TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM 46: CẦN TU KIÊN TRÌ:
Siêng Tu Kiên Trì
Tập 494
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.
Thời gian: Ngày 17 tháng 10 năm 2017.
Ban biên dịch: Hoa Tạng Huyền Môn
Dịch giả: Nguyễn Hà Trang.
Giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Kính chào
chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam
Bảo:
A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ
tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt
Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (3 lần)
Mời xem Đại
Kinh Khoa Chú, mời
xem trang 1079 bắt đầu từ hàng thứ nhất:
勤修堅持第四十六 “Cần tu kiên trì đệ tứ thập lục” (Phẩm 46: Siêng Tu kiên trì).
Trong phẩm kinh này, Thích Ca Mâu Ni Phật dặn dò lưu thông. 囑護無上深法,無上深法難遇 “Chúc hộ vô thượng thâm pháp, vô thượng
thâm pháp nan ngộ” (Căn
dặn hộ trì vô thượng thâm pháp, vô thượng thâm pháp thì khó gặp). Mời xem
kinh văn:
佛告彌勒。諸佛如來無上之法。十力無畏。無礙無著。甚深之法。及波羅蜜等菩薩之法。非易可遇。能說法人。亦難開示。堅固深信。時亦難遭。“Phật
cáo Di Lặc: Chư Phật Như Lai vô thượng chi pháp, thập lực vô úy, vô ngại, vô
trước, thậm thâm chi pháp, cập Ba-la-mật đẳng Bồ-tát chi pháp, phi dị khả ngộ. Năng thuyết pháp nhân, diệc
nan khai thị. Kiên cố thâm tín, thời diệc nan tao.” (Phật bảo Di Lặc: Pháp
vô thượng của chư Phật Như Lai như thập lực vô úy, pháp vô ngại vô trước thậm
thâm và các pháp của Bồ-tát như Ba-la-mật v.v… chẳng thể dễ gặp. Người có khả
năng thuyết pháp cũng khó khai thị. Tin sâu kiên cố thời cũng khó gặp gỡ).
Trong
kinh đã nói vô thượng thâm pháp hiếm có, Khai Kinh Kệ có nói rằng: 無上甚深微妙法,百千萬劫難遭遇 “Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ” (Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm ngàn muôn kiếp khó
tìm cầu). Lời nói
này là thật, không phải là giả, chúng ta đã gặp được rồi, là vô cùng may mắn. Mời
xem chú giải của Niệm Lão. Ðoạn đầu trong phẩm này, chúng ta vừa mới đọc đoạn
kinh văn này 「首段為咐囑護持本經」 “Thủ đoạn vi phó chúc hộ trì
bản kinh” (Ðoạn đầu trong phẩm là
lời phó chúc hộ trì kinh này). “Vô
thượng chi pháp” là: như Vãng Sanh Luận Chú đã viết: 無上者,此道窮理盡性,更無過上 “Vô thượng giả, thử đạo cùng lý tận tánh, canh vô quá thượng” (Vô thượng là đạo này
cùng tột lý, tận triệt tánh, không còn gì cao hơn nữa). Chữ “quá” là vượt
qua, chữ “thượng” là nâng cao thêm một tầng, thì không có nữa, đây là cao nhất
của tất cả pháp rồi. 無上法者,涅槃“Vô thượng pháp giả, Niết-Bàn”(Vô thượng pháp là Niết-Bàn), là
Đại Bát-Niết-Bàn. Trong Trí Ðộ Luận nói: 是故知無法勝涅槃者“Thị
cố tri vô pháp thắng Niết-Bàn giả”(Vì thế biết là không có pháp nào hơn được Niết-Bàn). tất cả pháp mà
Phật đã nói, thì Niết-Bàn là giảng đến rốt ráo viên mãn.
“Thập lực”, 如來所有之十種力用“Như Lai sở hữu chi thập chủng lực dụng”(là mười loại lực dụng của
Như Lai vốn có), là đại đức đại năng. Tiếp theo, giải thích cho chữ “thập lực”,
ở trong chú giải này, tất thảy đều có, rất hoàn chỉnh. Đoạn thứ nhất.「一者,覺是處非處智力。處者道理之義,知物之道理」 “Nhất
giả, giác thị xứ phi xứ trí lực. Xứ giả đạo
lý chi nghĩa, tri vật chi đạo lý” (Một là giác thị xứ
phi xứ trí lực. Xứ ở đây nghĩa là đạo lý, đạo lý của tri vật), đạo lý, không
đạo lý. Đây là điều thứ nhất, đối với người bình thường chúng ta mà nói là khó,
chúng ta đối với đạo lý của tất cả pháp đều là mê mờ. Mười lực này thực tế mà
nói, là tất cả chúng sanh vốn dĩ đều có, Tự-tánh vốn đầy đủ. Chúng ta đã mê mất
Tự-tánh, nên năng lực của mười lực dụng này không hiện ra được, không khởi tác
dụng được, có thể thấy được quan hệ mê-ngộ rất quan trọng. Học Phật là học điều
gì? Chính là cần học khai ngộ, khôi phục năng lực Tự-tánh vốn có, vậy thì đúng
rồi. Vậy nên chúng ta từ cổ đại, Thích Ca Mâu Ni Phật thấy được, ngài biểu diễn
ra cho chúng ta, hi vọng chúng ta thấy được những biểu diễn đó. Đối với đức năng
trí huệ vốn đầy đủ của bản thân, vô lượng vô biên, không hoài nghi nữa, như vậy
là tốt. Nếu như hoài nghi, đó là Phật có, còn chúng ta là phàm phu, thì làm sao
có được? Quan niệm này sai rồi, quan niệm này khiến cho trí huệ đức năng Tự-tánh
vốn có của chúng ta không thể hiện ra.
Cho
nên tâm thanh tịnh Tự-tánh nhất định phải hồi phục. Phương pháp của Phật dùng là
Giới Định Huệ. “Huệ” là vốn có. Làm sao để tìm ra “Huệ”? Phải tu định. Tu định
thế nào? Không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, chính
là đại định. Chúng ta thấy sắc thấy được tỏ tường, nghe âm thanh cũng nghe được
được rõ ràng, đó đều là trí huệ Bát-nhã của Tự-tánh. Chúng ta nhìn không tỏ,
nghe không rõ, đây chính là xảy ra chướng ngại. Điều gì chướng ngại? Phiền não,
vô-minh phiền não, kiến-tư phiền não, trần-sa phiền não. Tu hành là không tu gì
khác, chỉ là buông bỏ phiền não mà thôi. Chúng ta mắt thấy sắc nhìn thấy rõ ràng,
không để trong tâm, thì đúng rồi. Không để trong tâm chính là đã buông xuống rồi,
trí huệ liền mở ra; nếu để nó trong tâm, nó sẽ làm chướng ngại trí huệ.
Quý
vị thấy kẻ phàm phu nhìn sắc nghe âm thanh, đều là khởi tâm động niệm, phân biệt
chấp trước, bốn loại phiền não lớn đồng thời khởi lên. Vậy nên, trí huệ đức năng
Bát-nhã ở trong Tự-tánh không thể hiện ra, Giới-Định-Huệ là Tự-tánh vốn có, tất
cả đều không thể hiện ra, là sai rồi! Tu hành thực sự, chính là sáu căn rèn luyện
trong sáu trần, không khởi tâm không động niệm, đây là Phật; có khởi tâm động
niệm, không có phân-biệt chấp-trước, đây là Bồ-tát; Còn có phân-biệt, không có
chấp-trước, đấy là A-la-hán, Phật giảng cho chúng ta rất rõ ràng. Chúng ta mắc
thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, xúc giác của thân, ý là
ý niệm, vọng-tưởng vọng niệm, sáu căn tiếp xúc sáu trần, có vọng-tưởng phân-biệt
chấp-trước, là phàm phu, phàm phu trong sáu đường; không có vọng-tưởng phân-biệt
chấp-trước, là Phật Đà. Còn có chấp-trước chính là phàm phu, chấp-trước có thiện
có ác, thiện: là chiêu cảm được ba đường thiện, ác: sẽ rơi vào ba đường ác. Phật
là dùng lời nói đơn giản nhất để nói ra điều đó, để chúng ta ghi nhớ thật kỹ.
Thật sự dụng công, chính là nhìn sắc nghe âm thanh mà không liên quan gì, không
việc gì. Không để nó ở trong tâm là đúng rồi.
Lời
nói ra được dễ dàng, nhưng mấy ai có thể làm được? Tôi đã học hơn 60 năm rồi, có
làm được không? Chưa làm được, không khởi tâm động niệm thì làm không được, phân-biệt
chấp-trước vẫn còn một chút chút như thế, chỉ là một phần mười thôi, không triệt
để, không hoàn toàn, vẫn là không được thọ dụng. Nhưng mà chúng ta gặp được Pháp
môn này, thật là hoan hỉ vô lượng, biết được điều gì? Loại công phu này chúng
ta làm không được, vẫn có một lối thoát, chính là tín nguyện trì danh, vãng
sanh đến Thế giới Cực Lạc. Cũng chính là nói, hoàn cảnh thế giới này của chúng
ta, tu hành rất khó khăn, còn hoàn cảnh của Thế giới Cực Lạc kia tu hành rất dễ.
Điều đầu tiên là thọ mạng rất dài, Phật vô lượng thọ, mỗi một người vãng sanh, đều
vô lượng thọ giống như Phật, thọ mạng dài, có thời gian học tốt, có thầy tốt.
Thời đại này của chúng ta, Thích Ca Mâu Ni Phật không tại thế nữa rồi, Phật tạ
thế đến nay, phương pháp tính của người Trung Hoa xưa, là hơn 3000 năm rồi, người
ngoại quốc nói rằng 2500 năm, rốt cuộc cách nói nào chính xác? Lão Cư sĩ Hoàng
Niệm Tổ ở trong Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân
Đàm đã nói rất rõ ràng.
Bộ sách
Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm này, là bộ mà Niệm Lão trước tác sau cùng,
toàn bộ nội dung là giảng giải về Phật pháp, có thể đem thành Phật Học Khái Luận
để xem, sau khi quý vị xem xong, đều hiểu rõ đối với toàn bộ phật pháp. Phần tài
liệu này quá tốt rồi, Phật pháp rõ ràng rồi, là rõ ràng về điều gì? Chúng ta hạ
thủ thế nào, tu hành ra sao, để đạt đến nguyện vọng của chúng ta. Nguyện vọng của
chúng ta, không muốn lại làm sinh tử luân hồi nữa, điều này mọi người đã được làm
rõ ràng rồi, luân hồi không phải việc tốt, làm sao có thể đủ để thoát ra khỏi
sinh tử luân hồi, thành tựu con đường vô thượng? Chúng ta chỉ có một con đường đi
thông, bảo đảm quý vị đi được thông. Cách bảo đảm thế nào? Bộ kinh này chính là
sách bảo đảm. Bộ kinh này vì ai mà nói? Chính mình phải trực tiếp đảm đương, Phật
Thích Ca Mâu Ni chuyên môn vì chúng ta mà nói, tôi chỉ cần nương vào tất cả lí
sự mà bộ kinh này đã nói, y giáo phụng hành, thì quả báo nhất định sẽ hiện ra,
tuyệt đối sẽ không phụ lòng quý vị, điều này quan trọng.
Niệm
Lão rất từ bi, chú giải đoạn này rất tỉ mỉ, trước tiên nói “thập lực”. Một là “Giác
thị xứ phi xứ”. Xứ, xứ nghĩa là đạo lý, trí lực biết được đạo lý và phi đạo lý
của vật. Tri vật, vật là vạn vật, vạn việc vạn vật trong vũ trụ, nó rốt cuộc quay
về việc gì, nhà khoa học đều đang nghiên cứu, cũng có thành quả tương đương, nhưng
đạo lý nói chưa viên mãn. Tại sao không viên mãn? Bởi họ chưa kiến tánh, thấy
tánh thì nói sẽ viên mãn, tại sao vậy? Huệ Năng Đại sư nói với chúng ta 「何期自性,能生萬法」 “Hà kỳ Tự-tánh, năng sinh vạn pháp”(nào ngờ Tự-tánh, có thể sinh vạn pháp). Vạn pháp này đến như thế nào?
Tại sao có vạn vật này, chỉ cần kiến tánh thì quý vị sẽ đều hiểu rõ, thấy tánh là
thành Phật rồi, thành Phật mới rõ ràng; Bồ-tát tuy rõ ràng, những chưa viên mãn.
又指知一切眾生因緣果報“Hựu chỉ tri nhất thiết chúng sanh nhân
duyên quả báo”(Lại
biết nhân duyên quả báo của tất cả chúng
sanh). Nghiệp của làm thiện được báo vui, 因果相契,為是處“nhân
quả tương khế, vi thị xứ”(nhân quả phù hợp nhau thì gọi là “thị xứ”). Quả báo gì vì nguyên nhân
gì, quý vị thật sự biết, biết chính xác, đây gọi là “thị xứ”. Đó là giảng về nhân
quả báo ứng, toàn bộ vũ trụ không rời khỏi nhân quả báo ứng, vạn việc vạn vật
nhất định có nhân trước quả sau. Vì vậy phải nhớ: làm việc thiện được thiện báo,
làm việc ác bị ác báo, đây là nhân quả tương khế, đó gọi là “thị xứ”. Tạo nghiệp
ác lại cầu quả vui, thì nhân quả trái nghịch nhau, đó là “phi xứ”. Tạo ác quyết
định được ác báo, làm việc thiện quyết định được kết quả thiện, nhân quả tương ứng,
nhân quả quyết định không tương phản. Nhân quả trái ngược là “phi xứ”, không có
đạo lý này. 猶言無有是處“Do ngôn vô hữu thị xứ”(Như nói chẳng có lẽ ấy). Phi xứ
chính là chẳng có lẽ ấy. Đây là loại đầu tiên, đối với toàn bộ vũ trụ, nhân trước
quả sau đều rõ ràng.
Điều
thứ 2, 業智力。知一切眾生三世因果業報之智力,或善不善,有漏無漏“Nghiệp-trí-lực. Tri nhất thiết chúng
sanh tam thế nhân quả nghiệp báo chi trí lực, hoặc thiện bất thiện, hữu lậu vô
lậu”(là Nghiệp-trí-lực: Trí lực
biết nhân quả nghiệp báo ba đời của hết thảy chúng sanh, là thiện hay bất thiện,
hữu lậu hay vô lậu), Phật đều biết hết. Vì vậy gặp được Phật, gặp được thiện
tri thức thật sự, là minh tâm kiến tánh rồi. Lời của quý ngài nói là thật, tại sao
vậy? Bởi quý ngài có thập trí lực, quý ngài không phải là phàm phu. Chúng ta thì
không có, tôi nói câu nói này để nhắc nhở quý đồng tu, ở thế giới này hiện tại
vẫn có người như vậy. Lão Hòa thượng Hải Hiền là như vậy, ngài đã đi bốn năm trước
rồi, cách chúng ta gần nhất. Tuy rằng đã đi rồi, nhưng tín đồ của ngài không ít,
người học Phật theo ngài rất nhiều. Ngài dạy người như thế nào? Tất cả những gì
ngài dạy, lời ngài giảng, tất cả những gì ngài dạy phương pháp tu hành, là làm
việc thiện nhất định có thiện quả. Dù ngài không biết chữ, chưa từng đi học. Tôi
thường nói với quý vị, cảnh giới của Lão Hòa thượng, là bình đẳng với Đại sư Huệ
Năng, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Ngài đã dùng phương pháp gì? Một câu
A Di Đà Phật, niệm 92 năm. 92 năm một câu Phật hiệu không bị gián đoạn, tâm ngài
đã định, cả đời không niệm qua một bộ kinh, cũng không nghe qua một lần giảng
kinh. Ngài tu điều gì? Chính là một câu A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh-độ. Tin rằng
Thế giới Cực Lạc thật có, tin rằng A Di Đà Phật thật có, đến Thế giới Cực Lạc để
thân gần A Di Đà Phật, là nguyện vọng của ngài, ngài thành công rồi, thật sự đi
rồi, tướng lành khi đi vô cùng hiếm có.
Những
điều ngài giảng cho chúng ta không phải là phóng đại, không phải là bịa đặt, ngài
nhiều lần thấy A Di Đà Phật, cũng cầu A Di Đà Phật dẫn ngài đến Thế giới Cực Lạc.
Phật nói với ngài: con tu hành không tệ, con nên trụ lại
vài năm, làm tấm gương cho đệ tử nhà Phật, đặc biệt làm tấm gương cho người niệm
Phật cầu sanh Tịnh-độ. Ngài
ở tại thế lâu như vậy, không phải thọ mạng của ngài dài như vậy, mà là Phật giao
phó cho ngài, để ngài trụ lại vài năm, nói với ngài lúc nào con thấy được một
quyển sách, gọi là Tăng Tán Tăng, nhìn
thấy quyển sách này thì Phật sẽ đến tiếp dẫn ngài vãng sanh. Bởi vậy ngài ngày
ngày chờ đợi, rất để ý mỗi người đến núi thăm ngài, có mang theo sách không. Đương
nhiên không có ai mang theo sách, tại sao? Bởi lão Hòa thượng không biết chữ, làm
sao lại mang sách cho ngài được.
Bốn
năm trước, thật sự có một Phật tử mang quyển sách này lên núi. Ngài vừa nhìn thấy
quyển sách liền hỏi anh ta, đây là sách gì? Anh ta nói với Lão Hòa thượng, quyển
sách này gọi là Nhược Yếu Phật Pháp Hưng,
Duy Hữu Tăng Tán Tăng. Lão Hòa Thượng nghe được vô cùng vui mừng, vui vẻ hết
sức, về đến liêu phòng mặc áo đắp y, chủ động yêu cầu chụp cho ngài một bức ảnh.
Bức ảnh này treo bên cạnh chúng ta. Sau ba ngày thì đi rồi, không sanh bệnh, thời
gian đi vào lúc nửa đêm. Có rất nhiều người nói với ngài: lão Hòa thượng biết
trước lúc đi, hãy nói với chúng con, chúng con giúp ngài trợ niệm. Lão Hoà thượng
nói với mọi người, tôi không cần người trợ niệm, tôi tự mình biết niệm. Thật sự
không cần người khác trợ niệm. Đây là trí huệ Tự-tánh vốn có. Đây là loại thứ
hai.
Loại
thứ ba là, 定智力。知諸禪定,解脫三昧之智力“Định-trí-lực. Tri chư thiền định, giải
thoát tam-muội chi trí lực”(Định-trí-lực: Trí lực biết các thiền-định, giải thoát tam-muội).
Tham thiền là một loại phương pháp tu hành của Phật giáo, có loại trí huệ này, thì
biết định công của quý vị cạn hay sâu, biết trí huệ của quý vị thông suốt nhiều
hay ít, trí huệ trong Tự-tánh thông suốt ra bao nhiêu, phần nhiều hay là phần
nhỏ, viên mãn hay chưa viên mãn, loại trí huệ này gọi là trí-lực giải thoát tam-muội.
Đây là loại thứ ba.
Loại
thứ bốn là, 根智力,知諸眾生,諸根上下,隨機施教“Căn trí lực, tri chư chúng sanh, chư
căn thượng hạ, tùy cơ thí giáo”(Căn-trí-lực: Biết các căn tánh của chúng sanh: là thượng hay hạ, giáo
hóa tùy theo căn cơ). Vì vậy đủ hay không đủ: loại năng lực này, quan hệ rất
lớn đối với tự hành hóa tha. Giống như lão Hòa thượng Hải Hiền, mười loại trí ngài
đều có, đều đủ, nên giáo hóa chúng sanh khế cơ. Ngài tự mình thành tựu Pháp môn
này, thành tựu vô thượng đạo, là nhân duyên lớn, không phải chuyện nhỏ. Ngài biết
căn tánh của mọi người, vừa gặp mặt ngài liền hiểu, giáo hóa tùy căn cơ. Nếu quý
vị là người thông minh, ngài giảng cho quý vị sâu, để quý vị lĩnh hội được, người
có căn tánh kém thì ngài giảng cạn. Nói tóm lại, quý vị chỉ cần tiếp xúc với ngài,
ngài sẽ giáo huấn cho đại chúng mỗi người không giống nhau, mỗi mỗi đều là khế
cơ khế lý, đều rất hoan hỉ, ngài có được năng lực này.
Năm
là, 欲智力dục-trí-lực, dục là mong muốn, 知一切眾生種種知解之智力“tri nhất thiết chúng sanh chủng chủng tri giải chi trí lực”(trí lực biết hết thảy các loại thứ hiểu
biết của chúng sanh), trí tuệ của chúng sanh, ngài đều biết, quý vị ở đẳng
cấp nào, ngài đều biết. Lúc mới học giảng cạn dễ hiểu cho quý vị, quý vị có thể
hiểu sâu, thì ngài giảng rất sâu sắc cho quý vị, người khác nghe không hiểu, quý
vị thì ngộ rồi, ngài có loại năng lực này. Mấy câu nói của Niệm lão, tôi đọc ở đây:
知他眾生,種種樂欲,各各不同“tri tha chúng sanh, chủng chủng nhạo dục,
các các bất đồng”(Biết
các điều ưa thích của chúng sanh khác, mỗi mỗi đều sai khác). Thật sự tất cả
mong muốn của chúng sanh đều không giống nhau, Bồ-tát biết, vì vậy ngài có năng
lực giáo hóa chúng sanh, khế cơ khế lý, gặp được Bồ-tát thì không có chuyện không
được lợi ích chân thực.
Hiện
nay chúng ta thiện căn phước đức không đủ, không thể khởi cảm ứng với Bồ-tát, với
Phật thì càng không cần nói rồi. Phật, Bồ-tát ở đâu? Tận hư không biến pháp giới,
không có nơi nào không ở, không có lúc nào không có. Tại sao chúng ta không nhìn
thấy? Tại sao không nghe thấy? Là do nghiệp chướng của chính mình chướng ngại.
Không phải ngài không ở đó, ngài ở đó. Đạo lý này chúng ta nhất định phải tin,
thâm tín không nghi ngờ. Tại sao vậy? Bởi Ngài là pháp-thân, pháp-thân không có
tướng, không có hiện tướng, nhưng pháp-thân có thể hiện các pháp, tuy rằng tất
cả đều không có, nhưng thứ gì ngài cũng hiện được, hiện mười pháp-giới, hiện những
điều mà ngày nay chúng ta nói là: không gian thời gian vạn sự vạn vật không có
cùng tận. Phật hiện mà chúng ta không thấy được, chúng ta hiện thì Phật đều biết,
Ngài không có chướng ngại, chúng ta có chướng ngại.
Chúng
ta dựa vào khoa học, dùng thiết bị của khoa học để khảo sát, biết được bộ phận
nhỏ. Máy móc càng ngày càng tinh vi, tầm quan sát càng ngày càng lớn. Nhà cơ học
lượng tử nói cho chúng ta biết, tất cả
hiện tượng vật chất của thế giới này đều là giả, vậy tại sao có? Nhà khoa học nói
với chúng ta, tất cả là do ý niệm sanh ra. “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, đây
là câu nói trong kinh Phật, câu nói này được các nhà cơ học lượng tử chứng minh
rồi. Vậy đổi lại câu nói, trong Phật giáo có khoa học. Lại qua hai mươi, ba mươi
năm, tôi tin rằng: các nhà khoa học sẽ thừa nhận: kinh điển Phật pháp Đại thừa,
là đỉnh cao nhất của cơ học lượng tử. Phật pháp là khoa học, là khoa học cấp
cao, là triết học cấp cao, để những triết học gia, khoa học gia đi làm chứng
minh.
Mười
loại lực này là Tự-tánh vốn đầy đủ, chỉ cần thật sự trừ hết chướng ngại của chúng
ta, thì tâm thanh tịnh hiện ra. Tâm chúng ta không thanh tịnh, khởi tâm động niệm
không thanh tịnh, phân biệt chấp trước không thanh tịnh, lúc nào sáu căn tiếp xúc
với cảnh giới sáu trần, mà không khởi tâm không động niệm không phân biệt không
chấp trước, thì đúng rồi, mười lực của Tự-tánh, mười lực của quý vị hiện ra rồi.
Vì vậy mong muốn của chúng sanh lục đạo mỗi mỗi không giống nhau.
界智力“Giới-trí-lực”, trí lực biết các giới, 於世間眾生種種境界不同,而如實普知“ư thế gian chúng sanh chủng chủng cảnh giới bất đồng,
nhi như thật phổ tri”(đối
với các cảnh giới sai khác của chúng sanh thế gian, đều biết đúng như thật cả).
Giới cũng là chỉ các loại cảnh giới, chẳng những không tương đồng, mà còn là vô
lượng vô biên, có cảnh giới chúng ta tưởng tưởng được, có cảnh giới chúng ta không
tưởng tượng được. Tưởng tượng không được vẫn là đang tưởng, không tưởng thì không
sao, điều gì cũng không có. Nhớ rằng tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, rời khỏi
tâm, thì không có một pháp nào có thể đắc được. Thời cổ, ngoài người tu hành chân
chính có công phu thiền định, định sinh huệ, họ hoát nhiên đại ngộ. Ngày nay
tuy rằng không có năng lực đó, nhưng có khoa học kỹ thuật giúp đỡ, cũng có thể
biết được những điều này. Như lượng tử phát hiện ra hiện tượng vật chất là giả
vậy, đây là phát hiện rất trọng đại, vật chất không phải thật, chứng minh lời nói
của Phật ở trong Kinh là thật, không phải là giả.
「凡所有相,皆是虛妄」 “Phàm
sở hữu tương, giai thị hư vọng” (Phàm những gì có tướng, đều là hư vọng), đã là hư vọng, thì phải đem
buông xuống, là đúng rồi. Tự-tánh sẽ hiện ra, công năng trong Tự-tánh vô lượng
vô biên, vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng tài nghệ, không có điều
gì mà quý vị không biết, không có việc mà quý vị làm không được. Tương ứng hoàn
toàn với Tự-tánh, đó là Bồ-tát, đó là đại Bồ-tát ngay trong Bồ-tát, đại Bồ-tát là
Bồ-tát minh tâm kiến tánh, pháp-thân Bồ-tát. Chứng được pháp-thân vẫn còn chưa
viên mãn, là thập-địa Bồ-tát được nói trong Kinh Hoa Nghiêm, quý ngài ở trong cõi
thật-báo-trang-nghiêm, thầy của quý ngài là chư Phật Như Lai, đến khi hiện ra cứu
cánh quả đức, vậy là thành Phật rồi. Đẳng-giác Bồ-tát, đẳng-giác vẫn có một phẩm
vô-minh chưa phá, phá phẩm sinh tướng vô-minh này rồi, liền chứng được thường-tịch-quang
độ, tầng cao nhất của Thế giới Cực Lạc, là thường-tịch-quang, rốt ráo viên mãn thành
Phật. Nếu chúng ta không thể làm sáng rõ những điều này, không biết buông bỏ tập
khí phiền não, là sai lớn rồi. Tại sao kinh điển dạy chúng ta như như bất động,
bởi người thật sự tu hành là người như vậy, chính là như như bất động. Bất động
chính là không khởi ý niệm, vạn việc vạn vật rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch,
không có khởi lên một ý niệm nào, không khởi tâm không động niệm, là cảnh giới
tốt, cảnh giới của Phật. Thường ở trong cảnh giới tốt đó, thì trí huệ hiện ra,
phiền não không có nữa, phiền não là giả, xác thật không có điều gì mà không biết.
Bảy
là, 至處智力。知一切道至處相。知所修何教道品,得至何位之智力。如五戒十善“Chí-xứ-trí-lực. Tri nhất thiết đạo chí
xứ tương. Tri sở tu hà giáo đạo phẩm, đắc chí hà vị chi trí lực. Như Ngũ giới
Thập thiện”(Chí-xứ-trí-lực:
Trí lực biết tướng trạng của chỗ đạt đến của hết thảy đạo, biết tu theo giáo đạo
phẩm nào, sẽ được địa vị nào, như tu Ngũ giới, Thập thiện), thì quý vị sẽ đạt
được quả báo nhân thiên, Ngũ giới Thập thiện là nhân thiên, tu pháp Bát Chánh Đạo
vô lậu một mạch đến Niết Bàn, không có gì là ngài không biết.
Tám
là, 宿命智力。知眾生一世乃至百千萬世,姓名壽夭苦樂等“Túc-mạng-trí-lực. Tri chúng sanh nhất
thế nãi chí bá thiên thế, tánh danh thọ yểu khổ lạc đẳng”(Túc-mạng-trí lực: Biết một đời cho đến
trăm ngàn vạn đời của chúng sanh về: tên, họ, thọ hay yểu mạng, khổ, vui v.v).
Biết được về một người như vậy, pháp vô lậu trong Bát-chánh-đạo, Niết Bàn,
trong Niết Bàn cũng có đẳng cấp, Niết Bàn của A-la-hán là Tiểu thừa, Niết Bàn của
Bồ-tát là Đại thừa, Vô thượng đạo viên mãn rốt ráo, gọi là cứu cánh Niết Bàn,
Niết Bàn viên mãn. Không có gì là không biết. Tám là: Túc-mạng-trí-lực, biết một
đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, vạn đời của chúng sanh, đời đời kiếp kiếp, biết
được tên họ của quý vị, thọ mạng quý vị dài hay ngắn, khổ vui mà quý vị nhận chịu
cả đời. Chúng ta đọc kinh văn này, có cảm tưởng gì? Cổ nhân có một câu nói: “Cả
đời đều là mạng, nửa chút không do người”. Đọc thấy những văn tự này, có phải sẽ
nghĩ đến: đây là nhân quả báo ứng. Ngài làm sao lại biết? Vì ngài nhìn thấy quý
vị tạo nhân, đời trước tạo nhân, đời này nhận báo ứng. Một miếng ăn, một hớp uống,
không gì chẳng định sẵn, quý vị hôm nay uống bao nhiêu nước, ăn bao nhiêu gạo đều
rõ ràng, quý vị không qua mắt ngài được. Năng lực này của ngài từ đâu mà có? Là
Tự-tánh vốn đủ. Nói trắng ra: năng lực này người người đều có, chỉ là chúng ta
ngày nay đã mê mất Tự-tánh, trí huệ không thể hiện ra. Mười loại trí huệ này, tất
cả chư Phật đều đầy đủ, cũng tức là nói, tất cả chúng sanh đều có đủ. Chúng
sanh vốn dĩ là Phật, hiện tại mê nên thành như vầy, phải nhận chịu quả báo, đạo
lý là ở đây. Nghiệp đã tạo quá nhiều, nghiệp đã tạo quá nặng, không phải là dễ
dàng như vậy. Vấn đề là do chính mình tạo, không liên can với người khác. Đây là
sự lý, toàn bộ đều rất là rõ ràng rất là sáng tỏ.
Tiếp
theo là thứ 9, 天眼智力。見眾生受生捨報,生生死死,從何道來,向何道去;以及善惡業緣,或苦或樂,無障礙之智力“Thiên-nhãn-trí-lực. Kiến chúng sanh
thọ sanh xả báo, sanh sanh tử tử, tùng hà đạo lai, hướng hà đạo khứ; Dĩ cập thiện
ác nghiệp duyên, hoặc khổ hoặc lạc, vô chướng ngại chi trí lực”(Thiên-nhãn-trí-lực,
trí lực thấy chúng sanh: thọ sanh xả báo, sống sống chết chết, từ nẻo nào sanh
ra, sẽ sanh vào đường nào, và các nghiệp duyên thiện ác, hoặc khổ hoặc vui một
cách vô chướng ngại). Vậy ai có? A-la-hán có, A-la-hán chỉ có thể biết: một
đoạn thời gian không quá dài ở hiện tại, biết được ba đời, biết năm đời, biết một
trăm đời, biết một nghìn đời, không bằng Phật được. Phật là tất cả đều biết, vô
lượng kiếp quá khứ, vô lượng kiếp tương lai, ngay trong nghiệp nhân quả báo này
Phật đều biết.
Chúng
ta tin tưởng lời nói của Phật câu câu là lời thật, không có câu nào là giả, cũng
không có câu nào là phóng đại. Phật là rất chân thành nói cho chúng ta, loại năng
lực này tất cả chúng sanh ai ai cũng có, tại sao vậy? Là Tự-tánh vốn có. Lời nói
của Đại sư Huệ Năng vô cùng hay: “Đâu ngờ Tự-tánh, vốn tự đầy đủ”, đều ở trong đây,
chỉ là những đức năng này của Phật khởi tác dụng rồi, còn chúng ta không khởi tác
dụng. Tại sao lại không khởi tác dụng? Vì mê mất Tự-tánh. Chỉ cần chúng ta chịu
đem những thứ mê hoặc điên đảo buông xuống, thì Tự-tánh sẽ hồi phục, liền khởi
tác dụng rồi. Vì vậy buông bỏ, nhìn thấu là hai cửa đạo, trước là buông bỏ, tất
cả đều hiểu rồi, nhìn thấu chính là đã hoàn toàn rõ ràng. Trí huệ mà chư Phật đạt
được rốt ráo viên mãn, Bồ-tát kém hơn một cấp, cũng không tệ rồi, A La Hán lại kém
hơn một cấp, thị hiện cho chúng ta thấy, chúng ta buông bỏ bao nhiêu? Phật là
triệt để buông bỏ, không khởi tâm không động niệm; Bồ-tát buông bỏ rồi, vẫn khởi
tâm động niệm; A La Hán buông bỏ rồi, vẫn có phân biệt, không chấp trước.
Chúng
ta hiểu rõ đạo lý này, muốn chúng ta thành tựu viên mãn, có thể đạt được cảnh
giới giống như Phật, thì chỉ cần tin tưởng bộ Kinh này là thật không phải là giả,
không có hoài nghi, thật sự mong muốn đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tôi phải
cầu sanh. Tôi sanh đến Thế giới Cực Lạc, tất cả vấn đề đều được giải quyết rồi,
không cần phải từng bước từng bước, mà giải quyết toàn bộ rồi, đến Thế giới Cực
Lạc là viên mãn rồi. Việc thuận tiện như vậy chúng ta gặp được rồi, vậy nên sinh
đại hoan hỉ. Giống lão Hạ Liên Cư vậy, việc vui mừng ấy, hoa
tay múa chân, mấy ngày không dừng được. Tại sao lại hoan hỉ vậy? Biết được chính
mình đời đời kiếp kiếp tu hành đều chưa có thành công, chưa gặp được pháp môn Tịnh-độ.
Hôm nay gặp được pháp môn này, hoan hỉ vô cùng, tôi đời này quyết định thành Phật,
đến Thế giới Cực Lạc liền nhất định thành Phật.
於一切妄惑習氣,永斷不生。能如實知,不受後有之智力。漏盡智力“Ư nhất thiết vọng hoặc tập khí, vĩnh đoạn
bất sanh. Năng như thật tri, bất thọ hậu hữu chi trí lực. Lậu-tận-trí-lực”(Đối với tất cả tập khí vọng hoặc, vĩnh
viễn đoạn dứt chẳng sanh, thì biết được như thật, trí lực bất thọ hậu hữu. là Lậu-tận-trí-lực),
trí lực không thọ hậu hữu liền sanh khởi rồi. Mười loại trí huệ là đức năng Tự-tánh
vốn có. Không phải là có do bên ngoài.
Hôm
nay thời gian hết rồi, chúng ta học đến đây thôi. Tiếp sau, 『無畏、無礙、無著』“Vô úy, vô ngại, vô trước”, đều là đại đức đại năng mà Tự-tánh vốn đầy đủ.
Căn bản của chúng ta là vô-minh, vô-minh phiền não là gốc của phiền não, đối với
chân tướng sự việc hoàn toàn không biết, ở đây suy đoán, ở đây vọng tưởng. Vậy rốt
cuộc chúng ta làm thế nào? Mang tất cả phân-biệt chấp trước vọng tưởng tất thảy
buông xuống, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, tôi tin tưởng đức năng Tự-tánh
vốn có, bởi vì niệm Phật sẽ hiển hiện ra, qua mỗi một năm không giống nhau, đây
là việc tốt, chứng minh giáo huấn của Phật là thật không phải là giả. Được rồi,
hôm nay chúng ta học đến đây thôi.
(Hết tập 494)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.