Responsive Menu
Add more content here...

Tập 504 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 47: PHƯỚC HUỆ MỚI ĐƯỢC NGHE

Tập 504

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 29 tháng 10 năm 2017.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc trung tôn; con xin quy y Pháp, ly dục trung tôn; con xin quy y Tăng, chư chúng trung tôn.) (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 1095, đếm ngược bắt đầu xem từ hàng thứ 3:

          上偈六句,深讚佛智蓋欲令聞者了達如來智深而誠信如來之語也‘Thượng kệ lục cú, thâm tán Phật trí, cái dục linh văn giả, liễu đạt Như Lai trí thâm, nhi thành tín Như Lai chi ngữ dã’(Sáu câu kệ trên, sâu sắc khen ngợi Phật trí, khiến cho người nghe hiểu được trí sâu của Như Lai, mà thành kính tin lời Như Lai vậy). Trong mấy câu này, thì câu cuối đem ý nghĩa nói ra rồi. Vì sao lại tán thán đối với trí huệ của Phật đến như vậy? Mục đích thực sự là muốn khuyến đạo mọi người, thấy rõ thông đạt trí huệ sâu của Như Lai, chúng ta không có cách nào đo lường được, tìm người nào để so sánh cũng tìm không ra, Bồ-tát đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, tập khí vô thủy vô minh chưa đoạn hết sạch, thì đối với trí huệ của Như Lai, quý Ngài cũng không có cách nào hiểu rõ hoàn toàn, phải khi thành Phật. Khi thành Phật, thì quý vị tự biết được, chư Phật biết, ngoại trừ Phật ra thì không có người biết. Từ những chỗ này khiến chúng ta sinh ra lòng kính tin. Thành kính tin lời của Như Lai, đặc biệt là những lời trong Kinh này, giáo huấn sau cùng, là tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ. Đây là lời khuyên sau cùng, trong 49 năm dạy học của Như Lai, hy vọng chúng ta cũng tin tưởng, chân thành tin tưởng, khi nghe được khuyến đạo cầu sanh Tịnh-độ của Phật, thì mục đích độ hóa chúng sanh của Phật đạt được rồi, thành tựu viên mãn rồi. Dụng ý rất sâu chúng ta không thể không biết.

          Trong phẩm Thọ Lượng nói, 世尊三告大眾汝等當信解如來誠諦之語‘Thế Tôn tam cáo đại chúng: nhữ đẳng đương tín giải Như Lai thành đế chi ngữ’(Thế Tôn ba lần bảo đại chúng: các ông nên tin hiểu lời nói thành thật chân lí của Như Lai). Bởi vì 世尊聖智聲聞億劫難測‘Thế Tôn Thánh trí, Thanh-văn ức kiếp nan trắc’(Thanh-văn trải ức kiếp cũng khó đo lường Thánh trí của Thế Tôn). A-la-hán đã thành tựu tuyệt vời rồi, mà dùng thời gian một ức kiếp để đo lường, cũng không đo được. Huống hồ ngày nay,凡夫焉能以生滅心妄窺佛智故惟當仰信 ‘phàm phu yên năng dĩ sanh diệt tâm, vọng khuy Phật trí, cố duy đương ngưỡng tín’(phàm phu há lại có thể dùng tâm sanh diệt, tùy tiện mà suy lường Phật trí ư? Vì thế, chỉ nên ngưỡng tin). Chúng ta phải ghi nhớ trong tâm lời này, ngày nay chúng ta là phàm phu, ngay cả A-la-hán dùng một ức kiếp đều không thể liễu giải, nên chúng ta chỉ có một cách là kính ngưỡng đối với Đức Phật. Đại giới của Kinh Phật là không vọng ngữ, thì làm sao Thế Tôn có thể lừa gạt người, sao có đạo lý như vậy được? Nên cần phải ngưỡng tin, ngưỡng là ngài quá cao, quá lớn rồi. Người chân thật kính tin, hoặc nói cách khác là người ngưỡng tin cũng được, người chân thành ngưỡng tin đều được độ rồi.

          Như lời trong phẩm Phương Tiện, Kinh Pháp Hoa: 於佛所說法當生大信力‘Ư Phật sở thuyết pháp, đương sanh đại tín lực’(Đối với pháp của Phật thuyết, nên sanh đại tín lực). 佛法大海,信為能入‘Phật pháp đại hải, tín vi năng nhập’(Biển lớn Phật pháp, tin thì vào được), đây là lời thật, vào được có cứu cánh, có không cứu cánh, Tam-Hiền Bồ-tát đã nhập vào rồi, Địa-thượng Bồ-tát đã nhập vào, nhưng đều không bằng tín nguyện trì danh, vãng sanh Tịnh-độ. Vì sao vậy? Vì vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, thì quý vị liền chứng đắc viên mãn. Cho nên, chúng ta xem thấy: Văn Thù, Phổ Hiền trên Kinh Hoa Nghiêm, các Ngài làm sao để thành tựu? Là tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ mới thành tựu. Những năm đầu tôi giảng Hoa Nghiêm, xem đến đoạn kinh văn này, thì niềm tin của tôi đối với Tịnh-độ mới khởi lên. Lúc trước, đã nghe nhiều kinh giáo, sanh tâm ưa thích đối với đại kinh đại luận, cũng hy vọng phát tâm muốn giảng một lần, đến năm 85 tuổi, quay đầu lắng lòng suy nghĩ, như vầy không được, đã nắm chắc liễu sanh tử xuất tam giới chưa? Không thể lừa người, càng không thể dối gạt chính mình. Tôi chưa nắm chắc. Làm sao đây? Ngay cả Văn Thù, Phổ Hiền đều cầu sanh Thế Giới Cực Lạc, thì tôi còn điều gì để nói nữa. Đương nhiên Tôi chỉ có một con đường là cầu sanh Tịnh-độ. Đem Kinh Hoa Nghiêm buông xuống rồi, một lòng một dạ chuyên nghiên cứu Kinh Vô Lượng Thọ này. Cần nương vào chú giải của Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, vì chỉ Ngài mới có năng lực chú giải, người khác làm không được. Ngài là người đã khai ngộ rồi, không phải là phàm phu, chúng ta có duyên thân gần Ngài, đây là phước báo đã trồng của vô lượng kiếp, nên đời này duyên chín muồi rồi.

          Vì vậy, biển lớn Phật pháp, tin thì vào được, quan trọng là chữ ‘tin’ này. Tâm chân thành, tuyệt không dao động, chân thành đến tột cùng, tin tưởng lời của Phật, với bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, mỗi một chữ, mỗi một câu, đều hoàn toàn đủ thành tín, thật tin.

          Chúng ta xem phần kinh văn tiếp theo, chủ đề:難得難聞nan đắc nan văn’ (khó được khó nghe), thật vậy, một chút cũng không giả.

          人身難得佛難值

信慧聞法難中難.

“Nhân thân nan đắc Phật nan trị

 Tín huệ văn pháp nan trung nan”

(Thân người khó được, Phật khó gặp

 Tín huệ nghe pháp khó trong khó).

Có niềm tin, ngưỡng tin, có trí huệ. Trí huệ là gì? Là lựa chọn, trong 84 ngàn pháp môn, tôi chọn pháp môn nào? Tôi chọn tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh-độ. Khó! Tin được là khó, tin giáo huấn sau cùng của Thế Tôn là: tín nguyện trì danh, vãng sanh Phật quốc. Đây là khó trong khó. Không có tín, không có huệ, thì duyên của quý vị liền lỡ qua. Kinh văn, “Nhân thân nan đắc Phật nan trị. Tín huệ văn pháp nan trung nan” (Thân người khó được, Phật khó gặp. Tín huệ nghe pháp khó trong khó), Niệm Lão chú giải rằng, 人身難得者,《梵網經序一失人身萬劫不復Nhân thân nan đắc giả, Phạm Võng Kinh Tự vân: Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục’(Thân người khó được là như phần mở đầu Kinh Phạm Võng nói: Một phen mất thân người, vạn kiếp khó được lại). Hai câu nói này, hy vọng mọi người ghi nhớ thật kỹ. Nay chúng ta có được thân người rồi, quá hiếm có, quá khó được, phải quý trọng, phải sử dụng thật tốt thân người của đời này. Đương nhiên, cứu cánh viên mãn là phải thoát khỏi lục đạo luân hồi, không làm lại chuyện sanh tử luân hồi nữa, thì quý vị được đại lợi ích rồi. Có phương pháp nào để thoát luân hồi không? Có. Tôi có nắm chắc hay không? Có.

Ngày mai, có những Cư sĩ đến đây thăm tôi, họ sẽ hỏi tôi một số vấn đề, hôm nay tôi xem đại lược rồi, có rất nhiều vị thấy tận mắt, nghe tận tai, việc niệm Phật vãng sanh Tịnh-độ. Sau khi thấy rồi, thì một chút hoài nghi cũng không còn nữa. Những người ấy ra đi rất tốt! Họ thành tựu tín nguyện cho chúng ta, giúp chúng ta đời này thành tựu giống như họ. Họ có tín có nguyện, tuy công phu niệm Phật đều chưa hoàn toàn đến nơi đến chốn, rất có dụng công, có chút khiếm khuyết, nhưng tất cả đều vãng sanh, vãng sanh tướng lành hiếm có. Tôi suy đoán rằng, công phu niệm Phật của họ đều không đắc lực, nhưng tín nguyện rất kiên cố. Trong kinh, Phật nói với chúng ta, then chốt là một câu sau cùng, câu cuối cùng lúc mạng chung là niệm A Di Đà Phật, thì quyết định vãng sanh. Công phu một đời không đắc lực không liên quan, lúc mạng hết có người đưa tiễn vãng sanh rồi, giúp họ một mạch niệm Phật, hơi thở cuối cùng là A Di Đà Phật, thì thành công rồi, cũng thấy tướng lành rất khó được. Nếu như không tin, vậy thì quá đáng tiếc rồi, lần tiếp theo được lại thân người, thì khó rồi! Vạn kiếp bất phục, phục là lại đạt được, sau khi trải qua một vạn kiếp, mà không chắc quý vị có duyên phận được lại thân người. Tóm lại, thân người khó được dễ mất, rất dễ dàng mất đi. Nên cần ghi nhớ câu nói này, trong phần mở đầu Kinh Phạm Võng nói: Một phen mất thân người, vạn kiếp khó được lại.

Trong Kinh Niết Bàn lại nói: 人身難得,如優曇花‘Nhân thân nan đắc, như Ưu Đàm hoa’(Thân người khó được như hoa Ưu Đàm). Người Trung Hoa thường nói hoa Đàm hiếm khi xuất hiện, ở khu vực phương nam có hoa Đàm, khi ở Singapore tôi đã từng thấy qua, thời gian hoa nở rất ngắn, nửa đêm mới nở, sau khi nở khoảng 10 phút thì đã tàn rồi. Trong Kinh Phạm Võng, đây là Kinh Đại-thừa, Phật vì chúng ta mà nói, sử dụng hoa Ưu Đàm để tỷ dụ thân người khó được, như hoa Ưu Đàm hiếm khi xuất hiện. 蓋得人身者如爪上土失人身者如大地土‘Cái đắc nhân thân giả, như trảo thượng thổ, thất nhân thân giả, như đại địa thổ’(Bởi vì, được thân người ít như chút đất trên móng tay, mất thân người nhiều như đất ở đại địa), đây là trong lúc Phật giảng kinh, cũng thường hay dùng thí dụ này, thí dụ này là Thế Tôn nêu lên khi dạy đệ tử. Làm thí dụ này, hốt một nắm đất ở đất lên tay, rồi mở lòng bàn tay thả xuống lại, dùng đó làm thí dụ. Phật hỏi mọi người, chỉ còn một ít đất, dính lại trên đầu móng tay, đất trên móng tay ta nhiều hay đất ở dưới đất nhiều? Đương nhiên khi thả xuống đất, thì đất đều rớt xuống đất rồi, dính lại trên móng tay chỉ chút ít. Phật nói: Người được thân người, sau khi mất thân người rồi mà lại được thân người ít giống như đất trên móng tay, còn không được lại thân người thì nhiều như đất dưới đất. Đó là thí dụ.

Cho nên, 佛難值‘Phật nan trị’(Phật nan trị), trị là gặp được. Trong phẩm Thọ Lượng, Kinh Pháp Hoa, Phật lại nói: 比丘當知,諸佛出世難可值遇所以者何諸薄德人過無量百千萬億劫或有見佛或不見者以此事故我作是言諸比丘如來難可得見又當年佛在王舍城城中僅有三分之一的人跟釋迦牟尼佛見過面另外三分之一的人沒見過面聽到名字有這麼一個人還有三分之一連釋迦牟尼佛名字也沒聽過可見遇佛難聞名都不容易Tỳ-kheo đương tri, chư Phật xuất thế, nan khả trị ngộ. Sở dĩ giả hà? Chư bạc đức nhân, quá vô lượng bá thiên vạn ức kiếp, hoặc hữu kiến Phật, hoặc bất kiến giả. Dĩ thử sự cố, ngã tác thị ngôn: Chư Tỳ-kheo, Như Lai nan khả đắc kiến. Hựu đương niên Phật tại Vương Xá Thành, thành trung cận hữu tam phần chi nhất đích nhân, cân Thích Ca Mâu Ni Phật kiến qua diện. Lánh ngoại tam phần chi nhất đích nhân, một kiến qua diện, thính đáo danh tự, hữu giá ma nhất cá nhân. Hoàn hữu tam phần chi nhất, liên Thích Ca Mâu Ni Phật danh tự dã một thính qua. Khả kiến ngộ Phật nan, văn danh đô bất dung dị’(Tỳ-kheo nên biết: Chư Phật xuất thế khó thể gặp gỡ, vì sao vậy? Những người đức mỏng trải qua vô lượng trăm ngàn vạn ức kiếp hoặc có thấy Phật, hoặc chẳng thấy Phật. Do bởi sự ấy, ta nói thế này: Này các Tỳ-kheo! Khó có thể thấy được Như Lai. Lại ngay khi đức Phật tại thành Vương Xá, mà chỉ có một phần ba người trong thành ấy gặp được Phật. Một phần ba số người chỉ nghe danh Phật chứ không được thấy. Một phần ba còn lại ngay cả danh tự Thích Ca Mâu Ni Phật cũng chẳng nghe. Đủ thấy gặp Phật, nghe tên Phật đều không dễ dàng). Chúng ta rất may mắn, sanh ở thời kỳ mạt pháp, còn tiếp xúc được chút bờ rìa, không thấy qua Phật, nhưng thấy được tượng Phật. Tuy Phật không ở đời, nhưng kinh giáo của Phật vẫn còn lưu truyền ở thế gian, chúng ta sống ở thời mạt pháp, mà còn gặp được Tịnh Độ Đại Kinh là Kinh Vô Lượng Thọ, đúng thật là khó.

Nên câu nói sau cùng, 信慧聞法難中難‘tín huệ văn pháp nan trung nan’(tín huệ nghe pháp khó trong khó), là sự thật, không phải giả. Niệm Lão nói với chúng ta, đây chính là phần trước, 若聞斯經nhược văn tư kinh’(nếu nghe tư kinh), tư kinh là kinh này, bộ kinh này, 信樂受持‘tín nhạo thọ trì’(tin ưa thọ trì), quý vị tin được, có thể vui thích, chịu niệm Phật, là 難中之難,無過此難‘nan trung chi nan, vô quá thử nan’(khó trong khó, không gì khó hơn), 慧能生解‘huệ năng sanh giải’(trí huệ sanh hiểu được), tức quý vị tin tưởng được, có thể vui mừng. 人身難得,佛法難聞,淨宗難信Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Tịnh-tông nan tín’(Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, Tịnh-tông khó tin), ba điều khó này, 今則難得者能得‘Kim tắc nan đắc giả năng đắc’(Điều khó được mà nay đã được), đã được rồi, 難聞者‘nan văn giả’(điều khó nghe), cũng nghe được rồi, 難信者能信‘nan tín giả năng tín’ (điều khó tin cũng tin được), lại thêm lý giải của trí huệ, nên là khó trong khó vậy. 勸行人當深信切願念佛求生切莫錯過此回若錯則真成錯矣‘Phật khuyến hành nhân, đương thâm tín thiết nguyện, niệm Phật cầu sanh, thiết mạc thác quá. Thử hồi nhược thác, tắc chân thành thác hỹ’(Phật khuyên hành nhân phải tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật cầu sanh, chớ để lỡ qua. Ðể lỡ qua dịp này, thì thật là sai lầm vậy). Hai câu cuối này của Niệm Lão, thật là đắng miệng nhọc lòng.

Ngày nay, chúng ta phải thế nào? Phải tin sâu nguyện thiết, thiết là khẩn thiết, nguyện là nguyện sanh Tịnh-độ, nguyện làm đệ tử Đức Di Đà, đến Thế Giới Cực Lạc để thân cận A Di Đà Phật. Tại thế gian này, Thích Ca Mâu Ni Phật giúp tiễn chúng ta đến Thế Giới Cực Lạc, giúp chúng ta thân gần A Di Đà Phật. Đức Di Đà đại từ đại bi, chịu trách nhiệm khi chúng ta mạng chung, Ngài đến tiếp dẫn chúng ta. Những người đã vãng sanh sớm hơn chúng ta đời đời kiếp kiếp, trong đời quá khứ họ có mối liên hệ luân thường với chúng ta, luân là Ngũ luân, là quan hệ cha con, anh em, quan hệ thầy trò, bằng hữu với chúng ta. Duyên gặp Phật pháp của họ sớm hơn chúng ta, họ nắm chắc nên đều đã ở tại Thế Giới Cực Lạc. Lúc chúng ta vãng sanh, khi A Di Đà Phật đến tiếp dẫn chúng ta, thì đi cùng với A Di Đà Phật, là những người nhiều đời nhiều kiếp có mối quan hệ cha con, anh em, chị em, họ hàng, bằng hữu, cùng theo đức A Di Đà Phật để tiếp dẫn chúng ta. Một khi nhìn thấy, trí tuệ tự nhiên sanh khởi, liền nhớ lại được rồi, là đời nào kiếp nào, trong quốc độ Phật nào, đã kết duyên đó, giờ đến Thế Giới Cực Lạc, mọi người đều đoàn tụ rồi. Đây là đoàn tụ vĩnh viễn, sẽ không tan, không chia lìa nữa.

Thế Giới Cực Lạc là vô lượng thọ, người người đều là vô lượng thọ, Phật vô lượng thọ, tất cả người vãng sanh đều là vô lượng thọ, cho nên đến Thế Giới Cực Lạc thì không lẻ loi. Những người thân thích bằng hữu tốt đều gặp được rồi; Những người không tốt, quá khứ là oan gia đối đầu, cũng vãng sanh rồi, giờ biến thành bạn tốt, không còn oán hận nữa. Nơi như vậy thì có đáng đến không? Có muốn đến không? Muốn! Trong vô lượng vô biên đại thiên thế giới, đến đâu để tìm ra hoàn cảnh học tập như vậy? Là độc nhất vô nhị.

Niệm Lão tự mình rất khiêm tốn, rất khách khí nói với chúng ta: ‘Phật khuyên hành nhân’, không phải là tôi khuyên quý vị, vì tôi không đủ tư cách, mà Phật khuyên người tu hành, ‘đương thâm tín thiết nguyện’(phải tin sâu nguyện thiết), bốn chữ này, mà quý vị nắm được là điều kiện của vãng sanh, sau lại thêm ‘niệm Phật cầu sanh’, thì quý vị thành công rồi. Trăm vạn không nên bỏ lỡ, bỏ lỡ thì quá đáng tiếc.

Chúng ta xem bài kệ tiếp theo là 信受得度Tín thọ đắc độ’ (tin thọ được độ). Bài kệ này gồm có tám câu, bốn câu trước là 行超普賢hạnh siêu Phổ Hiền’(hạnh siêu Phổ Hiền). Còn được đến như vậy sao? Bồ Tát Phổ Hiền là đại Bồ-tát trên hội Hoa Nghiêm, chúng ta có tư cách gì mà vượt qua được? Nếu quý vị đầy đủ: thật tin sâu nguyệt thiết đối với Thế Giới Cực Lạc và lão thật niệm Phật, thì quý vị vượt qua Phổ Hiền rồi. Ai nói vậy? Là Thích Ca Mâu Ni Phật nói. Chúng ta hãy xem bốn câu kinh văn tiếp theo:

若諸有情當作佛

“Nhược chư hữu tình đương tác Phật”

(Nếu các hữu tình chịu làm Phật)

Quý vị chịu làm Phật rồi.

行超普賢登彼岸

“Hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn”

(Vượt Hạnh Phổ Hiền lên bờ kia)

Bờ kia là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, quý vị sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thì quý vị vượt qua Bồ Tát Phổ Hiền. Niệm Lão chú giải: 右之二偈,總結全經‘Hữu chi nhị kệ, tổng kết toàn kinh.’(Hai câu kệ trên là tổng kết của toàn kinh). 本經之首第二品Bổn kinh chi thủ đệ nhị phẩm (Phẩm thứ hai của kinh này), đặt tên là 德遵普賢與會菩薩咸共遵修普賢大士之德今於經末乃云若諸有情當作佛行超普賢登彼岸‘Đức Tuân Phổ Hiền, dự hội Bồ Tát hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức. Kim ư kinh mạt, nãi vân nhược chư hữu tình đương tác Phật, Hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn.’(Ðức Tuân Phổ Hiền, các vị Bồ Tát dự hội đều cùng tuân tu đức của Đại sĩ Phổ Hiền. Giờ cuối kinh lại nói: Nếu các hữu tình chịu làm Phật, hạnh vượt Phổ Hiền lên bờ kia). Phía trước nói Ðức Tuân Phổ Hiền, giờ nóivượt Hạnh Phổ Hiền’, ý nghĩa là thế nào? Vả lại câu này là nguyên văn từ bản Ðường dịch, dịch giả là ngài Tam Tạng Pháp sư Bồ Ðề Lưu Chí đời Ðường, văn dịch tự nhiên không làm trái với ý kinh. 且《唐譯》於經首亦云會眾咸共遵修普賢之道可見前之德遵普賢與後之行超普賢俱是梵經原旨而非譯筆有誤也Thả Đường dịch ư kinh thủ diệc vân hội chúng hàm cộng tuân tu Phổ Hiền chi đức. Khả kiến tiền chi Đức Tuân Phổ Hiền dữ hậu chi hạnh siêu Phổ Hiền, câu thị Phạn kinh nguyên chỉ, nhi phi dịch bút hữu ngộ dã’. (Vả lại bản Đường dịch thì ở trong đầu kinh cũng nói đều cùng tuân tu đức của Phổ Hiền. Có thể thấy Đức Tuân Phổ Hiền đằng trước và Hạnh siêu Phổ Hiền đằng sau, đều là nguyên ý của bản Kinh Phạn văn. Mà không phải là người dịch có sai lầm vậy). Đây là bàn về phiên dịch, khẳng định nguyên kinh điển Phạn văn, là viết cách thức như vậy, không phải là người dịch đã cải đổi rồi, nói rõ chữ chữ câu câu, đều là Thích Ca Mâu Ni Phật truyền cho người sau, không có sai sót.

Vả lại đây không những không có sai lầm, mà thật thật tại tại là Thích Ca Mâu Ni Phật từ bi đến tột cùng, 剖出心肝,與眾相見‘phẫu xuất tâm can, dữ chúng tương kiến’(phanh cả tâm can, để chúng sanh thấy). 蓋普賢乃大行菩薩,表差別智‘Cái Phổ Hiền nãi Đại Hạnh Bồ Tát, biểu Sai-Biệt-Trí’(hơn nữa, Phổ Hiền là bậc Đại Hạnh Bồ Tát, biểu trưng cho Sai-Biệt-Trí), trí huệ chia làm hai loại lớn, một loại là Căn-Bản-Trí, một loại là Sai-Biệt-Trí, 稱為華嚴長子以十大願王導歸極樂. 願而稱王.‘Xưng vi Hoa Nghiêm trưởng tử, dĩ Thập Đại Nguyện Vương đạo quy Cực Lạc. Nguyện nhi xưng vương’(Xưng là trưởng tử của Hoa Nghiêm, dùng Mười Đại Nguyện Vương dẫn về Cực Lạc. Nguyện mà được xưng là vua), là nguyện vương, tại vì sao? 以普賢之願廣大無際,窮劫無盡dĩ Phổ Hiền chi nguyện, quảng đại vô tế, cùng kiếp vô tận’(Lí do là nguyện của Phổ Hiền rộng lớn không biên giới, tột cùng kiếp không tận), rộng lớn không biên giới là nói không gian, cùng kiếp vô tận là nói thời gian, 導歸極樂,利濟無盡故稱大願之王‘đạo quy Cực Lạc, lợi tế vô tận, cố xưng đại nguyện chi vương’(dẫn về Cực Lạc, cứu vớt lợi ích vô tận, nên gọi là vua trong đại nguyện). Bởi vậy, Thánh chúng đến dự hội Kinh này, đều tuân tu đức của Phổ Hiền.

但此經中世尊於方便中獨垂方便於圓頓中更顯圓頓‘Đãn thử kinh trung, Thế Tôn ư phương tiện trung độc thùy phương tiện, ư viên đốn trung cánh hiển viên đốn’(Nhưng trong kinh đây, Thế Tôn lại dạy phương tiện độc đáo trong các phương tiện, hiển thị pháp viên đốn nhất trong các pháp viên đốn), viên đốn trong viên đốn, phương tiện trong phương tiện là tại Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. Hoa Nghiêm xưng là vua trong các kinh. Chúng ta so sánh bộ kinh này với Kinh Hoa Nghiêm thì là vua trong các vua, không còn kinh nào vượt qua được nữa rồi. 直以信願持名一法廣攝六度萬行圓攝十大願王直入一句佛號‘Trực dĩ tín nguyện trì danh nhất pháp, quảng nhiếp Lục độ vạn hạnh, viên nhiếp Thập Đại Nguyện Vương, trực nhập nhất cú Phật hiệu’(Thẳng lấy một pháp Tín Nguyện Trì Danh, để rộng nhiếp Lục-độ vạn hạnh, nhiếp trọn Mười Đại Nguyện Vương, thẳng vào một câu Phật hiệu), một câu Phật hiệu này đã được chưa? Trong câu Phật hiệu này đã viên mãn của Kinh Vô Lượng Thọ, có viên mãn của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Niệm một câu Phật hiệu này thì 80 quyển Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ, tất cả đều niệm hết rồi, đã viên mãn đầy đủ. Như vậy còn chưa đủ sao? Chúng ta phải biết điều này.

Tiếp theo nói, 故知持名一法直是醍醐,廣含眾妙普賢十大願王是從根本智而差別智今則廣攝願王唯倡信願持名是乃從差別智復歸根本故云行超普賢‘Cố tri trì danh nhất pháp, trực thị đề hồ, quảng hàm chúng diệu. Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương thị tùng Căn-Bản-Trí nhi Sai-Biệt-Trí. Kim tắc quảng nhiếp Nguyện Vương, duy xướng tín nguyện trì danh. Thị nãi tùng Sai-Biệt-Trí, phục quy Căn-Bản. Cố vân hạnh siêu Phổ Hiền’(Nên biết, một pháp Trì Danh chính là Đề-hồ, gồm trọn các diệu pháp. Phổ Hiền Thập Ðại Nguyện Vương là từ Căn-Bản-Trí đến Sai-Biệt-Trí. Nay lại rộng nhiếp Nguyện Vương, chỉ đề xướng Tín Nguyện Trì Danh thì đó là từ Sai-Biệt-Trí quay về Căn-Bản-Trí. Nên nói hạnh siêu Phổ Hiền). Quý vị dùng phương pháp nào để siêu vượt Phổ Hiền? Niệm Lão nói với chúng ta, nay lại rộng nhiếp Nguyện Vương, chỉ đề xướng Tín Nguyện Trì Danh, là bốn chữ này. Thật tin có Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, không có một tơ hào hoài nghi; Nguyện thiết là nguyện vọng khẩn thiết, tôi không có hai nguyện vọng, tôi chỉ có một nguyện vọng, đó là vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Công phu là một câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật hoặc tỉnh lược một chút là A Di Đà Phật. Nam Mô là lời khách khí, ý nghĩa là cung kính, ý nghĩa là lễ bái. Trong kinh điển, Thế Tôn nói với chúng ta, trì danh là được rồi, cho nên quý vị niệm sáu chữ tốt, niệm bốn chữ cũng tốt, bốn chữ cùng với sáu chữ là không có sai biệt, hoàn toàn là bình đẳng. Nên chỉ xướng pháp môn này, xướng là đề xướng, tín nguyện trì danh. Niệm Lão nói với chúng ta, là nếu từ Sai-Biệt-Trí, quay về Căn-Bản-Trí, nên nói hạnh siêu Phổ Hiền. Hạnh siêu Phổ Hiền là có căn cứ, chứ không phải tùy tiện mà nói.

Chú giải tiếp theo của Niệm Lão, 蓋持名之妙行以果覺為因心‘Cái trì danh chi diệu hạnh, dĩ quả-giác vi nhân tâm’(Diệu hạnh của trì danh, là lấy Quả-giác làm nhân tâm). Quý vị có thể nắm chắc danh hiệu, niệm niệm không quên, niệm niệm trong tâm đều là A Di Đà Phật, đây là nhân của vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, thì quý vị đã nắm chắc rồi. 因果同時,直截了當不假方便不落階梯‘Nhân quả đồng thời, trực tiệt liễu đương, bất giả phương tiện, bất lạc giai thê’(Nhân quả đồng thời, thẳng tắp nhanh chóng, không cần phương tiện, chẳng phải theo tầng bậc). Chính như trong Di Đà Yếu Giải nói: 阿彌陀正翻無量本不可說本師以光壽二義收盡一切無量光則橫遍十方壽則豎窮三際橫豎交徹即法界體舉此體作彌陀身土‘A Di Đà chánh phiên Vô Lượng, bổn bất khả thuyết. Bổn sư dĩ quang thọ nhị nghĩa, thu tận nhất thiết vô lượng. Quang tắc hoành biến thập phương, thọ tắc thụ cùng tam tế. Hoành thụ giao triệt, tức Pháp giới thể. Cử thử thể tác Di Đà thân độ.’(A Di Ðà chính dịch là Vô Lượng, vốn chẳng thể nói. Ðức Bổn Sư lấy hai nghĩa Quang và Thọ để thâu hết tất cả vô lượng. Quang thì theo chiều ngang chiếu khắp mười phương, thọ thì theo chiều dọc hết cả ba đời. Gồm hết ngang dọc chính là Thể của Pháp giới. Toàn bộ Thể ấy tạo thành thân và cõi Di Ðà), thân của Phật Di Đà là như vậy, quốc độ của Phật Di Đà cũng như vậy. 亦即舉此體作彌陀名號‘Diệc tức cử thử thể tác Di Đà danh hiệu’ (toàn bộ Thể ấy cũng tạo thành danh hiệu Di Ðà). Thật không thể nghĩ bàn.

A Di Đà Kinh Yếu Giải là trước tác của Đại sư Ngẫu Ích, Đại sư Ấn Quang tán thán: dù cho cổ Phật tái lai, làm chú giải cho Kinh A Di Đà, cũng không thể vượt qua được. Lời tán thán này là khen ngợi đến tột cùng, không hơn được nữa. Ấn Tổ là đời tổ sư gần thời chúng ta nhất, dòng pháp của chúng ta cũng từ Ngài chảy đến nay. Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam là đệ tử của Ấn Tổ, Phật pháp Đại-thừa của chúng tôi là học với Ngài Lý Lão Cư sĩ, là một dòng truyền thừa. Bản hội tập này, do Ngài Hạ Liên Cư hội tập. Năm đó, Lão sư Lý xem qua một lần, vô cùng hoan hỷ, tự tay dùng bút lông để chú giải lên bản kinh, chú giải cũng như khoa phán vậy, và giảng qua một lần tại Chùa Pháp Hoa ở Đài Trung. Lúc đó, duyên của tôi chưa tới, tôi còn chưa quen biết Lão sư Lý, nên hội đó tôi không đến nghe. Nhưng Lão sư đem bút ký đó của Ngài đưa cho tôi, là bản kinh này, trên mặt viết rất dày đặc, tôi xem một lần liền hiểu được. Tôi liền nương theo phần chú giải đó của Ngài, để giảng trước sau qua mười lần, là thời gian trước đã giảng Kinh Vô Lượng Thọ qua mười biến.

Về sau, tại nước Mỹ, tôi gặp được Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, xem được chú giải của Ngài, là bản chú giải vừa mới làm ra, bản in dầu, chỉ mang một bộ đến Mỹ, Ngài liền tặng cho tôi. Tôi đem bản ấy về Đài Loan in thành một quyển bìa cứng, tôi nhớ lần đầu tôi in một vạn quyển, đó là bản lưu thông đầu tiên ở đời. Bản mà chúng tôi dùng hiện nay, là Lão Cư sĩ đã qua vài lần tu sửa, thành bản hoàn thiện nhất. Đạt được bản chú giải này, thì quý vị đang là một trong vạn người. Trên địa cầu này, người tu Tịnh-độ có nhiều không? Nhiều! Nhưng rất nhiều người không có cơ hội gặp bản chú giải này, chúng ta gặp được rồi, đây là chúng ta có phước báo, thật có phước, có duyên sâu với Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ! Lúc Ngài trụ thế, mỗi năm tôi ít nhất có ba, bốn lần đến Bắc Kinh để gặp Ngài. Thời đó, tại hải ngoại giảng bộ kinh này chỉ có mình tôi, trong nước giảng bộ kinh này thì là Ngài, hai người chúng tôi giảng, dần dần hiện nay có nhiều người giảng rồi. Cơ hội khó được.

Tại chỗ này, trong Yếu Giải nói, tức là lời của Đại sư Ngẫu Ích, Ðức Bổn Sư lấy hai nghĩa Quang và Thọ, để thâu hết tất cả vô lượng, vô lượng thọ, vô lượng quang. Quang ngang khắp mười phương, thọ dọc suốt ba đời, gồm hết ngang dọc chính là Bản-thể của Pháp-giới. 舉此體作彌陀身土亦即舉此體作彌陀名號是故彌陀名號即眾生本覺理性持名,即始覺合本始本不二生佛不二故一念相應一念佛念念相應念念佛也Cử thử thể tác Di Đà thân độ, Diệc tức cử thử thể tác Di Đà danh hiệu. Thị cố Di Đà danh hiệu, tức chúng sanh bản giác lý tánh. Trì danh, tức Thỉ Giác hợp Bản. Thỉ Bản bất nhị, sanh Phật bất nhị. Cố nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật dã’ (Toàn bộ Thể ấy tạo thành thân và cõi Di Ðà. Toàn bộ Thể ấy cũng tạo thành danh hiệu Di Ðà. Vì vậy, danh hiệu A Di Ðà tức là Bản-Giác lý tánh của chúng sanh. Trì danh là Thỉ-Giác hợp với Bản-Giác. Thỉ-Bổn chẳng hai, chúng sanh và Phật chẳng hai. Nên một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật ). 普賢十大願王導歸極樂今則念念即是彌陀‘Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương đạo quy Cực Lạc, kim tắc niệm niệm tức thị Di Đà’(Mười Đại Nguyện Vương Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc, giờ thì niệm niệm chính là Di Ðà), vậy vẫn chưa được sao? Thật quá tuyệt vời.

且十大願王義理深廣非是常人所能發起‘Thả Thập Đại Nguyện Vương, nghĩa lý thâm quảng, phi thị thường nhân, sở năng phát khởi’(Vả lại Mười Đại Nguyện Vương nghĩa lý sâu rộng, chẳng phải người thường có thể phát khởi được). Đây là lời thật, ai phát được Phổ Hiền Nguyện Vương? Tâm lượng quá nhỏ, trừ chính mình ra thì không có người khác, tâm vậy thì phát khởi không nổi rồi. Pháp môn này thì tốt rồi, giờ thì niệm niệm chính là Di Ðà, vả lại Mười Đại Nguyện Vương, nghĩa lý sâu rộng, chẳng phải người thường có thể phát khởi được. 持名一法普被三根五逆十惡亦能依之而度生死‘Trì danh nhất pháp, phổ bị tam căn, ngũ nghịch thập ác, diệc năng y chi nhi độ sanh tử’(Một pháp Trì Danh rộng bao trùm ba căn, Ngũ nghịch, Thập ác cũng có thể nương theo mà vượt sanh tử). Câu này quá quan trọng rồi! Ngũ nghịch thập ác là tạo tội nghiệp của địa ngục Vô Gián, thì phương pháp gì cũng đều không có cách độ, nhưng tín nguyện trì danh thì độ được. Câu này quan trọng, quá quan trọng rồi! Nghiệp tội của mỗi người chúng ta đã tạo tác thật đáng sợ, tương lai phải làm sao đây? Dùng phương pháp nào để sám hối, dùng phương pháp nào để tiêu nghiệp chướng, không pháp nào hơn được một câu Phật hiệu, một câu Phật hiệu là thật độ được quý vị. Không nên tiến hành thêm thứ khác, tiến hành tạp, làm loạn rồi, thì ngược lại nghiệp chướng không tiêu được, không bằng một câu Phật hiệu, vượt qua được sanh tử.  

          Thời gian hôm nay hết rồi, buổi tiếp theo chúng ta vẫn bắt đầu tu học từ đây, chỗ này quá quan trọng. Phải đem chỗ này giảng rõ ràng, giảng minh bạch. Tất cả loại nghiệp chướng gì đều có thể tiêu trừ, quý vị phải tin tưởng, không nên nghĩ rằng, một câu A Di Đà Phật quá đơn giản, không bằng những kinh sám. Tiến hành thêm tất cả kinh sám, đều không qua một câu A Di Đà Phật. Đây là đúng rồi.

          Tốt rồi! Hôm nay chúng ta học đến đây thôi.

( Hết tập 504)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0