Responsive Menu
Add more content here...

Tập 503 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 47: PHƯỚC HUỆ MỚI ĐƯỢC NGHE

TẬP 503

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 28 tháng 10 năm 2017.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc tôn; con xin quy y Pháp, ly dục trung tôn; con xin quy y Tăng, chư chúng trung tôn.) (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 1093, bắt đầu từ hàng thứ 3:

          Khoa đề, 決定往生‘Quyết định vãng sanh’(Quyết định vãng sanh). Ngữ khí vô cùng khẳng định, khiến người học tập chúng ta, một chút nghi ngờ cũng không có. Phẩm này có tổng cộng tám bài kệ, mỗi bài gồm bốn câu. Chúng ta đã học qua ba bài đầu, hôm nay bắt đầu học từ bài kệ thứ tư, mời xem kinh văn:

          如是一心求淨方

決定往生極樂國

假使大火滿三千

乘佛威德悉能超。

          “Như thị nhất tâm cầu Tịnh phương
          Quyết định vãng sanh Cực Lạc quốc
          Giả sử đại hỏa mãn Tam thiên
          Thừa Phật oai đức tất năng siêu.”

(Nhất tâm như vậy cầu cõi Tịnh
          Quyết định vãng sanh nước Cực Lạc
          Giả sử đại hỏa khắp Tam thiên
          Nương uy đức Phật đều vượt được.
)

          Bài kệ này là nói, nếu nương theo phần trước đã nói mà tu hành, thì quyết định vãng sanh, là ngay đời này, thật sự được công đức cứu cánh viên mãn. Từ chỗ này chúng ta mới thật sự hiểu, Thế Tôn vì chúng ta mà tuyên thuyết, tín nguyện niệm Phật vãng sanh, là đại sự không gì thù thắng hơn, phổ độ tất cả chúng sanh khổ nạn, tận biến pháp giới hư không giới. Chỉ cần quý vị đủ niềm tin, chỉ cần quý vị mong muốn vãng sanh, chịu niệm một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, thì không có chuyện không vãng sanh.  

          Bài kệ thứ tư này, chính như trong chú giải của Niệm Lão nói, chúng ta xem đoạn chú giải này, 如上種種勝妙功德均以至誠心不二心迴向淨土求生極樂‘Như thượng chủng chủng thắng diệu công đức, quân dĩ chí thành tâm, bất nhị tâm, hồi hướng Tịnh-độ, cầu sanh Cực Lạc’(Đối với các loại công đức thù thắng diệu như vậy, đều dùng tâm chí thành, tâm không hai, để hồi hướng Tịnh Ðộ, cầu sanh Cực Lạc). Chúng ta phải đặc biệt chú ý chỗ này, là tâm chí thành, tâm không hai, quá quan trọng rồi. Học giáo không thể khai ngộ, niệm Phật không thể vãng sanh, tổng lại mà nói một câu, là do không thành tâm, không dùng tâm chân thành. Chí thành tức là chân thành đến tột cùng. Niệm Phật, học giáo, trì giới, mà trong tâm đều có tạp niệm, đều có vọng tưởng, phân biệt, bởi vọng tưởng, tạp niệm, tập khí đã quá sâu rồi, khiến cho thành tâm, chuyên tâm của quý vị, bị phá hoại hết rồi, cho nên quý vị không thể thành tựu được, phải làm sao đây?

          Năm đầu, lần đầu tiên tôi gặp mặt Đại sư Chương Gia, tôi hướng Lão nhân gia Ngài mà thỉnh giáo, năm đó tôi 26 tuổi, tôi nói: Lão sư Phương nói với con, sự thù thắng của Phật pháp, và công đức lợi ích của Phật pháp, con nghe đã hiểu rồi, xin hướng Đại sư thỉnh giáo, nhà Phật có phương pháp nào, khiến chúng con khế nhập rất nhanh không? Sau khi nghe câu hỏi của tôi, Đại sư nhìn tôi, Ngài cũng không nói, nhìn hơn nửa giờ đồng hồ, mới mở miệng nói một chữ ‘có’, một chữ ‘có’ đó rồi Ngài lại không nói, đại khái đợi khoảng mười phút, một câu nói lúc trước đã đợi đến nửa giờ, câu nói sau này thì đợi mười phút, Ngài nói với tôi, ‘nhìn thấu được, buông xuống được’, sáu chữ ấy. Tôi không dễ dàng hiểu được ý của Ngài, qua sáu chữ đó. Sáu chữ này rất đơn giản, tôi hỏi như vậy thì Ngài có thể liền đáp, nhưng vì sao Ngài không đáp ngay? Mà Ngài nhìn tôi nửa tiếng đồng hồ, tôi cũng nhìn lại Ngài. Sau nhiều năm, trong lúc tôi giảng kinh, không nhớ là bộ kinh nào, đột nhiên hiểu ra rồi. Vì sao Ngài không đáp liền tôi? Vì tâm tôi lúc đó không thành, trong tâm còn có vọng tưởng, vẫn còn nghi ngờ, vẫn là ba tâm hai ý, nên Ngài không đáp lời tôi, nếu nói thì sao? Không hiệu quả, vì quý vị đạt được quá dễ dàng. Nhất định nhìn tôi, chúng tôi tuổi trẻ, tính khí bộp chộp nóng nảy, phải đợi tâm khí nóng nảy của tôi tan đã, tâm chuyên chú đã, Ngài mới nói với tôi, đó là sự tinh tế của dạy học. Đợi gần nửa giờ đồng hồ, trong tâm định lại rồi, mới nói một chữ ‘có’, nói chỉ một chữ, chúng tôi tuổi trẻ, tinh thần nóng nảy lại nổi lên rồi, nên Ngài lại không nói. Lại đợi mười phút, khiến tinh thần trạng thái hấp tấp của tôi lắng xuống rồi, Ngài lại nói với quý vị. Có thể thấy được, sự chân thành, chuyên chú, tâm không hai là chuyên chú, trong tâm không có vọng tưởng, không có tạp niệm, đó là chí thành không hai, thì nói với quý vị mới có thọ dụng. Vì sao vậy? Cả đời quý vị sẽ không quên, vì đạt được không dễ dàng.

          Lão sư dạy học sinh dựa vào tài giảng dạy, không có một phương pháp nhất định, cần dùng phương pháp nào được độ, Ngài liền dùng phương pháp đó. Đây là chỗ diệu trong truyền pháp của Phật môn chúng ta. Chúng ta đã học điều này nhiều năm rồi, rõ ràng rồi, cuối cùng hiểu rõ rồi. Hiểu rõ thì sao, thì tâm chí thành, tâm chuyên chú, sẽ thế nào? Đương nhiên có tiến bộ, tuy có tiến bộ, nhưng chưa đạt đến được tiêu chuẩn của Phật Bồ-tát. Tại sao biết được không đạt đến tiêu chuẩn đó? Vì thật đạt đến tiêu chuẩn đó là đã khai ngộ rồi, trí huệ liền hiện ra rồi, có trí huệ liền giải quyết được tất cả vấn đề, ngộ thì có tiểu ngộ, có đại ngộ, có đại triệt đại ngộ. Nếu quý vị đồng học hỏi tôi: tôi có chỗ ngộ hay không? Tôi nói với quý vị là có. Sự ngộ này đến tầng bậc nào? Là tiểu ngộ, chưa đến đại ngộ, đại ngộ là Bồ-tát, đại triệt đại ngộ là thành Phật. Chướng duyên của ngộ có biết hay không? Biết, vì không buông xả triệt để, vẫn còn có những sự việc vướng mắc ở trong tâm, vấn đề là chỗ này, cũng biết như vậy, chính tôi rất rõ ràng bệnh vi tế trong tâm này. Làm thế nào để trị? Dùng phương pháp nào để trị? Đó là buông xả, triệt để buông xả, buông xả thế gian, cũng buông xả Phật pháp, chỉ giữ lại 8 chữ: ‘tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ’. Trong 24 giờ, không kể là ngày hay đêm, trong tâm chỉ có tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, ngoài ra không có ý niệm gì nữa hết, đó là người đại ngộ. Tôi vẫn chưa đạt tới, tôi đang mong nâng lên đến tầng bậc đó. Nâng lên đến tầng bậc đó thì vãng sanh tự tại rồi, tôi muốn đi lúc nào thì đi lúc đó, muốn ở lại vài năm cũng không có vấn đề. Vì sao trụ lại vài năm? Vì giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, không phải vì chính mình, vì chính mình thì giờ ra đi, chính mình vô sự rồi.

          Ngày nay Phật pháp đang khủng hoảng, khủng hoảng gì? Là người chân chánh tu hành quá ít rồi, nếu như không chân tu, thì tương lai Phật pháp sẽ đoạn mất, phải làm sao đây? Việc này không thể nói không quan tâm đến, tôi vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, tôi không liên quan việc đó nữa, không liên quan cũng phải có trách nhiệm, nếu quý vị không có trách nhiệm đối với mọi người, thì chư Đại đức các thời đại, sẽ không dễ dàng truyền pháp đến 3000 năm rồi, truyền đến ngày nay, đến chúng ta lại bị dứt mất, không quan tâm nữa thật quá tàn nhẫn, vậy không được rồi, như vậy là không báo ơn Phật, nhất định phải có trách nhiệm, chí ít cũng như Lão Hòa thượng Hải Hiền, làm tấm gương tốt cho mọi người xem, nối huệ mạng Phật. Hy vọng đồng tu học Phật cùng với tôi, phát tâm đại Bồ-đề. Có hay không? Tôi tin là có, phát tâm để gánh vác học giáo, thế nào là học giáo? Là học giảng kinh. Nếu không thể giảng tất cả kinh, như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Viên Giác, Pháp Tướng, Bát Nhã đó là những đại kinh đại luận, thì ít nhất cũng đem bộ Kinh Vô Lượng Thọ, nương theo chú giải của Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, trước hết tự mình đem ra đọc tụng, sau đó đem ra giảng rõ ràng, giảng minh bạch, tôi chuyên hoằng một bộ kinh này, vậy được. Bộ kinh này là tổng kết của tất cả kinh, mà Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết trong 49 năm, là tổng kết tại kinh này. Nếu giảng bộ kinh này thông rồi, rõ ràng rồi, thì cũng như tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết trong 49 năm, quý vị đều làm rõ ràng, minh bạch rồi. Sau cùng buông xuống vạn duyên, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ, thì công đức viên mãn.

          Nên tâm chí thành, tâm bất nhị, hồi hướng Tịnh-độ, cầu sanh Cực Lạc. 故云如是一心求淨方。佛則為之授記‘Cố vân như thị nhất tâm cầu tịnh phương. Phật tắc vi chi thọ ký’(Nên nói là nhất tâm như vậy cầu cõi Tịnh, thì Phật liền thọ ký). Tiếp theo câu thọ ký, Phật nói: 決定往生極樂國 Quyết định vãng sanh Cực Lạc quốc”(quyết định vãng sanh nước Cực Lạc), 如是之人,臨命終時假使三千大千世界滿中大火亦能超過,生彼國土như thị chi nhân, lâm mạng chung thời, giả sử tam thiên đại thiên thế giới mãn trung đại hỏa, diệc năng siêu quá, sanh bỉ quốc độ’(Hạng người như vậy, lúc lâm chung mà giả sử cả tam thiên đại thiên thế giới ngập tràn trong lửa lớn, vẫn có thể vượt qua, sanh về cõi nước ấy). Đây là nói: dù cho quý vị gặp đại hỏa đại nạn, đại thiên tai này như thế nào? Hành tinh trong hư không nổ tung rồi. Có ngày này không? Có. Trên thực tế nói, tình huống này ngày ngày đều có, chỉ là cách chúng ta quá xa, nên chúng ta không nhìn thấy, mỗi một hệ mặt trời, hệ mặt trời nhiều lắm, vô lượng vô biên, hệ mặt trời xảy ra nổ tung, thì điểm sáng ấy biến mất, điểm sáng là gì? Là lửa sáng. Nhưng hành tinh nổ tung chúng ta cũng không biết, vì hành tinh không phát sáng, còn mặt trời là quả cầu lửa, đều là quả cầu lửa, ban đêm chúng ta nhìn thấy những ngôi sao đều là mặt trời, có mặt trời mới sanh ra, có mặt trời bị phá hủy, mặt trời bị phá hủy, là đại thiên thế giới tràn ngập trong đại hỏa, đây là hệ mặt trời xảy ra vấn đề rồi. Đại tai nạn nghiêm trọng như vậy, người niệm Phật, người cầu sanh Tịnh-độ cũng không sao, A Di Đà Phật gia trì họ, cũng sẽ giúp đỡ họ vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, nên họ có thể vượt qua, sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Phải ghi nhớ những câu nói này, đây là gì? Là A Di Đà Phật cấp cho chúng ta bảo chứng thư, bảo lãnh cho chúng ta trong tai nạn như vậy, cũng không đọa tam đồ, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, vãng sanh Tịnh-độ. Nếu quý vị thật rõ ràng, thật minh bạch rồi, thật quay đầu, thật buông xả rồi, thì quý vị liền được bảo hộ của tám chữ này, quý vị có thể vượt qua tất cả tai nạn. Hệ mặt trời bị hủy diệt, là vũ trụ nổ tung, nghiêm trọng đến như vậy, đều không có việc gì, huống hồ những tiểu tai tiểu nạn thì có vấn đề gì? Cho nên nói, hạng người như vậy, lúc lâm chung mà giả sử cả tam thiên đại thiên thế giới ngập tràn trong lửa lớn, vẫn có thể vượt qua, sanh về cõi nước ấy. Nên nói: 假使大火滿三千,乘佛威德悉能超“Giả sử đại hỏa mãn tam thiên, thừa Phật oai đức tất năng siêu.” (Giả sử đại hỏa khắp tam thiên, nương uy đức Phật đều vượt được). Là bảo chứng thư, bảo lãnh người niệm Phật không chịu tai nạn. Đại tai nạn đều sẽ không có, huống hồ tiểu tai nạn! Gặp tiểu tai nạn vì có lúc cộng nghiệp cùng chúng sanh, trên địa cầu này tai nạn rất nhiều, hầu như ngày ngày cũng có, không định tại địa phương nào, người niệm Phật có gặp hay không? Gặp ít hơn, mặc dù gặp, nhưng họ không sao, nên niệm Phật giúp tiêu nghiệp chướng, kinh này là chứng minh cho chúng ta.

          Chúng ta xem đoạn tiếp theo, 難知難聞‘nan tri nan văn’(khó biết khó nghe). Pháp môn này không dễ dàng nghe được, sau nghe rồi thì làm sao? Không thể tiếp nhận hoàn toàn, không thể tin tưởng hoàn toàn, bán tín bán nghi, như vậy đều không thể vãng sanh. Trong này có hai đoạn nhỏ, đoạn nhỏ thứ nhất là bài kệ thứ năm, 佛智難測‘Phật trí nan trắc’ (Trí Phật khó lường), gồm có sáu câu. Chúng ta đem kinh văn đọc một biến.

          如來深廣智慧海

唯佛與佛乃能知

聲聞億劫思佛智

盡其神力莫能測。

          “Như Lai thâm quảng trí huệ hải
          Duy Phật dữ Phật nãi năng tri
          Thanh Văn ức kiếp tư Phật trí
          Tận kỳ thần lực mặc năng trắc.”

          (Biển trí huệ Như Lai sâu rộng
          Chỉ Phật với Phật mới thể biết
          Thanh Văn ức kiếp suy Phật trí
          Dùng hết thần lực chẳng lường được.
)

Sau còn có hai câu:

          如來功德佛自知

唯有世尊能開示。

          “Như Lai công đức Phật tự tri
          Duy hữu Thế Tôn năng khai thị.”

          (Công đức Như Lai Phật tự biết
          Chỉ Thế Tôn có thể khai thị.
)

          Thế Tôn ở đây, là Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài tự biết công đức của Như Lai. “Thanh Văn”, A-la-hán là người tuyệt vời rồi, là Thánh giả của Tiểu-thừa. Nếu họ muốn đi suy lường trí huệ của Phật, dùng thời gian một ức kiếp, để suy lường trí huệ của Phật, thì 盡其神力莫能測Tận kỳ thần lực mặc năng trắc”(Dùng hết thần lực chẳng lường được), đều không biết được, không có cách nào đo lường được. Nên sau cùng kết lại, 如來功德佛自知Như Lai công đức Phật tự tri (Công đức Như Lai Phật tự biết), chỉ có Thế Tôn, đã thành Phật rồi, chỉ có Phật mới có thể khai thị, mới đem sự việc này giảng rõ ràng minh bạch được.

          Đoạn văn này, chư vị xem trong chú giải của Niệm Lão, chú được nhiều, chú được chi tiết, nếu không phải là Niệm Lão, người bình thường không thể giải thích chi tiết như vậy. Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão. 右段‘Hữu đoạn’(Đoạn trên), đoạn bên trên này, tổng cộng có sáu câu, 表佛智深廣‘biểu Phật trí thâm quảng’(tỏ rõ trí Phật sâu rộng), nói thế nào? Nói trí huệ Phật sâu, trí huệ Phật rộng. 唯佛能知Duy Phật năng tri’(chỉ Phật mới biết), Phật tự biết, người thành Phật đều biết, chưa chứng đến Phật quả cứu cánh, dù Đẳng-giác Bồ-tát vẫn không thể biết hoàn toàn. Tương lai chúng ta biết được không? Đáp án khẳng định là được. Vì sao được? Bởi tất cả chúng sanh vốn là Phật. Hay nói cách khác, trí Phật rộng sâu, người người tự biết. Nhưng hiện nay không biết được, vì sao vậy? Bị vô minh ngăn che rồi. Ba loại lớn của phiền não: thứ nhất là Vô-minh; thứ hai là Trần-sa, Trần-sa là phiền não nhiều, như vi trần như cát vậy, quá nhiều rồi; thứ ba gọi là Kiến-tư, kiến là kiến giải của quý vị, tư là tư tưởng của quý vị, kiến giải, tư tưởng của quý vị đều là sai lầm, đều không phải là thật. Ba loại phiền não lớn này đã chướng ngại quý vị, khiến trí huệ viên mãn trong Tự-tánh không thể hiện ra, nên phải tu hành.

          二乘‘Nhị-thừa’(Nhị-thừa), là Thanh-văn và Duyên-giác, gọi là Nhị-thừa, Tiểu-thừa. 賢聖‘Hiền Thánh’(Hiền Thánh), Hiền là Tam quả trở xuống, Thánh là Tứ quả A-la-hán, đối với trí huệ của Phật hoàn toàn không biết, 皆不能測何況凡夫‘giai bất năng trắc, hà huống phàm phu’(đều không lường được, huống hồ phàm phu), phàm phu không biết thì không kỳ lạ rồi. 故應捨盡執情唯當仰信‘Cố ưng xả tận chấp tình, duy đương ngưỡng tín’(Vì thế, nên bỏ hết tình chấp, chỉ nên kính tin). Chúng ta đối với Phật như thế nào? Chúng ta có tình chấp nghiêm trọng, tình là mang theo những loại tri kiến của phàm tình, tư tưởng của chúng ta, trong kiến giải của chúng ta đều chứa phàm tình, nên đối với Thánh trí sở chứng của Như Lai, nghe không hiểu, không có cách tiếp nhận. Phải làm sao đây? Sau cùng dạy cho chúng ta, chỉ nên kính tin. Chúng ta tin tưởng đối với Quý Ngài, dựa vào đâu để tin tưởng? Dựa vào Quý Ngài là Phật, là Bồ-tát, chúng ta đối với Phật và Bồ-tát vô cùng ngưỡng mộ cung kính, nên tôi tin tưởng lời nói của Quý Ngài. Lời nói của Quý Ngài, là từ trong Tự-tánh lưu xuất ra, Quý Ngài là người đã chuyển Thức thành Trí rồi, chuyển tám Thức thành bốn Trí, nói cách khác, Quý Ngài đã đem tình chuyển biến thành trí huệ, tôi chỉ nên tin tưởng lời của Quý Ngài. Lời nói của Quý Ngài là gì? Là Thế Tôn vì chúng ta mà nói ra, bộ Kinh Vô Lượng Thọ này. Chúng ta đọc bộ kinh này, rất nhiều chỗ không thể lý giải, thì Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã làm giải thích chi tiết cho chúng ta, khiến chúng ta dần dần rõ ràng rồi. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, Lão Cư sĩ Hoàng Hạ Liên Cư là dạng người thế nào đến thế gian này, thì chúng ta không biết. Không biết cũng không liên quan gì, chỉ cần quý vị đủ kính tin thì quý vị liền được chỗ lợi ích. Lời của quý Ngài không phải là giả, đặc biệt Niệm Lão chú giải bộ kinh này, hầu như mỗi một câu, mỗi một đoạn nhỏ đều dẫn chứng từ kinh điển, giúp chúng ta khởi lòng tin, đây không phải là lời của Ngài, mà lời của kinh, như vậy mà không tin được sao? Vì sao Niệm Lão phải dẫn chứng kinh điển? Đã tìm tòi tham khảo hơn một trăm loại tư liệu, tại sao vậy? Vì sợ người không tin, nên mới dùng cách này, đây không phải lời của tôi, mà là lời của kinh, lời của Tổ sư Đại đức từ xưa đến nay, chúng ta có kính tin đối với những người ấy. Nên đối với tổng kết sau cùng của bộ kinh này, chúng ta không thể nghi ngờ, chúng ta có thể tiếp nhận, chúng ta có thể phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ, đây là việc tốt rồi, sau đó lão lão thật thật niệm câu Phật hiệu này, không nên có ba tâm hai ý, như vậy thì đúng rồi.

          今幸具信慧‘Kim hạnh cụ tín huệ’(Nay may mắn đủ tín huệ), ngày nay chúng ta vô cùng may mắn, có đủ những niềm tin này, có một chút trí huệ, 能聞此法‘năng văn thử pháp’(nghe được pháp này), quý vị nghe được, nghe xong rồi. Người không có thiện căn tín huệ, họ nghe rồi thì liền bỏ đi, họ nghe không vào. Có đủ khả năng ngồi dưới nghe đến hết đoạn kinh này, là còn có tín, có huệ, tín huệ này tu tích trong đời quá khứ, nên đời này gặp lại, mới nghe được pháp này. Câu tiếp theo khuyến đạo chúng ta, 切莫錯過今時‘thiết mạc thác quá kim thời’ (chớ để luống uổng qua dịp này). Cơ hội khó được, nếu như lỡ qua rồi, thì lần sau gặp lại được, không biết đó là đời nào kiếp nào. Không phải là đời sau liền gặp được, dù cho đời sau được thân người, chưa chắc có thể gặp được Phật pháp, đó là sự thật. Chúng ta thấy rất nhiều rồi, nên chúng ta phải đề cao cảnh giác, cơ hội thoáng qua, thì nhất định phải nắm cho chắc, nắm thật chắc chắn.

          Chữ ‘hải’(hải) này, tức là 如來深廣智慧海“Như Lai thâm quảng trí huệ hải” (Biển trí huệ Như Lai sâu rộng), đây là tỉ dụ, 如來智慧深廣無涯猶如大海故云智慧海‘Như Lai trí huệ, thâm quảng vô nhai, do như đại hải, cố vân trí huệ hải’(trí huệ của Như Lai sâu rộng không bờ mé, giống như biển lớn, nên gọi là trí huệ hải). Phía trước tôi đã nêu ra, tất cả chúng sanh vốn là Phật, đây là lời của Phật, không phải là lời của Bồ-tát, đây là lời của Phật trong Kinh Viên Giác, trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật cũng nói qua. Phật thường nói trên những kinh điển Đại-thừa này. Chúng ta phải giác ngộ, Phật dạy chúng ta buông xả, vì sao vậy? Bởi vì quý vị không buông xuống được những điều này, nên chúng ngăn chặn thiện căn, trí huệ của quý vị, quý vị có, quý vị có biển trí huệ rộng sâu giống như của Như Lai, nhưng bị những điều này ngăn trở rồi, vì vậy dạy chúng ta buông xả. Buông xuống tất cả rồi, thì ngăn trở liền thông, trí huệ rộng sâu không bờ mé của Như Lai liền hiện ra rồi, tất cả đều vốn là trong Tự-tánh của quý vị. Vì vậy, giáo học của Phật pháp là gì? Là không dạy điều gì, ngoài dạy quý vị nhìn thấu buông xuống, quay về Tự-tánh, mở cửa lớn của Tự-tánh ra, trong đó có, đại trí huệ sâu rộng không có biên giới, cùng với chư Phật Như Lai là không hai.

          唯佛與佛乃能知“Duy Phật dữ Phật nãi năng tri”(Chỉ Phật với Phật mới biết được), như 如《法華經方便品》Pháp Hoa Kinh Phương Tiện phẩm’ (phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa), tiếp theo là Kinh văn của Kinh Pháp Hoa, 佛所成就第一希有難解之法唯佛與佛乃能究竟諸法實相‘Phật sở thành tựu đệ nhất hy hữu nan giải chi pháp. Duy Phật dữ Phật, nãi năng cứu cánh chư pháp thật tướng’ (Phật thành tựu được pháp hy hữu khó hiểu bậc nhất. Chỉ Phật với Phật mới có thể hiểu cùng tận thật tướng các pháp), Thế nào là thật tướng các pháp? Là toàn bộ tướng thật của vũ trụ. Ngày nay khoa học nói, triết học nói, khoa học, triết học đều là nói tướng thật của vũ trụ vạn vật, thật là chân thật. Chỉ có trí huệ của Phật, mới hiểu được tận cùng thật tướng các pháp. Tiếp theo lại nói, đây vẫn là lời của Kinh Pháp Hoa, 無漏不思議甚深微妙法我今已具得vô lậu bất tư nghị, thậm thâm vi diệu pháp, ngã kim dĩ cụ đắc’ (Vô lậu chẳng nghĩ bàn, pháp vi diệu rất sâu, nay ta đã đắc đủ ), cụ tức là đầy đủ. Đắc tức là đạt được. 唯我知是相十方佛亦然‘Duy ngã tri thị tướng. Thập phương Phật diệc nhiên’(chỉ ta biết tướng này, thập phương Phật cũng thế). 可見佛所成就無漏甚深、不可思議之微妙法究竟諸法實相唯佛能知也‘Khả kiến Phật sở thành tựu vô lậu, thậm thâm, bất khả tư nghị chi vi diệu pháp, cứu cánh chư pháp thật tướng, duy Phật năng tri dã’(Có thể thấy Phật thành tựu pháp vi diệu vô lậu, rất sâu, chẳng thể nghĩ bàn, cứu cánh thật tướng các pháp, chỉ Phật mới biết thôi). Đoạn vừa rồi, có thể thấy Phật thành tựu pháp vi diệu vô lậu, rất sâu, chẳng thể nghĩ bàn, cứu cánh Thật tướng các pháp, chỉ có Phật mới biết thôi.

          Mục tiêu cuối cùng việc học Phật của chúng ta là thành Phật, nhưng vì tập khí phiền não quá nặng, nên không buông được, phải làm sao? Quá khó rồi. A Di Đà Phật từ bi, Ngài giúp đỡ những người như chúng ta, chúng ta là hạng người không buông xuống được, nên Ngài kiến lập Thế Giới Cực Lạc, tiếp dẫn loạt người chúng ta, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc. Đến Thế Giới Cực Lạc quý vị sẽ buông xả tất cả, tại sao buông xả tất cả được? Vì tất cả đều đầy đủ, quý vị nghĩ tưởng gì thì có ngay trước mặt, theo như ý muốn, nghĩ y phục được y phục, nghĩ ăn có ăn, vậy cần phải cất giữ hay không? Không cần, vậy nên giúp quý vị buông xả triệt để. A Di Đà Phật dùng phương pháp quá xảo diệu rồi. Quý vị buông không được cung điện, thiên nhân của Thế Giới Cực Lạc, người sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì cung điện tùy thân, tôi đi đến đâu thì cung điện cũng đi đến đó, tôi cần đem nó buông xả thì liền buông xả, muốn nó hiện ra thì nó hiện ra, không cần để trong tâm một chút gì, nên họ thật buông xả được rồi, không như chúng ta nơi đây, chúng ta buông xuống thì không có nữa. Trong khi chính họ buông xuống, tùy lúc nghĩ cần thì tùy lúc hiện ra. Đến Thế Giới Cực Lạc mới buông xả triệt để, sau cùng đem ý niệm buông xả cũng buông xả luôn, không có nữa, liền thành tựu rồi.

          聲聞億劫思佛智盡其神力莫能測Thanh Văn ức kiếp tư Phật trí, tận kỳ thần lực mặc năng trắc’(Thanh Văn ức kiếp suy Phật trí, dùng hết thần lực chẳng lường được), Thanh văn, A-la-hán đều không có cách gì suy lường trí huệ của Phật, huống hồ những lục đạo phàm phu! Phẩm Phương Tiện của Kinh Pháp Hoa lại nói, 我及十方佛ngã cập thập phương Phật’(ta cùng mười phương Phật), Chữ ta ở đây chính là Thích Ca Mâu Ni Phật. Phật tự xưng Ngài cùng với mười phương Phật, 乃能知是事‘nãi năng tri thị sự’(mới biết được việc này), đối với trí huệ của Phật hoàn toàn liễu giải rồi, 是法不可示‘thị pháp bất khả thị’(pháp này không chỉ được), tức pháp này không có cách gì hiển thị cho phàm phu xem được, vì sao vậy? Họ không thể liễu giải được, 言辭相寂滅ngôn từ tướng tịch diệt’(tướng ngôn từ tịch diệt), ngôn từ là giả, không phải là thật, có thể chỉ bày cho quý vị thấy đều là giả tướng, vì không có cách nào chỉ bày cho quý vị thấy thật tướng của các pháp, 凡所有相,皆是虛妄phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng(những gì có tướng, đều là hư vọng), là lời nói trên Kinh Kim Cang, 一切有為法,如夢幻泡影nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh (tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng), đây đều là lời trên Kinh Kim Cang. Vậy Phật có cách không? Phật có thiện xảo phương tiện, thiện xảo phương tiện đạt đến cứu cánh rồi. Ai dạy quý vị? Quý vị thật tiếp nhận được pháp môn Tịnh-tông, thì giống như quý vị đạt được tất cả Phật pháp rồi. Chỉ cần quý vị chịu tu hành pháp môn này, thì tu hành quá thuận tiện rồi, tin tưởng có Thế Giới Cực Lạc, là thật không phải giả; nguyện sanh, đời này tôi quyết định muốn đến Thế Giới Cực Lạc, những thứ khác tôi không cần nữa. Ghi nhớ câu này, không muốn gì nữa, đều buông xuống tất cả, thì quý vị mới đến được Thế Giới Cực Lạc. Nếu quý vị còn điều gì không buông được, thì không đi được rồi, nó sẽ chướng ngại quý vị, A Di Đà Phật sẽ không đến tiếp dẫn quý vị. Vì vậy, có nguyện, phải thật nguyện, thật tin, thật nguyện, thật sự niệm Phật. Như Lão Hòa thượng Hải Hiền, suốt ngày đêm một câu Phật hiệu, chuỗi tràng hạt không rời tay, Phật hiệu không rời miệng, thì đúng rồi. Một câu Phật hiệu này không gián đoạn, nếu như gián đoạn rồi, thì quý vị mau mau giác ngộ, tôi kết nối cùng với Thế Giới Cực Lạc A Di Đà Phật mà kết nối này lại đứt rồi, thì mau mau kết nối lại với A Di Đà Phật, lại thông rồi, quên mất rồi liền đứt đoạn nữa, nên không thể quên, mọi lúc mọi nơi đều thông suốt không ngăn cách, quý vị niệm Phật công phu đến như vậy, thì thành công rồi.

          Phẩm Phương tiện, sau còn có mấy câu, tôi đem tất cả đọc qua, 我及十方佛乃能知是事是法不可示言辭相寂滅諸餘眾生類無有能得解除諸菩薩眾,信力堅固者ngã cập thập phương Phật, nãi năng tri thị sự. Thị pháp bất khả thị, ngôn từ tướng tịch diệt. Chư dư chúng sanh loại, vô hữu năng đắc giải. Trừ chư Bồ-tát chúng, tín lực kiên cố giả’(ta cùng mười phương Phật, mới biết được việc này. Pháp này không chỉ được, tướng ngôn từ tịch diệt. Các loài chúng sanh khác, không có ai hiểu được. Chỉ trừ chúng Bồ-tát, người sức tin kiên cố). Đây là hai hạng người được lợi ích, một hạng là Bồ-tát, một hạng là phàm phu, người phàm phu có sức tin kiên cố thì họ cũng được lợi ích, vì sao vậy? Bởi họ thật vãng sanh rồi. Nên bốn chữ sức tin kiên cố này quan trọng, chúng ta hoàn toàn dựa vào bốn chữ này, mà liễu sanh tử ra khỏi tam giới, không ở lại thế giới này chịu khổ oan uổng nữa, bốn chữ này quan trọng.

          又云辟支佛利智無漏最後身亦滿十方界其數如竹林。斯等共一心於億無量劫欲思佛實智莫能知少分‘Hựu vân: Bích-chi-Phật lợi trí, vô lậu tối hậu thân, diệc mãn thập phương giới, kỳ số như trúc lâm, tư đẳng cộng nhất tâm, ư ức vô lượng kiếp, dục tư Phật thật trí, mạc năng tri thiểu phần’(Lại nói: Bích Chi Phật lợi trí, thân sau cùng vô lậu, cũng đầy mười phương cõi, số nhiều như rừng trúc, tất cả cùng chung lòng, trong vô lượng ức kiếp, muốn suy thật trí Phật, chẳng biết được chút phần). Đây cũng là lời của Phật, đều nói trong phẩm Phương Tiện của Kinh Pháp Hoa. Ý nghĩa thế nào? Niệm Lão nói: 蓋謂佛之實智Cái vị Phật chi thật trí’(đại khái gọi là thật trí của Phật), trí huệ chân thật, 非言語所能宣‘phi ngôn ngữ sở năng tuyên’(ngôn ngữ không biểu đạt được), tức không có cách nào nói, nói không ra được. Cho nên, 是法不可示‘thị pháp bất khả thị’ (Pháp ấy không chỉ được), không có thứ gì có thể diễn tả được, cũng không có cách nào nói được. Ai được lợi ích? Hai hạng người, đó là sức tin kiên cố của đại Bồ-tát các Ngài được lợi ích, ngoài ra không có ai biết được.

     如來功德佛自知者如《法華經壽量品》云一切世間天人及阿修羅皆謂今釋迦牟尼佛出釋氏宮去伽耶城不遠坐於道場得阿耨多羅三藐三菩提然善男子我實成佛以來無量無邊百千萬億那由他劫譬如五百千萬億那由他阿僧祇三千大千世界假使有人抹為微塵過於東方五百千萬億那由他阿僧祇國乃下一塵‘Như Lai công đức Phật tự tri giả, như Pháp Hoa Kinh, Thọ Lượng phẩm vân: nhất thiết thế gian thiên nhân cập A-tu-la, giai vị kim Thích Ca Mâu Ni Phật, xuất Thích thị cung, khứ Già Da Thành bất viễn, tọa ư đạo tràng, đắc A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu-Tam-Bồ-Đề. Nhiên thiện nam tử: ngã thật thành Phật dĩ lai, vô lượng vô biên bá thiên vạn ức na-do-tha kiếp. Thí như ngũ bá thiên vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ tam thiên đại thiên thế giới, giả sử hữu nhân, mạt vi vi trần. Quá ư Đông phương ngũ bá thiên vạn ức na-do-tha A-tăng-kỳ quốc, nãi hạ nhất trần.’(Công đức Như Lai Phật tự biết, như phẩm Thọ Lượng của Kinh Pháp Hoa nói: Hết thảy thế gian trời, người và A-tu-la đều cho rằng, nay đức Thích Ca Mâu Ni Phật rời khỏi cung họ Thích, cách thành Già Da chẳng xa, ngồi nơi đạo tràng chứng đắc Vô Thượng Chánh-Ðẳng Chánh-Giác. Nhưng này thiện nam tử: Ta thật thành Phật đến nay đã vô lượng, vô biên trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp. Thí như giả sử có người nghiền cả năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha A-tăng-kỳ tam thiên đại thiên thế giới thành vi trần, đi qua khỏi năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha A-tăng-kỳ cõi ở phương Đông mới bỏ một vi trần xuống), là đếm từng chút,  如是東行,盡是微塵‘Như thị Đông hành, tận thị vi trần’ (đi qua phía Đông như thế, đến hết số vi-trần đó), tất cả vi trần như vậy đều đếm hết rồi. 諸善男子,於意云何,是諸世界,可得思惟校計,知其數不彌勒菩薩等俱白佛言世尊,是諸世界無量無邊非算數所知亦非心力所及一切聲聞辟支佛以無漏智不能思惟知其限數我等住阿惟越致地於是事中亦所不達 ‘Chư thiện nam tử! Ư ý vân hà? Thị chư thế giới, khả đắc tư duy giảo kế, tri kỳ số phủ? Di Lặc Bồ Tát đẳng, câu bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Thị chư thế giới, vô lượng vô biên, phi toán số sở tri, diệc phi tâm lực sở cập. Nhất thiết Thanh-Văn, Bích-chi-Phật, dĩ vô lậu trí, bất năng tư duy, tri kỳ hạn số. Ngã đẳng trụ A-Duy-Việt-Trí địa, ư thị sự trung, diệc sở bất đạt.’ (Các thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Bích-chi-Phật dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy nghĩ biết được hạn số đó. Chúng con trụ bậc A-duy-việt-trí, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt). Câu nói này quan trọng, Bồ-tát Di Lặc là A-duy-việt-trí Bồ-tát, ở địa vị của Ngài, còn một bậc nữa là Ngài thành Phật rồi, hiện giờ là Hậu-bổ-Phật, chờ đến lúc nữa thôi, là Ngài sẽ hạ sanh để thị hiện thân Phật, thì Phật pháp lại hưng thịnh. A-duy-việt-trí Bồ-tát, mà đối với trí huệ của Phật đều không thể liễu giải được. Chúng ta nên biết rõ điều này.

          Tôi đem đoạn vừa rồi niệm xong, đoạn sau không còn nhiều nữa. Chúng con trụ bậc A-duy-việt-trí, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt, 世尊:如是諸世界,無量無邊。爾時,佛告大菩薩眾,諸善男子:今當分明宣語汝等,是諸世界,若著微塵,及不著者,盡以為塵。一塵一劫,我成佛以來,復過於此百千萬億那由他阿僧祇劫。經表佛之壽量,補處大士亦所不達。是故佛之功德,唯佛自知。故下復云:唯有世尊能開示。開示者,開佛知見,示佛知見也。Thế Tôn: như thị chư thế giới, vô lượng vô biên. Nhĩ thời, Phật cáo đại Bồ Tát chúng, chư thiện nam tử: Kim đương phân minh tuyên ngữ nhữ đẳng, thị chư thế giới nhược trước vi trần, cập bất trước giả, tận dĩ vi trần, nhất trần nhất kiếp, ngã thành Phật dĩ lai, phục quá ư thử bá thiên vạn ức na-do-tha A-tăng-kỳ kiếp. Kinh biểu Phật chi thọ lượng, Bổ-Xứ Đại sĩ diệc sở bất đạt. Thị cố Phật chi công đức, duy Phật tự tri. Cố hạ phục vân: duy hữu Thế Tôn năng khai thị, khai thị giả, khai Phật tri kiến, thị Phật tri kiến dã’( Bạch Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên. Bấy giờ, Phật bảo chúng đại Bồ-tát: Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Kinh nói rõ: thọ lượng của Phật thì bậc Bổ-Xứ Bồ-Tát cũng không biết được. Vì vậy, công đức của Phật, thì chỉ Phật tự biết. Nên tiếp theo lại nói: Chỉ Thế Tôn có thể khai thị. Khai thị chính là: mở tri kiến Phật và chỉ tri kiến Phật vậy).

          Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi. Phần Lưu thông càng về sau lại càng hay tuyệt vời, càng về sau lại càng quan trọng, càng về sau lại càng quan hệ lớn với chúng ta. Chúng ta có thể nắm chắc, thì quyết định được sanh Tịnh-độ. Chúng ta mà hơi lơ là bỏ qua thì mất mát quá lớn rồi. Thật sự lần sau gặp lại là vô lượng kiếp sau, không phải là mấy mươi năm, mấy ngàn năm, mấy vạn năm, mà là vô số kiếp về sau.

( Hết tập 503)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0