Responsive Menu
Add more content here...

Tập 505 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)

PHẨM 47: PHƯỚC HUỆ MỚI ĐƯỢC NGHE

TẬP 505

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 1 tháng 11 năm 2017.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn  (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 1098, đếm ngược hàng thứ 6, từ trong 普賢十大願王Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương’(Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương), bắt đầu xem từ đây:

          普賢十大願王導歸極樂今則念念即是彌陀且十大願王,義理深廣,非是常人,所能發起。而持名一法,普被三根,五逆十惡,亦能依之而度生死譬如能愈不治之症者推為良醫之首是故能度極惡之人者應稱善法之王故謂持名行超普賢信願持名定登彼岸故云行超普賢登彼岸‘Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương đạo quy Cực Lạc, kim tắc niệm niệm tức thị Di Đà. Thả Thập Đại Nguyện Vương, nghĩa lý thâm quảng, phi thị thường nhân, sở năng phát khởi. Nhi trì danh nhất pháp, phổ bị tam căn, ngũ nghịch thập ác, diệc năng y chi nhi độ sanh tử. Thí như năng dũ bất trị chi chứng giả, thôi vi lương y chi thủ. Thị cố năng độ cực ác chi nhân giả, ưng xứng thiện pháp chi vương. Cố vị trì danh, hạnh siêu Phổ Hiền. Tín nguyện trì danh, định đăng bỉ ngạn, cố vân hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn.(Mười Đại Nguyện Vương Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc, giờ thì niệm niệm chính là Di Ðà. Vả lại Mười Đại Nguyện Vương nghĩa lý sâu rộng, chẳng phải người thường có thể phát khởi được. Còn với một pháp Trì Danh: rộng bao trùm ba căn, Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng có thể nương theo mà vượt sanh tử. Thí như người chữa được chứng bệnh không trị được thì tôn là đứng đầu trong các vị lương y. Cũng vậy, pháp độ được người cực ác thì xứng là vua của các pháp lành. Nên pháp Trì Danh là hạnh siêu Phổ Hiền. Tín nguyện trì danh thì nhất định vượt lên bờ kia, nên nói là vượt hạnh Phổ Hiền lên bờ kia.) Chúng ta xem đoạn này. Càng về sau, từng chữ từng câu đều quan trọng, quyết định không thể lơ là, chúng ta thấy ra được sự từ bi của Đức Di Đà Thế Tôn, cũng hiển thị sự từ bi của Ngài Hạ Liên Cư và Niệm Lão, đem hết sức để giảng rõ ràng, giảng thấu triệt Kinh này, khiến cho người có chút thiện căn, đọc chú giải kinh này, nghe diễn nghĩa, đều có thể tín thọ phụng hành. Người nào nương theo lời của kinh này, thì họ được độ rồi, vì sao vậy? Vì ngay trong đời này, họ quyết định được sanh Tịnh-độ.

          Công đức của niệm Phật, vượt qua Mười Đại Nguyện Vương Phổ Hiền Bồ-tát dẫn về Cực Lạc. Tiếp theo lại nói với chúng ta, ‘Thả Thập Đại Nguyện Vương, nghĩa lý thâm quảng’(Vả lại Mười Đại Nguyện Vương nghĩa lý sâu rộng), mười điều này thì nghĩa lý mỗi một điều sâu rộng vô tận, người bình thường không thể phát khởi được. Mười Đại Nguyện Vương là sở tu của Pháp thân Bồ-tát, không phải của người thông thường, người thông thường thì phát thôi cũng không phát được. Thật sự phát được Phổ Hiền Bồ-tát Đại nguyện, thì người đó là Bồ-tát, không phải là phàm phu, phàm phu làm không được. ‘Khả thị trì danh nhất pháp, phổ bị tam căn’(Nhưng một pháp trì danh, trùm khắp tam căn), tam căn là ba căn: thượng, trung, hạ; hạ căn là phàm phu, trung căn là Tiểu-thừa, đại căn là Bồ-tát. Không luận là căn tánh nào, quý vị gặp được mà có thể tin, có thể hiểu, đều được lợi ích lớn đến không ngờ, là thành tựu cứu cánh viên mãn ngay trong đời này, còn gì hơn được nữa! Nên tiếp theo nói, ‘ngũ nghịch thập ác’, tội ngũ nghịch gồm: giết cha, giết mẹ, giết mẹ là xếp vào nghiêm trọng nhất; thứ hai là giết cha; thứ ba là giết A-la-hán; thứ tư là làm thân Phật ra máu, phước báo của Phật lớn, có thần hộ pháp nhiều, không ai hại Phật được, nhưng khiến thân Phật bị thương một chút, chảy một chút máu thì có thể, trên kinh điển đều có ghi lại, tội ngũ nghịch bị đọa địa ngục Vô Gián; Còn Thập ác gồm: thân ba, miệng bốn, ý ba; là trái ngược với Thập Thiện. Thập ác là không ác nào mà không làm, tội của người đó nặng như vậy, nếu họ không gặp được pháp môn này, thì tương lai quyết định đọa địa ngục. Nếu gặp được pháp môn này, ‘diệc năng y chi nhi độ sanh tử (cũng có thể nương theo mà vượt sanh tử). Đây thật lạ thường! Ngũ nghịch thập ác gặp được pháp môn này, nếu họ y giáo phụng hành, thật tin, thật mong muốn vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, đến Thế Giới Cực Lạc, thì A Di Đà Phật là thầy của quý vị, dạy học một đối một, nên không ai mà không thể thành tựu, đều vượt sanh tử, xuất tam giới.

          Tiếp theo Niệm Lão cử hai thí dụ để nói với chúng ta, ‘Thí như năng dũ bất trị chi chứng giả’(Thí như người chữa được chứng bệnh không trị được), Bác sĩ có thể trị lành loại bệnh mà Bác sĩ thông thường không trị được, thì chúng ta ‘thôi vi lương y chi thủ’(tôn là đứng đầu trong các vị lương y), Bác sĩ đó tuyệt vời rồi, thật có khả năng, dùng thí dụ này để tỷ dụ cho pháp môn Tịnh-tông, ‘Thị cố năng độ cực ác chi nhân giả, ưng xứng thiện pháp chi vương’(Cũng vậy pháp độ được người cực ác thì xứng là vua của các pháp lành), dùng như vậy để tỷ dụ, người cực ác là ngũ nghịch thập ác, sau khi chết đọa Vô Gián địa ngục, địa ngục Vô Gián là nặng nhất đứng đầu trong các địa ngục, chịu tội từ khi xuống địa ngục, đợi đến khi tội họ chịu hết hoàn toàn mới được ra, thời gian chịu tội dài bao lâu? Trên kinh nói với chúng ta là tám vạn đại kiếp, tức là thế này thành trụ hoại không 80 ngàn lần. Đại kiếp, nói theo khoa học hiện nay là vũ trụ nổ tung lớn, đại nổ tung bao nhiêu lần? 80 ngàn lần, không cách nào tưởng tượng được. Cho nên, cực ác nhất định không thể làm, ngũ nghịch không thể làm, Thập ác không thể làm, làm rồi thì về sau hối hận không kịp, đó thật là khổ không nói nên lời. Người tạo tác cực ác, nếu như họ có duyên, trong đời quá khứ họ đã từng cúng dường chư Phật Như Lai, có một chút thiện căn, nhưng trong đời này họ gặp ác duyên, gặp ác duyên thì thuận theo mà làm ác, khi làm ác là đại ác chứ không phải ác nhỏ. Nếu không gặp được pháp môn này, thì tương lai tất đọa địa ngục, là Vô Gián địa ngục. Vì vậy, vị Bác sĩ này trị được bệnh mà Bác sĩ thông thường không trị được, Bác sĩ trị lành được, thì chúng ta tôn xưng là đứng đầu trong các vị thầy thuốc, cao minh nhất, tốt nhất trong Lương y. Cùng đạo lý như vậy, độ được người cực ác, thì xứng là vua của các pháp lành. Pháp lành nào có thể độ Ngũ nghịch Thập ác? Đó chính là Tịnh-tông.

          ‘Cố vị trì danh, hạnh siêu Phổ Hiền’(Nên nói pháp Trì Danh là hạnh siêu Phổ Hiền), cách tu hành này vượt qua Phổ Hiền Bồ-Tát, Bồ-tát Phổ Hiền là trưởng tử của Hoa Nghiêm, Kinh Hoa Nghiêm là vua trong kinh Phật, thời trẻ, tôi đối với kinh này vô cùng ưa thích. Lúc đó có một vị Cư sĩ, khi tôi vừa mới xuất gia, vị Cư sĩ đó tặng phong bì đỏ cho tôi, tôi liền nói với ông ta, tôi không cần phong bì đỏ, tôi cần Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao, có thể cầm số tiền này, đi thỉnh giúp tôi một bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao được không? Ông ta hỏi thỉnh ở đâu? Ở Hồng Kông Phật Kinh có lưu thông, ông ta liên hệ, quả nhiên có, thật mua một bộ Sớ Sao, đem tặng cho tôi. Bộ Sớ Sao đó tôi hiện đang để tại Úc, quá khứ tôi từng giảng Kinh Hoa Nghiêm, là nương theo tài liệu ấy để tham khảo. Với ngài Phổ Hiền, thì thành phần trí thức thông thường không ai mà không ngưỡng mộ, không ưa thích. Nhưng đâu biết còn có bậc cao minh hơn, diệu hơn Ngài, khi Bồ-tát Phổ Hiền không thể độ được nữa, thì pháp môn này độ được. Pháp môn này là tín nguyện trì danh, đơn giản hơn so với Phổ Hiền Bồ-tát. Phổ Hiền Bồ-tát phải tu Thập nguyện: Lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng… không đơn giản, mỗi một điều đều không dễ dàng.

          Pháp môn Tịnh-tông này diệu, diệu ở chỗ chỉ cần quý vị tin tưởng, quý vị không hoài nghi. Thật sự không được hoài nghi, hễ người nào mà nói tôi không thể không hoài nghi, thì duyên này đoạn đứt rồi. Không thể không hoài nghi cũng không được hoài nghi, vì sao vậy? Đây là lời Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, Phật có thể nói vọng ngữ sao? Phật dạy hàng đệ tử, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, thì làm sao Ngài có thể vọng ngữ chứ? Sao có đạo lý như vậy được! Nên Niệm Lão nhiều lần đề cập đến vấn đề này, khuyến đạo chúng ta phải ngưỡng tin, vì chúng ta không có trí huệ, nên chúng ta không dám tin tưởng. Phật Bồ-tát chí cao vô thượng, chúng ta ngẩng lên là kính ngưỡng vô hạn, thì từ kính ngưỡng đó mà sinh ra niềm tin, tôi không hoài nghi nữa, tôi tin tưởng rồi, tôi tiếp nhận rồi, tôi chân chánh phát nguyện cầu sanh Thế Giới Cực Lạc, buông xuống vạn duyên, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xả, chuyên niệm A Di Đà Phật, tu hành như vậy thì siêu vượt Phổ Hiền rồi. Phổ Hiền không độ được Ngũ nghịch Thập ác, còn tín nguyện trì danh độ được Ngũ nghịch Thập ác; Hay nói cách khác, không có gì mà không độ được. Hôm nay, chúng ta rất khó khăn mới gặp được, gặp được rồi mà còn hoài nghi, đó là sai lầm quá lớn rồi, thật sai lầm. Nếu gặp được rồi mà không nghi ngờ, thì tôi chúc mừng quý vị, chúc phúc quý vị; Không chỉ tôi chúc mừng, chúc phúc quý vị, mà Thích Ca Như Lai, tất cả Bồ-tát La-hán đều chúc phúc quý vị; đều tán thán quý vị. Quý vị thật nhanh chóng, cao minh hơn Phổ Hiền Thập đại Nguyện vương, một đời thành tựu rồi. ‘Tín nguyện trì danh, định đăng bỉ ngạn, cố vân hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn’ (Tín nguyện trì danh thì nhất định vượt lên bờ kia, nên nói là vượt hạnh Phổ Hiền lên bờ kia).

          世尊垂慈復勸諭博學多聞有智之人‘Thế Tôn thùy từ, phục khuyến dụ bác học đa văn, hữu trí chi nhân’(Thế Tôn rủ lòng từ, lại khuyên những người học rộng nghe nhiều, người có trí), Ngài từ bi đến tột cùng, 當信如來所教皆契實相理體‘đương tín Như Lai sở giáo, giai khế thật tướng lý thể’(nên tin lời dạy của Như Lai đều khế hợp với Thật Tướng lý thể). Tức là bậc có trí, nên tin lời dạy của Như Lai đều khế hợp với Thật Tướng lý thể. 經中如理而說唯是真實故云應信我教如實言‘Kinh trung như lý nhi thuyết, duy thị chân thật, cố vân ưng tín ngã giáo như thật ngôn’(Trong kinh theo đúng như lý mà thuyết, chỉ là chân thật, nên nói: cần phải tin lời như thật của giáo ta), giáo ta tức là bao gồm tất cả kinh giáo của Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết trong 49 năm, đều bao gồm tất cả ở trong đây. Phật đã dạy những gì? Chữ chữ câu câu đều là lời chân thật, không có một lời vọng ngữ, không có một lời giả nào, nên cần phải tin tưởng lời chân thật của chư Phật Như Lai.

          Chúng ta xem tiếp bài kệ sau cùng, bài kệ thứ tám là: 勸持廣度‘khuyến trì quảng độ’(khuyên giữ gìn rộng độ). Mời xem kinh văn:

          如是妙法幸聽聞

應常念佛而生喜

受持廣度生死流

佛說此人真善友.

Như thị diệu pháp hạnh thính văn

Ưng thường niệm Phật nhi sanh hỷ

Thọ trì quảng độ sanh tử lưu

Phật thuyết thử nhân chân thiện hữu.

(Diệu pháp như thế may được nghe

Nên thường niệm Phật, mà sanh hỷ

Thọ trì rộng độ dòng sanh tử

Phật nói người ấy thật bạn lành.)

Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão, 今謂‘kim vị’ (nay nói), kim là hiện tại, bây giờ nói với chúng ta, 念佛乃行超普賢之法故稱妙法‘niệm Phật nãi hạnh siêu Phổ Hiền chi pháp, cố xưng diệu pháp’(Niệm Phật là pháp siêu hạnh Phổ Hiền, nên gọi là diệu pháp). Pháp của Phổ Hiền chưa diệu, pháp mà vượt qua Phổ Hiền mới diệu, là diệu pháp. 如是難值‘Như thị nan trị’ (khó gặp như thế), không dễ dàng gặp được, gặp được Phật pháp, mà quý vị không gặp được Tịnh-tông, vì pháp môn này là 難聞‘nan văn’(khó được nghe). Đã có duyên nghe được Tịnh-tông, gặp được Kinh Vô Lượng Thọ rồi, thì thế nào? 難信‘nan tín’(Khó tin). Quý vị hãy xem xét! Cho nên, 我今幸得聽聞ngã kim hạnh đắc thính văn’(nay ta may mắn được nghe), quá hạnh phúc, quá may mắn rồi! Hai chữ này một chút đều không giả, quá may mắn rồi, quý vị làm sao có thể được nghe! Nên cần thật tin, chân chánh phát nguyện thọ trì, 依教奉行,時時念佛而深自慶喜也‘y giáo phụng hành, thời thời niệm Phật, nhi thâm tự khánh hỷ dã’, (y giáo phụng hành, luôn luôn niệm Phật, thì tự rất hạnh phúc vậy). 念佛之人蒙佛慈光攝受垢滅善生,心意柔軟身得輕安,心生歡喜‘Niệm Phật chi nhân, mông Phật từ quang nhiếp thụ, cấu diệt thiện sanh, tâm ý nhu nhuyễn, thân đắc khinh an, tâm sanh hoan hỷ.’(Người niệm Phật nhờ được từ quang của Phật nhiếp thọ, nên cấu diệt thiện sanh, tâm ý nhu nhuyễn, thân được nhẹ nhàng, tâm sanh hoan hỷ). Đây là công phu niệm Phật đắc lực, nên sinh ra hiện tượng như vậy. Chúng ta quay lại nhìn mình xem xét chính mình có hay không? Lúc trước chúng tôi giới thiệu qua, Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, lần đầu tiếp xúc Kinh Vô Lượng Thọ, vui mừng đến múa tay giậm chân, hoan hỷ như vậy ba, bốn ngày, tại sao vậy? Vì thân Ngài được khinh an, tâm sanh hoan hỷ. 如《觀經》中‘Như Quán Kinh trung’(Như trong Quán Kinh), Quán Kinh cũng có ví dụ, 韋提希夫人因阿彌陀佛國清淨光明忽現眼前應時即得無生法忍Vy Đề Hy phu nhân nhân A Di Đà Phật quốc thanh tịnh quang minh hốt hiện nhãn tiền, ưng thời tức đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn’(Phu nhân Vy Ðề Hy do chợt thấy quang minh thanh tịnh của cõi A Di Ðà Phật hiện ra trước mắt, liền đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn). Đây là thiện căn sâu dày, Phu nhân Vy Ðề Hy là người phước báo lớn ở nhân gian, là đệ tử tại gia tốt của Thích Ca Mâu Ni Phật. Bà bị hoạn nạn, Phật khuyên bà niệm Phật vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, đem Thế Giới Cực Lạc hiển thị để bà nhìn thấy, bà thấy được y chánh trang nghiêm của Thế Giới Cực Lạc, cõi nước ấy thanh tịnh quang minh, ngay lúc đó bà liền đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô Sanh Pháp Nhẫn, Minh tâm Kiến tánh thì Bồ-tát mới chứng đắc, không phải là người phàm thông thường, đã rõ ràng đối với vũ trụ này rồi. Rõ ràng là thế nào? Là không có một thứ gì là thật, toàn bộ đều là giả, vô sanh pháp, chữ ‘nhẫn’ là tiếp thọ, thừa nhận rồi, lúc này thông suốt đại ngộ, hoàn toàn rõ ràng rồi.

善導大師‘Thiện Đạo Đại sư’(ngài Đại sư Thiện Đạo), đây là cách nhìn của Ngài, 謂韋提希夫人所得之無生法忍為喜忍悟忍與信忍‘Vị Vy Đề Hy Phu nhân sở đắc chi Vô Sanh Pháp Nhẫn vi Hỷ Nhẫn, Ngộ Nhẫn dữ Tín Nhẫn’(Nói Vô Sanh Pháp Nhẫn mà Phu nhân Vy Ðề Hy chứng được là Hỷ Nhẫn, Ngộ Nhẫn và Tín Nhẫn). Đây là chia nhỏ ra, vì chúng ta phân tích, chia nhỏ để sanh tâm hoan hỷ, và tin tưởng. 喜忍者大師謂念阿彌陀佛而生歡喜心 ‘Hỷ Nhẫn giả, Đại sư vị niệm A Di Đà Phật nhi sanh hoan hỷ tâm’(Hỷ Nhẫn, thì Ðại sư nói niệm A Di Ðà Phật mà sanh tâm hoan hỷ). Do đó có thể biết, Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư lần đầu tiên gặp được Kinh Vô Lượng Thọ, đọc bộ kinh này cũng là ở trong cảnh giới ấy, sanh tâm hoan hỷ. 是故經中念佛生喜因念佛而自心自生歡喜‘Thị cố kinh trung niệm Phật sanh hỷ. Nhân niệm Phật nhi tự tâm tự sanh hoan hỷ’(Vì vậy, trong kinh nói: Niệm Phật sanh hỷ.  Vì do niệm Phật mà tâm mình tự sanh hoan hỷ). Hoan hỷ này không phải đến từ bên ngoài, mà đến từ niệm Phật, niệm một câu A Di Đà Phật, thì tự tự nhiên nhiên tâm liền sanh ra hoan hỷ. 末後復勸諭行人不但自身受持此法而度生死且應自他俱利廣宏此經勸導持名輾轉度脫出離生死如是之人世尊讚之為真善友‘Mạt hậu phục khuyến dụ hành nhân, bất đãn tự thân thọ trì thử pháp nhi độ sanh tử, thả ưng tự tha câu lợi, quảng hoành thử kinh, khuyến đạo trì danh, triển chuyển độ thoát, xuất ly sanh tử. Như thị chi nhân, Thế Tôn tán chi vi chân thiện hữu.’(Sau cùng, Phật lại khuyên bảo hành nhân, không chỉ tự mình thọ trì pháp này để vượt sanh tử, mà còn cần phải làm lợi mình lẫn người, bằng cách rộng truyền kinh này, khuyên dạy trì danh, triển chuyển độ thoát, ra khỏi sanh tử. Người như vậy, thì được Thế Tôn khen là chân thiện hữu). Thế nào là chân thiện hữu? Là chân thiện tri thức, 即真善知識也‘tức chân thiện tri thức dã’(tức là chân thiện tri thức vậy). Đây không phải giả, mà giống như gặp được Phật vậy. 此乃世尊極讚之辭蓋善知識即同如來此末後四句正是世尊對後世能逢此經能聞此法之一切眾生之期望與訓誨‘Thử nãi Thế Tôn cực tán chi từ, cái thiện tri thức tức đồng Như Lai. Thử mạt hậu tứ cú, chánh thị Thế Tôn đối hậu thế năng phùng thử kinh năng văn thử pháp chi nhất thiết chúng sanh chi kỳ vọng dữ huấn hối’(Ðây là lời khen tột bậc của Thế Tôn, vì xem thiện tri thức đồng với Như Lai. Bốn câu sau cùng, chính là kỳ vọng và dạy bảo của Thế Tôn đối với tất cả chúng sanh đời sau gặp được, nghe được kinh pháp này). Kỳ vọng của Đức Phật đối với chúng ta, là hy vọng trong thời kỳ mạt pháp, những người nghe được pháp này, đều có thể triển chuyển đem giới thiệu cho người khác, người tu học pháp môn khác, phải thật làm việc này.

Ngài Hạ Liên Cư thông Tông thông Giáo, hiển Mật viên dung, nhưng đến sau cùng kết lại, là tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, buông xả hết rồi. Chúng ta phải chú ý điểm này, đó là Ngài biểu diễn cho chúng ta. Ngài dùng phương pháp khác thì Ngài cũng vãng sanh được, nhưng Ngài đem tất cả phương pháp đều buông xả rồi, học đã nhiều năm, mà không dùng nữa, lâm chung chỉ dùng tín nguyện trì danh, thì Ngài thành tựu rồi. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng là thông Tông thông Giáo, hiển Mật viên dung, là đại thiện tri thức. Ngài làm bộ sách chú giải này hoàn thành rồi, tôi in một vạn quyển tặng cho Ngài, thời gian đó thân thể Ngài còn khỏe, Ngài lại làm bổ sung thêm một chút, đã làm giảo chánh lần cuối cùng. Bộ sách này, hiện nay đều bày trên giá sách của chúng tôi, chúng tôi rất cảm ơn! Ngài biểu diễn cho chúng ta, trước khi vãng sanh nửa năm, sáu tháng cuối đó, mỗi ngày một câu Phật hiệu niệm 140 ngàn tiếng, những thứ khác đều buông xả rồi. Là từ bi đến tột cùng, biểu diễn cho chúng ta xem, nếu kết lại Ngài dùng phương pháp khác thì cũng đến được Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, nhưng vậy thì chúng ta đối với Tịnh-tông, với lời nói của Kinh Vô Lượng Thọ sẽ sinh ra nghi ngờ, nên bắt buộc thời gian lúc sắp đi hai vị Lão nhân Gia đó đều buông xả vạn duyên, chỉ một câu Phật hiệu niệm đến khi A Di Đà Phật tới tiếp dẫn. Đó là thật, không phải giả. Chúng ta đọc kinh học giáo, đối với những chỗ này phải đặc biệt chú ý, mới xứng đáng với Niệm Lão, xứng đáng với Hạ Lão đã vì chúng ta mà hội tập, vì chúng ta mà chú giải chi tiết Kinh này.

Câu nói sau cùng này rất là khẩn thiết, chân thiện tri thức, đây là lời khen của Thế Tôn, khen ngợi đến tận cùng. Những câu cuối cùng, là hai dòng sau cùng này, chính là kỳ vọng và dạy bảo của Thế Tôn đối với tất cả chúng sanh đời sau gặp được kinh này, nghe được pháp này, 故我等實應哀切領受刻骨銘心恪遵遺教勤修堅持切莫辜負慈恩cố ngã đẳng thật ưng ai thiết lãnh thọ, khắc cốt minh tâm, khác tuân di giáo, cần tu kiên trì, thiết mạc cô phụ từ ân’(Vì thế, chúng ta thật nên tha thiết lãnh thọ, khắc cốt ghi tâm, kính cẩn tuân theo di giáo, tu hành siêng năng kiên trì, chớ phụ bạc từ ân). Chúng ta đọc đến đây, thì dường như thấy năm đó Niệm Lão viết chú giải đến đây, rất cảm ơn!

本經之末世尊重勸念佛十方如來本心一時和盤托出‘Bổn kinh chi mạt, Thế Tôn trùng khuyên niệm Phật, thập phương Như Lai bổn tâm, nhất thời hòa bàn thác xuất’(Cuối kinh này, Thế Tôn nhiều lần khuyên niệm Phật, là đồng thời giãi bày trọn hết bản tâm của mười phương Như Lai), ý nghĩa là một chút giữ lại đều không có, đem bày ra hoàn toàn rồi. Ngay trong phẩm này, 福慧始聞‘Phước huệ thỉ văn’(Phước huệ mới được nghe), quý vị thấy đó, quý vị có được phước báo, có trí huệ, thì quý vị mới có duyên phận nghe được việc này; 微妙法、救世行‘Vi diệu pháp, cứu thế hạnh’(Pháp vi diệu, hạnh cứu đời), nương theo phương pháp này mà tu hành cứu đời, thì đó là hạnh cứu thế, không hai không khác so với mười phương Như Lai, khuyên người niệm Phật tu Tịnh-độ là hạnh cứu đời. Chúng ta cần phải làm thế nào? Cần phải làm gương tốt của niệm Phật, khiến người ta xem thấy đều có thể sanh lòng tin, đều có thể thật sự làm. Đây sự thật không thể giả, thí dụ, như tôi đã tận mắt chứng kiến, họ không phải là biểu diễn mà là thật, lúc mạng hết, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn họ vãng sanh rồi. 智慧海、難中難行超普賢等均指此信願持名之無上妙法至於念佛法門之妙縱以無量身一一身有無量口一一口有無量舌一一舌出無量音窮未來劫演說不絕亦難道得少分故不多說Trí huệ hải, nan trung nan, hạnh siêu Phổ Hiền đẳng, quân chỉ thử tín nguyện trì danh chi vô thượng diệu pháp. Chí ư niệm Phật pháp môn chi diệu, túng dĩ vô lượng thân, nhất nhất thân hữu vô lượng khẩu, nhất nhất khẩu hữu vô lượng thiệt, nhất nhất thiệt xuất vô lượng âm, cùng vị lai kiếp, diễn thuyết bất tuyệt, diệc nan đạo đắc thiểu phần. Cố bất đa thuyết.’(Biển trí huệ, khó trong khó, vượt hạnh Phổ Hiền v.v… đều chỉ diệu pháp vô thượng Tín Nguyện Trì Danh này. Ðối với sự diệu của pháp môn Niệm Phật, dù cho dùng vô lượng thân, mỗi một thân có vô lượng miệng, mỗi một miệng có vô lượng lưỡi, mỗi một lưỡi phát ra vô lượng âm đến cùng kiếp tương lai, diễn nói chẳng ngừng, cũng khó nói được ít phần. Nên không nói thêm nữa). Đây đều là sự thật, không phải giả. Hôm nay, chúng ta nghe được là loại phước báo nào? Chính chúng ta không biết, nhưng Phật biết. Phật nói với chúng ta, nếu như không phải là trong đời quá khứ, từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai, thì tuyệt đối trong đời nay, quý vị sẽ không có cơ duyên gặp được bộ kinh này, gặp được pháp môn này.

Một môn thì được rồi, một câu Phật hiệu thì được rồi. Trước mắt chúng ta cũng có một tấm gương, mọi người đều biết đó là Lão Hòa thượng Hải Hiền. Ngài 20 tuổi xuất gia, Sư phụ liền dạy Ngài một câu Nam Mô A Di Đà Phật, dặn bảo Ngài luôn luôn niệm không rời. Căn tánh của Ngài tốt, căn tánh của Ngài là thế nào? Là lão thật, nghe lời, thật làm, nên Ngài đã niệm một câu Phật hiệu này 92 năm, Ngài vãng sanh lúc bốn năm trước, khi Ngài 112 tuổi, 92 năm là một câu Phật hiệu, trước lúc ra đi thì tiêu dao tự tại. Chúng ta thấy tận mắt, nghe tận tai, mà nếu còn không giác ngộ, thì thật sai lầm rồi.

          Niệm Lão nói đến đây, thì không nói được nữa, nên không nói thêm, 唯恭錄靈峰大師要解》中二則‘duy cung lục Linh Phong Đại sư Yếu Giải trung nhị tắc’(chỉ cung kính trích dẫn hai đoạn trong Yếu Giải của Đại sư Linh Phong), làm giải thích cho phẩm này, đây là tổng kết giải thích. 一、《要解》云由無量光義故眾生生極樂即生十方見阿彌陀佛,即見十方諸佛Nhất, Yếu Giải vân: Do Vô Lượng Quang nghĩa, cố chúng sanh sanh Cực Lạc tức sanh thập phương, kiến A Di Đà Phật, tức kiến thập phương chư Phật’(Một, sách Yếu Giải nói: Do nghĩa là Vô Lượng Quang, nên chúng sanh sanh về Cực Lạc tức là sanh về mười phương, thấy A Di Ðà Phật tức là thấy mười phương chư Phật). Điều này quá tuyệt vời! Thấy A Di Đà Phật là thấy tất cả chư Phật mười phương, một vị Phật cũng không bỏ sót. 能自度即普利一切‘Năng tự độ tức phổ lợi nhất thiết’(Độ được mình tức là rộng lợi tất cả), là lợi ích tất cả chúng sanh. 由無量壽義‘Do Vô Lượng Thọ nghĩa’(Do nghĩa là Vô Lượng Thọ), trước là nghĩa Vô Lượng Quang, giờ là nghĩa Vô Lượng Thọ, 故極樂人民即是一生補處皆定此生成佛不至異生cố Cực Lạc nhân dân, tức thị nhất sanh bổ xứ, giai định thử sanh thành Phật, bất chí dị sanh’(nên nhân dân cõi Cực Lạc chính là Nhất Sanh Bổ Xứ, đều nhất định đời này thành Phật, không đợi đến đời khác), nếu đến đời khác thì lại đầu thai, lại đi làm người, lại tu hành. Không đợi đến đời khác, chúng ta tin tưởng điều này, vì sao vậy? Sanh đến nơi ấy là vô lượng thọ, vô lượng thọ thì không luận là sớm hay muộn, đều quyết định một đời thành Phật. Nên nhân dân cõi Cực Lạc chính là Nhất Sanh Bổ Xứ, ở Thế Giới Cực Lạc quyết định một đời thành Phật, đến Thế Giới Cực Lạc liền tương đương với Bồ-tát Bổ Xứ, đều quyết định đời này thành Phật, không đợi đến đời khác. 當知離卻現前一念無量光壽之心何處有阿彌陀佛名號而離卻阿彌陀佛名號何由徹證現前一念無量光壽之心願深思之願深思之‘Đương tri ly khước hiện tiền nhất niệm vô lượng quang thọ chi tâm, hà xứ hữu A Di Đà Phật danh hiệu; Nhi ly khước A Di Đà Phật danh hiệu, hà do triệt chứng hiện tiền nhất niệm vô lượng quang thọ chi tâm. Nguyện thâm tư chi, nguyện thâm tư chi’(Nên biết: ngay lúc một niệm tâm rời khỏi vô lượng quang thọ, thì nơi đâu mà có danh hiệu A Di Ðà Phật; Mà rời bỏ danh hiệu A Di Ðà Phật, thì do đâu mà chứng ngay một niệm tâm vô lượng quang thọ được? Mong suy xét kỹ, mong suy xét kỹ). Đây là lời của Đại sư Ngẫu Ích.

          Đoạn tiếp theo lời ít ý nhiều, chữ chữ câu câu đều quan trọng. 二、《要解》云:蓋所持之名號真實不可思議能持之心性亦真實不可思議持一聲則一聲不可思議持十百千萬無量無數聲聲聲皆不可思議也‘Nhị, Yếu Giải vân: Cái sở trì chi danh hiệu, chân thật bất khả tư nghì; năng trì chi tâm tánh, diệc chân thật bất khả tư nghì. Trì nhất thanh tắc nhất thanh bất khả tư nghì, trì thập bá thiên vạn vô lượng vô số thanh, thanh thanh giai bất khả tư nghì dã’(Hai, sách Yếu Giải nói: Do trì danh hiệu ấy, thật sự không thể nghĩ bàn; tâm tánh trì được cũng thật sự không thể nghĩ bàn. Trì một tiếng thì một tiếng không thể nghĩ bàn; trì mười, trăm, ngàn, vạn vô lượng vô số tiếng thì mỗi mỗi tiếng đều không thể nghĩ bàn). Sự việc này ai biết được? Tôi đọc xong cảm nhận đó là thật, không phải là giả. Nếu Ngẫu Ích Đại sư không là người nhập cảnh giới đó, thì làm sao Ngài biết được! Ngài viết A Di Đà Kinh Yếu Giải trong thời gian 9 ngày, ở sau sách Ngài có lời bạt, nói 9 ngày viết ra một quyển sách nhỏ này. Đại sư Ấn Quang tán thán Ngài, nói cho dù cổ Phật tái lai, làm chú giải cho Kinh Di Đà, cũng không thể vượt qua được. Lời khen ngợi này là tán thán đến tột cùng, không thêm được nữa. Đại sư Ấn Quang là bậc Tổ sư của chúng ta. Tịnh-độ của Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam là học với Ấn Tổ, Tịnh-độ chi phái sở học của chúng tôi, là học với Lão sư Lý. Lão sư Lý đem pháp môn này giới thiệu cho tôi, cũng là đắng miệng nhọc lòng, bởi vì lúc đó tôi đang tuổi trẻ, nghiên cứu chưa sâu, đối với kinh giáo vô cùng ưa thích. Cho nên, tôi một mạch tới năm 85 tuổi, mới thật sự quay đầu, lắng lòng để phản tỉnh, đã nắm chắc vãng sanh chưa? Không dám nói có, không dám nói có thì vấn đề nghiêm trọng rồi, đời sau sẽ ra sao? Nên càng nghĩ càng sợ hãi, cuối cùng đem những đại kinh đại luận đều buông xuống rồi, sau 85 tuổi một mạch đến nay, thì chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ, chuyên hoằng Kinh Vô Lượng Thọ, cũng là bản hội tập của Hạ Lão, bản chú giải của Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ.

          Những năm đầu, tôi và Niệm Lão còn chưa gặp nhau, Lão sư Lý đã đem tặng cho tôi bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ này, Ngài đã viết không ít chữ, chú thích bên lề sách này, làm nổi bật lên ý nghĩa quan trọng, dùng bút lông để ghi. Tôi vô cùng cảm ơn, sau khi xem xong tôi đã sinh tâm hoan hỷ, sanh tâm thích giảng, nên phát tâm giảng bộ kinh ấy, nương theo chú thích bên lề của Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi đã giảng 10 lần, sau khi được bộ chú giải này, tôi thật vô cùng hoan hỷ, Niệm Lão vẫn vô cùng khiêm nhường, khi in lần đầu tiên, Ngài nhờ tôi, viết lời nói đầu. Khi tôi tỉ mỉ đọc qua bộ Chú giải này, tôi liền hạ quyết tâm, cùng với những đồng học thật sự muốn sanh đến Thế Giới Cực Lạc, chúng ta thực hiện học tập làm sao, tu hành thế nào, là đem giáo huấn của bộ kinh điển này, phải làm cho đuợc. Mục tiêu của chúng ta là tại Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, đối với thế gian này không có một tơ hào lưu luyến, buông xuống thật sạch sẽ, học Lão Hòa thượng Hải Hiền, học Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, vậy thì đúng rồi.

          Nên sau cùng, chúng ta phải ghi nhớ lời của Đại sư Ngẫu Ích, trì một tiếng, niệm một câu A Di Đà Phật, thì một tiếng ấy không thể nghĩ bàn; niệm mười tiếng, niệm trăm tiếng, niệm ngàn tiếng, niệm vạn tiếng, niệm vô lượng vô số tiếng, mỗi tiếng đều bất khả tư nghị! Chỉ có dùng không thể nghĩ bàn để hình dung, vì lợi ích, công đức không có cách nào tưởng tượng được, bảo quý vị nói thì quý vị cũng nói không ra. Như người uống nước, ấm lạnh tự biết, chỉ có công phu đến rồi thì tự mình hiểu được, còn người khác, người có huệ nhãn nhìn ra được, người không có huệ nhãn thì không nhìn ra được. Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

( Hết tập 505)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0