinh văn, ở đây chia làm ba đoạn, lúc nãy đã nói
qua. Đoạn thứ nhất lại chia thành bốn đoạn nhỏ, 「宿善得佛加威」。“Túc thiện đắc Phật gia uy”(căn lành quá khứ được Phật gia uy). Câu nói này rất quan trọng, có thể tin, có thể phát nguyện, thật không
thoái chuyển, ngày ngày đang cầu tiến bộ, thì đó chẳng phải người phàm. Vì sao
có người làm được, có người làm không được? Ở đây Phật nói với chúng ta:
【若於來世。乃至正法滅時。】 “Nhược ư lai thế, nãi chí Chánh pháp diệt thời” (Vào đời tương lai, đến khi Chánh pháp diệt mất).
Chúng ta hiện nay là thời Chánh pháp đã diệt, Tượng pháp cũng diệt rồi, hiện
nay là thời kì Mạt pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật.
【當有眾生。植諸善本。已曾供養無量諸佛。由彼如來加威力故。能得如是廣大法門。】“Đương
hữu chúng sanh. Thực chư thiện bổn. Dĩ tằng cúng dường vô lượng chư Phật. Do
bỉ Như Lai gia uy lực cố. Năng đắc như thị quảng đại Pháp môn” (Khi ấy có chúng sanh, trồng
các gốc lành. Đã từng cúng dường vô lượng
chư Phật. Do được uy lực của các đức Như Lai ấy gia trì, nên mới đạt được Pháp môn rộng lớn như vậy.)
“Pháp môn quảng đại” ấy: chính là
Pháp môn niệm Phật của Tịnh tông. Ở đây cho chúng ta thấu được tin tức tốt, rất
quan trọng, Chúng ta xác thực sinh vào đời sau như Thích Ca Mâu Ni Phật giảng.
Chúng ta cách Phật, y theo ghi chép của lịch sử Trung Hoa, là hơn 3000 năm.
Chánh pháp 1000 năm, Tượng pháp 1000 năm, mạt pháp 10 ngàn năm, pháp vận của Phật
là 12 ngàn năm. Sau 12 ngàn năm, trên thế giới không còn Phật Pháp nữa. Trong
10 ngàn năm Mạt pháp, một ngàn năm thứ nhất đã qua rồi, hiện nay chúng ta là một
ngàn năm thứ hai, chúng ta phải biết: chúng ta sinh vào thời đại này. Phần sau
nói, 『當有眾生,植諸善本』,“Đương hữu chúng sanh, thực chư thiện bổn”(Khi ấy có chúng sanh, trồng
các gốc lành). Chúng ta nói là có thiện căn, vì sao vậy? 『已曾供養無量諸佛』“Dĩ tằng cúng dường vô lượng chư Phật.”(Đã từng cúng dường vô lượng
chư Phật.) Đây giảng
về đời quá khứ của quý vị, đời đời kiếp kiếp, vô lượng kiếp đến nay, vận mệnh của
quý vị không tệ, đã gặp được vô lượng chư Phật. Cúng dường nhất định bao gồm cả
nghe giảng Kinh Pháp, sau đó quý vị mới có thể tu pháp cúng dường, tài cúng dường,
hoằng pháp lợi sanh, tự hành hóa tha, đây là cúng dường chủ yếu trong nhà Phật,
phải có thiện căn như vậy mới có cơ duyên này. 由彼如來加威力故。“Do bỉ Như Lai gia uy lực cố.”(Do được uy lực của các đức
Như Lai ấy gia trì.) Trong đời quá khứ, đời đời kiếp
kiếp, được thân người, gặp Phật Pháp, không dễ dàng, cho nên quý vị mới 『能得如是廣大法門』。“Năng đắc như thị quảng đại Pháp môn” (Đạt được Pháp môn rộng lớn
như vậy.) “Pháp môn rộng lớn” chính là chỉ bộ Kinh này, Pháp môn
này. Vì sao vậy? Vì Pháp môn này đảm bảo quý vị một đời thành tựu. Trừ phi quý
vị không tin tưởng, quý vị đã bỏ quên niệm Phật. Nếu có tình hình như vậy, thì
phải mau chóng cảnh giác. Tại vì sao? Vì người ở thế gian này, tục ngữ thường
nói thọ mạng vô thường chúng ta ai
có thể đảm bảo năm sau vẫn còn sống, năm sau nữa vẫn còn sống? không tin cậy được.
Xem thấy thế gian này, trẻ nhỏ sinh ra, người già qua đời, chúng ta cảm nhận thế
nào? đa phần là không có cảm nhận gì. Thích Ca Mâu Ni Phật chính là nhìn thấy
hiện tượng này, Việc lớn sinh tử, làm sao để giải quyết vấn đề này? vì giải quyết
vấn đề này, mà Ngài phát tâm xả ngôi vua, xuất gia tu hành, mục đích là thoát
sanh tử ra khỏi ba cõi. Ngài đã vì chúng ta: mà đem Pháp môn thù thắng nhất
trong vô lượng Pháp môn, Pháp môn thỏa đáng nhất, Pháp môn nhất định thành tựu,
truyền thụ cho chúng ta, chính là Pháp môn Tịnh độ.
Trong Đại Tạng Kinh, chúng ta thấy những
bản dịch Kinh Phật, Kinh Vô Lượng Thọ có 12 bản dịch. Vì sao lại có 12 loại bản
dịch? Tổ sư Đại đức xưa nay đã suy đoán, khẳng định là do Phật Thích Ca tuyên
giảng nhiều lần, những điều nói trong mỗi lần giảng, được ghi chép lại chính là
một bộ, nội dung cơ bản giống nhau, nếu không thì sao lại có nhiều bản phiên dịch
như vậy? Trong quá khứ, Trung Hoa có 12 loại bản dịch, nhưng lưu truyền đến nay
chỉ còn 5 loại, 7 loại đã thất truyền, rất đáng tiếc! Nhưng hiện nay, chúng ta
được thấy bản hội tập của thầy Hạ, Ngài hội tập từ 5 loại bản nguyên dịch, sắp
đặt lại một lần nữa. Chúng ta thấy được thì vui mừng. Công đức này rất lớn, thực
sự đem Pháp môn quan trọng nhất: trong đời Thích Ca Mâu Ni Phật, kế thừa truyền
xuống cho đời sau. Thời kì Mạt pháp, nhớ kĩ, chúng ta đang ở một ngàn năm thứ
hai đời Mạt pháp, Trong Kinh, Phật nói với chúng ta, chỉ có Pháp môn này thực sự
được độ, giúp quý vị vượt qua lục đạo luân hồi, giúp quý vị một đời viên mãn
thành Phật. Câu nói này rất quan trọng, thành Phật có ý nghĩa gì? Trở về Bổn
tánh, chính là thành Phật. Nhà Phật giảng Tự tánh, trở về Tự tánh, nhà Nho
Trung Hoa giảng Bổn tánh, người lúc đầu, tánh vốn thiện, giảng Bổn tánh, Bổn
tánh, Tự tánh là một tánh. Trong Phật Pháp cũng gọi là Chân tâm, nói rõ đó
không phải vọng tâm. Người thế gian chúng ta hiện nay dụng tâm, là dùng vọng
tâm, chẳng ai dùng chân tâm. Chân tâm là gì? Chân tâm là không có ý niệm. Vọng
tâm có ý niệm, khởi tâm động niệm, phân biệt tạo tác đều là vọng tâm, không phải
chân tâm. Điều này nhất định phải biết.
Cho nên từ đâu thấy được chân tâm? Thiền
định chính là tu chân tâm. la-hán có thể trong cuộc sống thường ngày, buông xuống
chấp trước, không còn chấp trước nữa, liền chứng quả A-la-hán. Phàm phu thì có,
không những có, mà còn rất nghiêm trọng, tranh đoạt danh lợi chính là vì thứ ấy,
chấp trước; nếu quý vị không chấp trước, thì sao lại có loại quan niệm danh lợi
này? Vì sao Ngài không chấp trước? vì Ngài hiểu rõ, Ngài giác ngộ rồi, danh lợi
là giả, danh lợi là tạo nghiệp. Nghiệp có thiện có ác, thiện nghiệp chịu quả
báo trời người; ác nghiệp đọa 3 đường ác, địa ngục , ngạ quỷ, súc sanh. Vấn đề
của đường súc sanh cũng nghiêm trọng, chúng ta nhìn thấy thọ mạng của súc sanh
ngắn, nhưng sau khi vật chết vẫn làm súc sanh, kiến chết rồi, lại đầu thai làm
kiến, chúng mê hoặc điên đảo, cho đó là chính mình, không muốn bỏ đi. Nếu loài
vật có thiện căn, gặp được Pháp sư giảng Kinh thuyết Pháp, con vật nghe hiểu,
thì cũng có thể liễu sanh tử, cũng được sanh đến chốn tốt đẹp. Nơi chốn tốt, có
Phật Pháp chính là nơi tốt đẹp, nơi không có Phật Pháp thì không ổn rồi.
Chúng ta xem đoạn Kinh văn tiếp theo, 『若於來世,乃至正法滅時,當有眾生,植諸善本,已曾供養無量諸佛。由彼如來加威力故,能得如是廣大法門』。 “Nhược ư lai thế, nãi chí Chánh
pháp diệt thời, đương hữu chúng sanh, thực chư thiện bổn, Dĩ tằng cúng dường vô
lượng chư Phật. Do bỉ Như Lai gia uy lực cố. Năng đắc như thị quảng đại Pháp môn” (Trong đời tương lai, đến khi
chánh pháp diệt. Khi ấy có chúng sanh, trồng các gốc lành. Đã từng cúng dường
vô lượng chư Phật. Do được uy lực của các đức Như Lai ấy gia trì, nên mới đạt
được Pháp môn rộng lớn như vậy.) Hai câu nói này rất
quan trọng, Chúng ta được uy lực của Phật gia trì, nên mới có thể gặp được Pháp
môn Tịnh tông, mới gặp được bản hội tập này. Bởi vì bản hội tập này hoàn thành
và lưu thông: sau thế chiến thứ 2. Trong thế chiến thứ 2, lão Cư sĩ Hạ Liên Cư
dùng thời gian 3 năm làm công tác hội tập, sau khi chiến tranh kết thúc, bản gốc
này cũng xuất hiện rồi. Lúc đầu dùng bản in dầu, tôi đã từng thấy qua, là có người đến Đài Loan
mang theo vài bản, Ở Đài Trung, chúng tôi được xem sớm nhất, Người ấy mang bộ
Kinh này đến biếu thầy Lý. Thầy Lý rất vui mừng, ở Đài Trung giảng qua một lần.
Lúc đó chúng tôi còn chưa tiếp nhận Phật Pháp, đặc biệt Tịnh tông là pháp khó
tin, chưa ai có thể giảng rõ ràng, giảng sáng tỏ được. Cho nên nhiều tầng lớp
tri thức đã chịu thiệt thòi, tạo thành chướng ngại, cũng chính là nói, chư Phật
Như Lai không gia trì được, nên không tin tưởng. chính chúng tôi cũng bao gồm
trong ấy, hoan hỉ học Giáo với thầy Lý, nhưng Thầy khuyên tôi niệm Phật thì
không thể tiếp nhận. rất nhiều người khuyên tôi, có vài vị: đều là bậc Đại Đức
đương thời, tôi đều không cách nào tiếp nhận.
Tôi tiếp nhận Tịnh tông là nhờ giảng
Kinh Hoa Nghiêm, trước lúc ấy, tôi đã học một bộ Kinh Lăng Nghiêm, thực sự học
từ đầu đến cuối không thiếu một buổi, về sau học Hoa Nghiêm. Tôi giảng Kinh Hoa
Nghiêm, giảng đến phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, trong Tứ Thập Hoa Nghiêm, ở đoạn
Kinh sau cùng, thấy Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền đều niệm Phật vãng sanh thế giới
Tây Phương Cực Lạc mà thành tựu. Lúc ấy, tôi vô cùng chấn động, trí huệ của
ngài Văn Thù, đức hạnh của Phổ Hiền Bồ-tát, có thể nói Đệ tử Phật trong tất cả
các tông phái: không ai chẳng tôn kính, không ai chẳng ngưỡng mộ. Ngài Văn Thù,
Phổ Hiền: sao lại có địa vị cao như vậy? Hóa ra là đến thế giới Cực Lạc du học
mà thành tựu. Điều này đáng để chúng ta nghiêm túc suy nghĩ, xem có cần tiếp nhận
Pháp môn này không? Lại nghĩ 10 năm học Kinh giáo, cũng không coi là thời gian
ngắn, 10 năm, Kinh giáo có nắm chắc: giúp chúng ta liễu sanh tử ra khỏi ba cõi
không? 84 ngàn Pháp môn không đảm bảo, vô lượng Pháp môn càng mịt mù. Cho nên
lúc này mới nghĩ đến Thầy, nghĩ đến những vị Thiện tri thức lớn bên cạnh, đắng
miệng hết lòng khuyên tôi tín nguyện trì danh, tôi mới tin tưởng. Sau khi tiếp
nhận Pháp môn này, tôi đem Tịnh độ ngũ Kinh đều giảng qua một lần, trong Năm
kinh thì đã giảng Kinh A Di Đà mười mấy lần.
Tôi thực sự buông xuống vô lượng Pháp
môn, nhất tâm chuyên niệm Di Đà, là lúc nào? Là năm 85 tuổi, tự nghĩ thời gian
đã hết rồi, không còn nhiều nữa, vì chưa nắm chắc nên không học nữa, phải tìm
thứ nắm chắc được, được bảo đảm, tôi liền học bộ Kinh này. Kinh này vốn là Thầy
trao cho tôi, Thầy ở Đài Trung giảng qua một lần, có chú giải, có chú giải rất
đơn giản là Mi chú, chính là viết ở 4 nơi trống trong quyển Kinh. Thầy giao bản
ấy cho tôi, tôi cũng liền nghiêm túc tiếp nhận, y giáo phụng hành, lúc ấy tôi y
theo bản Mi chú này của Thầy, mà giảng qua 10 lần.
Lúc ấy duyên đã chín muồi, gặp được
lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, gặp ở nước Mĩ. Trong đời, ngài chỉ đến nước Mĩ một lần,
ở lại một tháng, do những đồng tu của tôi giới thiệu, cả hai chúng tôi đều bận,
không có thời gian gặp mặt, nên gọi điện thoại. Ngài đem chú giải vừa mới hoàn
thành của ngài, đó là bản in dầu, chỉ mang một bộ đến nước Mĩ đem tặng cho tôi.
Tôi xem thấy vô cùng hoan hỉ, tôi liền điện thoại hỏi ngài, ngài có giữ bản quyền
không? Ngài nói tôi hỏi điều ấy làm gì? Tôi nói có bản quyền thì tôi tôn trọng
ngài, nếu không có bản quyền, tôi đem về Đài Loan in. Ngài nói không có bản quyền.
Tôi sẽ đem bản thứ nhất in thành 10 ngàn bản, Ngài rất vui mừng. Vừa thực sự tiếp
nhận, Thiện tri thức liền xuất hiện, xuất hiện vị Thiện tri thức như Hoàng Niệm
lão, tôi mới tin tưởng Tịnh độ. Gặp được thầy Lý tôi vẫn tin tưởng: những đại
Kinh đại Luận như: Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa. Cho nên ngoảnh lại quan
sát kĩ, mới thể hội được rằng: Tam Bảo đang âm thầm gia trì, thúc đẩy duyên
chín muồi.
Duyên thành thục chính là câu phía
sau, 「能得如是廣大法門」“Năng đắc như thị quảng đại Pháp môn”
(Nên mới đạt được Pháp môn rộng lớn như vậy.) Niệm Lão chú giải đoạn này rất hay, chúng ta
đọc một lần chú giải của Ngài. 「正法滅時」,“Chánh pháp diệt thời” (Khi
Chánh pháp diệt), đây là câu đầu
tiên giải thích Kinh, 「一代佛化」,“Nhất đại Phật hóa” (Một đời giáo hóa của Phật), một vị Tôn Phật xuất hiện ở thế gian, nhất định
sẽ trải qua ba thời kì Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp. Chỉ có A Di Đà Phật ở
thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi của Ngài chỉ có Chánh pháp, không có Tượng
pháp, cũng không có Mạt pháp. A Di Đà Phật thành Phật đến nay, luận về kiếp số,
đến nay đã 10 kiếp, chưa từng nghe có ba thời kì ấy. Thích Ca Mâu Ni Phật giảng
rất rõ ràng, rất sáng tỏ, thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật là Vô Lượng Thọ,
còn thọ mạng của chỗ chúng ta là hữu hạn. 嘉祥《法華義疏五》“Gia Tường Pháp Hoa Nghĩa Sớ Ngũ” (Pháp Hoa Nghĩa Sớ quyển 5 của ngài Gia Tường),
trong đó nói rõ cho chúng ra, tuy Phật đã ra đi, 「法儀未改,謂正法時」“Pháp nghi vị cải, vị Chánh pháp thời” (Phép tắc nghi thức chưa sửa, gọi là
thời Chánh Pháp), quy củ mà năm ấy Đức Phật chỉ dạy chúng ta, vẫn được giữ gìn, vẫn còn rất
giống, không có sửa đổi, thì gọi là Chánh pháp. 「佛去世久」,“Phật khứ thế cửu” (Phật rời đời đã lâu) sau một ngàn năm, thời gian lâu rồi, 「道」“Đạo” là Kinh điển được giảng, 「化」“Hóa” là nói tu hành, giáo hóa chúng sanh, tự hành
hóa tha. 「訛替」,“Ngoa thế” (suy bại), xảy ra thay đổi, đó gọi là 「像法時」 “ Tượng pháp thời” (thời Tượng pháp). Tuy có thay đổi,
nhưng thay đổi không quá lớn, vẫn còn thấy được dấu vết thời Phật, còn thấy được
một chút, đó gọi là Tượng pháp. 「轉復微末」“Chuyển phục vi mạt” (Lại chuyển kém suy), lại qua
1000 năm nữa, sau 2000 năm. gọi là Mạt pháp.
Trong Chú giải giảng rằng, 「所云正者證也」,Sở vân chánh giả chứng dã”(Chánh pháp còn gọi là chứng) cũng chính là nhiều người tu hành chứng quả. 「像者似也。末者微也」。“Tượng giả tự dã. Mạt giả vi dã” (Tượng pháp là Tương Tự, Mạt Pháp là Suy Vi). 「又青龍《仁王經疏三》」“Hựu Thanh Long Nhân Vương Kinh Sớ
Tam”(Quyển ba
bản sớ giải kinh Nhân Vương của ngài Thanh Long). Đây là Chú giải, Thanh Long là tên Pháp sư, ngài chú rằng, ,「有教有行,有得果證,名為正法。 有教有行,而無果證,名為像法」“Hữu giáo hữu hành, hữu đắc quả chứng, danh vi Chánh pháp. Hữu giáo hữu
hành, nhi vô quả chứng, danh vi Tượng pháp”(Có Giáo, có Hành, có người chứng quả,
thì gọi Chánh Pháp. Có Giáo, có Hành, không người chứng quả, gọi là Tượng
Pháp.) Tượng pháp
không còn người chứng quả nữa. cũng không phải chẳng có chứng quả, chúng ta xem
trong Cao Tăng Truyện, thấy không ít người tu hành chứng quả, là thời kì nào?
Thời Tượng pháp. Tiếp theo, 「唯有其教,無行無證,名為末法」“Duy hữu kì giáo, vô hành vô chứng, danh vi Mạt
pháp” (Duy chỉ còn Giáo, không Hành, không chứng, gọi
là Mạt Pháp) Thời kì Mạt
pháp Kinh điển vẫn còn, vẫn có người giảng Kinh, nhưng không còn người tu hành,
cũng không ai chứng quả, đó gọi là Mạt pháp.
「至於正像末所經歷之年數,諸經之說不一」,“Chí ư Chánh Tượng Mạt sở kinh lịch chi niên số,
chư Kinh chi thuyết bất nhất”(Về thời gian của các thời Chánh Pháp, Tượng
Pháp, Mạt Pháp, các kinh cũng nói khác nhau. ) Điều này chúng ta buộc phải biết, 「古德多採正法五百年,像法一千年,末法一萬年之說。 (說末法為一萬年者,如《大悲經》)」,“Cổ đức đa thải Chánh pháp ngũ bách niên, Tượng pháp nhất thiên niên, Mạt
pháp nhất vạn niên chi thuyết (thuyết Mạt pháp vi nhất vạn niên giả, như Đại Bi
Kinh)” (Ða số các vị cổ đức chọn thuyết: Chánh Pháp
là năm trăm năm, Tượng Pháp lâu một ngàn năm, Mạt Pháp là một vạn năm (thuyết Mạt
Pháp lâu đến một vạn năm là như trong Kinh Ðại Bi nói)). Trong Kinh có nói. 「故知佛法住世尚約」,“Cố tri Phật Pháp trụ thế thượng ước”(Cho nên biết rằng [thời gian] Phật pháp tồn tại vẫn là đại khái). Ước là đại khái, vẫn còn 9000 năm nữa. 「正法滅時,廣指像法與末法」,“Chánh pháp diệt thời, quảng chỉ Tượng pháp dữ
Mạt pháp”(“lúc chánh pháp diệt” rộng chỉ thời Tượng
Pháp và Mạt Pháp.) Trước mắt chúng ta hiện nay chính là thời kì Mạt pháp. 「此時之眾生,善根遜前」,“Thử thời chi chúng sanh, thiện căn tốn tiền”(chúng sanh thời này: thiện căn kém hơn trước) không bằng quá khứ, chúng ta không bằng được:
với những năm đầu Dân Quốc, năm cuối Mãn Thanh. Giữa thời Mãn Thanh về trước,
thời đại của vua Càn Long, Ung Chính, thực sự, vẫn còn không ít Cao Tăng Đại Đức
trong Phật môn, Vạn Tục Tạng của Nhật Bản thu được rất nhiều: trước tác của các
ngài trong Đại Tạng Kinh. Cho nên ưa thích Kinh giáo, nghiên cứu Kinh giáo, tìm
sách tham khảo, tốt nhất, đầy đủ nhất chính là Vạn Tục Tạng, nội dung vô cùng
phong phú, giúp đỡ rất lớn cho việc giảng Kinh dạy học. Cho nên chúng tôi thấy
thời gian thịnh thế nhất của triều Thanh, là thời vua Khang Hy, Ung Chính, Càn
Long, về sau thì đã suy thoái, sau đời Gia Khánh, thì không còn những vị Đại Đức
như thời Càn Long nữa.
Ở đây cũng giảng về thiện căn phước đức
của chúng ta, chúng ta không sinh vào thời đại ấy, là không có phước. Sinh vào
thời đại này mà còn gặp được Chánh pháp, đặc biệt là gặp được bản Hội tập này,
gặp được Pháp môn này, gặp được chú giải của Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, chẳng ngại
chán phiền giảng cho chúng ta rõ ràng như vậy, sáng tỏ như vậy, tìm không ra được.
còn ai có thể làm được một bộ Chú giải vượt hơn bộ của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ
nữa không? Tôi nghĩ không thể được? Vì sao vậy? Lão Cư sĩ, tôi xưng ngài là lão
Cư sĩ. Hoàng lão Cư sĩ, Ngài cũng là Thượng sư của Mật Tông, giải hành tương
ưng. Ngài đối với Kinh không những thấu triệt lý giải, mà ngài còn niệm Phật có
công phu, Sau khi hoàn thành bộ Chú giải này, Ngài niệm Phật vãng sanh, nói với
tôi một ngày niệm 140 ngàn câu Phật hiệu, Ngài thật làm, có tướng lành vãng
sanh hy hữu, thực đã thành tựu. Ngài học qua Mật, cũng học qua Thiền, cuối cùng
đều buông xuống cả Thiền cùng Mật, chỉ là tín nguyện trì danh, vãng sanh thế giới
Cực Lạc rồi.
Với Trung Hoa, 30 năm là một đời, 30
năm một đời quá khứ, hiện tại, vị lai, người đời trước đã đi rồi, về sau càng ngày càng ít đi, không nghe nói
có người tu hành chân chánh, người chân chánh có thành tựu nữa. Khiến chúng ta
cảm thấy rất nuối tiếc. Chúng sanh thời đại này, thiện căn không bằng một đời
trước, 「但其中必仍有過去生中廣修功德,當前供佛念佛之人」, “Đãn kì trung tất nhưng hữu quá khứ sanh trung quảng tu công đức, đương tiền
cúng Phật niệm Phật chi nhân” (Nhưng trong đó chắc chắn vẫn có người trong
quá khứ tu nhiều công đức, ngày nay cúng Phật niệm Phật). Ngay trong đồng tu niệm Phật của chúng ta, tại gia, xuất gia nhất định có. Tại vì
sao? Những vị ấy đại từ đại bi, là thả chiếc thuyền từ mà đến nhân gian, giúp đỡ
chúng sanh khổ nạn lìa khổ được vui, các ngài đã đến. Đồng học của Viện Hán học
chúng ta, sau một tháng, hai tháng, lại có một lớp Tiến sĩ hài hòa, trong đó có
người tái lai không? Tôi tin là có. Vì sao vậy? Nếu như không có, thì Viện Hán
học của chúng tôi không mở được, lớp Tiến sĩ hài hòa hẳn là giả, chỉ nói mà
thôi. Họ thực làm rồi, đó gọi là vẫn có phước đức. chẳng qua người có phước ít
mà thôi, càng ngày càng ít hơn.
Cho nên chúng ta phải nhớ kĩ, ở đây Phật
nói với chúng ta, do uy lực của Như Lai gia trì, nên chúng ta đã gặp được gặp
được Kinh điển này, đạt được Pháp môn này, đặc biệt là có được bản Hội tập của
lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, và Chú giải của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, thực sự là hiếm
có khó gặp, thực là Thiện tri thức lớn, là Thầy của chúng ta. Nếu y giáo phụng
hành, nắm chắc tín nguyện trì danh, cầu nguyện vãng sanh, thì nhất định thành tựu.
Tôi sẽ đọc câu cuối cùng, 「是以眾生中,上可有等覺大士,下則六趣凡夫,我等皆在其中。如是眾生由於以往多生供養諸佛,念佛修善,故蒙彼如來威神加被,乃於現世能得如是廣大法門」“Thị dĩ chúng sanh trung, thượng khả hữu Đẳng-giác
Đại sĩ, hạ tắc lục thú phàm phu, ngã đẳng giai tại kì trung. Như thị chúng sanh do ư dĩ vãng đa sanh cúng dường chư Phật, niệm Phật tu
thiện, cố mông bỉ Như Lai uy thần gia bị, nãi ư hiện thế năng đắc như thị quảng
đại Pháp môn” (Là vì trong các chúng sanh đó, trên có thể đến
bậc Ðẳng Giác Đại sĩ, dưới là phàm phu sáu đường, chúng ta cũng ở trong đó. Những
chúng sanh như thế do nhờ nhiều đời quá khứ cúng dường chư Phật, niệm Phật tu
thiện nên được uy thần của các đức Như Lai ấy gia bị, đời này mới đạt được Pháp
môn quảng đại như vậy). Bộ Kinh này chính là Pháp môn rộng lớn. Hôm nay thời gian hết rồi. Chúng ta
học tập đến đây thôi.
( Hết tập 482)
Nguyện đem công đức
này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Mi Đà Phật.