Responsive Menu
Add more content here...

Tập 506 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

 

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (lần thứ 4)

PHẨM 48: VĂN KINH HOẠCH ÍCH (Nghe Kinh Được Lợi Ích)

TẬP 506

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 2 tháng 11 năm 2017.

Dịch Giả: Thích Thiện Trang.

 

          Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Thỉnh mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

          A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc tôn; con xin quy y Pháp, ly dục tôn; con xin quy y Tăng, chúng trung tôn.) (3 lần)

          Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 1100, bắt đầu xem từ hàng sau cùng, tiêu đề 乙五、舉益流通Ất ngũ, cử ích lưu thông’(B5, nêu ra lợi ích lưu thông). Đoạn này chia ra sáu đoạn nhỏ, đây là phẩm kinh:

          聞經獲益第四十八

“Văn Kinh Hoạch Ích đệ tứ thập bát”(Phẩm thứ 48, Nghe Kinh Được Lợi Ích)

 Phần này chia làm sáu đoạn nhỏ. Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão. 本品名聞經獲益‘Bổn phẩm danh Văn Kinh Hoạch Ích’ (Tên của phẩm này là Nghe Kinh Được Lợi Ích), nghe được danh hiệu của kinh này, hoặc nghe được văn kinh của kinh này, như có người đọc kinh này khiến quý vị nghe được, thì quý vị được lợi ích ra sao. 廣顯聞者獲益難思‘Quảng hiển văn giả, hoạch ích nan tư’(Người nghe rộng sáng tỏ, thì được lợi ích khó suy lường), lợi ích này phàm phu chúng ta không thể tưởng tượng đến được. 無量壽起信論》云聞經之益如是不可思議‘Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận vân: Văn kinh chi ích, như thị bất khả tư nghì’ (Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận nói: Lợi ích của nghe kinh không thể nghĩ bàn như vậy), đây là nghe Kinh Vô Lượng Thọ, lợi ích thu được của nghe kinh, không thể nghĩ bàn như vậy, 皆是無量壽本願力故giai thị Vô Lượng Thọ Bổn nguyện lực cố’ (đều là do Bổn nguyện lực của Vô Lượng Thọ).Vì sao được lợi ích lớn như vậy? Niệm Lão nói với chúng ta, Niệm Lão dẫn ra từ Khởi Tín Luận, tức là lời trong Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận, đó là do Bổn nguyện lực Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thọ tức là A Di Đà Phật, đều trong Bổn nguyện của A Di Đà Phật, Bổn nguyện là 48 nguyện nói ở phẩm thứ sáu, đây là gốc. 亦以本師威神加被故‘Diệc dĩ bổn sư uy thần gia bị cố’(Mà cũng là do oai thần của Bổn Sư gia bị), điều thứ hai này, cũng là do oai thần của Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật gia bị. 凡有眾生遇斯經者其所獲益亦當如是‘Phàm hữu chúng sanh ngộ tư kinh giả, kỳ sở hoạch ích diệc đương như thị.’(Hễ có chúng sanh nào gặp được kinh này, thì chúng sanh đó cũng được lợi ích tương xứng như vậy), tất cả chúng sanh, không kể là tại gia hay xuất gia, không kể là nam nữ già trẻ, chỉ cần quý vị gặp được bộ kinh này, thì quý vị có thể đạt được những lợi ích mà trên kinh đã nói.

Tiếp theo đoạn nhỏ thứ nhất, 小乘得益‘Tiểu-thừa đắc ích’(Được lợi ích Tiểu-thừa). Cũng chia ra hai đoạn nhỏ, thứ nhất, 得法眼淨‘đắc Pháp Nhãn Tịnh’ (được Pháp Nhãn Tịnh). Mời xem văn kinh:

爾時世尊說此經法。天人世間有萬二千那由他億眾生。遠離塵垢。得法眼淨.

“Nhĩ thời Thế Tôn thuyết thử kinh pháp, thiên nhân thế gian hữu vạn nhị thiên na-do-tha ức chúng sanh, viễn ly trần cấu, đắc Pháp Nhãn Tịnh.”(Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói kinh pháp này, trời, người thế gian có một vạn hai ngàn na-do-tha ức chúng sanh xa lìa trần cấu, được Pháp Nhãn Tịnh).

Vừa rồi là kinh văn. Giờ chúng ta xem chú giải. 塵垢通指煩惱Trần-cấu thông chỉ phiền não’(Trần-cấu chỉ chung cho phiền não), dùng phiền não để làm tỷ dụ, tỷ dụ phiền não nhiều như bụi bẩn vậy. 如《維摩經遠塵離垢,得法眼淨‘Như Duy Ma Kinh vân: Viễn trần ly cấu, đắc Pháp Nhãn Tịnh’(Như Kinh Duy Ma nói: Viễn trần ly cấu, được Pháp Nhãn Tịnh), ý nghĩa hoàn toàn tương đồng cùng với lời nói ở đây, 正同此經‘chánh đồng thử kinh’(rất giống với kinh này). 法眼淨者,《維摩經嘉祥疏》云云法眼淨者小乘亦法眼大乘亦法眼小乘法眼即初果見四諦法名法眼大乘法眼即初地得真無生法故云法眼今此經指小乘‘Pháp Nhãn tịnh giả, Duy Ma Kinh Gia Tường Sớ vân: Vân Pháp Nhãn Tịnh giả, Tiểu-thừa diệc pháp nhãn, Đại-thừa diệc pháp nhãn. Tiểu-thừa pháp nhãn, tức Sơ Quả kiến Tứ đế pháp, danh Pháp Nhãn. Đại-thừa pháp nhãn, tức Sơ địa đắc chân vô sanh pháp, cố vân pháp nhãn. Kim thử kinh chỉ Tiểu thừa.’(Pháp Nhãn Tịnh, thì Kinh Duy Ma Gia Tường Sớ nói: Pháp Nhãn Tịnh này, Tiểu-thừa nói Pháp Nhãn, Đại-thừa cũng nói Pháp Nhãn. Pháp Nhãn của Tiểu-thừa tức là Sơ Quả, thấy pháp Tứ Ðế, gọi là Pháp Nhãn. Pháp Nhãn của Ðại-thừa tức là Sơ Ðịa thật được pháp Vô Sanh, gọi là Pháp Nhãn. Ở đây kinh chỉ cho Tiểu-thừa), bộ kinh này chỉ cho Tiểu-thừa, tức là Pháp Nhãn Tịnh của Tiểu-thừa. Tiểu-thừa thấy được Tứ-đế, đã thấy được Tứ-đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, chúng ta thường gọi là chứng, họ đã chứng được, đã thấy được rồi, như vậy gọi là Pháp nhãn. Chúng ta xem tiếp đoạn kinh văn trong đây, 今此經指小乘法眼淨‘Kim thử kinh chỉ Tiểu-thừa Pháp Nhãn Tịnh’(chỗ này kinh ám chỉ là Pháp Nhãn Tịnh Tiểu-thừa), như Đại sư Cảnh Hưng nói, 法眼淨者即預流果‘Pháp Nhãn Tịnh giả, tức Dự Lưu Quả’(Pháp Nhãn Tịnh tức là Quả-dự-lưu), Quả-dự-lưu là Sơ Quả, là Sơ Quả Tiểu-thừa, 又《淨影疏》云見四真諦‘hựu Tịnh Ảnh Sớ vân: Kiến Tứ Chân Đế’(Lại sách Tịnh Ảnh Sớ nói: Thấy Bốn Chân Đế), Bốn Chân Đế tức là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ Tập là nhân quả thế gian, Khổ là quả, còn Tập là nhân, Tập là phiền não. Nhân quả trong pháp xuất thế gian thì Diệt là quả, Diệt là gì? Là đã diệt phiền não. Phương pháp diệt phiền não gọi là Đạo, là Bát Chánh Đạo, dùng Bát Chánh Đạo giúp chúng ta lìa khổ được vui. Đây là địa vị thấp nhất trong Phật pháp, Sơ Quả Tiểu-thừa, là địa vị thấp nhất.

Kinh văn tiếp theo, 得解脫益‘Đắc giải thoát ích’(Được lợi ích giải thoát).

二十億眾生。得阿那含果。六千八百比丘。諸漏已盡。心得解脫。

“Nhị thập ức chúng sanh, đắc A-na-hàm quả. Lục thiên bát bá Tỳ-kheo, chư lậu dĩ tận, tâm đắc giải thoát.”( Hai mươi ức chúng sanh đắc quả A-na-hàm, sáu ngàn tám trăm Tỳ-kheo hết sạch các lậu, tâm được giải thoát.)

Chúng ta xem chú giải đoạn kinh văn này của Niệm Lão. 阿那含是小乘四果中之第三果諸漏已盡心得解脫A-na-hàm thị Tiểu-thừa Tứ quả trung chi đệ tam quả. Chư lậu dĩ tận, tâm đắc giải thoát.’(A Na Hàm là quả vị thứ ba trong Tứ quả Tiểu-thừa. Đã hết sạch các lậu, tâm được giải thoát). Ở trong Phật pháp, Tiểu-thừa chúng ta xưng là A-la-hán, A-la-hán có bốn cấp bậc gồm: Sơ quả Tu-đà-hoàn, Nhị quả Tư-đà-hàm, Tam quả A-na-hàm, Tứ quả A-la-hán, đó là bốn đẳng cấp. A-la-hán mới thật sự thoát ly Lục đạo luân hồi, ba quả trước đều vẫn ở Thiên đạo, tại trời Sắc giới, trời Vô sắc để tu thiền định, mà đắc quả vị. 諸漏已盡,心得解脫‘Chư lậu dĩ tận, tâm đắc giải thoát.’(Đã hết sạch các lậu, tâm được giải thoát), như trên Kinh Duy Ma nói, 八千比丘不受諸法漏盡意解‘Bát thiên Tỳ-kheo bất thọ chư pháp, lậu tận ý giải’ (Tám ngàn Tỳ-kheo chẳng thọ các pháp, lậu tận ý giải). Trong chú giải của Đại sư Tăng Triệu nói, 漏盡者九十八結漏既盡故‘Lậu Tận giả, cửu thập bát kiết lậu kí tận cố’(Lậu Tận là 98 Kiết-lậu đã hết sạch), 98 Kiết-lậu là phân loại của phiền não, đem phiền não của phàm phu quy nạp thành 98 loại, tất cả đã đoạn tận, Kiến Tư phiền não đều đoạn tận rồi, thì chứng A-la-hán. Cho nên trong đây nói là: 意得解脫,成阿羅漢‘Ý đắc giải thoát, thành A-la-hán’(ý được giải thoát, thành A-la-hán). 是指煩惱斷盡心意解脫證阿羅漢之果可見經中法眼淨及諸漏已盡均指聲聞乘Thị chỉ phiền não đoạn tận, tâm ý giải thoát, chứng A-la-hán chi quả. Khả kiến kinh trung Pháp Nhãn Tịnh cập chư lậu dĩ tận, quân chỉ Thanh-văn-thừa’(Là chỉ cho đã đoạn hết phiền não, tâm ý giải thoát, chứng quả A-la-hán. Có thể thấy, Pháp Nhãn Tịnh và hết sạch các Lậu trong kinh đây đều chỉ cho Thanh-văn-thừa), Tức là đều chỉ cho Tiểu-thừa.

Tiếp theo giả sử hỏi đáp, 或問聞此大乘無上經典為何得小乘法益‘Hoặc vấn: Văn thử Đại-thừa vô thượng kinh điển vi hà đắc Tiểu thừa pháp ích’(Nếu hỏi: Nghe kinh điển Ðại-thừa vô thượng này sao lại được lợi ích pháp Tiểu-thừa?). Rất có khả năng có người, sẽ có vấn đề này, bộ kinh này là kinh Đại-thừa, không những là kinh Đại-thừa, mà là vô thượng Đại-thừa trong kinh Đại-thừa, sao lại đạt được quả vị Tiểu-thừa? Trong Tịnh Ảnh Sớ có giải đáp, 小乘眾生聞說娑婆穢惡可厭深心厭離故得小果‘Tiểu-thừa chúng sanh, văn thuyết Sa Bà uế ác khả yếm, thâm tâm yếm ly, cố đắc Tiểu quả’(Chúng sanh Tiểu-thừa nghe nói Sa Bà uế ác đáng chán ngán, tâm thật chán bỏ nên đắc Tiểu quả). Vì sao họ đắc Tiểu quả mà họ không được Đại quả? Vì tập khí của Tiểu-thừa quá nặng rồi, thời gian rất dài trong quá trình tu hành của họ, đã nuôi thành tập khí này rồi, tập khí gì? Tập khí phiền não đối với Tiểu-thừa, là sâu nặng về chán bỏ, chán ngán uế ác, nên tâm thật chán bỏ. Tập khí đó, đối với họ có ảnh hưởng không? Có, họ không phát được tâm Đại-thừa, không phát khởi được Tâm Vô Thượng Bồ Đề, họ chỉ phát được tâm Tiểu-thừa. Vì vậy, nghe nói Sa Bà uế ác đáng chán ngán, tâm thật chán bỏ, nên đắc Tiểu quả. Đại sư Cảnh Hưng cũng nói, 眾聞此方穢惡可厭故得聲聞之果‘Chúng văn thử phương uế ác khả yếm, cố đắc Thanh văn chi quả’(Chúng sanh nghe nơi này uế ác đáng chán ngán, nên đắc quả của Thanh-văn). Hai vị Đại sư này nói tương đồng. Nên nghe đại pháp vô thượng, đại pháp cứu cánh thành Phật, mà chỉ được lợi ích như vậy.

Lại xem đoạn tiếp theo, 大乘得益‘Đại-thừa đắc ích’ (Được lợi Đại-thừa). Cũng chia làm ba đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất là: 得不退轉‘Đắc bất thoái chuyển’(được không thoái chuyển). Mời xem kinh văn:

          四十億菩薩。於無上菩提住不退轉。以弘誓功德而自莊嚴

          “Tứ thập ức Bồ-tát, ư Vô Thượng Bồ Đề trụ bất thoái chuyển, dĩ hoằng thệ công đức nhi tự trang nghiêm”( Bốn mươi ức Bồ-tát trụ không thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Ðề, dùng công đức hoằng thệ mà tự trang nghiêm).

          Lợi ích của Tiểu-thừa không thể so sánh được với Đại-thừa, vì khoảng cách quá xa rồi. Chúng ta phải tin tưởng, vì đây là lời của Phật, không phải là lời của Bồ-tát, chúng ta cần ngưỡng tin, kính ngưỡng chư Phật Bồ-tát, đối với mỗi câu nói của chư Phật Bồ-tát, thì từng chữ phải tin sâu không nghi, như vậy thì đúng rồi. Vì sao chúng ta không đạt được lợi ích như vậy? Tin tức trong đây đã tiết lộ cho chúng ta, vì chúng ta không có tâm kính ngưỡng đối với Phật Bồ-tát. Cổ nhân nói: Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Quý vị không có một phần tâm thành kính, nên quý vị nghe thì nghe rõ ràng, mà không được lợi ích. Quý ngài đạt được lợi ích, vì nghe rồi thật làm, như đã nói về Tiểu-thừa, họ nghe xong, liền đem phiền não tập khí buông xuống, nên họ mới đạt được lợi ích Tứ quả của Tiểu-thừa. Đại-thừa cũng như vậy, “Tứ thập ức Bồ-tát, ư Vô Thượng Bồ Đề trụ bất thoái chuyển, dĩ hoằng thệ công đức nhi tự trang nghiêm(bốn mươi ức Bồ-tát trụ không thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Ðề), lại thêm “dĩ hoằng thệ công đức nhi tự trang nghiêm”(dùng công đức hoằng thệ mà tự trang nghiêm), hoằng thệ công đức đặc biệt không thể nghĩ bàn, là công đức 48 nguyện của A Di Đà Phật.

          Niệm Lão chú giải rất hay, rất chi tiết. Giải thích ra, là đoạn kinh văn sau hàng này, 正指聞法所得之大乘法益‘chánh chỉ văn pháp sở đắc chi Đại thừa pháp ích’(chính chỉ cho được lợi ích Ðại-thừa của nghe pháp), là không thoái chuyển đối với Vô Thượng Bồ Đề. Không thoái chuyển là ý nghĩa gì?  所修之功德善根愈增愈進不更退失轉變Sở tu chi công đức thiện căn dũ tăng dũ tiến, bất canh thoái thất chuyển biến’(là công đức, thiện căn tu hành càng thêm càng tiến, chẳng bị thay đổi, lui mất), họ sẽ không thay đổi, họ sẽ không lui mất, đây là ý nghĩa thứ nhất. Ý nghĩa thứ hai là: 又表勤行修習‘hựu biểu cần hành tu tập’(lại mẫu mực siêng năng tu tập). Họ rất siêng năng, thật chịu làm, 如念佛不退勤行不退等‘như niệm Phật bất thoái, cần hành bất thoái đẳng’(như niệm Phật không ngừng, siêng năng tu tập không lui v.v…). Nhiều vị Đại đức xưa tu hành như vậy, chính quý ngài có thành tựu, đồng thời quý ngài cũng độ hóa không ít người. Cách độ thế nào? Quý ngài làm gương mẫu, khiến người khác nhìn thấy thì trong tâm liền nghĩ đến, đó là bậc chân tu, trong tâm liền tôn kính đối với người tu hành, đó là trồng thiện căn Đại-thừa cho chúng sanh, tự hành hóa tha. Lại mẫu mực siêng năng tu tập, như niệm Phật không ngừng, siêng năng tu tập không lui. 又不退轉即梵語之阿鞞跋致‘Hựu bất thoái chuyển tức Phạn ngữ chi A-bệ-bạt-trí’(Lại Bất thoái chuyển thì tiếng Phạn là A-bệ-bạt-trí). Trên Kinh Di Đà có một câu A-bệ-bạt-trí, ý nghĩa của câu đó là không thoái chuyển.

          本經中云住不退轉‘Bổn kinh trung vân trụ bất thoái chuyển’(trong kinh này nói: trụ bất thoái chuyển), tiếp theo lại nói 得不退忍‘đắc bất thoái nhẫn’(đắc bất thoái nhẫn), đoạn dưới cùng là được bất thoái nhẫn. 淨影師疏曰大乘眾生聞彌陀威德廣度堅心願求故得不退‘Tịnh Ảnh Sư Sớ viết: Đại-thừa chúng sanh, văn Di Đà uy đức quảng độ, kiên tâm nguyện cầu, cố đắc bất thoái’(Sách Tịnh Ảnh Sớ nói: Chúng sanh Ðại-thừa nghe oai đức Di Ðà rộng độ, tâm quyết nguyện cầu, nên được bất thoái). Chúng ta phải ghi nhớ câu này, chúng ta có phải là chúng sanh Đại-thừa không? Nếu là chúng sanh Đại-thừa, thì nhất định tương ưng với trong đây nói. Nghe được danh hiệu A Di Đà Phật, nghe được Kinh Vô Lượng Thọ, nghe được Kinh A Di Đà, trong kinh này đem Thế Giới Tây Phương Cực Lạc giới thiệu rất là rõ ràng, rất minh bạch, nếu là chúng sanh Đại-thừa, thì sau khi nghe được, sẽ sanh khởi tâm khao khát, tâm nguyện sanh Tịnh-độ. Nên tâm nguyện cầu của họ mạnh mẽ, kiên cố, nhất tâm mong muốn cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, vì vậy họ không thoái chuyển.

          Đến đoạn chú giải tiếp theo, trong kinh này nói trụ bất thoái chuyển, sau lại nói được bất thoái nhẫn, đoạn tiếp là: 均據《唐譯》。至於《魏譯則只云得不退轉‘quân cứ Đường Dịch. Chí ư Ngụy Dịch tắc chỉ vân đắc bất thoái chuyển’(Đều theo bản Đường Dịch. Với bản Ngụy Dịch thì chỉ nói đắc bất thoái chuyển). Trong Tịnh Ảnh Sớ nói, 大乘眾生聞彌陀威德廣度堅心願求故得不退聞此多益誓欲濟度名誓自莊‘Đại-thừa chúng sanh, văn Di Đà uy đức quảng độ, kiên tâm nguyện cầu, cố đắc bất thoái. Văn thử đa ích, thệ dục tế độ, danh thệ tự trang’(Chúng sanh Ðại-thừa nghe oai đức Di Ðà rộng độ, tâm quyết nguyện cầu, nên đắc bất thoái. Nghe pháp này nhiều lợi ích, nên nguyện muốn cứu độ, gọi là tự trang hoằng thệ). Chữ “trang” ở đây là trang nghiêm, chính xác là trang nghiêm. Vì sao vậy? Khiến cho những người có duyên xem thấy thì cảm nhận rất sâu, nên giống như A Di Đà Phật, cũng phát 48 nguyện. Tuy nhiên, nếu 48 nguyện không học được cùng một lúc, thì có thể chia đoạn, tôi học dần dần, mỗi lần học một nguyện, học hai nguyện, học ba nguyện, sau khi thật sự phát khởi lại học ba nguyện, một mạch viên mãn đến 48 nguyện, thì đối với người tu Tịnh-độ có đại lợi ích. Trong Sớ của Đại sư Tịnh Ảnh có nói, chúng sanh Ðại-thừa nghe oai đức Di Ðà rộng độ, tâm quyết nguyện cầu, nên đắc bất thoái chuyển. Nghe pháp này có nhiều lợi ích, nên thệ muốn cứu độ, gọi tự trang hoằng thệ. “Trang” ở đây là trang nghiêm, là tự trang nghiêm mình như Phật Bồ-tát vậy.

          蓋謂聞名求生志願堅決故得不退‘Cái vị văn danh cầu sanh chí nguyện kiên quyết, cố đắc bất thoái’ (bởi vì nghe danh cầu vãng sanh với chí nguyện kiên quyết, nên được không thoái chuyển). Hai câu này vô cùng quan trọng, vãng sanh được hay không thực sự là ở tại câu này, ‘nghe danh cầu sanh, chí nguyện kiên quyết’, là tám chữ đó. Nếu chúng ta nắm chắc tám chữ này rồi, ai nắm chắc được thì người đó quyết định vãng sanh. Vãng sanh được hay không quyết định ở chí nguyện kiên quyết, công phu niệm Phật kém một chút cũng không sao, quyết định quý vị được vãng sanh. Điểm này chúng ta cần phải ghi nhớ, vì sao vậy? Vì quý vị thật nhớ được, thì quý vị mới thật tin tưởng, quý vị sẽ sanh đại hoan hỷ. Hoan hỷ điều gì? Là đời này tôi được độ, đời này tôi được vãng sanh, vậy còn không tuyệt vời ư? Đây là chí kiên nguyện định nên được bất thoái. 誓欲利他故名弘誓功德以自莊嚴 ‘Thệ dục lợi tha, cố danh hoằng thệ công đức dĩ tự trang nghiêm’(Thề nguyện muốn làm lợi tha, nên gọi là dùng công đức hoằng thệ để tự trang nghiêm). Thệ nguyện lợi tha là Tứ hoằng Thệ nguyện, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phát đại tâm như vậy, không những chính tôi có thành tựu, mà tôi còn thành tựu cho người khác, chính tôi vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, cũng hy vọng mang nhiều người đi qua. Mang được càng nhiều, thì A Di Đà Phật nhìn thấy càng hoan hỷ. Đây là thật không phải giả, 今經‘kim kinh’(kinh này), là bản hội tập của Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư, 據《唐譯》為住不退轉涵義稍深但不妨仍引淨影疏以指其中之初步者‘cứ Đường Dịch vi trụ bất thoái chuyển, hàm nghĩa sảo thâm. Đãn bất phương nhưng dẫn Tịnh Ảnh Sớ dĩ chỉ kỳ trung chi sơ bộ giả’(theo bản Ðường dịch là trụ bất thoái chuyển, hàm nghĩa khá sâu, nhưng sơ bộ không trái với trích dẫn của Tịnh Ảnh Sớ đã chỉ trong đây).

          Xem đoạn tiếp theo, là đoạn thứ hai, 得不退忍‘đắc bất thoái nhẫn’(được bất thoái nhẫn). Đây là đã có công phu rồi, ý nghĩa không giống so với trước.

          二十五億眾生。得不退忍。

“Nhị thập ngũ ức chúng sanh, đắc bất thoái nhẫn”(Hai mươi lăm ức chúng sanh được bất thoái nhẫn.)

忍者,《大乘義章九》曰慧心安法名之為忍‘Nhẫn giả, Đại Thừa Nghĩa Chương Cửu viết: Huệ tâm an pháp, danh chi vi nhẫn’(về Nhẫn, theo sách Ðại Thừa Nghĩa Chương, quyển chín, viết: Huệ tâm an pháp thì gọi là Nhẫn), nhẫn là công phu, nhẫn là thừa nhận, nhẫn là ngưỡng tin, hoàn toàn không có nghi ngờ, tiếp nhận giáo huấn của Phật Bồ-tát, gọi là nhẫn. Tám chữ trong đây hay, huệ tâm an pháp, vì sao có thể nhẫn được? Bởi vì quý vị có trí huệ, quý vị có trí huệ, thì quý vị nghe đến Phật pháp, nghe đến Phật hiệu Di Đà, quý vị đạt được là đem Phật hiệu Di Đà để trên tâm, vậy gọi là nhẫn. Ở đây cử một ví dụ. Đoạn tiếp, 又十一曰:於法實相安住名忍‘hựu thập nhất viết, ư pháp thật tướng an trụ danh Nhẫn’(quyển mười một lại ghi: An trụ trong pháp Thật Tướng gọi là Nhẫn). Thật tướng là chân thật tướng, không phải là giả tướng, mà là chân tướng. Đây là Phật đã nói ra cho chúng ta chân thật tướng của tất cả pháp. Nhưng chúng ta thì thế nào? Chúng ta không tin tưởng. Mọi người đã đọc Kinh Kim Cang, trên Kinh Kim Cang nói với chúng ta: Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh(những gì có tướng, đều là hư vọng, tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng), lời của Phật vậy, chúng ta có tin tưởng được không? Không tin được. Vì sao vậy? Bởi vẫn ở trong giả tướng mà tranh danh đoạt lợi. Một chút cũng không buông xuống. Đây là thật tướng đã nói trên kinh, tướng chân thật mà chúng ta không tiếp nhận, chúng ta không đem để ở trên tâm. An trụ là để ở trên tâm, quý vị có thể đem được tất cả pháp Phật nói để ở trên tâm, đó gọi là nhẫn. Để tâm như vậy thì có gì tốt? Là giúp quý vị khai ngộ, tương lai quý vị công phu tu hành đến Đại triệt Đại ngộ, thì rõ ràng rồi.

An trụ này khó được, tôi nói rõ một chút, để ở trên tâm, là đem thật tướng pháp để trên tâm. Thật tướng là giả, không phải thật. Thích Ca Mâu Ni Phật từ bi đến tột cùng, lời của Ngài nói giúp người chúng ta hiện nay có thể lãnh hội được, dù rằng không thể tiếp nhận, nhưng nhờ nương theo lâu ngày thì có thể đem làm thật. Phật hỏi Di Lặc Bồ-tát, hỏi đáp của quý Ngài là giáo hóa chúng ta, chứ không phải là Ngài thật không biết. Phật hỏi Di Lặc Bồ-tát: Tâm hữu sở niệm, kỉ niệm ki tương thức da? (trong một niệm tâm, có bao nhiêu niệm nhỏ liên tục gần giống nhau?), trong tâm chúng ta khởi lên một ý niệm, trong ý niệm đó là bao nhiêu niệm nhỏ liên tục gần giống nhau? Cũng là lời hỏi, vấn đề này có mấy ai nghĩ tới? Không có ai. Nhưng Phật Bồ-tát biết. Hiện nay, dần dần các nhà khoa học cũng rõ ràng rồi, là giống với lời nói của Phật trên kinh. Không gian của vũ trụ có hiện tượng vật chất hay không? Họ nói không có. Hiện tượng vật chất từ đâu mà đến? Là từ ý thức sanh ra, ý thức tức là ý niệm, từ ý niệm mà sanh ra. Điều này giống với kinh Phật nói. Tất cả hiện tượng không rời khỏi ý niệm. Hiện tượng là do ý niệm sanh ra, nếu ý niệm không còn nữa, thì tướng liền diệt. Chúng ta nhìn thấy tướng này là rất nhiều tướng liên tiếp của ý niệm liên tục. Nên quý vị đang thấy thứ gì, giống như nó ở đó, nhưng thật sự nó là không, nó không đứng đó, nó vốn không tồn tại, mà do chúng ta hoa mắt rồi. Di Lặc Bồ-tát trả lời, trong một khảy ngón tay có 320 tỷ niệm. Mỗi niệm đó có thật không? Niệm niệm đều là giả. Đây là nói thật tướng. Phàm phu đem tướng giả làm tướng thật, chấp trước, kiên cố không xả, thì phiền toái rồi. Ba đường thiện là của ý niệm thiện biến hiện ra, ba đường ác là của ý niệm ác biến hiện ra, khiến quý vị cảm nhận được là thật. Đã làm sáng tỏ rồi, thì nơi nào có thật tướng? Thế Giới Cực Lạc có thật tướng. Người Thế Giới Cực Lạc là vô lượng thọ, vạn vật của Thế Giới Cực Lạc cũng là vô lượng thọ, đó là pháp không sanh diệt, không thể nghĩ bàn.

Cho nên, an trụ nơi pháp thật tướng là nhẫn. Tiếp theo đưa ra ví dụ, 例如無生法忍據《智度論釋為安住於無生之法理而不動心者可見忍者即安忍安住在那裡如如不動謂於理決定而無移動之念也準此可知不退忍者即安住於不退之理而無移動之念是則念念皆無退轉應相當於三種不退之念不退也蓋不退有三一位不退所修得之位次不退也二行不退於所修之行法不退失也三念不退於正念不退轉‘Lệ như Vô sanh Pháp nhẫn, cứ Trí Độ Luận thích vi an trụ ư vô sanh chi pháp lý, nhi bất động tâm giả. Khả kiến nhẫn giả, tức an nhẫn, an trụ tại na lý như như bất động, vị ư lý quyết định, nhi vô di động chi niệm dã. Chuẩn thử khả tri, bất thoái nhẫn giả, tức an trụ ư bất thoái chi lý nhi vô di động chi niệm. Thị tắc niệm niệm giai vô thoái chuyển, ưng tương đương ư tam chủng bất thoái chi niệm bất thoái dã. Cái bất thoái hữu tam, nhất vị bất thoái, sở tu đắc chi vị thứ bất thoái dã. Nhị hạnh bất thoái, ư sở tu chi hạnh pháp bất thoái thất dã. Tam niệm bất thoái, ư chánh niệm bất thoái chuyển.’ (thí như theo Luận Trí Ðộ, Vô Sanh Pháp Nhẫn giải thích là an trụ nơi lý pháp Vô Sanh, mà không động tâm vậy. Có thể thấy Nhẫn chính là an nhẫn, là an trụ nơi lý như như bất động, gọi là nơi lý quyết định, mà niệm không di động vậy. Theo đó có thể biết, bất thoái nhẫn tức là an trụ vào lý bất thoái mà niệm không di động. Ðó là niệm niệm đều không thoái chuyển. Nên tương đương với ba loại bất thoái trong niệm bất thoái vậy. Đại khái có ba loại bất thoái: một là Vị Bất Thoái, tức địa vị đã tu được chẳng bị lui sụt; Hai là Hạnh Bất Thoái, tức hạnh pháp đã tu không bị lui mất; Ba là Niệm Bất Thoái, tức chánh niệm không lui chuyển). Đây gọi là ba loại bất thoái. Chúng ta suy xét, chúng ta có được ba loại này không? Không có loại nào hết. Việc này phiền toái, ở đó tạo nghiệp, là tạo nghiệp gì? Không biết, bất tri bất giác, niệm niệm đều tạo nghiệp. Quý vị xem xét, thời gian một khảy ngón tay qua là đã tạo nghiệp rồi, phàm phu chúng ta hầu như không có cách nào để suy xét được, vì một khảy tay đó là 32 ức trăm ngàn niệm, trong một giây có thể khảy tay được bảy lần, khảy được nhanh là bảy lần, thì một giây đó tạo bao nhiêu nghiệp? Là 2240 tỷ niệm trong một giây. Mỗi ngày chúng ta đang tạo nghiệp, niệm niệm đều tạo nghiệp. Đây là Phật và Di Lặc Bồ-tát nói chuyện, đem chân tướng sự thật này nói ra rồi. Nếu Phật không nói ra thì chúng ta làm sao mà biết được? Là giả hay thật? Là thật. Làm sao biết đó là thật, hiện nay những nhà cơ học lượng tử đã chứng minh cho chúng ta, nên đó không phải là giả. Sau khi rõ ràng rồi, thì thật sự đắc Vô Sanh Nhẫn rồi, tất cả pháp không sanh, căn bản là không có sanh, tất cả pháp cũng không diệt. Đợi đến khi nào, tâm an trụ trên cảnh giới không sanh không diệt như vậy, lúc đó quý vị nói là sự thật, thì quý vị là Bồ-tát Vô Sanh Nhẫn rồi.

Tiếp theo nói với chúng ta Bất Thoái có ba loại, thứ nhất là Vị Bất Thoái, là vị thứ đạt được của sở tu không thoái chuyển, gọi là Vị Bất Thoái; Thứ hai là Hạnh Bất Thoái, là Pháp hành của sở tu không lui mất; Thứ ba gọi là Niệm Bất Thoái, là không lui chuyển nơi chánh niệm vậy. 觀經妙宗鈔若破見思名位不退則永不失超凡假指永超出於凡夫之假有) ‘Quán Kinh Diệu Tông Sao viết: Nhược phá kiến tư danh Vị Bất Thoái tắc vĩnh bất thất siêu phàm giả{chỉ vĩnh siêu xuất ư phàm phu chi giả hữu}. ’(Quán Kinh Diệu Tông Sao nói: Nếu phá Kiến-tư-hoặc gọi là Vị Bất Thoái, thì vĩnh viễn không mất vượt giả phàm {tức chỉ cho vĩnh viễn thoát khỏi cái giả hữu của phàm phu }), Lục đạo luân hồi, nếu phá được Kiến Tư Phiền Não, thì là ai? Là A-la-hán. 伏斷塵沙名行不退則永不失菩薩之行Phục đoạn Trần-Sa danh Hạnh Bất Thoái, tắc vĩnh bất thất Bồ-tát chi hạnh’(Lại đoạn Trần-sa-hoặc gọi là Hạnh Bất Thoái, thì vĩnh viễn không mất hạnh của Bồ-tát), Trần-sa-hoặc là của Bồ-tát đoạn, Bồ-tát đoạn Trần-sa-hoặc, là Hạnh Bất Thoái. Thứ ba là Niệm Bất Thoái, là không thoái chuyển nơi chánh niệm, Quán Kinh Diệu Tông Sao nói: Nếu phá được Kiến Tư Hoặc gọi là Vị Bất Thoái, thì vĩnh viễn không mất vượt thoát giả hữu của phàm phu. Lại đoạn Trần Sa Hoặc gọi là Hạnh Bất Thoái, thì vĩnh viễn không mất Bồ-tát Hạnh. 若破無明名念不退則不失中道正念今不退忍者指安住於實相之理念念不移則應是念不退矣住不退轉以弘誓功德而自莊嚴則相當於行不退聞經菩薩根機不一聞法之益自有差殊‘Nhược phá vô minh danh Niệm Bất Thoái, tắc bất thất trung đạo chánh niệm. Kim Bất Thoái Nhẫn giả, chỉ an trụ ư Thật Tướng chi lý, niệm niệm bất di, tắc ưng thị niệm bất thoái hỹ. Trụ Bất Thoái Chuyển, dĩ hoằng thệ công đức nhi tự trang nghiêm, tắc tương đương ư Hạnh Bất Thoái. Văn kinh Bồ-tát căn cơ bất nhất, văn pháp chi ích, tự hữu sai thù.’(Nếu phá được Vô-minh-hoặc thì gọi là Niệm Bất Thoái, là không mất chánh niệm Trung Ðạo. Bất Thoái Nhẫn ở đây là chỉ an trụ trong lý Thật Tướng, niệm niệm không biến đổi, thì tương ưng với niệm Bất Thoái vậy. Trụ Bất Thoái Chuyển, dùng công đức hoằng thệ mà tự trang nghiêm, thì tương đương với Hạnh Bất Thoái. Vì căn cơ của Bồ-tát nghe kinh không giống nhau, nên lợi ích của nghe pháp cũng có sai khác). Trình độ người nghe kinh không giống nhau, nên có sai biệt, từ Bồ-tát trở đi, còn có Tam Hiền Bồ-tát, Địa Thượng Bồ-tát, đều không giống nhau, còn có tiểu Bồ-tát của Thập Tín Vị, của Sơ Phát tâm. Do có nhiều sai khác như vậy, nên Bất Thoái Chuyển trong đây nói cũng sai khác nhiều như vậy.

Tiếp theo đoạn thứ ba, đoạn nhỏ thứ ba này, 得受記益‘Đắc thọ ký ích’(Lợi ích được thọ ký). Lợi ích này quá thù thắng rồi, một tầng càng thù thắng hơn một tầng.

四萬億那由他百千眾生。

“Tứ vạn ức na do tha bá thiên chúng sanh”(Bốn vạn ức na do tha trăm ngàn chúng sanh).

Đây thì chúng ta có phần, có chúng ta trong đây không? Có! Chúng ta ở trong đội ngũ này.

於無上菩提未曾發意。今始初發。種諸善根願生極樂。見阿彌陀佛。皆當往生彼如來土。各於異方次第成佛。同名妙音如來。

“Ư Vô Thượng Bồ-đề vị tằng phát ý, kim thủy sơ phát, chủng chư thiện căn nguyện sanh Cực Lạc, kiến A Di Đà Phật, giai đương vãng sanh bỉ Như Lai độ, các ư dị phương thứ đệ thành Phật đồng danh Diệu Âm Như Lai”(Chưa từng phát nguyện nơi Vô Thượng Bồ-đề, nay mới bắt đầu phát tâm, trồng các căn lành, nguyện sanh Cực Lạc thấy A Di Ðà Phật, đều sẽ vãng sanh cõi Như Lai ấy, sẽ ở các phương khác lần lượt thành Phật cùng hiệu là Diệu Âm Như Lai).

‘Tứ vạn ức na-do-tha bá thiên chúng sanh’(Bốn vạn ức na-do-tha trăm ngàn chúng sanh), đây là số lượng rất lớn, chúng ta không nói ra được. Trong đời đời kiếp kiếp không gặp được Phật pháp, nên ‘Ư vô thượng Bồ-đề’(nơi vô thượng Bồ-đề), trước nay không có phát ý niệm này. Hôm nay, nghe được bộ kinh này đã phát nguyện, là 初發‘sơ phát’(sơ phát tâm), phát tâm thế nào? Là cầu nguyện vãng sanh, ‘chủng chư thiện căn nguyện sanh Cực Lạc, kiến A Di Đà Phật’(trồng các căn lành nguyện sanh Cực Lạc thấy A Di Ðà Phật), khó được, vô cùng khó được! Câu tiếp theo hay, ‘giai đương vãng sanh bỉ Như Lai độ, các ư dị phương thứ đệ thành Phật đồng danh Diệu Âm Như Lai’(đều sẽ vãng sanh cõi Như Lai ấy, sẽ ở các phương khác lần lượt thành Phật cùng hiệu là Diệu Âm Như Lai). Diệu Âm đây chính là A Di Đà Phật. Ở nơi đây chúng ta được lợi ích thật sự thù thắng.

Nay sơ phát tâm, 發菩提心Phát Bồ-đề tâm’(Phát tâm Bồ-đề), thế nào là tâm Bồ-đề? Phát nguyện vãng sanh Thế Giới Cực Lạc đó là tâm Vô Thượng Bồ-đề. 發心畢竟二無別如是二心先心難故一切經中於發菩提心之人數均大書之也‘Phát tâm tất cánh nhị vô biệt, như thị nhị tâm tiên tâm nan. Cố nhất thiết kinh trung ư phát Bồ-đề tâm chi nhân số, quân đại thư chi dã’(phát hai tâm rốt cuộc không khác, hai tâm như vậy thì tâm trước là khó. Vì thế trong tất cả kinh đều chép kỹ số người phát tâm Bồ-đề), đây là trong lúc Phật giảng kinh, số người phát tâm Bồ-đề đều nói rất rõ ràng. Số người phát tâm Bồ-đề ở đây là bao nhiêu? Là bốn vạn ức na-do-tha. Số người trên địa cầu chúng ta là bao nhiêu? Bảy tỷ người, hiện nay hơn bảy tỷ người. Còn trong kinh nói là bốn vạn ức, phía sau còn thêm na-do-tha, sau na-do-tha là trăm ngàn chúng sanh. Một trăm ngàn, mười ngàn là một vạn, trăm ngàn là mười vạn, đơn vị là mười vạn. Đây là bao nhiêu thế giới lớn? Tương ứng là chỉ cho khu giáo hóa của một vị Phật, tức là Tam thiên đại thiên thế giới. Địa cầu của chúng ta chỉ là một hành tinh trong Tam thiên đại thiên thế giới. Tam thiên đại thiên thế giới có phải là Dải Ngân Hà mà hiện nay chúng ta nói hay không? Hay là lớn hơn Dải Ngân Hà của Thiên Hà? Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết. Chúng sanh được thân người, nghe Phật pháp, thì quá khó quá khó rồi! Được thân người không dễ dàng, nghe được Phật pháp là khó trong khó, nghe Phật pháp lại có thể phát tâm, như chúng ta đây, nương theo nghĩa của kinh này, liền phát tâm cầu sanh Tịnh-độ, phát tâm vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, phát tâm thân cận A Di Đà Phật. Sau khi sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thì tương lai mỗi người đến thế giới khác nhau, giống như địa cầu này, ở Thiên Hà khác nhau, để thị hiện làm Phật, ‘đồng danh Diệu Âm Như Lai’(cùng tên là Diệu Âm Như Lai). Trên giấy Chứng nhận Quy y của chúng ta đều dùng là Diệu Âm, tức Pháp hiệu đều là Diệu Âm. Vì sao dùng Diệu Âm? Bởi dựa vào lời trong kinh này, dù cho có mấy chục người quy y, tên khác nhau, cũng không khó nhớ, bởi chỉ dùng Diệu Âm thôi! Cùng tên là Diệu Âm Như Lai, hiện nay là Cư sĩ Diệu Âm, tương lai đến Thế Giới Cực Lạc làm Phật, đều là Diệu Âm Như Lai, là nhân quả tương ưng, nên chúng ta quyết định dùng hai chữ này, đây là nguồn gốc Pháp danh Diệu Âm trên giấy Chứng nhận Quy y.

Chính như phần sau, Niệm Lão có một câu nói: 如是菩薩既發大心復行眾善願生極樂故均得往生見佛復於諸方先後成佛同名妙音如來‘Như thị Bồ-tát ký phát đại tâm, phục hành chúng thiện, nguyện sanh Cực Lạc, cố quân đắc vãng sanh kiến Phật; Phục ư chư phương tiên hậu thành Phật, đồng danh hiệu Diệu Âm Như Lai’(Bồ-tát đã phát đại tâm như thế, lại hành các điều thiện, nguyện sanh Cực Lạc, nên đều được vãng sanh gặp Phật; Lại sẽ ở các phương trước sau thành Phật, cùng một danh hiệu là Diệu Âm Như Lai).   

 Thời gian hôm nay hết rồi, chúng ta học tập đến đây thôi.

 

( Hết tập 506)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử
cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0